1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Tài Sản Lưu Động Tại Tổng Công Ty Rau Quả Nông Sản.docx

76 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Tài Sản Lưu Động Tại Tổng Công Ty Rau Quả Nông Sản
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2008
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 128,43 KB

Cấu trúc

  • Chương 1 Những vấn đề chung về hiệu quả sử dụng tài sản lưu động (7)
    • 1.1 Hoạt động quản lí tài chính trong doanh nghiệp (9)
      • 1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp (9)
      • 1.1.2 Hoạt động quản lí tài chính trong doanh nghiệp (10)
    • 1.2 Tài sản lưu động trong doanh nghiệp (14)
      • 1.2.1 Khái niệm tài sản lưu động (14)
      • 1.2.2 Phân loại tài sản lưu động (15)
        • 1.2.2.1 Tiền và các khoản tương đương tiền (15)
        • 1.2.2.2 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (15)
        • 1.2.2.3 Các khoản phải thu (16)
        • 1.2.2.4 Hàng tồn kho (16)
        • 1.2.2.5 Tài sản ngắn hạn khác (17)
    • 1.3 Quản lí tài sản lưu động của doanh nghiệp (18)
      • 1.3.1 Sự cần thiết quản lí tài sản lưu động trong doanh nghiệp (18)
      • 1.3.2 Nội dung quản lí tài sản lưu động (21)
        • 1.3.2.1 Phân tích và quyết định tồn quỹ (21)
        • 1.3.2.2 Phân tích và quyết định đầu tư khoản phải thu (22)
        • 1.3.2.3 Phân tích và quyết định tồn kho (23)
    • 1.4 Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động trong doanh nghiệp (24)
      • 1.4.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng tài sản lưu động (24)
      • 1.4.2 Các chỉ tiêu đánh gía hiệu quả sử dụng tài sản lưu động (25)
      • 1.4.3 Hai phương pháp chính sử dụng đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động (27)
        • 1.4.4.1 Các nhân tố chủ quan (28)
        • 1.4.4.2 Nhân tố khách quan (30)
      • 1.4.5 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động 26 Chương 2 - Thực trạng về hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Tổng công ty rau quả, nông sản (31)
    • 2.1 Khái quát chung về Tổng công ty rau quả, nông sản (32)
      • 2.1.1 Lịch sử hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của TCT rau quả, nông sản (32)
      • 2.1.2 Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty (37)
    • 2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại TCT rau quả, nông sản (46)
      • 2.2.1 Cơ cấu tài sản của TCT rau quả, nông sản (46)
      • 2.2.2 Thực trạng về hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại TCT rau quả, nông sản (49)
      • 2.2.3 Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Tổng công ty rau quả, nông sản (55)
        • 2.2.3.1 Kết quả đạt được (55)
        • 2.2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân (58)
  • Chương 3 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Tổng công ty rau quả, nông sản (8)
    • 3.1 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại TCT (62)
      • 3.1.5 Hoàn thiện hệ thống kiểm tra chất lượng và cung ứng rau quả sạch, chất lượng cao (65)
    • 3.2 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của Tổng công ty rau quả, nông sản (65)
      • 3.2.1 Kiến nghị với các tổ chức tín dụng (65)
      • 3.2.2 Kiến nghị với cơ quan quản lí chức năng của Nhà nước (68)

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU 1 Chương 1 Những vấn đề chung về hiệu quả sử dụng tài sản lưu động trong doanh nghiệp 4 1 1 Hoạt động quản lí tài chính trong doanh nghiệp 4 1[.]

Những vấn đề chung về hiệu quả sử dụng tài sản lưu động

Hoạt động quản lí tài chính trong doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp:

Tài chính doanh nghiệp được hiểu là những quan hệ giá trị giữa doanh nghiệp với các chủ thể trong nền kinh tế Các quan hệ tài chính doanh nghiệp chủ yếu gồm:

 Quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước

 Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính

 Quan hệ giữa doanh nghiệp với các thị trường khác

 Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp

Những mối quan hệ tài chính trên tạo cho doanh nghiệp một môi trường hoạt động với nhiều yếu tố khách quan tác động trực tiếp như:

Thứ nhất, doanh nghiệp là đối tượng quản lí của Nhà nước thông qua các văn bản pháp luật, những quy định này có thể khuyến khích doanh nghiệp phát triển cũng có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp khi hoạt động kinh doanh Điển hình như thuế suất đánh vào sản phẩm của doanh nghiệp cao hay thấp, có làm ảnh hưởng đến lợi nhuận và doanh số bán hàng của doanh nghiệp hay không, Nhà nước có chính sách, hành động gì hỗ trợ ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp không (về cơ sở hạ tầng, về vốn và lãi suất vay vốn, về hàng rào thuế quan, hạn ngạch …)

Thứ hai, doanh nghiệp luôn phải đối mặt với rủi ro tài chính làm doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, điều này phá vỡ mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các tổ chức tín dụng, và với các chủ nợ - điều cốt lõi giúp doanh nghiệp tồn tại, duy trì sản xuất.

Thứ ba, áp lực cạnh tranh ngày càng lớn, cùng với công nghệ máy móc thay đổi nhanh ở những nước tiên tiến khiến doanh nghiệp luôn phải theo đuổi công cuộc cải tiến công nghệ, tung ra nhiều sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu thị trường với chất lượng tốt nhất và giá thành thấp nhất Đây là bài toán khó với các doanh nghiệp Việt Nam khi còn ở trong tình trạng hạn chế về vốn và quy mô.

Thứ tư, một doanh nghiệp còn phải đáp ứng được đòi hỏi của nhà đầu tư về tỉ lệ VCSH trong cơ cấu vốn, điều này được lí giải rằng không một ai dám mạo hiểm cho vay với một doanh nghiệp đang có tỉ lệ nợ cao, một tỉ lệ nợ thấp để đảm bảo an toàn tín dụng cho họ Một cơ cấu vốn hợp lí giúp doanh nghiệp vừa huy động được nhiều vốn phát triển sản xuất, vừa đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Muốn doanh nghiệp tồn tại và phát triển lớn mạnh đòi hỏi nhà quản trị tài chính phải có khả năng phân tích, phán đoán nhanh nhạy, chính xác trước sự thay đổi của môi trường để sẵn sàng thích nghi với nó.

1.1.2 Hoạt động quản lí tài chính trong doanh nghiệp:

Hoạt động quản lí tài chính doanh nghiệp thể hiện trong suốt quá trình sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm ba hoạt động lớn sau:

Thứ nhất, nhà quản lí tài chính phải ra quyết định đầu tư dài hạn: dự án nào sẽ làm tăng giá trị doanh nghiệp (lựa chọn dự án kinh doanh có NPV >0), và quy mô đầu tư thế nào là phù hợp với loại hình sản xuất kinh doanh lựa chọn Đây chính là chiến lược đầu tư dài hạn của doanh nghiệp, quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp trong thời gian dài.

Thứ hai là quyết định tài trợ: nguồn vốn tài trợ cho dự án trên sẽ được huy động ra sao, bởi kế hoạch huy động vốn hợp lí sẽ nhanh chóng giúp doanh nghiệp có được vốn để triển khai dự án đúng theo kế hoạch đã định, bắt kịp thời cơ kinh doanh mà nhà quản lí dự đoán đem lại hiệu quả đầu tư.

Thứ ba là quyết định tài chính hàng ngày: đây là những quyết định tác nghiệp hàng ngày của giám đốc tài chính liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh ngắn hạn như việc thu tiền từ khách hàng, trả tiền cho nhà cung cấp, lượng tiền mặt cần duy trì trong két, lượng tồn kho vật liệu, hàng hoá để duy trì sản xuất và bán hàng…

Ba vấn đề về quản lí tài chính của doanh nghiệp: dự toán vốn đầu tư dài hạn, cơ cấu vốn và quản lí TSLĐ không phải là tất cả mọi vấn đề về tài chính doanh nghiệp nhưng là ba vấn đề lớn nhất và quan trọng nhất, nghiên cứu tài chính doanh nghiệp thực chất là nghiên cứu cách thức giải quyết ba vấn đề trên.

Quyết định đầu tư vào đâu liên quan đến việc sử dụng vốn của doanh nghiệp tức là làm thay đổi cấu trúc tài sản trên BCĐKT của doanh nghiệp.Trong quá trình ra quyết định đầu tư dài hạn nhà quản lí còn phải quan tâm tới quy mô, thời hạn và rủi ro của các dòng tiền, điều này được thể hiện trong dự toán vốn đầu tư – đó là quá trình kế hoạch hoá và dự toán vốn đầu tư dài hạn của doanh nghiệp Quá trình dự toán vốn đầu tư là tìm kiếm cơ hội đầu tư sao cho thu nhập hiện tại hóa có được do đầu tư lớn hơn chi phí đầu tư (NPV > 0).

Giả sử vào thời điểm đầu tư là năm 0, số tiền doanh nghiệp phải bỏ ra là C0.

Qua các năm 1, 2, 3,……, n dòng tiền thu được là C1, C2, C 3,……, Cn t là lãi suất chiết khấu hợp lí

Giá trị hiện tại ròng do dự án đem lại được tính bằng công thức:

Việc tìm nguồn tài trợ cho dự án đầu tư có thể từ các nguồn: vốn tự có, vay dài hạn ngân hàng, phát hành trái phiếu, phát hành cổ phiếu Mỗi cách trên có ưu nhược điểm khác nhau nhưng đều làm thay đổi cơ cấu vốn của doanh nghiệp (tỉ lệ Nợ/ VCSH) tức là làm thay đổi cấu trúc nguồn vốn trên BCĐKT:

Vốn tự có: Ưu điểm: là nguồn vốn khá hấp dẫn vì không mất phí huy động, giảm bớt sự phụ thuộc vào bên ngoài, đáp ứng ngay nhu cầu vốn cho dự án, là phương án an toàn nhất vì doanh nghiệp không phải lo đến khả năng thanh toán, là nguồn vốn có chi phí rẻ nhất.

Nhược điểm: chủ doanh nghiệp mất đi cơ hội được hưởng thụ số tiền dành dụm của mình, mạo hiểm đầu tư để mong có được cơ hội hưởng thụ lớn hơn, nhưng rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào Nếu vốn tự có được hình thành từ khoản lợi nhuận không chia sẽ làm giảm cổ tức hiện tại đồng nghĩa với việc giảm tính hấp dẫn của cổ phiếu, nhưng bù lại cổ đông sở hữu vốn cổ phần tăng lên.

Vay dài hạn ngân hàng: Ưu điểm: được ngân hàng cấp tín dụng trong thời gian thực hiện dự án,phương thức hoàn trả có thể thực hiện từ khi có dòng thu nhập, hoặc được ngân hàng hỗ trợ về lãi suất và thời hạn hoàn trả nếu nằm trong diện được Nhà nước khuyến khích kinh doanh.

Tài sản lưu động trong doanh nghiệp

1.2.1 Khái niệm tài sản lưu động :

Như chúng ta đã biết tài sản trong doanh nghiệp bao gồm hai bộ phận là TSCĐ và TSLĐ và được thể hiện ở bên cột tài sản trong BCĐKT của doanh nghiệp Đối với các doanh nghiệp sản xuất, TSLĐ thường nhỏ hơn TSCĐ, ngược lại với doanh nghiệp thương mại TSLĐ thường lớn hơn TSCĐ Trong giới hạn nghiên cứu của chuyên đề chỉ đề cập đến hiệu quả sử dụng TSLĐ nên chúng ta sẽ chỉ xem xét các khoản mục thuộc TSLĐ.

TSLĐ là những tài sản ngắn hạn và thường xuyên luân chuyển trong quá trình kinh doanh, chỉ tham gia vào một chu kì sản xuất-kinh doanh, thay

Trên BCĐKT của doanh nghiệp, TSLĐ được thể hiện ở các bộ phận tiền mặt, các chứng khoán thanh khoản cao, phải thu và dự trữ tồn kho Các khoản mục này được sắp xếp theo thứ tự thanh khoản (tính lỏng) giảm dần, tức chi phí về thời gian và tiền bạc để chuyển đổi chúng thành tiền mặt Giá trị các loại TSLĐ của doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản của chúng Quản lí sử dụng hợp lí các loại TSLĐ có ảnh hưởng rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chung của doanh nghiệp.

1.2.2 Phân loại tài sản lưu động:

Phân loại theo mức độ thanh khoản:

1.2.2.1 Tiền và các khoản tương đương tiền:

Tiền và các khoản tương đương tiền là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ số tiền và các khoản tương đương tiền hiện có tại thời điểm báo cáo của doanh nghiệp

Tiền là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng (hoặc các trung tâm tài chính) và tiền đang chuyển hiện có tại thời điểm báo cáo của doanh nghiệp.

Các khoản tương đương tiền là chỉ tiêu phản ánh giá gốc (giá thực tế) các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hay đáo hạn không quá 3 tháng tính tại thời điểm báo cáo như kì phiếu ngân hàng, tín phiếu kho bạc…

1.2.2.2 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn:

Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn là các khoản đầu tư có thời hạn thu hồi vốn dưới 1 năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh, không bao gồm các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng đã được tính vào các khoản tương đương tiền. Đầu tư ngắn hạn: chỉ tiêu này phản ánh giá gốc của các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (giá sau khi đã trừ đi dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư ngắn hạn) của doanh nghiệp hiện có tại thời điểm báo cáo.

Các khoản phải thu là chỉ tiêu phản ánh số nợ phải thu ngắn hạn mà doanh nghiệp có khả năng thu hồi được tại thời điểm báo cáo có thời hạn thu hồi hay thanh toán trong vòng 1 năm hay một chu kì kinh doanh (đã trừ các khoản dự phòng phải thu khó đòi) Các khoản phải thu bao gồm:

Phải thu khách hàng: chỉ tiêu này phản ánh tổng số tiền khách hàng còn nợ ngắn hạn mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải thu hồi

Trả trước cho người bán: là chỉ tiêu phản ánh số tiền hàng mà doanh nghiệp ứng trước hay trả thừa cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu.

Phải thu nội bộ: là chỉ tiêu phản ánh số vốn kinh doanh mà cấp trên cấp cho đơn vị trực thuộc và các khoản phải thu nội bộ khác (chi, trả hộ lẫn nhau, các khoản phải thu cấp dưới, phải đòi cấp trên,…)

Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng: chỉ tiêu này phản ánh số tiền phải thu theo doanh thu đã ghi nhận tương ứng với phần công việc đã hoàn thành của hợp đồng xây dựng dở dang.Chỉ tiêu này được áp dụng với các doanh nghiệp hoạt động nhận thầu xây lắp

Các khoản phải thu khác: bao gồm các khoản phải thu ngắn hạn khác ngoài các khoản phải thu ngắn hạn nói trên phát sinh trong kì tại doanh nghiệp.

Hàng tồn kho: là một bộ phận tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp tồn tại dưới hình thái vật chất, có thể cân, đong, đo, đếm được Theo chuẩn mực kế doanh nghiệp được giữ lại để bán trong kỳ sản xuất – kinh doanh dở dang hoặc nguyên, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng cho quá trình sản xuất – kinh doanh hay cung cấp dịch vụ Hàng tồn kho bao gồm:

 Hàng hoá mua về để bán: hàng hóa tồn kho, hàng mua đang đi trên đường, hàng gửi đi bán, hàng hoá gửi đi gia công chế biến.

 Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán.

 Sản phẩm dở dang, sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm.

 Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế biến và đã mua đang đi trên đường.

 Chi phí dịch vụ dở dang.

1.2.2.5 Tài sản ngắn hạn khác:

Tài sản ngắn hạn khác bao gồm:

Chi phí trả trước ngắn hạn: (còn gọi là chi phí chờ phân bổ ngắn hạn) là chỉ tiêu phản ánh các khoản chi phí thực tế đã phát sinh có liên quan đến các tháng trong năm báo cáo cần phải phân bổ dần cho các tháng liên quan Đây là những khoản chi phí phát sinh một lần quá lớn hoặc do bản thân chi phí phát sinh có tác dụng tới kết quả hoạt động của các tháng trong năm như: giá trị công cụ nhỏ xuất dùng có liên quan đến các tháng trong năm, chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp chờ kết chuyển, lãi vay ngắn hạn trả trước… Theo xu hướng hiện nay, các khoản chi phí trả trước ngắn hạn thường ít được theo dõi riêng mà khi phát sinh sẽ đưa hết một lần vào chi phí sản xuất – kinh doanh trong kì.

Các khoản thuế phải thu: phản ánh số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ

Tài sản ngắn hạn khác: phản ánh giá trị tài sản thiếu chờ xử lí, tạm cho công nhân viên chưa thanh toán, các khoản cầm cố, kí quỹ, kí cược ngắn hạn hiện có tại thời điểm báo cáo

Phân loại theo lĩnh vực tham gia luân chuyển:

 Tài sản lưu động sản xuất: là bộ phận tài sản nằm trong khâu sản xuất của doanh nghiệp như nguyên vật liêu, công cụ dụng cụ, sản phẩm dở dang…

 Tài sản lưu động lưu thông: là bộ phận tài sản đang tham gia vào quá trình lưu thông như các khoản phải thu, hàng hoá, tiền mặt….

 Tài sản lưu động tài chính: là loại tài sản hình thành dưới dạng các tài sản tài chính như các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn.

Quản lí tài sản lưu động của doanh nghiệp

1.3.1 Sự cần thiết quản lí tài sản lưu động trong doanh nghiệp: Ở phần này chúng ta sẽ trả lời câu hỏi tại sao doanh nghiệp cần quản lí TSLĐ Trước tiên ta tìm hiểu vai trò của từng bộ phận TSLĐ.

Thứ nhất, đối với tiền mặt có ba lí do khiến một doanh nghiệp phải giữ tiền mặt:

 Động cơ giao dịch: nhằm đáp ứng các nhu cầu giao dịch hàng ngày như chi trả tiền mua hàng, tiền lương, thuế, cổ tức … trong quá trình hoạt động bình thường của doanh nghiệp.

 Động cơ đầu cơ: tiền mặt giúp doanh nghiệp sẵn sàng nắm bắt những cơ hội đầu tư thuận lợi trong kinh doanh như mua nguyên liệu dự trữ khi giá thị trường giảm, hoặc khi tỷ giá biến động thuận lợi, hay mua các chứng khoán đầu tư nhằm mục tiêu góp phần gia tăng lợi nhuận.

 Động cơ dự phòng: chẳng hạn do yếu tố thời tiết hay mùa vụ làm nguyên vật liệu khan hiếm, giá cả tăng khiến doanh nghiệp phải chi tiêu nhiều cho việc mua hàng dự trữ trong khi tiền thu bán hàng chưa đến hạn Hoặc khách hàng gặp khó khăn cần gia hạn khoản phải thu, doanh nghiệp tạm thời phải chi tiền mặt để mua nguyên vật liệu đáp ứng quá trình sản xuất liên tục.

Tiền mặt là loại tài sản có tính lỏng cao nhất nhưng dự trữ quá nhiều sẽ phát sinh chi phí cơ hội, nếu là vốn vay thì phải trả lãi Do đó doanh nghiệp nên cân nhắc xem lượng tiền mặt tối ưu cần nắm giữ bao nhiêu cho phù hợp?

Bên cạnh đó một bộ phận có thể coi là nguồn dự trữ thứ cấp của doanh nghiệp là các tài sản tương đương tiền, các tài sản này thường chiếm tỉ trọng không cao trong doanh nghiệp sản xuất song cũng góp phần đáp ứng khả năng thanh toán của doanh nghiệp khi cần

Thứ hai, khoản phải thu là tiền hàng chưa được thanh toán của doanh nghiệp tại thời điểm lập BCĐKT Khoản mục này là một phần doanh thu của doanh nghiệp (phần còn lại đã được thanh toán) Vì là một bộ phận của doanh thu tức là sẽ tạo ra lợi nhuận nên doanh nghiệp cần theo dõi khoản phải thu để kịp thời thu hồi đúng hạn.

Khoản phải thu phải được thu hồi càng sớm càng tốt nhưng nhất thiết phải trong vòng một chu kì kinh doanh của doanh nghiệp nếu không sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và vòng quay vốn của doanh nghiệp Khi khoản phải thu không thể thu hồi trong một chu kì kinh doanh nó được chuyển vào TSCĐ, mục các khoản phải thu dài hạn.

Thứ ba , hàng tồn kho cũng là bộ phận không thể thiếu trong TSLĐ, không có doanh nghiệp nào lại không có hàng tồn kho Hàng tồn kho bao gồm

3 bộ phận chính: tồn kho nguyên vật liệu sản xuất, tồn kho sản phẩm dở dang,tồn kho thành phẩm.

Trong quá trình sản xuất – kinh doanh doanh nghiệp cần dự trữ nguyên vật liệu trong kho để đáp ứng nhu cầu sản xuất liên tục, để dự phòng khi gía cả tăng Ngoài ra khi sản phẩm đã hoàn thành chưa tiêu thụ được ngay hoặc sản phẩm còn đang trong quá trình sản xuất chưa hoàn thành, tất cả đều được tính vào hàng tồn kho của doanh nghiệp Theo dõi và quản lí tốt hàng tồn kho giúp doanh nghiệp vận hành liên tục, hiệu quả

Tương tự như tiền mặt doanh nghiệp phải tính toán xem nên dự trữ bao nhiêu là phù hợp bởi doanh nghiệp sẽ phải chịu chi phí thuê kho bãi, chi phí bảo quản, hao hụt tự nhiên của hàng hoá, hay hao mòn vô hình khác làm giảm giá hàng tồn kho và chi phí cơ hội do ứ đọng vốn

Thứ tư, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn giúp tạo thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp nhưng với hầu hết các doanh nghiệp nhỏ chúng ta không thấy có loại tài sản này, bởi việc đầu tư vào các tài sản tài chính cần nhiều vốn, tiềm ẩn nhiều rủi ro, hơn nữa cần có những chuyên gia giàu kinh nghiệm Các doanh nghiệp lớn vừa có sức mạnh tài chính, vừa có chuyên gia giỏi nên khả năng thu được lợi nhuận cao hơn các doanh nghiệp nhỏ Vì vậy ở các doanh nghiệp này phát sinh thêm việc theo dõi các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn nhằm đảm bảo việc đầu tư đạt hiệu quả cao nhất.

Thứ năm, các TSLĐ khác như chi phí trả trước ngắn hạn chờ phân bổ, tài sản thiếu chờ xử lí, VAT còn được khấu trừ, các khoản thuế nộp thừa, tạm ứng cho công nhân viên chưa thanh toán, kí quỹ, kí cược… đều cần được theo dõi để điều chỉnh giá thành sản phẩm cho hợp lí, nâng doanh số bán hàng lên mức cao nhất có thể.

Vậy quản lí TSLĐ cần thiết vì:

Đảm bảo khả năng linh hoạt về tài chính, nâng cao tính tự chủ trong sản xuất và giảm bớt những rủi ro kinh doanh, làm cho TSLĐ quay vòng nhanh, tránh ứ đọng vốn của doanh nghiệp.

Tận dụng được những cơ hội kinh doanh tốt đem lại hiệu quả cao nhất cho chủ sở hữu.

Đảm bảo khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp, nâng cao uy tín tài chính của doanh nghiệp đối với các chủ nợ.

1.3.2 Nội dung quản lí tài sản lưu động:

1.3.2.1 Phân tích và quyết định tồn quỹ:

Quyết định tồn quỹ mục tiêu:

Tồn quỹ mục tiêu là tồn quỹ mà doanh nghiệp hoạch định lưu giữ dưới hình thức tiền mặt Quyết định tồn quỹ mục tiêu tức là quyết định xem doanh nghiệp nên thiết lập và duy trì mức tồn quỹ bao nhiêu là hợp lí Doanh nghiệp cần xem xét sự đánh đổi giữa chi phí cơ hội do giữ quá nhiều và chi phí giao dịch do giữ quá ít tiền mặt.

- Chi phí cơ hội là chi phí mất đi do giữ tiền mặt, khiến cho tiền không được đầu tư vào mục đích sinh lời.

- Chi phí giao dịch: là chi phí liên quan đến chuyển đổi từ tài sản đầu tư thành tiền mặt sẵn sàng cho chi tiêu.

Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động trong doanh nghiệp

1.4.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng tài sản lưu động:

Hiệu quả sử dụng TSLĐ là phạm trù kinh tế phản ánh tình hình sử dụng TSLĐ của doanh nghiệp để đạt được hiệu quả cao nhất trong kinh doanh với chi phí thấp nhất.

Biểu hiện cụ thể của hiệu quả sử dụng TSLĐ chính là việc tiết kiệm được chi phí bỏ ra mà lợi ích đem lại vẫn thế hoặc nhiều hơn, hoặc lợi ích giảm ít hơn chi phí giảm Tương xứng với nó là một kết cấu TSLĐ hợp lí, vừa đảm bảo cho hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục, vừa đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp với các khoản nợ ngắn hạn.

1.4.2 Các chỉ tiêu đánh gía hiệu quả sử dụng tài sản lưu động

Nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động của TSLĐ:

 Vòng quay TSLĐ = Doanh thu thuần trong kì/ TSLĐ BQ trong kì

Chỉ tiêu này cho biết một đồng TSLĐ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần trong kì phân tích Vòng quay TSLĐ càng lớn chứng tỏ TSLĐ được quay vòng nhiều lần doanh thu càng lớn

 Độ dài bình quân vòng quay TSLĐ = Số ngày kì phân tích/ Vòng quay TSLĐ Độ dài bình quân vòng quay TSLĐ cho biết thời gian để TSLĐ quay được một vòng hay thời gian từ lúc TSLĐ được đem vào sản xuất đến lúc được thu hồi hoàn toàn Chỉ tiêu này càng lớn có nghĩa là TSLĐ hoạt động không hiệu quả Doanh nghiệp cần xem lại từng bộ phận trong TSLĐ xem bộ phận nào quay vòng chậm để điều chỉnh tỉ trọng và gía trị của bộ phận đó cho hợp lí.

 Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán / Hàng tồn kho BQ

Vòng quay HTK cho biết khả năng tạo doanh thu của HTK, số vòng quay HTK càng lớn thì HTK càng được lưu thông nhanh, sản xuất liên tục, ít gián đoạn.

 Vòng quay khoản phải thu = Doanh thu bán hàng / Khoản phải thu BQ

Vòng quay KPT cho biết tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp nhanh hay chậm, điều đó phụ thuộc vào chính sách tín dụng thương mại của doanh nghiệp đồng thời phụ thuộc vào năng lực tín dụng của khách hàng.

 Kì thu tiền bình quân = Số ngày kì phân tích / Vòng quay khoản phải thu

Chỉ tiêu này nói lên thời gian thu hồi KPT của doanh nghiệp là dài hay ngắn Tương tự như vòng quay KPT chỉ tiêu này phụ thuộc vào chính sách tín dụng thương mại của doanh nghiệp và khả năng trả nợ của khách hàng.

 Vòng quay tiền = Doanh thu bán hàng / (Tiền + tài sản tương đương tiền BQ)

Chỉ tiêu này cho biết số vòng quay của tiền trong thời kì phân tích Vòng quay tiền càng lớn khả năng sinh lợi của tiền càng cao.

Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời:

Các chỉ tiêu khả năng sinh lời khác với các chỉ tiêu khả năng hoạt động ở chỗ nó tính toán dựa trên LNST, trong khi các chỉ tiêu hoạt động tính toán dựa trên doanh thu

 Khả năng sinh lời của TSLĐ = (LNST / TSLĐ) * 100%

Chỉ tiêu này cho phép ta xác định % lợi nhuận sau thuế so với các khoản đầu tư vào TSLĐ của doanh nghiệp, đây mới là điều chủ doanh nghiệp quan tâm- hiệu quả thực sự của hoạt động đầu tư.

 Khả năng sinh lời trên VCSH = (LNST / VCSH ) * 100%

Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng VCSH thì tạo ra bao nhiêu đồng LNST Nó được các nhà đầu tư dùng để ra quyết định đầu tư cổ phiếu.

 Khả năng sinh lời trên tổng tài sản = (LNST / Tổng tài sản ) * 100%

Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng LNST nên nó còn được gọi là hiệu suất sử dụng tổng tài sản.

Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán:

TSLĐ của doanh nghiệp không chỉ tham gia vào quá trình sản xuất, lưu thông mà còn có vai trò đảm bảo khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp Các khoản nợ ngắn hạn đó bao gồm: phải trả người bán, nợ ngắn hạn ngân hàng, các khoản phải trả phải nộp khác như tiền lương, thuế phải nộp, và nợ dài hạn đến hạn trả, lãi vay ngắn hạn, lãi vay dài hạn Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán ngắn hạn bao gồm:

 KNTT hiện hành ( khả năng thanh toán ngắn hạn)= TSLĐ / Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng nợ ngắn hạn thì có bao nhiêu đồng TSLĐ có thể thanh toán

 KNTT nhanh = (Tiền + Khoản phải thu) / Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng nợ ngắn hạn thì có bao nhiêu đồng tiền và khoản phải thu có thể thanh toán Vì tiền và khoản phải thu có khả năng huy động nhanh hơn so với hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác nên nó được dùng để đáp ứng khả năng thanh toán nhanh.

 KNTT tức thời = Tiền / Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng nợ ngắn hạn thì có bao nhiêu đồng tiền mặt để thanh toán ngay lập tức Tiền (bao gồm tiền mặt trong két và tiền gửi ngân hàng) là loại tài sản có tính lỏng cao nhất nên nó được dùng để đáp ứng khả năng thanh toán tức thời.

 KNTT lãi vay = EBIT / Lãi vay

Chỉ tiêu này nói lên rằng cứ một đồng lãi vay thì doanh nghiệp có bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay dùng để thanh toán Đây là một trong số các chỉ tiêu khả năng thanh toán được các chủ nợ quan tâm để ra quyết định cho doanh nghiệp vay vốn Chỉ tiêu này càng lớn thì khả năng vay vốn của doanh nghiệp càng cao.

1.4.3 Hai phương pháp chính sử dụng đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động:

Phương pháp này cho phép ta xem xét hiệu quả sử dụng TSLĐ dựa trên việc phân tích các chỉ số tài chính ở trên

Phương pháp này được nhiều doanh nghiệp sử dụng Doanh nghiệp sẽ lựa chọn các tiêu chuẩn, căn cứ để so sánh như tài liệu của năm trước, kì trước, các con số dự kiến của tương lai, các con số quy chuẩn như các chỉ tiêu trung bình ngành, khu vực kinh doanh.

Khái quát chung về Tổng công ty rau quả, nông sản

2.1.1 Lịch sử hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của TCT rau quả, nông sản:

Tổng công ty rau quả nông sản được thành lập trên cơ sở sáp nhập Tổng công ty xuất nhập khẩu Nông sản và thực phẩm chế biến và Tổng công ty Rau quả Việt Nam theo quyết định số 66/QĐ/BNN – TCCB ngày 11/06/2003 của

Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Tổng công ty rau quả nông sản có tên giao dịch quốc tế là Vietnam National Vegetable, Fruit, and Agricultural Product Corporation.

Tên viết tắt: VEGETEXCO VIETNAM

Tên đầy đủ: Tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam

Trụ sở chính: số 2 Phạm Ngọc Thạch - Đống Đa - Hà Nội

Quy mô của Tổng công ty:

Tổng diện tích đất đai: 35700 ha

Vốn chủ sở hữu: 437500 triệu VNĐ

Số cơ sở chế biến: 22 nhà máy chế biến với dây chuyền công nghệ hiện đại, tổng công suất thiết kế 215000 tấn sản phẩm/năm

Số lượng cán bộ công nhân viên: gần 10000 người

Tổng công ty rau quả, nông sản là doanh nghiệp nhà nước, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản riêng tại ngân hàng Tổng công ty rau quả, nông sản là tổ chức kinh doanh chuyên ngành kinh tế - kĩ thuật trong lĩnh vực rau quả, nông sản từ sản xuất nông nghiệp sang chế biến công nghiệp,xuất khẩu rau quả, nông sản và nghiên cứu khoa học kĩ thuật.

Hiện nay, Tổng công ty có mối quan hệ bạn hàng với hơn 60 nước trên thế giới, trong đó các thị trường chính là Nga, EU, Mỹ, Trung Quốc…Tổng công ty rau quả, nông sản là thành viên của hiệp hội trái cây Việt Nam (FRUIT)

Quá trình hình thành và phát triển:

Tổng công ty rau quả nông sản được hình thành và phát triển qua 2 thời kì: Giai đoạn 1: từ 1988 - 2002: Tổng công ty rau quả Việt Nam cũ

Từ 1988 – 1990: là thời kì Tổng công ty hoạt động theo cơ chế bao cấp.

Sản xuất kinh doanh thời kì này đang nằm trong quỹ đạo của sự hợp tác rau quả Việt Xô (1986-1990) và Tổng công ty được chính phủ giao cho làm đầu mối Sản phẩm rau quả tươi và rau quả chế biến của Tổng công ty được xuất sang Liên Xô là chủ yếu (chiếm đến 97.7% kim ngạch xuất khẩu).

Từ 1991- 1995: là thời kì nền kinh tế nước ta chuyển mạnh từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường Hoạt động sản xuất của Tổng công ty đối mặt với sự cạnh tranh mới của cơ chế thị trường.

Từ 1996 – 2002: là thời kì Tổng công ty hoạt động theo mô hình “Tổng công ty 90”.

Giai đoạn 2: từ 2003 đến nay - Tổng công ty rau quả, nông sản mới

Từ 2003 - 2005: hoạt động theo mô hình Tổng công ty

Từ ngày 01/07/2003, Tổng công ty rau quả, nông sản mới ra đời trên cơ sở sáp nhập Tổng công ty rau quả Việt Nam và Tổng công ty XNK nông sản và thực phẩm chế biến, tiếp tục hoạt động theo mô hình Tổng công ty – là sự ghép nối, gom đầu mối các doanh nghiệp độc lập mà thành, hầu như không có sự đầu tư vốn của doanh nghiệp này vào doanh nghiệp kia để gắn kết với nhau chặt chẽ về tài chính, chứa đựng nhiều hạn chế.

Từ 2005 đến nay: hoạt động theo mô hình công ty mẹ- con

Từ 09/09/2005, Tổng công ty rau quả, nông sản chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con nhằm nâng cao hiệu quả, khả năng cạnh tranh và hội nhập, từ đó xây dựng phát triển Tổng công ty thành tập đoàn.

Bảng 2.1 - Sơ đồ bộ máy tổ chức của TCT rau quả, nông sản

Nguồn: Website: http://www.vegetexcovn.com.vn

Các đơn vị phụ thuộc

Cty chế biến XNK điều Bình Phước

06 phòng chức năng Phòng tổ chức – hành chính Phòng kế toán – tài chính Phòng kế hoạch - tổng hợp Phòng tư vấn đầu tư – xúc tiến thương mại Phòng kinh doanh XNK tổng hợp

Trung tâm kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS)

CÁC CÔNG TY CON CÁC CÔNG TY LIÊN KẾT

Cty CP chế biến thực phẩm XK Đồng Giao Cty CP XNK rau quả 1

Cty XNK nông sản thực phẩm Hà Nội Cty CP XNK điều và NSTP HCM Cty CP rau quả Tiền Giang

Cty CP vận tải và thương mại Cty CP giao nhận và XNK Hải Phòng Cty CP XNK rau quả Thanh Hoá Cty CP vật tư và XNK

Cty CP SX và DVXNK rau quả Sài Gòn Cty CP chế biến TPXK Kiên Giang Cty CP thực phẩm XK Hưng Yên Cty CP XNK rau quả Tam Hiệp Cty CP rau quả Hà Tĩnh

Cty CP xây dựng và SX vật liệu XD Cty CP Vian

Cty CP XNK rau quả 2 Đà Nẵng Cty CP đầu tư XNK nông lâm sản chế biến Cty CP vật tư công nghiệp và thực phẩm Cty XNK nông sản và TPCB Đà Nẵng Cty liên doanh TNHH Crown Hà Nội Cty liên doanh TNHH Luveco

Cty hộp sắt Tovecan Cty thực phẩm & nước giải khát Dona- Newtower Cty liên doanh Vinaharris

Cty cổ phần XNK rau quả Cty cổ phần thực phẩm XK Tân Bình

Cty cổ phần Cảng rau quả Cty cổ phần in & bao bì Mỹ Châu

Cty cổ phần chế biến thực phẩm XK Bắc Giang Cty cổ phần XNK nông sản &thực phẩm Sài Gòn

Mô hình cơ cấu tổ chức của Tổng công ty được sắp xếp theo mô hình trực tuyến chức năng Các phòng ban chức năng có nhiệm vụ hướng dẫn cho các bộ phận ở dưới thực hiện nhiệm vụ của mình Trong trường hợp được uỷ quyền của phòng ban cấp cao thì lúc đó mới được trực tiếp ra các quyết định. Tổng công ty được tổ chức theo mô hình gồm 4 khối:

- Khối nông nghiệp: gồm 28 nông trường và trạm trại từ Bắc tới Nam.

- Khối công nghiệp: gồm 9 nhà máy, đó là các nhà máy đồ hộp như Hà Nội, Quảng Ngãi, Vĩnh Phúc, Kiên Giang

- Khối kinh doanh xuất nhập khẩu: có trách nhiệm kinh doanh sản phẩm rau quả của Tổng công ty tại thị trường trong và ngoài nước.

- Khối nghiên cứu khoa học kỹ thuật: gồm một viện nghiên cứu rau quả và một số trung tâm Khối này có nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng các công nghệ mới, đề xuất các giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả trong sản xuất.

Lĩnh vực hoạt động chủ yếu:

 Sản xuất nông nghiệp: sản xuất rau hoa quả thương phẩm, nông lâm hải sản, chăn nuôi, trồng rừng Sản phẩm nông nghiệp chủ yếu bao gồm: dưa chuột, cà chua, dứa, lạc, hạt điều, hạt tiêu, sắn, cao su … các loại cây ăn quả, cây lương thực khác.

 Sản xuất công nghiệp: chế biến rau, quả, nông, lâm, thuỷ, hải sản, thực phẩm đồ uống, các loại tinh dầu; các loại giống rau, hoa, quả nhiệt đới; sản phẩm chủ yếu: dứa hộp, dưa chuột hộp, nước uống các loại, nước hoa quả cô đặc, rau quả sấy muối, rau quả đông lạnh, bột mì, tinh bột sắn, hải sản đông lạnh Kinh doanh phân bón, hóa chất, vật tư, bao bì chuyên ngành rau quả,nông, lâm sản và chế biến thực phẩm; kinh doanh các sản phẩm cơ khí: máy móc, thiết bị, phụ tùng; phương tiện vận tải, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng tiêu dùng

 Xuất khẩu trực tiếp: rau quả tươi, cây cảnh, giống rau hoa quả, các loại sản phẩm rau hoa quả chế biến, nông – lâm - hải sản, hàng thực phẩm, thủ công mĩ nghệ và hàng tiêu dùng, rượu bia, nước giải khát.

Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Tổng công ty rau quả, nông sản

Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại TCT

3.1.1 Quản lí chi phí hạ gíá thành sản phẩm:

Từ những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng TSLĐ tại TCT rau quả, nông sản, trong thời gian tới, TCT nên nâng cao công tác quản lí chi phí để hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh với sản phẩm xuất khẩu cùng loại của các nước trong khu vực đặc biệt là Trung Quốc và Thái Lan Cụ thể tập trung phát triển vùng nguyên liệu trồng dứa, dưa chuột, vải… để giảm chi phí thu mua, vận chuyển từ nơi thu hoạch đến nhà máy chế biến công nghiệp Đối với thị trường Châu Á - Thái Bình Dương, người tiêu dùng quan tâm đến gía cả hơn là chất lượng, vấn đề tiêu chuẩn chất lượng cũng không quá khắt khe thì cần hạ giá thành sản phẩm từ đó giảm gía bán, sản phẩm sẽ có sức hấp dẫn hơn Từ đó sẽ gia tăng doanh số bán hàng, cải thiện vòng quay của TSLĐ, tăng khả năng sinh lợi của TSLĐ nói riêng và tổng tài sản nói chung. Đối với thị trường Mĩ, Nhật, EU, Trung đông…đây là khu vực thị trường rất tiềm năng, sức tiêu thụ các mặt hàng rau quả đóng hộp, đông lạnh, sấy muối, rau quả tươi rất lớn Nhưng các thị trường này lại đòi hỏi sản phẩm phải có chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, rào cản về tiêu chuẩn chất lượng đối với hàng nhập khẩu của Việt Nam là rất lớn Vì vậy công tác kiểm tra chất lượng cần thực hiện hết sức chặt chẽ để đảm bảo không có rủi ro hàng bị trả lại, gây mất uy tín Giá bán có cao mà chất lượng đảm bảo vẫn được các thị trường này chấp nhận vì vậy cần đầu tư cho công tác kiểm định chất lượng đối với hàng hoá xuất sang các nước này

3.1.2 Đầu tư lắp đặt dây chuyền công nghệ hiện đại, nâng cao năng suất lao động:

Nâng cao năng suất lao động chính là góp phần làm giảm chi phí trên một đơn vị sản phẩm, dẫn đến giảm giá thành sản xuất, gián tiếp làm tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm Hơn nữa việc nâng cao năng suất lao động sẽ cắt giảm được chi phí nhân công, từ đó làm giảm chi phí quản lí, dẫn đến giảm giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ, gia tăng lợi nhuận. Đây là yếu tố quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp, doanh nghiệp nào có máy móc càng hiện đại bao nhiêu thì năng suất lao động càng cao bấy nhiêu, nhưng việc đầu tư cho dây chuyền sản xuất là hoạt động đầu tư dài hạn, chi phí cho một dây chuyền sản xuất mới là rất lớn, thời gian khấu hao lâu, đòi hỏi doanh nghiệp phải có một nguồn tài chính đủ mạnh để thực hiện.

3.1.3 Đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu, nâng cao chất lượng sản phẩm:

Tính đa dạng của sản phẩm tạo cho người mua có nhiều cơ hội lựa chọn hơn, thu hút họ mua nhiều sản phẩm cùng lúc để thay đổi, hoặc để thử và so sánh với sản phẩm khác Các sản phẩm rau quả, nông sản cũng vậy, càng đa dạng, phong phú bao nhiêu thì TCT sẽ càng có nhiều đơn đặt hàng Không chỉ gia tăng số lượng khách hàng mà số lượng mặt hàng mua của một khách hàng cũng tăng lên vì những cái mới và lạ bao giờ cũng thu hút ngày càng nhiều người tìm mua Ngoài ra sự đa dạng của chủng loại hàng hoá sẽ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhiều đối tượng khách hàng Nhờ đó nâng cao sức tiêu thụ,tăng doanh thu, góp phần tăng hiệu quả sử dụng TSLĐ. Để thực hiện đa dạng hóa các mặt hàng rau quả, nông sản, TCT phải da dạng hoá từ giống cây trồng, từ phương cách chế biến, cho đến cách đóng gói, bao bì sản phẩm sao cho lạ mắt, hấp dẫn Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khảo nghiệm, phát triển giống mới Tập trung nghiên cứu, phát triển hơn nữa các sản phẩm từ quả vải vì loại quả này ở nước ta chất lượng vừa ngon, diện tích trồng lại lớn nên chi phí mua nguyên liệu đầu vào thấp, dẫn đến hạ giá thành sản xuất, giảm giá vốn hàng bán, tăng lợi nhuận.

Bên cạnh việc đa dạng hoá các sản phẩm (rau quả tươi, rau quả chế biến như: rau quả hộp, sấy muối, đông lạnh, nước uống các loại, nước quả cô đặc từ dứa, dưa chuột, cà chua, nhãn, vải, ngô ngọt, ngô bao tử, lê chịu nhiệt, mận, Kiwi, ổi Tứ Quý, măng Bát Độ, gấc, lạc tiên quả tím, hạt sen, điều, lạc, cafe và các sản phẩm gia vị như ớt bột, tỏi bột, hồi, quế… và hải sản chế biến) TCT cần chú trọng nâng cao chất lượng đảm bảo vệ sinh an toàn tuyệt đối, tránh để xảy ra sai sót.

3.1.4 Đẩy mạnh hoạt động marketing, tìm hiểu thị trường, xúc tiến thương mại:

Marketing là hoạt động hỗ trợ bán hàng hiệu quả, giúp nâng cao doanh số bán hàng, mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm

Ngoài những rào cản được quy định trước về thuế quan, hạn ngạch, các doanh nghiệp XNK của VN thường gặp phải vấn đề như: những quy định của chính phủ nước nhập khẩu, thói quen tập quán thương mại, đặc điểm văn hoá của các nước…Vì vậy để thâm nhập sâu hơn vào các thị trường nước ngoài,TCT cần tích cực triển khai tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu, đặc điểm cung cầu ở từng thị trường xuất khẩu, những quy định về chất lượng của chính phủ các nước.Nâng cao hoạt động xúc tiến thương mại thông qua việc tham gia các hội phẩm khác ở thị trường nước ngoài xem có thể áp dụng vào sản phẩm của TCT được không, một mặt quảng bá, giới thiệu sản phẩm của công ty đến các đối tác, bạn bè quốc tế thông qua các triển lãm, hội chợ hàng rau quả, nông sản.

Mở thêm các cửa hàng giới thiệu sản phẩm rau quả tươi và rau quả chế biến đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để tăng sức bán trong nước, thâm nhập vào các hệ thống bán lẻ như các siêu thị.

3.1.5 Hoàn thiện hệ thống kiểm tra chất lượng và cung ứng rau quả sạch, chất lượng cao:

Trung tâm kiểm tra chất lượng sản phẩm đóng vai trò rất quan trọng kể từ khi được thành lập tới nay, trung tâm đã kiểm tra và cấp giấy chứng nhận cho rất nhiều lô sản phẩm xuất khẩu của TCT Trung tâm hoạt động nhằm hỗ trợ công tác kiểm duyệt chất lượng, đảm bảo sự an toàn cho hàng hoá trước khi đem xuất khẩu

Trong thời gian tới các trung tâm này cần nghiên cứu, phổ biến, và hướng dẫn cho người sản xuất kinh doanh về hệ thống tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm của các nhà tiêu thụ trong nước và ngoài nước nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng

Chất lượng sản phẩm là tiêu chuẩn hàng đầu để sản phẩm tồn tại và có mặt lâu dài trên thị trường vì vậy công tác kiểm tra chất lượng cần được triển khai đồng bộ hơn nữa để đảm bảo mọi lô hàng xuất khẩu có chất lượng tốt như nhau, tránh để xảy ra sai sót về chất lượng làm mất uy tín với khách hàng.

Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của Tổng công ty rau quả, nông sản

3.2.1 Kiến nghị với các tổ chức tín dụng :

Ngày 7/4/2009, Thống đốc ngân hàng Nhà nước ban hành thông tư quy định chi tiết việc hỗ trợ lãi suất đối với các tổ chức, cá nhân vay vốn trung, dài hạn ngân hàng để đầu tư mới phát triển sản xuất – kd Các khoản vay được hỗ trợ lãi suất là vay trung, dài hạn bằng đồng Việt Nam của các tổ chức, cá nhân thực hiện đầu tư mới để phát triển sản xuất - kinh doanh, kết cấu hạ tầng theo các hợp đồng tín dụng ký kết trước và sau ngày 1/4/2009, được giải ngân (một hoặc nhiều lần) trong khoảng thời gian từ ngày 1/4 đến 31/12/2009, thuộc các ngành, lĩnh vực kinh tế:

- nông lâm ngư nghiệp, thuỷ sản

- công nghiệp khai thác mỏ

- công nghiệp sản xuất và phân phối điện

- các khoản vay thuộc danh mục dự án vay vốn tín dụng đầu tư, ngành xây dựng, ngành thương nghiệp

- sửa chữa xe có động cơ, đồ dùng cá nhân và gia đình

- ngành vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc

- hoạt động khoa học và công nghệ

Mức lãi suất hỗ trợ cho khách hàng vay là 4%/năm, tính trên số tiền vay và thời hạn cho vay thực tế, nằm trong khoảng thời gian từ ngày 01/4/2009 đến 31/12/2011

Thời hạn vay được hỗ trợ lãi suất tối đa là 24 tháng, kể từ ngày giải ngân đối với các khoản vay theo hợp đồng tín dụng ký kết trước và sau ngày

01/4/2009 mà được giải ngân trong khoảng thời gian từ ngày 01/4 đến 31/12/2009

Các khoản vay thuộc đối tượng được hỗ trợ lãi suất này bị quá hạn trả nợ, được gia hạn nợ vay, thời hạn vay thực tế vượt quá 24 tháng, thì không được tính hỗ trợ lãi suất đối với khoảng thời gian quá hạn trả nợ, gia hạn nợ và vượt quá 24 tháng

Phương thức thực hiện hỗ trợ lãi suất là khi thu lãi tiền vay, các ngân hàng thương mại, công ty tài chính và Ngân hàng Phát triển Việt Nam giảm trừ số tiền lãi phải trả cho khách hàng vay bằng với số lãi tiền vay được hỗ trợ lãi suất

Ngân hàng Nhà nước giải thích mục đích hỗ trợ lãi suất là Nhà nước hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay trung, dài hạn ngân hàng bằng đồng Việt Nam của các tổ chức, cá nhân thực hiện đầu tư mới để phát triển sản xuất - kinh doanh, kết cấu hạ tầng nhằm giảm chi phí đầu tư, tăng tài sản cố định và năng lực sản xuất - kinh doanh, khả năng cạnh tranh sản phẩm, tạo việc làm

Nông dân vay vốn ưu đãi phục vụ sản xuất nông nghiệp có thể được hỗ trợ 100% Ngoài ra sẽ có một khoản tiền phát cho nông dân, sinh viên, mua hàng nội bằng phiếu mua hàng Tức là đối với những khoản vay để mua vật tư thiết yếu phục vụ sản xuất nông nghiệp, máy bơm, máy gặt, xe bán tải nông dân sẽ được vay ưu đãi với lãi suất 0%

Cam kết được vay cũng giống như Quyết định 131 và 443 của Thủ tướng về hỗ trợ lãi suất cho vay 4% đối với các dự án sản xuất, kinh doanh Nếu không có tài sản thế chấp thì chỉ cần phiếu mua hàng là nông dân cũng nhận được mức hỗ trợ lãi suất.

Theo Bộ Công thương, phương thức hỗ trợ nông dân bao gồm: Hỗ trợ trực tiếp thông qua việc cho vay với lãi suất ưu đãi, mua trả góp, trả chậm không tính lãi Việc hỗ trợ gián tiếp sẽ thông qua các ưu đãi về thuế và lãi suất dành cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, phân phối máy móc, vật tư đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp Chính sách này sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong giao dịch mua sắm, khắc phục bớt những hạn chế về thu nhập cho nông dân. Hình thức hỗ trợ cho vay như trên sẽ giúp các doanh nghiệp, người nông dân tháo gỡ khó khăn về vốn, khôi phục sản xuất, nâng cao sản lượng cây trồng giúp giá cả nguyên liệu chế biến sản xuất nông nghiệp giảm đáng kế, từ đó giảm giá thành sản phẩm.

3.2.2 Kiến nghị với cơ quan quản lí chức năng của Nhà nước:

Theo báo cáo của Bộ NN và PTNT, từ đầu năm đến nay khủng hoảng kinh tế thế giới vẫn chưa có dấu hiệu dừng, nhu cầu nhập khẩu nông, lâm, thủy sản của các thị trường lớn chưa hồi phục nên xuất khẩu của Việt Nam gặp nhiều khó khăn

Theo tin từ Bộ Công Thương từ giữa tháng 3/2009 đến nay, Trung Quốc đã thu hẹp lượng nhập khẩu một số mặt hàng nông sản Việt Nam tới 50% so với trước đây như: tinh bột sắn, lạc, vừng, đỗ Trước đây, khối lượng các mặt hàng nông sản này thường được phía Trung Quốc nhập khẩu với khối lượng lớn, lên đến 1.500 tấn/tháng mỗi loại về làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm và bánh kẹo.Tuy nhiên, ảnh hưởng của suy thoái kinh tế khiến ngành chế biến thực phẩm và bánh kẹo của Trung Quốc gặp nhiều khó khăn. Đầu ra thu hẹp nên nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm làm nguyên liệu đầu vào trong đó có nông sản từ Việt Nam cũng thu hẹp theo.

Vì lượng nhập khẩu thu hẹp nên chất lượng sản phẩm được khách hàng rất chú trọng chọn lọc.Chỉ duy nhất mặt hàng nhân điều vẫn “hút hàng”.Hiện phía

Trung Quốc vẫn duy trì nhu cầu nhập khẩu thường xuyên với khối lượng khoảng 200 tấn/tuần.

Bộ NN và PTNT chỉ đạo các đơn vị chuẩn bị công tác tổ chức cho việc quảng bá sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản Việt Nam vào thị trường Trung Quốc (Thượng Hải), Nga, Ucraina, và Đức

Phối hợp các Cục quản lý chuyên ngành xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai chương trình giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm trong nông sản thực phẩm (rau, chè, thịt); xây dựng các mô hình sản xuất nông sản an toàn theo VietGAP, VietGaHP; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng vật tư nông nghiệp, vệ sinh an toàn thực phẩm

Phối hợp với các Bộ ngành trong việc tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản thực phẩm (thanh long, trà, sắn, tinh bột sắn…) vào các thị trường (Mỹ, Đài Loan, Trung Quốc…).

BAC Giang Foodstuff Export joint stock company

P huong Son, Luc Ngan, Bac Giang, Viet Nam

Tel: (+84)240 891234 - FAX: (+84)240 891 165 Email: cttpxkbg@hn.vnn.vn, website: www.baveco.com.vn VAT No.: 24 00 11 95 96 – Account: 4311.0370001275 at Bank for Investment and

Development of Vietnam - BacGiang Branch - Swif code: BIDVVNVX 431 bảng báo giá

Lục Ngạn, Ngày 24 tháng 02 năm 2009

Kính gửi: Quý khách hàng

Ngày đăng: 11/08/2023, 16:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w