1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khảo sát ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành nông nghiệp trồng lúa và giải pháp thích ứng ở huyện cần đước, tỉnh long an

128 1,1K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 6,31 MB

Nội dung

[23]Hình trình bày tác động tổng hợp đồng thời của nước biển dâng và lưu lượng lũ thượng nguồn sông Mekong tăng lên gây ra bởi biến đổi khí hậu.. Các hiện tượng mà chúng ta quan sát được

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Biến đổi khí hậu làm tăng các hiện tượng nguy hiểm Tần suất và cường độ các hiện tượng bão, mưa lớn, nhiệt độ cao, hạn hán tăng nhiều hơn trong thập kỷ vừa qua Ở Việt Nam nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,10C mỗi thập kỷ Dự báo nhiệt độ ở hầu hết các vùng của Việt Nam sẽ tăng 2,40C vào cuối thế kỷ này theo kịch bản khí thải cao của Ủy ban Liên Chính phủ về sự BĐKH (IPCC)

Theo nghiên cứu của Ngân hàng thế giới, nước ta với bờ biển dài và hai vùng đồng bằng lớn, khi mực nước biển dâng cao từ 0,2 - 0,6 m, sẽ có từ 100.000 - 200.000 ha đất

bị ngập và làm thu hẹp diện tích sản xuất nông nghiệp Nếu nước biển dâng lên 1m sẽ làm ngập khoảng từ 0,3 đến 0,5 triệu ha tại đồng bằng sông Hồng và những năm lũ lớn khoảng trên 90% diện tích của đồng bằng Sông Cửu Long bị ngập từ 4-5 tháng, vào mùa khô khoảng trên 70% diện tích bị xâm nhập mặn với nồng độ lớn hơn 4g/l Ước tính Việt Nam sẽ mất đi khoảng 2 triệu ha đất trồng lúa trong tổng số hơn 4 triệu ha hiện nay, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh lương thực quốc gia và ảnh hưởng đến hàng chục triệu người dân

Từ xưa, người dân miền Nam Việt Nam khá nhanh nhẹn trong việc thích ứng với các quy luật diễn biến thời tiết hằng năm như lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, khan hiếm nước ngọt, Nông dân đã sáng tạo ra nhiều hình thức “sống chung với lũ”, xây

đê lửng, làm nhà sàn, điều chỉnh lịch thời vụ, Tuy nhiên khoảng năm 2005 về trước, vấn đề biến đổi khí hậu – nước biển dâng dường như còn khá xa lạ và chưa được quan tâm đúng mức đối với nhiều người dân và giới lãnh đạo ở miền Nam Việt Nam, mặc dầu phần lớn trong số họ cũng đã từng nghe đến hiện tượng này

Trang 2

Các năm gần đây, những diễn biến khí hậu bất thường đã xuất hiện thường xuyên hơn ở Việt Nam khiến mọi người bắt đầu chú ý và đã có những hoạt động ban đầu nhằm đối phó và thích ứng với hoàn cảnh mới Báo chí đã thường xuyên có những phóng sự về biến đổi khí hậu Một số Hội thảo về Biến đổi Khí hậu đã được tổ chức ở

TP HCM và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long

Thiên tai cùng với sức ép lên môi trường do sự phát triển kinh tế - xã hội quá nhanh ở Nam Bộ và các quốc gia thượng nguồn Đông Nam Á khác, trước tình trạng này người dân Nam Bộ thích nghi bằng nhiều cách khác nhau Những người sống phụ thuộc trực tiếp vào nông nghiệp (nông dân trồng lúa) đặc biệt dễ bị tổn thương khi những trận lụt , nhiễm mặn và hạn hán liên tiếp xảy ra phá hoại mùa màng

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được biết đến là vùng đất giàu tiềm năng,

có mật độ dân cư đông đúc và do đó đóng vai trò rất quan trọng trong kinh tế xã hội nước ta Hàng năm tổng sản lượng nông nghiệp của ĐBSCL chiếm khoảng 50% tổng sản lượng của cả nước Ngoài ra, vùng ĐBSCL cũng là nguồn đóng góp sản lượng thủy sản chủ yếu Trong cơ cấu nông nghiệp của đồng bằng thì lúa là cây trồng chính, là nguồn cung cấp sản lượng gạo cho xuất khẩu chủ yếu – khoảng 80% tổng sản lượng của cả nước Là nước xuất khẩu gạo lớn hàng đầu trên thế giới, nên vai trò của ĐBSCL không chỉ hết sức quan trọng đối với an ninh lương thực của Việt Nam mà còn của cả thế giới Việc sản xuất lúa ở đây phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nước, và bị chi phối chính bởi vấn đề xâm nhập mặn vào mùa khô và ngập lũ vào mùa mưa Tác động có lợi về phương diện nước để tưới lúa sẽ là không đáng kể nếu so sánh với tác động bất lợi về phương diện lũ gây ra bởi biến đổi khí hậu

Trang 3

Hình 1: Phân bố độ sâu lũ tại thời điểm lũ mở rộng nhất với hai kịch bản “hiện tại”(2000s) và “tương lai” (2090s) ở Đồng bằng sông Cửu Long [23]

Hình trình bày tác động tổng hợp đồng thời của nước biển dâng và lưu lượng lũ thượng nguồn sông Mekong tăng lên gây ra bởi biến đổi khí hậu Rất rõ ràng là lũ trong kịch bản “tương lai” (2090s) lớn hơn rất nhiều so với lũ trong kịch bản “hiện tại” (2000s) trên cả hai phương diện độ sâu ngập lũ cũng như diện tích bị ngập lũ Vùng ngập lũ mở rộng rất nhiều về phía biển, đặc biệt là ở các tỉnh Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, và Cà Mau, những nơi mà trước đó hiếm khi chịu ảnh hưởng bởi lũ ngay cả đối với trận lũ lịch sử năm 2000 Diện tích vùng ngập lũ (có chiều sâu ngập lũ ≥ 0.5 m) sẽ tăng thêm khoảng 23% tổng diện tích của ĐBSCL, trong

đó diện tích vùng ngập có chiều sâu > 2.0 m tăng từ 4% trong kịch bản “hiện tại” (2000s) lên 25% tổng diện tích đồng bằng Trong kịch bản “hiện tại” không có vùng nào có chiều sâu ngập lũ > 3.0 m, nhưng trong kịch bản “tương lai” thì diện tích vùng

Trang 4

ngập với độ sâu lớn như vậy chiếm khoảng 4% tổng diện tích đồng bằng, chủ yếu là nằm ở các tỉnh An Giang và Long An

Hình 2: So sánh phân bố thời đoạn sản xuất lúa tiềm năng giữa hai kịch bản ở Đồng

bằng sông Cửu Long [23]

Với thời gian của một vụ lúa trung bình là 110 ngày, kết quả tính toán cho thấy khoảng thời gian có thể trồng lúa biến động rất đáng kể trên toàn đồng bằng, từ biên giới Campuchia ra tới vùng ven biển Diện tích tiềm năng cho trồng lúa 3 vụ sẽ giảm từ 31% xuống còn 5% tổng diện tích toàn đồng bằng, trong khi diện tích tiềm năng cho lúa 1 vụ sẽ tăng từ 21% lên tới 62% Long An nằm ở miền Nam Việt Nam, trong vùng thiên tai của đồng bằng sông Cửu Long, kinh tế Long An phụ thuộc nhiều vào sản xuất

nông nghiệp, một trong những ngành nhạy cảm nhất đối với BĐKH

Trang 5

BĐKH tác động đến Long An trên hai phương diện: Một là mức độ bị ảnh hưởng bởi BĐKH và một số biện pháp cần đưa vào chính sách và quy hoạch của tỉnh

và hai là những biện pháp đối phó Cần Đước là huyện thuộc vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Long An, con sông Vàm Cỏ Đông làm ranh giới với huyện Tân Trụ, và một đoạn Vàm Cỏ làm ranh giới với huyện Châu Thành, phía đông giáp sông Soài Rạp, phía đông bắc giáp huyện Cần Giuộc, phía bắc giáp huyện Bến Lức Địa hình khá bằng phẳng hơi nghiêng về phía biển Đông chia ra làm hai vùng thượng - hạ ranh giới là nơi kinh Xóm Bồ nối với Rạch Đào Tuy nhiên, ở vùng hạ một số khu vực dọc theo sông Vàm Cỏ khá thấp, đặc biệt là hai xã Long Hựu Đông, Long Hựu Tây được bao bọc bởi sông lớn nên đất nhiễm mặn Long Hựu Đông xã cuối cùng của tỉnh Long An, nằm đối mặt với Biển Đông có đồn Rạch Cát, một pháo đài phòng thủ ven biển kiên cố, kiến trúc độc đáo, được Pháp xây dựng hồi năm 1910, nay được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia đáng được chú ý Với đặc trưng văn hóa lúa nước, địa bàn nhiều sông rạch chằng chịt, trong quá trình khai phá, chinh phục thiên nhiên, chống giặc ngoại xâm xây dựng quê hương đã để lại nhiều di sản văn hoá, di tích lịch sử có giá trị lớn như: Nhà trăm cột, Đồn Rạch Cát, lăng mộ và đền thờ Tổng binh Nguyễn Văn Tiến, Đình Vạn Phước gắn với nơi thờ tự Nghệ nhân - nhạc sư Nguyễn Quang Đại, di tích lịch sử cách mạng Ngã tư Rạch Kiến, chùa Phước Lâm…, là địa phương có nhiều nghề truyền thống nổi tiếng như: dệt chiếu, đóng ghe (mũi đỏ), chạm khắc gỗ, làm bánh phồng…, đặc biệt nổi tiếng với địa danh đặc sản “Gạo Nàng thơm Chợ Đào” và là một trong những chiếc nôi của phong trào đờn ca tài tử cải lương Nam Bộ Nên việc chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và làm tổn hại đến những giá trị hiện có của huyện là điều không thể tránh khỏi

Trang 6

Hình 3 : Bản đồ huyện Cần Đước

Trang 7

2 Tình hình nghiên cứu

 Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề ảnh hưởng của BĐKH đến ngành nông nghiệp trồng lúa và đưa ra giải pháp thích ứng

 Đối tượng nghiên cứu: Ngành nông nghiệp trồng lúa

 Phạm vi không gian: huyện Cần Đước, tỉnh Long An

3 Mục đích nghiên cứu

 Mục tiêu chung:

- Nghiên cứu thực trạng diễn biến BĐKH và phân tích sự đánh giá của cộng đồng

về tác động của BĐKH đến nông nghiệp trồng lúa Trên cơ sở đó tìm ra các giải pháp để ứng phó với những tác động của BĐKH

- Phát triển bền vững ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trong bối cảnh chịu tác động của BĐKH

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

 Tìm hiểu BĐKH trên thế giới, Việt Nam và đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)

 Tìm hiểu số liệu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội hiện trạng nông nghiệp huyện Cần Đước, tỉnh Long An

 Tìm hiểu, phân tích nguyên nhân ảnh hưởng của BĐKH đến ngành nông nghiệp trồng lúa huyện Cần Đước, tỉnh Long An

 Hiện trạng cây lúa trên địa bàn huyên Cần Đước tỉnh Long An

Trang 8

 Đề xuất phương án, giải pháp thích ứng của cây lúa với BĐKH

5 Phương pháp nghiên cứu

 Cách tiếp cận:

Phỏng vấn nông hộ và các tác nhân thị trường: Bộ bảng câu hỏi phỏng vấn nông

hộ

Ý kiến chuyên gia

 Phương pháp thu thập số liệu:

- Số liệu sơ cấp: Thu thập số liệu từ cơ quan ban ngành tại địa phương như Sở Tài nguyên và Môi trường, sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, phòng Nông nghiệp huyện, các báo cáo tổng kết của tỉnh Long An

- Số liệu thứ cấp: Số liệu thu được gồm điều tra cấu trúc với bảng câu hỏi soạn sẵn, phỏng vấn trực tiếp nông dân Các thông tin thu thập bao gồm nhận thức của người dân về BĐKH, xu hướng của khí hậu/ thời tiết và cơ sở hạ tầng/ nước sinh hoạt , tác động của BĐKH và phương pháp ứng phó BĐKH

 Phương pháp thân tích, đánh giá

6 Các kết quả đạt được của đề tài

 Đề tài tổng quan được các ảnh hưởng của BĐKH ngành nông nghiệp trồng lúa của huyện Cần Đước Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp các kế hoạch hành động đã được đề xuất một cách khoa học và hợp lý trong tầm nhìn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để áp dụng trực tiếp tại tỉnh Long An

 Nhận biết được những khó khăn về mặt nhận thức của người dân trong việc tiếp cận các nguồn thông tin BĐKH và các giải pháp thích ứng

Trang 9

7 Kết cấu chương mục của đồ án

Chương 1: Tổng quan về biến đổi khí hậu

Chương 2: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành nông nghiệp trồng lúa ở huyện Cần Đước tỉnh Long An

Chương 3: Xây dựng biện pháp thích ứng cho cây lúa và người nông dân do sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu

Trang 10

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 1.1 Khái niệm về Biến đổi khí hậu (BĐKH)

Định nghĩa chung nhất cho sự biến đổi khí hậu là sự thay đổi các đặc điểm mang tính thống kê của hệ thống khí hậu khi xét đến những chu kỳ dài hoặc hàng thập kỷ hoặc lâu hơn, mà không kể đến các nguyên nhân

Trong Công ước Khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu ( United Nations

Framework Convention on Climate Change) (UNFCCC) định nghĩa biến đổi khí hậu: “là

sự thay đổi của khí hậu mà trực tiếp hoặc gián tiếp do tác động của hoạt động con người dẫn đến thay đổi thành phần khí quyển toàn cầu và ngoài ra là những biến thiên của khí hậu được quan sát trên một chu kỳ trong thơi gian dài.”

1.1.2 Nguyên nhân, hậu quả về BĐKH toàn cầu

Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu trái đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo

ra các chất thải khí nhà kính, hoặc các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác

Để đối phó với thách thức về môi trường toàn cầu, tại “ Hội nghị thượng đỉnh Trái

Trang 11

độ khí nhà kính (KNK) trong khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa được sự can thiệp nguy hiểm của con người đối với hệ thống khí hậu Mục tiêu của Nghị định thư Kyoto (KP) nhằm hạn chế sáu loại khí nhà kính: CO2, CH4, N2O, HFCs, PFCs và SF6

 CO2 gây ra khoảng 9 - 26% hiệu ứng nhà kính, phát thải khi đốt nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí), là nguồn KNK chủ yếu do con người gây ra trong khí quyển CO2

cũng sinh ra từ các hoạt động công nghiệp như sản xuất xi măng (nung đá chứa cácbônát)

và cán thép

 CH4 gây ra khoảng 4 - 9% hiệu ứng nhà kính Sinh ra từ các bãi rác, lên men thức ăn trong động vật nhai lại, hệ thống khí, dầu tự nhiên, khai thác than

 N2O phát ra từ phân bón và các hoạt động công nghiệp

 HFCs được sử dụng thay cho các chất phá hủy ôzon (ODS) và HFC-23 là sản phẩm phụ của quá trình sản xuất HCFC-22

Có rất nhiều các ảnh hưởng tiêu cực của hiện tượng biến đổi khí hậu và nóng lên toàn cầu đối với môi trường và con người Các hiện tượng mà chúng ta quan sát được bao gồm sự gia tăng mực nước biển, tan băng ở Bắc cực, ảnh hưởng đến nông nghiệp, sự lan tràn của các bệnh dịch nhiệt đới, ảnh hưởng tới hệ sinh thái, đa dạng sinh học và tác động tiêu cực đến nền kinh tế

Hiện tượng nóng lên toàn cầu làm gia tăng mực nước biển: Theo báo cáo của IPCC (WHII.IPCC, 2007)[15] thì sự biến đổi khí hậu hiện tại và tương lai sẽ làm gia tăng các tác động đối với các hệ thống đới bao gồm gia tăng xói mòn bờ biển, ngập lụt do nước dâng, hạn chế các quá trình sản xuất sơ cấp của sinh vật, tăng cường ngập lụt đới bờ, làm thay đổi chất lượng nước mặt và tính chất của nước ngầm, làm mất mát tài sản và sinh cư gần

bờ biển, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, giao thông, du lịch,…

Nhiệt độ tăng , độ ẩm cao làm gia tăng sức ép về nhiệt đối với cơ thể con người, nhất là người già, trẻ em, làm bệnh tật đặc biệt là các bệnh nhiệt đới, bệnh truyền nhiễm

Trang 12

thông qua sự phát triển của các loài vi khuẩn, các côn trùng và vật chủ mang bệnh, chế độ dinh dưỡng và vệ sinh môi trường thủy sản Nhiệt độ tăng lên ảnh hưởng đến các sinh thái

tự nhiên, làm dịch chuyển các ranh giới nhiệt của các hệ sinh thái lục địa và hệ sinh thái nước ngọt, làm thay đổi cơ cấu các loài thực vật và động ở một số vùng, một số loài có nguồn gốc ôn đới và á nhiệt đới có thể mất đi dẫn đến suy giảm tính đa dạng sinh học Theo ước tính của Diễn đàn khí hậu Châu Âu (European Climate Forum) thì ở Úc khi nhiệt độ tăng lên 1,5 - 20C so với giai đoạn tiền công nghiệp thì sẽ đe dọa các loài và hệ sinh thái khu vực núi cao, các rạng san hô và đất ngập nước nhiệt đới Ở Nga, quần thể gấu Bắc cực cư trú ở rìa Bắc nước Nga và loài báo tuyết ở vùng núi cao Altai-Sayan sẽ bị

đe dọa tuyệt chủng Khu vực Bắc Cực, nhiệt độ tăng lên làm tan băng sẽ làm gấu bắc cực, hải mã, chim biển và hải cẩu tới con đường tuyệt chủng và các loài khác như cáo bắc cực, loài chim cú tuyết…sẽ bị đặt vào mức rủi ro Khu vực Nam Phi, 25% các loài thực vật đặc hữu bản địa sẽ bị biến mất khi nhiệt độ nóng lên khoảng 2,40C

Làm khan hiếm tài nguyên nước: Nước biển tăng sẽ làm tăng xâm nhập mặn vào nước ngầm, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp khu vực đới bờ Tăng khả năng bốc hơi làm giảm hiệu lực của các hồ chứa Việc tăng các hiện tượng cực đoan nghĩa

là tăng lượng mưa đối với các khu vực đất cứng - khu vực mà không có khả năng hấp thụ

nó từ đó dẫn đến là tăng hiện tượng lũ quét thay vì cung cấp lũ quét thay vì cung cấp độ

ẩm cho đất và gia tăng mực nước ngầm Việc giảm dòng chảy bề mặt đã ảnh hưởng đến tưới tiêu mùa màng đặc biệt là khu vực Nam châu Phi và Trung Phi

Ảnh hưởng đến sức khỏe con người: Ảnh hưởng trực tiếp từ việc gia tăng nhiệt độ làm tăng số lượng người trong ngày vì nhiều lý do: người có vấn đề về tim mạch sẽ nhạy cảm hơn bởi hệ thống tim mạch của họ phải hoạt động vất vả hơn để giữ cơ thể mát mẻ trong thời tiết oi bức, thể trạng suy kiệt vì nhiệt và các vấn đề về hệ thống hô hấp sẽ tăng Nhiệt độ không khí cao hơn cũng sẽ tăng nồng độ ôzon ở mặt đất nó làm tổn hại đến phổi

và các bệnh về hen suyễn Tăng nhiệt độ có hai ảnh hưởng trái ngược nhau về tỉ lệ tử vong, nhiệt độ cao hơn trong mùa đông sẽ làm làm giảm những cái chết do lạnh, trong

Trang 13

Ngoài ra, biến đổi khí hậu còn ảnh hưởng về kinh tế - xã hội, môi trường như đe dọa an ninh, chủ quyền lãnh thổ, mất mát các giá trị văn hóa, rừng,…

1.2 Biến đổi khí hậu thế giới

Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), 2007 dự đoán một số tác động cho các khu vực thế giới như sau:

Bảng 1.1: Bảng dự đoán một số khu vực bị tác động bởi biến đổi khí hậu của thế giới.[15]

Châu Phi

 Vào năm 2020, khoảng 75 - 200 triệu người gánh chịu các sức ép khan hiếm tài nguyên nước Và ở một số quốc gia sản lượng nông nghiệp có thể giảm đến 50% Sản xuất nông nghiệp bao gồm cả việc tiếp cận với nguồn lương thực, ở nhiều nước Châu Phi bị tổn thương nghiêm trọng Điều này ảnh hưởng đến an ninh lương thực và làm gia sự thiếu ăn, suy dinh dưỡng

 Đến cuối thế kỷ 21, mực nước gia tăng gây ảnh hưởng đến các khu vực vùng duyên hải ven biển nơi tập trung đông dân cư Chi phí để thích ứng với vấn đề này sẽ chiếm từ khoảng từ 5 - 10% tổng sản phẩm quốc nội

 Đến năm 2080, khu vực khô hạn và bán khô hạn sẽ tăng khoảng 5 - 8%

Châu Á

 Vào những năm 50 của thập kỷ này, nguồn nước ngọt ở Trung, Nam và Đông Nam Á, đặc biệt là lưu vực các sông lớn ngỳa càng trở nên khan hiếm Khu vực đới bờ đặc biệt là các thành phố lớn sẽ bị đe dọa bởi lụt lội của nước biển dâng trong khi đó thì các đồng bằng lớn thì bị ngập lụt bởi các con sông

Trang 14

 Biến đổi khí hậu cộng hưởng với quá trình đô thị hóa nhanh chóng, phát triển kinh tế và đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa đã gây sức ép đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường

 Bệnh dịch tiêu chảy gia tăng và hoành hành ở khu vực Đông, Nam và Đông Nam Á gây ra nhiều cái chết Ngoài ra, lụt lội và hạn hán và những thay đổi chu trình thủy văn cũng đe dọa đến tính mạng của con người

Úc và New

Zealand

 Vào năm 2020, các mất mát đáng kể về đa dạng sinh học xảy ra ở một

số khu vực giàu có về tài nguyên sinh vật bao gồm các rạn san hô lớn ở New Zealand, khu vực đất ngập nước nhiệt đới ở Queensland (Úc)

 Vào năm 2030, vấn đề an ninh nguồn nước trở nên cấp bách, khốc liệt hơn ở Đông Úc, phía Bắc và một số vùng ở phía đông New Zealand Cũng vào khoảng thời gian này hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp sẽ giảm mạnh ở phía Nam và Đông Úc Khu vực phía đông New Zealand hoạt động sản xuất này bị ảnh hưởng do hạn hán và cháy rừng Tuy nhiên, ở một số vùng khác lại được hưởng lợi

 Vào năm 2020, sự gia tăng dân số và hoạt động phát triển vùng đới bờ ở một số khu vực của Úc và New Zealand đã làm trầm trọng thêm các rủi

ro liên quan đến sự gia tăng mực nước biển, tần số và cường độ của các cơn bão cũng như lụt lội

Trang 15

Châu Âu

 Các tác động tiêu cực ở khu vực Châu Âu bao gồm tăng rủi ro của lũ quét ở vùng nội địa và lũ lụt thường xuyên hơn ở khu vực đới bờ bởi sự gia tăng cường độ của các cơn bão và nước biển dâng

 Khu vực vùng núi đối mặt với sự sụt giảm của băng tuyết núi cao, giảm

độ cao bao phủ của băng tuyết, từ đó dẫn đến giảm hoạt động du lịch vào mùa đông và làm mất đi nhiều loài động thực vật (ở một số khu vực mát về băng tuyết bao phủ, hoạt động du lịch và các loài sinh vật đến 60% trong kịch bản phát thải khí thải nhà kinh cao vào năm 2080)

 Ở khu vực Nam Âu, biến đổi khí hậu làm tồi tệ hơn các điều kiện như

độ tăng cao và hạn hán Đây là vùng mà vốn đã dễ bị tổn thương với các dao động khí hậu Biến đổi khí hậu làm tài nguyên nước, tiềm năng thủy điện, hoạt động du lịch vào mùa hè, năng suất màu màng nói chung bị sụt giảm ở khu vực này

 Biến đổi khí hậu cũng tăng rủi ro về các đợt nóng và cháy rừng

Mỹ Latinh

 Vào giữa thế kỷ này, sự gia tăng nhiệt độ và giảm nguồn tài nguyên nước đã dẫn đến sự thay thế dần rừng nhiệt đới bằng các thảo nguyên nhiệt đới (Savanna) ở khu vực phía nam Amazon Thự vật bán khô hạn

sẽ được thay thế dần bởi thực vật vùng đất khô hạn

 Có một rủi ro cho sự mất mát đa dạng sinh học đáng kể đó là sự tuyệt chủng các loài ở nhiều khu vực nhiệt đới châu Mỹ Latinh Năng suất các

vụ mùa quan trọng và động vật nuôi sẽ giảm Điều này gây ra hậu qua

Trang 16

nghiêm trọng đối với an ninh lương thực Thay đổi nền mưa và biến mất các dãy núi băng cao cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước cho con người, hoạt động nông nghiệp và năng lượng

Bắc Mỹ

 Khu vực miền núi phía Tây nóng lên làm giảm băng tuyết, lụt nhiều hơn

về mùa đông và làm giảm lưu lượng dòng chảy vào mùa hè từ đó làm gia tăng sự cạnh tranh về việc phân bổ tài nguyên nước

 Vào đầu thế kỷ này, sự thay đổi thời tiết ở mức vừa phải đã đem lại một

sự gia tăng sản lượng nông nghiệp 5 - 20% nhưng có sự dao động giữa các vùng

 Các thành phố hiện đang trãi qua các đợt nóng có thể sẽ pải gánh chịu thêm các đợt nóng nữa với sự gia tăng cả về tầng suất và nồng độ và thời gian Điều này sẽ tác động tiêu cực đến sức khỏe con người

 Các quần xã, nơi sinh cư của các loài sinh vật và của các động vật ven biển sẽ bị sức ép từ biến đổi khí hậu nhiều hơn do sự gia tăng các hoạt động phát triển và ô nhiễm ở khu vực này

Vùng cực

 Giảm độ dày và quy mô của các dãy băng và các tản băng ở biển, thay đổi hệ sinh thái tự nhiên đã đem đến nhiều bất lợi cho nhiều sinh vật bao gồm chim di cư, động vật có vú và chim săn mồi

 Đối với Bắc cực chịu tác động của sự thay đổi băng tuyết, các tác động

có hại bao gồm, các hoạt động đến cơ sở hạ tầng và cách sống truyền thống,…

Trang 17

 Đến giữa thế kỷ, biến đổi khí hậu làm giảm tài nguyên nước ở nhiều đảo nhỏ ví dụ: Các đảo ở vùng Ca -ri-bê và Thái Bình Dương đến mức mà

nó không đáp ứng đủ nhu cầu khi ít mưa

 Với nền nhiệt độ cao hơn sẽ làm gia tăng sự xâm nhập của các loài ngoại lai, đặc biệt là các đảo ở vĩ độ trung bình đến cao

Nguồn: Biến đổi khí hậu và cơ chế phát triển sạch, Hà Nội, 2008

1.2.1 Châu Á

Các sông băng trên toàn cầu đang tan ở mức báo động Sông băng là những khối nước đá trôi chậm rãi, tích trữ tuyết qua hàng thập kỷ, thậm chí hàng thế kỷ Sông băng chảy xuống núi, tan ra ở những đoạn thấp hơn trong khi tuyết vẫn tiếp tục tích tụ phía trên

Do có sự tái tích tụ liên tục này thông qua tích trữ tuyết vào mùa đông, sông băng giữ được nước trong suốt những tháng mùa đông, cung cấp nước cho sông ngòi trong suốt những tháng mùa hè, giúp điều hòa các dòng chảy

Các khối sông băng đang thu nhỏ lại tạo thêm một lần cung cấp nước “phụ trội” cho các vùng hạ lưu Vì khả năng tích trữ của sông băng mất đi, nguy cơ lũ lụt sẽ tăng về trung hạn Điều này ảnh hưởng đến nông nghiệp nông thôn và những khu vực nằm trong

Trang 18

vùng châu thổ Sự biến mất của sông băng đồng nghĩa với việc cung cấp nước giảm dòng chảy sẽ không đến đúng thời gian thích hợp, nước sẽ không đến đúng mùa trồng trọt

Dãy Himalaya vốn được biết đến như một tháp nước lớn của Châu á Trong các dòng sông được tiếp nước bởi sông băng bắt nguồn từ dãy Himalaya bao quanh Cao nguyên Tây Tạng có cả những dòng sông lớn chảy đi khắp nơi trên thế giới Năm 2000, lưu vực các sông Ấn, Hằng, Brahmaputra, Irrawaddy, Salween, Mê Kông, Dương Tử, Hoàng Hà cấp nước cho 1,4 tỉ người , gần ¼ dân số thế giới

Kết quả của việc tăng cường canh tác trên những vùng đất được cấp nước và phát triển điện năng là có nhiều triệu người hiện đang phụ thuộc một cách gián tiếp vào lương thực và các nguốn năng lượng của các con sông lớn này cung cấp Nhưng những con sông này cũng đồng thời là nguồn cung cấp các nguồn sinh kế trực tiếp cho người làm nông nghiệp cần tưới tiêu, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản Những thay đổi của các con sông như vậy cùng các dạng sinh kế phụ thuộc vào chúng có thể gây ra những ảnh hưởng sâu sắc về kinh tế, văn hóa và nhân khẩu học

[18]

Trang 19

Bản đồ này phát họa những khối sông băng (màu trắng viền xanh) ở dãy Himalaya

và những con sông chính bắt nguồn từ đó Những con sông này cung cấp nước cho các khu vực rộng lớn (màu xanh sẫm) và các trung tâm dân cư chính (màu đỏ) Tuy nhiên những khối sông băng nuôi dưỡng chúng đang bị thu nhỏ lại Sự giảm dòng chảy sẽ ảnh hưởng đến những khu vực cấp nước, nhưng khả năng di cư khỏi vùng nông nghiệp vẫn là khó dự đoán và còn phụ thuộc vào các ứng phó mang tính thích nghi xây dựng đập và áp dụng các kỹ thuật tưới tiêu hiệu quả Những ảnh hưởng rộng hơn về an ninh lương thực ở vùng đông dân này có thể là nghiêm trọng

1.2.2 Mexico và Trung Mỹ

Mexico và Trung Mỹ đang đứng trước sự đe dọa của nhiều hiểm họa liên quan đến khí hậu Khu vực này được biến đến với nhiều cơn lốc xoáy nghiêm trọng, như cơn bão Mitch năm 1998 đã tàn phá Honduras và Nicaragua, cũng như cơn bão Stan năm 2005 đã ảnh hưởng đến Mexico và Guatemala Cơn bão nhiệt đới năm 2007 đã gây lũ lụt nặng ở bang Tabasco, khiến 80% diện tích bị nhấn chìm trong nước

Các quá trình gây thoái hóa chậm của đất bao gồm phá rừng, xói mòn đất và sa mạc hóa đã ảnh hưởng lớn đến nhiều vùng Mexico và Trung Mỹ Trong các hệ sinh thái khô hạn và bán khô hạn dễ bị tổn thương ở khu vực phí bắc Mexico, hơn 60% diện tích đất bị xem là đang trong tình trạng xói mòn toàn bộ hoặc đang trong tình trạng xói mòn nhanh chóng; vùng đất đồi núi với độ dốc cao trong toàn vùng cũng đang phải trải qua nạn phá rừng và xói mòn đất Ở những vùng khô hạn như Tlaxcala, nơi nền nông nghiệp phụ thuộc vào nước mưa, tuy nhiên lượng mưa thất thường làm cho mùa màng thất bát và thu nhập giảm sút

Các xu hướng di cư trong nước và quốc tế đã hình thành khá rõ ở Mexico và Trung

Mỹ, song khó mà dự đoán được ảnh hưởng có thể có của các xu thế khô hóa liên quan đến biến đổi khí hậu Tuy nhiên các tác nhân môi trường như hiện tượng sa mạc hóa và thời tiết cực đoan đã dẫn đến những kịch bản phức tạp cho tình trạng di cư của con người trong

Trang 20

khu vực Cơ hội để một số người di cư theo mùa, gửi tiền hỗ trợ và trở về quê nhà là một dẫn chứng cho thấy di cư tạm thời là một chiến lược thích nghi trước tình trạng môi trường đang bị hủy hoại

Hình1.2: Bản đồ biến đổi khí hậu ở Mexico và Trung Mỹ [18]

Bản đồ này phát họa những thay đổi về lượng nước bề mặt được dự đoán cho năm

2080 Lượng nước bề mặt là một chỉ số đo lượng nước sẳn có và lượng nước mưa chảy trên mặt đất sau quá trình bốc hơi, thoát hơi ở thực vật và bổ sung hơi ẩm cho đất Mexico và Trung Mỹ sẽ bị ảnh hưởng mạnh bởi sự giảm sút lượng hơi nước bề mặt Bản đồ gốc trái phía trên cho biết lượng nước chảy bề mặt trung bình hàng năm trong giao đoạn 1960 - 1990, một giá trị để so sánh giá trị suy giảm trong tương lai Bản đồ ở gốc bên trái phía dưới cho thấy những vùng đất thích hợp với canh tác nông nghiệp dùng nước mưa sẽ bị ảnh hưởng đặc biệt bởi quá trình khô

Trang 21

hóa đang gia tăng không ngừng ở khu vực Bản đồ ở gốc phải phía dưới cho biết tần suất lốc xoáy trong giai đoạn 1980 - 2000

1.2.3 Khu vực Sahel

Tây Phi là vùng đất với các hệ sinh thái đa dạng, từ nhiệt đới ẩm ở phía Nam cho tới khô hạn ở phía Bắc Trong khi các dự đóan biến đổi khí hậu về lượng mưa tuyết theo mùa hoặc hàng năm vẫn chưa chắc chắn, thì dự báo về sự gia tăng cường độ mưa bổ sung vào tính biến đổi khí hậu vốn đã cao của vùng dường như sẽ khiến tần suất của hạn hán và lũ lụt gia tăng Sự thiếu nước và thoái hóa đất ảnh hưởng tới nhiều vùng trong khu vực Sahel, một khu vực nằm trong phía nam Sahara và phía bắc của một khu vực ẩm ướt kéo dài, từ Mauritania và Senegal tới Sudan Khu vực Sahel thuộc Tây Phi đã chứng kiến hai đợt hạn hán - một đợt hạn hán từ năm 1968 - 1974 làm 100.000 người chết, phần lớn là trẻ

em và một đợt khác ít khắc nghiệt hơn vào năm 1982 - 1984 làm được xem là một trong những đợt hạn hán tồi tệ nhất trong lịch sử Những đợt hạn hán này và hệ quả sau đó là sự thoái hóa đất ngày nay, được hiểu một phần là do sự ấm lên của các biển nhiệt đới, một hiện tượng mà bản thân nó cũng xuất phát từ biến đổi khí hậu do con người gây ra

Khoảng 44% dân số Tây Phi làm nông nghiệp, phần lớn trong số đó là tự cung tự cấp Mặc dù khu vực có khí hậu đa dạng này phụ thuộc lớn vào nông nghiệp, những vùng thực sự được tưới tiêu ở đây lại nằm trong vùng được cấp nước ít nhất thế giới tính trên một đơn vị diện tích Mặc dù khu vực Sahel đã chứng kiến một sự “xanh hóa” trở lại từ sau đợt hạn hán vào giữa những năm 1980, thì khoảng 2,6% diện tích khu vực này vẫn có

tỉ lệ tăng dân số cao thứ hai thế giới (sau Trung Phi) Sự tăng dân số này kết hợp với sự vận động của khí hậu và tình trạng thoái hóa đất có thể dẫn tới: Giảm sản xuất nông nghiệp theo đầu người, bao gồm cả hăn nuôi gia súc, thiếu củi đun, giảm lượng mưa ở một

số khu vực kéo theo nền nông nghiệp dùng nước mưa và tưới tiêu, thiếu lương thực và nạn đói trong những năm hạn hán, luồng di cư ra thành thị hoặc tới những khu công nghiệp màu mỡ hơn, như những vùng mới mở gần đây ở khu vực Savannah

Trang 22

Hình1.3: Bản đồ biến đổi khí hậu ở khu vực Sahel [18]

Bản đồ phát họa sự suy giảm lượng nước chảy trên bề mặt dự đoán đến năm 2080 trên mật độ dân cư Lượng nước bề mặt là một chỉ số đo lượng nước sẳn có và lượng nước mưa chảy trên mặt đất sau quá trình bốc hơi, thoát hơi ở thực vật và bổ sung hơi ẩm cho đất Bản đồ giữa cho biết diện tích thích hợp cho canh tác dùng nước mưa Bản đồ phía bên phải cho biết sự phân bố đồng cỏ, một nguồn siinh kế quan trọng của khu vực Sahel

1.2.4 Đồng bằng sông Hằng

Tính cả sông Hằng và Bangladesh có bảy con sông lớn và hơn hai trăm con sông nhỏ, tất cả tạo nên vùng địa lý châu thổ đặc trưng của Bangladesh và lối sống của người dân nơi đây Hơn năm triệu người Bangladesh sống trong những vùng rất dễ bị tổn thương

Trang 23

bởi lốc xoáy và sóng thần và hơn một nửa dân số sống dọc theo 100 km bờ biển mà hầu hết chưa cao hơn mực nước biểm 12 m Lũ lụt đang khiến khoảng 500.000 người bị mất chổ ở mỗi năm Năm 2007, có hai có hai biến cố thời tiết đã tán phá đất nước này Một trận lụt làm 3.363 người chết và ảnh hưởng tới 10 triệu người khác, đồng thời làm giảm 13% sản lượng mùa màng Chỉ vài tháng sau đó, cơn lốc xoáy Sidr đã phá hủy 1,5 triệu ngôi nhà cùng nhiều vùng trồng trọt và rừng ngập mặn lớn, ảnh hưởng tới 30 trên tổng số

64 quận của cả nước

Luồng di cư tạm thời do lũ lụt và các thảm họa khác, thường là hướng tới Dhaka và các trung tâm đô thị khác, vừa được xem như một chiến lược ứng phó vừa là chiến lược sinh tồn để thoát khỏi sự xói mòn bờ sông, sự tàn phá của những cơn lốc xoáy và tình trạng mất an ninh lương thực

Hình 1.4: Bản đồ biến đổi khí hậu khu vực sông Hằng [18]

Bản đồ mô tả những vùng có mực nước biển dâng cao 1 và 2 mét (tương ứng là xanh nước biển sẫm và nhạt) trên bản đồ với mật độ dân cư với khu vực thành thị

Trang 24

được đánh dấu Bản đồ gốc trái phía trên cho biết những khu vực chịu ảnh hưởng của lốc xoáy nhiệt đới thường xuyên nhất trong đó mực nước biển dâng ít hơn phía đông nam của đồng bằng bị ảnh hưởng nhiều nhất Bản đồ ở gốc trái phía dưới cho biết diện tích bị ảnh hưởng bởi trận lụt năm 2007 Bản đồ ở giữa cho biết tình hình phân bố đất nông nghiệp Đồng bằng này có 8,5 triệu ha đất nông nghiệp, trong đó

486 ngàn ha sẽ bị nhấn chìm khi mực nước biển dâng lên 2 mét

1.2.5 Đồng bằng sông Nile

Ở Ai Cập, những hiện tượng diễn tiến chậm như nước biển dâng và sa mạc hóa đang tác động đến đồng bằng sông Nile Những vùng có khả năng sản xuất tốt nhất ở Ai Cập là đồng bằng sông Nile và thung lũng sông Nile (chiếm 3% tổng diện tích) Sự dâng lên của mực nước biển sẽ khiến dân cư vốn đang gia tăng nhanh chóng di chuyển đến những vùng đông đúc hơn Tình trạng sa mạc hóa và thoái hóa đất đang diễn ra ở những vùng rộng lớn phía Đông và phía Tây sông Nile Những vùng đất đó có thể trở thành hoang hóa bởi tác động kép của hai nhân tố liên quan đến biến đổi khí hậu là sa mạc hóa

và nước biển dâng Trong tương lai, hiện tượng nước dâng còn có thể ảnh hưởng thêm tới 16% dân số

Tổng diện tích các cồn cát và đất bị ảnh hưởng bởi sự xâm lấn của cát và đất bị ảnh hưởng bởi sự xâm lấn của cát ước tính xấp xỉ 800.000 ha Năng suất của đất hiện đã giảm khoảng 25% so với năng ban đầu Tốc độ xói mòn hàng năm ước tính là khoảng giữa 0,8 - 5,3 tấn/ha/năm Sa mạc hóa và thoái hóa đất đã khiến một bộ phận dân phải di cư trong nước để tìm kế sinh nhai

Trang 25

Hình 1.5: Bản đồ biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Nile [18]

Bản đồ mô tả những vùng có mực nước biển dâng cao 1 và 2 mét (tương ứng là xanh nước biển sẫm và nhạt) trên bản đồ với mật độ dân cư với khu vực thành thị được đánh dấu Bản đồ cũng cho biết biên giới của đồng bằng sông Nile Đồng bằng sông Nile nuôi sống 40,2 triệu người vào năm 2000, trong số đó 10,7 triệu người sống ở vùng sẽ bị nhấn chìm khi mực nước biển dăng lên 2 mét Bản đồ lồng thêm vào cho biết tình trạng phân bố đất nông nghiệp Đồng bằng có 1,5 triệu ha đất nông nghiệp trông đó 518 ngàn ha sẽ bị nhấn chìm khi mực nước biển dăng lên

2 mét

1.3 Biến đổi khí hậu Việt Nam

Trang 26

1.3.1 Biến đôi khí hậu ở Việt Nam

Theo Hiệp Hội Bảo Tồn Thiên Nhiên Quốc Tế (IUCN), Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia) là vùng bị ảnh hưởng nhất ở khu vực Đông Nam Á bởi hiện tượng nóng lên toàn cầu, cộng thêm sự biến đổi thủy tính dòng sông Cửu Long gây nên hiện tượng này và bởi con người

Nhiệt độ trong khoảng 50 năm qua (1951 – 2000), nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam đã tăng lên 0,70C Nhiệt độ trung bình năm của 4 thập kỷ gần đây (1961 – 2000) cao hơn trung bình năm của 3 thập kỷ trước đó (1931 – 1960) Nhiệt độ trung binh năm của thập kỷ 1991 – 2000 ở Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh đều cao hơn trung bình của thập kỷ (1931 – 1940) lần lượt là 0,8; 0,4 và 0,60C Năm 2007, nhiệt độ trung bình năm ở cả 3 nơi đều cao hơn trung bình của thập kỷ 1931 – 1940 là 0,8 – 1,30C và cao hơn thập kỷ 1991 – 2000: 0,4 – 0,50C

Theo Whetton (1994), vùng duyên hải Indonesia, Philippines, Việt Nam và Thái Lan nhiệt độ tiên đoán sẽ tăng hơn hiện nay khoảng 0,1 - 0,50C vào 2010 và tăng thêm 0,4

- 30C vào năm 2070 Tuy nhiên, trong nội địa vùng này, nhiệt độ sẽ tăng nhiều hơn, khoảng 0,3 - 0,70C vào 2010 và 1,1 - 4,50C vào năm 2070 Nhiệt độ trung bình hàng năm

ở Việt Nam gia tăng đáng kể trong ba thập niên qua, khoảng 0,320C kể từ 1970

Số đợt không khí lạnh ảnh hưởng tới Việt Nam đã giảm đi rõ rệt trong hai thập kỷ gần đây (cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI) Năm 1997 và 2007 chỉ có 15 – 16 đợt không khí lạnh bằng 56% trung bình nhiều năm Một biểu hiện dị thường nhất về khí hậu trong bối cảnh BĐKH toàn cầu là đợt không khí lạnh gây rét đậm, rét hại kéo dài trong tháng1

và tháng 2 năm 2008 gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp

Lượng mưa trên từng địa điểm, xu thế của biến đổi lượng mưa trung bình năm trong 9 thập kỷ vừa qua (1911 – 2000) không rõ rệt theo các thời kỳ và trên các vùng khác nhau, có giai đoạn tăng lên có giai đoạn hạ xuống Số ngày mưa phùn trung bình năm ở

Trang 27

Hà Nội giảm dần trong thập kỷ 1981 – 1990 và chỉ còn gần một nửa (15 ngày / năm) trong

10 năm gần đây

Vào những năm gần đây số cơn bão số cơn bão có cường độ mạnh nhiều hơn, vĩ đạo bão chuyển dịch dần về các vĩ độ phía nam và mùa bão kết thúc nặng hơn, nhiều cơn bão có quỹ đạo di chuyển dị thường hơn Do ảnh hưởng của biến động thời tiết trên toàn thế giới vì dòng El Nino và La Nina những trận mưa lớn và bão ngày càng khốc liệt hơn

Bảng1.2: Các trận lụt lớn ở Việt Nam qua các năm (1890 - 2006) [15]

Năm Các trận lụt xảy ra ở Việt Nam

1961 Trận lụt năm 1961 là trận lụt lớn nhất kể từ năm 1941 với mực nước

trên sông Hậu là 4,94m, sông Tiền tại Tân Châu là 5,28m

1966 Lụt ở Đồng bằng sông Cửu Long gây thiệt hại khoảng 20,1 triệu USD

1971

Một trận bão từ miền nam Trung Hoa gần Hồng Kông mang đến những trận mưa to trên các sông Thao, sông Lô và sông Đà làm vỡ đê sông Hồng và 100.000 người đã bị thiệt mạng

1996 Bão Frankie có gió to hơn 100km/giờ kèm với mưa to gây lũ lụt làm

100 người thiệt mạng, 194.000căn nhà bị hư hại, 177.000 ha bị úng

Trang 28

ngập

1997

Bão Lina cuối năm 1997 (11/1997) đổ bộ vào vùng duyên hải Nam bộ , gây thiệt hại về người và của ở 9 tỉnh, làm chết khoảng 3.000 người,

là trận bão khóc liệt nhất trong vòng 100 năm ở vùng này

1995 - 1999 Miền trung chịu ảnh hưởng của 13 cơn bão làm 1550 người chết, gây

thiệt hại 300 triệu USD

2000

Trận lụt tháng 10/2000 coi như là trận lụt thế kỷ ở vùng duyên hải Nam bộ, làm gần 1000 người chết ở địa phận Việt Nam và Campuchia, tổn thất tổng cộng khoảng 500 triệu USD

2001 Tháng 10/2001 trận lụt ở vùng biên giới Việt Nam và Campuchia đã

làm 80 người chết

2002 Bão Mekkhala (tiếng Thái có nghĩa là “thiên thần sấm sét”, Việt Nam

gọi là bão số 5) thổi vào miền Bắc gây thiệt hại đáng kể

2003 Ngày 15/11/2003 mưa lụt tại Quãng Nam đến Bình Thuận gây thiệt

hại khoảng 11,5 triệu USD cho hai tỉnh này

2005 - 2006 Triều cường tháng 3/2005 và 3/2006 đã gây vỡ đê và ngập lụt một số

quận Sài Gòn như Bình Thạnh, có nơi sâu tới 1,5m

Ngoài ra, Việt Nam chịu ảnh hưởng của rất nhiều những cơn bão, lũ lụt xảy ra hàng năm làm thiệt hại rất lớn về người và của

Nguồn: Biến đổi khí hậu và cơ chế phát triển sạch, Hà Nội, 2008

Hạn hán cũng trầm trọng và kéo dài hơn trước kia trên nhiều vùng lãnh thổ Việt Nam

Trang 29

Bảng 1.3: Các trận hạn hán ở Việt Nam qua các năm (1962 - 2005) [15]

Năm Các trận hạn hán ở Việt Nam

cây hoa màu

1993 Khoảng 175.000 ha ở miền Trung bị hạn trong số đó 35.000 ha bị chết

hoàn toàn, mất khoảng 150.000 tấn lương thực

1994 - 1995 Ở Đắc Lắc được xem là nặng nề nhất trong 50 năm, ảnh hưởng vào cà

phê khoảng 600 tỷ đồng và gây thiết nước sinh hoạt

1995 - 1996 Ở miền Bắc hạn hán tàn phá hoa màu khoảng 13.380 ha vùng Trung

2002 Hạn hán vào tháng 3,4/2002 đã làm khoảng 5.000 ha rừng U Minh

Thượng ở đồng bằng sông Cửu Long bị cháy rụi

2004 - 2005 Hạn hán xảy ra ở đồng bằng sông Cửu Long và cao nguyên Đắc Lắc

làm nguồn nước sử dụng hằng ngày cũng phải hạn chế

Nguồn: Biến đổi khí hậu và cơ chế phát triển sạch, Hà Nội, 2008

Độ ẩm không khí có khuynh hướng giảm ở Miền Nam, làm hiện tượng bốc hơi nước gia tăng, vì vậy sẽ gây hạn hán trầm trọng ở Miền Nam hơn Miền Bắc trong tương lai

Trang 30

Mực nước biển dâng cao ảnh hưởng triều cường nên nước biển xâm nhập sâu vào nội địa Riêng năm hạn hán 1993 - 1998, nước ngọt sông Cửu Long xuống thấp ở vùng Cà Mau, nên 1/3 diện tích Cà Mau bị nhiễm mặn 4% muối, không canh tác được Năm 1999 tại Bến Tre, Trà Vinh, Tiền Giang và Cà Mau khoảng 100.000 ha đất canh tác bị nhiễm mặn Đầu năm 2001 một số tỉnh đông bằng sông Cửu Long bị nước mặn xâm nhập trầm trọng Mực nước biển theo số liệu quan trắc trong khoảng 50 năm qua ở các trạm Cửa Ông và Hòn Dấu, mực nước biển trung bình đã tăng lên khoảng 20 cm

Đất canh tác ở Việt Nam bị sói mòn trầm trọng nhất là vùng đồi núi Đất sạt lở dọc

bờ sông và duyên hải trong vòng 10 năm nay do sóng, lụt gây ra do khi bờ biển bờ sông không có thảo mộc bảo vệ Chẳng hạn ở cửa sông Bồ Đề (Cà Mau) hơn 600 ha đất bị sạt

lở khi rừng ngập mặn bị phá vỡ

Ảnh hưởng vào động thực vật, sự đa dạng sinh học Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển, sinh tồn của động thực vật trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng đến tài nguyên và nông nghiệp của Việt Nam

Đồng bằng sông Mê Kông ( đồng bằng sông Cửu Long) Suy thoái môi trường, đặc biệt là những ảnh hưởng gây ra bởi lũ lụt là một tác nhân góp phần dẫn đến tình trạng mất chỗ ở và di cư khỏi khu vực nông thôn ở đồng bằng sông Cửu Long Đây là ngôi nhà chung của 18 triệu người, tương đương với 22% dân số Việt Nam Vùng châu thổ này cung cấp tới 40% diện tích đất canh tác và đóng góp hơn ¼ GDP của cả nước Lũ có ảnh hưởng quan trọng đến nền kinh tế và văn hóa của khu vực này, con người nơi đây sống chung với lũ và phụ thuộc vào các chu kỳ của lũ ở những giới hạn nhất định Những người sống chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp (nông dân trồng lúa) đặc biệt đẽ bị tổn thương khi những trận lụt liên tiếp phá hoại mùa màng Điều này có thể dẫn đến quyết định di cư tới một vùng đất mới để tìm nguồn sinh kế thay thế

Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn đã đưa ra kịch bản, nếu nước biển dâng cao thêm 1m, khoảng 70% diện tích đất ở đòng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bị xâm nhập mặn,

Trang 31

Bến Tre mất 1.131 km2 (50,1% diện tích ), Long An: 2.169km2 (49,4%), Trà Vinh: 1.021km2 (gần 45,7%), Sóc Trăng: 1.425km2 (43,7%), Vĩnh Long: 606km2 (39,7%), Tp.Hồ Chí Minh: 826km2(43,0%), …Minh chứng cho các hiện tượng biến đổi khí hậu (BĐKH) xảy ra, tỉnh Kiên Giang cho biết, rừng ngập mặn đã bị hủy hoại đến 25% diện tích, đất canh tác đang bị thu hẹp dần, đê biển sạt lở Đáng lo hơn, xâm nhập mặn đã vào sâu đến 60km làm giảm sản lượng nông nghiệp; nuôi trồng thủy sản cũng bị ảnh hưởng Ở kịch bản nước dâng 1m, 66% diện tích đồng bằng của tỉnh bị ngập, 50% dân số của tỉnh phải chịu ảnh hưởng

Hình1.6: Bản đồ biến đổi khí hậu đồng bằng sông Mê Kông (ĐBSCL) [18]

Bản đồ mô tả những vùng có mực nước biển dâng cao 1 và 2 mét (tương ứng là xanh nước biển sẫm và nhạt) trên bản đồ với mật độ dân cư với khu vực thành thị được đánh dấu Đồng bằng sông Mê Kông nuôi sống 28,5 triệu dân vào năm 2000, trong đó 14,2 triệu dân đang sống trong vùng sẽ bị nhấn chìm khi mực nước biển dâng lên 2 mét Bản đồ ở gốc trái phía trên cho biết diện tích bị lụt trong năm 2000 khi những trận gió mùa bất thường trên diện rộng nhấn chìm gần 800.000km2 đất ở

Trang 32

Campuchia, Việt Nam, Thái Lan, Lào Bản đồ phía dưới cho biết tình trạng phân

bố đất nông nghiệp Đồng bằng sông Mê Kông có 3 triệu ha đất nông nghiệp, trong

đó 1,4 triệu ha sẽ bị nhấn chìm khi mực nước biển tăng lên 2 mét

Việt Nam đang đối mặt với nhiều tác động của BĐKH bao gồm tác động đến cuộc sống, sinh kế, tài nguyên thiên nhiên, cấu trúc xã hội, hạ tầng kỹ thuật và nền kinh tế Việt Nam được đánh giá là một trong năm quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH và mực nước biển dâng Những lĩnh vực/ đối tượng được đánh giá dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu bao gồm: Nông nghiệp và an ninh lương thực, tài nguyên nước, sức khỏe, nơi cư trú nhất là ven biển và miền núi

Bảng 1.4: Các đối tượng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu [15]

Cộng đồng dễ bị tổn thương

Sự gia tăng

nhiệt độ

 Vùng núi: Đông Bắc, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

 Tài nguyên nước

 Năng lượng (sản xuất và tiêu thụ)

 Nông nghiệp và an ninh lương thực

 Thủy sản

 Các hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học

 Dân cư ven biển, nhất là nông dân nghèo, ngư dân

 Người gìa, phụ

nữ, trẻ em

Trang 33

Cửu Long, sông Hồng, ven biển Trung Bộ)

nước: đồng bằng và ven biển Bắc Bộ, ĐBSCL, ven biển Trung Bộ)

 Vùng núi: Tây Bắc,

Trung Bộ và Tây Nguyên

 Nông nghiệp và an ninh lương thực

 Thủy sản

 Giao thông vận tải

 Tài nguyên nước

 Hạ tầng kỹ thuật

 Nơi cư trú

 Sức khỏe và đời sống

 Thương mại và du lịch

 Dân cư ven biển

 Dân cư miền núi, nhất là dân tộc thiểu số

Trang 34

 Đồng bằng và trung

du Bắc Bộ

 Đồng bằng sông Cửu Long

 Tây Nguyên

 Nông nghiệp và an ninh lương thực

 Tài nguyên nước

 Năng lượng (thủy điện)

 Giao thông đường thủy

 Sức khỏe và đời sống

 Nông dân, nhất là các dân tộc thiểu

Nguồn: Biến đổi khí hậu và cơ chế phát triển sạch, Hà Nội, 2008

Ghi chú: (*) Các hiện tượng cự đoan khác gồm: Các đợt nắng nóng và số ngày nắng nóng, các đợt rét và số ngày rét đậm, rét hại, mưa cực lớn, dông, lốc,…

Bảng 1.5: Tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng [15]

Nước biển dâng

Bão và áp thấp nhiệt đới

Lũ lụt Hạn hán

Các hiện tượng khí hậu cực

Trang 35

Giao thông

Tài

nguyên

nước

Trang 36

sinh học

Nguồn: Biến đổi khí hậu và cơ chế phát triển sạch, Hà Nội, 2008

Ghi chú: (*) Các hiện tượng cự đoan khác gồm: Các đợt nắng nóng và số ngày nắng nóng, các đợt rét và số ngày rét đậm, rét hại, mưa cực lớn, dông, lốc,…

1.3.2 Kịch bản biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Các kịch bản phát thải khí nhà kính được chọn để tính toán xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam là kịch bản phát thải thấp (kịch bản B1), kịch bản phát thải trung bình của nhóm các kịch bản phát thải trung bình (kịch bản B2) và kịch bản phát thải trung bình của nhóm các kịch bản phát thải cao (kịch bản A2)

Các kịch bản biến đổi khí hậu đối với nhiệt độ và lượng mưa được xây dựng cho bảy vùng khí hậu của Việt Nam: Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ Thời kỳ dùng để so sánh là 1980 – 1999

Về nhiệt độ:

 Nhiệt độ về mùa đông có thể tăng nhanh hơn nhiệt độ vào mùa hè ở tất cả các vùng khí hậu của nước ta Nhiệt độ ở các vùng khí hậu phí Bắc có thể tăng nhanh hơn so với các vùng ở phía Nam

 Theo kịch bản phát thải thấp (B1): vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm ở các vùng khí hậu phía Bắc có thể tăng so với trung bình thời kỳ 1980 – 1999 khoảng từ 1,6 – 1,90C và ở các vùng khí hậu phía Nam tăng ít hơn chỉ khoảng 1,1 – 1,40C

Bảng 1.6 – Mức tăng nhiệt độ trung bình năm ( 0 C) so với thời kỳ 1980 -1999 theo kịch bản phát thải thấp (B1) [6]

Vùng

Các mốc thời gian của thế kỷ 21

2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100

Trang 37

Nguồn: Kịch bản BĐKH, nước biển dâng cho Việt Nam

 Theo kịch bản phát thải trung bình (B2): vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm

có thể tăng lên 2,60C ở Tây Bắc, 2,50C ở Đông Bắc, 2,40C ở đồng bằng Bắc Bộ, 2,80C

ở Bắc Trung Bộ, 1,90C ở Nam Trung Bộ, 1,60C ở Tây Nguyên và 2,00C ở Nam Bộ so với trung bình thời kỳ 1980 – 1999

Bảng 1.7 – Mức tăng nhiệt độ trung bình năm ( 0 C) so với thời kỳ 1980 -1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) [6]

Trang 38

Tây Nguyên 0,3 0,5 0,6 0,8 1,0 1,2 1,4 1,5 1,6

Nguồn: Kịch bản BĐKH, nước biển dâng cho Việt Nam

 Theo kịch bản phát thải cao (A2): Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm ở các vùng khí hậu phía Bắc có thể tăng so với trung bình thời kỳ 1980 – 1999 khoảng 3,1 đến 3,60C, trong đó Tây Bắc là 3,30C, Đông Bắc là 3,20C, Đồng bằng Bắc Bộ là 3,10C

và Bắc Trung Bộ là 2,40C Mức tăng trung bình năm của các vùng khí hậu phía Nam

là 2,40C ở Nam Trung Bộ, 2,10C ở Tây Nguyên và 2,60C ở Nam Bộ (bảng 2.4)

Bảng 1.8 – Mức tăng nhiệt độ trung bình năm ( 0 C) so với thời kỳ 1980 -1999 theo kịch bản phát thải cao (A2) [6]

Trang 39

 Lượng mưa mùa khô có thể giảm ở hầu hết các vùng khí hậu của nước ta, đặc biệt là các vùng khí hậu phía Nam Lượng mưa vào màu mưa và tổng lượng mưa có thể tăng

ở tất cả các vùng khí hậu

 Theo kịch bản phát thải thấp (B1): Vào cuối thế kỷ 21, lượng mưa năm có thể tăng khoảng 5% ở Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và từ 1 – 2% ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ so với trung bình thời kỳ 1980 – 1999

Bảng 1.9 – Mức thay đổi lượng mưa năm (%)so với thời kỳ 1980 -1999 theo kịch bản phát thải thấp (B1) [6]

Nguồn: Kịch bản BĐKH, nước biển dâng cho Việt Nam

 Theo kịch bản phát thải trung bình (B2): Vào cuối thế kỷ 21, lượng mưa năm có thể tăng khoảng 7 – 8% ở Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và từ 2 – 3% ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ so với trung bình thời kỳ 1980 – 1999

Trang 40

Bảng 1.10 – Mức thay đổi lượng mưa năm (%)so với thời kỳ 1980 -1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) [6]

Nguồn: Kịch bản BĐKH, nước biển dâng cho Việt Nam

 Theo kịch bản phát thải cao (A2): Vào cuối thế kỷ 21, lượng mưa năm có thể tăng khoảng 9 - 10% ở Tây Bắc, Đông Bắc, 10% Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, từ 4 - 5% ở Nam Trung Bộ và khoảng 2% ở Tây Nguyên, Nam Bộ so với trung bình thời kỳ

Ngày đăng: 17/06/2014, 20:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban soạn thảo chương trình – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (11/01/2008), Đề cương xây dựng chương trình hành động giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hội thảo hướng tới Chương trình hành động của ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhằm giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề cương xây dựng chương trình hành động giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2008), Quyết định số 543/QĐ – BNN – KHCN về việc ban hành kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2011 – 2015 và tầm nhìn đến 2050 5. Bộ Tài nguyên Môi trường (07/2008), Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó biến đổi khí hậu, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 543/QĐ – BNN – KHCN về việc ban hành kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2011 – 2015 và tầm nhìn đến 2050 "5. Bộ Tài nguyên Môi trường (07/2008), "Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó biến đổi khí hậu
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Năm: 2008
6. Bộ Tài Nguyên và Môi trường (06/2009), Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam
7. Đào Xuân Học (31/07/2009), Kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hội thảo Việt Nam thích ứng với Biến đổi khí hậu, Hội An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn
8. GS.TSKH Lê Huy Bá (2009), Môi trường khí hậu biến đổi - Mối hiểm họa, Nhà xuất bản ĐHQG TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Môi trường khí hậu biến đổi - Mối hiểm họa
Tác giả: GS.TSKH Lê Huy Bá
Nhà XB: Nhà xuất bản ĐHQG TP.HCM
Năm: 2009
9. PGS.TS. Nguyễn Cửu Khoa (2011), Đề án nghiên cứu xây dựng mô hình thích ứng BĐKH cấp huyện khu vực Nam Bộ, Viện Công nghệ hóa học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề án nghiên cứu xây dựng mô hình thích ứng BĐKH cấp huyện khu vực Nam Bộ
Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Cửu Khoa
Năm: 2011
10. Nguyễn Minh Giám - Lê Thị Xuân Lan, (2011), Hội nghị Khoa học công nghệ và các giải pháp thích ứng với BĐKH khu vực Nam Bộ, Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội nghị Khoa học công nghệ và các giải pháp thích ứng với BĐKH khu vực Nam Bộ
Tác giả: Nguyễn Minh Giám - Lê Thị Xuân Lan
Năm: 2011
11. TS. Nguyễn Ngọc Đệ - Trường Đại học Cần Thơ - Viện nghiên cứu phát triển ĐBSCL (2009), Giáo trình cây lúa, Nhà xuất bản ĐHQG, Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình cây lúa
Tác giả: TS. Nguyễn Ngọc Đệ - Trường Đại học Cần Thơ - Viện nghiên cứu phát triển ĐBSCL
Nhà XB: Nhà xuất bản ĐHQG
Năm: 2009
13. GS.TS Nguyễn Văn Luật (2009), Cây lúa Việt Nam (Tập II), NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây lúa Việt Nam (Tập II)
Tác giả: GS.TS Nguyễn Văn Luật
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2009
14. Phan Huy Thông – Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (14 – 15/08/2008), Tác động của biến đổi khí hậu đến ngành trồng trọt, chăn nuôi và kế hoạch thích ứng, giảm nhẹ, Hội thảo lần 1: “Xây dựng kế hoạch phòng tránh, khắc phục hậu quả thiên tai, ứng phó và giảm nhẹ tác động do biến đổi khí hậu”, Đồ Sơn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động của biến đổi khí hậu đến ngành trồng trọt, chăn nuôi và kế hoạch thích ứng, giảm nhẹ", Hội thảo lần 1: “Xây dựng kế hoạch phòng tránh, khắc phục hậu quả thiên tai, ứng phó và giảm nhẹ tác động do biến đổi khí hậu
15. Phạm Đức Úy, Lê Thị Hồng Trân, Lưu Đức Hải (2008), Biến đổi khí hậu và cơ chế phát triển sạch, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biến đổi khí hậu và cơ chế phát triển sạch
Tác giả: Phạm Đức Úy, Lê Thị Hồng Trân, Lưu Đức Hải
Năm: 2008
18. Trung tâm Con người và Thiên nhiên (2009), Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lên tình trạng di cư và mất chỗ ở của con người, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lên tình trạng di cư và mất chỗ ở của con người
Tác giả: Trung tâm Con người và Thiên nhiên
Năm: 2009
19. UBND Huyện Cần Đước – Phòng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn (2009), Quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn huyện Cần Đước, tỉnh Long An đến năm 2015 và định hướng năm 2020, Cần Đước Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn huyện Cần Đước, tỉnh Long An đến năm 2015 và định hướng năm 2020
Tác giả: UBND Huyện Cần Đước – Phòng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn
Năm: 2009
20. UBND Tỉnh Long An - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Long An (2008), Kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Cần Đước đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, Long An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Cần Đước đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020
Tác giả: UBND Tỉnh Long An - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Long An
Năm: 2008
21. Cục thống kê Long An – Chi cục thống kê huyện Cần Đước (2011), Niên Giám thống kê, Cần Đước.TRANG WED Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên Giám thống kê
Tác giả: Cục thống kê Long An – Chi cục thống kê huyện Cần Đước
Năm: 2011
22. Phòng Quản lý nước – Chi cục Thủy lợi & phòng chống lụt bão tỉnh Long An. http://pctt.longan.gov.vn/index.php?option=com_content&task=blogcategory&id=22&Itemid=53&limit=26&limitstart=104 Link
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2011), Chỉ thị số 809/CT – BNN – KHCN về việc lồng ghép biến đổi khí hậu vào xây dựng, thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án phát triển ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, giai đoạn 2011 – 2015 Khác
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2008), Quyết định số 2730/QĐ-BNN- KHCN, Ban hành Khung Chương trình hành động thích ứng với biến đổi khí hậu của ngành Nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2008 – 2020 Khác
16. Phạm Trung Nghĩa (2010), Nghiên cứu chọn tạo giống lúa chịu mặn và phẩm chất tốt cho ĐBSCL và phía Bắc.Thuyết minh tổng thể đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, viện lúa ĐBSCL Khác
17. Tô Văn Trường – Viện Quy hoạch Thủy Lợi miền Nam (02 – 03/10/2008), Tác động của biến đổi khí hậu đến thiên tai và giải pháp ứng phó cho khu vực đồng bằng Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Phân bố độ sâu lũ tại thời điểm lũ mở rộng nhất với  hai kịch bản “hiện  tại”(2000s) và “tương lai” (2090s) ở Đồng bằng sông Cửu Long - khảo sát ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành nông nghiệp trồng lúa và giải pháp thích ứng ở huyện cần đước, tỉnh long an
Hình 1 Phân bố độ sâu lũ tại thời điểm lũ mở rộng nhất với hai kịch bản “hiện tại”(2000s) và “tương lai” (2090s) ở Đồng bằng sông Cửu Long (Trang 3)
Hình 2: So sánh phân bố thời đoạn sản xuất lúa tiềm năng giữa hai kịch bản ở Đồng  bằng sông Cửu Long - khảo sát ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành nông nghiệp trồng lúa và giải pháp thích ứng ở huyện cần đước, tỉnh long an
Hình 2 So sánh phân bố thời đoạn sản xuất lúa tiềm năng giữa hai kịch bản ở Đồng bằng sông Cửu Long (Trang 4)
Hình 3 : Bản đồ huyện Cần Đước - khảo sát ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành nông nghiệp trồng lúa và giải pháp thích ứng ở huyện cần đước, tỉnh long an
Hình 3 Bản đồ huyện Cần Đước (Trang 6)
Bảng 1.1: Bảng dự đoán một số khu vực bị tác động bởi biến đổi khí hậu của thế  giới. [15] - khảo sát ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành nông nghiệp trồng lúa và giải pháp thích ứng ở huyện cần đước, tỉnh long an
Bảng 1.1 Bảng dự đoán một số khu vực bị tác động bởi biến đổi khí hậu của thế giới. [15] (Trang 13)
Hình 1.4: Bản đồ biến đổi khí hậu khu vực sông Hằng  [18] - khảo sát ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành nông nghiệp trồng lúa và giải pháp thích ứng ở huyện cần đước, tỉnh long an
Hình 1.4 Bản đồ biến đổi khí hậu khu vực sông Hằng [18] (Trang 23)
Hình 1.5: Bản đồ biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Nile [18] - khảo sát ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành nông nghiệp trồng lúa và giải pháp thích ứng ở huyện cần đước, tỉnh long an
Hình 1.5 Bản đồ biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Nile [18] (Trang 25)
Bảng 1.4: Các đối tượng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu. [15] - khảo sát ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành nông nghiệp trồng lúa và giải pháp thích ứng ở huyện cần đước, tỉnh long an
Bảng 1.4 Các đối tượng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu. [15] (Trang 32)
Bảng 1.5: Tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. [15] - khảo sát ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành nông nghiệp trồng lúa và giải pháp thích ứng ở huyện cần đước, tỉnh long an
Bảng 1.5 Tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. [15] (Trang 34)
Bảng  1.7  –  Mức  tăng  nhiệt  độ  trung  bình  năm  ( 0 C)  so  với  thời  kỳ  1980  -1999  theo  kịch  bản phát thải trung bình (B2) [6] - khảo sát ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành nông nghiệp trồng lúa và giải pháp thích ứng ở huyện cần đước, tỉnh long an
ng 1.7 – Mức tăng nhiệt độ trung bình năm ( 0 C) so với thời kỳ 1980 -1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) [6] (Trang 37)
Bảng  1.8  –  Mức  tăng  nhiệt  độ  trung  bình  năm  ( 0 C)  so  với  thời  kỳ  1980  -1999  theo  kịch  bản phát thải cao (A2) [6] - khảo sát ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành nông nghiệp trồng lúa và giải pháp thích ứng ở huyện cần đước, tỉnh long an
ng 1.8 – Mức tăng nhiệt độ trung bình năm ( 0 C) so với thời kỳ 1980 -1999 theo kịch bản phát thải cao (A2) [6] (Trang 38)
Bảng 1.11 – Mức thay đổi lượng mưa năm (%) so với thời kỳ 1980 -1999 theo kịch bản  phát thải cao (A2) [6] - khảo sát ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành nông nghiệp trồng lúa và giải pháp thích ứng ở huyện cần đước, tỉnh long an
Bảng 1.11 – Mức thay đổi lượng mưa năm (%) so với thời kỳ 1980 -1999 theo kịch bản phát thải cao (A2) [6] (Trang 40)
Bảng 1.12 – Mực nước biển dâng (cm) so với thời kỳ 1980 – 1999 [6] - khảo sát ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành nông nghiệp trồng lúa và giải pháp thích ứng ở huyện cần đước, tỉnh long an
Bảng 1.12 – Mực nước biển dâng (cm) so với thời kỳ 1980 – 1999 [6] (Trang 41)
Hình 2.1: Bản đồ địa giới hành chính huyện CầnĐước – tỉnh Long An [20] - khảo sát ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành nông nghiệp trồng lúa và giải pháp thích ứng ở huyện cần đước, tỉnh long an
Hình 2.1 Bản đồ địa giới hành chính huyện CầnĐước – tỉnh Long An [20] (Trang 49)
Bảng 2.1: Độ mặn đạt chất lượng nước tại các nơi trong đợt triều cường năm 2012 [22] - khảo sát ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành nông nghiệp trồng lúa và giải pháp thích ứng ở huyện cần đước, tỉnh long an
Bảng 2.1 Độ mặn đạt chất lượng nước tại các nơi trong đợt triều cường năm 2012 [22] (Trang 54)
Bảng 2.3: Phân loại và thống kê diện tích các loại đất của huyện  [20] - khảo sát ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành nông nghiệp trồng lúa và giải pháp thích ứng ở huyện cần đước, tỉnh long an
Bảng 2.3 Phân loại và thống kê diện tích các loại đất của huyện [20] (Trang 58)
Hình 2.2: Sông Vàm Cỏ Đông                                           Nguồn: Ảnh tư liệu khảo sát - khảo sát ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành nông nghiệp trồng lúa và giải pháp thích ứng ở huyện cần đước, tỉnh long an
Hình 2.2 Sông Vàm Cỏ Đông Nguồn: Ảnh tư liệu khảo sát (Trang 61)
Hình 2.3: Cầu Nổi – Sông Vàm Cỏ                                   Nguồn: Ảnh tư liệu khảo sát - khảo sát ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành nông nghiệp trồng lúa và giải pháp thích ứng ở huyện cần đước, tỉnh long an
Hình 2.3 Cầu Nổi – Sông Vàm Cỏ Nguồn: Ảnh tư liệu khảo sát (Trang 62)
Hình 2.4: Bản đồ dự báo vùng chịu tác động ô nhiễm nước mặt huyện Cần  Đước. [20] - khảo sát ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành nông nghiệp trồng lúa và giải pháp thích ứng ở huyện cần đước, tỉnh long an
Hình 2.4 Bản đồ dự báo vùng chịu tác động ô nhiễm nước mặt huyện Cần Đước. [20] (Trang 63)
Bảng 2.4: Các đơn vị hành chính của huyện Cần Đước (năm 2006). - khảo sát ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành nông nghiệp trồng lúa và giải pháp thích ứng ở huyện cần đước, tỉnh long an
Bảng 2.4 Các đơn vị hành chính của huyện Cần Đước (năm 2006) (Trang 67)
Bảng 2.6: Diện tích lúa cả năm phân theo xã. Đơn vị tính: ha - khảo sát ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành nông nghiệp trồng lúa và giải pháp thích ứng ở huyện cần đước, tỉnh long an
Bảng 2.6 Diện tích lúa cả năm phân theo xã. Đơn vị tính: ha (Trang 76)
Bảng 2.7: Tình hình sản xuất lúa huyện cần Đước thời kỳ 2001 – 2010 - khảo sát ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành nông nghiệp trồng lúa và giải pháp thích ứng ở huyện cần đước, tỉnh long an
Bảng 2.7 Tình hình sản xuất lúa huyện cần Đước thời kỳ 2001 – 2010 (Trang 78)
Hình 3.2: Biểu đồ thể hiện sự quan tâm của người dân về vấn đề môi trường. - khảo sát ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành nông nghiệp trồng lúa và giải pháp thích ứng ở huyện cần đước, tỉnh long an
Hình 3.2 Biểu đồ thể hiện sự quan tâm của người dân về vấn đề môi trường (Trang 99)
Hình 3.5: Biểu đồ thể hiện sự nhận thức của người dân về việc sinh hoạt hằng ngày có  ảnh hưởng đến vấn đề BĐKH - khảo sát ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành nông nghiệp trồng lúa và giải pháp thích ứng ở huyện cần đước, tỉnh long an
Hình 3.5 Biểu đồ thể hiện sự nhận thức của người dân về việc sinh hoạt hằng ngày có ảnh hưởng đến vấn đề BĐKH (Trang 101)
Hình 3.6: Biểu đồ thể hiện sự nhận thức của người dân về những ảnh hưởng của BĐKH  đến sản xuất nông nghiệp - khảo sát ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành nông nghiệp trồng lúa và giải pháp thích ứng ở huyện cần đước, tỉnh long an
Hình 3.6 Biểu đồ thể hiện sự nhận thức của người dân về những ảnh hưởng của BĐKH đến sản xuất nông nghiệp (Trang 101)
Hình 3.7: Biểu đồ thể hiện sự nhận định của người dân về ảnh hưởng của sự thay đổi  thời tiết lên cây lúa trong 5 năm vừa qua của địa phương - khảo sát ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành nông nghiệp trồng lúa và giải pháp thích ứng ở huyện cần đước, tỉnh long an
Hình 3.7 Biểu đồ thể hiện sự nhận định của người dân về ảnh hưởng của sự thay đổi thời tiết lên cây lúa trong 5 năm vừa qua của địa phương (Trang 102)
Hình 3.9: Biểu đồ thể hiện nhu cầu cần các thông tin của người dân về BĐKH . - khảo sát ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành nông nghiệp trồng lúa và giải pháp thích ứng ở huyện cần đước, tỉnh long an
Hình 3.9 Biểu đồ thể hiện nhu cầu cần các thông tin của người dân về BĐKH (Trang 103)
Hình phụ lục 4: Đất trồng hoa màu và đất trồng lúa vào mùa khô  ở huyện Cần Đước,  tháng 02 năm 2012 - khảo sát ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành nông nghiệp trồng lúa và giải pháp thích ứng ở huyện cần đước, tỉnh long an
Hình ph ụ lục 4: Đất trồng hoa màu và đất trồng lúa vào mùa khô ở huyện Cần Đước, tháng 02 năm 2012 (Trang 119)
Hình phụ lục 3: Chuyển dịch cơ cấu cây trồng từ cây lúa sang cây hoa màu, vào mùa  khô nguồn nước cạn kiệt dùng hệ thống tưới là các giếng khoan gia đình hoặc bơm từ  sông vào, ở xã Phước Vân, huyện Cần Đước, năm 2012 - khảo sát ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành nông nghiệp trồng lúa và giải pháp thích ứng ở huyện cần đước, tỉnh long an
Hình ph ụ lục 3: Chuyển dịch cơ cấu cây trồng từ cây lúa sang cây hoa màu, vào mùa khô nguồn nước cạn kiệt dùng hệ thống tưới là các giếng khoan gia đình hoặc bơm từ sông vào, ở xã Phước Vân, huyện Cần Đước, năm 2012 (Trang 119)
Hình phu lục 5: Kênh Rạch Đào - Đường đê sông Vàm Cỏ, huyện Cần Đước, tỉnh Long  An. Năm 2012 - khảo sát ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành nông nghiệp trồng lúa và giải pháp thích ứng ở huyện cần đước, tỉnh long an
Hình phu lục 5: Kênh Rạch Đào - Đường đê sông Vàm Cỏ, huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Năm 2012 (Trang 120)
Hình phụ lục 6: Thủy triều lúc 9:40 sáng ngày 12/02/2012  ở Cầu Nổi, trên sông Vàm  Cỏ, huyện Cần Đước, tỉnh Long An - khảo sát ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành nông nghiệp trồng lúa và giải pháp thích ứng ở huyện cần đước, tỉnh long an
Hình ph ụ lục 6: Thủy triều lúc 9:40 sáng ngày 12/02/2012 ở Cầu Nổi, trên sông Vàm Cỏ, huyện Cần Đước, tỉnh Long An (Trang 120)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w