1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty tnhh kiểm toán tư vấn định giá acc việt nam thực hiện 3

106 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 888 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH (5)
    • 1.1 Kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán BCTC (5)
      • 1.1.1 Sự cần thiết của kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính3 (5)
      • 1.1.2 Kiểm toán doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính 4 (6)
        • 1.1.2.1 Mục tiêu và căn cứ kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính (6)
        • 1.1.2.2 Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính (8)
  • CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU (19)
    • 2.1.3.3 Kiểm toán quyết toán vốn đầu tư hoàn thành (24)
    • 2.1.4 Khách hàng chủ yếu của công ty 23 (25)
    • 2.1.5 Cơ cấu tổ chức của Công ty Kiểm toán - Tư vấn - Định giá ACC_ Việt (28)
    • Nam 26 2.2. Thực trạng kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán - Tư vấn - Định giá ACC_Việt Nam thực hiện 29 (0)
      • 2.2.1. Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu do Công ty thực hiện 29 2.2.2. Tổ chức thực hiện Kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán – Tư vấn - Định giá ACC_Việt Nam thực hiện tại đơn vị khách hàng.(Công ty cổ phần vật tư và thiết bị toàn bộ - MATEXIM – Số liệu Văn Phòng)40 2. Lập kế hoạch kiểm toán (31)
        • 2.2.2.2. Thực hiện kiểm toán khoản mục doanh thu (62)
        • 2.2.2.3. Kết thúc kiểm toán (85)
  • CHƯƠNG III: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN - TƯ VẤN - ĐỊNH GIÁ ACC_VIỆT NAM THỰC HIỆN (88)
  • KẾT LUẬN.........................................................................................................90 (53)

Nội dung

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH

Kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán BCTC

1.1.1 Sự cần thiết của kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính.

Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu, không bao gồm các khoản góp vốn của chủ sở hữu.

Hầu hết các doanh nghiệp đều hoạt động vì mục đích lợi nhuận, nó quyết định tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, xem doanh nghiệp hoạt động có đạt hiệu quả và là một trong những yếu tố để quyết định doanh nghiệp có tiếp tục hoạt động hay phải chấm dứt hoạt động Mà doanh thu là yếu tố quan trọng quyết định tới lợi nhuận của doanh nghiệp Do đó doanh thu là yếu tố không thể thiếu và rất quan trọng trong mọi doanh nghiệp.

Mặt khác, doanh thu ảnh hưởng tới các khoản mục trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp Một sự thay đổi của doanh thu sẽ kéo theo sự thay đổi của nhiều khoản mục trên báo cáo tài chính Thông tin trên báo cáo tài chính sẽ bị ảnh hưởng, tính đúng đắn, hợp lý của thông tin tài chính vì vậy mà bị vi phạm.

Bên cạnh đó, khoản mục doanh thu được coi là trọng yếu trong kiểm toán BCTC Do đó thông tin về khoản mục doanh thu là một cơ sở quan trọng để kiểm toán viên đưa ra ý kiến nhận xét về tính trung thực, hợp lý của BCTC và đưa ra ý kiến tư vấn cho đơn vị khách hàng về công tác hạch toán cũng như quản lý của doanh nghiệp.

Kiểm toán BCTC đồng nghĩa với việc kiểm tra tính trung thực, hợp lý của BCTC Để kiểm tra thông tin trên BCTC không thể không kiểm tra tới tính đúng đắn, trung thực, hợp lý của việc ghi nhận, hạch toán và phản ánh khoản mục doanh thu trên BCTC Cho nên kiểm toán khoản mục doanh thu là một tất yếu khách quan và quan trọng trong kiểm toán BCTC.

1.1.2 Kiểm toán doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính.

1.1.2.1 Mục tiêu và căn cứ kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính

Như đã nói ở trên, kiểm toán BCTC thì kiểm toán doanh thu là tất yếu. Kiểm toán doanh thu được thực hiện với những mục tiêu riêng để có thể đưa ra ý kiến về doanh thu từ đó đưa ra ý kiến đánh giá cuối cùng về BCTC Mục tiêu của kiểm toán doanh thu là:

+ Kiểm tra, xác nhận tính trung thực, hợp lý, hợp lệ của chỉ tiêu doanh thu nhằm đảm bảo tính đúng đắn của các chỉ tiêu liên quan trên báo cáo tài chính.

+ Kiểm tra, khảo sát các nghiệp vụ thu tiền liên quan đến doanh thu;khảo sát các số dư các tài khoản phải thu, việc trích lập và xử lý dự phòng nợ phải thu khó đòi đối với doanh thu trả chậm Muc tiêu cụ thể:

Sự phát sinh Doanh thu đơn vị ghi nhận là thực tế phát sinh trong niên độ kế toán và thuộc về đơn vị.

Sự đầy đủ Tất cả các nghiệp vụ bán hàng, cung cấp dịch vụ mang lại doanh thu cho doanh nghiệp phát sinh trong kỳ phải được ghi chép đầy đủ vào sổ sách kế toán.

Sự đánh giá Doanh thu được phản ánh đúng số tiền.

Sự ghi chép chính xác Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ được tính toán và ghi chép chính xác về số tiền, về kỳ và về tài khoản đối ứng.

Sự trình bày và công bố Doanh thu được doanh nghiệp trình bày và công bố đầy đủ, chính xác. Để thực hiện được mục tiêu kiểm toán doanh thu thì cần những tài liệu để có thể đưa ra những ý kiến về khoản mục doanh thu Đó là những căn cứ để kiểm toán viên đưa ra những ý kiến của mình về khoản mục doanh thu

Các căn cứ để kiểm toán doanh thu bao gồm:

+ Các văn bản của khách hàng quy định các vấn đề về doanh thu như : nguyên tắc ghi nhận, thứ tự hạch toán

+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

+ Các đơn đặt hàng của khách hàng, các hợp đồng đã ký kết về bán hàng, cung cấp dịch vụ, cho thuê tài sản hoặc các hợp đồng, khế ước tính dụng, hợp đồng đầu tư tài chính.

+ Các hoá đơn: Hoá đơn bán hàng, hoá đơn giá trị gia tăng

+ Các chứng từ vận chuyển

+ Các bản quyết toán, thanh lý hợp đồng bán hàng, cung cấp dịch vụ, cho thuê tài sản.

+ Các chứng từ thanh toán: phiếu thu tiền mặt giấy báo có (kèm theo sao kê của ngân hàng).

+ Sổ cái tài khoản doanh thu và cổ cái các tài khoản đối ứng ( trong các nghiệp vụ liên quan đến doanh thu).

+ Nhật ký bán hàng, nhật ký thu tiền

+ Sổ chi tiết doanh thu, doanh thu nội bộ, và sổ chi tiết các tài khoản phải thu, sổ chi tiết các khoản doanh thu hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán.

+ Các chứng từ phê chuẩn xoá bỏ nợ phải thu không thu được, biên bản huỷ hoá đơn.

+ Báo cáo hàng tháng các ngiệp vụ bán hàng phải thu và thu tiền….

+ Bên cạnh các những căn cứ kiêm toán trong năm tài chính của đơn vị, KTV còn phải dựa vào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trong những năm trước làm căn cứ so sánh và đánh giá vế mức độ trung thực, hợp lý của khoản mục doanh thu.

1.1.2.2 Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính a) Lập kế hoạch kiểm toán Để đảm bảo cho cuộc kiểm toán đạt hiệu quả cao, trong mọi cuộc kiểm toán kiểm toán viên phải lập kế hoạch kiểm toán Lập kế hoạch thích hợp sẽ tạo điều kiện cho kiểm toán viên đạt được những bằng chứng kiểm toán đầy đủ thích hợp; duy trì chi phí kiểm toán ở mức hợp lý; tránh được những bất đồng với khách hàng

THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU

Kiểm toán quyết toán vốn đầu tư hoàn thành

Mục đích của cuộc kiểm toán nhằm đưa ra ý kiến về mức độ trung thực và hợp lý của Báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình xây dựng hoàn thành, làm cơ sở tin cậy để các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền quyết định và phê duyệt Báo cáo quyết toán hoàn thành của Dự án Bên cạnh đó cũng là cơ sở thanh toán, quyết toán kịp thời và đúng khối lượng.

Việc kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình xây dựng hoàn thành được thực hiện sau khi dự án hoàn thành hoặc hoàn thành theo giai đoạn, bao gồm các bước công việc sau:

- Kiểm tra hồ sơ pháp lý

- Kiểm tra nguồn vốn đầu tư của dự án

- Kiểm tra chi phí đầu tư xây dựng của dự án

- Kiểm tra việc xác định số lượng, giá trị TS hình thành qua đầu tư

- Kiểm tra tình hình công nợ, vật tư, thiết bị tồn đọng

- Nhận xét, đánh giá, kiến nghị

Ngoài ra, trong quá trình kiểm toán, ACC_Việt Nam sẽ:

- Tư vấn cho Ban quản lý dự án hoàn thiện các thủ tục hồ sơ quyết toán cần thiết

- Tư vấn giải quyết các vướng mắc trong điều kiện cơ chế chính sách thay đổi

- Tư vấn giúp Ban quản lý dự án phát hiện những thiếu sót trong quản lý và ngăn chặn những thất thoát trong quá trình đầu tư

- Tư vấn giúp Ban quản lý dự án hoàn thiện, lập quyết toán vốn đầu tư xây dựng hoàn thành của dự án theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư 33/TT- BTC ngày 09/4/2009.

Biểu đồ 1: Tỷ trọng các dịch vụ cung cấp

Khách hàng chủ yếu của công ty 23

Mặc dù quá trình hoạt động không lâu nhưng khách hàng của công ty liên tục phát triển và rất đa dạng, với trên 300 khách hàng thường xuyên bao gồm tất cả các loại hình DN hoạt động trong các ngành nghề và lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế từ những DN hàng đầu trong các ngành nghề đến các

DN mới xuất hiện trên thị trường, từ các DN Nhà nước được xếp hạng đặc biệt, DN có vốn đầu tư nước ngoài đến các công ty cổ phần, hợp đồng hợp tác kinh doanh, các dự án được tài trợ bởi các tổ chức quốc tế và Chính phủ ViệtNam Cụ thể:

Các DN có vốn đầu tư nước ngoài:

- Công ty Goshukosan Việt Nam

- Công ty Liên doanh VIHA

- Công ty TNHH Ôtô Huantao

- Công ty Liên doanh Tàu thuỷ Việt Hàn…

- Các đơn vị thành viên của Tổng công ty Xây dựng Thăng Long

- Một số đơn vị thành viên Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam

- Một số đơn vị thành viên Tổng công ty Thuỷ sản Việt Nam

- Một số đơn vị thành viên thuộc Tổng công ty Xây dựng Bạch Đằng

- Một số đơn vị thành viên của Tổng công ty Than Việt Nam …

Các DN cổ phần và tư nhân:

- Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bưu điện

- Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây lắp Sông Đà

- Công ty Cổ phần Thương mại Lạng Sơn

- Công ty Cổ phần Thương mại và Vận tải Xi măng Hải Phòng

- Công ty Cổ phần COMA 25 …

Tham gia quyết toán các công trình xây dựng cơ bản hoàn thành:

- Công trình Toà nhà trụ sở làm việc, VP giới thiệu sản phẩm “ COMA”

- Công trình Nhà máy Fuimold Việt Nam

- Công trình Trung tâm thể dục thể thao - Từ Liêm - Hà Nội

- Công trình Trường học Trung học Huyện Từ Liêm - Hà Nội

- Công trình Trung tâm 06 - Thành phố Hà Nội….

Biểu đồ 2: Tỷ trọng khách hàng chủ yếu của ACC_ Việt Nam:

Với thị trường khách hàng liên tục phát triển như vậy nên đội ngũ nhân viên của công ty luôn được bổ sung cả về chất và lượng Hiện tại công ty có hơn 50 nhân viên chuyên nghiệp có trình độ, năng động và sáng tạo Tất cả họ đều đã tốt nghiệp các trường đại học danh tiếng tại Việt Nam và ở nước ngoài Thêm vào đó, có nhiều người có từ 2 bằng đại học trở lên Cụ thể:

- Cán bộ có trình độ Thạc sỹ: 05

- Cán bộ có trình độ KTV Quốc gia: 7

- Cán bộ có trình độ KTV: 25

- Cán bộ có trình độ Kỹ sư xây dựng: 08

- Cán bộ có trình độ Kỹ sư Kinh tế Xây dựng: 05

- Cán bộ có trình độ cử nhân Tài chính - KT: 04

- Cán bộ có thời gian công tác trên 10 năm: 10

Ngoài đội ngũ nhân viên tại trụ sở chính, Công ty còn có 03 nhân viên thuộc văn phòng đại diện tại Thành phố Hải Phòng và 03 nhân viên thuộcThành phố Thanh Hoá và 03 nhân viên thuộc Thành phố Hồ Chí Minh Với chức năng là nơi mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh, thu hút khách hàng vì vậy các Văn phòng sẽ chuyển tất cả hợp đồng về Văn phòng chính để ký kết; nhân lực thực hiện công tác kiểm toán là từ Văn phòng chính do BanGiám đôc quyết định.

Cơ cấu tổ chức của Công ty Kiểm toán - Tư vấn - Định giá ACC_ Việt

Tổ chức bộ máy của Công ty được thiết kế và thực hiện theo mô hình công ty TNHH 2 thành viên với sơ đồ bộ máy quản lý như sau:

Sơ đồ 1: Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty

Với mô hình như trên, Ban Giám đốc Công ty có thể điều hành trực tiếp tới các phòng Mọi hoạt động của nhân viên các phòng đều trực tiếp nhận lệnh và sự phân công của người lãnh đạo.

VP đại diện tại Thanh Hóa

Văn phòng đại diện tại TPHCM

Phòng tư vấn tài chính và thuế

Ban giám đốc gồm 1 Giám đốc và 2 Phó giám đốc, trong đó:

Giám đốc: Ông Nguyễn Văn Thành, là người đại diện toàn quyền của

ACC_Việt Nam, chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Công ty Quyền hạn và trách nhiệm của Giám đốc:

- Tổ chức điều hành mọi hoạt động của Công ty theo đúng pháp luật;

- Quyết định thành lập các Chi nhánh, Văn phòng đại diện tại các tỉnh, thành, quyết định thành lập các phòng ban chức năng, phòng nghiệp vụ của Công ty;

- Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, biên chế của từng phòng, chi nhánh và các văn phòng đại diện;

- Đăng ký danh sách KTV hành nghề tại Công ty với Bộ Tài Chính.

Phó giám đốc: Ông Nguyễn Thế Mạnh Phụ trách kiểm toán tài chính, định giá và các dịch vụ khác liên quan đến vấn đề tài chính.

Phó giám đốc: Ông Trương Khắc Tâm Phụ trách Báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành, xác định giá trị đầu tư xây dựng cơ bản và tư vấn về đầu tư xây dựng cơ bản.

Ban giám đốc Công ty có quyền trực tiếp ký kết hợp đồng hoặc uỷ quyền cho những người có trách nhiệm căn cứ vào giá trị hợp đồng và tính chất của hợp đồng Giám đốc có quyền quyết định cuối cùng đối với công tác lập và luân chuyển chứng từ trong suốt quá trình hoạt động của Công ty.

Phòng Hành chính tổng hợp: là phòng có nhiệm vụ quyết định về công tác tổ chức của Công ty, tổ chức nhân sự, bảo vệ TS, cung cấp hậu cần cho Công ty, quản lý công văn đến và đi, bảo vệ TS Công ty, có nhiệm vụ trợ giúp ban Giám đốc trong việc điều hành, quản lý Công ty, theo dõi và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, cung cấp các báo cáo kế toán, thanh toán lương, tạm ứng cho cán bộ công nhân viên….

- Trưởng phòng: Ông Nguyễn Sỹ Cường

- Kế toán viên: Bà Lê Thu Hà

- Thủ quỹ: Bà Nguyễn Thị Ngọc Huế

Phòng Kiểm toán BCTC: Thực hiện cung cấp các dịch vụ tư vấn, tài chính kế toán, kiểm toán và có thể cung cấp dịch vụ sang lĩnh vực khác để hỗ trợ các phòng khác trong Công ty.

- Trưởng phòng: Ông Nguyễn Hải An

- Phó phòng: Bà Đào Thị Hằng

Phòng Kiểm toán XDCB: Có chức năng cung cấp các dịch vụ kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoặc hạng mục công trình hoàn thành… được thực hiện bởi đội ngũ KTV cũng như kỹ sư xây dựng có trình độ cao và giàu kinh nghiệm

- Trưởng phòng: Ông Nguyễn Thanh Sơn

- Phó phòng: Bà Đặng Thị Dung

Phòng tư vấn tài chính và thuế: Chuyên làm tư vấn tài chính và thuế, về các giải pháp kinh doanh và về quản trị nói chung Ngoài ra phòng cũng thực hiện hỗ trợ các phòng ban khác trong việc cung cấp các dịch vụ về kiểm toán BCTC…

- Trưởng phòng: Ông Nguyễn Thanh Nhã

- Phó phòng: Ông Ngô Quốc Anh

Phòng kiểm toán tài chính và định giá có 22 nhân viên, phòng kiểm toán xây dựng cơ bản có 8 nhân viên, phòng tư vấn tài chính và thuế có 6 nhân viên, còn lại thuộc phòng hành chính tổng hợp.

Như vậy, mỗi phòng nghiệp vụ, phòng chức năng đều có nhiệm vụ cụ thể riêng biệt nhưng lại có quan hệ với nhau trong việc trao đổi nhân sự, trợ

2.2 Thực trạng kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán - Tư vấn - Định giá ACC_Việt Nam thực hiện 29

2.2 Thực trạng kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán - Tư vấn - Định giá ACC_Việt Nam thực hiện.

2.2.1.Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu do Công ty thực hiện

Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại Công ty được thực hiện theo các giai đoạn của sơ đồ sau:

Giai đoạn 1: Chuẩn bị kiểm toán

Giai đoạn 2: Thực hiện kiểm toán

Giai đoạn 3: Kết thúc kiểm toán

Bước 1: Đánh giá và tìm hiểu thông tin về khách hàng

Bước 2: Ký hợp đồng kiểm toán

Bước 3: Lập kế hoạch kiểm toán đối với khoản mục doanh thu

Bước 4: Đánh giá mức trọng yếu và rủi ro tiềm tàng Bước 5: Chương trình kiểm toán khoản mục doanh thu

Bước 1: Thực hiện thử nghiệm kiểm soát Bước 2: Thực hiện thủ tục phân tích

Bước 3: Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết

Sơ đồ 2: Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu

Giai đoạn 1: Chuẩn bị kiểm toán

Bước 1 và bước 2 đã được thực hiện trong kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tổng quát.

Bước 1: Đánh giá và tìm hiểu thông tin tổng quan về khách hàng

KVT của Công ty sẽ tiến hành tìm hiểu thông tin sơ bộ, khảo sát và đánh giá ban đầu về khách hàng.

Bước 2: Ký hợp đồng kiểm toán

Sau khi đánh giá sơ bộ về khách hàng, nếu chấp nhận kiểm toán cho khách hàng, Công ty và khách hàng thực hiện ký kết hợp đồng kiểm toán

Bước 3: Lập kế hoạch kiểm toán đối với khoản mục doanh thu Đối với khoản mục doanh thu, KTV của Công ty sẽ tìm hiểu thông tin vê nghĩa vụ pháp lý của khách hàng cũng như các thông tin liên quan đến hoạt động, ngành nghề kinh doanh Ngoài ra, để thực hiện kiểm toán khoản mục doanh thu cần thu thập thêm các thông tin có thể ảnh hưởng đến doanh thu như: đặc điểm hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ, lĩnh vực kinh doanh của khách hàng, chính sách bán hàng, ghi nhận doanh thu, hệ thống bán hàng, phân phối sản phẩm như thế nào.

Sau đó, Công ty sẽ tiến hành đánh giá chính sách, quy trình kiểm soát nội bộ trong ghi nhận doanh thu và rủi ro kiểm soát Bao gồm các công việc sau

Một là: Xét xem các chính sách và phương pháp kế toán cho việc ghi nhận doanh thu có được áp dụng hợp lý và nhất quán không.

Hai là: Xác định xem các loại doanh thu tại Công ty khách hàng có được hạch toán, phân loại, hợp lý theo đúng nội dung kinh tế của các nghiệp vụ:

Doanh thu bán hàng nội bộ, doanh thu bán hàng theo hợp đồng, doanh thu hàng gửi bán, doanh thu ghi nhận trước, doanh thu trả góp…

Ba là: Trong quá rình thực hiện các thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết, xem xét xem liệu các bằng chứng thu thập được có bổ trợ cho sự hiểu biết của KTV về các chính sách và thủ tục ghi nhận doanh thu, cũng như sự phù hợp của các chính sách và thủ tục này hay không

Sau khi tiến hành đánh giá quy trình kiểm soát nội bộ mà khách hàng đã xây dựng, KTV tiến hành đánh giá rủi ro kiểm soát của khách hang

Bước 4: Đánh giá mức trọng yếu và rủi ro tiềm tàng

KTV sẽ thực hiện đánh giá mức trọng yếu theo bảng tính toán giá trịThreshol quy định mức trọng yếu của Công ty như sau.

Công ty TNHH Kiểm toán -Tư vấn Định giá ACC_Việt Nam

Auditing valuation consulting ACC_Vietnam company

Tham chiếu: 5680 BẢNG TÍNH TOÁN GIÁ TRỊ THRESHOLD ( Giá trị chênh lệch có thể chấp nhận được)

Số lượng tiểu số dư được phân tách

KT chi tiết ở mức độ thấp (R=0,7) KT chi tiết ở mức độ TB (R=2,0) Giá trị Threshold

Nếu giá trị tiểu số dư lớn hơn

Giá trị Treshold (% của MP)

Nếu giá trị tiểu số dư lớn hơn

Nếu giá trị tiểu số dư(số dư)nhỏ hơn MP nhân với giá trị tương ứng ở bảng trên thì giá trị Threshold sẽ được tính như sau:

Nếu R = 0.7 Threshold = Tiểu số d ( số d ) x 20%

Nếu R = 2 Threshold = Tiểu số d ( số d ) x 15%

Bảng 4: Bảng tính toán giá trị Threshold

Sau khi đã tính toán được giá trị Threshold, KTV sẽ tiến hành các công việc sau:

Một là: KTV thực hiện việc so sánh giá trị ước tính và giá trị ghi sổ của số dư cần kiểm tra rồi so sánh số chênh lệch với Threshold.

Hai là: Giá trị tuyện đối( Absolute value) của số chênh lệch từ so sánh, nếu lớn hơn giá trị Threshold được tính toán, thì được coi là số chênh lệch trọng yếu.

Ba là: KTV cần quan tâm tới số chênh lệch trọng yếu vì nó là một yếu tố chỉ ra rằng có thể có sai sót báo cáo tồn tại trong số dư đang được kiểm tra. Trong trường hợp này, KTV cần xác định và kiểm tra bản chất và nguyên nhân dẫn đến số chênh lệch trọng yếu đó.

Bốn là: Các bằng chứng mà KTV thu thập được, nhằm giải thích cho số chênh lệch trọng yếu, cần phải được lượng hóa bằng giá trị số liệu cụ thể.c

Bước 5: Chương trình kiểm toán khoản mục doanh thu do Công ty xây dựng

Sau khi đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, đánh giá rủi ro kiểm soát, xác định mức độ trọng yếu, đánh giá rủi ro tiềm tàng, Công ty thực hiện lập kế hoạch kiểm toán, xây dựng chương trình kiểm toán, bao gồm các công việc sau:

Một là: Thực hiện thủ tục kiểm tra tổng hợp.

Thứ nhất: Kiểm tra chính sách ghi nhận doanh thu

Thứ hai: Kiểm tra doanh thu

Thứ ba: Kiểm tra hàng bán trả lại

Thứ tư: Kiểm tra việc trinh bay doanh thu

Thứ năm: Kiểm tra EARLY CUTOFF (chứng từ gần ngày khóa sổ). Thứ sáu: Kiểm tra LATE CUTOFF ( Chứng từ sau ngày khóa sổ)

Thứ bảy: Kiểm tra việc trình bày doanh thu với các bên liên quan

Thứ tám: Kiểm tra doanh thu bằng ngoại tệ

Thứ chin: Kiểm tra doanh thu phế liệu

Thứ Mười: Cung cấp các ý kiến tư vẫn cho khách hàng

Sau khi thực hiện xong các thủ tục kiểm tra tổng hợp, KTV thực hiện kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ về doanh thu.

Hai là: Thực hiện kiểm toán các nghiệp vụ ghi nhận doanh thu.

Thứ nhất: Kiểm tra chính sách ghi nhận doanh thu

Xét xem các chính sách và phương pháp kế toán cho việc ghi nhận doanh thu có được áp dụng hợp lý và nhất quán không.

Xác định xem các loại doanh thu, nếu có, sau đây được hạch toán và phân loại hợp lý theo đúng nội dung kinh tế của các nghiệp vụ hay không: Doanh thu bán hàng nội bộ, doanh thu bán hàng cho các bên liên quan, doanh thu hàng giử bán, doanh thu ghi nhận trước, doanh thu bán hàng khối lượng lớn được giao làm nhiều lần, doanh thu bán hàng trả góp…

Trong quá trình thực hiện các thủ tục kiểm toán dưới đây, xét xem liệu các bằng chứng thu thập có bổ trợ cho sự hiểu biết của KTV về cách chính sách và thủ tục ghi nhận doanh thu cũng như sự phù hợp của các chính sách và thủ tục này hay không.

Thứ hai: Thực hiện thủ tục phân tích để kiểm tra doanh thu

Bước 1: Thu thập hoặc lập bảng tổng hợp doanh thu theo từng mặt hàng, doanh thu bán vật tư, doanh thu khác … Phân loại doanh thu theo đối tượng khách hàng như: Doanh thu bán cho các đơn vị trong Tổng Công ty, doanh thu bán qua các đại lý tiêu thụ, doanh thu bán quá các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, doanh thu bán cho các đối tượng khách hàng lớn, doanh thu bán cho các đối tượng khác Kiểm tra việc tính toán trên bảng tổng hợp, đối chiếu với sổ cái và báo cáo

Ngày đăng: 29/08/2023, 15:13

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Các mục tiêu kiểm soát nội bộ và các thử nghiệm kiểm soát - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty tnhh kiểm toán tư vấn định giá acc việt nam thực hiện 3
Bảng 1 Các mục tiêu kiểm soát nội bộ và các thử nghiệm kiểm soát (Trang 13)
Bảng 3: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ACC qua các năm - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty tnhh kiểm toán tư vấn định giá acc việt nam thực hiện 3
Bảng 3 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ACC qua các năm (Trang 22)
Sơ đồ 1: Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty tnhh kiểm toán tư vấn định giá acc việt nam thực hiện 3
Sơ đồ 1 Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty (Trang 28)
Bảng 4: Bảng tính toán giá trị Threshold - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty tnhh kiểm toán tư vấn định giá acc việt nam thực hiện 3
Bảng 4 Bảng tính toán giá trị Threshold (Trang 34)
Bảng 8.1: Phân tích tổng quát BCTC  của công ty - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty tnhh kiểm toán tư vấn định giá acc việt nam thực hiện 3
Bảng 8.1 Phân tích tổng quát BCTC của công ty (Trang 57)
Bảng 8.2: Phân tích một số tỷ suất lợi nhuận - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty tnhh kiểm toán tư vấn định giá acc việt nam thực hiện 3
Bảng 8.2 Phân tích một số tỷ suất lợi nhuận (Trang 58)
Bảng 9: xác định mức độ trọng yếu. - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty tnhh kiểm toán tư vấn định giá acc việt nam thực hiện 3
Bảng 9 xác định mức độ trọng yếu (Trang 60)
Bảng 15: Cutoff của tài khoản 511 - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty tnhh kiểm toán tư vấn định giá acc việt nam thực hiện 3
Bảng 15 Cutoff của tài khoản 511 (Trang 84)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w