1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Đề cương cảm thụ văn học

7 3K 21

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 74,5 KB

Nội dung

1. Anh ( chị ) hãy trình bày các bước viết một đoạn văn cảm thụ ở bậc Tiểu học. 2. Hãy nêu những nguyên tắc phân tích TPVH. 3. Hãy phân tích và chững minh nhận định: Tác phẩm văn chương trong nhà trường không chỉ là một phương tiện nhận thức mà còn là đối tượng thẩm mỹ đồng thời còn là cơ sở để hình thành những hiểu biết về lịch sử văn học lại vừa là một công cụ giáo dục đặc biệt giúp học sinh tự phát triển một cách toàn diện về nhân cách ( dẫn chứng từ SGK Tiếng Việt tiểu học.)

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA MÔN CẢM THỤ VĂN HỌC

1 Anh ( chị ) hãy trình bày các bước viết một đoạn văn cảm thụ ở bậc Tiểu học

2 Hãy nêu những nguyên tắc phân tích TPVH

3 Hãy phân tích và chững minh nhận định: Tác phẩm văn chương trong nhà trường không chỉ là một phương tiện nhận thức mà còn là đối tượng thẩm mỹ đồng thời còn là cơ sở để hình thành những hiểu biết về lịch sử văn học lại vừa là một công cụ giáo dục đặc biệt giúp học sinh tự phát triển một cách toàn diện về

nhân cách ( dẫn chứng từ SGK Tiếng Việt tiểu học.)

Bài làm

1 Các bước viết một đoạn văn cảm thụ ở bậc Tiểu học:

Đa số các em lớp 4, lớp 5 khi viết một đoạn hay một bài văn thường có khuynh hướng viết theo kiểu trả lời theo các câu hỏi gợi ý Các em chưa biết cách sắp xếp, lồng ghép sao cho bài văn mạch lạc, có cảm xúc hơn Thậm chí có em còn đặt bút viết

ngay mà không cần lập dàn ý Vậy làm thế nào để viết một bài văn cảm thụ hay?

Muốn viết một bài văn cảm thụ hay cần tuân thủ các bước sau đây:

Trước hết, cảm thụ văn học chính là đi tìm vẻ đẹp, cái hay của những bài thơ, bài văn

Để giúp các em biết cách cảm thụ một đoạn thơ, đoạn văn và viết được đoạn văn cảm thụ vừa đúng vừa hay, các em làm theo các gợi ý (lập dàn ý) dưới đây:

+ Bước 1: Đọc kĩ đoạn văn, đoạn thơ cần tìm hiểu

+ Bước 2: Nội dung đoạn văn, đoạn thơ nói lên điều gì?

+ Bước 3: Tìm hiểu về nghệ thuật có trong bài ( cách dùng từ, đặt câu, biện pháp tu từ: so sánh, nhân hoá, điệp từ, điệp ngữ, )

+ Bước 4: Những suy nghĩ, cảm xúc của em và rút ra bài học (nếu có) khi đọc đoạn văn, đoạn thơ đó

+ Bước 5: Sắp xếp các nội dung trên thành một đoạn văn ngắn, có câu mở đầu, câu kết đoạn

Để làm tốt một bài tập cảm thụ văn học, ngời giáo viên cần hớng dẫn để các em thực hiện đầy đủ từng bớc các việc sau đây :

a- Đọc kỹ đề bài, xác định rõ yêu cầu của bài tập (phải trả lời đợc điều gì ? cần nêu bật ý gì ?…).

b- Đọc và tìm hiểu đoạn văn (đoạn thơ ; mẩu chuyện) đợc nêu trong đề bài : (cần dựa vào yêu cầu cụ thể của từng bài tập để tìm hiểu)

Thông thờng để tìm hiểu một đoạn văn thơ cần hớng dẫn học sinh đọc kỹ đoạn trích, xác định đợc nội dung chính của đoạn trích thông qua một số câu hỏi gợi ý

Tác giả viết bài (đoạn) văn (thơ) nhằm diễn tả gì ?

- Điều đó đợc thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh , chi tiết nào và những biện pháp nghệ thuật nào đợc thể hiện qua các từ ngữ, hình ảnh đó

- Đoạn thơ (văn) gợi cho em suy nghĩ cảm xúc gì ?

c Viết đoạn văn cảm thụ hớng vào yêu cầu của đề:

- Đoạn văn có thể bắt đầu bằng một câu “mở đoạn” để dẫn dắt ngời đọc hoặc trả lời thẳng vào câu hỏi chính, tiếp đó cần nêu rõ các ý theo yêu cầu của đề (các hình ảnh, từ ngữ, chi tiết… làm toát nội dung thân đoạn ; cuối cùng có thể kết đoạn bằng một câu ngắn gọn để gợi lại nội dung cảm thụ

Trang 2

- Với từng dạng bài cụ thể có thể trình bày theo các bớc cơ bản sau :

* Dạng bài phát hiện hình ảnh thờng có các bớc sau :

+ Phát hiện, nêu ra các hình ảnh

+ Tái hiện vẻ đẹp, nêu ý nghĩa của hình ảnh thông qua nghệ thuật

+ Nêu bật đợc t tởng, tình cảm của tác giả

+ Cảm xúc của bản thân

* Dạng bài cảm thụ hình tợng nhân vật

1 Nêu các chi tiết về :

+ Ngoại hình + Hành động + Lời nói

 của nhân vật (đợc thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh nào)

2 Nêu bật tính cách, phẩm chất… của nhân vật

3 T tởng chủ đạo, ý nghĩa sâu xa của mẩu chuyện, của tác giả đợc thể hiện qua nhân vật

4 Cảm xúc của bản thân

* Với các dạng bài còn lại gồm 4 bớc sau :

+ Phát hiện nghệ thuật + Chỉ ra nội dung + Nêu t tởng, tình cảm của tác giả + Cảm xúc của bản thân

Hãy nêu những nguyên tác phân tích TPVH

a Nguyên tắc bảo đảm tính chỉnh thể của tác phẩm

Người đọc có thể hiểu và giải thích các yếu tố trong mối quan hệ với các bộ phận, chi tiết khác và với cả hệ thống chỉnh thể của tác phẩm

Ví dụ: Bài Hoa Sen

b Nguyên tắc thống nhất nội dung và hình thức

tác phẩm văn học có thể tạo thành hai phương diện thống nhất, không thể chia cắt là nội dung và hình thức

Nội dung chính là hiện thực đời sống được phản ánh, suy ngẫm và đánh giá của tác giả Nội dung bao gồm nhiều yếu tố: Đề tài, chủ đề, tư tưởng, cảm hứng, quan niệm… của tác giả Nội dung được thể hiện qua hình thức và nhờ hình thức mà thể hiện ra bên ngoài Hình thức là cách thức để tác giả có thể truyền đạt nội dung Một nội dung sâu sắc chỉ có thể thể hiện trong hình thức thích hợp, tương ứng với nội dung

Hình thức của tác phẩm bao gồm: Văn bản, hình thức, kết cấu, thể loại…

Phân tích tác phẩm văn học phải từ hình thức, không được xa rời hình thức của tác phẩm Nếu phân tích hình thức mà quên đi nội dung thì dễ dẫn đến hình thức chủ ngĩa trong khi phân tích

c Nguyên tắc chú ý đến đặc trưng thể loại:

Mỗi thể loại có những đặc trưng riêng trong cách thức thể hiện việc phản ánh đời sống Thể loại tạo nên sự thống nhất, quy định lẫn nhau giữa nội dung và hình thức, đề tài, cảm hứng đến cốt truyện, nhân vật, hình thức lời văn của tác phẩm

Trang 3

VD: Thơ: Cảm hứng, nhân vật, kết cấu, ngôn ngữ, nhạc điệu.

Kịch: Hành động, xung đột, cách giải quyết, lời nói

Câu 3:

Bài 1:

Hãy phân tích và chững minh nhận định: Tác phẩm văn chương trong nhà trường không chỉ là một phương tiện nhận thức mà còn là đối tượng thẩm mỹ đồng thời còn là cơ sở để hình thành những hiểu biết về lịch sử văn học lại vừa là một công cụ giáo dục đặc biệt giúp học sinh tự phát triển một cách toàn diện về

nhân cách ( dẫn chứng từ SGK Tiếng Việt tiểu học.)

Kho tàng văn học Việt Nam là nơi tái hiện lại đời sống xã hội Khi đọc những tác phẩm văn học ta như được trải qua từng giai đoạn lịch sử, từng chặng đường phát triển của đất nước, của XH Chính vì vậy mà văn học được xem là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống con người Do mạng nhiều giá trị tổng hợp nên một số tác phẩm văn học nói trên được đưa vào dạy trong chương trình dạy học Tiếng Việt ở bậc tiểu học Nhận định về các tác phẩm văn chương trong nhà trường, giáo sư Phan Trọng Luận đã viết: “Tác phẩm văn chương trong nhà trường không chỉ là một phương tiện nhận thức mà còn là đối tượng thẩm mỹ đồng thời còn là cơ sở để hình thành những hiểu biết về lịch sử văn học lại vừa là một công cụ giáo dục đặc biệt giúp học sinh tự phát triển một cách toàn diện về nhân cách” Sau đây, chúng ta hãy cùng nhau đi vào phân tích một số tác phẩm văn học ở chương trình sách giáo khoa tiểu học

để chứng minh nhận định trên

“Tác phẩm văn chương trong nhà trường không chỉ là một phương tiện nhận thức mà còn là đối tượng thẩm mỹ” Ở đây có hai vấn đề chúng ta cần phân tích đó là

“phương tiện nhận thức” và “đối tượng thẩm mĩ” Phương tiện là công cụ nhằm giúp chúng ta đạt được một điều gì đó Phương tiện nhận thức chính là công cụ để học sinh nhận thức, học những kiến thức về văn học, giá trị của tác phẩm văn học đem lại Phương tiện nhận thức giúp chúng ta rất nhiều trong việc giáo dục học sinh cả về đức lẫn tài Còn đối tượng là con người, sự vật, hiện tượng… được nhắc đến hoặc được chú ý đến Đối tượng thẩm mĩ ở đây chính là những tác phẩm văn học Đây là điều mà

cả học sinh và giáo viên cùng hướng đến để phân tích nhằm tìm ra cái hay, cái đẹp trong giá trị của chính tác phẩm Từ đây giúp đối tượng tiếp nhận là học sinh thẩm thấu hơn giá trị của tác phẩm

“Tác phẩm văn chương trong nhà trường là cơ sở để hình thành những hiểu biết

về lịch sử văn học” Thật vậy! Mỗi mỗi tác giả, tác phẩm thường gắn với những giai đoạn lịch sử nhất định của dân tộc Qua lăng kính của tác giả những con người, những hình ảnh, những câu chuyện cảm động, sâu sắc… của dân tộc dần được tái hiện lại trong từng bối cảnh lịch sử cụ thể, nhất định Việc học những tác phẩm văn học, học sinh được biết nhiều hơn về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, tác phẩm đó gắn với giai đoạn lịch sử nào, sự kiện lịch sử nào… Qua việc học tác phẩm văn học học sinh hiểu hơn về cuộc sống sinh hoạt, tư tưởng, tình cảm… về giai đoạn lịch sử mà tác phẩm đã nói đến… Khi được học những tác phẩm văn học, điều trẻ được học không chỉ là những tác phẩm văn học nữa mà là cả kho tàng kiến thức lịch sử, những chặng đường dài đầy gian nan, khó khăn nhưng đầy vinh quang của dân tộc ta

“Tác phẩm văn chương là một công cụ giáo dục đặc biệt giúp học sinh tự phát triển một cách toàn diện về nhân cách” Tác phẩm văn chương là một công cụ giáo dục đặc biệt vì nó đến với trẻ em bằng con đường tâm lý, tình cảm, nó tác động đến tư

Trang 4

duy, nhận thức của trẻ để trẻ tự mình có thể phân định được đúng – sai Mặc dù đây là một điều vô hình nhưng thực sự nó mang đến hiệu quả rất lớn và có tác động rất mạnh

mẽ đối với trẻ em “Nhân cách” là tính cách Nó là những đức tính và phẩm chất của con người, phải qua quá trình hình thành, rèn luyện mới nên “Tác phẩm văn chương

là một công cụ giáo dục đặc biệt giúp học sinh tự phát triển một cách toàn diện về nhân cách”nghĩa là tác phẩm văn chương tạo cho học sinh tình cảm, cảm xúc biết yêu cái đẹp, yêu cái thiện, hướng đến cái cao cả Từ đó học sinh tự rèn luyện mình theo những giá trị mà trẻ tin tưởng

Vì vậy, tác phẩm văn chương cần phải được chọn lọc, xem xét kĩ lưỡng trước khi đưa vào giảng dạy ở nhà trường Điều này là vô cùng cần thiết vì nó không đơn thuần là dạy học một bài văn mà còn là dạy nhân cách làm người cho học sinh

Những điều này được thể hiện như thế nào trong những tác phẩm dạy học ở trường Tiểu học Chúng ta cùng phân tích để chứng minh nhận định trên của giáo sư Phan Trọng Luận qua một số tác phẩm đang được dạy ở trường Tiểu học

Trong bài thơ “Hoa sen” có viết:

Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng, bông trắng, lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

Đây là bài thơ viết về vẻ đẹp chất phác của người nông dân Việt Nam dù quanh năm lam lũ nơi “bùn lầy nước đọng” nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp thanh cao, chân chất, thật thà Qua bài thơ giúp học sinh nhận thức được rằng mặc dù phải sống trong bùn lầy tanh hôi nhưng hoa sen vẫn toát lên được vẻ đẹp ngọc ngà của nó Cũng như mỗi chúng ta, dù gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống nhưng chúng ta vẫn phải luôn biết vươn lên, sống mạnh mẽ để làm chủ chính mình và làm chủ trong xã hội Với ngôn từ được trau chuốt, gần gũi bài thơ giúp học sinh càng thêm yêu vẻ đẹp của quê hương, yêu đồng loại và yêu chính bản thân mình Cũng qua bài thơ, nghệ thuật ngôn ngữ được thể hiện một cách rõ nét, điều đó giúp học sinh có thêm nhiều kiến thức về Tiếng Việt và vốn từ ngữ giàu đẹp cho chính mình Đó chính là cái đẹp, cái thẩm mĩ mà tác giả muốn nói tới ở bài thơ này

Bài “Thái sư Trần Thủ Độ” SGK lớp 5 giúp cho học có thể biết về một người thái sư có thật trong lịch sử nhà Trần Ông cư xử rất nghiêm minh, không vì tình riêng

mà làm trái phép nước, nghiêm khắc với chính bản thân mình, thẳng thắn nhận lỗi và không ngần ngại khi xin vua ban thưởng cho người nói thật Qua điều đó học sinh có thể thấy được một thời lịch sử huy hoàng của dân tộc nhờ những con người như thế

Trong bài thơ “Ta đi tới’ của nhà thơ Tố Hữu có viết:

Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!

Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt

Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát

Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca

Sông Lô, Bình Ca… là những địa danh trong chiến dịch Việt Bắc Thu Đông năm 1947 Bài thơ không chỉ giúp học sinh được học những lời thơ ca ngợi tổ quốc vô cùng đẹp mà còn giúp học sinh ghi nhớ kiến thuecs về lịch sử hào hùng của dân tộc

Trong chương trình dạy học văn ở tiểu học hầu hết các bài đều có giá trị giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh Đó là sự răn dạy học sinh phải biết quan tâm giúp đỡ những người khác xung quanh mình, phải biết yêu quê hương đất nước, phải biết yêu đồng loại, phải biết sống vì mọi người…

Trang 5

Trong bài thơ “khi mẹ vắng nhà” của nhà thơ Trần Đăng Khoa, với những câu thơ giản dị, mộc mạc nhưng qua bài thơ chúng ta có thể dạy bảo học sinh phải biết phụ giúp ông bà cha mẹ từ những công việc nhỏ nhất để cha mẹ bớt được một phần mệt mỏi, đó chính là sự thể hiện lòng hiếu thảo của con cái đối với ông bà cha mẹ của mình

Trong bài thơ “quê hương” nhà thơ Đỗ Trung Quân viết:

“Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người »

Những câu thơ trên khi đọc lên cho ta một cảm giác yêu da diết về quê hương của mình Những câu thơ toát ra một cách tự nhiên, nhẹ nhàng như lại có sức mạnh đi vào lòng người một cách mạnh mẽ Qua bài thơ này giúp học sinh yêu hơn quê hương của mình, qua đó sẽ ra sức phấn đấu, học tập thật tốt để xây dựng quê hương thêm giàu mạnh

Hoặc trong bài thơ « Đất nước » của nhà thơ Nguyễn Đình Thi có viết :

« Nước chúng ta

Nước của những người chưa bao giờ khuất

Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất

Những buổi ngày xưa vọng nói về »

Bài thơ giúp học sinh hiểu hơn và tự hào hơn về truyền thống của dân tộc Chúng ta là những thế hệ trẻ đi sau, hãy viết tiếp những trang sử vinh quang, hào hùng

đó của cách mạng, của dân tộc

Bài thơ « Hạt gạo làng ta » của nhà thơ Trần Đăng Khoa với những hình ảnh đẹp như « Những trưa tháng sáu, nước như ai nấu, chết cả cá cờ, cua ngoi lên bờ, mẹ

em xuống cấy » hay « Hạt gạo làng ta,Có công các bạn, Sớm nào chống hạn, Vục mẻ miệng gàu, Trưa nào bắt sâu, Lúa cao rát mặt, Chiều nào gánh phân, Quang trành quết đất”… khi đọc học sinh sẽ hiểu được để có được một hạt cơm ngon hàng ngày là biết bao mồ hôi nước mắt của những người nông dân phải lao động cực nhọc và vất vả Qua đó chúng ta có thể giáo dục học sinh yêu quý, trân trọng sức lao động của người nông dân

Hoặc trong bài « Người ăn xin » ta có thể giáo dục học sinh về tình yêu thương con người Mặc dù không có gì để cho người ăn xin cả nhưng thực ra nhân vật tôi đã cho ông cụ rất nhiều – đó là thứ ai cũng có nhưng không phải ai cũng sẵn sàng cho – chính là sự tôn trọng, tình yêu thương giữa con người với con người…

Tóm lại, những tác phẩm văn chương trong nhà trường là những giọt mật ngọt giúp học sinh hiểu hơn về cái hay, cái đẹp của văn học nước nhà, hiểu và thêm yêu truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc ta qua mấy ngàn năm lịch sử, qua đó giúp học sinh hình thành nhân cách sống đẹp cho riêng mình Nói như vậy để thấy được vai trò to lớn của văn chương trong sự phát triển của dân tộc, của đất nước

Bài 2 :

Hãy phân tích và chững minh nhận định: Tác phẩm văn chương trong nhà trường không chỉ là một phương tiện nhận thức mà còn là đối tượng thẩm mỹ đồng thời còn là cơ sở để hình thành những hiểu biết về lịch sử văn học lại vừa là

Trang 6

một công cụ giáo dục đặc biệt giúp học sinh tự phát triển một cách toàn diện về

nhân cách ( dẫn chứng từ SGK Tiếng Việt tiểu học.)

Bài làm

Từ bao đời nay, văn chương luôn là nơi gửi gắm những tâm tư của người nghệ

sĩ, là nơi kí thác những rung động tinh tế và là nơi truyền đến người đọc bao đạo lí ở đời Và tất nhiên các tác phẩm văn chương trong nhà trường cũng thế Như giáo sư Phan Trọng Luận đã từng viết đối tượng thẩm mỹ đồng thời còn là cơ sở để hình thành những hiểu biết về lịch sử văn học lại vừa là một công cụ giáo dục đặc biệt giúp học sinh tự phát triển một cách toàn diện về nhân cách »

Cũng như bao thể loại nghệ thuật khác, văn học nói chung và các tác phẩm văn học trong nhà trường nói riêng đều là những phương tiện nhận thức về cuộc sống xã hội, về thực tại và quá khứ Nói một cách nào đó, văn chương trong nhà trường như một cây đại thụ lớn, cái mà nó cố vươn chiếc rễ dài ra để đón lấy đó chính là cuộc sống muôn hình vạn trạng Để rồi từ đó, nó tỏa ra những cành lá xum xuê che mát những tâm hồn trẻ thơ, cùng tưới mát và ấp ủ nơi trái tim nóng ấm yêu thương của trẻ

em bao ước mơ màu hồng Với những hình ảnh gần gũi, ngôn từ mộc mạc, văn học trong nhà trường như một vườn hoa đầy màu sắc Nào là sắc hồng tươi thắm, màu đỏ rực rỡ của những tấm lòng cao cả, nào là những gam màu xám đen của cái ác… tất cả

đi vào thế giới nhận thức của học sinh, « sống như một lực lượng sống nội tâm » để rồi giúp người đọc, người học nhận ra các giá trị thực và ảo của cuộc sống, căm hờn cái xấu và yêu tha thiết cái tốt, cái đẹp Và chính vì lẽ đó từ một « phương tiện nhận thức » tác phẩm văn chương trong nhà trường trở thành một « đối tượng thẩm mĩ » Học truyện Sơn Tinh – Thủy Tinh » qua lời kể của thầy cô kết hợp với giá trị độc đáo, chàng Sơn Tinh với các phẩm chất tốt đẹp như đi vào « đốt lửa » trong lòng mỗi người học sinh Thứ ánh sáng của những việc làm tốt đẹp từ chàng dường như không chỉ chiếu rọi nơi tiềm thức người học trò mà còn lan rộng ra để rồi rèn luyện cho trẻ thơ những tính cách và phẩm chất tốt đẹp Thủy Tinh và Sơn Tinh, một nhân vật phản diện – một nhân vật chính diện với kết thúc có hậu như thắp lên trong tâm hồn mỗi người học sinh một niềm tin mãnh liệt về thứ gọi là sự công bằng, gọi là « gieo nhân nào gặt quả ấy » Để rồi trong chúng ta – những người học trò đáng yêu sẽ có một cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc đời và có những hành động thiết thực hơn để xây đắp nên một đất nước dân chủ phát triển bền vững

Hơn ai hết, người làm công tác giáo dục phải đem được những bức thông điệp

từ cuộc sống đến người học trò Dẫu biết là thế, nhưng một tác phẩm muốn học giả hiểu một cách sâu sắc, tường tận thì nó nhất thiết phải còn là « cơ sở để hiểu biết về lịch sử » Ai đó đã nói rằng «Văn học là gấm, là hoa trải trên nền lịch sử », cho nên hiểu lịch sử phải là một trong những thiên chức cao cả của văn chương Có bắt rễ từ hiện thực đời sống thì tác phẩm mới dễ lay động được những tình cảm của con người Đặc biệt với người học sinh thì điều đó lại hết sức quan trọng bởi lex trước thế giới rộng lớn bên ngoài, chúng cần có những trải nghiệm và cả những hiểu biết về những

sự kiện lịch sử để rồi từ đó hiểu được những thăng trầm của dân tộc Bài thơ « Tiểu đội xe không kính » với những dòng thơ chân thật, rất mộc mạc, thậm chí là rất « trần trụi » có lẽ sẽ mãi là một bài thơ khó phai mờ với ai đã từng ngồi trên ghế Tiểu học qua hình ảnh những chiếc xe không kính băng băng trên tuyến đường Trường Sơn khói lửa Có thể những học sinh đó chưa hiểu hết được cái ý nghĩa lớn lao nấp đằng sau những dòng thơ bình dị ấy, nhưng dường như ít nhiều trong chúng vẫn có ý thức

về một cuộc trường chinh của dân tộc :

Trang 7

« Không có kính ừ thì có bụi Bụi phun tóc trắng như người già Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha

Không có kính, ừ thì ướt áo Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa Mưa ngừng gió lùa khô mau thôi » Giữa bộn bề của cuộc sống, giữa sự sống và cái chết chỉ còn trong gang tấc, những người đồng chí, những người đồng đội vẫn còn dành cho nhau những phút giây tếu táo, nhìn nhau « cười ha ha » Những chiếc xe không kính là hình ảnh thực nhưng

đi vào trong thơ, chúng như một minh chứng cho tấm lòng dũng cảm của người lính nơi chiến trường « Bụi », « mưa » là những tác động của ngoại cảnh, chúng không thể làm mảy may đến ý chí chiến đấu của các anh Và có lẽ đây cũng chính là nơi thêu dệt nên những kì tích cho đất nước Hay câu chuyện « chiếc rễ đa tròn » (tên nhà văn) tuy rất giản dị về ngôn từ nhưng ý nghĩa của nó lại thiêng liêng đến vô cùng Và phải chăng qua một câu chuyện, một nỗi niềm, một nhân vật nhà văn như thắp lên trong ta ngọn lửa yêu thương ? Nhà thơ nhà văn « gọi tâm tình » vào các tác phẩm để rồi khi

mở quyển sách ra ta chợt thấy tâm hồn của chính mình « Văn học quả là có sức cảm hóa kì diệu cho nên qua đó ta không chỉ nghe được « tiếng lòng của người nghệ sĩ »

mà cả những tiếng nói đang rạo rực trong chính chúng ta Vì thế tác phẩm văn chương trong nhà trường còn là một « công cụ giáo dục đặc biệt » Con đường mà nó đi đến với độc giả là con đường từ trái tim đi đến trái tim Tuy vô hình nhưng những thứ mà

nó tác động đến con người lại mạnh mẽ không sao tả xiết Giống như câu chuyện

«Vương quốc vắng nụ cười » khi sự sống dường như tắt vụt trong vô vọng thì nụ cười như một phép màu làm cho cả vương quốc khỏi u buồn Tiếng cười của cậu bé, của mọi người giúp cuộc sống trở nên đẹp muôn màu Thay vì sự tẻ nhạt thường nhật, âm thanh rộn rã của tiếng cười làm cho vạn vật sinh sôi nảy nở, làm cho những tia nắng thôi không gay gắt, làm cho chú chim cất tiếng hát vút cao… Có thể nói, văn học trong nhà trường luôn mang một cái gì đó rất hồn nhiên, rất trong đó và chính điều đó

nó dễ đi vào thế giới tuổi thơ của các bạn học sinh, chỉ vẽ những điều cần thiết để hình thành nhân cách tốt, hướng học sinh đến các quan niệm nhân sinh cao cả, rèn luyện và giáo dục nên một con người tốt

Tóm lại, nhận định của giáo sư Phan Trọng Luận là vô cùng đúng đắn bởi lẽ

« văn học là nhân học » Các tác phẩm trong nhà trường bao giờ cũng là một công cụ giáo dục đặc biệt để xây dựng nên các nhân cách tốt Và dù cho đó là những giọt nước mắt hay là niềm hạnh phúc thì nhất thiết nó sẽ làm cho tâm hồn mỗi chúng ta – những

ai đã đi qua tuổi học trò có cái nhìn khách quan về cuộc đời để rồi sống nhân hơn, thiện hơn, mĩ hơn

Ngày đăng: 17/06/2014, 17:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w