Lựa chọn chỉ tiêu chạy mô hình Thu thập số liệu

Một phần của tài liệu Xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại NHCP công thương việt nam chi nhánh ba đình bằng mô hình logistic (Trang 58 - 60)

II. ÁP DỤNG MÔ HÌNH LOGISTIC ĐỂ XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNH DOANH NGHIỆP VAY VỐN CỦA VIETINBANK

1. Lựa chọn chỉ tiêu chạy mô hình Thu thập số liệu

Công đoạn thu thập số liệu để sử dụng trong mô hình được coi là bước có vai trò rất quan trọng, nó tác động trực tiếp đến các kết quả phân tích, dự báo trong mô hình. Tuy nhiên, việc thu thập số liệu gặp rất nhiều khó khăn do bảo mật của Ngân hàng đối với dữ liệu khách hàng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có thể cung cấp các báo cáo tài chính không chính xác, có sự sai lệnh giữa báo cáo tài chính nộp cho cơ quan thuế và báo cáo đưa cho ngân hàng. Vì thế, để có được bộ số liệu chuẩn xác về tình hình doanh nghiệp cần phải xem xét, thẩm định các số liệu cẩn thận. Đặc biệt, khi xây dựng mô hình phải chú ý các giả định và chú ý tính hiệu quả của mô hình.

Bộ số liệu được sử dụng sau đây được thu thập từ phòng chấm điểm tín dụng và các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp đã và đang vay vốn tại Vietinbank chi nhánh Ba Đình – Hà Nội năm 2010 và năm 2011.

1.2. Lựa chọn chỉ tiêu

Không phải chỉ tiêu nào cũng có thể hiện mối quan hệ rõ ràng với tần suất vỡ nợ của các doanh nghiệp. Vì vậy, để ước lượng xác suất vỡ nợ hay khả năng trả nợ của doanh nghiệp thì chúng ta phải có sự lựa chọn phù hợp các biến đưa vào mô hình. Từ các biến được đề xuất đưa vào mô hình, ta sử dụng mô hình hồi quy biến phụ thuộc với các biến độc lập. Sau đó ta kiểm tra xem ý nghĩa thống kê của các biến có phù hợp với mô hình hay không? Và kiểm định xem có khả năng loại bỏ biến ra khỏi mô hình không? Thủ tục này được lặp đi lặp lại đến khi có thể lựa chọn được các biến dự báo tốt nhất. Lúc này, chúng ta đánh giá ảnh hưởng của các chỉ tiêu ( các biến được lựa chọn cuối cùng trong mô hình ) đến khả năng vỡ nợ. Qua đó xây dựng mô hình phù hợp nhất.

Thông qua bộ số liệu thu thập được ở trên, các biến được đề xuất trong mô hình là:

Bảng 3.1 : Các biến được lựa chọn trong mô hình logistic

Y Tình trạng nợ của khách hàng doanh nghiệp

y= 0 Doanh nghiệp không có nợ xấu y = 1 Doanh nghiệp có nợ xấu

X1 Quy mô doanh nghiệp

x1 = 1 Quy mô vừa X1 = 2 Quy mô lớn

x2 Loại hình doanh nghiệp

x2 = 0 Chưa cổ phần hóa

X2 = 1 Đã cổ phần nhưng chưa niêm yết X2 = 2 Cổ phần và đã niêm yết

x3 Vốn vay ngân hàng / Vốn chủ sở hữu

x4 Khả năng thanh toán hiện hành

x5 Khả năng thanh toán nhanh

x6 Khả năng thanh toán tức thời

x7 Vòng quay vốn lưu động

x8 Vòng quay hàng tồn kho

x9 Vòng quay nợ phải trả

x10 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định

x11 Tổng nợ phải trả / tổng tài sản

x12 Nợ dài hạn / vốn chủ sở hữu

x13 Lãi gộp / doanh thu thuần

x14 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/ doanh thu thuần

x15 Lợi nhuận sau thuế / vốn chủ sở hữu

X16 Lợi nhuận sau thuế / tổng tài sản

X17 Ebit / chi phí lãi vay

Trong đó: Y là biến phụ thuộc có phân bố nhị thức Xi là biến độc lập

Một phần của tài liệu Xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại NHCP công thương việt nam chi nhánh ba đình bằng mô hình logistic (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w