Tính cấp thiết của đề tài
Báo cáo tài chính là bức tranh sinh động phản ánh quá trình hoạt động, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ kế toán Làm sao để những con số đó
“biết nói” phản ánh thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp Phân tích báo cáo tài chính góp phần cung cấp thông tin tài chính cho các đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp đó là chủ doanh nghiệp, hội đồng quản trị, nhà đầu tư, ngân hàng…Đây là một hoạt động không thể thiếu và cần thiết nhằm đưa ra những đánh giá, nhận định giúp ban quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, các nhà đầu tư, ngân hàng có quyết định sáng suốt trong đầu tư cũng như cho vay.
Việc chọn đề tài này một phần nâng cao kiến thức hiểu biết của bản thân về các thông số trên Báo cáo tài chính đồng thời đưa ra nhận định đánh giá có tính chất tham khảo cho chủ doanh nghiệp cũng như các đối tượng khác trước khi đưa ra các quyết định.Trong thời kỳ cạnh tranh ngày càng khốc liệt không chỉ giữa các doanh nghiệp trong nước mà còn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Khi đó các doanh nghiệp phải hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của nguồn vốn làm cho nguồn vốn không ngừng vận động và sinh lời Với những lý do trên tôi đã quyết định chọn đề tài “Phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần xây dựng thương mại tổng hợp Tân Bình Minh” nhằm đưa ra những nhận định, phân tích kết quả hoạt động kinh doanh dựa trên những số liệu cụ thể thu thập từ công ty.
Tổng quan về các công trình đã công bố có liên quan đến đề tài
Tác giả đã tìm hiểu một số tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu, đó là một số luận văn thạc sỹ có cùng đề tài Cụ thể là:
- “Phân tích báo cáo tài chính của các công ty cổ phần bánh kẹo Bibica” của tác giả Phan Lê Thảo Trang Đây là công trình nghiên cứu về ngành thực phẩm và đã phân tích rất rõ cấu trúc tài chính của doanh nghiệp, hiệu quả sử dụng nguồn vốn cũng như tài sản, khả năng thanh toán,…của công ty và để ra các giải pháp cụ thể nhằm khắc phục những hạn chế và tồn tại của công ty cổ phần bánh kẹo Bibica Tuy nhiên, công trình nghiên cứu của tác giả chưa có sự so sánh với các công ty khác trong cùng ngành, hay với chỉ số của toàn ngành để đưa ra đánh giá, nhận xét về vị thế và tiềm lực của công ty Vì thế các đánh giá của tác giả chưa có tính thuyết phục cao đối với các đối tượng tham khảo thông tin.
- “Phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần thép Nam Kim” của tác giả Lê Thị Vân Anh, do TS Nguyễn Hữu Ánh (ĐH KTQD) hướng dẫn Công trình nghiên cứu của tác giả Lê Thị Vân Anh đã phân tích khá cụ thể và chi tiết các nội dung trong phân tích báo cáo tài chính và cũng đã đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm khắc phục những hạn chế và nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty Công trình nghiên cứu này cũng đã phân tích tình hình phát triển của ngành thép, thu thập các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp trong ngành để có đánh giá khách quan. Theo nhận định của bản thân thì một số chỉ tiêu trong báo cáo phân tích chưa thực sự sâu sắc với tình hình công ty và thiếu sự đánh giá và nêu mối quan hệ giữa các các chỉ số đó.
Nhìn chung các luận văn nêu trên đã hệ thống hóa một số chỉ tiêu cũng như những vấn đề cơ bản về phân tích báo cáo tài chính Từ việc phân tích và đánh giá thực trạng tại công ty mình nghiên cứu, các luận văn nêu trên cũng đã đưa ra một số biện pháp nhằm tăng hiệu quả kinh doanh và cải thiện tình hình tài chính
Mặc dù đề tài phân tích báo cáo tài chính đã được khá nhiều người quan tâm và khai thác tuy nhiên phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần xây dựng thương mại tổng hợp Tân Bình Minh vẫn chưa được đề cập đến Việc phân tích báo cáo tài chính có ý nghĩa hết sức to lớn đối với không những bản thân công ty, mà cả với các đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của công ty Trên cơ sở kế thừa những kết quả mà các luận văn nêu trên đã đạt được, đồng thời bằng việc nghiên cứu tìm hiểu nghiêm túc của bản thân tác giả, tác giả đã làm đề tài “Phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần cổ phần xây dựng thương mại tổng hợp Tân Bình
Minh” để góp phần phân tích thực trạng, đề xuất các định hướng và giải pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty cổ phần xây dựng thương mại tổng hợp TânBình Minh và đưa ra những kiến nghị cho các đối tượng có liên quan.
Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn được thực hiện nhằm phân tích các chỉ số trên báo cáo tài chính của công ty để đánh giá về quá trình hoạt động và đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tại công ty cổ phần xây dựng thương mại tổng hợp Tân Bình Minh Luận văn hướng tới các mục tiêu nghiên cứu sau:
- Xem xét, đánh giá cơ cấu vốn của công ty liệu rằng quá trình bố trí vốn của công ty đã thực sự hợp lý, mang lại hiệu quả hay chưa?
- Đánh giá tốc độ tăng trưởng hay suy thoái thông qua việc so sánh các chỉ tiêu theo thời gian.
- Tình hình biến động chung, sức cạnh tranh của công ty thông qua so sánh, đánh giá các tỷ số tài chính với các công ty cùng ngành, với chỉ tiêu bình quân ngành.
- Phân tích đánh giá tình hình tài chính qua phân tích cơ cấu, lựa chọn và quản lý nguồn vốn đề ra quyết định tài chính và quyết định đầu tư.
- Đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế và phát huy thế mạnh của công ty.
Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện được đề tài trên một số câu hỏi nghiên cứu được đưa ra như sau:
- Tình hình kinh doanh hiện nay của công ty như thế nào?
- Các nhóm chỉ tiêu kinh tế trong 3 năm qua có biến động gì không?
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của công ty trong 3 năm qua có xu hướng như thế nào?
- Doanh nghiệp có những thuận lợi, khó khăn gì trong quá trình kinh doanh thông qua phân tích báo cáo tài chính?
- Nếu doanh nghiệp có những bất lợi thì giải pháp nào được đưa ra để giúp công ty khắc phục?
Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng các vần đề lý thuyết liên quan đến phân tích báo cáo tài chính tại doanh nghiệp mà cụ thể là các khái niệm, đặc điểm, các chỉ số phân tích tài chính tại doanh nghiệp của các tác giả trong nước như PGS TS Nguyễn Đình Kiệm, TS. Nguyễn Trọng Cơ và một số tác giả khác.
* Nguồn dữ liệu: Sử dụng dữ liệu sơ cấp và thứ cấp cụ thể như sau:
- Nguồn dữ liệu thứ cấp
Báo cáo tài chính của công ty trong 3 năm 2012, 2013, 2014 và các tài liệu nội bộ được cung cấp từ phòng kế toán và phòng kế hoạch Nguồn dữ liệu bên ngoài được sử dụng cho luận văn là các chỉ số đánh giá mức độ hoạt động của doanh nghiệp trên một số trang web như: cafef.vn, cophieu68.vn….Trên cơ sở nguồn dữ liệu thứ cấp sẽ góp phần đánh giá thực trạng tình hình hoạt động cũng như hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần xây dựng thương mại tổng hợp Tân Bình
Minh đồng thời so sánh năng lực, mức độ hoạt động của công ty với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành cũng như chỉ số chung của toàn ngành.
- Nguồn dữ liệu sơ cấp: Được thu thập dựa trên phương pháp phỏng vấn với lãnh đạo công ty Nguồn thông tin này chính là cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty.
- Cách thức thu thập dữ liệu sơ cấp
Phương pháp định tính: Thực hiện phỏng vấn sâu đối với ban lãnh đạo công ty, trưởng phòng kế hoạch, kế toán trưởng của công ty.
Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích, tổng hợp và đưa ra nhận định, đánh giá về phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần xây dựng thương mại tổng hơp Tân Bình Minh và một số tiêu chí nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động tại công ty.
Thực trạng tại các doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự chú trọng tới việc phân tích báo cáo tài chính tại công ty nhằm đánh giá khả năng hoạt động thực sự của doanh nghiệp của mình Các doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở việc cân đối sổ sạch, lập báo cáo tài chính để cung cấp số liệu cho cơ quan chủ quản mà quên đi việc đánh giá hiệu quả hoạt động trong thời gian qua của doanh nghiệp tìm ra nguyên nhân của vấn đề do cơ cấu quản lý hay do nguồn vốn tại doanh nghiệp chưa phát huy được hiệu quả thực sự của nó Từ đó có được giải pháp nhằm khắm phục tận gốc của vấn đề Trước những thực trạng đó đề tài thực hiện phân tích số liệu tái chính công ty cổ phần xây dựng thương mại tổng hợp Tân Bình Minh liên quan đến các chỉ tiêu về việc thanh toán, khả năng sinh lời, tốc độ tăng trưởng…từ đó chỉ ra cho ban giám đốc thực trạng hoạt động của công ty như thế nào, những hạn chế còn tồn tại trong công tác quản lý nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn tại doanh nghiệp từ đó đề ra các giải pháp khắc phục hạn chế, tháo gỡ những khó khăn của công ty nhằm giúp công ty hoàn thiện công tác quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động Đồng thời đưa ra kiến nghị về định hướng phát triển trong thời gian sắp tới cho doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo ra diện mạo mới cho doanh nghiệp trong công tác quản lý, điều hành nguồn vốn tạo sự ổn định, gia tăng doanh thu, lợi nhuận của công ty cổ phần xây dựng thương mại tổng hợp Tân Bình Minh.
LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP
Khái niệm và ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính
2.1.1 Khái niệm phân tích báo cáo tài chính
2.1.2 Ý nghĩa phân tích báo cáo tài chính
Cơ sở dữ liệu để phân tích báo cáo tài chính
Phương pháp phân tích báo cáo tài chính
Nội dung phân tích báo cáo tài chính
2.4.1 Phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp
- Phân tích cơ cấu tài sản
- Phân tích cơ cấu nguồn vốn
- Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn
2.4.2 Phân tích khả năng sinh lời
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
- Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA)
- Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)
2.4.3 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán
- Phân tích tình hình công nợ phải thu, phải trả
+ Phân tích tình hình các khoản phải thu
+ Phân tích tình hình các khoản phải trả
- Phân tích khả năng thanh toán
+ Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
+Hệ số khả năng thanh toán nhanh
2.4.4 Phân tích khả năng hoạt động
- Hiệu suất sử dụng tài sản
- Số vòng quay hàng tồn kho
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP TÂN BÌNH MINH
Tổng quan về công ty cổ phần xây dựng thương mại tổng hợp Tân Bình Minh
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần xây dựng thương mại tổng hợp Tân Bình Minh
3.1.2 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng thương mại tổng hợp Tân Bình Minh.
3.1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý, tổ chức kế toán và cơ chế quản lý tài chính của công ty cổ phần xây dựng thương mại tổng hợp Tân Bình Minh
- Đặc điểm tổ chức quản lý
- Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
- Đặc điểm tổ chức công tác kế toán
- Cơ chế quản lý tài chính
Phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần xây dựng thương mại tổng hợp Tân Bình Minh
3.2.1 Phân tích cấu trúc tài chính
3.2.1.1 Phân tích cơ cấu tài sản
3.2.1.2 Phân tích cơ cấu nguồn vốn
3.2.1.3 Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn
3.2.2 Phân tích khả năng sinh lời.
3.2.2.1 Tỷ suất sinh lời trên doanh thu
3.2.2.2 Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA)
3.2.2.3 Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
3.2.3 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán.
3.2.3.1 Phân tích tình hình công nợ phải thu, phải trả
- Phân tích tình hình các khoản phải thu
- Vòng quay các khoản phải thu
- Phân tích tình hình các khoản phải trả
3.2.3.2 Phân tích khả năng thanh toán
- Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
3.2.3.2 Hệ số thanh toán nhanh
3.2.4 Phân tích khả năng hoạt động
3.2.4.1 Hiệu suất sử dụng tài sản
3.2.4.2 Số vòng quay hàng tồn kho
THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP TÂN BÌNH MINH
Thảo luận kết quả nghiên cứu về phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần xây dựng thương mại tổng hợp Tân Bình Minh
4.1 Thảo luận kết quả nghiên cứu về phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần xây dựng thương mại tổng hợp Tân Bình Minh.
Mặc dù là một công ty mới đi vào hoạt động từ năm 2012 nhưng với đối ngũ lãnh đạo sáng suốt và có định hướng phát triển rõ ràng trong các năm tiếp theo, đội ngũ cán bộ nhận viên tại các phòng ban có trình độ và kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng đã góp phần không nhỏ tạo nên thành công chung cho toàn công ty
Thị trường hoạt động của công ty cổ phần xây dựng thương mại tổng hợp Tân Bình Minh đang từng bước được mở rộng, Nếu như trong năm 2012 các công trình của công ty bị bó hẹp trong phạm vi Hà Nội chủ yếu là các công trình nâng cao năng suất hoạt động của trạm biến áp trong khu vực Hà Nội Thì qua đến năm
2013, 2014 thị trường hoạt động của công ty đã ngày càng mở rộng trong đó ngành mũi nhọn được xác định là xây dựng cầu, đường mà tiêu biểu là công trình đường vành đai khu công nghiệp Yên Bình thuộc tỉnh Thái Nguyên, xây dựng và nâng cấp công xuất hoạt động trạm biến áp 110 KW Bắc An Khánh hay công trình thủy điện Hoa Thám thuộc tỉnh Cao Bằng…và còn một số các công trình khác thuộc địa bàn
Hà Nội Công ty đồng thời tiến hành thực hiện các công trình này Việc mở rộng được thị trường hoạt động của công ty đã tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức với toàn công ty trong việc huy động nguồn vốn để thực hiện cũng như bố trí nguồn nhân lực phù hợp và đạt hiệu quả cao, do các công trình nằm rải rác ở các tỉnh thành.
Thông qua quá trình phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần xây dựng thương mại tổng hợp Tân Bình Minh nhận thấy rằng mặc dù trong những năm qua trước bối cảnh khó khăn chùng của nên kinh tế nói chung và ngành xây dựng nói riêng nhưng công ty vẫn gặt hái được một số thành công nhất định.
Về mặt tài chính, mặc dù là một doanh nghiệp trẻ trong ngành xây dựng nhưng những gì công ty đạt được đánh dấu sự trưởng thành vững chắc tiêu biểu như ngay trong năm đầu hoạt động công ty đạt doanh thu 23,726,424,452 đồng, tiếp tục trên đà phát triển thì qua tới năm 2013 công ty đạt doanh thu với mức 67,657,236,927 đồng và con số 99,982,349,886 đồng là doanh thu đạt được trong năm 2014.
Với mục tiêu mở rộng và phát triển công ty lớn mạnh hơn nữa cả về mặt chất và lượng thì sang năm 2014 công ty đã tăng vốn chủ sở hữu lên 10,000,000,000 đồng Con số này được đánh giá không phải là quá lớn, tuy nhiên với quy mô và tình hình thực tế tại công ty thì con số này đã góp phần không nhỏ trong việc ổn định hoạt động và giảm bớt những gánh nặng từ các khoản nợ vay mang lại.
Hàng tồn kho là một khoản mục mà theo đánh giá của bản thân đã tạo ra không ít khó khăn cho phía công ty trong vấn đề nâng cao tính thanh khoản cho các khoản phải trả Công ty đã nhìn nhận ra được những tồn tại đó và có cách khắc phục giảm dư lượng hàng tồn kho xuống.
Công ty cũng đã trú trọng hơn trong việc duy trì lượng tiền cần thiết để phục vụ cho các yêu cầu thanh toán điều đó được thể hiện ở lượng tiền và các khoản tương đương tiền được tăng lên một cách đáng kể nếu như trong năm 2012 khoản mục này chỉ có 82,022,223 đồng thì qua năm 2013 công ty đã nâng mức này lên 1,040,361,095 đồng và qua năm 2014 duy trì mức 950,511,691 đồng Với việc nâng cao giá trị các khoản mục này góp phần nâng cao hệ số thanh toán cho công ty, tránh tình trạng mất khả năng thanh toán.
Mặc dù trong ban lãnh đạo công ty đã có sự phân công và chịu trách nhiệm rõ ràng với từng khoản mục công việc rõ ràng, tuy nhiên trong quá trình quản lý thực tế còn có nhiều chồng chéo và sự thống nhất chung giữa các công trình Quy mô hoạt động của công ty còn nhỏ dẫn đến số lượng lao động chủ chốt tại các công trình còn ít, chủ yếu là thuê ngoài nên việc quản lý tại các công trình còn lỏng lẻo đơn cử như bộ phận kho, bộ phận giám sát, điều phối xe, dầu tại công trình dẫn đến tình trạng thất thoát tài sản của công ty.
Các công trình của công ty ở xa thuộc các tỉnh Thái Nguyên, Cao Bằng… trong khi trụ sở chính của công ty tại Hà Nội, điều này cũng khó tránh khỏi việc giám sát và đôn đốc công việc từ ban lãnh đạo công ty tới từng bộ phận chỉ huy công trình Điều đó yêu cầu chỉ huy trưởng công trình phải là người biết cách quản lý, linh hoạt trong việc xử lý các tình huống tại công trình và làm việc với ban quản lý và các cơ quan chức năng trên địa bàn hoạt động.
4.1.2.2 Các tác nhân khách quan
Các công trình được triển khai trong thời gian dài lại là thuộc khu vực miền núi nên chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi tác động của hiện tượng thiên nhiên, thường xuyên xảy ra lũ lụt và mưa bão điều đó đã làm gián đoạn quá trình hoạt động của các công trình ảnh hưởng đến quá trình nghiệm thu, thanh toán và tiến độ thực hiện. Bên cạnh đó làm thất thoát chi phí của công ty do toàn bộ máy móc, thiết bị được thuê theo tháng hay theo ca làm việc do đó mà công ty vẫn phải chịu các chi phí thuê máy, bảo trì máy móc trong khi thực tế không phát sinh nhiều công việc Ngoài ra còn cả chi phí ăn ở, thuê lái máy, ban chỉ huy công trường….làm cho chi phí phát sinh tăng cao trong khi việc thanh toán không được thực hiện điều đó ít nhiều ảnh hưởng tới việc luân chuyển cũng như chủ động dòng tiền của công ty.
4.1.2.3 Về cơ chế và chính sách
Trong bối cảnh chung của toàn nền kinh tế đang suy thoái đặc biệt nghiêm trọng với lĩnh vực xây dựng Mặc dù nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động và tiếp cận với các nguồn vốn vay, tuy nhiên đối với đơn vị xây dựng còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay từ phái ngân hàng Các thủ tục liên quan đến việc làm hồ sơ bảo lãnh thực hiện hợp đồng hay hồ sơ vay vốn trình phương án sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều vướng mắc yêu cầu tài sản thế chấp, giải tỏa bảo lãnh, thế chấp ở các đơn vị khác mới được tiến hành thực hiện vay tiếp Điều đó tạo nên sự e dè cho công ty trong việc xây dựng hạn mức tín dụng với các ngân hàng.
Các công trình mà công ty thực hiện chủ yếu là các công trình thuộc vốn ngân sách nhà nước Trong quá trình thực hiện, làm hồ sơ thanh quyết toán công trình còn gặp nhiều khó khăn do cơ chế làm việc của các cơ quan chủ quản, thiếu sự thông thoáng và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Điều đó tạo sự ách tắc trong công việc cũng như tiến độ thanh toán đơn cử như việc từ khi bàn giao hồ sơ nghiệm thu thanh toán cho chủ đầu tư thì phải 60 ngày sau mới có kết quả và lệch chuyển tiền thanh toán Điều đó làm cho công ty gặp vô vàn khó khăn trong việc thanh toán cho các nhà cung cấp cũng như kế hoạch sản xuất cho các công trình khác.
Thông qua các bảng báo cáo tài chính tại công ty và các số liệu trên các sổ sách của công ty nhận thấy rằng công ty đang duy trì một cơ cấu trong đó các khoản nợ chiếm tỷ trọng lớn hơn so với nguồn vốn chủ sở hữu.Năm 2012 các khoản nợ ngắn hạn đạt mức 9,545,518,947 đồng trong khi nguồn vốn chủ sở hữu là 9,545,518,947 đồng chưa thể hiện được sự chêch lệch rõ rệt như trong năm 2013, vốn chủ sở hữu không tăng làm cho mức tổng vốn chủ sở hữu chỉ đạt 5,168,377,142 đồng trong khi con số nợ phải trả lên tới 31,211,489,434 đồng gần gấp 6 lần vốn chủ sỏ hữu tạo sự chệch lêch quá lớn giữa cán cân vốn chủ sở hữu và nợ phải trả keo theo đó là việc công ty phải trả 1 khoản chi phí lãi vay tương đối lớn Qua năm
Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính của công ty cổ phần xây dựng thương mại tổng hợp Tân Bình Minh
4.3.2 Đối với các khoản mục chi phí
4.3.4 Khoản mục hàng tồn kho
4.3.5 Các khoản nợ phải trả
4.3.6 Đối với các khoản dự phòng
4.3.7 Mở rộng hoạt động tìm kiếm thị trường, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả bán hàng nhằm cải thiện các hệ số kinh doanh
Điều kiện để thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực tài chính của công
ty cổ phần xây dựng thương mại tổng hợp Tân Bình Minh.
Những hạn chế của đề tài nghiên cứu và một số gợi ý cho các nghiên cứu tiếp theo
4.6.1 Những hạn chế của đề tài.
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài bản thân còn thiếu kinh nghiệm trong quá trình phân tích nên chưa thể hiện một cách tốt nhất thực trạng tài hình tài chính của công ty như thế nào rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các nhà quản lý.S
Các số liệu được phân tích chủ yếu dựa vào các thông tin trên báo cáo tài chính trong các năm 2012, 2013, 2014 cần bổ sung và phân tích thêm các báo cáo nội bộ, bảng cân đối số phát sinh và các sổ chi tiết liên quan có như vậy mới đảm bảo phản ánh một cách tốt nhất ý nghĩa của những con số được báo cáo Đồng thời việc tiếp cận với các số liệu mới năm 2015 còn khó khăn do công ty đang trong quá trình quyết toán thuế nên chưa dự đoán được chính xác về tình hình tài chính công ty trong việc giải phóng các khoản hàng tổn kho, khoản mục phải thu khách hàng và tình trạng nợ phải trả.
4.6.2 Một số gợi ý cho các nghiên cứu trong tương lai
Trong định hướng nghiên cứu tiếp theo có thể tập trung nghiên cứu và đi sâu phân tích từng khoản mục chi phí tại doanh nghiệp như khoản mục hàng tồn kho, các khoản phải thu hay nợ phải trả cũng như đề ra các giải pháp nhằm khắc phục tồn động và nâng cao hiệu quả hoạt động cho các khoản mục đó.
Hay một hướng nghiên cứu nữa có thể được triển khai là phân tích quá trình xác định kết quả kinh doanh của công ty bởi với đề tài này chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu về các khoản mục chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung và chi phí may thi công của toàn công trình từ đó có thể đưa ra sự so sánh,đánh giá xem các khoản mục này đã được phản ánh chính xác và phù hợp với dự toán chưa, cách thực quản lý đã mang lại hiệu quả chưa, từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện giúp công ty.