1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty tnhh kiểm toán và tư vấn thăng long

67 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 97,09 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC (2)
    • 1.1 Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Thăng Long thực hiện (3)
      • 1.1.1 Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu với các Công ty có quy mô lớn….3 (3)
      • 1.1.2 Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu với các Công ty có quy mô nhỏ. .13 (13)
    • 1.2 Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán (16)
      • 1.2.1 Chuẩn bị kiểm toán (16)
      • 1.2.2 Thực hiện kiểm toán (27)
        • 1.2.2.1 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát (28)
        • 1.2.2.2 Thực hiện thủ tục phân tích (31)
        • 1.2.2.3 Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết… (33)
      • 1.2.3 Kết thúc kiểm toán (48)
  • CHƯƠNG 2: NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU TRONG KIỂM TOÁN BCTC (2)
    • 2.1.1 Ưu điểm (52)
    • 2.1.2 Tồn tại (54)
    • 2.2 Các giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Thăng (56)
      • 2.2.1 Sự tất yếu phải hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính (56)
      • 2.2.2 Các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu (56)
  • KẾT LUẬN (6)

Nội dung

THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC

Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Thăng Long thực hiện

1.1.1 Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu với các Công ty có quy mô lớn

Bước 1: Xây dựng kế hoạch kiểm toán

Theo Chuẩn mực kiểm toán số 300 " Lập kế hoạch kiểm toán" khoản 12 xác định kế hoạch kiểm toán gồm 3 bộ phận là kế hoạch kiểm toán chiến lược, kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán.

Kế hoạch kiểm toán chiến lược:

- Tình hình kinh doanh của khách hàng: thông tin về lĩnh vực hoạt động, loại hình doanh nghiệp, hình thức sở hữu, công nghệ sản xuất, tổ chức bộ máy quản lý và thực tiễn hoạt động của đơn vị, động lực cạnh tranh, phân tích thái cực kinh doanh của doanh nghiệp cũng như các yếu tố về sản phẩm, thị trường tiêu thụ, giá cả và các hoạt động hỗ trợ sau bán hàng

- Xác định những vấn đề liên quan đến BCTC như Chế độ kế toán, Chuẩn mực kế toán áp dụng, yêu cầu về lập BCTC.

- Xác định vùng rủi ro chủ yếu với doanh thu và ảnh hưởng của nó tới BCTC.

- Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ nói chung và với doanh thu nói riêng.

- Xác định các mục tiêu kiểm toán trọng tâm và phương pháp tiếp cận kiểm toán khoản mục doanh thu.

- Xác định nhu cầu về sự hợp tác của các chuyên gia: Chuyên gia tư vấn pháp luật, kiểm toán viên nội bộ, kiểm toán viên khác và các chuyên gia trong ngành để có thể xác định doanh thu một cách chính xác.

- Dự kiến trưởng đoàn kiểm toán, thành viên trong đoàn và thời gian thực hiện.

- Giám đốc duyệt và thông báo kế hoạch chiến lược cho đoàn kiểm toán Căn cứ kế hoạch chiến lược đã được phê duyệt, trưởng đoàn kiểm toán lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán.

Kế hoạch kiểm toán tổng thể:

Từ kế hoạch chiến lược đã được Giám đốc phê duyệt, trưởng đoàn kiểm toán tiến hành triển khai ra kế hoạch tổng thể gồm các công việc chính sau:

- Thông tin về hoạt động của khách hàng:

Khách hàng : Năm đầu: Thường xuyên Năm thứ: Tên khách hàng:

Chi nhánh: ( số lượng, địa điểm) Điện thoại: Fax:

Giấy phép hoạt động ( giấy phép đầu tư, chứng nhận đăng ký kinh doanh) Lĩnh vực hoạt động: Địa bàn hoạt động: ( cả nước, có chi nhánh ở nước ngoài, )

Tổng số vốn pháp định:

Hội đồng quản trị: (số lượng thành viên, danh sách người chủ chốt)

Ban Giám đốc: (số lượng thành viên, danh sách)

Kế toán trưởng: (họ tên, số năm đã làm việc ở Công ty )

Công ty mẹ, đối tác (liên doanh):

Tóm tắt các quy chế kiểm soát nội bộ của khách hàng:

Năng lực quản lý của Ban Giám đốc:

Môi trường và lĩnh vực hoạt động của khách hàng: (yêu cầu môi trường, thị trường và cạnh tranh) Đặc điểm hoạt động kinh doanh và các biến đổi trong công nghệ SXKD: (Rủi ro kinh doanh, Thay đổi qui mô kinh doanh và các điều kiện bất lợi…)

Tình hình kinh doanh của khách hàng: (sản phẩm, thị trường, nhà cung cấp, chi phí, các hoạt động nghiệp vụ)

- Hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ:

Căn cứ vào kết quả phân tích, soát xét sơ BCTC và tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng để xem xét mức độ ảnh hưởng tới việc lập BCTC trên các góc độ:

Các chính sách kế toán khách hàng đang áp dụng và những thay đổi trong các chính sách đó. Ảnh hưởng của công nghệ thông tin và hệ thống máy vi tính. Ảnh hưởng của các chính sách kế toán mới. Đội ngũ nhân viên kế toán (họ tên, số năm kinh nghiệm, số năm làm việc tại Công ty)

Các yêu cầu về báo cáo của Ban Giám đốc công ty.

Kết luận và đánh giá về môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ là đáng tin cậy và có hiệu quả:

- Đánh giá rủi ro và xác định mức độ trọng yếu:

Tóm tắt, đánh giá kết quả của hệ thống kiểm soát nội bộ: ……. Đánh giá rủi ro: Tiến hành đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát là

Xác định mức độ trọng yếu: (cho toàn cuộc kiểm toán và cho từng khoản mục, chỉ tiêu cụ thể)

- Nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán:

Nội dung và lịch trình thực hiện kiểm toán với từng khoản mục, chỉ tiêu.

Xác định các mục tiêu kiểm toán chủ yếu của từng khoản mục để từ đó áp dụng các thủ tục kiểm toán trong phạm vi nào là phù hợp. Đánh giá những thay đổi quan trọng của các vùng kiểm toán. Ảnh hưởng của công nghệ thông tin.

Công việc kiểm toán nội bộ.

- Phối hợp chỉ đạo, giám sát, kiểm tra:

Sự tham gia của chuyên gia tư vấn pháp luật và các chuyên gia thuộc lĩnh vực hoạt động của Công ty.

Số lượng đơn vị trực thuộc phải kiểm toán

Kế hoạch về nhân sự: (Số lượng người tham gia, số lượng KTV, trợ lý KTV, Trưởng đoàn)

Kế hoạch về thời gian: (Số ngày thực hiện toàn cuộc kiểm toán, thời gian thực hiện từng khoản mục)

Kiểm kê hàng tồn kho, tiền mặt.

Khả năng liên tục hoạt động kinh doanh của đơn vị.

Những vấn đề đặc biệt phải quan tâm. Điều khoản của hợp đồng kiểm toán và những trách nhiệm pháp lý khác.

Nội dung và thời hạn lập báo cáo kiểm toán hoặc những thông báo khác dự định gửi cho khách hàng.

7- Tổng hợp kế hoạch kiểm toán tổng thể:

STT Khoản mục quan trọng Rủi ro tiềm tàng Rủi ro kiểm soát Mức trọng yếu Thủ tục kiểm toán Tham chiếu 1

Chương trình kiểm toán khoản mục doanh thu.

Sau khi đã xây dựng kế hoạch kiểm toán tổng thể thì trưởng đoàn sẽ tiếp tục xây dựng chương trình kiểm toán để khi tiến hành kiểm toán thì đoàn sẽ tuân thủ theo chương trình đã định Việc xây dựng lên một chương trình kiểm toán chuẩn cho từng khoản mục là việc hết sức cần thiết để KTV và các trợ lý KTV tuân theo.

Từ việc thực hiện theo chương trình kiểm toán thì KTV sẽ xác định được phần công việc đã thực hiện và chưa thực hiện để từ đó phân công thời gian sao cho phù hợp.

Bảng 1.1: Chương trình kiểm toán khoản mục doanh thu do Công ty

Kiểm toán và Tư vấn Thăng Long thực hiện.

STT Thủ tục Người thực hiện

Kiểm tra các nguyên tắc kế toán áp dụng nhất quán với năm trước và phù hợp với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.

Lập bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số năm trước Đối chiếu các số liệu trên bảng số liệu tổng hợp với BCĐPS và giấy tờ làm việc của kiểm toán năm trước (nếu có).

Kiểm tra hệ thống kiểm soát của khách hàng với công tác kế toán nói chung và với doanh thu nói riêng.

II Kiểm tra phân tích

1 So sánh doanh thu bán hàng và doanh thu hàng bán bị trả lại năm nay với năm trước, thu thập sự giải trình cho những biến động bất thường.

So sánh doanh thu giữa kế hoạch và thực tế.

Tìm hiểu và thu thập các giải trình cho các chênh lệch.

NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU TRONG KIỂM TOÁN BCTC

Ưu điểm

Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Thăng Long đã hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán, kế toán, tư vấn, định giá 7 năm với quy mô ngày càng phát triển Trong những năm hoạt động của mình Công ty đã đạt được nhiều thành tựu và những ưu điểm nhất định Các biện pháp nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán do Công ty đề ra không những nhằm mục đích nâng cao năng lực cạnh tranh và thu hút khách hàng cho chính Công ty mà còn tạo niềm tin cho những người quan tâm tới tình hình tài chính của khách hàng.

Thứ nhất, ưu điểm về việc thiết kế chương trình kiểm toán doanh thu

Chương trình kiểm toán doanh thu được Công ty áp dụng cho năm 2009/2010 là chương trình kiểm toán mẫu do VACPA cung cấp Đây là chương trình kiểm toán phù hợp với thực trạng kế toán và kiểm toán tại Việt Nam Chương trình kiểm toán này nêu lên trình tự các bước công việc cần thực hiện khi kiểm toán khoản mục doanh thu nên khi tiến hành kiểm toán sẽ giúp cho KTV không phải băn khoăn nên thực hiện thủ tục nào trước thủ tục nào sau Mặt khác chương trình kiểm toán này lại chi tiết cho từng bước công việc nên KTV chỉ việc thực hiện theo Trong quá trình kiểm toán nếu thực hiện không theo trình tự thì công việc sẽ rất rối Vì vậy việc áp dụng chương trình này vào thực tế sẽ giúp nâng cao hiệu quả và rút ngắn thời gian thực hiện kiểm toán doanh thu để từ đó có thời gian kiểm toán các khoản mục, chỉ tiêu khác.

Thứ hai, việc vận dụng các thủ tục phân tích trong kiểm toán doanh thu

Các thủ tục phân tích được áp dụng khá hữu hiệu Việc Công ty áp dụng phân tích sơ bộ trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán đã khoanh vùng các khoản mục, chỉ tiêu, TK có thể xảy ra sai phạm Bằng cách kết hợp các phương pháp phân tích khác nhau như so sánh kế hoạch với thực tế, kỳ này với kỳ trước, các tỷ suất tài chính, so sánh các chỉ tiêu với chỉ tiêu của ngành… mà KTV có thể tìm thấy được sự bất hợp lý của khoản mục, chỉ tiêu, chu trình, mối quan hệ của chúng Chính vì tìm ra được sự bất hợp lý đó mà KTV sẽ thu thập được các bằng chứng kiểm toán hữu hiệu nhằm đưa ra ý kiến kiểm toán một cách chính xác và có cơ sở Việc vận dụng hữu hiệu các thủ tục phân tích này đã giúp KTV rút ngắn thời gian kiểm toán và nâng cao chất lượng của cuộc kiểm toán.

Thứ ba, việc kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán nói chung và kiểm toán doanh thu nói riêng được tiến hành khá chặt chẽ

Khi tiến hành kiểm toán tại khách hàng thì trưởng đoàn kiểm toán luôn theo sát tiến độ và kiểm tra chất lượng từng khoản mục, chu trình do các KTV trong đoàn thực hiện Việc kiểm soát chất lượng ngay từ khi tiến hành kiểm toán đã giúp cho chất lượng kiểm toán được đảm bảo.

Mặt khác, chính vì Công ty hiểu biết và quan tâm đến vấn đề chất lượng của cuộc kiểm toán, định giá nên đã xây dựng một phòng riêng chuyên để đào tạo, nâng cao năng lực cho CBCNV và kiểm soát lại các báo cáo Các cuộc kiểm toán và định giá lớn đều được kiểm soát chất lượng bởi nhiều cấp lãnh đạo Công ty giao trách nhiệm và gắn tiền lương của trưởng đoàn với cuộc kiểm toán để từ đó nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán Và khi được giao trách nhiệm về cuộc kiểm toán thì trưởng đoàn cũng sẽ quản lý như vậy với các thành viên trong đoàn Ngoài ra Công ty luôn có chính sách tiền thưởng với CNV thông qua việc đánh giá mức độ hoàn thành công việc được giao của nhân viên đó để nâng cao ý thức làm việc của nhân viên trong Công ty.

Ngoài ra, đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, chuyên sâu Đội ngũ nhân viên trong Công ty đều có trình độ Đại học và trên Đại học của các ngành tài chính, kế toán, kiểm toán… được đào tạo ở Việt Nam và nước ngoài. Các nhân viên trong Công ty có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại các công ty có uy tín ở Việt Nam vì vậy đã góp phần không nhỏ tới kết quả của cuộc kiểm toán.

Nhân viên trong Công ty luôn luôn học hỏi và trau dồi kiến thức nên năng lực của các KTV ngày càng được nâng cao Ngoài ra, do Công ty có chế độ đãi ngộ tốt nên nhân viên luôn làm việc hết mình, cống hiến cho công việc giúp nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán nói chung và kiểm toán khoản mục doanh thu nói riêng.

Mặt khác, vì Công ty quan tâm đến vấn đề chất lượng của cuộc kiểm toán nên đã xây dựng bộ phận đào tạo và kiểm soát chất lượng chuyên để đào tạo nâng cao năng lực cho các KTV Hằng năm, các cán bộ CNV trong Công ty đều được học thêm kiến thức chuyên ngành bởi các chuyên gia trong lĩnh vực.

Tồn tại

Bên cạnh những ưu điểm đạt được Công ty vẫn còn một số tồn tại nhất định như việc chọn mẫu kiểm toán, ước tính doanh thu…

Thứ nhất, tồn tại trong việc chọn mẫu kiểm toán.

Khi tiến hành kiểm toán không chỉ với doanh thu mà với các khoản mục, chu trình khác nữa KTV và trợ lý kiểm toán đều tiến hành chọn mẫu dựa vào phán đoán nghề nghiệp với từng nghiệp vụ Việc chọn mẫu các nghiệp vụ để kiểm tra chủ yếu là dựa vào số tiền của nghiệp vụ đó và thời gian phát sinh ở đầu hay cuối niên độ kế toán Như vậy thì KTV mới chỉ kiểm tra được tính đúng kỳ và chính xác số học của những phát sinh lớn chứ chưa kiểm tra được tính hiện hữu, tính đầy đủ của doanh thu Đây là một thiếu sót vì nó chỉ mang tính chủ quan của người thực hiện kiểm toán như vậy sẽ làm tăng rủi ro cho cuộc kiểm toán Vì vậy tất yếu phải xây dựng được phương pháp chọn mẫu khoa học nhằm đạt hiệu quả và giảm tính rủi ro cho công tác kiểm toán tại khách hàng.

Thứ hai, chưa thực hiện mô hình ước tính doanh thu.

Như đã nói ở các phần trên doanh thu là một chỉ tiêu quan trọng trên BCKQKD và là chỉ tiêu cho thấy rõ nhất tình hình tài chính, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ kế toán Với những doanh nghiệp có số lượng nghiệp vụ phát sinh liên quan đến bán hàng nhiều hay những doanh nghiệp có hệ thống kiểm soát với doanh thu yếu kém thì doanh thu trên sổ sách sẽ chứa đựng nhiều khả năng sai phạm Khi đó rủi ro của cuộc kiểm toán sẽ tăng lên và chất lượng của cuộc kiểm toán cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Trong khi đó, KTV lại không thực hiện việc ước tính doanh thu nên khó có thể tìm ra được các điểm cần lưu ý Nếu KTV xây dựng mô hình ước tính doanh thu và áp dụng vào thực tế kiểm toán thì có thể dựa vào chênh lệch giữa doanh thu ước tính và doanh thu của doanh nghiệp trên sổ sách để đánh giá.

Thứ ba, tồn tại trong việc xác định mức trọng yếu với từng khoản mục.

Việc xác định mức trọng yếu với từng khoản mục là điều hết sức quan trọng trong khi thực hiện kiểm toán KTV của Công ty tiến hành xác định và phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục là không phù hợp vì họ áp đặt mức trọng yếu của khoản mục ở tất cả các doanh nghiệp là như nhau Ví dụ với những doanh nghiệp thượng mại thì HTK chiếm một tỷ trọng đáng kể còn với những doanh nghiệp dịch vụ thì HTK chiếm tỷ trọng nhỏ như vậy nếu áp dụng cùng một mức trọng yếu là không phù hợp.

Ngày đăng: 10/07/2023, 09:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w