8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
2.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHÂN HÓA
2.2.1. Sử dụng bài tập phân hóa trong dạy học bài mới
Trong dạy bài mới với khoảng thời gian ít ỏi 45 phút bình thường giáo viên sử dụng để truyền thụ kiến thức của bài mới thậm chí là không đủ. Như vậy việc sử dụng bài tập trong khi dạy bài mới là điều hết sức khó khăn vì không có nhiều thời gian. Tuy vậy nếu giáo viên biết vận dụng các phương pháp giảng dạy mới chắc chắn sẽ tận dụng được nhiều thời gian cho việc sử dụng bài tập trong quá trình giảng dạy bài mới. Khi dạy học bài mới có những kiến thức mà học sinh có thể tự đọc SGK được thì GV sẽ đưa bài tập vào để học sinh áp dụng và vận dụng kiến thức lí thuyết vào giải quyết. Làm như vậy bài học sẽ trở nên sinh động hơn và cuốn hút hơn. Trong luận văn này chúng tôi đưa ra một cách giảng dạy bài mới có sử dụng bài tập như sau:
Giáo viên lập kế hoạch giảng dạy chi tiết cho tiết dạy như sau:
Thứ nhất: Xác định rõ nhiệm vụ của giáo viên và học sinh trong tiết dạy đó Đối với giáo viên cần chuẩn bị kĩ các công việc như hướng dẫn học sinh về nhà chuẩn bị nội dung bài mới, dự định lượng bài tập sẽ đưa vào, mức độ khó, cách sử dụng, chuẩn bị phiếu học tập có nội dung bài tập phù hợp với từng đối tượng học sinh, chia học sinh thành nhóm. Trong khi giảng bài mới có những nội dung học sinh có thể tự đọc sách được thì giáo viên có thể ra bài tập để học sinh vận dụng kiến thức phần đó vào giải quyết.
Đối với học sinh cần chuẩn bị tốt các nội dung mà giáo viên yêu cầu gồm có: Nắm kiến thức cũ, hoàn thành tốt bài tập được giao và chuẩn bị kĩ bài mới.
Ví dụ khi dạy bài:
HIDROCLORUA VÀ AXIT CLOHIDRIC (Tiết 1,hóa học 10 CB)
- Kiến thức
HIDROCLORUA: Cấu tạo phân tử HCl.
1. Tính chất của hidroclorua. AXIT CLOHIDRIC: 2. Tính chất vật lí 3. Tính chất hóa học a) Tính axit b) Tính khử 4. Điều chế
Trong những nội dung kiến thức trên thì phần (1) và (4a) giáo viên chỉ cần đưa bài tập vào để học sinh giải quyết vì với nội dung (1) học sinh đã được học ở bài liên kết cộng hóa trị, nội dung (4a) học sinh đã tiếp xúc nhiều nếu giáo viên giảng lại sẽ gây ra tình trạng nhàm chán. Cụ thể quá trình giảng dạy như sau:
Đối với: HIDROCLRUA
GV: Làm thí nghiệm về tính tan của khí HCl trong nước Đối với: AXIT CLOHIDRIC
Phát phiếu học tập về các nhóm học sinh: Phiếu học tập số 1(dành cho học sinh yếu kém)
Câu 1: Hãy biểu diễn công thức electron và công thức cấu tạo của HCl?
Câu 2: Thả một mẫu giấy qùy ẩm vào bình đựng khí HCl thì hiện tượng nào chúng ta quan sát được?
A. Mẫu giấy qùy chuyển sang màu xanh.
B. Mẫu giấy quỳ chuyển sang màu đỏ*.
C. Mẫu giấy quỳ không thay đổi màu.
D. Mẫu giấy quỳ mất màu.
Câu 3: Để nhận biết các dung dịch sau: HCl, NaOH, H2O ta có thể dùng:
A. Phenolphtalein. B. Na2CO3. C. Quỳ tím.* D. AgNO3.
Câu 4: 1 mol các kim loại nào sau đây: Fe, Zn, Cu, Al, khi tác dụng vơi dung dịch HCl dư thì thu được lượng H2 như nhau:
A. Zn, Cu. B. Fe, Zn.* C.Fe, Cu; Zn. D. Zn, Al.
Câu 5: Lấy 5,6 gam Fe cho tác dụng với Vml dung dịch HCl 1M thu được 1,12 lít khí (đktc). Tính V:
. . . . (i) H : Cl : . . . . (ii) H : Cl : . . . . (iii) H :Cl : . . . . (iv) H ::Cl Trường hợp nào đúng:
A. (i) và (iii). B. (iii)*. C. (i), (ii) và (iii). D. (vi).
Bài 2: Sục khí X vào 100 ml dung dịch NaOH 1M có thêm vài giọt phenolphtalein cho đến khi mất màu thì dừng lại sau đó đem cân thì thấy khối lượng dung dịch tăng 3,65 gam. X là:
A. CO2 B. SO2 C. HCl* D. NH3
Bài 3: Cho các dung dịch mất nhãn sau: HCl, NaOH, H2O, H2SO4. Chỉ dùng 2 thuốc thử để nhận biết các dung dịch trên đó là :
A. Phenolphtalein và quỳ tím. B. Quỳ tím và AgNO3.
C. Quỳ tím và BaCl2 *. D. Phenolphtalein và BaCl2.
Bài 4: Các kim loại nào sau đây: Fe, Zn, Cu, Al, có số mol bằng nhau, nếu lấy từng cặp kim loại một cho tác dụng với dung dịch HCl dư thì cặp nào cho sản phẩm khí H2 ít nhất
A. Fe và Zn. B. Fe và Al. C. Zn và Cu*. D. Al và Cu.
Bài 5: Hoà tan hoàn toàn 20g hỗn hợp Mg và Fe vào dung dịch axit HCl dư thấy có 11,2 lít khí thoát ra ở đktc và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì thu được bao nhiêu gam muối khan ?
A. 55,5g*. B. 91,0g. C. 90,0g. D. 71,0g.
Bài 1: Cho các phân tử CO2, SO2, HCl, H2S liên kết trong phân tử nào có độ phân cực mạnh nhất
A. CO2 B. HCl*, C. SO2 H2S
Bài 2: Có hai bình đựng hai chất khí X và Y, nếu bơm thêm khí Y vào bình đựng khí X thì thấy áp suất trong bình giảm so với áp suất ban đầu, sau đó nếu thêm dung dịch NaOH vào thì thấy áp suất trong bình X tăng lên lại. X và Y lần lượt là:
A. SO2 và HCl. B. CO2 và SO2 .
C. SO2 và NH3. D. HCl và NH3*.
Bài 3: Cho các dung dịch mất nhãn sau: HCl, NaOH, NaCO3, H2O chỉ dùng thêm một thuốc thử có thể phân biệt được các dung dịch trên đó là:
A. Quỳ tím* . B. AgNO3. C. Phenolphtalein. D. Ca(OH)2.
Bài 4: Hai miếng sắt có khối lượng bằng nhau và bằng 2,8g. Một miếng cho tác dụng với Cl2 và 1 miếng tác dụng với dd HCl. Tổng khối lượng muối clorua thu được là:
A. 14,475g *. B. 16,475g. C. 17,475g. D. Kết quả khác .
Bài 5: Cho 2,13 gam hỗn hợp X gồm ba kim loại Mg, Cu và Al ở dạng bột tác dụng hoàn toàn với oxi thu được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 3,33 gam. Thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng hết với Y là
A. 90 ml. B. 57 ml. C. 75 ml.* D. 50 ml.
Học sinh hoàn thành phiếu học tập trong vòng 10 phút GV: Giảng về tính khử của HCl
GV: Giảng về phần điều chế có sử dụng sơ đồ hoặc dung máy chiếu để mô phỏng quá trình
Tóm lại: Trong khi dạy bài mới giáo viên cần linh động để tiết kiệm thời gian, phần nào cần giảng phần nào không cần giảng. Thay vì giảng phần đó chúng ta có thể đưa các bài tập vào để các em làm, như vậy sẽ phát huy được tính tích cực của học sinh.
2.2.2. Bài tập về nhà
Sau mỗi bài mới đều có bài tập củng cố kiến thức nằm ở cuối bài trong SGK, các bài tập trong SGK đã có tính phân hóa về mức độ nhận thức của học sinh tuy
Bài tập ra về nhà cho học sinh đảm bảo về mức độ vừa sức với các em học sinh, có thể tạo được hứng thú học tập của các em khi giải bài tập. Muốn thực hiện được điều đó bài tập cần đảm bảo về tính chất phân hóa sau:
- Phân hóa về số lượng bài tập:
Để củng cố một kiến thức, một kĩ năng, phương pháp nào đó, học sinh có trình độ khác nhau có thể nhận được số lượng bài tập khác nhau từ giáo viên. Cùng một nội dung kiến thức cơ bản nhưng số lượng bài ra cho học sinh yếu có thể nhiều hơn, có độ lặp cao hơn, độ phân bậc mịn hơn học sinh khá giỏi
Ví dụ để rèn luyện khả năng cân bằng phản ứng oxi hóa khử: Ngoài làm hết những bài tập trong SGK học sinh cần làm thêm: - Với học sinh yếu kém:
1. FeO + O2 → Fe2O3
2. Al + O2 → Al2O3
3. Fe + Cl2 → FeCl3
4. Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO + H2O - Với học sinh trung bình:
1. FeO + H2SO4đn → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O 2. Cl2 + NaOH → NaCl + NaClO + H2O 3. Cu2O + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO + H2O
- Với học sinh khá giỏi:
1. Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2O + NO + H2O (tỉ lệ về số mol N2O và NO là 1:2)
2. FeS2 + H2SO4đn→ Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
- Phân hóa về nội dung:
Mức độ khó của các bài tập phải phù hợp với trình độ chung của học sinh trong nhóm, cùng một nội dung kiến thức cơ bản nhưng các dạng bài tập ra cho mỗi nhóm học sinh có độ khó khác nhau.
Ví dụ để luyện tập về định luật bảo toàn electron.
Học sinh yếu chỉ ra thêm các bài tâp tính số mol electron.
1. Cho 5,6 g Fe tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 thu được duy nhất khí NO. Tính số mol electron mà Fe đã cho?
2. Cho 5,6 g Fe tác dụng hoàn toàn với Cl2 thu được FeCl3. Tính số mol electron mà clo đã nhận của Fe?
Giải
1. Phương trình của phản ứng:
Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO↑ + 2H2O Theo phương trình của phản ứng ta có:
Số mol Fe đã cho là: Fe 1(mol) n 5,6(gam). 0,1(mol) 56(gam) = = 0 3 3 3 1(mol)Fe cho 3(mol)e→1(mol) Fe (Fe(NO ) )+ 0,1(mol) cho 0,3(mol)e
2. Phương trình của phản ứng: 2Fe + 3Cl2 → 2 FeCl3 Số mol Fe là: Fe 1(mol) n 5,6(gam). 0,1(mol) 56(gam) = = 0 3 3 1(mol)Fe cho 3(mol)e→1(mol) Fe (FeCl )+
0,1(mol) cho 0,3(mol)e
Theo định luật bảo toàn electron tổng số electron cho bằng tổng số eletron nhận. Vậy số mol e mà clo nhận là 0,3 (mol)e
Học sinh trung bình ra thêm bài tập mang tính chất áp dụng đơn giản:
Ví dụ: Hòa tan hoàn toàn 19,2 gam Cu bằng dung dịch HNO3, toàn bộ lượng khí NO (sản phẩm khử duy nhất) thu được đem oxi hóa thành NO2 rồi chuyển hết thành HNO3. Thể tích khí oxi (đktc) đã tham gia vào quá trình trên?
Giải Phương trình của phản ứng:
Theo phương trình: NO 2 Cu n n 0,2(mol) 3 = = NO + ½O2 → NO2 (2) 4NO2 + O2 +2H2O →4HNO3 (3)
Theo (2) và (3) tổng số mol O2 đã tham gia phản ứng là: 2 O n =0,15(mol) 2 O V =0,15.22,4 3,36(L)=
Học sinh khá giỏi ra thêm bài tập ở mức độ vận dụng và vận dụng sáng tạo:
Ví dụ: Cho 3,35 gam hỗn hợp Mg, Al, Cu tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 đậm đặc, nóng, dư, thu được 2,8 lít khí SO2 (đktc). Khi đốt cháy 3,35 gam hỗn hợp trên trong khí clo dư thì khối lượng muối clorua thu được?
Giải: Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có:
Số mol e mà S+6 (H2SO4)nhận để chuyển về S+4(SO2) là:
2 2
e(SO ) SO
n =2n =0,125(mol)
Số mol e mà Clo nhận bằng số mol e S+6 nhận 2
Cl(pu) SO
n =2n =0,25(mol)
Khối lượng muối thu được:
- Phân hóa về mặt độc lập tư duy:
Mức độ độc lập tư duy thể hiện ở khả năng giải toán. Em có khả năng độc lập hoàn toàn khi tự giải bài toán mà không cần sự hướng dẫn, mức độ độc lập thấp hơn khi cần sự gợi ý của giáo viên. Khi ra bài tập tùy vào mức độ tư duy của học sinh bài tập đảm bảo độ khó, độ khái quát về kiến thức. Với học sinh tư duy thấp giáo viên có thể chia nhỏ vấn đề thành những bài tập nhỏ còn với học sinh có tư duy tốt thì có thể ra trong một bài tập
Ví dụ khi ta ra bài tập sau:
Nung 13,4 gam hỗn hợp hai muối cacbonat của hai kim loại hóa trị 2, thu được 6,8 gam chất rắn và khí X. Lượng khí X sinh ra cho hấp thụ vào 75ml dung dịch NaOH 1M, khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là:
A. 5,8 gam. B. 6,5 gam. C. 4,2 gam. D. 6,3 gam*.
Nếu học sinh có tư duy tốt ta có thể yêu cầu các em làm bài toán đó mà không có hướng dẫn gì thêm.
Nếu học sinh có tư duy chưa tốt ta có thể chia bài tập đó thành những bài tập nhỏ hơn, cụ thể ta chia bài toán đó thành hai bài toán nhỏ:
1. Nung 13,4 hỗn hợp hai muối cacbonat của hai kim loại hóa trị 2, thu được 6,8 gam chất rắn và khí X. Số mol khí X sinh ra là:
A. 0,15 mol*. B. 0,20. C. 0,12 mol. D. 0,25 mol.
2. Sục 6,6 gam khí CO2 vào 75 ml dung dịch NaOH 1M, khối lượng muối
khan thu được sau phản ứng là:
A. 5,8 gam. B. 6,5 gam. C. 4,2 gam. D. 6,3 gam*.
Sau khi học sinh giải xong hai bài tập nhỏ giáo viên có thể yêu cầu học sinh giải lại bài tập gốc.
2.2.3. Dạy luyện tap và ôn tập
Trong tiết dạy luyện tập hay tiết dạy ôn tập giáo viên giúp các em cũng cố kiến thức đã học, mở rộng và đào sâu dựa trên kiến thức cơ bản. Ở những tiết dạy này giáo viên tuyệt đối không dạy lại kiến thức lí thuyết mà phải bằng cách nào đó để tái hiện lại kiến thức cho học sinh. Biện pháp hiệu quả nhất là giáo viên sử dụng bài tập giao cho học sinh và yêu cầu học sinh giải quyết những bài tập đó, quá trình học sinh giải bài tập các em sẽ tự động tái hiện lại kiến thức đã học hoặc các em sẽ tự ôn lại kiến thức bị quên. Để làm tốt điều này giáo viên cần kết hợp với phương pháp dạy học dự án. Tức là giáo viên phải có kế hoạch cho từng chương, từng kì mà
Ví dụ: Khi luyện tập chương halogen giáo viên lên kế hoạch giao trước bài tập cho từng nhóm học sinh và yêu cầu học sinh hoàn thành trước giờ luyên tập.
- Với học sinh yếu kém dạng bài tập ở mức độ tái hiện kiến thức đã học, số lượng bài tập nhiều hơn và độ phân bậc mịn
Bài 1: Tìm câu đúng trong các câu sau đây: A. Clo là chất khí không tan trong nước. B. Clo có số oxi hoá -1 trong mọi hợp chất.
C. Clo có tính oxi hoá mạnh hơn Br2 và iot *
D. Clo tồn tại trong tự nhiên dưới dạng đơn chất và hợp chất
Bài 2: Trong các dãy chất dưới đây, dãy nào gồm các chất đều tác dụng được với dd HCl:
A. Fe2O3, KMnO4, Cu. B. Fe, CuO, Ba(OH)2 .*
C. CaCO3, H2SO4, Mg(OH)2. D.AgNO3 dd, MgCO3, BaSO4.
Bài 3: Trong các dãy chất dưới đây,dãy nào gồm toàn các chất có thể tác dụng với Cl?
A. Na, H2, N2. C. KOH dd, H2O, KF dd.
B. NaOH dd, NaBr dd, NaI dd *. D. Fe, K, O2.
Bài 4: Dd nào trong các dd axit sau đây không được chứa trong bình bằng thuỷ tinh:
A. HCl B. H2SO4 C. HF * D. HNO3
Bài 5: Trong dãy 4 dd axit HF, HCl, HBr, HI: A. Tính axit giảm dần từ trái qua phải.
B. Tính axit tăng dần từ trái qua phải* C. Tính axit biến đổi không theo quy luật. D. Tính axit như nhau.
Bài 6: Trong các halogen, clo là nguyên tố: A. Có độ âm điện lớn nhất. B. Có tính phi kim mạnh nhất .
C. Tồn tại trong vỏ trái đất (dưới dạng hợp chất) với trữ lượng lớn nhất * D. Có số oxi hoá -1 trong mọi hợp chất.
Bài 7: Trong các tính chất sau, những tính chất nào là chung cho các đơn chất halogen:
A. Phân tử A gồm 2 nguyên tử. C. Có tính oxi hoá.
B. Ở nhiệt độ thường, chất ở thể rắn. D. a và c *.
Bài 8: Thành phần hoá học chính của nước Clo là:
A. HClO, HCl, Cl2, H2O *. B. NaCl, NaClO, NaOH, H2O.
C. CaOCl2, CaCl2, Ca(OH)2, H2O. D.HCl,KCl,KClO3, H2O.
Bài 9: Thuốc thử dùng để nhận biết ion clorua có trong dd muối clorua hoặc dd axit HCl là:
A. AgBr B. Ca(NO3)2 C. AgNO3 * D. Ag2SO4
Bài 10: Trong nhóm halogen, khả năng oxi hoá của các chất luôn:
A. Tăng dần từ Flo đến Iot. C. Tăng dần từ Clo đến Iot trừ Flo.
Bài 11: Tìm câu sai trong các câu sau đây: A. Clo tác dụng với dd kiềm.
B. Clo có tính chất đặc trưng là tính khử mạnh *.
C. Clo là phi kim rất hoạt động, là chất oxi hoá mạnh, trong 1 số phản ứng clo thể hiện tính khử.