1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác động của tính bền vững doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp du lịch vùng duyên hải nam trung bộ tại việt nam

279 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác Động Của Tính Bền Vững Doanh Nghiệp Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Doanh Nghiệp Du Lịch Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ Tại Việt Nam
Tác giả Võ Thị Tâm
Người hướng dẫn TS. Võ Tấn Phong, TS. Mai Thị Ánh Tuyết
Trường học Trường Đại học Lạc Hồng
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại luận án
Năm xuất bản 2021
Thành phố Đồng Nai
Định dạng
Số trang 279
Dung lượng 1,56 MB

Cấu trúc

  • 1.1 Lýdo chọnđềtài (15)
    • 1.1.1 Bốicảnh lýthuyết (15)
    • 1.1.2 Bốicảnh thựctiễn (19)
    • 1.1.3 Khoảngtrốngnghiên cứu (22)
  • 1.2 Mụctiêu nghiên cứu củađềtài (22)
    • 1.2.1 Mụctiêu tổngquát (22)
    • 1.2.2 Mụctiêu cụ thể (22)
  • 1.3 Câuhỏi nghiên cứu củađềtài (23)
  • 1.4 Đốitượngvà phạmvi nghiên cứu (23)
    • 1.4.1 Đốitượngnghiên cứu (23)
    • 1.4.2 Phạmvi nghiên cứu (23)
  • 1.5 Phươngpháp nghiên cứu (23)
    • 1.5.1 Nghiêncứuđịnh tính (23)
    • 1.5.2 Nghiêncứuđịnh lượng (24)
  • 1.6 Nhữngđiểmmớicủa luận án (24)
  • 1.7 Ý nghĩa củađềtài nghiên cứu (25)
    • 1.7.1 Vềmặt khoahọc (25)
    • 1.7.2 Vềmặtthựctiễn (25)
  • 1.8 Kếtcấu củađềtài (26)
  • 2.1 Cáckháiniệm (27)
    • 2.1.1 Bềnvữngdoanh nghiệp (27)
    • 2.1.2 Hiệuquảhoạtđộng của doanhnghiệp (36)
    • 2.1.3 Mốiquan hệgiữa CSvàHQHĐ (41)
    • 2.1.4 Sựgắnbócủa nhânviên (42)
    • 2.1.5 Sựcamkếtcủa nhàđầu tư (46)
    • 2.1.6 Sựthamgia củacộngđồng địa phương (48)
  • 2.2 Tổngquanvềcác lý thuyết liên quan (52)
    • 2.2.1 Lýthuyết tính chính đáng(Legitimacy Theory) (52)
    • 2.2.2 Lýthuyếtthểchế(InstitutionalTheory) (54)
    • 2.2.3 Lýthuyết cácbên liên quan(Stakeholder Theory) (56)
    • 2.2.4 Lýthuyết phụthuộcnguồnlực (ResourceDependence Theory) (59)
  • 2.3 Lượckhảocác nghiêncứu có liênquan (61)
    • 2.3.1 Cácnghiêncứu vềtácđộng của CS đến HQHĐ (61)
    • 2.3.2 Cácnghiêncứu liên quanđến sựthamgiacủacộng đồng (64)
    • 2.3.3 Cácnghiêncứu liên quanđếnSGBNV (66)
    • 2.3.4 Cácnghiêncứu liên quanđến sựcamkếtcủa nhà đầu tư (68)
  • 2.4 Môhình nghiên cứu vàgiảthuyết nghiên cứu (73)
    • 2.4.1 Cơsở xâydựng mô hình (73)
    • 2.4.2 Pháttriển giảthuyết nghiên cứu (75)
    • 2.4.3 Môhìnhnghiên cứu đềxuất (80)
  • 3.1 Phươngpháp luậnvàquy trình nghiên cứu (83)
    • 3.1.1 Phươngpháp luận (83)
    • 3.1.2 Quytrình nghiên cứu (85)
  • 3.2 Nghiêncứuđịnh tính (86)
    • 3.2.1 Thiếtkếthangđobanđầu (86)
    • 3.2.2 Cơsở đểchọnbiến nhâu khẩuhọc (97)
    • 3.2.3 Thựchiện phương pháp thảo luận nhóm (100)
    • 3.2.4 Kếtquảnghiên cứu địnhtính (100)
    • 3.2.5 Thiếtkếbảngcâu hỏi khảo sát (107)
  • 3.3 Nghiêncứuđịnh lượngsơ bộ (108)
    • 3.3.1 Phươngpháp chọn mẫu (108)
    • 3.3.2 Thuthập dữ liệu nghiên cứu sơbộ (108)
    • 3.3.3 Phươngpháp phân tích dữliệu nghiên cứu sơ bộ (109)
    • 3.3.4 Kếtquảnghiên cứu địnhlượngsơ bộ (109)
  • 3.4 Nghiêncứuđịnh lượngchính thức (116)
    • 3.4.1 Thiếtkếbảngcâu hỏi (116)
    • 3.4.2 Thiếtkếmẫu (117)
    • 3.4.3 Thuthập dữ liệu nghiên cứu (118)
    • 3.4.4 Phươngpháp phân tích dữ liệu (119)
  • 4.1 Tổngquanvềcác doanh nghiệpdulịch tại vùngDHNTBtạiViệt Nam (123)
  • 4.2 Đặcđiểmmẫu nghiêncứu chínhthức (126)
  • 4.3 Đánhgiámô hìnhđo lường (127)
    • 4.3.1 Kiểmtra độ tin cậy của thangđo (127)
    • 4.3.2 Đánhgiágiá trịhộitụ (127)
    • 4.3.3 Đánhgiáđộ phânbiệt (128)
  • 4.4 Đánhgiámô hìnhcấu trúc (SEM) (129)
    • 4.4.1 Đánhgiáhiện tượngđacộng tuyến (129)
    • 4.4.2 Đánhgiáhệsố xác địnhcó điều chỉnh R 2 (130)
    • 4.4.3 Kiểmđịnhbootstrapping (131)
    • 4.4.4 Kiểmđịnhgiảthuyết (133)
  • 4.5 Mứcđộ tácđộng giữacác khái niệmnghiêncứu (133)
    • 4.5.1 Mứcđộ tácđộng trựctiếp (133)
    • 4.5.2 Mứcđộ tácđộng giántiếp (134)
  • 4.6 Kiểmđịnhsự khácbiệt (137)
    • 4.6.1 Kiểmđịnhsự khácbiệt theo loại hình doanhnghiệp (137)
    • 4.6.2 Kiểmđịnhsự khácbiệt theo lĩnhvựchoạtđộng (138)
    • 4.6.3 Kiểmđịnhsự khácbiệt theo quymô doanh nghiệp (139)
    • 4.6.4 Kiểmđịnhsự khácbiệt theo khuvựchoạtđộng (140)
  • 4.7 Thảoluận kết quảnghiên cứu (141)
    • 4.7.1 Thảoluận vềmô hìnhnghiên cứu (141)
    • 4.7.2 Thảoluận vềthangđo và giảthuyết nghiên cứu (142)
    • 4.7.3 Thảoluận vềsự khácbiệt giữa cácnhóm (150)
  • CHƯƠNG 5.K Ế T L U Ậ N V À HÀM Ý QUẢN TRỊ (26)
    • 5.1 Kếtluận (153)
    • 5.2 Hàmý quản trị (154)
      • 5.2.1 Hàmý vềbền vững doanhnghiệp (155)
      • 5.2.2 Hàmý vềsự gắn bó của nhân viên (161)
      • 5.2.3 Hàmý vềsự thamgiacủacộngđồngđịa phương (163)
      • 5.2.4 Hàmý vềsự camkếtcủa nhà đầu tư (165)
      • 5.2.5 Hàmý vềsự khácbiệt (167)
    • 5.3 Hạnchếcủaluận ánvàhướng nghiên cứu tiếp theo (169)

Nội dung

Lýdo chọnđềtài

Bốicảnh lýthuyết

Hiệu quả hoạt động (HQHĐ) là chủ đề nhận được sự quan tâm rộng rãi trong cácnghiên cứu chiến lược (Vankatranan và Rananujam, 1986; Glunk và Wilderom, 1996;Hernaus và cộng sự, 2012; Rodrigues và Franco, 2019) Trong một thời gian dài, việcđo lường HQHĐ của doanh nghiệp gần như được đồng nhất với việc đo lường các chỉtiêutàichính(GlunkvàWilderom,1996).Tuynhiên,cáckháiniệmrộnghơnvềHQHĐđã được thảo luận (Kaplan và Norton, 2005; Hernaus và cộng sự, 2012) Theo đó,HQHĐ đã được tiếp cận theo quan điểm của lý thuyết các bên liên quan (Kanter vàBrinkerhoff, 1981; Chakravarthy, 1986; Brown và Laverick, 1994) Theo lý thuyết cácbên liên quan (Stakeholder theory), một doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại nếu doanhnghiệp có khả năng đáp ứng tốt nhu cầu của các bên liên quan (Freeman, 2015). Nóicách khác, một doanh nghiệp thành công hay hoạt động hiệu quả là một doanh nghiệpquản lý và đáp ứng tốt nhu cầu của các bên liên quan Điều này ngụ ý rằng nếu doanhnghiệpkhônggiảiquyếttốtnhucầucủacácbênliênquan,nguycơxungđộtcóthểxảyra và ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến HQHĐ Như vậy, lý thuyết các bên liênquanđã ảnh hưởng đến cácquyếtđịnh chiếnlượccủa doanhnghiệp.

Với sự xuất hiện của khái niệm phát triển bền vững (PTBV) cho thấy sự thay đổitrong quan điểm chiến lược của các doanh nghiệp Quan điểm này khiến các doanhnghiệp phải xem xét lại mô hình chiến lược kinh doanh của mình Theo đó, khái niệmbềnvữngdoanhnghiệp(CorporateSustainability–

CS)đượcsửdụngrộngrãiđểđềcậpđếncáchtiếpcậncủamộtdoanhnghiệpnhằmtạoragiátrịlâudàicho cácbênliênquan(Stakeholders) thông qua việc thực hiện các chiến lược kinh doanh tập trung vào cáckhíacạnhkinhtế,xãhộivàmôitrường(Triplebottomline)(DyllickvàHockerts,2002;Hahnvà cộngsự,2017; Ashrafivàcộng sự, 2019). Đồng thời, theo lý thuyết phụ thuộc nguồn lực, CS được xem là một chiến lượckinhdoanhvàđầutư nhằm tìm cáchsửdụngcácnguồnlựckinhdoanhtốtnhấtđểđáp ứng và cân bằng nhu cầu của các bên liên quan hiện tại và tương lai (WCED, 1987).Trêncơsởđó,cácdoanhnghiệpsẽquảnlývàthựchiệncáchoạtđộngphùhợpvớinhucầu của các bên liên quan, nhằm giảm nguy cơ, rủi ro từ sự phản ứng của các nhóm xãhội bên ngoài Ngoài ra, việc áp dụng các chiến lược CS cho phép doanh nghiệp vượttrộihơnsovớicácdoanhnghiệpkháckhôngthựchiệncácchiếnlượcbềnvững(AdamsvàZutshi ,2004).TheoAdams(2002),nhữngthựchànhbềnvữngmàcácdoanhnghiệpsẽ tạo điều kiện cho việc thiết lập các hệ thống kiểm soát nội bộ, ra quyết định và tiếtkiệm chi phí tốt hơn Thông qua việc quản lý nguồn lực hiệu quả, các doanh nghiệp cóthểđạtđượclợithếcạnhtranhbềnvữnglâudài.Điềunàycủngcốthêmnhậnthứcrằngviệcápdụng cácthựctiễnvềCSđãtrởthànhmộtđiểmcốtyếutrongchươngtrìnhquảntrịđịnhhướng hiệu quảcủa nhiều tổ chức(Sy,2016).

Hơn nữa, ý nghĩa mà CS mang lại cho doanh nghiệp là tăng cường khả năng tuânthủ luật và các qui định Với những thảo luận về biến đổi khí hậu, suy giảm tài nguyênnăng lượng và tác động môi trường, không có gì ngạc nhiên khi các cơ quan chính phủvànhànướcbanhànhngàycàngnhiềuquyđịnhvềbảovệmôitrường.TíchhợpPTBVvới ba thành tố then chốt (Triple bottom line) vào hoạt động kinh doanh sẽ giúp doanhnghiệp kịp thời tuân thủ những quy định không ngừng thay đổi hiện nay (Tomšič vàcộng sự, 2015) Do đó, nhiều doanh nghiệp đã nhận thức được tầm quan trọng của CSđối với doanh nghiệp (Dyllick và Hockerts, 2002) và các học giả đã bắt đầu thảo luậnrộngrãivềchủđềnày(Hahnvàcộngsự,2017;Ashrafivàcộngsự,2018;RodriguesvàFranco,20 19).

Bên cạnh đó, các nghiên cứu thực nghiệm gần đầy đã cho thấy tác động tích cựccủa CS đến HQHĐ của doanh nghiệp (Eccles và cộng sự, 2014; Tomšič và cộng sự,2015; Sy, 2016; El-Khalil và El-Kassar, 2018) Tuy nhiên, các nghiên cứu về tác độngcủa CS đến HQHĐ lấy bối cảnh từ các nước phát triển và tập trung vào các tập đoànlớn.Dođó,nghiêncứuvềtácđộngcủaCSđếnHQHĐcủadoanhnghiệptrongbốicảnhmớikhôn gchỉgópphầnnhậndiệntầmquantrọngcủacáckháiniệmnàymộtcáchtoàndiện hơn, mà còn bổ sung kiến thức về việc đo lường các khái niệm nghiên cứu, từ đógópphầnđemlạiýnghĩavềmặtlýthuyếtvàthựctiễn.Đồngthời,Baumgartner(2014)đã kết luận rằng việc tìm kiếm tài liệu ngày càng tăng về chủ đề CS cũng như sự thiếuvắngcácnghiêncứucungcấpbằngchứngthựcnghiệmtronglĩnhvựcnày.Theođ ó,

Baumgartner (2014) đã khuyến khích cần thiết phải có những nghiên cứu chuyên sâuhơn vềchủđềnày.

Lý thuyết các bên liên quan chỉ ra rằng doanh nghiệp không chỉ chịu trách nhiệmtrước các cổ đông của mình mà còn phải xem xét lợi ích của các bên liên quan khác(Freeman, 2015) Đồng thời, các hoạt động vì mục tiêu phát triển CS sẽ thúc đẩy sự tintưởng,camkếtvàhợptáccủacácbênliênquanđốivớidoanhnghiệp(Gaovàcộngsự,2016) Điều này ngụ ý rằng các hoạt động CS sẽ ảnh hưởng đến thái độ và hành vi nhưsựcamkết, sựgắnbóvàsự thamgiacủacácbên liênquan chủ yếucủa doanhnghiệp.

Trong bối cảnh đó, nhân viên luôn được nhìn nhận là một trong những bên liênquan bên trong quan trọng đối với doanh nghiệp Theo nghiên cứu của Choi và Yu(2014),haitácgiảđãchothấynhậnthứccủangườilaođộngvềthựchànhcáchoạtđộngbền vững có tác động tích cực đến sự gắn bó của nhân viên (SGBNV) đối với doanhnghiệp Đồng thời, SGBNV là một trong những yếu tố nền tảng ảnh hưởng đến HQHĐ(Jung và Yoon, 2012; Ghazzawi, 2008; Tuna và cộng sự, 2016). Những nghiên cứu vềcác yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của người lao động với tổ chức đã được thực hiệnở nhiều quốc gia, trong nhiều ngành và tập trung chủ yếu vào các yếu tố động viên tàichính và phi tài chính Các nghiên cứu về những yếu tố tác động thuộc phương diệnnhận thức về trách nhiệm công dân doanh nghiệp, về đạo đức đối với môi trường gầnnhưítđượcchútrọng.ĐiềunàyđãtạocơhộichocácnghiêncứuvềsựtácđộngcủaCSđến nhận thức, thái độ và hành vi của nhân viên và vai trò trung gian của sự gắn nhânviêncủanhân viên trongsự ảnhhưởngcủaCS đến HQHĐ.

Ngoài ra, Lo và Sheu đã khẳng định trong nghiên cứu của mình rằng các doanhnghiệp có chiến lược PTBV có nhiều khả năng được các nhà đầu tư khen thưởng vớimức định giá doanh nghiệp và cổ phiếu cao hơn trên thị trường tài chính (Lo và Sheu,2007) Nói cách khác, việc thực hiện các chiến lược bền vững giúp tăng cường sự quantâmchúývàdẫnđếnsựcamkếtcủanhàđầutư(SCKNĐT)đốivớidoanhnghiệp.Hơnnữa,cácn ghiêncứuvềchủđềnàyđãchỉrarằngsaukhiđầutưvàocáccôngty,cácnhàđầu tư tổ chức luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện quản trị công ty(Corporate governance) (Hartzell và Starks, 2003; Dong và Ozkan, 2008;

Mizuno,2014).Dođó,camkếtcủanhàđầutưsẽảnhhưởngtíchcựcđếnnhữngnguyêntắcquảntrịdoa nhnghiệptốt(OECD,2004)

(dẫnchiếuOECDPrinciplesofCorporteGovernance)vàđiềunàygópphầnquantrọngtro ngviệcnângcaoHQHĐ.Điềunày cho thấy, có mối quan hệ cần được khám phá bằng nghiên cứu thực nghiệm về vai tròtrung gian của sự cam kết của các nhà đầu tư trong tác động của CS đến HQHĐ. Kiểmđịnh mối quan hệ trung gian này nhằm khẳng định giả định nền tảng lý thuyết các bênliên quan – những thực thể chịu ảnh hưởng và ảnh hưởng bởi các quyết định và hoạtđộngcủa doanh nghiệp.

Lược khảo tài liệu cho thấy, phần lớn các nghiên cứu về CS được thực hiện trongcác ngành công nghiệp (Pedersen và cộng sự, 2018; Annunziata và cộng sự,

2018), nơithường được xem là nguồn chủ yếu của ô nhiễm môi trường và an toàn lao động ViệcnghiêncứuCS trongcácngànhdịchvụlàrấthạnchế.Kallio(2018)chorằngngànhdulịchđangởthờiđiểmthenchốt, nơimàtiềmnăngvàcácmốiđedọaliênquanđếnngànhdu lịch đã thu hút được sự chú ý của toàn cầu Mặc dù lĩnh vực này mang lại nhiều cơhộipháttriểnvìlàmộttrongnhữngngànhlớnnhấttoàncầu,nhưngảnhhưởngtiêucựcmà ngành du lịch góp phần đối với môi trường như sự nóng lên của trái đất và biến đổikhíhậucũngđãđượcthừanhận.Nhưmộtphảnứng,ngànhdulịchvàgiớihọcthuậtđãvàđangchu yểnhướngsangcácdiễnthuyếtvềdulịchbềnvững,haygầnđâylàdulịchcó trách nhiệm, nơi các bên liên quan hướng tới con đường PTBV toàn diện Kallio(2018) nhấn mạnh giá trị cốt lõi của cuộc tranh luận về du lịch bền vững là khái niệmvề trách nhiệm, đặc biệt là khái niệm về trách nhiệm của các bên liên quan đối với tínhbềnvững trongdulịch.

Lược khảo các nghiên cứu về chủ đề bền vững trong du lịch, tác giả tìm thấy cácnghiên cứu tập trung vào khoảng cách thái độ - hành vi của khách du lịch (Juvan andDolnicar, 2014; Fernandez and Sanchez, 2016) hơn là thái độ - hành vi của sự tham giacủa cộng đồng địa phương (STGCĐĐP) vào du lịch, trong khi công đồng địa phươngđược xem là bên liên quan đặc biệt quan trọng để có được sự bền vững một cách toàndiện(Kallio,2018).Tuycórấtítkhungkháiniệmvàlýthuyếtvềtháiđộcủacộngđồngđịa phương (CĐĐP) đối với phát triển du lịch trong việc làm rõ mối quan hệ giữa tháiđộ và sự hỗ trợ của CĐĐP đối với sự phát triển du lịch được đề xuất trong tài liệu dulịch(Teyevàcộngsự,2002),nhưngcácnghiêncứuvềlĩnhvựcdulịchđềuủnghộrằngsựthamgiac ủacộngđồngvàopháttriểndulịchgópphầnđạtđượcsựpháttriểndulịchbền vững (Tosun và Jenkins, 1996; Tosun, 2000; Boiral và cộng sự, 2019) Trong bốicảnh sự quan tâm ngày càng tăng của các nghiên cứu về yếu tố cộng đồng đối với dulịch,nhữngngườiủnghộsựthamgiacủacộngđồngvàodulịchchorằngsựthamgia của cộng đồng như là một sự phát triển nên được các doanh nghiệp xem xét (Gow vàVansant, 1983; Murphy, 1985; Brohman, 1996; Simmons, 1994) Điều này đã tạokhoảng trống cho các nghiên cứu về tác động của CS đến nhận thức, thái độ và hành vicủaCĐĐPvàvai tròtrunggiancủaSTGCĐĐPđốivớitácđộng củaCSđếnHQHĐ. Ngoàira,mặcdùtráchnhiệmxãhộidoanhnghiệp(CorporateSocialResponsibility– CSR)nóichungvàbềnvữngdoanhnghiệp(CorporateSustainability–CS) nói riêng đã được các nhà nghiên cứu quan tâm, đặc biệt là từ khi xuất hiện kháiniệm PTBV (Sustainable Development – SD) nhưng cho đến nay, phần lớn các nghiêncứu về CS được tìm thấy đều tập trung ở các nước phát triển (Font và cộng sự, 2014;Witjes và cộng sự, 2017; Murray, 2017; Ashrafi và cộng sự, 2019) Các nghiên cứu vềCSởcácnướcđangpháttriển,nơimàmứcsốngngườidâncònthấpcũngnhưcónhiềuvấnđềcòntồ ntạiliênquanđếnxãhộivàmôitrườngthìcònrấthạnchế.Điềunàycũngphản ảnh một xu hướng mà các nhà xã hội và môi trường gọi là “triển vọng, lợi ích vàquan điểm phương Tây chi phối” (Griseri và Seppala,

2010) Đồng thời, chủ đề CS đốivới khía cạnh quản lý hay khía cạnh thực tiễn vẫn cho thấy có sự thiếu vắng kiến thứckhoa học về cách hai chiều này (khái niệm và thực nghiệm) có thể được tích hợp trongcác hoạt động của các doanh nghiệp, cụ thể là việc xây dựng và thực hiện chiến lượccủa doanh nghiệp Do đó, vẫn cần nghiên cứu sâu rộng hơn nữa liên quan đến chủ đềnày và cần có nhiều nghiên cứu hơn về mặt khái niệm và thực nghiệm (Rodrigues vàFranco,2019).Chínhvìvậy,việcnghiêncứutácđộngcủaCSđếnHQHĐvàkhámphávai trò trung gian của SGBNV, SCKNĐT và STGCĐĐP trong tác động của CS đếnHQHĐtại cácnướcđangpháttriểnlàđềtài cótính cấpthiếtvềmặt khoa học.

Bốicảnh thựctiễn

Cho đến nay, ngành du lịch được xem là một trong những ngành kinh tế lớn nhấtthế giới Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), lượng khách du lịch quốc tế năm2019ướcđạtgần1,5tỷlượt,tăng3,8%sovớinăm2018,caohơnmứctăngtrưởngkinhtế toàn cầu (+3%) (UNWTO, 2020) Trong năm 2019, Việt Nam đón trên 18 triệu lượtkhách quốc tế Tăng trưởng khách quốc tế đến Việt Nam (+16,2%) cao hơn đáng kể sovới các nước trong khu vực, tổng thu từ khách du lịch đạt

755 nghìn tỷ đồng, đóng góptrựctiếpcủadulịchđạt9,2%GDP(Tổngcụcdulịch,2020).ỞViệtNam,dulịchđóngvai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của đất nước Chính phủ đã ban hành“Quyếtđịnh147/QĐ-TTgvềviệcphêduyệtChiếnlượcpháttriểndulịchViệtNamđến năm 2030” Theo đó, “phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạođộng lực thúc đẩy sự phát triển các ngành và lĩnh vực khác, góp phần quan trọng hìnhthành cơ cấu kinh tế hiện đại” Bên cạnh đó, Việt Nam là một trong những quốc gia cóưuthếvượttrộitrongpháttriểndulịchbiểnkếthợpvớidulịchkhámphávànghỉdưỡng.Trongđó,vùngDu yênhảiNamTrungBộ(DHNTB)đượcđánhgiálànơicótriểnvọngdu lịch lớn của Việt Nam, tập trung vào du lịch biển đảo, sinh thái Theo “Quy hoạchtổng thể phát triển du lịch vùng DHNTB đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 vớimụctiêukhaitháctiềmnăng,lợithếcủavùngđểpháttriểndulịchbiển– đảotrởthànhthế mạnh hàng đầu của du lịch Việt Nam Đến năm 2020 đưa du lịch trở thành ngànhkinh tế quan trọng và phấn đấu đến năm 2030 trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trongcơcấu kinhtếcủavùng DHNTB”.

Vùng DHNTB được thiên nhiên ưu đãi nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên phongphú và đa dạng Với ưu thế rất thuận lợi với nhiều kỳ quan, thắng cảnh hùng vĩ, cùngnhữngbãibiểnxinhđẹp,cáttrắngmịn,nướctrongxanh,cùngthảmthựcvậtđadạngvàcác loại sinh vật biển phong phú Tất cả đã tạo nên cho vùng DHNTB những địa điểmdulịchnổitiếnghấpdẫndukháchtrongvàngoàinước.Vớinhữnglợithếvàtiềmnăngcủa vùng DHNTB rất thuận lợi để phát triển du lịch Tuy nhiên, các doanh nghiệp dulịch (DNDL) đang hoạt động trong vùng

DHNTB đang gặp phải rất nhiều khó khăn vàtháchthức.ViệcthựchiệncáchoạtđộngCStrongvùngDHNTBtạiViệtNamcho đếnnay vẫn còn hạn chế Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, rào cảnvà thách thức lớn nhất cho việc thực hiện

CS tại Việt Nam nói chung và vùng DHNTBnóiriêng lànhận thứcvà thựchành vềCS. Đồngthời,theoTổngcụcdulịchViệtNam,cácDNDLhiệntạiphầnlớnkhaithácđiểm đến cho mục đích lợi nhuận của họ mà chưa có sự đền bù và chia sẻ lợi ích thỏađáng với cộng đồng Điều này đã dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp khó nhận đượcsự ủng hộ và hợp tác của CĐĐP Bên cạnh đó, việc các DNDL lựa chọn các điểm đếnkhông theo hệ thống quản lý môi trường tốt đã hủy hoại môi trường tự nhiên Cùng vớiđó, việc thiếu khảo sát đầy đủ về tác động môi trường của chuỗi cung ứng trong việcphát triển các gói sản phẩm du lịch đã dẫn đến việc sử dụng năng lượng và nước kémhiệuquả,giatăngrácthảivàsựmấtmátvềđadạngsinhhọc.Ngoàira,việccácDNDLsửdụnglã ngphícáctàinguyênnhưnhiênliệu,điện,nướcđãtạonênsứcépđốivớitàinguyênthiên nhiên tại điểmđến.

Thực tế tại Việt Nam, do chưa thấy được vai trò quan trọng cũng như lợi ích từviệc thực hiện các chiến lược bền vững đem lại, nhiều DNDL đã không làm tròn tráchnhiệmcủamìnhvớixãhộivàmôitrườngnhưxâmphạmquyềnvàlợiíchhợpphápcủangười lao động, gây ô nhiễm môi trường và không tuân thủ các quy định Theo Tổngcục du lịch Việt Nam các DNDL đang tác động tiêu cực và phá hủy hệ sinh thái mongmanh của chúng ta Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, việc sử dụng các nguồn tàinguyên ngày càng gia tăng, Việt Nam sẽ phải đối mặt với việc cạn kiệt dần các nguồntài nguyên thiên nhiên Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang làm suy giảm nặngnềđến chấtlượng môitrường tựnhiênvà chấtlượng cuộcsống của conngười.

TạiViệtNam,cácnghiêncứuvềCScũngnhưmộtđịnhnghĩachuẩntắcvềCSgầnnhưchưađượct ìmthấy.PhầnlớncácnghiêncứutạiViệtNamtậptrungvềchủđềCSR(Hoàng Thị Thanh Hương, 2015; Trần Thị

Hoàng Yến, 2016; Hồ Thị Vân Anh,

2018;BùiThịThuHương,2018;LêThànhTiệp,2018;PhanThịThuHiền,2019).Đồngthời,các công trình này chủ yếu tập trung nghiên cứu đối với các ngành công nghiệp như:HoàngThịThanhHương(2015)vớinghiêncứuvềCSRtrongngànhmayđốivớitrườnghợp các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV); Bùi Thị Thu Hương (2018) với nghiêncứuvềCSRđốivớicácdoanhnghiệpcôngnghiệpnhỏvàvừa.Tuynhiên,trongnghiêncứu của mình Bansal và Song (2017) bằng cách đánh giá phân tích một cách sâu sắc sựkhácbiệtgiữaCSRvàCS,đãkêugọinghiêncứusâuhơnnữavềtừnglĩnhvựcriênglẻnày để khám phá những giao điểm chung của chúng Do đó, chủ đề nghiên cứu về CScòn tồn tại khoảng trống nghiên cứu cần được khám phá sâu hơn, đặc biệt là trong điềukiệncácnước đang pháttriển và chuyểnđổi nhưViệt Nam.

Tóm lại, trên thế giới, đối với các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, CSkhôngcònlàvấnđềxalạ.CSđanglàxuthếlớnmạnhtrênthếgiớivàđãtrởthànhmộtyêucầucấpt hiếtđốivớicácdoanhnghiệptrongquátrìnhhộinhập.NhưngởViệtNam,vấn đề này còn khá mới mẻ và chưa được các doanh nghiệp quan tâm đúng mức Dovậy, việc nghiên cứu về CS ở Việt Nam, trong bối cảnh ngành du lịch là một tiếp cậnnghiêncứuđánglưutâmvìnhữngvấnđềmôitrường,xãhộigắnliềnvớidulịch.Nghiêncứuvềvấnđền àytrongbốicảnhhiệnnaylàđặcbiệtcóýnghĩavàlàmộtyêucầukháchquan, mang tính cấp thiết về mặt khoa học và thực tiễn để góp phần vào sự phát triểnchungcủaViệt Namvà thếgiới.

Khoảngtrốngnghiên cứu

Từbốicảnhnghiên cứu,luận ánchỉramộtsố khoảngtrốngnghiêncứunhưsau:

Thứnhất,cácnghiêncứuvềCStạiViệtNamvẫncònrấthạnchếvàlàmộtkhoảngtrốngcần được nghiêncứu đểkhámphá.

Thứ hai, tác động của CS đến HQHĐ trong điều kiện các nước đang phát triển vàchuyểnđổinhưViệtNamgầnnhưchưađượcnghiêncứu.Dovậy,cầncónhữngnghiêncứuthực nghiệmđểgópphần củng cố các lý thuyết.

Thứ ba, tác động của CS đến SGBNV và vai trò trung gian của SGBNV trong tácđộng của CS đến HQHĐ là một khoảng trống nghiên cứu cần được thực hiện để gópphầncủng cố lý thuyếtvềcác bênliên quan.

Thứ tư, tác động của CS đến SCKNĐT và vai trò trung gian của sự cam kết củacácnhàđầutư trongtácđộngcủaCSđếnHQHĐlàmộtkhoảng trốngkhácnghiêncứucầnđược khámphánhằmcủngcốlý thuyếtvềcác bên liên quan.

Thứ năm, tác động của CS đến STGCĐĐP và vai trò trung gian của STGCĐĐPảnh hưởng đến tác động của CS đến HQHĐ là một khoảng trống nghiên cứu cần đượckhámphá.

Cuối cùng, bối cảnh thực tiễn về ngành du lịch ở Việt Nam rất cần thiết để nghiêncứu chủđềnày.

Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Tác động của tính bềnvững doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp du lịch vùngDuyênhảiNam TrungBộ tạiViệt Nam”.

Mụctiêu nghiên cứu củađềtài

Mụctiêu tổngquát

Xác định, đo lường mức độ tác động của CS đến HQHĐ của các doanh nghiệp vàđưaracáchàmýquảntrịvềtácđộngcủaCSđếnHQHĐcủacácDNDLvùngDHNTBtạiViệtNam.

Mụctiêu cụ thể

- Xác định và đo lường mức độ tác động của CS đến HQHĐ của các DNDL vùngDHNTBtạiViệt Nam;

- Khámphávaitròtrunggian của SGBNV,SCKNĐTvàSTGCĐĐP trongt ác độngcủaCS đến HQHĐ của cácDNDL;

Câuhỏi nghiên cứu củađềtài

- Có hay không vai trò trung gian của SGBNV, SCKNĐT, STGCĐĐP đối với tácđộngcủaCS đếnHQHĐ củacácDNDLvùngDHNTB tại ViệtNam?

- CóhaykhôngsựkhácbiệtgiữacácnhómvềsựtácđộngcủaCSđếnHQHĐcủacácDNDL vùngDHNTB tại Việt Nam?

- Những hàm ý quản trị nào cần đưa ra để giúp các DNDL vùng DHNTB tạiViệtNamtăngcườngHQHĐ?

Đốitượngvà phạmvi nghiên cứu

Đốitượngnghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tác động của CS đến HQHĐ của các doanhnghiệpvàvaitròtrunggiancủaSGBNV,SCKNĐT,STGCĐĐP.

- Đối tượng khảo sát: các nhà quản trị từ cấp trưởng, phó phòng, giám đốc kinhdoanhtrởlêntạicác DNDLhoạtđộng tạivùngDHNTBtạiViệt Nam.

Phạmvi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: đề tài tập trung nghiên cứu các DNDL hoạt động tại vùngDHNTB của Việt Nam gồm các tỉnh thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi,BìnhĐịnh,PhúYên, Khánh Hòa,NinhThuận và BìnhThuận.

- Phạmvithời gian:đềtàiđượcthựchiệntừ tháng6/2018 đến11/2020.

Phươngpháp nghiên cứu

Nghiêncứuđịnh tính

Từ những khoảng trống nghiên cứu được xác định trong quá trình lược khảo tàiliệu Mô hình nghiên cứu và thang đo ban đầu được tác giả đề xuất Sau đó, phươngpháp thảo luận nhóm chuyên gia được sử dụng Tác giả thực hiện việc lấy ý kiến củacácchuyêngia,gồm9ngườilàthànhviênbangiámđốccủacácDNDL,cánbộquảnlýnhànướcv àcácgiảngviêncủacácTrườngĐạihọc.Phươngphápnghiêncứuđịnhtính nàyđượcthựchiệnnhằmxâydựngvàđiềuchỉnhcácthangđođượcrútratừcácnghiêncứutrướcđểtừđ óthiếtkếbảngcâuhỏikhảosátphụcvụchonghiêncứuđịnhlượngsơbộvà địnhlượng chính thức.

Nghiêncứuđịnh lượng

- Nghiên cứu sơ bộ: Nghiên cứu được thực hiện với qui mô mẫu là 100 quan sát.Mẫu trong nghiên cứu sơ bộ được thu thập và đánh giá bằng hệ số tin cậy Cronbach’sAlpha và phân tích nhân tố khám phá EFA bằng phần mềm SPSS 24 nhằm kiểm địnhđộhộitụ vàgiátrịphân biệtcủa cácbiến quan sát trongthangđo.

- Nghiên cứu chính thức: Đề tài tiến hành khảo sát bằng bảng câu hỏi chính thức.Nghiên cứu được thực hiện với qui mô mẫu là 495 quan sát Dữ liệu nghiên cứu đượcxử lý và làm sạch Tác giả sử dụng phầm mềm hỗ trợ SmartPLS 3.2.8 để phân tích môhìnhđolườngvàmôhìnhcấutrúctuyếntính.LuậnánsửdụngphươngphápPLS-SEMđểkiểmđịnh giảthuyếtnghiên cứu.

Nhữngđiểmmớicủa luận án

Kết quả nghiên cứu cho thấy, luận án có một số điểm mới so với các công trìnhnghiêncứutrước đây ởcácnội dung sau:

Thứ nhất, luận án đề cập đến vấn đề chưa được nghiên cứu trên thế giới cũng nhưtạiViệt Namtrước đâylàtácđộng củaCSđến HQHĐcủacácDNDL.

Thứ hai, luận án xây dựng mô hình nghiên cứu thể hiện được mối quan hệ chặt chẽgiữacáckháiniệmnghiêncứugồmCS,SGBNV,SCKNĐT,STGCĐĐPvàHQHĐcủadoanh nghiệp.

Thứ ba, luận án khám phá vai trò trung gian của SGBNV, SCKNĐT và STGCĐĐPtrong tác động của CS đến HQHĐ của doanh nghiệp mà các công trình trước đây chưanghiên cứu.

Thứ tư, các yếu tố trung gian là SGBNV, SCKNĐT, STGCĐĐP được phân tíchtheo tiếp cận đối tượng khảo sát là lãnh đạo các DNDL Đây là sự khác biệt so với cáccông trình nghiên cứu trước đây đã nghiên cứu theo tiếp cận là nhân viên, cộng đồngđịaphươngvà nhà đầutư.

Thứnăm,luận ánđiềuchỉnh cácthangđogốcphùhợpvớiđặcthù cácDNDLđanghoạt động trong vùng DHNRB tại Việt Nam và bổ sung một số biến quan sát mới vàothang đo các yếu tố trong mô hình nghiên cứu Độ tin cậy của các thang đo mới trongmôhình nghiêncứu chokết quảkhá caonêncácnghiêncứutiếp theocó thểkếthừa.

Cuối cùng, luận án đưa ra các hàm ý quản trị về tác động của CS đến HQHĐ củacácDNDLcũngnhưcáchàmýquảntrịvềvaitròtrunggiancủaSGBNV,SCKNĐTvàSTGCĐĐP trongtácđộngcủaCSđếnHQHĐcủacácDNDLmàcáccôngtrìnhnghiêncứutrước đây chưađềcập đến.

Ý nghĩa củađềtài nghiên cứu

Vềmặt khoahọc

Thứ nhất, nghiên cứu hệ thống hoá các lý thuyết nền liên quan đến vấn đề nghiêncứu như lý thuyết tính chính đáng, lý thuyết thể chế, lý thuyết các bên liên quan và lýthuyết phụ thuộc nguồn lực Bên cạnh đó, luận án tổng hợp và hệ thống các nghiên cứuliênquan đến vấn đềnghiên cứu trênthếgiớivà ở Việt Nam.

Thứ hai, trên cơ sở lý thuyết nền và các nghiên cứu trước, luận án xây dựng môhình nghiên cứu tác động của CS đến HQHĐ của các DNDL và vai trò trung gian củaSGBNV,SCKNĐT,STGCĐĐPvàđược kiểmđịnhtạivùng DHNTBcủaViệt Nam.Cuốicùng,nghiêncứubổsung,điềuchỉnhvàđánhgiáthangđocủacáckháiniệmnghiên cứu Từ đó,phát triển các khái niệm nghiên cứu phù hợp trong điều kiện củaViệt Nam nói chung và vùng DHNTB tại ViệtNam nói riêng Do đó, luận án đảm bảođược tính mới Đồng thời, các nghiên cứu tiếp theo có thể kế thừa và tiếp tục phát triểnhơnnữanhững vấn đềnghiên cứucủaluận án.

Vềmặtthựctiễn

Khảo sát tình hình thực tế, nghiên cứu đánh giá được thực trạng nhận thức cũngnhưthực hànhCS tạicácDNDL vùngDHNTB,Việt Nam.

Với mục tiêu nghiên cứu là tìm hiểu tác động của CS đến HQHĐ của các DNDLvùng DHNTB tại Việt Nam và vai trò trung gian của SGBNV, SCKNĐT, STGCĐĐP,nghiên cứu sẽ hỗ trợ các DNDL trong ngành tăng cường sự hiểu biết về các hoạt độngCSđểdoanhnghiệphoạtđộngmộtcáchbềnvữngvàtừđónângcaoHQHĐcủaDNDL.Đồngthời, nghiêncứunàysẽgópphầnkhuyếnkhíchcácDNDLquantâmhơnnữađếncác bên liên quan trong việc hoạch định chính sách và thực thi các chiến lược kinhdoanh.

Nghiên cứu này cũng mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới cho các nhà nghiên cứutrong trong tương lai khi tìm hiểu về bền vững doang nghiệp, SGBNV, SCKNĐT,STGCĐĐPvà HQHĐtrong cáclĩnhvựckhác.

Kếtcấu củađềtài

Trìnhbàylýdochọnđềtài,mụctiêunghiêncứu,đốitượngvàphạmvinghiêncứu,phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu đồng thời trình bày ý nghĩa của nghiêncứuvà nhữngđiểmmớicủaluậnán.

Trình bày, tổng hợp, hệ thống các lý thuyết nền và các khái niệm nghiên cứu. Từđó,nghiêncứuđềxuấtmôhìnhnghiêncứucùngvớicácgiảthuyếtnghiêncứuphùhợptrongđiềuki ện vùng DHNTB tại Việt Nam.

Trình bày quy trình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Bên cạnh đó, luận ántrìnhbàycáchthứcxâydựngthangđo,cáchthứcthuthậpdữliệutrongnghiêncứuđịnhlượngsơbộ vànghiêncứu định lượngchínhthức,phươngphápphân tíchdữ liệu.

Trình bày kết quả xử lý dữ liệu bao gồm thống kê mẫu, đánh giá độ tin cậy củathangđo,phântíchEFA,đánhgiámôhìnhđolườngvàmôhìnhcấutrúc,kiểmđịnhsựkhácbiệtg iữacácnhómvàthảoluậnkếtquảnghiêncứucũngđãđượcthựchiệnsovớicácnghiêncứucó trướcvàdựavào tìnhhìnhthựctếcủavùng DHNTB tạiViệt Nam.

Tổngkếtkếtquảnghiêncứuđạtđượcvàtừđóđưaracáchàmýquảntrịcũngnhưnêuranhữngh ạn chếcủa nghiêncứuvà đềxuất hướngnghiêncứutiếp theo.

Việt Nam là nước đang phát triển với ngành du lịch được xem là ngành có nhiềutác động đến kinh tế, xã hôi và môi trường Phần lớn các nghiên cứu về CS và CSR đãđượcthựchiệntrongbốicảnhphươngTây.ThựctếchothấykháiniệmCSvàCSRcủaphươngTây khôngphùhợpvớibốicảnhcácnướcphươngĐông.CácnghiêncứutrướcđâytạiViệtNamchỉđềcập đếnCSRthayvìnghiêncứuvềCS.Đềtàinàyđãtổngquantàiliệuvàxâydựngkhungnghiêncứulýthu yếtvềCStrongđiềukiệnphùhợpvớiViệtNam nói chung và vùng DHNTB tại Việt Nam nói riêng Khung nghiên cứu lý thuyếtvề CS này có thể là một gợi ý để các nhà nghiên cứu sử dụng làm công cụ để tiếp tụccácnghiêncứu trong tươnglai.

Chương2tổngquancáckháiniệmnghiêncứu.Bêncạnhđó,chươngnàycũnggiớithiệucáclýthuy ếtnềncủanghiêncứugồm:lýthuyếttínhchínhđáng,lýthuyếtthểchế,lýthuyếtcácbênliênquanvàlýth uyếtphụthuộcnguồnlực.Luậnánvậndụnglýthuyếtnền và các nghiên cứu trước để đề xuất mô hình nghiên cứu và đưa ra các giả thuyếtnghiên cứu.

Cáckháiniệm

Bềnvữngdoanh nghiệp

Bền vững doanh nghiệp là một khái niệm có liên quan, kế thừa một số chủ đề vàcáckháiniệmnhư:Tráchnhiệmxãhộicủadoanhnghiệp(CorporateSocialResponsibility)

; Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder Theory); PTBV (SustainableDevelopment) và Trách nhiệm thực hiện hoặc giải trình của doanh nghiệp (CorporateAccountability) (Wilson,2003).Đểlàmrõkháiniệmbềnvữngdoanhnghiệp,sựtươngđồngvàkhácbiệtgiữakháiniệ mCScáckháiniệmcóliênquanđếntráchnhiệmxãhội,luận án trình bày khái niệm về bền vững doanh nghiệp và về các chủ đề liên quan đếnbềnvững doanh nghiệp.

Bền vững doanh nghiệp (Corporate Sustainability – CS) là khái niệm được pháttriểnsaukháiniệmtráchnhiệmxãhộicủadoanhnghiệp(CorporateSocialResponsibility – CSR) CS đang được các nhà khoa học và nhà quản lý giành nhiều sựquan tâmtronggiaiđoạn hiệnnay.

Căn nguyên của khái niệm CS được cho là bắt nguồn từ cuối những năm 1980,cùng thời gian khi khái niệm PTBV đã đạt được sức hút (Schwartz và Carroll, 2008;Hahn và cộng sự, 2017) Định nghĩa về CS được áp dụng từ sự PTBV và có thể đượcxemlàsựđápứngnhucầucủacácbênliênquankhácnhaucủadoanhnghiệpmàkhônglàm ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai (Dyllick vàHockerts, 2002) Là một cách tiếp cận kinh doanh đa ngành, mang tính chiến lược, CStạo ra giá trị lâu dài cho các bên liên quan của doanh nghiệp Sự khác biệt giữa

PTBVvàCSlàPTBVđềcậpđếntínhbềnvữngởcấpđộvĩmôtrongkhiCSđượcliênkếtvớitính bền vữngởcấp độvimô hoặccấp độdoanhnghiệp (Dyllickvà Muff, 2015). Đồng tình với quan điểm này, Bansal (2005) và Sharma (2002) cũng cho rằngCScótươngquanvớisựthịnhvượngkinhtế,côngbằngxãhộivàtínhtoànvẹnmôitrường.

Cụ thể, trong nghiên cứu của mình Bansal và Song (2017) đã một lần nữa khẳng địnhrằnghaikháiniệmCSvàCSRcùngliênquanđếnmộtvấnđềnhưngkhônggiốngnhau.Bansal và Song (2017) cho rằng trách nhiệm doanh nghiệp và sự bền vững cùng giảiquyếtmốiquanhệgiữadoanhnghiệpvàxãhội.Tuynhiên,hailĩnhvựcnghiêncứunàyđã hội tụ và chính điều này đã gây nên những trở ngại và vướng mắc cho việc nghiêncứu chúng Cũng theo đó, nghiên cứu CSR là những chuẩn mực, đạo đức và chống lạisự bất hợp pháp trong các hoạt động kinh doanh Trong khi đó, nghiên cứu về CS đưara một viễn cảnh hệ thống, gióng lên hồi chuông cảnh báo về những thất bại do hoạtđộngkinhdoanh không chútrọng đến cáckhíacạnhxãhộivàmôi trường tựnhiên.

TheoArasvàCrowther(2009),cónhiềugiaiđoạntrưởngthànhkhácnhauđểphảnánhviệcápdụ ngCSvàCSR.Banđầu,cácdoanhnghiệpbắtđầuthamgiavàocáchoạtđộng phản ánh CSR mà không có chất lượng Giai đoạn thứ hai được gọi là ngăn chặnchiphí,theođócácdoanhnghiệptáicấutrúcquytrìnhkinhdoanhđểgiảmcáctiêuthụnước và năng lượng giúp giảm chi phí và cải thiện hiệu quả tài chính Sự tham gia củacác bên liên quan là giai đoạn thứ ba, theo đó các doanh nghiệp đã từng bước quan tâmđếnsựthỏamãncủanhânviênvàkháchhàng.Giaiđoạnthứtưbaogồmviệctruyềnđạtvềcácsángk iếnnàybằngcáchpháttriểncácbáocáoCSR.Giaiđoạnthứnămlàsựbềnvững (Sustainability), trong đó ngụ ý những thay đổi căn bản đối với thực tiễn kinhdoanhvàmộtlượngđángkểquátrìnhcủadoanhnghiệpđượctáithiếtkế(Reengineering). Trong các bối cảnh này, dường như khái niệm CS có một tương laitươisáng,bởivìcốtlõicủanólàgiảiquyếtvànắmbắtnhữngmốiquantâmquantrọngnhấtcủa công chúng vềcác mối quanhệkinh doanh,xã hộivà môitrường. Đồngthời,nghiêncứucủaKocmanovávàDočekalová(2011)chỉrarằngtínhbềnvữnglàmột chiếnlượccủadoanhnghiệpvớimụctiêutăngtrưởngdàihạn,đemlạihiệuquả và làm tăng hiệu suất cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp bằng cáchkết hợp các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường vào quản lý doanh nghiệp Nhữngcải tiến trong lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường có thể giúp tích hợp các khái niệmvềPTBV vào thựctiễnkinh doanhvàdẫnđếntính bền vững.

Do đó, CS thực sự có thể được định nghĩa là ứng dụng PTBV ở cấp độ vi mô,tứclàcấpđộdoanhnghiệp(Steurervàcộngsự,2005;BaumgartnervàEbner,2010;Lozano,2015; Dyllick vàMuff, 2015; Hahn và cộng sự, 2017) Theo đó, có thể xác định ba yếutốchínhcốtlõicủaCSbaogồmbaphươngdiệnkinhtế,xãhộivàmôitrường.Điềunày cho thấy, việc thực hiện các chiến lược của doanh nghiệp không chỉ xem xét các điềukiện tiên quyết về kinh tế mà còn phải xem xét các điều kiện về xã hội, môi trường vàtác động của các hành động của doanh nghiệp cũng như sự phụ thuộc lẫn nhau giữa baphươngdiệnnày.Cùngvớiđó,việcthựchiệncáchoạtđộngCSđòihỏimộtđịnhhướngkinhdoanhd àihạnlàmcơsởđểđápứngnhucầucủacácbênliênquanhiệntạivàtrongtươnglai (Zink, 2008).

Hình 2.1: Mô hình mối quan hệ giữa môi trường, kinh tế và xã hội với thành quảhoạtđộngcủadoanhnghiệpcủaKocmanovávàDočekalová (2011)

Tóm lại, dựa vào các quan điểm nêu trên, luận án định nghĩa CS là một mô hìnhchiến lược nhằm phát triển khả năng tạo ra giá trị lâu dài cho doanh nghiệp và các bênliên quan của doanh nghiệp bằng cách đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và các bênliênquangắnvớicáckhíacạnhkinhtế,xãhộivàmôitrườnghiệntạivàtươnglại.Trongđó, các khía cạnh kinh tế đề cập đến việc quản lý doanh nghiệp nhằm giảm thiểu gánhnặng chi phí về môi trường, tiết giảm tiêu thụ năng lượng và nước, hợp tác tích cực vớicácbênliênquan,cảithiệnquytrìnhhoạtđộngđểphânbiệthànghóahoặcdịchvụcủadoanh nghiệp và đạt được khả nặng cạnh tranh bền vững trong thời gian dài; các khíacạnh xã hội đề cập đến việc quản lý doanh nghiệp theo cách tiếp cận nhằm giảm thiểusự bất bình đẳng và chia rẽ xã hội, cải thiện chất lượng cuộc sống và tăng cường mốiquanhệvớicácbênliênquankhácnhau;cuốicùng,cáckhíacạnhmôitrườngđềcập đến nỗ lực của doanh nghiệp để quản lý hoạt động của doanh nghiệp theo cách mà cácsản phẩm cuối cùng của doanh nghiệp không gây hại cho môi trường, không gây ônhiễm, giảm thiểu tiêu thụ tài nguyên và tuân thủ các quy định về môi trường. Đồngthời, doanh nghiệp phải có trách nhiệm báo cáo hiệu quả của các hoạt động CS đến cácbênliênquan và toànxã hội.

Cácchủđềliên quanđến kháiniệm CS a Pháttriểnbềnvững(SustainableDevelopment)

PTBV (Sustainable Development – SD) là sự phát triển của nhân loại không chỉchú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hộivàsựtácđộngđếnmôitrườngsinhtháihọc(IUCN,1980).Đếnnăm1992,cóítnhất70địnhnghĩakh ácnhauchoPTBV(Lozano,2008)vàgần300địnhnghĩavềtínhbềnvữngvà PTBV vào năm 2007 (Johnston và cộng sự 2007) Với số lượng lớn các định nghĩađược trích dẫn về PTBV trong báo cáo của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới(WCED) năm 1987 (còn được gọi là Báo cáo của Ủy ban

Brundtland) thì PTBV đượcđịnhnghĩalà"sựpháttriểnđápứngnhucầucủacácthếhệhiệntạimàkhôngảnhhưởngđếnkhảnăn gđápứngnhucầucủathếhệtươnglai".ĐịnhnghĩatừBáocáocủaỦybanBrundtlandcóthểkhôngbiểu lộsựphứctạpvàmâuthuẫncơbảncủakháiniệmPTBVnhưng nó nhấn mạnh giá trị cơ bản rằng sự phát triển kinh tế không được làm suy yếuyếu tố xã hội và môi trường mà chúng dựa vào Năm 1992, Hội nghị Liên hiệp quốc vềMôi trường và Phát triển (UNCED) được tổ chức tại Rio de Janeiro ở Brazil (Hội nghịthượng đỉnh Trái đất Rio) nhằm xây dựng các mục tiêu của Báo cáo của Ủy banBrundtland,vàtậptrungvàopháttriểnkhuônkhổtoàncầuđểgiảiquyếtcáctháchthứcmôitrườ ng,chẳnghạnnhưbiếnđổikhíhậuvàmấtđadạngsinhhọcthôngquasựPTBV(Redclift,2005).

MộtthậpkỷsauBáocáocủaỦybanBrundtland,JohnElkington(1998)đãđưaramột định nghĩa cụ thể hơn về PTBV, theo đó PTBV thông qua lý thuyết về “ba điểmmấu chốt” (Triple Bottom Line - TBL), tức là theo đuổi đồng thời thịnh vượng kinh tế,chất lượng môi trường và công bằng xã hội (Elkington, 1998) TBL,còn được gọi là3Ps, nhằm đạt được sự cân bằng giữa các khía cạnh xã hội (con người), môi trường(hànhtinh)và kinhtế(lợi nhuận)vớisựbềnvữngnhưnhau.Thậtvậy,việctíchhợpvàcânbằngcáckhíacạnh xãhội,môitrường và kinhtế đồngthờicùngvới việctậptrung vào bản chất dài hạn của các hoạt động kinh doanh là những yếu tố cốt lõi trong PTBV(Robinson,2004; Hahnvà cộng sự2015).

Tại Việt Nam, PTBV là một xu thế tất yếu và cấp bách trong tiến trình phát triểnkinh tế - xã hội trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và toàn cầu hóa đangdiễn ra hiện nay Việt Nam đã cam kết thực hiện “Chương trình nghị sự 2030 vì sựPTBV của Liên hợp quốc”, gồm 17 mục tiêu chung và 115 mục tiêu cụ thể Vào năm2017,ChínhphủViệtNamđãbanhànhKếhoạchhànhđộngquốcgiathựchiệnChươngtrình nghị sự

2030, kế hoạch chỉ rõ PTBV là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình pháttriển đất nước; kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triểnxã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu Kếhoạch hành động thể hiện nỗ lực và cam kết của Chính phủ Việt Nam trong việc thựchiện các mục tiêu PTBV, bao gồm những mục tiêu tổng quát và cụ thể làm cơ sở pháplýđểcácbộngành,địaphương,cáctổchức vàcáccánhântriểnkhaithựchiện vàphốihợp hànhđộng.

Tómlại,theotácgiả,PTBVlàsựpháttriểnnhằmgiảiquyếtmốiquanhệgiữatăngtrưởngkinhtếvới sựthịnhvượng,côngbằngxãhộivàbảovệmôitrườngtựnhiên,bảođảm một hành tinh bền vững, một thế giới dễ sống, một xã hội công bằng cho thế hệhômnay vàmaisau. b Tráchnhiệmxã hộicủadoanhnghiệp (CorporateSocial Responsibility)

CSRlàmộtcáchthểhiệnmốiquanhệvàcamkếtcủadoanhnghiệpđốivớixãhội.Howard R Bowen, người được Carroll gọi là “Cha đẻ của CSR” (Carroll, 1999), địnhnghĩa trách nhiệm xã hội là nghĩa vụ của các doanh nhân để theo đuổi các chính sách,để đưa ra các quyết định, hoặc để hành động theo các mong muốn về các mục tiêu vàgiá trị của xã hội (Bowen, 2013) Nghĩa vụ ở đây được hiểu là việc phải làm, thể hiệnsựràngbuộcgiữacácbêncóliênquantrongnhữngmốiquanhệcụthể,trướchếtlàmộtphạm trù đạo đức học phản ánh trách nhiệm của một cá nhân hoặc một tổ chức đối vớinhững việc phải làm trong những điều kiện xã hội cụ thể, trước một tình hình xã hộinhất định tại một thời điểm nhất định. Trong giai đoạn 1960-1970, khái niệm về CSRxoay quanh hai quan điểm tương phản. Những người ủng hộ CSR tin rằng các doanhnghiệp là một phần của xã hội và do đó có nghĩa vụ phải phát triển hoạt động xã hội vàmôi trường của họ ngoài các nghĩa vụ kinh tế và pháp lý

McGuire,1963).Mặtkhác,nhữngngườiphảnđốiCSRtheotưtưởngkinhtếcổđiểncủathịtrường tự do cho rằng, các tập đoàn chỉ có một trách nhiệm và đó là kiếm lợi nhuận theo luật(Levitt,1958; Friedman, 2007).

MặcdùcónhữngquanđiểmkhácnhauvềcáchCSRcóthểmanglạilợi ích(hoặccản trở) hoạt động của doanh nghiệp, khái niệm về CSR vẫn tiếp tục phát triển và mởrộng qua nhiều năm Từ những năm 1950, một số mô hình CSR được phát triển để xâydựngvaitròvà trách nhiệmtươngứng củacáctập đoànđốivớicáccổ đôngvàcác bênliên quan Những mô hình này đã được xem xét trong tài liệu nghiên cứu (Kanji vàAgrawal 2016), một số trong số đó là Mô hình tự do (Friedman, 1970), Mô hình củaAckerman (Ackerman và Bauer, 1976), Mô hình các bên liên quan (Freeman, 2015),MôhìnhkimtựthápcủaCSR(Carroll,1991),MôhìnhbamiềncủaCSR(SchwartzvàCarro ll, 2003) và Mô hình 3C-SR (Meehan và cộng sự, 2006) Trong nửa thế kỷ qua,nhiềuđịnhnghĩavềCSRđượcđềxuấttrongtàiliệunhưnggầnnhưkhôngcóđịnhnghĩachínhxácvềth uậtngữnày(MattenvàMoon,2008;NasrullahvàRahim,2014).Sarkarvà Searcy (2016) đã xác định 110 định nghĩa về CSR từ tạp chí, sách và các ấn phẩmphi học thuật được đánh giá từ năm 1953 đến 2014 và phân loại chúng thành ba giaiđoạn.ÝtưởngvềCSRcủathờikỳđầutiên(1953- 1982)đượcxâydựngdựatrênquanniệmrằng“cácdoanhnghiệpkhôngchỉcónghĩavụkinhtếvàpháp lýmàcòncónhữngphản hồi xã hội nhất định mà họ nên đáp ứng một cách tự nguyện Lần thứ hai (1983 -2002) chứng kiến

“sự gia tăng sử dụng các thuật ngữ liên quan đến đạo đức” Các mốiquan tâm về môi trường, tính bền vững và các bên liên quan cũng được nêu bật trongmộtsốđịnhnghĩatừthờikỳnày.Tronggiaiđoạnthứba(2003-2014),môitrường,cácbên liên quan và các cân nhắc về đạo đức tiếp tục tạo thành một thành phần cốt lõi củađịnh nghĩa CSR (Sarkar và Searcy,

2016) Dahlsrud (2008) cũng đã xác định và phântích37địnhnghĩavềCSRtừ1980đến2003vàkếtluậnrằngcácphiênbảnchủyếuphùhợpvới nhau (Dahlsrud, 2008).

Hiệuquảhoạtđộng của doanhnghiệp

Khái niệm HQHĐ ban đầu xuất phát từ phương pháp tiếp cận mục tiêu hợp lý(Glunk và Wilderom, 1996) Cách tiếp cận mục tiêu hợp lý (Rational-goal) hoặc mụctiêuđạtđược (Goal-attainment)có nguồngốctừ quanđiểmsảnxuấtcủatổchức.

Cách tiếp cận mục tiêu hợp lý là phương tiện đo lường hiệu quả lâu đời nhất vàđượcsửdụngrộngrãinhất(Strasservàcộngsự,1981)vìcáctổchứctồntạichủyếuđểđạt được một số mục tiêu được chỉ định Theo đó, Bernard (1938) định nghĩa hiệu quảlàviệchoànthànhcácmụctiêuđượccôngnhậncủanỗlựchợptácvànhấnmạnhthêmrằng mức độ hoàn thành là mức độ hiệu quả Như vậy, theo cách tiếp cận mục tiêu hợplýthìHQHĐđượcđịnhnghĩalàviệc hoànthànhcác mụctiêu củadoanh nghiệp.

Tuynhiên,nhữngmụctiêucủadoanhnghiệpđôikhirấtkhóxácđịnhvàđolườngvì tính không nhất quán và được nhận biết khác nhau bởi các thành viên tổ chức khácnhau Đồng thời, Glunk và Wilderom (1996) nhận thấy rằng HQHĐ theo cách tiếp cậnmụctiêuhợplýđượccácnghiêncứuthựcnghiệmkhámphátậptrungvàomứcđộthànhcôngmàtổch ứcthựchiệncácmụctiêuđầura.Nóicáchkhác,HQHĐđượcđịnhnghĩalàviệc hoàn thành cácmục tiêu tài chính/kinh tếcủa doanhnghiệp.

Mặt khác, HQHĐ không chỉ là hiệu quả kinh tế/tài chính định hướng đầu ra, cácquanđiểmrộnghơnvớicácchỉsốhoạtđộngphitàichínhđãtrởthànhvấnđềthảoluậngiữa các nhà nghiên cứu chiến lược (Glunk và Wilderom, 1996) Do đó, hiệu quả hoạtcủa doanh nghiệp được phát triển theo tiếp cận giá trị cạnh tranh (Competing-valuesApproach) được các nhà nghiên cứu thảo luận Phương pháp tiếp cận giá trị cạnh tranhđược phát triển bởi Quinn và Rohrbaugh (1983) Theo đó, HQHĐ được tích hợp thêmnhiều tiêu chí bên cạnh các chỉ tiêu tài chính/kinh tế để tạo ra các chiều của hiệu quả,đạidiện cho cácgiátrị quản lýcạnhtranh trongcáctổ chức.

Cách tiếp cận giá trị cạnh tranh là cách tiếp cận đã mở rộng khái niệm về HQHĐ.Quinn và Rohrbaugh (1983) đã sử dụng phương pháp xếp hạng của các chuyên gia đểphát triển một danh sách các tiêu chí hiệu quả bao gồm ba khía cạnh: (1) bên ngoài sovớibêntrong,

(2)kiểmsoátsovớitínhlinhhoạtvà(3)địnhhướngquytrìnhsovớiđịnhhướngmụctiêu.Đồngthời,Qui nnvàRohrbaugh(1983)đãđưarabốnquanđiểmkhácnhau về hiệu quả bao gồm: (1) quan điểm mục tiêu hợp lý (nhấn mạnh các yếu tố bênngoài và kiểm soát), (2) quan điểm hệ thống mở (nhấn mạnh yếu tố bên ngoài và tínhlinh hoạt) (3) quan điểm quan hệ con người (nhấn mạnh yếu tố bên trong và tính linhhoạt) và (4) quan điểm quy trình nội bộ (nhấn mạnh yếu tố bên trong và kiểm soát) Từđó, cách tiếp cận này cho thấy bản chất đa dạng của khái niệm HQHĐ Như vậy, theocách tiếp cận giá trị cạnh tranh thì HQHĐ được định nghĩa là việc đạt được chất lượngđầura củadoanh nghiệp.

Tuy nhiên, theo Glunk và Wilderom (1996) một số thành phần bên ngoài quantrọngnhưkháchhàng,đốithủcạnhtranhhoặccácđạidiệnkháccủaxãhộikhôngđượcđề cập đến trong mô hình của Quinn và Rohrbaugh (1983) Do đó, mặc dù Quinn vàRohrbaugh (1983) lập luận rằng “chất lượng đầu ra” được xem xét để đánh giá HQHĐ,nhưng mô hình của Quinn và Rohrbaugh (1983) vẫn được đánh giá là không toàn diện(Glunkvà Wilderom,1996).

Ngoài ra, khái niệm hiệu quả xã hội hoặc các bên liên quan đã trở thành một chủđề được thảo luận rộng rãi trong nghiên cứu chiến lược (Vankatranan vàRananujam,1986;Clarckson,1995).Tuynhiên,cácnhànghiêncứutheotruyềnthốngđãdànhrất ítnỗ lực để xây dựng lý thuyết về HQHĐ (Glunk và Wilderom, 1996) Sau đó, các kháiniệm rộng hơn về HQHĐ theo quan điểm các bên liên quan đã được thảo luận (Kantervà Brinkerhoff,1981;BrownvàLaverick,1994).

Theo cách tiếp cận các bên liên quan, hiệu quả được đo lường bằng khả năng đápứng các thành phần chiến lược và cân bằng lợi ích của các bên liên quan Tuy nhiên,KantervàBrinkerhoff(1981)lưuýrằngmộtsốlợiíchcủabênliênquannàymạnhhơnnhữngl ợiíchcủanhữngbênliênquankhác;nóicáchkhác,lợiíchcủacácbênliênquanlà khác nhau và đôi khi mâu thuẫn nhau Các tài liệu về HQHĐ đã phản ánh cách tiếpcậncácbênliênquan.TheoBrownvàLaverick(1994),mộttổchứccàngphụthuộcvàosự hợp tác và thiện chí của những người khác như lực lượng lao động, nhà cung cấp,khách hàng, cộng đồng … thì cơ sở lập luận càng trở nên mạnh mẽ hơn về việc đưanhiều thành phần vào đánh giá HQHĐ.

Quan điểm này cho rằng sự vượt trội về kinhtế/tàichínhchỉlàmộtphầntronghoạtđộngcủadoanhnghiệp.Dođó,hiệuquảxãhội- xétvềsựhàilòngcủacácbênliênquan-đượcxemlàthànhphầnbổsungvàođánhgiáHQHĐ(Brown vàLaverick, 1994).

Từ những cơ sở trên, theo quan điểm của luận án, HQHĐ là phạm trù dùng để chỉviệc đạt được các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp Các mục tiêu chiến lược nàybao hàm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính Nói các khác, HQHĐ là việc đạt đượchiệuquảtài chínhvà hiệu quảxã hộicủa doanh nghiệp.

Eccles (1991) phát biểu rằng: “Các cuộc cách mạng bắt đầu từ rất lâu trước khichúng chính thức bắt đầu Trong vài năm, các giám đốc điều hành cấp cao đã suy nghĩlạivềcáchđolườngHQHĐ.Họđãnhậnrarằngthựctếcácchiếnlượcmớiđãrađờivàđiềuquantr ọngđòihỏicáchệthốngđolườngmớicầnđượckhámphá”.Nóicáchkhác,Eccles(1991)kếtluận,"Ch úngtôiđangnóivềmộttriếtlýmớivềđolườnghiệuquảlàmộtquá trình liên tục vàđangpháttriển".

Theo Brown và Laverick (1994) về cơ bản, đo lường hiệu quả là một phương tiệnđể các doanh nghiệp đánh giá hiệu quả của việc ra quyết định của doanh nghiệp Nếulàm được điều này, doanh nghiệp có thể đánh giá sự thành công hay thất bại của các kếhoạchchiếnlượctrongdoanhnghiệp.Kháiniệmthànhcôngcủadoanhnghiệpbắtnguồntừ kết quả hoạt động của doanh nghiệp Điều này phản ánh quá trình ra quyết định củadoanh nghiệp liên quan đến các mục tiêu chiến lược, thị trường và toàn bộ hoàn cảnhbên trong và bên ngoài (Brown và

Laverick, 1994) Đồng thời, Brown và

Laverick(1994)cũngchorằngđiềuquantrọngtrướckhicốgắngđolườngHQHĐlàkiểmtrabavấn đềchính:thứnhất,cácbiệnphápcụthểsẽđượcsửdụnglàgì?;thứhai,thôngtin sẽđếntừđâu?;vàthứba,cácbiệnphápkhácnhaunênđượckếthợpnhưthếnàođểđưara bức tranh “chân thực” về doanh nghiệp Điều này ngụ ý rằng việc đo lường HQHĐphụ thuộc vào đặc điểm của thông tin/dữ liệu và các biện pháp được lựa chọn để đánhgiáHQHĐ.

Ngoàira,thôngtintàichínhlànguồnthôngtinphổbiếnnhấtcủacácdoanhnghiệp.Sựsẵncócủathô ngtintàichínhlàdocácyêucầucủaluậtphápbuộccácdoanhnghiệpphải công bố thông tin tài chính cụ thể hàng năm Những yêu cầu này tạo ra dữ liệu cóthể định lượng, khi được đối chiếu, sẽ cung cấp một số thước đo về HQHĐ Tuy nhiên,các thước đo HQHĐ chỉ dựa trên thông tin tài chính đã vấp phải rất nhiều chỉ trích(BrownvàLaverick,1994).Theođó,BrownvàLaverick(1994)chỉrarằngsựvượttrộivềtàichín hchỉlàmộtyếutốtrongcáchoạtđộngcủadoanhnghiệpvàlợiíchcủanhữngchỉtiêutàichính nàychỉtậptrungvàolợiíchcủa nhàđầutư.Điềunàyđãdẫnđếnviệcbỏ qua các bên liên quan khác mà các mục tiêu của doanh nghiệp cũng phải được đánhgiá.Dođó,BrownvàLaverick(1994)khẳngđịnhtrongcôngtrìnhnghiêncứucủamìnhrằng để một thước đo thành công thực sự về HQHĐ, một doanh nghiệp phải làm hàilòngtấtcả các bên liên quan của doanh nghiệp.

CùngquanđiểmvớiBrownvàLaverick(1994),KaplanvàNorton(1996)chorằngcácchỉ tiêutài chínhlànhững chỉtiêucơ bản,chophépđánhgiá hiệuquả tàichính màtổ chức đạt được trong một giai đoạn nhất định nào đó của quá khứ Vì vậy, trong hoạtđộngquảnlýnókhônggiúpíchnhiềuchonhàquảnlýtrongviệcđưaracácquyếtđịnhđiều chỉnh kịp thời trong quá trình hoạt động Mặt khác, các chỉ tiêu tài chính đánh giáhiệuquảtrongquákhứlàchưađầyđủthôngtinđểgiúpcácnhàquảnlýtrongviệcquảntrị,điềuhànhcác hoạtđộngcủadoanhnghiệptrongtươnglai.Đểkhắcphụcnhữnghạnchế của quan điểm đánh giáHQHĐdựa vào các chỉ tiêu tài chính, Kaplan và Norton(2005) đã đưa ra mô hình lý thuyết thẻ điểm cân bằng (Balanced Scorecard – BSC)nhằm giúp đánh giáHQHĐmột cách toàn diện hơn khi sử dụng kết hợp cả các chỉ tiêutàichínhvàcácchỉtiêuphitàichínhmộtcáchcânbằng.Điềunàybaogồmcácphươngdiện tài chính và các phương diện phi tài chính như: triển vọng khách hàng, triển vọngnội bộ và học hỏi và tăng trưởng BSC cung cấp một tập hợp các thước đo cho các nhàquản lý cấp cao một báo cáo nhanh chóng vềHQHĐ Nó cho phép các nhà quản lý cócái nhìn tổng quan về doanh nghiệp từ bốn góc độ gồm: thứ nhất, góc độ khách hàng:kháchhàngnhìnnhậncôngtynhưthếnào;thứhai,từgócđộnộibộ:côngtyphảinổi trộiởđiểmnào;thứba,quanđiểmhọchỏivàtăngtrưởng:làmthếnàodoanhnghiệpcóthể tiếp tục cải tiến và tạo ra giá trị; Cuối cùng, từ góc độ tài chính: doanh nghiệp coitrọng cáccổ đôngnhưthế nào.

Mốiquan hệgiữa CSvàHQHĐ

Cácnghiêncứuthựcnghiệmtrênthếgiớivàđặcbiệtlàởcácnướcpháttriểnđềukhẳngđịnhrằng CSgiúptăngcườngHQHĐvàlợithếcạnhtranhchocácdoanhnghiệp(Shamil và cộng sự, 2012; Font và cộng sự, 2016; Eccles và cộng sự, 2014; Tomšič vàcộng sự, 2015; Sy, 2016; El-Khalil and El-Kassar, 2018).

Theo đó, CS không chỉ giúpdoanhnghiệpđạtđượclợinhuậnlâudàivàlợithếcạnhtranh,màcòngópphầncảithiệnhạnhphúc củacácthànhviênxãhội (Sy, 2016).

Bên cạnh đó, cho đến nay, các tiếp cận của những nghiên cứu về tác động củaCSđếnHQHĐvớivaitròtrunggiancủacácbênliênquanchỉlànhữngkhámpháriênglẻ (Shamil và cộng sự, 2012; Font và cộng sự, 2016; Eccles và cộng sự, 2014; Tomšičvà cộng sự, 2015; Sy, 2016; El-Khalil and El-Kassar, 2018) Điều này cho thấy có sựxuất hiện tiềm năng của các biến trung gian tác động đến mối quan hệ giữa CS vàHQHĐ.

Lý thuyết các bên liên quan chỉ ra rằng các bên liên quan luôn bị ảnh hưởng vàcóliênquanđếnhoạtđộngcủadoanhnghiệphaysựpháttriểncủadoanhnghiệp.Cùngvới đó, Gao và cộng sự (2016) chỉ ra rằng các hoạt động vì mục tiêu phát triển CS sẽthúc đẩy sự tin tưởng, cam kết và hợp tác của các bên liên quan đối với doanh nghiệp.Một trong những bên liên quan hết sức quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt độngcủa doanh nghiệp là nhân viên Các nghiên cứu thực nghiệm (Messner, 2013; Choi vàYu, 2014) nghiên cứu về tác động của CS đến nhận thức và thực hành của nhân viênhaySGBNVđãtìmthấytácđộngtíchcựccủatácđộngCSđếnSGBNV.Đồngthời,cácnghiên cứu khác (Jung và Yoon, 2012; Ghazzawi, 2008; Tuna và cộng sự, 2016) cũngtìmthấy tác động tích cựccủaSGBNV đến HQHĐ.

Mặtkhác,cácnghiêncứuvềlĩnhvựcdulịchchothấyCĐĐPlàmộtbênliênquanquan trọng đối với các DNDL Lý thuyết các bên liên quan cũng đã chỉ ra mối quan hệgiữa doanh nghiệp và các bên liên quan quan trọng của doanh nghiệp Theo đó, việcthực hiện các chiến lược PTBV của doanh nghiệp vì mục tiêu xã hội và môi trường sẽảnh hưởng tích cực đến nhận thức và hành vi của CĐĐP Nói cách khác, chính nhữngđiều này sẽ góp phần ảnh hưởng đến

STGCĐĐP vào sự phát triển chung của ngành dulịchtrongđócóchínhcácdoanhnghiệp.CácnghiêncứuvềdulịchvàCĐĐPđãủnghộ quanđiểmrằngsựthamgiacủacộngđồngluônlàmộtyếutốquantrọngđểcácDNDLcó thể hoạt động thuận lợi và nâng cao HQHĐ tại các điểm đến (Tosun, 2006; Byrd,2007; Wei và cộng sự, 2012; Thammajinda,

2013) Do đó, có thể khẳng định rằngSTGCĐĐPđóngvai tròtrunggian trongtácđộng củaCSđến HQHĐ.

Ngoàira,cácnghiêncứunghiêncứuCSvàHQHĐđãchothấycácdoanhnghiệphoạt động vì mục tiêu PTBV với các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường luôn nhậnđược sự quan tâm và cam kết của các nhà đầu tư (Lo và Sheu, 2007; Marzouk, 2017).Các nghiên cứu liên quan đến chủ đề mối quan hệ giữa nhà đầu từ và các doanh nghiệpcho rằng các nhà đầu tư luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện quản trịcông ty, từ đó góp phần tăng cường hiệu quả hoat động của doanh nghiệp (Silver vàcộng sự, 2010; Mizuno, 2014) Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với quan điểm của lýthuyết các bên liên quan rằng các bên liên quan bị ảnh hưởng và ảnh hưởng đến doanhnghiệp.Dođó,tồntạivaitròtrunggianlàsựcamkếtcủacácnhàđầutưtrongtácđộngcủaCSđến HQHĐ.

Tóm lại, mặc dù có rất ít bằng chứng thực nghiệm nghiên cứu về vai trò trunggian và thực hiện kiểm định vai trò trung gian của các biến trung gian trong tác độngcủa CS đến HQHĐ, thì lý thuyết các bên liên quan và các nghiên cứu riêng lẻ cho thấycó tồn tại các biến trung gian quan trọng của DNDL như SGBNV, SCKNĐT vàSTGCĐĐPtrong tácđộng củaCS đến HQHĐ.

Sựgắnbócủa nhânviên

Trong thế kỷ 21, một nhiệm vụ quan trọng của doanh nghiệp đã phát triển ngàycàng phức tạp là làm thế nào để thúc đẩy và giữ chân nhân viên (Idris, 2014). Toàn cầuhóalựclượnglaođộngthôngquanhữngtiếnbộtrongcôngnghệmáytínhvàviễnthôngđã tạo ra nhiều thách thức hơn cho các doanh nghiệp vì vai trò của doanh nghiệp trongviệcthuhútnhânviênvàđảmbảomộtmôitrườngnơinhữngnhânviêncóthểđónggóptài sản dài hạn cho tổ chức (Singh và Gupta, 2015) Tuy nhiên, khái niệm SGBNV(EmployeeCommitment),khiđượcsửdụngnhưlàyếutốdựbáovềviệcgiữchânnhânviên,đ ãtrởthànhtrọngtâmcủacácdoanhnghiệp(Idris,2014).Tráchnhiệmchínhcủacác nhà quản lý nhân sự là hiểu các yếu tố tạo ra SGBNV và sau đó sử dụng kiến thứcđóđểduytrìvà thúcđẩy năngsuấtlao động của nhânviên(Steel vàcộngsự, 2002).

Steersvàcộngsự(1974)pháttriểnýtưởngvềtháiđộcủanhânviênnhưmộtviễncảnhbaogồm cảmốiquanhệtâmlýhoặctìnhcảmgiữanhânviênvàtổchức,phụthuộc vào nhận thức của nhân viên và liên quan đến tổ chức Khái niệm lý thuyết này đượcgọilàlýthuyếttraođổivềcamkếtcủanhânviên.Cùngvớiđó,Portervàcộngsự(1974)đãđịnhnghĩ aSGBNVlàmộttệpđínhkèmcủatổchức,đượcđặctrưngbởiýđịnhởlạitổchức,mộtnhậndạngvớic ácgiátrịvàmụctiêucủatổchứcvàsẵnsàngnỗlựcvớitưcách cá nhân Các cá nhân xem xét nếu các mục tiêu của nhân viên và giá trị cá nhâncủanhânviênphùhợpvớimụctiêucủadoanhnghiệpthìnhânviêncókhảnănggắnbóvớidoanh nghiệp cao hơn (Portervà cộng sự, 1974).

Tươngtự,Becker(1960)chorằngSGBNVvừalàsựcânnhắcmangtínhquyphạmvàsựtínhtoánc ủanhânviên,sựgắnbónàycònbịảnhhưởngbởicácyếutốtâmlýbênngoài yếu tố kinh tế (Mowday và cộng sự,

1982) Một cá nhân sẽ vẫn cam kết gắn bóchođếnkhiáplựcnhấtđịnhtạoranhucầulàmchonhânviêntiếnhànhđánhgiálợiíchchi phí khi rời khỏi doanh nghiệp Khía cạnh hành vi này là duy nhất cho mỗi cá nhânvàkhôngthểđượctínhtoánđầyđủkhixácđịnhsựgắnbólâudàicủanhânviênđốivớidoanhnghiệ p (Mowday và cộng sự, 1982).

Bên cạnh đó, các nghiên cứu về SGBNV đã chỉ ra rằng SGBNV là một quá trìnhtự phát triển thông qua sự liên kết của một cá nhân với doanh nghiệp (Allen và Meyer,1990, Meyer và Allen, 1991; Messner, 2013) Nó có thể dựa trên các giai đoạn khácnhau hoặc mức độ gắn bó khác nhau với các tiền đề dựa trên nhận thức về lòng trungthành của cá nhân Bên cạnh đó, SGBNV đối với một doanh nghiệp là rất cần thiết vìnóảnhhưởngđếnsựthamgiacủanhânviênđốivớidoanhnghiệpvàgópphầngiữchânhọ (Allen và Meyer, 1996; Ghazzawi, 2008; Tuna và cộng sự, 2016) Những nhân viêngắn bó với doanh nghiệp cũng có ý thức cao hơn về sự hài lòng trong công việc, có thểlà yếu tố dự đoán về sự gắn bó (Quick và Nelson, 2008; Tuna và cộng sự, 2016) Nhânviên gắn bó với doanh nghiệp có ý thức về mục đích cá nhân và mục tiêu của doanhnghiệp(Tuna và cộng sự, 2016).

Hầu hết các nghiên cứu đồng tình rằng SGBNV, được định nghĩa là mức độ màmột nhân viên cảm thấy gắn bó với doanh nghiệp của mình như là một sự đền bù xứngđáng (Meyer và Allen, 1984) Tuy nhiên, mặt khác, một sự gắn bó tình cảm, được xácđịnh là nhận dạng tích cực của sự gắn bó với doanh nghiệp và có thể được biểu thị nhưmột lời giải thích tốt hơn cho SGBNV với doanh nghiệp (Meyer và Allen, 1984; SinghvàGupta, 2015). Đồngthời,O'Reilly(1989)địnhnghĩaSGBNVlàtrạngtháitâmlýcủamộtcánhânvới một doanh nghiệp, bao gồm sự tham gia của nhân viên trong công việc, sự đồngthuận với sứ mệnh hoặc mục tiêu của công việc hoặc nghề nghiệp, và sự sẵn sàng củamộtcánhânđểnỗlựchơnnữathaymặtchotổchức.Nếumộtnhânviênchấpnhậnrằnggiátrịcánhân củaanhấyhoặccôấyđượcphảnánhđầyđủtrongcôngviệccủatổchức,thì khả năng trung thành với doanh nghiệp sẽ cao hơn trong thời gian dài hơn (O'ReillyvàChatman, 1986; WeiBo và cộngsự,2010).

Mãiđếnnăm1991,khiMeyervàAllen(1991)kháiniệmhóalạiquanđiểmcủahọvề các khía cạnh của gắn bó, nghiên cứu đã đặt ra thuật ngữ SGBNV Trong công trìnhnày, Meyer và Allen đã xác định SGBNV là một cấu trúc đa chiều cho thấy sức mạnhtươngđốicủamộtnhậndạngcánhâncóliênquanđếnsựtrungthànhcủanhânviênvớimộtdoanh nghiệp cụ thể(Faloye, 2014; MeyervàAllen, 1991).

Vandenberg và Self (1993) cũng định nghĩa SGBNV là một cấu trúc đa chiều vàxác định bốn hình thức gắn bó: tình cảm, tiếp tục, tạm thời và nhận dạng Các tác giảnhận thấy có sự khác biệt đáng kể về SGBNV, đặc biệt là về gắn bó tình cảm và liêntục,khiđượcđánhgiátrongcáckhungthờigiankhácnhau,đặcbiệtlàtrướckhivàotổchứcvàsa ukhigianhậptổchức.MặcdùVandenbergvàSelf(1993)khôngđịnhnghĩalại khái niệm SGBNV, nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các cá nhân trong các giai đoạnphát triển khác nhau của tổ chức sẽ trải qua các mức độ gắn bó tâm lý khác nhau cũngnhưđánh giákhácnhau vềmặtlợiích kinh tếcủa cánhân đó (Singhvà Gupta,2015). Meyer và Allen (1997) đã xem xét định nghĩa về SGBNV được hai tác giả pháttriển vào năm 1991 Họ đã thừa nhận rằng có những mối tương quan đáng kể giữa camkết tình cảm và cam kết quy phạm Họ cũng đã thừa nhận định nghĩa SGBNV khi chỉsửdụngkhíacảnhtìnhcảmvàquyphạmlàchưathậtchínhxác.Từđó,MeyervàAllen(1997) bổ sung vào định nghĩa SGBNV của họ khía cạnh thứ ba đạo đức để hình thànhmô hình ba chiều của SGBNV gồm sự gắn bó vì tình cảm, sự gắn bó để duy trì và sựgắnbóvì đạo đức.

Bachiềuđạidiệnchocáctrạngtháitâmlýkhácnhaucủamộtnhânviên vàcóthểpháttriểncácbiệnphápđộclậpchotừngchiều(MeyervàAllen,1997).Mứcđộmàmộtnhânviên gắnbóvớicácmụctiêuhoặctầmnhìncủamộttổchức,vớicáctrạngtháitâmlýkhácnhaucủamộtnhâ n viênđượccoilàyếutốdựđoán quyếtđịnhcủa nhânviênở lạihoặcrờikhỏitổchức(MeyervàAllen,1997).MôhìnhbachiềuvềSGBNVgồmbanộidung cụthểnhư sau:

Sự gắn bó vì tình cảm (Affective commitment - AC)được định nghĩa là việc nhânviêncótìnhcảmvớitổchứcvàthíchlàthànhviêntrongtổchức.Cáccánhânvẫngắnbóvới tổ chứcphần lớn là vìhọmuốn (Allen và Meyer, 1990).

Sự gắn bó để duy trì (Continuance commitment – CC)được định nghĩa liên quanđến phân tích lợi ích chi phí của nhân viên, chẳng hạn như mất các khoản đầu tư kinhtế và khó khăn trong việc tìm kiếm một công việc mới Sự gắn bó để duy trì bị ảnhhưởngbởinhiệmkỳ,quyềnhạnhoặcthờigianphụcvụ.Nhânviênchọnduytrìsựgắnbóvới tổ chứcvì họ cảmthấy họmấtchiphí khi họ rờiđi (SinghvàGupta,2015).

Sự gắn bó vì đạo đức (Normative commitment – NC)phản ánh ý thức của nhânviêndocảmgiácvềnghĩavụ.Đâykhôngphảilàmộtcamkếtcánhân,màlàmộtnhậnthứcvềk ỳvọngxãhội(MeyervàAllen,1991).Cácthànhviêntổchứcvẫngắnbódựatrênlý do đạođức (IversonvàButtigieg, 1999; Singh vàGupta,2015).

SGBNVlàyếutốnềntảngtácđộngđếncáckếtquảliênquanđếncôngviệckhác,chẳng hạn như doanh thu, sự vắng mặt, nỗ lực trong công việc, vai trò trong công việcvàhiệuquả(Ghazzawi,2008;Tunavàcộngsự,2016).Mộtđiềucầnlưuýđốivớidoanhnghiệp là nếu vai trò trong công việc của các nhân viên không được xác định rõ rànghoặc mơ hồ, điều này làm giảm SGBNV

(Jung và Yoon, 2015) Ngoài ra, các yếu tốcôngviệckháccótácđộngđếnsựgắnbólàmứcđộtráchnhiệmvàquyềntựchủ(Jungvà Yoon, 2012). Cartwright và Holmes (2006) đã chỉ ra rằng, khi một nhân viên cảmthấycôngviệccóýnghĩa,kếthợpvớimứcđộtráchnhiệmcaohơnvàquyềntựchủliênquan đến một công việc nhất định, mức độ gắn bó sẽ cao hơn được thể hiện bởi ngườiđã hoàn thànhnó.

Tómlại,SGBNVlàcảmxúcgắnbó,mongmuốnđượcdấnthânvàotrongtổchức,cũng như sự sẵn sàng nỗ lực làm việc và cảm thấy như là sự bắt buộc và có nghĩa vụgắnkếtlâudàivớitổchức.Theođó,cáctổchứcsẽđápứngnhucầucủacánhân,vàđổilại,cáccánhâns ẽlàmviệcchămchỉđểhoànthànhcácmụctiêucủatổchức.Khảnăngnhânviêncónăngsuấtcaovàtru ngthànhvớitổchứccóthểsẽtănglênkhicáctổchứccung cấp văn hóa có lợi cho các trao đổi đó đồng thời tạo ra môi trường làm việc tôntrọng và khuyến khích thực hành nguồn nhân lực xuất sắc Những điều này sẽ tác độngtíchcựcđến HQHĐ.

Sựcamkếtcủa nhàđầu tư

Trongnhữngnămgầnđây,cácnhàđầutư,chủnợvàcácnhàđánhgiátàichínhđãbắtđầunhấnm ạnhtầmquantrọngcủacáchoạtđộngCSđốivớicácbênliênquankhácthay vì chỉ tập trung vào các cổ đông

(Rodgers và cộng sự, 2013) Đồng thời, các nhàđầutưđangsuynghĩdàihạnhơn,họđangnhậnthứcrõhơnvềsựPTBVcủamộtdoanhnghiệp trong xã hội tư bản ngày nay (Lo và Sheu, 2007) Nói cách khác, một doanhnghiệp hoạt động vì mục tiêu cân bằng hài hoà các khía cạnh kinh tế, xã hội và môitrườngsẽnhậnđượcsự ủnghộ vàcamkếtcủa cácnhàđầu tư.

Ngay từ thế kỷ 17 và đặc biệt vào đầu thế kỷ 20, các cổ đông đã có những hành viđược hướng dẫn bởi các cân nhắc về đạo đức, thay vì các động cơ tài chính Ngày càngnhiều cổ đông bắt đầu xem xét các tiêu chí phi tài chính, như tiêu chí xã hội và môitrường,khiđưaraquyếtđịnhđầutưvàthựcthiquyềncổđông(Wagemansvàcộngsự,2013).Bên cạnhđó,ngàycàngcónhiềucổđôngkiểmtramốiquanhệgiữahiệuquảxãhội và môi trường của các doanh nghiệp và hiệu quả tài chính của họ Thậm chí họ cònyêucầucácdoanhnghiệpcôngbốcácthôngtinvềmốiquanhệnày(O’Rourke,2003).Việc thực hiện các hoạt động đầu tư có trách nhiệm bởi các nhà đầu tư tổ chức có liênquan đến sự phát triển của các thỏa thuận, thông lệ và mạng lưới quốc gia khác nhau(Wagemansvà cộng sự, 2013).

CũngtheoWagemansvàcộngsự(2013)luậtpháplàmộtlýdochínhchosựthamgia ban đầu của các nhà đầu tư vì đạo đức Tại các nước phát triển, luật pháp đã đượcthông qua để bắt buộc các nhà đầu tư phải báo cáo các cân nhắc về xã hội, môi trườnghoặc đạo đức liên quan đến các quyết định đầu tư của mình (Sparkes, 2002; Clark vàHebb, 2004; Guay và cộng sự, 2004; Sparkes và Cowton, 2004; Carter và Huby, 2005;Aguilera và cộng sự, 2007) Đồng thời, Sparkes và Cowton

(2004) cho thấy áp lực củanhững người thụ hưởng trong thực tế và tương lai cũng là lý do để các nhà đầu tư tổchứcbắtđầuthựchànhcáchànhđộngđầutưcânnhắcđếncácvấnđềxãhội,môitrườnghoặcđạođức liên quan đến cácquyếtđịnhđầu tư của mình. Đồng thời, Dong và cộng sự (2011) còn phát hiện ra rằng đầu tư vào các doanhnghiệp vì mục tiêu môi trường và xã hội so với các doanh nghiệp khác có thể mang lạikếtquảtàichínhvượttrội.Điềunàycóthểđượclýgiảilàvìcácdoanhnghiệpthựchiệncáchoạtđộngt rướctiênvìcácyếutốmôitrườngvàxãhộiítbịtổnhạitrướccáctainạnmôitrườnghoặccácđiềukiệnx ã hộikém,và tăng cường uy tíncủadoanhnghiệp.

Cùng quan điểm trên, Schaltegger và Figge (2000) cho rằng các hoạt động bảo vệmôitrườngcủadoanhnghiệpkhôngphảilàmộtchiphícóliênquantiêucựcvớigiátrịcổ đông Quản lý các hoạt động liên quan đến môi trường có thể mang lại lợi ích tàichính khi giảm sử dụng vật liệu, giảm chi phí môi trường và mở rộng tỷ suất lợi nhuận.Khi các biện pháp này được mở rộng thì doanh nghiệp sẽ đạt hiệu quả về mặt chi phí(SchalteggervàFigge,2000).Đồngthời,lýdovềmặtđạođứcdẫnđếnviệccácnhàđầutư tham gia vào các đầu tư có đạo đức, đặc biệt là đối với các nhà đầu tư cá nhân và tổchức phi chính phủ Pasewark và Riley

(2010) kết luận rằng đối với các nhà đầu tư cánhânquantâmđếncáchànhvivìmôitrườngcủacácdoanhnghiệpthìtiêuchítàichínhđóngvaitrò nhỏ hơn trong quyếtđịnh đầu tưcủahọ.

Nhà đầu tư là một bên liên quan cấp một có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp docóthểtạorasựhợptáchoặcnguycơchodoanhnghiệp.Điềunàycónghĩacácnhàđầutưcóthểtha mgiavàocáchoạtđộngcủacácdoanhnghiệpnhằmhỗtrợhoặcgâyáplựcđể các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động vì sự bền vững hơn Thông qua việc đầutư vào doanh nghiệp, các nhà đầu tư cung cấp thêm sự hỗ trợ cho doanh nghiệp trongquátrìnhđầutư.Đồngthời,cácnhàđầutưcũngcóvaitròquantrọngtrongviệckếtnốicác doanh nghiệp với các nhà tài chính khác Nhìn chung, các nhà đầu tư dành nhiềuthờigianhơnchocác doanhnghiệptrongdanhmụcđầutưcủahọvàđưaralờikhuyênvềcác hoạtđộng kinhdoanh cho cácdoanhnghiệp(Silvervà cộng sự, 2010).

Khácvớicácnhàtàichính,cácngânhàngvàcácquỹchínhphủtươngđương,cácnhà đầu tư cổ phần tư nhân có nền tảng trong cùng ngành với doanh nhân trong cácdoanh nghiệp, nên họ có nhiều khả năng cung cấp lời khuyên cũng như sự hỗ trợ chocác doanh nghiệp Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cổ phần tư nhân cũng được cho là cónhiều kiến thức về thị trường địa phương nên họ có xu hướng đầu tư tại địa phương(Reitanvà Sorheim, 2000).

Elliottvàcộngsự(2014)chorằngtruyềnthôngcủadoanhnghiệpvềcáchoạtđộngvì sự PTBV hướng đến những khía cạnh xã hội, kinh tế và môi trường tự nhiên có thểgâyraphảnứngtìnhcảmởcácnhàđầutưvìbảnchấtkíchthíchvềmặthìnhảnhvàgiátrị của các chiến lược này Đồng thời, các nhà đầu tư thường xem xét đồng thời nhiềutiêu chí khi đánh giá các khoản đầu tư tiềm năng (Mason và Harrison, 2003) và nhiềunhàđầutưthườngxuyênxemxétcácbiệnphápthựchiệncáchoạtđộngCScùngvới các biện pháp hiệu quả tài chính truyền thống khi đưa ra quyết định đầu tư (Elliott vàcộngsự, 2014).

Bên cạnh đó, cam kết là yếu tố trung tâm góp phần xây dựng mối quan hệ thànhcông vì khả năng dẫn dắt gián tiếp đến hành vi hợp tác và tạo ra kết quả thúc đẩy năngsuất và hiệu quả (Morgan và Hunt, 1994) Trái với niềm tin kinh doanh truyền thốngnhằm tạo ra lợi nhuận mà không xem xét đến hậu quả của các tác động môi trường vàxã hội thì các nhà đầu tư đang ngày càng quan tâm nhiều hơn và nhận được sự ủng hộnhiều hơn trên toàn thế giới khi đánh giá các doanh nghiệp dựa trên các tiêu chí về xãhộivàmôitrường(LovàSheu,2007).Mặtkhác,mứcđộniềmtincaodẫnđếncamkếtcaohơncủa cácnhàđầutưđốivớidoanhnghiệp(Duartevàcộngsự,2012;Scarbroughvàcộngsự,2013;

Pevzner và cộng sự, 2015;Libbyvà Emett,2014).

Tóm lại, theo tổng quan tài liệu, luận án xác định định nghĩa SCKNĐT là mongmuốn duy trì mối quan hệ có giá trị một cách bền vững và lâu dài Nói cách khác, camkếtcủanhàđầutưlàcáchnhàđầutưtíchhợpviệcthựchiệnCSvàoquátrìnhphântíchphươngántà itrợvàquyếtđịnhtàitrợcủahọđốivớicácdựánđầutư.Đồngthời,càngngày càng tham gia tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội và môitrường của doanh nghiệp cũng như cam kết cung cấp đủ nguồn vốn cho các dự án đầutưvìmụctiêunângcaohiệuquảsửdụngcácnguồnlực,cảithiệnxãhộivàmôitrường.

Sựthamgia củacộngđồng địa phương

KháiniệmvềSTGCĐĐPvàodulịchbắtnguồntừkháiniệmchungvềsựthamgiacủa cộng đồng trong các nghiên cứu phát triển (Tosun, 1999) Năm 1985, Peter EMurphylầnđầutiênđưarakháiniệmvềsựthamgiacủacộngđồngtrongpháttriểndulịch(Murph y,1985).Sựthamgiacủacộngđồngvàodulịchcũngđượcxemlàmộtphầnquan trọng của sự PTBV trong Chương trình nghị sự thế kỷ 21 về Du lịch do Tổ chứcDu lịch Thế giới (WTO) và Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC) Người tatin rằng, phương pháp phát triển có sự tham gia sẽ tạo điều kiện thực hiện các nguyêntắc phát triển du lịch bền vững bằng cách tạo cơ hội tốt hơn cho người dân địa phươngđể đạt được lợi ích lớn hơn và cân bằng hơn từ phát triển du lịch diễn ra tại địa phươngcủahọ(Tosun,2000),cóthểđảmbảocảsựhàilòngcủadukháchvàlợiíchliêntụcchocưdân của cáckhuvực điểmđến (Simmons,1994; Tosun, 2000).

Trong bối cảnh sự quan tâm ngày càng tăng của các nghiên cứu về yếu tố cộngđồngđốivớidulịch,ViệnNghiêncứuDulịchQuốctế(1991)đãbáocáorằng“cầ n phải nhận ra rằng du lịch phải mang lại lợi ích cho CĐĐP và phải có sự tham gia rộngrãivàocácquyếtđịnhpháttriểndulịchởcấpcộngđồng”.Điềunàyđãngụýrằngpháttriểndulịch dựavàocộngđồngsẽtạocơhộitốt hơnchocáccộngđồngnơi màCĐĐPdường như không được trang bị tốt để đem lại lợi ích từ ngành du lịch Trong khi đó,lợi ích đem lại từ ngành du lịch được thúc đẩy bởi các bên liên quan trong ngành(Brohman,1996; Keogh, 1990; Murphy, 1985; Simmons,1994).

Hơnnữa,nhữngngườiủnghộsựthamgiacủacộngđồngđãchorằngsựthamgiacủacộngđồn gnhưlàmộtsựpháttriểnnênđượcxemxét,thúcđẩyvàđưavàoquátrìnhphát triển theo những cách khác nhau kể từ những năm 1950 và đầu những năm

1960theocácthuậtngữvàtêngọikhácnhau(DeKadt,1982;GowvàVansant,1983).Điềuđócóng hĩalàkháiniệmvềsựthamgiacủacộngđồnglàmộtthànhphầncủađộnglựcchínhtrịcủathờikỳhậu côngnghiệp,đượcnhânđôitrongmộtphongtràodàihạnhơnđốivớimộtnềnhànhchínhcôngmới. Nóicáchkhác,sựquantâmcủangườidântrongviệcthamgiavàoviệc raquyếtđịnhcủachínhphủvàchínhphủcũngcónhu cầucộngđồngthamgiatrựctiếpvàoquátrìnhpháttriểnđấtnước,nhưlàmộtphảnứngcủachínhphủđốivớ icác hànhđộng củacộngđồng (Smith, 1981).

Một số học giả tin rằng sự tham gia của cộng đồng vào du lịch đã trở thành mộttrong những yếu tố quan trọng trong việc duy trì sự PTBV của du lịch và đã trở thànhmột cách thức phát triển cộng đồng quan trọng và hiệu quả tại địa phương Khi có sựtham gia của cộng đồng vào du lịch thì mâu thuẫn tiềm tàng của các bên liên quan vànhững trở ngại của phát triển du lịch có thể được loại bỏ (Inskeep, 1991; Bao và Sun,2003) Bằng cách tham gia vào phát triển du lịch và thu được một số lợi ích, CĐĐP sẽtíchcựcbảovệtàinguyêndulịchvàhỗtrợpháttriểndulịchnhằmthúcđẩynhanhquátrình chuyển đổi văn hóa xã hội địa phương (Bao và Qiu, 2006; Sarah Li, 2008). Tuynhiên,dotiêuchuẩnpháttriểnkinhtế,hệthốngxãhội,chínhsáchquốcgia,ýkiếncủangườidân, mứcđộthamgiavàảnhhưởngcủasựthamgiacủacộngđồngđãbịhạnchế(Pang và Li,2002).

Campbell (1999) kết luận rằng CĐĐP có được lợi ích du lịch bị hạn chế vì chínhquyền địa phương không lên kế hoạch hoặc đưa ra các quyết định không gắn với cộngđồng Bên cạnh đó, sự tham gia của cộng đồng là một phương pháp quan trọng để thúcđẩypháttriểndulịchlànhmạnhvàbềnvữngtạicácđiểmdulịch.Đốivớiđiểmđếndu lịch, cư dân cộng đồng tham gia hiệu quả là nền tảng giải quyết nhiều vấn đề xã hội đểpháttriển du lịch bền vững (Shuivàcộng sự, 2012).

Simmons (1994) đã lập luận rằng sự tham gia của cộng đồng vào quá trình pháttriển du lịch là rất quan trọng nếu bất kỳ khu vực nào muốn cung cấp trải nghiệm dulịch đảm bảo cả sự hài lòng của du khách và lợi ích liên tục cho cư dân của khu vựcđích Hall (1994) đã tuyên bố rằng đáp ứng nhu cầu địa phương cũng có thể đáp ứngnhu cầu của khách du lịch Đây là một trong những thành phần chính của khái niệm vềsự tham gia của cộng đồng Brohman (1996) đã ủng hộ sự tham gia của cộng đồng vàoquá trình phát triển du lịch như một công cụ để giải quyết các vấn đề lớn về du lịch ởcác quốc gia đang phát triển Sự tham gia của cộng đồng vào phát triển du lịch sẽ đạtđược sự phân phối lợi ích công bằng hơn, loại bỏ việc ra quyết định phi dân chủ và sẽđápứng nhu cầu củaCĐĐPtheo cách tốt hơn.

Do đó, quá trình lập kế hoạch du lịch sẽ dẫn đến sự tham gia của các nhóm khácnhautừcáctầnglớpxãhộiđạidiệncholợiíchđadạngcủacộngđồngrộnglớnhơn.Ởcácnướcđ angpháttriểnđiềunàykhôngchỉkhôngkhuyếnkhíchviệcraquyếtđịnhphidân chủ, từ trên xuống mà còn tạo cơ hội cho cộng đồng sử dụng tài nguyên của chínhhọ và sáng tạo phổ biến để tìm ra các phương pháp phát triển du lịch phù hợp tại địaphương (Brohman, 1996) Mặt khác, vì kế hoạch có chiều thời gian, việc lập kế hoạchbởimộtcơquancôngquyềntrongcộngđồngcóthểtrởnênrấtkhókhănvìnhữngthayđổi do bầu cử gây ra Điều này dẫn đến sự hỗ trợ hơn nữa cho nhu cầu lôi kéo ngườidân và các bên liên quan quan trọng khác vào quy trình lập kế hoạch linh hoạt và năngđộng(Jamal vàGetz, 1995).

Sự tham gia của cộng đồng còn được hiểu là thiết kế sự phát triển theo cách mànhững người thụ hưởng dự định được khuyến khích đưa vấn đề vào tay họ, tham giavàosựpháttriểncủachínhhọthôngquahuyđộngcácnguồnlựccủachínhhọ,xácđịnhnhu cầu của họ và tự đưa ra quyết định của họ (Stone, 1989) Điều này có thể ám chỉrằng sự tham gia của cộng đồng như một chiến lược phát triển dựa trên các nguồn lực,nhu cầu và quyết định của cộng đồng.

Do đó, cộng đồng là tác nhân chính trong quátrình phát triển Mặt khác, khái niệm về sự tham gia của cộng đồng được coi là mộtcông cụ mạnh mẽ để giáo dục cộng đồng về quyền, luật pháp và ý thức chính trị tốt(Tosun,1999).

Bêncạnhđó,cácnghiêncứuvềlĩnhvựcnàyđềuủnghộrằngsựthamgiacủacộngđồng vào phát triển du lịch góp phần đạt được sự phát triển du lịch bền vững (Inskeep1991; Tosun và Jenkins 1996) Mặc dù vậy, hầu hết những người đề xuất phát triển dulịch có sự tham gia đều ủng hộ nó mà không nêu chi tiết về sự tham gia của cộng đồnglà gì hoặc nên như thế nào (Tosun, 1999) Trong quá trình nghiên cứu sự tham gia củacộng đồng trong quá trình phát triển, có vẻ khá tự nhiên khi yêu cầu một định nghĩa vềkhái niệm tham gia của cộng đồng Trong nghiên cứu của Tosun (1999), nghiên cứuchothấyrằngsựthamgiacủacộngđồngtrongquátrìnhpháttriểncóthểcónhiềuhìnhthứctùy theo hoàn cảnh.

Tómlại,sựthamgiacủacộngđồngvàopháttriểndulịchlàmộtcáchhiệuquảđểtăngthunhậpv àcảithiệnmứcsốngcủangườidân,nócóthểlàmsuyyếutácđộngtiêucực của phát triển du lịch, nhưng cư dân cộng đồng có thể tham gia vào công tác quảnlývàảnhhưởngđếnquátrìnhpháttriểndulịch.Nóicáchkhác,STGCĐĐPlàviệcthiếtkế sự phát triển du lịch theo cách mà những người thụ hưởng giữ vai trò lãnh đạo nhưlà doanh nhân đổi mới sáng tạo và người lao động trong du lịch Đồng thời, cộng đồngtạiđịaphươngcótiếngnóitrongquátrìnhraquyếtđịnhpháttriểndulịchtạiđịaphươngvàđược tưvấnvà theođó các chính sáchdulịch được xemxétlại.

Tổngquanvềcác lý thuyết liên quan

Lýthuyết tính chính đáng(Legitimacy Theory)

Lýthuyếttínhchínhđángbắtnguồntừkháiniệmtínhhợpphápcủatổchức,đượcđịnhnghĩalà mộtđiềukiệnhoặctrạngthái,tồntạikhimộthệthốnggiátrịthựcthểphùhợp với hệ thống giá trị của hệ thống xã hội lớn mà thực thể là một phần Theo Parsons(1960), định nghĩa tính chính đáng là đánh giá hành động theo các giá trị chung trongbối cảnh có sự tham gia của các hành động trong xã hội Lý thuyết tính chính đáng tậptrungvàokháiniệmhợpđồngxãhội,ngụýrằngsựtồntạicủadoanhnghiệpphụthuộcvàomứcđ ộmàdoanhnghiệphoạtđộngtronggiớihạnvàchuẩnmựccủaxãhội(Brownvà Deegan,1998).

Tronglýthuyếttínhchínhđáng,xãhộiđượcxemxétmộtcáchtổngthểchứkhôngxemxétcáccán hânriêngbiệt(Deegan,2002;Belal,2008).Vìvậy,lýthuyếttínhchínhđáng quan tâm đến mối quan hệ giữa doanh nghiệp và xã hội nói chung Các doanhnghiệpkhôngtồntạiđơnđộcmàhọtồntạitrongmốiquanhệvớixãhội.Cácdoanh nghiệpcóđượcnguồnnhânlựcvàvậtliệuđếntừxãhộivàdoanhnghiệpcũngcungcấpcác sản phẩm và dịch vụ cho xã hội Trên hết, các sản phẩm hoặc phát thải của doanhnghiệpđượcxãhộivàmôitrườngtựnhiênhấpthụ,thôngthường,doanhnghiệpkhôngmất bất kỳ chi phí nào cho điều này Theo nhiều học giả, các doanh nghiệp vốn khôngcó quyền đối với những lợi ích này nên để cho phép doanh nghiệp tiếp tục tồn tại, xãhộisẽmongđợilợiíchvượtxachiphídoanhnghiệpphảitrảchoxãhội(Deegan,2002;Belal,2008).

Lý thuyết tính chính đáng cho thấy rằng các kỳ vọng của xã hội nói chung phảiđược thực hiện bởi doanh nghiệp, không chỉ đơn thuần là yêu cầu của chủ sở hữu hoặcnhà đầu tư như trong các lý thuyết cổ đông Theo lý thuyết tính chính đáng, chỉ khi đápứng những kỳ vọng này, xã hội mới cho phép doanh nghiệp tiếp tục hoạt động và đảmbảo sự tồn tại của mình Nói cách khác, lý thuyết tính chính đáng cho rằng các doanhnghiệpchỉcóthểtiếptụctồntạinếuxãhộimàhọdựavàonhậnthứcđượcdoanhnghiệpđangvận hành mộthệthốngcógiá trịtươngxứng vớihệthốnggiá trịcủa xãhội. Ứngdụng lýthuyết tính chínhđáng của luậnán

Lýthuyếttínhchínhđángnhấnmạnhrằngcácdoanhnghiệpliêntụccốgắngđảmbảo rằng họ được đánh giá là hoạt động trong sự ràng buộc và các quy tắc của xã hộinơi họ hoạt động (Deegan, 2002) Theo đó, lý thuyết tính chính đáng ngụ ý rằng một"hợpđồngxãhội"tồntạigiữamộttổchứckinhdoanhvàcácxãhộitươngứng(Deegan,2002).Hợpđồ ngxãhộinàyliênquanđếnviệcmộttổchứchoặcmộtdoanhnghiệphoạtđộng trong các giới hạn và chuẩn mực của xã hội hay, đơn giản là, kỳ vọng của xã hội.Các điều khoản của hợp đồng này có thể là một phần rõ ràng và một phần ngầm định.Các điều khoản rõ ràng bao gồm các yêu cầu pháp lý, trong khi các kỳ vọng của cộngđồngtạothànhcácđiềukhoảnngầm.Theođó,doanhnghiệpcầnđảmbảorằngcácđiềukhoảnrõr ànghayngầmđịnhnàykhôngbịviphạmđểdoanhnghiệpcóthểduytrìtrạngtháihợp pháp mà quađóxã hộichophépdoanhnghiệpđótiếp tụctồntại.

Bên cạnh đó, trong lý thuyết tính chính đáng, các doanh nghiệp mong muốn hợppháphóacáchoạtđộngcủadoanhnghiệpthôngquaviệccôngbốcácbáocáoliênquanđến chiến lược bền vững và điều này được xem là động lực để thúc đẩy các quyết địnhliên quan đến công bố thông tin của doanh nghiệp (Deegan, 2002) Do đó, để phù hợpvới lý thuyết tính chính đáng, các doanh nghiệp sẽ tham gia vào các hoạt động vì mụctiêuPTBVvà báo cáovềnhững hoạtđộng của doanhnghiệp.

Nhiều nghiên cứu đồng ý rằng lý thuyết tính chính đáng là quan điểm lý thuyếtđượcsửdụngnhiềunhấttrongcácnghiêncứuvềCSđểgiảithíchlýdotạisaocácdoanhnghiệp tham gia vào các hoạt động hướng đến việc thực hiện mục tiêu PTBV (Tilling,2004;DeVilliersvàvanStaden,2006).Khidoanhnghiệpbịthúcđẩybởiđộnglựchoạtđộng để phù hợp với xã hội, các doanh nghiệp sẽ hành động để giữ gìn hình ảnh củadoanh nghiệp vì một doanh nghiệp hợp pháp và thỏa mãn các kỳ vọng của xã hội (DeVilliersvàvanStaden,2006).Điềunàyngụýrằng,cácdoanhnghiệphànhđộngđểthựchiệncáchoạt độngCSvìnhữnglợiíchmàCSmanglạichodoanhnghiệpnhưcảithiệnhìnhảnh doanhnghiệpvà theođóHQHĐ sẽđượctốthơn.

Lýthuyếtthểchế(InstitutionalTheory)

Theo Veblen (1990), thể chế là tính quy chuẩn của hành vi hoặc các quy định xácđịnhhànhvitrongnhữngtìnhhuốngcụthể,đượccácthànhviêncủanhómxãhộichấpnhận.Cáct hểchếkhôngphảiởmọinơivàdànhchotấtcảmọingười,chúngnằmtrongcác bối cảnh xã hội cụ thể và hành động theo điều kiện trong các bối cảnh đó Do đó,nghiên cứu thể chế thường tập trung vào bối cảnh thể chế - tập hợp các thể chế và cácmốiquanhệvàtácđộngcủachúngcóliênquantrongmộttìnhhuống.Cácbốicảnhthểchế đặt ra các khuôn khổ nhận thức cho các tác nhân xã hội và các khuôn khổ này vừahạn chế vừa cho phép hành động Bối cảnh thể chế hạn chế hành động bằng cách banhành các quy tắc thường không nhìn thấy được, có tình trạng được coi là được chấpnhậngiữacáctácnhântrongbốicảnhđó.Đồngthời,nhữngbốicảnhnàychophéphànhđộngbằngc ách làmcho thếgiớidễhiểuvàcáchànhđộng cóý nghĩa.

Lý thuyết thể chế là một khung lý thuyết để phân tích các hiện tượng xã hội (đặcbiệtlàtổchức),trongđóxemthếgiớixãhộibaogồmđángkểcácthểchế- cácquytắc,thựchànhvàcấutrúclâudàiđặtracácđiềukiệnhànhđộng.Cácthiếtchếlàcơsởtrongviệcgiải thíchthếgiớixãhộivìchúngđượcxâydựngtrongtrậttựxãhộivàđịnhhướngdòng chảy của đời sống xã hội.

Chúng là những hằng số xác định quy luật biến thiên.Cácthểchếtạođiềukiệnchohànhđộngbởivìsựrađikhỏichúngtựđộngbịchốnglạibởicácbiện phápkiểmsoátxãhội,làmchoviệcđichệchkhỏitrậttựxãhộitrởnêntốnkém.Cácbiệnphápkiểmsoát nàyliênkếtsựkhôngphùhợpvớiviệctăngchiphí,thông qua việc gia tăng rủi ro, yêu cầu nhận thức cao hơn hoặc giảm tính hợp pháp và cácnguồn lực đikèmvớinó.

Lý thuyết thể chế đã được vận dụng trong nhiều nghiên cứu về CS (Larrinaga,2007; Brammer và cộng sự, 2012; Gauthier, 2013; Glover và cộng sự, 2014; DeGrosbois,2016).Ứngdụnglýthuyếtnàyđãđượcchứngminhlàrấthữuíchvìnóđóngvai trò quan trọng trong việc giải thích vì sao các doanh nghiệp đang ngày càng quantâmvàthựchiệncáchoạtđộnghướngđếnviệcthựchiệnmụctiêuPTBVvànhậnđượcsự chấp nhận rộng rãi (Brammer và cộng sự, 2012; Gauthier, 2013; Glover và cộng sự,2014; DeGrosbois,2016).

Lý thuyết thể chế cung cấp một lăng kính lý thuyết, qua đó các nhà nghiên cứu cóthể xác định và kiểm tra các ảnh hưởng thúc đẩy sự tồn tại và tính hợp pháp của thựctiễntổchức,baogồmcácyếutốnhưvănhóa,môitrườngxãhội,quyđịnhvàmôitrườngpháp lý, truyền thống và lịch sử, cũng như khuyến khích kinh tế phát triển (Hirsch,1975).

Các hoạt động của doanh nghiệp bị ràng buộc bởi thể chế Theo North (2001),khuônkhổchính trịvàpháplý tạoranhữngnguyêntắcvàluậtlệcơbản chohoạtđộngcủa cá nhân và doanh nghiệp; các giá trị văn hóa và niền tin có ảnh hưởng đến hành vikinhtếthôngquasựtácđộngcủachúngđếnsựsẵnlòngthamgiavàtuânthủcácnguyêntắc, quy luật của thị trường Các yếu tố của thể chế tác động đến hoạt động của doanhnghiệpvì mục tiêu phát triển CS baogồm:

Thứnhất,cáchànhđộngcủachínhphủ trongviệc xâydựngvà duytrìmôitrườnghỗ trợ các doanh nghiệp phát triển một cách bền vững Chính phủ có thể đảm bảo thịtrường hoạt động hiệu quả bằng cách loại bỏ các rào cản tham gia thị trường, thông tinkhônghoànhảo của thịtrường vàcác quyđịnh không cần thiết.

Thứhai,cácchuẩnmựcxãhộiđốivớicáchoạtđộngcủadoanhnghiệpnhằmgiảmthiểusựbấtbình đẳngvàchiarẽxãhội,cảithiệnchấtlượngcuộcsống,quảnlýcáchoạtđộng của doanh nghiệp mà không gây hại cho môi trường, giảm ô nhiễm môi trường,giảmtiêuthụtàinguyên.Nhữngchuẩnmựcnàyảnhhưởngđếncáchoạtđộngcủadoanhnghiệp.Môitrườngthểchếgiúpgiatăngnhậnthứcvàsựchấpnhận,đólàtiêuchírấtquantrọngđốivớicác doanhnghiệptheođuổimụctiêuchiếnlượcvìsựPTBV.Đểlàmđược điều này, các doanh nghiệp phải tuân thủ các hoạt động phù hợp với chuẩn mực xã hội.Đồngthời,thểchếcungcấpcấutrúckhuyếnkhíchđốivớinềnkinhtế;khicấutrúcnàytiếntriển,nó địnhhìnhhướngthayđổicủanềnkinhtếtheochiềutăngtrưởng,trìtrệhaysuygiảm.

Theo lý thuyết thể chế, áp lực xã hội, chính trị và kinh tế bên ngoài ảnh hưởngđến các chiến lược và các quyết định của doanh nghiệp Từ đó, doanh nghiệp tìm cáchápdụngcácthựctiễnhợppháphoặchợppháphóacácquanđiểmcủahọtheoquanđiểmcủa các bên liên quan khác nhau (Jennings và Zandbergen, 1995; North, 1990) Do đó,Lýthuyếtthểchếcóthểđượcsửdụngđểgiảithíchsựthayđổicủacácgiátrị xãhộivàcác quy định ảnh hưởng đến các quyết định liên quan đến các hoạt động CS (Ball vàCraig,2010; Rivera,2004;Hoffman và Ventresca, 1999; Fowlervà Hope,2007).

Lý thuyết thể chế giúp tác giả hình thành nên ý tưởng rằng khi doanh nghiệp cóđược sự chấp nhận của xã hội ngày càng cao thì doanh nghiệp sẽ càng có nhiều cơ hộitồn tại và phát triển Điều này sẽ tăng cường sự tham gia, sự cam kết và gắn bó của cácbên liên quan như nhân viên, nhà đầu tư hay cộng đồng và điều này sẽ dẫn đến tăngcườngHQHĐ.

Lýthuyết cácbên liên quan(Stakeholder Theory)

Lý thuyết các bên liên quan cho rằng phần lớn các doanh nghiệp đều có sự quantâmlớnđếncácbênliênquanmàdoanhnghiệpcónghĩavụphảicânđốitrongcáchoạtđộng của doanh nghiệp Khi nhắc đến khái niệm PTBV cũng như khái niệm CS, khôngthểkhôngnóiđếnkháiniệmcácbênliênquan(Stakeholders).Kháiniệmnàyđượcnhắcđến lần đầu tiền vào năm 1963 trong bản ghi nhớ nội bộ tại Viện nghiên cứu Stanford(Stanford Reasech Institute - SRI) Sau này đã được phát triển bởi R Edward Freemantrong những năm 80 để trở thành lý thuyết các bên liên quan Lý thuyết các bên liênquan được tìm thấy hầu hết trong các nghiên cứu về CS Bên cạnh đó, khi xã hội giatăng sự quan tâm của doanh nghiệp đối với vấn đề xã hội và môi trường Điều này dẫnđến phong trào CSR nhận được nhiều sự quan tâm hơn Theo đó, vào cuối những năm1970, cần có các quy trình quản lý chiến lược để xem xét các vấn đề kinh doanh phichính phủ, các nhóm lợi ích đặc biệt, hiệp hội thương mại, đối thủ cạnh tranh nướcngoài,cổđôngbấtđồngchínhkiếnvàcácvấnđềphứctạpnhưquyềnnhânviên,cơhội bình đẳng, ô nhiễm môi trường quyền, thuế quan, quy định của chính phủ và tái côngnghiệpđã trởnên rõ ràng. Ở cấp độ lý thuyết, ý nghĩa của việc thay thế các bên liên quan cho các cổ đôngcầnphảiđượcgiảithích.Vấnđềđầutiênởcấpđộnàylàđịnhnghĩathựcsựcủacácbênliên quan. Định nghĩa ban đầu của SRI (1963) quá chung chung và quá chuyên biệt đểphục vụ như một phương tiện xác định các nhóm bên ngoài có ý nghĩa chiến lược quantrọng Sự tập trung vào các bên liên quan chung, chẳng hạn như xã hội và khách hàng,thay vì các nhóm sở thích xã hội cụ thể và các phân đoạn khách hàng cụ thể tạo ra mộtphân tích chỉ có thể được sử dụng làm nền tảng cho quy trình lập kế hoạch Thông tinhữu ích về chiến lược về hành động, mục tiêu và động lực của các nhóm cụ thể Đó làcầnthiếtnếuquảnlýđượcđápứngvớicácmốiquantâmcủacácbênliênquan,đòihỏimộtđịnh nghĩacụ thểhơn và toàndiện hơn (Freeman, 2010).

Freeman (2010) đã đề xuất hai định nghĩa của các bên liên quan, một theo nghĩarộngvàmộttheonghĩahẹp,làmchobảnchấtcủađịnhnghĩaSRI(1963)trởnênrõrànghơn,cụth ểhơn.TheoFreeman(2010),cácbênliênquancủadoanhnghiệplàcácnhómvà cá nhân được hưởng lợi hoặc bị tổn hại, và có quyền lợi bị vi phạm hoặc được tôntrọngtừcáchànhđộngcủadoanhnghiệp.Nếuhiểutheonghĩahẹpthìcácbênliênquanbao gồm những nhóm người rất quan trọng cho sự tồn tại và thành công của doanhnghiệp như nhân viên, phân khúc khách hàng, nhà cung cấp nhất định, cơ quan

Chínhphủchủchốt,cổđông,tổchứctàichínhnhấtđịnh,cũngnhưnhữngngườikháclàtấtcảcác bên liên quan theo nghĩa hẹp Ngược lại, nếu hiểu theo nghĩa rộng thì các bên liênquan bao gồm bất kỳ nhóm hoặc cá nhân nào có thể ảnh hưởng đến việc đạt được mụctiêu của tổ chức hoặc bị ảnh hưởng bởi việc đạt được mục tiêu của tổ chức như nhómlợi ích công cộng, các nhóm phản đối, cơ quan chính phủ, hiệp hội thương mại, đối thủcạnh tranh, công đoàn, cũng như nhân viên, phân khúc khách hàng, cổ đông và nhữngngười khác là các bên liên quan Cũng theo quan điểm này, Waddock

(2001) cũng đãphânbiệtcácbênliênquancủadoanhnghiệpbaogồmcácbênliênquanchínhnhưchủsở hữu, nhân viên, khách hàng và nhà cung cấp và các bên liên quan phụ mà doanhnghiệpphụthuộc vào như cộng đồngvà chính quyền.

Như vậy, theo lý thuyết của các bên liên quan về nghĩa vụ của các doanh nghiệpđốivớinhiềubênliênquan,cácyếutốliênquanđếnviệcápdụngCScũngbịảnhhưởngbởicácbê nliênquankhácnhau(Schrelingvàcộngsự,2014).Nhìnchung,áplựccủa cỏc bờn liờn quan là một yếu tố liờn quan đến việc ỏp dụng và triển khai CS (Andiỗ vàcộngsự,2012;GovindanvàBouzon,2018).Vaitròcủacácbênliênquanrấtcóýnghĩavì sự hỗ trợ từ các bên liên quan dẫn đến việc thực hiện chiến lược thành công hơn(Becker vàCaldwell,2015; Notteboomcộngsự, 2015). Ứngdụng lýthuyếtcácbên liên quanvào luận án

Khái niệm về CS hoàn toàn phù hợp với cách tiếp cận lý thuyết các bên liên quan,theođómụctiêu củamộtdoanhnghiệpvượtrangoàicáccổđôngcủadoanhnghiệpvàhướngđếnchomộtnhómcác bênliênquanrộnglớnhơn(Freeman, 2015;Rufvàcộngsự, 2001; McWilliams và cộng sự, 2006) Lý thuyết các bên liên quan được sử dụngrộng rãi trong các nghiên cứu về CS và được xem như là lý thuyết chi phối trong cácnghiên cứu về CS (Mitchell và cộng sự, 1997) Ý tưởng cốt lõi của lý thuyết các bênliênquanlàcânbằnglợiíchcủacácbênliênquankhácnhauvàquảnlýcácảnhhưởnggắnkếttro ngmốiquanhệgiữacácbênliênquanvàdoanhnghiệp(Lee,2012).Lýthuyếtcácbênliênquanlàcáchtiếpc ậnquantrọngnhấttrongviệcgiảithíchmốiquanhệgiữaviệc thực hiện các hoạt động CS và các biên liên quan dẫn đến HQHĐ cao hơn Theođó,làmthếnào một camkếtvữngchắcvềcác hoạtđộngxãhộivàmôitrườngtự nhiênđónggópvàosựtăngtrưởngcủadoanhnghiệp.Lýthuyếtnàychorằnglàkhiếmkhuyếtnếu các nhà quản lý tập trung hoàn toàn vào nhu cầu của các cổ đông (McWilliams vàcộngsự,2006).Vềvấnđềnày, cácdoanhnghiệpnênđápứngnhucầucủacácbên liênquan quan trọng khác ngoài các cổ đông của họ Khi được áp dụng cho cam kết củadoanh nghiệp đối với các hoạt động xã hội và môi trường tự nhiên, lý thuyết các bênliênquanhỗtrợkhoảnđầutưcủadoanhnghiệpvàocácchiếnlượchướngđếnmụctiêubềnvững đểtăngcườngmốiquanhệvớinhânviên,cộngđồngvàcổđông(Rufvàcộngsự,2001).

Nhưvậy,vaitròcủacácbênliênquantrongviệcthựchiệncáchoạtđộngvìCSđãđược thừa nhận rộng rãi qua các nghiên cứu trên thế giới (Azapagic, 2003; Byrd, 2007;McGrady và Cottrell, 2018; Ashrafi và cộng sự, 2019) Việc xác định và phân tích cácbên liên quan là điều cần thiết để hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa CS và các bên liênquan ảnh hưởng đến HQHĐ Bên cạnh đó, sự tham gia của các bên liên quan đóng gópý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển CS Hiểu được lợi ích và mối quan tâmcủa các bên liên quan khác nhau là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp thành công vàbềnvững.Khicácdoanhnghiệphiểuđượcnhữnggìcácbênliênquanmongmuố n, doanh nghiệp sẽ có khả năng tạo được động lực tốt hơn cho nhân viên – là các bên liênquan bên trong và tạo dựng được mối quan hệ tốt hơn với các bên liên quan bên ngoài(Azapagic,2003).

Lýthuyếtcácbênliênquangiúptácgiảhìnhthànhnênýtưởngrằngviệcthựchiệncác hoạt động CS sẽ tác động đến sự tham gia, sự cam kết và gắn bó của các bên liênquan như nhân viên, nhà đầu tư hay CĐĐP và điều này sẽ dẫn đến việc tăng cườngHQHĐ.

Lýthuyết phụthuộcnguồnlực (ResourceDependence Theory)

Kể từ khi được giới thiệu, lý thuyết phụ thuộc nguồn lực (Resource DependenceTheory-

RDT)đãtrởthànhmộttrongnhữnglýthuyếtcóảnhhưởngnhấttronglýthuyếttổchứcvàquảntrịchiếnlư ợc.RDTđặctrưngchodoanhnghiệpnhưmộthệthốngmở,phụ thuộc vào các tình huống bất ngờ trong môi trường bên ngoài (Pfeffer và Salancik,1978) Như Pfeffer và Salancik (1978) tuyên bố, để hiểu hành vi của một tổ chức, bạnphải hiểu bối cảnh của hành vi đó Đó là hệ sinh thái của tổ chức Lý thuyết phụ thuộcnguồnlựcn h ậ n raảnhhưởngcủacácyếutốbênngoàitácđộngđếnhànhvicủatổchứcvà mặc dù bị hạn chế bởi bối cảnh của hành vi đó, các nhà quản lý có thể hành động đểgiảmsự không chắc chắnvà phụthuộcvàomôi trường.

Lýthuyếtphụthuộcnguồnlựclàlýthuyếtnghiêncứuvềcáchthứccácnguồnlựcbênngoàicủ acáctổchứcảnhhưởngđếnhànhvivàhoạtđộngcủatổchức.Theokhunglý thuyết này, sự hoạt động và tồn tại lâu dài của doanh nghiệp phụ thuộc vào nhữngchủ thể cung cấp các nguồn tài nguyên bên ngoài doanh nghiệp Vì vậy, hoạt động vàHQHĐ được công nhận và được đánh giá bởi những tiêu chí của những chủ thể bênngoài doanh nghiệp, những tiêu chí này khác với những tiêu chí đánh giá bên trong nộibộdoanh nghiệp. Ứngdụng lýthuyếtphụ thuộcnguồnlực vàoluậnán

Cácnhànghiêncứukhácđãđềxuấtcáclậpluậnvềlýthuyếtphụthuộcnguồnlựcđể giải thích lý do tại sao một doanh nghiệp có thể theo đuổi sự thỏa mãn của các bênliên quan (Ruf và cộng sự, 2001; McWilliams và cộng sự, 2006) Do đó, lý thuyết phụthuộc nguồn lực ủng hộ rằng các hoạt động

CS giúp các nhà quản lý phát triển các kỹnăngtốthơnvàcácdoanhnghiệppháttriểncácmốiquanhệtốthơn,từđósẽgópphầnmanglạiHQHĐtốt hơn (Russovà Fouts, 1997;Hillman và cộngsự, 2009).

Một số học giả cho rằng lý thuyết phụ thuộc nguồn lực đại diện cho một mô hìnhmới mặc dù có nguồn gốc từ các lý thuyết kinh tế của Ricardo và Penrose, theo đó cácdoanhnghiệpcóthểkiếmđượclợinhuậnbềnvữngnếuvàchỉkhihọcónguồnlựcvượttrội và những nguồn lực đó được bảo vệ bởi một số hình thức của cơ chế ngăn chặn sựkhuếchtán của chúng trong toàn ngành (Lewisvà Kipley,2012).

Theolýthuyếtphụthuộcnguồnlực,cácchiếnlượcgiachọnchiếnlượchoặcvịtrícạnh tranh khai thác tốt nhất các nguồn lực và khả năng nội bộ so với các cơ hội bênngoài.Cáchọcgiảcũngchorằngcácnguồnlựcchiếnlượcđạidiệnchomộtmạnglướiphứctạpb aogồmcáctàisảnvàkhảnăngliênquanđếnnhau,cáctổchứccóthểápdụngnhiều vị trí cạnh tranh có thể Mặc dù các học giả tranh luận về các loại chính xác củacác vị trí cạnh tranh được sử dụng, nhưng có sự thống nhất chung trong tài liệu rằngquan điểm phụ thuộc nguồn lực linh hoạt hơn nhiều so với cách tiếp cận của Porter vềxâydựng chiến lược (Dayvà Wensley, 1988;Hooley vàcộng sự, 2001).

Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực đòi hỏi doanh nghiệp phải nhận biết và xác địnhcác nhóm xã hội bên ngoài mà doanh nghiệp phụ thuộc, trên cơ sở đó quản trị và điềuchỉnhcáchoạtđộng,hànhviphùhợpvớinhucầucủacácnhómxãhộibênngoàinhằmgiảm nguy cơ, rủi ro từ sự phản ứng của các nhóm xã hội bên ngoài Các doanh nghiệpcầnphảinhậnđượcsựủnghộ,đồngthuậntừxãhộivànhấtlànhậnđượcsựđồngthuậntừ các chủ thể cung cấp nguồn tài nguyên chủ yếu cho doanh nghiệp Lý thuyết phụthuộc nguồn lực buộc các doanh nghiệp phải thực hiện các hoạt động thể hiện tráchnhiệmđốivớixãhộivàthựchiệncáchoạtđộngtheohướngCSnhằmđápứngsựmongđợi của những chủ thể cung ứng nguồn lực phục vụ cho sự tồn tại và phát triển củadoanh nghiệp Chính những điều này sẽ thu hút sự tham gia và gắn bó của các bên liênquan, từ đó đem lại HQHĐ tốt hơn cho doanh nghiệp Nói cách khác, lý thuyết phụthuộcnguồnlựcđượchiểulàHQHĐphụthuộcvàoSGBNV(vốnnhânlực),SCKNĐT(vốntài chính)và STGCĐĐP (vốn xãhội).

Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực đề cập đến cách thức các nguồn lực bên ngoài ảnhhưởng đến doanh nghiệp Cùng với đó, các hoạt động của doanh nghiệp phụ thuộc vàonhững chủ thể cung cấp các nguồn tài nguyên bên ngoài doanh nghiệp như các nhà đầutư cung cấp vốn và STGCĐĐP ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động của DNDL.Vìvậy,lýthuyếtphụthuộcnguồnlựcgiảithíchlýdovìsaoSCKNĐTvàSTGCĐĐPđóngvaitrò trung gian trong tácđộng của CSđếnHQHĐ của cácDNDL.

Lượckhảocác nghiêncứu có liênquan

Cácnghiêncứu vềtácđộng của CS đến HQHĐ

Các nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng đã tìm kiếm tác động của CSđến HQHĐ trong các lĩnh vực khác nhau và tại những quốc gia khác nhau Các nghiêncứuđược tìmthấy nhưsau:

- Shamil và cộng sự (2012) đã đề xuất một khung khái niệm để xem xét mối quanhệ trực tiếp giữa việc áp dụng CS và hiệu quả tài chính doanh nghiệp Nghiên cứu nàyđãđónggópvàocuộcthảoluậnvềviệcliệuviệcápdụngcáchoạtđộngCScócảithiệnhiệuquảtàic hínhcủacácdoanhnghiệp.Tuynhiên,hạnchếcủanghiêncứucủaShamilvà cộng sự (2012) là chỉ dừng lại ở nghiên cứu định tính Shamil và cộng sự (2012) chỉđềxuấtpháttriểnvàthửnghiệmcáckhungphântíchđểgiảithíchcácmốiquanhệgiữaCS và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp để từ đó đóng góp vào sự hiểu biết và pháttriểncáckháiniệmnghiêncứutrongtươnglai.Vìthế,nghiêncứuthựcnghiệmđểkhámphátácđộng củaCS đếnHQHĐ làmột tháchthứccần đượctiếp tụcnghiên cứu.

Hình2.4:Môhìnhnghiên cứuđềxuấtcủa Shamilvàcộng sự(2012)

- Ecclesvàcộngsự(2014)đãnghiêncứuvềCSđốivớicácquytrìnhvàhiệusuấtcủatổchức.N ghiêncứusửdụngmẫutươngứngcủa180côngtyMỹ,trongđó,90côngty được phân loại là các công ty PTBV cao và 90 công ty được phân loại là các công tyPTBV thấp Các công ty PTBV thấp phần lớn tương ứng với mô hình tối ưu hóa lợinhuận doanh nghiệp truyền thống và các vấn đề xã hội và môi trường không được cáccông ty này quan tâm Các công ty có tính bền vững cao có nhiều khả năng đã thiết lậpcácquytrìnhchosựthamgiacủacácbênliênquan,địnhhướngpháttriểnlâudàivà thểhiệnviệcđolườngvàtiếtlộthôngtinphitàichínhcaohơn.Kếtquảnghiêncứuchothấy các công ty thực hiện các hoạt động CS cao có kết quả tốt hơn so với các công tythựchiện cáchoạtđộngCSthấpvềcảthịtrườngchứngkhoánvà hiệu quảkếtoán.

- Tomšič và cộng sự (2015) đã phân tích mối quan hệ giữa CS và HQHĐ. Nghiêncứu sử dụng đồng thời các biến kiểm soát bao gồm: vốn nhân lực, quá trình đổi mới,lãnh đạo và chính sách của Liên minh Châu Âu đối với các DNNVV Kết quả nghiêncứu cho thấy các DNNVV ở Liên minh Châu Âu cần phải liên tục cân bằng hiệu quảkinhtếvớitráchnhiệmxãhộivàbảovệmôitrườngđểduytrìhoạtđộngbềnvữngthànhcôngtrongthịt rườngcạnhtranhcao.Kếtquảnghiêncứucũngchothấylãnhđạodoanhnghiệp có tác động tích cực đến việc thực hiện CS Ngoài ra, ban lãnh đạo cần tạo ramột môi trường hợp tác và thuận lợi cho quá trình đổi mới. Đồng thời, doanh nghiệpcầnđầutưnhiềuhơnnữavàonguồnnhânlựcvìvốnconngườitạorasựđổimớivàđiềunày có ảnh hưởng tích cực đến CS nên có ảnh hưởng đến HQHĐ Điều này cho thấykiếnthứccủacácDNNVVvềCS,hoạtđộngcủahọđốivớităngtrưởngbềnvững,tráchnhiệm xã hội và bảo vệ môi trường Việc xem CS là một trong những thành phần thiếtyếu của văn hóa doanh nghiệp, khai thác các thách thức môi trường và pháp luật để tạolợi thế cho họ bằng cách phát triển các sản phẩm mới, xanh hơn và bằng cách lấy CSlàm lộ trình quan trọng để phát triển lâu dài, ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả kinh tếcủacácDNNVV.

- Fontvàcộngsự(2016)đãkhảosátvới900DNDLnhỏtạiChâuÂu.Nghiêncứuphân tích hành vi ủng hộ bền vững của các DNNVV Nghiên cứu đã khám phá ra rằngcáctổchứcdulịchvừavànhỏđãthamgiavàocáchoạtđộngbềnvữngnhiềuhơnlàdựkiến.Hànhvi ủnghộbềnvữngđềcậpđếnviệctựnguyệnápdụngcácthựchànhđểđiềuhòa bảo toàn môi trường, công bằng xã hội và nhu cầu kinh tế Đồng thời, nghiên cứucũng cho thấy, các DNNVV không phải là doanh nghiệp lớn nên cần có thêm nhữngnghiên cứu mang tính đặc thù để nghiên cứu về các hoạt động bền vững trong cácDNNVV.Sovớicácdoanhnghiệplớn,cácDNNVVbịCStháchthứcvàthúcđẩytheonhững cách khác nhau Điều này dẫn đến, các DNNVV tham gia vào hoạt động bềnvữngvớimộtcáchthứckhácvớicácdoanhnghiệplớn.Theođó,nghiêncứuchỉrarằngcác DNNVV rất ngại truyền đạt thông điệp bền vững của họ và sử dụng hạn chế cáchành động bền vững của họ để thu hút khách hàng Font và cộng sự (2016) đã đề xuấtcầnphảicóthêmcácnghiêncứuđịnhtínhvànghiêncứuđịnhlượngđểđánhgiácao khoảng cách giữa hành vi tự báo cáo và hành vi thực tế về các hoạt động bền vững củadoanh nghiệp Đồng thời, nghiên cứu khuyến khích nghiên cứu sâu hơn về cách cácDNNVVthamgiavào các hoạtđộngCS.

- Sy(2016)đãkiểmtraảnhhưởngcủacácchỉsốbềnvữngđếncáchoạtđộngkinhdoanh của doanh nghiệp Kết quả nghiên cứu cho thấy các công ty hoạt động trongkhuônkhổkinhdoanhbaogồmnămkhíacạnhvượttrộivềhiệuquảkinhtế,tráchnhiệmvới môi trường, trách nhiệm với xã hội, đạo đức và quản trị Theo từng khía cạnh, cáchoạt động khác nhau được các công ty tuân thủ để điều hành kinh doanh một cách đạođức,quảntrịhiệuquảcùngvớicáchànhđộngcótráchnhiệmvớixãhộivàtráchnhiệmvới môi trường, điều này đảm bảo doanh nghiệp có được hiệu quả bền vững, tạo ra giátrị lâu dài cho các bên liên quan khác nhau và có được sự tin tưởng của công chúng.Hơn nữa, các phát hiện chỉ ra rằng tất cả năm tiền đề về CS có tác động đáng kể đếnHQHĐ Tuy nhiên, trong số năm khía cạnh, các hoạt động bền vững liên quan đến khảnăng kinh tế được hỗ trợ nhiều nhất và có tác động rất lớn vì nó đặt các doanh nghiệpvào vị trí tốt hơn để thực hiện các trách nhiệm về môi trường, xã hội, đạo đức và quảntrị Khả năng kinh tế là nền tảng của sự bền vững trong kinh doanh Có nghĩa là các tổchứcchỉcóthểtồntạikhihọtiếptụccólãi,tạoragiátrịcổđông.Nghiêncứumôtảnàyđã được chứng minh là một phương pháp hữu ích trong việc xác định và đánh giá cácthựctiễn liên quanđến bền vữnghiện cócủa doanhnghiệp.

- Trần Thị Hoàng Yến (2016) với luận án “Nghiên cứu tác động trách nhiệm xãhội của doanh nghiệp đến kết quả hoạt động tài chính tại các ngân hàng thương mạiViệtNam”,TrườngĐạihọcKinhtế- ĐạihọcQuốcgiaHàNội.NghiêncứuđãhệthốnghóacơsởlýluậnvềCSR,cácmôhìnhsửdụngđ ểnghiêncứuCSRvàngânhàng,đề xuất khung phân tích, đánh giá việc thực hiện trách nhiệm xã hội tại các ngân hàngthươngmạiViệtNam.Kếtquảnghiêncứuđãchothấycómốiquanhệthuậnchiềugiữathựchiện CSRđếnkết quảtài chínhcủacácngânhàngthương mạiViệt Nam.

- El-Khalil và El-Kassar (2018) đã khám phá mức độ mà các tập đoàn khu vựcMENA (Trung Đông và Bắc Phi) theo đuổi các khía cạnh khác nhau của CS El- KhalilvàEl-Kassar(2018)xemxétthựchànhCSvàkiểmtramốiquanhệgiữaCSvớiHQHĐtrong khu vực MENA Kết quả của nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp có quy môlớn có khuynh hướng tham gia nhiều hơn vào các hoạt động CS Nghiên cứu sử dụngsáutiêuchíđểđotínhbềnvữngbaogồm:giáodục,ytế,bồithường,phúclợichonhânviên,quả nlýtàinguyênvàquảnlýnănglượng.Ngoàira,bốntiêuchíđầuracủaHQHĐđượcsử dụngbaogồm:năng suất,hiệuquả,chấtlượngvàphúc lợicủa nhânviên.

Cácnghiêncứu liên quanđến sựthamgiacủacộng đồng

- Tosun (1999) cho rằng, mặc dù khái niệm về sự tham gia của cộng đồng vào dulịch bắt nguồn từ khái niệm chung về sự tham gia của cộng đồng trong các nghiên cứupháttriển,cácnghiêncứutrướcđâydườngnhưđãpháttriểnvàphổbiếnnhưnglạitáchbiệt với ý nghĩa và phạm vi nguồn gốc của sự tham gia của cộng đồng vào du lịch.Nghiên cứu của Tosun (1999) nói lên rằng sự cô lập như vậy đã mở ra một mô hìnhcứngnhắcvàđơngiảnvềsựthamgiacủacộngđồngvàodulịch.Nghiêncứuchothấy,sự tham gia của cộng đồng trong quá trình phát triển có thể có nhiều hình thức tùy theohoàncảnh.Nghiêncứuđưarabahìnhthứcthamgiachínhcủacộngđồngvàoquátrìnhphát triển du lịch gồm sự tham gia giả tạo, sự tham gia thụ động và sự tham gia tự phátcủacộngđồngvàopháttriển du lịch.

- Tosun(2000)đãphântíchvàgiảithíchnhữnghạnchếđốivớiphươngpháppháttriển du lịch có sự tham gia trong bối cảnh các nước đang phát triển Nghiên cứu chorằng sự tham gia của cộng đồng vào phát triển du lịch là khác nhau tại các điểm đến dulịch khác nhau ở các nước đang phát triển Nghiên cứu kết luận rằng việc xây dựng vàthực hiện các phương pháp phát triển du lịch có sự tham gia đòi hỏi phải thay đổi hoàntoàn cấu trúc chính trị, pháp lý, hành chính và kinh tế của nhiều nước đang phát triển,trongđócáclựachọnchínhtrịvàquyếtđịnhhợplýdựatrênsựđánhđổikinhtế,xãhộivà môi trường bên cạnh sự hỗ trợ có chủ ý và hợp tác của các cơ quan tài trợ quốc tếlớn,tổ chức phichínhphủ, nhàđiều hànhdulịch quốctếvà các côngty đaquốc gia.

- ChoivàSirakaya(2005)chothấymộtsốnghiêncứuđãpháttriểnthànhcôngcáccông cụ để đo lường thái độ của người dân đối với du lịch và các tác động của nó Tuynhiên, hai tác giả đã nhận thấy không có thước đo được sử dụng rộng rãi về thái độ củacưdânđốivớidulịchbềnvững.Theođó,ChoivàSirakaya(2005)đãđánhgiátháiđộ,cảm nhận và nhận thức của cư dân địa phương đối với du lịch bền vững Nghiên cứucung cấp những hiểu biết có ý nghĩa về cách thức mà CĐĐP đánh giá về du lịch bềnvững và tham gia với các nhà hoạch định để góp phần đưa ra các quyết định liên quanđến du lịch tại địa phương Nghiên cứu chỉ ra rằng CĐĐP có vai trò quan trọng trongviệcđạt đượccácmục tiêu tổngthểcủa pháttriển du lịch.

- Tosun (2006) đã xem xét bản chất của sự tham gia của cộng đồng mà các nhómlợi ích khác nhau mong đợi với các tham chiếu đặc biệt đến một điểm đến địa phươngở Thổ Nhĩ Kỳ Một khung khái niệm đã được phát triển bằng cách kiểm tra các kiểuthamgiacủacộngđồng.Nghiêncứulậpluậnrằngsựthamgiacủacộngđồngđượcxemlàmộtthuậ tngữtheođócácnhómlợiíchkhácnhauthamgiavàopháttriểndulịchtheonhiều cách khác nhau liên quan đến quyền lực của họ trong một cộng đồng nhất định.Sựthamgiavàodulịchcủacácnhómlợiíchkhácnhausẽthayđổitheosứcmạnh,mụctiêuvàkỳvọ ngcủaCĐĐPvànhữngđiềunàyhìnhthànhtháiđộcủaCĐĐPđốivớicáchình thức thamgiacủaCĐĐP.

- Byrd (2007) cho rằng để phát triển du lịch bền vững thành công, các bên liênquan phải tham gia vào quá trình này Nghiên cứu cho rằng nếu không có sự tham giacủa các bên liên quan, thuật ngữ PTBV sẽ chỉ là một khẩu hiệu tiếp thị hoặc là một chủđềvềmặtlýthuyết.Dựatrêncácđịnhnghĩađượcsửdụngchobềnvữngvàdulịchbềnvững, bốn nhóm riêng biệt được xác định bao gồm: du khách hiện tại, du khách trongtươnglai,cộngđồngchủnhàhiệntạivàcộngđồngchủnhàtrongtươnglai.Nghiêncứudừnglạiở việcxácđịnhcácbênthamgiavào quá trìnhpháttriển du lịchbền vững.

- Wei và cộng sự (2012) cho thấy sự tham gia của cộng đồng là một phương phápquan trọng để thúc đẩy phát triển du lịch lành mạnh và bền vững tại các điểm đến dulịch.TrêncơsởnghiêncứutrườnghợpcủaCôngviênđịachấtthếgiớiXingwenởTrungQuốc, nghiên cứu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân địaphương đến du lịch bằng phân tích hồi quy logistic và sàn lọc bốn yếu tố chính ảnhhưởngđếnsựthamgiacủangườidânvàoviệcraquyếtđịnhthamgiavào pháttriểndulịchnhưlợiíchsosánhcóđượccủangườidân,mongmuốnchủquancủangườitha m gia, ý thức ưu tiên đạt được cơ hội làm việc trong DNDL và kỹ năng tham gia du lịch.Do đó, sự tham gia của cộng đồng sẽ tăng lên khi lợi ích so sánh tăng lên, cũng như cóthểnângcaomongmuốncủacộngđồngthôngquaviệccảithiệnlợiíchthamgia,đồngthời cải thiện ý thức ưu tiên đề có được cơ hội làm việc và tăng cường các kỹ năng lẫnnângcao trìnhđộ củaCĐĐPđốivới phát triển du lịch.

- Thammajinda (2013) đã khám phá cách thức tham gia của cộng đồng tại TháiLan bằng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng Nghiên cứu cho thấy vốnxã hội có liên quan đáng kể với sự tham gia của cộng đồng vào phát triển du lịch. Tuynhiên,chỉriêngvốnxãhội cóthểkhôngđủđểthúcđẩysựthamgiacủacộng đồngvàophát triển du lịch Nghiên cứu khám phá ra rằng quan hệ quyền lực và các yếu tố vănhóa có ảnh hưởng mạnh mẽ đến STGCĐĐP Đồng thời, nghiên cứu cho thấy các hìnhthứcthamgiacủacộngđồngđượcđánhgiathôngquabavấnđề:thamgialậpkếhoạchdu lịch và ra quyết định; tham gia vào hoạt động và quản lý du lịch và tham gia vào lợiíchtừ du lịch.

Cácnghiêncứu liên quanđếnSGBNV

- Collier và Esteban (2007) cho rằng tất cả các doanh nghiệp không chỉ chịu tráchnhiệm về hành vi đạo đức trong hoạt động của doanh nghiệp mà còn về tác động củadoanh nghiệp đối với tất cả các bên liên quan hiện tại và tương lai Collier vàEsteban(2007)đãtậphợpcácbằngchứngnghiêncứuliênquanđếncáchthứcmàcácd oanh nghiệp có thể đảm bảo rằng nhân viên của doanh nghiệp có động lực và sự gắn bó đầyđủ để thực hiện hiệu quả các thực hành CSR Một gắn bó như vậy trở nên cực kỳ quantrọngtrongcáctìnhhuốngmàcácdoanhnghiệphoạtđộngtrêntoàncầutrongbốicảnhđa văn hóa Nghiên cứu cho thấy những người chịu trách nhiệm về chiến lược và địnhhướngcủadoanhnghiệpcầnđápứngtháchthứctrongviệctạođiềukiệnvànuôidưỡngSGBNV đối với các hoạt động bền vững Trong đó, trách nhiệm xã hội trở thành kếhoạch trung tâm trong việc hợp tác tìm kiếm lợi ích chung và tương lai bền vững. Đạođứccầnthiếtđểtrởthànhnềntảngvănhóacủadoanhnghiệpcũngnhưtrongtráitimvàtâmtrí của cácthànhviên.

- NghiêncứucủaMessner(2013)chothấyvănhóatổchứclàchìakhóađểhiểuvàảnh hưởng đến SGBNV trong ngành cung ứng dịch vụ công nghệ thông tin của Ấn Độ.Mô hình đề xuất của nghiên cứu đặt ra và chứng minh rằng SGBNV bị ảnh hưởng bởivăn hóa tổ chức Các hoạt động CS cũng có thể được xem là nền tảng hình thành vănhóa doanh nghiệp Nghiên cứu mở ra hướng nghiên cứu trong tương lai về điều tra tácđộngcủathựchànhcáchoạtđộngCSảnhhưởngđếnSGBNVvàthôngquađótácđộngđếnHQH Đ.

- ChoivàYu(2014)đãnghiêncứuảnhhưởngcủathựchànhCSđốivớinhânviênvàhiệuquảtổ chức.Trongnghiêncứunày,nhómtácgiảđiềutratháiđộvàhànhvicủanhân viên đối với mối quan hệ giữa thực hành các hoạt động bền vững và hiệu quả tổchức Kết quả thực nghiệm cho thấy nhận thức của người lao động về thực hành cáchoạtđộngbềnvữngcólợiíchtrongviệccảithiệnmứcđộtrungthànhcủanhânviênvàhiệu quả tổ chức Do đó, các nhà quản lý cần phát triển chiến lược liên quan đến cáchoạtđộngbềnvữngđểnângcaosựhàilòngcủanhânviênvàhiệuquảtổchức.Kếtquảcũng cho thấy rằng hành vi công dân tổ chức có thể phục vụ như một trung gian giữacáchoạtđộngbềnvững vàhiệu quảtổ chức.

- Khan (2010) đã xem xét mối quan hệ giữ sự gắn bó gồm ba khía cạnh sự gắn bóvì tình cảm, sự gắn bó để duy trì, sự gắn bó vì đạo đức và hiệu quả công việc của nhânviêntronglĩnhvựcdầukhícủaPakistan.Kếtquảnghiêncứuchothấymốiquanhệtíchcực giữaSGBNV và hiệu quả công việc của nhân viên Theo đó, các nhà quản lý nênđặcbiệtchúýđếncáctiềnđềvềSGBNVvàtấtcảcácyếutốthúcđẩySGBNVđểtănghiệuquảcôn gviệccủanhân viênvà sau đó là tăng HQHĐ.

- Alivàcộngsự(2010)đãđiềutraảnhhưởngcủanhậnthứccủanhânviênvềCSRảnh hưởng đến mức độ gắn bó của nhân viên và HQHĐ Đây là một nghiên cứu quantrọng trong bối cảnh nghiên cứu cung cấp cho các cấp quản lý một cái nhìn sâu sắc vềhànhvicủanhânviênliênquanđếnCSR.Kếtquảnghiêncứuchothấycómốiquanhệtíchcựcgiữ aCSRvàSGBNVcũngnhưgiữaSGBNVvàHQHĐ.DoanhnghiệpcóthểcảithiệnHQHĐcủamì nhthôngquaSGBNVbằngcáchthamgiavàocáchoạtđộngxãhộivìcáchoạtđộngđócũngbaogồmp húclợicủanhânviênvàgiađìnhcủahọ.Nghiêncứu cung cấp thông tin quan trọng cho những người ra quyết định liên quan đến việcthiết kế các chính sách liên quan đến nhân viên để nâng cao đạo đức của nhân viên vàthúcđẩynhânviêntrungthành,gắnbóvớitổchứcvàlàmviệcchămchỉvìsựpháttriểncủatổ chức.

- Irefin và cộng sự (2014) chỉ ra rằng có mối quan hệ khá cao giữa SGBNV vàHQHĐcủatổchức.Dođó,HQHĐcủatổchứccóthểđượccảithiệnthôngquaSGBNV.Đồngthời,việ cxemxétmốiquanhệgiữaSGBNVvàHQHĐcủatổchứcđãcólịchsửlâu đời trong các nghiên cứu về tổ chức nhưng các nghiên cứu chủ yếu tập trung phântích ở cấp độ cá nhân và chủ yếu là trong các nghiên cứu cắt ngang Nghiên cứu củaIrefin và cộng sự (2014) đã chuyển hướng nghiên cứu từ cấp độ phân tích cá nhân sangcấp độ phân tích tổ chức Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu đã dự đoán rằng mối quanhệ giữa thái độ của nhân viên và HQHĐ của tổ chức là rất phức tạp Do đó, nghiên cứunàymởrahướngnghiêncứuvềviệcđiềutratháiđộvàhànhvicủanhânviênthôngquađánhgiá củatổ chức là nhữngkhámphá cầnđượcquantâmnghiêncứu.

Cácnghiêncứu liên quanđến sựcamkếtcủa nhà đầu tư

- Lo và Sheu (2007) Nghiên cứu cũng cho thấy những nỗ lực của những doanhnghiệp mang tính bền vững vào các chiến lược phát triển của doanh nghiệp được cácnhàđầutưđánhgiá tích cựcvàdườngnhưđangđiđúnghướng.Đồngthời,nghiên cứucòn đi đến kết luận rằng các doanh nghiệp nên cân bằng hai khía cạnh đạo đức và lợinhuận trong hoạt động của doanh nghiệp Cuối cùng, nghiên cứu đi đến kết luận rằngkết quả nghiên cứu này là một nỗ lực để suy luận rằng ngoài lợi nhuận và tăng trưởngngắn hạn, các nhà đầu tư đang bắt đầu suy nghĩ dài hạn hơn và họ nhận thức rõ hơn vềsựPTBVcủamộtdoanhnghiệptrongxãhộingàynay.LovàSheu(2007)kếtluận,kếtquả củanghiêncứunàythựcsựlàmộtnỗlực đểsuyluậnrằngngoài lợinhuậnvàtăng trưởngngắnhạn,cácnhàđầutưđanghọccáchsuynghĩdàihạnhơn:họđangnhậnthứcrõhơnvềsự PTBVcủamột côngty trong xãhội tưbảnngày nay.

-Rodgersvàcộngsự(2013)lậpluậnrằngmộtkhidoanhnghiệpthựchiệncác hoạt động vì sự PTBV giúp nâng cao giá trị thị trường và tăng cường khả năng tàichính của doanh nghiệp Điều đó giúp tăng cường SCKNĐT đối với doanh nghiệp vìcác nhà đầu tư có nhận thức tích cực về những nỗ lực vì những mục tiêu xã hội và môitrường của doanh nghiệp Từ quan điểm chiến lược, những phát hiện của Rodgers vàcộng sự (2013) cho thấy rằng các nhà đầu tư nhận thức tích cực về các nỗ lực vì mụctiêuxã hộicủadoanhnghiệp.Cácnghiên cứuvềtácđộngcủaSCKNĐTđếnHQHĐ

- Carter và Huby (2005) khám phá ra rằng cho dù các doanh nghiệp có thực hiệncác trách nhiệm đạo đức trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vì các doanhnghiệpbịthuyếtphụcbởicáctrườnghợpkinhdoanhcóđạođức,haychỉđơngiảnlàđểphảnứng vớicácquyđịnh,cáccamkếtcủadoanhnghiệphoặcvìnhiềulýdokinhdoanhkhác thì sự thay đổi trong hành vi này của các doanh nghiệp sẽ góp phần vào mối quanhệ giữa đầu tư có đạo đức và CSR Nói cách khác, kết quả nghiên cứu của Carter vàHuby

(2005) cho thấy các nhà đầu tư có đạo đức cá nhân đang tham gia vào một hoạtđộng thể hiện tất cả các đặc điểm của công dân sinh thái (Ecological citizenship). Tuynhiên,trườnghợpliênquanđếncácnhàđầutưtổchứclàcôngdânsinhtháilàyếu,mặcdù các lập luậnvềquyền côngdân cókhảnăng củng cốtrườnghợp vềCSR.

- Lo và Sheu (2007) đã kiểm tra CS ảnh hưởng đến giá trị thị trường của doanhnghiệp.NghiêncứusửdụngchỉsốTobin’sqlàmđạidiệnchogiátrịdoanhnghiệp,kếtquản ghiêncứuchỉrarằngcómốiquanhệtíchcựcđángkểgiữaCSvàgiátrịthịtrườngcủa doanh nghiệp Nghiên cứu tìm thấy hiệu ứng tương tác mạnh mẽ giữa CS và tăngtrưởngdoanhsố trên giátrịdoanh nghiệp.

- PasewarkvàRiley(2010)điềutravaitròcủacácgiátrịcánhântrongquyếtđịnhđầutưtrongbố icảnhthửnghiệmcókiểmsoát.Nhữngngườithamgiatrongnghiêncứucủa Pasewark và Riley (2010) được yêu cầu chọn đầu tư vào trái phiếu do một công tythuốc lá phát hành hoặc trái phiếu do một công ty không sản xuất thuốc lá phát hànhmanglạilợisuấtbằnghoặcđôikhithấphơn.Sauđó,nghiêncứukhảosátnhữngngườitham gia về cảm giác của họ đối với việc sử dụng thuốc lá để xác định xem liệu nhữnggiátrịnàycóảnhhưởngđếnquyếtđịnhđầutư củahọhaykhông.Kếtquảchothấycácnhàđầutưcânnhắcgiátrịcánhânbêncạnhcácyếutốtà ichínhkhilựachọnđầutư.

Kết quả của nghiên cứu này có ý nghĩa đối với cả việc ra quyết định đầu tư và tráchnhiệm xã hội Phần lớn tài liệu liên quan đến đầu tư chỉ kết hợp các yếu tố tài chính.Nghiêncứunàyhỗtrợthêmchoviệcsửdụngdữliệuphitàichínhtrongcácmôhìnhraquyếtđị nhđầutư.

- Silvervàcộngsự(2010)đãthựchiệncuộckhảosátvới459chủsởhữuDNNVV.Nghiên cứu chỉ ra rằng mức độ sẵn sàng đầu tư vào các DNNVV tăng, từ đó dẫn đếnmối quan hệ làm việc chặt chẽ hơn giữa doanh nghiệp với các nhà tài chính và mức độcam kết cao hơn của các nhà đầu tư dẫn đến khả năng tiếp cận thị trường lớn hơn chocác DNNVV Hơn nữa, nghiên cứu nhấn mạnh rằng điều quan trọng nhất đối với cácDNNVVlàtạoramốiquanhệgiữachủdoanhnghiệpvớicácnhàđầutư,thôngquacáchoạtđộngh àngngày,đểtạođiềukiệntiếpcậntốthơnvớicácthịtrườngliênquan.Bêncạnh đó, nghiên cứu đề xuất rằng quá trình thu hút đầu tư bắt đầu bằng nhận thức rằngcác nguồn lực nội bộ của doanh nghiệp còn hạn chế nên dẫn đến nhu cầu thu hút cácnhà đầu tư để đầu tư vào doanh nghiệp Đồng thời, nghiên cứu đề xuất nên xem xétkhôngchỉcácyếutốvềviệctrìnhbàyýtưởngkinhdoanhhoặcxâydựngkếhoạchkinhdoanh,màcò nxemxétcảđịnhhướngkinhdoanhcủacácdoanhnghiệptrongquátrìnhđầu tưvàodoanh nghiệp.

- Rodgers và cộng sự (2013) khám phá mô hình ra quyết định của nhà đầu tư vềmối quan hệ giữa nỗ lực đổi mới của doanh nghiệp, các chiến lược xã hội và hiệu quảtài chính Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng một chiến lược vì mục tiêu xã hội và môitrường của doanh nghiệp dẫn đến nâng cao giá trị thị trường của doanh nghiệp và cảithiệnhiệu quảtài chínhcủa doanh nghiệp.

- Marzouk (2017) đã kiểm tra mối liên hệ giữa nhận thức của các nhà đầu tư cánhân trên thị trường chứng khoán ở Ai Cập về việc xây dựng danh tiếng doanh nghiệpvàkiểmtramốiliênkếtgiữauytíndoanhnghiệp,niềmtinnhậnthức,camkếttìnhcảmvà kết quả hành vi của nhà đầu tư Nghiên cứu của Marzouk (2017) đã mở rộng tầmnhìnvượtrangoàidanhtiếngcủacôngtyvàlàmsángtỏvaitròcủauytíndoanhnghiệpđối với kết quả hành vi của nhà đầu tư Nghiên cứu cung cấp bằng chứng về tác độngtích cực và đáng kể của danh tiếng đối với kết quả hành vi thông qua sự tín nhiệm củanhà đầu tư Tuy nhiên, phát hiện của nghiên cứu cũng cung cấp bằng chứng cho thấymốiquanhệgiántiếpgiữadanh tiếngdoanhnghiệpcó tìnhcảmvàkếtquảhànhvi củanhàđầu tưlàkhông đơngiản.

Lược khảo các nghiên cứu có liên quan về CS và HQHĐ cho thấy tác động thuậnchiều của CS đến hiệu quả hoạt đông của doanh nghiệp được khẳng định trong cácnghiên cứu (Eccles và cộng sự, 2014; Sy, 2016; El-Khalil and El-Kassar, 2018). Tuynhiên, lược khảo các nghiên cứu có liên quan cũng cho thấy vẫn còn thiếu nghiên cứuthực nghiệm đánh giá vai trò trung gian của SGBNV, SCKNĐT và STGCĐĐP ảnhhưởngđếntác động củaCS đến HQHĐ.

Lý thuyết các bên liên quan chỉ ra rằng các bên liên quan của doanh nghiệp có vaitrò hết sức quan trọng trong mối quan hệ giữa CS và HQHĐ Tuy nhiên, qua lược khảocác nghiên cứu liên quan, luận án chỉ tìm thấy những nghiên cứu riêng lẻ kiểm tra tácđộngcủaCSđếnHQHĐthôngquavaitròcủaSGBNV(ColliervàEsteban,2007;Choivà Yu, 2014), SCKNĐT (Marzouk, 2017; Crifo và cộng sự, 2019) và STGCĐĐP(Tosun, 2006; Thammajinda, 2013; Kallio,

2018) Đồng thời, các nghiên cứu này tậptrungnghiêncứutrongngànhcôngnghiệpvàtạicácnướcpháttriển.Dođó,nghiêncứulàm rõ được các mối quan hệ của các yếu tố này trong mô hình lý thuyết và kiểm địnhchúngtại Việt Namlà việc làmcó ý nghĩavềmặt lý thuyết.

Ngoài ra, lược khảo các nghiên cứu trước đây về chủ đề SGBNV, SCKNĐT vàSTGCĐĐP cho thấy đối tượng khảo sát trong các nghiên cứu đến từ phía nhân viên, từphíanhàđầutưvàtừphíaCĐĐP.ViệcnghiêncứutácđộngcủaCSđếnHQHĐcủacácDNDL thông qua vai trò trung gian của SGBNV, SCKNĐT, STGCĐĐP từ phía lãnhđạo doanh nghiệp và từ góc nhìn của lãnh đạo doanh nghiệp vẫn còn bị bỏ ngỏ chưađược nghiên cứu Do vậy, đây được xác định là khoảng trống nghiên cứu để tác giả tậptrungnghiên cứu nhằmtìmra các điểmmớiso với cácnghiên cứutrước đây.

Các lý thuyết có liên quan và một số nghiên cứu điển hình về CS, HQHĐ và mốiquanhệgiữa CS và HQHĐ đượctrìnhbàytrong Bảng 2.1.

Bảng2.1:Tómtắtmộtsốlý thuyếtvànghiêncứu điểnhình Stt Biếnđộclập Biếntrunggian Biếnphụthuộc Lýthuyếtnềnsửdụng Nghiêncứuđiểnhình

5 Bền vững doanhnghiệp Sựgắnbócủanhân viên

- Lýthuyết cácbên liênquan -Choivà Sirakaya(2005);

7 Sự tham gia củacộng đồng địaphương

8 Bềnvữngdoanh nghiệp Sực a m k ế t c ủ a n h à đầutư - Lýthuyếtthểchế

9 Sự cam kết củanhàđầu tư

10 Bền vững doanhnghiệp Sực a m k ế t c ủ a nhàđầu tư - Giátrịthịtrường

Môhình nghiên cứu vàgiảthuyết nghiên cứu

Cơsở xâydựng mô hình

Trong xu hướng toàn toàn cầu hóa, PTBV không chỉ là phát triển kinh tế mà cònlàsựpháttriểnvàgiảiquyếtcácvấnđềxãhộivàmôitrường.Trongbốicảnhđó,đểđạtđược sự PTBV từ các quan điểm xã hội, môi trường và kinh tế, các chủ thể khác nhaubaogồmcácdoanhnghiệp,chínhphủvàcôngdânbắtbuộcphảithamgiavàoquátrìnhnay (Lankoski, 2016) Chủ đề này đã nhận được nhiều sự quan tâm của các chính phủ,các doanh nghiệp và các học giả trên thế giới Cùng với đó, các doanh nghiệp, với tưcách là các tác nhân chính, có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình đạt được sựPTBV(Dyllick và Hockerts,2002;Baumgartnervà Rauter,2017).

CS nên được hiểu là một khái niệm rộng vì nó bao gồm toàn bộ các vấn đề quyphạm liên quan đến cả vai trò của doanh nghiệp trong xã hội và môi trường tự nhiên(Hart,1995;SharmavàRuud,2003,ChowvàChen,2012).MụctiêucủacáchoạtđộngCS là đạt được hiệu quả tài chính vững chắc trong khi xem xét các hạn chế về phúc lợivà sinh thái của con người (Chow và Chen, 2012) Một trong những khung CS đượcchấp nhận rộng rãi nhất giải thích cấu trúc CS được thể hiện bằng ba khía cạnh tươngquan, đó là phát triển xã hội, kinh tế và môi trường Ba khía cạnh của CS được biết đếnlà sự phát triển xã hội thông qua CSR (như tăng cường phúc lợi xã hội và thúc đẩy xãhội lành mạnh hơn), phát triển kinh tế thông qua việc tạo ra giá trị doanh nghiệp (nhưnâng cao hiệu quả và hiệu quả của dịch vụ và sản phẩm) và bảo vệ môi trường thôngqua hợp tác quản lý môi trường (như cải thiện sinh thái) (Bansal 2005; Sharma

2002;BaumgartnervàEbner,2010;ChowvàChen,2012).Theođó,CSlàmộtmôhìnhchiếnlược để phát triển khả năng tạo ra giá trị lâu dài cho doanh nghiệp và các bên liên quanbằngcáchđápứngnhucầucủadoanhnghiệpvàcácbênliênquangắnvớicáckhíacạnhkinh tế, xã hội và môi trường trong hiện tại và tương lại Đồng thời, doanh nghiệp phảicótráchnhiệmbáocáohiệuquảcủacáchoạtđộngCSđếncácbênliênquanvàtoànxãhội.

Lược khảo các nghiên cứu trước đây (Ekwueme và cộng sự, 2013; Reddy vàGordon, 2010; Fisman và cộng sự, 2005) cho thấy các hoạt động hỗ trợ tính bền vữngvà thông tin thường xuyên của các bên liên quan về tác động kinh tế, xã hội và môitrường của doanh nghiệp mang lại hiệu quả quan trọng cho doanh nghiệp như cải thiệngiaodịchvớicơquannhànước,cảithiệnmốiquanhệvớiCĐĐPvàxãhội,cảithiện mốiquanhệtíchcựccủanhânviênvớidoanhnghiệp,giảmrủiro,tăngsứchấpdẫnchocác nhà đầu tư tiềm năng và tất cả điều này dẫn đến tăng lợi ích kinh tế, thành công vàtăng cường HQHĐ Điều này cho thấy rằng các doanh nghiệp kiểm soát hiệu quả môitrường và xã hội tốt đã đạt được hiệu quả tài chính cao hơn và mang lại giá trị cao hơncho các bên liên quan của doanh nghiệp. Theo đó, để có được HQHĐ tốt hơn là do cácdoanh nghiệp đã thu hút và giữ chân nhân viên tận tụy hay nói cách khác là có đượcSGBNV(ChoivàYu,2014),cũngnhưSCKNĐT(Marzouk,2017)vàSTGCĐĐP(ChoivàSiraka ya,2005).Điềunàychothấyrằngsựkếthợpcủatínhbềnvữngvàochiếnlượckinhdoanhcủadoanhnghi ệplàchìakhóađểtạoragiátrịchocácbênliênquanchủyếucủa doanh nghiệp như nhân viên, CĐĐP và các nhà đầu tư trong tầm nhìn dài hạn vàđiềunàyđảmbảo tăngcườngHQHĐ tốthơnchodoanhnghiệp.

Ngoàira,lượckhảocácnghiêncứuđitrướccũngchothấycáchọcgiảđãtậptrungnghiêncứuvềcá cchủđềcủaCSnhưcáchthứcđolườngCS(Atkinson,2000;DelaivàTakahashi, 2011) và các cấp độ CS (vab Marrewijk, 2003), và gần đây là các nghiêncứu về tác động của CS đến HQHĐ (Sy, 2016; El Khalil và EL-Kassar, 2018) Cácnghiên cứu đều kết luận chung rằng khi doanh nghiệp nhận thức và hành động theo cáchoạt động hướng đến CS sẽ tác động tích cực đến HQHĐ (Shamil và cộng sự, 2012;Eccles và cộng sự, 2014; Tomšič và cộng sự, 2015; Sy, 2016; El Khalil và EL-Kassar,2018). Tuy nhiên, các nghiên cứu về CS lấy bối cảnh từ các nước phát triển, nơi mà cónềnkinhtếlớn,trìnhđộcôngnghiệphóa,hiệnđạihóatốthơncácnướckhácvàsựquantâm về các vấn đề xã hội, đạo đức, bảo vệ môi trường, bảo vệ quyền con người và đápứng các mối quan tâm của các bên liên quan và toàn xã hội nhận được nhiều sự chú ýhơn rất nhiều ở các nước đang phát triển như Việt Nam Thực tế, như Thomas và cộngsự (2011) đã chỉ ra, mặc dù các DNNVV là một phần quan trọng của hệ thống du lịchquốctế,các doanhnghiệp nàyvẫn ítnhận đượcsự quantâmnghiên cứu.

LượckhảocácnghiêncứuđitrướcchothấyhầuhếtcácnghiêncứuvềCStậptrungvào các tập đoàn công nghiệp lớn và cho đến gần đây mới có một khoảng trống cácnghiên cứu xem xét cơ cấu sở hữu, định hướng chiến lược, đặc điểm quản lý và tầmquantrọngtrongcộngđồngDNNVVđịaphương(MonevavàHernandez,2010;Tomšičvà cộng sự,

2015) Đồng thời, tác giả chưa tìm thấy một nghiên cứu nào nghiên cứu vềtác độngcủaCS đếnHQHĐđặc biệt làDNDLcũng nhưchưacónghiêncứu nàokiểm tratácđộngcủaCSđếnHQHĐthôngquavaitròtrunggiancủaSGBNV,SCKNĐTvàSTGCĐĐP.D ođó,nghiêncứucủa tácgiảsẽ lấpđầykhoảng trốngnghiêncứunày.

Pháttriển giảthuyết nghiên cứu

Theo Cameron (2015) mặc dù thực tế, HQHĐ nằm ở trung tâm của tất cả các lýthuyết về tổ chức và là một biến số phụ thuộc cuối cùng trong các nghiên cứu về doanhnghiệp,thìmộtđịnhnghĩachungvềHQHĐ(CorporatePerformance)vẫncònkhónắmbắt. Điều này có thể được lý giải là do HQHĐ vốn gắn liền với định nghĩa cụ thể vềdoanh nghiệp là gì Khi khái niệm về doanh nghiệp thay đổi, định nghĩa về HQHĐ vàcáctiêuchíđolườngHQHĐcũngnhưcáckhuônkhổvàlýthuyếtđượcsửdụngđểgiảithíchvàdựđo án vềHQHĐcũngthay đổi (Cameron, 2015).

Bêncạnhđó,khôngcóđịnhnghĩaphổquáthoặcthướcđoHQHĐđượcchấpnhậntoàncầu.Vìv ậy,việcxácđịnhvàđolườngHQHĐlàmộttiếpcậnđachiều.Ngoàikháiniệm đa chiều, tính hiệu quả còn là vấn đề đa lĩnh vực, vì tính hiệu quả trong một lĩnhvựckhôngnhấtthiếtdẫnđếnhiệuquảtrongmộtlĩnhvựckhác.TheoOstroffvàSchmitt(1993) các nhà quản lý cũng nên áp dụng mô hình dự phòng trong việc đối phó với sựphức tạp của hiệu quả Người quản lý phải nhận ra tính đặc thù của tổ chức của họ vàhoàn cảnh mà họ vận hành và phản ứng phù hợp khi họ muốn đo lường hiệu quả.

Mộtdoanhnghiệpđạtđượchiệuquảlàviệcxácđịnhcáctiêuchíhiệuquảmộtcáchphùhợpvới các yêu cầu của doanh nghiệp trong bất kỳ tình huống nào (Ostroff và Schmitt,1993).

Do đó, HQHĐ của DNDL có thể được định nghĩa là việc doanh nghiệp tổ chức,điều khiển và thực hiện các hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược đề ra.Điều này có thể hiểu rằng việc chuyển đổi các chiến lược của doanh nghiệp thành cácmục tiêu cụ thể sẽ hướng dẫn các hành động của doanh nghiệp đòi hỏi sự kết hợp hàihòa của việc đánh giá các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính Các chỉ tiêu tài chính đượcdùng để đo lường HQHĐ như ROA, ROE và các chỉ tiêu phi tài chính như uy tín củadoanhnghiệpđốivớikháchhàng,chấtlượngsảnphẩm/dịchvụcủadoanhnghiệpvàsựtintưởngc ủa doanhnghiệp đốivớicácđốitáctrong chuỗigiátrịdulịch.

Nhữnglợiíchtừthựctiễnbềnvữngvàcácmốiđedọatừthựctiễnkhôngbềnvữngđãđượcthảolu ậntrongnhiềutàiliệu(Azapagic,2003;Haanaescộngsự,2012;Kiron cộng sự, 2013) Cùng với đó, định nghĩa về CS (Corporate Sustainability – CS) là mộtcách tiếp cận kinh doanh đa ngành, mang tính chiến lược (Dyllick và Muff, 2015). CSđược ứng dụng từ khái niệm PTBV và có thể được hiểu là các hoạt động của doanhnghiệp nhằm phát triển khả năng tạo ra giá trị lâu dài cho doanh nghiệp và các bên liênquan bằng cách đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và các bên liên quan gắn với cáckhía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường trong hiện tại và tương lại Đồng thời, doanhnghiệp phải có trách nhiệm báo cáo hiệu quả của các hoạt động CS đến các bên liênquanvàđến toànxã hội. Mốiquantâmđángkểvề CS đã xuất hiệntrongcácnghiêncứutrong thập kỷ qua(Dyllick và Hockerts,2002, Salzmannvàcộngsự, 2005;Lovà Shue,

2007;Lee,2012;Baumgartner,2014;ElKhalilvàEl- Kassar,2018;Ashrafivàcộngsự,2019).Trongđó,cáckhíacạnhkinhtế,xãhộivàmôitrườngluônlà vấnđềcốtlõicủanghiêncứuvềCS(Mengucvàcộngsự,2010).Cácnghiêncứuđãkếtluậnchung rằngcácdoanhnghiệpnêntíchhợpcácyếutốbềnvữngvàohoạtđộngkinhdoanhcủadoan hnghiệp.LýdochosựtíchhợpnàylàCSlàmtăngHQHĐ(Shamilvàcộngsự,2012;Eccles vàcộngsự,2014;Tomšičvàcộngsự,2015;Sy,2016;ElKhalilvàEl- Kassar,2018).Theođó,tácgiảđềxuấtgiảthuyếtlàviệcthựchànhCSbaogồmbakhíacạn hkinhtế,xãhội,môitrườngcó tácđộngtích cựcđến HQHĐ.Dođó, luậnán đưaragiảthuyếtnhưsau:

Giả thuyết H1b: Thực hiện các hoạt động xã hội của doanh nghiệp tác động cùngchiềuđếnHQHĐ.

Giả thuyết H1c: Thực hiện các hoạt động môi trường của doanh nghiệp tác độngcùngchiều đếnHQHĐ.

SGBNVđãđượcđánhgiálàyếutốdựbáokhảnănggiữchânnhânviêntrongmộtsố nghiên cứu (Allen và Meyer, 1990; Balfour và Wechsler, 1996; Meyer và Allen,1991, 1997; Mowday và cộng sự, 1979; Mowday và cộng sự, 1982; Suliman và Ilies,2000; Tuna và cộng sự, 2016) SGBNV cũng đã được nghiên cứu như là một công cụdự đoán hiệu quả của nhân viên trong việc thực hiện sứ mệnh và tầm nhìn của lãnh đạotổ chức (Singh và Gupta, 2015) Nghiên cứu của Choi và Yu

(2014) chỉ ra rằng nhậnthứccủangười laođộng vềthựchành cáchoạtđộngbềnvững cótácđộngtích cựcđến sự gắn bó với tổ chức và hành vi đối với tổ chức của họ Chính vì vậy, việc thực hiệnCS bao gồm ba khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường sẽ có tác động tích cực đếnSGBNV.Do đó, luận án đưa ra giảthuyếtnhư sau:

Giả thuyết H2b: Thực hiện các hoạt động xã hội của doanh nghiệp tác động cùngchiềuđến SGBNV.

Giả thuyết H2c: Thực hiện các hoạt động môi trường của doanh nghiệp tác độngcùng chiều đếnSGBNV.

Ngoàira,cóthểthấySGBNVđóngvaitròquantrọngtrongsựthànhcôngcủamộttổ chức Rõ ràng không có một doanh nghiệp nào có thể đạt được sự thành công, mụctiêutrongdàihạnmàkhôngcósựđónggópcủacácnhânviên.Tầmquantrọngcủalựclượng lao động của doanh nghiệp liên quan đến CS được xác định rõ bởi Collier vàEsteban (2007), nghiên cứu nhấn mạnh thực tế rằng đó là nhân viên – chứ không phảihộiđồngquảntrịhaycáccôngtytưvấn– thựchiệnhànhviđạođứchaythựchiệntráchnhiệmcủacôngtytrongcôngviệccủahọtạicôngty.Đồngt hời,cácnghiêncứu(Khan,2010; Ali và cộng sự, 2010; Irefin và cộng sự, 2014) cho thấy mối quan hệ mật thiếtgiữa nhận thức và hành vi của nhân viên với HQHĐ Do đó, việc đạt được HQHĐ sẽphụthuộcphần lớnvàoSGBNV.Vìvậy, luận ánđưa ra giảthuyết như sau:

Giả thuyết H3: SGBNV tác động cùng chiều đến

;EvanvàFreeman,1988;O'Rourke,2003).Điềunàychothấycácquyếtđịnhvàhoạtđộn gcủadoanhnghiệptácđộngđếncácbênliênquanvàcácbênliênquanảnhhưởngđếndo anhnghiệp.Nóicáchkhác,cácbênliênquantheolýthuyết các bên liên quan đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa CS và HQHĐ.Đồng thời, theo lý thuyết phụ thuộc nguồn lực thì hoạt động của doanh nghiệp phụthuộcvàocácnhómxãhộibênngoàimàdoanhnghiệpphụthuộcvào.Điềunàyngụýrằngkh idoanhnghiệpthựchiệncáchànhđộngphùhợpvớinhucầucủacácnhómxãhộibênngoàisẽ giúpdoanhnghiệptăngcườngsựcamkếtvàthamgiacủacácnhóm xãhộibênngoàinhưCĐĐPvànhàđầutư,từđótăngcườngHQHĐ.Cùngvớiđó,theoPotts và Matuszewski (2004) các doanh nghiệp được đánh giá là có đạo đức và thựchiện các mục tiêu chiến lược vì sự PTBV có thể tuyển dụng và giữ chân những ngườilao động tốt nhất và thúc đẩy mối quan hệ tích cực, lâu dài với các bên liên quan nhưcộng đồng,cổ đôngvà nhàđầu tư(Pottsvà Matuszewski, 2004).

Bêncạnhđó,cácnghiêncứuhiệntại(Golebiewska,2014;TischervàHildebrandt,2014; Marzouk,

2017) đã khám phá yếu tố danh tiếng của doanh nghiệp như một tínhiệu cho các nhà đầu tư và kết luận đây là yếu tố chính dẫn đến quyết định đầu tư củacác nhà đầu tư Theo đó, khi danh tiếng của doanh nghiệp trở thành tiêu chí quan trọngtrong quyết định đầu tư thì tầm quan trọng của các doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêuCSđượchoannghênh.Nóicáchkhác,việcthựchiệncáchoạtđộngCSbaogồmbakhíacạnh kinh tế, xã hội và môi trường sẽ tác động tích cực đến SCKNĐT Do đó, luận ánđưara giảthuyết như sau:

Giả thuyết H4b: Thực hiện các hoạt động xã hội của doanh nghiệp tác động cùngchiềuđến SCKNĐT.

Giả thuyết H4c: Thực hiện các hoạt động môi trường của doanh nghiệp tác độngcùngchiều đếnSCKNĐT.

Trườnghợpkinhdoanhvìtínhbềnvữngđãđượcthảoluậntrongmộtthờigiandàitập trung vào các liên kết giữa thực hành môi trường và xã hội và hiệu quả kinh tế củadoanhnghiệp(SchalteggervàWagner,2006;Salzmannvàcộngsự,2005).TheoMarcusvàFremeth( 2009),cácdoanhnghiệpsẽkhôngnhấtthiếtđưaracáchoạtđộngbềnvữngvì nghĩa vụ quy định, nhưng vì cam kết

PTBV trùng với lợi ích của họ để đáp ứng cácbênliênquanchínhvàcótácđộngđếnkhảnăngcạnhtranhvàhiệuquảkinhtếcuamộttổchức.HQHĐ ngày càng phụ thuộc vào mối quan hệ với các bên liên quan chính củadoanh nghiệp và các đối tác Đồng thời, khi thực hiện các hoạt động CS điều này thúcđẩysựcamkếtvàhợptácgiữacácbênliênquan.Sựtintưởng,camkếtvàhợptácgiữacácbênliên quanlàyếutốquantrọngtrongquátrìnhthànhcôngcủadoanhnghiệp(Gaovà cộng sự, 2016) Điều này ngụ ý rằngSCKNĐT có tác động tích cực đến HQHĐ Dođó,luận ánđưa ra giảthuyết như sau:

Giả thuyết H5: SCKNĐT có tác động cùng chiều đến

HQHĐ.Sựthamgia của cộngđồng địa phương

Trong lĩnh vực dịch vụ thì du lịch được xem là ngành phức tạp và năng động, liênquan đến nhiều đối tượng Theo Yilmaz và Bititci (2006) ngành du lịch bao gồm nhiềuđối tượng khác nhau và nhu cầu du lịch được đáp ứng bởi những nỗ lực chung của cácđối tượng này Hầu hết các nghiên cứu đều kết luận rằng CĐĐP đang giữ vai trò quantrọng trong phát triển du lịch (Tosun, 1999, 2000, 2006; Byrd, 2007; Wei và cộng sự,2012; Thammajinda,2013).

Bên cạnh đó, theo quan điểm lý thuyết các bên liên quan thì việc ra quyết địnhchiến lược kinh doanh của doanh nghiệp phải xem xét đến lợi ích và các yêu cầu củacác bên liên quan Đồng thời, việc xem xét đến lợi ích và các yêu cầu của các bên liênquan sẽ khuyến khích sự ủng hộ và tham gia của các bên liên quan Từ quan điểm củalýthuyếtcácbênliênquan,tácgiảđềxuấtgiảthuyếtvềtácđộngcủacáchoạtđộngCSbao gồm ba khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường sẽ có tác động tích cực đếnSTGCĐĐP.

Giả thuyết H6b: Thực hiện các hoạt động xã hội của doanh nghiệp tác động cùngchiềuđến STGCĐĐP.

Giả thuyết H6c: Thực hiện các hoạt động môi trường của doanh nghiệp tác độngcùng chiềuđếnSTGCĐĐP.

Bên cạnh đó, các nghiên cứu trước đây cho thấy có mối quan hệ tích cực giữa lợiíchkinhtếvàtháiđộ(AndereckvàVogt,2000).Dulịchtăngcơhộiviệclàmchongườidân địa phương (Dyer và cộng sự, 1990), góp phần vào thu nhập và mức sống (Belislevà Hoy, 1980; Liu và Var, 1986; Pizam,

1978), mang đến các doanh nghiệp mới và cảithiện cơ hội đầu tư (Dyer và cộng sự, 2007; Kwan và McCartney,

Môhìnhnghiên cứu đềxuất

Dựa trên lý thuyết như lý thuyết về các bên liên quan, lý thuyết phụ thuộc nguồnlực, lý thuyết thể chế và lý thuyết tính chính đáng cùng với các nghiên cứu của Cartervà Huby (2005); Choi và Sirakaya (2005); Tosun (1999, 2000, 2006); Byrd (2007); Lovà Sheu (2007); Collier và Esteban (2007); Khan, (2010); Silver và cộng sự (2010);Pasewark và Riley (2010); Ali và cộng sự (2010); Wei và cộng sự (2012); Shamil vàcộng sự (2012); Messner (2013); Thammajinda (2013); Irefin và cộng sự (2014); Fontvà cộng sự (2016); Eccles và cộng sự (2014); Choi và Yu (2014); Tomšič và cộng sự(2015); Sy (2016); Marzouk (2017); El-Khalil and El-Kassar (2018); Boiral và cộng sự(2019) và kết hợp với nghiên cứu định tính, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu gồm: 3biến độc lập thuộc khái niệm CS; 3 biến trung gian là SGBNV, SCKNĐT và sư thamgiacủa CĐĐP; và1 biến phụ thuộc làHQHĐ.

Môhình nghiên cứu đượctrìnhbày tại Hình2.7.

Nghiên cứu về HQHĐ đã và đang nhận được nhiều sự quan quan nghiên cứu củacác học giả tại Việt Nam và trên thế giới Tuy nhiên, đo lường HQHĐ là một lĩnh vựcphứctạpvàcótínhđặcthù.Theođó,luậnánđãtiếpcậnđolườngHQHĐdựatrênquanđiểm lý thuyết liên quan Cùng với đó, CS là tiếp cận của một tổ chức hướng đến việctạo giá trị trong dài hạn thông qua việc thực hiện một chiến lược tập trung vào nhữngkhía cạnh kinh tế, đạo đức, xã hội, văn hóa và môi trường khi thực hiện hoạt động kinhdoanh.Ngoàira,SGBNVđốivớitổchứcvàSTGCĐĐPvàsựcamkếtcủacác nhàđầutưlàcácyếutốquantrọngkhinghiêncứuvềsựbềnvữngvàdulịch.Tổngquantàiliệucó liên quan đến vấn đề nghiên cứu tác giả rút ra kết luận rằng nghiên cứu trực tiếp vềtác động của CS đến HQHĐ và nghiên cứu vai trò trung gian của sự gắn bó của nhênviên, SCKNĐT và STGCĐĐP có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết trong điều kiện hiệnnay Từ đó, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu với 15 giả thuyết được hình thành đểnghiên cứu mối quan hệ giữa CS,SGBNV, SCKNĐT, STGCĐĐP và HQHĐ của cácDNDLvùngDHNTB tại Việt Nam.

Chương3trìnhbàyquytrìnhnghiêncứuvàcácphươngphápnghiêncứuđượcsửdụng bao gồm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng Trong đó, nghiên cứuđịnhlượnggồmhaibướclàsơbộvàchínhthức.PhươngphápphântíchPLS-SEMđượcsửdụng đểphân tích dữ liệu.

Phươngpháp luậnvàquy trình nghiên cứu

Phươngpháp luận

Với sựpháttriểnđược nhậnthức của cả nghiêncứu địnhtínhvà địnhlượng trongkhoahọc xãhội và nhânvăn,phươngpháphỗn hợp,sửdụng kếthợpcác phương pháptiếpcậnđịnhlượngvàđịnhtính,đãtrởnênphổbiến(CreswellvàCreswell,2003).Đồngthời,kếtquảc ủaphươngpháphỗnhợpsẽcógiátrịhơn.Phươngpháphỗnhợplàmộtdạngthiếtkếnghiêncứu dựavàonềntảngcủahệnhậnthứcthựcdụngđểđịnhhướngchoviệcthuthập,phântíchvàdi ễngiảidữliệukếthợpgiữađịnhtínhvàđịnhlượngtrongmộtbước,nhiềubước,haytoànbộquá trìnhnghiêncứu(NguyễnĐìnhThọ,2013).Xuấtpháttừmụctiêunghiêncứucủaluậnánlàxâydự ngmôhìnhtácđộngcủa

CS đến HQHĐ của các DNDL vùng DHNTB và khám phá vai trò trung gian của cácbênliênquantrongtácđộngcủaCSđếnHQHĐcủacácdoanhnghiệp,tácgiảthựchiệnphươngphá pđịnhtínhthôngquatìmkiếmtàiliệuvàthảoluậnnhómchuyêngiađểlấyýkiến.Việcthảoluậnnhó mchuyêngiasẽgiúptácgiảkhámpháyếutốmới,điềuchỉnh,bổ sung các khái niệm nghiên cứu, mô hình nghiên cứu cũng như thiết kế các thang đophù hợp với bối cảnh nghiên cứu tại Việt Nam nói chung và vùng DHNTB của ViệtNamnói riêng. Saukhixácđịnhđượcmôhìnhnghiêncứuchínhthứccùngvớicácthangđocủatừngkhá iniệmnghiêncứutrongmôhình,mụctiêutiếptheocủaluậnánlàđolườngtácđộngcủaCS đếnHQHĐcủacácDNDLvùngDHNTB,khámphávaitròtrunggiancủaSGBNV,SCKNĐT,ST GCĐĐPvàkiểmđịnhsựkhácbiệtgiữacácnhómvềsựtácđộng của CS đến HQHĐ của các DNDL vùng

DHNTB Để thực hiện mục tiêu này, tácgiảcầnsửdụng phươngphápđịnh lượngdựatrên cácdữliệuthịtrườngđượcthu thập. LuậnánsửdụngphươngphápPLS-SEMđểphântíchdữliệu.PLS-

SEMđượcviếttắttừcụmtừPartialLeastSquare-StructuralEquationModeling– tạmdịchlàMôhìnhphương trình cấu trúc dựa trên bình phương tối thiểu riêng phần Theo Hair và cộng sự(2016),PLS-SEMápdụngkỹthuậthồiquybìnhphươngtốithiểu(OLS)vớimụctiêu làm giảm thiểu các sai số của các biến phụ thuộc Nói cách khác, PLS-SEM ước lượngcác hệ số (các mối quan hệ mô hình đường dẫn) để tối đa hóa giá trị R 2 của khái niệmphụthuộc.TheoGarson(2012),hiệntạiPLS-SEMlàcáchtiếpcậnphổbiếnvàhiệuquảnhất trong việc phân tích các mô hình cấu trúc tuyến tính gồm các biến ẩn (latentvariables).Đồngthời,thốngkêcủaHairvàcộngsự(2016)chothấycóhơn500bàibáokhoa học chuyên ngành quản trị được công bố cho đến năm 2015 trên ba tạp chí hàngđầu.Bêncạnhđó,vớitừkhóaPLS- SEMtrênGoogleScholar,cáctácgiảtìmthấyhơn

88.300 kết quả tại thời điểm tìm kiếm Điều này chứng tỏ PLS-SEM có sự tin cậy nhấtđịnh đối với các nhà nghiên cứu khi sử dụng PLS-SEM trong quá trình kiểm định và làmộtxuhướngngày càngđượcchấp nhận.

Phân tích PLS-SEM được thiết kế và phát triển với mục đích nhằm làm giảm bớtáp lực do cỡ mẫu lớn và yêu cầu nghiêm ngặt về các mối quan hệ trong mô hình củaphương pháp CB-SEM (Dijkstra, 2010; Rigdon, 2012) Mặc dù với cỡ mẫu thu thậpnhỏ,phươngphápphântíchPLS-SEMcũngcóthểxácđịnhđượccácmôhìnhrấtphứctạp và có độ tin cậy cao Đồng thời, PLS-SEM là sự lựa chọn tốt khi nhà nghiên cứukhông xác định được đặc tính phân phối của dữ liệu thu thập được Đặc tính thống kêcủa PLS-SEM cung cấp những ước lượng mô hình mạnh mẽ với dữ liệu có đặc tínhphân phối chuẩn cũng như phân phối không chuẩn (Ringle và cộng sự, 2009) Vì vậy,luận án sử dụng phần mềm phân tích thống kê bình phương tối thiểu từng phầnSmartPLS 3.2.8 để tiến hành ước lượng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) thông quacácchỉsố tiêu chuẩn,phùhợpvớiđặc điểmnghiên cứucủaluận án.

Cuốicùng,vớimụctiêunghiêncứulàđưaracáchàmýquảntrịgiúpcácDNDLvùng DHNTB tăng cường HQHĐ, tác giả cần thực hiện phương pháp định tính thôngqua thảo luận nhóm chuyên gia một lần nữa để lý giải kết quả nghiên cứu, cũng nhưtăng giátrịcácthảo luận và hàmý quản trị.

Như vậy, để đạt được các mục tiêu nghiên cứu của luận án Tác giả sử dụngphương pháp nghiên cứu hỗn hợp gồm cả nghiên cứu định tính và nghiên cứu địnhlượng.Đồngthời,kỹthuậtphântíchđịnhlượngđượctácgiảsửdụngthôngquamôhìnhphântíchPLS-SEMdướidữhỗtrợcủaphầnmềmSmartPLS3.2.8.Quytrìnhthựchiệncácphươngpháp nghiên cứu nàyđược trìnhbày cụ thể trongphần tiếp theo.

Quytrình nghiên cứu

Đểthựchiệnmụctiêunghiêncứucủaluậnán,nghiêncứuđịnhtínhvànghiêncứuđịnhlượngđư ợcsửdụng.Quy trìnhnghiêncứuđượctiếnhànhtheo cácbướcsau:

Vấn đề nghiên cứu của luận án được xác định trên cơ sở phân tích bối cảnh lýthuyếtvàthựctiễn hiệnnay tại Việt Namnóichung vàvùng DHNTBnói riêng.

Xuất phát từ vấn đề nghiên cứu, luận án xác định các định mục tiêu nghiên cứutổng quát và các mục tiêu nghiên cứu cụ thể Các câu hỏi nghiên cứu cũng được đặt rađểlàmrõ cácmục tiêunghiên cứucụ thể.

Luận án đã tổng quan các tài liệu, bao gồm các lý thuyết nền, các nghiên cứu cóliênquanởtrongvàngoàinước.Trêncơsởtổngquantàiliệu,luậnánxácđịnhcáckháiniệm nghiên cứu và mối quan hệ của các khái niệm nghiên cứu và đề xuất mô hìnhnghiên cứu cũng như xây dựng thang đo ban đầu Sau đó, thông qua thảo luận nhómchuyên gia nhằm khám phá yếu tố mới, điều chỉnh, bổ sung các khái niệm nghiên cứu,mô hình nghiên cứu cũng như thang đo cho phù hợp với điều kiện thực tiễn Kết quảthảoluậnnhómchuyêngia,môhìnhnghiêncứuvàthangđođượcpháttriển,hoànthiệnđểtrởthà nh thangđochính thứcchonghiêncứuđịnh lượng.

Nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ số liệu thống kê, các báo cáo của các cơquanNhà nước vàdoanhnghiệp, từ sách báo,tạp chí, internet.

Nghiêncứuđịnh lượngđượcthựchiện thành2bước làsơ bộvàchínhthức.

- Nghiên cứu định lượng sơ bộ: Các thang đo sử dụng trong nghiên cứu này đượckếthừatừcácthangđogốctạicácthịtrườngnướcngoàivàđượcđiềuchỉnh,hoànthiệntừ kết quả nghiên cứu định tính Nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện nhằmđánh giá sơ bộ độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s Alpha và phân tính nhân tốEFA.Mẫunghiêncứuđượcthựchiệnvớicỡmẫulà100quansát,phươngpháplấymẫulàphixácsuấ t,chủđịnh.Kếtquảcủanghiêncứuđịnhlượngsơbộthangđođượchoànchỉnh và sử dụng để thiết kế bảng câu hỏi chính thức cho nghiên cứu định lượng chínhthứcởbướctiếp theo.

- Nghiên cứu định lượng chính thức: Được thực hiện với phương pháp chọn mẫuphi xác suất Cỡ mẫu được xác định là 459 quan sát Phương pháp lấy mẫu là phi xácsuất, chủ định Dữ liệu được thu thập bằng phương pháp khảo sát trực tuyến, bảng câuhỏi được gửi qua email và bằng công cụ Microsoft Forms Mục đích của nghiên cứuđịnhlượngchínhthứcnhằmđánhgiáđộtincậyvàgiátrịcủathangđo,đồngthờikiểmđịnhmức độ phùhợp của môhìnhnghiên cứuvà các giảthuyết nghiên cứu.

Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê SmartPLS

Kếtquảnghiêncứuđịnhlượngchínhthứcđượctrìnhbàyvớinhữngnộidungnhưthống kê mẫu nghiên cứu, kết quả kiểm định thang đo, đánh giá giá trị hội tụ, đánh giáđộ phân biệt, đánh giá hiện tượng đa cộng tuyến, đánh giá mô hình cấu trúc SEM cũngnhư kếtquảkiểmđịnhsự khácgiữa cácnhómtheo các biến nhânkhẩu.

Luậnántiếnhànhthảoluậnkếtquảnghiêncứucùngvớicácchuyêngia.Bướcnàyđược thực hiện nhằm thu thập thêm ý kiến đóng góp của các chuyên gia để từ đó gópphầnđềxuất cáchàmý quản trịởbướctiếp theo. Bước7:Hàmý quản trị

Bướccuốicùngnàyđượcthựchiệnđểrútrakếtluậnchungcủaluậnánvàđềxuấtcác hàm ý quản trị nhằm giúp các nhà quản trị DNDL vùng DHNTB tại Việt Nam nóiriêng và các doanhnghiệpViệt Namnói chungnâng cao HQHĐ.

Nghiêncứuđịnh tính

Thiếtkếthangđobanđầu

ChowvàChen(2012)đãxácđịnhkháiniệmcủacấutrúcCSvàkiểmtraxácnhậncác chỉ số có thể quan sát và đánh giá về CS Do đó, trong nghiên cứu này, tác giả đềxuất thang đo của khái niệm CS được kế thừa từ nghiên cứu của Chow và Chen (2012)vì thang đo này thể hiện đầy đủ và rõ ràng nhất các phương diện của CS, phù hợp vớiđiềukiện củacácDNDL tại Việt Nam.

ChitiếtthangđogốcvàthangđođềxuấtcủakháiniệmnghiêncứuCSvềphươngdiệnkinh tếvà phươngdiệnxãhộiđượcthểhiệntrong Bảng3.1và Bảng3.2. ad

Thiếtlậpmô hìnhnghiên cứu Thảoluận nhómchuyên gia

Kiểm định độ tin cậy (Cronbach’s Alpha) vàPhântínhnhân tốkhámphá (EFA).

Nghiêncứuđịnh lượngchính thức(nE9) Đánh giá mô hình đo lường:Cronbach’sAlpha;Độtincậytổnghợp

(CR);Hệsốtảinhân tố bên ngoài; Chỉ số AVE; Fornell- Larcker;HTMT;ChỉsốVIF;ChỉsốSRMR.

Kết quả nghiên cứuThảoluậnkếtquảnghiê n cứu

Hàmýquản trị Đánh giá mô hình cấu trúc SEM:Chỉ sốR 2

; Hiện tượng đa cộng tuyến; Ướclượng hệ số đường dẫn và khoảng tin cậy;Kiểmđịnhgiả thuyết.

Phân tích đa biến kiểm định sự khác biệtcủacácbiến nhânkhẩu học

Côngty củaÔng/Bàđãgiảmchiphíđầu vàochocùng mộtmứcđầu ra

3 Our firm reduced costs for wastemanagementforsamelevelofoutputs.

4 Ourfirmworkedwithgovernmentofficialsto protectthecompany’sinterest Công ty của Ông/Bà đã làm việc với cácquanchứcchínhphủđểbảovệlợiíchcủacông ty

Côngt y c ủ a Ô n g / B à đ ã t ạ o r a c á c m ô hình“spin-off”cóthểmanglạilợinhuậnchocác lĩnh vực kinhdoanh khác.

6 Ourfirmdifferentiatedtheprocess/product based on the marketingeffortso f t h e p r o c e s s / p r o d u c t

Công ty của Ông/Bà đã tạo khác biệt vềquy trình/sản phẩm dựa trên những nỗlựcmarketingchothànhquảvềmôi trường củaquy trình/sản phẩm.

1 Our firm improved employee or communityhealthandsafety CôngtycủaÔng/Bàđãcảithiệnsứckhỏe vàan toànchonhân viên và cộngđồng.

2 Our firm recognized and acted on theneedtofundlocalcommunityinitiatives.

Bàđãnhậnbiếtvàhànhđộngđốivớinhucầutàitr ợchocácsángkiến cộng đồngđịa phương.

Công ty của Ông/Bà đã bảo vệ các khiếunại và quyền của cư dân hoặc cộng đồngđịaphương.

4 Our firm showed concern for the visualaspectsofthefirm’sfacilitiesandoper ations.

CôngtycủaÔng/Bàđãthểhiệnmốiquantâm về các khía cạnh trực quan của cáccơsở và hoạtđộng của công ty.

5 Our firm communicated the firm’senvironmentalimpacts a n d r i s k s to t hegeneralpublic.

6 Ourfirmconsideredinterestsofstakehold ers in investment decisions bycreatingaformaldialog.

Công ty của Ông/Bà đã xem xét nhữnglợi ích của các bên liên quan trong cácquyếtđ ị n h đ ầ u t ư b ằ n g c á c h đ ố i t h o ạ i chính thức.

1 Our firm reduced energy consumption.

2 Our firm reduced wastes and emissionsfrom operations.

CôngtycủaÔng/Bàđãgiảmchấtthảivà khí thải từhoạtđộng.

4 Ourf i r m r e d u c e d t h e e n v i r o n m e n t a l impactsof its products/service

Bàđãgiảmcáctácđộngđếnmôitrườngđốivớicác sảnphẩm/dịch vụ của công ty.

5 Our firm reduced environmentalimpactbyestablishingpart nerships.

CácquanhệđốitáccủacôngtyÔng/ Bàđềuđ ư ợ c t h i ế t l ậ p t r ê n c ơ s ở g i ả m t á c động đến môitrường.

6 Our firm reduced the risk ofenvironmentala c c i d e n t s , s p i l l s , a n d releases.

Bàđãgiảmrủirovềsựcốmôi trường, sự cố đổ tràn vàxả thải.

8 Ourfirmreducedtheuseoftraditionalfuels by substituting some less pollutingenergysources.

Bàđãgiảmviệcsửdụngnhiênliệutruyềnthốngbằn gcáchthaythế mộtsố nguồnnăng lượng ítgâyô nhiễm.

9 Our firm undertook voluntary actions(e.g., actions that are not required byregulations)f o r e n v i r o n m e n t a l restorations.

Côngtycủa Ông/Bà đãthựchiệncáchành động tự nguyện để phục hồi môitrường.

10 Ourfirmundertookactionsforenviron mentalaudit,publicdisclosure,employeetr ainingand immunity.

Côngtycủa Ông/Bà đãthựchiệncáchànhđộngkiểmtoánmôitrườn g,côngbốthôngtin,đào tạonhân viênvà miễntrừ.

SGBNV đối với tổ chức là một khái niệm đa chiều Tuy nhiên, hầu hết các tác giảđều thống nhất theo một chiều hướng phản ánh cảm xúc của nhân viên đối với tổ chức(Meyer và Herscovitch, 2001). Theo Mowday và cộng sự (1979), thì SGBNV với tổchức thể hiện niềm tin mạnh mẽ của nhân viên cũng như sự chấp nhận của nhân viênđối với các mục tiêu và các giá trị của tổ chức Đồng thời, cũng thể hiện mong muốncủa nhân viên được duy trì lâu dài với tư cách là thành viên của doanh nghiệp cùng vớisựthểhiệnnỗ lựchếtmình vì sựtồn tạivàpháttriển của doanhnghiệp.

1 As t r o n g be li ef in a n d ac c e p ta n c e oft h e o r g a n i z a t i o n ' s g o a l s a n d values.

Bàcóniềmtinmãnhliệtvàotổchứcvàchấpnh ậncác mục tiêu và giá trịcủa tổchức.

3 A strong desire to maintainmembershipin theorganization.

4 Continuance commitment refers tothe extent to which the employeeperceivest h a t l e a v i n g t h e organisationwouldbecostly.

5 theemployee’sfeelingsofobligation to the organisation andthebeliefthatstayingisthe‘r ight thing’to do.

NhânviênởCôngtycủaÔng/Bàcảmthấycó nghĩa vụ đối với doanh nghiệp và niềmtinrằngởlạilà‘điều đúngđắn”phảilàm.

Yew(2007)pháttriểnđịnhnghĩavềSGBNVtheonghiêncứucủa(MeyervàAllen,1991) cho rằng sự gắn bó vì tình cảm đề cập đến tình cảm gắn bó của nhân viên với tổchức Những nhân viên có sự gắn bó vì tình cảm ở lại với tổ chức vì họ muốn làm nhưvậy Sự gắn bó để duy trì đề cập đến mức độ mà nhân viên nhận thấy rằng việc rời bỏtổchứcsẽrấttốnkém.Cuốicùng,sựgắnbóvìđạođứcđềcậpđếncảmgiáccủanhân viên về nghĩa vụ đối với tổ chức và niềm tin rằng ở lại là “điều đúng đắn” phải làm.Những nhân viên có gắn bó vì đạo đức mạnh mẽ vẫn tiếp tục ở lại tổ chức vì họ cảmthấyrằng họ phải làmnhư vậy (Yew, 2007).

Tóm lại, dựa vào định nghĩa SGBNV của Mowday và cộng sự (1979) và nghiêncứu của Yew (2007), tác giả đề xuất thang đo đo lường khái niệm SGBNV với tổ chứcđượcthểhiện trong Bảng3.4.

1 Thee x e r c i s e o f e t h i c a l a n d s o c i a l criteria in the selection and managementofinvestmentportfolios.

2 Increasinglymoreshareholdershaveexa mined the relationship between thesocial and environmental performanceofc o m p a n i e s a n d t h e i r f i n a n c i a l performance.

Ngày càng nhiều cổ đông đã kiểm tramối quan hệ giữa kết quả thực hiện xãhội và môi trường và kết quả thực hiệntàichính củacủa cáccông ty.

3 Shareholderscanusetheirvotingrightsorfi leproposalsin(annual)shareholdermeet ingstopressurecompanies to report on, and improve,theirenvironmentala n d s o c i a l performance.

Các cổ đông có thể sử dụng quyền biểuquyết hoặc chuẩn y của họ tại Đại hộiđồngcổđôngthườngniênđểgâyáplựccho các công ty báo cáo và cải thiệnhiệuquảxãhộivàmôitrườngcủa doanhnghiệp.

Theo Rusbult và cộng sự (1998) khi các cá nhân hoặc tổ chức ngày càng trở nênphụ thuộc, họ có xu hướng phát triển cam kết mạnh mẽ Mức độ cam kết được địnhnghĩa là ý định duy trì mối quan hệ, bao gồm định hướng dài hạn đối với sự liên quancũng như cảm giác gắn bó về mặt tâm lý (Rusbult và cộng sự, 1998) Theo Etzioni(2010), các nhà đầu tư không chỉ quan tâm SCKNĐTđến việc tối đa hóa tài sản của cổđông mà còn tối đa hóa phúc lợi của các bên liên quan và nhà đầu tư sẽ tìm kiếm cácdoanhnghiệpvìmụctiêuPTBVđểđầutư.Đồngthời,camkếtlàmộtchiếnlượcchungcủacácnh àđầutưtổchức(Chow,2010).Nhữngnhàđầutưcamkếtđầutưcânnhắcvề các vấn đề xã hội, môi trường liên quan đến các quyết định đầu tư của mình là nhữngnhà đầu tư sàng lọc các khoản đầu tư của họ bằng các tiêu chí môi trường và xã hội(O’Rourke,2003).ĐiềunàycónghĩacácnhàđầutưtíchhợpviệcthựchiệnCSvàoquátrình phân tíchphươngán tàitrợ và quyếtđịnh tàitrợ củahọđốivớicácdự án đầutư.

Bên cạnh đó, các cổ đông cũng sử dụng quyền của mình để đóng vai trò chủ độngtrong quản lý xã hội và môi trường của một doanh nghiệp Theo đó, các cổ đông có thểsửdụngquyềnbiểuquyếthoặcđềxuấttrongcáccuộchọpcổđôngđểgâyáplựcchodoanhn ghiệpbáocáovàcảithiệnhiệuquảmôitrường vàxãhộicủadoanhnghiệp(Wagema nsvàcộngsự,2013).Điềunàycónghĩacáccổđôngcàngngàycàngthamgiatíchcựcvàoviệcthựchiệnc ácmụctiêukinhtế,xãhộivàmôitrườngcủadoanhnghiệp. Đối với nhiều nhà đầu tư tổ chức, sự cam kết cung cấp một cơ hội để thảo luận vềmối quan tâm về các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường giữa nhà đầu tư và doanhnghiệp (Wagemans và cộng sự,

2013) Từ đó, các tổ chức tài chính nơi doanh nghiệpgiao dịch cam kết cung cấp đủ nguồn vốn vay cho các dự án đầu tư vì mục tiêu nângcao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, cải thiện xã hội và môi trường (đầu tư có tráchnhiệm).Theođó,thangđoSCKNĐTđượcpháttriểndựatrênnghiêncứucủaWagemansvàcộngs ự(2013).

NghiêncứucủaMitchellvàReid(2001)chothấy90%sốngườiđượchỏitừngườidân địa phương cảm thấy họ sẽ tăng thu nhập nếu họ tham gia nhiều hơn vào các hoạtđộng du lịch Ngoài ra, STGCĐĐP cũng được xem là một công cụ để cải thiện các cơsởchoquyhoạchpháttriểndulịch(Pearcevàcộngsự,1996)vàđểphảnánhcũngnhưđáp ứng nhu cầu của người dân địa phương theo cách tốt hơn (Tosun, 1998), khi pháttriểnmộtCĐĐPdân chủhơn(Simmons,1994; Syme vàcộngsự, 1991).

Nghiên cứu của Tosun (2006) đã tập trung vào bản chất STGCĐĐP được bên liênquanmongđợibaogồmCĐĐP,cơquanđịaphương,nhàđiềuhànhdulịchđịaphươngvà các cơ quan trung ương Do đó, để phù hợp với mục tiêu nghiên cứu tác giả đề xuấtthangđoSTGCĐĐPđượcpháttriểntừnghiêncứucủaTosun(2006)vàsẽtậptrungvàobản chấtSTGCĐĐP được mong đợi từ phía doanh nghiệp Thang đo gốc và thang đođềxuấtvềkháiniệmSTGCĐĐPđượctrìnhbày tạiBảng 3.6.

1 Should take the leading role asentrepreneursand workers.

Cộngđ ồ n g t ạ i đ ị a p h ư ơ n g g i ữ v a i t r ò lãnhđ ạ o n h ư l à d o a n h n h â n đ ổ i m ớ i sáng tạovà người laođộng.

Shouldh a v e a v o i c e i n d e c i s i o n - making process of tourism development.

Cộngđồngtạiđịaphươngcótiếngnóitro ngquátrìnhraquyếtđịnhpháttriển du lịch tại địaphương.

Shouldbeconsulted,andaccording lytourism policies should be re- considered.

4 Shouldnotparticipatebyany means Cộngđ ồ n g t ạ i đ ị a p h ư ơ n g k h ô n g n ê n xemviệcthamgianhưlàmộtphương tiện thay vìlàmục đích.

HQHĐlàphạmtrùdùngđểchỉviệctổchức,điềukhiểnvàthựchiệncáchoạtđộngcủadoanhnghiệ ptheonhữngmụctiêuđãđịnhsaochocácnguồnlựccủadoanhnghiệpnhư nhân lực và vật lực có thể đạt được tối đa vai trò và công suất của nó Ngoài ra,HQHĐlà phải đạt được sự hài hòa của bốn yếu tố: đạt được hiệu quả của quá trình sảnxuất, thỏa mãn các cổ động, thỏa mãn nhu cầu khách hàng và tăng trưởng của doanhnghiệp và cuối cùng là năng lực phát triển, cải cách, tận dụng cơ hội (Demsetz, 1983).Bêncạnhđó,cácbiệnpháptàichínhvàphitàichínhnênđượcxemlàbổsungchonhau(Keegan và cộng sự, 1989; Kaplan và Norton, 1996; Chow và Van der Stede, 2006;Kihn,2010).

Thang đo HQHĐ được kế thừa từ nghiên cứu của Hernaus và cộng sự (2012) vìthangđonàythểhiệnđầyđủcảvềkhíacạnhtàichínhvàphitàichínhkhiđolườngkháiniệm HQHĐ.Thang đo gốc và thang đo đề xuất của khái niệm HQHĐ được trình bàytạiBảng3.7.

LợinhuậncủaCôngtycủaÔng/Bàtăng nhanhhơnsovới trung bìnhngành.

Returnon assets(ROA)of the firmis significantly higher than industryaverage.

Lợinhuậntrêntàisản(ROA)củaCông tycủaÔng/Bàcaohơnđángkểsovớitrung bìnhngành.

Value added per employee is significantly higher than industryaverage.

Thenumbero f c u s t o m e r co mp la i nts withint h e l a s t p e r i o d h a s i n c r e a s e d strongly.

Weconsiderourrelationswithsupplier s to be excellent because wemaintaingenuinepartnershipswit h them.

Công ty của Ông/Bà coi mối quan hệcủa Công ty với các nhà cung cấp làtuyệthảovìCôngtyduytrìquanhệđối tácchânchínhvớihọ.

Cơsở đểchọnbiến nhâu khẩuhọc

Tácgiảcùngvớicácchuyêngiađãthảoluậnvớinhauvềcáctiêuchíđểchọnmẫuquansátnhằm mụcđíchkhámphásựkhácbiệt.Theođó,luậnánsẽđánhgiáđượcthựctrạng và tình hình chung của vấn đề nghiên cứu một cách chuẩn xác hơn, từ đó có thểgópphần đưa ra cáchàmý quản trị.

Thứ nhất, yếu tố người trả lời bảng câu hỏi được đề xuất là lãnh đạo các doanhnghiệp.Vìlãnhđạolàngườicóthểtạoratầmnhìn vàtruyềncảm hứngchomọi người hành động để thực hiện hành động, đáp ứng với bất kỳ thay đổi và thách thức nào phátsinh trên con đường hướng đến mục tiêu của doanh nghiệp (Visser và Courtice, 2011).Điềunàycóthểđượchiểulãnhđạochínhlàngườiảnhhưởngquantrọngđếnviệcthựchiện các chiến lược CS Do đó, luận án lựa chọn lãnh đạo doanh nghiệp chính là nhữngngườisẽtrảlờibảngkhảo sát.

Thứhai,theonhậnđịnhcủacácchuyêngiarằngxuhướnghiệnnàychothấyphầnlớn việc thực hiện

CS cũng như CSR thường được quan tâm và áp dụng nhiều hơn đốivới các doanh nghiệp lớn Nhiều quan điểm cho rằng các DNNVV chưa nhận thức đầyđủ về CSR và CS Chính vì vậy, phần lớn các DNNVV không quan tâm đến việc thựchiện CSR cũng như CS Điều này mở ra hướng nghiên cứu cần được xem xét rằng liệunhững nhận định như vậy có phù hợp trong điều kiện hiện nay Cùng với đó, theo căncứvàoĐiều6,Nghịđịnhsố39/2018/NĐ-CPngày11/03/2018củaChínhphủViệtNam,quy định đối với các doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 100 người là DNNVV,luận án phân chia quy mô lao động theo 4 nhóm khác nhau nhằm để kiểm định sự khácnhaucủa các nhómdoanhnghiệp đốivớivấnđềnghiêncứu.

Thứ ba, các DNDL Việt Nam hiện nay rất đa dạng về loại hình hoạt động. Tuynhiên, với phạm vi nghiên cứu của luận án là vùng DHNTB và theo nhận định của cácchuyên gia rằng phần lớn những doanh nghiệp hoạt động trong vùng DHNTB là cáccông ty cổ phần, các công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã.Bên cạnh đó, ngành du lịch với đặc điểm là ngành kinh doanh tổng hợp, vì thế các lĩnhvựckinhdoanh củangànhdu lịchcũng rấtđadạng.

Trongđó,cóthểkểđếnlàlĩnhvựckinhdoanhlữhành,kháchsạn,nhàhàngvàkinhdoanhvậntải.Đâyđ ượcxemlànhữnglĩnh vực kinh doanh chính của ngành du lịch Do đó, luận án đưa các nhóm loại hìnhhoạtđộngkhácnhaucủadoanhnghiệpvàcáclĩnhvựckinhdoanhkhácnhaucủadoanhnghiệp vào bảng khảo sát nhằm mục đích kiểm chứng xem các lĩnh vực khác nhau nàycó tác động khác nhau đến HQHĐ Từ đó, đề xuất hàm ý chính sách khác nhau đối vớitừng loại hình doanh nghiệp phù hợp với định hướng phát triển các thành phần kinh tếcủaĐảng và Chính phủ tronggiaiđoạn hiện nay.

Cuối cùng, cùng với những đặc trưng chung của vùng DHNTB, mỗi địa phươngtrongvùngđềucónhữngtiềmnăngdulịchriêngđểpháttriểndulịch.Bêncạnhđó,mỗiđịa phương khác nhau sẽ có những quan điểm khác nhau về văn hóa, về phong tục tậpquánvàvềcảcácchínhsáchkhácnhaucủamỗiđịaphương.Dóđó,luậnánđưacác mục hỏi về địa phương hoạt động của các doanh nghiệp vào bảng khảo sát nhằm kiểmtrasự khácbiệtcủa nhómđốitượngnàyvớiHQHĐ.

Tất cả các kết quả từ việc kiểm chứng sự khác biệt này sẽ giúp luận án khám phátốthơnvềcácvấnđềliênquanđếnchủđềnghiêncứutừđógópphầnđưaracáchàmýquản trị cho cácDNDL vùng DHNTB cũng như các hàm ý chính sách cho các cơ quanChínhphủViệtNamtrongcôngtáchoạchđịnhcácchínhsáchvàchiếnlượchướngđếnmụctiêuPTBV.

Thựchiện phương pháp thảo luận nhóm

Để khám phá, đánh giá và xác định lại mô hình lý thuyết và thang đo của các kháiniệm nghiên cứu, tác giả thực hiện phương pháp thảo luận nhóm với các chuyên gia.Đối tượng tham gia thảo luận nhóm gồm 9 người là thành viên ban giám đốc của cácDNDL, các giảng viên của các Trường Đại học với tiêu chí là những người am hiểu lýthuyết và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong ngành du lịch Trước khi thảo luận, cácnộidungvềchủđềnghiêncứugồmcácyếutốcủaCS,SGBNVvớitổchức,sựcamkếtcủacácnhàđ ầu tư,STGCĐĐPvàHQHĐ đượcgửiđếncácchuyêngia.

Kết thúc quá trình thảo luận nhóm, tác giả tổng hợp kết quả nghiên cứu định tínhđượctrìnhbàytrong phầntiếp theo.Danh sáchcácchuyêngiađượcnêu tạiPhụlục2.

Kếtquảnghiên cứu địnhtính

Tổng hợp kết quả thảo luận nhóm chuyên gia và kết hợp với lý thuyết nghiên cứucho thấy các khái niệm nghiên cứu CS, SGBNV, SCKNĐT, STGCĐĐP và HQHĐ cótồn tại Các thành phần của CS bao gồm các phương diện kinh tế, phương diện xã hộivà phươngdiện môitrường.

Kết quả thảo luận nhóm cho thấy, vấn đề nghiên cứu của luận án được đánh giá làcótínhcấpthiếtvàphùhợpvớithựctiễnvàbốicảnhnghiêncứutạiViệtNamnóichungvà vùng DHNTB nói riêng Đồng thời, kết quả thảo luận nhóm cho thấy, tất cả cácchuyên gia đều đồng tình rằng khi doanh nghiệp thực hiện các hoạt động CS thì sẽ tácđộngtíchcựcđếnHQHĐ.Bêncạnhđó,hầuhếtcácchuyêngiađềunhấttrícaokhixemxét mối quan hệ giữa CS và HQHĐ với vai trò trung gian là SGBNV, SCKNĐT vàSTGCĐĐP.Theo đó:

-Thứnhất,cáchoạtđộngCSsẽtácđộngtíchcựcđếnSGBNVvìnhữnghoạtđộngCS sẽ làm cho nhân viên cảm thấy tin tưởng, cảm thấy hài lòng và sẵn sàng nổ lực làmviệccũng như mong muốnđược làmviệc trongdoanh nghiệp;

- Thứ hai, SGBNV sẽ tác động tích cực đến HQHĐ vì khi nhân viên cảm thấy tintưởng,hàilòngvà sẵnsàng nổ lựclàmviệcthìHQHĐ sẽđượccải thiện;

- Thứ ba, các hoạt động CS sẽ tác động tích cực đến SCKNĐT vì các nhà đầu tưsẽđánhgiácácdoanhnghiệpthựchiệnvàcôngbốcácthôngtinvềxãhộivàmôitrườngbên cạch các công bố tài chính để xem xét đầu tư vào doanh nghiệp, từ đó các nhà đầutư sẽcamkếtđầu tư vàthamgiavào doanh nghiệp;

- Thứtư,SCKNĐTsẽtácđộngtíchcựcđếnHQHĐvìsựcamkếtvàthamgiacủacác nhà đầu tư vào doanh nghiệp Điều này sẽ góp phần giúp doanh nghiệp cải thiệnđượcHQHĐ;

- Thứ năm, các hoạt động CS sẽ tác động tích cực đến STGCĐĐP vì CĐĐP đượcxem là bên liên quan rất quan trọng đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các DNDL.Khi doanh nghiệp thực hiện các chiến lược gắn với các phương diện kinh tế, xã hội vàmôi trường, nhằm đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan điều này sẽ tác động tích cựcđếnSTGCĐĐP tại điểmđến du lịch;

- Thứsáu,STGCĐĐPsẽtácđộngtíchcựcđếnHQHĐvìSTGCĐĐPtạiđiểmđếndulịchsẽgó pphầncảithiệnhìnhảnhtạicácđiểmđến,thuhútthêmnhiềudukháchvàtừđó giúptăngdoanh thu cũngnhư tăng cườngHQHĐ.

Tóm lại, kết quả thảo luận nhóm cho thấy, mô hình nghiên cứu đề xuất được đánhgiá là hoàn toàn phù hợp và cần thiết được kiểm định Các khái niệm nghiên cứu đượcsử dụng trong luận án bao gồm CS, SGBNV, SCKNĐT, STGCĐĐP và HQHĐ củaDNDLlàđầyđủvàtoàndiện.Trongđó,kháiniệmCSlàkháiniệmbậccao,đểđolườngkháiniệmnà ythìtậpbiếnquansátbaogồm3phươngdiện:(1)phươngdiệnkinhtế;

(2) phương diện xã hội; và (3) phương diện môi trường Các khái niệm còn lại gồm (4)SGBNV, (5) SCKNĐT, (6) STGCĐĐP và (7) HQHĐ là khái niệm bậc nhất, thang đođơn hướng được sử dụng để đo lường trực tiếp cho các khái niệm này Kết quả bổ sungvàđiều chỉnhthang đođượcthểhiện trong Phụ lục4. Điềuchỉnhcácthangđo

Từ kết quả nghiên cứu định tính, các thangđo về CS, SGBNV,SCKNĐT,STGCĐĐPvà HQHĐđượcđiều chỉnhnhư sau: a ThangđoCS

Thang đo CS gồm 3 thành phần: phương diện kinh tế, phương diện xã hội vàphươngdiện môitrường.

Thứnhất,vềphươngdiệnkinhtế,thangđoCStheonghiêncứucủaChowvàChen(2012) bao gồm 5 tiêu chí Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu định tính, hai yếu tố“Công ty của chúng tôi đã bán chất thải để tạo thu nhập” và “Công ty của chúng tôigiảmchiphíquảnlýchấtthảichocùngmộtmứcđầura”đượcloạikhỏithangđovìcácchuyên gia đều thống nhất cao rằng đối với một DNDL thì hoạt động bán chất thải vàquảnlý chất thải là khôngphù hợp Tác giảcũngnhấttrí với điều này.

Bên cạnh đó, yếu tố “Công ty của chúng tôi đã tạo ra các mô hình “spin-off” cóthể mang lại lợi nhuận cho các lĩnh vực kinh doanh khác” cũng không phù hợp trongđiều kiện Việt Nam nói chung và vùng DHNTB nói riêng Do đó, theo kết quả nghiêncứu định tính yếu tố “Công ty của chúng tôi đã tạo ra các mô hình “spin-off” có thểmang lại lợi nhuận cho các lĩnh vực kinh doanh khác” được loại khỏi thang đo

Ngoàira,kếtquảnghiêncứuđịnhtínhđãbổsungthêmbiếnquansát“CôngtycủaÔng/Bà đã cam kết về điều kiện việc làm tốt, đào tạo nhân viên, lương thưởng và quantâm đến lợi ích của nhân viên” Các nghiên cứu trước cho thấy rằng, ở cấp độ doanhnghiệp khi nhiều sáng kiến liên quan đến môi trường tự nhiên và xã hội được báo cáobởi các DNDL được xây dựng ngoài việc tiết giảm năng lượng, nước và xả thải, cácdoanhnghiệpcũnggiảmchiphívậnhành(HilliervàComfort,2016).Đồngthời,DNDLđã báo cáo các cam kết về điều kiện việc làm tốt, đào tạo nhân viên, lương thưởng vàquantâmđếnlợiíchcủanhânviên,tấtcảnhữngđiềunàycóthểđượcxemlàgiúpdoanhnghiệp tăng cường SGBNV và thúc đẩy sự ổn định và cải thiện hiệu quả kinh tế củadoanh nghiệp.

Như vậy, thang đo CS về phương diện kinh tế được phát triển từ nghiên cứu củaChow và Chen (2012) và kết quả nghiên cứu định tính Thang đo CS về phương diệnkinhtếbaogồm4biếnquan sát Cácbiến quan sátđượckýhiệu từKT1 đếnKT4.

Nội dung các biến quan sát trong thang đo CS về phương diện kinh tế được trìnhbàytrong Bảng3.8.

KT1 Côngty của Ông/Bà đã giảmchi phíđầuvào cho cùngmột mức đầu ra.

KT2 CôngtycủaÔng/Bàđãlàmviệcvớicácquanchứcchínhphủđểbảovệlợi íchcủa công ty.

KT3 CôngtycủaÔng/Bàđãtạokhácbiệtvềquytrình/sảnphẩmdựatrênnhững nỗ lựcmarketing cho thành quảvềmôitrường củaquy trình/sảnphẩm.

KT4 CôngtycủaÔng/Bàđãcamkếtvềđiềukiệnviệclàmtốt,đàotạonhân viên, lươngthưởng vàquan tâmđến lợi ích củanhânviên.

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính)Thứhai,vềphươngdiệnxãhội,thangđoCStheonghiêncứucủaChowvàChen(2012)ba ogồm6tiêuchí.Tuynhiên,theokếtquảnghiêncứuđịnhtính,yếutố“CôngtycủaÔng/

”đượcloạikhỏithangđovìcácchuyêngiađềuthốngnhấtcao rằngnộidungcủa yếu tố này làkhôngphù hợp.

Nhưvậy,kếtquảnghiêncứuđịnhtínhvềthangđoCSđốivớiphươngdiệnxãhộibao gồm 6 biến quan sát được ký hiệu từ XH1 đến XH5 Các tiêu chí được trình bàytrong Bảng3.9.

Bảng3.9:Thang đoCS đốivớiphươngdiện xãhội

XH1 CôngtycủaÔng/Bàđãcảithiệnsứckhỏevàantoànchonhânviênhay cộng đồng.

XH2 Công tycủaÔng/Bà đãnhậnbiết vàhànhđộng đốivớinhu cầu tàitrợ cho cácsáng kiếncộngđồngđịaphương.

XH4 CôngtycủaÔng/Bàđãtruyềnthôngcáctácđộngvàrủiromôitrườngcủa công tyđếncông chúng.

XH5 CôngtycủaÔng/Bà đãxemxét nhữnglợiíchcủacácbênliênquantrong cácquyếtđịnhđầu tưbằng cáchđối thoạichính thức.

(Nguồn:Kếtquảnghiêncứuđịnhtính) Thứba,vềphươngdiệnxãhội,CStheonghiêncứucủaChowvàChen(2012)baogồm6tiêuchí

Theo đó, khi xem xét CS đối với phương diện môi trường, bốn yếu tố “Giảm chấtthải và khí thải từ hoạt động”, “Công ty của chúng tôi đã giảm rủi ro về sự cố môitrường,sựcốđổtrànvàxảthải”,“Giảmviệcsửdụngnhiênliệutruyềnthốngbằngcáchthay thế một số nguồn năng lượng ít gây ô nhiễm” và “Công ty của Ông/Bà đã giảmmua các vật liệu, hóa chất và linh kiện không tái tạo” trong nghiên cứu của Chow vàChen (2012) được các chuyên gia đánh giá là không liên quan đến các DNDL Do đó,cácchuyêngiacùngtácgiảđãthốngnhấtlàloạibayếutốnàykhỏithangđoCSđốivớiphươngdiện môitrường.

Như vậy, kết quả nghiên cứu định tính về thang đo CS đối với phương diện môitrườngbaogồm5biếnquansátđượckýhiệutừMT1đếnMT5.Cáctiêuchíđượctrìnhbàytrong Bảng3.10.

MT1 Côngty của Ông/Bàđã tiết giảmtiêu thụnăng lượng.

MT2 CôngtycủaÔng/Bàđãgiảmcáctácđộngđếnmôitrườngđốivớicácsản phẩm/dịchvụcủa công ty.

MT3 CácquanhệđốitáccủacôngtyÔng/Bàđềuđượcthiếtlậptrêncơsởgiảm tácđộngđến môi trường.

(Nguồn:Kếtquảnghiên cứuđịnhtính) b Thangđo SGBNV

ThangđoSGBNV(đượckýhiệu:GB).ThangđoSGBNVlàthangđođơnhướnggồm 5 biến quan sát, dựa nghiên cứu của Mowday và cộng sự (1979) Mowday và cộngsự (1979) và nghiên cứu của Yew (2007) trên nền tảng nghiên cứu của Meyer và Allen(2004)., các chuyên gia cùng tác giả đã thống nhất điều chỉnh từ ngữ của các biến quansát cho rõ nghĩa hơn nhằm tránh tình trạng bị hiểu sai ý trong câu hỏi khi tiến hành gửibảngkhảo sát.

KếtquảnghiêncứuđịnhtínhvềthangđoSGBNVbaogồm5biếnquansátđượckýhiệutừGB1đếnGB5.NộidungcácbiếnquansáttrongthangđoSGBNVđượctrìnhbàytrong Bảng3.11.

GB1 NhânviêntạicôngtycủaÔng/Bàcóniềmtinmãnhliệtvàotổchứcvà chấpnhậncác mục tiêu vàgiá trị của tổ chức.

GB2 Nhânviêntại côngtycủaÔng/Bàsẵnsàngnỗ lực đángkểtrongviệcthay mặtcho tổ chức.

GB3 NhânviêntạicôngtycủaÔng/Bàcómongmuốnmạnhmẽđểduytrìtư cáchthànhviên trong tổ chức.

GB4 Nhânviên ởCôngtycủaÔng/Bàchorằng việc rời bỏdoanhnghiệpsẽrất tốnkém.

B à c ả m t h ấ y c ó n g h ĩ a v ụ đ ố i v ớ i d o a n h nghiệpvàniềmtin rằngởlạilà “điềuđúngđắn”phải làm.

ThangđoSCKNĐTđượcpháttriểntừnghiêncứucủaWagemansvàcộngsự (2013).TrongđiềukiệnđặcthùcủadoanhnghiệpViệtNamnóichungvàvùngDHNTBnóiriêngvớiphần lớncácDNDLlàcácDNNVV,tácgiảcùngcácchuyêngiađãthốngnhấtbổsungbiếnquansát“Cá ctổchứctàichínhnơidoanhnghiệpcủaÔng/ Bàgiaodịchcamkếtcungcấpđủnguồnvốnvaychocácdựánđầutưvìmụctiêunângcaohiệuquảsửdụ ngcácnguồnlực,cảithiệnxãhộivàmôitrường”mớivàothangđoSCKNĐT.Dođó,thangđoSCKNĐ

Tgồm4biếnq u a n s á t , đ ư ợ c k ý h i ệ u t ừ N D T 1 đ ế n NDT4.Tấtcảcácchuyêngi ađềuthốngnhấtnộidungcácbiếnquansátđolườngkhái niệmSCKNĐTlàđầyđủvà phùhợp Cáctiêu chíđượctrìnhbày trongBảng 3.12.

NDT1 Cáctổchứctàichínhtíchhợpviệcthựchiệnbềnvữngdoanhnghiệpvàoquátrì nhphântíchphươngántàitrợvàquyếtđịnhtàitrợcủahọđốivới cácdựán đầutư củadoanh nghiệpcủa Ông/Bà.

NDT2 CáccổđôngcủacôngtycủaÔng/Bàcàngngàycàngthamgiatíchcựcvào việcthựchiệncácmụctiêukinhtế,xãhộivàmôitrườngcủadoanhnghiệp.

NDT4 CáctổchứctàichínhnơidoanhnghiệpcủaÔng/Bàgiaodịchcamkếtcung cấpđủnguồnvốnvaychocácdựánđầutưvìmụctiêunângcaohiệuquảsửdụng các nguồn lực,cải thiện xã hội vàmôitrường.

ThangđoSTGCĐĐP(đượckýhiệu:CD).STGCĐĐPvàodulịchbaogồm3tiêuchícó đượctừ nghiêncứu củaTosun (2006)và kết quảnghiên cứuđịnhtính.

Thang đo STGCĐĐP là thang đo đơn hướng dựa trên nghiên cứu của Tosun(2006),đâylàmộtnghiêncứuđịnhtínhvàTosun(2006)đãđưara4cáchthứcthamgiacủacộn gđồngvàopháttriểndulịch.Từđó,kếtquảnghiêncứuđịnhtínhnhằmthiếtkếlại thang đo của yếu tố này, tất cả các chuyên gia đều thống nhất rằng nên bỏ yếu tố“Cộng đồng tại địa phương không nên xem việc tham gia như là một phương tiện thayvì là mục đích” ra khỏi thang đo STGCĐĐP vì cả 3 biến quan sát còn lại đã hội đủ nộidung củathangđonày.

Thang đo STGCĐĐP được ký hiệu từ CD1 đến CD3 Đồng thời, các chuyên giacùng tác giả đã thống nhất điều chỉnh từ ngữ một số tiêu chí cho rõ nghĩa hơn Các tiêuchíđược trìnhbày trong Bảng3.13.

CD1 Cộngđồngđịaphươngđanggiữvaitròlãnhđạonhưlàdoanhnhânđổi mớisáng tạo vàngườilao động.

CD3 Cộngđồngtạiđịaphươngđượctưvấnvàtheođócácchínhsáchdulịch được xemxét lại.

HQHĐcủaDNDL(đượckýhiệu:HQ).HQHĐcủaDNDLđượcpháttriểnbằngcách sử dụng hiệu quả tài chính và phi tài chính được phát triển theo nghiên cứu củaHernausvà cộng sự (2012).

Kết quả thảo luận nhóm chuyên gia cho thấy biến quan sát “Số lượng khiếu nạicủa khách hàng trong giai đoạn vừa qua đã giảm mạnh” và “Công ty của Ông/Bà giữchân khách hàng hiện tại và quản lý để thu hút khách hàng mới” đã bao hàm trong nộidung của yếu tố “Uy tín của công ty Ông/Bà đối với khách hàng đã được cải thiện”, dođó,kếtquảnghiêncứuđịnhtínhcácchuyêngiacùngtácgiảđãthốngnhấtgộphaibiếnquan sát này thành một biến quan sát “Uy tín của công ty Ông/Bà đối với khách hàngđãđược cải thiện”. Đồngthời,yếutố“CôngtycủaÔng/Bàcoimốiquanhệcủacôngtyvớicácnhàcung cấp là tuyệt hảo vì công ty duy trì quan hệ đối tác chân chính với họ” và “Có sựtintưởnglẫnnhaugiữacôngtycủaÔng/Bàvàcácnhàcungcấpcủacôngty”,theocácchuyên gia đánh giá là có nội dung trùng lắp về mặt ý nghĩa, vì thế tác giả cùng cácchuyên gia đã thống nhất gộp hai quan sát này thành một quan sát “Có sự tin tưởng lẫnnhaugiữacông tycủaÔng/Bà vàcác nhàcungcấpcủacông ty”.

Thiếtkếbảngcâu hỏi khảo sát

Nội dung bảng câu hỏi khảo sát gồm 3 phần chính như sau:Phần1: Giới thiệuvềtác giả,tên đềtài nghiêncứu.

Phần2:Nộidungkhảosát,baogồmnhữngcâuhỏivềCS,SGBNV,SCKNĐT,STGCĐ ĐPvà HQHĐ.

Phần3 : T h ô n g t i n d o a n h n g h i ệ p , g ồ m l o ạ i h ì n h d o a n h n g h i ệ p , q u y m ô d o a n h nghiệp,lĩnh vựchoạtđộng và thông tin của ngườitrảlờibảngkhảosát.

Bước1:Trêncơsởthangđocóđượctừkếtquảnghiêncứuđịnhtính.Bảngcâuhỏi đượcthiếtkếbaogồm32câuhỏitươngứngvới32biếnkhảosát,trongđó 14biến thuộc 3 thành phần của CS, 5 biến thuộc thành phần SGBNV,4 biến thuộc thành phầnSCKNĐT,3biếnthuộc thànhphầnSTGCĐĐPvà6biếnthuộc thànhphầnHQHĐ.Bước2:Tácgiảthêmphầngiớithiệubảnthân,tênđềtàinghiêncứu,cũngnhưcáccâu hỏi về thông tin của doanh nghiệp và thông tin của người trả lời bảng khảo sát Chitiếtbảngcâu hỏi xemPhụ lục5.

Nghiêncứuđịnh lượngsơ bộ

Phươngpháp chọn mẫu

- Kích thước mẫu: Theo Hair và cộng tác (2016) cho rằng để sử dụng EFA, kíchthước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt nhất là 100 Trong điều kiện hạn chế về thời gian,cũng như đối tượng khảo sát trong nghiên cứu này là thành phần ban lãnh đạo của cácdoanhnghiệp,đâylànhữngthànhphầntrithứcvàcóchuyênmôntronglĩnhvựcnghiêncứunhưngl ạicóđặcđiểmlàkhótiếpxúc.Dođó,tácgiảđềxuấtkíchthướcmẫusơbộtrongnghiên cứu địnhlượng sơbộ là100quan sát(n = 100).

- Phươngphápchọnmẫu:Căncứvàomụctiêunghiêncứuđịnhlượngsơbộvàdohạn chế về thời gian cũng như đối tượng khảo sát có đặc điểm là khó tiếp xúc, tác giảquyết định chọn mẫu nghiên cứu sơ bộ theo phương pháp chọn mẫu phi xác suất, chủđịnh Mỗi doanh nghiệp tác giả chọn 4 đối tượng khảo sát là các nhà quản trị từ cấptrưởng, phó phòng, giám đốc kinh doanh trở lên trong các DNDL hoạt động tại 3 tỉnhBình Định, Phú Yên và Khánh Hòa Như vậy, để có được 100 quan sát, tác giả gửi đi120 bảng câu hỏi với số DNDL được chọn là 30 doanh nghiệp Danh sách các doanhnghiệpđược nêu tại Phụ lục11.

Thuthập dữ liệu nghiên cứu sơbộ

Đểthuthậpdữliệunghiêncứusơbộ,tácgiảtiếnhànhgửibảngkhảosáttrựctuyếnquaemailbằngc ôngcụMicrosoftForms.Bảngkhảosát đượcgửiđếncácnhàquảnlýDNDLthuộc3tỉnhthànhtrongvùngDHNTBcủaViệtNa m.DanhsáchcácDNDLđượccungcấpbởiSởKếhoạchvàĐầutưcáctỉnhBìnhĐịnh,PhúYên vàKhánhHòa.Kết quả khảo sát, sau khi tập hợp sẽ được kiểm tra (loại bỏ những bảng trả lời câuhỏi nào không đạt yêu cầu, thiếu thông tin, hoặc được đánh giá cùng một mức điểm,hoặc có cơ sở được xác định không đáng tin cậy) Sau đó, các biến quan sát trong bảngcâuhỏisẽđượcmãhóa,nhậpliệuvàlàmsạchdữliệubằngphầnmềmSPSS24đểtiếnhànhthốn gkê, phân tích dữ liệu.

Phươngpháp phân tích dữliệu nghiên cứu sơ bộ

Nghiên cứu định lượng sơ bộ với mẫu nghiên cứu là 100 quan sát Trình tự thựchiệnphân tích dữ liệu được như sau:

Thứnhất,kiểmđịnhthangđosơbộbằnghệsốCronbach’sAlpha.Tiêuchíđểđánhgiá theo Hair (2016) là

(1) hệ số thương quan biến tổng > 0,3 và (2) giá trị Cronbach’sAlpha >0,6.

Thứ hai, phân tích nhân tố khám phá EFA Với mẫu nghiên cứu định lượng sơ bộlà100quansát.TheoHairvàcộngsự(2016),giátrịtiêucủacủahệsốtảinhântố(FactorLoading) nên được xem xét cùng với kích thước mẫu Hệ số tải nhân tố biểu thị mốiquan hệ tương quan giữa biến quan sát với nhân tố Theo Hair và cộng sự (2016), hệ sốtải nhân tố lớn hơn hoặc bằng 0,3 là điều kiện tối thiểu để biến quan sát được giữ lại,lớnhơnhoặcbằng0,5làbiếnquansátcóýnghĩathốngkêtốtvàlớnhơnhoặcbằng0,7làbiếnquansá tcóýnghĩathốngkêrấttốt.Vớitừngkhoảngkíchthướcmẫukhácnhau,mức trọng số nhân tố để biến quan sát có ý nghĩa thống kê là hoàn toàn khác nhau Dođó, với kích thước mẫu tối thiểu là 100 quan sát thì giá trị Factor Loading ở mức là lớnhơnhoặcbằng0,55 (Hairvà cộng sự, 2016).

Dođó,tiêuchíđểđánhgiácũngdựatheoHair(2016)là(1)nhântốtríchđượcxácđịnh ở nhân tố dừng có Eigenvalue ≥ 1; (2) giá trị KMO trong khoảng0,5KMO1; (3)biến quan sát được chọn là biến có hệ số tải nhân tố0,55 và (4) phương sai trích lũykế> 50%.

Nghiên cứu định lượng chỉ dừng lại ở kiểm định thang đo sơ bộ bằng hệ sốCronbach’s Alpha và phân tích phân tích nhân tố khám phá EFA Sau bước này,thangđo sợbộ sẽđược hoànchỉnh đểtiến hànhkhảo sátchínhthức.

Kếtquảnghiên cứu địnhlượngsơ bộ

Thống kêmẫunghiêncứu Đặc điểm mẫu được phân loại theo loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động vàquy mô lao động của doanh nghiệp Hầu hết loại hình doanh nghiệp của các doanhnghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn - chiếm tỷ lệ 58%, công ty cổ phần chiếm 36%,doanh nghiệp tư nhân chiếm6% Hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành chiếm82%cònlạilàlĩnhvựckháchsạn(chiếm8%),nhàhàng(chiếm6%)vàkinhdoanhvận tải(chiếm4%).Quymôlaođộngdưới10ngườichiếmtỷlểlớnnhấtlà46%.Chitiếtđặcđiể mmẫu nghiên cứu sơbộđượctrìnhbày trong Bảng3.15.

Bảng3.15:Đặcđiểmmẫunghiêncứusơbộ Đặcđiểmmẫu Tầnsố Tỷlệ(%)

(Nguồn:Kếtquả xửlýdữliệu) Kiểmđịnhđộtin cậycủathangđo a Kiểmđịnh thangđoCS

Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo CS bằng hệ số Cronbach’s Alpha đượctrình bày trong Bảng 3.16.

HệsốCronbach’sAlphacủathangđoCSvềphươngdiệnkinhtếlàlà0,881>0,6.Đồngthời,các biếnquansátđolườngthangđoCSvềphươngdiệnkinhtếđềucóhệsốtương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3, vì vậy thang đo đảm bảo độ tin cậy và đáp ứngyêu cầuđểphân tích EFA.

HệsốCronbach’sAlphacủathangđoCS vềphươngdiệnxãhộilà0,845>0,6vàcác hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đo lường thang đo CS về phươngdiện xã hội đều lớn hơn 0,3, vì vậy thang đo đảm bảo độ tin cậy và đáp ứng yêu cầu đểphân tích EFA.

Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo CS về phương diện môi trường là 0,890

>0,6vàhệsốtươngquanbiếntổngcủacácbiếnquansátđolườngthangđoCSvêphương diệnmôitrườngđềulớnhơn0,3,vìvậythangđođảmbảođộtincậyvàđápứngyêucầu đểphân tích EFA.

Bảng3.16:Kiểmđịnh sơbộ độtincậy củathang đoCS

KếtquảđánhgiáđộtincậycủathangđoSGBNVbằnghệsốCronbach’sAlphađượctrình bày trong Bảng3.17.

Sựgắnbó củanhân viên:Cronbach’sAlpha=0,838

Kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu sơ bộ cho thấy, hệ số Cronbach’s Alpha củathang đo SGBNV là 0,838 > 0,6 Đồng thời, các biến quan sát đo lường thang đoSGBNV đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3, vì vậy thang đo SGBNV đảmbảođộ tin cậy Dođó, thang đo SGBNVđạtyêu cầu. c KiểmđịnhCronbach’sAlpha củathangđoSCKNĐT

Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo SCKNĐT bằng hệ số Cronbach’s Alphađượctrìnhbày trongBảng3.18.

Sựcam kếtcủanhàđầu tư:Cronbach’sAlpha =0,744

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu)KếtquảđánhgiáđộtincậycủathangđoSCKNĐTchothấy,hệsốCronbach’sAlp halần1là0,744.TuynhiênhệsốtươngquanbiếntổngcủabiếnquansátNDT3“Cáccổ đôngvàcácnhàtàitrợvốnluônluônđòihỏicungcấpbáocáovềbềnvữngdoanhnghiệpnhư làmộtphầnthôngtincôngtyphảicótráchnhiệmcôngbố”là0,097

Do đó, tác giả tiến hành đánh giá độ tin cậy của thang đo SCKNĐT lần 2 (sau khiloại biến quan sát NDT3 ra khỏi thang đo SCKNĐT), kết quả phân tích lần 2 cho thấy,hệsốCronbach’sAlphalần2là0,876>0,6vàhệsốtươngquanbiếntổngcủacácbiếnquan sát đo lường thang đo phương diện xã hội đều lớn hơn 0,3, vì vậy thang đoSCKNĐTđảmbảođộtin cậy và đápứngyêu cầu đểphân tích EFA. d KiểmđịnhCronbach’sAlphacủathangđoSTGCĐĐP

KếtquảđánhgiáđộtincậycủathangđoSTGCĐĐPbằnghệsốCronbach’sAlphađượctrìnhbày trongBảng3.17.HệsốHệsốCronbach’sAlphacủathangđoSCKNĐTlà0,868>0,6.Cácbiếnqua nsátđolườngthangđoSCKNĐTđềucóhệsốtươngquanbiến tổng lớn hơn 0,3, vì vậy thang đo SCKNĐT đảm bảo độ tin cậy Do đó, thang đoSTGCĐĐPđạt yêu cầu.

Sựthamgiacủa cộngđồng địa phương:Cronbach’sAlpha= 0,868

Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo HQHĐ bằng hệ số Cronbach’s Alphađượctrìnhbày trong Bảng3.20.

HệsốCronbach’sAlphacủathangđoHQHĐlà0,892>0,6.Cácbiếnquansátđolường thang đo HQHĐ đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3, vì vậy thang đoHQHĐđảmbảo độ tin cậyvàđáp ứngyêu cầuđểphân tích EFA.

Tóm lại, đa phần các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3, trừbiến quan sát NDT3 có hệ số tương quan biến tổng là 0,097 < 0,3 Tuy nhiên, tác giảvẫngiữ lại biến NDT3 đểtiến hành phântíchEFA.

Bảng3.20:Kiểmđịnh sơbộđộtin cậycủathang đoHQHĐ

(Nguồn:Kếtquả xửlýdữliệu) Phântích nhân tốkhám phá (EFA)

Kết quả phân tích EFA lần 1 cho thấy biến quan sát NDT3 nằm tách biệt ở mộtnhân tố với chỉ có một biến quan sát này Theo đó, biến quan sát NDT3 nên được loạikhỏinghiêncứu.Dođó,tácgiảquyếtđịnhloạibiếnquansátNDT3rakhỏithangđovềphương diện kinh tế Tiếp theo tác giả tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA lần 2với31biếnquan sát.

50%.Nhưvậy,phươngsaitríchđạtyêucầu.

Các biến quan sát đo lường đều có trọng số đạt yêu cầu (> 0,55) Kết quả cụ thể đượctrình bày trong Bảng 3.21và Bảng 3.22.

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu)Nhưvậy,saukhikiểmđịnhsơbộvớiphầnmềmSPSS24,hầuhếtcácthangđođượcx ácđịnhtrongmôhìnhnghiêncứulýthuyếtđềuđạtđộtincậy,giátrịphânbiệtvàgiátrịhộitụ.T hangđochínhthứcđượcsửdụngchonghiêncứuđịnhlượngđượcmã hóalạivà trìnhbày chi tiết trongPhụ lục7.

BiệnluậnlýdoloạivàkhôngloạibiếntrongnghiêncứuđịnhlượngsơbộKết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ biến KT1 được giữ lại trong thang đo CS vềphươngdiệnkinhtếvàbiếnNDT3bịloạirakhỏithangđoSCKNĐT,lýdochocác quyếtđịnhnàyđượcgiải thíchnhư sau:

Thứnhất,kếtquảkiểmđịnhsơbộđộtincậycủathangđoCSvềphươngdiệnkinhtế cho thấy, biến KT1 với nội dung “Công ty của Ông/Bà đã giảm chi phí đầu vào chocùngmộtmứcđầura”cóhệsốtươngquanbiếntổnglà0,576>0,3.Vớikếtquảnàythìbiến quan sát

KT1 đạt yêu cầu Tuy nhiên, hệ số Cronbach’s Alpha tổng nếu loại biếnKT1 là 0,904 tốt hơn hệ số Cronbach’s Alpha hiện tại là 0,881, về mặt lý thuyết có thểloại hoặc không loại biến KT1 Bên cạnh đó, với nội dung của biến KT1 được xem làquan trọng để đảm bảo đo lường khái niệm CS về phương diện kinh tế Do đó, luận ánđãkhông loại biến KT1 rakhỏi thangđo CSvềphươngdiện kinh tế.

Thứhai,kếtquảkiểmđịnhsơbộđộtincậycủathangđoSCKNĐTchothấy,biếnquansátNDT 3vớinộidung“Cáccổđôngvàcácnhàtàitrợvốnluônluônđòihỏicungcấpbáocáovềbềnvữngdoan hnghiệpnhưlàmộtphầnthôngtincôngtyphảicótrách nhiệm công bố”có hệ số tương quan biến tổng là 0,097 < 0,3 Với kết quả này thì biếnquansátNDT3 khôngđạt yêu cầu.

MặcdùvậytácgiảvẫnđưabiếnNDT3vàophântíchEFA,tuynhiênkếtquảphântích EFA cho thấy biến quan sát NDT3 nằm tách biệt thành một nhân tố duy nhất Vớikết quả này thì biến quan sát NDT3 cần phải được loại Chi tiết kết quả phân tích EFAtrongPhụ lục8.

Cùng với đó, theo đánh giá của tác giả thì biến NDT3 với nội dung “Các cổ đôngvà các nhà tài trợ vốn luôn luôn đòi hỏi cung cấp báo cáo về bền vững doanh nghiệpnhư là một phần thông tin công ty phải có trách nhiệm công bố”,nôi dung này khôngphù hợp với điều kiện Việt Nam Lý do cho sự không phù hợp này có thể được lý giảirằng trong thực tế Việt Nam nói chung và các DNDL vùng DHNTB nói riêng việc cácnhà đầu tư luôn luôn đòi hỏi doanh nghiệp phải cung cấp báo cáo về CS đối với cácDNDLvừavà nhỏvùngDHNTB tại Việt Namlàchưa đượcthực hiện.

Dođó,vớinhữnglýdotrên,luậnquánquyếtđịnhloạibiếnquansátNDT3rakhỏithang đoSCKNĐT.

Nghiêncứuđịnh lượngchính thức

Thiếtkếbảngcâu hỏi

Nội dung bảng câu hỏi khảo sát chính thức gồm 3 phần chính như sau:Phần1: Giới thiệu vềtácgiả, tên đềtài nghiên cứu.

Phần 2: Nội dung khảo sát, bao gồm những câu hỏi về CS, SGBNV, STGCĐĐPvàhiệuquảdoanhnghiệp.

Phần 3: Thông tin doanh nghiệp, gồm loại hình doanh nghiệp, quy mô doanhnghiệp,lĩnh vựchoạtđộng và thông tin của ngườitrảlờibảngkhảosát.

Bước 1: Trên cơ sở thang đo có được từ kết quả nghiên cứu định tính Bảng câuhỏi được thiết kế bao gồm 31 câu hỏi tương ứng với 31 biến khảo sát, trong đó 5 biếnthuộc thành phần xã hội, 4 biến thành phần kinh tế, 5 biến thành phần môi trường, 5biến thuộc thành phần SGBNV, 3 biến thuộc thành phần SCKNĐTSCKNĐT, 3 biếnthuộcthànhphần STGCĐĐPvà 6biến thuộcthành phầnhiệuquảkinhdoanh.

Bước 2: Tác giả thêm phần giới thiệu bản thân, tên đề tài nghiên cứu vào phầngiớithiệu Đồng thời, tácgiả thêmcác câu hỏivềthôngtincủadoanhnghiệp cũng như thôngtincủangườitrảlờibảngkhảosátvàophầncuốibảngkhảosát.ChitiếtbảngcâuhỏixemPhụ lục9.

Thiếtkếmẫu

Nghiêncứuđịnhlượngchínhthứcđượcthựchiệnnhằmđánhgiáđộtincậyvàgiátrịcủathangđ o,kiểmđịnhmôhìnhnghiêncứuvàcácgiảthuyếtnghiêncứu.Đốitượngkhảo sát là những nhà quản trị DNDL. Các đơn vị nghiên cứu là các DNDL đang hoạtđộng tại vùng DHNTB của Việt Nam Đó là các doanh nghiệp điển hình đã hoạt độngvà có những đóng góp cho cộng đồng, hoạt động trong lĩnh vực du lịch nhằm mục đíchxem xét một cách toàn diện mối quan hệ giữa CS, SGBNV, SCKNĐT, STGCĐĐP vàHQHĐcủacácDNDLtrong vùngDHNTBtại ViệtNam.

TheoHairvàcộngsự(2016)thìkhiápdụngPLS-SEM,cỡmẫutối thiểuphảigấp10 lần biến quan sát nguyên nhân lớn nhất được đo lường cho một khái niệm hoặc 10lầnsốđườngdẫnlớnnhấttácđộngđếnmộtkháiniệmtrongmôhìnhđểđảmbảođộtincậy cần thiết. Trong mô hình nghiên cứu tác giả đề xuất 15 giả thuyết nghiên cứu, dođó, kích thước mẫu tối thiểu là 15x10 150 quan sát Để có được dữ liệu thị trường tốthơn,đốivới nghiên cứu này tácgiảthiếtkếkích thướcmẫu là300 quan sát.

Tuynhiên,đểbùđắpsốlượngcácbảngcâuhỏibịloạibỏvànhữngkhókhăntrongquá trình điều tra khi luận án sử dụng cách thức gửi email đến các đối tượng khảo sátbảng câu hỏi trực tuyến qua đường link bằng công cụ Microsoft Forms và để đạt đượckích thước mẫu tối thiểu như trên, tác giả gửi đi 600 bảng câu hỏi (gấp đôi kích thướcmẫu).Cuộckhảo sátđượcthực hiện từ tháng 7năm2019 đến tháng12năm2019.

Với đối tượng khảo sát của luận án là các nhà quản trị từ cấp trưởng, phó phòng,giám đốc kinh doanh trở lên tại các DNDL hoạt động tại vùng DHNTB và đơn vị khảosátlàcácDNDLtrongvùng.Tạimỗiđơnvịkhảosát,tácgiảdựkiếnkhảosátbìnhquânlà3đốitượn g,phụthuộcvàocơcấutổchứcquảnlýcủadoanhnghiệp.Nhưvậy,đểgửiđi600bảngcâu hỏi,sốDNDL cầnthực hiện khảo sátlà200doanhnghiệp.

Căn cứ vào số lượng bảng câu hỏi sẽ gửi đi là 600, số quan sát kỳ vọng sẽ nhậnđượctối thiểu là300,phươngpháp chọn mẫusẽthực hiện như sau: a Chọnđơnvịkhảosát

Theo số liệu tác giả tổng hợp từ Sách trắng năm 2019 của Bộ Kế hoạch và đầu tưthì tổng số DNDL vùng DHNTB của Việt Nam là 3.359 doanh nghiệp Danh sáchDNDL khảo sát sẽ được chọn theo phương pháp định mức, theo tỷ lệ số lượng DNDLcủa từng địa phương trên số lượng DNDL của toàn vùng Cơ cấu số DNDL được lựachọnđượcnêu trong Bảng3.23.

(Nguồn: Theo Sách trắng năm 2019 và kết quả tính toán của tác giả)Cáchthứcchọndoanhnghiệpkhảosátđượcthựchiệnlàphixácsuất,thuậntiệnhoặc/ vàchủđịnh.DựavàodanhsáchcácDNDLđượccungcấpbởiSởkếhoạchvàđầutư của 8tỉnhthànhtừĐà NẵngđếnBình Thuậntác giảchọn200doanhnghiệptheocơ cấudựkiến.Danh sáchcác doanhnghiệpnàyđượcnêu tại Phụ lục12. b Chọnđốitượng khảosát

Cácđốitượngkhảosáttạicácđơnvịđượckhảosátsẽđượclựachọntheophươngphápphixács uất,chủđịnh.Dựavào cácthông tintrêncácwebsitevàcáctàiliệucôngbốthôngtincủadoanhnghiệp,trangmục“Đăngkýthuế”,“T rangvàngdoanhnghiệp”,“Thôngtincôngty”tácgiảxácđịnhnhữngđốitượngcụthểđểchủđịnhgửi trựctuyếnquađườnglinkbằng công cụMicrosoft Forms.

Thuthập dữ liệu nghiên cứu

Các bước thu thập dữ liệu nghiên cứu định lượng, bao gồm 2 bước cụ thể đượctrình bày như sau:

Bước 1: Tác giả liên hệ trực tiếp qua điện thoại và email với các doanh nghiệptrongdanhsách200DNDLđểxinthôngtingồmemailvàsốđiệnthoạicủacá cđối tượngkhảosátlàcácthànhviêntrongbanlãnhđạovàcácchứcnăngquảnlýkháctrongdoanh nghiệp. Bước2:Tácgiảliênhệtrựctiếpquađiệnthoạivàemailvớicácđốitượngdựkiếnkhảosátcó đượcở bước 1.

Sau khi có được địa chỉ email của 600 đối tượng khảo sát tại các DNDL vùngDHNTB tại Việt Nam, tác giả gửi email đến các đối tượng khảo sát bảng câu hỏi bằnghình thức trực tuyến qua đường link bằng công cụ Microsoft Forms Bên cạnh đó, đốivới các đối tượng khảo sát mà tác giả có thông tin số điện thoại, tác giả gọi điện trựctiếp để tự giới thiệu và nhờ đối tượng khảo sát trả lời giúp bảng câu hỏi khảo sát bằngđường link được gửi qua email Bảng câu hỏi sẽ được thiết kế dễ hiểu và dễ trả lời đểđốitượngkhảo sátkhônggặpkhókhăn khitrảlờicáccâu hỏi.

Kếtquảkhảosát,sau khitậphợpsẽđượckiểmtra(loạibỏnhữngbảngtrảlờinàokhôngđạtyêucầu,thiếuthôngtin,hoặcđ ượcđánhgiácùngmộtmứcđiểm,hoặccócơsở được xác định không đáng tin cậy) Sau đó, các biến quan sát trong bảng câu hỏi sẽđượcmãhóa,nhậpliệuvàlàmsạchdữliệubằngphầnmềmSPSS24đểtiếnhànhthốngkê,phân tích dữ liệu.

Phươngpháp phân tích dữ liệu

Mục đích của giai đoạn này là để đánh giá các yêu cầu về giá trị của thang đonghiêncứunhằmđảmbảocácthangđođưavàonghiêncứuphảiđápứngđủcácgiátrịcầnthiếtnh ư:Độtincậy,giátrịhộitụvàgiátrịphânbiệtcủathangđo.Luậnánsửdụnghệsốtincậytổnghợp(CR– Compositereliability)đểđánhgiáđộtincậycủathangđo.Hệ số này được tính dựa vào những hệ số tải ngoài khác nhau giữa các biến tiềm án vàđượctính toán theo công thứccủaFomell vàLarcker(1981). Đồngthời,nghiêncứuxemxéthệsốtảingoàicủacácbiếnquansát,cũngnhưgiátrịphươngsai tríchđượctrungbình(AVE)đểđánhgiágiátrịhộitụcủathangđo.Hairvàcộngsự(2016)chorằngh ệsốtảingoài(chuẩnhóa)từ0,70trởlênvàgiátrịAVEtừ0,5 hay cao hơn cho thấy thang đo đạt giá trị hội tụ Ngoài ra, để kiểm tra giá trị phânbiệt của thang đo, Henseler và cộng sự (2015) đề xuất đánh giá tỉ lệ đặc điểm dị biệt –đặc điểm đơn nhất (Heteroưait-monotrait ratio - HTMT) của các mối tương quan.Henseler và cộng sự (2015) đề nghị giá trị HTMT nhỏ hơn 0,9 là chấp nhận được vàđiềunày chứng tỏ thang đo đạtgiá trịphân biệt.

Mụcđích Tiêu chí Điềukiện Nguồn

Fornell-Larcker Cănbậchaicủaphươ ngsaitrích(AVE)phảil ớnhơn hệsốtươngquan.

(Nguồn:Tácgiả tổnghợp) Đánhgiámôhình cấutrúc(SEM) Để đánh giá mô hình cấu trúc, nghiên cứu kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến củamô hình cấu trúc và đánh giá mức ý nghĩa và sự liên quan của các mối quan hệ trongmô hình cấu trúc Theo Sarstedt và cộng sự (2017), chỉ số VIF nhỏ hơn 5 thì mô hìnhkhông xuất hiện hiện hiện tượng đa cộng tuyến Đồng thời, chỉ số SRMR < 0,08 hoặc0,1làmôhìnhđạtmứcđộphùhợp(HuandBentler,1999).TheoHairvàcộngsự(2016)thì khi mối quan hệ giữa các nhân tố đảm bảo mức ý nghĩa thống kê nằm trong khoảng(P-value < 0,05 và T-value > 1,96) thì chứng tỏ giữa các nhân tố có mối quan hệ vớinhau.KhiP-valuecàngtiệmcậnđếngiátrị0vàT- valuecànglớnhơn1,96thìmốiquanhệgiữa cácnhân tố trongmôhìnhcàngmạnh. Đồngthời,nghiêncứusửdụnghệsốxácđịnhR 2 (Coefficientofdetermination)đểgiải thích mối quan hệ giữa các khái niệm nghiên cứu Hệ số R 2 đại diện cho tác độngkếthợpcủabiếnđộclậplênbiếnphụthuộc(Sarstedtvàcộngsự,2014).Đồngthời,theođềxuấtcủ aFalkvàMiller's(1992)thìgiátrịgiớihạn0,10cóthểđượcsửdụngđểquyếtđịnh xem một cấu trúc nội sinh có được giải thích thỏa đáng bằng một tập hợp các cấutrúcngoạisinhhaykhông.Nếu R 2 khôngđạt,môhình cấutrúccó thểđượcxemnhưlàkhôngđạt yêu cầu.

Mụcđích Tiêu chí Điềukiện Nguồn Đánhg i á h i ệ n tượng đacộng tuyến

Hiệuquả hoạt động 0,000 Chấpnhập

H1c Bềnvữngmôi trường-> Hiệu quả hoạtđộng 0,000 Chấpnhập H2a Bềnvữngkinhtế-> Gắn bó của nhânviên 0,000 Chấpnhập H2b Bềnvữngxãhội -> Gắn bó củanhân viên 0,000 Chấpnhập H2c Bềnvữngmôi trường-> Gắn bó của nhânviên 0,000 Chấpnhập H3 Sựgắnbócủa nhânviên-> Hiệuquảhoạtđộng 0,000 Chấpnhập H4a Bềnvữngkinhtế->Sựcamkếtcủa nhà đầu tư 0,000 Chấpnhập H4b Bềnvữngxãhội ->Sựcamkếtcủa nhà đầu tư 0,000 Chấpnhập H4c Bềnvữngmôi trường ->Sự camkết củanhàđầu tư 0,002 Chấpnhập H5 Sựcamkếtcủa nhàđầu tư-> Hiệuquả hoạtđộng 0,003 Chấpnhập H6a Bềnvữngkinhtế ->Sựthamgiacủacộngđồng 0,000 Chấpnhập H6b Bềnvữngxã hội ->Sự thamgia của cộng đồng 0,000 Chấpnhập H6c Bềnvữngmôi trường ->Sự thamgia của cộngđồng 0,000 Chấpnhập H7 Sựthamgia củacộngđồng-> Hiệuquả hoạtđộng 0,002 Chấpnhập

Mứcđộ tácđộng giữacác khái niệmnghiêncứu

Mứcđộ tácđộng trựctiếp

Kết quả nghiên cứu định lượng chính thức đã chỉ ra được 3 nhân tố cấu thành nênCS bao gồm phương diện kinh tế, phương diện xã hội và phương diện môi trường Kếtquảnghiêncứucũng chothấybaphương diện này đều tácđộng dươngđến HQHĐcủa các DNDL vùng DHNTB Cụ thể, phương diện môi trường có tác động mạnh nhất đếnHQHĐvớihệsốβlà0,267,tiếptheolàphươngdiệnxãhộivớihệsốβlà0,173,vàcuốicùng là phương diện kinh tế với hệ số β là 0,124 Điều này có nghĩa, các tác động nàysẽlàmtănghiệu quảtácđộngcủa cácnhân tốlên nhau.

Kết quả cho thấy, các biến trung gian tác động trực tiếp đến HQHĐ Trong đó,SGBNVcóhệsốβlớnnhấtlà0,230,tiếpđếnlàSCKNĐTvớihệsốβlà0,155,vàcuốicùng là STGCĐĐP với hệ số β và 0,122 Kết quả mức độ tác động trực tiếp, gián tiếpvàtổng tác động củacáckháiniệmđượctrình bày trong Bảng4.13.

Bảng4.13:Tácđộngtrựctiếp,gián tiếpvàtổng tácđộng

Loại tácđộng Kinh tế Xãhội Môit rường

Sự camkết củanhàđ ầu tư

Sự tham gia củacộngđ ồng

(Nguồn:Kếtquả xửlýdữliệu điềutracủa tácgiả)

Mứcđộ tácđộng giántiếp

Đặc điểm cốt lõi của ảnh hưởng trung gian (ảnh hưởng gián tiếp) là nó liên quanđến một biến thứ ba đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa các biến độc lập vàphụ thuộc Khi kiểm tra ảnh hưởng trung gian trong PLS-SEM, theo Nitzl và cộng sự(2016)khôngcầnthiếtphảitiếnhànhcáckiểmđịnhriêngbiệtchocácđườngdẫn.Theođó, kết quả xử lý dữ liệu nghiên cứu định lượng sử dụng PLS-SEM cho thấy kết quảđượctrìnhbày trongBảng4.14.

-SGBNV làmtrunggiancho tácđộngcủaCSvềphươngdiệnkinhtếđếnHQHĐvới mức ảnh hưởng là 0,068 với giá trị p-value = 0,000 có ý nghĩa thống kê Do đó,SGBNV đã làm trung gian cho tác động của

CS về phương diện kinh tế đến

HQHĐ.Mặtkhác,hệsốđườngdẫnảnhhưởngtrựctiếptừCSvềphươngdiệnkinhtếđếnHQHĐlà 0,115 với giá trị p-value = 0,000 có ý nghĩa thống kê Vì vậy, SGBNV đóng vai tròtrung gianmộtphần.

Mốiquanhệ Mức ảnh hưởng(β) P-Values

Kinhtế->Gắnbónhân viên->Hiệu quả 0,068 0,000

(Nguồn:Kếtquả xửlýdữliệu điềutracủa tácgiả)

- SGBNV làm trung gian cho tác động của CS về phương diện xã hội đến HQHĐvới mức ảnh hưởng là 0,062 với giá trị p-value = 0,000 có ý nghĩa thống kê.

Do đó,SGBNV đã làm trung gian cho tác động của CS về phương diện kinh tế đến HQHĐ.Mặtkhác,hệsốđườngdẫnảnhhưởngtrựctiếptừCSvềphươngdiệnxãhộiđếnHQHĐlà 0,133 với giá trị p-value = 0,000 có ý nghĩa thống kê Vì vậy, SGBNV đóng vai tròtrung gianmột phần.

- SGBNV làm trung gian cho tác động của CS về phương diện môi trường đếnHQHĐvớimứcảnhhưởnglà0,050vớigiátrịp- value=0,002cóýnghĩathốngkê.Dođó,SGBNVđãlàmtrunggianchotácđộngcủaCSvềphươngdi ệnkinhtếđếnHQHĐ.Mặt khác, hệ số đường dẫn ảnh hưởng trực tiếp từ CS về phương diện môi trường đếnHQHĐ là 0,099 với giá trị p-value = 0,000 có ý nghĩa thống kê Vì vậy, SGBNV đóngvai trò trung gian mộtphần.

- STGCĐĐP làm trung gian cho tác động của CS về phương diện kinh tế đếnHQHĐvớimứcảnhhưởnglà0,027vớigiátrịp- value=0,007cóýnghĩathốngkê.Dođó,SGBNVđãlàmtrunggianchotácđộngcủaCSvềphươngdi ệnkinhtếđếnHQHĐ.Mặtkhác,hệsốđườngdẫnảnhhưởngtrựctiếptừCSvềphươngdiệnkinhtếđếnHQHĐ là 0,115 với giá trị p-value = 0,000 có ý nghĩa thống kê Vì vậy, STGCĐĐP đóng vaitròtrung gian một phần.

- STGCĐĐPlàmtrunggianchotácđộngcủaCSvềphươngdiệnxãhộiđếnHQHĐvới mức ảnh hưởng là 0,032 với giá trị p-value = 0,011 có ý nghĩa thống kê Do đó,SGBNV đã làm trung gian cho tác động của

CS về phương diện kinh tế đến HQHĐ.Mặt khác, hệ số đường dẫn ảnh hưởng trực tiếp từ CS về phương diện môi trường đếnHQHĐ là 0,133 với giá trị p-value = 0,000 có ý nghĩa thống kê Vì vậy, STGCĐĐPđóngvaitrò trunggian một phần.

- STGCĐĐP làm trung gian cho tác động của CS về phương diện môi trường đếnHQHĐvớimứcảnhhưởnglà0,032vớigiátrịp- value=0,009cóýnghĩathốngkê.Dođó,SGBNVđãlàmtrunggianchotácđộngcủaCSvềphươngdi ệnkinhtếđếnHQHĐ.Mặt khác, hệ số đường dẫn ảnh hưởng trực tiếp từ CS về phương diện môi trường đếnHQHĐlà0,099vớigiátrịp-value=0,000 cóýnghĩathốngkê.Vìvậy,STGCĐĐPvaitròtrung gian một phần.

- SCKNĐTlàmtrunggianchotácđộngcủaCSvềphươngdiệnkinhtếđếnHQHĐvới mức ảnh hưởng là 0,020 với giá trị p-value = 0,017 có ý nghĩa thống kê Do đó,SGBNV đã làm trung gian cho tác động của

CS về phương diện kinh tế đến

HQHĐ.Mặtkhác,hệsốđườngdẫnảnhhưởngtrựctiếptừCSvềphươngdiệnkinhtếđếnHQHĐlà 0,115 với giá trị p-value = 0,000 có ý nghĩa thống kê Vì vậy, SCKNĐT đóng vai tròtrung gianmột phần.

- SCKNĐTlàmtrunggianchotácđộngcủaCSvềphươngdiệnxãhộiđếnHQHĐvới mức ảnh hưởng là 0,039 với giá trị p-value = 0,005 có ý nghĩa thống kê Do đó,SGBNV đã làm trung gian cho tác động của

CS về phương diện kinh tế đến

HQHĐ.Mặtkhác,hệsốđườngdẫnảnhhưởngtrựctiếptừCSvềphươngdiệnxãhộiđếnHQHĐlà 0,133 với giá trị p-value = 0,000 có ý nghĩa thống kê Vì vậy, SCKNĐT đóng vai tròtrung gianmột phần.

- SCKNĐT làm trung gian cho tác động của CS về phương diện môi trường đếnHQHĐvớimứcảnhhưởnglà0,018vớigiátrịp- value=0,034cóýnghĩathốngkê.Dođó,SGBNVđãlàmtrunggianchotácđộngcủaCSvềphươngdi ệnkinhtếđếnHQHĐ.Mặt khác, hệ số đường dẫn ảnh hưởng trực tiếp từ CS về phương diện môi trường đếnHQHĐlà0,099vớigiátrịp-value=0,000cóýnghĩathốngkê.Vìvậy,SCKNĐTđóngvai trò trung gian mộtphần.

Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy tồn tại vai trò trung gian của ba biến trunggian gồm SGBNV, STGCĐĐP và SCKNĐT trong tác động của CS đến HQHĐ. Trongđó, CS về phương diện môi trường có tác động cùng chiều và làm tăng HQHĐ với hệsốβtổngtácđộngtrựctiếpvàgiántiếplà0,366;tiếptheolàCSvềphươngdiệnxãhộicó tác động cùng chiều và làm tăng HQHĐ với hệ số β tổng tác động trực tiếp và giántiếp là 0,306; cuối cùng là CS về phương diện kinh tế có tác động cùng chiều và làmtăng HQHĐvớihệsốβtổngtác động trựctiếp và gián tiếp là0,239.

Kiểmđịnhsự khácbiệt

Kiểmđịnhsự khácbiệt theo loại hình doanhnghiệp

Kết quả kiểm định tính đồng nhất của phương sai tại Bảng 4.15 cho thấy chỉ sốSig.củathốngkếLevenecógiátrịlà0,000 0,05 Do đó, phương sai giữacácnhómđốitượnglàđồngnhấtvàcósựkhácbiệtgiữacácnhómkhácnhau.Vớiđiềukiệnnày,k iểmđịnhANOVAđượclựachọnnhằmđánhgiásựkhácbiệtgiữacácnhómthuộccáclĩnhvựchoạtđ ộng khác nhau.

Thống kêLevene df1 df2 Sig.

KếtquảkiểmđịnhANOVAtạiBảng4.17chothấygiátrịSig.=0,000

Ngày đăng: 06/09/2023, 19:32

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1: Mô hình mối quan hệ giữa môi trường, kinh tế và xã hội với thành quảhoạtđộngcủadoanhnghiệpcủaKocmanovávàDočekalová (2011) - Tác động của tính bền vững doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp du lịch vùng duyên hải nam trung bộ tại việt nam
Hình 2.1 Mô hình mối quan hệ giữa môi trường, kinh tế và xã hội với thành quảhoạtđộngcủadoanhnghiệpcủaKocmanovávàDočekalová (2011) (Trang 29)
Bảng 4.1: Thống kê số doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm 31/12 hàngnămtrongvùngDHNTB - Tác động của tính bền vững doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp du lịch vùng duyên hải nam trung bộ tại việt nam
Bảng 4.1 Thống kê số doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm 31/12 hàngnămtrongvùngDHNTB (Trang 123)
Bảng 4.10:Kếtquả R 2 điềuchỉnh - Tác động của tính bền vững doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp du lịch vùng duyên hải nam trung bộ tại việt nam
Bảng 4.10 Kếtquả R 2 điềuchỉnh (Trang 130)
Hình 4.1 cho thấy tất cả các hệ số đường dẫn đều có giá trị dương, điều này cónghĩalàcácmốiquanhệgiữacáckháiniệmnghiêncứuđềucómốiquanhệthuậnchiều.Nóicáchkhác, kếtquảnàychothấytấtcảcácgiảthuyếtnghiêncứuđượcđềxuấttrongluậnánđềuđượcchấpnhận. - Tác động của tính bền vững doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp du lịch vùng duyên hải nam trung bộ tại việt nam
Hình 4.1 cho thấy tất cả các hệ số đường dẫn đều có giá trị dương, điều này cónghĩalàcácmốiquanhệgiữacáckháiniệmnghiêncứuđềucómốiquanhệthuậnchiều.Nóicáchkhác, kếtquảnàychothấytấtcảcácgiảthuyếtnghiêncứuđượcđềxuấttrongluậnánđềuđượcchấpnhận (Trang 133)
Bảng 4.22 trình bày kết quả thống kê mô tả của thang đo CS về phương diện kinhtế   cho   thấy   đây   là   thang   đo   được   các   doanh   nghiệp   đánh   giá   thấp   nhất   trong   ba phươngdiệncủathangđoCS(vớigiátrịtrungbìnhcủathangđovềphươngdiệnxãhộ - Tác động của tính bền vững doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp du lịch vùng duyên hải nam trung bộ tại việt nam
Bảng 4.22 trình bày kết quả thống kê mô tả của thang đo CS về phương diện kinhtế cho thấy đây là thang đo được các doanh nghiệp đánh giá thấp nhất trong ba phươngdiệncủathangđoCS(vớigiátrịtrungbìnhcủathangđovềphươngdiệnxãhộ (Trang 144)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w