Đề cương Tư tưởng Hồ Chí minh

8 819 8
Đề cương Tư tưởng Hồ Chí minh

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Câu 1: Định nghĩa về Tư tưởng Hồ Chí Minh? Câu 2: Tại sao nói: “Chủ nghĩa Mác Lê Nin là cơ sở (tiền đề) quan trọng nhất quyết định Tư tưởng Hồ Chí Minh”? Câu 3: Giai đoạn Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước giải phóng dân tộc 1911 1920. Câu 4: Cơ sở và nội dung của chủ nghĩa dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh? Câu 5: Đặc trưng của CNXH VN? Câu 6: Quan điểm sáng tạo của HCM về việc thành lập Đảng Cộng sản VN? Câu 7: Cơ sở hình thành tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của HCM? Câu 8: TT đạo đức cần kiệm, liêm chính của HCM? Nhận thức và vận dụng?

ĐỀ CƯƠNG MÔN TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Câu 1: Định nghĩa về tưởng Hồ Chí Minh? tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển của Chủ nghĩa Mác - Lê Nin vào điều kiện cụ thể của nước ta, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ của thời đại nhằm giải phóng dân tộc,giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Như vậy, tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa yêu nước, truyền thống văn hóa, nhân nghĩa và cách mạng Việt Nam với tinh hoa văn hóa nhân loại, được nâng lên tầm cao mới dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lê Nin. Câu 2: Tại sao nói: “Chủ nghĩa Mác - Lê Nin là cơ sở (tiền đề) quan trọng nhất quyết định tưởng Hồ Chí Minh”? Nói “Chủ nghĩa Mác - Lê Nin là cơ sở (tiền đề) quan trọng nhất quyết định tưởng Hồ Chí Minh” chúng ta cần phải đi sâu phân tích hai vấn đề quan trọng: Thứ nhất: Học thuyết Mác - Lê Nin là học thuyết cách mạng và khoa học vì: + Nó xóa bỏ chế độ cũ người bóc lột người đó là chế độ bản để xây dựng một chế độ tốt đẹp hơn mà ở đó không có người bóc lột người, mọi người sống với nhau bình đẳng, tốt đẹp, chan hòa, yêu thương lẫn nhau. + Chủ nghĩa Mác Lê Nin là một sự kế thừa những thành tựu trong khoa học xã hội và khoa học tự nhiên. Mác, Heeghen đã sáng tạo thêm để hoàn chỉnh học thuyết cách mạng. Thứ hai: Chủ nghĩa Mác Lê Nin là cơ sở lý luận của tưởng Hồ Chí Minh: + Hồ Chí Minh đã tiếp thu có chọn lọc giá trị của dân tộc và tinh hoa của thời đại. tưởng Hồ Chí Minh bắt nguồn từ chủ nghĩa Mác – Lênin, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng, nhưng tưởng Hồ Chí Minh cũng là sự kế thừa, phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, nổi bật là chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc, và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, cả phương Đông và phương Tây. Hồ Chí Minh đã từng tỏ rõ thái độ của mình đối với việc học tập, tiếp thu những học thuyết của các lãnh tụ chính trị, xã hội, tôn giáo trong lịch sử. Người nói: "Học thuyết Khổng Tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tôn giáo Giêsu có ưu điểm là lòng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách của nó phù hợp với điều kiện nước ta. Khổng Tử, Giêsu, C. Mác, Tôn Dật Tiên chẳng phải đã có những điểm chung đó sao ? Họ đều muốn "mưu hạnh phúc cho loài người, mưu hạnh phúc cho xã hội ". Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy. + Chủ nghĩa Mác - Lê Nin đã giúp Hồ chí Minh tìm ra được con đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Hồ Chí Minh đi từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác – Lênin. Đối với Người, đến với chủ nghĩa Mác – Lênin cũng có nghĩa là đến với con đường cách mạng vô sản. Từ đây, Người thực sự tìm thấy con đường cứu nước chân chính, triệt để: "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản" và "chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc; cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và của cách mạng thế giới". + Quy luật của cách mạng Việt Nam là: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Người khẳng định: Sau khi cơ bản hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ, chúng ta nhất định phải quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Chỉ có xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta mới thực sự giải phóng được dân tộc, xã hội và con người. Vì vậy, chủ trương tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược (miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục hoàn thành cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng dân tộc dân chủ) là một sáng tạo lớn, có tính cách mạng cao và phù hợp với thực tiễn đất nước. Tóm lại, Chủ nghĩa Mác – Lênin là nhân tố ảnh hưởng và tác động quyết định đến quá trình hình thành và phát triển của tưởng Hồ Chí Minh. Đó là cơ sở hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học của Hồ Chí Minh, nhờ đó mà Nguyễn ái Quốc – Hồ Chí Minh đã có bước phát triển về chất từ một người yêu nước trở thành một chiến sĩ cộng sản lỗi lạc, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn. Chính trên cơ sở của lý luận Mác – Lênin đã giúp Người tiếp thu và chuyển hoá những nhân tố tích cực, những giá trị và tinh hoa văn hoá của dân tộc và của nhân loại để tạo nên tưởng của mình phù hợp với xu thế vận động của lịch sử. Vì vậy, trong quá trình hình thành tưởng Hồ Chí Minh thì chủ nghĩa Mác – Lênin có vai trò to lớn, là cơ sở, nguồn gốc chủ yếu nhất. Câu 3: Giai đoạn Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước giải phóng dân tộc 1911 - 1920: Hồ Chí Minh (Lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, sau đó đổi tên thành Nguyễn Tất Thành) sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 trong một gia đình nhà nho yêu nước, gần gũi với nhân dân. Người sinh ra tại xã Kim Liên, Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Thân sinh của Người là cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, là một nhà nho cấp tiến, có lòng yêu nước thương dân sâu sắc. Tấm gương của cụ Phó bảng đã có ảnh hưởng sâu sắc đối với quá trình hình thành nhân cách của Nguyễn Tất Thành. Ngày 3-6-1911, giữa lúc dân tộc ta đang khủng hoảng về đường lói cứu nước Nguyễn Tất Thành lấy tên là Văn Ba xin làm phụ bếp trên tàu Latouche Tréville, một tàu lớn vừa chở hàng vừa chở khách của hãng Năm Sao đang chuẩn bị rời cảng Sài Gòn đi Mácxây, Pháp. Ngày 5-6-1911 từ bến cảng Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc sang phương Tây thực hiện hoài bão lớn của mình là tìm đường cứu nước, cứu dân thoát khỏi chế độ thuộc địa nửa phong kiến. Đó là việc làm mơi mẻ, chưa có tiền lệ, khác với huớng đi truyền thống sang phuơng đông của các bậc tiền bối. Từ năm 1911 đến năm 1917, Người đã tới rất nhiều nước ở Châu Á, Châu Âu, châu Phi, châu Mỹ. Người thấy rằng ở đâu cũng có những người bóc lột và những người bị bóc lột, người cũng đã nhận thức rõ đâu là bạn ta, đâu là thù ta… “Trên thế giới có rất nhiều màu da nhưng chỉ có hai loại người đó là người bóc lột và người bị bóc lột. Và cũng chỉ có một tình hữu ái duy nhất giữa giữa giai cấp vô sản với nhau mà thôi”. Năm 1917 cách magnj tháng 10 Nga thành công đã ảnh hưởng rất lớn đến xu thế hoạt động của Người. Người rút ra kết luận: “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật”. Tháng 6/1919, sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, các nước đế quốc mở hội nghị chia lại thuộc địa ở Vec Xây, Người đã gửi tới Hội nghị bản yêu sách 8 điểm đòi các quyền tự do, dân chủ, bình đẳng cho nhân dân Việt Nam và đã gây được tiếng vang lớn. Tháng 7/1920, Người đọc bản sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê Nin và đã lựa chon dứt khoát con đường con đường giải phóng dân tộc do Lê Nin vạch ra. Người khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Tháng 12/1920, tại đại hội đảng xã hội Pháp hộp ở Tua, Nguyễn Ái Quốc - Nguyễn Tất Thành đã bỏ phiếu tán thành Quốc tế Thứ ba và tham gia thành lập Đảng cộng sản Pháp - Người trở thành chiến sĩ cộng sản đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Như vậy, sau nhiều năm họat động ở nước ngoài, Người đã tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn, đó là con đường kết hợp độc lập đan tộc với chủ nghĩa xã hội, kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản trong con người Nguyễn Ái Quốc, đã mở đường giải quyết sự khủng hoảng đường lối cứu nước ở Việt Nam. Câu 4: Cơ sở và nội dung của chủ nghĩa dân tộc trong tưởng Hồ Chí Minh? a. Cơ sở của tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc: tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc dựa trên cơ sở lý luận về vấn đề dân tộc của Chủ nghĩa Mác Lê Nin. Chủ nghĩa Mác - Lê Nin cho rằng, dân tộc là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài của lịch sử. Trước dân tộc là các hình thức cộng đồng tiền dân tộc như thị tộc, bộ lạc, bộ tộc. Sự phát triển của chủ nghĩa bản đã dẫn tới sự ra đời và phát triển của các nhà nước dân tộc bản chủ nghĩa. Khi chủ nghĩa bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, các đế quốc thực hiện chính sách vũ trang xâm lược, cướp bóc nô dịch các nước nhược tiểu, vấn đề dân tộc trở nên gay gắt và từ đó xuất hiện vấn đề dân tộc và thuộc địa. Sau cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đời hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới, phong trào dân tộc phát triển mạnh mẽ, dẫn tới sự tan rã của hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc và xuất hiện nhiều quốc gia dân tộc độc lập trẻ tuổi. Chủ nghĩa Mác và Ăngghen đã nêu ra một số luận điểm có tính chất phương pháp luận để nhận thức và giải quyết một số vấn đề về nguồn gốc, bản chất của vấn đề dân tộc, quan hệ cơ bản của dân tộc và thái độ của giai cấp công nhân và chính đảng của giai cấp công nhân đối với vấn đề dân tộc. Trên cơ sở những quan điểm này, Lê Nin đã phát triển thêm thành một hệ thống lý luận toàn diện sâu sắc về vấn đề dân tộc làm cơ sở cho cương lĩnh, đường lối, chính sách của các Đảng cộng sản kiểu mới về vấn đề dân tộc trong thời đại chủ nghĩa bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, cách mạng giải phóng dân tộc đã trở thành một bộ phận của cách mạng vô sản. Khi đề cập đến sự phát triển của dân tộc, Lê Nin đã nêu lên hai xu hướng phát triển của vấn đề dân tộc trong điều kiện của chủ nghĩa bản. - Xu hướng thứ nhất là sự thức tỉnh của ý thức của ý thức dân tộc, của phong trào đấu tranh chống áp bức,bóc lột từ đó dẫn đến việc hình thành các quốc gia dân tộc độc lập. - Xu hướng thứ hai là việc các dân tộc tăng cường và phát triển các mối quan hệ dẫn đến việc phá vỡ hàng rào ngăn cách dân tộc, thiết lập sự thống nhất quốc tế của chủ nghĩa bản, của đời sống xã hội nói chung. Trong hai xu hướng thì xu hướng thứ nhất chiếm ưu thế trong thời kỳ chủ nghĩa bản mới phát triển, xu hướng thứ hai là đặc trưng của chủ nghĩa đế quốc, cả hai xu hướng đều phát triển trong điều kiện đối kháng giai cấp gay gắt, chủ nghĩa bản và chủ nghĩa dân tộc sản không chỉ không thể giải quyết được vấn đề dân tộc mà còn làm cho sự xung đột dân tộc ngày càng tăng. Chỉ có cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa - cuộc cách mạng thủ tiêu áp bức giai cấp và áp bức dân tộc - mới có thể tạo điều kiện cho sự bình đẳng và xây dựng tình hữu nghị giữa các dân tộc, làm cho các dân tộc ngày càng xích lại gần nhau. Lê Nin đã yêu cầu các đảng cộng sản phải kiên quyết đấu tranh với mọi biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc sản và chủ nghĩa sôvanh, dành thắng lợi cho chủ nghĩa quốc tế vô sản. b. Nội dung vấn đề dân tộc trong tưởng Hồ Chí Minh: Vấn đề dân tộc trong tưởng hồ Chí Minh được nghiên cứu ở đây không phải là vấn đề dân tộc nói chung. Khi chủ nghĩa đế quốc tiến hành xâm chiếm thuộc địa để mở rộng thị trường, thực hiện áp bức về chính trị, bóc lột về kinh tế, nô dịch về văn hóa thì vấn đề dân tộc thực chất là vấn đề dân tộc thuộc địa. Vấn đề dân tộc thuộc địa thực chất là vấn đề dân tộc giải phóng của các dân tộc thuộc đại nhằm thủ tiêu sự thống trị của người nước ngoài, giành độc lập dân tộc, xóa bỏ ách áp bức, bóc lột thực dân, thực hiện quyền dân tộc tự quyết, thành lập nhà nước dân tộc độc lập. Ở thời đại mà chủ nghĩa đế quốc đã trở thành hệ thống thế giới, cách mạng giải phóng dân tộc đã trở thành một bộ phận của cách mạng vô sản, việc nhận thức và giải quyết vấn đề dân tộc như thế nào có quan hệ đến toàn bộ đường lối, chiến lược, sách lược của cách mạng giải phóng dân tộc. tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giải phóng dân tộc thể hiện ở những luận điểm cơ bản sau: - Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc. - Ở các nước đang đấu tranh giành độc lập, chủ nghĩa dân tộc chân chính vẫn là một động lực lớm. - Kết hợp nhuần nhuyễn dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế , độc lập cho dân tộc mình đồng thời độc lập cho tất cả các dân tộc. Khả năng nổ ra và thắng lợi trước cuộc cách mạng thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc? Vào những năm 20, nhất là sau khi Lê Nin từ trần (1924) trong quốc tế vô sản xuất hiện tưởng lệch lạc về cách mạng thuộc địa. Họ cho rằng CMTĐ phụ thuộc hoàn toàn vào cách mạng vô sản ở chính quốc. Vì vậy khi nào cách mạng vô sản ở chính quốc thành công thì cách mạng thuộc địa mới thành công. Hay CMVSCQ quyết định sự thắng bại của CMVSTĐ. QTCS cho rằng: thuộc địa là những xử sở nghèo nàn, lạc hậu nên các dân tộc thuộc địa kém cỏi về học tập lý luận chính trị… nên CMVSTĐ phải phụ thuộc vào CMVSCQ. Trong hoàn cảnh như thế HCM vẫn khẳng định CMTĐ và CMCQ quan trọng như nhau, như hai cánh của con chim đại bàng. Người nói như vậy vì căn cứ vào vị trí, vai trò và tầm quan trọng của thuộc địa. TĐ có vị trí, vai trò, tầm quan trọng hết sức quan trọng đối với các nước bản thực dân và chủ nghĩa đế quốc. TĐ chính là một “món mồi béo bở” của chủ nghĩa đế quốc. Nó duy trì sự tồn tại và phát triển của CNĐQ. Vì thế các nước ĐQ thường xuyên chiến tranh để giành miếng mồi béo bở đó, và TĐ và ĐQ cũng đấu tranh với nhau. Chính vì thế sẽ xuất hiện thời cơ cách mạng. Căn cứ vào tinh thần đấu tranh của các nước thuộc địa. Người dân thuộc địa bị bóc lột tuyệt đối vì thế tinh thần đấu tranh của họ là rất cao. Còn CMVS ở chính quốc chỉ bị bóc lột giá trị thặng dư thôi nên tinh thần đấu tranh của họ phần nào đó bị hạn chế. HCM dựa vào quan điểm của maccs và khẳng định: Giai cấp công nhân có khả năng tự giải phóng. Vì những lý do trên, chúng ta có thể khẳng định CMVSTĐ sẽ nổ ra và thắng lợi trước CMVSCQ. Bằng lý luận và thực tiễn hãy chứng minh CMVSTĐ và CMVSCQ là một sáng tạo lớn? Trong phong trào cộng sản quốc tế đã từng tồn tại quan điểm xem thắng lợi của CMTĐ phụ thuộc vào thắng lợi của CMVSCQ. Theo Hồ Chí Minh, Giữa CMGPDT ở TĐ và CMVS ở CQ có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là CNĐQ. Đó là mối quan hệ bình đẳng chứ không phải là quan hệ thuộc địa, hay quan hệ chính phụ. Nhận thức đúng vai trò, vị trí chiến lược của CMTĐ và sức mạnh dân tộc, NAQ cho rằng CMGPDT ở TĐ có thể dành thắng lợi trước CMVS ở CQ. Đây là một luận điểm sáng tạo, có giá trị lí luận và thực tiễn to lớn; một cống hiến rất quan trọng của HCM vào kho tàng lý luận của CN M-LN, đã được thắng lợi của Phong trào CMGPDT trên toàn thế giới trong gần một thế kỷ qua chứng minh là hoàn toàn đúng đắn. Câu 5: Đặc trưng của CNXH VN? Thống nhất với tưởng của các bậc thầy của giai cấp vô sản thế giới về những đặc trưng bản chất của CNXH so với CNTB, HCM trong thực tiễn chỉ đạo công cuộc cải tạo và xd CNXH trên miền bắc nước ta, ở những thời điểm khác nhau, đã nêu lên quan niệm của mình về những đặc trưng bản chất của CNXH. Từ cách diễn đạt ngắn gọn, giản dị, mộc mạc của Người về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và con người trong CNXH, chúng ta có thể khái quát lên những đặc trưng bản chất của CNXH theo tưởng Hồ Chí Minh: - CNXH là 1 chế độ do dân làm chủ, nhà nước phải phát huy quyền là chủ của nhân dân để huy động được tính tích cực và sáng tạo của nhân dân vào sự nghiệp xây dựng CNXH. - CNXH có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên nền sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các liệu sản xuất chủ yếu, nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, trước hết là nhân dân lao động. - CNXH là một xã hội phát triển cao về văn hóa, đạo đức, trong đó người với người là bè bạn, là đồng chí là anh em, con người được giải phóng khỏi áp bức bóc lột, có cuộc sống vật chất và tinh thần phong phú, được tạo điều kiện để phát triển hết khả năng sẵn có của mình. - CNXH là một XH công bằng và hợp lý: làm nhiều thì hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng; các dân tộc đều bình đẳng, miền núi được giúp đỡ để tiến kịp miền xuôi. - CNXH là công trình tập thể của nhân dân, do nhân dân tự xây dựng lấy dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tóm lại, quan niệm của HCM về CNXH là một quan niệm khoa học, hoàn chỉnh, hệ thống dựa trên học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của Mác, đồng thời được bổ sung thêm một số đặc trưng khác, phản ánh truyền thống, đặc điểm của Việt Nam. Theo HCM, CNXH là một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, đạo đức và văn minh, một chế độ XH ưu việt nhất trong lịch sử, một XH tự do và nhân đạo, phán ánh được khát vọng tha thiết của loài người. Ngưởi nói: “chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân ta cứ chết đói, chết rét thì tự do, độc lập cũng không làm gì”. Vì vậy để giữ vững độc lập, tự do, để đảm bảo cho nhân dân một cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc, chúng ta không còn con đường nào khác là phải tiến lên CNXH. Câu 6: Quan điểm sáng tạo của HCM về việc thành lập Đảng Cộng sản VN? (Tại sao nói quan điểm TL ĐCS của HCM là một quan điểm sáng tạo?) - Đảng cộng sản VN ra đời thể hiện bước phát triển biện chứng quá trình vận động của cách mạng VN: sự phát triển từ hội VN CMTN đếb ba tổ chức cộng sản, đến ĐCS VN trên nền tảng chủ nghĩa M-LN và quan điểm cách mạng NAQ. Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở VN đã quy tụ ba tổ chức cộng sản thành một ĐCS duy nhất - ĐCSVN, theo ột đường lối chính trị đúng đắn, tạo nên sự thống nhất về tưởng, chính trị, tổ chức và hành động của phong trào cách mạng cả nước, hướng tới mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH. ĐCSVN ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp, là sự khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp CN VN và hẹ tưởng M-LN với cách mạng VN. Sự kiện ĐCS VN ra đời “là một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng VN ta. Nó chứng tỏ rằng giai cấp vô sản đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng”. Về quá trình ra đời của ĐCS VN, Chủ tịch HCM đã khái quát: “Chủ nghĩa M-LN kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn tới việc thành lập ĐCS ĐD vào đầu năm 1930. ĐCSVN ra đời và việc đảng chủ trương CMVN là một bộ phận của phong trào CM thế giới đã tranh thủ được sự ửng hộ to lớn của CM thế giới, kết hợp với sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại làm nên những thắng lợi vẻ vang. Đồng thời CMVN cũng góp phần tích cực vào sự nghiệp đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Ngay từ khi ra đời, Đảng đã có cương lĩnh chính trị xác định đúng đắn con đường giải phóng dân tộc theo phương hướng cách mạng vô sản, đây là cơ sử để ĐCS VN nắm được ngọn cở lãnh đạo phong trào cách mạng VN, giải quyết được tình trạng khủng hoảng về đường lối cách mạng, về giai cấp lãnh đạo CM dienx ra đầu thế kỳ XX, mở ra con đường và phương hướng phát triển mới cho đất nước VN. Tóm lại, thực tế lịch sử cho thấy, trong quá trình chuẩn bị chính trị, tưởng và tổ chức cho việc thành lập ĐCSVN, NAQ - HCM không chỉ vận dụng sáng tạo mà còn bổ sung phát triển học thuyết M- LN về ĐCS. ĐHĐB toàn quốc lần thứ VII của Đảng năm 1991 chỉ rõ: “ ĐCSVN là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa M-LN với phong trào công nhân và phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân trọn vẹn nhất cho sự kết hợp đó, là tiêu biểu sáng ngời cho sự kết hợp giai cấp và dân tộc, dân tộc và quốc tế, độc lập dân tộc với CNXH”. Thực tiễn của quá trình vận động cách mạng VN trong hơn 80 năm qua đã chứng minh rõ tính khoa học và tính cách mạng, tính đúng đắn, tiến bộ và sáng tạo của tưởng HCM về viêc thành lập ĐCS VN. Câu 7: Cơ sở hình thành tưởng đại đoàn kết dân tộc của HCM? tưởng đại đoàn kết dân tộc của HCM được hình thành trên những cơ sở chủ yếu sau: a. Cơ sở lý luận: TT đại đoàn kêt dân tộc của Hồ Chí Minh được xây dựng trên cơ sở kế thừa, phát triển những giá trị nhân bản quan trọng của truyền thống văn hóa, dân tộc và nhân loại đặc biệt là những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa M-LN. - TT HCM về Đại đoàn kết dân tộc là sự kế thừa và phát triển ở một trình độ mói của chủ nghĩa yêu nước và truyền thống nhân nghĩa của dân tộc VN. Tinh thần yêu nước gắn liền với ý thức cộng đồng, ý thức cố kết dân tộc đã được hình thành và củng cố trong mấy ngàn năm lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Tinh thần ấy đã tạo nên sức mạnh của cả dân tộc để chiến thắng mọi thiên tai, địch họa làm cho đất nước được trường tồn, bản sắc dân tộc được giữ vững. Đối với mỗi người VN, yêu nước - nhân nghĩa - đoàn kết đã trở thành một tình cảm tự nhiên, lẽ sống và duy chính trị. Truyền thống trên được HCM tiếp thu và phát huy trong giai đoạn cách mạng mới của dân tộc, giai đoạn đấu tranh giành độc lập dân tộc và từng bước quá độ đi lên CNXH. - TT Đại đoàn kết dân tộc của HCM đã tiếp thu và chuyển hóa những mặt tích cực, những giá trị nhân bản của văn hóa phương đông, tiêu biểu là: + tưởng đại đồng của nho giáo + tưởng tích cực của phạt giáo. - tưởng đại đoàn kết dân tộc của HCM được xây dựng trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những tưởng “tự do - bình đẳng - bác ái” của các trào lưu dân c hủ phương tây. - Cơ sở lý luận đặc biệt quan trọng hình thành nên tưởng đại đoàn kết dân tộc của HCM là những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa M-LN trong đó có những quan điểm cốt lõi: cách mạng là sự nghiệp của quần chúng; nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử và những khẩu hiệu chiến lược: “vô sản toàn thế giới liên hiệp lại”, “VS tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức, đoàn kết lại”… Động lực thúc đẩy HCM tin theo LN, đến với CN M-LN chính là CN M-LN đã giúp người nhận được sự cần thiết phải tập hợp, đoàn kết lực lượng dân tộc, đoàn kết quốc tế để đấu tranh chống chủ nghĩa bản, chủ nghĩa đế quốc. b. Cơ sở thực tiễn: tưởng đại đoàn kết của HCM được hình thành trên sự tổng hợp những kinh nghiệm của phong trào cách mạng VN và phong trào cách mạng ở nhiều nước trên thế giới , nhất là phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. - Thực tiễn cách mạng VN: Những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở nước ta có bao nhiêu phong trào đấu tranh của nhân dân ta đứng lên chống Pháp với các khuynh hướng khác nhau như phong trào Cần Vương, phong trào Đông Du, Đông kinh nghĩa thục , Duy Tân…Nhưng tất cả các phong trào đó đều bị thất bại. Thực trạng bế tắc khủng hoảng của phong trào yêu nước chống Pháp, đối với HCM, mặc dù chưa có đủ khả năng để lý giải thấu đáo nguyên nhân thất bại của phong trào yêu nước cuối thế kỳ XIX đầu thế kỳ XX. Song bằng cả tấm lòng yêu nước thương dân sâu sắc và sự nhạy cảm đặc biệt về chính trị, Người đã nhận thấy những nhà cách mạng tiền bối còn lầm lẫn, mơ hồ trong việc phân biệt bạn thù, trong việc tập họp lực lượng… Vì vậy, đây chính là điểm xuất phát để HCM xác định: Tôi muốn đi ra ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta. - Thực tiễn phong trào cách mạng thế giới: Từ năm 1911 đến năm 1941 HCM đã đi hầu hết khắp các châu lục. Cuộc khảo nghiệm thực tiễn rộng lớn và công phu đó đã giúp Người nhận thức một sự thật: Các dân tộc thuộc địa tiềm ẩn một sức mạnh vĩ đại, song cuộc đấu tranh của họ chưa đi đến thắng lợi bởi vì các dân tộc bị áp bức chưa biết tập họp lại, chưa có sự liên kết chặt chẽ với giai cấp công nhân ở các nước bản quốc tế, chưa có tổ chức và chưa biết tổ chức… Cách mạng tháng Mười Nga 1917 cùng với LN, ngưởi lãnh đạo thắng lợi cách mạng đó, đã đưa HCM đi đến bước ngoặt quyết định trong việc lên đường cứu nước. Có cảm tình với cách mạng tháng Mười, tin theo LN. HCM đã nghiên cứu tìm hiểu một cách thấu đáo con đường của cách mạng tháng Mười và những bài học kinh nghiệm quý báu mà cuộc cách mạng này đã mang lại cho phong trào cách mạng thế giới, đặc biệt là bài học về huy động, tập hợp, đoàn kết lực lượng quần chúng công nông đông đảo để giành và giữ chính quyền cách mạng. Từ đó HCM đã làm tất cả từ tuyên truyền đến vận dộng , tổ chức nhằm xây dựng một chiến lược đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế để chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân. Câu 8: TT đạo đức cần kiệm, liêm chính của HCM? Nhận thức và vận dụng? a. tưởng cần kiệm liêm chính của HCM: Đây là phẩm chất gắn liền với hoạt động hàng ngày của mỗi người, là đại cương đạo đức HCM. Khái niệm cần kiệm liêm chính là những khái niệm cũ trong đạo đức truyền thống dân tộc, được HCM lọc bỏ những nội dung không phù hợp và đưa vào những nội dung mới đáp ứng yêu cầu của CM. Cần là siêng năng, chăm chỉ, lao động có kế hoạch, có hiệu quả, có năng suất cao với tinh thần tự lực cánh sinh. Kiệm là tiết kiệm (tiết kiệm thời gian, tiết kiệm công sức, tiết kiệm của cải ) của nước, của dân; “không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi”, không phô trương hình thức, không liên hoan, chè chén lu bù. Liêm là luôn tôn trọng của công và của dân. Phải “trong sạch, không tham lam” tiền của, địa vị, danh tiếng. Chính là thẳng thắn, đứng đắn. Người đưa ra một số yêu cầu: Đối với mình - không được tự cao tự đại, tự phụ, phải khiêm tốn học hỏi, phải học hỏi cái hay, sửa chữa cái dở của mình. Đối với Người - không nịnh người trên, không khinh người dưới, thật thà, không dối tra. Đối với công việc - phải để công việc lên trên, lên trước, việc thiện nhỏ mấy cũng làm, việc ác nhỏ mấy cũng tránh. HCM chỉ ra rằng các đức tính cần, kiệm, liêm, chính có quan hệ chặt chẽ vơi nhau, ai cũng phải thực hiện, song can bộ đảng viên phải là người thực hành trước để làm kiểu mẫu cho dân. Người cho rằng những người trong các công sở đều có ít hoặc nhiều quyền hạn. Nếu không giữ đúng cần, kiệm, liêm, chính thì dễ trở nên hủy bại b iến thành sâu mọt của dân. Đối với một quốc gia cần, kiệm, liêm, chính là thước đo sự giàu có về vật chất, vững mạnh về thinh thần, thể hiện sự văn minh tiến bộ. Cần, kiệm, liêm, chính còn là nền tảng của đời sống mới, của phong trào thi đua yêu nước. b. Nhận thức và vận dụng: * Nhận thức: - Xác định đúng vị trí, vai trò của đạo đức đối với mỗi cá nhân: + Phải luôn có khát vọng hướng tới chân, thiện, mỹ nhằm hoàn thiện bản thân. Để vươn tới sự hoàn thiện, trước hết con người phải tự tu dưỡng hoàn thiện mình về đạo đức. Do vậy, đạo đức là yếu tố cơ bản của nhân cách tạo nên giá trị con người. + Các dân tộc phương Đông có truyền thống giàu tình cảm, trọng đạo lý, việc tu dưỡng đạo đức của mỗi cá nhân, mỗi con người trở nên vô cùng quan trọng. Riêng với thế hệ trẻ, việc tu dưỡng này còn quan trọng hơn, vì họ là “ngưởi chủ tương lai của nước nhà”, chính vì vậy, việc giáo dục đạo đức và chăm lo cho việc rèn luyện đạo đức của thế hệ trẻ được Người quan tâm từ rất sớm. + Việc thực hành đạo đức cách mạng trong đời sống hàng ngày của mỗi cá nhân không chỉ tác dụng tôn vinh, nâng cao giá trị chính họ mà còn tạo sức mạnh nội sinh, giúp họ vượt qua khó khăn thử thách. - Kiên trì tu dưỡng theo các phẩm chất đạo đức của HCM: Những phẩm chất đạo đức tối cần thiết được Người tóm tắt trong “sáu cái yêu” gồm: Yêu tổ quốc: Yêu như thế nào? Yêu là phải làm sao cho tổ quốc ta giàu mạnh,. Muốn cho tổ quốc ta giàu mạnh thì phải ra sức lao động,, ra sức tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm. Yêu nhân dân: Minhf phải hiểu rõ sinh hoạt của nhân dân, biết nhân dân còn cực khổ ntn, biết chia sẻ những lo lắng, những vui buồn, những công tác nặng nhọc với nhân dân. Yêu CNXH: Yêu tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn liền với yêu CNXH, vì có tiến lên CNXH thì nhân dân mình mỗi ngày một ấm no thêm, tổ quốc mỗi ngày một giàu mạnh thêm. Yêu lao động: Muốn thật thà yêu tổ quốc, yêu nhân dân, yêu CNXH thì phải yêu lao động, vì không có lao động thì chỉ là nói suông. yêu khoa học và kỷ luật: Bởi vì tiến lên CNXH thì phải có khoa học và kỷ luật. * Vận dụng: Trong bài viết “cần, kiệm, liêm, chính” đăng trên báo cứu quốc Người đã đúc kết vấn đề cần kiệm liêm chính qua 6 câu thơ sau: Trời có bốn mùa: Xuân, hạ, thu, đông. Đất có 4 phương: Đông, Tây, Nam, Bắc. Người có 4 đức: Cần, kiệm, liêm, chính. Thiếu một phương,thì không thành đất. Thiếu một đức, thì không thành người. Qua đó cho thấy, chủ tịch HCM đề cao 4 đức tính trên như điều kiện cần đối với mỗi người trong đời sống và trong hoạt động xã hội. Học tập và làm theo tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách HCM, đặc biệt là 4 đức tính cần kiệm liêm chính. Bản thân tôi - một học viên của lớp CNTH khóa 4 Gò Vấp, đồng thời cũng là một nhân viên văn phòng của một trường trung học - tôi đã thực hiện lời dạy của Bác về 4 đức tính trên như sau: Đức tính “Cần”: Với cương vị là một học viên tôi luôn cố gắng cần cù, siêng năng, sáng tạo trong việc học tập, tiếp thu kiến thức mà thầy cô truyền đạt. Đối với công việc cũng siêng năng, sáng tạo, chấp hành tốt quy định về ngày giờ công mà cơ quan đề ra. Tham gia tốt các hoạt động công đoàn cũng như các phong trào do nhà trường tổ chức,, sống có bản lĩnh, có ý thức vươn lên trong học tập cũng như trong công việc, tự thân lập nghiệp khi 18 tuổi, không dựa dẫm vào gia đình, tự ý thức trong việc chọn trường học phục vụ cho tương lai của mình, dám đối mặt với khó khăn thử thách, dám chịu trách nhiệm, không ỷ lại, chây lười. Đức tính “kiệm”: tôi luôn cố gắng tiết kiệm thời gian, công sức cũng như của cải để phục vụ tốt cho công tác cũng như việc học tập của mình. Tôi tự lập kế hoạch cho mình trong công việc cũng như trong học tập và bắt buộc mình phải làm theo kế hoạch đã định để tiết kiệm tối đa quỹ thời gian mà mình có. Trong công việc tôi tiết kiệm giấy in, mực in, các văn phòng phẩm khác và các vật dụng sử dụng chung cho nhà trường, nghiêm chỉnh chấp hành nội quy cơ quan như ra khỏi phòng thì tắt hết các thiết bị điện, khóa nước khi rửa tay xong… không hoang phí, bừa bãi, không phô trương, hình thức, không liên hoan, tiệc tùng, chè chén với bạn bè cả trong công việc cũng như trong hoạt động học tập. Đức tính “liêm”: Ngoài ý thức tiết kiệm của công, tôi luôn tự mình nâng cao ý thức tôn trọng của công. Không tham lam, xa xỉ của công, lấy của công làm của riêng. Liêm khiết và yêu thương mọi người xung quanh. Đức tính “chính”: Luôn trung thực, thẳng thắn, không tự cao, tự đại. Luôn khiêm tốn học hỏi từ các bạn trong cơ quan cũng như các bạn trong lớp để mình tiến bộ hơn, luôn cố gắng lắng nghe những lời khuyên từ bạn bè, đồng nghiệp để hoàn thiện mình. . trong khoa học xã hội và khoa học tự nhiên. Mác, Heeghen đã sáng tạo thêm để ho n chỉnh học thuyết cách mạng. Thứ hai: Chủ nghĩa Mác Lê Nin là cơ sở lý luận của Tư tưởng Hồ Chí Minh: + Hồ Chí Minh. giải phóng dân tộc 1911 - 1920: Hồ Chi Minh (Lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, sau đó đổi tên thành Nguyễn Tất Thành) sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 trong một gia đình nhà nho. quyết sự khủng hoảng đường lối cứu nước ở Việt Nam. Câu 4: Cơ sở và nội dung của chủ nghĩa dân tộc trong tư tưởng Hồ Chi Minh? a. Cơ sở của tư tưởng Hồ Chi Minh về vấn

Ngày đăng: 16/06/2014, 14:35

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan