Xây dựng hình ảnh thiên nhiên

Một phần của tài liệu VĂN HỌC ẤN ĐỘ, NHẬT BẢN LÀO, CAMPUCHIA, Ả RẬP - CHƯƠNG 8. THI HÀO RABINDRANATH TAGORE (1861-1941) pot (Trang 63 - 65)

Trong triết học và nghệ thuật Ấn Độ, thiên nhiên được coi là đối tượng lý tưởng của

sự suy ngẫm, tìm tòi chân lý.

Nhìn bề ngoài, thiên nhiên chỉ là một thực thể tồn tại khách quan, nhưng nội tâm con người, thiên nhiên là biểu hiện của tình cảm và trí tuệ. Con người có nhu cầu trao đổi tinh thần với thiên nhiên, tựa vào thiên nhiên để tự giải phóng.

Thiên nhiên là hiện thực trong sạch và chứa đựng nhân cách. Với tác phẩm nghệ

thuật, thiên nhiên được coi là nhân vật.

Tagore nói “Nghệ sĩ phải là người bạn tình của thiên nhiên” Ông kêu gọi:

“Nhà thơ ơi ! Anh đã từng thấy ánh hồng rực cháy của mùa xuân Rồi ghi lại tất cả khi đang cất bước trên đường”

nga) Sự phong phú của thiên nhiên đất nước Ấn Độ là nguồn cảm hứng thơ ca của

Tagore, là đối tượng để ông miêu tả, là thế giới trong tưởng tượng mơ mộng của ông.

Thiên nhiên trong thơ Tagore là một thiên nhiên đặc biệt, nó được huyền ảo hóa,

nhân hóa và thần thánh hóa.

Ở phương Đông, thiên nhiên đều được coi là có linh hồn, khác với quan niệm của phương Tây.

Trong bài “HimAllahya ơi!” ông viết năm 1922 trong một tập thơ ngắn, Tagore đã

nhân hóa núi HimAllahya như một nhà bác học uyên thâm:

“Người sống một mình như một bác học, trên gối mở ra cuốn sách cổ có vô vàn trang đá. Tôi không biết trong đó ghi truyện gì. Phải chăng là vở kịch Thần Ghê rợn ngỏ tình với Nàng Yểu điệu? Phải chăng là Thần Khổ Hạnh muốn kết duyên với Nàng Yêu?”

Trong thơ Tagore đầy ắp những cảnh sắc, hoa lá, cảnh tượng, cây cối thiên nhiên.

Qua đó ông miêu tả, phản ánh tâm trạng. Tagore thường sử dụng lối nhân hóa thiên nhiên:

- Hỡi mùa xuân, người tình nhân lơ đãng của đất

- Ngọn gió xuân trễ nải

- Gió tháng ba xao xuyến nghịch đùa mái tóc trên má em

- Những đám mây trắng lười không chuyển động.

- Những vì sao phập phồng.

- Làn sóng lả lơi…

Ngay cả những hương thơm vô hình mà ông cũng có thể nhân hóa một cách kỳ ảo.

- Hương thơm kêu van chiếc nụ hoa (Thật khổ thân tôi)

(Bài 60 – Tập Mùa hái quả) Cái độc đáo của bút pháp Tagore trong việc xây dựng thiên nhiên vừa thực vừa ảo

chính là ở chỗ ông biết chuyển những hình ảnh thiên nhiên thành những hình ảnh thi ca

mang vẻ đẹp trữ tình của xứ sở mộng mơ của ông.

Sarma (nhà nghiên cứu Ấn Độ) nói: “Không một thi sĩ Ấn Độ nào từ thời Veda lại

nhiệt thành cảm thấy sự hiện diện của thiên nhiên bằng Tagore”.

Một phần của tài liệu VĂN HỌC ẤN ĐỘ, NHẬT BẢN LÀO, CAMPUCHIA, Ả RẬP - CHƯƠNG 8. THI HÀO RABINDRANATH TAGORE (1861-1941) pot (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)