Thủ pháp tượng trưng là một phương pháp biểu hiện một cách tương ứng có nghĩa đen và nghĩa bóng giữa ý nghĩa và hình ảnh.
Tượng trưng sẽ tạo ra một tương ứng giữa ý nghĩa và hình ảnh, giữa tín hiệu và sự
vật.
được xem là hình ảnh tượng trưng khi ý nghĩa này không được nêu ra một cách lộ liễu như so sánh, hoặc tự bản thân nó chưa phải đã rõ ràng và hiển nhiên”. (Tầm lý học sáng tạo. NXB Văn hoc. H. 1978. Trang 356).
Ta bắt gặp trong thơ Tagore nhiều hình ảnh Chúa, được gọi dưới nhiều tên khác nhau: Thầy, Người, Vầng dương, ánh sáng…
Tất cả những tên gọi đó đều mang ý nghĩa tượng trưng, tượng trưng cho cuộc đời,
cuộc sống, chân lý…
Dùng cả những hình ảnh con vật như: chim, rắn, voi, ngựa, nai… để tượng trưng:
“Con rắn mù quằn quại trong hang tối
Không biết gì đến mắt ngọc trên đầu
Cũng không biết ánh sánh mặt trời sáng chói” Đó là biểu tượng đất nước Ấn Độ trong tăm tối nô lệ.
Trong bài 28, (tập Người làm vườn), Tagore dùng thủ pháp tượng trưng, so sánh, ẩn
dụ khá nổi bật:
“Đôi mắt em muốn nhìn vào tâm tưởng của anh như trăng kia muốn vào sâu biển cả”
Mắt = Trăng
Biển = Tâm hồn
Và trong bài 31 (tập Người Làm Vườn):
Mắt em = khung trời
Mắt em = vương quốc của trời sao.
Sự so sánh đó đã đẩy lên mức tượng trưng. Tagore muốn nói tình yêu thanh cao, trong sáng, thiên liêng, cao cả, rộng lớn, sâu thẳm như bầu trời, như trăng sao, như biển cả. Tagore muốn nâng con người mang tầm vóc vũ trụ. Con người cũng là một thế giới, là tiểu vũ trụ (có người gọi là thi pháp vũ trụ Tagore).
Thủ pháp tượng trưng, so sánh, ẩn dụ trong thơ Tagore thường mang ý nghĩa liên
tưởng, vừa so sánh vừa tượng trưng, vừa so sánh vừa ẩn dụ:
Giọt sương nói với mặt hồ:
“Người là giọt sương to nằm dưới lá sen Ta là giọt sương nhỏ hơn nằm trên lá” Ngọn cỏ tìm bạn bè đông đảo ở dưới đất
Cái cây tìm sự cô đơn ở trên trời”
Nói về tài năng mô tả kết hợp hiện thực và huyền ảo, W.Yeats (Aixơlen) đã đánh
giá Tagore là “Một họa sĩ tài năng vẽ bụi đất và ánh sáng mặt trời”.