1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Định hướng chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020

78 764 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 208,29 KB

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Nền kinh tế thế giới bước sang thế kỷ XXI cùng với tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ và không ngừng biến đổi theo xu hướng khu vực hoá, toàn cầu hóa. Các nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới ngày càng phụ thuộc chặt chẽ với nhau. Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta đã xác định rõ chủ trương chủ động hội nhập nền kinh tế quốc tế, chủ động và tích cực thâm nhập vào thị trường quốc tế, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu; củng cố và mở rộng thị phần hàng hóa Việt Nam tại thị trường truyền thống; tạo bước đột phá mở rộng các thị trường xuất khẩu mới có tiềm năng, đề ra mục tiêu phấn đầu đạt tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đến năm 2020 tăng gấp trên 3 lần năm 2010, bình quân đầu người đạt trên 2.000 USD, cán cân thương mại được cân bằng (Theo Quyết định số 2471QĐTTg Phê duyệt chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kì 20102020, định hướng đến năm 2030 của Thủ tướng chính phủ). Trong những năm vừa qua, cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam đã được chuyển dịch theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa. Tuy vậy, cơ cấu thị trường hiện tại vẫn tồn tại nhiều yếu tố bất ổn, có khả năng ảnh hưởng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế của nước ta trong những năm sắp tới. Đối với một nền kinh tế khi phát triển theo chiến lược hướng về xuất khẩu, ngoài việc tập trung phát triển sản xuất hàng xuất khẩu thì vấn đề thị trường tiêu thụ đầu ra cho sản phẩm là rất bức thiết và quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của việc thực hiện chiến lược. Trong bối cảnh Việt Nam tham gia thị trường thế giới muộn khi thị trường thế giới về cơ bản đã có sự phân chia và cạnh tranh gay gắt, muốn vươn ra thị trường thế giới, phát triển thị trường và mở rộng thị phần, Việt Nam phải xây dựng được chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu trong một tầm nhìn dài hạn. Đây cũng là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ tình hình trên, em đã chọn đề tài “Định hướng chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài. Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận, phân tích tình hình kinh tế trong nước, các quan điểm của Nhà nước về đa dạng thị trường cũng như các xu hướng phát triển của thương mại quốc tế, từ đó đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu và đề xuất phương hướng, giải pháp chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn của quá trình chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong thời gian qua. Chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu bao gồm rất nhiều yếu tố cấu thành cần phải nghiên cứu, nhưng trong phạm vi của khóa luận này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề liên quan tới cơ cấu thị trường xuất khẩu xét theo khu vực địa lý, trong đó đặc biệt quan tâm đến dự báo cơ cấu thị trường và định hướng chính sách phát triển một số thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam trong giai đoạn tới bởi vì vấn đề thị trường là một trong những căn cứ quan trọng để thực hiện chiến lược hướng về xuất khẩu của Nhà nước. Về mặt thời gian, khóa luận giới hạn phạm vi nghiên cứu cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam kể từ sau đổi mới (năm 1986) đến nay và đưa ra dự báo và đề xuất giải pháp điều chỉnh cơ cấu thị trường xuất khẩu đến năm 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp chung được sử dụng trong quá trình nghiên cứu là phương pháp luận của chủ nghĩa MácLênin. Những phương pháp cụ thể được áp dụng là phân tích và tổng hợp, hệ thống lịch sử, so sánh, tư duy logic kinh tế nhằm làm rõ những vấn đề đưa ra. 5. Bố cục của khóa luận. Ngoài mục lục, lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung nghiên cứu của khóa luận được kết cấu gồm 3 chương:

Trang 1

KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

-*** -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại

ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG

XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020

Họ và tên sinh viên : Lê Thị Nhẫn

Trang 2

MỤC LỤC

Trang 3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Tên tiếng Anh Giải nghĩa tiếng Việt

APEC Asia Pacific Economic

Co-operation

Tổ chức diễn đàn hợp tác kinh tếchâu Á-Thái Bình DươngASEAN Association of South-East AsiaNations Hiệp hội các quốc gia Đông NamÁASEM Asia-Europe Meeting Diễn đàn hợp tác kinh tế Á-ÂuBenilux Liên minh kinh tế giữa các nướcBỉ, Hà Lan, LucxambuaCEPT Common Effective

Preferential Tariff

Danh mục ưu đãi thuế quan có hiệu

lực chung

EFTA European Free TradeAssociation Khu vực mậu dịch tự do châu ÂuEMU European Monetary Union Liên minh tiền tệ châu ÂuFTA Free Trade Area Khu vực tự do hóa thương mạiGDP Gross Domestic Production Tổng sản phẩm quốc dân

GSP Generalized System of

Preferences Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập

NAFTA North American Free Trade

Association Hiệp định mậu dịch tự do Bắc MỹTNCs Trans National Corporations Công ty xuyên quốc giaWTO World Trade Organisation Tổ chức thương mại quốc tế

DANH MỤC BẢNG

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

1.Lý do lựa chọn đề tài

Nền kinh tế thế giới bước sang thế kỷ XXI cùng với tốc độ tăng trưởngmạnh mẽ và không ngừng biến đổi theo xu hướng khu vực hoá, toàn cầu hóa.Các nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới ngày càng phụ thuộc chặt chẽ vớinhau Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta đã xác định rõ chủ trương chủđộng hội nhập nền kinh tế quốc tế, chủ động và tích cực thâm nhập vào thịtrường quốc tế, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu; củng cố và mở rộng thị phầnhàng hóa Việt Nam tại thị trường truyền thống; tạo bước đột phá mở rộng cácthị trường xuất khẩu mới có tiềm năng, đề ra mục tiêu phấn đầu đạt tổng kimngạch xuất khẩu hàng hóa đến năm 2020 tăng gấp trên 3 lần năm 2010, bìnhquân đầu người đạt trên 2.000 USD, cán cân thương mại được cân bằng (TheoQuyết định số 2471/QĐ-TTg Phê duyệt chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóathời kì 2010-2020, định hướng đến năm 2030 của Thủ tướng chính phủ)

Trong những năm vừa qua, cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam đãđược chuyển dịch theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa Tuy vậy, cơ cấu thịtrường hiện tại vẫn tồn tại nhiều yếu tố bất ổn, có khả năng ảnh hưởng tới mụctiêu tăng trưởng kinh tế của nước ta trong những năm sắp tới Đối với một nềnkinh tế khi phát triển theo chiến lược hướng về xuất khẩu, ngoài việc tập trungphát triển sản xuất hàng xuất khẩu thì vấn đề thị trường tiêu thụ đầu ra cho sảnphẩm là rất bức thiết và quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự thành cônghay thất bại của việc thực hiện chiến lược Trong bối cảnh Việt Nam tham giathị trường thế giới muộn khi thị trường thế giới về cơ bản đã có sự phân chia vàcạnh tranh gay gắt, muốn vươn ra thị trường thế giới, phát triển thị trường và

mở rộng thị phần, Việt Nam phải xây dựng được chiến lược phát triển thịtrường xuất khẩu trong một tầm nhìn dài hạn Đây cũng là vấn đề nhận được rấtnhiều sự quan tâm trong giai đoạn hiện nay

Xuất phát từ tình hình trên, em đã chọn đề tài “Định hướng chuyển dịch cơ

cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020” làm đề tài khoá luận

tốt nghiệp của mình

Trang 5

2.Mục đích nghiên cứu của đề tài.

Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận, phân tích tình hình kinh tế trong nước,các quan điểm của Nhà nước về đa dạng thị trường cũng như các xu hướngphát triển của thương mại quốc tế, từ đó đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấuthị trường xuất khẩu và đề xuất phương hướng, giải pháp chuyển dịch cơ cấuthị trường xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn của quátrình chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trongthời gian qua Chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu bao gồm rất nhiều yếu

tố cấu thành cần phải nghiên cứu, nhưng trong phạm vi của khóa luận này, tácgiả chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề liên quan tới cơ cấu thị trường xuất khẩuxét theo khu vực địa lý, trong đó đặc biệt quan tâm đến dự báo cơ cấu thịtrường và định hướng chính sách phát triển một số thị trường xuất khẩuchính của Việt Nam trong giai đoạn tới bởi vì vấn đề thị trường là một trongnhững căn cứ quan trọng để thực hiện chiến lược hướng về xuất khẩu củaNhà nước

Về mặt thời gian, khóa luận giới hạn phạm vi nghiên cứu cơ cấu thị trườngxuất khẩu của Việt Nam kể từ sau đổi mới (năm 1986) đến nay và đưa ra dựbáo và đề xuất giải pháp điều chỉnh cơ cấu thị trường xuất khẩu đến năm 2020

4.Phương pháp nghiên cứu.

Phương pháp chung được sử dụng trong quá trình nghiên cứu là phươngpháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin Những phương pháp cụ thể được áp dụng

là phân tích và tổng hợp, hệ thống lịch sử, so sánh, tư duy logic kinh tế nhằmlàm rõ những vấn đề đưa ra

5.Bố cục của khóa luận.

Ngoài mục lục, lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dungnghiên cứu của khóa luận được kết cấu gồm 3 chương:

Trang 6

Chương 1 : Lý luận chung về cơ cấu thị trường xuất khẩu.

Chương 2 : Thực trạng cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây.

Chương 3 : Định hướng và một số biện pháp để đẩy mạnh chuyển dịch

cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam.

Hàng hoá và thị trường là những lĩnh vực đầy biến động, đồng thời các vấn

đề lý luận và thực tiễn liên quan đến cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu là mộtvấn đề phức tạp Do hạn chế về mặt thời gian và vốn kiến thức hạn hẹp nênmặc dù đã rất cố gắng, khoá luận khó tránh khỏi thiếu sót Em rất mong nhậnđược sự chỉ bảo của các thầy cô để khóa luận được hoàn chỉnh hơn

Qua khoá luận tốt nghiệp này, em xin được bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy

cô giáo trường Đại học Ngoại thương, những người đã trang bị cho em nhữngkiến thức quý báu về kinh tế, xã hội trong suốt hơn bốn năm học tập tại Nhàtrường Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo TS Nguyễn Xuân

Nữ, người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, cung cấp tài liệu và nhiều kinhnghiệm quí báu

Hà Nội, tháng 05 năm 2012 Sinh viên

Lê Thị Nhẫn

Trang 7

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU

1.1 Khái niệm và đặc điểm của thị trường xuất khẩu

1.1.1 Khái niệm thị trường xuất khẩu

Việc mua bán, trao đổi hàng hóa được thực hiện thông qua thị trường Kháiniệm thị trường gắn liền với sự ra đời và phát triển của nền kinh tế hàng hóa.Khái niệm thị trường đã được nghiên cứu trong khá nhiều các lĩnh vực khácnhau Nói đến thị trường là ta hình dung ra đó là nơi xảy ra các hoạt động kinhdoanh "Thị trường " chính là một phạm trù của kinh tế hàng hoá Thuật ngữ

"thị trường" được rất nhiều nhà nghiên cứu kinh tế định nghĩa Song cho đếnnay vẫn chưa có một khái niệm nào mang tính khái quát thống nhất và trọn vẹn

Vì trong mỗi thời kì phát triển, trên mỗi khía cạnh, lĩnh vực thị trường lại được

định nghĩa một cách khác nhau Theo trường phái Cổ điển thì: “Thị trường là nơi diễn ra các trao đổi, mua bán hàng hoá” Theo định nghĩa này thì thị

trường được ví như “một cái chợ”, có đầy đủ không gian và thời gian, dunglượng cụ thể, xong nó chỉ phù hợp với thời kì sản xuất chưa phát triển các hìnhthức mua bán trao đổi còn đơn giản Khi nền kinh tế hàng hoá phát triển tớitrình độ cao, các hình thức mua bán trao đổi trở lên phức tạp đa dạng phongphú thì khái niệm này không còn phù hợp Theo khái niệm hiện đại (P.A

SAMUELSON ) thì : "Thị trường là một quá trình mà trong đó người mua và người bán một thứ hàng hoá tác động qua lại với nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá" (Paul Samuelson, 2001) Như vậy, thị trường là tổng thể các

quan hệ về lưu thông hàng hoá, lưu thông tiền tệ, các giao dịch mua bán và cácdịch vụ Khái niệm này đã " lột tả" được bản chất của thị trường trong thời kỳphát triển này, song khái niệm này mới chỉ đứng trên khía cạnh của nhà phântích kinh tế nói về thị trường chưa giúp cho doanh nghiệp xác định được mục

tiêu của mình Theo MC CARTHY: “Thị trường có thể hiểu là một nhóm khách hàng tiềm năng với những nhu cầu tương tự (giống nhau) và những người bán đưa ra sản phẩm khác nhau với cách thức khác nhau để thoả mãn nhu cầu đó” Khái niệm này không những nói lên được bản chất của thị trường

Trang 8

mà còn giúp cho doanh nghiệp xác định được mục tiêu, phương hướng kinhdoanh của mình: Đó là hướng tới khách hàng, mục tiêu tìm mọi cách thoả mãnnhu cầu của khách hàng để đạt được lợi nhuận tối đa.

Theo quan điểm của Kinh tế học thì thị trường là tổng thể cung và cầu củamột loại hàng hóa nhất định trong một thời gian và không gian cụ thể Đứngtrên giác độ quản lý của một doanh nghiệp thì khái niệm thị trường phải đượcgắn liền với các nhân tố kinh tế tham gia vào thị trường như : người mua, ngườibán, người phân phối… và những hành vi cụ thể của họ Hành vi cụ thể củangười mua, người bán đối với một sản phẩm cụ thể còn chịu sự tác động củanhiều yếu tố tâm lý và điều kiện giao dịch

Thị trường có nhiều vai trò khác nhau Thứ nhất, thị trường là điều kiện vàmôi trường của sản xuất Các chủ thể kinh tế thông qua thị trường để mua bánhàng hóa, dịch vụ Không có thị trường thì việc trao đổi, mua bán hàng hóakhông thể tiến hành được Thứ hai, thị trường là nơi kiểm tra chất lượng,chủng loại, số lượng của hàng hóa Nói cách khác, thị trường chính là nơi điềutiết quá trình sản xuất và kinh doanh Cuối cùng, thị trường là nơi diễn ra sựcạnh tranh giữa các chủ thể của nền kinh tế để xác định giá cả và sản lượnghàng hóa

Như vậy, có thể thấy rằng, dù theo quan điểm nào thì mỗi khái niệm về thịtrường cũng đều phản ảnh mặt này hay mặt khác của bản chất kinh tế thị

trường Một cách khái quát nhất, chúng ta có thể hiểu rằng : “Thị trường là tập hợp tất cả người mua thực sự và tiềm năng (bao gồm doanh nghiệp và cá nhân) có tác động qua lại với người bán để quyết định giá cả và số lượng hàng hóa” Thị trường là phạm trù của nền sản xuất và lưu thông hàng hóa,

phản ánh mối quan hệ cung cầu và các mối quan hệ, thông tin kinh tế kỹ thuậtgắn với mối quan hệ đó Thị trường chính là cầu nối giữa sản xuất và tiêu thụ

và là nơi để các doanh nghiệp, các nhà sản xuất nhìn nhận, đánh giá hoạt độngkinh doanh của mình

Xuất khẩu hàng hóa, theo Luật Thương mại năm 2005, là việc hàng hóađược đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trênlãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của phápluật Hoạt động xuất khẩu là hoạt động buôn bán hàng hóa, dịch vụ cho người

Trang 9

hoặc tổ chức nước ngoài nhằm thu ngoại tệ, có thể là ngoài tệ của một hoặc cảhai quốc gia Hoạt động xuất khẩu là hoạt động cơ bản trong ngoại thương Nó

đã xuất hiện từ sớm trong lịch sử phát triển của xã hội và ngày càng phát triểnmạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu Hình thức sơ khai của xuất khẩu chỉ làhoạt động trao đổi hàng hóa nhưng cho đến nay nó đã phát triển rất mạnh vàđược biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau

Theo quy ước của Liên hợp quốc và Tổ chức thương mại thế giới

(WTO), hàng hóa xuất khẩu là những sản phẩm hàng hóa hữu hình được sản xuất hoặc gia công tại các cơ sở sản xuất, gia công và các khu chế xuất với mục đích để xuất khẩu (tiêu thụ tại thị trường ngoài nước) Điểm khác nhau

giữa hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa tiêu dùng trong nước là ở chỗ hàng hóaxuất khẩu phải đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng nước nhập khẩu

và những quy định về nhập khẩu của nước nhập khẩu Do đó, chất lượng củahàng hóa xuất khẩu phải cao và có tính cạnh tranh ở nước nhập khẩu

Nếu căn cứ vào quốc tịch của người mua và người bán, thị trường có thểđược phân chia thành thị trường nội địa và thị trường nước ngoài Thị trườngnội địa là thị trường mà người mua và người bán có cùng quốc tịch Thị trườngnước ngoài, hay còn gọi là thị trường xuất khẩu, là thị trường mà người mua

và người bán có quốc tịch khác nhau

Thị trường xuất khẩu được định nghĩa khái quát như sau : “Thị trường xuất khẩu là thị trường trong đó người mua và người bán có quốc tịch khác nhau, hoạt động với nhau để xác định giá cả, số lượng hàng hóa theo tiêu chuyển quốc tế, mua bán theo hợp đồng với khối lượng lớn, thanh toán chủ yếu bằng ngoại tệ mạnh và phải làm thủ tục hải quan qua biên giới Xuất khẩu hàng hóa bao gồm xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp ( Đào Ngọc Tiến, 2009).

Thị trường xuất khẩu bao gồm tất cả các khách hàng tiềm năng nằm ngoài biêngiới quốc gia có cùng nhu cầu và mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năngtham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn đó

Trang 10

1.1.2 Đặc điểm của thị trường xuất khẩu

Trước hết, thị trường xuất khẩu mang đầy đủ đặc điểm của một thị trường.Nói đến thị trường là nói đến các yếu tố cung, cầu, người bán, người mua và cácmối quan hệ giữa các yếu tố đó Thị trường có những đặc điểm sau:

_ Thị trường bao gồm cung và cầu của một loại mặt hàng hoặc một nhóm mặt hàng nào đó.

_ Thị trường gắn với quá trình lưu thông và là một khâu quan trọng của quá trình tái sản xuất xã hội.

_ Thị trường là nơi diễn ra hoạt động mua bán hàng hóa, đồng thời cũng là nơi thể hiện mối quan hệ hàng hóa - tiền tệ.

Nền sản xuất hàng hóa ra đời và tồn tại dựa trên việc phân công lao động xãhội và sự khác nhau về kinh tế giữa những người sản xuất với nhau do sự khácbiệt giữa tư liệu sản xuất Nhờ sự phân công lao động xã hội cùng với sự chuyênmôn hóa cao trong sản xuất mà nền kinh tế hàng hóa đã trở thành nền kinh tế thịtrường Nền kinh tế thị trường chịu tác động của nhiều quy luật khách quan, tiêubiểu là :

_ Quy luât cung, cầu cho thấy mối quan hệ mật thiết và tác động qua lại giữa hai

lực lượng cơ bản của thị trường (cung và cầu) Thị trường luôn tồn tại nhữngnhu cầu hiện hữu và tiềm năng mà các doanh nghiệp cần phải xuất phát từnhững nhu cầu đó để tổ chức sản xuất, kinh doanh hiệu quả

_ Quy luật giá trị thể hiện sự vận động của giá cả trên thị trường : giá cả vận động

xung quanh trục giá trị trung bình của nền sản xuất xã hội Quy luật này chỉ rarằng các nhà sản xuất kinh doanh phải sản xuất và giao đổi một cách bình đẳng

và ngang giá

_ Quy luật canh tranh chính là quy luật lợi ích trong nền kinh tế thị trường Quy

luật này chỉ ra sự cạnh tranh gay gắt của các chủ thể trong nền kinh tế khi thamgia thị trường Họ luôn tìm cách giành giật những điều kiện tốt nhất về sản xuấthoặc tiêu thụ Cạnh tranh diễn ra giữa những người mua hoặc những người bánvới nhau, hoặc giữa người mua và người bán về phương diện chất lượng và giá

cả của sản phẩm và dịch vụ mang ra mua bán, trao đổi

_ Quy luật lưu thông tiền tệ chỉ ra rằng : khối lượng tiền tệ lưu thông và tổng giá trị

hàng hóa lưu thông trên thị trường phải phù hợp với nhau, nếu không thì quátrình lưu thông sẽ bị ách tắc khiến nền kinh tế mất ổn định

Trang 11

Ngoài những đặc điểm chung của thị trường nêu trên, thị trường xuất khẩucòn mang những đặc điểm riêng, đó là :

_ Thị trường xuất khẩu thường có quy mô lớn hơn thị trường nội địa Nếu như thị

trường nội địa bị giới hạn bởi dân số của quốc gia đó thì thị trường xuất khẩu cóthể bao gồm hầu hết các quốc gia còn lại trên thế giới Do đó, quy mô của thịtrường xuất khẩu lớn hơn nhiều so với năng lực sản xuất của doanh nghiệp._ Thị trường xuất khẩu phức tạp hơn thị trường nội địa Không giống như thị

trường nội địa, thị trường xuất khẩu bao gồm rất nhiều yếu tố nằm ngoài biêngiới nước xuất khẩu nên mức độ phức tạp của thị trường này cũng lớn hơnnhiều so với thị trường nội địa Không chỉ thể hiện ở sự khác biệt trong văn hóa,dẫn đến sự khác nhau trong tập quán tiêu dùng, tính phức tạp của thị trườngxuất khẩu còn thể hiện ở việc hàng hóa xuất khẩu phải chịu sự điều chỉnh củacác quy định của quốc tế, những rào cản thuế quan và phi thuế quan do chínhphủ các nước nhập khẩu đề ra Mặc dù hiện nay, các quốc gia trên thế giới đềucam kết cắt giảm thuế quan, loại bỏ dần các rào cản phi thuế quan nhưng do nhucầu bảo vệ nền sản xuất trong nước nên các quốc gia vẫn duy trì những rào cảnthương mại này Điều này gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp khimuốn thâm nhập vào thị trường nước ngoài

_ Thị trường xuất khẩu có khoảng cách địa lý xa hơn nhiều so với thị trường nội địa Do đó, chi phí vận tải và bảo hiểm từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu

cũng là một vấn đề mà các doanh nghiệp xuất khẩu cần phải quan tâm khi xuấtkhẩu hàng hóa ra nước ngoài Hiện nay, nhờ sự tiến bộ và phát triển của khoahọc công nghệ, chi phí vận chuyển hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển, đườnghàng không đã giảm đi đáng kể Tuy nhiên, không thể loại bỏ hoàn toànnhững chi phí này

1.1.3 Phân loại thị trường xuất khẩu

Để có thể xác định được chiến lược xuất khẩu hàng hóa phù hợp, việc tìmđược khu vực thị trường xuất khẩu thích hợp là hết sức quan trọng Việc phânloại thị trường xuất khẩu giúp các doanh nghiệp có thể lựa chọn các phươngthức kinh doanh phù hợp đối với từng thị trường cụ thể Do đó việc phân loại

Trang 12

thị trường xuất khẩu là rất cần thiết Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loạithị trường xuất khẩu:

Căn cứ vào mối quan hệ trực tiếp hay gián tiếp với khách hàng:

+ Thị trường xuất khẩu trực tiếp là thị trường mà các doanh nghiệp trực tiếptiến hành hoạt động kinh doanh xuất khẩu vào thị trường mà không thông quatrung gian xuất nhập khẩu

+ Thị trường xuất khẩu gián tiếp xuất hiện khi doanh nghiệp không cóquyền hoặc không có điều kiện xuất khẩu trực tiếp mà phải thông qua các trunggian như đại lý xuất nhập khẩu, hãng xuất khẩu trong nước hay nước ngoài…

Căn cứ vào vị trí địa lý : có thể phân chia thị trường xuất khẩu thành các thị trường có quy mô lớn nhỏ khác nhau

+ Thị trường châu lục : gồm những nước nằm trong cùng một châu lục vớiquốc gia xuất khẩu Thị trường này có đặc điểm là khoảng cách địa lý khôngquá xa với nước xuất khẩu Bên cạnh đó, cơ cấu kinh tế của thị trường nàythường mang tính chất bổ sung, do đó rất dễ dàng thâm nhập thị trường này.+ Thị trường khu vực : gồm các nước nằm trong một khu vực với quốc giaxuất khẩu Thị trường này có vị trí địa lý tương đối gần và có thói quen tiêudùng tương tự nhau

+ Thị trường ngoài châu lục : gồm các nước ở châu lục khác, có vị trí địa lý

xa, khác biệt lớn về hành vi tiêu dùng và tập quán văn hóa

Căn cứ vào mức độ quan tâm và tính ưu tiên trong chính sách phát triển thị trường của nước xuất khẩu với các thị trường xuất khẩu:

+ Thị trường xuất khẩu tương hỗ : là thị trường mà trong đó nước xuất khẩu

và nước nhập khẩu sẽ dành cho nhau những ưu đãi trong hoạt động xuất nhậpkhẩu hàng hóa

+ Thị trường xuất khẩu trọng điểm : là thị trường mà nước xuất khẩu sẽ chútrọng đến để khai thác chủ yếu và lâu dài

Căn cứ vào mức độ mở cửa thị trường, mức độ bảo hộ của chính phủ mỗi nước đối với hàng hóa nhập khẩu, khả năng xâm nhập thị trường của hàng hóa nhập khẩu :

+Thị trường khó tính : mức độ bảo hộ của chính phủ nước nhập khẩu tươngđối cao, khả năng xâm nhập vào thị trường này tương đối khó

+Thị trường dễ tính : mức độ bảo hộ của chính phủ nước nhập khẩu tươngđối thấp, khả năng xâm nhập vào thị trường này tương đối dễ dàng, không quákhó khăn

Trang 13

Căn cứ vào mặt hàng xuất khẩu: có thể phân chia thị trường xuất khẩu thành rất nhiều thị trường khác nhau, ví dụ như:

+Thị trường xuất khẩu hàng may măc

+Thị trường xuất khẩu hàng nông sản

+Thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

+Thị trường xuất khẩu hàng thủy sản

Căn cứ vào các thỏa thuận thương mại cấp chính phủ giữa các quốc gia về xuất nhập khẩu hàng hóa và các yêu cầu của các đối tác thương mại về việc có hạn chế hay không về nhập khẩu hàng hóa:

+Thị trường xuất khẩu theo hạn ngạch : doanh nghiệp cần xin hoặc mua hạnngạch, xuất khẩu hàng hóa theo hạn ngạch được cấp

+Thị trường xuất khẩu không theo hạn ngạch : doanh nghiệp không bị giớihạn về số lượng hàng hóa được phép xuất khẩu, doanh nghiệp có thể xuất khẩuhàng hóa với số lượng tùy theo khả năng của mình và nhu cầu của người mua

Căn cứ vào lịch sử quan hệ ngoại thương giữa các quốc gia:

+ Thị trường truyền thống là thị trường mà doanh nghiệp có quan hệ làm ănlâu dài và khá ổn định

+ Thị trường mới là thị trường mà doanh nghiệp mới thiết lập quan hệ làm

ăn và có tiềm năng phát triển trong tương lai

Căn cứ vào tỷ trọng sức mua của thị trường :

+ Thị trường xuất khẩu chính : là thị trường mà tại đó, số lượng hàng hóabán ra chiếm đại đa số so với tổng khối lượng hàng hóa đưa ra thị trường đểtiêu thụ của doanh nghiệp

+ Thị trường xuất khẩu phụ : là thị trường có khối lượng hàng hóa bán rathấp so với tổng khối lượng hàng hóa tiêu thụ Thị trường này có tính chất bổsung, giới thiệu và quảng bá sản phẩm cho doanh nghiệp

Căn cứ vào trình độ phát triển và nhu cầu của thị trường:

+ Thị trường phát triển cao : gồm những nước có trình độ phát triển cao.Một số nước tiêu biểu cho khu vực này như Mỹ, EU, Đông Bắc Á Đây là cácquốc gia đi đầu trong việc nghiên cứu và ứng dụng thành tựu và tiến bộ về kỹthuật công nghệ, đồng thời có vị trí áp đảo nhờ lợi thế cạnh tranh xuất phát từyếu tố công nghệ Hàng hóa muốn xâm nhập vào thị trường này cần có chấtlượng cao, được sản xuất trên công nghệ tiên tiến, đồng thời đáp ứng đượcnhững yêu cầu khắt khe về mặt kỹ thuật của khu vực thị trường này

Trang 14

+ Thị trường các nước đang phát triển : tiêu biểu như các nước trong khốiASEAN Nhu cầu của thị trường này bao gồm những sản phẩm đáp ứng nhucầu cá nhân, gia đình và sản xuất với hàm lượng công nghệ ở mức trung bình.+ Thị trường các nước kém phát triển : tiêu biểu như một số quốc gia ở châuPhi như Uganda, Tanzania, Zambia…Hàng hóa tiêu thụ được ở những quốc gianày thường có giá cả tương đối thấp và yêu cầu về công nghệ và chất lượng sảnphẩm không quá cao.

1.1.4 Vai trò của thị trường xuất khẩu hàng hóa

Thị trường gắn liền với quá trình lưu thông và là một khâu tất yếu trong quátrình tái sản xuất xã hội Do đó, nó có vai trò hết sức quan trọng đối với sự pháttriển của nền kinh tế vì nếu không có thị trường thì cũng có nghĩa là không có sựlưu thông hàng hóa Thị trường luôn là mục tiêu mà mỗi doanh nghiệp muốnthâm nhập và chiếm lĩnh lấy Đối với một doanh nghiệp xuất nhập khẩu, việc mởrộng thị trường xuất khẩu giữ vai trò chủ đạo, thể hiện qua những điểm sau:

Thứ nhất, việc mở rộng thị trường xuất khẩu giúp doanh nghiệp phân tán rủi

ro Thị trường nước ngoài tiềm ẩn rất nhiều yếu tố rủi ro mà doanh nghiệp khôngthể lường trước được Các yếu tố rủi ro này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khácnhau như sự thay đổi chính sách nhập khẩu, biến động kinh tế, chính trị, thiên tai,khủng bố…ở quốc gia nhập khẩu Do vậy, để giảm thiểu rủi ro trong hoạt độngkinh doanh, các doanh nghiệp cần phải tích cực tìm kiếm và mở rộng thị trườngxuất khẩu

Thứ hai, thị trường xuất khẩu giúp doanh nghiệp mở rộng khả năng tiêu thụ

sản phẩm Khi mới bắt đầu kinh doanh, các doanh nghiệp chỉ tiến hành các hoạtđộng kinh doanh ở thị trường trong nước Tuy nhiên, khi doanh nghiệp đạt đếnmột quy mô đủ lớn, thị trường nội địa sẽ trở nên nhỏ bé Điều này dẫn đến mộtnhu cầu tất yếu là phải vươn ra các thị trường nước ngoài Mục đích của việc này

là mở rộng được thị trường tiêu thụ hàng hóa sang các quốc gia khác chứ khôngchỉ phụ thuộc vào thị trường nhỏ bé ở trong nước Xuất khẩu là một trong nhữngcon đường quen thuộc để doanh nghiệp đẩy mạnh việc tiêu thụ hàng hóa, nhờ đó

mà doanh nghiệp có điều kiện mở rộng quy mô, phát triển sản xuất ( lợi thế theo

Trang 15

quy mô sẽ làm chi phí sản xuất giảm) Do vậy, đối với doanh nghiệp xuất khẩuhàng hóa thì việc thâm nhập và mở rộng thị trường xuất khẩu là điều kiện tiênquyết dẫn tới thành công của doanh nghiệp.

Thứ ba, thị trường xuất khẩu trực tiếp điều tiết việc sản xuất kinh doanh các

mặt hàng xuất khẩu Nói cách khác, thị trường xuất khẩu giúp doanh nghiệp đadạng hóa mặt hàng xuất khẩu do các thị trường khác nhau có nhu cầu về hànghóa nhập khẩu khác nhau Để đạt được mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận, doanhnghiệp cần phải thõa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng, từ đó tăng khả năngtiêu thụ sản phẩm Việc quyết định cung ứng sản phẩm gì, bằng phương thứcnào, cho ai là do nhu cầu của thị trường quyết định Chính sách khách hàng sẽđịnh hướng cho chính sách về sản phẩm xuất khẩu, chính sách giá cả cho phùhợp với từng thị trường xuất khẩu

Ngày nay, dưới sự tác động mạnh mẽ của các xu hướng vận động của nềnkinh tế thế giới, đặc biệt là sự tác động ngày càng tăng của xu hướng khu vựchóa và toàn cầu hóa, đối với nền kinh tế của từng quốc gia và thế giới, việc thamgia vào thị trường nước ngoài là hết sức quan trọng Đối với các quốc gia, thamgia vào thị trường nước ngoài có tác động tích cực trong việc tham gia sâu rộngvào quá trình liên kết kinh tế, phân công lao động xã hội, hội nhập vào thị trườngtoàn cầu Bên cạnh đó, việc tham gia vào thị trường nước ngoài giúp các nướckém phát triển có cơ hội cải tiến lại cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa,hiện đại hóa, tạo cơ hội cho việc phân phối lại các nguồn lực trong nước và thuhút các nguồn lực bên ngoài cho việc phát triển các lĩnh vực, các ngành của nềnkinh tế quốc dân một cách hiệu quả

Như vậy, việc tham gia vào thị trường nước ngoài và mở rộng thị trườngtrở thành một nhu cầu tất yếu và phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.Mặc dù vậy, khi thâm nhập thị trường nước ngoài, các doanh nghiệp xuất khẩuphải hết sức thận trọng trong việc nghiên cứu kỹ thị trường mới có thể tránh khỏinhững tổn thất có thể xảy ra khi tham gia thị trường quốc tế đầy yếu tố rủi ro vàcạnh tranh ngày nay

Trang 16

1.2 Cơ cấu thị trường xuất khẩu

1.2.1 Khái niệm cơ cấu thị trường xuất khẩu

Trong triết học duy vật biện chứng, cơ cấu là khái niệm dùng để chỉ cáchthức tổ chức bên trong của một hệ thống, biểu hiện sự thống nhất của các mốiquan hệ qua lại, vững chắc giữa các bộ phận của nó Trong khi chỉ rõ mối quan

hệ biện chứng giữa bộ phận và toàn thể, nó biểu hiện như là một thuộc tính của

sự vật hiện tượng và biến đổi cùng sự vật, hiện tượng

Cũng như vậy, đối với một nền kinh tế, khi xem xét nó là một hệ thốngphức tạp thì có thể thấy rất nhiều bộ phận và các kiểu cơ cấu hợp thành, tùytheo các tiếp cận khi nghiên cứu hệ thống đó Sự vận động và phát triển củanền kinh tế theo thời gian bao hàm sự thay đổi của các bộ phận bên trong Do

vậy, cơ cấu kinh tế chính là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế với vị trí, tỷ trọng tương ứng và mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành Xuất phát từ khái niệm cơ cấu, chúng ta có thể hiểu : “Cơ cấu thị trường xuất khẩu là một tổng thể hệ thống thị trường xuất khẩu bao gồm nhiều yếu tố

có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau trong một khoảng không gian và thời gian nhất định, và những điều kiện kinh tế xã hội nhất định, được biểu hiện cả mặt định tính và định lượng, cả về số lượng lẫn chất lượng, phù hợp với mục tiêu được xây dựng của nền kinh tế” ( Đào Ngọc Tiến, 2009) Hiểu một cách đơn giản, cơ cấu thị trường xuất khẩu là tổng thể các khu vực, các thị trường xuất khẩu trong kim ngạch xuất khẩu với vị trí, tỷ trọng

tương ứng và mối liên hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành.

Cùng với sự phát triển hoạt động xuất khẩu, cơ cấu thị trường luôn thay đổi

Chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu chính là sự thay đổi tỷ trọng và tương quan giữa các thị trường xuất khẩu Điều chỉnh cơ cấu thị trường xuất khẩu là

sự tác động của chính phủ nhằm thay đổi tỷ trọng và tương quan giữa các thị trường xuất khẩu phù hợp với các mục tiêu phát triển xuất khẩu ( Đào Ngọc

Tiến, 2009)

Hai yếu tố xác định phạm vi của một thị trường là thị trường địa lý và thịtrường sản phẩm Do vậy, khi phân tích cơ cấu thị trường xuất khẩu, chúng ta

Trang 17

cần phải chú ý tới cơ cấu thị trường xuất khẩu theo khu vực địa lý và cơ cấu thịtrường xuất khẩu theo mặt hàng Tuy nhiên, trong phạm vi của khóa luận này,

cơ cấu thị trường xuất khẩu được nghiên cứu theo khu vực địa lý

1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu thị trường xuất khẩu

1.2.2.1 Yếu tố ảnh hưởng đến cung

Sự chênh lệch trong luồng xuất khẩu sang các thị trường khác nhau tạo nên

cơ cấu thị trường xuất khẩu, do đó các yếu tố ảnh hưởng tới luồng xuất khẩucũng là các yếu tố ảnh hưởng tới cơ cấu thị trường xuất khẩu Một yếu tố ảnhhưởng khác nhau tới luồng xuất khẩu sang các thị trường khác nhau thì yếu tốnày sẽ trở thành một yếu tố tác động đến cơ cấu thị trường xuất khẩu

Nhóm yếu tố ảnh hưởng tới cung không ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu thịtrường xuất khẩu Ví dụ, nếu GDP của nước xuất khẩu tăng sẽ tạo điều kiện đẩymạnh xuất khẩu sang tất cả các nước còn lại mà không gây tác động đặc biệt đốivới bất kỳ thị trường nào Mặc dù vậy, nếu xét một cách gián tiếp thì sự tươngđồng về cơ cấu kinh tế sẽ có thể ảnh hưởng tới cơ cấu thị trường xuất khẩu Ví

dụ như GDP của một nông nghiệp tăng lên chủ yếu do sản lượng hàng nông sảntăng lên sẽ có thể làm tăng khả năng xuất khẩu sang những nước đang có nhucầu nhập khẩu hàng nông sản mà khó có khả năng xuất khẩu sang các nước có

cơ cấu kinh tế tương tự (tức là các nước nông nghiệp)

1.2.2.2 Yếu tố ảnh hưởng tới cầu

Khi thu nhập của người dân tăng lên thì nhu cầu tiêu dùng sản phẩm cũng có

xu hướng tăng lên, kéo theo nhu cầu về hàng hóa nhập khẩu Vì lý do này màcác doanh nghiệp xuất khẩu thường hướng sản phẩm của mình tới các quốc gia

có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, sức mua lớn Mặc dù vậy, thu nhập khôngphải là yếu tố duy nhất quyết định đến cầu của đối tác Bên cạnh yếu tố thunhập, yếu tố thị hiếu của người dân nước nhập khẩu tới hàng hóa của nước xuấtkhẩu có vai trò quan trọng không kém Các yếu tố về cầu của thị trường nướcngoài vượt ra khỏi phạm vi tác động của nước xuất khẩu

1.2.2.3 Các yếu tố thuận lợi, khó khăn

Yếu tố khoảng cách địa lý giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu

Trang 18

Do chi phí bảo hiểm và vận tải là một bộ phận không nhỏ cấu thành nên giábán của sản phẩm tại thị trường nhập khẩu nên yếu tố khoảng cách có ảnhhưởng không nhỏ tới việc xác định cơ cấu thị trường xuất khẩu Nếu khoảngcách giữa quốc gia xuất khẩu và quốc gia nhập khẩu càng gần thì chi phí vậntải và bảo hiểm càng giảm đi Điều này sẽ khiến giá cả hàng hóa xuất khẩu thấphơn so với trường hợp khoảng cách giữa hai quốc gia quá xa nhau, làm tăngkhả năng cạnh tranh của hàng hóa Do vậy, cơ cấu thị trường xuất khẩu thường

có xu hướng thiên về các thị trường gần, các thị trường trong khu vực

Chính sách của nước xuất khẩu cũng tác động tới cơ cấu thị trường xuất khẩu

của quốc gia đó Các quốc gia thường áp dụng một số chính sách khuyến khíchxuất khẩu như :

+ Chính sách xúc tiến xuất khẩu : gồm quảng cáo, tổ chức Hội chợ, triển lãm,xây dựng thương hiệu quốc gia…

+ Chính sách tạo nguồn hàng : gồm xây dựng mặt hàng xuất khẩu chủ lực,gia công xuất khẩu, đầu tư cho sản xuất hàng xuất khẩu Đây là những biệnpháp thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, dẫn tới thay đổi cơ cấu thị trườngxuất khẩu

+ Chính sách tài chính - tiền tệ : gồm trợ cấp xuất khẩu, ưu đãi thuế cho hoạtđộng xuất khẩu, chính sách tỷ giá hối đoái Đây là những biện pháp tác độngtrực tiếp đến kim ngạch xuất khẩu

Chính sách của nước nhập khẩu cũng là một yếu tố cần phải xem xét khi xác

định cơ cấu thị trường xuất khẩu Thông thường, nếu các yếu tố khác như nhau,các quốc gia xuất khẩu sẽ hướng tới các thị trường nhập khẩu có rào cản thươngmại thấp

1.2.2.4 Khả năng cạnh tranh trên thị trường

Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, đặcbiệt là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa, cạnh tranhtrở thành một vấn đề tất yếu và không thể tránh khỏi Trên thị trường xuấtkhẩu, quy luật cạnh tranh được thể hiện rõ nét hơn bất kì thị trường nào khác

Sự cạnh tranh thể hiện ở nhiều yếu tố như chất lượng, giá cả, mẫu mã, hìnhthức bán hàng…

Trang 19

Cơ cấu kinh tế thay đổi kéo theo sự thay đổi của lợi thế cạnh tranh Cónhững lợi thế cạnh tranh ở giai đoạn đầu phát triển trở thành điểm bất lợi ởnhững giai đoạn tiếp theo Trước đây, lợi thế so sánh tĩnh (bao gồm lợi thế vềnguồn lao động dồi dào, giá rẻ; nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, vị tríđịa lý thuận lợi…) có ảnh hưởng tích cực đến khả năng cạnh tranh của mộtquốc gia xuất khẩu Tuy nhiên, ngày nay những lợi thế này đã mất dần tính sắcbén trong cạnh tranh Các quốc gia muốn cạnh tranh hiệu quả phải dựa vào lợithế so sánh động (lợi thế về trình độ kỹ thuật và phát triển công nghệ dựa vàotri thức).

Cơ cấu thị trường xuất khẩu chịu tác động của yếu tố cạnh tranh ở chỗ : nếumột doanh nghiệp không thường xuyên nâng cao năng lực cạnh tranh, không cókhả năng cạnh tranh, cũng như không thay đổi lợi thế so sánh cho phù hợp với

sự thay đổi của cơ cấu kinh tế thì sẽ không thể đứng vững trên thị trường hiệnhữu, không thể đẩy mạnh được xuất khẩu vào thị trường trọng điểm Nếu khảnăng cạnh tranh của một quốc gia trong một thị trường nào đó thấp thì một kếtquả tất yếu là KNXK sẽ giảm, dẫn đến tỷ trọng của thị trường đó trong cơ cấuthị trường xuất khẩu có xu hướng giảm xuống

1.2.4.5 Tự do hóa thương mại và vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế

“Tự do hóa thương mại được hiểu là quá trình dỡ bỏ những cản trở đối vớihoạt động thương mại, bao gồm việc cắt giảm, tiến tới xóa bỏ thuế quan và hàngrào phi thuế quan, xóa bỏ mọi sự phân biệt đối xử, tạo lập môi trường thôngthoáng, thuận lợi nhằm thúc đẩy sự phát triển của hoạt động thương mại quốc tế”(Nguyễn Hồng Nhung, 2003)

Trên cơ sở lý thuyết lợi thế so sánh, lợi ích lớn nhất của tự do hóa thương mại

là thúc đẩy ngày càng nhiều nước tham gia buôn bán, trao đổi hàng hoá, từ đóthúc đẩy tăng trưởng kinh tế Với người tiêu dùng, hàng hoá lưu thông dễ dànghơn đem lại cho họ cơ hội lựa chọn hàng hoá tốt hơn với giá rẻ hơn (người tiêudùng ở đây có thể hiểu là cả những nhà sản xuất nhập khẩu nguyên vật liệu đểsản xuất ra những hàng hoá khác)

Trang 20

Tự do hóa thương mại có nhiều hình thức khác nhau, mỗi hình thức lại tácđộng đến cơ cấu thị trường xuất khẩu theo một cách khác nhau :

Tự do hóa thương mại đơn phương là việc các quốc gia chủ động cắt giảm vàxóa bỏ các rào cản thương mại của mình mà không cần quốc gia đối tác có hànhđộng tương tự đáp lại Mặc dù không phải là hình thức phổ biến của tự do hóathương mại nhưng nó đã góp phần mở rộng và đẩy nhanh tiến trình tự do hóathương mại trên thế giới Hình thức này có tác động gián tiếp đến cơ cấu thịtrường xuất khẩu

Tự do hóa thương mại đa phương trong khuôn khổ của WTO cũng có tác dụnggián tiếp tới cơ cấu thị trường xuất khẩu Đây là hình thức tự do hóa thương mạiquan trọng nhất hiện nay và có tác động mang tính quyết định đến quá trình tự

do hóa thương mại toàn cầu Hiện nay, hình thức tự do hóa này được hầu hếtcác quốc gia thành viên tham gia thực hiện

Tự do hóa thương mại song phương là hình thức hai quốc gia cùng nhau ký kếthiệp định hợp tác, cam kết dành cho nhau những ưu đãi về tiếp cận thị trường

và mở rộng hợp tác kinh tế giữa hai quốc gia Khác với hai hình thức trên, tự dohóa thương mại song phương có tác động trực tiếp đến cơ cấu thị trường xuấtkhẩu

Tự do hóa thương mại thông qua hội nhập khu vực là việc các quốc gia trongmột khu vực cùng nhau ký kết hiệp định hợp tác chung, trong đó cam kết sẽdành cho nhau những ưu đãi trong việc tiếp cận các thị trường quốc gia trongcùng khu vực thương mại tự do đó Cũng như hình thức tự do hóa thương mạisong phương, hình thức này có tác động trực tiếp tới cơ cấu thị trường xuấtkhẩu

Ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế trở thành một xu thế vận động tất yếucủa các nền kinh tế trên thế giới Dưới sự tác động mạnh mẽ của cuộc cáchmạng khoa học và công nghệ, quá trình khu vực hóa, quốc tế hóa và toàn cầuhóa càng diễn ra nhanh chóng hơn Hội nhập kinh tế là sự gắn kết nền kinh tế

Trang 21

của một quốc gia vào các tổ chức hợp tác kinh tế khu vực và toàn cầu, trong đó

có mối quan hệ giữa các quốc gia thành viên có sự giằng buộc theo những quyđịnh chung của khối Một cách khái quát, hội nhập kinh tế quốc tế là quá trìnhcác quốc gia thực hiện quy mô kinh tế mở, tự nguyện tham gia vào các định chếkinh tế và tài chính quốc tế, thực hiện thuận lợi hóa và tự do hóa thương mại,đầu tư và các hoạt động kinh tế đối ngoại

Hội nhập kinh tế quốc tế tác động tới cơ cấu thị trường xuất khẩu ở nhữngđiểm sau:

_Thứ nhất, xét theo yếu tố đầu vào của sản xuất thì các nền kinh tế trong quá trìnhhội nhập sẽ phụ thuộc một cách tương đối vào nhau Dù một quốc gia giàu cóhay phát triển đến đâu cũng không thể nào tự mình tự đáp ứng được nhu cầucủa chính mình Các nước đang phát triển có ưu thế hơn trong việc xuất khẩucác sản phẩm thâm dụng lao động, tài nguyên thiên nhiên lại có nhu cầu nhậpkhẩu các sản phẩm công nghệ cao, kinh nghiệm quản lý từ các nước phát triển

và ngược lại Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia sẽ có tác động đến cơcấu thị trường xuất khẩu

_Thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế giúp các nước mở rộng thị trường xuất khẩu.Hội nhập kinh tế quốc tế đồng nghĩa với việc hội nhập nền kinh tế toàn cầu.Thông qua quá trình hội nhập, các quốc gia được hưởng những ưu đãi về mậudịch, tận dụng thời cơ để khai thác và mở rộng thị trường Điều này có tác độngkhông nhỏ tới việc đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường nước ngoài, thâm nhậpvào thị trường mới, thực hiện đa phương hóa thị trường xuất khẩu, góp phầnchuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu

1.2.2.6 Các yếu tố khác

Ngoài những yếu tố kể trên, những yếu tố khác như sự va chạm thương mại,những biến cố bất ngờ xảy ra mà chúng ta không lường trước được cũng có ảnhhưởng không nhỏ tới cơ cấu thị trường xuất khẩu Khi doanh nghiệp tham giavào thị trường quốc tế thì những yếu tố này là không thể tránh khỏi Một ví dụ

Trang 22

điển hình là vụ kiện bán phá giá cá tra, cá basa của Mỹ đối với các doanh nghiệpxuất khẩu thủy sản Việt Nam trong năm 2008 Mức thuế chống bán phá giá mà

Bộ Thương mại Hoa Kỳ đưa ra đối với cá tra, cá basa nhập khẩu từ Việt Nam đãtăng lên hơn 20 % ( từ 37,86% đến 63,88% ) Sự kiện này đã làm thay đổi đáng

kể cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

Những nhân tố bất lợi khác, ví dụ như khủng hoảng tài chính - tiền tệ khuvực, chiến tranh, khủng bố, thiên tai, bão lụt… cũng ít nhiều ảnh hưởng tới tìnhhình cung cầu, sản lượng khai thác các mặt hàng xuất khẩu, từ đó tác động giántiếp đến cơ cấu thị trường xuất khẩu

Cuối cùng, cơ cấu thị trường xuất khẩu cũng phải chịu tác động của các nhân

tố chủ quan Đó là những chủ trương, chính sách phát triển thị trường của mỗiquốc gia Các quốc gia luôn phải đưa ra những chiến lược, định hướng thị trườngphù hợp với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế của quốc gia mình

Nói tóm lại, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới cơ cấu thị trường xuất khẩu, cảtác động tiêu cực lẫn tác động tích cực Các yếu tố này được chia thành nhữngnhân tố chủ quan và khách quan, tất yếu và ngẫu nhiên, cùng nhau tạo nên mộtbức tranh tổng thể về cơ cấu thị xuất khẩu của một quốc gia

1.3 Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu

Mỗi thị trường xuất khẩu đều có một đặc điểm riêng, vì vậy tác động của nótới hoạt động xuất khẩu và tăng trưởng của nền kinh tế cũng thể hiện ở các mức

độ khác nhau, bao gồm cả mặt tích cực và tiêu cực

Tác động tích cực gồm :

_ Thị trường xuất khẩu là nơi tiêu thụ phần lớn hàng hóa xuất khẩu.

_ Thị trường xuất khẩu là bàn đạp để hàng hóa xuất khẩu vươn ra thị trường thế giới và khu vực.

_ Thị trường xuất khẩu chứa đựng những tiềm năng có thể khai thác.

Những tác động tích cực này góp phần hỗ trợ tăng trưởng xuất khẩu và tăngtrưởng kinh tế Tuy nhiên, nếu một thị trường xuất khẩu nào đó chiếm tỷ trọngquá cao trong cơ cấu thị trường xuất khẩu có sự biến động mạnh thì chắc chắn

Trang 23

sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động xuất khẩu của một quốc gia, gâymất ổn định trong nền kinh tế.

Một cơ cấu thị trường xuất khẩu hợp lý là một cơ cấu phát huy được nhữngmặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực kể trên Nếu cơ cấu thị trường bấthợp lý, ví dụ như tỷ trọng của một thị trường nào đó quá cao trong khi tỷ trọngcủa những thị trường khác là quá thấp, thì sẽ dẫn tới những rủi ro khó lường, cótác động xấu tới hoạt động xuất khẩu

Trong xu thế tự do hóa thương mại, việc có một cơ cấu thị trường hợp lý vôcùng quan trọng Nó sẽ :

_Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển

_Góp phần khai thác và phát huy lợi thế của nền kinh tế

_Là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại

_Giúp tăng thu ngân sách, tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

_Tác động tích cực đến việc giải quyết việc làm, cải thiện đời sống nhân dân

_Phân tán rủi ro, nâng cao độ ổn định của nền kinh tế

Cơ cấu thị trường xuất khẩu luôn luôn biến đổi qua từng giai đoạn, phụthuộc vào tình hình kinh tế xã hội của từng giai đoạn Hiện nay, cơ cấu thịtrường xuất khẩu của Việt Nam cần phải được chuyển dịch theo hướng đaphương hóa và phải ưu tiên nâng cao tỷ trọng của khu vực thị trường các nướcphát triển Việc chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu phù hợp với tình hìnhkinh tế xã hội có ý nghĩa vô cùng quan trọng Mục đích của việc chuyển dịch

cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn tới chính là đạt đượcmức tăng trưởng xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế bền vững, nâng cao đượcnăng lực cạnh tranh, vai trò và vị thế của quốc gia trên trường quốc tế

Trong thời gian vừa qua, Việt Nam đã bước đầu chuyển dịch cơ cấu thịtrường theo xu hướng đa dạng hóa trên cơ sở chú trọng phát triển một số thịtrường trọng điểm Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều yếu tố cản trở tới sự pháttriển bền vững của Việt Nam trong tương lai Trong bối cảnh nền kinh tế toàncầu có những biến đổi mới ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động xuất khẩu củanước ta, việc điều chỉnh thị trường xuất khẩu trở nên vô cùng cấp thiết và có ý

Trang 24

nghĩa quan trọng trong việc đẩy mạnh xuất khẩu, tăng trưởng kinh tế bền vững

và nâng cao vị thế cạnh tranh của Việt Nam trên trường khu vực và quốc tế

Trang 25

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA

VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY2.1 Tình hình xuất khẩu của Việt Nam trong những năm qua

2.1.1 Giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2000

Sau năm 1986, Nghị quyết Đại hội VI được quán triệt đến các ngành, cáccấp, các cơ sở sản xuất kinh doanh Chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóanhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

đã bước đầu giải phóng được lực lượng sản xuất, đồng thời tạo ra động lực pháttriển mới, phát huy khả năng sáng tạo và nguồn lực trong các tầng lớp nhân dântrong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước Cùng với chương trình mụctiêu về hàng lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng, chương trình mục tiêu vềhàng xuất khẩu là một trong ba chương trình kinh tế trọng điểm của Việt Nam

mà Đại hội VI của Đảng đã đề ra

Trong giai đoạn này, nhờ việc nới lỏng cơ chế quản lý ngoại thương và sựphủ nhận hoàn toàn quan điểm kinh tế khép kín, nền kinh tế nói chung và hoạtđộng xuất khẩu nói riêng đã có bước tăng trưởng vượt bậc Nếu như tốc độ tăngtrưởng bình quân hằng năm của xuất khẩu giai đoạn 1976-1980 là 11%, giaiđoạn 1981-1985 là 15,6% thì trong hai năm đầu đổi mới (1986-1987) đã đạtmức 27% Riêng năm 1989, mức tăng trưởng là 73,3% so với năm 1988, gầnbằng mức tăng của cả giai đoạn 1960-1975 Năm 1990, lần đầu tiên kim ngạchxuất khẩu của Việt Nam vượt mức 2 tỷ Rúp- Đô la, tăng 21,6% so với năm

1989 và gấp 2 lần so với năm 1988

Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn này tương đối ổnđịnh Ba nhóm hàng xuất khẩu chủ lực là nông - lâm - thủy sản; công nghiệpnặng và khoáng sản; công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp Trong nhóm hàngnông sản, một số mặt hàng xuất khẩu chiếm giá trị và số lượng đáng kể nhưgạo, thủy sản, chè, cao su, cà phê

Mặc dù vậy, bước vào những năm 1989-1991, sự tan rã của Liên Xô và cácnước XHCN Đông Âu đã khiến nền kinh tế thế giới phải chịu một cú sốc Việt

Trang 26

Nam cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng bởi sự kiện này Nền kinh tế nước tamất đi chỗ dựa về nguồn vốn viện trợ, nguồn cung cấp các vật tư thiết yếu,đồng thời, hoạt động xuất khẩu cũng mất đi một thị trường lớn tiêu thụ nhiềumặt hàng xuất khẩu truyền thống của Việt Nam như đồ da, may mặc, nông,lâm, thủy sản

Trong bối cảnh thị trường thế giới và thị trường trong nước có nhiều biếnđộng lớn, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam vừa phải thay đổi để thíchnghi với cơ chế mới vừa phải bước đầu tìm kiếm vị trí trên thị trường Bên cạnh

đó, các doanh nghiệp này còn phải tổ chức và sắp xếp lại cơ cấu tổ chức củadoanh nghiệp Vì vậy phần lớn các doanh nghiệp tìm cách chạy theo thương vụ

và bị cuốn vào vòng xoáy của thị trường mà chưa thể xác định được chiến lượcsản xuất- kinh doanh trong dài hạn

Căn cứ vào tình hình trên, Đảng và Nhà nước ta đã tiến hành đổi mới, hoànthiện hơn nữa cơ chế quản lý và chính sách đối ngoại theo hướng “đa dạng hóa

và đa phương hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại” với phương châm: “Việt Nammuốn làm bạn với tất cả các nước trong khu vực”

Mặc dù gặp phải rất nhiều khó khăn, nhưng với nhiều giải pháp tích cực,hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đã dần đi vào ổn định và đạt được kết quảkhả quan như sau:

Trang 27

Bảng 2.1 : Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam

Nguồn: Niên giám thống kê các năm

Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm 1997 đã khiến hoạt độngxuất khẩu của Việt Nam một lần nữa phải đối mặt với khó khăn Nguyên nhân

là do Đông Bắc Á và Đông Nam Á, hai thị trường xuất khẩu quan trọng củaViệt Nam suy yếu về kinh tế, nhu cầu nhập khẩu giảm đáng kể, đồng tiền mấtgiá dẫn đến giá hàng xuất khẩu giảm mạnh, cạnh tranh với hàng hóa xuất khẩucủa Việt Nam Vì vậy, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu năm 1998 sụt giảm mạnh

và chỉ đạt mức 1,9%

Bước sang năm 1999, thị trường Đông Bắc Á phục hồi lại sức mua và một

số mặt hàng tăng giá trở lại ( dầu thô, hạt điều, hạt tiêu…) thì tốc độ tăngtrưởng xuất khẩu của Việt Nam được phục hồi, đạt mức 23.3% Tăng trưởngxuất khẩu năm 2000 vẫn ổn định và duy trì ở mức cao (24%)

Trang 28

KNXK năm 2002 đạt 16,5 tỷ USD, tăng gần 10% so với năm 2001 Hầu hếtcác mặt hàng xuất khẩu chủ lực đều có KNXK tăng Ba mặt hàng có kim ngạchxuất khẩu lớn nhất, vượt ngưỡng 2 tỷ USD là dầu thô trên 3,2 tỷ USD, maymặc 2,7 tỷ USD và thủy sản trên 2 tỷ USD (Thông tấn xã Việt Nam, 2002).Đây là kết quả của việc áp dụng các chính sách chỉ đạo thông thoáng của chínhphủ, các chính sách tín dụng ưu đãi xuất khẩu, miễn giảm các loại phí và lệ phícùng với các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, xúc tiến thương mại…Đây cũng lànăm mà nhiều doanh nghiệp tăng cường đầu tư, tiếp nhận công nghệ mới, hợp

Trang 29

lý hóa tổ chức sản xuất, kinh doanh, cải tiến mẫu mã, tăng sản lượng, nâng caochất lượng, tạo sức cạnh tranh cho hàng xuất khẩu của Việt Nam trên thị trườngquốc tế.

Năm 2003, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đạt được nhiều kếtquả to lớn, thể hiện qua KNXK tăng ở mức 18,8% so với năm 2002 Trong sốcác mặt hàng xuất khẩu chủ yếu, chỉ riêng bốn mặt hàng xuất khẩu chủ lực làdầu thô, dệt may, da giày, thủy sản đã đóng góp vào tổng kim ngạch 11,82 tỷUSD, xấp xỉ 60% tổng kim ngạch) Đối với các mặt hàng nông sản, trong khirau quả, chè, lạc, hạt tiêu là bốn nhóm hàng hóa xuất khẩu bị giảm sút về kimngạch (giảm nhiều nhất là chè và rau quả - gần 30%), các mặt hàng nông sảnkhác vẫn tiếp tục duy trì được mức tăng trưởng xuất khẩu khá cao: cà phê(41,7%), điều (36,1%), cao su (43,1%) mà lý do chính là do giá cả trên thế giớiđang tăng so với năm 2002 (trừ hạt điều) ( Việt Báo, 2003)

Xuất khẩu của Việt Nam năm 2005 phải đối mặt với rất nhiều khó khăn.Giá dầu thô trên thế giới tiếp tục tăng, gây sức ép khiến giá dầu ở thị trườngtrong nước cũng phải tăng theo, điều này dẫn đến chi phí sản xuất nhiều mặthàng xuất khẩu bị đội lên Bên cạnh đó, hàng loạt vụ kiện chống án phá giá của

EU, Mỹ đối với Việt Nam cũng đã ghìm chân đáng kể tốc độ tăng trưởng xuấtkhẩu của các mặt hàng trọng điểm như giầy da, cá tra, cá basa…Có thể nói, dùkhó khăn, cản trở lớn như vậy, song hoạt động xuất khẩu vẫn đạt được nhữngkết quả đáng khen ngợi 7 mặt hàng là dầu thô, dệt may, da giầy, thủy sản, đồ

gỗ, linh kiện điện tử và gạo đã có giá trị xuất khẩu đạt từ 1,3 đến 8 tỷ USD, gópphần quyết định đưa tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2005 lên 32 tỷ USD (MinhTuấn, 2005)

Kết quả 5 năm (2001-2005) thực hiện chiến lược phát triển xuất khẩu củaViệt Nam cho thấy, KNXK đã tăng nhanh cả về giá trị và tốc độ Đặc biệt, hầuhết chỉ tiêu tăng trưởng xuất khẩu đều đạt và vượt mục tiêu chiến lược pháttriển xuất khẩu giai đoạn 2001-2010 Trong đó, tỷ trọng KNXK hàng hóa trong

Trang 30

giá trị tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng từ 44,7% năm 2000, lên 61,3% năm

2005 ( Trọng Hà, 2006)

Về cơ cấu hàng hóa xuất khẩu, đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướngtăng tỷ trọng nhóm hàng chế biến và chế tạo Năng lực sản xuất và giá trị xuấtkhẩu nhiều mặt hàng như dệt may, giày dép, thủy sản được mở rộng Nhiều mặthàng như sản phẩm gỗ, điện tử và linh kiện máy tính, dây điện và cáp điện, sảnphẩm nhựa đạt tốc độ tăng trưởng cao Đây là những mặt hàng đang và sẽ là hạtnhân quan trọng trong hệ thống hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam những nămtới Bên cạnh đó, cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam cũng có nhiềuchuyển dịch tích cực

Bước sang giai đoạn 2006-2011, hoạt động xuất nhập khẩu đã đạt đượcnhững bước tiến mạnh nhờ việc Việt Nam tham gia các tổ chức quốc tế như:Tháng 1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO Tiếp đó làđàm phán FTA song phương với EU, Nhật Bản, Chi Lê được khởi động và thuđược những kết quả quan trọng Đến tháng 12/2008, Hiệp định đối tác kinh tế(EPA) với Nhật Bản được ký kết

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu thời kỳ 2006 - 2010 đạt 56 tỷ USD/năm,bằng 2,5 lần thời kỳ 2001 - 2005 và tăng 17,2%/năm Kim ngạch xuất khẩu cácmặt hàng ngày càng tăng, từ 4 mặt hàng có kim ngạch trên 3 tỷ USD năm 2006tăng lên 8 mặt hàng năm 2010 Một số mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu caotrong giai đoạn này Cụ thể, hàng dệt may đứng đầu với bình quân 8,6 tỷUSD/năm, tăng mạnh so với 3,5 tỷ USD của giai đoạn 2001-2005; giày dép đạt4,3 tỷ USD/năm, tăng so với 2,3 tỷ USD/năm của thời kỳ trước Hải sản đạt 4,2

tỷ USD/năm, giai đoạn trước là 2,2 tỷ USD/năm Kim ngạch gạo xuất khẩutăng mạnh với mức tăng 17,9%/năm Riêng dầu thô xuất khẩu giai đoạn 2006 -

2010 giảm đáng kể do tăng tăng nguồn nguyên liệu cung cấp cho Nhà máy lọcdầu Dung Quất, thay thế dần hàng nhập khẩu Kim ngạch xuất khẩu dầu thôgiai đoạn này chiếm 13,7% tổng kim ngạch xuất khẩu, giảm nhiều so với 21%của thời kỳ trước (Tổng cục Thống kê, 2012)

Trang 31

Nói tóm lại, cho đến nay, sau khi trải qua nhiều thuận lợi cũng như khókhăn, xuất khẩu của nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc song vẫn còntồn tại nhiều nhân tố chưa thực sự bền vững, đòi hỏi phải có định hướng, kếhoạch phát triển đúng đắn.

2.2 Thực trạng cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua

Giai đoạn 1986-1990:

Trong những năm 1986-1990, ngoài việc tiếp tục duy trì quan hệ thươngmại với các nước XHCN (khu vực I), nhờ có chính sách mở cửa, quan hệthương mại giữa Việt Nam và các nước TBCN và các nước phát triển (khu vực

II ) ngày càng được mở rộng KNXK của Việt Nam sang cả 2 khu vực này đềutăng nhanh KNXK sang khu vực II năm 1990 là 1394,2 triệu Rúp-USD, tăng3,68 lần so với năm 1986, trong khi đó, KNXK sang khu vực I năm 1990 chỉđạt 1009,8, tăng 2,3 lần so với năm 1986 Điều này cho thấy trong giai đoạnnày, cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam đã dần dần chuyển dịch từ khuvực I sang khu vực II Nguyên nhân của xu hướng này là do tình hình kinh tếcủa các nước trong khu vực I đang lâm vào tình trạng suy thoái và khủnghoảng

Bảng 2.3: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam theo 2 khu vực thị

trường giai đoạn 1986-1990

Nguồn : Niên giám thống kê và Tổng cục Hải quan

Tuy nhiên trong thời kỳ này, Việt Nam vẫn chú trọng hướng thị trường xuấtkhẩu tới các nước XHCN, đặc biệt là Liên Xô Khu vực thị trường này vẫnchiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị KNXK của Việt Nam

Giai đoạn 1991- 2000:

Trang 32

Sự tan rã của Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu vào năm 1991 đã khiếnhoạt động xuất khẩu nói chung, cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam nóiriêng chuyển sang một trạng thái phát triển mới Bên cạnh việc mất đi thịtrường xuất khẩu truyền thống, sự kiện này cũng đánh dấu sự chuyển biếntrong cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam :Việt Nam chuyển mạnh xuất

khẩu sang khu vực II, trong đó châu Á trở thành thị trường trọng điểm số một.

Kể từ năm 1991, tỷ trọng của châu Á trong cơ cấu thị trường xuất khẩu đã tăngmạnh, luôn đạt trên mức 70% Xét sang khu vực châu Âu, mặc dù Việt Nammất đi thị trường truyền thống Đông Âu nhưng việc tăng trưởng xuất khẩu vàothị trường EU lại là một trong những biện pháp để vượt qua cuộc khủng hoảngtrong giai đoạn này

Trong những năm 1995-1997, khu vực châu Á bắt đầu có dấu hiệu khủnghoảng, do đó xuất khẩu vào thị trường châu Á trở nên khó khăn hơn Vì vậy,Việt Nam đã tập trung khôi phục thị trường xuất khẩu truyền thống ở châu Âu

và chuyển hướng sang một vài thị trường khác như Hoa Kỳ, EU Điều này dẫnđến tỷ trọng của châu Âu lại tăng lên trong khi tỷ trọng của châu Á lại giảm đi.Tiêu biểu như thị trường EU tăng từ 9,5% năm 1994 lên 17,5% năm 1997, xuấtkhẩu sang Hoa Kỳ cũng tăng nhẹ từ 3,4% đến 3,8% trong cùng thời kỳ

Bước sang những năm tiếp theo (1997-2000), cơ cấu thị trường xuất khẩunước ta trải qua rất nhiều biến động Nguyên nhân là do cuộc khủng hoảng tàichính – tiền tệ năm 1998 ở châu Á khiến Việt Nam gặp nhiều khó khăn, bất lợikhi xuất khẩu sang thị trường này Chính vì thế, tỷ trọng của châu Á trong cơcấu thị trường xuất khẩu tiếp tục giảm một cách rõ nét hơn Bên cạnh đó, tỷtrọng thị trường châu Mỹ tiếp tục tăng còn tỷ trọng của thị trường châu Phi vẫngiữ một con số nhỏ trong cơ cấu thị trường xuất khẩu của nước ta

Bảng 2.4: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam

giai đoạn 1997-2000

Đơn vị : %

Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000

Trang 33

2001 có thêm khu vực thứ 4 là Hoa Kỳ

Khu vực thị trường châu Á tuy tỷ trọng xuất khẩu giảm (từ 57,3% năm 2001xuống 50,5% năm 2005) song vẫn chiếm ưu thế trong cơ cấu xuất khẩu củaViệt Nam Tương tự, tỷ trọng khu vực thị trường châu Âu có giảm nhẹ nhưnggiá trị tuyệt đối năm sau vẫn tăng so năm trước (giai đoạn 2001-2005 tăng bình quân 13,5%/năm) và đóng góp trên 20% trong tổng KNXK của Việt Nam.Trong khi đó, tỷ trọng xuất khẩu vào khu vực thị trường châu Mỹ tăng khá độtbiến, từ 8,9% năm 2001 lên 21,3% vào năm 2005; xuất khẩu vào thị trườngHoa Kỳ cũng tăng mạnh từ 7,1% năm 2001 lên 20,2% năm 2005 Khu vực thịtrường châu Phi tỷ trọng tăng từ 1,2% năm 2001 lên 2,1% năm 2005 và tăngKNXK gấp gần 4 lần (từ 176 triệu USD năm 2001 lên 681 triệu USD năm2005) Riêng tỷ trọng KNXK khu vực thị trường châu Đại Dương tăng từ 7,1%năm 2001 lên 8 % năm 2005 (Trọng Hà, 2006)

Bảng 2.5: Tỷ trọng thị trường xuất khẩu của Việt Nam

Trang 34

tỷ lệ nhỏ với 2,7% nhưng đã gấp 3,8 lần so với thời kỳ 5 năm trước (Tổng cụcThống kê, 2012).

Cụ thể, năm 2007, thị trường xuất khẩu tăng trưởng không đều, trong khi thịtrường ASEAN, EU, Hoa Kỳ tăng trưởng khá cao thì một số thị trường quantrọng khác tăng chậm hoặc giảm như Trung Quốc, Nhật Bản và Australia(Hồng Thoan, 2007) Bước sang năm 2008, các mặt hàng xuất khẩu của ViệtNam tăng trưởng nhanh ở các thị trường châu Á (40%), châu Phi và Tây Nam

Á (33%), nhưng tăng chậm lại đối với châu Mỹ (23%), châu Âu (13%) và châuĐại Dương (khoảng 11,6%), chủ yếu do chịu tác động từ cuộc khủng hoảng thịtrường nhà đất tại Mỹ và kinh tế châu Âu đi xuống (TBKTSG, VIB Forums,2008)

Những diễn biến phức tạp của thị trường tiền tệ thế giới trong năm 2010,đặc biệt sau khi Mỹ thông qua gói cứu trợ kinh tế thứ hai trị giá 600 tỷ USD,cùng với tình trạng lạm phát gia tăng ở nhiều quốc gia đã dẫn tới việc điềuchỉnh tỷ giá đồng nội tệ so với đồng USD ở một số nước Đặc biệt, việc đồngNhân dân tệ tiếp tục tăng giá ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu của Việt Nam.Xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ tăng nhẹ do việc Nhân dân tệ tănggiá dẫn tới việc hàng Trung Quốc trở nên đắt hơn Nhưng đồng USD của Mỹtiếp tục xu hướng giảm giá cũng làm cho các hàng hoá nước ngoài vào thịtrường Mỹ nói chung, trong đó có hàng hoá Việt Nam, trở nên khó cạnh tranh

Trang 35

hơn so với hàng hoá của Mỹ Bên cạnh đó, các thị trường lớn như Mỹ, châu

Âu, Nhật Bản cùng có xu hướng gia tăng bảo hộ mậu dịch của các thị trườngnày đã khiến cho xuất khẩu của Việt Nam gặp khó khăn hơn trước

Bảng 2.6: Tỷ trọng thị trường xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2006- 2011

Nguồn : Tạp chí thương mại

Từ năm 2001 đến nay, cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam đã cóbước cải thiện đáng kể theo chiến lược đa phương hóa thị trường xuất khẩu-khâu then chốt trong chiến lược phát triển xuất nhập khẩu của nước ta Hiệnnay, một số ít thị trường gồm Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Australia đãchiếm tới 70% cơ cấu thị trường xuất khẩu của nước ta Trong khi thị trườngchâu Á, nổi bật là khu vực ASEAN có xu hướng giảm dần thì thị trường châu

Âu và Bắc Mỹ lại có xu hướng tăng lên

2.3 Một số thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam

2.3.1 Châu Á

Từ lâu, Việt Nam đã xác định châu Á là thị trường trọng điểm giữ vai tròchủ đạo góp phần thực hiện thành công chiến lược đa phương hóa thị trườngxuất khẩu của nước ta Ngày nay, nhiều quốc gia ở khu vực Đông Á và ĐôngNam Á như Hồng Kông, Singapore đang nhập khẩu một khối lượng lớn hànghóa của Việt Nam (chủ yếu là mặt hàng nông, lâm, thủy sản, hàng công nghiệp

và tiểu thủ công nghiệp…), sau đó tái chế và bán sang các thị trường khác

Trang 36

2.3.1.1 Khu vực ASEAN

ASEAN là một thị trường rộng lớn, có sức tiêu thụ đa dạng cả trong hiện tại

và tương lai.Nhu cầu thị hiếu của thị trường này không đòi hỏi quá cao về chấtlượng.Tuy là thị trường đa tôn giáo và văn hóa nhưng có nhiều điểm tươngđồng với tôn giáo và văn hóa của Việt Nam Do đó, cơ cấu hàng hóa xuất nhậpkhẩu giữa Việt Nam và các nước ASEAN tương đối giống nhau Hiện nay, xuấtkhẩu của Việt Nam sang ASEAN tập trung quá mức vào một số sản phẩm nhưdầu thô, lạc, cao su, hải sản…nên rất dễ mất ổn định Thêm vào đó, một đặctrung của khu vực này là trình độ phát triển kinh tế giữa các quốc gia khôngđồng đều khiến các mặt hàng của khu vực này mang tính cạnh tranh gay gắt

Kể từ khi tham gia thực hiện AFTA (năm 2006), kim ngạch xuất khẩu củaViệt Nam sang ASEAN có xu hướng tăng liên tục Năm 2007, KNXK của ViệtNam sang các nước trong khối này đạt 7,8 tỷ USD, tăng 21,7% so với năm

2006 Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường ASEANđạt 11 tỉ USD, tăng 41% so với năm 2007 Tuy nhiên, sang tới năm 2009, doảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, KNXK của Việt Namsang thị trường này bị suy giảm đáng kể Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu vàothị trường này đạt khoảng 14,5 tỉ USD, tăng 23,6%/năm trong giai đoạn 2008-

2010 Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang khu vực thị trường nàytrong trong năm 2011 đạt 13,58 tỷ USD, tăng 31,2% so với năm 2010 và chiếm27,1% trị giá hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang châu Á (Giang Nam, 2012)

Việc thực hiện đầy đủ các cam kết theo CEPT/AFTA đã và đang tạo điềukiện thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập vào thị trường các nướcASEAN Tuy nhiên, những lợi thế này vẫn chưa được các doanh nghiệp tậndụng để thâm nhập vào thị trường khu vực và thế giới Do trước đây Việt Namthường xuyên nhập siêu từ các nước ASEAN nên vấn đề đẩy mạnh xuất khẩusang thị trường này để tiến tới cân bằng thương mại là nhiệm vụ hàng đầu củanước ta hiện nay Vì năng lực cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu của ViệtNam còn non kém, cộng với việc tham gia vào chương trình cắt giảm thuế

Trang 37

CEPT sẽ khiến Việt Nam gặp nhiều khó khăn hơn trong việc thực hiện nhiệm

vụ này

ASEAN được đánh giá là một thị trường năng động và đang phát triển trongkhu vực châu Á- Thái Bình Dương Bởi vậy, Việt Nam vẫn đang tìm cách đẩymạnh hoạt động xuất khẩu vào khu vực trọng điểm này để tận dụng những ưuđãi về thuế quan mà các nước thành viên ASEAN dành cho nhau

Kể từ khi Việt Nam và Nhật Bản phấn đấu theo phương châm “đối tác tincậy, ổn định và lâu dài”, thực hiện Sáng kiến chung Việt – Nhật, ký kết Hiệpđịnh tự do, Xúc tiến và bảo hộ đầu tư Việt Nam – Nhật Bản từ năm 2003, quan

hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản phát triển với tốc độ cao, bình quân tăngtrên 19%/năm Nhật Bản là một trong những đối tác thương mại hàng đầu củaViệt Nam

Năm 2010, tổng kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam-Nhật Bản đạthơn 16 tỷ USD, tăng gần 24% so với năm 2009; trong đó, kim ngạch xuất khẩucủa Việt Nam sang Nhật Bản đạt 4,8 tỷ USD, tăng hơn 24% so với năm 2009.Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong năm

2010 chủ yếu là nông sản, thực phẩm, hải sản, may mặc, gỗ và sản phẩm từgỗ Bên cạnh đó, Nhật Bản còn là thị trường quan trọng đối với ngành dệt may

và da giày của Việt Nam (đứng thứ ba sau Hoa Kỳ và EU) Trong năm này, dệtmay đạt kim ngạch 1,1 tỷ USD, chiếm 14% trong tổng kim ngạch, tăng 22,82%

so với năm 2009 ( Mỹ Phương, 2010)

Trang 38

Năm 2011 Việt Nam đã xuất khẩu 10,7 tỷ USD hàng hóa sang thị trườngNhật Bản, tăng 39,51% so với năm 2010 Các mặt hàng chủ yếu mà Việt Namxuất khẩu sang Nhật Bản là dệt may, dầu thô, hàng thủy sản, máy móc thiết bị,dây điện và dây cáp điện, thủy sản… trong đó hàng dệt may đạt kim ngạch caonhất 1,6 tỷ USD, chiếm 15,6% thị phần, tăng 46,41% so với năm 2010 Đứngthứ hai là dầu thô với kim ngạch đạt 1,5 tỷ USD, tăng 67,72% so với năm 2010.Nhìn chung, năm 2011 xuất khẩu sang Nhật Bản tăng trưởng ở hầu khắp cácmặt hàng, chỉ có một số thị trường giảm như: giấy và sản phẩm từ giấy (giảm17,39%); thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh (giảm 17,76%); máy ảnh, máyquay phim và linh kiện (giảm 95,75%); chất dẻo nguyên liệu (giảm 40,72%);xăng dầu các loại (giảm 78,87%) (Vinanet, 2012)

Bảng 2.7 Thống kê hàng hóa xuất khẩu sang Nhật Bản năm 2011

Đơn vị tính: USD

Mặt hàng KNXK năm 2011 KNXK năm 2010 % +/- KN

so năm 2010 Tổng kim ngạch 10.781.145.444 7.727.659.550 39,51

Hàng dệt, may 1.690.338.704 1.154.491.648 46,41

Hàng thủy sản 1.015.886.878 894.055.279 13,63Máy móc, thiết bị, dụng cụ

Dây điện và dây cáp

Gỗ và sản phẩm gỗ 597.496.367 454.575.880 31,44Phương tiện vận tải và

Sản phẩm hóa chất 125.726.820 77.876.069 61,44Sản phẩm từ sắt thép 123.257.575 98.177.261 25,55

Trang 39

Điện thoại các loại và

Sản phẩm từ cao su 78.025.349 63.804.684 22,29Kim loại thường và sản

Máy ảnh, máy quay

phim và linh kiện 38.431.846 903.337.993 -95,75Bánh kẹo và các sản

Sản phẩm mây, tre, cói

Chất dẻo nguyên liệu 27.867.396 47.012.532 -40,72

Xơ sợi dệt các loại 27.441.323

Ngày đăng: 14/06/2014, 09:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Thị Vân Anh, 2003, Đổi mới chính sách nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản lao động , Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới chính sách nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Nhà XB: Nhà xuất bản lao động
2. PGS.TS Đỗ Đức Bình, 2001, Hội nhập kinh tế quốc tế, bản chất, xu hướng và một số kiến nghị đối với Việt Nam, Thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia, Bộ Thương mại và Trường Đại học Ngoại Thương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội nhập kinh tế quốc tế, bản chất, xu hướng và một số kiến nghị đối với Việt Nam
3. Đặng Vũ Thanh Bình ,2005, Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới, Tạp chí kinh tế châu Á- Thái Bình Dương, tr 18-20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới
4. Đỗ Như Đính, 2004, Thị trường châu Phi và giải pháp xuất khẩu cho các doanh nghiệp , Tạp chí thương mại, tr 7-9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thị trường châu Phi và giải pháp xuất khẩu cho cácdoanh nghiệ
5. GS.TS Bùi Xuân Lưu (chủ biên),2001, Những biện pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng về xuất khẩu của Việt Nam trong điều kiện toàn cầu hóa, khu vực hóa về kinh tế”, Chuyên đề số 12 thuộc đề tài NCKH độc lập cấp Nhà nước Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những biện pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng về xuất khẩu của Việt Nam trong điều kiện toàn cầu hóa, khu vực hóa về kinh tế
6. GS.TS Nguyễn Thị Mơ, 2001, Thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, quá khứ-hiện tại- tương lai, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia, Bộ Thương mại và Trường Đại học Ngoại Thương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, quá khứ-hiện tại- tương lai
7. Nguyễn Hồng Nhung, 2003, Tự do hóa thương mại ở ASEAN, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tự do hóa thương mại ở ASEAN
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học xã hội
8. Bùi Thu, 2009, Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường ASEAN , Bản tin xuất khẩu, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công thương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường ASEAN
9. Đào Ngọc Tiến, 2009 , Điều chỉnh cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong xu thế tự do hóa thương mại, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Ngoại Thương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều chỉnh cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong xu thế tự do hóa thương mại
11. Trường Đại học Ngoại thương, 2003, Giáo trình Kinh tế ngoại thương, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tế ngoại thương
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục
12. Trường Đại học Kinh tế quốc dân, 2003, Giáo trình Thương mại quốc tế và phát triển xuất khẩu, Nhà xuất bản Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Thương mại quốc tếvà phát triển xuất khẩu
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
13. Trường Học viện Tài chính, 2002, Giáo trình Kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tế quốc tế
Nhà XB: Nhà xuấtbản Thống kê
14. Viện chiến lược phát triển,2010, Cơ sở khoa học của một số vấn đề trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở khoa học của một số vấn đề trongchiến lược phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìnđến năm 2030
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
17. Việt Anh, 2010, Giải pháp tăng cường xuất khẩu vào thị trường Nga, http://ven.vn/giai-phap-tang-cuong-xuat-khau-vao-thi-truong-nga_t77c12n13631tn.aspx, truy cập ngày 20/04/2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp tăng cường xuất khẩu vào thị trường Nga
18. Baomoi, 2012, Thị trường EU: Thách thức và cơ hội ,http://www.baomoi.com/Thi-truong-EU-Thach-thuc-va-co-hoi/45/4275757.epi, truy cập ngày 20/04/2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thị trường EU: Thách thức và cơ "hội
19. Canthopromotion.vn, 2012, Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường TrungQuốc,http://www.canthopromotion.vn/webnew/index.php?option=com_content&task=view&id=1577&Itemid=372, truy cập ngày 20/04/2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường TrungQuốc
20. Trọng Hà, 2006, 5 năm đầu chiến lược phát triển xuất khẩu hầu hết chỉ tiêu tăng trưởng đều đạt và vượt, http://vietbao.vn/Kinh-te/5-nam-dau-chien-luoc-phat-trien-xuat-khau-hau-het-chi-tieu-tang-truong-deu-dat-va-vuot/45186213/87/, truy cập ngày 20/3/2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 5 năm đầu chiến lược phát triển xuất khẩu hầu hết chỉ tiêu tăng trưởng đều đạt và vượt
21. Lan Hương, 2011, Mặt hàng chính xuất khẩu sang Trung Quốc năm 2010 ,http://www.vinanet.com.vn/tin-thi-truong-hang-hoa-viet-nam.gplist.294.gpopen.188708.gpside.1.gpnewtitle.mat-hang-chinh-xuat-khau-sang-trung-quoc-nam-2010.asmx, truy cập ngày 20/04/2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mặt hàng chính xuất khẩu sang Trung Quốc năm 2010
22. Uyên Hương, 2011, Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, http://www.baotintuc.vn/145N20110928111329030T128/day-manh-xuat-khau-sang-thi-truong-nhat-ban.htm, truy cập ngày 20/04/2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản
23. Giang Nam, 2012, Những thị trường xuất nhập khẩu chính năm 2011, http://www.baohaiquan.vn/Pages/Nhung-thi-truong-xuat-nhap-khau-chinh-nam-2011.aspx, truy cập ngày 20/4/2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những thị trường xuất nhập khẩu chính năm 2011

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1 : Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam từ năm 1990 đến năm 2000 - Định hướng chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020
Bảng 2.1 Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam từ năm 1990 đến năm 2000 (Trang 27)
Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam  giai đoạn 2000-2011 - Định hướng chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020
Bảng 2.2 Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2000-2011 (Trang 28)
Bảng 2.3: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam theo 2 khu vực thị trường giai đoạn 1986-1990 - Định hướng chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020
Bảng 2.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam theo 2 khu vực thị trường giai đoạn 1986-1990 (Trang 31)
Bảng 2.5: Tỷ trọng thị trường xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001- 2005 - Định hướng chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020
Bảng 2.5 Tỷ trọng thị trường xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001- 2005 (Trang 33)
Bảng 2.6: Tỷ trọng thị trường xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2006- 2011 - Định hướng chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020
Bảng 2.6 Tỷ trọng thị trường xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2006- 2011 (Trang 35)
Bảng 2.7 Thống kê hàng hóa xuất khẩu sang Nhật Bản năm 2011 - Định hướng chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020
Bảng 2.7 Thống kê hàng hóa xuất khẩu sang Nhật Bản năm 2011 (Trang 38)
Bảng 2.8 Thống kê hàng hóa xuất khẩu sang thị trường  Trung Quốc năm 2011 - Định hướng chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020
Bảng 2.8 Thống kê hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc năm 2011 (Trang 41)
Bảng 2.9: Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang Châu Phi và tỷ trọng trong tổng kim ngạch của cả nước - Định hướng chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020
Bảng 2.9 Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang Châu Phi và tỷ trọng trong tổng kim ngạch của cả nước (Trang 46)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w