ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG - TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG CỦA HIỆP HỘI VẬN TẢI ÔTÔ
Đặc điểm lao động của Công ty
Cùng với sự lớn mạnh của công ty, đội ngũ Cán bộ công nhân viên Công ty cũng đã từng bước tăng lên theo số lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu cho nguồn nhân lực khi công ty đang trên đà phát triển Ban đầu ngay từ ngày thành lập công ty có tổng cộng: 46 cán bộ công nhân viên và tính đến thời điểm hiện nay ( 2009 ) là 250 trong đó:
Bộ phận quản lý - văn phòng có : 28 người thì có 10 người có bằng
Cử nhân kinh tế, 12 người có bằng Cao đẳng kinh tế và 6 người có bằng Trung học.
Bộ phận vận tải: 56 người đều có kinh nghiệm trong nghề Vận tải ít nhất 4 đến 5 năm.
Bộ phận sửa chữa ôtô và cơ khí: 61 người có bằng kỹ sư cơ khí và chế tạo máy, 19 người là thợ sửa chữa cơ khí – ôtô lành nghề.Còn lại là bộ phận dịch vụ.
Tổng số lao động và kết cấu lao động trong doanh nghiệp qua 2 năm 2008 - 2009.
Bảng 2.1: Tình hình lao động của Công ty qua 2 năm 2008 - 2009
Trung cấp 22 10,0 30 12,2 8 Đã qua đào tạo nghề 170 77,3 177 72,3 7
Chưa qua đào tạo nghề 2 0,90 2 0 0
Qua biểu trên ta thấy tổng số lao động toàn Công ty năm 2009 tăng lên 20 người tương ứng tăng 8,9% so với năm 2008.
- Lao động trực tiếp năm 2009 so với năm 2008 tăng 20 người tương ứng (10,5%),
- Lao động gián tiếp năm 2009 so với năm 2008 tăng 5 người tương ứng (16,7%).
Số lao động trực tiếp và lao động gián tiếp tăng là do Công ty đã mạnh dạn đầu tư quy mô sản xuất.
Qua bảng cũng cho ta thấy Công ty đã tăng đầu tư dây chuyền sản xuất, tuyển dụng lao động phát huy tối đa công suất của máy móc, số lao động gián tiếp tăng lên (16,7%), số lao động trực tiếp tăng lên (10,5%) chứng tỏ công ty đã quan tâm đến hiệu quả của bộ máy quản lý.
Trình độ: Số người qua đào tạo ở các cấp tăng lên trình độ đại học tăng lên 12 người (38,9%) trình độ trung cấp tăng lên 8 người (54,5%) đã qua đào tạo tăng 7 người (11,0%) số chưa qua đào tạo không tăng. Đây chính là điều kiện tốt để Công ty sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Trong Công ty tổng số công nhân viên (CNV) được tính bao gồm toàn bộ lao động tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với các ngành nghề cụ thể Trong một doanh nghiệp có nhiều lĩnh vực khác nhau như: lĩnh vực quản lý, lĩnh vực sản xuất, bán hàng… Mỗi lĩnh vực đòi hỏi sự khác nhau về tác phong cũng như thời gian làm việc.
Vì vậy để quản lý và hạch toán được chính xác lao động, để tạo cho việc quản lý lao động dễ dàng việc trích lương và trả lương đúng chế độ.
Có nhiều hình phân loại lao động khác nhau nhưng chủ yếu dựa vào căn cứ. Việc ký kết hợp đồng lao động được sau thời gian thử việc, thông qua các hình thức hợp đồng ngắn hạn (dưới 3 tháng), hợp đồng không xác định thời hạn.
Về cách thức trả lương và áp dụng các thang bảng lương cho người lao động được Công ty thực hiện theo Nghị định 205/2004/NĐ ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các doanh nghiệp và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tiền lương, Thông tư hướng dẫn số 07/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05/11/2005 và các văn bản khác về tiền lương có tính chất hướng dẫn và sửa đổi hiện hành áp dụng phù hợp với tình hình thực tế của Công ty:
Các hình thức trả lương của Công ty
Công ty thường trả lương cho người lao động thành hai kỳ:
+ Kỳ I: Tạm ứng từ ngày 15 hàng tháng
+ Kỳ II: Thực lĩnh vào ngày 30 hàng tháng
Việc tính lương cho công nhân viên chức được thực hiện như sau:
Tổ chức nghiệm thu số lượng và công việc đã hoàn thành trong kỳ sản xuất gồm các công việc như sau:
+ Xác định số lượng, chất lượng từng loại sản phẩm.
+ Xác định tổng số công thời gian, công sản phẩm, công làm thêm giờ và các chế độ khác trong giới hạn chế độ công nhân viên chức được hưởng.
+ Xác định các khoản chi phí tiền lương của công nhân viên trong Công ty Các số liệu trên làm căn cứ cho hội đồng nghiệm thu xác định đơn giá tiền lương trên một đơn vị sản phẩm sau đó đưa vào khối lượng công việc hoàn thành và bảng chấm công để tính lương.
Hiệp hội vận tải ôtô Việt Nam kế toán tính lương phải trả cho người lao động theo 3 hình thức sau: a.Hình thức trả lương theo thời gian:
Tiền lương thực lĩnh trong tháng
Mức lương tối thiểu x Hệ số x
Số ngày làm việc trong tháng
Số ngày làm việc theo chế độ
Trong đó mức lương tối thiểu Công ty áp dụng: 540.000 đồng
Hệ số lương ngày được tính:
Hệ số cấp bậc x Mức lương
22 ngày b Hình thức trả lương theo sản phẩm:
Là Công ty kinh doanh vận tải nên Công ty áp dụng giao khoán vận tải hành khách để sử dụng có hiệu quả phương tiện vận tải trong sản xuất kinh doanh.
Doanh thu một chuyến (DTC) = Giá vé x Số khách đi suất (đi + về) Doanh thu tháng (DTT) = Doanh thu chuyến x số chuyến quy định Ngày khoán công là ngày phân theo biểu đồ chạy xe, ngoài ra công ty có thể điều động đột suất, để đảm bảo số ngày công tương đương với xe chuyên tuyến.
- Cách tính lương theo sản phẩm:
Tiền lương trả theo sản phẩm = Khối lượng công việc đã hoàn thành x Đơn giá tiền lương
Kế toán tiền lương căn cứ vào các xác nhận sản phẩm có chất lượng, phiếu báo ngừng việc, bảng đơn giá tiền lương sản phẩm theo quy định mức để tính lương cho từng công nhân lao động trực tiếp được biểu hiện bằng bảng lương.
Hình thức thanh toán lương trả theo sản phẩm và trả theo thời gian là như nhau và đều sử dụng mẫu như nhau, chỉ khác nhau là cột lương sản phẩm, công sản phẩm (của hình thức trả lương theo sản phẩm) và cột lương thời gian và công suất thời gian (của hình thức trả lương theo thời gian).
- Lương ngạch bậc = Lương tối thiểu x Hệ số mức lương
- Phụ cấp chức vụ = Mức lương tối thiểu x Hệ số lương
- Lương cơ bản = Tổng lương - 5% BHXH - 1%BHYT -1%KPCĐ c Hình thức trả lương khoán
Là hình thức đặc biệt của tiền lương trả theo sản phẩm, trong đó tổng số tiền lương trả cho công nhân hoặc một nhóm công nhân được quy định trước cho một khối công việc hoặc khối sản phẩm nhất định phải được hoàn thành trong thời gian quy định.
Sau khi nhận tiền công do hoàn thành công việc, cá nhân sẽ được chia lương Việc chia lương có thể áp dụng theo cấp bậc và thời gian làm việc hoặc theo các bình quân cộng điểm Nguyên tắc chung phải chia lương là phải chia hết.
Hình thức trả lương khoán khuyến khích công nhân hoàn thành nhiệm vụ trước thời hạn đảm bảo chất lượng công việc nhưng chia lương khá là khó khăn. Đơn giá tiền lương tính trên lợi nhuận Phương pháp này tương ứng với chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh được chọn là lợi nhuận, thường được áp dụng đối với doanh nghiệp quản lý được tổng doanh thu, tổng chi và xác định lợi nhuận kế hoạch sát với thực tế thực hiện.
Vđg = quỹ lương kế hoạch năm
lợi nhuận năm kế hoạch
Vđg: Là đơn giá tiền lương (đ/1000đ)
Hệ số điều chỉnh tăng thêm:
Kđc: Hệ số điều chỉnh tăng thêm.
K1: Hệ số điều chỉnh theo vùng.
K2: Hệ số điều chỉnh theo ngành.
* Công ty giao khoán định mức đối với các trung tâm bảo dưỡng sửa chữa do vậy, tiền lương được chi trả định mức theo hợp đồng lao động đã ký Các trung tâm bảo dưỡng sửa chữa cố gắng tổ chức thêm dịch vụ để tăng thêm thu nhập cho CBCNV.
* Một số chế độ khác người LĐ được hưởng
- Phụ cấp trách nhiệm: Được áp dụng cho cán bộ quản lý các phòng ban phân x ưởng hoặc một số cá nhân làm việc đòi hỏi trách nhiệm cao.
Phụ cấp trách nhiệm được tính như sau:
- Hệ số 0,4 đối với các trưởng phòng và tương đương.
- Hệ số 0,3 đối với các phó phòng và tương đương.
Phụ cấp trách nhiệm = Hệ số phụ cấp x 650.000 x Hệ số Công ty
- Tiền lương làm thêm giờ:
Là số tiền công nhân việc được hưởng khi làm thêm giờ và được tính theo công thức sau:
ML tối thiểu x HSLCB x số giờ làm thêm x
HSLCB: Hệ số lương cấp bậc
Số ngày nghỉ phép công nhân tăng dần theo số năm công tác tại Công ty:
- Thời gian làm việc dưới 5 năm nghỉ theo tiêu chuẩn là 12 ngày.
- Thời gian làm việc từ 5 năm – 10 năm được nghỉ thêm một ngày.
- Thời gian làm việc từ 10 năm – 15 năm được nghỉ thêm 2 ngày.
- Thời gian làm việc từ 15 năm – 20 năm được nghỉ thêm 3 ngày. Như vậy cứ thêm 5 năm công tác người lao động được phép nghỉ thêm 1 ngày.
Trong đó: - LP: Lương phép.
- HSLCB: Hệ số lương cơ bản.
- SNP: Số ngày nghỉ phép.
- Tiền lễ, tết: Được tính theo công thức:
Hiện nay ở Doanh nghiệp có 2 loại tiền thưởng và số tiền thưởng cũng căn cứ vào doanh thu của từng tháng, từng quý để xác định.
- Thưởng do doanh nghiệp thưởng tuỳ theo công việc hoàn thành.
- Thưởng do được phòng, tổ hoặc phân xưởng bình bầu là lao động tiên tiến.
1.3 Chế độ trích lập, nộp và sử dụng các khoản trích theo lương tại Hiệp hội vận tải ôtô Việt Nam
Nội dung các khoản trích theo lương:
Theo đúng quy định quy định của Nhà nước Hiệp hội vận tải ôtô Việt Nam trích nộp 20% trên quỹ tiền lương cơ bản ( lương cơ bản là lương được tính trên tổng số tiền lương cấp bậc và các khoản phụ cấp-
Tiền lễ, tết = HSLCB x 540.000 x Số ngày
22 nếu có) trong đó 15% doanh nghiệp phải chịu, tính vào chi phí 5% người lao động phải chịu trừ vào lương.
Công ty trích theo chế độ của Nhà nước là 3% trên quỹ lương cơ bản trong đó 2% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh còn 1% khấu trừ vào thu nhập của người lao động.
Kinh phí công đoàn Công ty trích 2% trên quỹ lương thực tế của người lao động trong doanh nghiệp và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh
Công ty thực hiện theo đúng chế độ hiện hành của Nhà nước như trong trường hợp nghỉ việc vì ốm đau, thai sản, tai nạn rủi ro có xác nhận của cán
Bộ Y tế Thời gian nghỉ hưởng BHXH sẽ được căn cứ như sau:
* Nếu làm việc trong điều kiện bình thường mà có thời gian đóng BHXH:
- Dưới 5 năm sẽ được nghỉ 12 ngày/năm.
- Từ 5- 15 năm sẽ được nghỉ 15 ngày/năm.
- Từ 15 năm đến 30 năm được nghỉ 20 ngày/năm.
- Trên 30 năm được nghỉ 25 ngày/năm.
* Nếu làm việc trong môi trường độc hại, nặng nhọc, nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 thì được nghỉ thêm 10 ngày so với mức hưởng ở điều kiện làm việc bình thường.
* Nếu bị bệnh dài ngày với các bệnh đặc biệt được Bộ Y tế ban hành thì thời gian nghỉ hưởng BHXH không quá 180 ngày/năm không phân biệt thời gian đóng BHXH.
* Tỷ lệ hưởng BHXH trong trường hợp này được hưởng 75% lương cơ bản.
*Với công thức tính lương BHXH trả thay lương như sau:
Số ngày nghỉ hưởng BHXH x
* Chứng từ kế toán BHXH trả thay lương Công ty sử dụng gồm:
Tổ chức quản lý lao động và tiền lương tại Công ty
Khi người lao động vào làm việc tại Công ty phải nộp hồ sơ xin việc, nếu được tuyển dụng thì giữa Giám đốc Công ty và người lao động phải ký kết hợp đồng lao động Khi lao động được tuyển dụng chính thức vào làm việc tại Công ty thì Giám đốc Công ty sẽ ra quyết định bố trí công việc phù hợp với tay nghề và trình độ chuyên môn của người được tuyển dụng Trong quá trình làm việc khi có sự thay đổi giảm lao động do bất cứ lý do nào thì Giám đốc Công ty sẽ ra quyết định thôi, nghỉ việc đối với từng lao động cụ thể Căn cứ vào các Quyết định của Giám đốc Phòng Tổ chức - Hành chính tiến hành ghi vào "Sổ danh sách lao động" để quản lý về số lượng từng loại lao động theo tính chất công việc và theo trình độ kỹ thuật cấp bậc của công nhân viên.
Thời gian xét nâng bậc: Người lao động phải có ít nhất là 2 năm (đủ 24 tháng) đối với các chức danh có hệ số mức lương khởi điểm (bậc 1) thấp hơn 1,78 xét duyệt một lần; phải có ít nhất 3 năm (đủ 36 tháng) đối với chức danh có hệ số mức lương khởi điểm (bậc 1) từ 1.78 trở lên kể từ thời điểm xếp lương hoặc nâng lương trước đó Trong thời hạn này người lao động phải hoàn thành nhiệm vụ, không vi phạm pháp luật, kỷ luật lao động hay đạo đức nghề nghiệp…
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG CỦA HIỆP HỘI VẬN TẢI ÔTÔ VIỆT NAM
Kế toán tiền lương tại Hiệp hội vận tải ôtô Việt Nam
Quỹ tiền lương của Hiệp hội vận tải ôtô Việt Nam là toàn bộ số tiền lương mà công ty trả cho tất cả lao động thuộc công ty quản lý, thành phần quỹ tiền lương bao gồm nhiều khoản như:
- Lương thời gian: Trả cho khối gián tiếp thuộc văn phòng Công ty như: Giám đốc, Bộ phận phòng hành chính, kế toán, kinh doanh, kỹ thuật.
- Tiền lương trả theo sản phẩm: Dành cho bộ phận lái xe ô tô, công nhân làm ở xưởng, nhân viên bán hàng xăng dầu.
- Tiền phụ cấp như: phụ cấp chức vụ, Giám đốc, Phó giám đốc, Trưởng các phòng ban, Trưởng đơn vị sản xuất…
Việc phân chia quỹ lương như trên có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện chi phí sản xuất, chi phí lưu thông trên cơ sở đó để xác định và tính toán chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm.
2.1.1.Chứng từ sử dụng Để theo dõi quản lý tình hình sử dụng lao động và các khoản thanh toán cho người lao động như tiền lương, Công ty gồm những biểu mẫu chứng từ :
* Bảng Chấm công: Theo dõi ngày công thực tế làm việc, nghỉ việc, nghỉ BHXH… đó là căn cứ tính trả lương, BHXH trả thay lương cho từng người và quản lý lao động trong đơn vị.
* Phương pháp và trách nhiệm ghi:
- Trách nhiệm mỗi bộ phận (Phòng, Ban tổ chức, nhóm…) phải lập bảng chấm công hàng tháng, ghi đúng đủ vào các hàng cột trên mẫu có sẵn.
- Hàng ngày tổ trưởng (Phòng, Ban tổ nhóm…) phải lập bảng chấm công cho từng người trong ngày ghi vào ngày tương ứng trong các cột của Bảng.
- Cuối tháng người chấm công chuyển nó cùng các chứng từ liên quan như phiếu nghỉ hưởng BHXH… về bộ phận kế toán kiểm tra, đối chiếu quy ra công để tính lương và BHXH.
- Phương pháp chấm công: Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty, dùng phương pháp chấm công ngày, mỗi khi người lao động làm việc tại đơn vị hoặc làm việc khác như hội họp thì ngày nào chấm công theo ngày đó theo quy định trong biểu chấm công.
* Bảng thanh toán lương: Được lập hàng tháng theo từng bộ phận (Phòng, ban, tổ….) tương ứng với Bảng chấm công Cơ sở để lập các chứng từ về lao động như: Bảng chấm công, bảng tính phụ trợ cấp, phiếu xác nhận thời gian lao động hoặc công việc hoàn thành.
Căn cứ vào các chứng từ liên quan, bộ phận kế toán lập bảng thanh toán lương, chuyển cho kế toán trưởng duyệt để làm căn cứ lập phiếu chi và phát lương, bảng này được lưu tại phòng kế toán.
* Bảng phân bổ tiền lương: Được phân bổ trích lập cho bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất,nhân viên phân xưởng, nhân viên quản lý dựa vào bảng thanh toán lương.
* Luân chuyển chứng từ tiền lương.
Chứng từ sau khi có đầy đủ chữ ký của các bộ phận được chuyển đến kế toán thanh toán viết Phiếu chi, viết 1 lần được 2 liên giao cho người nhận cùng với chứng từ gốc sang thủ quỹ lĩnh tiền.
Căn cứ vào phiếu chi kèm theo chứng từ gốc thủ quỹ chi tiền và ghi chép sổ sách và được lưu trữ.
2.1.2.1.Cách tính lương thời gian:
Tiền lương thực lĩnh trong tháng
= Mức lương tối thiểu x Hệ số x
Số ngày làm việc trong tháng
Số ngày làm việc theo chế độ
Trong đó mức lương tối thiểu Công ty áp dụng: 540.000 đồng
Hệ số lương ngày được tính:
Hệ số cấp bậc x Mức lương
Ví dụ : Một nhân viên văn phòng tốt nghiệp Đại học khởi điểm là có hệ số 2,34 và có số ngày làm việc thực tế là 22 ngày/ tháng thì được tính theo thời gian của nhân viên đó là:
22 (ngày) Vậy lương của nhân viên trên được hưởng 22 ngày công là 1.521.000 đồng ngoài khoản lương cơ bản còn được hưởng các khoản phụ cấp như: phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực (nếu có):
Ví dụ : Tính lương cho ông Nguyễn Anh Dũng - Phòng Kinh doanh.Tháng 12/2009
Số tiền thực lĩnh kỳ II của ông Dũng là:
2.1.2.2.Cỏch tớnh lương theo sản phẩm
Là Công ty kinh doanh vận tải nên Công ty áp dụng giao khoán vận tải hành khách để sử dụng có hiệu quả phương tiện vận tải trong sản xuất kinh doanh.
Doanh thu một chuyến (DTC) = Giá vé x Số khách đi suất (đi + về)
Ví dụ: Giá vé từ Mỹ Đình - Hà Nội đi Phú Thọ = 35.000đ/ 1 vé
Số khách đi trên 1 chuyến xe = 30 người/ 1 xe
Doanh thu tháng (DTT) = Doanh thu chuyến x số chuyến quy định
Ví dụ: Công ty khoán cho 1 xe trong tháng chạy 26 chuyến (mỗi ngày 1 chuyến từ Mỹ Đình Hà Nội đi Phú Thọ do đó.
Doanh thu tháng (DTT) = 1.050.000 x 26 = 27.300.000đ (doanh thu)
- Ngày khoán công: Đối với xe chuyên tuyến (Tức là Công ty khoán cho 01 xe ô tô đó chỉ chạy tuyến đường cố định ví dụ như từ: Mỹ Đình - Hà Nội đi Phú Thọ và ngược lại Phú Thọ đến Mỹ Đình -Hà Nội ).
Cự ly < _ 110Km (lượt hay một ngày công xe chạy được), ngày một chuyến không qua phà.
Cự ly