1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng và cách suy luận để giải nhanh hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần hiđrocacbon lớp 11 - Trung học phổ thông (THPT) ban khoa học tự nhiên

119 1,8K 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 1,06 MB

Nội dung

Xây dựng và cách suy luận để giải nhanh hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần hiđrocacbon lớp 11 - Trung học phổ thông (THPT) ban khoa học tự nhiên

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Oanh

Chuyên ngành : Lí luận và phương pháp dạy học môn hoá học

Mã số :

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS - TS TRẦN THỊ TỬU

Thành phố Hồ Chí Minh – 2008

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm trân trọng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Sư phạm TP.HCM, Phòng Khoa học Công nghệ & Sau đại học, quý thầy cô đã tận tình giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu

và hoàn thành luận văn tốt nghiệp

Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến :

- PGS.TS Trần Thị Tửu, người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn

- Tiến sĩ Trịnh Văn Biều, Trưởng khoa Hóa học người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận văn

Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong trường THPT Buôn Ma Thuột và THPT Chu Văn An tỉnh Đak Lak đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước, giáo dục và đào tạo đóng vai trò rất quan trọng, đổi mới giáo dục và đào tạo là một trong những trọng tâm chiến lược của đất nước

Để đáp ứng nhu cầu về nguồn lực con người - yếu tố quyết định của sự phát triển đất nước, phải tạo sự chuyển biến toàn diện về giáo dục và đào tạo Đó là:

“Đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thí nghiệm, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét,

học vẹt, học chay Đổi mới và thực hiện nghiêm minh chế độ thi cử” (Nghị quyết

Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IX)

Để nâng cao chất lượng giáo dục và sớm kịp thời hoà nhập với cộng đồng quốc tế, chúng ta phải đổi mới cả về nội dung chương trình, phương pháp dạy học

và phương pháp kiểm tra đánh giá

Đánh giá vừa là khâu cuối cùng vừa là điểm khởi đầu cho một chu trình kín tiếp theo với chất lượng cao hơn Vì thế, kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học

là một công việc rất phức tạp và rất cần thiết Quá trình đó, nếu được tiến hành một cách khoa học sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc điều khiển hoạt động dạy học, có tác dụng rất lớn trong việc củng cố tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, phát triển trí tuệ và giáo dục nhân cách cho học sinh

Nghị quyết số 37/ 2004/ QH 11 ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Quốc hội khoá

XI về giáo dục đã xác định “Tiếp tục cải tiến công tác thi cử theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, thiết thực”

Trước yêu cầu đó, trong những năm gần đây, vấn đề cải tiến kiểm tra, đánh giá đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo quan tâm Một trong những phương hướng cải tiến có hiệu quả hiện nay là kết hợp các phương pháp đánh giá truyền thống và từng bước áp dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan vào tất cả môn học ở các cấp học và ở cả các kỳ thi : tốt nghiệp, tuyển sinh

Trang 4

Phương pháp trắc nghiệm khách quan cho phép khắc phục được những nhược điểm của phương pháp truyền thống: kiểm tra được nhiều kiến thức trong chương trình, chống thái độ học tủ, học lệch, đối phó; kết quả đánh giá khách quan chính xác, ít tốn thời gian, công sức của giáo viên

Kiểm tra đánh giá theo phương pháp trắc nghiệm khách quan, với mỗi bài kiểm tra, mỗi đề thi thường khá nhiều câu mà thời gian tương đối ngắn Do đó việc tìm ra các phương pháp giải nhanh bài toán hóa học có ý nghĩa rất lớn

Giải bài tập hóa học không chỉ đơn thuần là vận dụng kiến thức mà cả tìm kiếm kiến thức mới và vận dụng kiến thức cũ trong những tình huống mới Chính vì thế việc giải các bài toán hóa học có cách giải nhanh sẽ có tác dụng rất lớn trong việc rèn tư duy, phát triển trí thông minh cho học sinh

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Xây dựng và cách suy

luận để giải nhanh hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần hiđrocacbon lớp 11 THPT- ban Khoa học tự nhiên”

2 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

2.1 Khách thể nghiên cứu

Quá trình dạy học hoá học ở trường trung học phổ thông

2.2 Đối tượng nghiên cứu

Câu hỏi trắc nghiệm khách quan (TNKQ) nhiều lựa chọn có cách suy luận

để giải nhanh phần hiđrocacbon lớp11 THPT ban KHTN

3 Mục đích của đề tài

Xây dựng hệ thống câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn có cách suy luận để giải

nhanh phần hiđrocacbon lớp11 THPT ban KHTN

4 Nhiệm vụ của đề tài

Để đạt mục đích trên chúng tôi, chúng tôi phải hoàn thành những nhiệm vụ sau:

 Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài

 Phân tích các câu hỏi, bài toán phần hiđrocacbon Hóa học lớp 11 ban KHTN và các tài liệu tham khảo

 Xây dựng hệ thống câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn có cách suy luận để

Trang 5

giải nhanh phần hiđrocacbon lớp 11 THPT ban KHTN

 Thực nghiệm sư phạm xác định tính khả thi và hiệu quả của đề tài

5 Giả thuyết khoa học

Nếu có hệ thống câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn có cách suy luận để giải nhanh chính xác, khoa học thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy, học và phát triển khả

năng tư duy của học sinh THPT

6 Phương pháp nghiên cứu

 Nghiên cứu lý luận

- Phương pháp trắc nghiệm

- Bài tập hóa học ở trường phổ thông

- Cấu trúc, nội dung chương trình hoá học THPT

- Một số phương pháp giải nhanh bài tập hóa học ở trường THPT

 Phương pháp điều tra

- Trao đổi ý kiến với các giáo viên dạy hoá học ở trường THPT

- Thăm dò ý kiến của giáo viên, học sinh sau khi sử dụng hệ thống câu hỏi

Xây dựng hệ thống câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn (4 lựa chọn) có cách suy

luận để giải nhanh phần hiđrocacbon lớp 11 THPT ban KHTN

8 Điểm mới của luận văn

- Cách suy luận để giải nhanh câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn phần hiđrocacbon lớp 11 THPT ban KHTN

- Xây dựng hệ thống câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn áp dụng các cách suy luận để giải nhanh phần hiđrocacbon lớp 11 THPT ban KHTN

Trang 6

năng, kĩ xảo và những đặc điểm tâm sinh lý của nhân cách” [18, tr 360]

Như vậy, trắc nghiệm theo nghĩa rộng là một hoạt động để đo lường năng lực của các đối tượng nào đó nhằm những mục đích xác định Trong giáo dục trắc nghiệm được tiến hành để đánh giá kiến thức và kỹ năng của học sinh

1.1.2 Phân loại [15], [30]

Câu hỏi trắc nghiệm có thể phân chia làm 2 loại: câu hỏi trắc nghiệm tự luận

và câu hỏi trắc nghiệm khách quan

1.1.2.1 Trắc nghiệm tự luận

Trắc nghiệm tự luận là phương pháp đánh giá kết quả học tập bằng việc sử

dụng công cụ đo lường là các câu hỏi, học sinh phải tự trình bày ý kiến của mình trong một bài viết để giải quyết vấn đề mà câu hỏi nêu ra trong một khoảng thời gian định sẵn

Trắc nghiệm tự luận đòi hỏi học sinh phải nhớ lại kiến thức, phải biết cách

sắp xếp các vấn đề một cách hợp lý khoa học

1.1.2.2 Trắc nghiệm khách quan

Trắc nghiệm khách quan là phương pháp kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng hệ thông câu hỏi trắc nghiệm gọi là “khách quan” vì cách cho điểm hoàn toàn khách quan không phụ thuộc vào người chấm

Mỗi bài TNKQ gồm nhiều câu hỏi với nội dung kiến thức rộng, mỗi câu nêu

ra một vấn đề với những thông tin cần thiết sao cho học sinh phải trả lời vắn tắt cho từng câu

Trang 7

Bảng 1.1 So sánh hai loại hình trắc nghiệm

Trắc nghiệm tự luận Trắc nghiệm khách quan

- Học sinh tự lựa chọn câu trả lời và cách

diễn đạt

- Số câu hỏi ít, nhưng tổng quát

- Học sinh mất nhiều thời gian để suy

nghĩ và viết

- Chất lượng đánh giá ít chính xác, phụ

thuộc người chấm

- Đề thi không phủ kín chương trình

- Dễ soạn, khó chấm, chấm lâu hơn

- Học sinh phải chọn một trong những câu trả lời đã cho

- Số câu hỏi nhiều và có tính chuyên biệt

- Học sinh mất nhiều thời gian để đọc

Từ bảng so sánh có thể thấy sự khác nhau quan trọng giữa hai phương pháp

là tính khách quan Đối với hình thức tự luận, kết quả chấm phụ thuộc vào người chấm, do đó rất khó công bằng, chính xác Với trắc nghiệm khách quan, chất lượng đánh giá khách quan hơn do đã ứng dụng công nghệ thông tin vào chấm bài Đây chính là ưu điểm lớn nhất của phương pháp này

Các chuyên gia về đánh giá cho rằng phương pháp tự luận nên dùng trong những trường hợp sau:

- Khi thí sinh không quá đông

- Khi muốn khuyến khích và đánh giá cách diễn đạt

- Khi muốn tìm hiểu ý tưởng của học sinh hơn là khảo sát kết quả học tập

Còn TNKQ nên dùng trong những trường hợp sau:

- Khi thí sinh rất đông ( thi tốt nghiệp, tuyển sinh toàn quốc)

- Khi muốn chấm bài nhanh, muốn có điểm số đáng tin cậy

- Coi trọng công bằng, chính xác và ngăn chặn sự gian lận trong thi cử

- Khi muốn ngăn chặn nạn học tủ, học vẹt và giảm thiếu sự may rủi

Trang 8

Không thích hợp cho việc thẫm định các khả năng sắp đặt và vận dụng kiến thức

b Câu điền khuyết

Nêu một mệnh đề bị khuyết một bộ phận (chỗ trống), thí sinh phải điền nội dung thích hợp vào chỗ trống

 Ưu điểm

Phát huy được óc sáng kiến Học sinh không có cơ hội đoán mò mà phải nhớ

ra, tìm ra câu trả lời

Học sinh có thể đoán mò mà xác suất đúng cao nên độ tin cậy thấp

d Câu nhiều lựa chọn

Trang 9

Đưa ra một nhận định có 4-5 phương án trả lời, thí sinh phải lựa chọn để

đánh dấu vào 1 phương án đúng duy nhất Câu hỏi gồm có 2 phần, phần dẫn

mà học sinh hay mắc phải, những trường hợp khái quát không đầy đủ

- Sắp xếp phương án đúng là ngẫu nhiên tránh thể hiện một ưu tiên đối với một phương án nào đó

 Ưu điểm

- Chấm bài nhanh, chính xác khách quan

- Phản hồi nhanh kết quả học tập của học sinh giúp học sinh điều chỉnh được hoạt động học

- Kiểm tra được nhiều kiến thức trong thời gian ngắn, chống học tủ

- Có thể đo được khả năng tư duy khác nhau

- Rèn luyện các kỹ năng: dự đoán, lựa chọn phương án giải quyết

- Ít tốn công chấm bài, khách quan trong chấm thi do áp dụng được công nghệ thông tin trong chấm và phân tích kết quả

 Nhược điểm

- Không đánh giá được trình độ diễn đạt, lập luận của học sinh

- Mất nhiều thời gian biên soạn đề

- Có yếu tố may rủi trong làm bài do thí sinh có thể tự chọn phương án

 Những lưu ý khi soạn câu TNKQ nhiều lựa chọn

Trang 10

Câu hỏi loại này có thể dùng thẩm định trí năng ở mức biết, khả năng vận dụng, phân tích, tổng hợp ngay cả khi khả năng phán đoán cao hơn Vì vậy, khi viết câu này cần lưu ý:

- Câu dẫn phải có nội dung ngắn gọn, rõ ràng, lời văn sáng sủa, phải diễn đạt

rõ ràng một vấn đề Tránh dùng các từ phủ định, nếu không tránh được thì cần phải được nhấn mạnh để học sinh không bị nhầm Câu dẫn phải là câu trọn vẹn để học sinh hiểu được mình đang hỏi vấn đề gì

- Câu chọn cũng phải rõ ràng, dễ hiểu và phải có cùng loại quan hệ với câu dẫn, phù hợp về mặt ngữ pháp với câu dẫn

- Các câu nhiễu phải có tác dụng gây nhiễu với các học sinh có năng lực tốt

và tác động thu hút học sinh kém

- Nên có 4-5 phương án để chọn cho mỗi câu hỏi Nếu số phương án trả lời ít hơn thì khả năng đoán mò, may rủi sẽ tăng lên Nhưng nếu có quá nhiều phương án để chọn thì giáo viên khó soạn và học sinh mất nhiều thời gian để đọc

- Không được đưa 2 câu chọn cùng ý nghĩa, mỗi câu kiểm tra chỉ nên soạn một nội dung kiến thức nào đó

- Các câu trả lời đúng phải được sắp xếp theo thứ tự ngẫu nhiên, số lần xuất hiện ở các vị trí A, B, C, D, E phải gần như nhau

Dạng trắc nghiệm khách quan được ưa chuộng nhất hiện nay là loại câu có nhiều phương án lựa chọn, hay dùng nhất là 4 phương án lựa chọn

1.1.4 Định hướng đổi mới về kiểm tra đánh giá

Phải xác định rằng một trong những nguyên nhân làm cho chất lượng dạy và học chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn là do công tác kiểm tra và đánh giá chưa được hoàn chỉnh Vì vậy, “việc xây dựng và hoàn chỉnh các phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập ở trường phổ thông đến nay vẫn là một trong những vấn đề quan trọng nhất” [24, tr 289]

Kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học là một công việc rất phức tạp và rất cần thiết Quá trình đó, nếu được tiến hành một cách khoa học sẽ có ý nghĩa rất

Trang 11

lớn trong việc điều khiển hoạt động dạy học, có tác dụng rất lớn trong việc lĩnh hội, củng cố tri thức, kỹ năng, kỹ xảo phát triển trí tuệ cho học sinh Vì vậy phải đổi mới cách thức kiểm tra đánh giá, sử dụng kỹ thuật tiên tiến, có tính khách quan và

độ tin cậy cao Định hướng đó được thể hiện ở các vấn đề sau:

- Về nội dung kiểm tra đánh giá: phải kiểm tra đánh giá theo mục tiêu của môn học, đồng thời phải đánh giá theo các bậc nhận thức, các bậc năng lực tư duy và các bậc kĩ năng kĩ xảo mà môn học phải dự kiến người học phải đạt được

- Về phương pháp kiểm tra đánh giá: cần áp dụng nhiều phương pháp khác nhau (viết, vấn đáp, trắc nghiệm khách quan, bài tập lớn, tiểu luận, luận văn )

- Cần dựa vào chuẩn kiến thức các môn học trong chương trình đào tạo đã được xây dựng thông qua chương trình chi tiết và ngân hàng câu hỏi TNKQ cho tất cả các môn học và quy định dùng chung cho hệ thống giáo dục phổ thông, đại học

- Tổ chức kiểm định chất lượng theo thang bậc chất lượng

Thực tế cho thấy những năm gần đây Bộ giáo dục và Đào tạo đã từng bước đổi mới công tác kiểm tra đánh giá nhằm đánh giá cao năng lực tư duy sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề của thực tiễn cuộc sống có liên quan đến hóa học Một trong những phương hướng cải tiến có hiệu quả hiện nay là kết hợp các phương pháp đánh giá truyền thống và từng bước áp dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan vào tất cả môn học ở các cấp học và ở cả các kỳ thi : tốt nghiệp, tuyển sinh nhằm ứng dụng công nghệ thông tin trong các khâu đánh giá kết quả học tập hóa học của học sinh

1.2 BÀI TẬP HÓA HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

1.2.1 Khái niệm

Bài tập hóa học là nhiệm vụ học tập mà giáo viên đặt ra cho người học, buộc người học phải vận dụng các kiến thức đã học hoặc các kinh nghiệm thực tiễn, sử dụng hành động trí tuệ hay hành động thực tiễn để giải quyết các nhiệm vụ đó nhằm chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng một cách tích cực chủ động sáng tạo [24]

Trang 12

1.2.2 Tác dụng của bài tập hóa học [4],[12], [24]

- Bài tập hóa học là một trong những phương tiện hiệu nghiệm cơ bản nhất để dạy học sinh vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế, biến các kiến thức

đó thành kiến thức của chính mình

- Đào sâu, mở rộng kiến thức đã học một cách sinh động, phong phú thông qua

đó mới nắm vững kiến thức một cách sâu sắc nhất

- Là phương tiện để ôn tập, hệ thống hóa kiến thức một cách sâu sắc nhất

- Rèn luyện các kỹ năng hóa học như cân bằng, tính toán, nhận biết

- Phát triển năng lực nhận thức, trí thông minh cho học sinh

- Phát huy tính tích cực, tự lực, hình thành phương pháp học tập hợp lý cho

HS

- Phương tiện để kiểm tra kiến thức, kỹ năng có tác dụng rèn tính kiên nhẫn,

chính xác khoa học và sáng tạo cho học sinh

1.2.3 Phân loại bài tập hóa học [4], [12], [24]

Có rất nhiều cách phân loại bài tập hóa học Tùy vào mục đích, nội dung, tính chất ta có thể phân các loại như sau:

- Dựa vào mức độ kiến thức: Có dạng bài tập cơ bản hay tổng hợp

- Dựa vào tính chất của bài tập: Có bài tập định tính hay định lượng

- Dựa vào mục đích dạy học: Có dạng bài ôn tập, luyện tập, kiểm tra

- Dựa vào cách tiến hành trả lời: Có dạng TNKQ hay tự luận

- Dựa vào kỹ năng, phương pháp giải bài tập: Có dạng bài tập lập công thức, tính khối lượng, thể tích các chất, hiệu suất phản ứng, nhận biết

1.2.4 Lựa chọn và xây dựng bài tập trong giảng dạy hóa học

1.2.4.1 Lựa chọn và sử dụng bài tập hóa học trong giảng dạy hóa học

Trang 13

Trên thị trường sách có rất nhiều sách bài tập hoá học Vấn đề cần đặt ra là phải biết lựa chọn để dùng sao cho có hiệu quả nhất

Việc lựa chọn bài tập cần từ các nguồn sau:

- Các sách giáo khoa hóa học và sách bài tập hóa học

- Các sách bài tập hóa học trên thị trường sách

- Các bài tập trong các giáo trình đại học có thể dùng cho học sinh giỏi hoặc cải biến cho phù hợp chương trình phổ thông

b Sử dụng bài tập hóa học trong dạy học hóa học [4], [12]

Ở bất cứ công đoạn nào của quá trình dạy học đều có thể sử dụng bài tập Khi dạy bài mới có thể dùng bài tập để vào bài, để tạo tình huống có vấn đề, để chuyển tiếp từ phần này sang phần kia, để củng cố bài, để hướng dẫn học sinh học bài ở nhà

Khi ôn tập, củng cố, luyện tập, kiểm tra đánh giá thì nhất thiết phải dùng bài tập

Ở Việt Nam khái niệm “bài tập” được dùng theo nghĩa rộng, bài tập có thể là câu

hỏi hay bài toán Bài tập hóa học được sử dụng để:

- Củng cố, mở rộng, đào sâu kiến thức và hình thành quy luật của hóa học

- Rèn kỹ năng Nếu các bài toán hoàn toàn giống nhau chỉ thay số liệu sẽ gây nhàm chán cho học sinh, nhất là học sinh khá, giỏi Do vậy cần phải bổ sung nội dung chi tiết mới, vừa có tác dụng đào sâu kiến thức vừa có tác dụng gây hứng thú cho học sinh

- Sử dụng bài tập để rèn tư duy logic

- Sử dụng bài tập để rèn năng lực phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh phát triển thì phát hiện sớm vấn đề và giải quyết tốt vấn đề là một năng lực đảm bảo sự thành công trong cuộc sống Vì thế, rèn cho học sinh năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề hiện nay cần được đặt

ra như một mục tiêu đào tạo

1.2.4.2 Xây dựng bài tập hóa học mới

Theo các xu hướng hiện nay:

- Loại những bài toán nghèo nàn về nội dung hóa học, nặng về thuật toán học

Trang 14

- Loại những bài tập giả định rắc rối xa rời thực tiễn hóa học

- Xây dựng theo các mẫu bài tập sẵn có hoặc tương tự

- Tăng cường sử dụng bài tập TNKQ

- Tăng cường sử dụng bài tập thực nghiệm

- Xây dựng bài tập để phát triển tư duy, năng lực phát hiện và giải quyết vấn

đề

- Đa dạng hóa các loại hình bài tập như bằng hình vẽ, sơ đồ, lắp rắp dụng cụ

- Xây dụng bài tập có nội dung hóa học phong phú, sâu sắc, phần tính toán

đơn giản nhẹ nhàng

- Xây dựng và tăng cường sử dụng bài tập định lượng

Các dạng bài tập mới cần chú ý xây dựng

Bài tập để rèn luyện cho học sinh năng lực phát hiện vấn đề và giải quyết vấn

đề là bài tập rèn luyện tư duy sáng tạo Đây là những bài tập ngoài cách giải thông thường còn cách giải phát huy trí thông minh, độc đáo dựa vào đặc điểm của bài toán, gồm:

- Lắp rắp dụng cụ thí nghiệm

- Sử dụng đồ thị

- Vẽ đồ thị

- Quy tắc đường chéo

- Bài tập thực nghiệm định lượng

- Bài tập về các hiện tượng hóa học

- Bài tập xác định CTPT, CTCT

1.2.4.3 Những chú ý khi ra bài tập [4]

- Nội dung kiến thức phải nằm trong chương trình

- Các dữ kiện cho trước và kết quả tính toán được của bài tập thực nghiệm phải phù hợp với thực tế

- Bài tập phải vừa sức với trình độ học sinh

- Phải chú ý đến các yêu cầu cần đạt được (thi lên lớp, thi tốt nghiệp hay thi vào đại học) để từng bước nâng cao khả năng giải bài tập của cả lớp

Trang 15

- Phải đủ các dạng: dễ, trung bình, khó

- Bài tập phải rõ ràng, chính xác, không đánh đố học sinh

HIĐROCACBON LỚP 11 THPT BAN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 1.3.1 Cấu trúc nội dung chương trình hóa học lớp 11

Chương trình hoá học lớp 11 ban KHTN gồm có 9 chương

- Hiđrocacbon không no

- Hiđrocacbon thơm Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên

- Dẫn xuất halogen- Ancol- Phenol

- Anđehit- Xeton- Axitcacboxylic

 Kế hoạch dạy học

2,5 tiết x 35 tuần = 87,5 tiết

1.3.2 Đặc điểm kiến thức phần hiđrocacbon

- Gồm 3 chương: 5, 6, 7

- Chương 5, 6, 7 đề cập đến các loại hiđrocacbon

Trang 16

Bảng 1.2 Nội dung kiến thức phần hiđrocacbon và số tiết lên lớp

Chương 6: HIĐROCACBON KHÔNG NO

Mở đầu về hiđrocacbon không no

Mở đầu về hiđrocacbon thơm(Aren)

7.1 Benzen và ankyl benzen

7.2 Styren và naphtalen

7.3 Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên

7

1.3.3 Mục tiêu kiến thức cơ bản phần hiđrocacbon

Trang 17

 Về thái độ

- Lòng say mê khoa học

- Có ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên, sử dụng hợp lý tài nguyên môi trường

1.4 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TOÁN HÓA HỌC Ở TRƯỜNG

 Khối lượng oxit bằng khối lượng kim loại cộng khối lượng oxi

 Trong một phản ứng khối lượng một nguyên tố được bảo toàn (bảo toàn nguyên tố)

b Áp dụng

 Phương pháp này được sử dụng nhiều nhất trong các bài toán vô cơ và hữu cơ khi xác định khối lượng của các chất phản ứng hay sản phẩm hoặc để tính lượng một nguyên tố nào đó

 Trong các phản ứng cháy của hiđrocacbon, axit, rượu khối lượng O,

C, H luôn được bảo toàn dựa vào khối lượng thu được tính được

số mol dựa vào tỷ lệ các chất ta xác định được CTPT, CTCT

 Định luật bảo toàn khối lượng không tính đến lượng chất dư trong phản ứng hóa học

1.4.2 Phương pháp bảo toàn điện tích

a Nội dung

Tổng số điện tích dương bằng tổng điện tích âm về giá trị tuyệt đối Vì vậy dung dịch luôn trung hòa về điện

b Áp dụng

Trang 18

Phương pháp này thường được sử dụng trong các bài tập hóa vô cơ

1.4.3 Phương pháp bảo toàn electron

1.4.4 Phương pháp trị số trung bình

a Nội dung

 Dùng giải nhanh các bài toán về hỗn hợp 2 hay nhiều chất

 Trị số trung bình có thể là: khối lượng mol nguyên tử trung bình (A), khối lượng mol phân tử trung bình (M ), số nguyên tử C, H trung bình của một nguyên tố trong phân tử (n C , n H )

b Áp dụng

Được áp dụng rộng rãi trong các bài toán vô cơ và hữu cơ

 Hóa vô cơ:

- Xác định khối lượng mol nguyên tử của 2 kim loại thuộc 2 chu kỳ liên tiếp

- Xác định khối lượng mol nguyên tử của 2 hay nhiều kim loại thuộc 2 chu kỳ liên tiếp hoặc chu kỳ khác nhau

- % mỗi loại đồng vị của một nguyên tố

- % thể tích các khí trong hỗn hợp

 Hóa hữu cơ:

- Xác định CTPT của các chất kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng

- Số n C , n H trong các chất

- % thể tích các khí trong hỗn hợp

Trang 19

1.4.5 Phương pháp tăng giảm khối lượng

a Nội dung

Khi chuyển từ chất A sang chất B (có thể qua nhiều giai đoạn trung gian) khối lượng các chất có thể tăng hoặc giảm do các chất khác nhau có khối lượng mol khác nhau Dựa vào mối tương quan tỷ lệ thuận của sự tăng giảm ta tính được lượng chất tham gia hay tạo thành sau phản ứng

b Áp dụng

Được áp dụng rộng rãi trong các bài toán vô cơ và hữu cơ

 Hóa vô cơ:

- Các muối thay đổi gốc axit

- Các muối thay đổi cation kim loại

- Từ oxit chuyển sang muối

 Hóa hữu cơ:

- Các muối thay đổi gốc axit

- Các muối thay đổi cation kim loại

- Từ hiđrocacbon chuyển sang dẫn xuất halogen, rượu

- Từ axit chuyển sang este hoặc ngược lại

 Nếu trộn lẫn các dung dịch thì phải cùng một chất hoặc khác chất nhưng do phản ứng với nước tạo thành một chất

 Trộn 2 dung dịch của chất A với nồng độ khác nhau, ta thu được 1 dung dịch chất A với nồng độ duy nhất Như vậy lượng chất tan trong phần đặc giảm xuống phải bằng lượng chất tan trong phần loãng tăng lên

Trang 20

 Sơ đồ tổng quát của đường chéo là:

Được áp dụng trong hóa vô cơ và hóa hữu cơ:

 Hóa vô cơ

- Trộn 2 dung dịch khác nồng độ

- Trộn chất rắn vào dung dịch ( Na2O vào dung dịch NaOH )

- Cho chất khí vào dung dịch ( SO3 vào dung dịch H2SO4 )

Biện luận theo các nội dung sau:

 Biện luận khối lượng mol nguyên tử theo hóa trị (A – n)

 Biện luận theo lượng chất ( gam, mol ) hoặc gốc hiđrocacbon ( MR )

 Biện luận theo số nguyên tử C, H, O

 Biện luận theo tính chất hóa học

 Biện luận theo công thức đơn giản

 Biện luận theo khả năng phản ứng xảy ra

Trang 21

b Áp dụng

Được áp dụng trong hóa vô cơ và hóa hữu cơ:

 Hóa vô cơ

- Biện luận khối lượng mol nguyên tử theo hóa trị (A – n), theo nhóm trong bảng tuần hoàn

- Biện luận theo lượng chất ( gam, mol )

- Biện luận theo tính chất hóa học của chất

- Biện luận theo khả năng phản ứng xảy ra: CO2 vào dung dịch Ba(OH)2

 Hóa hữu cơ

- Biện luận theo gốc hiđrocacbon ( MR )

- Biện luận theo số nguyên tử C, H, O để xác định CTPT

- Biện luận theo tính chất hóa học

- Cùng CTPT có thể: ankin – ankađien; axit – este

- Biện luận theo công thức đơn giản của hiđrocacbon, axit, este

- Biện luận theo khả năng phản ứng xảy ra

Trang 22

Chương 2 XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN CÓ CÁCH SUY LUẬN ĐỂ GIẢI

NHANH PHẦN HIĐROCACBON LỚP 11 BAN KHTN

2.1 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN XÁC ĐỊNH DÃY ĐỒNG

ĐẲNG CỦA HIĐROCACBON

2.1.1 Xác định dãy đồng đẳng của hiđrocacbon dựa vào tỷ lệ số mol

CO 2 và H 2 O (

O H

CO

n n

 Khi xác định số mol CO2 và số mol H 2 O thường gặp:

Trường hợp đơn giản, đề ra cho sẵn số liệu Nếu đề ra chưa cho có thể xác định qua trung gian:

- Cho sản phẩm cháy hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong dư, dung dịch Ba(OH)2 dư thì:

+ nCO2 = nCaCO3( kết tủa)

+ Khối lượng dung dịch tăng: mtăng = mCO2+ mH2O – mkết tủa

+ Khối lượng bình tăng bằng tổng khối lượng CO2 và H2O

- Cho sản phẩm cháy lần lượt qua các bình:

+ Bình 1 đựng H2SO4(đ), P2O5 khan, CaCl2 khan…khối lượng bình tăng

Trang 23

bằng khối lượng của nước

+ Bình 2 đựng nước vôi trong, dd NaOH…khối lượng bình tăng bằng

khối lượng của khí cacbonic

 Dựa vào mạch hiđrocacbon:

Hở - vòng, trạng thái khí - lỏng - rắn, hay khả năng phản ứng ta phân biệt:

- Ankan với xiclo ankan

- Ankin, ankađien hay aren

2.1.1.2 Các câu trắc nghiệm minh họa và áp dụng

Câu 1 Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X người ta thu được số mol CO2 nhỏ hơn số mol H2O Vậy X thuộc dãy đồng đẳng nào sau đây?

A Ankin B Anken

C Ankan D Aren

Suy luận: n CO2 < n H2O → Ankan

Câu 2 Đốt cháy hoàn toàn 1,4 gam hiđrocacbon X cần vừa đủ 3,36 lit oxi (đktc) chỉ

thu được CO2 và H2O (hơi) với thể tích bằng nhau trong cùng điều kiện Vậy hiđrocacbon X là

A xiclo ankan hoac anken B C2H4

C xiclo ankan D an ken

Suy luận: Chất khí thể tích tỉ lệ thuận với số mol → n CO2 = n H2O

Vậy X là CnH2n (anken hoặc xiclo ankan) Vậy A đúng

Nhận xét: Mỗi hiđrocacbon có công thức phân tử dạng CnH2n đều thoả số liệu của bài ra, học sinh có thể nhầm khi thay chất cụ thể C2H4 và chọn đáp án này

Câu 3 Đốt cháy hoàn toàn cùng số mol như nhau của 2 hiđrocacbon A và B thu được cùng số mol CO2 , tỷ số mol H2O và CO2 của A và B lần lượt là: 1,5 và 1 Công thức phân tử của A và B lần lượt là:

A C2H6 , C2H4 B C3H8 , C2H4

C CnH2n+2 , CnH2n D C2H6 , C2H2

Suy luận:

Trang 24

= 1 → B là C2H4 vì cùng số nguyên tử C với A

Câu 4 Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 3 hiđrocacbon trong cùng một dãy đồng

đẳng thu được 3,36 lít CO2 (đktc) và 3,78 gam hơi H2O Các chất trong X thuộc dãy

đồng đẳng nào?

A Ankin B Aren C Ankan D Anken

Câu 5 Đốt cháy hòan toàn hỗn hợp X gồm 0,1 mol CnH2n+2, 0,2 mol CmH2m và 0,3

mol CaH2a-2, thu được 2,52 gam H2O và 7,04 gam CO2.Biết 2 hiđrocacbon có cùng

số nguyên tử cacbon và bằng 1/2 số nguyên tử cacbon của hiđrocacbon còn lại

CTPT 3 hiđrocacbon lần lượt là:

A C2H6, C4H8, C2H2 C C2H6, C2H4, C4H6

B CH4, C2H4, C2H2 D C4H10, C2H4, C2H2

Caâu 6 Đốt cháy hoàn toàn a lít(đktc) hỗn hợp X gồm 3 hiđrocacbon thể khí:

CnH2n+2 (A), CmH2m (B), CaH2a-2 (C) Dẫn toàn bộ sản phẩm lần lượt vào dung dịch

H2SO4 đặc và dung dịch NaOH dư thấy khối lượng bình H2SO4 tăng 2,52 gam, bình

NaOH tăng 6,16 gam Hỗn hợp X phải có đặc điểm nào sau đây?

A Số mol của A bằng số mol của C

B Số mol của A, B, C phải bằng nhau

C Số nguyên tử cacbon của A, B,C bằng nhau

D Số nguyên tử cacbon và số mol của A và C bằng nhau

Caâu 7 Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X bằng lượng đủ khí oxi Sản phẩm

khí và hơi được dẫn qua bình đựng dung dịch axit H2SO4 đặc thấy thể tích khí khi

ra khỏi bình giảm hơn một nữa Cho biết X thuộc đồng đẳng nào sau đây?

A Ankin B Aren C Ankan D Anken

Câu 8 Đốt cháy cùng một số mol như nhau của ba hiđrocacbon X, Y, Z ta thu được

lượng CO2 như nhau và tỉ lệ số mol 2

CO

O H

n n

đối với X, Y, Z tương ứng bằng:

Trang 25

0,5; 1; 1,5 Công thức phân tử X, Y, Z lần lượt là:

A C2H6 , C2H4 , C2H2 B C2H2 , C2H4 , C2H6

C C4H4 , C4H8 , C4H6 D C6H6 , C6H12 , C6H18

Câu 9 Ở điều kiện thường hỗn hợp X ở thể lỏng gồm 2 hiđrocacbon cùng dãy đồng

đẳng Đốt cháy hoàn toàn m gam X, cho toàn bộ sản phẩm lần lượt qua bình I đựng axit H2SO4 đặc, bình II đựng dung dịch nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình I tăng 10,8 gam, khối lượng bình II tăng 39,6 gam Vậy công thức tổng quát của X là

A CnH2n-6 B CnH2n

C Cn H2n-2 D CnH2n+2

Câu 10 Đốt cháy hoàn toàn 4,3 gam một hiđrocacbon X người ta thu được lượng

CO2 nhiều hơn lượng H2O là 6,9 gam Công thức phân tử của X là

A C6H12 B C6H6

C C6H14 D C6H10

Câu 11 Ở điều kiện thường hỗn hợp khí X gồm 2 hiđrocacbon cùng dãy đồng

đẳng Đốt cháy hoàn toàn a lit khí X(đktc) cho toàn bộ sản phẩm lần lượt qua bình I đựng axit H2SO4 đặc, bình II đựng dung dịch nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình I tăng 10,8 gam, khối lượng bình II tăng 39,6 gam Vậy X có công thức nào sau đây?

A CnH2n-6 B CnH2n

C Cn H2n-2 D C2H2 và C3H4

Câu 12 X là hiđrocacbon thể khí ở t0 thường Đốt cháy hoàn toàn m g X thu được

khí CO2 và H2O(h) , trong đó CO2 chiếm 76,52% về khối lượng CTPT của X là

Trang 26

Câu 14 Đốt cháy hồn tồn một hiđrocacbon, thấy

2

2

CO

O H

Câu 15 Đốt cháy hồn tồn hỗn hợp 2 hiđrocacbon mạch hở trong cùng dãy đồng

đẳng thu được 16,8 lit CO2 (đktc) và 13,5g H2O Hai hiđrocacbon đĩ thuộc dãy đồng đẳng nào?

A Cyclo ankan B Anken

C Ankin D Aren

Câu 16. Đốt cháy hồn tồn V lít hỗn hợp khí X (điều kiện thường) gồm 2

hiđrocacbon cĩ khối lượng mol phân tử hơn kém nhau 28 gam Sản phẩm tạo thành cho đi qua lần lượt các bình đựng P2O5 dư và CaO dư Bình P2O5 nặng thêm 9 gam cịn bình CaO nặng thêm 13,2 gam Vậy X thuộc đồng đẳng nào sau đây?

A Aren B Anken C Ankin D Ankan

Câu 17 Đốt một hỗn hợp gồm 2 hiđrocacbon X và Y cĩ khối lượng mol hơn kém

nhau 28g, thu được 0,3 mol CO2 và 0,5 mol H2O CTPT của X và Y lần lượt là:

A C2H4 và C4H8 C CH4 và C3H8

B C3H8 và C5H10 D CH4 và C3H6

Câu 18 Hỗn hợp X gồm anken A và ankađien B cĩ cùng số nguyên tử hiđro trong

phân tử Đốt cháy hồn tồn 0,3 mol hỗn hợp X thu được 22,4 lít khí CO2 (đktc) CTPT của A và B lần lượt là:

A C3H8 và C4H6 C C4H8 và C5H8

B C2H4 và C3H4 D C3H6 và C4H6

Câu 19 Hỗn hợp khí X gồm 2 anken kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng Đốt cháy

hồn tồn 5 lít X cần vừa đủ 18 lít khí oxi (các thể tích đo cùng điều kiện về nhiệt

độ, áp suất) CTPT 2 anken là:

A C3H6 và C4H8 C C4H8 và C5H10

B C5H10 và C6H12 D C2H4 và C3H6

Trang 27

Câu 20 Hỗn hợp X gồm một ankan và một ankin có tỷ lệ khối lượng phân tử

tương ứng là 22: 13 Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X thu được 0,5 mol CO2

và 0,5 mol H2O CTPT của ankan và ankin là:

A C3H8 và C2H2 C C3H8 và C3H4

B C4H10 và C3H4 D C5H12 và C3H4

Caâu 21 Hỗn hợp X gồm 3 hiđrocacbon mạch hở A, B, C không có hiđrocacbon nào

chứa quá 2 liên kết đôi Biết rằng, đốt cháy hoàn toàn: Hỗn hợp X thì thu được số mol CO2 bằng số mol hơi H2O Hỗn hợp B,C thì được số mol CO2 < số mol hơi

H2O Hiđrocacbon C thì được số mol CO2 = số mol hơi H2O A, B, C lần lượt thuộc dãy đồng đẳng của:

A ankin hoặc ankađien; ankan; anken

B ankin hoặc ankađien; ankan; anken hoặc xicloankan

C anken; ankan; ankin hoặc ankađien

D anken hoặc xicloankan; ankan; ankin hoặc ankađien

Caâu 22 Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon, thấy 1<

O H

C tất cả hiđro cacbon chưa no

D tất cả ankin hoặc ankađien

Caâu 23 Hỗn hợp X gồm 3 hiđrocacbon A, B, C không có hiđrocacbon nào chứa

quá 2 liên kết đôi Biết rằng, đốt cháy hoàn toàn: Hỗn hợp X thì thu được số mol

CO2 bằng số mol hơi H2O Hỗn hợp B,C thì được số mol CO2 < số mol hơi H2O Hiđrocacbon C thì được số mol CO2 = số mol hơi H2O A, B, C lần lượt thuộc dãy đồng đẳng của

A ankin hoặc ankađien; ankan; anken

B ankin hoặc ankađien; ankan; anken hoặc xicloankan

C anken; ankan; ankin hoặc ankađien

D anken hoặc xicloankan; ankan; ankin hoặc ankađien

Trang 28

Câu 24 Một hỗn hợp khí cĩ khối lượng 15,6 gam gồm 2,24 lít một ankin B và 4,48

lít một hiđrocacbon A ( các thể tích đo đktc) Đốt cháy hồn tồn hỗn hợp khí trên, cho tồn bộ sản phẩm vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 110 gam kết tủa Hiđrocacbon A thuộc loại nào?

A Ankan B Anken C Ankin D Aren

2.1.2 Xác định dãy đồng đẳng của hiđrocacbon dựa vào cơng thức tổng

- k = 1 → X là anken( 1 liên kết π )

hoặc xicloankan( 1 vòng ): C n H 2n

- k = 2 → X là ankin( 1 liên kết 3 = 2π)

hoặc ankađien( 2 liên kết đôi = 2π ): C n H 2n-2

- k = 4 → X là aren( 3π + 1 vòng ): Cn H 2n-6

Ngồi ra cĩ thể dựa vào các cơng thức tổng quát của ankan, anken hoặc mạch hiđrocacbon: hở hay vịng, khí, lỏng, rắn hay khả năng phản ứng ta phân biệt:

- Ankan với xiclo ankan

- Anken với xiclo ankan

- Ankin, ankađien hay aren

b Các câu trắc nghiệm minh họa và áp dụng

Câu 25 X là hiđrocacbon Đốt cháy hồn tồn 4 lít X cần 20 lít oxi thu được 12 lít

CO2 (các thể tích đo cùng điều kiện ) Vậy hiđrocacbon X là

A C3H4 B C3 H6.

C CnH2n+2 D C3H8

Suy luận:

Trang 29

- Cách 1: Đặt X là CxHy, ptpư: CxHy + ( x +

4

y ) O2 → x CO2 +

2

yH2O 4lít … 20lít …… 12lít

Câu 26 Cho 2 hiđrocacbon mạch hở A và B cùng dãy đồng đẳng Khối lượng mol

của B gấp 2 lần khối lượng mol của A Vậy A và B thuộc đồng đẳng của

A cyclo ankan B ankan

C ankin D anken

Suy luận:

- MB = 2 MA → CTTQ: CnH2n vì M = 14n

- A và B cùng đồng đẳng, mạch hở Vậy chúng thuộc anken

Câu 27 Khi đốt 1 thể tích hiđrocacbon X cần 6 thể tích oxi và sinh ra 4 thể tích

CO2 X làm mất màu dung dịch brom Cơng thức phân tử của X là

Câu 28 Cho 2 hiđrocacbon A và B cùng dãy đồng đẳng, khơng làm mất màu dung

dịch brom Khối lượng mol của B gấp 2 lần khối lượng mol của A Vậy A và B thuộc đồng đẳng của

A cyclo ankan B ankan C ankin D anken

Trang 30

Câu 29 Cho 2 hiđrocacbon A và B cùng dãy đồng đẳng Khối lượng mol của B gấp

đơi khối lượng mol của A Vậy A và B thuộc đồng đẳng của

A anken hoặc Xicloankan ( CnH2n ) C anken ( CnH2n )

B ankin hoặc Ankađien (CnH2n-2 ) D ankan ( CnH2n+2 )

Câu 30 Các chất cĩ cùng cơng thức chung CnH2n-2 chúng

A là đồng đẳng của nhau

B là các chất thuộc dãy đồng đẳng của ankin

C chứa 1 liên kết ba hoặc cĩ 2 liên kết đơi trong phân tử

D cĩ thể là đồng đẳng của nhau, cĩ thể khơng đồng đẳng của nhau

Hãy chọn đáp án đúng

Câu 31 Để chứng minh cơng thức tổng quát của ankan là CnH2n+2 người ta dựa vào

A Khái niệm đồng đẳng

B Ankan là hiđrocacbon no

C Số electron hố trị của C và H

D Khái niệm đồng đẳng hoặc số electron hố trị của C và H

Điều nào trên đây không chính xác

Câu 32 Cơng thức phân tử tổng quát của hiđrocacbon laø CnH2n+2-2k với k bằng tổng

số liên kết pi () và số vịng thì:

A Với k = 0, hiđrocacbon là ankan

B Với k = 1, hiđrocacbon là anken( olefin )

C Với k = 2 ( 2π ), hiđrocacbon là ankin hoặc ankađien

D Với k = 4 (3π + 1 vòng) hiđrocacbon là aren

Phát biểu nào trên đây không chính xác

Câu 33 Đốt cháy hồn tồn 2,24 lít (đktc ) một hiđrocacbon X, sau đĩ dẫn tồn bộ

sản phẩm vào dung dịch nước vơi trong dư thấy khối lượng của bình tăng 18,6 gam

và cĩ 30 gam kết tuả trong bình Hiđrocacbon X là:

A Propen C Buten hoặc cyclo butan

B Propen hoặc cyclo propan D Butin hoặc butađien

Trang 31

Câu 34 Khi đốt cháy hồn tồn 1 thể tích hiđrocacbon X cần 6 thể tích oxi và sinh

ra 4 thể tích CO2 X cĩ thể kết hợp với H2 tạo thành một hiđrocacbon no mạch

nhánh Cơng thức cấu tạo của X là

Câu 36 Ba hiđrocacbon X, Y, Z kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, trong đĩ khối

lượng phân tử của Z gấp đơi khối lượng phân tử của X Đốt cháy 0,1 mol chất Y,

sản phẩm hấp thụ hồn tồn vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được số gam kết tủa là

A 59,1 gam B 30 gam

C 20 gam D 10 gam

Câu 37 Một hỗn hợp khí B gồm 2 hiđrocacbon đứng liên tiếp nhau trong cùng một

dãy đồng đẳng Khi đốt cháy 2 lít khí B cần dùng 11,8 lit O2 thì thu được 7,2 lit CO2

(các thể tích đo cùng điều kiện) Cơng thức phân tử của 2 hiđrocacbon là:

A C3H8 và C4H10 C C3H4 và C4H6

B C3H6 và C4H8 D C2H6 và C3H8

Câu 38 Khi đốt cháy hồn tồn 0,1 mol hiđrocacbon no X người ta cần dùng 84 lít

khơng khí (đktc, oxi chiếm 20% thể tích khơng khí) Cơng thức phân tử của X là

A C4H10 B C5H10

C C5H12 D khơng xác định

Câu 39 Hiđrocacbon mạch hở cĩ cơng thức tổng quát CnH2n+2-2k với k bằng tổng số

liên kết pi (π) thì k cĩ giá trị là

Trang 32

Câu 40 Đốt cháy hồn tồn một hỗn hợp gồm những lượng bằng nhau về số mol

của 2 hyđrocacbon cĩ cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử Dẫn tồn bộ sản

phẩm cháy lần lượt qua bình 1 đựng P2O5 rắn và bình 2 đụng dung dịch NaOH dư

thấy khối lượng bình 1 tăng 1,62 gam và khối lượng bình 2 tăng 3,52 gam CTPT

- Dựa vào gốc hiđrocacbon; cơng thức đơn giản; cơng thức thực nghiệm,

cơng thức tổng quát, số nguyên tử hiđro luơn chẵn trong hiđrocacbon

để biện luận

- Hiđrocacbon CxHy hoặc CxHyOzNt luơn cĩ 2x – 6 ≤ y ≤ 2x+2

- Dựa vào giá trị của k khi tính theo cơng thức

b Các câu trắc nghiệm minh hoạ và áp dụng

Câu 41 Cơng thức đơn giản nhất của một hiđrocacbon X là (CxH2x+1)n Vậy X là

A gốc hiđrocacbon no B anken

C ankan D xicloankan

Suy luận:

- Cách 1: C x H 2x+1 là gốc hố trị 1 cho nên n = 2 Vậy X là ankan

- Cách 2: Số nguyên tử H là chẵn → n = 2,4,6… Khi n =2 thì X cĩ

dạng C2xH4x+2 = CaH2a+2 (với a = 2x), là CTTQ của ankan

Câu 42 Cơng thức thực nghiệm của một đồng đẳng của benzen cĩ dạng (C3H4)n

Vậy cơng thức phân tử của nĩ là

A C6H8 B C12H16 C C9H12 D C6H6

Suy luận: (C3H4)n = C3nH4n A là đồng đẳng của benzen nên: 4n = 2.3n – 6 → n =3

Trang 33

Câu 43 Một hiđrocacbon X cĩ cơng thức thực nghiệm laø (CH)n 1 mol X phản ứng

vừa đủ với 4 mol H2/Ni, t0 hoặc với 1 mol Br2 trong dung dịch Br2 Vậy X là chất

nào sau đây?

A Toluen B Stiren C Benzen D Xiclo hexan

Suy luận:

- Cách 1: Cĩ stiren (C8H8) và benzen (C6H6) thoả CTTN, mà

2

6 6

H

H C

n

n

=3

1 → X cĩ 4 liên kết π , mặt khác X tác dụng với dung dịch

brom theo tỉ lệ 1:1 → X cĩ 3 π ở vịng và 1 π ở mạch → X : C8H8 (stiren)

- Cách 3: - n là số chẵn vì số nguyên tử H là chẵn

- 1 mol X phản ứng vừa đủ với 4 mol H2 , vậy n ≥ 4

(n = 4,6…) → X chứa 4 liên kết π → X cĩ thể: C8H8 (stiren)

Câu 44. CTPT các hiđrocacbon cĩ cơng thức đơn giản nhất: C3H7, C4H5 lần lượt là:

A C6H14 ; C8H10 C C6H14 ; C12H15

B C3H7 ; C4H5 D C12H28 ; C16H20

 Suy luận:

Số nguyên tử H trong phân tử hiđrocacbon luơn luơn là một số chẵn; vì vậy

chỉ cĩ A và D thoả mà D cĩ C12H28 dư H, nên A đúng

 Cách 2: + C3H7 cĩ dạng tổng quát (C3H7)n = C3nH7n

→ 7n ≤ 2 3n + 2 → n ≤ 2 Vậy n =2 CTPT C6H14

+ C4H5 cĩ dạng tổng quát (C4H5)n = C4nH5n

→ 2 4n – 6 ≤ 5n → n ≤ 2 Vậy n =2 CTPT C8H10

Câu 45 Đốt cháy hồn tồn a gam hiđrocacbon X mạch hở thu được a gam H2O Ở

điều kiện thường X là một chất khí Biết X khơng phản ứng với AgNO3/ NH3, mặt

khác khi cho X tác dụng với H2 với tỉ lệ mol 1 : 1 và cĩ mặt Ni/t0 cĩ thể tạo thành 2

sản phẩm đồng phân của nhau Cơng thức cấu tạo của X là cơng thức nào sau đây?

Trang 34

2 CTĐG X là (C2H3)n , số nguyên

tử hiđro là chẵn nên CTPT của X là C4H6

Câu 46 Hiđrocacbon X có công thức đơn giản nhất CH2 là

A Anken B Xiclo ankan

C Anken hoặc xiclo ankan D Ankađien

Câu 47 CTTN của một đồng đẳng của benzen có dạng (CH)n Vậy CTPT của nó là

A C8H8 B C4H4

C C9H12 D C6H6

Câu 48 Đốt cháy hoàn toàn a gam hiđrocacbon X mạch hở thu được a gam H2O

Ở điều kiện thường X là một chất khí Biết X có phản ứng với AgNO3/ NH3 Công thức cấu tạo của X là công thức nào sau đây?

C Benzen D Xiclo hexan

Câu 50 X là hợp chất hữu cơ chứa 24,24% C, 4,04% H và 71,72% Cl Đốt cháy

hoàn toàn 0,12 gam chất Y thu được 0,072 gam H2O và 0,176 gam CO2 Biết rằng

Trang 35

khi thủy phân X và khi khử Y bằng hiđro ta thu được cùng sản phẩm Z CTPT X, Y lần lượt là:

A C2H4Cl2 ; C2H4O2 C C2H4Cl2 ; CH2O

B CH2Cl2 ; CH2O D CH2Cl ; CH2O

2.2 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN XÁC ĐỊNH CÔNG THỨC

PHÂN TỬ CÔNG THỨC CẤU TẠO

2.2.1 Xác định CTPT, CTCT dựa vào tính chất hóa học

2.2.1.1 Cơ sở

a Hỗn hợp khí X gồm 1 hiđrocacbon chưa no A và H2 đi qua Ni/t0 được 1 khí B duy nhất , nếu:

- VX = 2 VB ; nA = nH2 → A: anken vì: CnH2n + H2 → CnH2n+2

- VX = 3VB; 2nA = nH2→A: ankin (ankađien)vì:CnH2n-2+2H2→ CnH2n+2

b Hỗn hợp khí X gồm hiđrocacbon chưa no và H2 đi qua Ni/t0 được hỗn hợp khí Y thì:

- Vhh giảm = VA(pư) ; mdd tăng = mA(pư)

d Hỗn hợp hiđrocacbon A qua ddịch AgNO3/ NH3 có kết tủa thì:

- A phải chứa ankin 1

- Vhh giảm = VA(PƯ) ; mdd tăng = mA

e Khi đốt cháy ankan ( A) hoặc ankin ( B) thì:

- nA = nH2O - nCO2

- nB = nCO2 - nH2O

Trang 36

2.2.1.2 Các câu trắc nghiệm minh hoạ và áp dụng Câu 1 Cho 1680 cm3 hỗn hợp khí X gồm 2 hiđrocacbon mạch hở vào bình nước brom dư Sau khi phản ứng hoàn toàn thấy thoát ra 1120 cm3 (các thể tích đo ở đktc) và đã có 4 gam brom phản ứng Mặt khác nếu đốt cháy hoàn toàn 1680 cm3hỗn hợp khí X rồi cho toàn bộ sản phẩm hấp thụ vào dung dịch nước vôi trong dư thu được 12,5 gam kết tủa Công thức phân tử 2 hiđrocacbon là:

n

=

160/4

22400/)11201680

Trang 37

Câu 3 Đốt cháy hoàn toàn 3,9 gam chất hữu cơ X, thu được 6,72 lít CO2 và 2,7 gam H2O Ở điều kiện thường X là chất khí, 1mol X tác dụng được với 2 mol Br2

(dd) hoặc 2 mol H2 CTCT của X là

72,6

= 0,3 ; nH = 2nH2O =

18

7,2 = 0,3

Câu 4 Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít (đktc) một ankin A thu được 3,6 gam H2O Hyđro hoá hoàn toàn A bằng lượng vừa đủ H2/Ni, t0 được ankan B Khối lượng H2O thu được khi đốt cháy hoàn toàn B là

A 3,6 gam B 4,8 gam C 7,2 gam D 8,0 gam

A C6H5CH=CH2 B C6H6

C C4H4 D C2H2

Trang 38

1 → X có 4 liên kết π, mặt khác X tác dụng với dung dịch brom

theo tỉ lệ 1:1 → X có 3 π ở vòng và 1 π ở mạch → A thoả điều kiện

Câu 6 Cho 784 cm3 hỗn hợp khí X gồm 2 hiđrocacbon mạch hở vào bình nước brom dư Sau khi phản ứng hoàn toàn thấy thoát ra 224 cm3 (các thể tích đo ở điều kiện tiêu chuẩn) và đã có 4 gam brom phản ứng Vậy 2 hiđrocacbon thuộc hỗn hợp X là:

A Ankan và Aren B Ankan và Anken

C Anken và Ankin D Ankan và Ankin

4 = 0,025 (mol); nA = nBr2→ A là anken Vậy B đúng

Câu 7 Có 3 hiđrocacbon A, B, C có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử,

chúng có tỉ lệ về số nguyên tử trong phân tử như sau:

n =

n

n 2

2  = 3 → n = 2 → C là C2H6.

Trang 39

- A , B , C có cùng số nguyên tử cacbon Vậy A, B là C2H2 , C2H4

Câu 8. Đốt cháy hoàn toàn hiđrocacbon X( khí, ở điều kiện thường) thì trong hỗn hợp sản phẩm cháy, CO2 chiếm 76,52% về khối lượng Biết X có phản ứng với AgNO3/ NH3 Hiđrocacbon X là chất nào sau đây:

A 3-metyl but 1- in B Buta 1-3 đien

C But 2- in D But 1-in

Câu 9. Cho 0,2 mol hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon mạch hở lội từ từ qua bình chứa 700ml dung dịch Br2 1,0M Sau khi phản ứng hồn tồn thấy số mol Br2 giảm

đi một nữa và khối lượng bình tăng thêm 6,7 gam CTPT của 2 hiđrocacbon là:

A C3H4 , C4H8 B C2H2 , C4H8

C C2H2 , C3H8 D C2H2 , C4H6

Câu 10. Đốt cháy hồn tồn 5,2 gam hiđrocacbon X thu được 8,96 lít khí CO2

(đktc) Tỉ khối của X so với khơng khí cĩ giá trị trong khoảng 3- 4 X tác dụng với hiđro theo tỉ lệ mol 1:4 và tác dụng với dung dịch Br2 theo tỉ lệ 1:1 Chất X là

A styren B benzen

C vinyl axetylen D toluen

Câu 11. Cho hiđrocacbon A tác dụng với brom trong điều kiện thích hợp, chỉ thu được một dẫn xuất chứa brom có tỉ khối hơi đối với hiđro là 75,5 Vậy công thức cấu tạo đúng của A là

Trang 40

Câu 13. Đốt cháy hồn tồn một hiđrocacbon X mạch hở, ở thể khí thấy khối lượng

CO2 sinh ra bằng khối lượng oxi phản ứng Dẫn X qua dung dịch AgNO3 (dư) trong

dung dịch amoniac khơng thấy kết tủa Vậy chất X là:

A Butin 1 C Butin 2 hoặc butađien

B Butin 1 hoặc butin 2 D Butin 2 hoặc butađien-1,4

Câu 14. Một ankan X khi tác dụng với brom thu được 4 dẫn xuất brom đều có tỉ

khối hơi so với không khí bằng 5,207 Công thức cấu tạo của ankan là

Câu 15. Trong một bình kín chứa hỗn hợp khí X gồm hiđrocacbon A và H2, với

lượng Ni xúc tác Nung nóng bình một thời gian ta thu được một khí B duy nhất

Đốt cháy hoàn toàn A thu được 8,8 gam CO2 và 1,8 gam H2O Biết VX = 3 VB( Ni

cĩ thể tích khơng đáng kể) Công thức phân tử của A là

A C4H6 B C3H4

B C4H4 D C2H2

Câu 16. Để hiđro hĩa hồn tồn 0,7 gam một olefin cần dùng 246,4 cm3 hiđro (ở

27,30C và 1 at) Cơng thức phân tử của olefin là chất nào sau đây?

A C3H6 C C5H10

B C4H8 D C2H4

Câu 17. X là đồng đẳng của benzen, trong X có 9,43% H về khối lượng Tiến

hành đề hiđro hoá X trong điều kiện thích hợp thu được styren CTCT của X là

Ngày đăng: 30/01/2013, 14:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Duy Ái, Nguyễn Tinh Dung, Trần Thành Huế, Trần Quốc Sơn, Nguyễn Văn Tòng (2004), Một số vấn đề chọn lọc của hoá học, Tập I, II, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề chọn lọc của hoá học
Tác giả: Nguyễn Duy Ái, Nguyễn Tinh Dung, Trần Thành Huế, Trần Quốc Sơn, Nguyễn Văn Tòng
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2004
2. Ngô Ngọc An (2005), Bài tập hoá học chọn lọc THPT hiđrocacbon, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài tập hoá học chọn lọc THPT hiđrocacbon
Tác giả: Ngô Ngọc An
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2005
3. Hoàng Thị Bắc (2007), Tạp chí hóa học và ứng dụng, (số 70), trang 1- 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí hóa học và ứng dụng
Tác giả: Hoàng Thị Bắc
Năm: 2007
4. Trịnh Văn Biều (2004), Lý luận dạy học hóa học, ĐHSP TP HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận dạy học hóa học
Tác giả: Trịnh Văn Biều
Năm: 2004
5. Trịnh Văn Biều (2005), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, ĐHSP TP HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học
Tác giả: Trịnh Văn Biều
Năm: 2005
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004), Tài liệu tập huấn – Nâng cao năng lực tổ chức và quản lý kiểm tra đánh giá trong đào tạo giáo viên THCS Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004)
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2004
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Hội thảo tập huấn - Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học hóa học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006)
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2006
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình SGK lớp 11 THPT môn hoá học, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình SGK lớp 11 THPT môn hoá học
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Đề thi tuyển sinh Hoá học, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề thi tuyển sinh Hoá học
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
11. Phạm Đức Bình (2007), Phân loại và hướng dẫn giải bài tập trắc nghiệm hoá hữu cơ, Nxb Thanh Hoá Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân loại và hướng dẫn giải bài tập trắc nghiệm hoá hữu cơ
Tác giả: Phạm Đức Bình
Nhà XB: Nxb Thanh Hoá
Năm: 2007
12. Nguyễn Cương, Nguyễn Mạnh Dung (2005), Phương pháp dạy học hóa học, tập 1, Nxb Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học hóa học, tập 1
Tác giả: Nguyễn Cương, Nguyễn Mạnh Dung
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2005
13. Hoàng Chúng (1993), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục, Nxb Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục
Tác giả: Hoàng Chúng
Nhà XB: Nxb Giáo dục Hà Nội
Năm: 1993
14. Nguyễn Tinh Dung, Hoàng Nhâm, Trần Quốc Sơn, Phạm Văn Tư (2002), Tài liệu nâng cao và mở rộng kiến thức Hoá học THPT, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu nâng cao và mở rộng kiến thức Hoá học THPT
Tác giả: Nguyễn Tinh Dung, Hoàng Nhâm, Trần Quốc Sơn, Phạm Văn Tư
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2002
15. Đại học Sư phạm TP. HCM (2004), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT chu kì III 2004-2006 môn hoá học. Chuyên đề kiểm tra và đánh giá thành quả học tập của học sinh bằng TNKQ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT chu kì III 2004-2006 môn hoá học
Tác giả: Đại học Sư phạm TP. HCM
Năm: 2004
16. Cao Cự Giác (2006), Hướng dẫn giải nhanh bài tập hoá học, Tập II, Nxb ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn giải nhanh bài tập hoá học
Tác giả: Cao Cự Giác
Nhà XB: Nxb ĐHQG Hà Nội
Năm: 2006
17. Đỗ Tất Hiển, Đinh Thị Hồng (1999), Hoá học 11, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoá học 11
Tác giả: Đỗ Tất Hiển, Đinh Thị Hồng
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
18. Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo (2004), Từ điển Giáo dục học, Nxb Từ điển Bách khoa Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Giáo dục học
Tác giả: Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo
Nhà XB: Nxb Từ điển Bách khoa Hà Nội
Năm: 2004
19. Phạm Văn Hoan (2001), Tuyển tập các bài tập hoá học THPT, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập các bài tập hoá học THPT
Tác giả: Phạm Văn Hoan
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2001
20. Trần Bá Hoành (1995), Đánh giá trong giáo dục, Nxb Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá trong giáo dục
Tác giả: Trần Bá Hoành
Nhà XB: Nxb Hà Nội
Năm: 1995
22. Võ Tường Huy (1998), Phương pháp giải bài tập hoá học, Nxb Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp giải bài tập hoá học
Tác giả: Võ Tường Huy
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 1998

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. So sỏnh hai loại hỡnh trắc nghiệm. - Xây dựng và cách suy luận để giải nhanh hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần hiđrocacbon lớp 11 - Trung học phổ thông (THPT) ban khoa học tự nhiên
Bảng 1.1. So sỏnh hai loại hỡnh trắc nghiệm (Trang 7)
Bảng 1.1. So sánh hai loại hình trắc nghiệm. - Xây dựng và cách suy luận để giải nhanh hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần hiđrocacbon lớp 11 - Trung học phổ thông (THPT) ban khoa học tự nhiên
Bảng 1.1. So sánh hai loại hình trắc nghiệm (Trang 7)
Bảng 1.2. Nội dung kiến thức phần hiđrocacbon và số tiết lên lớp. - Xây dựng và cách suy luận để giải nhanh hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần hiđrocacbon lớp 11 - Trung học phổ thông (THPT) ban khoa học tự nhiên
Bảng 1.2. Nội dung kiến thức phần hiđrocacbon và số tiết lên lớp (Trang 16)
Bảng 3.1. Danh sách các trường thực nghiệm( TN) và giáo viên TN - Xây dựng và cách suy luận để giải nhanh hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần hiđrocacbon lớp 11 - Trung học phổ thông (THPT) ban khoa học tự nhiên
Bảng 3.1. Danh sách các trường thực nghiệm( TN) và giáo viên TN (Trang 80)
Bảng 3.2. Danh sách các cặp lớp  TN - ĐC - Xây dựng và cách suy luận để giải nhanh hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần hiđrocacbon lớp 11 - Trung học phổ thông (THPT) ban khoa học tự nhiên
Bảng 3.2. Danh sách các cặp lớp TN - ĐC (Trang 81)
Bảng 3.3. Bảng % HS đạt điểm khỏ &amp; gi ỏi, trung bỡnh, yếu &amp; kộm - Xây dựng và cách suy luận để giải nhanh hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần hiđrocacbon lớp 11 - Trung học phổ thông (THPT) ban khoa học tự nhiên
Bảng 3.3. Bảng % HS đạt điểm khỏ &amp; gi ỏi, trung bỡnh, yếu &amp; kộm (Trang 84)
Bảng 3.4. Phõn phối điểm kiểm tra - Xây dựng và cách suy luận để giải nhanh hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần hiđrocacbon lớp 11 - Trung học phổ thông (THPT) ban khoa học tự nhiên
Bảng 3.4. Phõn phối điểm kiểm tra (Trang 84)
Bảng 3.3. Bảng % HS đạt điểm khá &amp;  giỏi, trung bình, yếu &amp; kém - Xây dựng và cách suy luận để giải nhanh hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần hiđrocacbon lớp 11 - Trung học phổ thông (THPT) ban khoa học tự nhiên
Bảng 3.3. Bảng % HS đạt điểm khá &amp; giỏi, trung bình, yếu &amp; kém (Trang 84)
Bảng 3.4. Phân phối điểm kiểm tra - Xây dựng và cách suy luận để giải nhanh hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần hiđrocacbon lớp 11 - Trung học phổ thông (THPT) ban khoa học tự nhiên
Bảng 3.4. Phân phối điểm kiểm tra (Trang 84)
Bảng 3.6. Cỏc tham số đặc trưng - Xây dựng và cách suy luận để giải nhanh hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần hiđrocacbon lớp 11 - Trung học phổ thông (THPT) ban khoa học tự nhiên
Bảng 3.6. Cỏc tham số đặc trưng (Trang 85)
Bảng 3.5. % HS đạt điểm x i  trở xuống - Xây dựng và cách suy luận để giải nhanh hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần hiđrocacbon lớp 11 - Trung học phổ thông (THPT) ban khoa học tự nhiên
Bảng 3.5. % HS đạt điểm x i trở xuống (Trang 85)
Hình 3.1. Biểu đồ phần trăm học sinh K&amp;G, TB, Y&amp;K cặp TN 11B2  – ĐC 11B4 . - Xây dựng và cách suy luận để giải nhanh hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần hiđrocacbon lớp 11 - Trung học phổ thông (THPT) ban khoa học tự nhiên
Hình 3.1. Biểu đồ phần trăm học sinh K&amp;G, TB, Y&amp;K cặp TN 11B2 – ĐC 11B4 (Trang 86)
Hình 3.2.  Đồ thị đường lũy tích cặp TN 11B2  – ĐC 11B4 . - Xây dựng và cách suy luận để giải nhanh hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần hiđrocacbon lớp 11 - Trung học phổ thông (THPT) ban khoa học tự nhiên
Hình 3.2. Đồ thị đường lũy tích cặp TN 11B2 – ĐC 11B4 (Trang 86)
Hình 3.3. Biểu đồ phần trăm học sinh K&amp;G, TB, Y&amp;K cặp TN 11B5  – ĐC 11B6 . - Xây dựng và cách suy luận để giải nhanh hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần hiđrocacbon lớp 11 - Trung học phổ thông (THPT) ban khoa học tự nhiên
Hình 3.3. Biểu đồ phần trăm học sinh K&amp;G, TB, Y&amp;K cặp TN 11B5 – ĐC 11B6 (Trang 87)
Hình 3.4. Đồ thị đường lũy tích cặp TN 11B5  – ĐC 11B6 . - Xây dựng và cách suy luận để giải nhanh hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần hiđrocacbon lớp 11 - Trung học phổ thông (THPT) ban khoa học tự nhiên
Hình 3.4. Đồ thị đường lũy tích cặp TN 11B5 – ĐC 11B6 (Trang 87)
Hình 3.6. Đồ thị đường lũy tích cặp TN 11A1  – ĐC 11A2 . - Xây dựng và cách suy luận để giải nhanh hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần hiđrocacbon lớp 11 - Trung học phổ thông (THPT) ban khoa học tự nhiên
Hình 3.6. Đồ thị đường lũy tích cặp TN 11A1 – ĐC 11A2 (Trang 88)
Bảng 3.7. Bảng % HS đạt điểm K&amp;G, TB, Y&amp;K - Xây dựng và cách suy luận để giải nhanh hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần hiđrocacbon lớp 11 - Trung học phổ thông (THPT) ban khoa học tự nhiên
Bảng 3.7. Bảng % HS đạt điểm K&amp;G, TB, Y&amp;K (Trang 89)
Bảng 3.8. Phõn phối điểm kiểm tra - Xây dựng và cách suy luận để giải nhanh hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần hiđrocacbon lớp 11 - Trung học phổ thông (THPT) ban khoa học tự nhiên
Bảng 3.8. Phõn phối điểm kiểm tra (Trang 89)
Bảng 3.7. Bảng % HS đạt điểm K&amp;G, TB, Y&amp;K - Xây dựng và cách suy luận để giải nhanh hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần hiđrocacbon lớp 11 - Trung học phổ thông (THPT) ban khoa học tự nhiên
Bảng 3.7. Bảng % HS đạt điểm K&amp;G, TB, Y&amp;K (Trang 89)
Hình 3.7.  Biểu đồ phần trăm học sinh K&amp;G, TB, Y&amp;K của TN – ĐC. - Xây dựng và cách suy luận để giải nhanh hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần hiđrocacbon lớp 11 - Trung học phổ thông (THPT) ban khoa học tự nhiên
Hình 3.7. Biểu đồ phần trăm học sinh K&amp;G, TB, Y&amp;K của TN – ĐC (Trang 90)
Hình 3.8. Đồ thị đường lũy tích cặp TN – ĐC. - Xây dựng và cách suy luận để giải nhanh hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần hiđrocacbon lớp 11 - Trung học phổ thông (THPT) ban khoa học tự nhiên
Hình 3.8. Đồ thị đường lũy tích cặp TN – ĐC (Trang 90)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w