Giải pháp cải thiện nguồn quỹ gen lúa có tính chịu đựng tốt.

Một phần của tài liệu khảo sát ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành nông nghiệp trồng lúa và giải pháp thích ứng ở huyện cần đước, tỉnh long an (Trang 108 - 111)

Biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến nền nông nghiệp sản xuất lúa của cả nước nói chung và huyện Cần Đước nói riêng. Cuộc cách mạng trong vùng nhiệt đới đã

được đánh dấu bằng sự ra đời của những giống lúa năng suất cao. Những giống lúa đầu tiên đã cho thấy rõ việc chọn tạo giống là một phượng tiện hữu hiệu để cải thiện năng

suất và sản lượng lúa. Tuy nhiên, trong giai đoạn này việc chọn các giống lúa chủ yếu

nhằm vào cải tiến các đặc trưng hình thái của cây để gia tăng năng suất. Do hạn chế của

các giống lúa mới trong khả năng thích nghi với điều kiện môi trường khắc nghiệt. Khi

mở rộng diện tích đất canh tác lúa và sự phát triển của các loại sâu bệnh, thiên tai, hạn

hán, bão lụt, nên các mục tiêu chọn giống thích nghi với môi trường không thuận lợi là vấn đề thật sự cần thiết.

Các yêu cầu cho việc phát triển giống lúa chịu mặn:

- Phổ biến đổi rộng trong quỹ gen sẵn có của giống lúa: Việc lựa chọn quỹ gen để chọn

tạo giống chịu mặn rất quan trọng, quyết định sự thành công của chương trình chọn

giống lúa. Việc sưu tầm quỹ gen có phổ biến đổi rộng cung cấp một nguồn đa dạng di

truyền có ích cho các đặc tính nghiên cứu.

- Mô tả các đặc điểm của vùng mặn được canh tác: Trước khi thiết kế bất cứ một loại

cây trồng lý tưởng nào, việc quan trọng nhất là xác định đất và các điều kiện khí hậu

nông học của vùng mục tiêu mà từ đó cây trồng phát triển. Kiểu di truyền thích hợp

Trang 109 / 128

hoặc đất mặn trong nội địa và ngược lại. Vì vậy, sự mô tả đặc điểm vị trí canh tác một

cách chính xác là một khía cạnh rất quan trọng để phục vụ cho mục tiêu đề ra.

- Sự sẵn sàng của các đặc tính giống được xác định/tiêu chuẩn chọn lọc giống: Các đặc tính được cải thiện hoặc kết hợp gen của quỹ gen theo lý tưởng nên khác biệt càng nhiều càng tốt. Các đặc điểm khác không nên thay đổi quá nhiều. Mặt khác, việc giữ lại

tất cả các đặc điểm mong muốn trở nên rất khó khăn.

- Kỹ thuật thanh lọc lập lại: Các kỹ thuật thanh lọc có tính lập lại và tin cậy là chỗ dựa

chính của bất cứ chương trình chọn tạo giống nào, đặc biệt là đối với chọn tạo giống

chịu áp lực hữu sinh và vô sinh. Thông qua các kỹ thuật thanh lọc thay đổi với các loài cây trồng, giai đoạn sinh trưởng và kiểu áp lực, cây trồng phải chống chịu nhanh chóng,

tái sản xuất được dễ dàng.

Nghiên cứu chọn tạo các giống lúa chịu mặn:

Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long đã có nhiều nghiên cứu về giống lúa chịu mặn

phục vụ cho các tỉnh chịu ảnh hưởng nhiễm mặn.

Hiện nay, Một số giống lúa mới của Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long xác định có

khả năng kháng mặn khá cao và thích nghi với biến đổi khí hậu như: OM6976,

OM5464, OM6904, OM6377, OM6932, OM6677, OM8923, OM5981, OM2488, OM2818, OM6379, OM6074, OM4276, OM6690, OM5651, OM6521, OM576, OM2517, OM5472, OM6561, OM2395…

Những giống này có ưu điểm kháng sâu bệnh tốt, cho năng suất cao, ổn định từ 5 - 7 tấn/ha, phẩm chất gạo tốt, đạt chuẩn xuất khẩu và đang được Cục Trồng trọt khuyến

khích nông dân sử dụng rộng rãi trong điều kiện nước mặn xâm nhập và tình hình khô hạn như hiện nay. Tuy nhiên, cần lai tạo thêm nhiều giống lúa mới có khả năng thích

Trang 110 / 128

cần có giải pháp thích nghi cho cây lúa nàng thơm Chợ Đào nhưng vẫn giữ được những đặc tính riêng biệt của giống lúa cao sản này.

Hình 3.10: Cấy lúa nàng thơm Chợ Đào - Nguồn: Trần Công Nhung

3.2.5. Thúc đẩy thực hiện, nhân rộng mô hình thực hành nông nghiệp tốt (GAP).

Hiện tại, chúng ta có mạng lưới khuyến nông rộng khắp tại các quận, huyện. Đây chính

là lực lượng khuyến cáo bà con nông dân thay đổi các loại giống vật nuôi cây trồng cho phù hợp.

Bên cạnh đó, các đơn vị quản lý như Trung tâm quản lý và kiểm định giống vật nuôi

cây trồng cũng sẽ kết hợp cùng với mạng lưới khuyến nông, hỗ trợ kiến thức, kỹ thuật và các thông tin liên quan đến giống tốt, phù hợp với điều kiện vùng cho bà con nông dân. Hiện nay, quy trình sản xuất cây lương thực và chăn nuôi được quan tâm là sản

xuất nông nghiệp bền vững GAP. Các sản phẩm từ GAP hiện nay rất được ưa chuộng

và cho hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy, chúng ta cần nhanh chóng thực hiện công tác

Trang 111 / 128

Một phần của tài liệu khảo sát ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành nông nghiệp trồng lúa và giải pháp thích ứng ở huyện cần đước, tỉnh long an (Trang 108 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)