Tôn giáo con người (Religion of man)

Một phần của tài liệu VĂN HỌC ẤN ĐỘ, NHẬT BẢN LÀO, CAMPUCHIA, Ả RẬP - CHƯƠNG 8. THI HÀO RABINDRANATH TAGORE (1861-1941) pot (Trang 38 - 46)

4. Thi pháp thơ Tagore

4.1.1 Tôn giáo con người (Religion of man)

Năm 1924 một nữ sĩ phương Tây, bà André Karpeles Hoegman viết thư hỏi Tagore

“Ông thuộc về loại tôn giáo nào? Bà la môn hay Kitô giáo” Tagore trả lời như sau :

“Tôi chẳng thuộc về tôn giáo nào cả, và cũng không có một tín ngưỡng nào đặc biệt. Có điều tôi biết rằng khi Thượng Đế sinh ra tôi thì chính người đã trở thành tôi rồi. Người vẫn hàng ngày tích cực triển khai con người tôi qua kinh nghiệm cuộc sống, vẫn nâng niu con người tôi với những sinh lực và vẻ đẹp khác nhau của thế giới này. Chính cái sự kiện tôi hiện hữu đã mang trong đó lòng yêu thương vĩnh cửu rồi”.

Trong hồi ký của Tagore, “My life”, ông đã tuyên bố “Tôn giáo của tôi chủ yếu là tôn giáo con người (Religion of Man) " và ông cũng nói “Do tính khí đặc biệt của tôi, tôi không thể chấp nhận bất cứ một giáo lý nào chỉ vì một lẽ duy nhất là những người xung

quanh tôi tin nó là đúng”.

Sau này, cả gia đình Tagore đã tham gia ba phong trào lớn có tính chất cách mạng ở

Ấn Độ. Đó là:

- Phong trào cải cách xã hội và cải cách tôn giáo của tổ chức Somajdo Ram

Mohen Roy lãnh đạo.

- Phong trào phục hưng văn học (Hindumela) do nhà văn Bakhim Chandra đề

xướng.

- Phong trào dân chủ do Tilak cầm đầu.

bại trừ ra khỏi đẳng cấp vì quan niệm tôn giáo của chúng tôi khác với dòng chính thống. Do vậy, được hưởng cái tự do của những người ngoài đẳng cấp (phi đẳng cấp: Mleccha). Chúng tôi phải dùng tư tưởng, năng lực và trí tuệ để xây dựng cuộc đời mình (My Life). Tư tưởng của Tagore đối lập với tôn giáo chính thống trên đất Ấn Độ như là một tia chớp rực sáng xuyên thủng bầu trời u ám.

Người đọc có thể thấy rõ tinh thần Tagore trong các tác phẩm như vở kịch “Thầy tu

khổ hạnh”, “Lễ máu”, các bài thơ trong thơ Dâng, trong truyện ngắn “Đắc đạo”…

Chống lại tôn giáo, chống lại thánh thần, chống lại các đấng tối cao siêu hình, Tagore suy tôn con người. Con người cũng là thần thánh ông đề xướng “Tôn giáo con người”. Đưa các ý niệm Chúa, Thượng đế, thấnh thần nhập vào cuộc sống thực của con người.

Triết lý về con người của Tagore

Thực ra những quan niệm về con người, về năng lực và sự sáng tạo của nó, về sự vĩ đại và thiêng liêng cao cả và đẹp đẽ đã được các triết gia và nghệ sĩ bàn luận nhiều ở phương Tây thời phục hưng. Và từ thời cổ đại Ấn Độ – thời đại Kinh Veda đã có nhiều tác phẩm tôn giáo, triết học từng nói về con người như kinh Veda, Upanisat, Bhagavat Gita.

Có lẽ đây là những lời tụng ca sớm nhất về con người trong kinh Veda:

“Trong tất cả những cái gì đang tồn tại, trong tất cả mọi cái sẽ tồn tại, con người là và sẽ là tối cao”

Trong bộ luật Manu, bộ luật đầu tiên của Ấn Độ ra đời đầu công nguyên có viết rằng “ưu tú nhất trong mọi sinh vật là loài động vật, ưu tú nhất trong giới động vật là loài động vật có lý tính và ưu tú nhất trong động vật có lí tính là con người”.

Trong trường ca Bhagavat Gita cũng có những mẩu chuyện ca gợi chân lý con người như huyền thoại vua Asoka và cô gái điếm.

Trước Tagore đã có nhiều nhà thơ, nhà hiền triết bàn đến con người, như Cabir,

Chandhi Das, Ram Mohen Roy, Vivekananda.

Triết lý của Vivekananda có ảnh hướng khá sâu sắc đến quan niệm “tôn giáo con người” của Tagore.

Vivekananda chủ trương:

“Chúng ta cần một tôn giáo tạo ra những con người cho ra người… chúng ta

không nên có những tôn giáo thần bí làm cho con người suy nhược đi, nên bỏ hết các thần linh khác trong trí óc chúng ta đi. Chỉ có một đấng thượng đế có ý thức là nòi giống chúng ta. Đâu đâu cũng có bàn tay của người, bàn chân của người. Người là bao trùm hết thảy. Sự sùng bái chính đáng nhất là sự sùng bái vạn vật quanh ta “những thần linh mà ta thờ phụng trước hết là đồng bào của chúng ta”.

Những triết lý trên đây ảnh hưởng rất lớn đến quan niệm của Tagore. Trước hết ông cho rằng Thượng đế hay là đấng cao siêu khác mà con người thờ phụng cũng chỉ là ý niệm trừu tượng, siêu hình, mang một ý nghĩa đại toàn duy nhất, hiện ra thành muôn hình muôn vẻ trong đời sống con người. Thế giới hữu hạn là hiện thân của thượng đế, cho nên phương châm của Tagore là “thực hiện cái vô hạn trong cái hữu hạn”, dẫn dắt con người trong cõi hư vô về với thực tại. Ông chuyển đổi ý niệm thượng đế thành vấn đề con người. Thượng đế chính là cái đích, cái khát vọng, ước mơ mà con người vươn tới. Thượng đế là niềm hạnh phúc, là tự do, là sự sống mà con người luôn luôn mong nó đến với mình, ban phát cho mình.

- Con người sinh ra đã gặp khổ đau, đã bất lực với nó, luôn luôn mong muốn có một bàn tay ban phước, cứu rỗi, giải phóng họ ra khỏi khổ đau. Những người đó là Đức Phật, là Jesus, là đấng Allah… Nhưng thử hỏi xem đã có bàn tay màu nhiệm nào cứu con người ra khỏi khổ đau chưa ? Bởi vậy, tốt nhất là, con người phải đi tìm thượng đế trong thực tại cuộc sống của mình.

- Con người cần phát huy khả năng, sức sáng tạo để giải phóng mình, giải phóng bản chất tự nhiên của con người, đừng để bị ràng buộc, đừng để nô lệ những gì trái ngược với ý thiện và phẩm chất tốt đẹp của con người.

Con người cần hòa đồng với vũ trụ

Muốn tồn tại và phát triển, trước hết con người phải hòa đồng với vũ trụ, không đối lập và xa rời thiên thiên, cần phải hòa nhập vào thiên nhiên để tìm ra quy luật tự giải phóng bản thân mình và phục vụ cuộc sống của mình.

Tagore nói “Con người không bao giờ tạo được mật ngọt riêng của mình trong bộng ong của đời mình. Cái kho dinh dưỡng và đời sống vô tận vẫn ở ngoài tổ ong. Con người nên biết rằng khi nó cắt đứt mọi liên hệ với cõi vô cùng mà chỉ sống riêng cho mình (cô độc) thì trở nên điên cuồng và hủy hoại bản thân của mình” (trích Sadhana)

Vậy vũ trụ là gì , thiên thần là gì mà con người phải hòa đồng?

- Đó là bầu trời, trái đất này, là vạn vật quanh ta. Là đất, nước, núi rừng, sông ngòi, biển cả, cây cối, súc vật… Tất cả những cái đó đều tác động đến cuộc sống hiện hữu của con người, chi phối hạnh phúc tương lai của con người. Phải chăng trong kinh Upanisad đã chỉ rõ như sau: “Mọi vật từ nguồn sống bất tận phân phát và tác động đến đời sống con người”.

Con người cần nuớc để uống, tắm rửa, để làm cho tâm hồn thanh thản, thanh lọc mọi dơ bẩn. Ngược lại, nước cũng cần đến bàn tay của con người chế ngự, cải tạo, bảo vệ khiến cho nước luôn luôn phục vụ cuộc sống của con người. Vậy con người phải luôn luôn yêu nước và giữ gìn nó.

Đất cũng vậy, không chỉ nuôi dưỡng sự sống của con người, bài trí nên cảnh vật tuyệt đẹp cho con người chiêm ngưỡng, du ngoạn mà cuối cùng còn che bọc thân xác con người.

Tagore cho rằng người Ấn Độ cổ xưa đã có ý tưởng muốn hòa đồng vũ trụ, đã có một nền “văn minh núi rừng”. Rừng núi đã là nơi nuôi dưỡng trí tưởng tượng và đầu óc mơ mộng của người Ấn Độ.

Romain Rolland, nhà văn lớn nước Pháp (1866 – 1944) đã nói “Nếu như trên trái đất này có một nơi nào mà tất cả những mơ mộng của con người đang sống tìm được chỗ ẩn náu từ những ngày xưa nhất khi con người bắt đầu mơ ước sống thì đó là đất nước Ấn Độ”.

Rừng núi là nơi sản sinh và phát triển nền văn hóa Ấn Độ, nhiều bậc Rishi (người thấu hiểu mọi chân lý) đã vào rừng sống ẩn dật, lập am miếu tu luyện, hòa mình với thiên nhiên và chiêm nghiệm. Các Rishi đã sáng tạo ra nhiều tác phẩm triết học và những công trình nghệ thuật. Rừng núi chính là ngôi thánh đường hùng vĩ nhất của người Ấn Độ.

Một mặt Tagore tích cực phát huy ý tưởng hòa đồng với thiên nhiên, mặt khác ông không chấp nhận lối sống tôn thờ thiên nhiên một cách huyền bí và luôn luôn sợ sệt trước sức mạnh của thiên nhiên và chỉ biết làm nô lệ thiên nhiên. Tagore chủ trương hòa đồng vũ trụ nghĩa là hòa nhập vào thiên nhiên, năng động xông xáo tích cực đi tìm quy luật thiên nhiên để tự giải phóng. Quy luật ấy có sẵn trong cuộc sống, trong vũ trụ bao la, không phải ở trong một đấng tối cao vô hình nào. Định luật Newton, học thuyết Darwin… đều được tìm thấy trong cuộc sống, trong sự tăng trưởng của vạn vật.

Khi đã nắm bắt được quy luật, cuộc sống con người lại càng dễ chịu hơn. Con người được giải phóng, được hạnh phúc. Quy luật là cái chìa khóa mở cách cửa cuộc sống.

Muốn nắm giữ được quy luật, đòi hỏi con người phải có quan hệ mật thiết với cuộc

sống, khám phái vũ trụ mà chúng ta đang sống.

“Nếu một người không thấu hiểu quan hệ mật thiết của mình với thế giới thì người ấy sống trong ngục tù mà vách ngục là kẻ thù” (Sadhana)

Tagore là người yêu thiên nhiên tha thiết và luôn luôn sống gắn bó với thiên nhiên. Ông đã từng đi du lịch khắp đất nước, đã dừng lại rất lâu những nơi có cảnh trí thiên nhiên đẹp. Ông đã ngồi im hàng buổi trong khu rừng già để ngắm những lá vàng rơi, để ngắm những chùm hoa dại… Những lúc ấy, nhà thơ ngồi yên, bất động, chim chóc bay trên đầu, sóc nhảy lên vai. Ông ngồi trầm ngâm để cho tâm hồn hòa nhập thiên nhiên.

Tagore đã đưa quan niệm và tình yêu thiên nhiên vào thơ ca của mình, làm cội

nguồn cho chất trữ tình của thơ ca.

Con người phải biết hành động

Đó là một trong những nội dung triết học “tôn giáo con người” của ông.

Khác với các triết gia duy tâm khác, Tagore không bao giờ nhìn con người với con mắt bi quan yếm thế, thụ động, sống theo định mệnh. Có người đề xướng lối sống vô vi, an phận như Lão Trang. Có người chủ trương thả nổi con người trên dòng sông số mệnh, sống gấp, sống vội theo hiện sinh chủ nghĩa. Tagore cho rằng: “Nếu chung ta cứ mải lo lắng đến cái chết thì vũ trụ đối với chúng ta dường như là nấm mồ hãi hùng”.

Do đó, ông kêu gọi con người phải biết hành động. Hành động là lao động, làm việc

không ngừng, coi đó là bổn phận làm người. Con người muốn tồn tại thì phải hành động.

Trong kinh Upanisad có viết “Chúng ta sống và muốn sống, phải làm việc. Cuộc

sống và sự hoạt động của con người luôn luôn gắn bó chặt chẽ, không thể tách rời được”. Con người hành động (theo Tagore, hành động rộng hơn lao động), đó là một nghĩa

vụ. Ông viết:

“Thiên nhiên đã giao cho con người đủ việc phải làm và nó có thể giết chết con người hoặc vì phải lao động nhọc nhằn quá sức, hoặc vì làm không đủ ăn… và con người lại không muốn làm việc như thiên nhiên đã áp đặt cho loài bò sát hay chim muông. Con người phải vươn lên tất cả loài vật và hoạt động kiểu khác” (Sadhana)

Ông lại viết:

“Thiên nhiên, cuộc sống là một công trường vĩ đại mà con người phải liên tục làm việc, giống như sự hoạt động liên tục của một bông hoa”. Cây ra búp, nở hoa, cho hương sắc, cho quả chín, sống theo luật tuần hoàn của nó. Con người cũng vậy, làm việc để đạt thành quả. Mục đích đó không chỉ đơn thuần là nhu cầu sự sống. Mục đích tối thượng là làm cho con người cao đẹp hơn, hoàn thiện, hoàn mỹ hơn. Không lao động, không hành động thì con người mất hết bản chất người (Paramatman)

Còn Kinh Upanisad viết: “Tri thức, uy đức và hành động là bản chất con người”. Con người hành động, lao động còn tạo ra nguồn vui cho cuộc sống trên trái đất

vốn có quá nhiều đau khổ (cho nên họ đã đi tìm thiên đường cực lạc, cõi niết bàn -Nirvana). Muốn tìm được chốn ấy, con người phải tu thân tích đức, phải cầu nguyện, nài nỉ… Đó cũng là “hành động” của người tu hành, nhưng là hành động tiêu cực mơ hồ và an phận. Còn “tôn giáo con người” của Tagore hướng về việc con người hành động tạo ra nguồn vui, hạnh phúc cho chính mình. Nguồn vui có trong vũ trụ, trong nhiên nhiên, xung quanh ta và tồn tại trong con người chúng ta.

Kinh Upanisad cũng nói “Tất cả mọi vật đều sinh ra trong nguồn vui bất tận”.

Con người không nên đeo đẳng nỗi ưu phiền chán chường. Cần phải đuổi ra khỏi

làm kẻ anh hùng chiến thắng, vượt qua cảnh loạn ly, đau khổ với tâm hồn rạng rỡ, với niềm tin lạc quan. Chính ngay trong những hành động của con người đã mang nguồn vui. “Trong công việc tôi làm có nguồn vui của tôi, và từ nguồn vui này sẽ tạo ra mọi nguồn vui khác”

(Upanisad).

Mặt trời đưa lại nguồn vui cuộc sống bằng ánh sáng. Bầu trời đưa lại không khí, lửa đưa lại sự cháy. Hoa đưa lại nguồn vui là hương sắc, dáng vẻ đẹp. Con người đem lại nguồn vui bằng lao động với thành quả do mình sáng tạo ra.

Con người phải thực hiện lòng thiện và tình yêu thương

Trong lịch sử loài người, từ xưa đến nay, tôn giáo nào, đạo giáo nào sau khi ra đời cũng chủ trương con người phải tu thân, đi tìm cái thiện, phát huy cái thiện, diệt trừ cái ác. Trong những trang văn học đầu tiên của con người như thần thoại, truyện cổ dân gian… cũng đã có sự phản ánh xung đột giữa thiện và ác. Và bao giờ cái thiện cũng thắng cái ác. Sự xung đột ấy xảy ra hàng ngày trên trái đất nơi con người đang sinh tồn.

Trong Upanisad: “điều thiện là tối cao”. Kế thừa nguyên lý đó, Tagore luôn luôn coi trọng phẩm chất thiện của con người và kêu gọi con người hướng thiện. Theo Tagore, thiện nghĩa là: con người phải biết hy sinh lợi ích cá nhân mình khi cần thiết, khắc phục thói ích kỷ, dục vọng, tham lam. Con người phải có lòng vị tha cao cả, biết phụng sự lợi ích nhân loại, sống có lí tưởng, hướng về sự hoàn thiện nhân cách, biết dâng hiến cho đời.

Tagore đề xướng con người chân thiện là xuất phát từ ý tưởng giải phóng con người, đấu tranh cho tự do của con người. Lấy nhân thiện để tiêu diệt ác độc, kể bóc lột, đàn áp người khác, giải phóng con người khỏi mọi ngục tù hữu hình và vô hình.

Một phần của tài liệu VĂN HỌC ẤN ĐỘ, NHẬT BẢN LÀO, CAMPUCHIA, Ả RẬP - CHƯƠNG 8. THI HÀO RABINDRANATH TAGORE (1861-1941) pot (Trang 38 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)