1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

đề cương tâm lý học tiểu học

7 11,2K 385

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 76,5 KB

Nội dung

Câu 1: Trình bày những điểm nổi bật trong nhận thức của học sinh Tiểu học. GV phụ trách lớp sẽ làm gì khi trong lớp có những học sinh hiếu động, thích tìm tòi, khám phá nhưng lại biểu hiện ít tập trung chú ý nghe thầy, cô giảng bài. Câu 2: Nêu nhận xét của anhchị về học sinh tiểu học ngày nay (liệt kê những ưu, nhược điểm trong học tập và giao tiếp). Kể ra những tình huống khó xử trong dạy học hay giao tiếp với học sinh tiểu học mà anh (chị) hay đồng nghiệp đã gặp. Cách xử lý ra sao? Câu 3: Theo anh chị, học sinh tiểu học có thể thực hiện hoạt động học để lĩnh hội tri thức, khái niệm mà không cần sự trợ giúp của thầy cô giáo không? Vì sao?....

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG MÔN TÂM LÝ TIỂU HỌC

Câu 1: Trình bày những điểm nổi bật trong nhận thức của học sinh Tiểu học GV

phụ trách lớp sẽ làm gì khi trong lớp có những học sinh hiếu động, thích tìm tòi, khám phá nhưng lại biểu hiện ít tập trung chú ý nghe thầy, cô giảng bài.

a Những đặc điểm nổi bật trong nhận thức của học sinh tiểu học

1 Cảm giác: Ở trẻ Tiểu học, cảm giác đã hòa vào dạng nhận thức cảm tính phức tạp nhất, đó là tri giác, đến nỗi hoàn toàn không thể nghiên cứu riêng hai quá trình đó

Cảm giác phát triển, những liên hệ cảm xúc vận động tinh tế và chính xác được hình thành, những liên hệ này đảm bảo tính chính xác của hành động và sự kiểm tra bằng mắt các hành động đó

2 Tri giác: - Mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết - Nặng nề tính không chủ định, các

em phân biệt đối tượng còn chưa chính xác, dễ mắc sai lầm, lẫn lộn - Thường gắn với hành động, hoạt động thực tiễn (cầm nắm, sờ mó vào sự vật ấy)

Vì vậy, cái trực quan, cái rực rỡ, cái sinh động được các em tri giác tốt hơn, dễ gây ấn tượng tích cực đối với các em

Nhiệm vụ của GVTH: Hướng dẫn các em biết xem xét Không chỉ dạy các em nghe mà còn chú ý dạy các em biết lắng nghe Chú ý tổ chức một cách đặc biệt hoạt động của học sinh để tri giác một đối tượng nào đó nhằm phát triển những dấu hiệu bản chất của sự vật và hiện tượng

3 Chú ý:

+ Chú ý có chủ định của học sinh tiểu học còn yếu, khả năng điều chỉnh chú ý một cách có chú ý chưa mạnh

+ Chú ý không chủ định của học sinh Tiểu học phát triển nhờ những thứ mang tính mới

mẻ, bất ngờ, rực rỡ, khác thường

Nhiệm vụ của GVTH: - Chú ý rèn cho các em không chỉ quen làm việc gì mà mình hứng thú mà còn cần làm cả những việc không lý thú, hấp dẫn - Nên sử dụng đồ dùng dạy học đẹp, mới lạ, tranh ảnh, mô hình là phương tiện quan trọng để tổ chức sự chú ý của học sinh

4 Tư duy là hạt nhân của hoạt động trí não, kỹ năng này bắt đầu phát triển từ giai đoạn

ấu thơ Khi trẻ trong độ tuổi tiểu học, khả năng tư duy đã khá phát triển, trẻ đã có ý thức, ghi nhớ, tư duy tổng hợp, phát tán và đánh giá đối với các tranh vẽ, ký hiệu, ngữ nghĩa và hành vi… Vì vậy, phát huy được khả năng tư duy cho trẻ ở lứa tuổi Tiểu học là một điều rất quan trọng và cần thiết Điều này sẽ giúp ích rất nhiều trong hoạt động trí não của trẻ sau này

5 Tưởng tượng: Là một trong những quá trình nhận thức quan trọng của học sinh tiểu học Nếu tưởng tượng của học sinh phát triển yếu, không đầy đủ thì gặp khó khăn trong hành động, trong học tập

Tưởng tượng hình thành và phát triển trong hoạt động học và các hoạt động khác của các em

Tản mạn, ít có tổ chức, hình ảnh của tưởng tượng trong các em còn đơn giản, hay thay đổi, chưa bền vững

NV của GVTH: Hình thành cho học sinh biểu tượng thông qua sự mô tả bằng lời nói,

cử chỉ, điệu bộ của mình

Trang 2

6 Trí nhớ: Học sinh Tiểu học có trí nhớ trực quan - hình tượng phát triển chiếm ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ - logic - Ghi nhớ máy móc của học sinh lớp 1, lớp 2 thường chiếm ưu thế - HS lớp 1, lớp 2 chưa hiểu được cần ghi nhớ cái gì và ghi nhớ trong bao lâu - Ngôn ngữ của học sinh lớp 1, lớp 2 còn bị hạn chế

NV của GVTH: - Hình thành cho học sinh tâm thế học tập, ghi nhớ - Hướng dẫn các

em cách (thủ thuật) ghi nhớ tài liệu học tập - Chỉ dẫn cho các em biết đâu là điểm chính, điểm quan trọng của bài học để tránh tình trạng các em phải ghi nhớ quá nhiều, ghi nhớ máy móc, chỉ học vẹt

7 Ngôn ngữ: Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình nhận thức cảm tính và lý tính của trẻ, nhờ có ngôn ngữ mà cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng của trẻ phát triển dễ dàng và được biểu hiện cụ thể thông qua ngôn ngữ nói và viết của trẻ Mặt khác, thông qua khả năng ngôn ngữ của trẻ ta có thể đánh giá được sự phát triển trí tuệ của trẻ Nhờ có ngôn ngữ phát triển mà trẻ có khả năng tự đọc, tự học, tự nhận thức thế giới xung quanh và tự khám phá bản thân thông qua các kênh thông tin khác nhau

NVCGVTH: Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng như vậy nên các nhà giáo dục phải trau dồi vốn ngôn ngữ cho trẻ trong giai đoạn này bằng cách hướng hứng thú của trẻ vào các loại sách báo có lời và không lời, có thể là sách văn học, truyện tranh, truyện cổ tích, báo nhi đồng, đồng thời cũng có thể kể cho trẻ nghe hoặc tổ chức các cuộc thi kể truyện đọc thơ, viết báo, viết truyện, dạy trẻ cách viết nhật kí, Tất cả đều có thể giúp trẻ có được một vốn ngôn ngữ phong phú và đa dạng

8 Xúc cảm - Tình cảm là một phần rất quan trọng đối với đời sống tâm lí, trong nhân cách mỗi người, nhất là học sinh tiểu học Học sinh tiểu học rất dễ xúc cảm, xúc động và

khó kìm hãm tình cảm của mình (thể hiện trước hết qua các hoạt động nhận thức: tri giác,

tưởng tượng, tư duy) Tình cảm của học sinh tiểu học còn mỏng manh, chưa bền vững, chưa sâu sắc Tuy nhiên, tình cảm tích cực sẽ kích thích trẻ em nhận thức và thúc đẩy trẻ hoạt động

9 Ý chí: Hoạt động học tập có tác dụng quyết định đến toàn bộ nếp sống của trẻ sau 6 tuổi, góp phần làm thay đổi căn bản trong sự phát triển ý chí của học sinh tiểu học Do hoạt động chủ đạo có tính chất bắt buộc, học sinh phải thực hiện nhiều yêu cầu chung, vừa cụ thể nên nó đã trở thành một yếu tố hết sức quan trọng trong việc rèn luyện ý chí của tre, chủ yếu

là rèn luyện kỹ năng biết kiềm chế

Cấu trúc của hành động ý chí của học sinh tiểu học đã phức tạp hơn (động cơ hành động phức tạp hơn) Nhưng các em chưa đủ khả năng theo đuổi lâu dài mục đích đề ra

10 Nhân cách: Nhân cách của các em lúc này mang tính chỉnh thể và hồn nhiên, trong quá trình phát triển trẻ luôn bộc lộ những nhận thức, tư tưởng, tình cảm, ý nghĩ của mình một cách vô tư, hồn nhiên, thật thà và ngay thẳng;

Nhân cách của các em lúc này còn mang tính tiềm ẩn, những năng lực, tố chất của

các em còn chưa được bộc lộ rõ rệt, nếu có được tác động thích ứng chúng sẽ bộc lộ và phát triển;

Đặc biệt nhân cách của các em còn mang tính đang hình thành, việc hình thành

nhân cách không thể diễn ra một sớm một chiều, với học sinh tiểu học còn đang trong quá trình phát triển toàn diện về mọi mặt vì thế mà nhân cách của các em sẽ được hoàn thiện dần cùng với tiến trình phát triển của mình

NVCGVTH: tuyệt đối không được "chụp mũ" nhân cách của trẻ, trái lại phải dùng những lời lẽ nhẹ nhàng mang tính gợi mở và chờ đợi, phải hướng trẻ đến với những hình

Trang 3

mẫu nhân cách tốt đẹp mà không đâu xa, chính cha mẹ và thầy cô là những hình mẫu nhân cách ấy

b GV phụ trách lớp sẽ làm gì khi trong lớp có những học sinh hiếu động, thích tìm tòi, khám phá nhưng lại biểu hiện ít tập trung chú ý nghe thầy, cô giảng bài.

Trẻ hiếu động, thích tìm tòi, khám phá không phải là một căn bệnh nên chúng ta không thể chữa trị bằng thuốc mà đòi hỏi chúng ta – những người giáo viên cần phải có cách để hướng học sinh mình vào công việc chính đó là học tập Có rất nhiều cách để trẻ hiếu động, thích tìm tòi, khám phá co thể tập trung hơn vào việc học Sau đây là một vài đề xuất của tôi

về giải pháp giúp học sinh hiếu động có thể tập trung hơn:

+ GV phải có thái độ nghiêm khắc, dứt khoát và rõ ràng trên lớp để giảm tình trạng học sinh hiếu động, quậy phá Tuy nhiên, ngoài việc nghiêm khắc GV cần tạo không khí thoải mái trong giờ học bằng cách tích hợp một số vấn đề có liên quan tạo cảm giác thoải mái nhưng không được thoái quá để học sinh nhờn

+ Trẻ mất tập trung một phần có thể do bài giảng của giáo viên không đủ sức cuốn hút chúng Vì thế để trẻ ham học, ít quậy phá chúng ta nên cố gắng đầu tư nhiều hơn về khâu soạn giáo án, ví dụ như sử dụng giáo án điện tử với nhiều hình ảnh trực quan, sinh động, lôi cuốn và hấp dẫn học sinh; sử dụng đồ dùng dạy học, cho học sinh hoạt động nhóm…

+ Soạn thêm các câu hỏi dễ, thường xuyên gọi các em ấy phát biểu, tìm cơ hội khen các em khi các em làm tốt,

Thực hiện hoạt động dạy học của Gv là một nghệ thuật Thầy mà "hát hay" (nội dung, cách dạy), có lực hút (phong cách, uy lực, nghiêm khắc nhưng gần gũi) thì HS sẽ thích và chờ đến giờ học môn mà Gv đảm nhận, sẽ chăm chú, sẽ xây dựng bài và không mất trật tự nữa Tuy nhiên theo tôi hiểu lớp học quá trật tự thì e rằng học sinh rất thụ động và duy nhất chỉ có một người làm việc là giáo viên, như vậy cũng không phải là điều tốt Vì vậy ngoài việc “khống chế” được học sinh chưa ngoan, người GV cũng cần phải tạo nên một lớp học với không khí sôi động để các em học sinh có thể tiếp thu bài học một cách tốt nhất Bằng cách tận dụng tích cách của những học sinh hiếu động, thích tìm tòi, khám phá người giáo viên có thể làm được điều này một cách tốt nhất Không chỉ làm cho lớp học thêm sôi động

mà những học sinh hiếu động có thêm cơ hội tự phát triển mình và cảm thấy mình thật có ích trong mắt bạn bè, thầy cô Từ đó các em sẽ ngoan hơn, ít quậy phá hơn trong giờ học

Câu 2: Nêu nhận xét của anh/chị về học sinh tiểu học ngày nay (liệt kê những ưu,

nhược điểm trong học tập và giao tiếp) Kể ra những tình huống khó xử trong dạy học

hay giao tiếp với học sinh tiểu học mà anh (chị) hay đồng nghiệp đã gặp Cách xử lý ra sao?

* Nhận xét của anh/chị về học sinh tiểu học ngày nay:

Trẻ em tiểu học ngày nay có sự gia tốc phát triển, đó là sự phát triển nhanh về sinh lý, tâm lý của trẻ em Sự phát triển sớm về trí tuệ, sự gia tăng khối lượng tri thức ở trẻ em ngày nay có thể xem như là sự gia tốc phát triển tâm lý của trẻ em Mặt khác, khuynh hướng nhận thức của trẻ em ngày nay được mở rộng, năng khiếu, nhu cầu, hứng thú, thị hiếu, thẩm mỹ… trở nên phong phú và đa dạng Trẻ em ngày nay còn được tiếp nhận những lượng thông tin nhờ sự tăng dần đáng kể của các phương tiện thông tin đại chúng qua báo chí, truyền hình, mạng internet… Với những đặc điểm này, việc giáo dục trẻ em cũng dễ hơn và cũng khó hơn trước Dễ vì trẻ em ngày nay tiếp thu nhanh hơn, có khả năng và điều kiện để

Trang 4

vận dụng những điều đã học được Khó hơn vì tầm suy nghĩ của các em rộng hơn, những vấn đề các em đặt ra cũng phong phú hơn và phức tạp hơn

Trong hoạt động học tập và giao tiếp ngày nay, học sinh tiểu học có khá nhiều ưu điểm

và nhược điểm khác nhau Sau đây là một số ưu nhược điểm đặc trưng của học sinh tiểu học:

* Ưu điểm:

Ngày nay do cuộc sống khá phát triển, gia đình nhiều lắm cũng chỉ có 2 con nên tất cả tình yêu thương đều dành hết cho các cháu Bên cạnh đó, trường lớp thì khang trang, cơ sở vật chất ngày càng hiện đại như trang bị bàn ghế, màn hình LCD, máy vi tính… nên việc dạy và học ngày càng được nâng cao về chất lượng vì thế học sinh có những thuận lợi nhất định:

- Tiếp thu nhanh hơn, có khả năng và điều kiện để vận dụng những điều đã học được

- Các em có suy nghĩ rộng hơn, nhanh nhẹn hơn

- Hiếu động, thích tìm tòi, khám phá

- Khá chủ động, tự giác, tích cực trong hoạt động học và giao tiếp

- Biết quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau, yêu thương, đoàn kết lẫn nhau

- Ở lứa tuổi này ngôn ngữ đã phát triển đến một mức độ nhất định vì thế học sinh khá nhanh nhẹn trong giao tiếp

* Nhược điểm:

- Dễ mất tập trung nếu học sinh quá hiếu động

- Dễ xúc động, khó kìm hãm cảm xúc của mình

- Quá trình hưng phấn ở học sinh tiểu học mạnh hơn quá trình ức chế, do đó khả năng

tụ kiềm chế ở học sinh tiểu học còn yếu

Câu 3: Theo anh chị, học sinh tiểu học có thể thực hiện hoạt động học để lĩnh hội tri thức, khái niệm mà không cần sự trợ giúp của thầy cô giáo không? Vì sao?

Học sinh Tiểu học không thể thực hiện hoạt động học để lĩnh hội tri thức, khái niệm

mà không cần sự trợ giúp của thầy cô giáo Vì:

Học là hoạt động đặc thù của con người được điều khiển bởi mục đích tự giác là lĩnh hội những tri thức , kỹ năng, kỹ xảo mới, những hình thức hành vi và những dạng hoạt động nhất định, những giá trị

QTDH là một quá trình dưới sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của người giáo viên, người học tự giác, tích cực, chủ động tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức, học tập của mình nhằm thực hiện những nhiệm vụ dạy học

Từ những khái niệm trên ta thấy trong QTDH, hoạt động dạy và hoạt động học có liên

hệ mật thiết với nhau, diễn ra dồng thời và phối hợp chặt chẽ, tạo nên sự cộng hưởng của hoạt động dạy và hoạt động học, từ đó tạo nên hiệu quả cho QTDH

* Nếu “Học ngẫu nhiên”: Học sinh nắm tri thức, kinh nghiệm hình thành kỹ năng, kỹ xảo thông qua những hoạt động sống hàng ngày (học không chủ định)

Học ngẫu nhiên Mục đích không được xác định trước, chỉ xuất phát do một tình huống bất ngờ nào đó

Đặc điểm của hoạt động học ngẫu nhiên:

- Không trùng hợp với mục tiêu của hoạt động đang thực hiện

- Tri thức mang tính tiền khoa học, ngẫu nhiên, ròi rạc, thiếu hệ thống

- Chỉ hình thành năng lực có tính chất kinh nghiệm

Trang 5

* Nếu “Hoạt động học”: là hoạt động đặc thù của con người mà con vật không có Hoạt động học được điều khiển bởi hoạt động dạy của thầy cô giáo

- Hoạt động học mục đích được xác định từ trước một cách rõ ràng

- Kiến thức khoa học một cách rất hệ thống

- Hình thành năng lực thực tiến cùng hệ thống tri thức lý luận làm nền tảng (các tri thức khoa học)

Vì vậy, quá trình nhận thức của học sinh không diễn ra theo con đường mò mẫm, thử

và sai như quá trình nhận thức nói chung của loài người mà diễn ra theo con đường đã được khám phá, đã được xây dựng chương trình, nội dung dạy học gia công phạm Vì vậy trong một thời gian nhất định học sinh có thể lĩnh hội tri thức rất lớn một cách thuận lợi Quá trình học tập của học sinh phải tiến hành theo các khâu của quá trình dạy học Quá trình nhận thức của học sinh trong quá trình dạy học diễn ra dưới vai trò chủ đạo của người giáo viên cùng với những điều kiện sư phạm nhất định

Kết luận: Học sinh Tiểu học không thể thực hiện hoạt động học để lĩnh hội tri thức, khái niệm mà không cần sự trợ giúp của thầy cô giáo

Câu 4: Có những loại động cơ học tập nào đáng lưu ý? Thầy cô giáo quan tâm và

làm thế nào để hình thành động cơ học tập đúng đắn cho học sinh?

a Những loại động cơ học tập đáng lưu ý:

Hoạt động của con người được thúc đẩy bởi một động cơ nhất định Động cơ là nhu cầu đã bắt gặp đối tượng có thể thỏa mãn nó, nghĩa là nhu cầu đã được khách thể hóa trong đối tượng

Hoạt động học tập được điều khiển bởi nhiều động cơ Có động cơ xa và động cơ gần, động cơ trước mắt và động cơ lâu dài, động cơ trong và động cơ ngoài Tuy nhiên động cơ bên trong và động cơ bên ngoài là hai động cơ học tập đáng lưu ý nhất

Động cơ bên trong là những động cơ lôi kéo tới mục đích Biểu hiện của động cơ này

có thể là sự hứng thú đối với bản thân tri thức, sự khát khao mở rộng, hoàn thiện tri thức của bản thân và nắm vững những kỹ năng nhất định, sự say mê với quá trình giải quyết các nhiệm vụ học tập… tất cả những yếu tố kích thích này đều xuất phát từ bản thân mục đích học tập,nằm ở bên trong hoạt động học tập.vì thế, chúng ta gọi động cơ này là “động cơ hoàn thiện tri thức “Những biểu hiện của loại động cơ này thường gắn với bản thân tri thức

và phương phá tiếp cận tri thức ví dụ như tính hâp dẫn, tính mới lạ của nội dung môn học ,và ý nghĩa của việc chiếm lĩnh đối tượng học.mỗi khi người học chiếm lĩnh được đối tượng học thì họ cảm thấy vốn kiến thức, trình độ kiến thức, trình độ hiểu biết của mình được mở rộng, được phát triển và dần hòa thiện và càng tích cực thực hiện các hoạt động học tiêp theo

Động cơ bên ngoài tập trung vào các chiến lược nhận thức, các hoạt động tăng cường

sự thành công và giảm sư thất bại Đ ộng cơ bên ngòa là tât cả những yếu tố kích thích thúc đẩy từ bên ngoài vươn tới mục đích như trách phạt và khen thưởng, đe dọa và yêu cầu, thi đua và áp lực, khen ngợi và kêu gọi lòng hiếu danh, mong đợi hạnh phúc và lợi ích tương lai… là những yêu cầu bên ngòai đối với mục đích trực tiếp của việc học tập.Trong trường hợp này, tri thức, kĩ năng, giá trị,… vốn là đối tượng đích thực của hoạt động học tập chỉ là những phương tiện đẻ đạt được các mục tiêu cơ bản khác

b Thầy cô giáo quan tâm và làm thế nào để hình thành động cơ học tập đúng đắn cho học sinh?

Trang 6

* Với động cơ bên trong:

- Kích thích hứng thú của học sinh ngay từ đầu bài học

- Duy trì sự tò mò của học sinh và thu hút sự tham gia vào công việc bằng cách sử dụng sự ngạc nhiên , sự nghi ngờ, hay sự lúng túng, các tư liệu quen thuộc và các phương pháp đa dạng, thú vị

- Cung cấp những cơ hội thao tác tích cực

- Cho phép sự tự chủ của học sinh trong công việc tổ chức thời gian và cố gắng

- Cung cấp sự lựa chọn để đáp ứng các yêu cầu của bài học

Vd: một số hoạt động, tư liệu có thể dùng để tăng cường động cơ như sau: Tranh ảnh

và tranh biếm họa, các kinh nghiệm cá nhân, vấn đề, các hoạt động khám phá và sáng tạo, Biểu, bảng, đồ thị, bản đồ, giai thoại và các câu chuyện…

Khi hoạt động học được thúc đẩy, được điều khiển bởi động cơ bên trong (hoàn thiện tri thức) thì người học không phải giải quyết những xung đột bên trong, không gặp những khó khăn về mặt tâm lý, mà thường chỉ phải nỗ lực ý chí giải quyết những trở ngại bên ngoài để đạt được nguyện vọng (các khó khăn bên ngoài, các điều kiện học tập)

* Với động cơ bên ngoài:

- Cung cấp những dẫn chứng rõ ràng Ví dụ nội dung học cần lĩnh hội và mức độ đạt đến, đường hướng kiểm tra và đánh giá

- Đảm bảo sự tương xứng về mặt nhận thức…

Câu 5: Từ các bài đã học anh (chị) hãy ghi ra các phẩm chất và năng lực quan

trọng mà giáo viên Tiểu học thời nay cần phải có để giảng dạy và giáo dục học sinh đạt

yêu cầu xã hội mong muốn?

“Dưới ánh mặt trời, không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học”, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Không có thầy giáo thì không có giáo dục, không có giáo dục thì không

có cán bộ, không có cán bộ thì không nói gì đến kinh tế - văn hoá”

Để trở thành một người giáo viên có phẩm chất và năng lực để giảng dạy và giáo dục học sinh đạt yêu cầu mà xã hội mong muốn thì người giáo viên Tiểu học cần phải:

* Về phẩm chất:

- Trước hết người giáo viên cần phải có trình độ học vấn cao, nắm vững tri thức về tự nhiên và xã hội một cách tổng hợp, có con mắt quan sát cuộc sống một cách thường xuyên

- Cần phải có một lý tưởng đào tạo thế hệ trẻ bằng niềm say mê nghề nghiệp, lòng yêu trẻ, lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp

- Tác phong làm việc khoa học, lối sống giản dị,…

- Cần phải có lòng yêu thương trẻ thật sự Quan tâm đầy thiện chí và ân cần đối với trẻ, không phân biệt, kỳ thị trong cách cư xử với trẻ

- Lòng yêu nghề gắn bó chặt chẽ với lòng yêu trẻ Yêu người yêu trẻ là động lực mạnh

mẽ thúc đẩy giáo viên suốt đời hi sinh và tận tụy với nghề sư phạm, với lý tưởng nghề nghiệp

-

- Tình yêu đối với học sinh còn thể hiện ở sự tôn trọng học sinh như lắng nghe ý kiến của học sinh, phát triển những hứng thú và lòng sáng tạo của học sinh, nhận ra những hạn chế của cá nhân học sinh, những khó khăn của học sinh trong quá trình học tập và rèn luyện…

Trang 7

- Tuy nhiên lòng yêu trẻ không nên pha trộn với nét ủy mị, mềm yếu và thiếu đề ra các yêu cầu cao , nghiem khắc đối với trẻ.

Nhưng có một số HS ngồi nhầm lớp thì dù thầy có 'hát hay" thế nào đi chăng nữa thì đối với các em đó vẫn như vịt nge sấm thôi Cái căn bản là phải cho HS ngồi đúng lớp, phải có hứng thú học tập đã Mà HS hiện nay mắc căn bệnh lười học rất nặng, tôi thấy ở tôi trong một lớp có chăng đến 10 em là có đam mê học tập còn lại chủ yếu là chơi Mà HS ngồi nhầm lớp chủ yếu do cán bộ quản lí không dám cho các em ở lại vì sợ ảnh hưởng Đây là vấn đề rất khó giải quyết.

lethanhhoai83

09-04-2011, 20:30

Chuyện học sinh ngồi nhầm lớp, chuyện bệnh thành tích mình cảm thấy nó không nằm trong khả năng tác động của mình chính vì thế mình không phải mất nhiều thời gian để gậm nhấm nó Mình dành thời gian để suy nghĩ, tìm biện pháp dạy học cho phù hợp với các đối tượng nhầm lớp ấy.

Ở trường tôi, Ban giám hiệu triệt để quan tâm đến vấn đề này, cuộc họp hội đồng sư phạm nào thầy hiệu trưởng cũng không quên nhắc nhở là phải cố gắng xây dựng môi trường "Trường học thân thiện, học sinh tích cực" Mỗi giáo viên phải là một tấm gương sáng về đạo đức và lối sống cho học trò noi theo Muốn thế mỗi cá nhân giáo viên phải:

- Không ngừng học hỏi, trau dồi và nâng cao kiến thức, kĩ năng nghiệp vụ sư phạm.

- Thực sự gần gũi, quan tâm đến tâm tư nguyện vọng của học trò Điều này khiến các em thấy mình được ưu ái hơn cũng sẽ yêu mến chúng ta hơn, như thế sẽ ít ngỗ ngược với ta.

- Hãy im lặng vài phút để định thần trước những chiêu quậy phá của học trò, kiểm soát bản thân bằng

lý trí để có cách ứng phó thích hợp Bất kì trò gì, thì ngay khi thấy thầy cô im lặng không nói, trò cũng đủ giật mình rồi Như vậy cuộc chơi đã sắp sửa bị dập tắt, lợi thế sẽ nghiêng về phía chúng ta, vì ít nhất thì ta cũng không mắc bệnh hồ đồ.

- Luôn tâm niệm: chuyện đâu còn có đó, từ từ hãy phạt chúng, ta sẽ phạt thật nặng Nhủ lòng phạt thật nặng để mình nguôi giận Nhưng chắc chắn rằng sau khi cơn giận qua đi rồi, có thể ta sẽ chỉ giải thích cho trò ấy rằng hành vi của em hôm trước là sai, cần khác phục Chắc chắn học trò đó sẽ xin lỗi và ta mỉm cười, không phạt gì cả Trò sẽ kính trọng thầy hơn, chắc chắn là thế.

- Sau mỗi vụ như thế hãy rút ra bài học cho các em về cách ứng xử giữa trò với thầy cô giáo, nhằm răn đe luôn các mầm mống khác nảy sinh Theo gương đó, các trò khác sẽ không dám làm phiền lòng ta nữa.

Ngày đăng: 16/06/2014, 14:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w