1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu vật tư thiết bị của công ty cổ phần vật tư và xuất nhập khẩu masimex

72 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 654,5 KB

Cấu trúc

  • Chương 1: Thực trạng hoạt động nhập khẩu vật tư thiết bị của công ty cổ phần MASIMEX (2)
    • 1. Tổng quan về công ty cổ phần vật tư xuất nhập khẩu MASIMEX và hoạt động nhập khẩu vật tư thiết bị của công ty (3)
      • 1.1. Tổng quan về công ty cổ phần vật tư xuất nhập khẩu MASIMEX (0)
      • 1.2. Vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến nhập khẩu vật tư thiết bị của công (0)
        • 1.2.1. Vai trò hoạt động nhập khẩu vật tư thiết bị của công ty MASIMEX… (8)
        • 1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu vật tư thiết bị của công ty MASIMEX (9)
          • 1.2.2.1. Nhóm nhân tố thuộc về công ty MASIMEX (10)
          • 1.2.2.2. Nhân tố bên ngoài công ty MASIMEX (0)
    • 2. Thực trạng hoạt động nhập khẩu vật tư thiết bị của công ty MASIMEX (14)
      • 2.1. Tổ chức quá trình nhập khẩu thiết bị (14)
        • 2.1.1. Bộ máy quản lý nhập khẩu (14)
        • 2.1.2. Xây dựng kế hoạch nhập khẩu , chọn thị trường đối tác và ký hợp đồng XNK (17)
        • 2.1.3. Thực hiện hợp đồng XNK (19)
      • 2.2. Thực trạng hoạt động nhập khẩu của công ty MASIMEX (38)
        • 2.2.1. Kim ngạch nhập khẩu (38)
        • 2.2.2. Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu (41)
        • 2.2.3. Phương thức nhập khẩu (46)
        • 2.2.4. Thanh toán nhập khẩu (0)
    • 3. Đánh giá thực trạng hoạt động nhập khẩu vật tư thiết bị của công ty MASIMEX (49)
      • 3.1. Những ưu điểm của công ty trong hoạt động nhập khẩu vật tư thiết bị (49)
      • 3.2. Những tồn tại và nguyên nhân (51)
  • Chương 2. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu vật tư thiết bị của công ty (2)
    • 1. Định hướng hoạt động nhập khẩu vật tư thiết bị của công ty (55)
      • 1.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của công ty (55)
      • 1.2. Định hướng hoạt động nhập khẩu vật tư thiết bị của công ty (56)
    • 2. Giải pháp hoàn thiện họat dộng nhập khẩu vật tư thiết bị (0)
      • 2.1. Giải pháp hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch nhập khẩu (58)
      • 2.2. Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ Nhập khẩu (60)
      • 2.3. Giải pháp nâng cao công tác chyên môn cho nhân lực (64)
      • 2.4. Giải pháp nâng cao nhiệu quả hoạt động Nhập khẩu (66)
        • 2.4.1. Giảm chi phí nhập khẩu (66)
        • 2.4.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn (66)
  • KẾT LUẬN…………………………………………………………………....69 (68)

Nội dung

Thực trạng hoạt động nhập khẩu vật tư thiết bị của công ty cổ phần MASIMEX

Tổng quan về công ty cổ phần vật tư xuất nhập khẩu MASIMEX và hoạt động nhập khẩu vật tư thiết bị của công ty

1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của công ty MASIMEX.

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Ngày 02/03/1993, công ty được thành lập theo quyết định số 118N/TCCB-QĐ của bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm( nay là Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn) Công ty có tiền thân là công ty vật tư rau quả được thành lập vào tháng 4/1988 Cùng với xu thế phát triển của thị trường và của nền kinh tế đất nước , công ty đã mở rộng quy mô hoạt động bằng cách tiếp cận thêm một số cơ sở sản xuất bao bì tại Hưng Yên theo quyết định sát nhập số 112/1998- QĐ/BNN- TCCB ngày 06/08/1988 của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Sau đó, công ty đổi tên thành Công ty Vật tư và xuất nhập khẩu thuộc tổng công ty Rau quả Việt nam( nay là tổng công ty rau quả- nông sản).

Tên gọi đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ VÀ XUẤT NHẬP KHẨU.

Trụ sở giao dịch : 46 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà nội

Hoạt động của công ty được chia ra những thời kỳ sau:

- Từ năm 1988-1990: Công ty mới thành lập và bắt đầu bước vào hoạt động kinh doanh với nhiệm vụ chính là cung cấp vật tư cho Tổng công ty Thời kỳ này , công ty hoạt động theo cơ chế bao cấp, các hoạt động kinh doanh của công ty phụ thuộc chủ yếu vào kế hoạch được Tổng công ty giao nằm trong chương trình hợp tác rau quả Việt-Xô ( 1986-1990).

- Từ năm 1991-1992: Chương trình hợp tác rau quả Việt-Xô kết thúc, sự hụt hẫng đột ngột về thị trường do Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu tan rã đã ảnh hưởng nặng nề tới hoạt động kinh doanh của Tổng công ty rau quả Việt nam nói chung và công ty Vật tư và Xuất nhập khẩu nói riêng Khối lượng hàng hóa mua

Trường đại học Kinh tế quốc dân Khoa Thương mại và kinh tế quốc tế

Trang 3 vào Liên Xô và các nước Đông Âu giảm nhanh , chiết khấu vậy tư không đủ để trả lương cho cán bộ công nhân Cơ chế kinh doanh bao cấp bị phá vỡ thay vào đó là cơ chế thị trường đã đặt công ty trước những khó khăn và thử thách để có thể tồn tại và phát triển Được tổng công ty cho phép , ngoài việc hoàn thành tốt nhiệm vụ nhập vật tư theo kế hoạch được giao và cung ứng những vật tư còn lại của chương trình hợp tác Việt-Xô cho các đơn vị trực thuộc Tổng công ty Rau quả Việt nam, công ty đã khai thác tốt các loại vật tư trong nước để cung ứng dịch vụ cho các đơnv ị trong và ngoài Tổng công ty, tận dụng hết năng lực và cơ sở vật chất tạo công ăn việc làm cho cán bộ nhân viên Trong năm 1992, công ty đã đề nghị Tổng công ty Rau quả việt nam , Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm bổ sung nhiệm vụ trực tiếp xuất nhập khẩu để tăng nguồn ngoại tệ cho công ty Ngày 02/03/1993, theo quyết định số 118/NN/TCCB-QĐ của Bộ trưởng bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm đã chính thức bổ sung nhiệm vụ trực tiếp xuất nhập khẩu và đổi tên công ty thành công ty Vật tư và xuất nhập khẩu ( Gọi tắt là Masimex).

- Từ 1993-1996: Công ty đã tìm cho mình hướng đi mới để tồn tại và phát triển, đó là di chuyển từ hoạt động cung ứng vật tư sang kinh doanh xuất nhập khẩu là chủ yếu Công ty cũng tiến hành tổ chức bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ hiện có, đồng thời tiếp nhận những cán bộ trẻ được đào tạo cơ bản, đủ tiêu chuẩn và phù hợp với công việc Trong giai đoạn này công ty xây dựng một số nhiệm vụ được coi là nhân tố thắng lợi trong hoạt động của công ty:

 Xây dựng và phát triển nhiều mối quan hệ bạn hàng trong và ngoài nước.

 Nâng cao và cải thiện trình độ quản lý, trình độ của cán bộ nhân viên.

 Xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

- Từ năm 1996-2004: Công ty đã thực hiện biện pháp khoán kinh doanh đến từng phòng, từng bộ phận của công ty, do đó đã mang lại hiệu quả kinh doanh , hoàn thành nghĩa vụ đối với nhà nước và đảm bảo thu nhận chô cán bộ nhân viên Thời kỳ này, công ty đã mở rộng thị trường, từng bước tháo gỡ khó khăn và từng bước phát triển.

- Từ 2004 đến nay: Thời kỳ công ty có quyết định chuyển đổi thành công ty cổ phần Thời kỳ này công ty gặp rất nhiều khó khăn trong việc hoàn thiện bộ máy tổ chức, củng cố mối quan hệ với khách hàng mới, xây dựng cơ chế khoán kinh doanh phù hợp

1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty.

- Công ty có chức năng kinh doanh thương mại và dịch vụ, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước về vật tư thiết bị, máy móc … cung cấp cho nền kinh tế quốc dân

- Nhập khẩu hàng tiêu dùng trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất chưa đủ.

- Mở rộng liên kết kinh tế , hợp tác sản xuất với các thành phần kinh tế, hợp tác kiên doanh với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, phát huy vai trò chủ đạo của doanh nghiệp quốc doanh, góp phần tích cực vào nền sản xuất xã hội.

Bên cạch nhiệm vụ chính của công ty là kinh doanh xuất nhập khẩu và các hoạt động dịch vụ, công ty đã đặt ra một số nhiệm vụ cơ bản sau cho phù hợp với sự thay đổi của nền kinh tế thị trường:

- Xây dựng chiến lược kinh doanh, đặc biệt là trong hoạt động xuất nhập khẩu để đảm bảo cho sự phát triển lâu dài và bền vững của công ty.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các kế hoạch sản xuất, kinh doanh của công ty.

- Nâng cao chất lượng hàng hóa sản xuất, gia tăng về mặt khối lượng cũng như chất lượng hàng xuất khẩu, mở rộng thị trường trong nước và quốc tế.

- Tạo nguồn vốn phục vụ sản xúât kinh doanh, quản lý bảo toàn khai thách và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của công ty.

Trường đại học Kinh tế quốc dân Khoa Thương mại và kinh tế quốc tế

- Tuân thủ các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật, chế độ quản lý kinh tế, quản lý xuất nhập khẩu và quản lý đối ngoại của nhà nước.

- Tổ chức tuyển dụng, đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên.

- Tham gia hoàn thành tốt công tác xã hội.

1.1.3 Lĩnh vực hoạt động và phương thức kinh doanh của công ty.

- Xuất khẩu: tất cả các mặt hàng nông-lâm-thủy sản, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng nông nghiệp và các sản phẩm dệt may.

- Nhập khẩu: vật tư, máy móc, hàng nông sản, thiết bị nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, phương tiện vận tải và hàng tiêu dùng.

- Gia công sản xuất: sản xuất và gia công bao bì hàng xuất khẩu, chế biến hàng xuất khẩu và hàng hóa tiêu dùng.

1.1.3.2 Phương thức kinh doanh của công ty:

- Ủy thác xuất nhập khẩu: là phương thức kinh doanh trong đó công ty chủ yếu tiến hành các thủ tục xuất nhập khẩu, làm trung gian thực hiện nhiệm vụ xuất nhập khẩu cho bên ủy thác và hưởng lợi nhuận theo phần trăm doanh số do bên ủy thác trả, những mặt hàng chính mà công ty nhận ủy thác như: khăn tay bông, đồ len, quế hồi, đá xẻ, vải …

- Phương thức buôn bán hàng đổi hàng.

- Xuất nhập khẩu trực tiếp với những mặt hàng như sắt thép, máy móc thiết bị, vật tư nguyên liệu phục vụ sản xuất.

1.1.4 Cơ cấu tổ chức hoạt động của công ty

Trong cơ chế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp Việt nam nói chung và công ty MASIMEX nói riêng đều phải thực hiện hình thức hạch toán giá thành sản phẩm, lãi hưởng, lỗ chịu Do đó, bộ máy quản lý của công ty đã được thu gọn lại không còn cồng kềnh như trước, công ty phải từng bước giảm bớt lực lượng lao động gián tiếp, những cán bộ viên chức không đáp ứng được nhu cầu đổi mới hoạt động kinh doanh Đồng thời các phòng ban, nghiệp vụ đều cố gắng đi vào hoạt động có hiệu quả Bộ máy của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng- kiểu tổ chức rất phù hợp với tình hình hoạt động của công ty trong hoàn cảnh hiện nay, nó gắn cán bộ viên chức của công ty với chức năng nhiệm vụ của họ, khắc phục được sự tách rời công việc của từng người, đồng thời mệnh lệnh đến các cấp cuối cùng cũng rất dễ dàng Các cán bộ liên quan đến cùng một công việc của công ty cũng có sự thống nhất với nhau khi đưa ra quyết định của mình, tuy nhiên nó đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng nghiệp vụ trong công ty và hiệu quả làm việc tối đa của nhà quản trị

Thực trạng hoạt động nhập khẩu vật tư thiết bị của công ty MASIMEX

2.1 Tổ chức quá trình nhập khẩu thiết bị.

2.1.1 Bộ máy quản lý nhập khẩu.

Một trong những yếu tố tạo lên thành công của doanh nghiệp là có một cơ cấu hoạt động gọn nhẹ và hiệu quả Sau đây là cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty MASIMEX:

HÌNH 1 SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY

CỔ PHẦN VẬT TƯ XUẤT NHẬP KHẨU

Nguồn : Phòng tổ chức hành chính công ty cổ phần vật tư xuất nhập khẩu MASIMEX.

- Giám đốc công ty: là người đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc Tổng công ty Tổ chức điều hành của các hoạt động của Công ty và thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước theo quy định của pháp luật Tổng giám đốc có quyền điều hành cao nhất trong công ty.

- Phòng Tổ chức hành chính:

Trường đại học Kinh tế quốc dân Khoa Thương mại và kinh tế quốc tế

KHỐI QUẢN LÝ KHỐI KINH TẾ

TRẠM KINH DOANH VĨNH TUY

XÍ NGHIỆP SẢN XUẤT BAO BÌ

 Chức năng: là bộ phận tham mưu cho lãnh đạo công ty thực hiện, quản lý các lĩnh vực công tác tổ chức hành chính, lao động, tiền lương, đào tạo, bảo vệ an ninh quốc phòng và thực hiện các chính sách đối ngoại với người lao động.

 Nhiệm vụ: phòng tổ chức hành chính có nhiệm vụ tổ chức lao động, quản lý định mức lao động, tiền lương, chính sách của nhà nước đối với lao động, chuẩn bị cho các cuộc họp.

- Phòng Kế toán: có chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc trong việc tổ chức và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn và tài sản của công ty giao cho, kiểm tra tình hình thựuc hiện kế hoạch, đánh giá kết quả họat động kinh doanh, cung cấp các số liệu và đưa ra định hướng cho việc hạch định chính sách, chiến lược của công ty, hạch toán, kế toán, đánh giá toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty theo kế hoạch, lập bảng cân đối kế toán, báo cáo tài chính trình giám đốc.

- Phòng Tổng hợp: có chức năng tổng hợp tình hình thị trường, giá cả trong nước và thế giới, theo dõi các văn bản luật, quy định xuất nhập khẩu, thuế hải quan, thống kê các số liệu khi có yêu cầu của ban giám đốc hay các phòng ban khác.

 Chức năng: Phòng Xuất nhập khẩu có chức năng tham mưu cho giám đốc về công tác xuất nhập khẩu, tìm kiếm và khai thác các thị trường trên thế giới để mở rộng hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu của công ty.

 Nhiệm vụ: a Thực hiện công tác xuất nhập khẩu của công ty. b Lập kế hoạch xuất nhập khẩu hàng năm trình Phó Tổng giám đốc phụ trách xem xét, báo cáo Tổng giám đốc đề xuất biện pháp, nguồn lực đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch đề ra. c Xây dựng chiến lược về cơ cấu sản phẩm, thị trường xuất khẩu trên cơ sở đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng trong và ngoài Tổng công ty Đồng thời, xây dựng phương án mở rộng văn phòng đại diện tại nước ngoài để hình thành mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của Tổng công ty trên thế giới.

- Trạm kinh doanh Vĩnh Tuy: thực hiện kinh doanh vận tải, sửa chữa và các dịch vụ khác.

- Nhà máy sản xuất bao bì: tổ chức sản xuất bao bì các loại, tự doanh trên thị trường.

Bộ máy hoạt động của công ty là rất gọn nhẹ và hợp lý, không có lực lượng lao động gián tiếp Đồng thời các phòng ban có thể phối hợp hoạt động với nhau một cách hiệu quả Bộ máy của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến-chức năng, đây là kiểu tổ chức rất phù hợp với công ty trong tình hình hiện nay, nó gắn cán bộ viên chức của công ty với chức năng nhiệm vụ của họ, khắc phục được sự tách rời công việc của từng người Đồng thời, mệnh lệnh được truyền đến các cấp dưới cùng cũng rất dễ dàng Các cán bộ liên quan đến cùng một công việc của công ty cũng có sự thống nhất với nhau khi đưa ra quyết định của mình, tuy nhiên nó đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng nghiệp vụ trong công ty và đòi hỏi nhà quản trị phải làm việc một cách tối đa.

2.1.2 Xây dựng kế hoạch nhập khẩu , chọn thị trường đối tác, đàm phán ký kết hợp đồng.

Việc xây dựng kế hoạch nhập khẩu và lựa chọn thị trường đối tác được công ty thực hiện theo quy trình sau:

- Bước 1: nghiên cứu thị trường, thu thập và xử lý thông tin thị trường hàng hóa.

Chức năng nghiên cứu và thu thập, xử lý thông tin thị trường vốn thuộc về trách nhiệm của phòng Tổng hợp Tuy nhiên để kích thích cán bộ công nhân viên tích cực chủ động tìm những nguồn hàng, cơ hội kinh doanh mới Ban lãnh đạo công ty đã phân quyền cho các phòng xuất nhập khẩu được phép chủ động trong khâu tìm kiếm nguồn hàng, chủ động nghiên cứu thị trường và thu thập thông tin.

- Bước 2: nghiên cứu giá cả của hàng hóa nhập khẩu.

Giá cả của thị trường rất khó xác định và phức tạp trong kinh doanh nhập khẩu vì việc mua bán diễn ra giữa các khu vực khác nhau trong một thời gian dài, hàng háo vận chuyển qua nhiều nước Mặt khác, cũng do thông tin đến từ các

Trường đại học Kinh tế quốc dân Khoa Thương mại và kinh tế quốc tế

Trang 17 nguồn khác nhau lên việc lựa chọn nó cũng trở lên khó khăn hơn buộc các nhà kinh doanh nhập khẩu phải nắm được giá cả và xu hướng vận động của nó trên trường quốc tế Trong buôn bán quốc tế, giá cả hàng hóa được coi là tổng hợp của nhiều yếu tố cấu thành giá vốn hàng bán, bao bì, chi phí vật chất, xếp dỡ, bảo hiểm, thuế xuất nhập khẩu nếu có… và rất nhiều chi phí khác tùy thuộc sự thỏa thuận của các bên tham gia mua bán Giá cả hàng hóa phải mang tính chất đại diện trên thị trường quốc tế tức là giá cả đó phải là giá của các giao dịch thông thường được thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi.

- Bước 3: xác định mức giá nhập khẩu.

Xác định mức giá nhập khẩu rất quan trọng, nó quyết định tới hiệu quả kinh doanh Việc xác định này được dựa trên các bước cơ sở sau:

 Xác định đồng tiền tính giá.

 Xác định cơ sở tính giá Tùy theo điều kiện giao hàng trong hợp đồng mua bán mà giá cả có thể được tính theo các mức khác nhau cho từng thị trường và nội dung hoạt động.

 Xác định phương pháp quy định giá.

- Bước 4: lập phương án kinh doanh nhập khẩu hàng hóa.

Nhân viên phòng xuất nhập khẩu sau khi đã thực hiện các bước trên sẽ lập phương án kinh doanh nhập khẩu hàng hóa để trình giám đốc duyệt Trên đó phải bao gồm các thông tin về đánh giá thị trường và khách hàng, lựa chọn mặt hàng, thời cơm điều kiện và phương thức kinh doanh, mục tiêu của phương án và có sự đánh giá kết quả kinh doanh một cách sơ bộ.

- Bước 5: giao dịch đàm phán, ký kết và thựuc hiện hợp đồng nhập khẩu.

Việc giao dịch và đàm phán với các đối tác nước ngoài thường được tiến hành qua thư điện tử Đôi khi qua điện thoại hay gặp mặt trực tiếp Việc ký kết hợp đồn nhập khẩu thực hiện theo các quy định trong pháp lệnh hợp đồng kinh tế và các quy định cho hợp đồng ngoại thương.

- Bước 6: thanh toán trong hợp đồng nhập khẩu.

Phương hướng và giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu vật tư thiết bị của công ty

Định hướng hoạt động nhập khẩu vật tư thiết bị của công ty

1.1 Định hướng hoạt động kinh doanh của công ty. Để công ty không ngừng phát triển trong xu thế đổi mới toàn diện của đất nước và trở thành một công ty mạnh Ban lãnh đạo công ty đã đề ra những phương hướng cụ thể để phá triển trong những năm tới như sau:

- Từng bước phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu

Công ty phấn đấu tăng trưởng và phát triển với nhịp độ nhanh hơn, vững chắc và hiệu quả hơn Liên doanh liên kết, khai thác triệt để cơ sở vật chất và lao động tại công ty Đầu tư sản xuất, đa dạng hóa các mặt hàng nhập khẩu sao cho bắt kịp yêu cầu của thị trường.

Tăng kim ngạch kinh doãnh uất nhập khẩu, tìm thêm nhiều thị trường tiềm năng Nâng cao vị thế cạnh tranh của công ty trên thị trường.

- Mở rộng và khai thác thị trường. Đối với hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu phải đảm bảo an toàn, có hiệu quả, khai thác thế mạnh của các mặt hàng truyền thống, đẩy mạnh xuất khẩu, chuyển dần cơ cấu, mở rộng liên doanh liên kết Công ty cần có thêm các cơ chế khuyến khích, biện pháp cụ thể, nhạy bén để nắm bắt nhu cầu phát triển kinh tế, nắm vững chính sách xuất nhập khẩu, chính sách thuế, luật thương mại.

- Xây dựng chiến lược kinh doanh xuất nhập khẩu.

Kết hợp chặt chẽ giữa nhu cầu thị trường với tiềm lực của công ty để đề ra những phương hướng kinh doanh và mục tiêu cụ thể Đồng thời trong quá trình

Trường đại học Kinh tế quốc dân Khoa Thương mại và kinh tế quốc tế

Trang 55 thực hiện mục tiêu phải luôn điều chỉnh kế hoạch sao cho phù hợp với tình hình biến động của thị trường và các chính sách của nhà nước về xuất khẩu mục tiêu chiến lược của công ty là mở rộng quy mô kinh doanh mà đặc biệt là từng bước chuyển đổi hơn nữa các hình thức kinh doanh của công ty từ chủ yếu là trung gian sang trực tiếp kinh doanh.

- Mở rộng nguồn hàng xuất nhập khẩu.

Từng bước nghiên cứu tìm tòi những cơ hội kinh doanh mới, những nguồn hàng từ phía đầu nội cũng như đầu ngoại Khuyến khích các phòng kinh doanh chủ động hơn nữa trong việc tìm kiếm khách hàng và phát triển kinh doanh.

- Ổn định bộ máy tổ chức, rà soát và hoàn thiện các quy định, quy chế quản lý nội bộ của công ty Xây dựng quy chế trả lương của công ty cho phù hợp với năng lực , trình độ, tính chất công việc ở từng vị trí Đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho từng vị trí.

Sau đây là các mục tiêu hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2011.

BẢNG 24 PHƯƠNG HƯỚNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG NĂM 2011.

Kim ngạch xuất nhập khẩu dự kiến ( nghìn USD)

Sản xuất bao bì (tấn)

Lương cho nhân viên ( triệu VNĐ)

Nguồn: báo cáo tóm tắt phương hướng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2011.

1.2 Định hướng hoạt động nhập khẩu vật tư thiết bị của công ty.

Trước xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng trên toàn thế giới, công ty MASIMEX đã xác định phương hướng cụ thể cho hoạt động nhập khẩu vật tư máy móc trong thời gian tới như sau:

- Hướng tới nhập khẩu thêm nhiều vật tư thiết bị mới mà nhu cầu trong nước đang phá triển nhanh và giảm nhập khẩu những mặt hàng mà nhu cầu trong nước suy giảm.

- Chú trọng nhập khẩu những thiế bị đồng bộ, hiện đại tránh nhập khẩu những thiết bị đã quá lỗi thời.

- Bên cạnh việc duy trì hoạt động nhập khẩu ủy thác công ty cần chủ động nhập khẩu trực tiếp từ các thị trường để bán lại cho các doanh nghiệp trong nước.

- Mở rộng quan hệ kinh doanh với các đối tác thuộc ngành, lĩnh vực khác trong nền kinh tế, không chỉ tập trung vào các ngành mũi nhọn như luyện thép, xây dựng.

- Duy trì sự phát triển nhanh và bền vững trong những năm gần đây, nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua hoàn thiện các sản phẩm, dịch vụ cung cấp và giảm giá thành sản phẩm dịch vụ.

- Tìm kiếm thêm các nguồn hàng nhập khẩu mới bên cạnh việc duy trì các nguồn hàng truyền thống, tìm kiếm thêm bạn hàng trong nước bên cạnh các bạn hàng truyền thống.

- Hoàn thiện hệ thống quản lý hoạt động nhập khẩu, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiến tiến ISO vào quản lý hoạt động nhập khẩu, áp dụng công nghệ thông tin ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng vào các hoạt động nhập khẩu của công ty cũng như các hoạt động xúc tiến quảng bá.

- Nâng cao năng lực cho các cán bộ làm nghiệp vụ nhập khẩu thông qua đào tạo và đào tạo lại nghiệp vụ, cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên làm nghiệp vụ nhập khẩu.

2 Giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu vật tư thiết bị.

Giải pháp hoàn thiện họat dộng nhập khẩu vật tư thiết bị

đã đề ra và căn cứ vào những khó khăn mà công ty đã và đang gặp khải, sau đây là một số biện pháp để thúc đẩy hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty.

2.1 Giải pháp hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch nhập khẩu

2.1.1 Xây dựng cơ cấu mặt hàng nhập khẩu phù hợp.

Trong tình hình hiện nay, việc nhập khẩu hàng hóa phục vụ tiêu dùng không còn khả năng phát triển được nữa mà phải giảm dần vì sản xuất trong nước đã gần như thay thế được hàng tiêu dùng ngoại nhập Ngược lại, trước yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sản xuất trong nước đòi hỏi phải nhập khẩu nhiều vật tư, máy móc, thiế bị cần thiết và có chất lượng cao, kỹ thuật tiên tiến mà trong nước không có khả năng tự cung cấp.

Mặt hàng nhập khẩu của công ty cần phải được xây dựng một cách phù hợp về cơ cấu với nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước Mặt hàng được chú trọng nhất là nguyên liệu, vật tư, kỹ thuật cho sản xuất hàng công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp và nguyên liệu cung cấp cho các đơn vị sản xuất hàng xuất khẩu, máy móc phục vụ xây dựng Đây là những ngành kinh tế đang phá triển mạnh và có nhu cầu về nguyên liệu, vật tư, thiết bị kỹ thuật lớn phục vụ cho việc phát triển đồng bộ và hiện đại hóa các ngành sản xuất trong nước cả trong thời điểm hiện tại và tương lai. Điều cốt yếu là phải chọn lựa được những mặt hàng khác nhau với các xu hướng biến động khác nhau để lập kế hoạch mặt hàng Trong quá trình thực hiện các kế hoạch kinh doanh, nhiều khi mặt hàng nhập khẩu thay đổi không đúng với kế hoạch, do nhu cầu mới nảy sinh trên thị trường Nếu công ty nhạy bén thì có thể nhanh chóng nắm bắt được những cơ hôi đó và có thể gia tăng khối lượng và giá trị hàng nhập khẩu.

Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, tìm được một chỗ đứng trong hàng ngũ những người cung ứng cho các doanh nghiệp sản xuất là cả một nghệ thuật Công ty đã thực sự đầu tư thời gian, công sức và vật chất cho hoạt động tìm kiến bạn hàng Hiện nay công ty đang đóng vai trò là nguồn cung ứng chính cho một vài doanh nghiệp sản xuất.

2.1.2 Mở rộng thị trường nhập khẩu và phát triển nguồn hàng nhập khẩu. Để mở rộng thị trường nhập khẩu cũng nhưu phát triển nguồn hàng nhập khẩu Với phương thức chính là nhập ủy thác cho các khách hàng nội địa, công ty có thể thực hiện nghiên cứu nhu cầu trong nước để tìm ra các khách hàng tiềm năng Sau đó thực hiện liên hệ chào hàng tới những khách hàng này Khi đã có yều cầu từ phía khách hàng, công ty có thể sử dụng nhiều kênh thông tin qua mạng, qua các đại lý ở nước ngoài để thu thập thông tin của các nguồn hàng có khả năng đáp ứng yêu cầu nhập khẩu Sau đó cân đối một mức giá cả hợp lý trước khi thựuc hiện hợp đồng.

Bên cạnh đó công ty cần thiết lập quan hệ của mình với những công ty, đối tác nước ngoài khác qua các hôi chợ xúc tiến thương mại.

Công ty có thể giao quyền chủ động tìm kiếm nguồn hàng xuống cho các phòng xuất nhập khẩu để họ hoạt động hiệu quả hơn trong việc tìm kiếm, mở rộng mạng lưới khách hàng.

Mở các văn phòng đại diện ở ngước ngoài, phối hợp hoạt động với Phòng thương mại công nghiệp Việt nam để xúc tiến hoạt động thương mại.

2.1.3 Tìm ra các biện pháp cạnh tranh có hiệu quả hơn.

Trong cơ chế thị trường các doanh nghiệp sẽ vấp phải sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp khác Vì vậy công ty phải xây dựng một chiến lược cạnh tranh năng động, đảm bảo thích nghi với môi trường bên trong và bên ngoài Công ty có thể sử dụng các yếu tố cạnh tranh như giá cả, chất lượng, và dịch vụ Ngoài ra công ty phải thường xuyên cập nhật thông tin về đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu

Trường đại học Kinh tế quốc dân Khoa Thương mại và kinh tế quốc tế

Trang 59 những mặt mạnh, yếu của họ để đề ra các chiến lược kinh doanh đúng đắn để có thể tạo được ưu thế trước những đối thủ cạnh tranh.

2.2 Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ nhập khẩu

Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu là một chuỗi các công việc kế tiếp đan xen chặt chẽ với nhau Sau đây là một số giải pháp cho từng nghiệp vụ nhỏ trong chuỗi các nghiệp vụ.

Khi chọn ngân hàng mở L/C công ty nên chọn ngân hàng của Việt nam để thuận tiện trong công việc và cũng dễ giải quyết những trục trặc phát sinh.

Công ty nên hạn chế việc sử dụng mở L/C chuyển nhượng đề phòng người được hưởng lợi từ thư tín dụng là một công ty trung gian không có hàng, L/C có thể sẽ được chuyển đến cho một công ty không đáng tin cậy.

Khi bên bán yêu cầu mở L/C, công ty không nên mở quá sớm hoặc mở quá muộn, cần phải mở L/C trước thời hạn giao hàng một khoảng thời gian hợp lý để vừa tạo điều kiện cho đối tác chuẩn bị hàng để giao vừa tránh ứ đọng vốn cho công ty.

Công ty cũng cần quy định ngày hết hạn của L/C sau ngày giao hàng một khoảng thời gian hợp lý vừa tránh ứ đọng vốn cho công ty vừa tạo điều kiện cho người bán chuẩn bị bộ chứng từ thanh toán Hiện nay các ngân hàng đều quy định thời điểm giao bộ chứng từ thanh toán chậm nhất là 21 ngày sau khi giao hàng nhưung thời hạn hiệu lực của L/C công ty đang sử dụng thường ngắn hơn từ 5 đến

10 ngày Do đó công ty cần tăng thời gian hiệu lực của L/C trong giới hạn của ngân hàng để tạo thuận lợi hơn cho đối tác ở xa trong việc chuẩn bị bộ chứng từ thanh toán và trong trường hợp có sai sót còn kịp thời sửa đổi. Để người bán chấp nhận L/C do công ty đề nghị mở và tránh phải sửa đổi L/

C công ty nên đề nghị bên bán dự thảo trước một L/C nhằm tạo sự ăn khớp với hợp đồng trên cơ sở đó giúp công ty tránh được những sai sót khi mở L/C.

Ngày đăng: 14/09/2023, 09:01

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG 2 : THEO DếI TèNH HèNH XIN GIẤY PHẫP NHẬP KHẨU QUA 2 NĂM 2009-2010 - Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu vật tư thiết bị của công ty cổ phần vật tư và xuất nhập khẩu masimex
BẢNG 2 THEO DếI TèNH HèNH XIN GIẤY PHẫP NHẬP KHẨU QUA 2 NĂM 2009-2010 (Trang 20)
BẢNG 7 . BIỂU PHÍ DỊCH VỤ BẢO HIỂM TẠI TẬP ĐOÀN BẢO HIỂM BẢO VIỆT - Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu vật tư thiết bị của công ty cổ phần vật tư và xuất nhập khẩu masimex
BẢNG 7 BIỂU PHÍ DỊCH VỤ BẢO HIỂM TẠI TẬP ĐOÀN BẢO HIỂM BẢO VIỆT (Trang 26)
BẢNG 11. THEO DếI TỔNG QUÁ CÁC HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU ĐÃ Kí. - Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu vật tư thiết bị của công ty cổ phần vật tư và xuất nhập khẩu masimex
BẢNG 11. THEO DếI TỔNG QUÁ CÁC HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU ĐÃ Kí (Trang 34)
BẢNG 12. BẢNG THEO DếI TèNH HèNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU SỐ 2010VT129  . - Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu vật tư thiết bị của công ty cổ phần vật tư và xuất nhập khẩu masimex
BẢNG 12. BẢNG THEO DếI TèNH HèNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU SỐ 2010VT129 (Trang 35)
BẢNG 13. SAI SểT TRONG THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT NHẬP KHẨU, NGUYấN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP. - Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu vật tư thiết bị của công ty cổ phần vật tư và xuất nhập khẩu masimex
BẢNG 13. SAI SểT TRONG THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT NHẬP KHẨU, NGUYấN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP (Trang 36)
BẢNG 14: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY MASIMEX NĂM 2008,2009,2010. - Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu vật tư thiết bị của công ty cổ phần vật tư và xuất nhập khẩu masimex
BẢNG 14 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY MASIMEX NĂM 2008,2009,2010 (Trang 39)
BẢNG 15. KẾT  QUẢ KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY MASIMEX. - Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu vật tư thiết bị của công ty cổ phần vật tư và xuất nhập khẩu masimex
BẢNG 15. KẾT QUẢ KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY MASIMEX (Trang 40)
BẢNG 16 : KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CễNG TY MASIMEX THEO NHểM HÀNG - Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu vật tư thiết bị của công ty cổ phần vật tư và xuất nhập khẩu masimex
BẢNG 16 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CễNG TY MASIMEX THEO NHểM HÀNG (Trang 41)
BẢNG 17 . KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY MASIMEX THEO THỊ TRƯỜNG. - Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu vật tư thiết bị của công ty cổ phần vật tư và xuất nhập khẩu masimex
BẢNG 17 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY MASIMEX THEO THỊ TRƯỜNG (Trang 44)
Bảng số liệu trên cho thấy rằng kim ngạch nhập khẩu từ cả 3 nhóm thị trường  này đều tăng qua các năm - Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu vật tư thiết bị của công ty cổ phần vật tư và xuất nhập khẩu masimex
Bảng s ố liệu trên cho thấy rằng kim ngạch nhập khẩu từ cả 3 nhóm thị trường này đều tăng qua các năm (Trang 45)
HÌNH 4 . TỶ TRỌNG CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN. - Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu vật tư thiết bị của công ty cổ phần vật tư và xuất nhập khẩu masimex
HÌNH 4 TỶ TRỌNG CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN (Trang 48)
HÌNH 5.TỶ TRỌNG NGÀNH HÀNG NHẬP KHẨU VẬT TƯ THIẾT BỊ QUA CÁC NĂM - Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu vật tư thiết bị của công ty cổ phần vật tư và xuất nhập khẩu masimex
HÌNH 5. TỶ TRỌNG NGÀNH HÀNG NHẬP KHẨU VẬT TƯ THIẾT BỊ QUA CÁC NĂM (Trang 50)
BẢNG 24. PHƯƠNG HƯỚNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG NĂM 2011. - Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu vật tư thiết bị của công ty cổ phần vật tư và xuất nhập khẩu masimex
BẢNG 24. PHƯƠNG HƯỚNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG NĂM 2011 (Trang 56)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w