1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn thạc sĩ phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng tmcổ phần quân đội

96 9 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Luận Văn Thạc Sĩ Phát Triển Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng TMCổ Phần Quân Đội
Trường học Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội
Chuyên ngành Phát Triển Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 1,21 MB

Cấu trúc

  • 1. Sự cấp thiết của đề tài (8)
  • 2. Tình hình nghiên cứu đề tài (9)
  • 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu (10)
  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (10)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (10)
  • 6. Kết cấu của đề tài (11)
  • CHƯƠNG I: DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (12)
    • 1.1. Những vấn đề lý luận về dịch vụ ngân hàng điện tử (0)
      • 1.1.1. Khái niệm (12)
        • 1.1.1.1. Khái niệm thương mại điện tử (12)
        • 1.1.1.2. Khái niệm dịch vụ ngân hàng điện tử (13)
      • 1.1.2. Quá trình phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử (15)
      • 1.1.3. Các loại hình dịch vụ ngân hàng điện tử (16)
        • 1.1.3.1. Hệ thống thanh toán điện tử tại các điểm bán hàng (POS) (16)
        • 1.1.3.2. Máy rút tiền động (Automatic Teller Machines - ATM) (16)
        • 1.1.3.3. Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại (Telephone banking) (16)
        • 1.1.3.4. Dịch vụ ngân hàng tại nhà (Home banking) (17)
        • 1.1.3.5. Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động (Mobile banking) (17)
        • 1.1.3.6. Trung tâm dịch vụ khách hàng (Call center) (17)
        • 1.1.3.7. Ngân hàng trực tuyến (Internet banking) (18)
        • 1.1.3.8. Kiosk ngân hàng...................................................................11 1.2. Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của Ngân hàng thương mại11 (18)
      • 1.2.1. Khái niệm (18)
      • 1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử (18)
        • 1.2.2.1. Khách hàng giao dịch (18)
        • 1.2.2.2. Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử (19)
        • 1.2.2.3. Doanh số dịch vụ (19)
        • 1.2.2.4. Lợi nhuận thu từ dịch vụ ngân hàng điện tử (19)
      • 1.2.3. Vai trò của dịch vụ ngân hàng điện tử (19)
        • 1.2.3.1. Đối với ngân hàng (19)
        • 1.2.3.2. Đối với khách hàng (22)
        • 1.2.3.3. Đối với nền kinh tế (23)
      • 1.2.4. Các yếu tố cần thiết để phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử (26)
        • 1.2.4.1. Điều kiện pháp lý (26)
        • 1.2.4.2. Hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin (27)
        • 1.2.4.3. Chứng từ điện tử (29)
        • 1.2.4.4. An toàn thông tin trên mạng (29)
        • 1.2.4.5. Điều kiện về con người (31)
    • 1.3. Bài học kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của một số ngân hàng nước ngoài (32)
      • 1.3.1 Kinh nghiệm của một số nước trên thê giới về phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử (32)
      • 1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (36)
        • 1.3.2.1 Hành lang pháp lý (36)
        • 1.3.2.2 Trình độ khoa học kỹ thuật và cơ sở hạ tầng (36)
        • 1.3.2.3 Yếu tố con người (36)
  • CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ Ở NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI (38)
    • 2.1. Tổng quan về Ngân hàng Quân đội (38)
      • 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Quân đội (38)
      • 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng Quân đội (40)
      • 2.1.3. Mạng lưới hoạt động (43)
      • 2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHTM CP Quân đội (44)
      • 2.1.5. Định hướng chiến lược phát triển của MB trong những năm tới (48)
    • 2.2. Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại NHTM CP Quân đội (50)
      • 2.2.1. Một số sự kiện nổi bật liên quan đến quá trình phát triển NH điện tử ở MB (51)
      • 2.2.2. Thực trạng phát triển ngân hàng điện tử tại MB (51)
      • 2.2.3. So sánh những tiện ích của dịch vụ Ngân hàng điện tử giữa MB và các ngân hàng thương mại cổ phần khác (61)
      • 2.2.4. Đánh giá thực trạng phát triển ngân hàng điện tử tại MB (64)
        • 2.2.4.1. Những thành tựu đạt được (64)
        • 2.2.4.2. Những hạn chế (64)
        • 2.2.4.3. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng Quân đội (66)
  • CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI ĐẾN NĂM 2020 (71)
    • 3.1. Định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của Ngân hàng (71)
      • 3.1.1. Triển vọng phát triển ngân hàng điện tử tại Việt Nam (71)
        • 3.1.1.1. Hành lang pháp lý và môi trường thể chế (71)
        • 3.1.1.2. Hạ tầng công nghệ thông tin (72)
        • 3.1.1.3. Trình độ của người dân (74)
        • 3.1.1.4. Nguồn nhân lực phát triển (75)
      • 3.1.2. Xu hướng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của Việt Nam (75)
      • 3.1.3. Định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng Quân đội đến năm 2020 (79)
      • 3.2.1. Phát triển công nghệ thông tin (80)
      • 3.2.2. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng và máy móc thiết bị (81)
      • 3.2.3. Phát triển và hoàn thiện hệ thống thanh toán (82)
      • 3.2.4. Giải pháp về chất lượng dịch vụ, cung cấp các dịch vụ mới phù hợp với nhu cầu của khách hàng (82)
      • 3.2.5. Giải pháp về marketing (84)
        • 3.2.5.1. Tăng cường hoạt động truyền thông tới khách hàng (84)
        • 3.2.5.2. Nâng cao uy tín của ngân hàng (85)
      • 3.2.6. Giải pháp về đào tạo con người (85)
        • 3.2.6.1. Nâng cao trình độ và nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng (85)
        • 3.2.6.2. Đào tạo và tư vấn khách hàng (86)
    • 3.3. Một số kiến nghị đối với Chính phủ và NHNN Việt Nam (87)
      • 3.3.1. Đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử (87)
      • 3.3.2. Xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế (88)
      • 3.3.3. Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán (88)
        • 3.3.3.1. Thiết lập một hệ thống thanh toán tiêu chuẩn (88)
        • 3.3.3.2. Xúc tiến ngành công nghệ tin học ngân hàng (89)
        • 3.3.3.3. Phổ cập công nghệ thông tin trong dân, xây dựng nguồn nhân lực tin học chuyên nghiệp (89)
      • 3.3.4. Cải cách nâng cao hệ thống quản lý ngân hàng (90)
      • 3.3.5. Tạo điều kiện để các ngân hàng Việt Nam giao lưu với ngân hàng (91)
      • 3.3.6. Đầu tư cho hệ thống giáo dục (91)
  • KẾT LUẬN.....................................................................................................85 (93)
    • Biểu 3.1. Trình độ học vấn của dân cư ở Việt Nam năm 2012 (74)
    • Biểu 3.2. Khảo sát xu hướng 3 kênh thanh toán phát triển nhất tại các quốc gia trên thế giới trong vòng từ 2012 - 2016 (77)

Nội dung

Sự cấp thiết của đề tài

Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, đặc biệt là ngành công nghệ thông tin, đã tác động mạnh đến mọi mặt hoạt động của đời sống kinh tế xã hội, làm thay đổi nhận thức và phương pháp sản xuất kinh doanh của nhiều lĩnh vực, nhiều ngành kinh tế khác nhau, trong đó có lĩnh vực hoạt động ngân hàng. Những khái niệm về Ngân hàng điện tử, giao dịch trực tuyến thanh toán trên mạng đã trở thành xu thế phát triển và cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam Phát triển các dịch vụ của ngân hàng điện tử là xu hướng tất yếu, mang tính khách quan trong nền kinh tế hiện đại, là kết quả tất yếu của quá trình phát triển công nghệ thông tin trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế Dịch vụ ngân hàng điện tử được ứng dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, hiện nay các ngân hàng trên thế giới đã và đang phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ của ngân hàng điện tử Đối với nước ta đây là lĩnh vực hoàn toàn mới và chỉ mới phát triển ở một mức độ nhất định.

Lợi ích đem lại của ngân hàng điện tử là rất lớn nhờ tính tiện ích, nhanh chóng, chính xác và bảo mật Đối với khách hàng, sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử đem lại sự tiện nghi, tiết kiệm được thời gian và chi phí; đối với ngân hàng, phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử không những tiết kiệm chi phí và đem lại lợi nhuận mà còn giúp ngân hàng nâng cao khả năng cạnh tranh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn; như vậy đối với nền kinh tế nó góp phần làm tăng quá trình lưu thông tiền tệ và hàng hóa, hiện đại hóa hệ thống thanh toán và góp phần thúc đẩy sự phát triển của thương mại, đặc biệt là thương mại điện tử

Thực tế hiện nay cho thấy dịch vụ ngân hàng điện tử ở các ngân hàng ViệtNam nói chung cũng như ngân hàng TMCP Quân đội nói riêng còn hạn chế, vì điều kiện cơ sở hạ tầng và trình độ phát triển khoa học kỹ thuật không được như các nước phát triển, hơn nữa các dịch vụ này cũng chưa tiếp cận được với người dân, vì thế việc tìm ra giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử đang là một vấn đề đáng quan tâm hiện nay của các ngân hàng Việt Nam cũng như của ngân hàngTMCP Quân đội.

Xuất phát từ lý do nêu trên, em đã lựa chọn đề tài “Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP Quân đội” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ kinh tế.

Tình hình nghiên cứu đề tài

Đã có một số nghiên cứu về ngân hàng điện tử và phát triển chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử tại các ngân hàng thương mại Việt Nam Tuy nhiên, chưa có công bố chính thức nào về nghiên cứu áp dụng kinh nghiệm của các ngân hàng nước ngoài vào việc phát triển ngân hàng điện tử tại Việt Nam Tác giả Lưu Thanh Thảo với đề tài "Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu" (2008) cũng đã nghiên cứu về ngân hàng điện tử nhưng phạm vi nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở Ngân hàng Á Châu mà chưa mở rộng ra các ngân hàng khác trên thế giới Tác giả Nguyễn Thị Phương Trâm (Trường đại học Kinh tế

TP Hồ Chí Minh 2008) với đề tài "Chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử: So sánh giữa mô hình Servqual và Gronroos" lại đi sâu vào nghiên cứu mô hình để đánh giá chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử nói chung ở thị trường Việt Nam.

Nhìn chung, các nghiên cứu, đánh giá về dịch vụ ngân hàng điện tử chưa nhiều, đặc biệt vận dụng kinh nghiệm của các ngân hàng nước ngoài trong phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Quân đội thì hiện tại chưa có một nghiên cứu chính thức nào.

Với mong muốn có được một cái nhìn sâu sắc và toàn diện về ngân hàng điện tử, tác giả đã nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử Từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả đề xuất có chọn lọc những kinh nghiệm đó vào phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Quân đội nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Quân đội trên thị trường.

Do vậy, tác giả mong muốn với đề tài "Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Quân đội" sẽ:

 Giúp các nhà quản lý của Ngân hàng Quân đội nắm được tình hình phát triển ngân hàng điện tử tại các nước trên thế giới, từ đó đề ra định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của Ngân hàng Quân đội;

 Giúp Ngân hàng Quân đội tập trung nguồn lực tốt hơn trong việc định hướng phát triển có trọng điểm ngân hàng điện tử (Internet banking, ATM, Mobile banking, v.v.)

 Giúp Ngân hàng Quân đội cải thiện được năng lực cạnh tranh, nâng cao vị thế của Ngân hàng trên thị trường, bắt kịp xu thế phát triển trong ngành ngân hàng trên thế giới và trong nước.

Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học để phân tích lý luận giải thực tiễn: phương pháp phân tích hoạt động kinh tế, phương pháp tổng hợp thống kê, phương pháp so sánh…

Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, phụ lục, danh mục các chữ viết tắt, danh mục bảng, biểu đồ, tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm có ba chương:

- Chương I: Dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng thương mại

- Chương II: Thực trạng dịch vụ ngân hàng điện tử ở ngân hàng TMCP Quân đội

- Chương III: Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàngTMCP Quân đội đến năm 2020

DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Bài học kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của một số ngân hàng nước ngoài

1.3.1 Kinh nghiệm của một số nước trên thê giới về phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử

Ngày nay, thương mại điện tử đang là một xu thế phát triển tất yếu trên thế giới Thương mại điện tử đang phát triển nhanh và làm biến đổi sâu sắc các phương thức kinh doanh, thay đổi hình thức, nội dung hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội của con người Nhằm thúc đẩy quá trình hội nhập, thu hút khách hàng cũng như giành giật cơ hội trong kinh doanh, hầu hết các ngân hàng trên thế giới đang không ngừng tăng cường và đưa ra các dịch vụ tiện lợi, nhanh gọn và được hỗ trợ mạnh mẽ của các công nghệ hiện đại như máy giao dịch tự động (ATM), máy thanh toán tại điểm bán hàng (POS), mạng lưới cung cấp dịch vụ ngân hàng thông qua mạng điện thoại, máy tính cá nhân,… Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông, của khoa học kỹ thuật, của công nghệ mới như Internet, mạng điện thoại di động, mô hình ngân hàng truyền thống đang dần được cải tiến và thay thế bằng mô hình ngân hàng mới – ngân hàng điện tử Ngân hàng điện tử đã có những bước phát triển vượt bậc và trở thành mô hình tất yếu cho hệ thống ngân hàng hiện nay.

Ngân hàng điện tử (E-banking) lần đầu tiên xuất hiện tại Mỹ vào năm 1995 khi phần mềm Quicken của công ty Intuit được triển khai, 16 ngân hàng lớn nhất nước Mỹ đã tham gia Kể từ đó, e-banking đã và đang được nhân rộng ra ngoài nước Mỹ đến tất cả các châu lục khác Đến nay, ngân hàng trên Internet là kênh phân phối ngân hàng điện tử ở cấp độ cao nhất đã đem lại cho ngân hàng của Mỹ những khoản lợi nhuận khổng lồ, hầu hết ngân hàng ở Mỹ cung ứng dịch vụ ngân hàng trên Internet, trong đó số lượng các ngân hàng thực hiện giao dịch điện tử trên các website ngày càng tăng lên Năm 2006, hơn 85% ngân hàng Mỹ đã cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử, trong tổng số khách hàng của các ngân hàng trên toàn nước Mỹ có tới 95% là sử dụng dịch vụ ngân hàng qua Internet Trung bình mỗi ngày, một ngân hàng trên Internet ở Mỹ thu hút được 10000 khách hàng Năm

2008, thanh toán trực tuyến chiếm 85% tổng thanh toán, các ngân hàng hầu như đã cung cấp đầy đủ các dịch vụ trực tuyến cho khách hàng cho đến năm 2010 doanh số thanh toán trực tuyến chiếm đến 94% bên cạnh đó việc giao dịch trực tiếp với phương thức truyền thống sẽ giảm xuống tương ứng 1%/năm.

Tại Anh và các nước châu Âu khác, phần lớn khách hàng tại Anh và châu Âu sử dụng Internet Banking để xem số dư tài khoản tiền gửi, tài khoản tiết kiệm, kiểm tra giao dịch hàng ngày, đối chiếu số dư Sử dụng dịch vụ Internet Banking giúp các ngân hàng giảm chi phí hoạt động và thời gian làm việc của nhân viên tại các trung tâm liên lạc khách hàng (call center), các chi nhánh để trả lời khách hàng và thực hiện các giao dịch lặp đi lặp lại Khách hàng cũng được hưởng lợi nhờ dịch vụ nhanh, chính xác, đảm bảo sự riêng tư, tiết kiệm thời gian đi lại… Cùng với những cải tiến mới trong công nghệ, hệ thống phone-banking trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho khách hàng trong hoạt động tư vấn dịch vụ, thực hiện nghiệp vụ giao dịch tại ngân hàng, 55% số lượng bảo lãnh, cầm cố tại ngân hàng ở châu Âu được thực hiện qua mạng điện thoại Dự đoán trong thời gian tới, phone banking vẫn sẽ giữ vai trò quan trọng trong hệ thống phân phối tại các ngân hàng nhưng tốc độ phát triển sẽ chậm lại, nhường lại vị trí cho dịch vụ internet banking Tính đến năm 2010, tại châu Âu, 85% số lượng khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ internet để giao dịch với ngân hàng, và con số này sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới.

Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, e-banking đã được triển khai tại nhiều nước như Trung Quốc, Hong Kong, Singapore và Thái Lan Tại Hồng Kông, dịch vụ ngân hàng điện tử có từ năm 1990 Tại Trung Quốc, Ngân hàng Trung Ương đã khuyến khích các dịch vụ Internet Banking từ năm 2000, còn ở Thái Lan thì hoạt động từ năm 2001 Tại Hong Kong, ngân hàng HSBC cũng bắt đầu cung cấp dịch vụ Internet Banking vào 1/8/2000 Với dịch vụ Internet Banking của HSBC, khách hàng có thể gửi tiết kiệm, đầu tư chứng khoán, thanh toán hoá đơn dịch vụ và giao dịch ngoại hối Còn tại Singapore, dịch vụ Internet Banking đầu tiên đã xuất hiện từ năm 1997 Hiện tại các ngân hàng lớn tại Singapore đều cung cấp dịch vụ này như Oversea Union Bank (OUB), DBS Bank, Citibank, Hong Kong’sBank of East Asia, Oversea-Chinese Banking Corp (OCBC) Tại Thái Lan, dịch vụInternet Banking được cung cấp từ năm 1995 Đặc biệt sau cuộc khủng khoảng tài chính năm 1997, các ngân hàng Thái chịu sức ép phải cắt giảm chi phí đã chuyển hướng sang đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ Internet Banking, coi đây là một giải pháp để giảm chi phí nhân công và tăng độ thoả mãn của khách hàng.

Bảng 1.2 Số máy ATM; POS và số thẻ trên đầu người ở một số quốc gia năm 2010 Đơn vị: Máy

NƯỚC ATM POS Số thẻ/người

Nguồn: http://www.sbv.gov.vn

Nếu như mức độ truy cập tài chính được đo bằng số lượng các chi nhánh ngân hàng và các máy rút tiền tự động (ATM) trên 100.000 người thì ở Việt Nam, tính đến 2010, hệ thống các TCTD bao gồm 5 ngân hàng thương mại nhà nước với 1.405 chi nhánh cấp 1, 37 ngân hàng thương mại cổ phần với 1.830 sở giao dịch, chi nhánh và văn phòng giao dịch Như vậy tỷ lệ chi nhánh, phòng giao dịch trên 100.000 người dân trung bình vào khoảng 3,72 Con số này mặc dù khá tương đồng với Philippine (khoảng xấp xỉ 4) nhưng vẫn thấp hơn Thái Lan và Indonexia, và so với các nước phát triển OECD là một khoảng cách khá xa (xấp xỉ 27) Mặt khác, mức độ phân bố các chi nhánh và phòng giao dịch ở nước ta lại không đồng đều, chủ yếu tập trung ở các vùng kinh tế trọng điểm là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, gây ra mức độ khó khăn khi truy cập thị trường tài chính ngân hàng cho các tổ chức, cá nhân ở những vùng kinh tế mới nổi hoặc vùng sâu, vùng xa.

Mặt khác, Việt Nam vẫn là nước có tỷ lệ người sử dụng thẻ thấp trong khu vực, hay nói cách khác, dân chúng Việt Nam vẫn rất chuộng tiền mặt Tốc độ tăng trưởng phát hành thẻ từ 2006 - 2010 đạt từ 150% - 200%, nhưng tỷ lệ thanh toán hàng hóa dịch vụ bằng thẻ ngân hàng chỉ đạt chưa đến 5% Số lượng giao dịch rút tiền mặt bằng thẻ qua hệ thống ATM chiếm đến 70 - 80% số lượng giao dịch thẻ thực hiện Đa số công nhân viên chức chủ yếu sử dụng thẻ để đến tháng rút tiền lương và ít có giao dịch khác Những người thỉnh thoảng mới giao dịch là công nhân và sinh viên, là đối tượng mà nhiều ngân hàng đã ồ ạt mời chào mở thẻ miễn phí.

1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Với sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử trên thế giới như vậy, ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như sau:

- Hệ thống pháp luật phải phù hợp, tạo điều kiện cho các dịch vụ ngân hàng điện tử phát triển, nếu so sánh hệ thống pháp luật về dịch vụ ngân hàng điện tử của Việt Nam với một số nước phát triển thì có thể thấy Việt Nam còn ít quy định về vấn đề này Quy định của pháp luật cần mang tính mở để các bên cung cấp, sử dụng dịch vụ ngân hàng có thể cập nhật các tiến bộ khoa học vào hoạt động của mình

1.3.2.2 Trình độ khoa học kỹ thuật và cơ sở hạ tầng

- Trình độ phát triển công nghệ là một trong những điều kiện quan trọng để phát triển thành công dịch vụ ngân hàng điện tử, các nước phát triển dịch vụ này thành công đều có trình độ khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại

- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật cần phải được nâng cấp để việc triển khai các dịch vụ ngân hàng điện tử trở nên khả thi hơn ở các vùng miền, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, có thể thấy ở các nước có dịch vụ ngân hàng điện tử phát triển tốt thì cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật rất vững chắc, hiện đại

Dịch vụ ngân hàng điện tử muốn phát triển phải kết hợp được hài hòa 3 nhân tố: người sử dụng (khách hàng), người cung cấp dịch vụ (ngân hàng) và nhân tố môi trường

Nhu cầu, thói quen sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng đối với các dịch vụ ngân hàng truyền thống cần có sự thay đổi Do một thời gian dài quen với các dịch vụ ngân hàng truyền thống, cách giao dịch truyền thống tại quầy, thêm nữa, mức độ hiểu biết về các ứng dụng của công nghệ tin học trong các tầng lớp dân cư không phải ai cũng giống nhau nên phần đông khách hàng ở nông thôn và ở độ tuổi trung niên thường có tâm lý e dè khi tiếp xúc với các dịch vụ ngân hàng điện tử Do vậy, các NHTM cần tìm cách quảng bá, tuyên truyền, giới thiệu các dịch vụ ngân hàng điện tử tới khách hàng để họ hiểu về quy trình cũng như những tiện ích do các dịch vụ này mang lại, từ đó sẽ thay đổi nhận thức và sẽ tin dùng dịch vụ ngân hàng điện tử.

Sự cạnh tranh của các ngân hàng, đặc biệt là giữa ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài đã buộc các ngân hàng phải không ngừng nỗ lực trong việc cung cấp các dịch vụ mới.

Khi cung cấp các dịch vụ mới, ngân hàng phải hướng sự tham gia của khách hàng, đặt khách hàng ở vị trí trung tâm của mọi dịch vụ.

Các ngân hàng cần phải tích cực trong việc đầu tư cho nghiên cứu phát triển và cho nguồn nhân lực.

THỰC TRẠNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ Ở NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI

Tổng quan về Ngân hàng Quân đội

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Quân đội

Ngân hàng Quân Đội (MB) được thành lập theo QĐ 0054/NH-GP do NHNN Việt Nam cấp ngày 14/9/1994 và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 060297 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp ngày 30/9/1994 Với ý tưởng xây dựng một định chế tài chính doanh nghiệp và phát triển doanh nghiệp quân đội trở thành một ngân hàng TMCP Quân đội, sau 18 tháng tích cực chuẩn bị, ngày 04/11/1994, Ngân hàng Quân Đội chính thức đi vào hoạt động Trụ sở tại 28 Điện Biên Phủ cùng số vốn điều lệ 20 tỷ đồng và 25 cán bộ nhân viên Ngay từ khi ra đời, mục tiêu hoạt động của Ngân hàng Quân đội đã được xác định rõ là hoạt động như một ngân hàng đa năng với hai mục tiêu: phục vụ cho các doanh nghiệp quân đội và khai thác dịch vụ ngân hàng đối với mọi thành phần trong nền kinh tế thị trường

Với những nỗ lực không mệt mỏi, MB đã chứng tỏ mình là người bạn tận tâm, đáng tin cậy của khách hàng trong 18 năm qua cùng với những mốc lịch sử đáng chú ý:

- Năm 2000: MB phát triển vượt qua khuôn khổ của một ngân hàng, từng bước lớn mạnh thành một tập đoàn bắt đầu bằng việc thành lập hai Công ty thành viên là Công ty TNHH Chứng khoán Thăng Long, hiện nay là Công ty cổ phần chứng khoán MB (MBS) và Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Quân đội (AMC) nhằm đa dạng hóa dịch vụ, hướng tới mô hình một tổ chức tài chính đa năng và hiện đại.

- Năm 2003: Sau 7 năm kinh doanh hiệu quả (1994 – 2002), MB quyết định cải tổ để phát triển nhanh, mạnh và bền vững hơn theo đề án cải tổ MB Vì vậy, MB đã cùng với công ty tư vấn nước ngoài xây dựng chiến lược 2004 – 2008 với tầm nhìn 2015.

- Năm 2004: MB trở thành ngân hàng TMCP đầu tiên phát hành cổ phần thông qua bán đấu giá ra công chúng với tổng mệnh giá là 20 tỷ đồng.

- Năm 2005: MB tiến hành ký kết thỏa thuận ba bên với Vietcombank và Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) về việc thanh toán cước viễn thông của Viettel và thỏa thuận hợp tác với Citibank Việc ký hợp tác có tính chiến lược này cho phép

MB tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, phục vụ khách hàng nhanh chóng hơn.

- Năm 2006: MB tiếp tục mở rộng bằng việc thành lập Công ty quản lý Quỹ đầu tư Chứng khoán Hà Nội (HFM) nay là Công ty cổ phần Quản lý Quỹ Đầu tư MB (MB Capital) Triển khai thành công dự án hiện đại hóa công nghệ thông tin Core Banking T24 của Tập đoàn Temenos (Thụy Sỹ).

- Năm 2008: Tái cấu trúc lại mô hình tổ chức, hoàn thiện và triển khai Chiến lược nhân sự theo mô hình tổ chức giai đoạn 2008 – 2012 Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) trở thành cổ đông chiến lược và MB tăng vốn điều lệ lên 3.400 tỷ đồng MB là ngân hàng cổ phần đầu tiên hoàn thành và áp dụng việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.

- Năm 2009: MB hoàn thành việc tăng mức vốn điều lệ lên 5.300 tỷ đồng Đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba, đón nhận chứng chỉ ISO 9001:2008 của Bureau Vertas Certification (Anh Quốc), ra mắt trung tâm dịch vụ khách hàng 247.

- Năm 2010: Ký kết và hoàn thành triển khai dự án tư vấn xây dựng chiến lược

2011 – 2015 và tầm nhìn 2020 với đối tác Mc Kinsey Khai trương chi nhánh đầu tiên tại nước ngoài (Lào) Được tổ chức xếp hạng uy tín thế giới Moody’s đánh giá và xếp hạng E+ Thực hiện thành công bước đầu chiến lược phát triển khu vực phía Nam Đầu tư xây dựng trung tâm dữ liệu và trung tâm dự phòng, với tổng vốn đầu tư là 10 triệu USD.

- Năm 2011: Là một năm đánh dấu nhiều sự kiện nổi bật với MB Trong năm,

MB đã thực hiện thành công việc chuyển giao vị trí Chủ tịch HĐQT Ngân hàng, đồng thời chuyển chức năng hành chính quân sự về trực thuộc Bộ Quốc Phòng, Đảng bộ Ngân hàng trực thuộc Quân ủy Trung ương Thực hiện thành công việc niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HSX) từ ngày 01.11.2011 Năm 2011, MB cũng tổ chức khai trương thành công chi nhánh quốc tế thức hai tại Phnompenh-Camphuchia sau 1 năm hoạt động thành công của chi nhánh quốc tế đầu tiên tại Lào Triển khai mô hình chiến lược 2011- 2015, mô hình tổ chức kinh doanh và triển khai chiến lược phía Nam và miền Trung – TâyNguyên Thực hiện tái cơ cấu Công ty Chứng khoán Thăng Long Nâng cấp thành công hệ thống Core T24 từ R5 lên R10.

- Năm 2012: MB chuyển đổi thành công mô hình tổ chức theo Chiến lược phát triển 2010 - 2015 và hoàn thành di chuyển Hội sở từ số 3 Liễu Giai về trụ sở mới 21 Cát Linh Lợi nhận trước thuế đạt 3.090 tỷ đồng, dẫn đầu trong khối các ngân hàng TMCP (không kể các ngân hàng do nhà nước nắm cổ phần chi phối), dẫn đầu về ROE và khẳng định vị trí chắc chắn trong TOP 5 ngân hàng Thương mại lớn mạnh nhất Việt Nam Đặc biệt nếu xét theo quy mô hoạt động, MB đang dẫn đầu lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam ở nhiều chỉ tiêu, như năng suất lao động, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tốc độ tăng trưởng huy động, tín dụng, lợi nhuận

Thành công của MB nằm ở tầm nhìn chiến lược trở thành "Ngân hàng thuận tiện với khách hàng" và đến năm 2015 giữ vị trí vững chắc trong top 3 Ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam trong mọi lĩnh vực Phương châm tăng trưởng "Nhanh, khác biệt, bền vững, hiệu quả", cùng với việc triển khai đồng bộ các giải pháp kinh doanh linh hoạt phù hợp với biến động của thị trường ngay từ ban đầu trở thành kim chỉ nam trong các hoạt động của MB MB đã và đang nỗ lực không ngừng để trở thành người bạn đồng hành tận tâm, thân thiết và đáng tin cậy của khách hàng, đối tác và cổ đông.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng Quân đội

Sơ đồ 2.1- Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Quân đội

Nguồn: Báo cáo thường niên của MB

- Hội đồng quản trị: là cơ quan có thẩm quyền quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của MB bao gồm: chiến lược, kế hoạch trung hạn, hàng năm và các vấn đề khác theo quy định của pháp luật và điều lệ của MB.

- Ban kiểm soát: Là cơ quan đại diện cổ đông, có trách nhiệm kiểm tra, giám sát các hoạt động của HĐQT, Ban điều hành, hoạt động tài chính của MB, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, sự an toàn trong hoạt động của MB, thực hiện kiểm toán nội bộ hoạt động từng thời kỳ, từng lĩnh vực nhằm đánh giá chính xác hoạt động kinh doanh và thực trạng tài chính của MB, đảm bảo Ngân hàng hoạt động hiệu quả, đúng pháp luật và bảo đảm các quyền lợi của cổ đông.

- Cơ quan kiểm toán nội bộ: Là cơ quan giúp việc cho Ban kiểm soát triển khai các hoạt động kiểm tra giám sát của Ban kiểm soát.

- Các ủy ban cao cấp: Các ủy ban cao cấp giúp việc cho HĐQT bao gồm: Ủy ban Tín dụng và đầu tư, ủy ban vấn đề nhân sự, ủy ban ALCO, Ủy ban quản lý rủi ro, Các ủy ban này giúp việc cho HĐQT trong từng mảng công việc cụ thể nhằm đảm bảo các quyết định chiến lược của HĐQT được xây dựng và triển khai có hiệu quả đúng pháp luật.

Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại NHTM CP Quân đội

Không khoảng cách, không thời gian, hoạt động 24/7/365 (hoạt động liên tục trong 24h mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần và 365 ngày mỗi năm) là điểm khác biệt rõ nét nhất của loại hình ngân hàng điện tử so với ngân hàng truyền thống Cùng với mức độ phổ cập của Internet, của các thuê bao di động, các ngân hàng dường như đều nhận ra rằng, không có con đường nào nhanh hơn, hiệu quả hơn để vượt trên đối thủ bằng việc phát triển ngân hàng điện tử Tại MB, trong 22 sáng kiến để định hướng

MB trở thành ngân hàng thuận tiện, nằm trong TOP 3 ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam vào năm 2015, thì sáng kiến phát triển ngân hàng điện tử là một sáng kiến có tầm nhìn chiến lược, được đưa ra từ chính Ban lãnh đạo Ngân hàng

Trên thực tế, so với một số ngân hàng lớn khác thì MB không phải là người tiên phong bước vào thị trường ngân hàng điện tử, nhưng khi đã xác định đây là một sáng kiến có tính chiến lược trong định hướng phát triển thì MB lại có lợi thế rất lớn để phát triển các tiện ích ngân hàng qua kênh điện tử thông qua hợp tác sâu rộng với đối tác chính Viettel Với mạng lưới rộng khắp trên các địa bàn cả nước và mạng di động phủ sóng toàn cầu, MB đang cùng với Viettel hiện thực hóa các sản phẩm ngân hàng điện tử tại Việt Nam, với những hình thái từ đơn giản, đến đơn giản hơn nữa Từ đầu năm 2011 đến nay, MB đã cùng Viettel cung cấp sản phẩm là BankPlus ra thị trường và đã có những thành công bước đầu Bên cạnh đó là việc ra mắt sản phẩm tiết kiệm số giúp cho khách hàng có thể gửi tiết kiệm trực tuyến thông qua Internet Banking Cả hai sản phẩm này đang không ngừng được cải tiến để mang lại thuận tiện hơn nữa cho khách hàng sử dụng Cũng như các ngân hàng khác, mức độ cung ứng sản phẩm ngân hàng điện tử của MB còn khá đơn giản, như chuyển khoản, thanh toán, truy vấn tài khoản… Tuy nhiên, sự khác biệt xuất phát từ những ý tưởng, khát vọng đưa dịch vụ ngân hàng điện tử vào các hoạt động thường nhật của cuộc sống xuất phát không chỉ từ đơn vị chủ trì, quản lý dịch vụ này của Ngân hàng.

2.2.1 Một số sự kiện nổi bật liên quan đến quá trình phát triển NH điện tử ở MB

- Năm 2004, MB tiến hành ký kết thỏa thuận với Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel về việc thanh toán cước viễn thông của Viettel Sự kiện này đánh dấu bước đi đầu tiên của MB trong định hướng xây dựng và cung cấp hệ thống thanh toán hóa đơn cước điện thoại cho khách hàng thông qua kênh phân phối điện tử.

- Năm 2004, MB tham gia thị trường thẻ đầy tiềm năng bằng cách phát hành thẻ ghi nợ nội địa Active Plus trong đó chủ thẻ được bảo hiểm an toàn cá nhân với số tiền lên tới hàng chục triệu đồng.

- Năm 2006, triển khai thành công dự án hiện đại hóa công nghệ thông tin (Corebanking) của Tập đoàn Temenos, Thụy Sỹ.

- Năm 2006, MB cho ra mắt dịch vụ Mobile Banking, cho phép khách hàng truy vấn số dư tài khoản và các thông tin như tỷ giá bằng cách gửi tin tới đầu số 8136.

- Năm 2008, MB thành lập phòng Contact Center – MB247, giải đáp các thắc mắc của khách hàng trong quá trình sử dụng sản phẩm, dịch vụ của MB liên tục 24/7

- Năm 2009, MB chính thức giới thiệu dịch vụ Internet Banking, với các tiện ích cơ bản như truy vấn số dư và chuyển tiền trong và ngoài hệ thống.

- Năm 2009 cũng là năm MB ký kết hợp tác với nhiều doanh nghiệp nhằm da dạng hóa dịch vụ và tiện ích như Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel, Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam (VNPost)

- Năm 2011, MB hợp tác với Viettel là ngân hàng đầu tiên giới thiệu dịch vụ Mobile Banking với tên gọi là BankPlus (tích hợp dịch vụ vào trong sim của khách hàng) trên thị trường Việt Nam

2.2.2 Thực trạng phát triển ngân hàng điện tử tại MB a Các loại hình dịch vụ ngân hàng điện tử tại MB

Sau hơn 1 năm nghiên cứu và tích hợp dịch vụ Internet Banking trên hệ thống, tháng 09/2009, MB chính thức ra mắt dịch vụ eMB Sau hơn 3 năm triển khai, với sự chỉ đạo thông suốt của Ban lãnh đạo ngân hàng về chủ trương đẩy mạnh sản phẩm, MB đã tăng cường đào tạo cho các đơn vị kinh doanh, tuyên truyền và truyền thông mạnh mẽ dịch vụ eMB Kết quả là các chi nhánh đều nhận thức được đầy đủ tiện ích của dịch vụ eMB, không chỉ đem lại sự thuận tiện cho khách hàng mà còn giúp các đơn vị kinh doanh giảm được khối lượng công việc tại quầy do đó giảm được chi phí eMB bao gồm hai gói dịch vụ: gói eMB basic và gói eMB Plus, phân biệt nhau bởi các tính năng của dịch vụ Cụ thể, Gói eMB basic bao gồm các tiện ích: quản lý thông tin chung: truy vấn số dư, tìm kiếm giao dịch; thay đổi mật khẩu; thay đổi thông tin cá nhân; liên hệ MB bằng email Gói eMB Plus bao gồm các tiện ích của gói eMB basic và thêm tiện ích thanh toán chuyển tiền trong và ngoài hệ thống

EMB Plus được bảo vệ bởi hệ thống bảo mật ba lớp gồm tên đăng nhập (do khách hàng tự đặt), mật khẩu và mã bảo mật (mật khẩu sử dụng một lần, được sinh ra từ các phương thức bảo mật), nhờ đó khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm về tính an toàn khi giao dịch trực tuyến với eMB

Phương thức bảo mật: Bên cạnh Hard Token đang được triển khai, MB đã ứng dụng phương thức bảo mật tiên tiến Mobile Token Mobile Token là phần mềm được cài đặt ngay trên máy điện thoại của khách hàng, thuận tiện sử dụng bất cứ lúc nào Bên cạnh đó, chi phí cho phần mềm bảo mật này thấp, không cần phải đầu tư lại như thiết bị phần cứng khi bị hết pin hoặc hư hỏng

Giao diện thân thiện cùng ngôn ngữ hiển thị bằng tiếng Việt và chức năng

“Trợ giúp”, khách hàng sẽ dễ dàng làm quen với công nghệ mới này

Với hạn mức chuyển khoản trong và ngoài hệ thống MB lên đến hai tỷ đồng một ngày, eMB có thể đáp ứng hầu hết các nhu cầu thanh toán của khách hàng.

Từ tháng 4/2011, MB đã đưa vào tiện ích Tài khoản điện tử Khách hàng có thể chuyển từ tài khoản thường trên thẻ Active plus sang tài khoản tiết kiệm điện tử để được hưởng mức lãi suất cao hơn rất nhiều so với tiền gửi không kỳ hạn. Được xây dựng dựa trên nền tảng Core banking T24, eMB có khả năng mở rộng và nâng cấp thêm nhiều ứng dụng mới Mới đây nhất là dịch vụ giao dịch trực tuyến dành cho các khách hàng doanh nghiệp, các đơn vị là định chế tài chính trong và ngoài nước với hạn mức tín dụng hai tỷ đồng.

Khách hàng có thể thực hiện các hoạt động thanh toán tiền điện và cước internet hàng tháng thông qua dịch vụ eMB Ngoài ra, MB cũng triển khai dịch vụ chuyển kiều hối từ Mỹ về Việt Nam trực tuyến eMB Remit tại website: http://www.embremit.com, cho phép chuyển tiền tối đa 5.000 USD một lần với mức phí 10 USD một lần

Từ tháng 11/2011, MB đã ra mắt sản phẩm “Tiết kiệm số” được triển khai trực tiếp thông qua dịch vụ eMB Khách hàng đang sử dụng dịch vụ eMB có thể mở tài khoản tiết kiệm có kỳ hạn thông qua giao dịch trực tuyến thay vì phải ra quầy. Tài khoản số có giá trị tương tự thẻ tiết kiệm thông thường, có thể mở không giới hạn số lượng tài khoản số với hạn mức tối thiểu là một triệu đồng mỗi sổ dành cho khách hàng cá nhân và 50 triệu đồng mỗi sổ cho khách hàng doanh nghiệp, đồng thời được phép sử dụng tài khoản số này để cầm cố khi vay tiền tại MB.

GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI ĐẾN NĂM 2020

Định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của Ngân hàng

3.1.1 Triển vọng phát triển ngân hàng điện tử tại Việt Nam

Mặc dù ngân hàng điện tử ở Việt Nam mới được áp dụng trong những năm gần đây nhưng hoạt động này đã trở nên phổ biến và có xu hướng phát triển ngày càng nhanh Những triển vọng để phát triển ngân hàng điện tử bao gồm:

3.1.1.1 Hành lang pháp lý và môi trường thể chế

Về phía Nhà nước, Chính phủ đã ban hành và cố gắng hoàn thiện luật giao dịch điện tử để hỗ trợ cho sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử Với sự khuyến khích và hỗ trợ của chính phủ, các ngân hàng đang bày tỏ kế hoạch liên kết lại với nhau Chia sẻ kinh nghiệm và xây dựng tiêu chuẩn chung để việc giao dịch ngân hàng điện tử trở nên đơn giản và gần gũi, dễ sử dụng hơn cho khách hàng. Chính phủ Việt Nam cũng góp phần lớn và có nhiều nỗ lực đáng trân trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển công nghệ thông tin tại Việt Nam bằng việc giảm giá cước truy cập Internet, broadband để đông đảo người dân có thể sử dụng Internet.

Về phía NHNN Việt Nam, đã ban hành Quyết định số 1799/QĐ-NHNN phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 – 2020, mục tiêu của đề án này là: Đến năm 2020, tỷ lệ tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán khoảng 15%; số lượng tài khoản cá nhân đạt 45 triệu; hơn 90% người lao động lĩnh lương qua tài khoản; 95% tài khoản thanh toán giữa các doanh nghiệp qua ngân hàng… Đây là một trong những đề án được đánh giá là sẽ tạo nên bước thay đổi lớn trong việc sử dụng các phương tiện thanh toán hiện đại của cá nhân và các tổ chức trong nền kinh tế Để thực hiện được mục tiêu này, vai trò của các dịch vụ ngân hàng điện tử là rất lớn Vì vậy, chính phủ sẽ hỗ trợ các ngân hàng trong việc phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử từ việc hoàn thiện các cơ sở pháp lý cho các giao dịch điện tử đến hỗ trợ về mặt kĩ thuật, công nghệ Trong tương lai không xa, dịch vụ ngân hàng điện tử sẽ phát triển rất mạnh mẽ ở Việt Nam.

Hiện nay đã có khá nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động ngân hàng điện tử ở Việt Nam, cụ thể:

- Luật Giao dịch Điện tử của Quốc hội Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số 51/2005/QH11 ban hành ngày 29/11/2005, hướng dẫn cụ thể bằng nghị định của Chính phủ số 57/2006/NĐ-CP ngày 09/06/2006 về thương mại điện tử.

- Quyết định số 376/2003/QĐ-NHNN Quy định về bảo quản, lưu trữ chứng từ điện tử đã sử dụng để hạch toán và thanh toán vốn của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

- Quyết định 25/2006/QĐ-BTM của Bộ Thương mại về việc ban hành Quy chế sử dụng chữ ký số của Bộ Thương mại

- Quyết định số 35/2006/QĐ-NHNN ban hành Quy định về các nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử.

- Nghị định 27/2007/NĐ-CP của Chính phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chínhThông tư 01/2011/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc đảm bảo an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng

Các văn bản này sẽ tạo hành lang pháp lý cơ sở để các ngân hàng triển khai các dịch vụ ngân hàng điện tử mới cũng như hỗ trợ khách hàng trong trường hợp phát sinh tranh chấp với ngân hàng Hệ thống chính sách và pháp luật tiếp tục sẽ có những điều chỉnh phù hợp với yêu cầu thực hiện các cam kết trong khuôn khổ WTO và yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường.

3.1.1.2 Hạ tầng công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin – truyền thông ở Việt Nam hiện nay đang phát triển mạnh mẽ Theo thống kê của Cục Ứng dụng công nghệ thông tin, Bộ Bưu chínhViễn thông, tính đến đầu năm 2010, tổng số thuê bao di động trên toàn quốc là 98 triệu thuê bao, với mật độ 113 máy/100 dân Tốc độ phát triển công nghệ thông tin bình quân đạt 25-30%/năm.

Về sự phát triển của mạng Internet nói riêng, tháng 11 năm 1997 Việt Nam tham gia mạng toàn cầu, giữa năm 1999 mới có khoảng 20 nghìn thuê bao, chủ yếu là khách hàng của các nhà cung cấp dịch vụ lớn như VDC, FPT, nhưng dịch vụ internet đã dần dần mở rộng đến từng doanh nghiệp, từng gia đình, từng cá nhân. Đến hết năm 2007 có khoảng 17 triệu người dân trong nước dùng dịch vụ internet, nhưng đến năm 2012 (chỉ sau 5 năm), con số này đã tăng gấp gần 1.8 lần lên 31.3 triệu, chiếm 35.58% dân số, 100% các doanh nghiệp lớn, tổng công ty đã có kết nối Internet Theo thống kê của Trung tâm số liệu quốc tế Internet World Stats, Việt Nam hiện đứng thứ 6 ở châu Á về số người kết nối Internet

Bảng 3.1 Số người sử dụng Internet và tỷ lệ số dân sử dụng Internet giai đoạn 2007 - 2012

Số người sử dụng Internet 17.718.112 20.834.401 22.779.887 26.784.035 30.552.417 31.304.211

Tỷ lệ số dân sử dụng

Nguồn: Thống kê Internet Việt Nam – www.thongkeinternet.vn

Nhờ vậy, thương mại điện tử có tốc độ phát triển khả quan, bắt đầu xuất hiện vào năm 2003, đến cuối năm 2009 tại Việt Nam đã có khoảng 30 sàn thương mại điện tử B2B (business to business), và 80 doanh nghiệp kinh doanh sàn thương mại điện tử B2C (business to customer) Đây vừa là cơ hội, vừa là yêu cầu bắt buộc các ngân hàng thương mại phải cung cấp nhiều hơn các dịch vụ ứng dụng công nghệ thông tin để đáp ứng nhu cầu mới.

3.1.1.3 Trình độ của người dân

Khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử là những người có trình độ học vấn cao, trẻ và có thu nhập tương đối cao Với kiến thức tin học cao, khả năng tiếp thu nhanh những vấn đề tiến bộ, họ là những người tham gia dịch vụ Internet- banking đầu tiên Giao dịch với họ thường có giá trị tương đối cao, rủi ro ít vì họ có học và có thu nhập cao Thứ nữa là cơ hội cung cấp dịch vụ trong một thời gian dài vì họ là những người trẻ tuổi Cuối cùng là họ là những người năng động, giao dịch nhiều, cơ hội đi lại qua các quốc gia, nên ở điểm này, Internet-banking có thể chứng minh tính ưu việt của nó đó là cung cấp dịch vụ liên tục và toàn cầu.

Biểu 3.1 Trình độ học vấn của dân cư ở Việt Nam năm 2012

Sau đại học Đại học

Cao đẳng, trung cấp Học nghề

Phổ thông trung học Còn lại

Nguồn: http://www.moet.gov.vn

Nhìn chung trình độ học vấn của Việt Nam vào loại cao so với khu vực Đây là một thế mạnh để Việt Nam tham gia tiếp thu và áp dụng kiến thức mới, công nghệ mới.

Việt Nam cũng là quốc gia có dân số trẻ với 65% dân số là dưới 30 tuổi, trong đó độ tuổi trung bình của nhóm tuổi này là 26 tuổi Với dân số trẻ như vậy, ViệtNam rất dễ thích nghi nhanh với các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến nhất, vì người trẻ rất ham học hỏi và dễ tiếp thu công nghệ tiên tiến Bên cạnh đó, người Việt Nam rất thức thời, nhạy cảm và mau chóng nắm bắt các công nghệ thông tin tiên tiến Đây là điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ở thị trường Việt Nam.

3.1.1.4 Nguồn nhân lực phát triển

Trong những năm gần đây số lượng chuyên gia công nghệ thông tin ngày một tăng Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển thương mại điện tử nói chung và ngân hàng điện tử nói riêng Hiện nay, các ngân hàng đã có thể tự viết ra những chương trình phần mềm mà không phải đi mua của nước ngoài, vừa phù hợp với điều kiện thực tiễn ở Việt Nam, vừa tiết kiệm chi phí Về đào tạo nguồn nhân lực cũng được nhà nước hết sức quan tâm, số lượng các trường đại học, cao đẳng, trung cấp đào tạo về nghiệp vụ ngân hàng và về công nghệ thông tin ngày càng gia tăng, số lượng cán bộ được đào tạo ở nước ngoài cũng ngày càng gia tăng.

3.1.2 Xu hướng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của Việt Nam

Dịch vụ ngân hàng điện tử đã có một lịch sử phát triển tương đối lâu dài trên thế giới Hầu hết các Ngân hàng lớn trên thế giới đều đã triển khai dịch vụ Ngân hàng điện tử và bắt đầu phát triển mạnh dịch vụ này từ năm 2001, và theo ước tính số khách hàng tăng hàng năm là 20%

Một số kiến nghị đối với Chính phủ và NHNN Việt Nam

Để dịch vụ ngân hàng điện tử thực sự đi vào đời sống và phát huy được toàn diện những ưu thế cũng như những lợi ích của nó đòi hỏi phải có sự đầu tư, sự quan tâm đúng đắn của các nhà quản lý, khách hàng và bản thân các ngân hàng Nhưng nhìn chung cần phát triển đồng bộ các giải pháp sau:

3.3.1 Đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử Đến hết năm 2010, sau 5 năm thực hiện kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006 – 2010, thương mại điện tử Việt Nam đã khẳng định được vị trí và vai trò của nó trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói riêng, cũng như trong nền kinh tế quốc dân nói chung Ngày 12/07/2010, Thủ tưởng Chính phủ tiếp tục phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2011 – 2015 Kế hoạch tổng thể 5 năm lần hai này hướng tới mục tiêu tổng quát “đưa thương mại điện tử trở thành hoạt động phổ biến và đạt mức tiên tiến trong khu vực ASEAN, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Để đạt được mục tiêu trên, các cơ quan quản lý nhà nước cần triển khai thực hiện tốt các giải pháp sau:

- Chỉ đạo tích cực công tác triển khai kế hoạch phát triển thương mại điện tử ở các địa phương giai đoạn 2011 – 2015;

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến thương mại điện tử.

- Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến về thương mại điện tử Nội dung tuyên truyền phổ biến cần đi sâu vào lợi ích của việc tham gia giao dịch thương mại điện tử như nhanh chóng, an toàn, tiết kiệm,…

- Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng các mô hình thương mại điện tử phù hợp; khuyến khích, đãi ngộ các đối tượng là các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính… đầu tư kinh doanh buôn bán trên mạng, từ đó tạo nhu cầu kinh doanh, thanh toán, giao dịch,…; tạo ra lượng khách hàng tiềm năng cho dịch vụ ngân hàng điện tử sau này

3.3.2 Xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, các luật và nghị định nhằm quản lý tiến trình kinh doanh trên mạng, là căn cứ để giải quyết tranh chấp. Xây dựng chuẩn chung và cơ sở pháp lý cho văn bản điện tử, chữ ký điện tử và chứng nhận điện tử

- Để tạo điều kiện cho các chứng từ điện tử đi vào cuộc sống, cần xây dựng hệ thống các tổ chức, cơ quan quản lí, cung cấp, công chứng chữ kí điện tử và chứng nhận điện tử Xây dựng một trung tâm quản lí dữ liệu trung ương để giúp cho việc xác nhận, chứng thực chứng tư điện tử được nhanh chóng và chính xác

3.3.3 Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán

Nền tảng của ngân hàng điện tử là công nghệ thông tin, cần có sự đầu tư thoả đáng không chỉ từ các ngân hàng mà còn từ phía Chính phủ Chính phủ cần định hướng phát triển công nghệ thông tin cho ngành ngân hàng, trên cơ sở đó các ngân hàng xây dựng hệ thống công nghệ thông tin, phát triển các dịch vụ, tiện ích ngân hàng

3.3.3.1 Thiết lập một hệ thống thanh toán tiêu chuẩn

Hệ thống thanh toán ở Việt Nam còn nhiều điều bất cập, chưa hoàn thiện, chưa nối mạng quốc tế và bị lấn át bởi hệ thống thanh toán bằng tiền mặt Việc cải tổ lại hệ thống thanh toán không chỉ mang lại lợi ích cho ngân hàng mà còn mang lại lợi ích quốc gia.

Hệ thống liên ngân hàng điện tử mới đưa vào hoạt động gần đây như là một bước tiến căn bản tạo nền móng vững chắc cho hệ thống ngân hàng trên toàn quốc.

Hệ thống này cần được duy trì và khai thác một cách có hiệu quả hơn.

Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ khuyến khích các ngân hàng thương mại tự đầu tư cho hạ tầng cơ sở thanh toán điện tử Xoá bỏ một số quy định cản trở các ngân hàng thương mại trong việc thiết lập kế hoạch chiến lược lâu dài đầu tư hiên đại hoá cơ sở hạ tầng.

3.3.3.2 Xúc tiến ngành công nghệ tin học ngân hàng

Công nghệ tin học ngân hàng đang phải đối mặt với rất nhiều rào cản như trình độ quản lý kỹ thuật yếu kém, phát triển không đồng đều, thiếu vốn Chính phủ có thể cho phép các công ty tài chính nước ngoài đầu tư một phần trong lĩnh vực thông tin viễn thông nhưng không cho họ liên quan tới các hoạt động điều hành nhằm thu hút vốn và kinh nghiệm kỹ thuật của họ mà vẫn kiểm soát được lĩnh vực này.

3.3.3.3 Phổ cập công nghệ thông tin trong dân, xây dựng nguồn nhân lực tin học chuyên nghiệp

 Cần đưa báo chí, trung tâm thông tin lên mạng Bằng cách tra cứu này, biến internet thành thứ công cụ gần gũi phổ biến cho các công ty và cá nhân.

 Cần đẩy mạnh kinh doanh thông tin trên internet nhằm lôi kéo các doanh nghiệp nối mạng Các nội dung thông tin phải cập nhật, chính xác và bao trùm cả nước Hoàn thiện các kỹ năng nghiệp vụ sử dụng internet.

 Phát triển internet là trước hết phải phát triển các nhà cung cấp dịch vụ internet Bằng cách này mới mong tăng số lượng thuê bao internet.

 Các cơ quan quản lý nhà nước tích cực tham gia nối mạng để cung cấp các thông tin về chế độ chính sách, luật pháp, từ đó tạo thói quen dùng internet trong đời thường Lựa chọn các doanh nghiệp để tham gia vào mạng.

 Khuyến khích tổ chức các hoạt động nghiên cứu sáng tạo tin học như cuộc thi Robocon, Nhân tài đất Việt, …

 Đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin chất lượng cao.

Việt Nam đang thiếu một nguồn nhân lực công nghệ thông tin chuyên nghiệp Việc sử dụng máy tính ngày càng phổ biến nhưng ít nhiều vẫn mang tính tự phát Đặc biệt là trong lĩnh vực phần mềm Chúng ta chưa có một lực lượng chuyên gia lập trình có khả năng xử lý ứng dụng hệ thống tầm cỡ quốc gia Đây là vấn đề đặt ra cho Bộ Giáo dục Đào tạo, Bộ Khoa học Công nghệ Môi trường và Bộ Lao động Thương binh Xã hội. Điều đáng nói tới là phương pháp đào tạo giáo dục Hiện nay, nhiều sinh viên tin học tài năng lại không được hoặc không thể sử dụng trong các lĩnh vực ngân hàng Nguyên nhân là họ không có chút kiến thức tối thiểu về ngành tài chính ngân hàng Việc khuyến khích các sinh viên tin học tham gia sáng tạo ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực ngân hàng còn rất ít.

3.3.4 Cải cách nâng cao hệ thống quản lý ngân hàng

Ngày đăng: 19/09/2023, 08:33

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Phí giao dịch ngân hàng điện tử so với các phương thức  giao dịch khác - luận văn thạc sĩ phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng tmcổ phần quân đội
Bảng 1.1. Phí giao dịch ngân hàng điện tử so với các phương thức giao dịch khác (Trang 20)
Bảng 1.2. Số máy ATM; POS và số thẻ trên đầu người ở một số quốc gia  năm 2010 - luận văn thạc sĩ phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng tmcổ phần quân đội
Bảng 1.2. Số máy ATM; POS và số thẻ trên đầu người ở một số quốc gia năm 2010 (Trang 35)
Sơ đồ 2.1-  Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Quân đội - luận văn thạc sĩ phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng tmcổ phần quân đội
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Quân đội (Trang 40)
Bảng 2.1. Các chỉ tiêu về kết quả hoạt động của NH Quân đội  từ  2008 – 2012 - luận văn thạc sĩ phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng tmcổ phần quân đội
Bảng 2.1. Các chỉ tiêu về kết quả hoạt động của NH Quân đội từ 2008 – 2012 (Trang 45)
Bảng 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của MB từ năm 2008 - 2012 Các chỉ - luận văn thạc sĩ phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng tmcổ phần quân đội
Bảng 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của MB từ năm 2008 - 2012 Các chỉ (Trang 46)
Bảng 2.3. So sánh các tiện ích của dịch vụ Ngân hàng điện tử của MB  các ngân hàng TMCP - luận văn thạc sĩ phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng tmcổ phần quân đội
Bảng 2.3. So sánh các tiện ích của dịch vụ Ngân hàng điện tử của MB các ngân hàng TMCP (Trang 62)
Bảng 3.1.  Số người sử dụng Internet và tỷ lệ số dân sử dụng Internet giai đoạn 2007 - 2012 - luận văn thạc sĩ phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng tmcổ phần quân đội
Bảng 3.1. Số người sử dụng Internet và tỷ lệ số dân sử dụng Internet giai đoạn 2007 - 2012 (Trang 73)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w