Nghiên cứu, phát triển mô hình nông nghiệp sinh thái với quy mô lớn dựa

Một phần của tài liệu khảo sát ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành nông nghiệp trồng lúa và giải pháp thích ứng ở huyện cần đước, tỉnh long an (Trang 111 - 115)

trên các mô hình đã có nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Đến nay huyện Cần Đước đã thành lập được 03 HTX và 40 tổ hợp tác, tổ liên kết sản

xuất nông nghiệp. HTX sản xuất rau an toàn Phước Hòa, Long Khê, HTX dịch vụ nông

nghiệp Mỹ Lệ chủ yếu tập trung vào việc cung ứng vật tư , tiêu thụ sản phẩm và đang

hoạt động tương đối hiệu quả. Tuy nhiên, phương thức hoạt động, phương án sản xuất –

kinh doanh chưa thật hợp lý, thiếu nhạy bén trong việc nắm bắt và xử lý thông tin thị trường, đầu ra cho sản phẩm chưa thật ổn định, còn gặp nhiều khó khăn cho huy động

vốn. 09 tổ hợp tác dịch vụ cơ giới hóa nông nghiệp, 28 tổ liên kết sản xuất rau, 03 tổ

liên kết nuôi tôm. Đa số các tổ hợp tác, tổ liên kết sản xuất đều có tổ trưởng, tổ phó, kế toán và có phương án sản xuất phù hợp và đang hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên khó

khăn chính là năng lực cán bộ còn hạn chế và thiếu vốn sản xuất, thị trường sản phẩm chưa ổn định.

Nông nghiệp sinh thái không chỉ cung cấp lương thực, thực phẩm cho xã hội mà còn là ngành bảo vệmôi trường sống, sản xuất oxi, hấp thụ CO2 làm sạch bầu khí quyển, giảm hiệu ứng nhà kính, tăng độđa dạng sinh học và tính bền vững cân bằng sinh thái.

Khi sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, sự hợp tác giữa các nông hộ chủ yếu trong việc cung

ứng nguồn lực đầu vào bằng hình thức hợp tác hay chi hội của nông dân. Việc tiêu thụ

nông sản thông qua thương lái thu gom là chủ yếu. Thương lái trở thành cầu nối giữa nhà nông và nhà doanh nghiệp chế biến – tiêu thụ nông sản trên thị trường trong và

ngoài nước. Sự liên kết này là tương đối lỏng lẻo, chưa được pháp luật bảo vệ.

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nhờ tích tụ ruộng đất, các

trang trại gia đình và các loại trang trại khác có quy mô lớn ra đời đòi hỏi phải hợp tác để giải quyết vấn đề tiêu thụ nông phẩm. Nhờ đó khu sản xuất nông nghiệp sinh thái ra đời chủ yếu giải quyết vấn đề tiêu thụ nông sản, đảm bảo thực hiện GAP trong khâu sản

xuất nông phẩm và HACCP trong khâu chế biến – bảo quản – tiêu thụ nông phẩm và phân phối lợi ích hài hòa giữa các chủ thể tham gia, trước hết là nông dân và doanh

Trang 112 / 128

nghiệp. Sự hợp tác này còn được pháp luật, chính quyền bảo vệ, tài trợ và khuyến khích. Nhà nước pháp quyền quản lý sự hoạt động của các chủ thể tham gia bằng các hệ

thống pháp luật rõ ràng, công minh và hệ thống tư pháp xét xử đúng luật đối với các

Trang 113 / 128

KẾT LUẬN

Cần Đước là một huyện ven biển ở Long An nên không tránh khỏi các tác động của biến đổi khí hậu.

Kết quả khảo sát cho thấy nguồn thông tin về biến đổi khí hậu được người dân tiếp nhận khá rộng rãi, chủ yếu qua Tivi/ radio và phần lớn họ đánh giá nguyên nhân của biến đổi khí hậu là do các hoạt động của con người gây ra.

Trước tác động của biến đổi khí hậu thì người dân địa phương lo ngại nhất là vấn đề sản

xuất của họ. Biến đổi khí hậu tác động nhiều nhất đến nghề trồng lúa, hoa màu và nuôi trồng thủy sản. Do kinh tế của vùng chủ yếu là trồng lúa, hoa màu và nuôi trồng thủy

sản nên người dân rất khó thay đổi ngành nghề. Nhưng để đảm bảo cho việc sản xuất

lâu dài, bền vững và thích ứng với diễn biến biến đổi khí hậu thì cần phải thay đổi các

yếu tố giống, loài, mật độ,…trong hoạt động sản xuất phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng.

Các khó khăn hiện nay:

 Nhận thức về BĐKH còn hạn chế. Việc tuyên truyền biến đổi khí hậu cũng như (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

các hậu quả của nó trong nông nghiệp vẫn chưa toàn diện trong các cơ quan

quản lý. Nhận thức của cộng đồng liên quan hoạt động nông nghiệp về biến đổi khí hậu chưa cao.

 Thiếu nguồn lực để lồng ghép BĐKH vào quy hoạch của địa phương.  Chưa có sự phân cấp, hướng dẫn trong việc thực hiện thích ứng với BĐKH.  Việc lồng ghép BĐKH có thể phá vỡ các dự tính đầu tư và phát triển hiện tại.  Gặp khó khăn khi kêu gọi đầu tư vào các dự án.

Các giải pháp tháo gỡ:

 Tăng cường nhận thức về tác động của BĐKH. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng hoạt động nông nghiệp về biến đổi khí hậu: nhận thức là

Trang 114 / 128

bước ban đầu trước khi có hành động. Nếu chúng ta tạo được mức độ nhận thức cao cho cộng đồng nông nghiệp về biến đổi khí hậu, khảnăng thành công trong

việc ứng phó sẽcao hơn.

 Thành lập ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch, xây dựng việc phân cấp, hướng dẫn cho các ngành.

 Áp dụng các công cụ phân tích và kinh nghiệm các nơi khác.  Tạo niềm tin cho nhà đầu tư qua kế hoạch ứng phó với BĐKH.

 Việc lồng ghép quản lý thiên tai và ứng phó với BĐKH vào kế hoạch của địa phương có ý nghĩa thực tiễn trong phát triển bền vững.

 Phương pháp thực hiện sẽ tiến hành theo hướng từ dưới lên nhằm xác định rủi ro

và lợi ích cho các đối tượng khác nhau.

 Thông tin khoa học phải đi từ tổng quát đến tận các nhà quy hoạch lập chính

sách cấp địa phương và ngược lại.

Để thực hiện hiệu quả vấn đề ứng phó với BĐKH cần làm tốt công tác đào tạo nguồn

nhân lực có liên quan tới biến đổi khí hậu cho các ngành, thường xuyên mở lớp tập

huấn kỹ thuật sản xuất cho người dân nhằm nâng cao khả năng ứng dụng khoa học kỹ

thuật trong sản xuất. Gắn kết các chương trình khuyến nông, khuyến ngư với chuyển

giao thông tin và giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu. Nghiên cứu thử nghiệm và chuyển giao những giống loài sản phẩm hay mô hình sản xuất phù hợp với điều kiện tự

nhiên của từng vùng, có khả năng thích ứng cao với biến đổi khí hậu ( chịu hạn, chịu

mặn, không bệnh,..) nhưng phải có thị trường tiêu thụ ổn định đảm bảo hiệu quả kinh tế cho người dân đồng thời giúp giải quyết được nhiều lao động. Làm tốt công tác quan

trắc và cảnh báo môi trường, thông tin kịp thời để quản lý ngành và địa phương cũng như người dân có thể tổ chức hoạt động sản xuất phù hợp với đặc điểm từng ngành và

ứng phó được với những tình huống có thiên tai xảy ra. Quy hoạch – phát triển kinh tế

xã hội ở địa phương cần được rà soát chỉnh sửa và bổ sung cho phù hợp với điều kiện

Trang 115 / 128

Một phần của tài liệu khảo sát ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành nông nghiệp trồng lúa và giải pháp thích ứng ở huyện cần đước, tỉnh long an (Trang 111 - 115)