Đặc điểm hoạt động nhập khẩu
Như ta đã biết, nhập khẩu là một khâu nghiệp vụ phức tạp, thời gian lưu chuyển hàng hóa thường dài hơn lưu chuyển hàng hóa trong nươc, việc thanh toán hàng đa dạng và phức tạp, dễ xảy ra tranh chấp nếu không am hiểu các nghiệp vụ kinh doanh thương mại quốc tế.
Quá trình lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu gồm hai giai đoạn: mua hàng từ nước ngoài và sau đó bán hàng nhập khẩu ra thị trường trong nước hoặc tái xuất khẩu.
Là một ngành kinh tế đặc thù chuyên về tàu thủy, hiện nay hoạt động chính của công ty TNHH phát triển công nghệ tàu thủy là mua bán nhập khẩu các phương tiện thủy bộ, thiết kế kỹ thuật và thiết kế kỹ thuật công nghệ về tàu thủy Nhất là mấy năm gần đây mảng xuất nhập khẩu các phương tiện thủy bộ của công ty rất phát triển bao gồm: Hệ trục chân vịt, chân vịt, điều hoà thủy bộ, keo đổ bệ máy chân tàu thủy, gạt nước mưa,…được các công ty đóng tàu tin dùng Các sản phẩm của công ty có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, luôn luôn đạt chuẩn cho mọi loại tàu và được các nhà đầu tư lớn ưa chuộng. Với sự tăng dần về chức năng, quy mô kinh doanh cũng như hiệu quả kinh doanh, vị thế và uy tín của công ty trên thị trường cạnh tranh ngày càng tăng. Trong những năm vừa qua, Công ty đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước và luôn luôn được các nhà đầu tư đánh giá cao, uy tín.
Hoạt động nhập khẩu ở Công ty TNHH phát triển công nghệ tàu thủy được tiến hành chủ yêu dưới hai hình thức: nhập khẩu trực tiếp và ủy thác nhập khẩu.
- Công ty thường nhập khẩu hàng hóa theo điều kiện CIF, CNF
- Về phương thức thanh toán: hầu như Công ty áp dụng phương thức thanh toán L/C, chỉ có một số ít là theo phương thức chuyển tiền (T/T).
- Về tỷ giá sử dụng khi hạch toán ngoại tệ: Kế toán Công ty áp dụng tỷ giá thực tế của Ngân hàng Thuơng mại cổ phần Quân đội tại thời điểm phát sinh ngoại tệ.
Tổ chức quản lý nhập khẩu hàng hóa
Hoạt động nhập khẩu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong toàn hoạt động kinh doanh của công ty Mỗi một thương vụ nhập khẩu đều được tiến hành có sự phối hợp chặt chẽ giữa phòng Kế hoạch cung ứng và phòng Tài chính – kế toán Phòng kế toán theo dõi và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh từ khi nhập khẩu đến khi đưa hàng về kho nhập kho hoặc gửi bán Phòng kế hoạch cung ứng cân đối nhu cầu nguyên vật liệu, lập phương án nhập khẩu trình lên Tổng Giám đốc Căn cứ nhu cầu nhập khẩu, phòng kế hoạch cung ưng sẽ tổ chức tìm nguồn hàng Tùy thuộc vào điều kiện mà công ty tiến hành nhập khẩu trực tiếp hoặc ủy thác Hợp đồng nhập khẩu trực tiếp (bằng tiếng Anh) hay ủy thác (tiếng Việt) được thiết lập bao nhiêu bản tùy thuộc vào sự thỏa thuận của mỗi bên.
Sơ đồ 1: Trình tự nhập khẩu của Công ty TNHH phát triển công nghệ tàu thủy
Ví dụ: Ngày 17/01/2013 Công ty TNHH Phát triển công nghệ tàu thủy ký kết hợp đồng nhập khẩu số 2013.01 với công ty xuất khẩu HUNG SHEN PROPELLER CO, LTD - TAIWAN
+ Số luợng nhập khẩu: 2 chiếc chân vịt (1 chiếc quay trái, 1 chiếc quay phải)
+ Tổng trị giá 14.450USD, tính thuế VAT 10% trên tổng giá trị hợp đồng (Hình thức thanh toán bằng thư tín dụng)
Ngày 14/03/2014 có thông báo thanh toán bộ chứng từ, trị giá 14.450USD, với tỷ giá ngày 17/01/2014 là 20.828đ
Công ty thanh toán 100% bằng tiền gửi.
Ngân hàng thu phí thanh toán L/C 813.594đ (VAT 10%)
Ký hợp đồng nhập khẩu
Mở L/C Mua bảo hiểm hàng hóa Thanh toán L/C
Làm thủ tục hải quan
Khiếu nại về hàng hóa nếu có
Giao hàng cho đơn vị nhận hàng hoặc nhập kho
Hàng về nhập kho theo bộ chứng từ nhập khẩu số luợng 02chiếc chân vịt
(1 chiếc quay phải, 1 chiếc quay trái) Thông số kỹ thuật: 960mm x 1080mm x 4cánh x EAR: 0.75; Vật liệu: Mn-Bronze; sản xuất mới 100% Tỷ giá thực tế là 20.900đ, thuế GTGT hàng nhập khẩu 10%.
Phòng kế toán làm thủ tục thanh toán L/C từ ngân hàng Thuơng mại Cổ phần Quân đội – Chi nhánh Điện Biên Phủ - Hà Nội cho ngân hang Wells Fargo Bank mở tại Kaohsiung - Taiwan như sau:
- Trước khi mở L/C công ty tiến hành cân đối nguồn vốn, trên cơ sở xác định nguồn vốn của đơn vị có đủ khả năng nhập khẩu hàng hóa hay không.
- Đại diện của công ty đến ngân hàng làm thủ tục mở L/C Trên cơ sở đơn xin mở L/C, giấy cam kết thanh toán, phòng thanh toán quốc tế của ngân hàng tiến hành ký quỹ mở L/C/: L/C được mở là L/C at sight, vì nó đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên Do Công ty là đơn vị kinh doanh có uy tín và có tài sản thế chấp vay vốn lưu động nhập khẩu các phương tiện thủy bộ nên tỷ lệ ký quỹ của công ty với các ngân hàng là 0%.
- Ngân hàng tiến hành gửi cho bên bán thông qua ngân hàng của bên bán
1 bản L/C và gửi cho công ty 1 bản Hai bên tiến hành kiểm tra, xem xét nếu thấy điều khoản chưa hợp lý thì sẽ báo lại cho ngân hàng biết và cùng nhau thỏa thuận, tu chỉnh L/C cho phù hợp.
- Bên bán sau khi nhận được L/C gửi đến, nếu chấp nhận nội dung L/C thì tiến hành giao hàng cho người vận tải, lấy vận đơn lập bộ chứng từ và gửi cho bên mua Bộ chứng từ do bên mua nhận được từ bên bán gồm các chứng từ khác nhau và do L/C quy định Thông thường bộ chứng từ hàng hóa do bên bán gửi đến gồm:
+ Hóa đơn thương mại (Commercial invoice)
+ Vận tải đơn (Bill of lading)
+ Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of oringin)
+ Giấy chứng nhận phẩm chất (Certificate of quality)
+ Giấy chứng nhận số lượng (Certificate of quantity)
+ Bảng kê khai chi tiết hàng hóa (Packing list)
+ Giấy chứng nhận bảo hiểm (Certificate of insurance)
+ Và các chứng từ khác
- Trong trường hợp hàng về, chứng từ chưa về, Công ty sẽ làm đơn xin tới ngân hàng xin ngân hàng cấp giấy bảo lãnh đi nhận hàng, để tránh trường hợp lưu cont tại cảng Trong trường hợp này nếu bộ chứng từ có sai sót thì công ty vẫn phải thanh toán bộ chứng từ trên.
- Khi có thông báo bộ chứng từ về, nhân viên phòng kế toán kiểm tra sự phù hợp của chứng từ với L/C Nếu chứng từ phù hợp, công ty làm công văn chấp nhận thanh toán Trong trường hợp bộ chứng từ có sai sót, công ty có thể giao dịch với bên bán và hai bên sẽ thống nhất trong việc giảm giá tiền hàng. Nếu hai bên không thống nhất, bên mua có quyền từ chối thanh toán L/C nói trên Khi chấp nhận thanh toán L/C, công ty phải làm đơn in mua ngoại tệ (nếu thanh toán từ tài khoản tiền gửi), hồ sơ vay (nếu thanh toán từ tài khoản tiền vay) gửi đến ngân hàng để chuyển tiền cho bên bán, đồng thời nhận bộ chứng từ có 01 vận đơn ký hậu của ngân hàng để đi nhận hàng.
- Nhận được giấy báo hàng đã về địa điểm giao hàng, phòng kế hoạch và cung ưng mang bộ chứng từ do bên bán gửi (có vận đơn ký hậu), tới địa điểm giao hàng Tại nơi giao hàng, cán bộ xuất nhập khẩu của công ty sẽ trình vận đơn ký và toàn bộ hồ sơ nhận hàng cho người chuyên chở đồng thời làm thủ tục giám định hàng hóa và các thủ tục hải quan khác.
- Nếu hàng hóa thiếu hụt ngoại định mức, công ty sẽ thông báo cho phía bảo hiểm về những thiếu hụt trên để yêu cầu giám định, đòi bồi thường Các chứng từ kèm theo trong khâu này bao gồm:
+ Biên bản giám định của hải quan do phía hải quan lập.
+ Các chứng từ liên quan khác khi kiểm định hàng hóa.
- Khi về nhập kho, công ty tiền hành kiểm nhận số lượng, chất lượng hàng về căn cứ vào phiếu cân và phiếu kiểm tra chất lượng của phòng Q/A. Trên cơ sở các chứng từ (biên bản kiểm nhận, hóa đơn thương mại, tờ khai hải quan, biên lai nộp thuế nhập khẩu…) tiến hành lập phiếu nhập khi, làm cơ sở hạch toán kế toán.
- Mọi chi phí phát sinh trong quá trình nhận hàng sẽ tùy thuộc vào việc thanh toán của đơn vị bằng tiền mặt, séc, tiền gửi ngân hàng mà có những chứng từ phù hợp.
- Căn cứ vào tờ khai hải quan, kế toán làm ủy nhiệm chi nộp tiền thuế GTGT và thuế nhập khẩu cho lô hàng đó.
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TÀU THỦY…
Thủ tục, chứng từ
Các chứng từ nhập khẩu hàng hóa Công ty sử dụng:
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
- Vận tải đơn (Bill of lading – B/L) hoặc (Bill of air – B/A)
- Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insuarance policy)
- Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of oringin)
- Giấy chứng nhận phẩm chất (Certificate of quality)
- Giấy chứng nhận số lượng (Certificate of quantity)
- Bảng kê khai chi tiết hàng hóa (Packing list)
- Tờ khai hải quan và phụ lục kèm theo tờ khai hải quan.
- Giấy thông báo thuế, phụ thu và tờ khai trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu.
- Chứng từ phản ánh chi phí tiếp nhận hàng hóa nhập khẩu như hóa đơn cước phí vận chuyển, hóa đơn nộp lệ phí hải quan, hóa đơn thuê bốc dỡ hàng hóa, hóa đơn thuê giám định chất lượng
- Các chứng từ thanh toán như phiếu thu, phiếu chi, điện chuyển tiền.
- Phiếu nhập kho và biên bản kiểm nhận hàng hóa.
Kế toán chi tiết
Trình tự hạch toán:
- Công ty làm thủ tục với ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MBbank) về việc ký quỹ mở L/C
- Ngày 14/03/2013 Công ty nhận được giấy báo chứng từ về và yêu cầu thanh toán Hàng về với số lượng 2 chiếc chân vịt, yêu cầu thanh toán là 14.450USD Bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp với L/C, phòng kế toán gửi công văn chấp nhận thanh toán, làm thủ tục thanh toán L/C nói trên và đi nhận bộ chứng từ từ ngân hàng mở L/C Tỷ giá 20.828đ:
- Ngân hàng tự động trích tài khoản tiền gửi của công ty để thu phí thanh toán L/C, kế toán căn cứ vào giấy báo nợ của NH hạch toán:
- Chênh lệch lỗ tỷ giá so với tỷ giá thanh toán:
- Nhận được thông báo hàng sẽ về đến cảng thành phố Hải Phòng, Công ty căn cứ cán bộ xuất nhập khẩu đến làm thủ tục hải quan để nhận hàng.
- Sau khi làm thủ tục kiểm tra, giám định chất lượng hàng hóa đầy đủ, được chuyển về nhập kho của công ty, kế toán căn cứ vào tờ khai, hóa đơn chi phí phản ánh giá trị nhập kho như sau:
- Hàng về nhập kho theo hoá đơn, ta phản ánh:
- Phản ánh chi phí cuớc biển vào trị giá hàng nhập khẩu:
- Căn cứ vào giấy nộp tiền và ngân sách nhà nuớc, phản ánh số thuế GTGT hàng nhập khẩu được khấu trừ:
- Nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu được khấu trừ
2.2.2 Tài khoản sử dụng: a Để hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu trực tiếp, kế toán công ty sử dụng các tài khoản chủ yếu như sau:
- Tài khoản 152 – “hàng hóa”: tài khoản này dùng để phản ánh tình hình nhập xuất tồn nguyên vật liệu theo giá thực tế.
- Tài khoản 151- “hàng đang đi đường”: tài khoản này dùng để phản ánh về hàng hóa đã xác định nhập khẩu nhưng chưa về nhập kho.
- Tài khoản 112 – “tiền gửi ngân hàng”: dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động của các khoản tiền gửi ngân hàng của công ty tại ngân hàng Căn cứ để hạch toán trên tài khoản này là các giấy báo nợ hoặc bảng kê của ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc như ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, séc chuyển khoản…
- Tài khoản 133- “Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ”: phản ánh thuế GTGT đầu vào được, đã khấu trừ và còn được khấu trừ của hàng hóa dịch vụ.
- Tài khoản 333: dùng để phản ánh quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước về các khoản thuế, phí, lệ phí, các khoản phải nộp khác, phản ánh nghĩa
33 vụ và tình hình thực hiện nghĩa vụ thanh toán của doanh nghiệp với Nhà nước trong kỳ kế toán.
- Tài khoản 3333 – “thuế xuất nhập khẩu”: phản ánh tình hình xác định và nộp thuế nhập khẩu cho Nhà nước.
- Tài khoản 33312 – “thuế GTGT”: Phản ánh tình hình xác định và nộp thuế GTGT của hàng nhập khẩu cho Nhà nước.
- Tài khoản 642 – “Chi phí quản lý doanh nghiệp”: phản ánh các khoản chi phí phát sinh liên quan đến quản lý doanh nghiệp, các chi phí giao dịch qua ngân hàng trong quá trình nhận hàng nhập khẩu.
- Tài khoản 111 – “Tiền mặt”: phản ánh số hiện có và tình hình biến động các loại vốn bằng tiền của công ty.
- Tài khoản 1381 – “Tài sản thiếu chờ xử lý”: phản ánh trị giá hàng thiếu chưa rõ nguyên nhân, chờ xử lý.
- Tài khoản 3381 – “Tài sản thừ chờ giải quyết”: phản ánh trị giá hàng thừ chưa rõ nguyên nhân, chờ giải quyết.
- Tài khoản 771 – “Thu nhập hoạt động khác”.
- Tài khoản 881 – “Chi phí hoạt động khác”
- Tài khoản 635 – “Chi phí hoạt động tài chính”
- Tài khoản 515 – “Doanh thu hoạt động tài chính” b Sổ sách kế toán sử dụng:
- Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc kế toán ghi vào sổ chi tiết tài khoản 151, 133, 112, 642, 33312, 331, 635, 413
Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh
Số Ngày Nợ Có PS Nợ PS Có
059-14 14/03/2013 Thanh toán tiền mua chân vịt 151 112 300.964.600 300.964.600
059-16 14/03/2013 Thuế GTGT được khấu trừ 133 112 81.359 81.359
Thuế GTGT hàng nhập khẩu chân vịt
059-17 30/03/2013 Nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu 33312 112 30.200.600 30.200.600
30/03/2013 0004540 30/03/2013 Chênh lệch lỗ tỷ giá 635 413 1.040.400 1.040.400
S K TOÁN CHI TI TỔ KẾ TOÁN CHI TIẾT Ế TOÁN CHI TIẾT Ế TOÁN CHI TIẾT
Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh
Sổ Ngày thág Nợ Có Nợ Có
Thanh toán tiền mua chân vịt 112 300.964.600
Bảng 1.2 Kế toán chi tiết tài khoản 151
Bảng 1.3 Kế toán chi tiết tài khoản 331
Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh
Sổ Ngày thág Nợ Có Nợ Có
25/03/2013 019274 25/03/2013 Cước biển của hàng nhập khẩu 156 1.048.000
SỔ KẾ TOÁN CHI TIẾT
Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh
Sổ Ngày thág Nợ Có Nợ Có
25/03/2013 019275 25/03/2014 Thuế GTGT hàng nhập khẩu chân vịt 133 30.200.600
059-17 30/03/2013 Nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu 112 30.200.600
Bảng 1.4 Kế toán chi ti t t i kho n 33312ết tài khoản 33312 ài khoản 33312 ản 33312
Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh
Sổ Ngày thág Nợ Có Nợ Có
Bảng 1.5 Kế toán chi tiết tài khoản 154
SỔ KẾ TOÁN CHI TIẾT
Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh
Sổ Ngày thág Nợ Có Nợ Có
059-16 14/03/2013 Thuế GTGT được khấu trừ 112 81.359
25/03/2013 0019275 25/03/2014 Thuế GTGT hàng nhập khẩu chân vịt 33312 30.200.600
B ng 1.6 K toán chi ti t t i kho n 133ản 33312 ết tài khoản 33312 ết tài khoản 33312 ài khoản 33312 ản 33312
Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh
Sổ Ngày thág Nợ Có Nợ Có
Bảng 1.7 Kế toán chi tiết tài khoản 156
SỔ KẾ TOÁN CHI TIẾT
Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh
Sổ Ngày thág Nợ Có Nợ Có
30/03/2013 0004540 30/03/2013 Chênh lệch lỗ tỷ giá 635 1.040.400
Bảng 1.8 Kế toán chi tiết tài khoản 413
Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh
Sổ Ngày thág Nợ Có Nợ Có
30/03/2013 0004540 30/03/2013 Chênh lệch lỗ tỷ giá 413 1.040.400
Bảng 1.9 Kế toán chi tiết tài khoản 635
2.2.3 Kế toán nghiệp vụ nhập khẩu ủy thác tại công ty TNHH phát triển công nghệ tàu thủy
2.2.3.1 Quy trình nhập khẩu ủy thác tại công ty
Nghiệp vụ nhập khẩu trực tiếp và ủy thác tại công ty phát sinh tương đối đồng đều, tùy thuộc vào từng loại thiết bị nhập khẩu được phép nhập khẩu trực tiếp hoặc ủy thác Công ty phải nhập khẩu ủy thác qua một đơn vị khác.
Mỗi một nghiệp vụ nhập khẩu ủy thác tại công ty đều được bắt đầu từ một hợp đồng nhập khẩu ủy thác Hợp đồng này được soạn thảo do cán bộ phòng kế hoạch cung ứng với bên giao ủy thác thỏa thuận về các điều kiện, quy định cụ thể rõ rang trong quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên.
Ví dụ: Ngày 17/01/2013 Công ty TNHH Phát triển công nghệ tàu thủy ký kết hợp đồng ủy thác nhập khẩu Nhà máy đóng tàu Hà Nội Chi phí nhập ủy thác là 1% giá trị lô hàng.
+ Số luợng nhập khẩu: 1 hệ trục chân vịt
+ Tổng trị giá 212.000USD, (giá bao gồm thuế VAT 10%)
Sau khi ký hợp đồng nhập ủy thác Nhà máy đóng tàu Hà Nội tạm ứng trước 50% giá trị hợp đồng cho Công ty TNHH phát triển công nghệ tàu thủy, số tiền là: 2.300.000.000VNĐ
Công ty tàu thủy mở L/C ký quỹ 100% bằng tiền gửi Ngân hàng để thanh toán cho lô hàng trên Thanh toán chia làm 3 đợt:
- Ngân hàng thu phí thanh toán L/C 883.107 (VAT 10%)
- Tỷ giá thực tế là 20.900đ, thuế GTGT hàng nhập khẩu 10%.
- Ngày 14/03/2014 có thông báo thu của Chi cục hải quan KVIII của lô hàng là 212.000USD, với tỷ giá ngày 17/01/2014 là 20.828đ
Công ty TNHH phát triển công nghệ tàu thủy với tư cách là bên nhận ủy thác nhập khẩu phải ký kết một hợp đồng ngoại với người xuất khẩu có sự tham gia của bên giao ủy thác Khi đó mọi chứng từ thủ tục bên nhận ủy thác sẽ thực hiện cả hai hợp đồng đã ký kết Vì vậy các chứng từ còn được bổ sung để điều chỉnh quan hệ giữa bên giao và nhận ủy thác như giấy ủy quyền đi nhận hàng, thông báo hàng về, chứng từ đòi tiền. Đối với công ty nhận nhập khẩu ủy thác phải chịu trách nhiệm về tư cách pháp nhân để nhập hàng, cung cấp đầy đủ chứng từ phù hợp để bên giao ủy thác có thể nhận hàng một cách thuận lợi nhất và được hưởng hoa hồng ủy thác nhập khẩu, thông thường từ 1,0 -> 1,5% trị giá hợp đồng, tùy thuộc vào thoả thuận trong hợp đồng Phối hợp với bên nhờ ủy thác nhập để kiện tụng, khiếu nại (nếu có).
Công ty ủy thác phải chịu trách nhiệm toàn bộ chi phí, các loại thuế để nhập khẩu hàng, phối hợp với bên nhận ủy thác để kiện tụng khiếu nại (nếu có).
Toàn bộ giá trị hàng hóa nhập khẩu, các chi phí, các loại thuế phải nộp đều tính là giá trị lô hàng nhận ủy thác.
Hai bên sẽ làm biên bản thanh lý hợp đồng, sau đó bên giao ủy thác sẽ thanh toán nốt phần tiền còn thiếu với bên nhận ủy thác theo như thanh lý hợp đồng
+ Giấy thông báo thuế và tờ khai trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu + Phiếu chi, giấy báo của ngân hàng
+ Phiếu xuất kho kiêm hóa đơn vận chuyển nội bộ của đơn vị nhận ủy thác
+ Phiếu nhập kho và biên bản kiểm nhận hàng hóa
+ Biên bản thanh lý hợp đồng ủy thác
+ Các chứng từ liên quan khác
2.2.3.3 Tài khoản sử dụng: Để hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu ủy thác, kế toán công ty sử dụng các tài khoản chủ yếu như sau:
- Tài khoản 152 – “hàng hóa”: tài khoản này dùng phản ánh tình hình xuất nhập tồn nguyên vật liệu theo giá thực tế.
- Tài khoản 151 – “Hàng đang đi đường”: tài khoản này dùng để phản ánh về hàng hóa đã xác định nhập khẩu nhưng chưa về nhập kho.
Tài khoản 112 – “tiền gửi ngân hàng”: dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động của các khoản tiền gửi ngân hàng của công ty tại ngân hàng Căn cứ để hạch toán trên tài khoản này là các giấy báo nợ hoặc bảng kê của ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc như ủy nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, séc chuyển khooản…
Các giải pháp hoàn thiện kế toán nhập khẩu tại Công ty TNHH phát triển công nghệ tàu thủy
Đối với một doanh nghiệp, việc hoàn thiện bất cứ một khâu nào trong cả hệ thống kế toán của doanh nghiệp là một việc làm rất khó, đòi hỏi chính tự bản thân doanh nghiệp phải nỗ lực nhiều.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận kết hợp với việc tìm hiều thực tế ở công ty TNHH phát triển công nghệ tàu thủy về công tác kế toán hoạt động nhập khẩu, tôi xin được mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đề xuất với mong muốn góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác này ở công ty.
Khi hạch toán các khoản chi phí liên quan đến thu mua hàng hóa, công ty lại hạch toán vào tài khoản 642 chứ không được phản ánh qua tài khoản
156, 153, 152, 157 Cuối kỳ các chi phí này được kết chuyển toàn bộ để xác định kết quả kinh doanh, chứ không phân biệt chi phí cho hàng tiêu thụ hay hàng tồn kho Do hạch toán như vậy nên khó có thể xác định chính xác giá trị vốn có của hàng hóa tiêu thụ dẫn đến không xác định chính xác kết quả kinh doanh của từng mặt hàng Đồng thời chúng ta sẽ gặp khó khăn trong việc tìm ra biện pháp giảm tối thiểu các khoản chi phí cụ thể phát sinh trong quá trình mua hàng và bán hàng cũng như khó khăn trong việc xây dựng một chiến lược kinh doanh hợp lý. Để giái quyết vấn đề này, theo tôi nên hạch toán riêng từng khoản chi phí một cách rõ rang Các chi phí liên quan đến quản lý doanh nghiệp mới hạch toán vào tài khoản 642 Các chi phí liên quan đến mua hàng, công ty có thể tập hợp vào tài khoản 142, sau khi hàng về nhập kho, kế toán phân bổ vào trị giá hàng hóa:
Ví dụ: chi phí thanh toán L/C, điện phí…
Kế toán ghi: Nợ TK 642
Có TK 112 Nên ghi thành: Nợ TK 142
Có TK 112 Khi hàng về, kế toán phân bổ vào trị giá tiền hàng:
Sự phối hợp giữa phòng Kế hoạch cung ứng và phòng Kế toán cần chặt chẽ hơn Khi phòng Kế hoạch xác định lượng hàng cần nhập khẩu cần phải phải thông báo xuống phòng kế toán để cân đối tình hình thu chi, xem xét khả
65 năng tài chính như: Nợ đến hạn phải trả, tình hình hạn mức tín dụng có đủ để quyết định việc có ký kết hợp đồng nhập khảu đó hay không Tránh tình trạng mất khả năng tài chính do không có khả năng thanh toán.
Công ty cần phải tuyển thêm nhân sự trong phòng để chia sẻ bớt công việc, để kiểm soát công việc, tránh sai sót trong quá trình hạch toán, kiểm soát tốt chi phí Mặt khác nên chia sẻ một số công việc cho phòng kinh doanh và phòng kế hoạch cung ứng như: viết phiếu nhập, xuất hóa đơn chuyển sang phòng kinh doanh Mở L/C, theo dõi, thanh toán L/C giao cho phòng kế hoạch thực hiện.
Hiện nay, nước ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế, gia nhập vào WTO nên quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa có sự thay đổi rất lớn Đồng thời nhân viên phòng kế toán chưa được đào tạo về nghiệp vụ xuất nhập khẩu nên chưa được thành thạo, ít kinh nghiệm trong quá trình thanh toán quốc tế Đôi khi dẫn đến nhiều sai sót trong quá trình thanh toán Vì vậy, đòi hỏi công ty cần cử cho các nhân viên đi đào tạo thêm về nghiệp vụ xuất nhập khẩu, tránh những sai sót không đáng có, gây thiệt hại về tài chính cho công ty.