PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Một phần của tài liệu dạy học phân hoá bằng hệ thống bài tập ở phần phản ứng oxi hoá khử và phi kim lớp 10 trung học phổ thông (Trang 68 - 72)

8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

3.6. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Qua kết quả thực nghiệm sư phạm trên chúng tôi có một số nhận xét sau: - Chất lượng học tập của lớp TN cao hơn lớp ĐC, cụ thể như sau:

+ Tỉ lệ % HS yếu kém, trung bình của các lớp TN luôn thấp hơn so với lớp ĐC. + Tỉ lệ % HS đạt khá, giỏi của các lớp TN cao hơn lớp ĐC, chứng tỏ HS ở lớp TN sau khi học xong bài thi hiểu bài và vận dụng kiến thức để giải bài tập tốt hơn lớp ĐC.

- Trung bình cộng điểm kiểm tra của các lớp TN luôn cao hơn các lớp ĐC từng đôi một. Trong khi đó, độ lệch chuẩn điểm kiểm tra của các lớp TN nhỏ hơn của các lớp ĐC (bảng 3.7). Như vậy, việc sử phương pháp dạy học phân hóa trong dạy học hóa học đã góp phần nâng cao hiệu quả học tập của HS thông qua điểm và xếp loại chất lượng các bài kiểm tra của các lớp TN cao hơn so với các lớp ĐC.

Độ lệch chuẩn điểm kiểm tra của các lớp TN nhỏ hơn các lớp ĐC chứng tỏ ở các lớp TN, các số liệu tập trung quanh giá trị trung bình cộng tốt hơn, chất lượng bộ số liệu tốt hơn. Điều này cho phép nhận xét rằng chất lượng bài kiểm tra của các lớp TN không những cao hơn mà còn đồng đều hơn và bền vững hơn các lớp ĐC

- Đồ thị đường lũy tích của các TN thường nằm bên phải và phía dưới so với các lớp ĐC. Điều này chứng tỏ số HS có điểm xi trở xuống của các lớp TN luôn ít

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

Sau khi hoàn thành nghiên cứu luận văn “DẠY HỌC PHÂN HÓA BẰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ VÀ PHẦN PHI KIM LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG” chúng tôi đã thu được một số kết quả như sau về lí luận và thực tiễn như sau:

1. Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài về dạy học và dạy học phân hóa bằng hệ thống bài tập nhằm củng cố nền tảng kiến thức vững chắc và tạo ra hứng thú học tập cho học sinh.

2. Nghiên cứu nội dung và chương trình sách giáo khoa lớp 10 THPT 3. Thiết kế giáo án theo dạy học phân hóa có sử dụng hệ thống bài tập

4. Đưa ra cách sử dụng hệ thống bài tập phân hóa ở những trường hợp cụ thể trong quá trình dạy học môn hóa học.

5. Xây dựng và tuyển chọn hệ thống bài tập phân hóa ở phần phản ứng oxi hóa khử và phần phi kim lớp 10 THPT.

6. Tiến hành thực nghiệm để kiểm tra mức độ hiệu quả của luận văn ở hai trường THPT ở huyện Tuyên Hóa- Quảng Bình địa bàn tôi đang giảng dạy.

Qua trao đổi với giáo viên trực tiếp giảng dạy bước đầu rút ra kết luận như sau: Khi tiến hành dạy học phân hóa bằng hệ thống bài tập thì hầu như các em học sinh đều làm việc khá tốt, đa số học sinh đều cảm thấy các dạng bài tập mà giáo viên giao cho đều phù hợp vời khả năng của bản thân không quá dễ và không quá khó. Số lượng bài tập mà giáo viên giao cho các em đề hoàn thành tốt và kết quả đạt được cũng khá cao. Với việc giải bài tập học sinh có cơ hội vận dụng những kiến thức lí thuyết đã học được vào tình huống cụ thể, đồng thời biết được những lỗ hổng kiến thức để tự mình bổ sung thêm hoặc nhờ GV. Trao đổi với học sinh các GV nhận thấy rằng các em rất thích được giải các dạng bài tập mà giáo viên giao cho. Qua đó nhận thấy rằng phương pháp dạy học phân hóa bước đầu đã kích thích được hứng thú học tập của học sinh, dù học sinh đang ở mức độ nhận thức nào đều cảm thấy kiến thức mình đang tiếp thu phù hợp với khả năng của bản thân.

Thông qua quá trình nghiên cứu đề tài đã giúp chúng tôi có thêm tư liệu giảng dạy, nâng cao kiến thức chuyên môn và đặc biệt là phương pháp giảng dạy. Trên cơ sở đó, trong thời gian tới chúng tôi dự kiến sẽ tiếp tục thiết kế bài học theo phương

quý thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để giúp chúng tôi bổ sung vào công trình đã nghiên cứu và hoàn thiện hơn trong các công trình nghiên cứu tiếp theo.

2. KIẾN NGHỊ

Thực hiện tốt phương pháp giảng dạy cần có sự kết hợp nhiều yếu tồ khác nhau. Để áp dụng có hiệu quả phương pháp dạy học phân hóa cho môn hóa ở THPT chúng tôi có những kiến nghị như sau:

1. Trang bị hoàn chỉnh và đầy đủ trang thiết bị trường học nói chung và phòng bộ môn Hóa học, phòng thí nghiệm Hóa học nói riêng ở các trường phổ thông, phân bố 25-30 HS/lớp, tạo điều kiện thuận lợi để GV đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với sách giáo khoa mới và xu hướng dạy học hiện đại hiện nay. Đồng thời giúp HS có điều kiện học tập tốt, phát huy tính năng động, sáng tạo, chủ động, tạo được hứng thú trong học tập.

2. GV dành nhiều thời gian để tiếp cận học sinh trên nhiều phương diện khác nhau nhằm nắm bắt được khả năng học tập của từng học sinh, từ đó có kế hoạch giảng dạy phù hợp. Trong quá trình giảng dạy giáo viên cần hướng các em tới những mục tiêu tốt đẹp, động viên khuyến khích học sinh kịp thời, tạo ra động lực học tập, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa các em học sinh trong lớp để các em giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình học tập. Đặc biệt với hóa học là bộ môn gần gũi với cuộc sống hàng ngày chính vì vậy mà GV cần tạo ra được một mối liên hệ giữa lí thuyết và thực tiễn, làm cho học sinh hiểu được ý nghĩa thực sự của môn học.

3. Hiện nay với sự hỗ trợ của máy tính cộng với sự phát triển của mạng internet cho nên có thể tạo ra được sự liên lạc thường xuyên giữa GV và HS, HS và HS mà không cần phải tới lớp hoặc gặp nhau trực tiếp. Điều này sẽ giúp các em học tập tốt hơn tiết kiệm được nhiều thời gian hơn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt:

1. Ngô Ngọc An (2009), 400 bài tập hóa học 10, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Ngô Ngọc An (2009), Giải toán hóa học 10 dùng cho học sinh các lớp chuyên

bồi dưỡng học sinh giỏi, NXB Giáo dục, Hà Nội.

3. Cao Thị Thiên An (2008), Phân dạng và phương pháp giải bài tập 10, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

4. Cao Thị Thiên An (2010), Tổng hợp câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học

phần đại cương, vô cơ, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

5. Võ Chấp (2006), Những vấn đề của giáo dục PT hiện nay và định hướng chiến lược phát triển giáo dục đào tạo Việt Nam trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước.

6. Nguyễn Đăng Diên (2006), Thực hiện nguyên tắc dạy học đảm bảo sự thống

nhất giữa đồng loạt và phân hóa theo xu hướng tích cực hóa hoạt động của

học sinh thể hiện qua dạy học chương hàm số mũ và hàm số lôgarit, Luận

văn Thạc sĩ Toán học, Trường Đại học Sư phạm Huế.

7. Cao Cự Giác (2009), Hướng dẫn giải nhanh bài tập trắc nghiệm hóa học 10,

NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

8. Huỳnh Công Minh (2008), Dạy học cá thể, Tài liệu phục vụ công tác bồi dưỡng hè cho Cán bộ Quản lý và giáo viên thành phố Hồ Chí Minh chuẩn bị năm học mới 2008 - 2009).

9. Vương Dương Minh (2005), Phân hóa trong giáo dục phổ thông, Sở Giáo dục

và Đào tạo Hà Nội.

10. Trần Trung Ninh, Lê Hải Đăng, Nguyễn Xuân Trường (2006), 150 bài tập hóa học chọn lọc phần phi kim, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

11. Nguyễn Thị Khoa Phượng (2008), Phương pháp giải nhanh các bài toán hóa

học trọng tâm, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

12. Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Cương, Dương Xuân Trinh (1974), Lí luận dạy

học hóa học tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội.

13. Nguyễn Xuân Trường (2006), Phương pháp giảng day hóa học ở trường phổ

thông, NXB Giáo dục, Hà Nội.

14. Nguyễn Xuân Trường (2009), Hóa học 10, NXB Giáo dục, Hà Nội.

15. Nguyễn Xuân Trường (2009), Bài tập hóa học 10, NXB Giáo dục, Hà Nội. 16. Nguyễn Xuân Trường (2009), Rèn kĩ năng giải bài tập hóa học chuyên đề phi

18. Lê Xuân Trọng (2008), Hóa học 10 nâng cao, NXB Giáo dục, Hà Nội.

19. Lê Xuân Trọng, Từ Ngọc Ánh, Lê Kim Long (2008), Bài tập hóa học 10 nâng

cao, NXB Giáo dục, Hà Nội.

Tài liệu tiếng Anh:

20. Hans- Dieter Barke, Al harazi, Sileshi Yitbarek (2009), Misconceptions in Chemistry, Springer, London.

21. Greg Curran (2004), Homework Helpers Chemistry, Career Press, Canada. 22. Carol Ann Tomlinson (2004), How to differentiate instruction in Mix- Ability

classrooms, Alexandria , VA USA.

23. Carol Ann Tolimson (2002), The differentiated classroom. Responding to the needs of all Learners. Association for Supervision and Curriculum

development, Alexandria , VA USA.

Một phần của tài liệu dạy học phân hoá bằng hệ thống bài tập ở phần phản ứng oxi hoá khử và phi kim lớp 10 trung học phổ thông (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w