Các giải pháp thích ứng

Một phần của tài liệu khảo sát ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành nông nghiệp trồng lúa và giải pháp thích ứng ở huyện cần đước, tỉnh long an (Trang 104 - 108)

3.2.1. Giải pháp đối với lĩnh vực nông nghiệp

 Hoàn thiện hệ thống đê bao: quy hoạch hệ thống đê bao nhằm hạn chế đến mức

thấp nhất tác động của BĐKH và nước biển dâng; dự báo khả năng xói lở, bồi

lắng trên hệ thống kênh rạch chính do tác động của BĐKH.

 Xây dựng quy trình vận hành hệ thống cống. Xây dựng một số cống ngăn mặn,

triều.

 Xây dựng trạm quan trắc như nhiệt độ, tốc độ gió, mực nước biển… để kịp thời

sớm phát hiện những biến động về thời tiết

 Quy hoạch thủy lợi: định hướng những khu vực sẽ bị ảnh hưởng nặng của nước

biển dâng đối với từng tiểu vùng sinh thái; phát triển, hoàn thiện và khai thác tốt

hệ thống thủy lợi.

 Quy hoạch sản xuất theo từng vùng như: vùng sản xuất nông nghiệp, vùng nuôi trồng thủy sản, vùng sản xuất cây ăn trái…

 Quy hoạch sử dụng giống cây trồng, vật nuôi: nghiên cứu lai tạo các giống cây

trồng, vật nuôi thích ứng với sự thay đổi của thời tiết, nước biển dâng mà vẫn đảm bảo năng suất và chất lượng cao.

 Trồng rừng phòng hộ: nhất là rừng đầu nguồn, phòng chống cháy rừng, ngăn

chặn tình trạng chặt phá rừng bừa bãi; bảo vệ, duy trì và trồng thêm rừng ngập

mặn, rừng chống cát di động ven biển và ven sông, cửa sông nhằm hạn chế sạt lở đất, mất đất, bảo vệ hệ sinh thái nước mặn ven bờ…

Trang 105 / 128

 Bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững đa dạng sinh học nhằm hạn chế và giảm

nhẹ khả năng tổn hại đối với các yếu tố tự nhiên (rừng, nước, đất...) và xã hội

(sức khỏe, cơ sở hạ tầng...)

 Hướng tới một nền nông nghiệp bền vững. Đối với trồng lúa, cần quản lý phân

bón hữu cơ và vô cơ vào đất, giảm sử dụng nước, tăng cường luân canh với các

loại cây trồng khác,…

 Chuẩn bị phương án phòng trừ sâu bệnh biến thành dịch do BĐKH  Lựa chọn thời vị gieo trồng thích hợp để tránh dị thường thời tiết

 Xây dựng hồ điều hòa trữ nước ngọt, giảm lũ mùa mưa, chống hạn, mặn xâm

nhập mùa khô.

 Xây dựng phương án thủy sản nuôi trồng và thủy sản đánh bắt phù hợp.

 Quy hoạch hệ thống thủy lợi, thủy nông nội đồng để khoanh vùng trồng cây ưu

ngọt, cây chịu lợ, mặn và phục vụ nuôi trồng thủy sản

Quy hoạch lại vùng dân cư phòng tránh ngập mặn và sự cố bão lụt do BĐKH. Mạnh

dạn di dời để dân bảo đảm an toàn.

3.2.2. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng hoạt động nông nghiệp về

biến đổi khí hậu.

Việc lồng ghép quản lý thiên tai và ứng phó BĐKH vào kế hoạch địa phương có

ý nghĩa thực tiễn trong phát triển bền vững.

Ngoài việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng hoạt động trong ngành nông nghiệp bằng các phương tiện truyền thông, đài phát thanh, truyền hình, sách báo, tạp chí,…Ta có thể áp dụng phương pháp Participatory Rapid Appraisal (PRA). PRA là phương pháp lôi cuốn, khuyến khích người dân trong cộng đồng cùng tham gia chia sẽ,

Trang 106 / 128

kế hoạch hành động và thực hiện. Phương pháp PRA có thể thực hiện các bước như

sau:

1. Mời người dân đến họp, giới thiệu dự án và mục tiêu khảo sát.

2. Xác định lịch canh tác, loại hình sản xuất của địa phương.

3. Vẽ bản đồ địa phương và phẫu diện miêu tả các hệ sinh thái nông nghiệp.

4. Tóm tắt lịch sử thiên tai và các hiện tượng thời tiết bất thường đã xảy ra ở địa phương.

5. Phân tích xu thế BĐKH trong nhiều lĩnh vực khác nhau, các hiện tượng như: Mùa khô kéo dài, mùa mưa ngắn lại, nhiệt độ trung bình hằng năm thay đổi,

nắng nóng, cường độ mưa bất thường trong mùa mưa, xói lở bờ sông, lốc

xoáy,…

6. Xác định rủi ro của địa phương và các biện pháp thích nghi hiện nay.

Lĩnh vực

Các tổn thương

Biểu hiện Độ nhạy

cảm Khả năng thích ứng Sản xuất lúa Lượng mưa và dòng chảy, phù sa ít hơn làm giảm năng suất và sản lượng lúa. Cao

-Bơm them nước/tiết

kiệm nước.

-Trữ nước.

-Thêm phân bón hóa học.

-Đổi giống lúa chịu hạn,

chỉnh lịch thời vụ. Nuôi trồng thủy sản Giảm lượng cá đánh bắt tự nhiên do dòng chảy đầu nguồn ít đi. Nắng nóng có thể ảnh hưởng đến năng Trung bình Ươm thêm cá bột. Quạt nước ở ao. Trồng cây quanh bờ.

Trang 107 / 128

suất cá.

Gia thông và

cơ sở hạ tầng

Xói lở bờ sông gây khó khăn đi

lại, thiệt hại công

trình hạ tầng.

Trung bình

đến cao.

Bảo vệ bờ bằng bao cát.

Dời nhà khỏi vùng rủi

ro. Hệ sinh thái Ít phù sa. Ô nhiễm nước. Lũ nhỏ Nhiệt độ cao Cao

Dùng phân hữu cơ.

Trữ nước ao, lu, hồ

chứa.

Giáo dục nhận thức.

Trồng cây xanh

7. Thông hiểu quan điểm của cộng đồng và các đề xuất.

 Cần có các trợ giúp mạnh trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội từ

chính quyền địa phương và trung ương.  Tập huấn nhận thức cho người nghèo.

 Cần trợ giúp tài chính và giải pháp kỹ thuật cho cộng đồng để bảo vệ họ

khỏi thiệt hại do thiên tai và BĐKH.

 Cần cải thiện cơ sở hạ tầng ( cầu đường, bờ kè, nhà cửa,…)  Muốn sống trong một môi trường tốt hơn.

3.2.3. Giải pháp quy hoạch sử dụng đất trồng lúa.

Cần quy hoạch lại sử dụng đất đai theo hướng thích ứng BĐKH.

Vùng bị ngập mặn mới, sẽ phải quy hoạch tăng cường nuôi tôm sú hay nuôi thủy sản nước lợ.

Vùng có nguy cơ ngập lụt mùa mưa thì phải có kế hoạch bố trí mùa vụ né tránh lũ, lụt

Trang 108 / 128

Tăng cường trồng cây xanh, thảm phủ cho những nơi xói mòn, xói lở, trượt đất.

Trên diện tích đất trồng lúa hiện không sản xuất được do bị phèn nặng do đắp đê ngăn

mặn (khoảng 400ha) ở xã Phước Tuy, Long Sơn, Long Hựu Tây, xây dựng kênh nội đồng để hạn chế phèn và phục hồi lại cấy lúa khoảng 300ha, diện tích còn lại ở các địa

bàn xa kênh chuyển sang trồng các loại cây lấy gỗ (tràm bông vàng),…

Một phần của tài liệu khảo sát ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành nông nghiệp trồng lúa và giải pháp thích ứng ở huyện cần đước, tỉnh long an (Trang 104 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)