Đánhgiá khả năng chuyển đổi hạng của các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại NHCP công thương việt nam chi nhánh ba đình bằng mô hình logistic (Trang 81 - 85)

II. ÁP DỤNG MÔ HÌNH LOGISTIC ĐỂ XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNH DOANH NGHIỆP VAY VỐN CỦA VIETINBANK

3. Đánhgiá khả năng chuyển đổi hạng của các doanh nghiệp

Thông qua bài chuyên đề này đã cho ta thấy hai phương pháp XHTD theo mô hình Logistic và theo quy trình XHTD do Ngân hàng cổ phần Công thương Việt Nam xây dựng đều tồn tại những ưu nhược điểm khác nhau. Cụ thể :

- Mô hình logistic chỉ sử dụng một vài tham số định lượng và không đưa được dữ liệu định tính vào xem xét nên khó đảm bảo tính chính xác. Tuy nhiên, trên cơ sở bộ số liệu thực tế, mô hình này đã lượng hóa được rủi ro tín dụng của các doanh nghiệp chính là tính được xác suất vỡ nợ.

- Mô hình chấm điểm tín dụng do Ngân hàng cổ phần Công thương Việt Nam xây dựng không tính được xác suất vỡ nợ một cách trực tiếp nhưng nó đã sử dụng cả các chỉ tiêu định tính và các chỉ tiêu định lượng. Mặc dù, thông tin thu thập được chưa bao quát tất cả các thuộc tính liên quan đến việc xếp hạng này.

Vì vậy, từ những ưu nhược điểm và kết quả XHTD của hai phương pháp trên cho ta thấy, hai mô hình này có thể bổ trợ cho nhau trong việc đưa ra quyết định cấp tín dụng đối với các doanh nghiệp.

Ngoài ra, bảng xếp hạng tín dụng bằng mô hình logistic ở trên được ước lượng bởi một số chỉ tiêu tài chính có ảnh hưởng lớn nhất đến khả năng trả nợ của tất cả các khách hàng vay vốn tại Vietinbank nên bên cạnh những chỉ tiêu này thì mỗi doanh nghiệp hoạt động trên một lĩnh vực khác nhau sẽ chịu ảnh hưởng bởi những chỉ tiêu khác nhau. Vì vậy, đối với từng loại hình doanh nghiệp thì chúng ta có thể dự vào kết quả xếp hạng tín dụng của mô hình logistic và các chỉ số đặc trưng cho loại hình doanh nghiệp để dự đoán khả năng có thể chuyển đổi hạng của doanh nghiệp đó trong thời gian tới. Cụ thể như sau:

- Đối với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp thì

hầu như quy mô khoản vay, quy mô doanh nghiệp đều nhỏ và kết quả hoạt động kinh doanh của những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan như thời tiết, giá cả đầu vào và đầu ra biến động, dịch bệnh… điều này cho ta thấy mặc dù xác suất khả năng trả nợ của doanh nghiệp không cao (hạng tín dụng ở mức độ rủi ro) nhưng mục đích vay vốn của doanh nghiệp tốt ví dụ như để mở rộng sản xuất, kinh doanh, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân ở vùng nông thôn…ngân hàng sẽ xem xét để đánh giá, dự báo khả năng nâng mức xếp hạng của doanh nghiệp lên và đưa ra quyết đinh cấp vốn.

- Đối với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, công nghiệp và

quy mô của doanh nghiệp chủ yếu là vừa và lớn, xác suất đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp cao. Mặc dù xác suất trả nợ của doanh nghiệp cao nhưng nếu xảy ra rủi ro thì ngân hàng sẽ bị tổn thất nặng nề hơn so với việc cho các doanh nghiệp khác vay những khoản vay nhỏ. Vì vậy, ngân hàng cần xem xét, tính toán để đưa ra quyết định nên cho các doanh nghiệp nào vay vốn để khi xảy ra rủi ro thì tổn thất của ngân hàng là nhỏ nhất. Tức là nên cho doanh nghiệp có quy mô vay ít nhưng rủi ro vỡ nợ cao hơn những doanh nghiệp có quy mô vay cao nhưng rủi ro vỡ nợ thấp. Tóm lại, ngân hàng đưa ra quyết định có cấp tín dụng đối với doanh nghiệp hay không, nếu cấp thì cấp bao nhiêu, cấp như thế nào, lãi suất như thế nào, thời hạn vay ra sao?

Như vậy, từ bảng xếp hạng tín dụng bằng mô hình logistic thì chúng ta cũng cần xem xét các yếu tố khách quan và các chỉ tiêu tài chính có ảnh hưởng trực tiếp đến lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nói riêng, chúng sẽ tác động như thế nào đến doanh nghiệp và dự đoán mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến khả năng chuyển đổi hạng của doanh nghiệp trong thời gian tới để đưa ra quyết đinh cấp tín dụng. Ví dụ như một doanh nghiệp bị xếp hạng BB nhưng xét về bản kế hoạch vay vốn của doanh nghiệp cho ta thấy rất tốt và nếu được vay vốn của ngân hàng thì doanh nghiệp có tiềm năng phát triển rất tốt thì ngân hàng cần suy tính để đưa ra quyết định cho vay; hoặc một doanh nghiệp được xếp hạng loại AA nhưng kế hoạch vay vốn không khả thi thì ngân hàng cũng cần xem xét để đưa ra quyết định không cho vay hay cho vay ít hơn hoặc cho vay với lãi suất cao hơn.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Hoạt động tín dụng của NHTM Việt Nam hiện nay đang phát triển mạnh mẽ và nó đã trở thành một yếu tố không thể thiếu được đối với nền kinh tế. Tuy nhiên trong hoạt động tín dụng thì rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi đối với mỗi Ngân hàng. Chính vì vậy việc xếp hạng khách hàng là rất cần thiết, giúp các Ngân hàng hạn chế được phần nào rủi ro, quản lý được khách hàng…Vì vậy, hiện nay việc đổi mới hoạt động theo hướng nâng cao hiệu quả tín dụng phải được coi là khâu then chốt trong tiến trình đổi mới chung của ngành ngân hàng.

Nhưng phương pháp XHTD của các Ngân hàng dựa trên việc chấm điểm các chỉ tiêu tài chính và các chỉ tiêu phi tài chính nên không dự báo, và không tìm được những nhân tố nào ảnh hưởng nhiều hay ít tới vị trí xếp hạng. Để khắc phục được điều này ta dùng mô hình Logit ước lượng xác suất có nợ không đủ tiêu chuẩn, mô hình có thể thường xuyên được cập nhật và ước lượng khá đơn giản.

Vì vậy các CBTD nên kết hợp sử dụng mô hình Logit và thực hiện chấm điểm tín dụng để xếp hạng doanh nghiệp nhằm đảm bảo hơn cho việc đánh giá xếp hạng phía Ngân hàng. Từ đó, làm căn cứ đưa ra các quyết định cấp tín dụng đối với doanh nghiệp

Qua thời gian nghiên cứu đề tài và thực tập giúp em hiểu thêm kiến thức thực tế về vấn đề rủi ro tín dụng, xếp hạng tín dụng trong hoạt động chi vay của ngân hàng và hiểu sâu thêm về kiến thức chuyên ngành mà mình đã học. Tuy nhiên, do vấn đề nghiên cứu phức tạp và với kiến thức còn hạn chế, kinh nghiệm thực tế về lĩnh vực này của em còn nhiều hạn hẹp nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo cùng các bạn để hoàn thiện hơn nữa chuyên đề này.

Một phần của tài liệu Xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại NHCP công thương việt nam chi nhánh ba đình bằng mô hình logistic (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w