3.1. Những ưu điểm của công ty trong hoạt động nhập khẩu vật tư thiết bị.
Hoạt động nhập khẩu vật tư thiết bị là hoạt động truyền thống, chủ yếu trong các hoạt động kinh doanh của công ty. Góp phần nâng cao doanh thu và lợi nhuận cho công ty.
BẢNG 21. TỶ TRỌNG NHẬP KHẨU NGÀNH HÀNG VẬT TƯ THIẾT BỊ CỦA CÔNG TY MASIMEX TRONG GIAI ĐOẠN 2008,2009,2010
Năm Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Trường đại học Kinh tế quốc dân Khoa Thương mại và kinh tế quốc tế Trang 49
Chỉ tiêu
Giá trị (USD)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị (USD)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị (USD)
Tỷ trọng
(%) Kim ngạch
NK
8.291.053 100 10.681.744 100 20.250.526,4 100
Kim ngạch NK vật tư
thiết bị
6.023.170 72,65 8.743.391 81,85 18.516.937,8 91,44
Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu.
HÌNH 5.TỶ TRỌNG NGÀNH HÀNG NHẬP KHẨU VẬT TƯ THIẾT BỊ QUA CÁC NĂM
- Ngành hàng vật tư thiết bị đang dần trở thành mặt hàng chủ lực trong cơ cấu nhập khẩu của công ty. Giá trị kim ngạch nhập khẩu của ngành hàng này tăng đều đặn qua các năm. Năm 2010 tổng kim ngạch nhập khẩu vật tư thiết bị đạt
18.516.937,87 USD tăng 111,78% so với năm 2009 và tăng 207,42% so với năm 2008. Bên cạnh đó tỷ trọng nhập khẩu của ngành này so với tổng kim ngạch nhập khẩu cũng tăng dần từ 72,65% năm 2008 lên 81,85% năm 2009. Đặc biệt năm 2010, tỷ trọng của nhập khẩu vật tư thiết bị đã đạt 91,44% tổng kim ngạch nhập khẩu.
- Cơ cấu các mặt hàng vật tư thiết bị mà công ty nhập khẩu khá đa dạng và luôn được mở rộng. Số lượng đối tác tăng theo từng năm cùng với giá trị của các hợp đồng. Cho thấy uy tín của công ty trong ngành ngày càng được nâng cao.
- Thị trường công ty không còn chỉ giới hạn ở những thị trường truyền thống như Nga, Đức, Trung Quốc mà còn mở rộng ra nhiều khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapro, Đài loan, thậm chí cả những nước ở Châu Mỹ. Cho thấy các nhân viên kinh doanh của công ty đã khá năng động trong việc tìm nguồn hàng nhập khẩu cũng như các đối tác mới.
- Sự chỉ đạo kịp thời, tạo cơ chế thuận lợi cho các phòng kinh doanh chủ động kinh doanh. Thực hiện cơ chế phân quyền cho các phòng kinh doanh tự tìm nguồn hàng, giám sát thực hiện hợp đồng. Làm cho cơ chế hoạt động trở len thuận tiện và hiệu quả hơn.
3.2. Những tồn tại và nguyên nhân.
- Về định hướng kinh doanh . việc xác định, lựa chọn bạn hàng, mặt hàng kinh doanh là vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp hiện nay. Vấn đề không chỉ ở mặt lý thuyết về chu kỳ kinh doanh, chu kỳ sống của sản phẩm. Mà còn là ở thực tiễn thị trường hiện nay vô cùng phức tạp và sôi động do sự phát triển mạnh của các đơn vị kinh doanh trên mọi thành phần kinh tế do việc bình đẳng các quan hệ thương mại. Tuy nhiên công ty vẫn chưa xây dựng được một định hướng kinh doanh rừ ràng mà hoạt động vẫn chủ yếu theo nhu cầu của thị trường.
- Về nguồn nhân lực của công ty. Đội ngũ cán nhân viên của toàn công ty đã đạt 231 người bao gồm: 34 người làm việc tại 46 Ngô Quyền, Hà nội. 56 người làm việc tại trạm kinh doanh Vĩnh Tuy và 141 người làm việc tại xí nghiệp sản xuất bao bì Phố Nối. Trong đó có 81 người có trình độ đại học và trên đại học, chiếm 35% cán bộ công nhân viên. Trình độ cao đẳng và trung cấp có 92 người chiếm 39,82% cán bộ công nhân viên. Còn lại là lao động phổ thông. Tuy số cán bộ có trình độ đại học chiếm tỷ lệ tương đối cao nhưng lại có rất ít người tốt nghiệp
Trường đại học Kinh tế quốc dân Khoa Thương mại và kinh tế quốc tế Trang 51
những trường có chuyên ngành xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó trình độ ngoại ngữ của cán bộ nhân viên nhìn chung còn hạn chế cũng là một yếu điểm của công ty.
- Về nguồn vốn của công ty: khi công ty mới được thành lập và kiện toàn, vốn kinh doanh của công ty chưa lớn: tổng vốn kinh doanh là 3.035.000.000 đ, vốn cố định là 1.035.000.000 đ, vốn lưu động là 2.000.000 đ. Qua các năm hoạt động, công ty đã tăng số vốn của mình lên 20.230.000.000 đ vào năm 2010. Tuy nhiên số vốn này vẫn còn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của công ty, do đó công ty thường xuyên phải huy động tín dụng ngân hàng để đáp ứng hoạt động kinh doanh và phải chịu tiền lãi cho khoản tín dụng này.
- Hàng năm công ty ký kết và thực hiện nhiều hợp đồng nhập khẩu nên việc thực hiện hợp đồng nhập khẩu có những sai sót là không thể tránh khỏi. Những sai sót trong thực hiện hợp đồng nhập khẩu có những nguyên nhân từ phía công ty, nhưng cũng có những nguyên nhân từ phía đối tác nước ngoài.
BẢNG 23. SAI SểT TRONG THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU.
NGUYÊN NHÂN NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010
MỞ L/C 2 0 1
MUA BẢO HIỂM CHO HÀNG HểA 0 0 0
LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN 0 0 1
NHẬN VÀ KIỂM TRA HÀNG NHẬP 1 1 0
THANH TOÁN 0 1 0
Nguồn: báo cáo tổng hợp tình hình nhập khẩu của phòng xuất nhập khẩu.
- Về mở L/C: năm 2008 là năm công ty vấp phải nhiều sai sót nhất do công ty nộp tiền ký quỹ muộn và nội dung của đơn xin mở L/C có một số điểm không khớp với hợp đồng nhập khẩu về tên hàng hóa nhập khẩu, sai đơn vị tính kích thức của sản phẩm. Do đó công ty phải làm thủ tục sửa đổi L/C và mất phí sửa đổi.
- Về nghiệp vụ mua bảo hiểm: do công ty thường nhập khẩu theo điều kiện CIF nên đối tác nước ngoài là người mua bảo hiểm. Các đối tác nước ngoài chỉ có nghĩa vụ mua bảo hiểm theo điều kiện nhóm C cho 110% giá trị hàng hóa nên sẽ có nhiều tình huống công ty sẽ không được bảo hiểm. Mặt khác, các công ty bảo hiểm do
đối tác nước ngoài chọn thường là các công ty bảo hiểm của chính nước họ nên việc đòi tiền đôi khi gặp nhiều khó khăn do khoảng cách về địa lý và bất đồng về ngôn ngữ. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp công ty lại thực hiện mua bảo hiểm theo điều kiện nhóm A một cách không hợp lý cho những hàng hóa như thép, dây điện trong khi những hàng hóa này chỉ cần thiết bảo hiểm ở nhóm B,C.
- Về thuê phương tiện vận tải: công ty thường dành quyền thuê phương tiện vận tải cho người bán do các hợp đồng phần lớn là ký kết theo điều kiện CFR hoặc CIF.
Các đối tác do đó có quyền lựa chọn hãng vận tải, loại tàu vận tải nên họ thường chọn tàu có tiền thuê rẻ, và chất lượng hoạt động đôi khi không còn tốt. Lên sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro cho hàng hóa công ty như hỏng hóc, mất mát. Hoặc kéo dài thời gian vận chuyển hàng hơn dự kiến.
- Về thủ tục hải quan: thủ tục hải quan hiện nay tuy đã có nhiều đổi mới phù hợp với thông lệ quốc tế nhưng vẫn còn rườm rà và mang nhiều tính hành chính giấy tờ, chưa tạo được sự thông thoáng và thuận lợi cho các doanh nghiệp. Năm 2007, công ty có những sai sót trong việc xác định mã số hàng hóa và áp mã tính thuế dẫn đến sai sót.
- Về thanh tóan: Do các đối tác bán hàng cho công ty đều lựa chọn hình thức thanh toán bằng L/C nên thủ tục thanh toán khá phức tạp do công ty phải mất phí mở L/
C, thực hiện ký quỹ do đó làm giảm số vốn lưu động.
Nguyên nhân một phần xuất phát từ chính công ty, một phần do các điều kiện khách quan đem lại. Về nguyên nhân chủ quan, trình độ, năng lực yếu kém của một bộ phận cán bộ xuất nhập khẩu không đáp ứng được các đòi hỏi của nghiệp vụ nhập khẩu. Thêm vào đó là việc công ty còn thiếu vốn kinh doanh dẫn đến tình trạng bị động trong thực hiện hợp đồng, chịu chi phí lãi vay cao hơn. Ngoài ra, trước khi thực hiện hợp đồng nhập khẩu công ty cũng chưa nghiên cứu thị trường một cách đầy đủ, chưa có chiến lược kinh doanh cụ thể. Bên cạnh đó, tình hình cạnh tranh trên thị trường ngày càng diễn ra gay gắt, sự liên doanh liên kết giữa các bạn hàng cung cấp nguồn hàng cho công ty và các doanh nghiệp kinh doanh
Trường đại học Kinh tế quốc dân Khoa Thương mại và kinh tế quốc tế Trang 53
xuất khẩu khác trên thị trường cũng đang là những đối thủ cạnh tranh lớn của công ty. Ngoài ra còn phải kể đến các nguyên nhân khách quan xuất phát từ chính sách ngoại thương, chính sách thuế của nhà nước thiếu tính nhất quán, cơ sở hạ tầng nền kinh tế yếu kém thể hiện ở mạng lưới giao thông vận tải, thông tin liên lạc, tài chính không đáp ứng đủ đòi hỏi của nền kinh tế, thói quan lieu, tham nhũng của một bộ phận công chức, thủ tục hành chính rườm rà, tỷ giá hối đoái không ổn định , tỷ lệ lạm phát cao.
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT