4. Thi pháp thơ Tagore
4.2.2 Cấu trúc thơ
Ý nghĩa bài thơ được xếp đặt theo hướng từ ngoài vào trong theo vòng tròn, xoắn ốc
hoặc từ thấp lên cao theo bậc thang. Lấy bài số 31 – Tập người làm vườn làm mẫu mực.
Trái tim chàng trai có hình ảnh con chim bay, 3 lần bay.
+ Bay lạc vào
+ Bay lượn
+ Bay lên cao
Tiếng hát của anh đã lạc xuống chiều sâu đôi mắt ấy.
Hãy để anh bay lượn
Trên khung trời này rộng rãi cô đơn Hãy để anh xuyên thủng tầng mây
Và tung cánh bay lên trong ánh mặt trời”.
Bài thơ số 28 – tập Người làm vườn, nói về khát vọng tình yêu. Tình yêu là trường cửu, vô biên. Muốn có hạnh phúc trong tình yêu, một tình yêu bền chặt, trọn vẹn thì phải luôn luôn khám phá cái bí ẩn của tình yêu.
Trái tim người cũng là một thế giới bí ẩn khó biết trọn vẹn.
“Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy
nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu”
Để lý giải điều đó, Tagore cấu trúc thơ từng bậc từ thấp lên cao hoặc từ ngoài vào trong.
4.2.3 Đôi mắt
Để miêu tả thế giới nội tâm, Tagore thường dùng “đôi mắt”. Nhiều nhà thơ tình trên thế giới cũng miêu tả đôi mắt. Ngay trong tập “Người làm vườn”, đôi mắt xuất hiện 30/35 bài đã dịch. Theo K.Marx, các giác quan là công cụ cơ bản nhận thức nghệ thuật. Trong đó chắc chắn Mắt là công cụ nhạy bén nhất. Mắt là cửa sổ của tâm hồn. Mắt có ngôn ngữ thầm lặng, qua đôi mắt có thể thấy sự hòa điệu, giao cảm.
Tagore viết “Đôi mắt chúng ta liên kết nhau trong hòa điệu làm cho chúng ta hành
động được thống nhất” (Sadhana).
“Tay nắm chặt tay, mắt dừng lâu trong mắt Câu chuyện của chúng ta bắt đầu như vậy đó”
(Bài 16 Người làm vườn) Qua đôi mắt, có thể hiểu được diễn biến của tâm trạng: “có những cặp mắt tươi cười
và những cặp mắt đẫm lệ và mắt tôi đượm màu ngây dại” (Bài 25, Người làm vườn) Qua đôi mắt, có thể đoán người tình đang nghĩ gì.
“Đôi mắt em ánh lên nụ cười nghi ngại
Khi anh đến tìm em để từ biệt, ra đi”
(Bài 40 / Người làm vườn)
Ngắm đôi mắt người tình của có thể biết được tội lỗi của họ. Tình yêu có lúc cũng
biết che giấu tội lỗi một cách ranh mãnh:
“Qua khóe mắt tò mò nhưng kín đáo của em Em hãy hỏi đôi mắt thẫm đen, láu lỉnh Thử xem tội lỗi ấy của ai?”