CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
TÀI SẢN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm tài sản lưu động của doanh nghiệp
1.1.1.1 Khái niệm tài sản lưu động
Tài sản lưu động (TSLĐ) là những tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, có thời gian sử dụng, luân chuyển và thu hồi vốn trong một chu kỳ kinh doanh.
1.1.1.2 Đặc điểm của tài sản lưu động
- TSLĐ có thời gian luân chuyển ngắn, có tính thanh khoản cao là bộ phận của vốn sản xuất nên nó vận động và luân chuyển không ngừng TSLĐ được phân tán ở nhiều dạng khác nhau, dễ dàng chuyển hoá từ dạng vật chất sang tiền tệ và ngược lại
1.1.2 Phân loại tài sản lưu động của doanh nghiệp
1.1.2.1 Phân loại theo quá trình tuần hoàn và luân chuyển vốn
- Tài sản lưu động trong dự trữ
- Tài sản lưu động trong lưu thông
- Tài sản lưu động trong sản xuất
1.1.2.2 Phân loại theo khoản mục trên bảng cân đối kế toán
Phân loại theo các khoản mục tài khoản kế toán, tài sản lưu động thuộc nhóm tài sản ngắn hạn bao gồm các tài khoản: tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác.
Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp
Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động là một phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng và khai thác tài sản lưu động tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đem lại hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất cho doanh nghiệp.
1.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSLĐ của doanh nghiệp 1.2.2.1 Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời
+ Hệ số sinh lời của tài sản lưu động
Hệ số sinh lời của TSLĐ Lợi nhuận sau thuế TSLĐ sử dụng bình quân trong kỳ
+ Mức đảm nhiệm tài sản lưu động
TSLĐ sử dụng bình quân trong kỳ
1.2.2.2 Các chỉ tiêu hoạt động
+ Vòng quay các khoản phải thu
Vòng quay các khoản phải thu Doanh thu thuần Các khoản phải thu bình quân + Kỳ thu tiền bình quân
Kỳ thu tiền bình quân = Các khoản phải thu
Doanh thu bình quân 1 ngày + Vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay của hàng tồn kho Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân + Chu kỳ lưu kho
Vòng quay hàng tồn kho + Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động
Hiệu suất sử dụng TSLĐ Doanh thu thuần trong kỳ TSLĐ bình quân trong kỳ + Kỳ luân chuyển tài sản lưu động
Kỳ luân chuyển TSLĐ = 360 ngày
Hiệu suất sử dụng TSLĐ
1.2.2.3 Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán
+ Hệ số thanh toán hiện hành
Hệ số thanh toán hiện hành Tài sản lưu động
Nợ ngắn hạn + Hệ số thanh toán nhanh
Hệ số thanh toán nhanh = Tài sản lưu động – Hàng tồn kho
Các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả sử dụng TSLĐ của doanh nghiệp
1.3.1.1 Chính sách quản lý tài sản lưu động của doanh nghiệp a Chính sách quản lý tiền mặt
Tồn quỹ tiền mặt mục tiêu là tồn quỹ mà công ty hoạch định lưu giữ dưới hình thức tiền mặt Quyết định tồn quỹ tiền mặt mục tiêu liên quan đến việc đánh đổi giữa chi phí cơ hội do giữ quá nhiều tiền mặt và chi phí giao dịch do giữ quá ít tiền mặt Chi phí cơ hội là chi phí mất đi do giữa tiền mặt, khiến cho tiền không được đầu tư vào mục đích sinh lời Chi phí giao dịch là chi phí liên quan đến chuyển đổi từ tài sản đầu tư thành tiền mặt sẵn sàng cho chi tiêu Nếu công ty giữ quá nhiều tiền mặt thì chi phí giao dịch sẽ nhỏ nhưng ngược lại chi phí cơ hội sẽ lớn Nếu công ty giữ quá ít tiền mặt thì chi phí cơ hội sẽ nhỏ, nhưng ngược lại chi phí giao dịch sẽ lớn Như vậy, chi phí cơ hội tỷ lệ thuận còn chi phí giao dịch tỷ lệ nghịch với tồn quỹ tiền mặt Mô hình quản lý tiền mặt EOQ và mô hình quản lý tiền mặt Miller Orr giúp doanh nghiệp giải quyết vấn đề trên b Chính sách quản lý hàng tồn kho
+ Mô hình quản lý hàng tồn kho hiệu quả - Mô hình EOQ
Do đó mục đích của quản lý hàng tồn kho là cân bằng hai loại chi phí: chi phí tồn trữ và chi phí đặt hàng sao cho tổng chi phí tồn kho là thấp nhất đặt hàng, tổng chi phí theo các mức sản lượng tồn kho
Gọi S là lượng hàng tiêu thụ trong kỳ nên số lần đặt hàng trong kỳ là S/Q
Gọi O là chi phí cho mỗi lần đặt hàng thì tổng chi phí đặt hàng là (S/Q)xO Gọi T là tổng chi phí thì: T = (Q/2) xC + (S/Q)xO
Gọi Q* là lượng hàng tồn trữ tối ưu tức là Q* là lượng hàng cho chi phí thấp nhất dẫn đến: Q* = 2SO c/
Nếu T* là thời gian dự trữ tối ưu được tính bằng cách lấy số lượng hàng tồn kho tối ưu Q* chia cho nhu cầu sử dụng hàng tồn kho bình quân một ngày, tức S/
365 (giả định một năm có 365 ngày) đơn vị tính là ngày.
Ta có công thức sau: T* = Q*/(S/365)
Công thức trên cũng có thể được viết lại như sau: T’ = 365xQ*/S c Chính sách quản lý khoản phải thu
Chính sách tín dụng thương mại
Chính sách tín dụng thương mại có những tác động cơ bản sau:
+ Do thực hiện chính sách bán chịu nên khách hàng mua nhiều hàng hoá hơn do đó làm tăng doanh thu và làm giảm chi phí tồn kho.
+ Tín dụng thương mại làm tăng lượng hàng hoá sản xuất ra do đó góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng tài sản.
+ Khi cấp tín dụng thương mại cho khách hàng có thể làm tăng thêm chi phí đòi nợ, chi phí trả cho nguồn tài trợ để bù đắp cho thiếu hụt ngân quỹ.
+ Nếu thời hạn cấp tín dụng càng dài thì rủi ro càng cao và làm cho lợi nhuận bị giảm.
Phân tích tín dụng thương mại
- Khả năng tín dụng của khách hàng được xây dựng thông qua các tiêu chuẩn như: phẩm chất, tư cách tín dụng, năng lực trả nợ, tài sản thế chấp, nguồn vốn kinh doanh của khách hàng Nếu khả năng tín dụng của khách hàng phù hợp với các tiêu chuẩn đó thì tín dụng thương mại có thể được cấp.
1.1.3.4 Chính sách huy động vốn
* Huy động vốn từ bên trong doanh nghiệp
- Vốn góp ban đầu: là vốn góp ban đầu của các thành viên khi thành lập doanh nghiệp.
- Lợi nhuận giữ lại: là khoản mục lợi nhuận không chia nhằm tái đầu tư, mở rộng sản xuất.
- Phát hành cổ phiếu: doanh nghiệp có thể phát hành cổ phiếu nhằm tăng vốn chủ sở hữu
* Huy động vốn từ bên ngoài
- Nguồn vốn vay tín dụng: Nguồn vốn này được vay ở các ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng
- Vốn vay do phát hành trái phiếu: Đây là nguồn vốn quan trọng mà doanh nghiệp có thể sử dụng để tài trợ cho tài sản lưu động
- Nguồn vốn huy động từ các khoản nợ phải trả trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
1.3.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp
- Hệ thống thông tin quản lý
Hệ thống thông tin quản lý chính là hệ thống thu thập thông tin, xử lý thông tin và truyền đạt mọi thông tin cần thiết cho các đối tượng sử dụng thông tin trong các guồng máy quản lý Hệ thống thông tin quản lý gồm bốn thành phần đó là phần mềm, nhân lực, phần cứng và tài nguyên dữ liệu
- Cơ cấu tổ chức nhân sự
Cơ cấu tổ chức nhân sự là sơ đồ tổ chức nhân sự và phân cấp quyền hạn chức năng từng bộ phận của doanh nghiệp, bao gồm định mức nhân sự, phân cấp quyền hạn của các phòng ban, bản mô tả công việc và yêu cầu trình độ chuyên môn của từng vị trí
1.3.2 Các nhân tố khách quan
- Tiến bộ khoa học kỹ thuật: nếu doanh nghiệp áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh không những tiết kiệm chi phí đầu vào, sử dụng tiết kiệm tài sản lưu động, giảm giá thành sản phẩm từ đó tăng tính cạnh tranh của sản phẩm.
- Sự phát triển của thị trường: thị trường nhân tố đầu vào, dịch vụ hàng hoá và đặc biệt là thị trường tài chính tiền tệ có tác động rất lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp
- Tác động của môi trường kinh tế: khi Nhà nước có những thay đổi trong các chính sách quản lý kinh tế hoặc có sự mất ổn định trong đời sống chính trị, thì các doanh nghiệp có thể sẽ gặp khó khăn trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
- Tác động của môi trường pháp lý: Nhà nước quản lý kinh tế bằng công cụ luật pháp, do đó sự thắt chặt hay nới lỏng các chính sách quản lý kinh tế đều có ảnh hưởng đến doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong nước Nếu môi trường pháp lý ổn định lâu dài là nhân tố ảnh hưởng tích cực tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
- Ảnh hưởng của điều kiện địa lý, khí hậu: Thiên tai, lũ lụt, hạn hán, dịch hoạ cũng có thể ảnh hưởng và làm gián đoạn quá trình sản xuất kinh doanh, dẫn đến làm thay đổi nhu cầu sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp.
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY SẢN XUẤT THÉP ÚC SSE
KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY SẢN XUẤT THÉP ÚC SSE
2.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển
- Trong giai đoạn 1997 – 2006, là giai đoạn xây dựng lắp đặt xưởng sản xuất, đào tạo tuyển dụng công nhân, xây dựng thương hiệu sản phẩm Kết quả sản xuất kinh doanh trong giai đoạn này rất yếu kém Thành quả của giai đoạn này là công nghệ sản xuất và tay nghề công nhân ngày một ổn định, thương hiệu sản phẩm được nhiều khách hàng biết đến.
- Giai đoạn 2007 đến nay là giai đoạn phát triển thịnh vượng của Công ty
2.1.2 Đặc điểm ngành nghề sản xuất, kinh doanh
- Sản xuất và kinh doanh thép là ngành công nghiệp nặng, đòi hỏi vốn lớn
- Kinh doanh thép là ngành kinh doanh theo mùa vụ.
- Ngành sản xuất và kinh doanh thép phụ thuộc rất lớn vào chính sách bảo hộ của nhà nước
- Thị trường thép lên xuống phụ thuộc vào thị trường phôi thép.
- Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thép thường xuyên đối mặt với hại loại rủi ro chính là rủi ro tỷ giá và rủi ro lãi suất.
2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty từ năm 2006 đến 2008
Doanh thu bán hàng tăng nhanh từ năm 2006 đến năm 2008, do thị trường thép xây dựng biến động mạnh Đây cũng là thời điểm thương hiệu sản phẩm Công ty rất có uy tín với khách hàng trong nước
Doanh thu hoạt động tài chính của Công ty năm 2007 và 2008 đều tăng so với năm 2006 Tuy nhiên chi phí tài chính cũng tăng nhanh trong hai năm này.Công ty bị thua lỗ trong hoạt động tài chính, làm giảm lợi nhuận của Công ty.
Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng cùng với sự tăng lên của doanh thu và lợi nhuận Như vậy có thể kết luận rằng những chi phí này đều được sử dụng đúng mục đích và rất hiệu quả
Theo quan điểm luân chuyển vốn, tài sản của doanh nghiệp bao gồm TSLĐ và TSCĐ Hai loại tài sản này được hình thành từ VCSH Tức là:
B Nguồn vốn = A.Tài sản (I + III + IV) + B Tài sản (I + II + III)
Tuy nhiên trong cả ba năm vế trái luôn nhỏ hơn vế phái Điều này chứng tỏ Công ty thiếu vốn, để trang trải cho tài sản Công ty phải đi vay hoặc chiếm dụng vốn từ bên ngoài.
Tổng tài sản của công ty có xu hướng tăng nhanh, tuy nhiên TSCĐ có xu hướng giảm Điều này chứng tỏ Công ty tập trung vốn bổ sung cho TSLĐ, tăng cường năng lực sản xuất kinh doanh.
Tài sản ngắn hạn của Công ty tăng khá nhanh Điều này cho thấy Công ty đang dồn vốn để mua nguyên vật liệu, tập trung sản xuất kinh doanh Đặc biệt là khoản phải thu khách hàng giảm trong khi khoản tiền và tương đương tiền tăng. Như vậy Công ty đã nỗ lực thu tiền khách hàng, cắt giảm thời hạn bán chịu làm cho vòng quay của tài sản tăng Nhờ đó tình hình tài chính của Công ty ngày một được cải thiện.
Qua phân tích sơ bộ bảng kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán cho thấyCông ty đã vượt qua một thời kỳ hết sức khó khăn về tình hình tài chính.
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY SẢN XUẤT THÉP ÚC SSE
2.2.1 Tài sản lưu động của Công ty Sản xuất Thép Úc SSE
Tài sản lưu động của Công ty tăng nhanh qua các năm, bình quân tăng 11% / 1năm Công ty có xu hướng tăng cường đầu tư vào TSLĐ nhằm củng cố năng lực cạnh tranh Điều này được thể hiện TSLĐ luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản.
Xét về cơ cấu, nhìn chung các khoản mục tài sản đều tăng về số tuyệt đối.Tuy nhiên về tỷ trọng thì chỉ có khoản mục “tiền và tương đương tiền” tăng,trong khi khoản mục “Phải thu khách hàng” và “Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi” giảm Điều này cho thấy tình hình kinh doanh ngày một tốt hơn, vốn đã được quay vòng nhanh hơn và khả năng bị chiếm dụng ít hơn, nợ xấu của khách hàng giảm
Khoản mục “Trả trước cho người bán” tăng cả về số tuyệt đối và tương đối. Điều này chứng tỏ giá nguyên vật liệu có xu hướng tăng, Công ty trả trước nhằm đầu cơ, tìm kiếm giá rẻ
Khoản mục “Hàng tồn kho” tuy có giảm về tỷ trọng do tổng tài sản của Công ty tăng nhanh, song xét về số tuyệt đối thì vẫn tăng Như vậy khâu dự trữ của Công ty có xu hướng tăng, trong khi khoản mục “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho” lại có xu hướng giảm Chứng tỏ giá thành sản phẩm của Công ty thấp hơn nhiều so với giá thị trường, hoặc giá thị trường thành phẩm và nguyên vật liệu có xu hứng tăng trong ngắn hạn Như vậy Công ty không hề có xu hướng bị đọng vốn, trái lại hàng tồn kho tăng giúp Công ty chủ động trong sản xuất và kinh doanh hơn.
Qua phân tích số liệu TSLĐ của Công ty từ năm 2006 đến năm 2008 ta thấy TSLĐ có xu hướng tăng cả về mặt chất và mặt lượng, qua đó tác động mạnh đến doanh thu và lợi nhuận của Công ty trong hai năm 2007 và 2008
2.2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của Công ty sản xuất Thép Úc SSE
+ Phân tích chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSLĐ tao ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Hệ số sinh lời của TSLĐ có xu hướng tăng nhanh là do tốc độ tăng của lợi nhuận nhanh hơn tốc độ tăng của TSLĐ Điều này cho thấy tình hình kinh doanh của Công ty ngày một tốt hơn, doanh thu bán hàng tăng nhanh
Hiệu suất sử dụng TSLĐ của Công ty rất cao và có xu hướng tăng trong ba năm vừa qua Đây là tín hiệu tốt, cho thấy Công ty đang mở rộng thị trường, góp phần tăng trưởng doanh thu
+ Phân tích các chỉ tiêu hoạt động
Chỉ số vòng quay các khoản phải thu có xu hướng tăng, năm sau cao hơn năm trước Điều này chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh, tính lỏng của các khoản phải thu cao Công ty ngày càng cải thiện năng lực trả nợ trong ngắn hạn, vốn không bị chiếm dụng
Chỉ số vòng quay hàng tồn kho có xu hướng giảm, đây là dấu hiệu không tốt Vì chu kỳ lưu kho sẽ tăng lên, hàng tồn kho sẽ tồn đọng ở khâu dự trữ.
+ Phân tích các chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Chỉ tiêu khả năng thanh toán của Công ty rất thấp trong ba năm khảo sát, tuy nhiên nó có xu hướng tăng dần qua các năm. Để khắc phục tình trạng trên, Công ty nên thuyết phục chủ đầu tư bổ sung vốn hoặc tái đầu tư 100% lợi nhuận nhằm giảm bớt vay nợ ngân hàng để tài trợ TSLĐ Mặt khác Công ty có biện pháp làm tăng hệ số luân chuyển của TSLĐ bằng cách tăng doanh thu và giảm khoản phải thu khách hàng.
Như vậy qua phân tích các hệ số sử dụng TSLĐ trên, ta thấy các chỉ số có xu hướng thay đổi theo hướng tích cực Điều này phản ánh hiệu quả sử dụng TSLĐ của Công ty đang được củng cố và hoàn thiện dần cùng với sự phát triển củaCông ty.
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY SẢN XUẤT THÉP ÚC SSE
TY SẢN XUẤT THÉP ÚC SSE
Các chỉ số kinh tế tài chính của Công ty tuy thấp song có xu hướng cải thiện dần Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty ngày một phát đạt hơn Hệ số sinh lời và hệ số đảm nhiệm có xu hướng ngày một tốt hơn, hiệu suất sử dụng TSLĐ ngày một cao hơn Công ty tăng vốn chủ sở hữu giảm sức ép nợ, quản lý khoản phải thu tốt hơn làm tăng vòng quay của vốn.
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những kết quả đạt được, Công ty còn tồn tại nhiều hạn chế trong công tác sử dụng TSLĐ Hệ số sinh lời cao song không ổn định, hệ số thanh khoản thấp, hệ số vòng quay các khoản phải thu so với các công ty trong ngành còn thấp Lượng tiền tồn trong ngân quỹ còn cao, hàng tồn kho chiếm tỷ trong cao trong TSLĐ Công ty sử dụng quá nhiều vốn vay trong hoạt động sản xuất kinh doanh Kết cấu tài sản của Công ty chưa hợp lý khi để lượng hàng tồn kho và các khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao.
+ Chính sách quản lý tài sản lưu động chưa hợp lý
Quản lý ngân quỹ kém hiệu quả : khi để lượng tiền tồn quỹ quá nhiều mà không tham gia vào thị trường chứng khoán, vàng, gửi tiết kiệm qua đêm, tuần để sinh lời
Quản lý hàng tồn kho thiếu cơ sở, bị động : Công ty dự trữ hàng tồn kho phụ thuộc vào kế hoạch bán hàng, đây chính là nguyên nhân làm hàng tồn kho vẫn chiếm tỷ trọng cao trong TSLĐ
Quản lý khoản phải thu không được mềm dẻo, không kích thích tiêu dùng: Công ty sử dụng chính sách thương mại thắt chặt, không thu hút được khách hàng, giảm doanh thu và lợi nhuận ảnh hưởng hiệu quả sử dụng TSLĐ.
Huy động vốn tài trợ tài sản lưu động còn đơn điệu, rủi ro cao : hình thức huy động vốn chủ yếu của Công ty là vay ngân hàng thương mại, tái đầu tư lợi nhuận Với việc sử dụng vốn vay quá nhiều làm cho tình hình tài chính của Công ty rủi ro cao.
+ Chất lượng hệ thống thông tin chưa cao
+ Cơ cấu tổ chức nhân sự chưa hợp lý
+ Thị trường thép hiện nay biến động rất phức tạp và tiêu cực: hàng nhái nhãn mác, lậu xuất hiện nhiều Ngày càng nhiều dự án thép được xây dựng khắp các tỉnh thành Các nước được coi là cường quốc về sản xuất thép đang thực hiện các chính sách tài trợ xuất khẩu thép nhằm đẩy hàng ế thừ ra nước ngoài.
+ Nhà nước thiếu quy hoạch và định hướng cho ngành thép : Các nhà máy thép được xây dựng tràn lan khấp các tỉnh thành thiếu định hướng và quy hoạch của Nhà Nước Như vậy trong tương lai, ngành thép trong nước sẽ gặp phải khủng hoảng thừa, các doanh nghiệp phải hướng ra thị trường nước ngoài.
+ Chính sách tỷ giá và thuế nhập khẩu phôi thép không ổn định: Trong thời gian qua, chính sách thuế nhập khẩu phôi thép và tỷ giá liên tục thay đổi. Dẫn đến thiệt hại lớn cho các công ty ngành thép.
+ Chính sách kinh tế vĩ mô không phù hợp và thiếu ổn định : chính sách thuế VAT, thuế nhập khẩu phôi thép của Chính phủ trong thời gian vừa qua có nhiều thay đổi bất cập gây thiệt hại cho ngành thép
+ Tác động tiêu cực của nền kinh tế thế giới : Kể từ khi Việt Nam tham gia hội nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), nền kinh tế Việt Nam trở thành một bộ phận của nền kinh tế thế giới Vì vậy nền kinh tế Việt Nam chịu tác động của nền kinh tế thế giới
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG
CỦA CÔNG TY SẢN XUẤT THÉP ÚC SSE 3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG TY SẢN XUẤT THÉP ÚC SSE TRONG GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
Công ty Sản xuất thép Úc SSE đã xây dựng định hướng cho kế hoạch sản xuất kinh doanh trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015 như sau:
Bảng 3.1: Định hướng phát triển Công ty từ năm 2010 đến 2015
Nguồn: [Chiến lược phát triển Công ty giai đoạn 2010 đến 2015]
+ Kế hoạch giảm giá thành sản phẩm : xây dựng nhà máy luyện phôi thép nhằm chủ động nguồn nguyên vật liệu, giảm giá thành sản xuất.
+ Kế hoạch sản xuất : không ngừng cải tiến kỹ thuật sản xuất, nâng cao trình độ tay nghề công nhận, nâng cao năng suất lao động.
+ Kế hoạch Vật tư - Kỹ thuật : Sẵn sàng đáp ứng vật tư cho kế hoạch sản xuất kinh doanh Thực hiện thu mua vật tư theo đúng quy trình ISO
+ Kế hoạch nhân sự : Nhằm đáp ứng kế hoạch sản xuất kinh doanh, đến năm 2013 nhân sự tăng 10% tức 25
+ Kế hoạch tài chính : Ban Giám đốc Công ty, với những chỉ số tài chính có xu hướng tích cực trong hai năm qua, thuyết phục nhà đầu tư tăng vốn từ 12 triệu USD lên 15 triệu USD vào năm 2010.
3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSLĐ TẠI CÔNG TY SẢN XUẤT THÉP ÚC SSE
3.2.1 Nâng cao hiệu quả quản lý tiền mặt
Xây dựng phương hướng áp dụng mô hình Miller – Orr trong công tác quản lý ngân quỹ.
3.2.2 Tăng cường quản lý khoản phải thu
Xây dựng các mô hình ra quyết định áp dụng chính sách tiêu chuẩn bán chịu, chính sách về thời hạn bán chịu và chính sách về tỷ lệ chiết khấu trong các tình huống khác nhau.
3.2.3 Hoàn thiện chính sách quản lý hàng tồn kho
Xây dựng chính sách tồn kho dựa trên tình trạng thị trượng biến động của năm 2008.
3.2.2 Tăng cường huy động vốn
Công ty cần đa dạng các hình thức huy động vốn, nhằm tận dụng được nguồn vốn rẻ nhấp, hiệu quả nhất.
3.2.3 Nâng cao hiệu quả thu thập và xử lý thông tin
Khi thu thập thông tin bên ngoài cần phải tổng hợp, phân loại và chỉ chọn thông tin hữu ích phục vụ cho công tác quản lý của Công ty Sử dụng thông tin bên ngoài và thông tin kế toán để lập công tác kế hoạch hoá tài chính nhằm xác định nhu cầu vốn sử dụng thường xuyên cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trong thời hạn nhất định, nhất là vốn tài trợ cho TSLĐ Sử dụng thông tin bên ngoài phục vụ cho công tác dự báo giá phôi thép của thế giới, theo dõi giá bán của các đối thủ cạnh tranh để có chính sách thích hợp ứng phó.
3.2.4 Nâng cao chất lượng nhân sự
Công ty cần thực hiện một số biện pháp sau:
+ Thuyên chuyển hoặc tuyển dụng mới.
+ Cơ cấu lại bộ máy quản lý, lao động gián
+ Thực hiện đánh giá sâu sát từng vị trí công việc.
+ Xây dựng định mức và hợp lý hoá các thao tác lao động.
+ Xây dựng chế độ khuyến khích khen thưởng
+ Đào tạo và đào tạo lại
3.3.1 Kiến nghị với Nhà nước
Thứ nhất : Chính phủ cần có quy hoạch, có tầm nhìn xa cho ngành thép. Thứ hai , Nhà nước tạo lập và hoàn thiện môi trường pháp lý
Thứ ba , Nhà nước đảm bảo sự ổn định môi trường kinh tế vĩ mô
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY SẢN XUẤT THÉP ÚC SSE
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG TY SẢN XUẤT THÉP ÚC
Công ty Sản xuất thép Úc SSE đã xây dựng định hướng cho kế hoạch sản xuất kinh doanh trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015 như sau:
Bảng 3.1: Định hướng phát triển Công ty từ năm 2010 đến 2015
Nguồn: [Chiến lược phát triển Công ty giai đoạn 2010 đến 2015]
+ Kế hoạch giảm giá thành sản phẩm : xây dựng nhà máy luyện phôi thép nhằm chủ động nguồn nguyên vật liệu, giảm giá thành sản xuất.
+ Kế hoạch sản xuất : không ngừng cải tiến kỹ thuật sản xuất, nâng cao trình độ tay nghề công nhận, nâng cao năng suất lao động.
+ Kế hoạch Vật tư - Kỹ thuật : Sẵn sàng đáp ứng vật tư cho kế hoạch sản xuất kinh doanh Thực hiện thu mua vật tư theo đúng quy trình ISO
+ Kế hoạch nhân sự : Nhằm đáp ứng kế hoạch sản xuất kinh doanh, đến năm 2013 nhân sự tăng 10% tức 25
+ Kế hoạch tài chính : Ban Giám đốc Công ty, với những chỉ số tài chính có xu hướng tích cực trong hai năm qua, thuyết phục nhà đầu tư tăng vốn từ 12 triệuUSD lên 15 triệu USD vào năm 2010.
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSLĐ TẠI CÔNG
3.2.1 Nâng cao hiệu quả quản lý tiền mặt
Xây dựng phương hướng áp dụng mô hình Miller – Orr trong công tác quản lý ngân quỹ.
3.2.2 Tăng cường quản lý khoản phải thu
Xây dựng các mô hình ra quyết định áp dụng chính sách tiêu chuẩn bán chịu, chính sách về thời hạn bán chịu và chính sách về tỷ lệ chiết khấu trong các tình huống khác nhau.
3.2.3 Hoàn thiện chính sách quản lý hàng tồn kho
Xây dựng chính sách tồn kho dựa trên tình trạng thị trượng biến động của năm 2008.
3.2.2 Tăng cường huy động vốn
Công ty cần đa dạng các hình thức huy động vốn, nhằm tận dụng được nguồn vốn rẻ nhấp, hiệu quả nhất.
3.2.3 Nâng cao hiệu quả thu thập và xử lý thông tin
Khi thu thập thông tin bên ngoài cần phải tổng hợp, phân loại và chỉ chọn thông tin hữu ích phục vụ cho công tác quản lý của Công ty Sử dụng thông tin bên ngoài và thông tin kế toán để lập công tác kế hoạch hoá tài chính nhằm xác định nhu cầu vốn sử dụng thường xuyên cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trong thời hạn nhất định, nhất là vốn tài trợ cho TSLĐ Sử dụng thông tin bên ngoài phục vụ cho công tác dự báo giá phôi thép của thế giới, theo dõi giá bán của các đối thủ cạnh tranh để có chính sách thích hợp ứng phó.
3.2.4 Nâng cao chất lượng nhân sự
Công ty cần thực hiện một số biện pháp sau:
+ Thuyên chuyển hoặc tuyển dụng mới.
Một số kiến nghị
+ Thực hiện đánh giá sâu sát từng vị trí công việc.
+ Xây dựng định mức và hợp lý hoá các thao tác lao động.
+ Xây dựng chế độ khuyến khích khen thưởng
+ Đào tạo và đào tạo lại
3.3.1 Kiến nghị với Nhà nước
Thứ nhất : Chính phủ cần có quy hoạch, có tầm nhìn xa cho ngành thép. Thứ hai , Nhà nước tạo lập và hoàn thiện môi trường pháp lý
Thứ ba , Nhà nước đảm bảo sự ổn định môi trường kinh tế vĩ mô
Thứ tư : Nhà nước cần phải có biện pháp bảo vệ các công ty thép bằng các biện pháp như: hỗ trợ xuất khẩu, giảm thuế VA, thuế xuất khẩu, kích thích tiêu dùng trong nước.
Thứ năm : giá cả thị trường thép luôn biến động làm bất ổn thị trường, Nhà nước xem xét thành lập kho dự trữ thép với mục đích bình ổn giá cả, điều tiết thị trường bảo vệ người tiêu dùng
3.3.2 Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng Nhà nước nên thực hiện nhất quán chính sách tỷ giá, hoặc chế độ tỷ giá cố định hoặc thả nổi Ngân hàng Nhà nước cần kiểm soát chặt thị trường ngoại tệ, như kiểm soát nguồn kiều hối, công ty xuất khẩu, thị trường chợ đen, tăng dự trữ ngoại tệ
3.3.3 Kiến nghị với Bộ tài chính: Chính sách thuế phải ổn định, phù hợp với tình hình thực tế của xã hội.
3.3.4 Kiến nghị với Hiệp hội thép Việt Nam
Hiệp hôi thếp Việt Nam nên mở rộng phạm vi hoạt động, như đứng ra thành lập kho dự trữ thép nhằm bình ổn giá cả trên thị trường Tham gia cố vấn choChính phủ để ngành thép phát triển và có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.