1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại NHCP công thương việt nam chi nhánh ba đình bằng mô hình logistic

86 365 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 2,15 MB

Nội dung

Chuyên đề thực tập 1 NEU – Toán Kinh Tế LỜI MỞ ĐẦU Sau hơn 25 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước làm thay đổi cơ bản nền kinh tế với những chỉ số ngày càng khả quan. Trong đó, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có sự đóng góp không nhỏ vào sự phát triển nền kinh tế nước nhà. Đặc biệt, thông qua đổi mới hoạt động tín dụng thì hệ thống ngân hàng Việt Nam đã biến quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng, Chính phủ và NHNN trở thành hiện thực. Những quan điểm đổi mới này được thể hiện trong các văn kiện của Đảng, các văn bản pháp quy, trong đó có đổi mới tín dụng ngân hàng. Những ý tưởng quan trọng này được khởi nguồn từ quyết định 32/1977/CP của Hội đồng chính phủ về chủ trương cải tiến và mở rộng tín dụng ngân hàng; các văn bản của Nhà nước và của ngành ngân hàng ban hành sau năm 1986. Nhờ đó mà hệ thống ngân hàng đã huy động và cung cấp một lượng vốn khá lớn cho nền kinh tế, ước tính hàng năm chiếm khoảng 16- 18% GDP và gần 50% vốn đầu tư toàn xã hội. Đặc biệt, sự tăng trưởng tín dụng liên tục trong các năm gần đây. Trong thời gian thực tập tại Ngân hàng cổ phần Công thương Việt Nam, em nhận thấy việc xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng đối với các ngân hàng cũng như bản thân doanh nghiệp được xếp hạng. Bởi vì thông qua việc xếp hạng các Ngân hàng có thể đưa ra các quyết định liên quan đến việc cấp tín dụng đối với các doanh nghiệp như mức rủi ro khi cho vay,mức lãi suất, khoản vay , thời hạn vay… Chính vì vậy, em đã chọn đề tài: “ Xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại NHCP Công thương Việt Nam chi nhánh Ba Đình bằng hình Logistic”. Đề tài của em gồm ba phần: Chương I. Tổng quan về NHTM và xếp hạng tín dụng trong ngân hàng Chương II. Thực trạng xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Vietinbank chi nhánh Ba Đình Chương III. Ứng dụng hình Logistic trong xếp hạng khách hàng doanh nghiệp của Vietinbank Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hóa các lý thuyết, lý luận liên quan đến NHTM và hoạt động xếp hạng tín dụng của Ngân hàng. - Tìm hiểu hình đánh giá rủi ro tín dụng nhằm mang lại cho cán bộ tín dụng và ngân hàng những kiến thức hữu ích trong việc hạn chế rủi ro tín dụng và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Từ việc nghiên cứu này sẽ giúp ngân Sinh Viên: Mai Thị Sen Toán Tài Chính 50 A Chuyên đề thực tập 2 NEU – Toán Kinh Tế hàng và cán bộ tín dụng nhận thấy tính khách quan trong việc quyết định cấp tín dụng, hạn chế yếu tố chủ quan trong việc xét duyệt cho vay. Phương pháp nghiên cứu - Sử dụng phương pháp thu thập số liệu và xử lý số liệu - Sử dụng các hình kinh tế lượng và phần mềm Eviews - Kết hợp các phương pháp so sánh, đối chứng để làm rõ vấn đề cần nghiên cứu Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu : 178 doanh nghiệp đã và đang có quan hệ tín dụng với Vietinbank chi nhánh Ba Đình. - Phạm vi nghiên cứu : Các chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính của 178 doanh nghiệp vay vốn Vietinbank và ứng dụng hình Logistic trong xếp hạng doanh nghiệp bằng chương trình Eviews. Từ đó đưa ra mối liên hệ và dự báo cho các khách hàng khác. Em xin chân thành cám ơn Ban giám đốc Ngân hàng cùng các anh chị Phòng KHDNL của Vietinbank chi nhánh Ba Đình - Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập, để em có thể tìm hiểu sâu về nghiệp vụ Ngân hàng. Em cũng xin chân thành cám ơn thầy giáo PGS.TS NGÔ VĂN THỨ - Trưởng khoa Toán kinh tế đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. Em cũng xin cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trong khoa Toán Kinh Tế đã dạy dỗ chỉ bảo em trong quá trình học tập tại trường. Sinh Viên: Mai Thị Sen Toán Tài Chính 50 A Chuyên đề thực tập 3 NEU – Toán Kinh Tế CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ NHTM VÀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHTM 1. Lịch sử hình thành và phát triển của NHTM 1.1. Lịch sử hình thành ngân hàng Sự hình thành của ngân hàng gắn liền với sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa. Quá trình phát triển kinh tế là điều kiện và đòi hỏi sự phát triển của ngân hàng. Còn sự phát triển của ngân hàng trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế. Việc lưu hành những đồng tiền riêng của mỗi quốc gia hoặc lãnh thổ kết hợp với việc trao đổi thương mại, giao lưu quốc tế đã làm phát sinh nghiệp vụ đầu tiên của ngân hàngnghiệp vụ đổi tiền hoặc đúc tiền của các thợ vàng. Tiếp theo do nhu cầu cất trữ tiền của các lãnh chúa, nhà buôn… nên nghiệp vụ cất trữ hộ phát triển làm tăng thu nhập, tăng khả năng đa dạng các loại tiền, tăng quy tài sản của người kinh doanh tiền tệ. Việc cất trữ hộ nhiều người khác là điều kiện để thực hiện việc thanh toán hộ và thanh toán không dùng tiền mặt đã thu hút các thương gia gửi tiền nhiều hơn. Lúc này, nghiệp vụ cho vay phát sinh. Đầu tiên, họ dùng vốn tự có để cho vay. Sau đó, họ nhận thấy tính chất vô danh của số dư thường xuyên ở trong két từ hoạt động nhận tiền gửi có thể sử dụng tạm thời một phần tiền gửi của khách để cho vay và phát triển thành hoạt động chuyên nghiệp: cho vay dựa trên tiền gửi của khách, mở rộng cho vay bằng cách trả lãi cho người gửi tiền, cung các tiện ích khác. Từ đó, ngân hàng dần hình thành qua các chức năng, dịch vụ hoặc vai trò mà nó thực hiện trong nền kinh tế. 1.2. Quá trình phát triển của ngân hàng Hình thức ngân hàng đầu tiên, ngân hàng của các thợ vàng thực hiện cho vay với các cá nhân nhằm mục đích phục vụ tiêu dùng, hình thức cho vay chủ yếu là thấu chi. Thấu chihình thức cho phép khách hàng chi nhiều hơn số tiền gửi tại ngân hàng. Do lợi nhuận từ cho vay rất cao nên nhiều chủ ngân hàng đã lạm dụng phát hành chứng chỉ tiền gửi khống để cho vay. Thực trạng này đã đẩy nhiều ngân hàng đến chỗ mất khả năng thanh toán và phá sản. Sự sụp đổ của các ngân hàng đã gây khó khăn cho hoạt động thanh toán, ảnh hưởng xấu tới hoạt động buôn bán. Trước tình hình này, NHTM ra đời thực hiện các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng như huy động tiền gửi, thanh toán, cất giữ hộ và cho vay. Tuy nhiên khác với ngân hàng của các thợ vàng, NHTM chủ yếu cho các nhà buôn vay dưới hình thức chiết khấu thương phiếu. Chiết khấu thương phiếu là hình thức các khoản vay cho vay ngắn hạn, dựa trên quá trình luân chuyển của Sinh Viên: Mai Thị Sen Toán Tài Chính 50 A Chuyên đề thực tập 4 NEU – Toán Kinh Tế hàng hóa với lãi suất phải thấp hơn lợi nhuận được tạo ra do sử dụng vốn tiền vay. Theo sau NHTM là một loạt các ngân hàng cũng lần lượt ra đời như ngân hàng tiền gửi, ngân hàng tiết kiệm, ngân hàng đâu tư, ngân hàng chính sách… tạo nên hệ thống các ngân hàng. Sự đa dạng hóa các loại hình ngân hàng và các hoạt động ngân hàng góp phần thay đổi hoạt động cơ bản của ngân hàng. Quá trình phát triển của ngân hàng đang tạo ra mối liên hệ ràng buộc ngày càng chặt chẽ, sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng lớn giữa chúng. Lịch sử phát triển của các ngân hàng cũng đã chứng kiến nhiều khủng hoảng và hoảng loạn ngân hàng trong mỗi quốc gia. Ở Mỹ, năm 1984 ngân hàng Illinois, năm 1991 ngân hàng BOA bị giảm sút lớn về tiền gửi dẫn đến mất khả năng thanh toán. Năm 1990, NHTM Nhật và các hãng chứng khoán gặp rủi ro lớn do sự sụp đổ của thị trường Bất động sản và thị trường Chứng khoán. Năm 1992, ngân hàng J.P.Morgan mất 200 triệu USD do nắm chứng khoán thế chấp khi lãi suất tăng đột ngột. Năm 1997, khủng hoảng tài chính ở Đông Nam Á bắt nguồn từ Thái Lan đã làm nhiều ngân hàng ở Châu Á bị mất hàng tỷ USD, bị phá sản hoặc buộc phải sát nhập. Nền kinh tế Thái Lan bị kéo lùi sự phát triển tớ 20 năm, nền kinh tế thế giới cũng bị ảnh hưởng nặng nề và giảm sút 5% thu nhập chung trên toàn thế giới. Cũng vào năm 1997, nhiều NHTM Việt Nam do mở rộng cho vay tràn lan đã rơi vào tình trạng nợ quá hạn, nợ khó đòi cao như vụ Tamexco với lượng nợ khó đòi lên tới 550 tỷ VNĐ, vụ Tăng Minh Phụng với lượng vốn thất thoát hơn 4000 tỷ VNĐ. Năm 2001, tập đoàn năng lượng Enron phá sản đã tác động đến hầu hết các ngân hàng danh tiếng trên thế giới như J.P.Morgan Chase với 2,6 tỷ USĐ trong đó 900 triệu là không được bảo đảm; Citi Group có tổng dư nợ với Enron tới thời điểm phá sản là 1,2 tỷ USD trong đó 400 triệu là không được bảo đảm. Năm 2002, các ngân hàng Argentina đã đối mặt với tình trạng rủi ro thanh khoản nặng nề. Sự hạn chế rút tiền của chính phủ đã làm cho tình trạng thêm trầm trọng. Tới tháng 4/2002, các ngân hàng Argentina đã đồng loạt đóng cửa. Theo tiết lộ của HSBC thì cuộc khủng hoảng ở Argentina đã làm mất 1850 triệu USD trong năm tài chính 2001. Tháng 10/2003, chỉ vì một tin đồn thất thiệt mà ACB của Việt Nam đã khiến cho số lượng khách hàng đến rút tiền trước hạn tại ACB tăng vọt, tổng khách hàng rút một ngày lên tới 4000 lượt; cán bộ của ACB phải làm việc đến tận 20h30 mà vẫn không giải quyết được tất cả yêu cầu trong ngày; chỉ trong vòng ACB đã chi trả hơn 2000 tỷ VNĐ. Tuy nhiên, vụ việc được sự can thiệp kịp thời và đúng lúc của NHNN nên xử lý nhanh chóng trong vòng hai ngày. Tháng 7/2004, các ngân hàng Nga đang đứng trước tình trạng thanh khoản tồi tệ do dòng người rút tiền hàng loạt tại những ngân hàng lớn như Guta, Alfa và sau đó lan sang toàn bộ hệ thống ngân hàng. Trong 3 ngày từ 21-23/7 riêng ngân hàng Alfa đã chi trả hơn 200 triệu USD. Khủng hoảng chỉ chấm dứt khi có sự can thiệp mạnh tay của NHTW. Năm Sinh Viên: Mai Thị Sen Toán Tài Chính 50 A Chuyên đề thực tập 5 NEU – Toán Kinh Tế 2007, khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp ở Mỹ và lan ra toàn cầu có nguyên nhân từ sự xẹp hơi của bong bóng thị trường nhà ở của Mỹ làm cho các cá nhân gặp khó khăn trong việc trả nợ. Nhiều tổ chức tín dụng cho vay mua nhà gặp khó khăn vì không thu hồi được nợ. Kết quả làm cho 9 ngân hàng Mỹ bị phá sản, khách hàng mất niềm tin vào ngân hàng và làm ảnh hưởng đến nhiều nước khác. Đến năm 2008- 2009 cuộc khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp đã chuyển thành cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, làm cho hầu hết các quốc gia đều rơi vào tình trạng suy thoái trầm trọng. Năm 2008, 25 ngân hàng Mỹ phá sản; năm 2009 có 28 ngân hàng Mỹ phá sản; nhiều quốc gia Châu Âu, Nhật, Mỹ áp dụng lãi suất tái chiết khấu xấp xỉ 0%. Tóm lại. sự sụp đổ của các ngân hàng cũng là một khâu tất yếu trong tiến trình phát triển của ngân hàng. 2. Khái niệm về NHTM NHTM đã hình thành, tồn tại và phát triển gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hóa. Sự phát triển của hệ thống NHTM đã có tác động to lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hóa, ngược lại kinh tế hàng hóa phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao của nó, đó là kinh tế thị trường thì NHTM cũng ngày càng được hoàn thiện và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu được. Tuy nhiên, đối với mỗi quốc gia sẽ có những quan niệm khác nhau về NHTM. Ví dụ như: Ở Mỹ, NHTM là một công ty kinh doanh chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành dịch vụ tài chính; ở Pháp, NHTM là những xí nghiệp thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức tiền gửi hay hình thức khác và họ dùng vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính; ở Ấn Độ, NHTM là cơ sở nhận các khoản tiền gửi cho vay, tài trợ và đầu tư… Ở Việt Nam, quan niệm về NHTM cũng thay đổi cùng với các giai đoạn phát triển của nền kinh tế của đất nước. Theo Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã Tín dụngCông ty Tài chính năm 1990 thì NHTM là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện các nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán. Theo Luật các Tổ chức tín dụng năm 1999 thì NHTM là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng cung ứng dịch vụ thanh toán. Theo Luật các Tổ chức tín dụng năm 2003 thì NHTM là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Theo Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 thì NHTM là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận. Sinh Viên: Mai Thị Sen Toán Tài Chính 50 A Chuyên đề thực tập 6 NEU – Toán Kinh Tế 3. Hoạt động cơ bản của NHTM NHTM là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy động, cho vay, đầu tư và cung cấp các dịch vụ khác. 3.1. Hoạt động tạo lập nguồn vốn Nguồn vốn bao gồm VCSH, nguồn tiền gửi, nguồn tiền đi vay, nguồn khác như ủy thác, thanh toán… 3.1.1. Vốn chủ sở hữu VCSH là số vốn do chủ sở hữu ngân hàng đóng góp ban đầu và được bổ sung trong quá trình kinh doanh. Cơ cấu VCSH gồm vốn góp như vốn của Nhà nước, các cổ đông đóng góp, các bên liên doanh góp, vốn thuộc sở hữu tư nhân; các quỹ như quỹ dự trữ bổ sung VĐL, quỹ bảo toàn vốn, quỹ thặng dư, quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng, quỹ dự phòng rủi ro tín dụng…; các khoản vay dài hạn có điều kiện nhất định. Theo hiệp định Basel 1988, thành phần VCSH bao gồm vốn cơ bản (vốn cấp I) và vốn bổ sung (vốn cấp II). - Vốn cơ bản bao gồm VĐL, vốn cổ phần tăng thêm, lợi nhuận giữ lại, quỹ dự trữ công khai từ lợi nhuận sau thuế - Vốn bổ sung bao gồm quỹ dự trữ do đánh giá lại tài sản, quỹ dự phòng bù đắp những rủi ro được trích lập để bù đắp những rủi ro đột suất chưa xác định được, các khoản nợ được xem như vốn. 3.1.2. Nguồn tiền gửi Tiền gửi là khoản mục nguồn vốn được tạo ra do hoạt động nhận gửi tiền của NHTM. Tùy theo các cách tiếp cận khác nhau mà tiền gửi cũng được phân loại thành nhiều khoản mục khác nhau. - Theo mục đích gửi tiền Tiền gửi thanh toán là loại hình tiền gửi được sử dụng với mục đích chủ yếu là thực hiện các giao dịch thanh toán qua Ngân hàng bằng các phương tiện thanh toán như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thư tín dụng L/C, thẻ ATM… nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán nhanh nhất của khách hàng. Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm được xác nhận trên thẻ tiết kiệm, hưởng lãi theo quy định của các tổ chức nhận tiền gửi và được bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi. Sinh Viên: Mai Thị Sen Toán Tài Chính 50 A Chuyên đề thực tập 7 NEU – Toán Kinh Tế - Theo thời hạn thì tiền gửi được chia thành tiền gửi không kỳ hạn, kỳ hạn ngắn, kỳ hạn trung , kỳ hạn dài. - Theo đối tượng gửi tiền thì tiền gửi được chia là tiền gửi cá nhân, doanh nghiệp, ngân hàng khác, tổ chức xã hội chính trị … 3.1.3. Nguồn tiền vay a. Vay NHNN NHTM huy động vốn bằng cách vay NHNN dưới hình thức tái chiết khấu, thấu chi và cho vay qua đêm. Các giấy tờ có giá đã được các NHTM chiết khấu có thể tái chiết khấu tại NHNN. NHTM phải thực hiện các điều kiện đảm bảo và kiểm soát nhất định như những giấy tờ có giá có chất lượng và phù hợp với mục tiêu của ngân hang Nhà nước trong từng thời kỳ để có thể vay vốn từ NHNN nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trong chi trả khi thiếu hụt dự trữ. NHNN là người cho vay cuối cùng của các NHTM. b. Vay các tổ chức tín dụng khác Các ngân hàng vay mượn lẫn nhau và vay của các tổ chức tín dụng khác trên thị trường liên ngân hàng hoặc qua trung tâm điều hòa vốn của ngân hàng. Các NHTM vay các tổ chức tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu chi trả cấp bách, bổ sung hoặc thay thế cho nguồn vay từ NHNN. c. Vay trên thị trường vốn Các NHTM phát hành các giấy nợ như kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của ngân hàng hiện tại, chuẩn bị cho nhu cầu vốn của ngân hàng trong tương lai hoặc vay hộ cho khách hàng. 3.1.4. Nguồn khác Nguồn này bao gồm nguồn ủy thác như ủy thác cho vay, ủy thác đầu tư, ủy thác cấp phát, ủy thác giải ngân và thu hộ; các nguồn trong thanh toán như séc trong quá trình chi trả, tiền ký quỹ để mở L/C; các nguồn khác. 3.2. Hoạt động khai thác và sử dụng vốn Hoạt động cho vay và đầu tư là hoạt động sử sụng vốn quan trọng nhất, quyết định đến khả năng tồn tại của ngân hàng. Hoạt động khai thác và sử dụng vốn bao gồm các khoản mục kho quỹ, cho vay, đầu tư và các sử dụng vốn khác. 3.2.1. Các khoản mục kho quỹ Hoạt động tín dụng của ngân hàng nhằm mục đích kiếm lời, song cần bảo đảm an toàn để giữ vững lòng tin của khách hàng. Muốn có được sự tin cậy về phía Sinh Viên: Mai Thị Sen Toán Tài Chính 50 A Chuyên đề thực tập 8 NEU – Toán Kinh Tế khách hàng trước hết phải bảo đảm khả năng thanh toán đó là đáp ứng nhu cầu rút tiền từ phía khách hàng. Muốn vậy các ngân hàng phải để dành lại một phần nguồn vốn không sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán. Phần vốn để dành này được gọi là dự trữ. NHTW được phép ấn hành tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo từng thời kỳ nhất định, việc trả lãi cho tiền gửi dự trữ bắt buộc do chính phủ quy định. Dự trữ bao gồm: - Dự trữ sơ cấp bao gồm tiền mặt, tiền gửi tại NHNN, tiền gửi tại các ngân hàng khác - Dự trữ thứ cấp là dự trữ không tồn tại bằng tiền mặt mà bằng chứng khoán, có nghĩa là các chứng khoán ngắn hạn có thể bán để chuyển thành tiền một cách thuận lơi. Các chứng khoán đó bao gồm tín phiếu kho bạc, hối phiếu đã chấp nhận, các giấy tờ ngắn hạn khác 3.2.2. Cấp tín dụng Nguồn vốn còn lại sau khi để dành một phần dự trữ, các NHTM có thể dùng để cấp tín dụng cho các tổ chức, cá nhân. a. Cho vay Cho vay là hoạt động tín dụng của NHTM. Trong đó, NHTM sẽ cho người đi vay, vay một số vốn để sản xuất kinh doanh, đầu tư hoặc tiêu dùng. Khi đến hạn, người đi vay phải hoàn trả vốn và lãi. Ngân hàng kiểm soát được người đi vay, kiểm soát được quá trình sử dụng vốn. Người đi vay có ý thức trả nợ cho nên bắt buộc họ phải quan tâm đến việc sử dụng vốn làm sao cho có hiệu quả để hoàn trả nợ. Trong cho vay thì mức độ rủi ro quá lớn,khả năng không thu hồi vốn vay hoặc trả không hết hoặc không đúng hạn… do chủ quan hoặc khách quan. Do đó, khi cho vay các ngân hàng cần sử dụng các biện pháp đảm bảo vay vốn như thế chấp, cầm cố… b. Chiết khấu Chiết khấu là hoạt động cho vay gián tiếp mà NHTM sẽ cung ứng vốn tín dụng cho một chủ thể và một chủ thể khác thực hiện việc trả nợ cho ngân hàng. Các đối tượng trong hoạt động này là hối phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu và các giấy nợ có giá khác. c. Cho thuê tài chính Cho thuê tài chính là loại hình tín dụng trung và dài hạn. Trong đó các công ty cho thuê tài chính dùng vốn của mình hay vốn do phát hành trái phiếu để mua tài sản, thiết bị theo yêu cầu của người đi thuê và tiến hành cho thuê trong một thời Sinh Viên: Mai Thị Sen Toán Tài Chính 50 A Chuyên đề thực tập 9 NEU – Toán Kinh Tế gian nhất định. Người đi thuê phải trả tiền thuê cho công ty cho thuê tài chính theo định kỳ. Khi kết thúc hợp đồng thuê người đi thuê được quyền mua hoặc kéo dài thêm thời hạn thuê hoặc trả lại thiết bị cho bên cho thuê. d. Bảo lãnh ngân hàng Ngân hàng cấp bảo lãnh cho khách hàng nhờ đó khách hàng sẽ vay vốn được ở ngân hàng khác hoặc thực hiện hợp đồng kinh tế đã kí kết. 3.2.3. Các hoạt động đầu tư Khoản mục đầu tư có vị trí quan trọng thứ hai sau khoản mục cho vay, nó mang lại khoản thu nhập lớn và đáng kể của ngân hàng thương mại. Trong hoạt động này, ngân hàng sẽ dùng nguồn vốn của mình và nguồn vốn ổn định khác để đầu tư dưới hình thức khác như: - Mua cổ phần, cổ phiếu của các công ty. Vốn dùng để mua cổ phần chỉ được dùng bằng vốn của ngân hàng - Mua trái phiếu chính phủ, trái phiếu địa phương, trái phiếu công ty, tín phiếu kho bạc. - Góp vốn liên doanh, liên kết với các ngân hàng, công ty khác. Tất cả hoạt động đầu tư chứng khoán đều nhằm mục đích mang lại thu nhập, mặt khác nhờ hoạt động đầu tư mà các rủi ro trong hoạt động của ngân hàng sẽ được phân tán và việc đầu tư vào trái phiếu chính phủ thì mức độ rủi ro rất thấp. 3.2.4. Các hình thức sử dụng vốn khác Ngoài những hoạt động trên, ngân hàng còn dùng vốn vào các hoạt động như tài trợ, quảng cáo, xây dựng hoặc mua thêm nhà cửa để làm trụ sở văn phòng, mua trang thiết bị, máy mọc và xây dựng hệ thống kho quỹ… 3.3. Hoạt động kinh doanh dịch vụ của ngân hàng Những dịch vụ ngân hàng ngày càng phát triển vừa cho phép hỗ trợ đáng kể cho hoạt động khai thác nguồn vốn, mở rộng hoạt động đầu tư, vừa tạo thu nhập cho ngân hàng bằng các khoản tiền hoa hồng, lệ phí…có vị trí xứng đáng trong giai đoạn phát triển hiện nay của NHTM. Các hoạt động này bao gồm: - Các dịch vụ thanh toán thu chi hộ cho khách hàng như chuyển tiền, thu hộ séc, dịch vụ cung cấp thẻ tín dụng, thẻ thanh toán… - Nhận bảo quản các tài sản quý giá, các giấy tờ chứng thư quan trọng của công chúng. - Bảo quản, mua bán hộ chứng khoán theo ủy nhiệm của khách hàng. Sinh Viên: Mai Thị Sen Toán Tài Chính 50 A Chuyên đề thực tập 10 NEU – Toán Kinh Tế - Kinh doanh mua bán ngoại tệ, vàng bạc đá quý. - Tư vấn tài chính, giúp đỡ các công ty, xí nghiệp phát hành cổ phiếu, trái phiếu… II. TỔNG QUAN VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG 1. Khái niệm về xếp hạng tín dụng Xếp hạng tín dụng (XHTD) là thuật ngữ bắt nguồn từ tiếng Anh Credit Rating. Trong đó, Credit có nghĩa là tín dụng, tín dụng còn Rating chính là sự đánh giá, xếp hạng. XHTD do John Moody đưa ra vào năm 1909 trong cuốn “ cẩm nang chứng khoán” khi tiến hành nghiên cứu, phân tích và công bố bảng xếp hạng cho 1500 loại trái phiếu của 250 công ty theo một hệ thống ký hiệu bằng chữ cái. Trong khái niệm của Moody’s thì “XHTD là đánh giá vị thế hiện tại và dự báo về triển vọng tương lai của doanh nghiệp trên cơ sở tổng hợp các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính một cách có hiệu quả”. Đứng trên góc độ của ngân hàng thương mại thì “ XHTD là việc đưa ra nhận định về mức độ tín nhiệm đối với trách nhiệm tài chính; hoặc đánh giá mức độ rủi ro tín dụng phụ thuộc vào các yếu tố bao gồm năng lực đáp ứng các cam kết tài chính, khả năng dễ bị vỡ nợ khi điều kiện kinh doanh thay đổi, ý thức, thiện chí trả nợ của người đi vay”. 2. Đối tượng xếp hạng tín dụng Hệ thống XHTD tiếp cận đến tất cả các yếu tố có liên quan đến rủi ro tín dụng, các NHTM không sử dụng kết quả XHTD nhằm thể hiện giá trị của người đi vay mà đơn thuần là đưa ra ý kiến hiện tại dựa trên các nhân tố rủi ro. Từ đó, NHTM có các chính sách tín dụng và giới hạn vay phù hợp. Một sự xếp hạng cao của một khách hàng đi vay chưa phải là chắc chắn trong việc thu hồi đầy đủ các khoản nợ gốc và lãi vay, mà chỉ là cơ sở để đưa ra quyết định đúng đắn về tín dụng đã được điều chỉnh theo dự kiến mức độ rủi ro tín dụng có liên quan đến khách hàng là người đi vay và tất cả các khoản vay của khách hàng đó. Xếp hạng người đi vay chủ yếu dự báo nguy cơ vỡ nợ theo ba cấp độ cơ bản là nguy hiểm, cảnh báo và an toàn dựa trên xác suất không trả nợ được. Cơ sở của xác suất này là dữ liệu về các khoản nợ quá khứ trong vòng 5 năm trước của khách hàng đó gồm các khoản nợ đã trả, khoản nợ trong hạn và khoản nợ không thu hồi được. Dữ liệu được phân theo ba nhóm là nhóm dữ liệu tài chính liên quan đến các chỉ số tài chính của khách hàng cũng như các đánh giá của các tổ chức xếp hạng; nhóm dữ liệu định tính phi tài chính liên quan đến trình độ quản lý, khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, các dữ liệu về khả năng trưởng thành của ngành; nhóm dữ Sinh Viên: Mai Thị Sen Toán Tài Chính 50 A [...]... thất tín dụng 2 Đối tượng, phạm vi xếp hạng tín dụng II.1 Đối tượng áp dụng xếp hạng Trụ sở chính, sở giao dịch, chi nhánh cấp 1, chi nhánh cấp 2, phòng giao dịch, điểm giao dịch Ngân hàng Công thương II.2 Phạm vi áp dụng xếp hạng Các doanh nghiệp hoạt động pháp luật quy định có liên quan đã, đang và sẽ có quan hệ tín dụng với Ngân hàng Công thương Việt Nam hay nói cách khác là khách hàng của ngân hàng. .. tư thực hiện II MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI ÁP DỤNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA VIETINBANK 1 Mục đích của xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của Vietinbank Việc chấm điểm tín dụng và XHTD khách hàng nhằm hỗ trợ cho ngân hàng trong việc ra quyết định cấp tín dụng như xác định hạn mức tín dụng, thời hạn, mức lãi suất, biện pháp bảo đảm tiền vay, phê duyệt hay không phê duyệt; giám sat và... XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI VIETINBANK CHI NHÁNH BA ĐÌNH Sinh Viên: Mai Thị Sen Toán Tài Chính 50 A Chuyên đề thực tập 23 NEU – Toán Kinh Tế I KHÁI QUÁT VỀ VIETINBANK 1 Giới thiệu về Vietinbank Vietinbank được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Là ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam Ngân hàng này... đồng xếp hạng Trong XHTD của các NHTM thì kết quả xếp hạng không được công bố rộng rãi • Theo dõi tình trạng tín dụng của đối tượng được xếp hạng để điều chỉnh mức xếp hạng, các thông tin điều chỉnh được lưu giữ Tổng hợp kết quả xếp hạng so sánh với thực tế rủi ro xảy ra và dự trên tần xuất phải điều chỉnh mức xếp hạng đối với khách hàng để xem xét điều chỉnh hình xếp hạng CHƯƠNG II THỰC TRẠNG XẾP HẠNG... ro tín dụng của Vietinbank Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng hoặc đối tác không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết Các công cụ mà Vietinbank sử dụng để quản lý rủi ro tín dụng là - Đối với hoạt động tín dụng : Ngân hàng kiểm soát và quản lý rủi ro tín dụng bằng cách thiết lập hạn mức tín dụng. .. trạng bất ổn có thể ước tính được xác suất xảy ra Tín dụng được hiểu là quan hệ chuyển giao quyền sử dụng vốn lẫn nhau giữa người đi vay và người cho vay trên nguyên tắc có hoàn trả Quan hệ tín dụng dựa trên nền tảng tin tưởng lẫn nhau giữa các chủ thể 3.1 Rủi ro tín dụng 3.1.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giũa ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các tổ chức kinh... mang tính cảnh báo liên quan đến các hiện tượng báo hiệu khả năng không trả nợ, tình hình số dư tiền gửi, hạn mức thấu chi Các nhóm dữ liệu này được đưa vào hình định sẵn để xử lý, từ đó tính được xác suất không trả được nợ của khách hàng Đó có thể là hình tuyến tính, hình probit, hình logit…và thường được xây dựng bởi các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp Xếp hạng khoản vay dựa trên cơ sở xếp hạng. .. định 1880 của Ngân hàng Công thương Việt Nam ) Bước 3: Chấm điểm và xác định quy của doanh nghiệp Các tiêu chí sử dụng để chấm điểm và xác định quy doanh nghiệp gồm: Nguồn vốn kinh doanh là tổng giá trị vốn đầu tư của chủ sở hữu, thặng dư vốn cổ phần và vốn khác của chủ sở hữu Lao động là số lao động thực tế sử dụng (được nêu tại thuyết minh báo cáo tài chính hoặc các nguồn khác) tính bình quân trong... xếp hạng tín dụng - Hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài chính mà khách hàng cung cấp cho - Lĩnh vực hoạt động của khách hàng - Lịch sử giao dịch và mức độ tín nhiệm của khách hàng với các TCTD, trong đó có Vietinbank - Thông tin kinh tế, thị trường liên quan đến hoạt động kinh doanh của khách hàng như các yếu tố khác như môi trường nội bô, môi trường bên ngoài liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách. .. trường hợp ngân hàng không nắm được đầy đủ thông tin về quan hệ tín dụng của khách hàng với các tổ chức tín dụng khác nên có thể phán quyết sai lầm khi cho vay + Do ngân hàng không thực hiện tốt công tác giám sát tín dụng Bời vì, trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng hạn chế, thiếu thực tế, chỉ dựa trên giấy tờ, số liệu báo cáo của khách hàng Thiếu tinh thần trách nhiệm trong công tác nghiệp vụ, kiểm . cho vay, mức lãi suất, khoản vay , thời hạn vay Chính vì vậy, em đã chọn đề tài: “ Xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại NHCP Công thương Việt Nam chi nhánh Ba Đình bằng mô hình. hình Logistic . Đề tài của em gồm ba phần: Chương I. Tổng quan về NHTM và xếp hạng tín dụng trong ngân hàng Chương II. Thực trạng xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Vietinbank chi nhánh. tăng trưởng tín dụng liên tục trong các năm gần đây. Trong thời gian thực tập tại Ngân hàng cổ phần Công thương Việt Nam, em nhận thấy việc xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp có ý nghĩa

Ngày đăng: 17/06/2014, 12:55

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.4: Phân loại quy mô doanh nghiệp theo thang điểm - Xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại NHCP công thương việt nam chi nhánh ba đình bằng mô hình logistic
Bảng 2.4 Phân loại quy mô doanh nghiệp theo thang điểm (Trang 32)
Bảng 2.5 : Chấm điểm các chỉ số tài chính của doanh nghiệp thuộc ngành nông, lâm và ngư nghiệp - Xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại NHCP công thương việt nam chi nhánh ba đình bằng mô hình logistic
Bảng 2.5 Chấm điểm các chỉ số tài chính của doanh nghiệp thuộc ngành nông, lâm và ngư nghiệp (Trang 34)
Bảng 2.7 : Chấm điểm các chỉ số tài chính của doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng - Xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại NHCP công thương việt nam chi nhánh ba đình bằng mô hình logistic
Bảng 2.7 Chấm điểm các chỉ số tài chính của doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng (Trang 35)
Bảng 2.8 : Chấm điểm các chỉ số tài chính của doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp - Xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại NHCP công thương việt nam chi nhánh ba đình bằng mô hình logistic
Bảng 2.8 Chấm điểm các chỉ số tài chính của doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp (Trang 36)
Bảng 2.9: Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí lưu chuyển tiền tệ - Xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại NHCP công thương việt nam chi nhánh ba đình bằng mô hình logistic
Bảng 2.9 Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí lưu chuyển tiền tệ (Trang 37)
Bảng 2.11: Chấm điểm theo tiêu chí tình hình và uy tín giao dịch với ngân hàng - Xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại NHCP công thương việt nam chi nhánh ba đình bằng mô hình logistic
Bảng 2.11 Chấm điểm theo tiêu chí tình hình và uy tín giao dịch với ngân hàng (Trang 39)
Bảng 2.13: Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí đặc điểm các hoạt động khác - Xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại NHCP công thương việt nam chi nhánh ba đình bằng mô hình logistic
Bảng 2.13 Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí đặc điểm các hoạt động khác (Trang 41)
Bảng 2.12: Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí môi trường kinh doanh - Xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại NHCP công thương việt nam chi nhánh ba đình bằng mô hình logistic
Bảng 2.12 Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí môi trường kinh doanh (Trang 41)
Bảng 2.15: Tính tổng điểm xếp hạng theo trọng số về thông tin tài chính - Xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại NHCP công thương việt nam chi nhánh ba đình bằng mô hình logistic
Bảng 2.15 Tính tổng điểm xếp hạng theo trọng số về thông tin tài chính (Trang 43)
Bảng 2.17: Đánh giá mức độ rủi ro tín dụng doanh nghiệp - Xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại NHCP công thương việt nam chi nhánh ba đình bằng mô hình logistic
Bảng 2.17 Đánh giá mức độ rủi ro tín dụng doanh nghiệp (Trang 44)
Hình 1: Cơ cấu khách hàng doanh nghiệp của Vietinbank theo ngành nghề - Xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại NHCP công thương việt nam chi nhánh ba đình bằng mô hình logistic
Hình 1 Cơ cấu khách hàng doanh nghiệp của Vietinbank theo ngành nghề (Trang 57)
Hình 2: Tỷ trọng về quy mô doanh nghiệp - Xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại NHCP công thương việt nam chi nhánh ba đình bằng mô hình logistic
Hình 2 Tỷ trọng về quy mô doanh nghiệp (Trang 58)
Bảng 3.1 : Các biến được lựa chọn trong mô hình logistic - Xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại NHCP công thương việt nam chi nhánh ba đình bằng mô hình logistic
Bảng 3.1 Các biến được lựa chọn trong mô hình logistic (Trang 59)
Bảng 3.2: Mô tả thống kê các biến trong mô hình ban đầu - Xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại NHCP công thương việt nam chi nhánh ba đình bằng mô hình logistic
Bảng 3.2 Mô tả thống kê các biến trong mô hình ban đầu (Trang 62)
Bảng 3.3 : Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình ban đầu - Xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại NHCP công thương việt nam chi nhánh ba đình bằng mô hình logistic
Bảng 3.3 Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình ban đầu (Trang 62)
Bảng 3.4: Ước lượng mô hình logistic với các biến đề xuất - Xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại NHCP công thương việt nam chi nhánh ba đình bằng mô hình logistic
Bảng 3.4 Ước lượng mô hình logistic với các biến đề xuất (Trang 65)
Bảng 3.5: Kiểm định Wald test loại bỏ biến X4, X5 - Xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại NHCP công thương việt nam chi nhánh ba đình bằng mô hình logistic
Bảng 3.5 Kiểm định Wald test loại bỏ biến X4, X5 (Trang 66)
Bảng 3.6: Ước lượng mô hình logistic sau khi bỏ biến X4, X5 - Xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại NHCP công thương việt nam chi nhánh ba đình bằng mô hình logistic
Bảng 3.6 Ước lượng mô hình logistic sau khi bỏ biến X4, X5 (Trang 67)
Bảng 3.7: Kiểm định Wald test loại bỏ biến X16, X17 - Xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại NHCP công thương việt nam chi nhánh ba đình bằng mô hình logistic
Bảng 3.7 Kiểm định Wald test loại bỏ biến X16, X17 (Trang 68)
Bảng 3.9: Kiểm định Wald test loại bỏ biến X8, X11 - Xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại NHCP công thương việt nam chi nhánh ba đình bằng mô hình logistic
Bảng 3.9 Kiểm định Wald test loại bỏ biến X8, X11 (Trang 69)
Bảng 3.10: Ước lượng mô hình logistic sau khi bỏ biến X8, X11 - Xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại NHCP công thương việt nam chi nhánh ba đình bằng mô hình logistic
Bảng 3.10 Ước lượng mô hình logistic sau khi bỏ biến X8, X11 (Trang 70)
Bảng 3.13: Kiểm định Wald test loại bỏ biến X2, X6 - Xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại NHCP công thương việt nam chi nhánh ba đình bằng mô hình logistic
Bảng 3.13 Kiểm định Wald test loại bỏ biến X2, X6 (Trang 72)
Bảng 3.12: Ước lượng mô hình logistic sau khi bỏ biến X3, X10 - Xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại NHCP công thương việt nam chi nhánh ba đình bằng mô hình logistic
Bảng 3.12 Ước lượng mô hình logistic sau khi bỏ biến X3, X10 (Trang 72)
Bảng 3.15: Kiểm định Wald test loại bỏ biến X12 và hệ số chặn - Xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại NHCP công thương việt nam chi nhánh ba đình bằng mô hình logistic
Bảng 3.15 Kiểm định Wald test loại bỏ biến X12 và hệ số chặn (Trang 74)
Bảng 3.17: Kiểm định Wald test loại bỏ biến X14 - Xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại NHCP công thương việt nam chi nhánh ba đình bằng mô hình logistic
Bảng 3.17 Kiểm định Wald test loại bỏ biến X14 (Trang 75)
Bảng 3.18: Ước lượng mô hình logistic sau khi bỏ biến X14 - Xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại NHCP công thương việt nam chi nhánh ba đình bằng mô hình logistic
Bảng 3.18 Ước lượng mô hình logistic sau khi bỏ biến X14 (Trang 76)
Bảng 3.19: Xếp hạng tín dụng theo xác suất khả năng trả nợ - Xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại NHCP công thương việt nam chi nhánh ba đình bằng mô hình logistic
Bảng 3.19 Xếp hạng tín dụng theo xác suất khả năng trả nợ (Trang 77)
Bảng 3.20: Kết quả xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp theo mô hình   logistic và theo quy trình của Vietinbank - Xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại NHCP công thương việt nam chi nhánh ba đình bằng mô hình logistic
Bảng 3.20 Kết quả xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp theo mô hình logistic và theo quy trình của Vietinbank (Trang 78)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w