ĐÁNHGIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG CỦA VIETINBANK

Một phần của tài liệu Xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại NHCP công thương việt nam chi nhánh ba đình bằng mô hình logistic (Trang 48 - 50)

VIETINBANK

Nhằm hưởng ứng theo tinh thần, đáp ứng yêu cầu của Hiệp ước Basel II và Quyết đinh 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN Việt Nam ban hành về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của NHTM, ban quản trị của Vietinbank đưa ra “ quyết đinh 1880 của Ngân hàng Công thương Việt Nam ban hàng về quy trình chấm điểm tín dụng và xếp

hạng khách hàng”. Nhờ đó, Vietinbank đã có các chính sách, chiến lược quản lý rủi ro tín dụng khá tốt như:

- Kiểm soát và quản lý rủi ro tín dụng bằng cách thiết lập hạn mức thanh toán

tương ứng với mức độ rủi ro mà ngân hàng có thể chấp nhận được đối với mỗi khách hàng và đối với mỗi lĩnh vực địa lý, ngành nghề; giám sát dư nợ liên quan đến các hạn mức đã cấp.

- Thiết lập quy trình soát xét chất lượng tín dụng cho phép dự báo sớm những

thay đổi về tình hình tài chính, khả năng trả nợ của các bên đối tác dựa trên các yếu tố định tính, định lượng.

- Hạn mức tín dụng cấp cho khách hàng được thiết lập thông qua hệ thống xếp

hạng tín dụng. Trong đó, mỗi khách hàng được xếp loại ở một mức độ rủi ro và các xếp hạng rủi ro này được cập nhật lại thường xuyên.

Bên cạnh những tích cực mà quy trình XHTD khách hàng của Vietibank xây dựng mang lại thì vẫn còn một số mặt hạn chế như:

- Đối với hạng mục chấm điểm XHTD, tỷ số Nợ quá hạn / tổng dư nợ ngắn hạn

đang được xếp vào nhóm chỉ tiêu cân nợ trong bảng chấm điểm các chỉ tiêu tài chính.Điều này sẽ không phản ánh chính xác sức khỏe tài chính cảu Doanh nghiệp. Chỉ tiêu này không nên được xếp sang nhóm các chỉ tiêu vay nợ và chi phí trả nợ mà xếp sang nhóm chỉ tiêu phi tài chính.

- Xem xét các chỉ tiêu chấm điểm vay nợ và chi phí trả lãi cho ta thấy có sự trùng

lập với các chỉ tiêu tài chính khi sử dụng tỷ số dư nợ ngắn hạn so với chủ sở hữu.

- Ngoài ra, các nhóm chỉ tiêu chấm điểm phi tài chính hiện đang sử dụng như số

năm kinh nghiệm của giám đốc, năng lực của người điều hành…chưa thật sát lắm với việc phản ánh xu hướng khó khăn dẫn đến nguy cơ vỡ nợ của doanh nghiệp. Vì thế, kết quả đánh giá dễ sai lệch so với thực tế.

- Bên cạnh đó, cũng có những chỉ tiêu vượt quá năng lực của doanh nghiệp trong

đánh giá nguy cơ mất khả năng thanh toán nợ vay như hệ số khả năng trả nợ gốc từ thu nhập thuần. Ví dụ như, doanh nghiệp vay vốn lưu động thì không phù hợp vì nguồn trả nợ gốc khoản vay ngắn hạn bổ sung vốn lưu động được bố trí chủ yếu từ doanh thu.

- Độ tin cậy của các báo cáo tài chính chưa cao; công việc thu thập từ dữ liệu chưa

thanh toán khác như cơ quan thuế, ngân hàng khác... Vì vậy, gây khó khăn cho ngân hàng trong việc phân tích XHTD doanh nghiệp.

Chính vì vậy em muốn đề xuất, nghiên cứu ứng dụng mô hình Logistic trong xếp hạng khách hàng để tính ra được xác suất vỡ nợ của các doanh nghiệp vay vốn; chỉ ra ảnh hưởng của từng chỉ tiêu đến xác suất này và sử dụng để dự báo cho các năm sau và cho các doanh nghiệp khác nữa. Ngoài ra từ những kết quả thu được từ mô hình trên, em muốn đánh giá khả năng có thể chuyển đổi hạng của doanh nghiệp từ các nhân tố có ảnh hưởng khác.

CHƯƠNG III. ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LOGISTIC TRONG XẾP HẠNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA VIETINBANK KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA VIETINBANK

Một phần của tài liệu Xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại NHCP công thương việt nam chi nhánh ba đình bằng mô hình logistic (Trang 48 - 50)