1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại tổng công ty truyền tải điện quốc gia

104 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Tổng Công Ty Truyền Tải Điện Quốc Gia
Tác giả Nguyễn Anh Tuấn
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Huy Thịnh
Trường học Trường Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại luận văn thạc sĩ kinh tế
Năm xuất bản 2015
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 887,5 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC (12)
    • 1.1. Khái niệm nguồn nhân lực và quản trị nguồn nhân lực (12)
      • 1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực (12)
      • 1.1.2. Khái niệm quản trị nguồn nhân lực (16)
      • 1.1.3. Mục tiêu, ý nghĩa của quản trị nguồn nhân lực (19)
    • 1.2. Nội dung và các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị nguồn nhân lực trong các (21)
      • 1.2.1. Nội dung, chức năng chủ yếu của quản trị nguồn nhân lực (21)
      • 1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản trị nguồn nhân lực trong các (23)
      • 1.2.3. Quá trình phát triển của quản trị nguồn nhân lực (26)
  • CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TỔNG CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN QUỐC GIA (33)
    • 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) (33)
      • 2.1.1. Quá trình hình thành của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) (33)
      • 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT). 26 2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia và các đơn vị trực thuộc (34)
    • 2.2. Kết quả sản xuất - kinh doanh của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) (46)
      • 2.2.1. Kết quả sản xuất - kinh doanh điện của EVNNPT từ năm 2011-2014. 38 2.2.2. Công tác đầu tư xây dựng hệ thống truyền tải điện (46)
      • 2.2.3. Công tác tối ưu hóa chi phí (49)
      • 2.2.5. Những tồn tại và hạn chế (51)
    • 2.3. Thực trạng nguồn nhân lực Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (55)
      • 2.3.1. Lực lượng lao động theo đơn vị quản lý và theo chức năng của Tổng công ty (55)
      • 2.3.2. Phân tích thực trạng chất lượng lao động của Tổng công ty EVNNPT 48 2.4. Đánh giá thực trạng công tác quản trị nhân lực và tổ chức lao động của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (56)
      • 2.4.1. Những mặt làm được và thuận lợi trong công tác quản lý lao động của Tổng công ty (64)
      • 2.4.2. Tồn tại và khó khăn về công tác quản lý lao động của EVNNPT (65)
  • CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN QUỐC GIA (68)
    • 3.1. Mục tiêu và nhiệm vụ năm 2015 (68)
      • 3.1.1. Mục tiêu (68)
      • 3.1.2. Các chỉ tiêu sản xuất - kinh doanh điện năm 2015 (68)
      • 3.1.3. Nhiệm vụ trọng tâm năm 2015 (69)
    • 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Tổng công ty truyền tải điện quốc gia (74)
      • 3.2.1. Giải pháp thực hiện công tác vận hành và đầu tư xây dựng hệ thống truyền tải điện (74)
      • 3.2.2. Giải pháp đổi mới mô hình tổ chức lao động theo cơ chế mới (77)
      • 3.2.3. Giải pháp xác định đúng nhu cầu lao động (80)
      • 3.2.4. Giải pháp phương án tổ chức lao động khoa học để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nguồn nhân lực (0)
    • 3.3. Các kiến nghị với cơ quan chủ quản (89)
      • 3.3.1. Kiến nghị, Đề xuất với Tập đoàn điện lực Việt Nam (89)
      • 3.3.2. Kiến nghị Tập đoàn báo cáo Chính phủ và các Bộ- Ngành có liên quan. 82 KẾT LUẬN (90)

Nội dung

TỔNG QUAN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC

Khái niệm nguồn nhân lực và quản trị nguồn nhân lực

1.1.1 Khái niệm nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực là một trong những vấn đề cốt lõi sự phát triển của mỗi quốc gia Đặc biệt trong thời đại ngày nay, đó là yêu cầu hết sức bức xúc, mang tính thời sự và chiến lược, xuyên suốt quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước.

Cho đến nay, khái niệm nguồn nhân lực đang được hiểu theo nhiều giác độ khác nhau:

Theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc, "nguồn nhân lực bao gồm trình độ kỹ năng, tri thức và khả năng của toàn bộ lực lượng lao động thực tế hoặc tiềm năng, đóng vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong cộng đồng".

Theo GS.TSKH Phạm Minh Hạc cùng các nhà khoa học tham gia chương trình phát triển nguồn nhân lực về dân số và chất lượng con người (KX-07) có đoạn viết: “Nguồn nhân lực cần được hiểu là số dân và chất lượng con người, bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khoẻ và trí tuệ, năng lực, phẩm chất và đạo đức của người lao động Nó là tổng thể nguồn nhân lực hiện có thực tế và tiềm năng được chuẩn bị sẵn sàng để tham gia phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia hay một địa phương nào đó…” (Phạm Minh Hạc:

Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào CNH – HĐH, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001, Tr.323).

Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng "nguồn lực con người là quý báu nhất, có vai trò quyết định", đặc biệt khi so với những nguồn lực hạn hẹp về tài chính và vật chất của đất nước, đó là "người lao động có trí tuệ cao, tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp, được đào tạo, bồi dưỡng và phát huy bởi một nền giáo dục tiên tiến gắn liền với một nền khoa học hiện đại".

Nhưng nhìn chung, khái niệm nguồn nhân lực nên được hiểu một cách ngắn gọn là nguồn lực con người Vì vậy, trước hết và quan trọng khi nghiên cứu nguồn nhân lực là phải xác định vai trò quyết định của con người bằng lao động sáng tạo để xây dựng xã hội văn minh, không ngừng phát triển và hướng tới một mục tiêu đã định Đề cập đến nguồn lực con người không chỉ có trí lực (thể hiện kỹ năng lao động, năng lực tổ chức và quản lý) - thể lực, mà còn phải có phẩm chất đạo đức, nhân cách - thẩm mỹ, tác phong làm việc và sự kết hợp giữa các yếu tố đó phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở từng thời kỳ nhất định.

Quan điểm của Liên Hiệp Quốc chưa thể hiện tính toàn diện, vì nó chỉ mới đề cập đến mặt chất lượng của nguồn nhân lực trên các phương diện trình độ lành nghề, kiến thức và năng lực lao động; Nó thiếu quan tâm đến những mặt khác - Đó là phẩm chất - đạo đức, lối sống, nhân cách của người lao động.

Quan điểm của GS TSKH Phạm Minh Hạc và các nhà khoa học tham gia chương trình KX-07 đã có những đóng góp, bổ sung và hoàn thiện hơn Đó là, bên cạnh chỉ ra những yếu tố cấu thành mặt số lượng nguồn nhân lực, tác giả còn bổ sung những yếu tố cấu thành mặt chất lượng của nguồn nhân lực: trí lực, thể lực, phẩm chất đạo đức, nhân cách của con người.

Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam đã phản ánh một cách tổng quát khái niệm nguồn nhân lực trên cả ba phương diện (trí lực, thể lực, nhân cách), cùng với cơ sở khoa học cho sự phát triển các yếu tố đó là nền giáo dục tiên tiến gắn liền với nền khoa học hiện đại.

Khái niệm nguồn nhân lực nên được hiểu đầy đủ theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp Theo nghĩa rộng: Nguồn nhân lực là tổng thể các tiềm năng lao động của con người ở một quốc gia, một vùng lãnh thổ, một địa phương cụ thể nào đó gắn với đời sống vật chất - tinh thần và truyền thống dân tộc (nơi mà nguồn nhân lực tồn tại) Theo nghĩa hẹp: Nguồn nhân lực bao gồm những người đủ

15 tuổi trở lên thực tế đang làm việc (gồm những người trong độ tuổi lao động và những người trên tuổi lao động), những người trong tuổi lao động có khả năng lao động nhưng chưa có việc làm (do thất nghiệp hoặc đang làm nội trợ trong gia đình), cộng với nguồn lao động dự trữ (những người đang được đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề…). Điều đó có nghĩa, nguồn nhân lực phải được nghiên cứu trên cả hai phương diện - Số lượng và chất lượng:

- Số lượng nguồn nhân lực được nghiên cứu trên các khía cạnh: Quy mô, tốc độ tăng, sự phân bố theo khu vực và vùng lãnh thổ.

- Chất lượng nguồn nhân lực được nghiên cứu trên các khía cạnh: Trí lực, thể lực, nhân cách và thẩm mỹ của người lao động.

Trí lực bao gồm trình độ dân trí, trình độ chuyên môn, là yếu tố trí tuệ và tinh thần của con người Nó đóng vai trò như tiềm lực sáng tạo ra những giá trị vật chất và văn hóa, có tầm quan trọng trong quá trình phát triển nguồn nhân lực.

Thể lực bao hàm sức khỏe cơ bắp, sự dẻo dai của thần kinh, bắp thịt, sức mạnh ý chí và khả năng vận động trí lực Nó là nền tảng cho trí tuệ, giúp chuyển tải tri thức vào thực tiễn và biến thành sức mạnh vật chất Do đó, trí tuệ chỉ phát huy tối đa khi thể lực con người tốt.

Như vậy, trong các nguồn nhân lực phát triển (gồm: Nguồn lực thiên nhiên; Nguồn lực về vốn - tín dụng; Khoa học và công nghệ ), thì nguồn lực con người đóng vai trò quyết định nhất Bởi thế, nguồn lực con người được coi là vô tận, phong phú, vô giá, quý báu nhất, duy nhất sáng tạo và có khả năng sinh ra giá trị lớn hơn nhiều lần bản thân nó trong quá trình sản xuất - kinh doanh Khả năng sáng tạo, tích cực, chủ động của nhân tố con người cho phép khai thác tính vô tận của đối tượng sản xuất và quy trình công nghệ Ý thức, tinh thần, đạo đức của nhân tố con người quy định tính nhân đạo, nhân văn cho một sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững Đảng ta đã xác định nhân tố con người lá

“chủ thể của mọi sáng tạo, mọi nguồn lực của cải vật chất và văn hóa, mọi nền văn minh của các quốc gia”.

Như vậy, nhân tố con người là cái cốt lõi, đặc trưng xã hội; Là thuộc tính xã hội, giữ vị trí trung tâm trong tiềm năng của mọi nguồn lực con người. Nhân tố con người phản ánh bản chất xã hội, mặt chất của nguồn lực con người; Nhấn mạnh tính tích cực, tự giác, sáng tạo của nguồn lực con người trong quan hệ với kinh nghiệm, thói quen, thể lực của chủ thể.

Nói về nhân tố con người chính là đề cập đến vai trò chủ đạo, quyết định sự phát triển của một quá trình cải tiến xã hội Nhân tố con người là nguồn nội sinh, thể hiện ở hai mặt: một mặt, hoạt động của con người là yếu tố chủ quan; mặt khác, hoạt động đó xuất phát từ yêu cầu khách quan, là sự thể hiện tính quy luật Phát huy nhân tố con người là quá trình bao gồm hai mặt: tích cực hóa và không ngừng nâng cao chất lượng nhân tố con người.

Nội dung và các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị nguồn nhân lực trong các

1.2.1 Nội dung, chức năng chủ yếu của quản trị nguồn nhân lực

Hoạt động quản trị NNL liên quan đến tất cả các vấn đề về quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của nhân viên nhằm đạt được hiệu quả cao cho cả tổ chức lẫn nhân viên Trong thực tiễn, những hoạt động này đa dạng, phong phú và rất khác biệt - tùy theo các đặc điểm về cơ cấu, công nghệ - kỹ thuật, nhân lực, tài chính, trình độ phát triển của các tổ chức Nội dung cơ bản của quản trị NNL bao gồm các hoạt động: Hoạch định NNL; Lập kế hoạch tuyển dụng; Bố trí, sử dụng nhân viên; Đào tạo; Khen thưởng - kỷ luật nhân viên; Trả công lao động,

Một số tác giả xác định các chức năng của quản trị NNL theo các hoạt động cụ thể, như: Hoạch định, phân tích công việc, tuyển chọn, đào tạo, đánh giá nhân viên, khen thưởng, kỷ luật, trả lương, quan hệ lao động, Với cách tiếp cận này, sẽ có khoảng 8 – 12 chức năng cơ bản trong mô hình quản trị NNL Đại diện cho trường phái này có Carrell, Elbert, Hatfield, G Dessler, French, A. Buckley,

Ngược lại, một số tác giả khác lại phân các hoạt động quản trị NNL theo một số nhóm chức năng cơ bản Chẳng hạn, theo J Bratton và J Gold, mô hình quản trị NNL có năm chức năng cơ bản: Cán bộ; Khen thưởng; Phát triển nhân viên; Duy trì nhân viên; Giao tế nhân sự Còn theo David De Cenzo và Stephen Robbins, mô hình quản trị NNL có bốn chức năng cơ bản: Khởi đầu - Phát triển

- Động viên và duy trì.

Tuy nhiên, để giúp các nhà quản trị có được tầm nhìn khái quát, logic và dễ xác định được những nét đặc trưng trong phong cách - phương pháp thực hiện của các mô hình quản trị NNL, có thể phân chia các hoạt động chủ yếu của quản trị NNL theo ba nhóm chức năng chủ yếu: a Nhóm chức năng thu hút NNL Nhóm này chú trọng vấn đề đảm bảo có đủ số lượng nhân viên với các phẩm chất phù hợp cho công việc của doanh nghiệp Để có thể tuyển được đúng người vào đúng việc, trước hết phải căn cứ vào kế hoạch SXKD và thực trạng sử dụng nhân viên trong doanh nghiệp nhằm xác định được những công việc nào cần tuyển thêm người Thực hiện phân tích công việc sẽ cho biết doanh nghiệp cần tuyển bao nhiên nhân viên và yêu cầu tiêu chuẩn đặt ra cho các ứng viên ra sao Việc áp dụng các kỹ năng tuyển dụng (trắc nghiệm, phỏng vấn, ) sẽ giúp doanh nghiệp chọn được ứng viên tốt nhất cho công việc Do đó nhóm chức năng tuyển dụng thường có các hoạt động như:

Dự báo và hoạch định NNL; Phân tích công việc; Phỏng vấn; Trắc nghiệm; Thu thập, lưu giữ và xử lý các thông tin về NNL của doanh nghiệp b Nhóm chức năng đào tạo – phát triển Nhóm này chú trọng nâng cao năng lực của nhân viên; Đảm bảo cho nhân viên trong doanh nghiệp có kỹ năng, trình độ lành nghề cần thiết để hoàn thành tốt công việc được giao; Tạo điều kiện cho nhân viên được phát triển tối đa các năng lực cá nhân Các doanh nghiệp áp dụng chương trình hướng nghiệp, đào tạo cho nhân viên mới nhằm xác định năng lực thực tế của nhân viên và giúp họ làm quen với công việc của doanh nghiệp Đồng thời, các doanh nghiệp cũng thường lập các kế hoạch đào tạo, huấn luyện và đào tạo lại nhân viên mỗi khi có sự thay đổi về nhu cầu SXKD, hoặc quy trình công nghệ - kỹ thuật Nhóm chức năng đào tạo, phát triển thường thực hiện các hoạt động như: Hướng nghiệp; Huấn luyện; Đào tạo kỹ năng thực hành cho công nhân; Bồi dưỡng nâng cao trình độ lành nghề và cập nhật kiến thức quản lý, kỹ thuật công nghệ cho cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn - nghiệp vụ. c Nhóm chức năng duy trì NNL Nhóm này chú trọng đến việc duy trì và sử dụng có hiệu quả NNL trong doanh nghiệp Nó gồm hai chức năng nhỏ,là: Kích thích, động viên nhân viên và duy trì, phát triển các mối quan hệ lao động tốt đẹp trong doanh nghiệp Chức năng kích thích, động viên nhân viên liên quan đến các chính sách và các hoạt động nhằm khuyến khích người lao động trong doanh nghiệp làm việc hăng say, nhiệt tình, có ý thức trách nhiệm để hoàn thành công việc với chất lượng cao Giao cho người lao động những công việc có tính thách thức cao; Cho nhân viên biết kết quả đánh giá của cán bộ lãnh đạo về mức độ hoàn thành và ý nghĩa của việc hoàn thành công việc đối với hoạt động của doanh nghiệp; Trả lương cao và công bằng; Kịp thời khen thưởng các cá nhân có sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất; Có đóng góp làm tăng hiệu quả SXKD và uy tín của doanh nghiệp, là những biện pháp hữu hiệu để thu hút và duy trì đội ngũ lao động thạo nghề cho doanh nghiệp Do đó, xây dựng và quản lý hệ thống thang - bảng lương, thiết lập và áp dụng các chính sách lương bổng, thăng tiến, kỷ luật, tiền thưởng, phúc lợi, phụ cấp, đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên là những hoạt động quan trọng nhất của chức năng kích thích, động viên Ngoài ra, để duy trì NNL, doanh nghiệp cần thực hiện tốt mối quan hệ lao động liên quan đến các hoạt động nhằm hoàn thiện môi trường làm việc và các mối quan hệ trong công việc, như: Ký kết hợp đồng lao động; Giải quyết khiếu tố, tranh chấp lao động; Giao tế nhân viên; Cải thiện môi trường làm việc; Y tế - Bảo hiểm và an toàn lao động Giải quyết tốt mối quan hệ lao động vừa giúp doanh nghiệp tạo ra bầu không khí tâm lý tập thể và các giá trị truyền thống tốt đẹp; Vừa làm cho nhân viên được thỏa mãn với công việc và gắn bó với doanh nghiệp.

1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản trị nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp

- Khung cảnh kinh tế : Chu kỳ kinh tế và chu kỳ kinh doanh ảnh hưởng rất lớn đến quản trị nguồn nhân lực - Trong giai đoạn kinh tế suy thoái, hoặc bất ổn công ty vẫn phải duy trì một lượng lao động có tay nghề trong khi vẫn phải tính toán để cắt giảm chi phí lao động; Khi kinh tế phát triển và có chiều hướng ổn định, công ty có nhu cầu tuyển dụng lao động mới, tăng cường đào tạo nhân viên để mở rộng sản xuất; Trong giai đoạn mở rộng sản xuất, công ty phải tăng cường tuyển dụng lao động, tăng lương để thu hút nhân tài, tăng phúc lợi cho lao động,… Như vậy, có thể thấy sự biến động của tình hình kinh tế có ảnh hưởng lớn đến chiến lược quản trị nguồn nhân lực của mọi doanh nghiệp.

- Lực lượng lao động : Lực lượng lao động là số dân số trong độ tuổi lao động của một quốc gia Việt Nam là một nước có nền kinh tế dựa vào nông nghiệp và đang tích cực chuyển hướng thành một nước công nghiệp mới Việt Nam được đánh giá là nước có dân số trẻ nên lực lượng lao động hàng năm cần việc làm ngày càng tăng Trung bình mỗi năm, dân số nước ta tăng gần 1 triệu người và cũng có khoảng 1 triệu người gia nhập lực lượng lao động - Điều này là áp lực khá lớn về tạo việc làm mới cho người lao động LLLĐ trong độ tuổi bao gồm: Nam từ 15-60 tuổi; Nữ từ 15-55 tuổi; LLLĐ gồm những người đang có việc làm và những người thất nghiệp Tính đến thời điểm 1/7/2014, Việt Nam có 69,3 triệu người từ 15 tuổi trở lên - Trong đó có 53,7 triệu người từ 15 tuổi trở lên thuộc LLLĐ Mặc dù tiến trình đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng, nhưng cho đến nay LLLĐ vẫn chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn (70,2%).

- Luật pháp Luật lao động của Việt Nam đã được ban hành và áp dụng từ năm 1995; Trong quá trình quản trị nguồn nhân lực, các doanh nghiệp phải tuân thủ theo các quy định của bộ luật này.

- Văn hóa xã hội Trong nền văn hóa có nhiều sự khác biệt: Trình độ nhận thức và các giá trị xã hội không theo kịp với sự phát triển của thời đại; Sự phát triển của nền sản xuất trong quá trình mở cửa, toàn cầu hóa sẽ trở thành yếu tố kìm hãm sự phát triển của quản trị nguồn nhân lực; Sự thay đổi về nhu cầu, lối sống trong xã hội sẽ ảnh hưởng tới văn hóa và cấu trúc doanh nghiệp,…

- Đối thủ cạnh tranh Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh về thị trường, sản phẩm, mà còn cạnh tranh gay gắt với nhau về nguồn nhân lực Nhân lực là nguồn tài nguyên quý giá nhất, tác động mang tính quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp Vì vậy, các doanh nghiệp phải có các chính sách nhân lực đúng đắn, hợp lý để lôi cuốn và giữ chân được các nhân lực tài giỏi cho mình.

- Khoa học kỹ thuật trong thời đại sự tiến bộ KHKT diễn ra nhanh chóng, các doanh nghiệp không chỉ nhanh chống áp dụng sự tiến bộ đó mà còn phải có được các nhân lực có trình độ cao để nắm bắt và sử dụng các máy móc kỹ thuật ngày càng hiện đại hơn Vì vậy, các doanh nghiệp cũng cần có các chính sách thu hút lao động có trình độ, xây dựng các kênh đầu vào lao động cao cũng như các chính sách đào tạo lao động phù hợp.

Khách hàng giữ vai trò cốt lõi trong chiến lược kinh doanh, tác động trực tiếp đến các quyết định quan trọng của doanh nghiệp Chiến lược sản phẩm và lợi nhuận phải đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng, trong khi chính sách quản trị nguồn nhân lực, bao gồm cả tiền lương và phúc lợi, cũng phải được cân nhắc dựa trên khả năng đáp ứng nhu cầu của lực lượng lao động và duy trì sự hài lòng của khách hàng.

- Sứ mạng, mục tiêu của doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp có sứ mạng và mục đích riêng; Mỗi cấp quản trị đều phải hiểu rõ sứ mạng của doanh nghiệp và của bộ phận mình Mỗi bộ phận chuyên môn hay nghiệp vụ đều phải hoạt động dựa vào định hướng phát triển của doanh nghiệp để đề ra các mục tiêu của bộ phận đó.

- Chính sách, chiến lược của doanh nghiệp Các chính sách của doanh nghiệp mang tính định hướng; Nó ảnh hưởng lớn đến cách hành xử của các cấp quản lý Các chính sách quản trị nhân sự cũng tùy thuộc vào các chính sách - chiến lược phát triển trong từng giai đoạn của doanh nghiệp

- Văn hóa doanh nghiệp “Văn hóa thể hiện tổng hợp các giá trị và cách hành xử phụ thuộc lẫn nhau phổ biến trong doanh nghiệp và có xu hướng tự lưu truyền, thường trong thời gian dài” (Kotter, J.P & Heskett, J.L.) Cốt lõi của văn hoá doanh nghiệp là tinh thần và quan điểm giá trị của doanh nghiệp Nhiều người khẳng định: Văn hoá doanh nghiệp chính là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, xây dựng văn hoá doanh nghiệp là một việc làm hết sức cần thiết (nhưng cũng gặp không ít khó khăn) Bên cạnh đó, theo quan điểm quản lý hiện đại, nhiều doanh nghiệp đánh giá cao vai trò của con người và nhìn nhận đây chính là yếu tố cốt lõi để làm nên sự thành công Vì thế, quản lý nhân sự ngày càng đóng vai trò quan trọng Đảm nhiệm các vị trí tại bộ phận này, đòi hỏi người làm công tác nhân sự phải nắm rõ nhu cầu, mong muốn của mỗi nhân viên Áp lực và khó khăn bắt đầu ngay từ quá trình tuyển dụng, đến quá trình trọng dụng và gìn giữ nhân tài phải dựa trên yếu tố con người để xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp.

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TỔNG CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN QUỐC GIA

Cơ cấu tổ chức bộ máy Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT)

2.1.1 Quá trình hình thành của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT)

Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) được thành lập theo quyết định số 223/QĐ-EVN ngày 11/4/2008 của Hội đồng quản trị Tập đoàn Điện lực Việt Nam và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/7/2008 EVNNPT được thành lập trên cơ sở sát nhập, tổ chức lại các Công ty Truyền tải điện 1, 2,

3, 4, các Ban QLDA các công trình điện Miền Bắc, Miền Trung và Miền Nam - Với mục tiêu đảm bảo truyền tải điện an toàn, liên tục, ổn định cho các hoạt động kinh tế, chính trị - xã hội, an ninh - quốc phòng và thị trường điện Việt Nam EVNNPT là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV) do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sở hữu 100% vốn điều lệ EVNNPT có số vốn điều lệ là 22.260 tỷ đồng; Tổng tài sản là 71.453 tỷ đồng tại thời điểm ngày 31/12/2014. Đến thời điểm ngày 31/12/2014, EVNNPT quản lý và vận hành tổng cộng trên 19.123 km đường dây, (tăng hơn 50% so với thời điểm ngày 01/7/2008);

106 trạm biến áp, bao gồm: 23 TBA 500kV, 82 TBA 220kV và 01 TBA 110kV với tổng dung lượng MBA là 55.801 MVA - Tăng gần 90% so với thời điểm ngày 01/7/2008 Hệ thống Truyền tải điện Quốc gia đã vươn tới hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước và từng bước kết nối với lưới truyền tải điện của các nước trong khu vực với công nghệ ngày càng hiện đại, như: Đường dây nhiều mạch, nhiều cấp điện áp; Cáp ngầm cao áp 220kV; Trạm GIS 220kV; Hệ thống điều khiển tích hợp bằng máy tính; Thiết bị định vị sự cố; Giám sát dầu online;

Với gần 8.000 cán bộ, kỹ sư và công nhân lành nghề trực tiếp vận hành và làm việc với thiết bị điện cao thế và siêu cao áp, công tác an toàn đóng vai trò vô cùng quan trọng Bởi mọi sơ suất về kỹ thuật an toàn trong quá trình điều hành hoặc thao tác thiết bị điện đều có thể gây ra sự cố, thậm chí là những tai nạn nghiêm trọng Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tính mạng của người lao động mà còn tác động trực tiếp đến việc cung cấp điện cho Hệ thống điện Quốc gia, gây thiệt hại lớn về kinh tế và xã hội.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT)

Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia được tổ chức dưới hình thức công ty TNHH MTV, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con Từ khi thành lập đến nay, tổ chức bộ máy của EVNNPT có công ty mẹ - Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia, bao gồm cơ quan Tổng công ty và 07 công ty con là các đơn vị trực thuộc:

- Công ty Truyền tải điện 1 (PTC1);

- Công ty Truyền tải điện 2 (PTC2);

- Công ty Truyền tải điện 3 (PTC3);

- Công ty Truyền tải điện 4 (PTC4);

- Ban QLDA các công trình điện Miền Bắc;

- Ban QLDA các công trình điện Miền Trung;

- Ban QLDA các công trình điện Miền Nam.

Sơ đồ 1 Sơ đồ tổ chức Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia

2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Tổng công ty mẹ.

- Hội đồng thành viên (hiện nay HĐTV EVNNPT có 04 thành viên, trong đó: 01 thành viên là Chủ tịch hội đồng thành viên; 01 thành viên kiêm Tổng Giám đốc).

- 03 Phó Tổng giám đốc (Đầu tư xây dựng; Kỹ thuật; Kinh tế - Tài chính).

Bộ máy giúp việc cho HĐTV và TGĐ bao gồm: Ban Kiểm soát nội bộ và Ban Tổng hợp HĐTV hỗ trợ HĐTV Ngoài ra còn có Văn phòng cùng 13 Ban chức năng trực thuộc gồm: Kế hoạch; Tổ chức và Nhân sự; Tài chính kế toán; Kỹ thuật; Quản lý Đầu tư; Quản lý xây dựng; Đấu thầu; Công nghệ thông tin; Hợp tác Quốc tế; Thanh tra bảo vệ; Pháp chế; Vật tư; An toàn.

- Bộ máy giúp việc cho Đảng ủy và Công đoàn bao gồm: Văn phòng Đảng ủy, Văn phòng Công đoàn.

2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của các đơn vị trực thuộc. a Khối các Công ty Truyền tải điện:

(i) Công ty Truyền tải điện 1 (PTC1): Quản lý, vận hành hệ thống truyền tải điện khu vực Miền Bắc (từ Hà Tĩnh trở ra); Cơ cấu tổ chức của PTC1 bao gồm:

- Cơ quan Công ty: o Ban Giám đốc: Giám đốc và 03 Phó Giám đốc. o Các Phòng chức năng tham mưu, giúp việc: Văn phòng; Kế hoạch; Tổ chức và Nhân sự; Kỹ thuật; Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động; Đầu tư - Xây dựng; Tài chính - Kế toán; Vật tư; Điều độ; Công nghệ thông tin; Thanh tra - Bảo vệ và Pháp chế. o Bộ phận Văn phòng Công đoàn và Văn phòng Đảng ủy.

- Các đơn vị trực thuộc: o 10 Truyền tải điện khu vực: Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình, Hòa Bình, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên và Tây Bắc (Trực thuộc các Truyền tải điện khu vực có các Đội đường dây và các Trạm biến áp) o 02 TBA 500kV (Hòa Bình, Thường Tín) trực thuộc Công ty o 03 TBA 220kV (Hà Đông, Mai Động, Chèm) trực thuộc Công ty. o 03 đơn vị phụ trợ: Đội vận tải cơ khí; Xưởng thí nghiệm điện; Xưởng sửa chữa thiết bị.

(ii) Công ty Truyền tải điện 2 (PTC2)

- Cơ quan Công ty: o Ban Giám đốc: Giám đốc và 02 Phó Giám đốc. o Các Phòng chức năng tham mưu, giúp việc: Văn phòng; Kế hoạch; Tổ chức và Nhân sự; Kỹ thuật; Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động; Đầu tư - Xây dựng; Tài chính - Kế toán; Vật tư; Điều độ; Công nghệ thông tin; Thanh tra - Bảo vệ và Pháp chế.

- Các đơn vị trực thuộc: o 06 Truyền tải điện khu vực: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam - Đà Nẵng, Quảng Ngãi, KonTum - Gia Lai (Trực thuộc các Truyền tải điện khu vực có các Đội đường dây và các Trạm biến áp) o 01 TBA 500kV (Đà Nẵng) trực thuộc Công ty. o Các đơn vị phụ trợ: Đội Sửa chữa - Thí nghiệm, Đội Xe máy, Đội Xây lắp; o Nhà nghỉ Công ty.

(iii) Công ty Truyền tải điện 3 (PTC3)

Cơ cấu tổ chức công ty gồm Ban giám đốc, gồm Giám đốc và 02 Phó giám đốc Các phòng chức năng hỗ trợ cho Ban giám đốc gồm: Văn phòng, Kế hoạch, Tổ chức và Nhân sự, Kỹ thuật, Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động, Đầu tư - Xây dựng, Tài chính - Kế toán, Vật tư, Điều độ, Công nghệ thông tin, Thanh tra - Bảo vệ và Pháp chế, Quản lý đấu thầu.

-Các đơn vị trực thuộc: o 08 Truyền tải điện khu vực: Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định - Quảng Ngãi, Pleiku, Đăklăk, Ninh Thuận - Cam Ranh, ĐăkNông và Cao nguyên (Trực thuộc các Truyền tải điện khu vực có các Đội đường dây và các Trạm biến áp). o TBA 500kV Pleiku trực thuộc Công ty. o Đội Thí nghiệm điện o Đội Điều độ sản xuất o Xưởng Cơ điện. o Đội Xe. o Khách sạn.

(iv) Công ty Truyền tải điện 4 (PTC4)

- Khối Cơ quan Công ty: o Ban Giám đốc: Giám đốc và 02 Phó Giám đốc. o Các Phòng chức năng tham mưu, giúp việc: Văn phòng; Kế hoạch; Tổ chức và Nhân sự; Kỹ thuật; Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động; Đầu tư - Xây dựng; Tài chính - Kế toán; Vật tư; Điều độ; Công nghệ thông tin; Thanh tra - Bảo vệ và Pháp chế.

- Các đơn vị trực thuộc: o 03 Truyền tải điện khu vực: Miền Đông 1, Miền Đông 2, Miền Tây. (Trực thuộc các Truyền tải điện khu vực có: Đội đường dây, Trạm Biến áp và Đội sửa chữa cơ động). o Các đơn vị phụ trợ: Đội Điều độ thông tin, Xưởng Bảo trì - Thí nghiệm điện, Đội Xe máy. b Khối quản lý dự án

Kết quả sản xuất - kinh doanh của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT)

2.2.1 Kết quả sản xuất - kinh doanh điện của EVNNPT từ năm 2011-2014 a Về sản xuất - kinh doanh

Bảng 2: Kết quả sản xuất - kinh doanh EVNNPT các năm 2010 – 2014 Đơn vị: Tỷ đồng

1 Sản lượng điện truyền tải 81.728 90.571 103.500 114.100 130.200

3 Chi phí (chưa có lương) 4.878 6.112 7.647 8.692 11.355

5 Nộp ngân sách nhà nước 360,98 458,85 376,27 399,18 546

7 Giá truyền tải bình quân 67,83 77,51 83,30 89,50 104,12

(Nguồn: Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch SXKD các năm

Năm 2014, EVNNPTđã vận hành lưới điện truyền tải ổn định, an toàn; Truyền tải hết công suất các nhà máy điện, cấp đủ điện cho các phụ tải phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đời sống nhân dân Sản lượng diện truyền tải cả năm 2014 đạt 130,200 tỷ kWh, bằng 101,6% so với kế hoạch - Tăng 14,1% so với năm 2013.

Tỷ lệ tổn thất đường dây trên hệ thống lưới điện 500kV – 220kV năm

2014 đạt 2,49%, cao hơn 0,29% so với kế hoạch được giao (2,2%) Mặc dù chỉ tiêu này cao hơn so với kế hoạch được giao, nhưng trong bối cảnh phương thức vận hành lưới điện 500kV Bắc – Nam luôn phải truyền tải công suất lớn để đưa điện từ miền Bắc và miền Trung vào miền Nam, đây là một hậu quả mang tính khách quan. b Về quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Trong năm 2014, Tổng công ty đã đề ra và quyết liệt thực hiện công tác quản lý kỹ thuật; Phân tích sự cố đã tập trung xem xét cụ thể với từng trường hợp; Từ đó, đưa ra các giải pháp xử lý kịp thời, hiệu quả - Tránh sự cố tương tự lặp lại.

Năm 2014, mặc dù khối lượng quản lý lưới điện có tăng thêm, nhưng tất cả các chỉ tiêu về suất sự cố của Tổng công ty đều đạt thấp hơn so với chỉ tiêu của Tập đoàn giao - Số lượng sự cố đã giảm 31 vụ (giảm 12,6%) so với năm 2013; Số sự cố đối với các TBA đã giảm 39 vụ (giảm 36,4%) so với năm 2013

(68 vụ năm 2014 so với 107 vụ năm 2013).

Về công tác sửa chữa lớn: Năm 2014, toàn Tổng công ty đã thực hiện khối lượng sửa chữa lớn đạt 381,06 tỷ đồng/497 công trình, đạt 100% so với kế hoạch EVN giao - Tăng 37,5% so với khối lượng thực hiện năm 2013 Đã quyết toán được 368,557 tỷ đồng/487 công trình, đạt 96,72% giá trị thực hiện.

Công tác kỹ thuật an toàn, bảo hộ lao động, phòng chống bão lụt được các đơn vị thực hiện nghiêm túc theo chỉ đạo của Tổng công ty.

Đã chính thức đưa vào vận hành thử nghiệm trung tâm điều khiển từ xa đối với hai TBA 220kV ở Hà Nội và Ninh Bình từ Trung tâm điều hành xa tại Đà Nẵng Đây là một bước tiến đáng kể trong việc ứng dụng công nghệ trạm không người trực, tự động hóa lưới điện, giảm chi phí vận hành và nâng cao hiệu quả quản lý lưới điện.

Mỹ Phước và Bến Tre Sự kiện này đánh dấu mốc quan trọng trong việc chính thức đưa công nghệ trạm không người trực vào hoạt động Trong thời gian tới, Tổng công ty sẽ tập trung đánh giá, hoàn thiện để có kế hoạch triển khai đồng bộ trên diện rộng nhằm đem lại hiệu quả trong công tác đầu tư, nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng năng suất lao động trong Tổng công ty theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và EVN.

2.2.2 Công tác đầu tư xây dựng hệ thống truyền tải điện

Năm 2014, khối lượng và nhiệm vụ trong công tác đầu tư xây dựng đề ra đối với Tổng công ty là rất lớn với mục tiêu "đảm bảo phát triển lưới điện truyền tải, đáp ứng tốc độ phát triển của phụ tải, phục vụ phát triển kinh tế đất nước". Trước những khó khăn về công tác chuẩn bị đầu tư, bồi thường GPMB, nhưng với sự chỉ đạo sâu sát của EVN; Sự hỗ trợ của Chính phủ cùng các Bộ - Ngành và Chính quyền các địa phương; Sự cố gắng, nỗ lực của EVNNPT và các đơn vị thành viên trong Tổng công ty; Các đơn vị tư vấn, nhà thầu , công tác đầu tư xây dựng năm 2014 của Tổng công ty đã đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận, cụ thể:

- Đã có 69 DAĐT được phê duyệt, tăng 47% so với năm 2013; Phê duyệt 63 TKKT, tăng 350% so với kết quả thực hiện năm 2013; Đã thực hiện mở 672 gói thầu - Trong đó, 610 gói thầu đã được phê duyệt kết quả đấu thầu; Đã có 604 hợp đồng được ký kết và triển khai.

- Tổng công ty khởi công 55 công trình 220 – 500kV (trong đó có 7 công trình 550kV, 48 công trình 22 kV), vượt 48,6% so với năm 2013 Đóng điện đưa vào vận hành 52 công trình 220 – 500kV (trong đó có 12 công trình500kV và 40 công trình 220kV), vượt 38,4% so với năm 2013 Đây có thể nói là khối lượng rất lớn, chưa từng có từ trước tới nay - Nhất là trong bối cảnh công tác đầu tư xây dựng đang gặp nhiều khó khăn (vướng mắc rất lớn trong công tác bồi thường GPMB).

- Năm 2014, Tổng công ty đã thực hiện khối lượng đầu tư với giá trị 17.995 tỷ đồng, đạt 96,8% kế hoạch giao - Trong đó, giá trị đầu tư thuần 14.090 tỷ đồng, đạt 98,6% kế hoạch giao đầu năm, tăng 13,9% so với thực hiện năm

2103 Giá trị trả gốc và lãi vay thực hiện là 3.905 tỷ đồng, đạt 90,6% kế hoạch giao đầu năm Tổng giá trị giải ngân cả năm là 17.386 tỷ đồng, đạt 96,6% so với khối lượng đã thực hiện, vượt 16,7% so với năm 2013.

2.2.3 Công tác tối ưu hóa chi phí

Thực hiện nhiệm vụ tối ưu hóa chi phí theo chủ đề năm 2014 của Tập đoàn, Tổng công ty đã triển khai Hội nghị triển khai từ Tổng công ty xuống các đơn vị thành viên, thành lập Ban chỉ đạo và bộ phận tham mưu giúp việc Tổng công ty đề ra các chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể và giải pháp thực hiện, tổ chức thực hiện nghiêm túc, kiểm tra và đánh giá kết quả định kỳ.

- Các chỉ tiêu trong sản xuất - kinh doanh: Tổng công ty đã thực hiện nghiêm túc và đạt kết quả tốt 4 nhóm chỉ tiêu; Tối ưu hóa chi phí trong sản xuất theo kế hoạch Tập đoàn đã giao (với tổng chi phí tiết kiệm) - Đạt 168,2 tỷ đồng.

- Đối với nhóm chỉ tiêu giảm chi phí sản xuất kinh doanh: Tập trung thực hiện rà soát, tiết kiệm và thực hiện tối ưu các khoản chi phí với kết quả tổng chi phí tiết kiệm là 9,056 tỷ đồng, đạt 100% theo kế hoạch đã giao của EVN Tổng công ty đã chuyển đổi xong 49 kênh truyền thông tin từ thuê ngoài sang sử dụng của Tập đoàn, đạt 102% so với kế hoạch đề ra.

Thực trạng nguồn nhân lực Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia

2.3.1 Lực lượng lao động theo đơn vị quản lý và theo chức năng của Tổng công ty a Theo đơn vị quản lý

Bảng 3: Phân bổ lao động của Tổng công ty theo đơn vị quản lý Đơn vị: Người Đơn vị quản lý Tổng số lao động tính đến cuối 2014 Tỷ lệ (%)

(Nguồn: Ban Tổ chức và Nhân sự Tổng công ty EVNNPT)

Số liệu bảng 3 và 4 cho thấy: Tổng công ty đã đẩy mạnh tái cơ cấu lao động theo hướng tập trung lao động tay nghè cao cho sản xuất - kinh doanh điện (90,8%); Bộ phận quản lý dự án chỉ chiếm 9,2% tổng số lao động năm 2014 (Quyết định số 220/QĐ-EVN ngày 2/4/2013) b Theo Chức năng, Nhiệm vụ

- Chức năng truyền tải, kinh doanh điện bao gồm 4 công ty Truyền tải điện 1, 2, 3,4.

- Quản lý dự án đầu tư xây dựng hệ thống lưới truyền tải: Bao gồm 3 Ban quản lý dự án miền Bắc, Trung và Nam.

Bảng 4: Cơ cấu lao động theo Chức năng, nhiệm vụ tính đến tháng 12/2014 Đơn vị: Người

Chức năng, nhiệm vụ Số lao động Tỷ lệ (%)

Sản xuất kinh doanh điện 6.957 90,8

Ban Quản lý dự án 484 6,3

(Nguồn: Ban Tổ chức và Nhân sự Tổng công ty EVNNPT)

2.3.2 Phân tích thực trạng chất lượng lao động của Tổng công ty EVNNPT

Trong thời gian 5 năm (2010-2015), EVNNPT luôn phấn đấu hoàn thành những nhiệm vụ được giao Hệ thống truyền tải điện đã tăng trưởng đáng kể: Tổng công ty đã bảo đảm truyền tải an toàn sản lượng điện hơn 520 tỷ kWh, tăng bình quân 11,5%/năm; Hệ thống truyền tải điện Quốc gia - Tính đến tháng 12/2014, tổng dung lượng máy biến áp đạt 55.801 MVA, tăng 77,8% ; Tổng chiều dài đường dây cao áp 500kV, 220kV và 110kV là trên 19.123 km tăng 42,3% so với năm 2010 Đội ngũ cán bộ - công nhân viên có trình độ, tâm huyết với nghề luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần đưa lưới điện quốc gia đến mọi miền của Tổ quốc (đáp ứng yêu cầu cung cấp điện cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước) Năng suất lao động liên tục tăng trong những năm qua, Cụ thể: Lực lượng lao động của EVNNPT đến cuối năm

Năm 2014, số lượng người làm việc trong ngành điện lực truyền tải là 7.658, tăng 8% so với con số 7.090 của năm 2010 Biểu đồ (Bảng 5) cung cấp thông tin chi tiết về tốc độ tăng trưởng của hệ thống lưới điện truyền tải và lực lượng lao động trong giai đoạn này.

Bảng 5 : Tổng hợp một số chỉ tiêu SXKD và NSLĐ của Tổng công ty EVNNPT từ 2010 - 2014 Đơn vị tính 2010 2011 2012 2013 2014

Tổng chiều dài ĐZ Km 13.442 14.158 15.113 17.260 19.123

Sản lượng điện truyền tải Tỷ kWh 81,728 90,571 103,5 114,1 130,2

Tổng giá trị đầu tư xây dựng Tỷ đồng 8.418 7.938 9.544 10.189 11.974

Tổng số lao động tính đến 31/12 Người 7090 7198 7304 7488 7658

Năng suất lao động Tr. kWh/người 11,52 12,6 14,17 15,2 17

(Nguồn: Báo cáo đánh giá tình hình SXKD Tổng công ty EVNNPT 5 năm 2010 - 2014)

Có thể thấy: Năng suất lao động của EVNNPT tăng rất nhanh trong những năm qua - Từ 11,52 Triệu kWh/người năm 2010 lên 17 Triệu kWh/người năm

EVNNPT đã đạt được mức tăng trưởng đáng kể trong đầu tư xây dựng, chiều dài đường dây, dung lượng TBA và nâng cao năng suất lao động trong giai đoạn 2011-2014 Mặc dù chỉ tăng 8% lực lượng lao động, công ty vẫn đảm bảo mục tiêu tăng năng suất lao động, tăng mức lương và thu nhập cho người lao động, duy trì tốc độ tăng năng suất lao động cao hơn tiền lương để tái sản xuất mở rộng Công tác tuyển dụng được quản lý chặt chẽ, luôn duy trì mức tăng lao động thấp hơn biên chế được duyệt.

Bên cạnh những thuận lợi, EVNNPT cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong vấn đề tuyển dụng, bố trí, sử dụng lao động - Do những đặc thù của ngành truyền tải điện Những khó khăn này và trực tiếp, hay gián tiếp đều có ảnh hưởng đến năng suất lao động a Phân bồ lao đồng theo trình độ đào tạo

- Trình độ đào tạo của đội ngũ cán bộ làm công tác phụ trợ, gián tiếp.

Bảng 6: Phân bổ LĐ theo trình độ của lao động phụ trợ, gián tiếp Đơn vị: Người

Phân theo trình độ đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật

Trên đại học Đại học Cao đẳng Trung cấp CNKT+

Tiến sỹ Thạc sỹ khác

(Nguồn: Ban Tổ chức và Nhân sự Tổng công ty EVNNPT)

Có thể thấy, phần lớn đội ngũ lao động phụ trợ, gián tiếp của EVNNPT đều được đào tạo bài bản - Tỉ lệ trình độ đại học và trên đại học chiếm 60.5%. Đây là một thuận lợi lớn; vì: Lưới truyền tải điện Việt Nam được trang bị những công nghệ tiên tiến nhất: Đòi hỏi lực lượng vận hành phải có trình độ, hiểu biết, liên tục cập nhật những công nghệ mới.

- Đối với lực lượng lao động trực tiếp, công nhân vận hành (CNVH) các trạm (xem bảng 7):

Bảng 7: Phân bố trình độ đào tạo CNVH trạm Đơn vị: Người

TT Đơn vị Trình độ đào tạo

(Nguồn: Ban Tổ chức và Nhân sự Tổng công ty EVNNPT)

- Đối với lực lượng lao động trực tiếp, công nhân vận hành (CNVH) đường dây (xem bảng 8):

Bảng 8: Phân bổ trình độ đào tạo CNVH đường dây Đơn vị: Ngư ời

TT Đơn vị Trình độ đào tạo

(Nguồn: Ban Tổ chức và Nhân sự Tổng công ty EVNNPT)

Số liệu bảng 7 và 8 cho thấy: Lực lượng CNVH Tổng công ty cũng đều qua đào tạo chính quy Số lượng CNVH qua đào tạo tại chức, cao đẳng, đại học đạt 2214 người chiếm tỉ lệ trên 52% Ngoài ra, EVNNPT cũng luôn ưu tiên và tạo điều kiện cho cán bộ tiếp tục học tập để nâng cao trình độ, tiến tới giảm tỉ lệ công nhân kĩ thuật Hiện tại, công nhân kỹ thuật là 2025 người, chiếm tỷ lệ 48%(2025/4239). b Phân bổ lao động theo độ tuổi: b1 Thuận lợi:

Phân bổ lao động theo độ tuổi của toàn EVNNPT tạo nhiều thuận lợi cho sự phát triển của Tổng công ty (Xem bảng 9)

Bảng 9: Phân bổ theo độ tuổi toàn EVNNPT Đơn vị: Ngư ời

TT Đơn vị Tuổi đời

(Nguồn: Ban Tổ chức và Nhân sự Tổng công ty EVNNPT)

Từ các số liệu trong Bảng 9 có thể thấy: Nếu xét chung trong toàn Tổng công ty, lực lượng lao động là tương đối trẻ Tỉ lệ lao động dưới 30 chiếm trên 18,2%; Tỉ lệ lao động từ 30-49 chiếm đa số, 70,2% tổng số CBCNV toàn Tổng công ty Đây là độ tuổi có sức khoẻ tốt, đủ kinh nghiệm, có khả năng cống hiến tốt và lâu dài cho ngành; Độ tuổi từ 50 – 59 chiếm tỉ lệ ít nhất (11.6%) nhưng lại phân bố không đều và tập trung vào nhóm công nhân vận hành Tức là nhóm lao động nặng nhọc, độc hại, là một trong những hạn chế lớn mà EVNNPT đang phải đối mặt. b2 Khó khăn:

Lực lượng lao động của EVNNPT phân bố không đồng đều Tuy nhìn chung toàn EVNNPT có lực lượng lao động trẻ nhưng tại những đơn vị quản lý vận hành đang có tình trạng già hoá - Nhất là 02 đơn vị gồm Công ty TTĐ1 vàCông ty TTĐ4.

Cụ thể, phân bổ lao động theo độ tuổi của công nhân vận hành được thể hiện trong 2 bảng sau (Xem bảng 10 và bảng 11):

- Công nhân vận hành trạm

Bảng 10: Phân bổ CNVH trạm theo độ tuổi Đơn vị: Ngư ời

(Nguồn: Nguồn: Ban Tổ chức và Nhân sự Tổng công ty EVNNPT)

- Công nhân vận hành đường dây

Bảng 11: Phân bổ cơ cấu CNVH ĐZ theo độ tuổi Đơn vị: Ngư ời

(Nguồn: Ban Tổ chức và Nhân sự Tổng công ty EVNNPT)

- Tại các Công ty Truyền tải điện, lực lượng lao động trực tiếp (công nhân vận hành trạm, đường dây) chiếm đa số Công việc được xếp vào loại lao động nặng nhọc độc hại (do đặc điểm phải trèo cao, luôn tiếp xúc với từ trường, điện thế siêu cao áp); Những công việc đòi hỏi người lao động phải có sức khoẻ tốt (đối với công nhân vận hành yêu cầu phải sức khoẻ loại I, loại II) Do đó, những lao động lớn tuổi, sức khỏe không tốt thường không đáp ứng được yêu cầu của công việc Thông thường, những lao động từ 50 tuổi trở lên hầu như không thể thực hiện các công việc, như trèo cao, kiểm tra tuyến đối với một số đường dây đi qua các khu vực đồi núi, sông suối nguy hiểm Số liệu bảng 10 và 11 cho thấy: Lực lượng lao động trên 50 tuổi của các công ty TTĐ là khá nhiều - 372 người Trong những năm tới, số lượng này sẽ còn tăng nhanh do sự già hoá của những lao động trong độ tuổi từ 40 – 49 Đội ngũ lao động trẻ, có khả năng cống hiến lâu dài cho ngành (dưới 30 tuổi) chiếm tỉ lệ 21,4% trên tổng số lao động trực tiếp - đây là một tỷ lệ tương đối thấp

Ngoài ra, đối với những lao động nặng nhọc độc hại, tuổi về hưu chênh lệch 5 năm so với quy định chung của Luật Lao động Do đặc thù ngành nghề nên việc bố trí lao động trên 50 tuổi vào các vị trí khác gặp nhiều khó khăn, không có công việc phù hợp và người lao động có nguyện vọng tiếp tục công tác tại vị trí cũ do chính sách lương hưu và phúc lợi xã hội eo hẹp, tác động tiêu cực đến năng suất lao động của Tổng công ty.

- Ngoài những vấn đề nêu trên, còn rất nhiều vấn đề tồn tại mà EVNNPT cần giải quyết trong thời gian tới:

Hệ thống truyền tải điện hiện đại đòi hỏi đội ngũ lao động trình độ tương ứng Tuy nhiên, đầu vào đại học tại Việt Nam còn lý thuyết, chưa thực tế, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất Người lao động phải đào tạo lại và mất thời gian làm việc chính Đặc biệt, công tác truyền tải điện nguy hiểm, đòi hỏi trình độ, đào tạo bài bản và hợp đồng dài hạn để đảm bảo cho người lao động.

+ Cùng với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của đất nước, nhu cầu sử dụng điện trong những năm qua tăng vọt Tuy nhiên, công tác đầu tư lưới truyền tải chưa theo kịp nhu cầu phát triển, dẫn đến hệ thống truyền tải thường xuyên vận hành trong tình trạng đầy tải, quá tải; Tuổi thọ thiết bị suy giảm đòi hỏi các đơn vị truyền tải điện phải tập trung nhân lực cho công tác bảo dưỡng Điều đó đẩy chi phí duy tu, bảo dưỡng của lưới truyền tải cao áp cao hơn lưới bình thường - Trong khi định mức công tác sửa chữa được tính chung cho toàn hệ thống (chưa tính đến vấn đề đặc thù của lưới cao áp).

+ Lưới điện đi qua rất nhiều khu vực khó khăn (vùng sâu vùng xa) đòi hỏi đội ngũ công nhân vận hành phải có sức khoẻ tốt và tâm huyết với nghề Tại những khu vực thuộc vùng II, vùng III (các tỉnh miền núi phía Bắc, khu vực phía Tây đồng bằng sông Cửu Long), lực lượng lao động hạn chế, trình độ văn hoá chưa cao, lao động qua đào tạo rất ít nên công tác tuyển dụng tại chỗ gặp nhiều khó khăn cả về số lượng và chất lượng.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN QUỐC GIA

Mục tiêu và nhiệm vụ năm 2015

Với mục tiêu phát triển hiệu quả, bền vững, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia cam kết đảm bảo vận hành hệ thống truyền tải điện an toàn, liên tục, ổn định Theo đó, tổng công ty sẽ tập trung xây dựng hệ thống truyền tải điện Quốc gia hiện đại, đồng thời thiết lập mô hình tổ chức, quản trị chuyên nghiệp, hiệu quả cao.

3.1.2 Các chỉ tiêu sản xuất - kinh doanh điện năm 2015

- Sản lượng điện truyền tải: 143,68 tỷ kWh, tăng 10% so với năm 2014 - dự kiến tăng trưởng năm 2015 là 10%/năm

- EVNNPT dự định doanh thu và giá truyền tải điện giai đoạn 2014 - 2015 theo nguyên tắc đảm bảo hoạt động sản xuất của EVNNPT; Có lợi nhuận tối thiểu 4% - 6% để đầu tư (Xem bảng 13)

Bảng 13: Các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh 2014 – 2015

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính 2014 KH 2015

1 Sản lượng điện truyền tải Tr kWh 130.200 143.200

3 Chi phí (chưa có lương) Tỷ đồng 11.355 14.726

5 Nộp ngân sách nhà nước Tỷ đồng 546 670

7 Giá truyền tải bình quân Đ/kWh 104,12 123

(Nguồn: Báo cáo Đánh giá kết quả thực hiện 2014 và kế hoạch SXKD năm 2015)

Tỷ lệ tổn thất điện năng trên lưới truyền tải: 2,0%.

- Chi phí sửa chữa lớn: 438,971 triệu đồng.

- Thực hiện các chỉ tiêu suất sự cố đường dây và trạm biến áp thấp hơn so với chỉ tiêu Tập đoàn giao; Đảm bảo an toàn cho người lao động; Hạn chế tối đa sự cố chủ quan do con người gây ra.

- Tập trung thực hiện đầu tư xây dựng với tổng vốn đầu tư 19.515 tỷ đồng; Bao gồm: 15.134 tỷ đồng vốn đầu tư thuần và 4.381 tỷ đồng vốn trả nợ gốc và lãi vay.

- Hoàn thành phê duyệt và điều chỉnh các thủ tục chuẩn bị đầu tư trong năm: 44 hồ sơ các DAĐT; 72 hồ sơ TKKT; 66 hồ sơ KHĐT.

- Hoàn thành và đưa vào vận hành 72 dự án (trong đó có 12 dự án 500kV, 60 dự án 220kV).

- Khởi công 61 dự án (trong đó có 11 dự án 500kV; 50 dự án 220kV).

- Hoàn thành các chỉ tiêu và nhiệm vụ tối ưu hóa chi phí và nâng cao năng suất lao động năm 2015 theo kế hoạch của Tập đoàn giao.

- Tổ chức sản xuất - kinh doanh có lợi nhuận.

3.1.3 Nhiệm vụ trọng tâm năm 2015

3.1.3.1 Đảm bảo vận hành hệ thống truyền tải điện an toàn, liên tục và ổn định

- Tập trung mọi nỗ lực và phương tiện đảm bảo vận hành an toàn các đường dây truyền tải và trạm biến áp- nhất là hệ thống 500kV Bắc – Nam (trong bối cảnh sẽ tiếp tục truyền tải tăng cao để cấp điện cho miền Nam trong năm 2015 và các năm tiếp theo).

- Hoàn thiện hệ thống điều khiển bảo vệ tại các trạm biến áp Phân tích xác định nguyên nhân sự cố; Có biện pháp khắc phục kịp thời các sai sót của thiết bị;

- Theo dõi thường xuyên các thiết bị trạm; Giám sát chế độ vận hành thiết bị (không để vận hành quá điện áp, quá tải); Giữ thiết bị trong trạng thái vận hành bình thường Theo dõi các tín hiệu trạng thái, các tín hiệu báo trước, tín hiệu sự cố và có những xử lý theo quy trình Thực hiện nghiêm chỉnh các quy trình vận hành và hướng dẫn của nhà sản xuất nhằm phát hiện kịp thời các khiếm khuyết của thiết bị để xử lý;

- Tập trung thực hiện tốt công tác sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn để đảm bảo lưới điện vận hành an toàn, ổn định;

- Tập trung đẩy mạnh thực hiện các giải pháp giảm tổn thất điện năng; Giảm tỷ lệ tổn thất xuống 2%;

- Các ban QLDA và các Công ty TTĐ cần tăng cường quản lý chặt chẽ chất lượng đề án thiết kế; Chất lượng thi công xây lắp, thí nghiệm; Giám sát, nghiệm thu và chuẩn bị sản xuất các dự án đầu tư; Kiểm soát chặt chẽ chất lượng VTTB điện đưa vào dự án;

- các đơn vị truyền tải điện tổ chức chuẩn bị sản xuất; Tham gia nghiệm thu, tiếp nhận thiết bị theo đúng quy trình và đưa vào vận hành an toàn các công trình mới; Kiểm soát chặt chẽ chất lượng thiết bị đưa lên lưới Kiên quyết không cho phép đóng điện và không tiếp nhận đối với các công trình không đủ tiêu chuẩn vận hành.

Tăng cường công tác kiểm tra - giám sát toàn diện, bao gồm các hoạt động quản lý vận hành, kiểm tra, sửa chữa, quản lý vật tư thiết bị Thắt chặt quy trình, quy phạm, kỷ luật vận hành Xử lý nghiêm các cán bộ chủ quan gây nên tai nạn lao động, sự cố Kiên quyết xử lý các cá nhân vi phạm quy định an toàn lao động.

- Tăng cường công tác bảo vệ hành lang lưới điện cao áp; Kết hợp các hình thức tuyên truyền phong phú.

3.1.3.2 Đảm bảo tiến độ, khối lượng và chất lượng đầu tư các công trình lưới điện truyền tải a Hoàn thành và đưa vào vận hành 72 dự án (12 dự án 500kV, 60 dự án220kV); Trong đó, điển hình là:

- Các dự án trọng điểm nhằm giải tỏa công suất nguồn điện và nâng cao năng lực truyền tải gồm: Đường dây 500kV Sơn La - Lai Châu; tăng công suất trạm biến áp 500kV Sơn La; Đường dây 500kV Vũng Áng rẽ Hà Tĩnh - Đà Nẵng; nâng dung lượng tụ bù dọc tuyến 500kV Nho Quan - Hà Tĩnh; trạm biến áp 500kV Duyên Hải,

- Các dự án đảm bảo cấp điện cho Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các khu vực kinh tế trọng điểm: TBA 500kV Phố Nối; ĐZ 500/220kV Bắc Ninh 2 – Phố Nối, ĐZ 220kV Vân Trì – Chèm; Lắp MBA 220kV cho TBA 500kV Hiệp Hòa; ĐZ 220kV Tân Định – Uyên Hưng, Tràng Bảng – Tây Ninh,…

- Các dự án cấp điện cho các phụ tải quan trọng và chống quá tải như: TBA 220kV Hải Hà, ĐZ 220kV Hải Hà – Cẩm Phả; Nâng công suất TBA 220kV Xuân Mai, Thái Bình, Nam Định, Phan Thiết, Sóc Trăng,…

Để nâng cao năng lực hệ thống lưới truyền tải điện và tăng cường cung cấp điện cho khu vực miền Nam, các dự án trọng điểm sau đây đang được triển khai: nâng công suất TBA 500kV Ô Môn, nâng dung lượng tụ bù dọc đường dây 500kV Nho Quan - Hà Tĩnh, lắp đặt tụ bù tại các TBA 220kV, lắp đặt thiết bị SVC tại các TBA 500kV Đà Nẵng, Ô Môn và lắp đặt máy cắt kháng tại các TBA 500kV Bên cạnh đó, các thủ tục cần thiết cũng đang được hoàn thiện để tiến hành khởi công 61 dự án mới, trong đó có 11 dự án 500kV và 50 dự án 220kV.

Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Tổng công ty truyền tải điện quốc gia

3.2.1 Giải pháp thực hiện công tác vận hành và đầu tư xây dựng hệ thống truyền tải điện a Giải pháp đảm bảo vận hành hệ thống truyền tải điện

- Tăng cường công tác quản lý kỹ thuật; Trang bị các thiết bị tiên tiến để theo dõi, giám sát hoạt động của hệ thống lưới điện truyền tải; Chủ động phát hiện, xử lý kịp thời nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu sự cố trên lưới điện Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý vận hành, quản lý kỹ thuật, quản lý VTTB trạm; Sử dụng công nghệ tự động để đơn giản hóa và kiểm soát trình tự thao tác cho người vận hành.

- Kiểm tra hệ thống điều khiển bảo vệ tại các TBA nhằm hạn chế sự cố do nguyên nhân từ mạch điều khiển bảo vệ; Đảm bảo độ tin cậy hệ thống sa thải phụ tải theo công suất - Nhất là trên các tuyến đường dây liên tục vận hành mang tải cao; Rà soát mạch tự động đóng để đảm bảo mạch làm việc tin cậy, đúng chức năng Thường xuyên theo dõi tình trạng làm việc của các MBA 220kV, 500kV; có báo cáo kịp thời đến các cấp điều độ để điều chỉnh phụ tải phù hợp, đảm bảo vận hành đúng quy định.

- Phân tích, xác định nguyên nhân sự cố nhằm đưa ra các biện pháp khắc phục kịp thời các sai sót của thiết bị Tăng cường công tác kiểm tra định kỳ thiết bị trạm để phát hiện các tồn tại trên lưới và lên kế hoạch sửa chữa ngay.

- Tăng cường công tác đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao cho cán bộ - nhân viên làm công tác thí nghiệm, sửa chữa, vận hành trạm Tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đáp ứng các điều kiện thiết yếu (phương tiện phục vụ vận hành, thiết bị thí nghiệm, sửa chữa, xử lý sự cố) để phục vụ sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả, điều kiện làm việc cho người lao động.

- Tập trung thực hiện tốt công tác sửa chữa thường xuyên lưới điện, tổ chức xử lý các tồn tại trên lưới điện (như: Phát quang hành lang tuyến; Chặt cây cao trong hành lang tuyến); Thay, bổ sung các sứ cách điện bị vỡ, hư hỏng do sét; Bảo dưỡng dây dẫn, dây chống sét, kiểm tra siết phụ kiện,…; Triển khai thực hiện tốt công tác sửa chữa lớn các công trình đường dây và TBA; Đảm bảo hoàn thành khối lượng đã giao để lưới điện vận hành an toàn, ổn định.

- Tập trung thực hiện các biện pháp giảm tổn thất điện năng, như: Đảm bảo tiến độ các dự án ĐTXD; Thường xuyên kiểm tra, xử lý các điểm phát nhiệt tăng cao; Phối hợp chặt chẽ với các Tổng công ty phân phối điện để cập nhật kịp thời nhu cầu phát triển phụ tải khu vực b Giải pháp thực hiện trong đầu tư xây dựng

- Trên cơ sở nội dung đã được phê duyệt cho từng dự án, các Ban và Đơn vị xây dựng tiến độ cụ thể đối với từng giai đoạn - Từ khi giao nhiệm vụ thực hiện đến quyết toán dự án và đưa vào vận hành (chuẩn bị đầu tư, đấu thầu, cung cấp VTTB, GPMB, tiến độ thi công, lắp đặt, thí nghiệm, nghiệm thu, quyết toán) Đồng thời yêu cầu các Ban - Đơn vị tập trung cập nhật đầy đủ số liệu và đưa vào sử dụng, khai thác có hiệu quả chương trình e-QLDA để phục vụ hữu hiệu công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành các dự án đầu tư xây dựng của Tổng công ty và các đơn vị.

- Các Ban chuyên môn của Tổng công ty phải chủ động nghiên cứu các quy định mới để bổ sung - hoàn thiện và hướng dẫn kịp thời cho các đơn vị Tổ chức triển khai đến các đơn vị trong Tổng công ty các Nghị định và Thông tư hướng dẫn các nội dung liên quan đến công tác thẩm tra - thẩm định và phê duyệt DAĐT, TKKT; Các thủ tục mua sắm liên quan đến Luật xây dựng và đầu tư công; Luật đấu thầu,…

- Tập trung rà soát, sớm giao nhiệm vụ quản lý đối với các dự án đầu tư tới năm 2019 - 2020 để chủ động thực hiện các thủ tục về nguồn vốn, mặt bằng, thỏa thuận tuyến; Chuẩn bị đầu tư để triển khai các dự án.

- Tập trung chuẩn hóa hồ sơ thiết kế (biên chế hồ sơ DAĐT, TKKT); Xây dựng các quy định mẫu về các thiết bị chính và TBA; Chuẩn hóa báo cáo thẩm định và quyết định phê duyệt DAĐT, TKKT.

- Tập trung vào công tác lựa chọn, phê duyệt phương án tuyến đường dây và vị trí trạm ngay từ bước đầu thực hiện dự án để có tính khả thi cao trước khi thỏa thuận với địa phương Nguyên tắc hài hòa lợi ích giữa EVNNPT và xã hội giúp giảm thiểu việc điều chỉnh trong quá trình triển khai.

- Tiếp tục hoàn thiện các bộ định mức chuyên ngành trong công tác khảo sát, xây lắp và chế tạo các thiết bị trong nước.

- Từng bước chuẩn hóa và nâng cao chất lượng hồ sơ mời thầu, tiêu chuẩn xét thầu.

Tăng cường quản lý hợp đồng và giám sát nhà thầu, loại bỏ những nhà thầu không đủ năng lực nhằm đảm bảo chất lượng và tiến độ dự án.

- Trong công tác bồi thường GPMB, các Ban QLDA phải chủ động bám sát các địa phương, kịp thời tháo gỡ khi gặp các vướng mắc trong công tác này. Các đơn vị cần báo cáo kịp thời tới EVNNPT và các cấp có thẩm quyền về những khó khăn, vướng mắc để sớm có chỉ đạo và xử lý kịp thời.

- Các Ban QLDA cần đôn đốc và giám sát chặt chẽ đối với các nhà thầu thi công, cung cấp thiết bị; Tổ chức giao ban thường xuyên tại công trường để kiểm điểm, đánh giá tiến độ thực hiện và giải quyết kịp thời các phát sinh tại hiện trường, cần đặc biệt chú trọng công tác nghiệm thu khối lượng hoàn thành, thanh toán và giải ngân nhanh các nguồn vốn vay Không để tình trạng công nợ kéo dài làm ảnh hưởng đến năng lực tài chính của nhà thầu và ảnh hưởng đến tiến độ dự án.

3.2.2 Giải pháp đổi mới mô hình tổ chức lao động theo cơ chế mới

Đổi mới mô hình tổ chức của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) được thực hiện theo quyết định của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) với mục đích tái cơ cấu EVNNPT giai đoạn sau năm 2015 Phương án tái cơ cấu bao gồm việc thay đổi cơ cấu cơ quan Tổng công ty, cụ thể như sau:

Các kiến nghị với cơ quan chủ quản

3.3.1 Kiến nghị, Đề xuất với Tập đoàn điện lực Việt Nam

Hiện nay, tình hình tài chính của EVNNPT rất khó khăn Để từng bước đáp ứng được các chỉ tiêu tài chính theo quy định - Ngoài việc tăng cường tiết kiệm chi phí trong hoạt động SXKD nhưng không ảnh hưởng đến an toàn cho vận hành lưới điện truyền tải, việc đề xuất với các Bộ - Ngành sớm xem xét, tính toán đủ các chi phí và có lợi nhuận theo định mức cho EVNNPT tại thời điểm này là rất cấp thiết EVNNPT báo cáo EVN xem xét trình Cục điều tiết điện lực,

Bộ Công thương phê duyệt điều chỉnh giá truyền tải điện năm 2016 là 125,4 đ/kWh ngay từ 1/1/2016 (theo số liệu tính toán cụ thể EVNNPT đã báo cáo EVN tại Tờ trình số 539/TTr-EVNNPT ngày 18/12/2015, V/v Điều chỉnh giá truyền tải điện năm 2016) nhằm đảm bảo hoạt động SXKD của EVNNPT có lợi nhuận; Đảm bảo các chỉ tiêu tài chính phục vụ đầu tư phát triển các dự án lưới điện truyền tải.

Trong bối cảnh năm 2015 và các năm tiếp theo vẫn tiếp tục phải truyển tải cao trên đường dây 500kV Bắc – Nam để đảm bảo cấp điện cho miền Nam, đề nghị EVN xem xét, tính toán và giao chỉ tiêu tổn thất truyền tải cho EVNNPT (có tính đến các yếu tố khách quan do phương thức vận hành truyền tải cao) trên lưới 500kV Bắc – Nam. Đề nghị EVN xem xét hoàn thiện, hiệu chỉnh phương pháp xác định và cách tính suất sự cố đối với lưới điện truyền tải cho phù hợp với quy định tại

Thông tư 14/2010/TT-BCT. Đề nghị EVN sớm xem xét thông qua quy chế phân cấp của Tổng công ty, để EVNNPT có cơ sở phê duyệt, nhằm tạo điều kiện cho các đơn vị tăng tính tự chủ trong triển khai thực hiện (phù hợp với các quy định mới được ban hành)

Hiện tại, định mức lao động do EVN ban hành còn nhiều điểm bất cập -

Bộ định mức lao động và mức định biên lao động chưa phù hợp với thực tế vận hành của các đơn vị Chưa có định mức chi tiết cho từng công đoạn trong công tác phụ trợ Vì vậy, EVN cần xây dựng lại bộ định mức và định biên phù hợp để EVNNPT quản lý lao động hiệu quả, hoàn thành nhiệm vụ được giao

- Đề nghị EVN kiến nghị với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để xây dựng cơ chế chính sách hợp lí cho lao động nặng nhọc, nhất là công nhân đường dây để đảm bảo sức khoẻ và tận dụng nguồn lao động hợp lí Hiện nay chế độ lương hưu được tính dựa trên 5 năm làm việc trước khi nghỉ hưu; Bởi thế, công nhân đường dây khi chuyển sang làm công việc khác (có hệ số thấp) sẽ không được hưởng mức lương cao như những công nhân tiếp tục làm việc đến trước khi về hưu (mặc dù sức khoẻ không đảm bảo) Đây là một bất hợp lí gây nhiều thiệt thòi cho người lao động.

- Đối với các văn bản quy định mới (Bộ luật Lao động sửa đổi, các Thông tư hướng dẫn) đề nghị EVN có hướng dẫn về một số vấn đề chưa được quy định cụ thể trong luật (hay trong thông tư) để các đơn vị thực hiện thống nhất.

3.3.2 Kiến nghị Tập đoàn báo cáo Chính phủ và các Bộ- Ngành có liên quan Đề nghị Tập đoàn báo cáo Bộ Công thương sớm ban hành quy định phí đấu nối các nhà máy điện vào hệ thống để các bên có trách nhiệm thực hiện cam kết và đảm bảo tiến độ dự án được đảm nhiệm. Đề nghị EVN tiếp tục hỗ trợ, báo cáo Chính phủ và các Bộ- Ngành có liên quan chỉ đạo quyết liệt các địa phương và huy động tất cả hệ thống chính trị các cấp cùng tham gia trong công tác đền bù, GPMB các dự án lưới điện truyền tải Ngoài ra, cần có các cơ chế- chính sách ưu đãi cao hơn cho các tổ chức và người dân bị thu hồi đất, bị hạn chế sử dụng khi dành đất để đầu tư các dự án lưới truyền tải điện. Đối với các dự án cấp bách đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng cơ chế theo Quyết định 2414/QĐ-TTg và các dự án mang tính chất đơn giản (Nâng công suất, dự án có quy mô nhỏ) đề nghị Bộ Công thương và Tập đoàn xem xét; Phân cấp cho Tổng công ty được chủ động phê duyệt các thủ tục chuẩn bị đầu tư nhằm đảm bảo tiến độ triển khai các dự án.

- Hoạt động truyền tải điện có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống lưới điện và giữ vai trò trọng yếu trong phát triển kinh tế- xã hội, an ninh- quốc phòng của đất nước Hiện tại, EVNNPT có 4 Công ty Truyền tải điện, 3 Ban QLDA miền và đang thành lập thêm Trung tâm công nghệ thông tin và tự động hóa truyền tải Với các chỉ tiêu kinh tế thực hiện và EVNNPT có số vốn điều lệ lên đến 22.260 tỷ đồng; kính đề nghị EVN xem xét làm việc với các BộLĐTBXH, Bộ Tài chính cho EVNNPT được áp dụng cơ chế tiền lương như hạng Tổng công ty đặc biệt

Nguồn lực con người là một tài sản vô giá trong mọi quá trình lao động sản xuất của xã hội loài người, trong sự nghiệp CNH – HĐH của Việt Nam và trong sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào Quá trình CNH – HĐH của đất nước có thành công hay không, cũng như sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp đều phụ thuộc vào việc sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả hay không? Chính vì vậy, Nhà nước cũng như các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động luôn phải chú trọng đến việc sử dụng con người, đào tạo và phát triển nguồn lực con người một cách hiệu quả.

Truyền tải điện là một lĩnh vực sản xuất đặc thù- quá trình truyền tải điện năng phải đáp ứng đồng thời với quá trình sản xuất và tiêu thụ điện Mỗi kWh điện thương phẩm là kết tinh lao động của rất nhiều người trong dây chuyền sản xuất; Điều đó đòi hỏi công tác quản trị nhân lực và tổ chức sản xuất phải khoa học và hợp lý.

Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia là một doanh nghiệp được tin tưởng giao trọng trách đảm nhiệm lĩnh vực truyền tải điện trên toàn lãnh thổ Việt Nam; Thực hiện nhiệm vụ truyền tải, cung cấp điện năng để thỏa mãn nhu cầu xây dựng và phát triển của đất nước Trong quá trình hoạt động, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia luôn chú trọng đến công tác quản trị nguồn nhân lực nhằm phát huy sức mạnh, tạo sức cạnh tranh và sự phát triển của doanh nghiệp. Công tác quản trị nguồn nhân lực giúp Tổng công ty không ngừng nâng cao năng lực và trình độ của đội ngũ cán bộ- công nhân viên; Coi đó là một vũ khí sắc bén giúp Tổng công ty hoàn thành nhiệm vụ và thành công trên thị trường Đề tài được thực hiện với mục đích nghiên cứu thực trạng sử dụng và phát triển nguồn nhân lực của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia, từ đó chỉ ra những kết quả và tồn tại trong việc xây dựng nguồn nhân lực của EVNNPT Qua phân tích những nhân tố tích cực và tiêu cực tác động đến quá trình SXKD, cũng như công tác quản trị nguồn nhân lực của Tổng công ty, Luận văn đưa ra một số giải pháp với mong muốn hoàn thiện công tác quản trị nhân lực, góp phần vào sự thành công của Tổng công ty.

Quản trị (nói chung) và quản trị nguồn nhân lực (nói riêng) là một lĩnh vực khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải uôn nghiên cứu, tìm tòi và sáng tạo không ngừng nhằm đưa ra những giải pháp có hiệu quả trong điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp, mỗi thị trường Chính vì lẽ đó, những giải pháp được đề xuất ở đây cần được kiểm nghiệm qua thực tế và cũng qua thực tế để tiếp tục được bổ sung và hoàn thiện

1 Chương trình KX-07: Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1996.

2 Trần Kim Dung (2006), Quản trị nguồn nhân lực, NXB Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.

3 Đảng Cộng Sản Việt Nam: Văn kiện đại hội đảng toàn quốc lần thứ

X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2006.

4 Nguyễn Thị Liên Diệp (2003), Chiến lược và chính sách kinh doanh, NXB Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.

5 Lê Thanh Hà (2003), Tâm lý quản lý và nghệ thuật lãnh đạo, Chương trình đào tạo và bồi dưỡng 1000 giám đốc.

6 Nguyễn Thanh Hội (2002), Quản trị nhân sự, NXB Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.

7 Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ.

8 Nghị định số 166/2007/NĐ-CP ngày 16/11/2007 của Chính phủ.

9 GS-TS Đỗ Văn Phức - Giáo trình Quản lý nhân lực của doanh nghiệp - NXB Khoa học và kỹ thuật 2005.

10 Nguyễn Hữu Thân (2004), Quản trị nhân sự, NXB Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.

11 Thomas J Peter, Robert H Waterman Jr 1992, Đi tìm sự tuyệt hảo.

Những bài học rút ra từ các công ty được quản lý tốt nhất của Mỹ, NXB

Thành phố Hồ Chí Minh, do Trần Xuân Kim dịch.

12 Thông tư số 03/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05/01/2005 của Bộ Lao động thương binh và Xã hội.

13 Thông tư số 29/2007/TT-BLĐTBXH ngày 05/12/2007 của Bộ Lao động thương binh và Xã hội.

14 Tập đoàn Điện lực Việt Nam (Định mức lao động sản xuất - kinh doanh điện, ban hành kèm theo Quyết định số 727 ngày 14 tháng 12 năm

1011 của Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam).

15 Tập đoàn Điện lực ViệtNam (2007), Chiến lược phát triển ngành Điện Quản lý tăng trưởng và cải cách, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam.

16 Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực của

17 Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia, Báo cáo kết quả SXKD và nhiệm vụ triển khai kế hoạch sản xuất từ năm 2010 – 2014.

18 Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia, (Báo cáo nhân sự theo biểu mẫu EVN03A/HSNS các năm 2010-2015).

19.Các website: www.evn.com.vn; www.npt.com.vn; www.gso.gov.vn;www.tapchiquanly.com

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÓNG ĐIỆN 2014

STT CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ

CHIỀU DÀI ĐZ ĐÓNG ĐIỆN

1 Thay MBA 220kV trạm 500kV Đà Nẵng TT2 Đà Nẵng 220 2014

2 Nâng công suất TBA 220 kV Nha Trang và kết hợp với cải tạo thành trạm điều khiển tích hợp TT3 Khánh Hòa 220 2014

3 Phục hồi, cải tạo đường dây 220 kV Đa Nhim - Long Bình TT4 Lâm Đồng-Đồng

4 NCS trạm 500kV Thường Tín TT1 Hà Nội 500 2014

5 Lắp MBA thứ 2 trạm 500kV Hà Tĩnh AMB Hà Tĩnh 500 2014

6 Trạm 500kV Thạnh Mỹ &Nr (giai đoan 2) AMT Quảng Nam 500 2014

7 Trạm 500kV Cầu Bông & đấu nối AMN TP Hồ Chí Minh 500 2014

8 Trạm 500kV Sông Mây (m2) & các ngăn lộ 500 đ/n AMN Đồng Nai 500 2014

9 ĐDK 500kV Quảng Ninh - Mông Dương AMB Quảng Ninh 500 2x25km 2014

10 Đấu nối NMĐ Vũng áng I,II với ĐZ 500 kV hiện có AMT Hà Tĩnh 500 4x18km 2014

11 ĐZ 500 kV Pleiku-Mỹ Phước-Cầu Bông AMT Pleku-TP HCM 500 2x437 km 2014

12 Nâng dung lượng tụ bù dọc đường dây 500kV Nho Quan -

Hà Tĩnh TT1 Trên lưới 500kV 500 2014

13 Trạm biến áp 220kV Thành Công AMB Hà Nội 220 2014

14 NCS trạm 220kV Thành Công (M2) AMB Hà Nội 220 2014

15 Trạm biến áp 220kV Bảo Thắng AMB Lào Cai 220 2014

16 Nâng công suất trạm 220kV Phủ Lý TT1 Hà Nam 220 2014

17 Thay máy trạm 220kV Việt Trì TT1 Phú Thọ 220 2014

18 Thay máy trạm 220kV Bắc Giang TT1 Bắc Giang 220 2014

19 Thay máy trạm 220kV Vinh TT1 Nghệ An 220 2014

20 Thay máy trạm 220kV Ninh Bình TT1 Ninh Bình 220 2014

21 Trạm biến áp 220kV Hải Dương 2 AMB Hải Dương 220 2014

22 Trạm biến áp 220kV Tuyên Quang AMB Tuyên Quang 220 2014

23 Trạm biến áp 220kV Kim Động AMB Hưng Yên 220 2014

24 Lắp máy 220kV trong trạm 500kV Nho Quan AMB Ninh Bình 220 2014

25 Trạm biến áp 220kV Bỉm Sơn và đấu nối AMB Thanh Hoá 220 2014

26 Thay máy trạm 220kV Huế TT2 Thừa Thiên Huế 220 2014

27 Thay máy trạm 220kV Quy Nhơn TT3 Bình Định 220 2014

28 Tram 220kV Tháp Chàm và ĐZ đấu nối AMT Ninh Thuận 220 2014

29 Trạm 220kV Uyên Hưng AMN Bình Dương 220 2014

30 Trạm 220kV KCN Phú Mỹ 2 AMN Bà Rịa - Vũng Tàu 220 2014

31 Trạm 220kV Đức Hòa AMN Long An 220 2014

32 Lắp máy 2 trạm 220kV Mỹ Phước (M2) TT4 Bình Dương 220 2014

33 Thay máy trạm 220kV Rạch Giá TT4 Kiên Giang 220 2014

34 Cải tạo, tăng cường công suất trạm 220kV Cà Mau TT4 Cà Mau 220 2014

35 Trạm 220kV TP Nhơn Trạch và đấu nối AMN Đồng Nai 220 2014

36 Thay máy trạm 220kV Châu Đốc TT4 An Giang 220 2014

37 Thay máy trạm 220kV Mỹ Tho TT4 Tiền Giang 220 2014

38 Thay máy trạm 220kV Cai Lậy TT4 Tiền Giang 220 2014

39 Đường dây 220kV Hà Đông - Thành Công và mở rộng 2 ngăn thiết bị 220kV tại TBA 220kV Hà Đông AMB Hà Nội 220

40 Đường dây 220kV Vân Trì - Chèm AMB Hà Nội 220 2x17,1km 2014

41 Đường dây 220kV Thường Tín - Kim Động AMB Hà Nội, Hưng Yên 220 2x26,76km 2014

42 Đường dây 220kV đấu nối TTĐL Formosa AMT Hà Tĩnh 220 3x6km 2014

43 ĐZ Pleiku-KonTum và TBA 220kV Kontum TT2 Kom Tum 220 2x38,4km 2014

44 ĐNNMTĐ Sông Bung 4 và Sông Bung 2 vào HTĐ Quốc gia AMT Q.Nam 220 2x20km 2014

45 ĐD Cầu Bông - Hóc Môn -Rẽ Bình Tân AMN Tp HCM 220 4x15km 2014

46 DD Cầu Bông-Đức Hòa AMN TP Hồ Chí Minh,

47 Cải tạo đường dây 220kV Phú Lâm-Hóc Môn 1 thành 2 mạch TT4 Tp.HCM 220 2014

48 Cải tạo đường dây 220kV Cai Lậy-Trà Nóc TT4 Tiền Giang-Cần Thơ 220 1x80,124km 2014

49 ĐZ NMĐ Vĩnh Tân-Tháp Chàm AMT Bình Thuận-Ninh

50 ĐZ NMĐ Vĩnh Tân-Phan Thiết AMT Bình Thuận 220 2x100km 2014

51 Đường dây 220 kV Phan Thiết- Hàm Thuận - Bảo Lộc

TT3 Bình Thuận-Lâm Đồng

52 ĐD 220kV TTĐL Duyên Hải - Trà Vinh AMN Trà Vinh 220 2x40km 2014

53 ĐD Uyên Hưng - Sông Mây AMN Bình Dương - Đồng

54 ĐD Tân Định - Uyên Hưng AMN Bình Dương 220 1x16km 2014

55 Thay dây tăng cường khả năng tải của ĐD 220 kV Nhà Bè -

Phú Lâm (Nhà Bè- Bình Chánh) TT4 Tp HCM 220 2x15km 2014

56 Kéo dây mạch 2 đường dây 220kV Mỹ Tho - Bến Tre TT4 Tiền Giang - Bến tre 220 1x16km 2014

57 Kéo dây mạch 2 nhà máy điện Cà Mau - trạm 220kV Cà

Mau TT4 Cà Mau 220 1x5,7km 2014

58 ĐD Bà Rịa - Vũng Tàu AMN Bà Rịa - Vũng Tàu 220 2x14 km 2014

DANH MỤC CÔNG TRÌNH DỰ KIẾN ĐÓNG ĐIỆN 2015

STT CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ

CHIỀU DÀI ĐZ ĐÓNG ĐIỆN

1 Trạm biến áp 500kV Phố Nối và các đường dây đấu nối AMB Hưng Yên 500 2015

2 TBA 500/220kV TTĐL Duyên Hải AMN Trà Vinh 500 2015

3 Trạm 500kV Mỹ Tho AMN Tiền Giang 500 2015

4 Đường dây 500/220kV Bắc Ninh 2 - Phố Nối AMB Bắc Ninh, Hưng Yên 500

5 Đường dây 500/220kV Bắc Ninh 2 - Phố Nối (ref only) AMB Bắc Ninh, Hưng Yên 500

6 Đường dây 500kV Sơn La - Lai Châu và mở rộng trạm

500kV Sơn La AMB Sơn La, Lai Châu 500 2x156km 2015

7 Đường dây 500/220kV Hiệp Hòa - Đông Anh - Bắc

Ninh 2 AMB Bắc Giang, Hà Nội,

8 Đường dây 500/220kV Hiệp Hòa - Đông Anh - Bắc

Ninh 2 AMB Bắc Giang, Hà Nội,

9 ĐD 500kV NĐ Duyên Hải - Mỹ Tho AMN Trà Vinh - Tiền

10 Trạm biến áp 220kV Tây Hà Nội (Hòai Đức cũ) AMB Hà Nội 220 2015

11 Trạm biến áp 220kV Đông Anh AMB Hà Nội 220 2015

12 NCS trạm 220kV Xuân Mai ( thay máy) chưa giao Hà Nội 220 2015

13 Trạm biến áp 220kV Sơn Tây và đấu nối AMB Hà Nội 220 2015

14 Trạm biến áp 220kV Long Biên và đấu nối AMB Hà Nội 220 2015

15 Thay máy Tram 220 kV Vật Cách chưa giao Hải Phòng 220 2015

16 Thay máy Trạm 220 kV Tràng Bạch chưa giao Quảng Ninh 220 2015

17 Thay máy Trạm 220 kV Hoành Bồ chưa giao Quảng Ninh 220 2015

18 Trạm biến áp 220kV Bắc Ninh 2 và đấu nối AMB Bắc Ninh 220 2015

19 Trạm biến áp 220kV Bắc Ninh 3 và đấu nối AMB Bắc Ninh 220 2015

20 Trạm biếp áp 220kV Than Uyên và đấu nối AMB Lai Châu 220 2015

21 Lắp máy 2 Trạm 220 kV Yên Bái AMB Yên Bái 220 2015

22 Trạm 220kV Lưu Xá AMT Thái Nguyên 220 2015

23 Trạm biến áp 220kV Bắc Kạn AMB Bắc Kạn 220 2015

24 Thay máy Tram 220 kV Nam Định TT1 Nam Định 220 2015

25 Thay máy Tram 220 kV Thái Bình TT1 Thái Bình 220 2015

26 Lắp máy 2 trạm 220kV Bỉm Sơn (M2) chưa giao Thanh Hoá 220 2015

27 Thay máy Tram 220 kV Thanh Hóa chưa giao Thanh Hoá 220 2015

28 Thay máy Trạm 220 kV Nghi Sơn TT1 Thanh Hoá 220 2015

29 Lắp máy 2 Trạm 220 kV Hà Tĩnh AMB Hà Tĩnh 220 2015

30 Trạm biến áp 220kV Ngũ Hành Sơn và ĐZ220kV Đà

Nẵng - Quận 3 TT2 Đà Nẵng 220 2015

31 Thay máy Trạm 220 kV Dốc Sỏi chưa giao Quảng Ngãi 220 2015

32 Trạm 220kV Sông Tranh 2 AMT Quảng Nam 220 2015

33 Lắp máy 2 Trạm 220 kV Tuy Hoà chưa giao Phú yên 220 2015

34 Trạm Đức Trọng+ Nhánh rẽ AMN Lâm Đồng 220 2015

35 Lắp máy 2 Tram 220 kV Thuận An (M2) AMN Bình Dương 220 2015

36 Trạm 220kV Vũng Tàu AMN Bà Rịa - Vũng Tàu 220 2015

37 NCS Tram 220 kV Vũng Tàu (M2) chưa giao Bà Rịa - Vũng Tàu 220 2015

38 NCS Tram 220 kV KCN Phú Mỹ 2 (M2) chưa giao Bà Rịa - Vũng Tàu 220 2015

39 Trạm 220kV Mỹ Xuân AMN Bà Rịa - Vũng Tàu 220 2015

40 Lắp máy 2 Tram 220 kV Uyên Hưng (M2) chưa giao Bình Dương 220 2015

41 Trạm220kV Tây Ninh AMN Tây Ninh 220 2015

42 NCS Tram 220 kV Đức Hòa (M2) chưa giao Long An 220 2015

43 NCS Tram 220 kV Trà Vinh (M2) chưa giao Trà Vinh 220 2015

44 Thay máy trạm 220kV Cao Lãnh TT4 Đồng Tháp 220 2015

45 Thay máy Trạm 220 kV Bến Tre chưa giao Bến Tre 220 2015

46 Thay máy Trạm 220 kV Vĩnh Long TT4 Vĩnh Long 220 2015

47 Thay máy Trạm 220 kV Long An TT4 Long An 220 2015

48 Đường dây 220kV Hòa Bình - Tây Hà Nội AMB Hà Nội, Hòa Binh 220 2x65km 2015

49 Đường dây nhánh rẽ trạm 220kV Tây Hà Nội AMB Hà Nội 220 2x7 km 2015

50 Đường dây 220kV Bắc Kạn - Cao Bằng AMB Bắc Kạn, Cao Bằng 220 1x65km 2015

51 Đường dây 220kV Thái Bình - Kim Động AMB Thái Bình, Hưng

52 Đường dây 220kV Nam Định - Ninh Bình AMB Nam Định, Ninh

53 Nâng cấp đường dây 220kV Hòa Khánh - Huế lên 2 mạch TT2 Đà Nẵng, Huế 220 1x90km 2015

54 ĐZ Thượng Kon Tum-Quảng Ngãi AMT K.Tum-Q.Ngãi 220 2x76,4km 2015

55 Cải tạo nâng cấp đường dây 220kV An khê-Quy Nhơn TT3 Gia Lai và Bình Định 220 1x146km 2015

56 Đường dây 220 kV Thuỷ điện Đồng Nai 5 - Đắk Nông AMT Đăk Nông 220 1x30km 2015

57 ĐD Trảng Bàng - Tây Ninh AMN Tây Ninh 220 2x42,92km 2015

58 Cải tạo, nâng cấp đường dây 220kV Phú Lâm - Cai Lậy

2 (Phú Lâm-Long An) TT4 Tp HCM - Tiền

59 Mạch 2 Đường dây 220 kV Sóc Trăng - Ô Môn TT4 Sóc Trăng-Cần Thơ 220 1x80km 2015

60 ĐD Bến Tre - Mỏ Cày AMN Bến Tre 220 2x16km 2015

61 Đường dây 220 kV Nhiệt điện Duyên Hải - Mỏ Cày AMN Trà Vinh-Bến Tre 220 2x70km 2015

Ngày đăng: 13/09/2023, 09:51

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1. Sơ đồ tổ chức Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia - Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại tổng công ty truyền tải điện quốc gia
Sơ đồ 1. Sơ đồ tổ chức Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (Trang 35)
Bảng 3: Phân bổ lao động của Tổng công ty theo đơn vị quản lý - Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại tổng công ty truyền tải điện quốc gia
Bảng 3 Phân bổ lao động của Tổng công ty theo đơn vị quản lý (Trang 55)
Bảng 4: Cơ cấu lao động theo Chức năng, nhiệm vụ tính đến tháng 12/2014 - Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại tổng công ty truyền tải điện quốc gia
Bảng 4 Cơ cấu lao động theo Chức năng, nhiệm vụ tính đến tháng 12/2014 (Trang 56)
Bảng 6: Phân bổ LĐ theo trình độ của lao động phụ trợ, gián tiếp - Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại tổng công ty truyền tải điện quốc gia
Bảng 6 Phân bổ LĐ theo trình độ của lao động phụ trợ, gián tiếp (Trang 58)
Bảng 8: Phân bổ trình độ đào tạo CNVH đường dây - Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại tổng công ty truyền tải điện quốc gia
Bảng 8 Phân bổ trình độ đào tạo CNVH đường dây (Trang 59)
Bảng 7: Phân bố trình độ đào tạo CNVH trạm - Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại tổng công ty truyền tải điện quốc gia
Bảng 7 Phân bố trình độ đào tạo CNVH trạm (Trang 59)
Bảng 9: Phân bổ theo độ tuổi toàn EVNNPT - Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại tổng công ty truyền tải điện quốc gia
Bảng 9 Phân bổ theo độ tuổi toàn EVNNPT (Trang 60)
Bảng 11: Phân bổ cơ cấu CNVH ĐZ theo độ tuổi - Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại tổng công ty truyền tải điện quốc gia
Bảng 11 Phân bổ cơ cấu CNVH ĐZ theo độ tuổi (Trang 61)
Bảng 10: Phân bổ CNVH trạm theo độ tuổi - Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại tổng công ty truyền tải điện quốc gia
Bảng 10 Phân bổ CNVH trạm theo độ tuổi (Trang 61)
Bảng 14 : Tổng hợp dự kiến nhu cầu LĐ trực tiếp (Khối vận hành) - Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại tổng công ty truyền tải điện quốc gia
Bảng 14 Tổng hợp dự kiến nhu cầu LĐ trực tiếp (Khối vận hành) (Trang 81)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w