TỔNG QUAN VÀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Cơ sở pháp lý của quản lý nhà nước về đất đai
Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, điều 2 quy định rõ:” Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa” Mọi mối quan hệ đều bị chi phối bởi mối quan hệ pháp luật, vì cậy các quan hệ đất đai cũng bị chi phối bởi các quy phạm pháp luật đất đai.
Hiến pháp năm 1992, chương II, điều 17 và 18 quy định:” Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý theo quy hoạch và pháp luật đảm bảo sử dụng đúng mục đích và hiệu quả”. Để tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đất đai trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã ban hành hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai Đặc biệt là sự ra đời của Luật đất đai 1987, 1993, sửa đổi bổ sung 1998 và 2001, 2003 Đây được coi là văn bản pháp lý cao nhất về đất đai, là sự thể chế hóa các chính sách của Đảng và Nhà nước, tạo hành lang pháp lý cho việc quản lý và sử dụng đất, góp phần củng cố chế độ sở hữu toàn dân về đất đai đồng thời nâng cao tinh thần và trách nhiệm của người sử dụng đất.
Pháp luật đất đai là một hệ thống các quy định của pháp luật về đất đai, được lập bởi Quốc hội và các cơ quan có thẩm quyền dưới các hình thức như: Luật, chỉ thị, thông tư, nghị quyết, nghị định,… nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội trong quá trình sở hữu, quản lý, sử dụng và định đoạt số phận pháp lý của đất đai Cụ thể là:
Nghị định số 125/CP/1971 của Hội đồng Chính phủ ngày 28/06/1971 về việc tăng cường công tác quản lý ruộng đất.
Chỉ thị số 278/TTg của Thủ tướng Chính Phủ ngày 16/08/1975 về việc phân phối đất đai giữa nông nghiệp và lâm nghiệp, giải quyết những tranh chấp đất đai ở miền núi và trung su miền Bắc nước ta.
Quyết định 201/CP ngày 01/07/1980 của Chính Phủ quy định về việc thống nhất quản lý đất đai và tăng cường công tác quản lý đất đai trong cả nước.
Chỉ thị 299/TTg của Thủ tướng Chính Phủ ngày 10/11/1980 ban hành về công tác đo đạc, lập bản đồ, phân hạng đất và đăng ký thống kê ruộng đất nhằm nắm chắc số lượng và chất lượng ruộng đất, xác định phạm vi quyền hạn, nghĩa vụ của người sử dụng đất, phân hạng đất canh tác thuộc từng đơn vị sử dụng đất, thực hiện thống nhất trong cả nước.
Luật đất đai năm 1987 quy định: “ Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý”.
Trên cơ sỏ hiến pháp năm 1992 có những nội dung đổi mới, Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khóa IX ngày 14/04/1993 đã thông qua Luật đất đai năm 1993, luật có hiệu lực từ ngày 15/01/1993 và thay thế Luật đất đai năm 1987.
Nghị định 64/CP ngày 27/09/1993 của Chính Phủ quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng lâu dài và mục đích sản xuất nông nghiệp.
Nghị định 02/CP ngày 15/01/1994 của Chính Phủ quy định về việc giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình cá nhân.
Nghị định 60/CP ngày 05/07/1994 của Chính Phủ về quyền Sở hữu nhà ở. Nghị định 88/CP ngày 17/08/1994 của Chính Phủ về quản lý và sử dụng đất đô thị.
Chỉ thị 245/TTg của Thủ tướng Chính Phủ ngày 24/04/1996 về tổ chức thực hiện một số việc cấp bách trong quản lý, sử dụng đất của các tổ chức trong nước được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.
Nghị định 04/CP ngày 10/01/1997 của Chính Phủ quy định về sử phạt hành chính trong quản lý và sử dụng đất.
Nghị định 68/CP ngày 01/01/2001 của Chính Phủ về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Quyết định 273/QĐTTg của Thủ tướng Chính Phủ ngày 12/04/2002 về kế hoạch kiểm tra việc xây dựng cơ bản và quản lý, sử dụng đất.
Kỳ họp thứ 4 ngày 26/11/2003 Quốc Hội khóa XI đã thông qua Luật đất đai năm 2003 Luật đất đai 2003 ra đời đáp ứng những yêu cầu đổi mới của đất nước.
Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính Phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính Phủ quy định bổ sung về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử đụng đát, trình tự, thủ tục, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại tố cáo về đất đai.
Thông tư số 14/2008/TTLT/BTNMT-BTC ngày 31/01/2008, thôgn tư liên tịch của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính Phủ quy định bổ sung về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi, thực hiện quyền của người sử dụng đất, trình tự, thủ tục, bồi thường hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai.
Nghị định 69/2009/CP-NĐ ngày 13/09/2009 của Chính Phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Thông tư 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản gắn liền với đất.
Thông tư 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ( Thông tư có hiệu lực từ ngày 17/12/2010)
Nghị định số 105/2009/NĐ-CP ngày 11/11/2009 của Chính Phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Thông tư 16/2010/TT-BTNMT ngày 26/8/2010 của Bộ Tài nguyên vàMôi trường quy định trình tự, thủ tục cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh đất đai.
Hệ thống thanh tra nhà nước và thanh tra đất đai
2.2.1 Hệ thống thanh tra Nhà nước
2.2.1.1 Cơ cấu tổ chức của thanh tra Nhà nước
Các cơ quan thanh tra Nhà nước được quy định tại Điều 10, Điều 13, Điều
23 Luật Thanh tra năm 2004 như sau:
1 Cơ quan thanh tra được lập theo cấp hành chính
- Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là thanh tra tỉnh)
- Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là thanh tra huyện)
2 Cơ quan thanh tra được thành lập ở cơ quan quản lý theo ngành, lĩnh vực Gồm có:
- Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ (gọi chung là thanh tra bộ)
Cơ quan thanh tra Nhà nước chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác tổ chức và nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ; chịu sự chỉ đạo và hướng dẫn về công tác, nghiệp vụ của cơ quan thanh tra cấp trên.
2.2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Chính phủ
Thanh tra Chính phủ là cơ quan của Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý Nhà nước về công tác thanh tra và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra trong phạm vi quản lý Nhà nước của Chính phủ.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Chính phủ được quy định tại Điều 15 Luật Thanh tra năm 2004 như sau:
1 Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2 Thanh tra vụ việc có liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, của nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3 Thanh tra vụ việc khác do Thủ tướng Chính phủ giao.
4 Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
5 Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về chống tham nhũng.
6 Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về thanh tra, về khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng trình cấp có thẩm quyền hoặc ban hành theo thẩm quyền; hướng dẫn, tuyên truyền, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về thanh tra, về khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng.
7 Chỉ đạo, hướng dẫn công tác, tổ chức và nghiệp vụ thanh tra; bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra đối với đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thanh tra.
8 Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Chính phủ; tổng kết kinh nghiệm về công tác thanh tra.
9 Thực hiện hợp tác quốc tế về công tác thanh tra, công tác giải quyết
10 Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
2.2.2 Hệ thống Thanh tra đất đai
2.2.2.1 Hệ thống tổ chức của thanh tra đất đai
Các cơ quan thanh tra về đất đai của nước ta gồm có:
- Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường: là tổ chức thanh tra thuộc hệ thống thanh tra Nhà nước và được tổ chức theo quy định của Chính phủ.
- Thanh tra Tổng Cục, Thanh tra Cục Đất đai: là cơ quan thuộc Tổng cục đất đai, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra chuyên ngành về tài nguyên đất trong phạm vi quản lý của Tổng cục Thanh tra Tổng cục, Thanh tra Cục có Chánh Thanh tra, các Phó chánh thanh tra và các thanh tra viên.
- Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường: là tổ chức thuộc hệ thống thanh tra Nhà nước, là cơ quan của Sở Tài nguyên và Môi trường được tổ chức theo quy định của thanh tra Sở.Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường bao gồm: chánh thanh tra, phó chánh thanh tra và thanh tra viên.
- Thanh tra Tài nguyên và Môi trường cấp huyện: Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm giúp UBND huyện trong công tác thanh tra đất đai.
- Thanh tra cấp xã: Thanh tra đất đai cấp xã là một trong những chức năng, nhiệm vụ của UBND xã do cán bộ địa chính xã trực tiếp giúp UBND xã thực hiện.
2.2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của thanh tra đất đai
- Chức năng: Các tổ chức thành viên và cán bộ thanh tra của các cơ quan quản lý đất đai phối hợp với cơ quan chức năng cùng cấp để giúp chính quyền mình thực hiện nhiệm vụ thanh tra, xét giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai theo phân cấp, phối hợp với thanh tra Nhà nước và các cơ quan bảo vệ pháp luật khác trong phòng ngừa đấu tranh chống vi phạm pháp luật đất đai.
- Nhiệm vụ: Khoản 3 Điều 132 Luật Đất đai năm 2003 quy định nhiệm vụ thanh tra đất đai như sau:
+ Thanh tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan nhà nước, người sử dụng đất trong việc quản lý và sử dụng đất đai;
+ Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai.
2.2.2.3 Đối tượng, nội dung, quy trình của thanh tra đất đai
* Đối tượng thanh tra việc quản lý, sử dụng đất Đối tượng thanh tra việc quản lý và sử dụng đất là các chủ thể tham gia quan hệ đất đai Trong quá trình thanh tra việc quản lý và sử dụng đất là các chủ thể tham gia quan hệ đất đai Trong quá trình thanh tra việc quản lý và sử dụng đất đai đòi hỏi Nhà nước phải tác động tới cả hai nhóm chủ thể tham gia vào quan hệ đất đai đó là:
- Cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai: bao gồm UBND các cấp và các cơ quan chức năng về đất đai.
- Chủ thể sử dụng đất: gồm tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao quyền sử dụng đất.
* Nội dung thanh tra đất đai
Theo quy định tại khoản 2 Điều 132 Luật Đất đai năm 2003 việc thanh tra đất đai gồm 2 nội dung sau:
- Thanh tra việc quản lý nhà nước về đất đai của Uỷ ban nhân dân các cấp; -Thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai của người sử dụng đất và của tổ chức, cá nhân khác.
* Quy trình thanh tra đất đai
Khi tiến hành thanh tra đất đai thường trải qua hai giai đoạn sau:
Giai đoạn 1 : Xây dựng nội dung kế hoạch thanh tra
Nội dung kế hoạch thanh tra gồm 3 phần:
- Phần 1: Nhận định, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất ở các cấp,các ngành.
Khái quát về khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai
Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân được công nhận tai Hiến pháp 1992 của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam Điều 74
Hiến pháp ghi nhận: “Công dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào…”. Để việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đúng pháp luật góp phần phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích của công dân, cơ quan, tổ chức, Luật Khiếu nại, tố cáo đã được Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 02/12/1998 và có hiệu lực từ ngày 01/01/1999; Luật này được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 15/06/2004, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/10/2004. Điều 138 Luật Đất đai năm 2003 quy định: “Người sử dụng đất có quyền khiếu nại quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai” Và Điều 139 quy định: “Cá nhân có quyền tố cáo vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai… Việc giải quyết tố cáo vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo”.
2.3.1 Khái niệm về khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai
Khiếu nại: là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ , công chức do
Luật khiếu nại, tố cáo quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ pháp lý cho rằng quyết định hoặc hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Tố cáo: là việc công dân theo thủ tục của luật khiếu nại, tố cáo báo cho cơ quan tổ chức có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích của công dân, cơ quan và tổ chức.
Tranh chấp đất đai: là tranh chấp giữa các chủ thể tham gia vào quan hệ
2.3.2 Thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai
2.3.2.1 Thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai
+ Chủ tịch UBND cấp xã, thủ trưởng cơ quan thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.
+ Chủ tịch UBND cấp huyện có thẩm quyền:
- Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình;
- Giải quyết khiếu nại mà chủ tịch UBND cấp xã, thủ trưởng cơ quan thuộc UBND cấp huyện đã giải quyết nhưng vẫn còn khiếu nại.
+ Thủ trưởng cơ quan thuộc Sở và cấp tương đương có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp.
+ Giám đốc Sở và cấp tương đương thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền:
- Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính chủa mình, của cán bộ công chức do mình quản lý trực tiếp.
- Giải quyết khiếu nại đối với những trường hợp Thủ trưởng cơ quan thuộc Sở và cấp tương đương đã giải quyết nhưng còn khiếu nại.
+ Chủ tịch UBND cấp tỉnh có thẩm quyền:
- Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình.
- Giải quyết khiếu nại mà chủ tịch UBND cấp huyện đã giải quyết nhưng còn khiếu nại.
- Giải quyết khiếu nại mà giám đốc Sở hoặc cấp tương đương thuộcUBND cấp tỉnh đã giải quyết nhưng còn khiếu nại mà nội dung thuộc phạm vi quản lý của UBND cấp tỉnh.
- Xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng có vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức theo yêu cầu của Tổng thanh tra.
+ Thủ trưởng cơ quan thuộc Bộ, thuộc cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp.
2.3.2.2 Thẩm quyền giải quyết tố cáo về đất đai
Việc giải quyết tố cáo vi phạm pháp về quản lý và sử dụng đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo:
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật mà người bị tố cáo thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức nào thì cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm giải quyết.
- Tố cáo hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ của người thuộc cơ quan tổ chức nào thì người đứng đầu cơ quan tổ chức đó có trách nhiệm giải quyết.
- Tố cáo hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức nào thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm giải quyết.
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật mà nội dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết.
2.3.2.3 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hoà giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hoà giải ở cơ sở UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác để hoà giải tranh chấp đất đai.
+ Tranh chấp đất đai đã được hoà giải tại UBND xã, phường, thị trấn mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí thì được xử lý như sau:
- Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các giấy tờ quy định tai khoản 1, khoản 2, và khoản 5 Điều 50 Luật Đất đai 2003 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Toà án nhân dân giải quyết.
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và căn cứ pháp lý của công tác thanh tra
- Hệ thống thanh tra Nhà nước và thanh tra đất đai
+ Hệ thống thanh tra Nhà nước
Cơ cấu tổ chức của thanh tra Nhà nước Chức năng, nhiệm vụ của thanh tra Chính phủ + Hệ thống Thanh tra Tài nguyên và Môi trường
Cơ cấu tổ chức Chức năng, nhiệm vụ Thanh tra Tài nguyên và Môi trường
- Khái quát về khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai
+ Khái niệm khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai
+ Thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai
+ Các hình thức tranh chấp và khiếu nại về đất đai thường gặp
- Công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đai của tỉnh Phú Thọ từ khi có Luật Đất đai 2003 đến nay.
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Việt Trì Điều tra đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội có tác động đến đất đai của thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ.
+ Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường + Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
- Kết quả công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đai của thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ từ khi có Luật Đất đai 2003 đến nay.
+ Thanh tra, kiểm tra việc quản lý đất đai
+ Thanh tra việc sử dụng đất của các chủ sử dụng đất
+ Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai
- Đánh giá kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai Đề xuất những giải pháp.
- Kết luận và kiến nghị.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp này được ứng dụng để điều tra thu thập các số liệu, sự kiện, thông tin cần thiết phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê và tổng hợp số liệu:
Phương pháp này nhằm nhóm toàn bộ các đối tượng điều tra có cùng một chỉ tiêu, phân tích tương quan giữa các yếu tố.
Dùng để phân tích các số liệu dưới hình thức minh hoạ.
Lấy các quy định của công tác quản lý đất đai làm cơ sở để đánh giá thực hiện công tác thanh tra.
- Phương pháp nghiên cứu mẫu:
Chọn những mẫu đại diện cho từng sự kiện, hiện tượng để nghiên cứu.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội thành phố Việt Trì
Thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ nằm ở Vĩ độ Bắc từ 21 0 16’21” đến
21 0 24’28”, Kinh độ từ 105 0 17’24” đến 105 0 27’28” cách thủ đô Hà Nội 80km về phía Tây Bắc, là nơi hợp lưu của 3 con sông lớn (Sông Lô, sông Hồng, sông Đà) Địa giới hành chính gồm có:
- Phía Bắc giáp huyện Phù Ninh.
- Phía Đông giáp huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc (qua sông Lô)
- Phía Nam giáp huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Phía tây giáp huyện Lâm Thao và huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây.
Thành phố Việt Trì là trung tâm chính trị , kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh Phú Thọ và là Thành phố trung tâm vùng Tây Đông Bắc.
Việt Trì thành phố ngã ba sông, là vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng lên trung du miền núi thấp nên địa hình khá đa dạng, gồm có cả vùng núi, vùng đồi thấp, đồng bằng và các chân ruộng trũng, địa hình được chia làm bốn loại chính: Vùng núi cao, vùng đồi thấp, vùng đồng bằng và vùng thấp trũng.
Như vậy địa hình của thành phố Việt Trì khá đa dạng kết hợp giữa nhiều kiểu địa hình khác nhau đó vừa là những khó khăn nhưng cũng đem đến những thuận lợi không nhỏ trong việc đầu tư phát triển kinh tế xã hội Đặc biệt là xây dựng thành phố Việt Trì trở thành thành phố lễ hội.
Theo phân vùng khí hậu của tỉnh Phú Thọ, thành phố Việt Trì thuộc tiểu vùng 3 và có những đặc điểm chính sau:
- Chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng bức xạ dồi dào, có nền nhiệt độ cao, lượng mưa tập trung chủ yếu vào mùa mưa Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23,7 0 C – 24,5 0 C, tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 6 (28,8 0 C), tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 1 (15,2 0 C) Số giờ nắng trung bình hàng năm từ 1328 – 1625 giờ Tổng tích ôn nhiệt > 8600 0 C.
- Độ ẩm trung bình hàng năm 80 – 85%, cao nhất là tháng 2 (89%), thấp nhất là tháng 9(76%).
- Chế độ gió thổi theo hai mùa rõ rệt : Gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam
Thành phố Việt Trì được bao bọc bới hai con sông lớn là sông Lô và sông Hồng.
- Sông Hồng: Bắt nguồn từ Trung Quốc chảy theo hướng từ Tây – Tây Nam sang hướng Đông Nam, đoạn chảy qua thành phố Việt Trì có chiều dài khoảng 9,5km, lòng sông rộng từ 700 – 1200m
- Sông Lô: Bắt nguồn từ Trung Quốc chảy sang Đông Nam về vùng Châu Thổ sông Hồng có chiều dài qua thành phố khoảng 15km, lòng sông rộng từ 150 – 200m
Do chế độ thủy chế của hai con sông thường có lưu lượng nước lớn vào mùa mưa nên thường gây ra hiện tượng lũ lụt đối với khu vực ven sông
Thành phố Việt Trì có tổng diện tích tự nhiên là 11174,55ha, chiếm3,02% diện tích tự nhiên của tỉnh Phú Thọ Đất đai Việt Trì theo nguồn gốc phát sinh được chia thành 6 loại Trên địa bàn Việt Trì, phần lớn đất phù sa và đất feralit đỏ vàng Hai loại đất này có hàm lượng dinh dưỡng trong đất khá đến triển sản xuất các loại cay hàng hóa Diện tích đất đồi gò chủ yếu là đất feralit, đất có cường độ chịu tải cao đáp ứng tốt các yêu cầu về nền móng xây dựng các công trình trọng điểm.
Nguồn nước của thành phố Việt Trì được cung cấp từ hai nguồn chính đó là:
- Nguồn nước mặt được cung cấp từ sông Lô, sông Hồng cùng như hệ thống không nhỏ các ao, hồ lớn nhỏ trên địa bàn thành phố Nguồn nước này chủ yếu cung cấp cho sản xuất, nguồn nước sông Lô được xử lý để cấp nước gần như toàn bộ dân cư thành phố sử dụng để sinh hoạt.
- Nguồn nước ngầm: Theo tài liệu khảo sát thăm dò thì trên địa bàn thành phố mạch nước ngầm ở dạng mạch nông từ 7 – 12m đang được đại đa số các hộ dân cư nông nghiệp khai thác dưới dạng giếng khơi, chất lượng nước tốt, đáp ứng được yêu cầu nước sinh hoạt Ở dạng mạch sâu từ 20 – 40m đôi khi thay đổi ở 5 – 15m chất lượng nước hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu nước sinh hoạt
Tổng diện tích đất lâm nghiệp của thành phố Việt Trì là 491,74ha, chiếm 5,72% tổng diện tích tự nhiên Trong những năm qua công tác trồng, chăm sóc ngày càng tăng Bên cạnh việc trồng mới với số cây trồng chủ yếu là cây nguyên liệu giấy thì việc bảo vệ hệ sinh thái và đa dạng sinh học của khu vườn quốc gia Đền Hùng và phụ cận được chú ý
Theo số liệu điều tra địa chất và báo cáo dự án thuyết minh dự án khảo sát đo đạc xác định khu vực quản lý khai thác và bảo vệ khoáng sản trên địa bàn thành phố Việt Trì Tổng số mỏ và điểm quặng là 9 mỏ Trên địa bàn thành phố chỉ có mỏ quy mô vừa và nhỏ, còn lại là 7 điểm quặng Tuy nhiên nó lại có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển công nghiệp khai thác và phục vụ nhu cầu xây dựng trên địa bàn.
Thành phố Việt Trì, kinh đô văn lang xưa là nơi các vua Hùng chọn để đóng đô, nơi có khu di tích lịch sử Đền Hùng, nơi lưu truyền câu nói nổi tiếng đi sâu vào trong tâm trí của người Việt Nam của Bác Hồ: ”Các vua Hùng đã có công dựng nước Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” Cũng từ mảnh đất này đã sinh ra và lớn lên của biết bao nhiêu cán bộ chiến sỹ, nhà khoa học đã và đang ngày đêm đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Thành phố Việt Trì được phong tặng đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang Toàn thành phố có 23 đơn vị hành chính, trong đó có 16 đơn vị anh hùng, 36 bà mẹ Việt Nam anh hùng, 4 anh hùng LLVT, 3 anh hùng Lao động,…
- Việt Trì có tiềm năng lớn để phát triển ngành dịch vụ - thương mại trong thời gian tới do nơi đây có rất nhiều cảnh đẹp tự nhiên như khu di tích lịch sử Đền Hùng, khu vực ngã ba sông Bạch Hạc, Bến Gót, Đầm Cả, Đầm Mai…
- Việt Trì là thành phố công nghiệp đầu tiên của Miền Bắc với một số khu, cụm công nghiệp, khu đô thị đáng kể như: Khu công nghiệp phía Nam, Khu công nghiệp phía Tây Bắc, khu công nghiệp Thụy Vân, cụm công nghiệp Nam Bạch Hạc Bên cạnh việc phát triển kinh tế và đem lại nguồn thu đáng kể thì việc phát triển các khu, cụm công nghiệp và khu đô thị đã ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống trên địa bàn thành phố Theo báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Phú Thọ năm 2006 hầu hết các đầm, hồ lớn của thành phố Việt Trì đều bị ô nhiễm với mức độ khác nhau.
Kết quả công tác quản lý và sự dụng đất của Thành phố Việt trì
4.2.1 Kết quả công tác quản lý đất đai
Những năm qua phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Việt Trì đã thực hiện tương đối tốt 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn Thành phố như sau:
1 Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý , sự dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó
Trong những năm qua, HĐND thành phố và UBND thành phố đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành trong thành phố triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai của Đảng và Nhà nước, nên công tác quản lý và sử dụng đất đai của thành phố được quản lý chặt chẽ, sử dụng rất hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả.
2 Xác lập địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính
Thực hiện nghị định 364/CP của Chính phủ và nghị định số133/2006/NĐ-CP ngày 10/11/2006 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã thuộc huyện Lâm Thao, huyện Phù Ninh để mở rộng Thành phố
Việt Trì Việc xác định ranh giới của Thành phố Việt Trì với các huyện, tỉnh tiếp giáp được hoàn thành, với tổng chiều dài là 55,28km
Việc xác định cấp địa giới hành chính cấp xã, phường cũng được hoàn thành với 40 tuyến địa giới hành chính cấp xã đã được làm đầy đủ cho các xã, phường.
3 Khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất Được sự quan tâm của UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường toàn bộ các xã phường trên địa bàn thành phố đã được đo đạc lập bản đồ chính quy Tuy nhiên do quá trình đô thị hóa nhanh đã dẫn đến nền bản đồ địa chính của một số xã, phường có sự biến động lớn như Vân Phú, Phượng Lâu, Dữu Lâu, Hy Cương, Chu Hóa, cần có sự đo đạc chỉnh lý hoặc đo đạc bổ sung mới để tiện cho công tác quản lý sử dụng.
4 Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Từ khi có Luật đất đai đến nay, công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã đạt được kết quả khá cao, hạn chế được mức thấp nhất tình trạng quy hoạch treo do không dự đoán hết các tình huống vướng mắc xảy ra Kế hoạch sử dụng đất hàng năm có độ khả thi cao, sử dụng tiết đất tiết kiệm hiệu quả.
5.Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất
Thực hiện nghị định 62/CP, nghị định 88/CP, nghị định 60/CP về giao đất; nghị định 85/CP của Chính phủ và chỉ thị 245/TTg của Thủ tướng Chính phủ về cho thuê đất và căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm đã được phê duyệt UBND Thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và UBND các xã, phường thực hiện nghiêm túc cac quy trìnhm thủ tục theo quy định của pháp luật trong công tác giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất và chuyển mục đich sử dụng đất.
6 Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
UBND Thành phố đã chỉ đạo các xã, phường tiến hành lập hồ sơ để cấp dụng đất Sau khi được giao đất theo nghị định 64/CP và 02/CP của Chính phủ, công tác lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được chú trọng Riêng đối với đất ở đô thị được tiến hành theo kế hoạch 552/KH-UB của UBND tỉnh Phú Thọ.
7 Thống kê, kiểm kê đất đai
Công tác thống kê được tiến hành hàng năm, kiểm kê đất đai được tiến hành 5 năm một lần của các xã, phường được thực hiện theo quy định Diện tích các loại đất đang quản lý sử dụng được phản ánh đầy đủ và chính xác.
8 Quản lý tài chính về đất đai
Công tác quản lý tài chính về đất đai được thực hiện theo các quy định của luật tài chính Tiền thu được từ đất đai được nộp vào ngân sách và được điều tiết lại một phần thành ngân sách của địa phương để đầu tư cải tạo các công trình công cộng, đầu tư cho sản xuất nông nghiệp và hạ tầng để phục vụ đời sống của nhân dân.
9 Quản lý và phát triển thị trường QSDĐ trong thị trường bất động sản
Trong những năm qua, thị trường bất động sản ở Thành phố Việt Trì phát triển chủ yếu ở thị trường sơ cấp, chủ yếu là cho thuê đất để thực hiện dự án kinh doanh, trình tự và thủ tục cho thuê đất theo đúng các quy định của Luật đất đai và quy định của UBND tỉnh Phú Thọ Ở thị trường thứ cấp việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở tập trung ở một số phường, chuyển nhượng đất nông nghiệp ít Việc chuyển nhượng được làm theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật.
10 Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
Việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được các ngành chức năng tham mưu giúp UBND huyện thực hiện việc quản lý phân cấp theo ngành Nhìn chung việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất trên địa bàn huyện đều được quản lý chặt chẽ.
11 Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm Luật đất đai
Thành phố Việt Trì đã tích cực tuyên truyền Luật đất đai và các văn bản thi hành pháp luật cho cán bộ và nhân dân trong toàn thành phố để mọi người hiểu và thực hiện đúng Luật.
Công tác thang tra và kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai trên địa bàn huyện được tổ chức thường xuyên và đột xuất Kết quả công tác thanh tra và kiểm tra đã phát hiện kịp thời, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh những vi phạm trong quản lý sử dụng đất đai theo đúng quy định.
12 Giải quyết tranh chấp về đất đai Giải quyết việc khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất
Những năm gần đây đất đai là một lĩnh vực rất nhạy cảm trong đời sống xã hội Số đơn của công dân ở lĩnh vực này chiếm tỷ lệ cao ( khoảng 60% số đơn của các cấp các ngành nhận được) UBND thành phố và các ngành chức năng đã chú trọng công tác tiếp dân và trở thành công việc thường xuyên và nề nếp, việc tiếp nhận xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, thỉnh cầu của công dân được thực hiên đúng theo quy định của pháp luật, xử lý kịp thời.
13 Quản lý hoạt động công về đất đai
Kết quả thanh tra, kiểm tra giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai trên địa bàn thành phố Việt Trì – Tỉnh Phú Thọ
4.3.1 Thanh tra, kiểm tra công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn thành phố Việt Trì trong những năm qua
Do ý thức được tầm quan trọng của việc quy hoạch thành phố trực thuộc tỉnh, nên công tác lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai luôn được cấp ủy và chính quyền thành phố quan tâm Từ khi Luật đất đai năm 2003 được thực thi 1/7/2004, UBND thành phố đã chỉ đạo các UBND phường, xã lập quy hoạch sử dụng đất trên cơ sở những quy định chung của tỉnh, từ đó UBND thành phố đã lập được bản quy hoạch sử dụng đất của thành phố phù hợp với định hướng, cơ cấu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quy hoạch xây dựng Thành phố Việt Trì được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 227/QĐ-TTg ngày 02/11/2005 UBND thành phố đã tiến hành công bố công khai quy hoạch đồng thời căn cứ vào các nội dung của đồ án quy hoạch chung tính toán cân đối quỹ đất nhằm đáp ứng được yêu cần phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn 2006 -
2010 và được định hướng đến năm 2020.
Những năm gần đây công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và tổ chức ngày càng đạt kết quả tốt UBND thành phố đã chỉ đạo UBND các phường, xã lập kế hoạch sử dụng đất năm 2011và thực hiện lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm giai đoạn 2011 – 2015, tiếp tục thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm
2020 theo Luật đất đai năm 2003, nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai, Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày13/08/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất,thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường Sau khi tổng hợp kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất của xã, phường UBND thành phố tổ chức thực hiện, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện 2011 – 2015, thông qua Hội đồng nhân dân thành
Trước đây Thành phố Việt Trì chưa có quy hoạch chung xây dựng đô thị nên không thực hiện việc lập quy hoạch sử dụng đất mà chỉ xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm, trình UBND tỉnh phê duyệt Sau khi có quy hoạch chung xây dựng đô thị được phê duyệt, đến tháng 7/2007 thành phố Việt Trì bắt đầu triển khai lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2007-2015 Ngày 05/12/2007 UBND tỉnh Phú Thọ ra quyết định số 3247/QĐ-UBND về việc thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch sử dụng đất tỉnh Phú Thọ: Thẩm định quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2007 - 2015 của thành phố Việt Trì UBND tỉnh Phú Thọ cũng đã ban hành Kế hoạch số 3184/KH- UBND ngày 09/10/2009 về lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) của 3 cấp tỉnh, huyện, xã trên địa bàn tỉnh
UBND thành phố đã chỉ đạo các xã, phường lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) và từng năm của địa phương mình Toàn thành phố có 18 phường đang lập dự án lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020; có 13 xã, phường lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) của địa phương mình và đã có 9 xã, phường được UBND thành phố phê duyệt.
Trong quá trình lập quy hoạch sử dụng đất và điều chỉnh quy hoạch UBND thành phố Việt Trì cùng các xã, phường đã bám sát những quy định của ngành, từng bước thực hiện và có sự điều chỉnh quy hoạch một cách khoa học, phù hợp với sự phát triển của một thành phố công nghiệp, nhằm phát huy hết tiềm năng đất đai phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Việc triển khai kế hoạch được phê duyệt ở các xã, phường nhìn chung còn chậm, phòng Tài nguyên và Môi trường cũng như UBND các xã, phường phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện đạt tiến độ đề ra, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện Trong công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, UBND thành phố cần phải chỉ đạo giám sát, lấy ý kiến đóng góp của nhân dân để đảm bảo tính khả thi của dự án.
Việc lập, thẩm định và xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đều được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, đề cao tính hợp lý trong sử dụng các loại đất, hạn chế tối đa việc chuyển đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp
Qua việc kiểm tra việc lập quy hoạch sử dụng đất tại các phường, xã đều thực hiện đúng quy định của ngành và định hướng quy hoạch của thành phố, đã tạo điều kiện cho việc quản lý đất đai ở thành phố được chặt chẽ và thuận lợi hơn Đất đai được sử dụng hợp lý sẽ tạo điều kiện cho ổn định tình hình an ninh chính trị, an toàn xã hội và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Tuy nhiên, trong quá trình lập và thực hiện quy hoạch sử dụng đất đai của thành phố Việt Trì vẫn còn một số tồn tại như: phương án quy hoạch chưa được khả thi, một số phường, xã chưa thực hiện công khai, công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, vẫn còn những quy hoạch treo Điều này dẫn đến tình trạng khi Nhà nước cần sử dụng đất thì gặp nhiều khó khăn trong việc giải phóng mặt bằng, ảnh hưởng đến việc xây dựng của thành phố. Để khắc phục tình trạng trên, UBND thành phố cần chỉ đạo các ngành phải tăng cường bố trí cán bộ có năng lực và kinh nghiệm tham gia công tác quy hoạch Đồng thời phải thường xuyên kiểm tra, rà soát, đảm bảo các quyết định giao đất, thuê đất, cho phép chuyển nhượng mục đích sử dụng đất, thu hồi đất phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt, tránh tình trạng chồng chéo, bất cập.
Cần thường xuyên thanh tra, kiểm tra nhằm đánh giá kết quả thực hiện việc xây dựng các khu chức năng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết đã được phê duyệt để theo dõi kết quả thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất trong các dự án.
4.3.2 Kết quả thanh tra công tác đo đạc lập và quản lý bản đồ địa chính
Trong công tác quản lý đất đai bản đồ là tài liệu rất cần thiết và rất quan trọng Ngày nay, công tác quản lý đất đai cần phải chi tiết đến từng thửa đất do đó việc thành lập các bản đồ mang đầy đủ thông tin của từng thửa đất là cần công tác lập hồ sơ xin giao đất, xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất đai,… Đến nay, theo sự chỉ đạo của UBND tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường tất cả 23/23 xã, phường của Thành phố đã tiến hành đo đạc và lập 697 tờ bản đồ địa chính Trong đó có 13 phường lập bản đồ số tỷ lệ 1/500 và 10 xã lập bản đồ tỷ lệ 1/1000 Công tác quản lý và sử dụng bản đồ địa chính cũng như hồ sơ địa chính rất được UBND Thành phố quan tâm và có kế hoạch kiểm tra hàng năm.
Kết quả thanh tra quản lý và sử dụng bản đồ địa chính trên địa bàn Thành phố được thể hiện ở bảng 3
4.3.2 Kết quả thanh tra, kiểm tra việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một hoạt động có tính pháp lí của thời kỳ đổi mới trong lĩnh vực quản lý đất đai, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một dấu hiệu kết thúc quá trình đăng ký của người sử dụng, tạo chứng thư pháp lý xác nhận mối quan hệ hợp pháp giữa nhà nước với người sử dụng đất.
Mặt khác, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn giúp nhà nước nắm chắc tài nguyên đất đai và người sử dụng đất tiến hành biện pháp quản lý chặt chẽ và có hiệu quả, bảo vệ lợi ích cho người sử dụng, tạo điều kiện cho người sử dụng đất yên tâm khai thác tài nguyên đất đai theo pháp luật và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình Quá trình xem xét, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng là quá trình nâng cao hiểu biết pháp luật đất đai cho người sử dụng và đào tạo, bồi dưỡng hiểu biết Luật đất đai cho cán bộ quản lý nhà nước về đất đai
Thực hiện Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ: “ về việc giao đất nông nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp” ngay từ năm 1994, UBND các thị trấn, xã, hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố Việt Trì đã thực hiện việc giao đất cho các hộ gia đình, cá nhân Một mặt, với định hướng phát trển của tỉnh Phú Thọ thì thành phố Việt Trì là một thành phố công nghiệp, nên trong quy hoạch đô thị tỉnh Phú Thọ đã có xu hướng giảm dần tỷ trọng cơ cấu đất nông nghiệp, tăng dần cơ cấu đất phi nông nghiệp Do đó, tỷ lệ người dân sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố sẽ giảm dần, vì vậy số hộ được giao đất nông nghiệp và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cũng giảm đi Trong những năm qua, thành phố chủ yếu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố.
Kết quả công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo đất đai trên địa bàn Thành phố Việt Trì từ khi có Luật đất đai 2003 đến nay
Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và các tranh chấp đất đai trong công tác quản lý, sử dụng đất là một biện pháp nhằm điều chỉnh các quan hệ đất đai theo đúng pháp luật, đảm bảo công bằng dân chủ, đoàn kết trong nhân dân, nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về đất đai, góp phần ổn định đời sống kinh tế xã hội. Ở Thành phố Việt Trì công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai được Thành uỷ, UBND thành phố hết sức quan tâm, bằng nhiều biện pháp như: ban hành các văn bản cụ thể hoá, hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, ban hành quy chế phối hợp giữa các ngành, các cấp trong công tác tiếp dân giải quyết khiếu nại, tố cáo; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các đơn vị được giao thẩm tra, xác minh vụ việc để nắm tiến độ giải quyết Đối với những vụ tranh chấp phức tạp, đông người, UBND thành phố đã tập trung nhiều ngành cùng tham gia giải quyết với chủ trương vừa kiên quyết, vừa mềm dẻo để sớm ổn định tình hình tiến đến giải quyết triệt để; do vậy trong thời gian qua đã giải quyết được nhiều vụ tranh chấp khiếu nại kéo dài, phức tạp góp phần ổn định tình hình ở địa phương.
Thanh tra thành phố và phòng Tài nguyên & Môi trường thành phố đã đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn toàn thành phố; đã thực hiện tốt chức năng tham mưu đề xuất với Chủ tịchUBND, Thủ trưởng cơ quan về giải quyết tranh chấp, giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai thuộc thẩm quyền của cấp mình, ngành mình theo đúng pháp luật,phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương Do vậy nhiều vụ việc sau khi có quyết định giải quyết của chủ tịch UBND thành phố hoặc kết luận của các cơ quan chức năng các bên đã tự nguyện chấm dứt tranh chấp.
Từ khi Luật Đất đai 2003 được ban hành và có hiệu lực, công tác quản lý Nhà nước về đất đai ngày càng thu được những kết quả đáng kể, tuy nhiên do cơ chế chính sách thiếu đồng bộ, thị trường nhà đất và bất động sản có những biến động mạnh đã dẫn đến tình trạng khiếu nại, tố cáo ngày càng có chiều hướng diễn biến phức tạp Trong đó phải kể đến những vấn đề nổi cộm, gay gắt như: khiếu nại về quyết định hành chính, quyết định giải quyết tranh chấp đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…
Khiếu nại về đất đai chiếm khoảng 58% tổng số đơn thư khiếu tố liên quan đến đất đai nhận được trên địa bàn thành phố Việt Trì với 312 đơn.
Kết quả công tác giả quyết khiếu nại đất đai trên địa bàn thành phố được thể hiện ở bảng 11:
Bảng 11: Kết quả giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn thành phố
STT Nội dung khiếu nại
Tổng số đơn Đã giải quyết Đang giải quyết
Xã, phường Thành phố Chuyển lên cấp trên
1 Quyết định giải quyết tranh chấp 59 56 2 1
2 Đền bù giải phóng mặt bằng 64 52 6 6
3 Quyết định thu hồi đất 53 48 2 3
Quyết định XPHC về vi phạm trong sử dụng đất 31 32 0
Qua nghiên cứu đơn thư khiếu nại cho thấy nội dung chủ yếu là khiếu nại về quyết định hành chính, quyết định giải quyết tranh chấp đất đai và vấn đề đền bù giải phóng mặt bằng, về cấp hay không cấp GCNQSDĐ…
Trong đó, khiếu nại về quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của UBND các cấp chiếm 18,91% tổng số đơn khiếu nại về đất đai với 59 đơn Các đơn thư khiếu nại đều không đồng ý với quyết định giải quyết của UBND các cấp, song qua quá trình nghiên cứu, xem xét các chứng cứ có liên quan cho thấy cách giải quyết của UBND các cấp là hoàn toàn đúng nhưng do trình độ hiểu biết về pháp luật của người dân còn thấp, cộng với tính cố chấp, bảo thủ nên họ đã làm đơn khiếu nại rất nhiều lần, được nhiều cơ quan có thẩm quyền ở các cấp giải quyết nhưng vẫn cho là chưa thoả đáng Một số trường hợp do UBND các cấp giải quyết còn sơ sài, chưa chi tiết mạch lạc nên công dân còn tiếp tục thắc mắc với kết quả giải quyết trước đây UBND thành phố đã giải quyết dứt điểm 56/59 trường hợp, có 2 trường hợp khiếu nại do không đồng ý với quyết định giải quyết của thành phố nên đã khiếu nại tiếp lên cấp trên và đã được giải quyết thoải đáng Còn lại 1 trường hợp đang được UBND thành phố thụ lý xác minh để giải quyết.
Tiếp theo đó là khiếu nại về vấn đề đền bù giải phóng mặt bằng với 64 đơn, chủ yếu là đơn khiếu nại về mức đền bù, thu hồi đất với mức giá chưa thoả đáng Đã có 58 trường hợp được giải quyết, trong đó thành phố đã giải quyết dứt điểm 52 trường hợp, còn 6 trường hợp đã được chuyển lên cấp trên và đã được giải quyết Còn lại 6 vụ việc đang chờ xác minh giải quyết Tình trạng khiếu nại về đền bù giải phóng mặt bằng xảy ra do trong những năm gần đây thành phố đã đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thành phố đã khiến bộ mặt đô thị thay đổi mạnh, các công trình xây dựng cơ bản, cơ sở hạ tầng được đầu tư mạnh, các dự án, khu công nghiệp xuất hiện nhiều Nhưng việc bồi thường thiệt hại về đất và tài sản gắn liền trên đất đền bù thường do nhiều người dân khiếu kiện cùng lúc trở thành điểm nóng trên địa bàn nếu không kịp thời giải quyết Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến tiến độ thu hồi đất, giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án đồng thời cũng gây mất ổn định đời sống chính trị tại địa phương.
Khiếu nại về quyết định thu hồi đất của Thành phố: Trong thời gian qua Thành phố có rất nhiều các dự án được thực hiện nên công tác giao đất, thu hồi đất phải hoạt động rất tích cực Tuy nhiên trong quá trình thu hồi đất vẫn có nhiều chủ sử dụng đất không đồng ý với quyết định thu hồi đất và đã có đơn khiếu nại UBND thành phố đã tiếp nhận 53 đơn và đã giải quyết dứt điểm được
48 đơn và chuyển lên cấp trên 2 đơn do người dân không đồng ý với quyết đinh giải quyết của UBND Thành phố và đang xác minh thực hiện giải quyết 3 đơn khiếu nại về vấn đề này.
Khiếu nại về việc cấp hoặc không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: quá trình cấp GCNQSDĐ của thành phố đã phát sinh những vấn đề, những vụ việc khiếu nại Trong những năm qua đã có 32 đơn thư khiếu nại về việc cấp GCNQSDĐ, UBND thành phố đã giải quyết dứt điểm hết 32 đơn Nội dung các đơn khiếu nại này chủ yếu là khiếu nại việc không được cấp hoặc cấp chậm GCNQSDĐ cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn Một số trường hợp khiếu nại do được cấp GCNQSDĐ nhưng có sai sót về diện tích hay cấp GCNQSDĐ cho người khác cả phần đất của nguyên đơn…Kết quả giải quyết cho thấy các hộ chưa được cấp GCNQSDĐ là do hồ sơ xin cấp GCNQSDĐ chưa hợp lệ, chưa đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận, hoặc đất đang có tranh chấp, hay chưa xác định được rõ nguồn gốc sử dụng đất, chưa có giấy tờ hợp lệ chứng minh quyền sử dụng đất…Một số trường hợp nội dung trong đơn khiếu nại là không đúng, UBND thành phố đã có quyết định, văn bản trả lời cụ thể đối với từng trường hợp.
Khiếu nại về quyết định xử phạt hành chính về vi phạm trong sử dụng đất đai: Tình trạng lấn chiếm đất đai, sử dụng đất không đúng mục đích,… vẫn xảy ra thường xuyên Nhiều đối tượng vi phạm nhưng khi bị xử phạt hành chính lại không đồng ý với quyết định xử phạt mà làm đơn khiếu nại Đến nay, UBND thành phố đã nhận được 32 đơn có nội dung khiếu nại như trên và đã giải quyết dứt điểm được cả 32 trường hợp này.
Ngoài ra, trong những năm qua UBND thành phố Việt Trì còn nhận được
73 đơn có nội dung khiếu nại khác như: khiếu nại về quyết định cấp đất giãn cư, quyết định về cấp đất tái định cư, khiếu nại về lấn chiếm đất đai xây nhà, khiếu nại về việc bị hộ dân bên cạnh phá tường…
4.4.2 Giải quyết tố cáo đất đai
Tố cáo đất đai là việc công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật về đất đai Qua đó giúp các cơ quan có thẩm quyền phát hiện và xử lý kịp thời những vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai.
Từ năm 2003 đến nay UBND thành phố Việt Trì đã nhận được 17 đơn tố cáo trong lĩnh vực đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND thành phố. Trong đó tố cáo về các hành vi lấn chiếm đất của các chủ sử dụng đất là nhiều nhất với 9 vụ
Các vụ việc tố cáo qua các năm từ khi có Luật đất đai đến nay được thể hiện trong bảng 12:
Bảng 12: Kết quả giải quyết các vụ tố cáo về đất đai trên địa bàn Thành phố Việt Trì
STT Nội dung tố cáo Năm
Tố cáo hành vi sai phạm của cán bộ xã, phường trong thực hiện pháp luật đất đai
2 Tố cáo các hành vi lấn chiếm đất của các chủ sử dụng đất 2 1 2 1 1 2 9
3 Tố cáo về các nội dung khác 2 1 1 4
Trong công tác giải quyết đơn thư tố cáo UBND thành phố đã xử lý nhiều trường hợp vi phạm pháp luật đất đai từ các chủ sử dụng đất đến các cán bộ công chức có hành vi vi phạm pháp luật đất đai Một số cán bộ đã bị buộc thôi việc, có cán bộ bị khiển trách, khai trừ khỏi đảng Tuy nhiên, lại có trường hợp công dân lợi dụng quyền tố cáo của mình và bôi nhọ danh dự, hạ thấp uy tín cán bộ UBND thành phố Việt Trì đã giải quyết dứt điểm 17/17 vụ việc
4.4.3 Giải quyết tranh chấp đất đai
Giải quyết tranh chấp đất đai là vấn đề hết phức tạp, việc mua bán bằng hình thức trao tay hoặc bằng lời nói không thông qua các cơ quan Nhà nước, hoặc do đo đạc trước đây thiếu chính xác…là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tranh chấp đất đai Mặt khác, bên cạnh đất đai còn có những mối quan hệ xã hội phức tạp như: gia đình, làng xóm…Do vậy nhiều khi gây khó khăn cho các cơ quan, đơn vị đứng ra giải quyết.
Từ năm 2003 đến nay, đã có 231 đơn thư đã được giải quyết trong tổng số
239 đơn đã nhận về tranh chấp đất đai Nội dung tranh chấp chủ yếu liên quan đến:
+ Tranh chấp về ranh giới sử dụng đất giữa các hộ gia đình, các thôn xóm, các cụm dân cư.
+ Tranh chấp do mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
+ Tranh chấp quyền thừa kế quyền sử dụng đất…
Có nhiều vụ việc phức tạp, kéo dài phần lớn phải lập đoàn thanh tra để giải quyết các vụ tranh chấp đất đai
Kết quả công tác giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn thành phố được thể hiện qua bảng 13:
Bảng 13:Kết quả giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn thành phố Việt Trì
STT Loại hình tranh chấp Số vụ Đã giải quyết
Chuyển cấp trên Đang giải quyết
2 Tranh chấp thừa kế QSDĐ 65 12 20 33 2
3 Tranh chấp đường ngõ đi chung 56 25 31 1
4 Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ 37 37