Tác động của BĐKH đến nông nghiệp và phát triển nông thôn

Một phần của tài liệu khảo sát ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành nông nghiệp trồng lúa và giải pháp thích ứng ở huyện cần đước, tỉnh long an (Trang 42 - 47)

1.4.1. Tác động của BĐKH đến ngành trồng trọt

Biến đổi khí hậu làm giảm năng suất cây trồng, dẫn đến nguy cơ mất an ninh lương

thực. Báo cáo đánh giá của IPCC về tác động của biến đổi khí hậu lên cây lương thực cho

thấy ở vùng nhiệt đới, nhiệt độ trung bình tăng lên sẽ ảnh hưởng xấu tới năng suất, do ảnh hưởng trực tiếp đến thời kỳ nở hoa, thụ phấn (10C đối với lúa mì và ngô, 20C đối với lúa nước). Nếu tăng lên 30C sẽ gây ra tình trạng cực kỳ căng thẳng cho tất cả các loại cây

trồng ở tất cả các vùng. Nhiệt độ tăng 10C sẽ làm giảm năng suất ngô từ 5 – 20%, và có thể giảm đến 60% nếu nhiệt độ tăng thêm 40C. Tương tự, năng suất lúa có thể giảm 10% đối với mỗi độ tăng thêm. Các cây trồng khác cũng sẽ chịu tác động tương tự của biến đổi

khí hậu, nhất là cây ăn quả á nhiệt đới như vải, nhãn. Năng suất các loại cây này có khả năng giảm đáng kể khi nhiệt độ mùa đông tăng cao.

Biến đổi khí hậu còn có nguy cơ làm đảo lộn cơ cấu cây trồng: làm tăng nhiệt độ và

làm thay đổi thời gian sinh trưởng, phát triển của các loại cây trồng, và do đó làm giảm

khả năng luân canh, tăng vụ và đảo lộn cơ cấu các loại cây trồng.

Nhu cầu nước tăng cao dẫn đến thiếu hụt nước cho cây trồng: nhiệt độ tăng khiến

nhu cầu tưới nước lớn, và dẫn đến thiếu hụt nguồn nước sử dụng cho trồng trọt. Trong điều kiện nhiệt độ tăng thêm 10C, nhu cầu tưới nước cho cây trồng sẽ tăng 10%, làm cho

năng lực tưới của các công trình thủy lợi như hiện nay không đáp ứng đủ. Do đó, chúng ta

cần xây dựng các công trình và hệ thống thủy lợi đảm bảo cho nhu cầu thay đổi này.

Nước biển dâng cao sẽ khiến cho nhiều vùng đất ven biển, khu vực đồng bằng bị

nhiễm mặn, diện tích gieo trồng sẽ bị thu hẹp, gây ra hiện tượng thiếu đất canh tác, khiến an ninh lương thực sẽ trở thành gánh nặng của mọi quốc gia. Ở nước ta, theo nghiên cứu

của Ngân hàng Thế giới, với bờ biển dài 3260km và có hai đồng bằng lớn, Việt Nam là một trong năm quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu. Theo dự báo,

khi mực nước biển dâng cao từ 0,2 – 0,6m, Việt Nam sẽ có từ 100.000 – 200.000ha đất bị

Trang 43 / 128

hàng trăm ngàn người. Nếu nước biển dâng lên 1m, dự tính sẽ có khả năng ảnh hưởng tới

12% diện tích và 10% dân số Việt Nam, làm ngập 300.000 – 500.000ha ở đồng bằng sông

Hồng và 1,5 – 2 triệu ha ở đồng bằng sông Cửu Long, và hàng trăm ngàn ha ven biển

miền Trung. Ước tính, Việt Nam sẽ mất đi khoảng 1 triệu ha đất lúa trong tổng số khoảng

4 triệu ha hiện nay, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh lương thực quốc gia.

Biến đổi khí hậu cũng làm thay đổi quy luật thủy văn của các con sông, gây nên hiện tượng hạn hán. Ví dụ điển hình là các tỉnh đồng bằng sông Hồng đã phải gánh chịu

hiện tượng thiếu nước trầm trọng ở vụ Đông Xuân trong 5 năm qua do mực nước sông

Hồng xuống thấp dưới mức thấp nhất trong lịch sử 100 năm qua. Ví dụ thứ hai là hiện tượng mùa đông ấm ở miền Bắc trong 3 – 4 năm trở lại đây. Sự biến đổi về đất đai, nguồn nước, nhiệt độ sẽ kéo theo sự thay đổi lớn về cơ cấu cây trồng và mùa vụ trong tương lai

mà chúng ta cần nghiên cứu tác động của nó để từ đó xây dựng chiến lược đối phó thích

hợp.

Biến đổi khí hậu làm thay đổi điều kiện sinh sống của các loại sinh vật, làm mất đi

hoặc thay đổi các mắt xích trong chuỗi thức ăn và lưới thức ăn, dẫn đến tình trạng biến

mất của một số loài sinh vật và ngược lại, xuất hiện nguy cơ gia tăng các loại sâu bệnh.

Nhiệt độ tăng trong mùa đông sẽ tạo điều kiện cho nguồn sâu bệnh qua đông dễ dàng hơn,

các lứa sâu có khả năng phát triển nhanh hơn và gây hại mạnh hơn. Biến đổi khí hậu có

thể làm phát sinh một số chủng, loài sâu mới, gây hại không những trong sản xuất mà còn trong bảo quản nông sản, thực phẩm.

Trong giai đoạn 2006 – 2008, dịch rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá ở đồng bằng sông

Cửu Long diễn biến ngày càng phức tạp, ảnh hưởng đến khả năng thâm canh, tăng vụ và làm giảm sản lượng nghiêm trọng ở một số vùng. Ở miền Bắc, trong vụ Đông Xuân năm

2007 – 2008, sâu quấn lá nhỏ cũng đã phát sinh thành dịch. Vào lúc cao điểm, diện tích

lúa bị hại đã lên đến 400.000 ha, gây thiệt hại đáng kể đến năng suất lúa và làm tăng chi

Trang 44 / 128

Nhiệt độ tăng cũng làm thay đổi quy luật phân hóa mầm hoa và nở hoa của các loại

cây trồng, đặc biệt là các loại cây trồng có nguồn gốc ôn đới và á nhiệt đới, qua đó ảnh hưởng lớn đến quy luật mùa vụ, năng suất và sản lượng các loại cây trồng này.

Hiện tượng thời tiết diễn biến cực đoan có xu hướng ngày càng gia tăng, gây bất lợi

rất lớn đến sản xuất nông nghiệp. Trong 3 năm trở lại đây, số cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến nông nghiệp ngày càng gia tăng. Vụ mùa năm 2005, bão đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến 150.000 ha lúa; năm 2006, nước ta có khoảng 200.000 ha lúa phải gieo cấy lại. Các năm 2004 – 2005, tình trạng khô hạn gay gắt ở miền Trung – Tây Nguyên gây thiệt

hại nặng cho sản xuất trồng trọt, thiếu nước sinh hoạt cho người và gia súc. Năm 2007, năm trận lũ lụt liên tiếp xảy ra ở miền Trung đã làm thiệt hại đáng kể đến sản xuất nông

nghiệp.

Đặc biệt, đợt rét lịch sử kéo dài 38 ngày đã xảy ra ở vụ Đông Xuân 2007 – 2008 đã làm chết 200.000 ha lúa mới cấy, gần 20.000 ha mạ bị chết phải gieo lại, làm chết 137.000

con trâu, bò và ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng, phát triển của hàng nghìn ha cây trồng và hàng triệu vật nuôi.

1.4.2. Tác động của BĐKH đến ngành chăn nuôi

Hiện chưa có nghiên cứu nhiều về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành chăn

nuôi. Tuy nhiên, những hiện tượng thời tiết cực đoan (hạn hán, rét đậm rét hại lịch sử) thời

gian gần đây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, khả năng sinh sản và nguồn thức ăn

cho gia súc. Biến đổi khí hậu cũng làm giảm năng suất và sản lượng của một số loại vật

nuôi, vì nhiệt độ, độ ẩm tăng lên. Đặc biệt, biến đổi khí hậu có thể là nguyên nhân làm phát sinh dịch bệnh mới trên gia súc, gia cầm và làm cho việc phòng, chống dịch bệnh ngày càng khó khăn. Biểu hiện cụ thể là việc xuất hiện nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm, có

diễn biến ngày càng phức tạp, đã gây ảnh hưởng rất lớn đến ngành chăn nuôi, như dịch

Trang 45 / 128

1.4.3. Tác động của BĐKH đến phát triển nông thôn

Vấn đề ngập lụt: nước biển dâng sẽ gây ngập lụt và mất đất ở Đồng bằng sông

Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Theo ước tính của IPCC, nếu nước biển dâng lên

1m, ĐBSH sẽ ngập 5.000 km2 và ĐBSCL sẽ bị ngập 15.000-20.000 km2. Đây là 2 vùng

tập trung đông dân cư và là vựa lúa lớn nhất của cả nước.

- Hệ thống đê biển: mực nước biển dâng lên làm hệ thống đê biển không thể chống

chọi được nước biển dâng do bão như thiết kế dẫn đến nguy cơ vỡ đê trong các trận bão lớn. Ngoài ra, do mực nước biển dâng cao, chế độ lực của sóng và dòng chảy ven bờ sẽ có

những thay đổi gây xói lở bờ và hệ thống đê biển, vấn đề quản lý bảo vệ đê biển sẽ phải đối mặt với những tình huống hết sức phức tạp.

- Hệ thống đê sông, đê bao và bờ bao: mực nước biển dâng cao làm cho khả năng tiêu thoát nước ra biển giảm, kéo theo mực nước các con sông trong nội địa dâng lên, kết

hợp với sự gia tăng dòng chảy lũ từ thượng nguồn do hậu quả của các hiện tượng thời tiết

cực đoan sẽ làm cho đỉnh lũ tăng lên, uy hiếp sự an toàn của các tuyến đê sông ở các tỉnh

phía bắc, đê bao và bờ bao tại các tỉnh phía nam.

- Các công trình tiêu nước vùng ven biển: các hệ thống tiêu nước vùng ven biển

hiện nay hầu hết đều là các hệ thống tiêu tự chảy. Khi mực nước biển dâng lên việc tiêu tự

chảy sẽ hết sức khó khăn, đặc biệt là vào các thời gian triều cường, gây ngập úng tại nhiều

khu vực.

- Các công trình tưới và cấp nước: Mực nước biển dâng làm cho mặn xâm nhập sâu vào nội địa, các tầng nước dưới đất vùng ven biển cũng có nguy cơ bị nhiễm mặn gây khó khăn cho công tác lấy nước.

- BĐKH sẽ làm gia tăng cả về tần suất và cường độ các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lũ và hạn hán. Công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai sẽ phả đối mặt

với những thách thức nặng nề.

Trang 46 / 128

cáo của IPCC nhận định, trong điều kiện nhiệt độ tăng lên 10C thì nhu cầu nước tưới sẽ tăng lên 10%. Do đó, năng lực tưới của các công trình như hiện nay sẽ không đáp ứng được nhu cầu nước tưới trong các thập kỷ tới.

- Do chế độ dòng chảy sông suối và các yếu tố khí tượng biến động theo hướng bất

lợi, công trình thuỷ lợi sẽ hoạt động trong điều kiện khác với thiết kế, năng lực phụ vụ của

công trình sẽ giảm.

- Mưa lớn kéo theo gia tăng trượt lở đất và xói mòn sẽ làm tăng lượng phù sa chuyển tới và lắng đọng trong lòng hồ, làm giảm dung tích hữu ích của các hồ chứa. Chế độ dòng chảy thay đổi cũng làm cho vấn đề điều tiết của hồ trở lên khó khăn hơn, khả năng cung cấp nước giảm đi.

- An toàn hồ đập: cùng với sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan, dòng chảy

lũ đến các công trình sẽ gia tăng đột biến, nhiều khi vượt quá thông số thiết kế làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới an toàn công trình.

Trang 47 / 128

CHƯƠNG 2. ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NGÀNH NÔNG

NGHIỆP TRỒNG LÚA Ở HUYỆN CẦN ĐƯỚC TỈNH LONG AN.

Một phần của tài liệu khảo sát ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành nông nghiệp trồng lúa và giải pháp thích ứng ở huyện cần đước, tỉnh long an (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)