1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần kinh đô

93 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 0,93 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (7)
  • 1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài (7)
  • 1.3. Mục tiêu nghiên cứu (9)
  • 1.4. Câu hỏi nghiên cứu (9)
  • 1.5. Phạm vi nghiên cứu (9)
  • 1.6. Phương pháp nghiên cứu (9)
  • 1.7. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu (10)
  • 1.8. Kết cấu của đề tài nghiên cứu (10)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH 5 2.1. Tài chính doanh nghiệp và sự cần thiết phải phân tích báo cáo tài chính (11)
    • 2.1.1. Tài chính doanh nghiệp (11)
    • 2.1.2. Sự cần thiết phải phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp (11)
    • 2.2. Cơ sở dữ liệu để phân tích báo cáo tài chính (13)
      • 2.2.1. Hệ thống báo cáo tài chính (13)
        • 2.2.1.1 Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DN) (14)
        • 2.2.1.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (16)
        • 2.2.1.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (17)
        • 2.2.1.4. Thuyết minh báo cáo tài chính (18)
      • 2.2.2. Các tài liệu khác (18)
    • 2.3. Phương pháp phân tích báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp (19)
      • 2.3.1. Phương pháp so sánh (19)
      • 2.3.2. Phương pháp loại trừ (20)
      • 2.4.1. Phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp (24)
        • 2.4.1.1. Phân tích tình hình biến động và cấu trúc tài sản của doanh nghiệp (24)
        • 2.4.1.2. Phân tích tình hình biến động và cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp (27)
      • 2.4.2. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp (28)
        • 2.4.2.1. Phân tích tình hình công nợ của doanh nghiệp (28)
        • 2.4.2.2. Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp (31)
      • 2.4.3. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh (34)
      • 2.4.4. Phân tích rủi ro tài chính (42)
      • 2.4.5. Phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ (45)
  • CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ 41 3.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Kinh Đô (46)
    • 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển (46)
    • 3.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý công ty Cổ phần Kinh Đô (48)
    • 3.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Kinh Đô (51)
    • 3.2. Phân tích thực trạng báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Kinh Đô (51)
      • 3.2.1. Về tổ chức phân tích báo cáo tài chính (51)
      • 3.2.2. Về phương pháp phân tích báo cáo tài chính (52)
      • 3.2.3. Nội dung phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Kinh Đô 47 (52)
        • 3.2.3.1 Phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp (0)
        • 3.2.3.2. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của Công ty (61)
        • 3.2.3.4. Phân tích báo cáo tài chính để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty (0)
      • 4.1.1. Những kết quả đạt được (82)
      • 4.1.2. Những mặt còn tồn tại (83)
    • 4.2. Giải pháp nâng cao năng lực tài chính tại Công ty Cổ phần Kinh Đô (84)
      • 4.2.1. Xác định chính sách tài trợ, duy trì đòn bẩy tài chính khoa học (84)
      • 4.2.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn (86)
      • 4.2.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản (87)
      • 4.2.4. Đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực (88)
    • 4.3. Điều kiện để cao năng lực tài chính tại Công ty Cổ phần Kinh Đô (89)
      • 4.3.1. Về phía nhà nước (89)
      • 4.3.2. Các điều kiện về phía doanh nghiệp (90)
    • 4.4. Đóng góp của việc hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Kinh Đô (91)
    • 4.5. Những hạn chế của đề tài nghiên cứu và một số gợi ý cho các nghiên cứu tương lai (91)
      • 4.5.1. Những hạn chế của đề tài nghiên cứu (91)
      • 4.5.2. Các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu (91)
    • 4.6. Kết luận của đề tài nghiên cứu.....................................................................87 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88 (92)
  • PHỤ LỤC (0)

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay trong điều kiện kinh tế thị trường, nền kinh tế đang mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới, ngày càng nhiều hoạt động diễn ra trong tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, ngân hàng, tài chính Thị trường tài chính ở Việt Nam vẫn còn hết sức mới mẻ, chưa phát huy hết hiệu quả hoạt động của mình Việc đầu tư vào lĩnh vực tài chính chứa đựng nhiều nhạy cảm, rủi ro, đòi hỏi các nhà đầu tư phải cân nhắc, tính toán hết sức kỹ lưỡng Trước khi ra quyết định đầu tư bất kỳ một nhà đầu tư nào cũng phải đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Công cụ dễ dàng nhất để các nhà đầu tư, các nhà quản trị doanh nghiệp hiểu rõ về tình hình tài chính của doanh nghiệp nhất thông qua các báo cáo tài chính của công ty Do đó phân tích báo cáo tài chính là bức tranh phải ánh rõ nét nhất tình hình tài chính của doanh nghiệp Liệu rằng doanh nghiệp đó có được kỳ vọng là sẽ phát triển trong tương lai hay sẽ xuống dốc

Công ty Cổ phần Kinh Đô là công ty đại chúng đã niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, vì vây yêu cầu cung cấp thông tin và phân tích báo cáo tài chính nhằm đưa ra một cái nhìn khái quát, toàn diện về tình hình tài chính của Công ty là một yêu cầu cấp thiết Do đó để giúp các nhà đầu tư nắm bắt được xu hướng hoạt động, khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong tương lai, dưới đây, tác giả lựa chọn đề tài “Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Kinh Đô” Bên cạnh việc đưa ra những phân tích, nhận xét về các chỉ số tài chính trong hoạt động kinh doanh, tác giả cũng đề xuất một số những giải pháp để có thể cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp là cơ sở quan trọng giúp nhà quản trị và các nhà đầu tư ra quyết định chính xác Việc phân tích báo cáo tài chính sẽ giúp các doanh nghiệp và các cơ quan thấy được rõ thực trạng hoạt động tài chính, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp Từ đó đánh giá được tiềm năng cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như những rủi ro và triển vọng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp Chính vì vậy phân tích báo cáo tài chính luôn được chú trọng và quan tâm Trong thời gian qua đã có rất nhiều các công trình, luận văn thạc sỹ, luận văn cao học nghiên cứu về phân tích báo cáo tài chính của các tập đoàn, công ty đặc biệt là các công ty cùng ngành, cụ thể như:

- “Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị” Hồ Phan Thanh Loan, Luận văn tốt nghiệp khoa Kế toán tài chính, 2009

- “Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty Cổ phần Tràng An”, Nguyễn Thị Dung, Luận văn tốt nghiệp khoa Kế toán tài chính, 2009

- “Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Sữa Việt Nam”.

- “Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng Sản Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ - Trần Thị Thu Thuỷ

- “Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại công ty gang Thép Thái Nguyên”, Luận văn thạc sỹ - Nguyễn Thị Phương Thảo.

Sau khi nghiên cứu các công trình trên, tác giả nhận thấy, các công trình đã hệ thống hoá được những vấn đề chung nhất về phân tích báo cáo tài chính và thực trạng phân tích tài chính tại doanh nghiệp Đưa ra được những kết quả đạt được cũng như những tồn tại, đồng thời cũng đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính hay phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp Tuy nhiên trong thời gian qua chưa có một nghiên cứu cụ thể về phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Kinh Đô, chưa có nghiên cứu chuyên sâu để đánh giá tình hình hoạt động của công ty thông qua các báo cáo tài chính Để có cái nhìn chuyên sâu và khách quan hơn về tình hình kinh doanh của Công ty, tác giả chọn đề tài nghiên cứu phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Kinh Đô Vì vậy, những nghiên cứu trong công trình này không giống với bất kỳ nghiên cứu nào trước đó.

Mục tiêu nghiên cứu

- Về mặt lý luận: Đề tài nghiên cứu và góp phần hoàn thiện một số vấn đề lý luận về phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp;

- Về mặt thực tiễn: Đề tài xem xét và đánh giá thực trạng nội dung phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Kinh Đô Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Kinh Đô thông qua việc việc phân tích báo cáo tài chính Mặt khác đề tài cũng kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính tại Công ty Cổ phần Kinh Đô

Câu hỏi nghiên cứu

- Những nội dung lý luận nào là cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu của đề tài?

- Đặc điểm tổ chức tại doanh nghiệp ảnh hưởng thế nào đến phân tích tài chính của doanh nghiệp?

- Thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Kinh Đô như thế nào?

- Đánh giá về thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Kinh Đô trên những khía cạnh nào và ra sao?

- Giải pháp nào để hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phầnKinh Đô.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp sử dụng xuyên suốt trong đề tài là phương pháp duy vật biện chứng, bên cạnh đó kết hợp với phương pháp thống kê, liệt kê, phân tích các nguồn số liệu Trong quá trình nghiên cứu đề tài được áp dụng nguyên tắc khách quan, logic trong phân tích và nhận xét Ngoài ra đề tài còn áp dụng phương pháp diễn dịch, quy nạp, so sánh trong quá trình phân tích và làm rõ vấn đề.

Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

- Về mặt lý luận: Luận văn góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến phân tích báo cáo tài chính, đưa ra cái nhìn chính xác về các phương pháp phân tích báo cáo tài chính

- Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại công ty Cổ phần Kinh Đô, đề tài giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính, hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty Mặt khác tác giả còn đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện, khắc phục những tồn tại trong công tác phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Kinh Đô.

- Về bản thân tác giả: Qua nghiên cứu phân tích báo cáo tài chính tại Công ty

Cổ phần Kinh Đô, tác giả có điều kiện tiếp cận thực tế về phân tích báo cáo tài chính, qua đó học hỏi, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong công tác phân tích tài chính tại doanh nghiệp.

Kết cấu của đề tài nghiên cứu

Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu;

Chương 2: Cơ sở lý luận về báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tài chính; Chương 3: Phân tích thực trạng báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Kinh Đô;

Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu và giải pháp nâng cao năng lực tài chính tại Công ty Cổ phần Kinh Đô.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH 5 2.1 Tài chính doanh nghiệp và sự cần thiết phải phân tích báo cáo tài chính

Tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng không chỉ trong bản thân doanh nghiệp mà cả trong nền kinh tế, nó là động lực thúc đẩy sự phát triển của mỗi quốc gia mà tại đây diễn ra quá trình sản xuất kinh doanh: đầu tư, tiêu thụ và phân phối, trong đó sự chu chuyển của vốn luôn gắn liền với sự vận động của vật tư hàng hoá.

Hoạt động tài chính là một trong những nội dung cơ bản thuộc hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm giải quyết các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính là những mối quan hệ tiền tệ gắn trực tiếp với việc tổ chức, huy động, phân phối, sử dụng và quản lý vốn một cách có hiệu quả. Để nắm được tình hình tài chính của doanh nghiệp mình cũng như tình hình tài chính của các đối tượng quan tâm thì việc phân tích tình hình tài chính thông qua các báo cáo tài chính là rất quan trọng Thông qua việc phân tích hệ thống báo cáo tài chính, người ta có thể sử dụng thông tin đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh, triển vọng cũng như rủi ro trong tương lai của doanh nghiệp Bởi vậy, việc phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp là mối quan tâm của nhiều nhóm đối tượng khác nhau như Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, các nhà đầu tư, các cổ đông, các chủ nợ, các nhà cho vay tín dụng, nhân viên ngân hàng, các nhà bảo hiểm và kể cả cơ quan Nhà nước cũng như nhóm có những xu hướng tập trung vào các khía cạnh riêng trong bức tranh tài chính của mỗi doanh nghiệp.

Sự cần thiết phải phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp

Trong môi trường cạnh tranh gay gắt trên nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp muốn đứng vững và phát triển được thì phải bảo đảm một tình hình tài chính vững chắc và ổn định Thông qua phân tích báo cáo tài chính sẽ thấy được tình hình tài chính của doanh nghiệp Phân tích báo cáo tài chính là nghiên cứu khám phá hoạt động tài chính đã được biểu hiện bằng con số Cụ thể hơn, phân tích báo cáo tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về tài chính hiện hành với quá khứ thông qua phân tích các con số đó có ý nghĩa lớn đối với những người quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp Nhiệm vụ của phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp là sử dụng các công cụ, phương pháp và kỹ thuật để làm các con số nói lên thực chất của tình hình tài chính của doanh nghiệp Các quyết định của người quan tâm sẽ chính xác hơn nếu như họ nắm bắt được cơ chế hoạt động tài chính thông qua việc sử dụng thông tin của phân tích báo cáo tài chính Mặc dù việc sử dụng thông tin tài chính của một nhóm người trên những góc độ khác nhau, song phân tích báo cáo tài chính cũng nhằm thoả mãn một cách duy nhất cho các đối tương quan tâm, cụ thể là:

- Đối với bản thân doanh nghiệp: Việc phân tích báo cáo tài chính sẽ giúp cho các nhà lãnh đạo và bộ phận tài chính doanh nghiệp thấy được tình hình tài chính của đơn vị mình và chuẩn bị lập kế hoạch cho tương lai cũng như đưa ra các kết quả đúng đắn kịp thời phục vụ quản lý Qua phân tích, nhà lãnh đạo doanh nghiệp thấy được một cách toàn diện tình hình tài chính trong doanh nghiệp trong mối quan hệ nội bộ với mục đích lợi nhuận và khả năng thanh toán để trên cơ sở đó dẫn dắt doanh nghiệp theo một chiều hướng sao cho chỉ số của các chỉ tiêu tài chính thoả mãn yêu cầu của chủ nợ cũng như của các chủ sở hữu.

- Đối với các chủ Ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng: Phân tích báo cáo tài chính cho thấy khả năng thanh toán của doanh nghiệp về các khoản nợ và lãi. Đồng thời, họ quan tâm đến số lượng vốn của chủ sở hữu, khả năng sinh lời của doanh nghiệp để đánh giá đơn vị có trả nợ được hay không trước khi quyết định cho vay.

- Đối với nhà cung cấp: Doanh nghiệp là khách hàng của họ trong hiện tại và tương lai Họ cần biết khả năng thanh toán có đúng hạn và đầy đủ của doanh nghiệp đối với món nợ hay không Từ đó họ đặt ra vấn đề quan hệ lâu dài đối với doanh nghiệp hay từ chối quan hệ kinh doanh.

- Đối với các nhà đầu tư : Phân tích báo cáo tài chính giúp cho họ thấy khả năng sinh lợi, mức độ rủi ro hiện tại cũng như trong tương lai của doanh nghiệp để quyết định xem có nên đầu tư hay không.

- Đối với công nhân viên trong doanh nghiệp: Nhóm người này cũng muốn biết về thu nhập của mình có ổn định không và khả năng sinh lời của doanh nghiệp.

- Đối với Nhà nước: Cần thông tin cho việc áp dụng các chính sách quản lý vĩ mô, để điều tiết nền kinh tế.

Như vậy, hoạt động tài chính tập trung vào việc mô tả mối quan hệ mật thiết giữa các khoản mục và nhóm các khoản mục nhằm đạt được mục tiêu cần thiết phục vụ cho chủ doanh nghiệp và các đối tượng quan tâm khác nhằm đưa ra quyết định hợp lý, hiệu quả phù hợp với mục tiêu của đối tượng này Mục đích tối cao và quan trọng nhất của phân tích báo cáo tài chính là giúp cho nhà quản trị lựa chọn được phương án kinh doanh tối ưu và đánh giá chính xác tiềm năng của doanh nghiệp.

Cơ sở dữ liệu để phân tích báo cáo tài chính

2.2.1 Hệ thống báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, các khoản nợ, nguồn hình thành tài sản, tình hình tài chính cũng như kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp Nói cách khác, báo cáo tài chính là phương tiện trình bày khả năng sinh lợi và thực trạng tài chính của doanh nghiệp cho những người quan tâm.

Hệ thống báo cáo tài chính có những vai trò sau đây:

- Cung cấp những chỉ tiêu kinh tế tài chính cần thiết, giúp kiểm tra phân tích một cách tổng hợp toàn diện có hệ thống tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu của doanh nghiệp.

- Cung cấp thông tin, số liệu để kiểm tra, giám sát tình hình hạch toán kinh doanh, tình hình chấp hành chính sách chế độ kế toán - tài chính của doanh nghiệp.

- Cung cấp thông tin và số liệu để phân tích đánh giá tình hình, khả năng về tài chính - kinh tế của doanh nghiệp, giúp cho công tác dự báo và lập kế hoạch tài chính ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp.

Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp được lập với mục đích sau:

- Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát và toàn diện tình hình biến động về tài sản, công nợ và nguồn vốn chủ sở hữu, tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán.

- Cung cấp các thông tin kinh tế tài chính chủ yếu cho việc đánh giá, phân tích tình hình kết quả hoạt động kinh doanh, thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong kỳ hoạt động vừa qua, làm cơ sở để đưa ra các quyết định kinh tế trong tương lai Thông tin của báo cáo tài chính là căn cứ quan trọng trong việc đề ra các quyết định về quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc đầu tư vào doanh nghiệp của chủ sở hữu, các nhà đầu tư, các chủ nợ hiện tại và tương lai của doanh nghiệp

Nhìn chung, hệ thống báo cáo tài chính kế toán của doanh nghiệp ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới đều cũng phải trình bày 4 báo cáo chủ yếu sau:

- Bảng cân đối kế toán, mẫu số B01-DN.

- Báo cáo kết quả kinh doanh, mẫu số B02-DN.

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, mẫu số B03-DN.

- Bản thuyết minh báo cáo tài chính, mẫu số B04-DN.

Ngoài ra, để phục vụ cho yêu cầu quản lý kinh tế tài chính, yêu cầu chỉ đạo mà các ngành, các công ty, các tập đoàn sản xuất, các liên hiệp xí nghiệp, các công ty liên doanh có thể quy định thêm các báo cáo tài chính kế toán khác Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu đề tài, chúng ta sẽ đề cập đến các báo cáo cơ bản như đã trình bày ở trên.

2.2.1.1 Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DN)

 Khái niệm và ý nghĩa của bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh một cách tổng quát toàn bộ tài sản hiện có của đơn vị tại một thời điểm nhất định, theo hai cách phân loại là kết cấu nguồn vốn kinh doanh và nguồn hình thành vốn kinh doanh.

Số liệu trên bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu của tài sản, nguồn vốn Căn cứ vào bảng cân đối kế toán có thể nhận xét, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Về mặt kinh tế, qua xem xét phần tài sản, cho phép đánh giá tổng quát năng lực và trình độ sử dụng vốn Khi xem xét phần nguồn vốn, người sử dụng thấy được thực trạng tài chính của doanh nghiệp.

Về mặt pháp lý, phần tài sản thể hiện số tiềm lực mà doanh nghiệp có quyền quản lý, sử dụng lâu dài gắn với mục đích thu được các khoản lợi ích trong tương lai Phần nguồn vốn cho phép người sử dụng bảng cân đối kế toán thấy được trách nhiệm của doanh nghiệp về tổng số vốn đã đăng ký kinh doanh với Nhà nước, về số tài sản đã hình thành bằng vốn vay ngân hàng và vốn vay đối tượng khác cũng như trách nhiệm phải thanh toán các khoản nợ với người lao động, với người cho vay,với nhà cung cấp, với cổ đông, với ngân sách Nhà nước…

 Nguồn số liệu để lập bảng cân đối kế toán

Khi lập bảng cân đối kế toán, nguồn số liệu được lấy từ:

- Bảng cân đối kế toán ngày 31/12 năm trước

- Sổ kế toán tổng hợp và chi tiết (sổ cái và sổ chi tiết) các tài khoản có số dư cuối kỳ phản ánh tài sản, công nợ và nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.

 Kết cấu của Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DN)

Bảng cân đối kế toán được thể hiện dưới dạng bảng cân đối số dư các tài khoản kế toán và sắp xếp trật tự các chỉ tiêu theo yêu cầu quản lý Bảng cân đối kế toán được chia làm 2 phần là phần “Tài sản” và phần “Nguồn vốn”.

Phần “Tài sản” cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo đang tồn tại dưới dạng các hình thái và trong tất cả các giai đoạn, các khâu của quá trình kinh doanh Trên cơ sở tổng số tài sản và kết cấu tài sản hiện có mà có thể đánh giá một cách tổng quát quy mô tài sản năng lực và trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Tài sản được chia thành hai mục là:

Phương pháp phân tích báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp

Phương pháp phân tích báo cáo tài chính kế toán là một hệ thống các công cụ, biện pháp, các kỹ thuật và cách thức nhằm tiếp cận, nghiên cứu các hiện tượng và các mối liên hệ bên trong và bên ngoài, các luồng tiền chuyển dịch và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định Từ đó giúp các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính kế toán có các quyết định phù hợp tuỳ theo mục đích và yêu cầu của từng đối tượng Để đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng sử dụng báo cáo tài chính kế toán, người ta có nhiều phương pháp phân tích khác nhau như phương pháp so sánh, phương pháp loại trừ, phương pháp liên hệ, phương pháp hồi quy tương quan… để có thể nắm được thực trạng tài chính của doanh nghiệp dưới nhiều góc độ, phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau

So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích báo cáo tài chính nhằm nghiên cứu kết quả, sự biến động và mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích.

So sánh số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi tình hình tài chính doanh nghiệp Đánh giá sự tăng trưởng hay tụt lùi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

 So sánh số thực hiện với số kế hoạch để thấy rõ mức độ phấn đấu của doanh nghiệp.

 So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số trung bình của ngành, của các doanh nghiệp khác để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp mình là tốt hay xấu, được hay chưa được.

So sánh có ba hình thức: so sánh theo chiều dọc, so sánh theo chiều ngang và so sánh theo xu hướng.

- So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu với tổng thể.

- So sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự biến đổi cả về số tương đối và số tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua các kỳ tiếp theo.

- So sánh theo xu hướng thường dùng số liệu từ ba năm trở lên để thấy được sự tiến triển của các chỉ tiêu so sánh đặt trong mối quan hệ với các chỉ tiêu khác làm nổi bật sự biến động về tình hình tài chính hiện tại và dự đoán tình hình tài chính của doanh nghiệp trong tương lai.

Khi tiến hành so sánh phải giải quyết các vấn đề về điều kiện so sánh và tiêu chuẩn so sánh: Điều kiện so sánh được: Khi so sánh theo thời gian, các chỉ tiêu cần thống nhất về nội dung kinh tế, về phương pháp và đơn vị tính Khi so sánh về không gian, thường là so sánh trong một ngành nhất định nên cần phải quy đổi về cùng một quy mô với các điều kiện kinh doanh tương tự nhau.

Tiêu chuẩn so sánh được: Là các chỉ tiêu được chọn làm căn cứ so sánh (còn gọi là kỳ gốc) Tuỳ theo mục đích, yêu cầu của phân tích mà chọn các chỉ tiêu chuẩn so sánh thích hợp. Để phục vụ cho mục đích cụ thể của phân tích, phương pháp so sánh thường được sử dụng dưới các dạng sau:

So sánh bằng số tuyệt đối:

Khi so sánh bằng số tuyệt đối, các nhà phân tích sẽ biết được qui mô biến động (mức tăng hay giảm) của chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc biểu hiện bằng tiền, hiện vật hay giờ công cụ thể.

So sánh bằng số tương đối:

Số tương đối phản ánh kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển và mức độ phổ biến của chỉ tiêu nghiên cứu Do vậy, so sánh bằng số tương đối, các nhà quản lý sẽ nắm được xu hướng biến động của các chỉ tiêu.

So sánh bằng số bình quân:

Số bình quân phản ánh mức độ bình quân hay đặc điểm điển hình của 1 tổ, 1 bộ phận, 1 đơn vị,… Khi so sánh bằng số bình quân, các nhà quản lý sẽ biết được mức độ mà doanh nghiệp đạt được so với bình quân chung của tổng thể, của ngành… Từ đó, xác định được vị trí của doanh nghiệp trong tổng thể, trong ngành.

Phương pháp loại trừ được sử dụng nhằm xác định xu hướng và mức độ ảnh hưởng của lần lượt từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích Theo phương pháp này, khi nghiên cứu ảnh hưởng của một nhân tố nào đó phải loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố còn lại.

Phương pháp loại trừ được sử dụng trong phân tích dưới hai cách là phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch:

Phương pháp thay thế liên hoàn

Thay thế liên hoàn là phương pháp thay thế lần lượt từng nhân tố từ giá trị gốc sang kỳ phân tích để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó đến chỉ tiêu nghiên cứu Các nhân tố chưa được thay thế phải giữ nguyên kỳ gốc Sau đó, so sánh trị số của chỉ tiêu nghiên cứu vừa tính được với trị số của chỉ tiêu nghiên cứu trước khi thay thế nhân tố Mức chênh lệch về trị số của chỉ tiêu nghiên cứu sau và trước khi thay thế nhân tố chính là ảnh hưởng của nhân tố đó đến sự biến động của chỉ tiêu. Để áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn cần đảm bảo điều kiện và trình tự sau:

- Xác định chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu;

- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu Các nhân tố này phải có quan hệ chặt chẽ với chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu dưới dạng tích số hoặc thương số.

- Sắp xếp các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu vào một công thức toán học theo thứ tự từ nhân tố số lượng đến chất lượng

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ 41 3.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Kinh Đô

Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty Cổ phần Kinh Ðô tiền thân là Công ty TNHH Xây dựng và Chế biến thực phẩm Kinh Ðô, được thành lập năm 1993 theo Quyết định số 216 GP-UB ngày 27/02/1993 của Chủ tịch UBND Tp Hồ Chí Minh và Giấy phép Kinh doanh số

048307 do Trọng tài Kinh tế Tp Hồ Chí Minh cấp ngày 02/03/1993 Những ngày đầu thành lập, Công ty chỉ là một xưởng sản xuất nhỏ diện tích khoảng 100m 2 tại Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh, với 70 công nhân và vốn đầu tư 1,4 tỷ đồng, chuyên sản xuất và kinh doanh bánh snack - một sản phẩm mới đối với người tiêu dùng trong nước. Ðến năm 1994: sau hơn một năm kinh doanh thành công với sản phẩm bánh snack, Công ty tăng vốn điều lệ lên 14 tỷ đồng và nhập dây chuyền sản xuất snack trị giá 750.000USD từ Nhật Thành công của bánh snack Kinh Ðô với giá rẻ, mùi vị đặc trưng phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng trong nước đã trở thành bước đệm quan trọng cho sự phát triển không ngừng của Công ty Kinh Ðô sau này.

Năm 1996: Công ty đầu tư xây dựng nhà xưởng mới tại số 6/134 Quốc lộ 13,

Phường Hiệp Bình Phước, Quận Thủ Ðức và đầu tư dây chuyền sản xuất bánh cookies với công nghệ và thiết bị hiện đại của Ðan Mạch trị giá 5 triệu USD Lúc này, số lượng công nhân của Công ty đã lên tới 500 người.

Năm 1997 và 1998: Công ty đầu tư dây chuyền sản xuất bánh mì, bánh bông lan công nghiệp trị giá 1,2 triệu USD với công suất 25 tấn bánh/ngày

Cuối năm 1998: Công ty đưa dây chuyền sản xuất kẹo chocolate vào khai thác với tổng đầu tư là 800.000 USD.

Năm 1999: Công ty nâng vốn điều lệ lên 40 tỷ đồng, đồng thời thành lập trung tâm thương mại Savico - Kinh Ðô tại Quận 1, đánh dấu một bước phát triển mới của Kinh Ðô sang các lĩnh vực kinh doanh khác ngoài bánh kẹo Cũng trong nãm 1999, Công ty khai trương hệ thống bakery đầu tiên, mở đầu cho một chuỗi hệ thống của hàng bánh kẹo Kinh Ðô từ Bắc vào Nam sau này

Năm 2000: Công ty tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 51 tỷ đồng, mở rộng diện tích nhà xưởng lên hơn 40.000 m 2 Tiếp tục chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, Công ty đầu tư một dây chuyền sản xuất bánh crackers từ châu Âu trị giá trên 2 triệu USD, đây là một trong số các dây chuyền sản xuất bánh crackers lớn nhất khu vực

Năm 2001: Công ty nhập một dây chuyền sản xuất kẹo cứng và một dây chuyền sản xuất kẹo mềm công suất 2 tấn/giờ trị giá 2 triệu USD Cũng trong năm

2001, Công ty cũng nâng công suất sản xuất các sản phẩm crackers lên 50 tấn/ngày bằng việc đầu tư mới dây chuyền sản xuất bánh mặn crackers trị giá 3 triệu USD. Ngày 5/1/2001, Công ty nhận Giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ISO 9002 do tổ chức BVQI cấp Năm 2001 cũng là năm sản phẩm của Công ty được xuất khẩu mạnh sang các nước Mỹ, Pháp, Canada, Ðức, Ðài Loan, Singapore, Nhật Bản, Lào, Camphuchia, Thái Lan, Ðể đảm bảo hiệu quả quản lý trong điều kiện quy mô sản xuất kinh doanh ngày càng lớn.

Tháng 9 năm 2002: Công ty Cổ phần Kinh Ðô được thành lập với chức năng sản xuất kinh doanh bánh kẹo để tiêu thụ ở các tỉnh miền Nam, miền Trung và xuất khẩu Công ty Cổ phần Kinh Ðô có vốn điều lệ là 150 tỷ đồng, trong đó vốn góp của Công ty TNHH Xây dựng và Chế biến Thực phẩm Kinh Ðô là 50 tỷ đồng.Trước đó, vào năm 2001, Công ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm Kinh Ðô Miền Bắc tại Hưng Yên cũng đã được thành lập để sản xuất bánh kẹo cung ứng cho thị trường các tỉnh phía Bắc Cũng trong năm 2002, nhằm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, nhanh chóng hội nhập với các nước khu vực và thế giới, hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002 được thay thế bằng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn 9001:2000.

Năm 2003: Công ty Cổ phần Kinh Ðô nhập dây chuyền sản xuất chocolate trị giá 1 triệu USD và tăng vốn điều lệ lên 200 tỷ đồng.

Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý công ty Cổ phần Kinh Đô

 Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty: Ðại hội đồng cổ đông: Ðại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết và người được cổ đông ủy quyền

Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị do Ðại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty, quản trị Công ty giữa 2 kỳ Ðại hội Hiện tại Hội đồng quản trị Công ty có 5 thành viên, nhiệm kỳ mỗi thành viên là 3 năm

Ban kiểm soát: Ban kiểm soát do Ðại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh và báo cáo tài chính của Công ty Hiện tại Ban kiểm soát Công ty gồm 3 thành viên, mỗi thành viên có nhiệm kỳ 3 năm

Ban Tổng Giám đốc: Ban Tổng Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, có nhiệm vụ tổ chức điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty theo những chiến lược và kế hoạch đã được Hội đồng quản trị và Ðại hội đồng cổ đông thông qua Các thành viên Ban Tổng Giám đốc có nhiệm kỳ là 3 năm.

 Cơ cấu tổ chức của công ty:

Công ty Cổ phần Kinh Ðô được tổ chức và hoạt động tuân thủ theo Luật doanh nghiệp đã được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá

X kỳ họp thứ V thông qua ngày 12/06/1999 Các hoạt động của Công ty tuân thủLuật doanh nghiệp, các Luật khác có liên quan và Ðiều lệ Công ty Ðiều lệ Công ty bản sửa đổi đã được Ðại hội đồng cổ đông thông qua ngày 16/03/2005 là cơ sở chi phối mọi hoạt động của Công ty.

Công ty Cổ Phần Kinh đô Công ty Cổ phần Thực phẩm

Công ty TNHH Xây dựng và Chế biến thực phẩm Kinh Đô

Công ty Cổ phần CBTP

Công ty Cổ phần TM &

Công ty Cổ phần Kinh đô Bình Dương Công ty Cổ phần KiDO’S

Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Kinh Ðô ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

TỔNG GIÁM ĐỐC HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

PHÓ TGĐ KD QUỐC TẾ

PHÒNG KẾ TOÁN - QUẢN TRỊ &

PHÒNG KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH

PHÒNG QUẢN TRỊ ĐƠN HÀNG

PHÒNG KIỂM TOÁN NỘI PHÒNG QA BỘ

Sơ đồ 3.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Kinh Đô

Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Kinh Đô

- Các nhóm sản phẩm chính của công ty: Hiện nay công ty đang sản xuất 7 nhóm sản phẩm đó là bánh cookies, bánh crackers, bánh quế, bánh snack, bánh trung thu, bánh mì công nghiệp, kẹo cứng mềm và chocolate.

- Nguyên vật liệu: Nguyên liệu chính được Công ty sử dụng trong sản xuất bánh khô bao gồm bột mì, đường, trứng, sữa, dầu ăn, bơ shortening, hương liệu khác. Nguyên liệu chính được sử dụng sản xuất bánh trung thu bao gồm: bột mì Trung Quốc SPIII, bột nếp, đường kính trắng đặc biệt, trứng vịt muối, nước cốt dừa, hạt sen, trà xanh, khoai môn,đậu xanh, hương liệu khác.Vật liệu phụ gồm các loại bao bì đóng gói sản phẩm từ chất liệu polypropylene, KOP,

- Trình độ công nghệ: Hiện nay Kinh Ðô đang sở hữu những dây chuyền sản xuất bánh kẹo hiện đại nhất tại Việt Nam, trong đó có nhiều dây chuyền thuộc loại hiện đại nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương và thế giới Toàn bộ máy móc thiết bị của Công ty được trang bị mới 100%, mỗi dây chuyền sản xuất từng dòng sản phẩm là một sự phối hợp tối ưu các máy móc hiện đại có xuất xứ từ nhiều nước khác nhau

- Tình hình nghiên cứu và phát triến sản phẩm mới: Công ty đặc biệt chú trọng đến công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, xem đây là nhiệm vụ không chỉ của riêng bộ phận Nghiên cứu Phát triển (R&D) mà còn là trách nhiệm của Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc

- Về hoạt động Marketing: bao gồm các hoạt động sau:

+ Hoạt động nghiên cứu thị trường

+ Hoạt động quảng cáo tiếp thị và quan hệ cộng đồng (PR)

Phân tích thực trạng báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Kinh Đô

3.2.1 Về tổ chức phân tích báo cáo tài chính

Theo chế độ của Bộ Tài chính ban hành, hệ thống Báo cáo tài chính kế toán củaCông ty bao gồm có các loại báo cáo cơ bản sau đây: Bảng Cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo Lưu chuyển tiền và bản thuyết minh Báo cáo tài chính.

Nội dung, kết cấu của các loại báo cáo kế toán tài chính trên của Công ty đều tuân theo quy định của chế độ kế toán Việt nam

3.2.2 Về phương pháp phân tích báo cáo tài chính

Phương pháp phân tích báo cáo tài chính là sử dụng cách thức hay kỹ thuật dùng để xử lý các thông tin tài chính nhằm đánh giá tình hình tài chính của công ty. Việc phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Kinh Đô chủ yếu dùng 2 phương pháp sau:

- Phương pháp so sánh: Là phương pháp được sử dụng để đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích Trong phân tích báo cáo tài chính, phương pháp so sánh thường được sử dụng bằng cách so sánh ngang và so sánh dọc So sánh ngang là việc so sánh đối chiếu tình hình biến động cả về trị số tuyệt đối và tương đối của từng chỉ tiêu qua các thời kỳ kế toán, còn so sánh dọc là xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu trong tổng thể để rút ra kết luận.

- Phương pháp tỷ lệ: Đây là phương pháp truyền thống được áp dụng trong phân tích báo cáo tài chính Theo phương pháp này, tỷ số được dùng để phân tích, đó là các tỷ số đơn được thiết lập giữa chỉ tiêu này với chỉ tiêu khác.

- Phương pháp Dupont: Nhằm đánh giá sự tác động tương hỗ giữa các tỷ số tài chính bằng cách biến một chỉ tiêu tổng hợp thành hàm số của một loạt các biến số Vì vậy, cán bộ phân tích có thể đánh giá ảnh hưởng của nhiều yếu tố đến sự biến động của một yếu tố tài chính đang nghiên cứu.

3.2.3 Nội dung phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Kinh Đô 3.2.3.1 Phân tích cấu trúc tài chính của Công ty

Kết quả phân tích này sẽ cho các nhà quản trị doanh nghiệp và những người quan tâm thấy rõ được cơ cấu nguồn vốn, tài sản của quá trình kinh doanh từ đó đưa ra quyết định kinh doanh cho hợp lý.

 Phân tích cấu trúc của tài sản: (Qua bảng 3.1)

Bảng 3.1 Bảng phân tích tình cấu trúc tài sản năm 2010

(Đơn vị tính: Ngàn VNĐ)

CHỈ TIÊU ĐẦU NĂM CUỐI NĂM TỶ TRỌNG (%) CHÊNH LỆCH ĐẦU NĂM CUỐI NĂM TUYỆT ĐỐI TƯƠNG ĐỐI (%)

I Tiền và các khoản tương đương tiền 984.610.642 672.316.188 23,18 13,34 -312.294.454 -31,72

II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 518.183.741 161.660.248 12,2 3,21 -356.523.493 -68,8

III Các khoản phải thu ngắn hạn 847.053.745 1.018.355.260 19,94 20,21 171.301.515 20,22

V Tài sản ngắn hạn khác 19.620.862 42.876.928 0,46 0,85 23.256.066 118,53

I Các khoản phải thu dài hạn 681.868 611.868 0,02 0,01 -70.000 -10,27

II Tài sản cố định 656.084.839 937.724.877 15,45 18,61 281.640.038 42,93

III Bất động sản đầu tư 0 29.165.076 0,0 0,58 29.165.076

IV Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 994.535.189 1.209.977.565 23,41 24,01 215.442.376 21,66

V Tài sản dài hạn khác 32.318.075 104.719.905 0,76 2,08 72.401.830 224,03

VI Lợi thế thương mại 32.036.205 428.127.907 0,75 8,49 396.091.702 1236,39

(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Kinh Đô năm 2010

Qua bảng 3.1 ta nhận thấy tổng tài sản của Công ty cuối năm tăng so với đầu năm là 792.263.177 ngàn đồng, tương ứng 18,65 % Nhưng mức tăng này chủ yếu tăng do tăng tài sản dài hạn Ta xem xét các chỉ tiêu cụ thể.

Tài sản ngắn hạn: Vào thời điểm đầu năm tài sản ngắn hạn có giá trị là

2.531.944.824 ngàn đồng nhưng đến cuối năm tài sản ngắn hạn giảm xuống chỉ còn 2.329.536.982 ngàn đồng Như vậy, so với đầu năm tài sản ngắn hạn đã giảm 202.407.842 ngàn đồng, tương ứng giảm 7,99% Mặt khác nếu kết hợp phân tích theo chiều dọc, ta thấy tỷ trọng của tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản của Công ty giảm (từ 59,61% xuống còn 46,22%), chủ yếu là do tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền giảm 9,84% (từ 23,18% xuống còn 13,34%) do công ty đã đầu tư trang bị mới tài sản cố định và tỷ trọng các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn giảm 8,99% (từ 12,2% xuống còn 3,21%) ta đi vào xem xét nguyên nhân cụ thể.

- Tiền và các khoản tương đương tiền: Tiền và các khoản tương đương với tiền cuối năm giảm so với đầu năm là 312.294.454 ngàn đồng, tương ứng giảm 31,72 % Do công ty đang có kế hoạch giảm nhu cầu vốn bằng tiền trong khâu lưu thông nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng vốn Việc này sẽ làm giảm khả năng thanh toán đặc biệt là khả năng thanh toán tức thời của Công ty.

- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn giảm mạnh so với đầu năm 356.523.493 ngàn đồng (tương ứng giảm 68,8%) Điều này cho thấy Công ty đang đi vào hoạt động ổn định, các khoản vay ngắn hạn cũng giảm so với đầu năm.

Ngoài hai khoản mục làm giảm tài sản ngắn hạn của Công ty thì các khoản mục khác đều tăng so với đầu năm cụ thể:

- Các khoản phải thu ngắn hạn: Các khoản phải thu ngắn hạn tăng171.301.515 ngàn đồng so với đầu năm (tương ứng tăng 20,22%) Các khoản phải thu tăng mạnh là do các khoản phải thu khách hàng, trả trước cho người bán, các khoản phải thu khác đều tăng điều này cho thấy khả năng thu hồi nợ của Công ty là rất cao, tốc độ chu chuyển vốn cao và tránh được tình trạng bị chiếm dụng vốn nhiều

- Hàng tồn kho: Hàng tồn kho tăng 271.852.521 ngàn đồng (tương ứng tăng 167,32%) Mặt khác tỷ trọng hàng tồn kho so với tổng tài sản của Công ty chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng cũng tăng 4,79% (từ 3.83% lên 8,62%) Điều nay cho thấy Công ty đang mua lượng nguyên vật liệu, vật tư để đưa vào sản xuất kinh doanh là tương đối lớn Nhưng Công ty cần chú ý để điều tiết tránh bị tổn thất do các khoản suy giảm trong giá trị (do giảm giá, kém phẩm chất, lỗi thời ).

- Tài sản ngắn hạn khác: Tài sản ngắn hạn khác cũng tăng so với đầu năm là 23.256.066 ngàn đồng (tương ứng 118,53%) Do tỷ trọng của tài sản ngắn hạn khác so với tổng tài sản chiếm tỷ trọng rất nhỏ nên mức tăng này không ảnh hưởng nhiều đến quy mô của tổng tài sản.

Tài sản dài hạn: Tài sản dài hạn cuối năm tăng so với đầu năm là

994.671.022 ngàn đồng (tương ứng tăng 57,98%) Mặt khác tỷ trọng của tài sản dài hạn so với tổng tài sản của Công ty cuối năm tăng so với đầu năm (từ 40,39% tăng lên 53,78%) Tài sản dài hạn tăng mạnh là do sự tăng mạnh của tài sản cố định, các khoản đầu tư tài chính dài hạn, tài sản dài hạn khác và lợi thế thương mại.

- Tài sản cố định: Tài sản cố định cuối năm của Công ty tăng so với đầu năm là 281.640.038 ( tương ứng tăng 42,93%) Mức tăng này có được là do tăng tài sản cố định hữu hình và tăng tài sản cố định vô hình Nguyên nhân tăng là do Công ty đã đầu tư mua sắm mới, tăng xây dựng, tăng cường mua máy móc thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh Điều này trước mắt chưa ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty nhưng về lâu dài thì sẽ mang lại lợi nhuận lớn cho Công ty.

Giải pháp nâng cao năng lực tài chính tại Công ty Cổ phần Kinh Đô

4.2.1 Xác định chính sách tài trợ, duy trì đòn bẩy tài chính khoa học

Mục tiêu, chính sách kinh doanh của doanh nghiệp trong từng giai đoạn nhất định là khác nhau, song đều tựu chung lại ở mục tiêu tài chính là tối đa lợi ích của chủ sở hữu - tức là tối đa tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trong phạm vi mức độ rủi ro cho phép Chính vì thế, xây dựng- thiết lập được một cơ cấu tài chính tối ưu sẽ đảm bảo cho mức độ rủi ro tài chính của công ty là nhỏ và công ty sẽ thoát khỏi nguy cơ phá sản.

Với cơ cấu vốn của Công ty năm 2010 như đã phân tích ở phần III cũng đã tương đối hợp lý: Tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn hơn so với Tài sản lưu động (53,78% so với 40,39%) Công ty đã đầu tư trang thiết bị máy móc phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh Nhưng nguồn vốn để phục vụ sản suất kinh doanh lại chủ yếu tập trung vào nguồn vốn tự tài trợ của công ty cụ thể: Nguồn vốn chủ sở năm

2010 hữu chiến tỷ trọng rất lớn so với Nợ phải trả (74,17% so với 23,52%), nợ dài hạn năm 2010 là 151 tỷ nhỏ hơn nhiều so với nợ ngắn hạn là 1.033 tỷ Cho thấy khả năng đi chiếm dụng vốn của công ty là rất thấp Vì vậy công ty cần xác định xem mình cần bao nhiêu vốn đầu tư, bao nhiêu vốn để hoạt động và thời gian sử dụng các nguồn vốn này trong bao lâu, chi phí huy động và sử dụng vốn như thế nào để từ đó cân đối lại lượng nợ dài hạn làm một trong giải pháp huy động vốn khiến cơ cấu vốn và chính sách tài trợ của công ty được vững chắc hơn Do đó Công ty cần thực hiện các chính sách nhằm tăng cường việc chiếm dụng vốn mà vẫn đảm bảo khả năng thanh toán như sau:

- Chiếm dụng vốn của các nhà cung cấp: Mua chịu là một hình thức đã rất phổ biến trong môi trường kinh doanh hiện nay Một công ty nhỏ có thể không đủ tiêu chuẩn vay ngân hàng nhưng vẫn có thể mua chịu được Để tận dụng tốt nguồn tài trợ này, công ty cần chú ý mua chịu của các nhà cung cấp lớn, tiềm lực tài chính mạnh vì họ mới đủ khả năng bán chịu với thời hạn dài cho các doanh nghiệp nhỏ khác.

- Nguồn vốn từ các tổ chức tài chính tín dụng: Ngân hàng có vai trò rất quan trọng việc bổ sung vốn kịp thời cho các doanh nghiệp Thực tế công ty cũng đã rất thành công trong việc huy động các khoản nợ ngắn hạn song vẫn rất ít lần vay vốn trung và dài hạn để sử dụng Hiện nay các khoản vay ngắn hạn của công ty đã quá dư thừa, hơn nữa các khoản vay ngắn hạn thường có thời gian đáo hạn ngắn nên việc gia tăng nguồn tài trợ này dễ dẫn đến tình trạng các món nợ đến hạn chồng chất lên nhau gây lung túng cho công ty khi cùng một lúc phải trả nhiều món vay Ưu điểm của các khoản vay dài hạn là những giao dịch vay mượn này tương đối linh hoạt, người cho vay có thể thiết lập lịch trả nợ phù hợp với dòng tiền thu nhập của người vay. Để tránh tình trạng bị phụ thuộc vào một chủ nợ, Công ty cũng có thể sử dụng thêm các chính sách huy động nhằm đảm bảo khả năng thanh toán như:

- Sử dụng linh hoạt tiết kiệm nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các quỹ trích lập nhưng chưa sử dụng đến.

- Lợi nhuận để lại công ty: Đây là nguồn vốn hình thành từ lợi nhuận của công ty sau mỗi kỳ kinh doanh có lãi

- Nguồn lợi tích luỹ: Là các khoản phải trả khác nhưng chưa đến hạn thanh toán như nợ lương CBCNV, nợ thuế, phải trả các đơn vị nội bộ, đây là hình thức tài trợ " miễn phí" vì công ty sử dụng mà không phải trả lãi cho đến ngày thanh toán.

4.2.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Như đã phân tích ở chương III, ta thấy Công ty có nguồn vốn dồi dào nhưng hiệu quả sử dụng vốn lại thấp Do đó trong tương lai Công ty cần có giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Dưới đây là một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tại Công ty.

ROE = Hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu x

Số vòng quay của tài sản x

Suất sinh lời của Doanh thu

Ta thấy để tăng suất sinh lời của vốn chủ sở hữu có thể sử dụng các biện pháp: Tăng doanh thu và giảm chi phí, Tăng số vòng quay của tài sản và thay đổi cơ cấu tài chính Do đó công ty cần tập trung vào tăng doanh thu, cắt giảm chi phí, tăng cường hiệu quả sử dụng tài sản nhằm tăng vòng quay cảu tài sản.

Mặt khác ta còn có công thức:

ROE = [ Đòn bẩy tài chính x

(Suất sinh lời của tài sản - Rb)

Suất sinh lời của Tài sản

Trong đó: - Rt: là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

Trong mối quan hệ trên do (1- Rt) >0, nên khi doanh nghiệp kinh doanh có lãi và có ROA > Rb (Suất sinh lời của tài sản lớn hơn lãi suất vay) sẽ làm cho ROE tăng lên Trong trường hợp này Công ty có thể vay thêm để đầu tư cho kinh doanh mà vẫn đảm bảo nâng cao được hiệu quả kinh doanh và an toàn tài chính Việc gia tăng nợ trong trường hợp này sẽ làm cho đòn bẩy tài chính tăng kéo theo sự gia tăng của suất sinh lời của vốn chủ sở hữu Trong trường hợp này đòn bẩy tài chính được gọi là “đòn bẩy dương” Ngược lại “đòn bẩy âm” là khi ROA < Rb, khi đó việc vay nợ phần nào làm giảm hiệu qủa kinh doanh của Công ty Nếu tiếp tục vay thêm thì không những giảm hiệu quả kinh doanh mà còn gây rủi ro trong thanh toán Do vậy để tăng suất sinh lời của vốn chủ sở hữu Công ty cần xem xét các yếu tố liên quan đến lãi vay và suất sinh lời của tài sản, từ đó đưa ra các chiến lược kinh doanh kịp thời và hiệu quả.

Ngoài ra việc thu hồi các khoản nợ của Công ty là một việc rất quan trọng, bởi đây chính là nguồn tiền để Công ty có thể thực hiện tái sản xuất Đồng thời nguồn vốn của Công ty một phần bị tồn đọng chính trong những khoản nợ này do vậy việc thu hồi các khoản nợ là rất cần thiết đối với Công ty Do vậy cần tăng cường khả năng thu hồi nợ của Công ty, làm tăng khả năng quay vòng vốn của Công ty cũng tốt hơn, tránh được tình trạng bị khách hàng chiếm dụng vốn Vì vậy muốn thu hồi và quản lý nợ tốt, Công ty nên áp dụng các biện pháp sau:

- Theo dõi chặt chẽ thời hạn của các khoản phải thu, thấy được khoản nào đã đến hạn, khoản nào quá hạn từ đó có biện pháp thu hồi kịp thời tránh để rơi vào tình trạng bị chiếm dụng vốn

- Kiểm tra các điều khoản được ghi trong hợp đồng, đặc biệt chú ý đến thời gian và phương thức thanh toán.

- Có chính sách bán hàng phù hợp như: Giảm giá, chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại để thúc đẩy khả năng thanh toán của khách hàng.

- Thực hiện chính sách thu tiền linh hoạt, mền dẻo nhằm mục đích vừa không làm mất thị trường vừa thu hồi được các khoản nợ dây dưa khó đòi

4.2.3 Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản

Tài sản của Công ty được hình thành từ các nguồn vốn khác nhau, thường xuyên vận động qua các giai đoạn khác nhau của quá trình tái sản xuất Hiệu quả sử dụng tài sản và hiệu quả sử dụng nguồn vốn là hai yếu tố quan trọng trong việc xác định hiệu quả kinh doanh Qua phân tích ở chương III ta thấy hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty Cổ phần Kinh Đô năm 2010 chưa thực sự hiệu quả dù Công ty đã chú trọng đến tăng cường đầu tư máy móc thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất Vì vậy để tăng hiệu quả sử dụng tài sản thì Công ty phải sử dụng các biện pháp để tăng

Sức sinh lời của tài sản và giảm Sức hao phí của tài sản Để tăng Sức sinh lời của tài sản và giảm Sức hao phí của tài sản thì Công ty phải tìm cách tăng doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế thông qua việc mở rộng thị trường, thu hút thêm nhiều khách hàng, đồng thời phải có chính sách bán hàng phù hợp để tăng uy tín đối với khách hàng Bên cạnh đó việc giảm bớt chi phí, sử dụng tiết kiệm và tối đa các nguồn lực là việc hết sức cần thiết Công ty nên chú trọng đến việc kiểm soát chi phí đặc biệt là giảm chi phí tài chính, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp Có chính sách kiểm soát chặt chẽ từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ, tránh lãng phí nguồn lực.

4.2.4 Đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực Đội ngũ nhân lực là một yếu tố có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của một Doanh nghiệp Trong qúa trình sản xuất kinh doanh đội ngũ nhân lực tác động đến mọi khẩu, đến mọi quá trình hoạt động từ khâu thu mua nguyên vật liệu, chế tạo ra sản phẩm đến quá trình tiêu thụ sản phẩm, hay nói cách khác nguồn nhân lực là nguồn gốc sáng tạo ra mọi của cải vật chất cho xã hội Do đó Công ty cần phải phát huy được sức mạnh của độ ngũ lao động khơi dậy trong họ tiềm năng to lớn tạo cho họ động lực để họ phát huy được hết khả năng Khi đó công việc được giao cho họ sẽ đạt hiệu quả cao nhất Tiêu chuẩn tối ưu của đội ngũ lao động đòi hỏi phải có trình độ kỹ thuật cao về chuyên môn và phải đào tạo có hệ thống Vì vậy, để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, công ty cần phải có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lao động bằng cách:

Điều kiện để cao năng lực tài chính tại Công ty Cổ phần Kinh Đô

Doanh nghiệp chịu sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, do đó sự đổi mới và hoàn thiện các công cụ quản lý của Nhà nước có tác động tích cực đến quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện tốt phân tích báo cáo tài chính, về phía Nhà nước cần có những thay đổi trong cơ chế, chính sách như sau:

- Hoàn thiện các qui định về chế độ kế toán hiện hành Chế độ kế toán hiện hành vẫn còn nhiều hạn chế cần bổ sung và hoàn thiện Những quy định còn mang tính cứng nhắc, độ mở thấp và chưa dự đoán được những thay đổi của cơ chế quản lý kinh tế trong xu thế hội nhập Do vậy Bộ Tài chính cần nghiên cứu đổi mới, hoàn thiện chế độ kế toán theo hướng mở, linh hoạt tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp áp dụng phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp.

- Xây dựng qui định về việc công bố thông tin, đặc biệt là các Công ty Cổ phần Mặc dù các văn bản hiện nay đã quy định trách nhiệm công bố thông tin nhưng các quy định này chưa được hoàn thiện Cần quy định rõ các báo cáo cần phải công bố, những chỉ tiêu mang tính bắt buộc phải có thời gian báo cáo định kỳ.

- Thống nhất quy định kiểm toán đối với tất cả các doanh nghiệp Thực hiện điều này chính là tạo sự công bằng giữa các doanh nghiệp, tăng trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc lập và cung cấp báo cáo tài chính.

- Ban hành chế tài xử lý vi phạm đối với các đơn vị có liên quan trong việc công bố thông tin Nhà nước cần ban hành các chế tài xử phạt đối với những đơn vị cung cấp thông tin thiếu tin cậy

- Ban hành những quy định cụ thể đối với công tác thống kê Phân tích báo cáo tài chính sẽ trở lên đầy đủ và có ý nghĩa hơn nếu có hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành Đây chính là cơ sở tham chiếu quan trọng khi tiến hành phân tích Khi so sánh với số liệu ngành ta có thể thấy được các chỉ tiêu tài chính của một doanh nghiệp là cao hay thấp, tốt hay xấu Thông qua việc đối chiếu với số liệu trung bình ngành, nhà quản lý biết được vị thế của doanh nghiệp mình, từ đó đánh giá được cụ thể hơn thực trạng tài chính cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình Để có được số liệu trung bình ngành cần có sự can thiệp của Nhà nước trong các quy định về chế độ thống kê.

4.3.2 Các điều kiện về phía doanh nghiệp Để thực hiện thành công các giải pháp nêu trên, về phía Công ty Cổ phần Kinh Đô cần phải có sự đổi mới phù hợp trong từng hoạt động của doanh nghiệp.

- Đối với công tác tài chính trong doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Kinh Đô cần tổ chức bộ máy kế toán hoạt động một cách khoa học, các bộ phận phối hợp chặt chẽ với nhau đảm bảo cung cấp thông tin chính xác, kịp thời Công ty nên thực hiện việc kiểm tra, kiểm toán nội bộ định kỳ Điều này sẽ giúp Công ty phát hiện được những sai sót, nhầm lẫn và củng cố nề nếp làm việc của bộ máy kế toán khoa học hơn, góp phần nâng cao tính chính xác của số liệu kế toán.

- Công ty cần công khai hóa thông tin: Nguồn vốn quan trọng có thể thu hút trong quá trình kinh doanh là từ thị phần từ thị trường chứng khoán, do vậy việc công bố thông tin qua hệ thống báo cáo tài chính là thực sự cần thiết Các thông tin cần thiết phải công bố là thông tin về cơ cấu vốn, cơ cấu tài sản, kết quả kinh doanh và phân phối thu nhập…

- Nêu các đề xuất, giải pháp với các cơ quan quản lý Nhà nước

- Xây dựng các quy định trách nhiệm của những người liên quan trong quá trình lập, công bố thông tin và phân tích thông tin trên báo cáo tài chính

- Nâng cao tính đóng góp, tính xây dựng của cổ đông đối với hệ thống thông tin được cung cấp trên báo cáo tài chính.

- Xây dựng chế độ đào tạo cán bộ làm công tác phân tích báo cáo tài chính. Nâng cao trình độ chuyên môn cho những người làm công tác phân tích là một biện pháp giúp cho công tác này mang lại hiệu quả cao.

- Trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho công tác phân tích báo cáo tài chính, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật đặc biệt là hệ thống phần mềm phân tích chuyên dụng.

Đóng góp của việc hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Kinh Đô

- Về mặt lý luận: Luận văn góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Kinh Đô.

- Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Kinh Đô, đề tài đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại và hoàn thiện hơn nữa công tác phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Kinh Đô.

- Về bản thân tác giả: Qua việc nghiên cứu đề tài phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Kinh Đô, tác giả đã có điều kiện tiếp cận với thực tế về công tác phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Kinh Đô, qua đó học hỏi được nhiều kinh nghiệm và có điều kiện để hoàn thiện hơn kiến thức về phân tích báo cáo tài chính.

Những hạn chế của đề tài nghiên cứu và một số gợi ý cho các nghiên cứu tương lai

4.5.1 Những hạn chế của đề tài nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù đã có những cố gắng để nghiên cứu, tìm hiểu đề tài nhưng do giới hạn về không gian và thời gian nghiên cứu nên luận văn không tránh khỏi những hạn chế nhất định.

Thứ nhất: Do thời gian nghiên cứu có hạn đề tài chủ yếu tập trung vào phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Kinh Đô trong thời gian ngắn, chủ yếu là hai năm 2009 và 2010.

Thứ hai: Khi so sánh các chỉ tiêu tài chính mới chỉ đơn thuần so sánh giữa các năm với nhau mà chưa có sự so sánh với các công ty trong cùng ngành hoặc với số liệu trung bình ngành.

4.5.2 Các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

Nếu có điều kiện tiếp tục nghiên cứu tác giả sẽ tập trung vào nghiên cứu các vấn đề sau:

Thứ nhất: Công tác phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Kinh Đô từ năm 2008 đến năm 2010

Thứ hai: Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Kinh Đô kết hợp so sánh với báo cáo tài chính tại các công ty trong ngành và số liệu bình quân của ngành.

Kết luận của đề tài nghiên cứu 87 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88

Từ những vấn đề lý luận và thực tế đã trình bày trên đây, chúng ta có thể khẳng định rằng, trong nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển và xu thế hội nhập quốc tế ngày càng đòi hỏi mỗi doanh nghiệp đều phải tiến hành phân tích báo cáo tài chính Phân tích báo cáo tài chính trở thành một công cụ đắc lực đối với các nhà quản lý doanh nghiệp giúp các nhà quản lý có những thông tin đáng tin cậy trong việc lựa chọn và đưa ra các quyết định kinh doanh hiệu quả.

Qua thời gian nghiên cứu lý luận về phân tích báo cáo tài chính, cùng với việc phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Kinh Đô, tác giả đã hoàn thành luận văn Thạc sỹ kinh tế với đề tài “Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty

Cổ phần Kinh Đô” Với sự nỗ lực hết sức của bản thân cộng với sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn, PGS.TS Phạm Thị Gái, những nội dung và yêu cầu nghiên cứu đã được thể hiện đầy đủ trong luận văn Qua quá trình phân tích nghiên cứu, tác giả hi vọng đã đưa ra một bức tranh toàn cảnh về thực trạng tài chính tại Công ty Cổ phần Kinh Đô, tình hính hoạt động cũng như định hướng phát triển nhằm nâng cao năng lực tài chính tại Công ty giúp các nhà quản trị và các nhà đầu tư đưa ra chiến lược kinh doanh và đầu tư kịp thời và chính xác.

Ngày đăng: 28/08/2023, 00:23

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1: Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu phản ánh suất sinh lời theo phương - Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần kinh đô
Sơ đồ 2.1 Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu phản ánh suất sinh lời theo phương (Trang 22)
Bảng 2.1. Phân tích cơ cấu tài sản - Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần kinh đô
Bảng 2.1. Phân tích cơ cấu tài sản (Trang 24)
Bảng 2.3. Bảng phân tích tình hình thanh toán - Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần kinh đô
Bảng 2.3. Bảng phân tích tình hình thanh toán (Trang 29)
Bảng 2.4. Bảng phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán - Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần kinh đô
Bảng 2.4. Bảng phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán (Trang 33)
Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Kinh Ðô - Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần kinh đô
Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Kinh Ðô (Trang 49)
Sơ đồ 3.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Kinh Đô - Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần kinh đô
Sơ đồ 3.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Kinh Đô (Trang 50)
Bảng 3.1.  Bảng phân tích tình cấu trúc tài sản năm 2010 - Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần kinh đô
Bảng 3.1. Bảng phân tích tình cấu trúc tài sản năm 2010 (Trang 53)
Bảng 3.2. Bảng phân tích tỷ trọng tài sản ngắn hạn - Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần kinh đô
Bảng 3.2. Bảng phân tích tỷ trọng tài sản ngắn hạn (Trang 56)
Bảng 3.3. Bảng phân tích cấu trúc của nguồn vốn năm 2010 - Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần kinh đô
Bảng 3.3. Bảng phân tích cấu trúc của nguồn vốn năm 2010 (Trang 58)
Bảng 3.6. Bảng phân tích các khoản phải thu năm 2010 - Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần kinh đô
Bảng 3.6. Bảng phân tích các khoản phải thu năm 2010 (Trang 62)
Bảng 3.7. Bảng phân tích các tỷ suất liên quan đến khoản phải thu năm 2010 - Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần kinh đô
Bảng 3.7. Bảng phân tích các tỷ suất liên quan đến khoản phải thu năm 2010 (Trang 63)
Bảng 3.8. Phân tích tình hình luân chuyển khoản phải thu năm 2010 - Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần kinh đô
Bảng 3.8. Phân tích tình hình luân chuyển khoản phải thu năm 2010 (Trang 64)
Bảng 3.9. Bảng phân tích tình hình các khoản phải trả năm 2010 - Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần kinh đô
Bảng 3.9. Bảng phân tích tình hình các khoản phải trả năm 2010 (Trang 65)
Bảng 3.10. Bảng các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán - Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần kinh đô
Bảng 3.10. Bảng các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán (Trang 66)
Bảng 3.13. Bảng phân tích hiệu quả của tài sản cố định - Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần kinh đô
Bảng 3.13. Bảng phân tích hiệu quả của tài sản cố định (Trang 71)
Bảng 3.15. Phân tích khả năng luân chuyển của hàng tồn kho - Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần kinh đô
Bảng 3.15. Phân tích khả năng luân chuyển của hàng tồn kho (Trang 75)
Bảng 3.17. Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tài chính qua cơ cấu nợ - Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần kinh đô
Bảng 3.17. Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tài chính qua cơ cấu nợ (Trang 77)
Bảng 3.18.  Phõn tích tình hình lưu chuyển tiền tệ - Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần kinh đô
Bảng 3.18. Phõn tích tình hình lưu chuyển tiền tệ (Trang 79)
Bảng 3.19: Phân tích tỷ trọng các dòng tiền của các hoạt động - Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần kinh đô
Bảng 3.19 Phân tích tỷ trọng các dòng tiền của các hoạt động (Trang 81)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w