1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty xi măng vicem tam điệp 2017 2020

100 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh Công Ty Xi Măng Vicem Tam Điệp 2017 - 2020
Tác giả Ngô Đức Việt
Người hướng dẫn PGS.TS Vũ Trí Dũng
Trường học Trường Đại Học FPT
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại Luận Văn Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2016
Thành phố Ninh Bình
Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 705,17 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU (12)
    • 1.1. Lý do lựa chọn đề tài (12)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (13)
    • 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (13)
    • 1.4. Phương pháp nghiên cứu (14)
    • 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn (14)
    • 1.6. Kết cấu của luận văn (14)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY (15)
    • 2.1. Nội dung cơ bản về chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp (15)
    • 2.2. Quy trình xây dựng chiến lược (21)
      • 2.2.1. Xác định nhiệm vụ, mục tiêu chiến lược hiện tại của doanh nghiệp (21)
      • 2.2.2. Phân tích môi trường vĩ mô (27)
      • 2.2.3. Phân tích môi trường ngành (31)
      • 2.2.4. Xác định điểm mạnh điểm yếu (37)
      • 2.2.5. Thiết lập mục tiêu (41)
      • 2.2.6. Đề xuất và lựa chọn chiến lược (42)
  • CHƯƠNG 3: BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY XI MĂNG VICEM TAM ĐIỆP (51)
    • 3.1. Giới thiệu chung về công ty xi măng Vicem Tam Điệp (52)
      • 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty xi măng Vicem Tam Điệp (52)
      • 3.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty xi măng Vicem Tam Điệp (53)
      • 3.1.3. Đặc điểm hoạt động của công ty xi măng Vicem Tam Điệp (54)
    • 4.1. Phân tích các yếu tố môi trường vĩ mô (60)
      • 4.1.1. Môi trường kinh tế (61)
      • 4.1.2. Môi trường chính trị và pháp luật (63)
      • 4.1.3. Môi trường xã hội (64)
      • 4.1.4. Môi trường tự nhiên (65)
    • 4.2. Phân tích môi trường ngành xi măng Việt Nam (66)
      • 4.2.1. Đối thủ cạnh tranh (67)
      • 4.2.2. Sản phẩm thay thế (70)
      • 4.2.3. Nhà cung cấp (71)
      • 4.2.4. Khách hàng (72)
      • 4.2.5. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài EFE (75)
    • 4.3. Phân tích yếu tố môi trường bên trong (76)
      • 4.3.1. Sản phẩm (76)
      • 4.3.2. Sản lượng sản xuất và tiêu thụ (77)
      • 4.3.3. Thị trường và thị phần tiêu thụ (79)
      • 4.3.4. Tài chính (80)
      • 4.3.5. Thương hiệu (81)
      • 4.3.6. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong IFE (85)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT-LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC (60)
    • 5.1. Xây dựng mục tiêu (86)
      • 5.1.1. Tầm nhìn và sứ mệnh của công ty (86)
      • 5.1.2. Mục tiêu chiến lược 2017-2020 (87)
    • 5.2. Xây dựng các chiến lược (88)
      • 5.2.1. Xây dựng phương án chiến lược (88)
      • 5.2.2. Lựa chọn các phương án chiến lược (91)
    • 5.3. Các giải pháp triển khai chiến lược được lựa chọn (95)
      • 5.3.1 Chiến lược phát triển hệ thống phân phối (95)
      • 5.3.2. Chiến lược phát triển thương hiệu (95)
      • 5.3.3 Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm (96)
      • 5.3.4. Chiến lược tạo sự khác biệt từ văn hóa doanh nghiệp (97)
  • KẾT LUẬN......................................................................................................................88 (99)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................89 (100)

Nội dung

PHẦN MỞ ĐẦU

Lý do lựa chọn đề tài

Dự báo tăng trưởng GDP cả nước giai đoạn 2016-2020 đạt khoảng 6,5-7%, đến năm 2021-2025 thì tăng trưởng GDP có thể nhích lên mức 7-7,6% Sự phục hồi trong dài hạn của nền kinh tế sẽ có ảnh hưởng tích cực đối với nhu cầu xây dựng nói chung và nhu cầu xi măng, sắt thép và vật liệu xây dựng.

Bội chi ngân sách của Việt Nam vẫn ở mức cao – khoảng 5% GDP suốt từ năm 2007 đến nay so với thông lệ quốc tế là 3% để phát triển bền vững.

Mặc dù chi tiêu của Chính phủ đang tăng, việc phân bổ vốn đầu tư (chủ yếu là đầu tư cho xây dựng và cơ sở hạ tầng) trong tổng chi tiêu đã giảm từ đỉnh 32% trong năm 2009 xuống 20% năm 2013 Xu hướng này có ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường xi măng khi thâm hụt ngân sách tiếp tục kéo dài

Mức tiêu thụ xi măng bình quân đầu người của Việt Nam hiện nay là 560 kg cao hơn so với mức bình quân của thế giới là 520 kg/người Mức tiêu thụ xi măng bình quân đầu người của Việt Nam vào năm 2025 có thể đạt mức tối đa bằng với mức tiêu thụ của Hàn Quốc hiện nay (911kg/người) hoặc Iran (770kg/người) Với dự báo dân số năm 2025 là

106 triệu người, mức tiêu thụ xi măng của Việt Nam sẽ khó vượt qua con số 95 triệu tấn, có thể chỉ ở mức 80 triệu tấn/năm.

Từ năm 2009, tổng công suất của ngành đã vượt nhu cầu Mặc dù các doanh nghiệp trong ngành đã xuất khẩu một lượng lớn – 8,5 triệu tấn năm 2012, 15 triệu tấn năm 2013 và ước tính 14,5 triệu tấn năm 2014, nhưng do nhu cầu trong nước tăng trưởng chậm, tổng công suất vẫn tăng nhanh hơn nên dư cung vẫn xảy ra Với tốc độ tăng nhu cầu tiêu thụ dự báo ở mức 5% một năm, dư cung sẽ tiếp tục xảy ra sau 2025. Đối với khu vực miền Bắc tốc độ tăng nhu cầu rất chậm, 1% giai đoạn 2007-2010 Với mức dự báo tăng trưởng 3,3-3,5%, dư cung vẫn ở mức gần 30 triệu tấn vào năm 2025.

Hiện nay nước ta đã gia nhập AFTA, WTO ngoài việc phải cạnh tranh trong nước do

Trung quốc và Thái Lan là hai quốc gia công xuất sản xuất xi măng lớn.

Công ty xi măng Vicem Tam Điệp là thành viên của Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam, nhà máy đặt tai TP Tam Điệp tỉnh Ninh Bình, công xuất sản xuất 1,4 triệu tấn clinker/năm tương đương với 1,8 – 1, 9 triệu tấn xi măng/năm Xi măng là ngành công nghiệp nặng, sản phẩn có trọng lượng lớn nhưng với vị trí địa lý thì việc vận chuyển xi măng đến các địa bàn tiêu thụ của Xi măng Vicem Tam Điệp là rất bất lợi so với các đối thủ.

Vì vậy muốn phát triển và đứng vững trên thị trường thì Công ty cần thiết phải hoạt động dựa trên một chiến lược đúng đắn phù hợp với những biến động của môi trường kinh doanh Trên cơ sở đó, tôi chọn đề tài “Xây dựng chiến lược kinh doanh Công ty xi

Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Cơ sở lý luận về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

1.2.2 Phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty xi măng Vicem Tam Điệp.

1.2.3 Nhận diện các cơ hội, đe dọa trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh xi măng cũng như điểm mạnh, điểm yếu của công ty.

1.2.4 Xây dựng chiến lược kinh doanh phát triển phù hợp cho công ty trong giai đoạn

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Chiến lược phát triển của công ty

Thị trường tiêu thụ xi măng Việt nam, Thị trường tiêu thụ xi măng miền Bắc, đặc tính tiêu dùng xi măng, các đối thủ cạnh tranh, các sản phẩn xi măng trên thị trường để đưa ra những vấn đề trong hoạt động sản xuất kinh doanh xi măng của công ty.

Nội dung nghiên cứu về thị trường xi măng trong nước, các dòng sản phẩm xi măng trên thị trường, đặc tính của người tiêu dùng để đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp.

Thời gian nghiên cứu từ 2017 – 2020

Phương pháp nghiên cứu

1.4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

Thị trường xi măng Việt nam và được biệt là thị trường xi măng miền Bắc cạnh tranh ngày càng gay gắt, cung vượt so với cầu, các công ty xi măng càng ngày đưa ra nhiều sản phẩm xi măng để phục vụ các nhu cầu khác nhau của người sử dụng Trong bối cảnh nước ta ra nhập WTO và AFTA thì sự đối đầu với xi măng từ thị trường Trung Quốc và Thái lan ngày càng hiện hữu Trên cơ sở phân tích đánh giá môi trường kinh doanh, tiền lực của doanh nghiệp, những điểm mạnh, điểm yếu cũng như cơ hội và thách thức để đưa ra những giải pháp thực hiện trong bối cảnh chung của thị trường.

Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở tham khảo cho công ty xi măng Vicem Tam điệp lựa chọn chiến lược kinh doanh giai đoạn 2017 – 2020 để đứng vững và phát triển.

Kết cấu của luận văn

Chương 2: Cơ sở lý luận về chiến lược kinh doanh của Công ty

Chương 3: Bối cảnh và phương pháp nghiên cứu chiến lược kinh doanh Công ty xi măng Vicem Tam Điệp 2017-2020.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu chiến lược kinh doanh Công ty xi măng Vicem Tam Điệp 2017-2020.

Chương 5: Kết luận và đề xuất chiến lược kinh doanh Công ty xi măng Vicem Tam Điệp2017-2020.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY

Nội dung cơ bản về chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp

2.1.1 Khái niệm về chiến lược trong doanh nghiệp

“Chiến lược” là thuật ngữ bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “Strategos” được dùng đầu tiên trong lĩnh vực quân sự, nhà lý luận quân sự thời cận đại Clawzevit cho rằng: chiến lược quân sự là nghệ thuật chỉ huy ở vị trí ưu thế.

Từ thập kỷ 60 của thế kỷ XX, chiến lược được ứng dụng vào lĩnh vực lĩnh vực kinh doanh và thuật ngữ “Chiến lược kinh doanh ra đời” Các quan điểm về chiến lược kinh doanh được phát triển theo thời gian và ngừoi ta tiếp cận nó theo nhiều cách khác nhau. Năm 1962, Chandler định nghĩa chiến lược như là “việc xác định mục tiêu, mục đích cơ bản dài hạn của doanh nghiệp và việc áp dụng một chuỗi các hành động cũng như việc phân bổ các nguồn lực cần thiết để thực hiện mục tiêu này” (Chandler,A.1962 Strategy and Structure). Đến những năm 1980, Quinn đã đưa ra định nghĩa có tính khái quát hơn “Chiến lược là mô thức hay kế hoạch tích hợp các mục tiêu chính yếu, các chính sách, và chuỗi hành động vào một tổng thể được cố kết một cách chặt chẽ” (Quinn,J.B 1980 Strategies for change: Logical Incrementalism).

Ngoài các cách tiếp cận theo kiểu truyền thống như trên, nhiều tổ chức kinh doanh đã tiếp cận chiến lược theo cách mới: Chiến lược kinh doanh là kế hoạch kiểm soát và sử dụng nguồn lực, tài sản và tài chính nhằm mục đích nâng cao và đảm bảo những quyền lợi thiết yếu của mình Kenneth Andrews là người đầu tiên đưa ra ý tưởng này trong cuốn sách kinh điển “The concept of Corporate Strategy” Theo ông, chiến lược là những gì một tổ chức phải làm dựa trên những điểm mạnh và điểm yếu của mình trong bối cảnh có cả những cơ hội và thách thức.

Bruce henderson, chiến lược gia đồng thời là nhà sáng lập Tập đoàn tư vấn Boston đã kết nối chiến lược với lợi thế cạnh tranh Lợi thế cạnh tranh là việc đặt một công ty vào vị thế tốt hơn đối thủ để tạo ra gía trị về kinh tế cho khách hàng Theo ông “Chiến lược là sự tìm kiếm thận trọng một kế hoạch hành động để phát triển và kết hợp lợi thế cạnh tranh của tổ chức Những điểm khác biệt giữa bạn và đối thủ cạnh tranh là cơ sở cho lợi thế của bạn” Michael Porter cũng đồng tình với quan điểm này.

Có thể nói, việc xây dựng chiến lược thực sự đã trở thành một nhiệm vụ hàng đầu và là một nội dung, chức năng quan trọng của quản trị doanh nghiệp, nó đang được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp Quan điểm phổ biến hiện nay cho rằng: “ Chiến lược kinh doanh là nghệ thuật phối hợp các hoạt động và điều khiển chúng nhằm đạt tới mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp ”.

2.1.2 Những đặc trưng cơ bản của chiến lược

Tuy rằng quan điểm và cách tiếp cận về chiến lược kinh doanh còn có nhiều khác nhau, song các đặc trưng về chiến lược kinh doanh tương đối thống nhất bao gồm:

 Chiến lược xác định rõ những mục tiêu cơ bản, phương hướng kinh doanh cần đạt tới trong từng thời kỳ và được quán triệt đầy đủ trong các lĩnh vực hoạt động quản trị của doanh nghiệp.

 Chiến lược kinh doanh chỉ phác thảo các phương hướng hoạt động của doanh nghiệp trong dài hạn, khung hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai Nó chỉ mang tính định hướng, còn trong hoạt động thực tiễn kinh doanh đòi hỏi phải kết hợp giưa mục tiêu chiến lược với mục tiêu kinh tế, xem xét tính hợp lý và điều chỉnh cho phù hợp với mội trường và điều kiện kinh doanh để đảm bảo hiệu quả kinh doanh và khắc phục sự sai lệch do tính định hướng gây ra.

 Chiến lược kinh doanh được xây dựng trên cơ sở lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp để đảm bảo huy động tối đa và kết hợp tốt với việc khai thác và sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp (nhân lực, tài sản hữu hình, vô hình) năng lực cốt lõi của doanh nghiệp cả trong hiện tại và tương lai nhằm phát huy những lợi thế, nắm bắt cơ hội để giành được ưu thế trong cạnh tranh.

 Chiến lược kinh doanh được phản ánh trong cả một quá trình liên tục từ xây dựng đến tổ chức thực hiện, đánh giá, kiểm tra và điều chỉnh chiến lược.

 Chiến lược kinh doanh luôn mang tư tưởng tiến công giành thắng lợi trong cạnh tranh. Chiến lược kinh doanh được hình thành và thực hiện trên cơ sở phát hiện và tận dụng các cơ hội kinh doanh, các lợi thế so sánh của doanh nghiệp nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao.

 Mọi quyết định chiến lược quan trọng trong quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện, đánh giá và điều chỉnh chiến lược đều được tập trung vào nhóm quản trị viên cấp cao Để đảm bảo tính chuẩn xác của các quyết định dài hạn, sự bí mật thông tin trong cạnh tranh.

2.1.3 Tầm quan trọng của chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp

Với những đặc trưng đã được nêu trong phần trên, có thể thấy rằng trong cơ chế thị trường như hiện nay việc xây dựng, thực hiện chiến lược kinh doanh có ý nghĩa hết sức quan trọng với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Lịch sử kinh doanh thế giới đã minh chứng rằng đã có không ít người tham gia thương trường với số vốn ít ỏi nhưng họ đã nhanh chóng thành đạt và đi từ thắng lợi này đến thắng lời khác nhờ có được chiến lược kinh doanh đúng đắn Chiến lược kinh doanh được ví như bánh lái của con tàu để nó vượt trùng khơi về trúng đích khi mới khởi sự doanh nghiệp Nó còn được ví như cơn gió giúp con diều bay lên cao mãi Trên thực tế, có những tỷ phú xuất thân từ hai bàn tay trắng với số vốn ít ỏi nhờ có được chiến lược kinh doanh tối ưu, ngược lại, có những tỷ phú trắng tay chỉ sau một đêm do lựa chọn cho mình một chiến lược kinh doanh sai lầm Sự đóng cửa của những công ty làm ăn thua lỗ và sự phát triển của những doanh nghiệp có hiệu quả sản xuất kinh doanh cao thực sự phụ thuộc một phần đáng kể vào chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp đó, đặc biệt là trong cơ chế thị trường như hiện nay.

Vai trò to lớn của chiến lược kinh doanh đúng đắn cho một doanh nghiệp là điều không còn bàn cãi nữa, nó được thể hiện cụ thể qua các khía cạnh sau:

Quy trình xây dựng chiến lược

2.2.1 Xác định nhiệm vụ, mục tiêu chiến lược hiện tại của doanh nghiệp

Xác định nhiệm vụ và mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp là giai đoạn mở đầu vô cùng quan trọng trong toàn bộ quá trình xây dựng chiến lược Có hai vấn đề được trả lời ở bước này đó là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nào và vì sao doanh nghiệp tồn tại và kinh doanh trong lĩnh vực đó Hai vấn đề được nêu ra trong bản tuyên ngôn sứ mệnh của doanh nghiệp Mục tiêu của nó là đưa ra bối cảnh để từ đó có các quyết định chiến lược Nói một cách khác, bản tuyên ngôn sứ mệnh tạo ra trọng tâm và định hướng cho doanh nghiệp.

2.2.1.1 Xác định nhiệm vụ của doanh nghiệp Để doanh nghiệp ra đời, tồn tại, phát triển trong một xã hội thì doanh nghiệp phải thực hiện hoạt động trong một ngành, lĩnh vực để thỏa mãn một nhu cầu nào đó và hoạt động đó có giá trị với xã hội Nhiệm vụ của doanh nghiệp có thể được xem như một mối liên hệ giữa chức năng xã hội của doanh nghiệp với các mục tiêu nhằm đạt được của doanh nghiệp Nhiệm vụ thể hiện sự hợp pháp hóa của doanh nghiệp.

Như vậy, xác định nhiệm vụ của doanh nghiệp thực chất là xác định lĩnh vực kinh doanh. Nhiệm vụ của doanh nghiệp thể hiện qua sản phẩm, dịch vụ, thị trường và cũng có thể ở công nghệ chế tạo Việc xác định nhiệm vụ của doanh nghiệp phải đảm bảo một số yêu cầu sau:

- Nhiệm vụ xác định rõ ràng phải được thông báo cho toàn doanh nghiệp (bên trong) và công chúng bên ngoài biết.

- Nhiệm vụ phải được xác định rõ ràng, đúng đắn và hợp lý Điều đó cho phép tạo ra định hướng cho hoạt động của doanh nghiệp.

- Nhiệm vụ phải thể hiện được tầm nhìn chiến lược của doanh nghiệp, tầm nhìn xa và rộng đảm bảo cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

- Xác định nhiệm vụ của doanh nghiệp không được quá rộng và chung chung Nếu nhiệm vụ xác định quá rộng có thể làm mất đi hình ảnh của doanh nghiệp và công chúng khó nhận biết doanh nghiệp Trái lại nhiệm vụ cũng không nên xác định quá hẹp, điều đó có thể đưa doanh nghiệp vào ngõ cụt cho sự phát triển trong tương lai.

Việc xác định lĩnh vực kinh doanh phải trả lời được các câu hỏi: ngành kinh doanh của doanh nghiệp là gì? Nó sẽ là gì? Nó phải trở thành cái gì? Câu trả lời có thể rất khác nhau giữa các doanh nghiệp vì có những doanh nghiệp chỉ kinh doanh trong một lĩnh vực nhất định nhưng cũng có những doanh nghiệp kinh doanh trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Doanh nghiệp đơn ngành chỉ hoạt động trong một lĩnh vực kinh doanh chủ chốt, còn doanh nghiệp đa ngành kinh doanh với nhiều lĩnh vực, ít nhất là hai lĩnh vực kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp nhỏ, việc xác định lĩnh vực kinh doanh tương đối đơn giản. Sản phẩm hoặc dịch vụ, thị trường và kỹ thuật nhìn chung là giới hạn đối với doanh nghiệp có quy mô vừa Trong khi đó, đa số doanh nghiệp có quy mô lớn tham gia trong nhiều lĩnh vực kinh doanh, việc xác định nhiệm vụ của chúng cũng phức tạp hơn. Đối với các doanh nghiệp đơn ngành, việc xác định nhiệm vụ doanh nghiệp phải được dựa trên ba khía cạnh: Nhóm khách hàng, nhu cầu khách hàng và đáp ứng nhu cầu khách hàng như thế nào Ba khía cạnh này được thể hiện rõ trong mô hình xác định ngành kinh doanh của D.Abell.

Hình 2.1: Mô hình xác định ngành kinh doanh của D.Abell Đối với các doanh nghiệp đa ngành được định hướng vào danh mục đầu tư bao gồm có:

- Mục tiêu của danh mục vốn đầu tư của doanh nghiệp đa ngành chủ yếu là mức lợi nhuận cần đạt được.

- Phạm vi dự kiến của danh mục vốn đầu tư cụ thể là bao nhiêu SBU?

- Sự cân đối cần thiết giữa các SBU khác nhau trong danh mục vốn đầu tư của doanh nghiệp

Sơ đồ 2.1: Các yếu tố chủ yếu trong việc xác định ngành kinh doanh của doanh nghiệp

2.2.1.2 Xác định mục tiêu chiến lược hiện tại của doanh nghiệp

Doanh nghiệp đơn ngành định hướng vào khách hàng

Doanh nghiệp Đa ngành định hướng vào danh mục vốn đầu tư

Mục tiêu của danh mục vốn đầu tư

Sự cân đối giữa các

Cái gì cần đáp ứng? Nhu cầu khách hàng

Ai là người cần thoả mãn?

Khách hàng Xác định ngành kinh doanh

Thoả mãn nhu cầu KH như thế naà? Năng lực độc đáo

Mục tiêu của doanh nghiệp là toàn bộ kết quả cuối cùng hay trạng thái mà doanh nghiệp muốn đạt tới trong một khoảng thời gian nhất định Mục tiêu của chiến lược là kết quả cụ thể của doanh nghiệp cần đạt được khi thực hiện chiến lược Mục tiêu là sự cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược của doanh nghiệp về hướng, quy mô, cơ cấu và tiến trình triển khai theo thời gian Trong nền kinh tế thị trường, nhìn chung các doanh nghiệp theo đuổi ba tính mục đích chủ yếu, đó là tồn tại, phát triển, đa dạng hóa có mỗi liên hệ chặt chẽ với nhau Doanh nghiệp trước hết phải cạnh tranh để tồn tại được trên thị trường với sự cạnh tranh khốc liệt Tồn tại được thì doanh nghiệp mới nghĩ đến sự phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu Có tăng trưởng tốt thì mới có cơ sở để thực hiện đa dạng hóa sang các lĩnh vực kinh doanh mới Một khi doanh nghiệp phát triển hoặc đa dạng hóa có hiệu quả sẽ lại củng cố và cho phép doanh nghiệp trụ vững trên thị trường.

Có nhiều tiêu thức khác nhau để phân loại mục tiêu Có thể chia theo một số loại mục tiêu sau:

+ Mục tiêu dài hạn thường là từ 5 năm trở lên và tùy theo loại hình doanh nghiệp mà có khoảng thời gian cho mục tiêu dài hạn khác nhau Mục tiêu dài hạn (mục tiêu trên 1 năm): là kết quả mong muốn được đề ra cho một khoảng thời gian tương đối dài, thường là các lĩnh vực:

 Mức lợi nhuận và khả năng sinh lợi Ví dụ: phấn đấu đạt lợi nhuận 25%/ năm.

 Quan hệ giữa công nhân viên.

 Vị trí dẫn đầu về công nghệ.

 Trách nhiệm trước công chúng.

+ Mục tiêu ngắn hạn hay còn gọi là mục tiêu tác nghiệp có thời gian từ 1 năm trở xuống. Mục tiêu ngắn hạn phải hết sức cụ thể và nêu ra được các kết quả một các chi tiết.

+ Mục tiêu trung hạn loại trung gian giữa hai loại trên

Giữa việc doanh nghiệp đạt được các mục tiêu ngắn hạn với việc theo đuổi mục tiêu dài hạn thì cũng chưa đảm bảo doanh nghiệp sẽ đạt được mục tiêu trong dài hạn.

Theo bản chất của mục tiêu:

+ Mục tiêu về kinh tế: lợi nhuận, doanh thu, thị phần, tốc độ phát triển, năng suất lao động…

+ Mục tiêu xã hội: giải quyết công ăn việc làm, tham gia vào các hoạt động từ thiện. + Mục tiêu chính trị: quan hệ tốt với chính quyền, vận động hành lang nhằm thay đổi chính sách và quy định có lợi cho công ty Tiếp cận với cơ quan chính phủ nhằm nắm bắt kịp thời các thông tin, tạo cơ hội đón nhận các cơ hội kinh doanh.

Theo cấp độ của mục tiêu:

+ Mục tiêu cấp công ty: Đó thường là các mục tiêu dài hạn mang tính định hướng cho các cấp bận mục tiêu khác.

+ Mục tiêu cấp đơn vị kinh doanh: được gắn với từng đơn vị kinh doanh chiến lược (SBU) hoặc từng loại sản phẩm, từng loại khách hàng.

+ Mục tiêu cấp chức năng: đó là mục tiêu cho các đơn vị chức năng trong công ty như sản xuất, marketing, tài chính, nghiên cứu và phát triển… nhằm hướng vào thực hiện các mục tiêu chung của công ty.

+ Mục tiêu duy trì và ổn định: khi công ty đã đạt được tốc độ phát triển nhanh trước đó hoặc do thị trường có khó khăn, công ty có thể đặt ra mục tiêu và giữ vững những thành quả đã được và củng cố địa vị hiện có.

Một mục tiêu đúng đắn cần đạt được các tiêu thức sau:

- Tính nhất quán: đòi hỏi các mục tiêu này không làm cản trở việc thực hiện các mục tiêu khác Đây là yêu cầu đầu tiên, đóng vai trò quan trọng để đảm bảo rằng hệ thống mục tiêu phải được thực hiện và phải hướng vào hoàn thành các mục tiêu tổng quát của từng thời kỳ chiến lược.

- Tính cụ thể: xét trên phương diện lý luận, khoảng thời gian càng dài bao nhiêu thì hệ thống mục tiêu càng giảm bấy nhiêu Tuy nhiên, yêu cầu về tính cụ thể của hệ thống mục tiêu không đề cập đến tính dài ngắn của thời gian mà yêu cầu mục tiêu chiến lược phải đảm bảo tính cụ thể Muốn vậy, khi xác định mục tiêu chiến lược cần chỉ rõ: Mục tiêu liên quan đến vấn đề gì? Giới hạn thời gian thực hiện? Kết quả cụ thể cuối cùng cần đạt.

- Tính khả thi: mục tiêu chiến lược là mục tiêu doanh nghiệp xác định trong thời kỳ chiến lược xác định Do đó các mục tiêu này đòi hỏi người có trách nhiệm một sự cố gắng trong việc thực hiện nhưng lại không quá cao mà phải sát thực và có thể đạt được Có như vậy hệ thống mục tiêu mới có tác dụng khuyến khích nỗ lực vươn lên của mọi bộ phận (cá nhân) trong doanh nghiệp và cũng không quá cao đến mức làm nản lòng người thực hiện Vì vậy, giới hạn của sự cố gắng là “vừa phải” nếu không sẽ không đem lại hiệu quả mong muốn.

BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY XI MĂNG VICEM TAM ĐIỆP

Giới thiệu chung về công ty xi măng Vicem Tam Điệp

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty xi măng Vicem Tam Điệp

Giới thiệu chung về công ty:

Tên giao dịch: Công ty Xi măng Vicem Tam Điệp

Thành lập: Ngày 31 tháng 05 năm 1996 Địa chỉ nhà máy: Xã Quang Sơn - Thị xã Tam Điệp - Tỉnh Ninh Bình

Công suất thiết kế: 1.400.000 tấn clinker/năm Điện thoại: 0330 - 864911

Website: http://vicemtamdiep.com.vn

Email: vctd@vicemtamdiep.com.vn

Công ty xi măng Tam Điệp tiền thân là công ty xi măng Ninh Bình được thành lập theo quyết định số 506/QĐ-UB ngày 31/5/1995 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình và được chuyển giao về Tổng công ty xi măng Việt Nam (nay là tổng công ty công nghiệp xi măng VIệt Nam) từ ngày15 tháng 7 năm 2001 theo quyết định số 1234/QĐ-UB ngày 21 tháng 6 năm 2001 của chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình ký.

Theo văn bản số 4392 BKH/VPXT, ngày 17 tháng 7 năm 2000 của Bộ kế hoạch và đầu tư, văn bản số 3253/VPCP-CNN ngày 8 tháng 8 năm 2000 của văn phòng Chính phủ về việc Điều chỉnh kế hoạch đấu thầu dự án nhà máy xi măng Tam Điệp là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam – Bộ xây dựng Tổng mức vốn đầu tư của công ty xi măng Tam Điệp theo luận chứng kinh tế kỹ thuật được phê duyệt là 228.211.197 USD Đơn vị trúng thầu cung cấp thiết kế, thiết bị, vật tư cho dây chuyền công nghệ chính là hãng FLSmidth – vương quốc Đan Mạch.

Công ty xi măng Tam Điệp được khởi công xây dựng ngày 19/5/2001 Ngày 28/11/2004 công ty đã đưa công đoạn nghiền xi măng đóng bao vào sản xuất và đưa sản phẩm đầu tiên mang tên xi măng Tam Điệp ra thị trường, cạnh tranh cùng với sản phẩm xi măng đạt chất lượng tốt Cuối tháng 12/2004, công ty đã đưa dây chuyền vào sản xuất ổn định, cung cấp cho thị trường sản phẩm Xi măng đạt chất lượng cao không phụ lòng mong mỏi của khách hàng và phù hợp với mục tiêu của công ty đề ra là “vì lợi ích khách hàng và chất lượng công trình”

3.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty xi măng Vicem Tam Điệp

Trải qua 21 năm xây dựng và phát triển, cơ cấu tổ chức của công ty liên tục được thay đổi sao cho phù hợp với yêu cầu đổi mới và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty Dưới đây là sơ đồ cơ cấu tổ chức hiện tại của công ty.

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH MTV xi măng Vicem Tam Điệp

Sơ đồ 3.2: Cơ cấu hội đồng thành viên và ban giám đốc

Chủ tịch hội đồng thành viên

Phòng tài chính kế toán

Phòng kế hoạch chiến lược

Phòng kỹ thuật và nghiên cứu triển khai

Phòng hành chính quản trị

Phòng an toàn, môi trường và bảo vệ

Phòng công nghệ thông tin

Phòng vật tư và chuỗi cung ứng

Phòng tổ chức và nguồn nhân lực

Ban kiểm toán nội bộ

Văn phòng Đảng – Đoàn thể

PTGĐ phụ trách sản xuất

PTGĐ phụ trách kinh doanh

PTGĐ phụ trách quản trị hệ thống

Ngay từ những năm đầu, bên cạnh các hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty còn rất chú trọng đến các hoạt động tổ chức xã hội Các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên cũng được thành lập Đoàn thanh niên công ty luôn là đội ngũ xung kích, tiên phong trong mọi lĩnh vực, xứng đáng là cánh tay phải của Đảng, công ty tin tưởng và kỳ vọng vào sự cống hiến và phát triển của thế hệ thanh niên trẻ trong tương lại.

Sơ đồ 3.3: Đảng ủy công ty

3.1.3 Đặc điểm hoạt động của công ty xi măng Vicem Tam Điệp

Công ty xi măng Vicem Tam Điệp chuyên sản xuất, kinh doanh các chủng loại xi măng, Clinker và cung ứng cho khách hàng qua hệ thống nhà phân phối trên toàn quốc

Phó tổng giám đốc Sản xuất

Phó tổng giám đốc Kinh doanh

Bí thư Đảng ủy Ủy viên BTV 1 Phó bí thư Đảng ủy Ủy viên BTV 2 Ủy viên BTV 3

 Xi măng mác cao: PC40, PC50

 Xi măng Portland hỗn hợp: PCB40, PCB30

 Xi măng xây trát MC25

 Xi măng bền sunfat type II

Các loại sản phẩm xi măng Portland, xi măng Portland hỗn hợp, xi măng bền sunfat và Clinker của công ty xi măng Vicem Tam Điệp được sản xuất trên dây chuyền thiết bị công nghệ hiện đại, đạt tiêu chuẩn chất lượng Châu Âu của hang FLSmidth Vương quốc Đan Mạch Có hệ thống tự động hóa và ứng dụng thông tin ở mức cao, từ khâu phân phối liệu nung Clinker đến công đoạn nghiên xi măng và hệ thống đóng bao, tất cả các công đoạn thuộc quá trình sản xuất được vận hành và giám sát từ phòng điều khiển trung tâm thông qua mạng xử lý vi tính hiện đại nên sản phẩm làm ra có chất lượng cao và ổn định. Công ty xi măng Vicem Tam Điệp thường xuyên tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn áp dụng cho từng sản phẩm, xây dựng phòng thí nghiệm KSC hợp chuẩn Vilas, sản phẩm xi măng Vicem Tam Điệp luôn đạt chất lượng cao được tổ chức Quacert kiểm tra, đánh giá và hàng năm đều được cấp giấy chứng nhận đạt hợp chuẩn và quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2008.

Tiêu chuẩn áp dụng đều tuân thủ nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn kỹ thuật đã quy định như:

- Đối với xi măng PCB30, PCB40 theo tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN 6260:2009 hoặc theo ASTM (Mỹ) C595M-2011.

- Đối với xi măng PC40, PC50 theo tiêu chuẩn: TCVN 2682-2009 hoặc theo ASTM (Mỹ) C150 type 1.

- Xi măng bền sunfat theo tiêu chuẩn ASTM C150 type 2.

- Đối với xi măng xây trát MC250 theo tiêu chuẩn TCXD Việt Nam 324:2004 hoặc đối với xi măng chuyên dụng theo tiêu chuẩn ASTM (Mỹ) C91-05.

- Đối với Clinker cho xi măng Portland thương phẩm theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7024-2002.

Sơ đồ 3.4: Quy trình sản xuất xi măng Vicem Tam Điệp

3.1.3.2 Công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty

Công tác tiêu thụ sản phẩm là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, góp phần chủ động trong công tác điều hành sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả.

TÀU HỎA Ô TÔ ĐÁ VÔI ĐẤT SÉT

MÁY ĐẬP ĐÁ SÉT KHO CHỨA ĐÁ VÔI, ĐÁ SÉT

HỆ THỐNG XYCLON TRAO ĐỔI NHIỆT

Khoan, nổ mìn, vận chuyển

Khoan, nổ mìn, vận chuyển

Ngay sau khi có sản phẩm đưa ra thị trường, công ty đã kịp thời thành lập trung tâm tiêu thụ với nhiệm vụ là thực hiện chuyên về công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty.

Trong quá trình kinh doanh, do tác động khách quan về tình hình thực tế của thị trường tiêu thụ xi măng nói chung ngày càng trở nên cạnh tranh gay gắt và quyết liệt Để đáp ứng yêu cầu duy trì và mở rộng thị trường, tăng hệ thống khách hàng, tăng quyền chủ động trong công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty Công ty đã chuyển đổi trung tâm tiêu thụ thành xí nghiệp tiêu thụ.

Xí nghiệp tiêu thụ là đơn vị hoạt động độc lập không đầy đủ, có con dấu riêng, hạch toán kế toán phụ thuộc theo hình thức báo sổ Cơ cấu tổ chức gồm: Giám đốc xí nghiệp, phó giám đốc xí nghiệp và các phòng ban nghiệp vụ thực hiện công tác tiêu thụ sản phẩm theo chức năng nhiệm vụ được phân công.

Sơ đồ 3.5: Kênh phân phối sản phẩm của công ty

Hiện nay sản phầm xi măng Vicem Tam Điệp tiêu thụ trên thị trường chủ yếu là xi măng bao và xi măng rời các loại Trong đó:

 Sản lượng tiêu thụ xi măng rời hàng năm chiếm 60% trên tổng sản lượng, chủ yếu là

Cửa hàng/đại lý Người tiêu dùng

Các công trình dự án Các trạm trộn

Công ty (Nhà cung cấp)

Trung, gồm 9 nhà phân phối chính và gần 100 trạm trộn bê tông sử dụng sản phẩm xi măng Vicem Tam Điệp.

 Sản lượng xi măng bao chiếm 40% trên tổng sản lượng, tiêu thụ chủ yếu trên các địa bàn Ninh Bình và một số công trình tại Nam Định, Hà Nội, Sơn La, Thanh Hóa,… Trong đó:

- Tại địa bàn tỉnh Ninh Bình: Là thị trường cốt lõi của xi măng Vicem Tam Điệp, do 2 nhà phân phối chính và 205 cửa hàng dải khắp các huyện thị trong tỉnh, chiếm 40% thị phần.

- Tại địa bàn Hà Nội, Nam Định, Sơn La, Thanh Hóa: Lượng tiêu thụ xi măng bao chủ yếu tiêu thụ vào các công trình lớn Xi măng rời do nhà phân phối cung cấp cho các trạm trộn bê tông thương phẩm và các công trình dự án xây dựng.

Bên cạnh các mạng lưới tự tiêu thụ do các nhà phân phối đảm nhận, từ tháng 4/2013 theo định hướng của Tổng công ty CN xi măng Việt Nam thị trường tiêu thụ của Công ty được sắp xếp lại, với các thị trường không tiêu thụ xi măng bao qua hệ thống cửa hàng các đơn vị trong Vicem cùng tham gia tiêu thụ sản phẩm gia công tại Tam Điệp.

3.2 Kết quả hoạt động của công ty xi măng Vicem Tam Điệp từ năm 2005 – 2015

Với tình hình Việt Nam phát triển ngày càng hiện đại hơn theo chủ trương của Đảng là công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đây là một sự thuận lợi cho sự phát triển của công ty Xi măng Tam Điệp Sau 10 năm kể từ ngày đầu tiến hành sản xuất kinh doanh từ năm 2005 tới năm 2015, công ty Xi măng Vicem Tam Điệp đã có hiệu quả

Dưới đây là kết quả sản xuất kinh doanh từng năm, kể từ thời điểm bắt đầu đi vào sản xuất kinh doanh từ ngày 1/4/2005 đến năm 2015:

Bảng 3.1: Kết quả sản xuất kinh doanh công ty xi măng Vicem Tam Điệp từ năm 2005 đến 2015

Doanh thu thuần (tỷ đồng)

Thu nhập người lao động

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động cồn ty Vicem Tam Điệp qua các năm

Phân tích các yếu tố môi trường vĩ mô

Khủng hoảng kinh tế toàn cầu (2008-2009) đã ảnh hưởng nặng nề lên nền kinh tế thế giới Năm 2014, bước sang một giai đoạn chuyển đổi mới, bức tranh kinh tế thế giới trở nên sáng sủa hơn khi những nỗ lực trong việc điều hành chính sách kinh tế của các quốc gia phần nào đạt được kết quả mong muốn Kinh tế thế giới đến năm 2015 có sự phục hồi khá, với sự phục hồi của phần lớn các nền kinh tế dẫn dắt đà tăng trưởng của kinh tế thế giới như Mỹ, Nhật Bản và phần lớn các nền kinh tế đang nổi Đây là bước tạo đà cho nền kinh tế thế giới lấy lại đà tăng trưởng cho giai đoạn 2015-2020 với sự phục hồi tăng trưởng của hầu hết các nền kinh tế dẫn dắt đà tăng trưởng của kinh tế thế giới (bao gồm

Mỹ, EU, Nhật Bản,…) Năm 2014, ngân hàng thế giới đã dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu sẽ tăng từ mức 2,9% năm 2013 lên 3,2% trong năm 2014 và ổn định ở mức 3,4 đến 3,5% trong năm 2015 và 2016 Sang giai đoạn 2016-2018, tốc độ tăng trưởng sẽ đạt mức 4,1% - 4,2%.

Biểu đồ 4.1: Dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Nguồn: Trung tâm thông tin và dự báo KT-XH quốc gia

Chịu tác động của nền kinh tế toàn cầu, kinh tế Việt Nam đã có những dấu hiệu phục hồi sau suy thoái nhưng vẫn còn chậm và vẫn có nguy cơ quay trở lại suy thoái do tình trạng nợ xấu của nền kinh tế chưa được giải quyết và đang tăng cao.

Biểu đồ 4.2: Dự báo tăng trưởng GDP giai đoạn 2016-2020

Nguồn: Tổng cục thống kê

Dự báo tăng trưởng GDP giai đoạn 2016-2020 đạt khoảng 6,5-7% Sự phục hồi trong dài hạn của nền kinh tế sẽ có ảnh hưởng tích cực đối với nhu cầu xây dựng nói chung và nhu cầu xi măng sắt thép và vật liệu xây dựng nói riêng.

Bội chi ngân sách của Việt Nam vẫn ở mức cao – khoảng 5% suốt từ năm 2007 đến nay so với thông lệ để phát triển bền vững trên thế giới là 3% Chính phủ vẫn phải tăng ngân sách khá mạnh lên 986 nghìn tỷ năm 2013 – tăng 9% so với năm 2012 Tuy nhiên, do khó khăn chung của nền kinh tế, tổng thu ngân sách của chính phủ tăng lên rất nhẹ dẫn đến mức độ thâm hụt ngân sách ngày càng lớn, từ mức 140 nghìn tỷ năm 2012 lên 195 nghìn tỷ năm 2013 và 256 năm 2015.

Biểu đồ 4.3: Bội chi ngân sách giai đoạn 2008 - 2015

Mặc dù chi tiêu của chính phủ đang tăng, việc phân bổ vốn đầu tư (chủ yếu là đầu tư cho xây dựng và cơ sở hạ tầng) trong tổng chi tiêu đã giảm từ đỉnh 32% trong năm 2009 xuống 20% năm 2013 Xu hướng này có ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường xi măng khi mà thâm hụt ngân sách tiếp tục kéo dài.

Bên cạnh đó hiện nay chính phủ đang chuyển trọng tâm từ tăng trưởng kinh tế sang kiềm chế làm phát và xử lý các vấn đề bất ổn vĩ mô Việc chính phủ cắt giảm chi tiêu công và thắt chặt điều kiện tín dụng có khả năng làm cho các hoạt động kinh tế khó khăn làm cho nhu cầu xi măng và vật liệu xây dựng của khu vực đầu tư công khó có tăng trưởng trong trung hạn.

4.1.2 Môi trường chính trị và pháp luật

Trên thế giới, trong những năm tới tình hình sẽ còn nhiều diễn biến rất phức tạp nhưng hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn Châu Á - TháiBình Dương, trong đó có khu vực Đông Nam Á, tiếp tục là trung tâm phát triển năng động, có vị trí địa kinh tế - chính trị chiến lược ngày càng quan trọng trên thế giới Hiện nay, tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo trong khu vực và trên biển Đông tiếp tục diễn ra gay gắt, phức tạp. Ở trong nước, sức mạnh dân tộc ngày càng tăng lên, uy tín trên trường quốc tế được nâng cao rõ rệt, đó là những tiền đề quan trọng nhằm bảo vệ Tổ quốc khỏi các thế lực chống đối Tuy có nhiều thế lực nhăm nhe lãnh thổ nước ta nhưng dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của Đảng và Nhà nước, sự ổn định về chính trị của đất nước vẫn được giữ vững, tạo môi trường phát triển tốt cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật nước ta được xây dựng tương đối hoàn thiện là cơ sở tạo ra một môi trường pháp lý tốt cho doanh nghiệp Các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam sẽ được nhà nước khuyến khích tạo điều kiện phát triển nhờ các chính sách và hệ thống pháp luật hoàn thiện.

Với hệ thống chính sách pháp luật của nhà nước, đời sống của nhân dân ta đã được cả thiện rõ rệt Trong tháng 3/2016, cả nước có 10,3 nghìn hộ thiếu đói, giảm 68,1% so với cùng kỳ năm 2015, tương ứng với 42,5 nghìn nhân khẩu thiếu đói, giảm 68,4% Theo báo cáo sơ bộ, tổng kinh phí dành cho hoạt động an sinh xã hội và giảm nghèo trong 3 tháng đầu năm 2016 là 4104 tỷ đồng, bao gồm: 2918 tỷ đồng quà thăm hỏi và hỗ trợ các đối tượng chính sách, 919 tỷ đồng hỗ trợ các hộ nghèo và 267 tỷ đồng cứu đói,cứu trợ xã hội khác.

Biểu đồ 4.4: Tỷ lệ hộ nghèo qua các năm

Năm 2006 Năm 2008 Năm 2010 Năm 2012 Năm 2014

Tỷ lệ hộ nghèo qua các năm

Hiện nay, giáo dục được chú trọng, trình độ dân trí của người tiêu dùng ngày càng cao, yêu cầu của họ với các sản phẩm tiêu dùng cũng tăng theo Đây đã, đang và sẽ là một thách thức lớn với các doanh nghiệp nhất là trong điều kiện bùng nổ thông tin trên phạm vi toàn cầu hiện nay Bên cạnh đó, việc mở cửa giao lưu văn hóa với các nước trong và ngoài khu vực thúc đẩy sự du nhập của những lối sống mới cũng là cơ hội cho nhiều nhà sản xuất.

Ninh Bình nằm ở cực Nam của đồng bằng sông Hồng, nối miền Bắc và miền Trung bởi dãy Tam Điệp hùng vĩ Cách Hà Nội 93km về phía Nam, Ninh Bình là nơi tiếp nối kinh tế, văn hóa, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ với vùng núi rừng Tây Bắc Địa hình Ninh Bình phân chia thành ba vùng tương đối rõ nét, vùng đồi núi ở phía Tây và Tây Bắc; vùng đồng bằng và vùng ven biển phía Đông và phía Nam.

Dãy núi đá vôi ở phía Tây của tỉnh chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, bắt nguồn từ vùng núi rừng Hoà Bình chạy ra biển tạo thành vùng phù sa cổ ven chân núi Do quá trình tạo sơn hơn 200 triệu năm về trước đã tạo nên nhiều hang động đẹp như: Tam Cốc, Bích Động, Xuyên Thuỷ Động, Địch Lộng, hang động Tràng An, Tiếp đó là vùng đồng chiêm trũng ở các huyện: Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, Yên Mô Do phù sa bồi đắp hàng năm, đồng bằng tiến ra biển từ 80 - 100m, tạo nên vùng đất mới phì nhiêu, màu mỡ. Mỗi vùng có tiềm năng và thế mạnh riêng, song ba vùng có thể bổ sung, hỗ trợ nhau để phát triển nền kinh tế hàng hoá toàn diện cả cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả, nuôi trồng thuỷ, hải sản, công nghiệp vật liệu xây dựng và công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm.

Do đặc điểm về địa lý, địa hình đa dạng, nên khí hậu Ninh Bình cũng mang những nét đặc trưng của khí hậu đồng bằng Bắc bộ và có ảnh hưởng sắc thái khí hậu vùng Thanh Hoá và khu 4 cũ Khí hậu của Ninh Bình thuộc vùng tiểu khí hậu của đồng bằng sông Hồng Nhiệt độ trung bình năm là 23,10C Tổng lượng mưa trung bình trong năm đạt 151,9mm, phân bố tương đối đồng đều trên toàn tỉnh Trung bình một năm có 125 - 157 ngày mưa Lượng mưa tập trung chủ yếu vào mùa hè, từ tháng 5 đến tháng 11, chiếm 80

- 90% lượng mưa cả năm Đá vôi là nguồn tài nguyên khoáng sản lớn nhất của Ninh Bình Những dãy núi trải dài từHoà Bình, theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, qua Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, thị xãTam Điệp, Yên Mô tới tận biển Đông, dài hơn 40km, diện tích trên 1.200ha, là nguồn nguyên liệu lớn để sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng.

Phân tích môi trường ngành xi măng Việt Nam

Từ năm 2009, tổng công suất của ngành đã vượt nhu cầu mặc dù các doanh nghiệp trong ngành đã xuất khẩu một lượng lớn – 8,5 triệu tấn năm 2012, 15 triệu tấn năm 2013 và 14,5 triệu tấn năm 2014

Do nhu cầu trong nước tăng trưởng chậm, tổng công suất vẫn tăng nhanh hơn nên dư cung vẫn xảy ra Với tốc độ tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ dự báo ở mức 5% một năm, dư cung sẽ tiếp tục xảy ra sau năm 2020.

Biểu đồ 4.5 Dự báo - cung cầu xi măng qua các năm Đvt: triệu tấn

4.2.1 Đối thủ cạnh tranh Ở Việt Nam hiện nay, có 4 nhóm đối thủ cùng tham gia vào thị trường xi măng, đó là Vicem, các công ty nước ngoài/liên doanh, các công ty tư nhân và các công ty địa phương, các công ty thuộc sở hữu nhà nước.

Biểu đồ 4.5: Sản lượng các thành viên của Vicem – 2015 Đvt: tấn

XM H oà ng Th ạc h

Nguồn: Báo cáo tổng kết Vicem 2015

Các công ty tư nhân Vissai, Duyên Hà, Công Thanh, Xuân Thành chiếm tỷ trọng lớn nhất (26%), tiếp theo là các đơn vị của Vicem (25%) và các công ty nước ngoài, liên doanh (21%) tính theo công suất xi măng quy đổi theo clinker Các công ty tư nhân và cổ phần hoạt động trong lĩnh vực này hiện đang có hệ thống quản lý rất hiệu quả, khả năng ra quyết định, phản ứng nhanh cùng với các chiến lược linh hoạt đặc biệt là hệ thống bán hàng Các công ty mọc lên tại địa phương nên dễ dàng nhận được các dự án của địa phương, tuy nhiên do thương hiệu còn yếu nên chưa thâm nhập được vào các thị trường lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Hiện nay các công ty xi măng tư nhân thực hiện xu hướng mua lại, sáp nhập và mở rộng quy mô sản xuất, đây chính là xu hướng quan trọng đe dọa trực tiếp đến vị thế của Vicem.

Các công ty xi măng nước ngoài, liên doanh như Nghi Sơn, Holcim và Chinfon đều là các doanh nghiệp có thương hiệu mạnh có lợi thế về quy mô, kinh nghiệm và vốn lớn với mức giá chênh lệch cao Bên cạnh đó, các công ty nước ngoài này còn có lợi thế đặc biệt thuận lợi, gần nguồn nguyên liệu, dễ tiếp cận cảng biển nên thuận lợi cho xuất khẩu, vận chuyển tiêu thụ cho thị trường phía Nam Các công ty này là đối thủ đáng gờm với Vicem, ảnh hưởng trực tiếp tới việc tiêu thụ sản phẩm của công ty trên cả nước, đặc biệt là thị trường phía Nam.

Biểu đồ 4.6: Sản lượng các công ty nước ngoài, liên doanh - 2015 Đvt: tấn

XM Lu ks va xi

Nguồn: Hiệp hội xi măng Việt Nam

Các công ty Trung Quốc hiện đang gây sức ép lớn với các công ty sản xuất xi măng trong nước nói chung và với Vicem nói riêng Hiện tại tổng công suất của các nhà máy xi măng nước ta đạt khoảng 81,5 triệu tấn, trong khi năm 2016 dự kiến tiêu thụ tăng 5-7% so với năm 2015 đạt 75-76 triệu tấn (tiêu thụ trong nước khoảng 59 triệu, xuất khẩu khoảng 16 triệu), đồng nghĩa với việc cũng vượt cầu Đáng lo ngại là vấn đề xuất khẩu xi măng lại gặp nhiều khó khăn về giá, hiện giá xi măng của các công ty trong nước xuất khẩu hiện cao hơn vài USD/tấn so với các công ty sản xuất xi măng Trung Quốc So với năm 2014

- đỉnh cao về xuất khẩu đạt hơn 21 triệu tấn thu về gần 900 triệu đô thì năm 2015 xuất khẩu đã giảm gần 20% chỉ đạt 16,25 triệu tấn Đây là một thách thức lớn cho Vicem và các đơn vị thành viên, nếu không đưa ra được những chiến lược sản xuất, tiêu thụ phù hợp sẽ dẫn đến những khó khăn nhất định trong sản xuất kinh doanh.

Các doanh nghiệp nhà nước và địa phương hầu hết đều có quy mô nhỏ, chỉ cung cấp lượng sản phẩm cho địa phương, được Chính phủ cho phép thành lập khi Việt Nam thiếu hụt xi măng Đa số các công ty này có thương hiệu yếu, công nghệ lạc hậu, chất lượng xi măng không được đánh giá cao và chỉ bán hàng tại các địa phương xung quanh nhà máy. Chính vì vậy, nhóm các doanh nghiệp sản xuất xi măng nhà nước và địa phương không gây ra nhiều sức ép với Vicem

Việc hạ thấp các rào cản đối với việc thâm nhập vào thị trường và các tác động của việc sinh lợi rất có khả năng dẫn đến việc các thành viên mới tham gia vào thị trường, tăng nguồn cung và giảm dần giá bán Tuy nhiên, đối với ngành công nghiệp xi măng, bên cạnh các bí quyết công nghệ lớn, các giấy phép xây dựng và các hạn chế khai thác cũng như các hạn chế liên quan đến việc bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm, sẽ có rất ít cơ hội cho các thành viên mới tham gia thị trường Hơn nữa, nhu cầu đáng kể về nguồn vốn cho phép thì chỉ các công ty từ các thị trường khác nhau tham gia vào thị trường mới có đủ nguồn vốn Do đó, phương thức dễ dàng nhất là mua lại các nhà sản xuất xi măng đang gặp rắc rối về tài chính Điều này có nghĩa là số lượng các nhà sản xuất đang cung ứng xi măng sẽ không tăng lên và chỉ có sách lược đầu tư năng động mới làm tăng các công suất.

Với giai đoạn công nghệ kỹ thuật phát triển như hiện nay thì vị thế các sản phẩm xi măng portland của Vicem đang đứng trước những thách thức lớn của sản phẩm thay thế Theo phương pháp truyền thống là dùng vữa xi măng có giá thành rẻ, có thể ốp gạch và lát nền cùng một lúc nên vẫn được sử dụng phổ biến Nhưng cách làm này cũng có một số hạn chế nhất định về chất lượng, tính thẩm mỹ nên hầu như chỉ dùng tại các công trình mang tính đầu tư cộng đồng, xã hội suất đầu tư thấp như bệnh viện, trường học… Còn tại các công trình nhà ở, dự án lớn yêu cầu tính thẩm mỹ và kỹ thuật cao, để khắc phục nhược điểm này hiện nay phần lớn đã chuyển sang dùng keo dán gạch So với vữa xi măng thì keo dán gạch đang có được những lợi thế hơn như tiện lợi, dễ sử dụng, không cần ngâm gạch trước, dễ điều chỉnh, tính thẩm mỹ cao đặc biệt bám dính tốt.

Công nghệ sản xuất xi măng hiện nay có những bất cập đáng kể, cụ thể là việc sản xuất gây ra các chất thải dư thừa, lượng khí CO2 quá lớn, nếu không xử lý kịp thời có thể gây ô nhiễm nặng nề Chính vì vậy hiện nay các nhà khoa học đang dày công nghiên cứu loại vật liệu thân thiện với môi trường hơn là xi măng truyền thống Một trong các phát minh mới hiện nay đó là xi măng geopolymer hay còn gọi là xi măng xanh Đi từ nguyên liệu thô là đất sét và những phế thải trong công nghiệp như tro bay, xỉ lò cao, rác thải trong xây dựng… qua xử lý và phối trộn với phụ gia hoạt tính ở tỉ lệ thích hợp, tạo thành một sản phẩm kết dính có thể thay thế hoàn toàn cho vai trò của xi măng Portland truyền thống Giá thành và tính năng của loại vật liệu này có thể cạnh tranh với những sản phẩm xi măng portland đang có trên thị trường Xi măng geopolimer từ khoáng sét là một loại vật liệu mới Sản xuất và sử dụng xi măng geopolimer ngoài việc nâng cao chất lượng, hạ giá thành của sản phẩm, nó còn góp phần bảo vệ sự ô nhiễm môi trường, tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm ngân sách giá thành của 1 kg xi măng pôlime khoảng 800 – 1000 đồng.

Dù những lợi ích của xi măng geopolimer đã khá rõ ràng nhưng hiện nay vẫn chưa được phổ biến ở Việt Nam là do các nhà đầu tư còn trần trừ lo ngại về hiệu quả vốn đầu tư cũng như những rủi ro có thể gặp phải Những dự báo này đã gây nên những sức ép không nhỏ tới Vicem, nếu Vicem không thay đổi và có chiến lược thích ứng được với hoàn cảnh thì sẽ khó có thể phát triển hơn nữa trên thị trường cạnh tranh mạnh như hiện nay Mặt khác xu hướng trong xây dựng hiện nay có nhiều sản phẩm tham gia như kính, bê tông xốp, vật liệu dán tường ảnh hưởng rất lớn đến sử dụng xi măng cho xây trát.

Do vị trí công ty TNHH MTV xi măng Vicem Tam Điệp nằm trong khu vực có sẵn nguồn nguyên liệu sản xuất xi măng nên công ty không chịu sức ép từ phía nhà cung cấp nguyên vật liệu Tuy nhiên đây cũng lại là một khó khăn lớn với công ty, do nằm trên nguồn cung cấp nên mật độ các nhà máy sản xuất xi măng tương đối cao và theo đánh giá thì từ năm 2009 nguồn cung xi măng tại Việt Nam đã vượt cầu, đặc biệt là tại các tỉnh phía Bắc

Nguồn nguyên liệu chính của Vicem là đá vôi Mỏ đá vôi Hang Nước với trữ lượng tổng là 239.078.000 tấn Để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho sản xuất Công ty TNHH MTV xi măng Vicem Tam Điệp đã được Chính phủ phê duyệt và các cấp có thẩm quyền phê duyệt khai thác theo giấy phép số 633/GP-BTNMT ngày 28/5/2004 với trữ lượng là 53.490.000 tấn Đá sét: Mỏ sét Quyền Cây với trữ lượng tổng là 21.223.000 tấn Để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho sản xuất Công ty TNHH MTV xi măng Vicem Tam Điệp đã được Chính phủ phê duyệt và các cấp có thẩm quyền phê duyệt khai thác theo giấy phép số 1666/GP- ĐCKS ngày 23/7/2001 với trữ lượng là 13.830.000 tấn.

Ngày đăng: 13/09/2023, 11:26

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Ma trận EFE......................................................................................................26 - Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty xi măng vicem tam điệp 2017   2020
Bảng 2.1 Ma trận EFE......................................................................................................26 (Trang 8)
Hình 2.1: Mô hình xác định ngành kinh doanh của D.Abell - Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty xi măng vicem tam điệp 2017   2020
Hình 2.1 Mô hình xác định ngành kinh doanh của D.Abell (Trang 23)
Sơ đồ 2.1: Các yếu tố chủ yếu trong việc xác định ngành kinh doanh  của doanh nghiệp - Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty xi măng vicem tam điệp 2017   2020
Sơ đồ 2.1 Các yếu tố chủ yếu trong việc xác định ngành kinh doanh của doanh nghiệp (Trang 23)
Sơ đồ 2.2: Các nhân tố ảnh hưởng tới việc xác định mục tiêu - Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty xi măng vicem tam điệp 2017   2020
Sơ đồ 2.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới việc xác định mục tiêu (Trang 27)
Sơ đồ 2.3: Các cấp độ của môi trường kinh doanh - Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty xi măng vicem tam điệp 2017   2020
Sơ đồ 2.3 Các cấp độ của môi trường kinh doanh (Trang 28)
Sơ đồ 2.4: Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh - Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty xi măng vicem tam điệp 2017   2020
Sơ đồ 2.4 Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh (Trang 32)
Bảng 2.1: Ma trận EFE - Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty xi măng vicem tam điệp 2017   2020
Bảng 2.1 Ma trận EFE (Trang 37)
Bảng 2.2: Ma trận IFE - Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty xi măng vicem tam điệp 2017   2020
Bảng 2.2 Ma trận IFE (Trang 41)
Bảng 2.3: Chiến lược cạnh tranh cơ bản (M.Porter) - Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty xi măng vicem tam điệp 2017   2020
Bảng 2.3 Chiến lược cạnh tranh cơ bản (M.Porter) (Trang 43)
Sơ đồ 2.5: Ma trận I-E - Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty xi măng vicem tam điệp 2017   2020
Sơ đồ 2.5 Ma trận I-E (Trang 49)
Bảng 2.5:  Ma trận QSPM Các yếu tố quan trọng Trọng - Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty xi măng vicem tam điệp 2017   2020
Bảng 2.5 Ma trận QSPM Các yếu tố quan trọng Trọng (Trang 51)
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH MTV xi măng Vicem Tam Điệp - Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty xi măng vicem tam điệp 2017   2020
Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH MTV xi măng Vicem Tam Điệp (Trang 53)
Sơ đồ 3.3: Đảng ủy công ty - Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty xi măng vicem tam điệp 2017   2020
Sơ đồ 3.3 Đảng ủy công ty (Trang 54)
Sơ đồ 3.4: Quy trình sản xuất xi măng Vicem Tam Điệp - Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty xi măng vicem tam điệp 2017   2020
Sơ đồ 3.4 Quy trình sản xuất xi măng Vicem Tam Điệp (Trang 56)
Sơ đồ 3.5: Kênh phân phối sản phẩm của công ty - Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty xi măng vicem tam điệp 2017   2020
Sơ đồ 3.5 Kênh phân phối sản phẩm của công ty (Trang 57)
Bảng 4.1: Sản lượng sản xuất, tiêu thụ xi măng và clinker - Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty xi măng vicem tam điệp 2017   2020
Bảng 4.1 Sản lượng sản xuất, tiêu thụ xi măng và clinker (Trang 78)
Bảng 4.2: Danh sách các nhà phân phối chính của Vicem Tam Điệp - Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty xi măng vicem tam điệp 2017   2020
Bảng 4.2 Danh sách các nhà phân phối chính của Vicem Tam Điệp (Trang 79)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w