Điều kiện địa hình, địa chất

Một phần của tài liệu khảo sát ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành nông nghiệp trồng lúa và giải pháp thích ứng ở huyện cần đước, tỉnh long an (Trang 56 - 58)

2.2.2.1. Điều kiện địa hình

Huyện Cần Đước nằm trong khu vực của tỉnh Long An và rất gần biển, nên địa

hình mang đặc điểm chung vùng đồng bằng ven biển là khá bằng phẳng, hơi nghiêng về

phía biển Đông. Tuy nhiên, do tính tiếp cận gần biển, lại có khá nhiều kênh rạch, đê bao, bờ bao cho nên địa hình đồng bằng của huyện đã bị chia cắt mạnh đến mức tạo nên tính

đặc thù về sinh thái, cao độ trung bình so với mặt biển là 0,8m và thấp dần từ Tây Bắc

xuống Đông Nam. Cao trình cao nhất nằm ở xã Long Hựu Đông (1,8m), thấp nhất ở trung

Trang 57 / 128

Kênh xóm Bồ và sông chợ Đào chảy qua huyện theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, chia lãnh thổ huyện thành hai vùng thượng huyện và hạ huyện.

Vùng thượng huyện (gồm 8 xã: Long Định, Long Cang, Long Khê, Long Hòa,

Long Sơn, Phước Vân, Long Trạch, Tân Trạch), có địa hình bằng phẳng, cao độ trung

bình 0,7 – 0,9m. Địa hình cao và xa biển nên vùng thượng huyện thường không bị ngập

bởi thủy triều, riêng khu vực trung tâm xã Phước Vân và xã Long Sơn địa hình thấp trũng

(0.3 – 0.5m) nên thường bị ngập vào mùa mưa.

Vùng hạ huyện (gồm 8 xã, 1 thị trấn: Tân Ân, Tân Lân, Tân Chánh, Phước Đông,

Long Hựu Đông, Long Hựu Tây, Phước Tuy, Mỹ Lệ và thị trấn Cần Đước)có địa hình bằng phẳng, bị chia cắt bởi nhiều kênh rạch, cao độ trung bình 0,6 -0,8m. Do gần cửa sông

Soài Rạp nên nhiều nơi thường xuyên bị ngập khi triều cường và đất bị nhiễm mặn nặng.

2.2.2.2. Điều kiện địa chất

Nhìn chung, địa chất của huyện Cần Đước thuộc vào thế kỷ thứ 4 (Quetarnary) chủ

yếu là trầm tích Holocene. Phủ trên trầm tích này là đất phát triển từ vật liệu phù sa và đất

chứa vật liệu sinh phèn. Theo tài liệu địa chất công trình của xí nghiệp khảo sát thiết kế

thủy lợi Long An, thì địa chất công trình trên địa bàn huyện được phân bố như sau:

Từ mặt đất đến độ sâu 0,73m là tầng đất sét trầm tích với xám pha đất bột và đất

hữu cơ, đất mềm với độ ẩm cao, trạng thái chảy.

Từ độ sâu 7,3m đến 15,0m là tầng đất trầm tích cũ, đất sét màu xám vàng, trạng

thái dẻo cứng đến cứng, kết cấu chặt vừa đến chắc, dưới lớp đất thổ nhưỡng là lớp đất

mềm, yếu, có độ dày từ 6 - 9 m, tầng phù sa có độ dày 10 – 15m, sức chịu đựng kém

(khoảng 0,2 – 0,4kg/cm2). Cá biệt vùng ven, sức chịu nén dưới 0,2 kg/cm2. Tầng biên dày,

có độ lún không thích hợp với nền đắp cao, do đó việc bố trí các công trình kiên cố phải

bố trí ở những nơi có nền địa chất ổn định để đảm bảo độ ổn định và tránh suất đầu tư cao. Điều kiện địa hình và địa chất của huyện gây nhiều khó khăn cho việc xây dựng các công

Trang 58 / 128

trình hạ tầng, trong cải tạo đồng ruộng cũng như trong việc bố trí các công trình xây dựng và các khu dân cư. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu khảo sát ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành nông nghiệp trồng lúa và giải pháp thích ứng ở huyện cần đước, tỉnh long an (Trang 56 - 58)