1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

dạy học phân hoá bằng hệ thống bài tập ở phần phản ứng oxi hoá khử và phi kim lớp 10 trung học phổ thông

79 789 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 1,77 MB

Nội dung

Để mang lại sự hứng thú tronghọc tập của học sinh thì trong quá trình giảng dạy người thầy giáo cần mang chohọc sinh của mình những kiến thức phù hợp với năng lực của các em, những vấn đ

Trang 1

MỤC LỤC

Trang phụ bìa i

Lời cam đoan ii

Lời cảm ơn iii

MỤC LỤC 1

Danh mục các chữ viết tắt 3

Danh mục bảng 4

Danh mục biểu đồ 4

MỞ ĐẦU 5

1 Lí do chọn đề tài 5

2 Mục đích nghiên cứu 6

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 6

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 6

5 Giả thuyết khoa học 7

6 Phương pháp nghiên cứu 7

7 Đóng góp của đề tài 7

8 Cấu trúc luận văn 7

NỘI DUNG 8

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA DẠY HỌC PHÂN HÓA 8

1.1 QUÁ TRÌNH DẠY HỌC 8

1.1.1 Khái niệm 8

1.1.2 Phương pháp dạy học 9

1.2 DẠY HỌC PHÂN HÓA 10

1.2.1 Khái niệm 10

1.2.2 Sự phân hóa 12

1.2.3 Dạy học phân hóa 13

1.2.4 Các hình thức dạy học phân hóa 15

1.2.5 Thực trạng dạy học môn Hóa học ở các trường THPT 16

1.2.6 Sự phân hóa học sinh 20

1.2.7 Nhiệm vụ của GV và HS trong dạy học phân hóa 20

Chương 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHÂN HÓA PHẦN PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ VÀ PHẦN PHI KIM

Trang 2

2.1 BÀI TẬP PHÂN HÓA 22

2.1.1 Khái niệm 22

2.1.2 Cơ sở để xây dựng bài tập phân hóa 25

2.1.3 Tác dụng của bài tập phân hóa 30

2.1.3.1 Tác dụng của bài tập 30

2.1.3.2 Tác dụng của bài tập phân hóa 31

2.1.4 Xu hướng phát triển của bài tập phân hóa 34

2.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHÂN HÓA 34

2.2.1 Sử dụng bài tập phân hóa trong dạy học bài mới 34

2.2.2 Bài tập về nhà 38

2.2.3 Dạy luyện và ôn tập 41

2.2.4 Phụ đạo học sinh yếu kém 48

2.2.5 Bồi dưỡng học sinh khá giỏi 56

2.2.6 Sử dụng trong kiểm tra đánh giá 63

Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 68

3.1 MỤC ĐÍCH CỦA THỰC NGHIỆN SƯ PHẠM 68

3.2 NHIỆM VỤ CỦA THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 68

3.3 KẾ HOẠCH THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 68

3.3.1 Chọn địa bàn và đối tượng thực nghiệm sư phạm 68

3.3.2 Bài dạy thực nghiệm 68

3.3.3 Người dạy thực nghiệm sư phạm 68

3.4 TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 68

3.4.1 Chọn lớp TN và lớp ĐC 68

3.4.2 Chọn bài dạy và ra đề kiểm tra 69

3.4.3 Xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm 69

3.5 KẾT QUẢ XỬ LÍ SỐ LIỆU THỰC NGHIỆM 73

3.6 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 74

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO 77

Trang 3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

BCH TW Ban chấp hành Trung Ương

Trang 4

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Phân phối tần số Xi bài kiểm tra 15 phút 70

Bảng 3.2: Thống kê chất lượng bài kiểm tra 15 phút 71

Bảng 3.3: Phân phối tần suất fi của bài kiểm tra 15 phút 71

Bảng 3.4: Phân phối tần số điểm Xi bài kiểm tra 1tiết 72

Bảng 3.5: Thống kê chất lượng bài kiểm tra 1 tiết 72

Bảng 3.6: Phân phối tần suất fi của bài kiểm tra 1 tiết 72

Bảng 3.7: Kết quả xử lí số liệu thực nghiệm sư phạm 73

Bảng 3.8: So sánh cặp TN- ĐC với phép thử student 74

DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Thống kê chất lượng bài kiểm tra 15 phút 71

Biểu đồ 3.2: Đường lũy tích bài kiểm tra 15 phút 72

Biểu đồ 3.3: Thống kê chất lượng bài 1 tiết 73

Biểu đồ 3.4: Đường lũy tích bài kiểm tra 1 tiết 73

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đã ảnh hưởnglớn đến mọi lĩnh vực của đời sống con người, nhịp độ cuộc sống tăng nhanh, xã hộiđòi hỏi một đội ngũ lao động lành nghề, năng động sáng tạo, tự chủ, thích ứng trongmọi tình huống, sẵn sàng hòa nhập với thế giới Để đáp ứng nhu cầu của xã hội thìtrước hết phải cần đổi mới cơ bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo Trong báo cáocủa BCH TW Đảng khóa VIII tại Đại hội IX Đảng Cộng Sản Việt Nam có đề rachiến lược phát triển kinh tế xã hội “Đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tưduy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thựcnghiệm, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay Đổi mới và tổ chứcthực hiện nghiêm minh chế độ thi cử

Dạy học đề cao vai trò chủ thể hoạt động của học sinh trong học tập là yếu tốcấp bách của sự nghiệp giáo dục hiện nay và phù hợp với xu hướng phát triển củathế giới Trong dạy học để phát huy vai trò chủ thể của tất cả các học sinh trong lớpchúng ta luôn đảm bảo nguyên tắc đó là sự thống nhất giữa đồng loạt và phân hoá,khi đó tất cả học sinh tiếp thu kiến thức phù hợp với khả năng của bản thân gọi làtính vừa sức Tâm lí học đã chứng minh rằng sự phát triển của mỗi con người ởcùng lứa tuổi là hoàn toàn không giống nhau Chính vì vậy mà khả năng nhận thứccủa các em cũng hoàn toàn khác nhau Trong khi đó hiện nay ở trong nhà trườngchúng ta đang tiến hành dạy học đồng loạt, các em cùng một lứa tuổi cùng ngồitrong một lớp, cùng được thầy giáo truyền đạt một vấn đề và thời gian học cũng nhưnhau, điều này dẫn đến là cùng một vấn đề mà thầy giáo truyền đạt sẽ dễ đối vớihọc sinh thuộc diện khá giỏi, nhưng lại khó với những học sinh thuộc diện yếu kém,hậu quả là làm cho học sinh mất đi hứng thú học tập Để mang lại sự hứng thú tronghọc tập của học sinh thì trong quá trình giảng dạy người thầy giáo cần mang chohọc sinh của mình những kiến thức phù hợp với năng lực của các em, những vấn đề

mà học sinh tiếp thu không quá khó hoặc quá dễ Nhằm khắc phục một phần nhữnghạn chế của dạy học đồng loạt đồng thời mang lại hứng thú cho học sinh trong quá

trình học tập Vì vậy chúng tôi đã quyết định chọn đề tài “Dạy học phân hoá bằng

hệ thống bài tập ở phần phản ứng oxi hoá khử và phi kim lớp 10 trung học phổ

Trang 6

3 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu cơ sở lí luận của qúa trình dạy học phân hóa Ở đây chúng tôinghiên cứu một số lí thuyết về dạy học, dạy học phân hóa và các lí thuyết về tâm lí.Đánh giá tình hình tổng quan về các đối tượng học sinh, chúng tôi tiến hànhkhảo sát tình hình học tập của các em học sinh thuộc các trường ở huyện Tuyên Hóa

- Quảng Bình để biết được mức độ học tập môn hóa học của học sinh ở đây

Phân hoá các đối tượng học sinh: Trong quá trình dạy học người giáo viên cầnbiết được khả năng nhận thức của từng đối tượng học sinh có thể thông qua sự tiếpxúc với học sinh hoặc thông qua việc kiểm tra đánh giá

Phương pháp giảng dạy bằng bài tập phân hóa mang tính vừa sức với từng đốitượng học sinh, chúng tôi đưa ra các biện pháp sử dụng hệ thống bài tập phân hóatrong quá trình giảng dạy bộ môn hóa học

Xây dựng và tuyển chọn hệ thống bài tập về phản ứng oxi hoá khử có tínhphân hoá phù hợp với các đối tượng học sinh

Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính hiệu quả của đề tài

4 KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- Khách thể nghiên cứu là tình hình dạy và học ở trường phổ thông

- Đối tượng nghiên cứu là phương pháp dạy học phân hoá và hệ thống bài tậpphân hoá

Trang 7

5 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

Nếu sử dụng có hiệu quả hệ thống bài tập phân hóa cho phù hợp với các đốitượng học sinh thì sẽ khắc phục được những lỗ hổng kiến thức cơ bản, góp phầnnâng cao hứng thú học tập bộ môn hóa học cho học sinh

6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

6.1 NHÓM PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LÍ THUYẾT

- Nghiên cứu, phân tích và tổng hợp các tài liệu có liên quan để xây dựng nên

cơ sở lí thuyết

6.2 NHÓM PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN

- Quan sát sư phạm trực tiếp

- Thực nghiệm sư phạm

6.3 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÍ THÔNG TIN

- Xử lí thông tin bằng phương pháp thống kê toán học

7 ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

- Cơ sở phương pháp luận của quá trình dạy học phân hoá bằng bài tập phân hoá

- Tổng quan tình hình dạy và học môn hoá học ở các trường miền núi

- Xây dựng hệ thống bài tập phân hoá của phần phản ứng oxi hoá khử và phầnphi kim lớp 10 THPT

- Phương pháp giảng dạy phân hoá bằng bài tập phân hoá

8 CẤU TRÚC LUẬN VĂN

- Phần mở đầu

- Phần nội dung

+ Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tài

+ Chương 2: Sử dụng hệ thống bài tập trong dạy học phân hoá

+ Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

- Phần kết luận:

Trang 8

NỘI DUNG Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA DẠY HỌC PHÂN HÓA1.1 QUÁ TRÌNH DẠY HỌC

1.1.1 Khái niệm

Quá trình dạy học nói chung và quá trình dạy học hoá học nói riêng đã là đốitượng nghiên cứu của nhiều nhà giáo dục-lí luận dạy học Giáo sư Nguyễn NgọcQuang đã xác định: Học là quá trình tự giác, tích cực, tự lực chiếm lĩnh khái niệmkhoa học dưới sự điều khiển sư phạm của GV, đó là mục đích của hoạt động học.Như vậy quá trình chiếm lĩnh khái niệm thành công sẽ đạt được 3 mục đích dạyhọc: trí dục, phát triển tư duy, giáo dục

Về cấu trúc hoạt động học có 2 chức năng thống nhất với nhau là sự tiếp thuthông tin dạy của GV và quá trình lĩnh hội, tự điều khiển mình trong quá trình họctập của HS

Để thực hiện mục đích chiếm lĩnh khái niệm khoa học một cách tự giác tích cựcthì người học cần có phương pháp lĩnh hội khoa học và chiếm lĩnh khái niệm khoahọc Các phương pháp đó là: mô tả, giải thích và vận dụng khái niệm khoa học

Chức năng lĩnh hội của hoạt động học có liên hệ chặt chẽ và chịu ảnhhưởng trực tiếp của hoạt động dạy của người GV Hoạt động dạy là sự điềukhiển tối ưu quá trình HS chiếm lĩnh khái niệm khoa học, trong quá trình tổ chức

và điều khiển đó mà hình thành và phát triển năng lực nhận thức và tư duy của

HS Để đạt được mục đích này, hoạt động dạy có hai chức năng liên hệ chặt chẽ,thâm nhập vào nhau, sinh thành ra nhau đó là truyền đạt thông tin học và điềukhiển hoạt động học Chức năng điều khiển hoạt động học được thực hiện thôngqua sự truyền đạt thông tin

Hoạt động dạy và học là hoạt động cộng đồng- hợp tác giữa các chủ thể trongquá trình dạy học - yếu tố duy trì và phát triển chất lượng dạy học

Như vậy, quá trình dạy học tối ưu phải xuất phát từ lôgíc của khái niệm khoahọc và lôgíc lĩnh hội của HS, thiết kế công nghệ dạy học hợp lí, tổ chức tối ưu hoạtđộng dạy học cộng đồng - hợp tác, bảo đảm liên hệ nghịch để cuối cùng làm cho HS

tự giác tích cực, tự lực chiếm lĩnh khái niệm khoa học, phát triển năng lực tư duy

Trang 9

sáng tạo và cùng với nét đặc thù của môn học sẽ giúp cho việc nâng cao chất lượngdạy và học các môn học trong nhà trường phổ thông

Có thể nói khái niệm dạy học thay đổi theo sự vận động và phát triển của xãhội tùy theo tính chất của công việc dạy và học Trước đây, quá trình dạy học làthầy thuyết trình trò lắng nghe và ghi chép, thông tin mà trò nhận được chỉ từ mộtphía hay nói cách khác là trò tiếp thu kiến thức một cách thụ động Ngày nay khikhoa học kĩ thuật phát triển, đặc biệt là xuất hiện internet là một nguồn thông tinkhổng lồ cho mọi người khai thác, chính vì thế mà quan niệm về dạy học đã thayđổi, hoạt động học của HS không phụ thuộc hoàn toàn vào hoạt động dạy của GV,dạy là dạy cách học chứ không phải là mang kiến thức đến cho học sinh, tức là thầygiáo là người chỉ đường chứ không phải là người dẫn đường, học là sự tiếp thu kiếnthức, thông tin có chọn lọc tức là biến kiến thức, thông tin của loài người thành củariêng bản thân mình

Quá trình dạy học thành công sẽ đạt được ba mục đích đó là: trí dục, phát triển

tư duy và giáo dục

Như vậy dạy học là sự hợp tác làm việc giữa thầy và trò, trong đó trò là chủthể của hoạt động còn thầy là người hướng dẫn, cố vấn

1.1.2 Phương pháp dạy học

Như chúng ta đã biết, phương pháp nói chung là con đường, là cách thức để đạtmục đích nhất định Nếu vận dụng khái niệm chung này vào việc xác định khái niệmphương pháp dạy học thì chúng ta còn phải tính đến một số vấn đề cụ thể như sau:Phương pháp dạy học là phương pháp được xây dựng và vận dụng vào mộtquá trình cụ thể: Quá trình dạy học Đây là quá trình được đặc trưng ở tính chất haimặt, nghĩa là bao gồm hai hoạt động, hoạt động của thầy và hoạt động của trò, haihoạt động này tồn tại trong mối quan hệ biện chứng Hoạt động dạy đóng vai tròchủ đạo (tổ chức điều khiển) và hoạt động học đóng vai trò tích cực chủ động (tự tổchức, tự điều khiển) Vì vậy phương pháp dạy học phải là tổng hợp những cách thứclàm việc của thầy và trò Trong quá trình thực hiện cách thức đó, thầy phải giữ vaitrò chủ đạo và trò phải giữ vai trò tích cực chủ động

Quá trình dạy học là quá trình nhận thức độc đáo của học sinh được tiến hành

Trang 10

hợp những cách thức hoạt động của thầy và trò, phải đóng góp phần tích cực củamình, nhiều khi góp phần quyết định vào việc thực hiện quá trình nhận thức độc đáocủa học sinh.

Phương pháp dạy học giúp cho việc thực hiện quá trình nhận thức độc đáo củahọc sinh với yêu cầu là phải thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học đó là:

- Trang bị cho học sinh hệ thống tri thức khoa học phổ thông, cơ bản, hiện đại,phù hợp với thực tiễn đất nước và hệ thống kĩ năng, kĩ xão tương ứng

- Phát triển ở các em năng lực hoạt động trí tuệ, trên cơ sở đó hình thành ở các

em thế giới quan khoa học và những phẩm chất đạo đức của con người mới

Từ những điều đã trình bày có thể nêu ra định nghĩa về phương pháp dạy học

như sau: Phương pháp dạy học là tổ hợp cách thức hoạt động của thầy và trò, trong

đó quá trình dạy học được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của thầy, nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học.

1.2 DẠY HỌC PHÂN HÓA

1.2.1 Khái niệm

Phương pháp dạy học phân hóa là một giải pháp tốt cho những vấn đề còn hạnchế của giáo dục đồng loạt Sở dĩ nói như vậy là vì phương pháp dạy học phân hóadựa trên những quan điểm sau đây:

Ph.Mayao, tổng giám đốc UNESCO đã nói:“ vai trò của giáo dục không chỉ

là tích tụ tri thức mà là thức tỉnh tiềm năng sáng tạo to lớn trong mỗi con người”.

- Sự tiếp cận để giảng dạy phù hợp

Dạy học phân hóa không đơn thuần là phân loại học sinh theo năng lực nhậnthức mà ở đây là phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh trên cơ

sở am hiểu từng cá thể, giáo viên tiếp cận học sinh ở nhiều phương diện khác nhau,như là về năng lực nhận thức, hoàn cảnh sống, tâm lí, năng khiếu, về mơ ước trongcuộc sống, …có thể nói trong phương pháp dạy học phân hóa giáo viên phải “tìm đểgiảng dạy và hiểu để giáo dục”

- Phát hiện và bù đắp lỗ hổng kiến thức, tạo động lực thúc đẩy học tập

Trong quá trình học tập có những khái niệm, nguyên lí mà các em không hiểuhoặc hiểu không rõ nhưng không được bổ sung kịp thời sẽ tạo ra các lỗ hổng kiếnthức Các lỗ hổng kiến thức là một cản trở lớn để tiếp thu kiến thức mới, trong việc

Trang 11

hình thành kĩ năng kĩ xão Lấp các lỗ hổng kiến thức có vai trò rất quan trọng, nógiống như công việc tạo lại nền tảng học tập vững chắc cho học sinh Chỉ có tiếp cậnhọc sinh mới giúp giáo viên có thể biết được học sinh của mình đang hổng kiến thức

gì để có kế hoạch “ lấp lỗ hổng” kịp thời, tạo ra nền tảng vững chắc để tiếp thu kiếnthức mới Việc giáo viên quan tâm học sinh nó không chỉ giúp cho giáo viên hiểuđược các em mà còn là một nguồn động viên lớn đối với các em, đó cũng là một lí dotạo ra động lực cho học sinh Nhưng có lẽ chỉ có sự quan tâm thôi là chưa đủ, điềuquan trọng là khi giáo viên hiểu học sinh một cách cụ thể để từ đó xây dựng kế hoạchgiảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh, đảm bảo tính vừa sức, dễ tiếp thu.Khi tiếp thu và hiểu được vấn đề học sinh sẽ cảm thấy thích thú với môn học Ngoài

ra việc áp dụng kiến thức vào các tình huống cụ thể trong cuộc sống cũng tạo ra mộtđộng lực mạnh mẽ, tôi lấy ví dụ: Đối với môn Hóa Học ngoài những khái niệm,nguyên lí lí thuyết giáo viên có thể hướng dẫn học sinh vận dụng những kiến thức líthuyết vào thực tiễn bằng cách tăng cường làm thí nghiệm thực hành, thông qua cáchoạt động ngoại khóa, các bài tập thực tiễn, đặc biệt các hoạt động đó có liên quanđến vấn đề môi trường, thực phẩm, y học Tuy nhiên trong các hoạt động như thếgiáo viên cũng phải cần quan tâm đến tính vừa sức cho các đối tượng học sinh, nghĩa

là tùy vào khả năng của từng đối tượng học sinh để giao cho các em các nhiệm vụvừa sức thực hiện Có thể nói thông qua các hoạt động như thế sẽ tạo ra một chiếc cầunối giữa lí thuyết và thực tiễn đồng thời tạo cho các em niềm vui, niềm tin vào khoahọc và điều quan trọng là tạo ra được hứng thú học tập

- Biến niềm đam mê trong cuộc sống thành động lực trong học tập

Trong cuộc sống mỗi con người đều có đam mê về một lĩnh vực nào đó, có thể

là về lĩnh vực thể thao, nghệ thuật hoặc lĩnh vực khoa học nào đó như vậy trong suynghĩ của các em luôn có những hình ảnh của những người thành công trên các lĩnhvực đó, người mà các em gọi là thần tượng và các em có mơ ước “vươn tới nhữngngôi sao” Một khi giáo viên biết được niềm đam mê của các em, để trên cơ sở đó

có thể biến niềm đam mê thành động lực học tập Bằng cách nào để làm được điều

đó thì phụ thuộc vào khả năng của từng giáo viên, công việc đó có vẻ khó khănnhưng với tình yêu và lòng nhiệt huyết đối với học sinh chúng ta tin các thầy, các cô

Trang 12

- Dạy học phân hóa là con đường ngắn nhất để đạt mục đích của dạy học đồng loạt

Giáo dục của chúng ta hiện nay đang thực hiện theo một khuôn khổ đã địnhsẵn về thời gian đào tạo, về kiến thức đạt được Yêu cầu chung đặt ra là các em cầnđạt được chuẩn kiến thức nhất định và trên cơ sở đó có thể phát triển lên Nhưng cómột điều mà chúng ta chưa quan tâm là xuất phát điểm của các em hoàn toàn khônggiống nhau, vậy thì bắt đầu từ đâu cho tất cả học sinh? Dạy học đồng loạt chỉ tạo ramột xuất phát điểm cho mọi học sinh trong khi mỗi học sinh có một điểm xuất phátriêng, sẽ quá cao hoặc quá thấp cho các em điều này sẽ làm mất đi hứng thú học tậpcủa học sinh Như vậy muốn cho mọi học sinh đạt được kiến thức “chuẩn” thật khókhi thực hiện dạy học đồng loạt Để cho tất cả học sinh đều đạt được chuẩn về kiếnthức thì mỗi học sinh phải có một xuất phát điểm ứng với trình độ hiện có của các

em Dạy học phân hóa luôn tạo ra môi trường học tập vừa sức cho mọi học sinh,những học sinh yếu kém được tạo điều kiện để đạt trình độ chuẩn, những em đã đạttrình độ chuẩn rồi thì có điều kiện để phát triển cao hơn

1.2.2 Sự phân hóa

Sự phân hóa ở mức độ vĩ mô

Phân hóa trong giáo dục là một đòi hỏi khách quan Tính khách quan đó đượcgiải thích dựa trên những điểm sau:

- Nhu cầu của xã hội đối với việc đào tạo nguồn nhân lực vừa có những điểmgiống nhau về nhân cách người lao động trong cùng một xã hội, lại có sự khác nhau

về trình độ phát triển, khuynh hướng và tài năng

- Học sinh có cùng độ tuổi vừa có sự giống nhau, lại vừa có sự khác nhau vềkhả năng tư duy, nhân cách và hoàn cảnh gia đình, nề nếp gia đình, khả năng kinh

tế, nhận thức của cha mẹ về giáo dục

- Phân hóa được diễn ra dưới những hình thức và cấp độ khác nhau Ở cấp độ

vĩ mô có thể kể ra: phân ban, tự chọn, trường chuyên

Sự phân hóa ở mức độ vi mô:

Ở mức độ vi mô sự phân hóa diễn ra trong giờ học chính khóa, ngoại khóa, bồidưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém

Trang 13

Trong luận văn này chúng tôi chỉ đề cập đến sự phân hóa ở mức độ vi mô cụthể như sau:

1.2.3 Dạy học phân hóa

1 Dạy học phân hóa trong giờ học chính khóa

Khi tiến hành dạy học phân hóa trong các giờ học chính khóa cần dựa trênnhững tư tưởng chủ đạo sau đây:

- Lấy trình độ phát triển chung của học sinh làm nền tảng

- Tìm cách đưa diện yếu kém lên trình độ chung

- Tìm cách đưa diện khá, giỏi đạt ngưỡng yêu cầu nâng cao trên cơ sở đạtđược những yêu cầu cơ bản

- Trong giờ học chính khóa có thể sử dụng một số biện pháp phân hóa như sau:Đối xử cá biệt ngay trong từng giờ dạy học đồng loạt dựa trên trình độ pháttriển chung, ví dụ: giao nhiệm vụ phù hợp với từng đối tượng, khuyến khích họcsinh yếu kém khi các em tỏ ý muốn trả lời câu hỏi, phân hóa việc giúp đỡ, kiểm tra

2 Trong hoạt động ngoại khóa

Hoạt động ngoại khóa có tác dụng bổ sung, hỗ trợ cho dạy học nội khóa, gâyhứng thú học tập bộ môn đặc biệt là môn hóa học, bổ sung đào sâu, mở rộng kiếnthức Học sinh tham gia hoạt động ngoại khóa dưới hình thức tự nguyện không bắtbuộc Các hình thức hoạt động ngoại khóa gồm có: nói chuyện ngoại khóa, sinhhoạt câu lạc bộ, viết báo Trong hoạt động ngoại khóa tùy vào năng lực của họcsinh mà giáo viên giao cho các em nhiệm vụ phù hợp để tất cả mọi học sinh đều có

Trang 14

3 Bồi dưỡng học sinh giỏi

Trong quá trình học tập bộ môn, với những học sinh có trình độ kiến thức, kỹnăng và tư duy vượt trội lên trên các học sinh khác, có khả năng hoàn thành nhiệm

vụ môn học một cách dễ dàng, đó là những học sinh giỏi bộ môn đó Việc bồidưỡng học sinh này được tiến hành trong giờ học đồng loạt bằng những biện phápphân hóa, mặt khác được thực hiện bằng cách bồi dưỡng tách riêng diện này trênnguyên tắc tự nguyện

Nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi gồm có:

- Nghe thuyết trình những tri thức bổ sung cho nội khóa

- Giải những bài tập nâng cao

- Học chuyên đề bổ sung cho nội khóa, nâng cao tầm hiểu biết

- Thực hành ứng dụng môn học

- Làm nòng cốt cho những hoạt động ngoại khóa bộ môn

4 Giúp đỡ học sinh yếu kém

Đứng trước yêu cầu dạy học đồng loạt ở một bộ môn, một số học sinh gặp khókhăn, kết quả kiểm tra thường xuyên dưới trung bình, đó là những học sinh yếu kém

bộ môn đó, nhưng nhìn chung lại thì có ba điểm cơ bản:

- Nhiều lỗ hổng về kiến thức và kỹ năng

- Tiếp thu chậm

- Phương pháp học tập bộ môn chưa tốt

Tương tự như việc bồi dưỡng học sinh giỏi, việc giúp đỡ học sinh yếu kém bộmôn được tiến hành bên cạnh những giờ học đồng loạt, bằng các biện pháp phânhóa, là cần tách riêng học sinh này để giúp đỡ Nội dung giúp đỡ học sinh yếu kémcần theo hướng sau:

- Luyện tập vừa sức học sinh yếu kém, gia tăng số lượng cùng thể loại và mức

độ, sử dụng bài tập phân bậc mịn

- Lấp lỗ hổng về kiến thức và kỹ năng

- Đảm bảo những tiền đề về kiến thức, kỹ năng cho những tiết lên lớp

- Bồi dưỡng phương pháp học tập bộ môn

5 Phân hóa trong những hoạt động giáo dục khác

Trong khi tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh cần phải quán triệt quanđiểm phân hóa Nếu trong nhà trường có tập thể học sinh có khả năng tốt về nhiều

Trang 15

lĩnh vực, cần tạo điều kiện để các em thể hiện và phát huy những khả năng tiềmtàng của mình, những hướng cần tập trung là:

- Tổ chức nhiều hoạt động giáo dục đa dạng trong nhà trường

- Học sinh là chủ thể của hoạt động đó, nhà trường là người định hướng tạođiều kiện

Mục đích cuối cùng của dạy học là tạo ra những thế hệ con người phát triểntoàn diện cho nên khi giảng dạy môn hóa thì không nằm ngoài mục đích đó, ngườithầy giáo luôn tìm cách nào đó để cho học sinh của mình tiếp thu kiến thức mộtcách tốt nhất đó chính là phương pháp giảng dạy

1.2.4 Các hình thức dạy học phân hóa

a Phân hoá theo hứng thú

- Căn cứ vào đặc điểm hứng thú học tập của học sinh để tổ chức cho học sinhtìm hiểu khám phá nhận thức

- Biện pháp: Phân nhóm theo trình độ hứng thú mạnh, trung bình, thấp và dựavào cường độ này mà giáo viên có thể giao các nhiệm vụ cho nhóm Nhóm cócường độ mạnh thì có nhiệm vụ tìm tòi và độc lập sáng tạo, nhóm có cường độ thấpthì có nhiệm vụ làm theo mẫu

b Phân hoá theo sự nhận thức

Lấy sự phân biệt nhịp độ lĩnh hội làm căn cứ phân hoá Nhịp độ được tínhbằng lượng thời gian chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác, từ nhiệm vụnày sang nhiệm vụ khác Lớp học có rất nhiều nhịp độ, nhưng chỉ có thể phân hoátheo một số nhóm điển hình Chẳng hạn, nhóm có nhịp độ nhận thức nhanh, nhóm

có nhịp độ nhận thức trung bình, nhóm có nhịp độ nhận thức chậm Tương ứng vớitừng nhóm lại có các nhiệm vụ nhận thức, các phương pháp, biện pháp khác nhau

c Phân hoá giờ học theo sức học

Căn cứ vào trình độ học lực có thực của học sinh để tổ chức những tác động

sư phạm phù hợp với học sinh tích cực học tập Dựa trên các trình độ khá, trungbình, yếu mà giáo viên giao cho học sinh những nhiệm vụ tương ứng

d Phân hoá giờ học theo động cơ, lợi ích học tập của học sinh

Để chọn các tác động dạy học giúp học sinh thấy lợi ích của việc học mà chủ

Trang 16

nhiệm vụ học tập cao hơn và đưa thêm nhiều nội dung, tài liệu học tập cho học sinh

tự học Với nhóm học sinh có nhu cầu học tập không cao thì việc phân hoá dạy họcphải chú ý đến nhiệm vụ, nội dung cơ bản và bổ sung những vấn đề thực tế giúp họcsinh hào hứng học tập

1.2.5 Thực trạng dạy học môn Hóa học ở các trường THPT

Để đáp ứng nhu cầu cấp thiết phục vụ sự nghiệp đổi mới GD&ĐT, từ năm

1994, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức xây dựng chương trình “đổi mới phươngpháp dạy học theo hướng hoạt động hóa người học”

Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khóa X, kì họp thứ8(diễn ra từ ngày 14/11 đến ngày 09/12/2000) đã thông qua nghị quyết về đổi mớichương trình giáo dục phổ thông Mục tiêu của việc đổi mới chương trình giáo dụcphổ thông là xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáokhoa phổ thông nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, đápứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam; tiếp cận trình độ phổ thôngcác nước phát triển trong khu vực và trên thế giới

Việc đổi mới chương trình phổ thông phải quán triệt mục tiêu, yêu cầu nộidung, phương pháp giáo dục, khắc phục những mặt còn hạn chế của chương trìnhsách giáo khoa hiện nay; tăng cường tính thực tiễn, kĩ năng thực hành, năng lực tựhọc, tự bổ sung kiến thức; bổ sung những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đạiphù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh

Để thực hiện việc đổi mới chương trình, phương pháp dạy của giáo viên vàphương pháp học của học sinh cũng đã thay đổi cho phù hợp với tình hình mới Tình hình dạy và học môn hóa học hiện nay có một số đặc điểm như sau:

Về phương pháp, đa số giáo viên đều đã sử dụng nhiều phương tiện dạy học,biết cách lồng ghép ứng dụng công nghệ thông tin với thí nghiệm biểu diễn, sửdụng mô hình trực quan,… kết hợp các hình thức dạy học vấn đáp, nêu vấn đề, đàmthoại, học sinh được tham gia các hoạt động nhóm, qua đó phát huy năng lực hoạtđộng cá nhân và hoạt động tập thể

Nhiều giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của việc tổ chức các hoạtđộng cho học sinh, qua đó rèn luyện cho học sinh hoạt động một cách tự giác, tích

Trang 17

cực và tự lực Đa số giáo viên đã được trang bị vốn kiến thức đầy đủ để hoàn thànhtốt trọng trách của mình Ở nhiều trường trung học phổ thông đã phát triển mạnh mẽphong trào thi đua “dạy tốt, học tốt”, khuyến khích đăng kí giờ giáo viên dạy giỏi vàthực tế đã đạt được một số kết quả khả quan, chất lượng dạy học được nâng lên.Thực tế những năm vừa qua cho thấy, bộ môn hóa học ở trường phổ thông đãđược chú trọng nhiều hơn về phương pháp dạy, phương pháp học và cả về cáchkiểm tra-đánh giá Hầu hết học sinh đều quen thuộc với phương pháp kiểm tra trắcnghiệm - hình thức kiểm tra đòi hỏi học sinh phải nắm vững kiến thức kết hợp với

kĩ năng tính toán nhanh nhạy, chính xác

Thực hiện chương trình sách giáo khoa mới, học sinh còn được tự mình tiếnhành các thí nghiệm nhiều hơn, làm quen với nghiên cứu khoa học

Tuy nhiên, tình hình dạy và học môn hóa ở trường phổ thông vẫn còn một số tồn tại như sau:

Nhiều học sinh học tập trong tình trạng thụ động, chưa xây dựng được ý thức

tự học Giáo viên dành ít thời gian cho học sinh hoạt động trong tiết học Nhiều giáoviên cho rằng học sinh không có thời gian hoạt động, có thói quen thụ động, lườisuy nghĩ,… hoặc trong trường hợp có tổ chức hoạt động thì đó là hình thức sử dụngkhông thường xuyên, giáo viên chỉ dùng khi có dự giờ, thao giảng hay thanh tra,… Học sinh nghe, nhìn một cách thụ động để thu nhận thông tin do giáo viêntruyền thụ, ghi chép những điều giáo viên đọc hay ghi lên bảng Nhiều trường hợphoạt động của học sinh chỉ là trả lời câu hỏi kiểm tra miệng đầu tiết học, nhắc lạinhững kết luận, những công thức chính của bài học

Nhiều giáo viên không dùng thường xuyên các hình thức như trả lời nhữngcâu hỏi mở, dẫn dắt đơn giản để vào bài, để chuyển ý, hay đọc một đoạn ở sáchgiáo khoa để tìm hiểu cách lập luận, giải thích, chứng minh một vấn đề sau đó nhắclại; đọc các số liệu thu được từ quan sát thí nghiệm biểu diễn của giáo viên

Một số hình thức có tác dụng rất tốt nhưng hiện học sinh ít dùng hoặc không dùng:

- Đề xuất câu hỏi và vấn đề nghiên cứu

- Đề xuất phương pháp, phương hướng giải quyết vấn đề

- Xử lí các số liệu từ quan sát thí nghiệm tự tiến hành, tự rút ra kết luận

Trang 18

- Tranh luận với các bạn cùng lớp về kết luận thu được.

- Tự đánh giá công việc của mình

Nguyên nhân khách quan và chủ quan những mặt còn hạn chế cần khắc phục:Phương pháp dạy học của giáo viên và phương pháp học tập của học sinhchưa phù hợp với phương pháp nhận thức khoa học bộ môn, đa số giáo viên đềuchưa thường xuyên sử dụng thí nghiệm biểu diễn, hoặc có sử dụng thì chưa khaithác hết ý nghĩa của thí nghiệm

Về nguyên nhân, một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học như sau:

- Đời sống giáo viên còn nhiều khó khăn

- Việc tổ chức hoạt động cho học sinh trong giờ học đòi hỏi giáo viên phải tốnnhiều thời gian, công sức, trong khi việc dạy theo lối truyền thống: giáo viên thôngbáo, minh họa, giảng giải thì nhàn hơn mà vẫn đáp ứng được yêu cầu của các kì thihiện nay

- Chương trình học chưa hợp lí, còn nặng về lí thuyết, số lượng học sinh vàophòng thí nghiệm một trong buổi thực hành quá đông nên kết quả bị hạn chế

- Điều kiện trang thiết bị phục vụ cho dạy và học còn thiếu thốn, nhiều trườngchưa có phòng bộ môn, các dụng cụ thí nghiệm, hóa chất không đảm bảo chất lượngcho quá trình dạy học hiện nay

- Về phía học sinh, nhiều em chưa có ý thức học tập, học qua loa đại khái,chưa có kĩ năng cần thiết để giải quyết những nhiệm vụ học tập, chưa biết phân bốthời gian cho các môn học một cách hợp lí, chưa biết cách sắp xếp kế hoạch họctập, nhất là việc tham gia học thêm tràn lan, nhiều học sinh không còn thời gian đểhọc bài hoặc làm bài ở nhà qua loa, hời hợt

Một số phương hướng và biện pháp khắc phục:

Theo chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc đổi mới chương trình vàsách giáo khoa để đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng: phát huy tính tíchcực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; bồi dưỡng phương pháp tự học; rènluyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lạiniềm vui, hứng thú học tập cho học sinh

Muốn phát huy tính tích cực và bồi dưỡng phương pháp tự học cho học sinhthì giáo viên phải sử dụng phương pháp dạy học tích cực Giáo viên cần lưu ý:

Trang 19

Đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực là:

- Dạy học thông qua các hoạt động cho học sinh

- Chú trọng rèn phương pháp tự học

- Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác

- Kết hợp đánh giá của và tự đánh giá của trò

Bản chất của phương pháp dạy học tích cực là khai thác động lực học tập

trong bản thân người học để phát triển chính họ Coi trọng lợi ích, nhu cầu của cánhân người học, đảm bảo cho họ thích ứng với đời sống xã hội

Điều kiện để áp dụng phương pháp dạy học tích cực là:

- Trình độ, kinh nghiệm của giáo viên

- Phương pháp học phù hợp của học sinh

- Đổi mới cấu trúc chương trình sách giáo khoa

- Bổ sung phương tiện, thiết bị dạy học

- Thay đổi cách thi cử, cách đánh giá học sinh và giáo viên

Trước đây, ở trên lớp giáo viên hoạt động là chính nhưng hiện nay học sinhhoạt động là chính Trước đây, giáo viên thuyết trình, độc thoại, diễn giảng để họcsinh thụ động thu nhận kiến thức; còn hiện nay giáo viên phải tổ chức hoạt động,hướng dẫn học sinh phát hiện kiến thức

Như vậy, để đảm bảo việc đổi mới chương trình phổ thông nói chung và đểphát triển năng lực tự học của học sinh nói riêng, cần phải tiến hành một số biệnpháp sau:

- Nâng cao tiềm lực về hóa học cho giáo viên, trong đó có kiến thức, kĩ năngthí nghiệm, kĩ năng sử dụng các phương tiện dạy học

- Nâng cao trình độ nghiệp vụ sư phạm của giáo viên, trong đó có kĩ thuật dạyhọc, đặc biệt là năng lực sử dụng các phương pháp dạy học mới, giáo viên phải biếtxác định yêu cầu trọng tâm của từng giờ học, biết phân phối thời gian hợp lí

- Tăng cường trang bị dụng cụ, hóa chất, máy móc và thiết bị dạy học phù hợpvới chương trình hiện nay cho các trường phổ thông

- Có chính sách thỏa đáng đối với giáo viên, đặc biệt là giáo viên dạy giỏi,giáo viên công tác ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo

Trang 20

- Tiến hành đổi mới chương trình phương pháp dạy học theo hướng hoạt độnghóa người học, trước mắt cần hoàn thiện chất lượng các phương pháp dạy học hiện

có, đa dạng hóa phù hợp với các cấp học, các loại hình trường, sáng tạo ra nhữngphương pháp dạy học mới

Thực tế cho thấy, tình trạng học tập thụ động của học sinh không chỉ đơnthuần là do phương pháp dạy học của giáo viên mà còn do tác động từ nhiều yếu tốbên trong và bên ngoài nhà trường Cần có những biện pháp đồng bộ nhằm khuyếnkhích những học sinh học tốt, những giáo viên dạy giỏi

1.2.6 Sự phân hóa học sinh

Dạy học là một quá trình tổng hợp phức tạp đòi hỏi người giáo viên vừa phảiđáp ứng được mặt bằng chung (tính đồng loạt) của lớp vừa tạo điều kiện để mọi họcsinh phát triển theo khả năng của bản thân (tính phân hóa) vì vậy người giáo viêncần phân loại học sinh theo khả năng nhận thức của các em Cơ sở để phân loại họcsinh là dựa vào năng lực của các em thông qua việc kiểm tra đánh giá, thông quaquan sát của giáo viên đối với mỗi học sinh Phân loại ở đây không có nghĩa là táchbiệt mà có thể là ngược lại, làm cho các em hòa nhập với nhau hơn trong quá trìnhhọc tập Giáo viên có thể lợi dụng quy luật lây lan về tâm lí để có thể lấy học sinhhọc giỏi làm động lực, làm gương cho học sinh học yếu hoặc là lấy học sinh giỏi đểgiúp đỡ em yếu hơn “học thầy không tày học bạn” Trên cơ sở phân loại học sinhgiáo viên sẽ xây dựng kế hoạch giảng dạy phù hợp, dành sự quan tâm nhiều hơn chonhóm học sinh yếu kém và trung bình để đưa các em đạt trình độ chung, số lượngbài tập nhiều hơn, mức độ và yêu cầu vừa phải Đối với học sinh khá giỏi cần có kếhoạch bồi dưỡng, bài tập phải yêu cầu cao hơn Như vậy có thể chia học sinh thành

ba nhóm theo khả năng nhận thức như sau:

1.2.7 Nhiệm vụ của GV và HS trong dạy học phân hóa

Có thể nói dạy học phân hóa là phương pháp dạy học tổng hợp, có thể kết hợpđược với nhiều phương pháp dạy học khác như dạy học dự án, dạy học theo nhóm

Trang 21

nhỏ Chính vì vậy mà trong quá trình thực hiện giáo viên cần đặt ra nhiệm vụ rõràng cho học sinh và chính bản thân giáo viên

- Nhiệm vụ của thầy giáo:

Thường xuyên tiếp xúc với học sinh để nắm bắt tình hình của từng học sinhmột, kiểm tra đánh giá năng lực của các em để thấy được mức độ tiến bộ

Lập kế hoạch giảng dạy phù hợp

Xây dựng hệ thống bài tập phù hợp với từng đối tượng học sinh

- Nhiệm vụ của học sinh:

Thực hiện tốt nhiệm vụ mà thầy giáo giao cho, hợp tác với thầy giáo để hoànthành tốt nhiệm vụ

Phải biết đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, học sinh học giỏi có nhiệm vụ giúp đỡhọc sinh yếu kém, học sinh yếu kém phải có tinh thần học hỏi bạn bè, không tự ti,tách rời khỏi nhóm học tập

Học sinh trưởng nhóm phải giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trongnhóm có ý kiến đóng góp, phản hồi tới giáo viên có thể cùng với giáo viên xây dựng

kế hoạch học tập

Trang 22

ưu điểm của bài tập người thầy giáo phải biết lựa chọn hệ thống bài tập mang tínhvừa sức với khả năng của học sinh để phát huy tối đa năng lực giải quyết vấn đề của

các em Vậy bài tập phân hóa là loại bài tập mang tính khả thi với mọi đối tượng học sinh đồng thời phát huy được hết khả năng hiện có của học sinh trong khi các

em giải bài tập.

Ví dụ: Khi ra bài tập về xác định hóa trị và số oxi hóa, đồng thời giúp phân

biệt được hóa trị và số oxi hóa hai khái niệm mà các em hay nhầm lẫn Tùy vàonăng lực của mỗi học sinh mà giáo viên có thể ra các dạng bài tập như sau:

Đối với học sinh yếu kém: Bài tập ở mức độ biết và áp dụng, có độ phân bậcmin, có độ lặp lại cao nhằm mục đích luyện tập nhiều lần như Turo Kumon quanniệm là: Thực hành khiến cho thành thạo, thành thạo khiến cho tự tin Học sinh tựtin thì hứng thú, hứng thú khi học thì đạt kết quả tốt Đồng thời thông qua cách trảlời của học sinh giáo viên có thể biết được các em đang hổng kiến thức gì

Trang 23

Ví dụ:

1 Hóa trị và số oxi hóa của nguyên tố nitơ trong ion NH4 lần lượt là:

N

H H H H

+

A 4 và -4 B 4 và 4 C 4 và -3* D 3 và -3

Nếu học sinh chọn đáp án A: Chưa nắm chắc quy tắc xác định số oxi hóaNếu học sinh chọn đáp án B: Chưa phân biệt được khái niệm hóa trị và số oxi hóaNếu học sinh chọn đáp án C: Đã hiểu và phân biệt hai được khái niệm

Nếu học sinh chọn đáp án D: Chưa hiểu khái niệm hóa trị

Thông qua những lựa chọn của học sinh giáo viên có thể biết được học sinhđang hổng kiến thức nào để kịp thời bù đắp Sau đó giáo viên ra thêm những bài tậpvới mục đích luyện tập lại

2 Hóa trị và số oxi hóa của nguyên tố cacbon trong hợp chất CO lần lượt là:

OO

Trang 24

Ví dụ:

1 Hóa trị và số oxi hóa của P trong hợp chất P2O5 lần lượt là:

O P

O O

O O

O

CH

OH

1

SO

O

OH

O1

Trang 25

3 Hãy cho biết số hóa trị và số oxi hóa của photpho trong hai hợp chất đướiđây? Hãy dự đoán tính chất hóa học của hai hợp chất này và giải thích vì sao?

PO

O

HAcid hipophotphoro

P O

H O

H

Acid photphoro

2.1.2 Cơ sở để xây dựng bài tập phân hóa

Bài tập phân hóa là loại bài tập vừa sức với mọi đối tượng học sinh, như vậy

để xây dựng được một hệ thống bài tập phân hóa giáo viên cần căn cứ vào những

Loại bài tập định lượng, giúp học sinh rèn luyện kĩ năng tính toán, phát triển

tư duy logic

- Dựa vào năng lực nhận thức của học sinh

Độ khó của các bài tập dựa vào trình độ nhận thức của từng học sinh, làm thếnào để khi giao bài tập các em có thể giải quyết được

Ví dụ: Trong phần phản ứng oxi hóa khử

Với học sinh yếu- kém giáo viên nên ra các loại bài tập như sau:

- Loại bài tập xác định số OXH dựa vào quy tắc được nêu trong SGK

Ví dụ 1: Hãy tìm số OXH của các nguyên tố trong các hợp chất sau đây bằng

cách viết số OXH phía trên ký hiệu của nguyên tố đó trong công thức hoá học củahợp chất chứa nguyên tố:

a) Số OXH của Mn trong: MnO, MnO2, KMnO4, K2MnO4

b) Số OXH của clo trong: CaCl2, Ca(ClO)2, HClO2, KClO3, HClO4, c) Số OXH của lưu huỳnh trong: H2S, Na2S, FeS2, Na2S2O3, KHSO3, d) Số OXH của oxi trong: H2O, H2O, KO2, BaO2, OF2, O3

Trang 26

Ví dụ 2: Cân bằng phản ứng oxi hóa khử

a Cu2O + H2SO4(đn)   CuSO4 + SO2 + H2O

b Cl2 + NaOH   NaCl + NaClO + H2O

c Zn + HNO3   Zn(NO3)2 + NO + H2O

G iải:

Với học sinh trung bình mức độ yêu cầu của bài tập như sau:

- Loại bài tập về xác định số OXH ở mức độ cao hơn, các hợp chất phức tạp hơn

Trang 27

Ví dụ1: Xác định số OXH của:

a Lưu huỳnh trong các chất sau: CuS, Cu2S2, Na2S2O3,

b Crom trong các hợp chất sau: K2CrO4, K2Cr2O7, Cr2O3

Giải:

2 2 2 2 3,CuS , Cu S , Na S O  

2 4 2 2 7 2 3

K Cr O , K Cr O , Cr O   

- Loại bài tập cân bằng phương trình của phản ứng OXH- khử

Ví dụ 2: Cân bằng phương trình của phản ứng OXH- khử sau bằng phương

Trang 28

Ví dụ 3: Thêm từ từ m gam Cu vào bình chứa dung dịch HNO3 đặc, dư và đunnóng nhẹ trên ngọn lửa đèn cồn, thu được 6,72 lít NO2 (đktc) Sau phản ứng cô cạnhoàn toàn dung dịch trong bình ta thu được chất rắn khan Tính khối lượng chất rắnthu được?

GiảiPhương trình của phản ứng:

Cu + 4HNO3   Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O

2 NO

- Loại bài tập về cân bằng phương trình của phản ứng OXH - khử

Trang 29

3 Cu2S + 10HNO3   3Cu(NO3)2 + 3CuSO4 + 10NO + 5H2O

Ví dụ 2:

a MnO2+KBr+H2SO4 → Br2 +

b FeSO4+KMnO4+H2SO4 → Fe2(SO4)3 +

c FeSO3 + KMnO4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 +

10FeSO4 +2KMnO4+18H2SO4→5Fe2(SO4)3+ 2MnSO4 + K2SO4 +18H2O

c FeSO3 + KMnO4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + MnSO4 + K2SO4 + H2O

10FeSO3+6KMnO4+14H2SO4 →5Fe2(SO4)3+6MnSO4+3K2SO4 + 14H2O

- Loại bài tập áp dụng định luật bảo toàn electron

Ví dụ 3:

Trang 30

Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3, và Fe3O4 phản ứng hết với dungdịch HNO3 loãng dư, thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) vàdung dịch X Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan Giá trị của m là:

Giải:

Áp dụng phương pháp quy đổi:

Quy đổi hỗn hợp Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 về thành hỗn hợp Fe và Fe2O3;Các phương trình của phản ứng xảy ra là:

n n 2n 0,06 0,1 0,16(mol) 

Khối lượng muối là:

3 3 Fe(NO )

là học sinh sau khi học xong, chưa vừa lòng với hiểu biết của mình và chỉ yên tâmsau khi đã tự mình giải được bài tập, vận dụng các kiến thức đã học để giải đượccác bài tập

Bài tập hóa học có tác dụng phát triển trí dục và đức dục của các em học sinh

1 Tác dụng phát triển trí dục

- Làm cho học sinh hiểu sâu hơn các khái niệm đã học

- Mở rộng sự hiểu biết một cách sinh động, phong phú và không làm nặng nềkhối lượng kiến thức của học sinh

Trang 31

- Củng cố kiến thức cũ một một cách thường xuyên, và hệ thống hóa kiến thức

đã học

- Thúc đẩy thường xuyên sự rèn luyện kỹ năng kỹ xão cần thiết về hóa học

- Tạo điều kiện để tư duy phát triển Khi giải một bài tập, học sinh bắt buộcphải suy lý hoặc quy nạp hoặc diễn dịch, hoặc loại suy

2 Tác dụng phát triển đức dục

Bài tập hóa học có tác dụng giáo dục tư tưởng cho học sinh vì giải bài tập làrèn luyện cho học sinh tính kiên nhẫn, tính trung thực trong lao động học tập, tínhsáng tạo khi xử lí các vấn đề xảy ra Mặt khác rèn cho học sinh tính chính xác củakhoa học và nâng cao lòng yêu thích bộ môn

2.1.3.2 Tác dụng của bài tập phân hóa

Bài tập đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình nhận thức của họcsinh, nó không chỉ là thước đo khả năng nhận thức, củng cố kiến thức của học sinh

mà còn là phương tiện để rèn cho học sinh các kĩ năng khác nhau Tuy nhiên để pháthuy tác dụng của bài tập thì chúng ta phải biết sử dụng bài tập như thế nào cho phùhợp với từng đối tượng học sinh nếu bài tập quá khó hoặc quá dễ sẽ trở nên phản tácdụng của bài tập, làm cho học sinh mất hứng thú học tập, để tránh tình trạng nàychúng ta nên sử dụng bài tập phân hóa vào trong quá trình giảng dạy nhằm phát huytốt vai trò của bài tập đồng thời kích thích hứng thú học tập của học sinh

Đối với học sinh học lực còn yếu thì bài tập phân hóa có khả năng lấp các lỗhổng về kiến thức, hình thành kĩ năng kĩ xão, kích thích hứng thú học tập

Ví dụ: Khi học sinh chưa nắm vững tính chất của axit H2SO4 giáo viên có thểgiao cho các em một số lượng bài tập và yêu cầu các em hoàn thành với sự hướngdẫn của giáo viên như sau:

Bài 1: Căn cứ vào số oxi hoá của S trong phân tử H2SO4 ta có thể kết luận:

A H2SO4 có tính oxi hoá*

B.H2SO4 vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử

C H2SO4 có tính khử

D H2SO4 không có tính oxh cũng không cótính khử

Bài 2: Không dùng H2SO4 đậm đặc để làm khô khí nào trong các khí sau?

Trang 32

Bài 3: Câu nào sai trong các câu nhận xét sau đây:

A H2SO4 loãng có tính axit mạnh

B H2SO4 đặc chỉ có tính oxi hoá mạnh*

C H2SO4 đặc rất háo nước

D H2SO4 đặc có cả tính axit mạnh và oxh mạnh

Bài 4: Trường hợp nào không xảy ra phản ứng hóa học?

A Cho Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội

B Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2.

C Sục khí H2S vào dung dịch CuCl2.

D Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2

Bài 5: Thuốc thử dùng để nhận biết hai dung dịch HCl và H2SO4 loãng là:

A Kim loại Fe B Kim loại Cu

C Cu(OH)2 D Dung dịch BaCl2*

Bài 6: Dãy gồm những chất tác dụng được với dung dịch H2SO4 là:

A Cu, SO3, Al2O3, CaO B CuO, SO3, SO2, Fe2O3

C CuO, FeO, Al2O3, CaO*

.D Al2O3, CaO, SO2, P2O5

Bài 7: Những chất nào sau đây đều không tác dụng với H2SO4 đặc nguội

A Al, Cu B Fe, Al* C Mg, Fe D Al, Zn

Bài 8: Số oxi hóa của lưu huỳnh trong H2SO4 bằng:

Bài 9: Thể tích khí SO2 (đktc) thoát ra khi cho 56g Fe tác dụng với axit H2SO4

đậm đặc, nóng là:

A 18,6 lít B 33,6 lít* C 42,8 lít D 36,2 lít

Bài 10: Một hỗn hợp gồm 13g kẽm và 5,6g sắt tác dụng với dd axit sunfuric

loãng dư Thể tích khí hydro (đktc) được giải phóng sau phản ứng là:

A 4,48 lít B 2,24 lít C 6,72 lít* D 67,2 lít

Để hoàn thành các bài tập học sinh phải chủ động trang bị cho mình nhữngkiến thức cần thiết, như vậy khi giải quyết bài tập đã tạo ra một động lực để họcsinh chủ động đi tìm kiến thức để bổ sung vào phần kiến thức còn thiếu đồng thờinhững lỗ hổng về kiến thức cũng được lấp đầy

Trang 33

Đối với học sinh khá giỏi bài tập phân hóa có tác dụng đào sâu, mở rộng kiếnthức và bổ sung thêm kĩ năng kĩ xão.

Ví dụ: Cũng về tính chất của H2SO4 nhưng với học sinh khá giỏi giáo viêngiao cho các em các dạng bài tập như sau:

Bài 1: Hoà tan hoàn toàn 4,8g kim loại R trong H2SO4 đặc nóng thu được 1,68lít SO2 (đkc) Lượng SO2 thu được cho hấp thụ hoàn toàn vào dd NaOH dư thu đượcmuối A

Kim loại R và khối lượng muối A thu được là:

A Zn và 13g B Fe và 11,2g

C Cu và 9,45g* D Ag và 10,8g

Bài 2: Lấy 5,3g hh gồm Na và 1 kim loại kiềm cho tác dụng với dd H2SO4

loãng dư thu được 3,36 lít khí (đkc) Kim loại kiềm và thành phần phần trăm theokhối lượng của nó trong hh là:

A K và 21,05% B Li và 13,2%*

C Rb và 1,78% D Cs và 61,2%

Bài 3: Hoà tan hoàn toàn 1 oxit kim loại bằng dd H2SO4 đặc, nóng vừa đủ thuđược 2,24 lít khí SO2 (đkc) và 120g muối Công thức của oxit kim loại là công thứcnào sau đây:

A Al2O3 B Fe2O3 C Fe3O4 D CuO

Bài 4: Cho H2SO4 loãng dư tác dụng với 6,659g hỗn hợp 2 kim loại X và Yđều hoá trị II, người ta thu được 0,1mol khí, đồng thời khối lượng hỗn hợp giảm6,5g Hoà tan phần còn lại bằng H2SO4 đặc, nóng người ta thấy thoát ra 0,16g khí

SO2 X và Y là những kim loại nào sau đây:

A Hg và Zn B Cu và Zn*

C Cu và Ca D Kết quả khác

Bài 5: Hỗn hợp X gồm kim loại kiềm M và Al Hòa tan 2,54 gam hỗn hợp X

trong H2SO4 vừa đủ thu được 2,464 lít khí (đktc) và dung dịch A Cho dung dịch Atác dụng với lượng vừa đủ Ba(OH)2 cho tới hết ion SO42- thu được 27,19 gam kếttủa Kim loại M là:

Trang 34

cacbonat hòa tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng vừa đủ, thu được một chấtkhí và dung dịch A Cô cạn A, được 7,6 gam mối sunfat trung hòa, khan Công thứcphân tử của muối MCO3 là:

A CaCO3 B FeCO3 C CuCO3 D MgCO3

Bài 7: Cho x mol Fe tan hoàn toàn trong dung dịch chứa y mol H2SO4 (tỉ lệx:y = 2:5), thu được một sản phẩm khử duy nhất và dung dịch chỉ chứa muối sunfat

Số mol electron do lượng Fe trên nhường khi bị hòa tan là:

2.1.4 Xu hướng phát triển của bài tập phân hóa

Theo như chúng ta biết bài tập là một phương tiện để đánh giá khả năng nhậnthức của học sinh, khi giáo viên sử dụng bài tập để đánh giá học sinh đồng thờithông qua đó để đánh giá chất lượng của hệ thống bài tập đang sử dụng

Như đã nói ở trên hệ thống bài tập có chất lượng tốt, đạt yêu cầu sẽ có nhữngtiêu chuẩn sau:

- Phù hợp với đối tượng học sinh

- Tạo được hứng thú cho học sinh trong quá trình giải bài tập

Để đạt được tiêu chuẩn đó hệ thống bài tập cần phải trải qua quá trình kiểmnghiệm nhiều lần, bằng cách đưa hệ thống bài tập này vào các bài kiểm tra sau đólấy kết quả thu được để phân loại bài tập

2.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHÂN HÓA 2.2.1 Sử dụng bài tập phân hóa trong dạy học bài mới

Trong dạy bài mới với khoảng thời gian ít ỏi 45 phút bình thường giáo viên sửdụng để truyền thụ kiến thức của bài mới thậm chí là không đủ Như vậy việc sửdụng bài tập trong khi dạy bài mới là điều hết sức khó khăn vì không có nhiều thờigian Tuy vậy nếu giáo viên biết vận dụng các phương pháp giảng dạy mới chắcchắn sẽ tận dụng được nhiều thời gian cho việc sử dụng bài tập trong quá trình

Trang 35

giảng dạy bài mới Khi dạy học bài mới có những kiến thức mà học sinh có thể tựđọc SGK được thì GV sẽ đưa bài tập vào để học sinh áp dụng và vận dụng kiến thức

lí thuyết vào giải quyết Làm như vậy bài học sẽ trở nên sinh động hơn và cuốn húthơn Trong luận văn này chúng tôi đưa ra một cách giảng dạy bài mới có sử dụngbài tập như sau:

Giáo viên lập kế hoạch giảng dạy chi tiết cho tiết dạy như sau:

Thứ nhất: Xác định rõ nhiệm vụ của giáo viên và học sinh trong tiết dạy đóĐối với giáo viên cần chuẩn bị kĩ các công việc như hướng dẫn học sinh vềnhà chuẩn bị nội dung bài mới, dự định lượng bài tập sẽ đưa vào, mức độ khó, cách

sử dụng, chuẩn bị phiếu học tập có nội dung bài tập phù hợp với từng đối tượng họcsinh, chia học sinh thành nhóm Trong khi giảng bài mới có những nội dung họcsinh có thể tự đọc sách được thì giáo viên có thể ra bài tập để học sinh vận dụngkiến thức phần đó vào giải quyết

Thứ hai: Thực hiện các kế hoạch đã đề ra thật chu đáo

Đối với học sinh cần chuẩn bị tốt các nội dung mà giáo viên yêu cầu gồm có:Nắm kiến thức cũ, hoàn thành tốt bài tập được giao và chuẩn bị kĩ bài mới

Ví dụ khi dạy bài:

HIDROCLORUA VÀ AXIT CLOHIDRIC (Tiết 1,hóa học 10 CB)

Trang 36

liên kết cộng hóa trị, nội dung (4a) học sinh đã tiếp xúc nhiều nếu giáo viên giảnglại sẽ gây ra tình trạng nhàm chán Cụ thể quá trình giảng dạy như sau:

Đối với: HIDROCLRUA

GV: Làm thí nghiệm về tính tan của khí HCl trong nước

Đối với: AXIT CLOHIDRIC

Phát phiếu học tập về các nhóm học sinh:

Phiếu học tập số 1(dành cho học sinh yếu kém)

Câu 1: Hãy biểu diễn công thức electron và công thức cấu tạo của HCl?

Câu 2: Thả một mẫu giấy qùy ẩm vào bình đựng khí HCl thì hiện tượng nào

chúng ta quan sát được?

A Mẫu giấy qùy chuyển sang màu xanh

B Mẫu giấy quỳ chuyển sang màu đỏ*

C Mẫu giấy quỳ không thay đổi màu

D Mẫu giấy quỳ mất màu

Câu 3: Để nhận biết các dung dịch sau: HCl, NaOH, H2O ta có thể dùng:

A Phenolphtalein B Na2CO3 C Quỳ tím.* D AgNO3.

Câu 4: 1 mol các kim loại nào sau đây: Fe, Zn, Cu, Al, khi tác dụng vơi dung dịch

HCl dư thì thu được lượng H2 như nhau:

A Zn, Cu B Fe, Zn.* C.Fe, Cu; Zn D Zn, Al

Câu 5: Lấy 5,6 gam Fe cho tác dụng với Vml dung dịch HCl 1M thu được 1,12

lít khí (đktc) Tính V:

A 100ml* B 150ml C 75ml D 50ml

Phiếu học tập số 2: (dành cho học sinh TB)

Bài 1:Cho các biểu diễn sau:

.

Trường hợp nào đúng:

A (i) và (iii) B (iii)* C (i), (ii) và (iii) D (vi)

Bài 2: Sục khí X vào 100 ml dung dịch NaOH 1M có thêm vài giọt

phenolphtalein cho đến khi mất màu thì dừng lại sau đó đem cân thì thấy khốilượng dung dịch tăng 3,65 gam X là:

A CO2 B SO2 C HCl* D NH3

Trang 37

Bài 3: Cho các dung dịch mất nhãn sau: HCl, NaOH, H2O, H2SO4 Chỉ dùng 2thuốc thử để nhận biết các dung dịch trên đó là :

A Phenolphtalein và quỳ tím B Quỳ tím và AgNO3

C Quỳ tím và BaCl2 *. D Phenolphtalein và BaCl2

Bài 4: Các kim loại nào sau đây: Fe, Zn, Cu, Al, có số mol bằng nhau, nếu lấy

từng cặp kim loại một cho tác dụng với dung dịch HCl dư thì cặp nào cho sảnphẩm khí H2 ít nhất

A Fe và Zn B Fe và Al C Zn và Cu* D Al và Cu

Bài 5: Hoà tan hoàn toàn 20g hỗn hợp Mg và Fe vào dung dịch axit HCl dư thấy

có 11,2 lít khí thoát ra ở đktc và dung dịch X Cô cạn dung dịch X thì thu đượcbao nhiêu gam muối khan ?

A 55,5g* B 91,0g C 90,0g D 71,0g

Phiếu học tập số 3: (dành cho học sinh khá - giỏi)

Trang 38

Bài 1: Cho các phân tử CO2, SO2, HCl, H2S liên kết trong phân tử nào có độ phâncực mạnh nhất

A CO2 B HCl*, C SO2 H2S

Bài 2: Có hai bình đựng hai chất khí X và Y, nếu bơm thêm khí Y vào bình đựng

khí X thì thấy áp suất trong bình giảm so với áp suất ban đầu, sau đó nếu thêmdung dịch NaOH vào thì thấy áp suất trong bình X tăng lên lại X và Y lần lượt là:

A SO2 và HCl B CO2 và SO2

C SO2 và NH3. D HCl và NH3*

Bài 3: Cho các dung dịch mất nhãn sau: HCl, NaOH, NaCO3, H2O chỉ dùng thêmmột thuốc thử có thể phân biệt được các dung dịch trên đó là:

A. Quỳ tím* B AgNO3 C Phenolphtalein D Ca(OH)2

Bài 4: Hai miếng sắt có khối lượng bằng nhau và bằng 2,8g Một miếng cho tác

dụng với Cl2 và 1 miếng tác dụng với dd HCl Tổng khối lượng muối clorua thuđược là:

A 14,475g * B 16,475g C 17,475g D Kết quả khác

Bài 5: Cho 2,13 gam hỗn hợp X gồm ba kim loại Mg, Cu và Al ở dạng bột tác

dụng hoàn toàn với oxi thu được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 3,33 gam.Thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng hết với Y là

2.2.2 Bài tập về nhà

Sau mỗi bài mới đều có bài tập củng cố kiến thức nằm ở cuối bài trong SGK,các bài tập trong SGK đã có tính phân hóa về mức độ nhận thức của học sinh tuyvậy số lượng vẫn chưa được nhiều Để học sinh có điều kiện củng cố và nâng cao

Trang 39

kiến thức của bản thân giáo viên có thể ra thêm bài tập cho học sinh về nhà tự làm.Bài tập ra về nhà cho học sinh đảm bảo về mức độ vừa sức với các em học sinh, cóthể tạo được hứng thú học tập của các em khi giải bài tập Muốn thực hiện đượcđiều đó bài tập cần đảm bảo về tính chất phân hóa sau:

- Phân hóa về số lượng bài tập:

Để củng cố một kiến thức, một kĩ năng, phương pháp nào đó, học sinh có trình

độ khác nhau có thể nhận được số lượng bài tập khác nhau từ giáo viên Cùng mộtnội dung kiến thức cơ bản nhưng số lượng bài ra cho học sinh yếu có thể nhiều hơn,

có độ lặp cao hơn, độ phân bậc mịn hơn học sinh khá giỏi

Ví dụ để rèn luyện khả năng cân bằng phản ứng oxi hóa khử:

Ngoài làm hết những bài tập trong SGK học sinh cần làm thêm:

- Với học sinh yếu kém:

Ngày đăng: 16/06/2014, 13:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ngô Ngọc An (2009), 400 bài tập hóa học 10, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 400 bài tập hóa học 10
Tác giả: Ngô Ngọc An
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2009
2. Ngô Ngọc An (2009), Giải toán hóa học 10 dùng cho học sinh các lớp chuyên bồi dưỡng học sinh giỏi, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải toán hóa học 10 dùng cho học sinh các lớp chuyên bồi dưỡng học sinh giỏi
Tác giả: Ngô Ngọc An
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2009
3. Cao Thị Thiên An (2008), Phân dạng và phương pháp giải bài tập 10, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân dạng và phương pháp giải bài tập 10
Tác giả: Cao Thị Thiên An
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia
Năm: 2008
4. Cao Thị Thiên An (2010), Tổng hợp câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học phần đại cương, vô cơ, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng hợp câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học phần đại cương, vô cơ
Tác giả: Cao Thị Thiên An
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia
Năm: 2010
6. Nguyễn Đăng Diên (2006), Thực hiện nguyên tắc dạy học đảm bảo sự thống nhất giữa đồng loạt và phân hóa theo xu hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh thể hiện qua dạy học chương hàm số mũ và hàm số lôgarit, Luận văn Thạc sĩ Toán học, Trường Đại học Sư phạm Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực hiện nguyên tắc dạy học đảm bảo sự thống nhất giữa đồng loạt và phân hóa theo xu hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh thể hiện qua dạy học chương hàm số mũ và hàm số lôgarit
Tác giả: Nguyễn Đăng Diên
Năm: 2006
7. Cao Cự Giác (2009), Hướng dẫn giải nhanh bài tập trắc nghiệm hóa học 10, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn giải nhanh bài tập trắc nghiệm hóa học 10
Tác giả: Cao Cự Giác
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2009
8. Huỳnh Công Minh (2008), Dạy học cá thể, Tài liệu phục vụ công tác bồi dưỡng hè cho Cán bộ Quản lý và giáo viên thành phố Hồ Chí Minh chuẩn bị năm học mới 2008 - 2009) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học cá thể
Tác giả: Huỳnh Công Minh
Năm: 2008
5. Võ Chấp (2006), Những vấn đề của giáo dục PT hiện nay và định hướng chiến lược phát triển giáo dục đào tạo Việt Nam trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1: Phân phối tần số X i  bài kiểm tra 15 phút Nhóm Tổng - dạy học phân hoá bằng hệ thống bài tập ở phần phản ứng oxi hoá khử và phi kim lớp 10 trung học phổ thông
Bảng 3.1 Phân phối tần số X i bài kiểm tra 15 phút Nhóm Tổng (Trang 64)
Bảng 3.4: Phân phối tần số điểm Xi  bài kiểm tra 1tiết - dạy học phân hoá bằng hệ thống bài tập ở phần phản ứng oxi hoá khử và phi kim lớp 10 trung học phổ thông
Bảng 3.4 Phân phối tần số điểm Xi bài kiểm tra 1tiết (Trang 66)
Bảng 3.8: So sánh cặp TN- ĐC với phép thử student - dạy học phân hoá bằng hệ thống bài tập ở phần phản ứng oxi hoá khử và phi kim lớp 10 trung học phổ thông
Bảng 3.8 So sánh cặp TN- ĐC với phép thử student (Trang 68)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w