2.4.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp
Trên địa bàn huyện Cần Đước có 6 nhóm đất có thể phân loại như sau:
Nhóm phù sa.
Diện tích 5.060,84 ha, chiếm 23,23% tổng diện tích tự nhiên của huyện. Bao gồm hai loại đất:
Đất phù sa đã phát triển điển hình bão hòa nước ngắn trong năm: Diện tích 4.941
ha, chiếm 22,68% diện tích của huyện và phân bố tập trung ở phía Bắc huyện. Đây là loại đất phát triển từ vật liệu phù sa mới có địa hình khá cao, tầng đất sâu, có tính cơ học khá cao, hàm lượng dinh dưỡng khá, nhôm trao đổi và hàm lượng axít tổng số trong các tầng đất biến động từ thấp đến rất thấp, thoát nước tốt. Hiện nay, trên loại đất này chủ yếu sử
dụng trồng 3 vụ lúa/ năm.
Đất phù sa đang phát triển điển hình: Diện tích 120 ha, chiếm 0,55% diện tích của
huyện và phân bố xen lẫn với loại đất trên ở vùng phía Bắc và một phần phía Đông huyện. Đây là loại đất phát triển từ vật liệu phù sa mới có địa hình trung bình đến khá cao. Độ phì nhiêu của đất tương đối khá và tính cơ học khá, nhưng độ phát triển của phẫu diện yếu hơn loại đất trên (độ thuần thục của đất đã chấm dứt hơn).
Nhóm đất phù sa nhiễm mặn.
Trang 69 / 128
Đất phù sa đã phát triển điển hình bão hòa nước ngắn trong năm, nhiễm mặn: Diện
tích 2.403 ha, chiếm 11,0% diện tích của huyện và phân bố chủ yếu ở vùng phía Bắc và trung tâm của huyện. Đây là loại đất phù sa nhiễm mặn có diện tích lớn nhất trong các loại đất nhiễm mặn của huyện, có tính chất cơ học khá cao, hàm lượng dinh dưỡng khá, thoát nước tốt, nhưng bị nhiễm mặn trong mùa khô. Do đó, trong sản xuất cần có các biện pháp để duy trì độ ẩm của đất trong mùa khô, hạn chế bốc mặn gây ảnh hưởng xấu đến cây
trồng.
Đất phù sa đang phát triển điển hình, nhiễm mặn: Diện tích 1.674ha, chiếm 7,7%
diện tích của huyện và phân bố rải rác ở vùng phía Nam và phía Đông huyện. Đất có độ
phì tự nhiên tương đối khá, địa hình từ trung bình đến khá cao và thường bị nhiễm mặn
trong mùa khô. Cần chú ý việc duy trì độ ẩm đất trong mùa khô.
Đất phù sa đang phát triển điển hình, thoáng khí, nhiễm mặn: Diện tích 106 ha
chiếm 0,5% diện tích của huyện và phân bố chủ yếu ở vùng phía Đông Nam huyện. Đất
có thành phần lý hóa tương tự như đất phù sa đang phát triển điển hình, nhiễm mặn, nhưng trong phẫu diện độ thoáng khí cao, phẫu diện có mật độ các đốm rỉ và tế khổng khá
nhiều.
Nhóm đất phèn hoạt động.
Diện tích 601 ha, chiếm 2,76% diện tích tự nhiên của huyện, gồm hai loại đất chính:
Đất phèn hoạt động khá nặng, tầng phèn xuất hiện ở 50 – 60 cm: Diện tích 434ha,
chiếm 2.0% diện tích của huyện và phân bố chủ yếu ở vùng phía Bắc dọc theo sông Vàm Cỏ Đông và một phần quanh Rạch Chanh (phía Bắc huyện). Đất đang phát triển, tầng đất
mặt ít được tích lũy chất hữu cơ, có tính cơ học kém. Do tầng đất chứa vật liệu sinh phèn từ mặt đất (50 – 60cm) nên đất có nhiều độc tố làm ảnh hưởng đến sự phát triển của nhiều
loại cây trồng khi tầng đất bị oxy hóa, thoát nước từ trung bình đến kém.
Đất phèn hoạt nặng điển hình: Diện tích 167 ha, chiếm 0,8% diện tích của huyện và phân bố ở các địa hình thấp, ở vùng phía Tây Bắc dọc theo sông Vàm Cỏ Đông. Đất có
Trang 70 / 128
tính cơ học kém, thoát nước kém. Trên loại đất này, hiện nay đa phần là trồng bàng hoặc
bị bỏ hoang, chỉ ở gần kênh chủ động được nước mới được sử dụng trồng lúa 1 vụ/năm.
Nhóm đất phèn tiềm tàng.
Diện tích 798,85 ha, chiếm 3,67% diện tích tự nhiên. Gồm 03 loại đất chính:
Đất tiềm tàng sâu, tầng chứa vật liệu sinh phèn 120 – 150 cm: Diện tích 520 ha,
chiếm 2,39% diện tích của huyện và phân bố ở vùng phía bắc và Tây Bắc huyện. Đất phát
triển khá sâu, tầng đất mặt ít được tích lũy chất hữu cơ, có tính cơ học và thoát nước trung
bình, tầng đất chứa vật liệu sinh phèn ở độ sâu trên 120 cm. Do đó, chỉ khi mực nước
ngầm xuống dưới tầng đất này mới sinh bốc phèn. Tầng đất mặt có hàm lượng chất hữu cơ và đạm khá giàu, hàm lượng độc tố như nhôm, sắt tự do thấp nên tương đối phù hợp cho
cây trồng sinh trưởng và phát triển khi ta giữ được nước ngầm ở trên tầng vật liệu sinh
phèn.
Đất phèn tiềm tàng trung bình, tầng chứa vật liệu sinh phèn 80 – 120cm: Diện tích
260 ha, chiếm 1,2% diện tích của huyện và phân bố rải rác ở vùng phía Bắc và Tây Bắc
huyện. Nhìn chung, đặc điểm lý hóa của đất này cũng tương tự như loại đất phèn tiềm năng trên, chỉ khác là tầng đất chứa vật liệu sinh phèn ở nông hơn (80 – 120 cm). Do đó,
nếu mức nước ngầm xuống dưới 80 cm sẽ gây ra phèn hóa, tạo ra nhiều độc tố cho cây
trồng.
Đất phèn tiềm tàng cạn, tầng sinh phèn 50 – 80 cm: Diện tích rất ít gần 20 ha và phân bố cục bộ ở vùng phía Bắc huyện. Đất phát triển kém, tính cơ học và thoát nước
trung bình. Do tầng đất chứa vật liệu sinh phèn nông, nên nguy cơ dễ bị oxy hóa, làm tầng đất mặn bị phèn gây khó khăn cho sản xuất.
Nhóm đất phèn tiềm tàng nhiễm mặn.
Trang 71 / 128
Đất phèn tiềm tàng sâu, tầng chứa vật liệu sinh phèn 120 – 150 cm: Diện tích 2.639
ha, chiếm 12,1% diện tích của huyện và phân bố chủ yếu ở vùng phía Nam, Đông Nam
huyện rải rác dọc theo sông Rạch cát. Đặc điểm của loại đất này giống như đất phèn tiềm
tàng sâu, song khác là còn bị nhiễm mặn trong mùa khô. Do đó, trong sản xuất cần có các
biện pháp để duy trì độ ẩm của đất trong mùa khô, hạn chế bốc mặn gây ảnh hưởng xấu đến cây trồng.
Đất phèn tiềm tàng trung bình, tầng chứa vật liệu sinh phèn 80 – 120 cm, nhiễm
mặn: Diện tích 1.940 ha, chiếm 8,9% diện tích của huyện và phân bố chủ yếu ở vùng phía
Đông Nam huyện. Các đặc tính chính của loại đất này giống như loài đất phèn tiềm tàng cạn, rất nhiều nguy cơ bị nhiễm phèn tàng mặt. Ngoài ra, đất còn thường bị nhiễm mặn
trong mùa khô.
Đất phèn tiềm tầng tần sâu, chưa phát triển, tầng chứa vật liệu sinh phèn 120 – 150 cm, ngập mặn: Diện tích 125 ha, chiếm 1,0% diện tích của huyện và phân bố ở vùng phía Nam, dọc theo sông Vàm Cỏ Đông. Đất tầng chứa vật liệu sinh phèn sâu, có tính cơ học
kém, còn thụt lầy, chưa phát triển. Tầng đất mặt có hàm lượng chất hữu cơ và đạm khá
giàu, lan tổng số từ nghèo đến rất nghèo, nhôm trao đổi và lượng sắt tự do thấp.
Đất phèn tiềm tàng trung bình, chưa phát triển, tầng chứa vật liệu sinh phèn 80 - 120 cm, ngập mặn: Diện tích ít, chỉ có 32 ha, chiếm 0,2% diện tích của huyện và phân bố
tập trung ở vùng phái Đông Nam huyện. Các đặc điểm của loại đất này giống như loại đất
phèn tiềm tàng sâu, chưa phát triển, tầng chứa vật liệu sinh phèn nông hơn nên khó khăn
cho sản xuất.
Đất phèn tiềm tàng cạn, chưa phát triển, tầng sinh phèn 50 cm – 80cm, ngập mặn:
Diện tích 499 ha, chiếm 2,3% diện tích và phân bố ở vùng phía Nam huyện. Do đặc điểm ở độ sâu dưới 50 cm là đất sinh phèn, nên hay bị ngặp mặn, rất nhiều nguy cơ bị oxy hóa,
Trang 72 / 128
Đất phèn tiềm tàng nông, chưa phát triển, tầng sinh phèn 50 cm, ngập mặn: Diện
tích 1.135 ha, chiếm 5,2% diện tích và phân bố ở vùng phía Nam và Đông Nam huyện dọc
theo sông Vàm Cỏ Đông và sông Rạch cát. Đất hình thành từ vật liệu phù sa mới và có
đặc điểm giống như đất phèn tiềm tàng cạn, chưa phát triển. Song, tầng sinh phèn nông
thường bị ngập mặn, nên đất canh tác thường có nhiều độc tố và nhiễm mặn, khó khăn đa
dạng hóa cây trồng.
Nhóm đất phèn hoạt động nhiễm mặn.
Diện tích 1.035,66 ha, chiếm 4,76% diện tích tự nhiên của huyện. Bao gồm 04 loại đất chính như sau:
Đất phèn hoạt động khá nặng, tầng phèn xuất hiện ở 50 – 80 cm, nhiễm mặn: Diện
tích 61 ha, phân bố chủ yếu ở vùng phía Nam huyện. Đất có địa hình tương đối cao, tầng
phèn xuất hiện cạn, do đó có khả năng gây hại cao cho cây trồng.
Đất phèn hoạt động trung bình, tầng phèn xuất hiện ở 80 – 120Cm, nhiễm mặn:
Diện tích 256 ha, chiếm 1,26% phân bố rải rác ở vùng phía Nam và trung tâm huyện. Đất đang phát triển, tầng phèn xuất hiện sâu, tầng đất mặt ít được tích lũy chất hữu cơ, có tính cơ học trung bình đến khá, thoát nước trung bình.
Đất phèn hoạt động khá nặng, tầng phèn xuất hiện ở 50 – 80 cm, không chứa vật
liệu sinh phèn bên dưới, nhiễm mặn: Diện tích 72 ha, phân bố chủ yếu ở vùng phía Nam và trung tâm huyện. Đặc điểm của loại đất này cũng tương tự đất phèn hoạt động, song bên dưới không có tầng vật liệu sinh phèn. Do đó, nếu trong sử dụng đất tiến hành cải tạo
phèn tốt thì sẽ mang lại nhiều hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, loại đất này còn được bị
nhiễm mặn trong mùa khô, gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.
Đất phèn hoạt động nặn điển hình, nhiễm mặn: Diện tích 647 ha, chiếm 3,3% diện
tích của huyện và phân bố ở các tỉnh thấp, trũng rải rác trong huyện. Đất có tính cơ học kém, thoát nước kém, trên tầng đất mặt xuất hiện phèn và nhiều độc tố, pH thường chua (dưới 3,5). Ngoài ra, đất còn bị nhiễm mặn trong mùa khô, có nhiều hạn chế cho sản xuất.
Trang 73 / 128
Với địa bàn huyện có 06 nhóm đất với 21 loại đất chính tạo thành 5 vùng sản xuất
khác nhau và mỗi vùng đất sản xuất khác nhau và thích ứng với từng loại cây trồng nhất định.
Khu vực đất thích nghi cao với canh tác lúa và trồng rau màu: Khu vực này tập
trung ở các xã vùng thượng và giữa huyện trên đất phù sa, điều kiện thủy lợi tương đối
khá.
Khu vực đất thích nghi trung bình với canh tác 2 vụ lúa: Khu vực này phân bố ở
các xã khu vực giữa huyện, điều kiện thủy lợi đủ nước tưới cho 2 vụ, đất đai chủ yếu là
đất phù sa nhiễm mặn.
Khu vực đất thích nghi với canh tác lúa đặc sản (giống Nàng thơm chợ Đào): Khu vực này phân bố dọc sông Vàm Cỏ Đông, sông Rạch Cát khu vực Đôi Ma, Rạch Công,
chợ Đào. Đất ở đây chủ yếu là đất phù sa nhiễm mặn, điều kiện thủy lợi tương đối khá.
Khu vực đất thích nghi với trồng cói: Khu vực này phân bố dọc sông Vàm Cỏ từ
Rạch Chanh đến Rạch Đôi Ma thuộc các xã Long Định, Long Cang, Phước Vân, Long Sơn. Đây là khu vực đất trũng, ngập sâu, phèn nặng.
Khu vực đất thích hợp với canh tác lúa mùa và nuôi tôm sú: Khu vực này phân bố ở các xã Tân Chánh, Phước Đông, Tân Ân, Long Hựu Đông, Long Hựu Tây, Phước Tuy. Đất đai ở đây chủ yếu là đất phèn tiềm tàng nhiễm mặn và đát phèn hoạt động nhiễm mặn, đất bị ngập sâu và nhiễm mặn sớm.
Tình hình sử dụng đất đến năm 2005 và quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 tại huyện Cần Đước như trình bày trong bảng 2.5:
Bảng 2.5: Thống kê tình hình sử dụng đất đến năm 2005 và quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 tại huyện Cần Đước.
Trang 74 / 128 2005 2010 2020 động 2000 – 2005, ha/5 năm I. Đất nông nghiệp 16.611,37 15.019,25 14.328,42 -276,28 - Đất cây hàng năm 14.186,46 12.464,04 12.108,03 -2.038,72 - Đất cây lâu năm 557,17 350,35
- Đất lâm nghiệp 45,31 80,31 120,31 +44,76
- Đất NTTS 1.617,35 1.919,47 2.000 +1.521,60
- Đất NN khác 205,08 205,08 100,08 +205,08
II. Đất phi nông nghiệp 5.087,97 6.720,61 7.451,44 +364,75
- Đất ở 1.245,69 1.410,22 1.576,40 +112,20 - Đất chuyên dùng 926,69 2.365,74 2.910,39 +421,24 + Đất khu công nghiệp 879 1.792,16 2.342,16 + Đất Sx – KD khác 47,69 573,58 568,23 - Đất tôn giáo, tín ngưỡng 27,33 50,44 50,44 +16,24 - Đất nghĩa trang, nghĩa địa 98,07 114,20 134,44 +3,72 - Đất sông suối và MNCD 2.798,07 2.778,89 2.778,89 -108,67
Trang 75 / 128
- Đất PNN khác 1,12 1,12 1,12 +0,02
III. Đất chưa sử dụng 103,35 62,83 22,83 -101,75
Tổng cộng: 21.802,69 21.802,69 21.802,69 -4,28
Nguồn: UBND huyện Cần Đước. Điều chỉnh quy hoạch sử hoạch sử dụng đất đến năm 2010 tầm nhìn 2020 huyện Cần Đước, tỉnh Long An, tháng 12/2007.
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, dự kiến đất nông
nghiệp sẽ giảm khoảng – 2.282,95 ha so với hiện trạng đến năm 2005, trong khi đó đất phi
nông nghiệp sẽ tăng thêm khoảng + 2.363,47 ha so với hiện trạng năm 2005 và đất chưa
sử dụng sẽ còn còn 22,83 ha (giảm - 80,52 ha so với năm 2005) nhằm bảo đảm nhu cầu đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH và đô thị hóa trên đại bàn huyện đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
2.4.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp
2.4.2.1. Ngành trồng trọt
Trên cơ sở tăng cường đầu tư hoàn chỉnh hệ thống công trình thủy lợi và áp dụng
các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất làm cho hệ số sử dụng đất và năng
suất cây trồng được gia tăng, nên tuy diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị giảm dần, giá
trị sản xuất ngành trồng trột vẫn tăng khá (bình quân đạt 3,36%/năm). Dưới đây là thực
trạng phát triển một số cây trồng chính:
Sản xuất lúa:
Trên cơ cở phát huy tác dụng hệ thống công trình thủy lợi huyện đã tập trung chỉ đạo mở
rộng diện tích lúa đông xuân và lúa hè thu, quan tâm đến việc đưa các giống lúa chất lượng cao vào sản xuất (hiện nay đã có 70 – 80% diện tích được gieo cấy bằng các giống đặc sản, giá trị kinh tế cao), tăng cường áp dụng các kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nhằm tăng năng suất lúa. Do đó, tuy diện tích gieo trồng lúa cả năm của huyện có xu thế giảm,
Trang 76 / 128
Cụ thể tình hình sản xuất lúa được thể hiện qua các bảng như sau:
Bảng 2.6: Diện tích lúa cả năm phân theo xã. Đơn vị tính: ha
STT Tên xã Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1 Thị trấn Cần Đước 503,21 443,21 527.57 530,00 515,00 2 Long Định 1.172,00 1.153,84 1.145,28 1.040,00 1.100,00 3 Long Cang 740,00 758,66 793,28 761,30 786,02 4 Phước Vân 1.616,70 1.604,98 1.578,70 1.556,70 1.536,00 5 Long Sơn 1.602,37 1.457,74 1.554,93 1.480,70 1.480,70 6 Long Khê 857,00 916,25 915,28 932,00 915,00 7 Long Trạch 991.00 907,22 761,56 762,66 762,06 8 Long Hòa 980,00 907,93 972,28 999,00 976,00 9 Tân Trạch 1.822,30 1.801,91 1.815,13 1.805,83 1.799,20 10 Mỹ Lệ 1.735,79 1.729,65 1.726,83 1.771,26 1.800,00 11 Tân Lân 2.279,89 2.284,80 2.262,35 2.348,35 2.400,00 12 Phước Đông 1.468,32 1.837,97 1.925,24 1.806,31 1.729,15 13 Long Hựu Đông 900,00 1.138,50 1.479,75 1.458,75 983,00
14 Long Hựu Tây 874,00 493,70 968,28 968,28 930,00
Trang 77 / 128
16 Phước Tuy 1.805,00 1.281,90 1805,00 1.835,00 1.767,00
17 Tân Chánh 185,00 10,00 160,00 95,00 62,00
Tổng số 20.081,50 19.290,00 21.033,02 20.754,45 20.143,79
Trang 78 / 128
Bảng 2.7: Tình hình sản xuất lúa huyện cần Đước thời kỳ 2001 – 2010
Đơn vị tính: Diện tích (ha); Năng suất (tạ/ha); Sản lượng (tấn)