Tôn giáo thơ ca (Religion of Poetry)

Một phần của tài liệu VĂN HỌC ẤN ĐỘ, NHẬT BẢN LÀO, CAMPUCHIA, Ả RẬP - CHƯƠNG 8. THI HÀO RABINDRANATH TAGORE (1861-1941) pot (Trang 46 - 49)

4. Thi pháp thơ Tagore

4.1.2 Tôn giáo thơ ca (Religion of Poetry)

Tagore quan niệm văn học nghệ thuật nói chung, thơ ca nói riêng là những tiếng nói thiêng liêng, thanh cao, tiếng nói của một tôn giáo. Ông coi thơ ca là “thần linh”, là tôn giáo.

Không phải ông là người đầu tiên quan niệm như vậy. Năm 1817, trong Bách khoa toàn thư về nghệ thuật Hy lạp, Hegel đã nói “Tôn giáo nghệ thuật”.

Tagore còn xem thơ ca là vũ khí, là công cụ để giải phóng tư tưởng, để đánh thức, để giác ngộ tinh thần con người, đem lại niềm tin, soi sáng trí tuệ.

“Trong bóng tối, trong nghèo nàn và đau khổ, hỡi thần thơ ca, hãy đem đến cho chúng tôi bó đuốc và lòng tin tưởng”.

Đó là tuyên ngôn thơ của Tagore. Trong suốt cuộc đời mình, Tagore đã đem thơ ca dâng cho con người, phụng sự con người và cuộc đời. Con người của Tổ quốc và của nhân loại. Đó cũng là quan niệm “nghệ thuật vị nhân sinh”

Bàn về trách nhiệm của nhà thơ, ông nói:

“Con người nghệ sĩ chân chính cần phải biểu lộ niềm vui, niềm lạc quan. Đem niềm

vui giải thoát cho mọi người, chớ gieo rắc sầu muộn khổ đau hay sự chán chường, bi lụy”.

Bàn về nghệ thuật thơ, ông nói:

“Mỗi một nhà thơ đều cần có một ngôn ngữ làm trung gian riêng cho mình. Không phải toàn bộ ngôn ngữ đều do anh ta làm ra mà vì bản thân anh ta đã sử dụng nó, nhờ có bàn tay kỳ diệu của cuộc sống đụng vào biến nó thành một thứ công cụ do anh sáng tạo ra”. Coi trọng qui luật thơ nhưng không nô lệ quy luật, đừng làm mất đi cái tự do phóng

túng của nhà thơ.

“Vẻ đẹp của một bài thơ phải theo qui luật khắt khe, nhưng cần phải biết vượt qua

mang bài thơ đến tự do. Hình thức bài thơ ở trong qui luật, còn tinh thần bài thơ là vẻ đẹp.

Qui luật là bước đầu tiên đi đến tự do. Vẻ đẹp là sự giải phóng đi tới tự do”.

Kế thừa truyền thống dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại là nhiệm vụ quan trọng

của nhà văn.

Tagore là người mẫu mực trong việc kế thừa truyền thống dân tộc và tinh hoa văn hóa của nhân loại. Đánh giá về mặt này, viện sĩ Odenburg ở Nga đã nhận xét “một nền văn học qua Shakespear, Milton, Byron, đã quyết định tính chất tư duy của Tagore”.

Chính Tagore cũng thừa nhận: “Chúng tôi sung sướng thưởng thức nghệ thuật văn học Anh không phải vì thẩm mỹ mà vì trong sự đình trệ của chúng ta, văn học ấy đã đem đến một làn sóng mãnh liệt mặc dầu làn sóng ấy cũng có thể mang tất cả những cái dơ bẩn từ dưới đáy phơi trần lên bề mặt”.

Trong việc học hỏi kế thừa văn học nước ngoài, Tagore thường nhấn mạnh đến bản

sắc dân tộc, ông viết:

“Chúng ta sẽ học được rằng, chúng ta có thể vươn tới thế giới lớn lao của loài người

không phải bằng cách tự xóa bỏ mình đi mà bằng cách mở rộng bản sắc của mình”.

Ông kiên quyết chống thói nô dịch, dập khuôn, lai căng, thiếu tính sáng tạo khi tiếp thu văn hóa nước ngoài. Ông chống lại thái độ sùng bái văn hóa phương Tây quá đáng và thái độ coi khinh văn hóa dân tộc. Ông nói:

“Có phải chúng ta sinh ra để làm những người nô lệ mãi mãi cúi đầu dưới sức nặng của những tài sản tinh thần mà chúng ta thu hoạch ở nơi này nơi khác không? Không bao giờ!” Và ông khuyên:

“Chúng ta nên sử dụng văn học phương Tây như một món ăn chứ không phải như

Tagore là người phương Đông tích cực đề xướng tinh thần hòa hợp giữa văn hóa Đông Tây và chống lại quan niệm “Đông là đông”, “Tây là tây”. Ông đề nghị hai nền văn hóa phải được giao lưu với nhau trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, không kỳ thị. Ông mở trường Visua Bharati (Thế giới đại học) nhằm mục đích đó, đồng thời là nơi truyền bá văn hóa Ấn Độ cho thanh niên trí thức trên thế giới. Thanh niên nhiều nước và một số nhà văn, học giả phương Tây đã đến đây nghiên cứu và giảng dạy. Cố thủ tướng Indira Gandhi cũng là cựu sinh viên của trường này.

Một phần của tài liệu VĂN HỌC ẤN ĐỘ, NHẬT BẢN LÀO, CAMPUCHIA, Ả RẬP - CHƯƠNG 8. THI HÀO RABINDRANATH TAGORE (1861-1941) pot (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)