1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xác định biên độ bán phá giá theo phương pháp Zeroing cho hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ và giải pháp cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam

87 1,2K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 700 KB

Nội dung

MỤC LỤC MỤC LỤC i DANH MỤC BẢNG BIỂU iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iv LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I :CÁCH XÁC ĐỊNH BIÊN ĐỘ BÁN PHÁ GIÁ CỦA BỘ THƯƠNG MẠI HOA KỲ VÀ PHƯƠNG PHÁP ZEROING 4 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TẠI HOA KỲ 4 1.1.1. Khái niệm và các thuật ngữ liên quan 4 1.1.2. Phương pháp Zeroing ( Quy về không ) 6 1.1.3. Trình tự, thủ tục điều tra điều tra 7 1.2. XÁC ĐỊNH BIÊN ĐỘ PHÁ GIÁ CHO HÀNG HÓA NHẬP KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ THEO PHƯƠNG PHÁP ZEROING 11 1.2.1. Phương pháp tính biên độ bán phá giá cho nền kinh tế thị trường 11 1.2.2. Phương pháp tính toán biên độ bán phá giá cho nền kinh tế phi thị trường 18 CHƯƠNG II :PHƯƠNG PHÁP ZEROING TRONG THỰC TIỄN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TẠI HOA KỲ 22 2.1. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUY TẮC ZEROING TRONG CÁC VỤ KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA HOA KỲ 22 2.1.1. Tổng quan về áp dụng quy tắc Zeroing của Hoa Kỳ 22 2.1.2 Các vụ kiện chống bán phá giá điển hình giữa Hoa Kỳ và Việt Nam liên quan đến quy tắc Zeroing 26 2.2 TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC TÍNH BIÊN ĐỘ PHÁ GIÁ THEO PHƯƠNG PHÁP ZEROING TỚI CÁC NHÀ XUẤT KHẨU 34 2.2.1 Những tác động trực tiếp 34 2.2.2 Các hệ lụy khác 37 2.3. NHỮNG TRANH LUẬN VỀ VIỆC ÁP DỤNG ZEROING ĐỂ XÁC ĐỊNH BIÊN ĐỘ BÁN PHÁ GIÁ TRONG KHUÔN KHỔ WTO 38 2.3.1 Mâu thuẫn với quy định của WTO 38 2.3.2 Vấn đề Zeroing trong vòng đàm phán Doha 44 CHƯƠNG III :GIẢI PHÁP CHO CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU VIỆT NAM KHI ĐỐI MẶT VỚI CÁC VỤ KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TỪ HOA KỲ CÓ SỬ DỤNG ZEROING 47 3.1 NHỮNG BẤT CẬP TRONG KHIẾU KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TẠI HOA KỲ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN PHƯƠNG PHÁP ZEROING 47 3.1.1 Những bất cập từ phía các doanh nghiệp Việt Nam 47 3.1.2 Những bất cập từ phía Hoa Kỳ 49 3.2. CÁC GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU VIỆT NAM 51 3.2.1 Một số giải pháp phòng tránh các vụ kiện chống bán phá giá từ Hoa Kỳ liên quan đến phương pháp Zeroing 51 3.2.2 Một số giải pháp ứng phó khi xảy ra các vụ kiện chống bán phá giá liên quan đến Zeroing 55 KẾT LUẬN 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO 68 PHỤ LỤC 71 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 : Số liệu sử dụng cho ví dụ minh họa 1.1 15 Bảng 1.2 : Số liệu sử dụng cho ví dụ minh họa 1.2 17 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt 1 ADA Antidumping Agreement Hiệp định chống bán phá giá 2 CFA The Catfish Farmers of America Hiệp hội các chủ trại cá da trơn Hoa Kỳ 3 DOC United States Department of Commerce Bộ Thương mại Hoa Kỳ 4 DSB Dispute Settlement Body Cơ quan giải quyết tranh chấp 5 DSU Dispute Settlement Understanding Hiệp định về Quy tắc và Thủ tục Giải quyết Tranh chấp trong khuôn khổ WTO 6 EC European Commission Ủy ban Châu ÂU 7 EU European Union Cộng đồng Châu ÂU 8 GATT General Agreement on Tariffs and Trade Hiệp định chung về thương mại và thuế quan 9 Giá TT Giá Thông thường 10 Giá XK Giá Xuất khẩu 11 ITC United States International Trade Commission Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ 12 NME Non Market Economy Nền kinh tế phi thị trường 13 SSA The United States Social Security Administration Liên minh tôm miền Nam Mỹ 14 VASEP Vietnam Association of Seafood Exporters and Producers Hiệp hội Chế biến Thủy sản Việt Nam 15 WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Theo thống kê của Hội đồng Tư vấn các biện pháp phòng vệ thương mại quốc tế (Hội đồng TRC) Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thì tính đến tháng 122011 chúng ta đã phải đối mặt với 42 vụ kiện về chống bán phá giá, trong đó kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO có 18 vụ và 13 trong số 18 vụ kiện đó là từ phía Hoa Kỳ và chỉ riêng trong tháng 12 năm 2011 vừa qua chúng ta đã phải đối đầu với 2 vụ kiện chống bán phá giá liên quan đến mắc áo bằng thép và tháp điện gió. Thực tế này đã cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam thấy được thị trường rộng lớn ấy ẩn đằng sau những tự do hóa thương mại là những nguy cơ vướng vào bức tường của các biện pháp phòng vệ thương mại trong đó có chống bán phá giá. Đây vừa có thể coi là một công cụ để tạo ra sự cạnh tranh công bằng giữa các nhà xuất khẩu nước ngoài với các nhà sản xuất nội địa nhưng đồng thời cũng là một công cụ “ rào cản nhập khẩu” mà Hoa Kỳ có thể sử dụng hợp pháp theo các quy định của WTO khi có bán phá giá xảy ra. Vì vậy đã đến lúc chúng ta cần có cái nhìn sâu sắc hơn về vấn đề này để có thể có thể xâm nhập và đứng vững trên thị trường vốn đã rất khó tính như Hoa Kỳ. Một trong những vấn đề cốt lõi để xác định các biện pháp trừng phạt ở đây là phải xác định được biên độ bán phá giá. Việc xác định này còn phụ thuộc vào cách xác định Giá Thông thường, Giá Xuất khẩu, điều kiện thương mại có thông thường hay không... Biên độ bán phá giá càng lớn thì thuế chống bán phá giá doanh nghiệp xuất khẩu liên quan phải chịu càng cao đồng nghĩa với việc thiệt hại về kinh tế càng tăng ; thế nên hiểu rõ cách thức xác định biên độ này sẽ giúp ích rất nhiều cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong việc phòng tránh hay giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực mà kiện chống bán phá giá gây ra. Trong thực tiễn chống bán phá giá của Hoa Kỳ thì phương pháp Zeroing – quy về không được sử dụng trong xác định biên độ bán phá giá gây rất nhiều tranh cãi. Theo phương pháp này tất cả các so sánh có mức độ phá giá âm đều cho phép quy về 0 và tất yếu thì biên độ bán phá giá sẽ bị đẩy lên cao hơn hẳn so với biên độ thực tế ; từ đó gây ra thiệt hại rất lớn về kinh tế cho tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu liên quan. Ví dụ như trong vụ kiện sản phẩm tôm của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, theo tính toán và đánh giá của các luật sư Hoa Kỳ đã tham gia tư vấn và hỗ trợ pháp lý cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam thì nếu Bộ Thương mại Hoa Kỳ không áp dụng cách tính “quy về không”, có nghĩa là nếu họ thực hiện phép tính bù trừ cho những so sánh có biên độ phá giá dương, thì kết quả là các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam không bán phá giá, thậm chí biên độ phá giá sẽ là 9%. Nhưng do cách tính Zeroing, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm của ta đã phải chịu mức thuế chống bán phá giá từ 4,13 – 25,76%. Như vậy, hàng năm các doanh nghiệp của ta đã phải nộp hàng triệu đô la Mỹ tiền thuế chống bán phá giá này. Qua ví dụ, phần nào chúng ta có thể thấy được những bất cập và tranh cãi liên quan tới khía cạnh pháp lý về việc áp dụng phương pháp này. Và điều này còn càng được thấy rõ nét hơn trong các vụ kiện liên quan được kiện ra cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO mà điển hình là vụ WTDS322 : Hoa Kỳ Các biện pháp liên quan tới Zeroing và Rà soát cuối kỳ. Việt Nam với những kinh nghiệm từ thực tiễn cũng đã thành công trong vụ kiện tôm nước ấm đông lạnh DS404 đã tạo ra sự khích lệ cho chúng ta tự tin, chủ động sử dụng công cụ giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình mà không làm ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao với bên có tranh chấp. Nhận thức được tầm quan trọng của những vấn đề nêu trên, em đã quyết định chọn đề tài: “ Xác định biên độ bán phá giá theo phương pháp Zeroing cho hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ và giải pháp cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 1

KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

-*** -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Chuyên ngành: Thương mại quốc tế

XÁC ĐỊNH BIÊN ĐỘ BÁN PHÁ GIÁ THEO PHƯƠNG PHÁP ZEROING CHO HÀNG HÓA NHẬP KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ VÀ GIẢI PHÁP CHO DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU VIỆT NAM

Họ và tên sinh viên : Nguyễn Thị Thanh Huyền

Trang 3

MỤC LỤC MỤC LỤC i

DANH MỤC BẢNG BIỂU iii

1.1.1 Khái niệm và các thuật ngữ liên quan 4

1.1.2 Phương pháp Zeroing ( Quy về không ) 6

1.1.3 Trình tự, thủ tục điều tra điều tra 7

1.2 XÁC ĐỊNH BIÊN ĐỘ PHÁ GIÁ CHO HÀNG HÓA NHẬP KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ THEO PHƯƠNG PHÁP ZEROING 11

1.2.1 Phương pháp tính biên độ bán phá giá cho nền kinh tế thị trường

11 1.2.2 Phương pháp tính toán biên độ bán phá giá cho nền kinh tế phi thị

2.1.1 Tổng quan về áp dụng quy tắc Zeroing của Hoa Kỳ 22

2.1.2 Các vụ kiện chống bán phá giá điển hình giữa Hoa Kỳ và Việt Nam liên quan đến quy tắc Zeroing 26

2.2 TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC TÍNH BIÊN ĐỘ PHÁ GIÁ THEO PHƯƠNG PHÁP ZEROING TỚI CÁC NHÀ XUẤT KHẨU 34

2.2.1 Những tác động trực tiếp 34

2.2.2 Các hệ lụy khác 37

2.3 NHỮNG TRANH LUẬN VỀ VIỆC ÁP DỤNG ZEROING ĐỂ XÁC ĐỊNH BIÊN ĐỘ BÁN PHÁ GIÁ TRONG KHUÔN KHỔ WTO 38

Trang 4

2.3.1 Mâu thuẫn với quy định của WTO 38

2.3.2 Vấn đề Zeroing trong vòng đàm phán Doha 44

CHƯƠNG III :GIẢI PHÁP CHO CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU VIỆT NAM KHI ĐỐI MẶT VỚI CÁC VỤ KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TỪ HOA KỲ CÓ SỬ DỤNG ZEROING 47

3.1 NHỮNG BẤT CẬP TRONG KHIẾU KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TẠI HOA KỲ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN PHƯƠNG PHÁP ZEROING 47

3.1.1 Những bất cập từ phía các doanh nghiệp Việt Nam 47

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 : Số liệu sử dụng cho ví dụ minh họa 1.1 * 15Bảng 1.2 : Số liệu sử dụng cho ví dụ minh họa 1.2 ** 17

Trang 6

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

America Hiệp hội các chủ trại cá da trơn Hoa Kỳ

Commerce

Bộ Thương mại Hoa Kỳ

chấp

Understanding Hiệp định về Quy tắc và Thủtục Giải quyết Tranh chấp

trong khuôn khổ WTO

and Trade Hiệp định chung về thương mại và thuế quan

11 ITC United States International

Trade Commission Ủy ban Thương mại Quốc tếHoa Kỳ

Security Administration

Liên minh tôm miền Nam Mỹ

Seafood Exporters and Producers

Hiệp hội Chế biến Thủy sản Việt Nam

giới

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Theo thống kê của Hội đồng Tư vấn các biện pháp phòng vệ thương mại quốc

tế (Hội đồng TRC) - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thì tínhđến tháng 12/2011 chúng ta đã phải đối mặt với 42 vụ kiện về chống bán phá giá,trong đó kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO có 18 vụ và 1/3 trong số 18 vụ kiện đó

là từ phía Hoa Kỳ và chỉ riêng trong tháng 12 năm 2011 vừa qua chúng ta đã phảiđối đầu với 2 vụ kiện chống bán phá giá liên quan đến mắc áo bằng thép và thápđiện gió Thực tế này đã cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam thấy được thịtrường rộng lớn ấy ẩn đằng sau những tự do hóa thương mại là những nguy cơvướng vào bức tường của các biện pháp phòng vệ thương mại trong đó có chốngbán phá giá Đây vừa có thể coi là một công cụ để tạo ra sự cạnh tranh công bằnggiữa các nhà xuất khẩu nước ngoài với các nhà sản xuất nội địa nhưng đồng thờicũng là một công cụ “ rào cản nhập khẩu” mà Hoa Kỳ có thể sử dụng hợp pháp theocác quy định của WTO khi có bán phá giá xảy ra Vì vậy đã đến lúc chúng ta cần cócái nhìn sâu sắc hơn về vấn đề này để có thể có thể xâm nhập và đứng vững trên thịtrường vốn đã rất khó tính như Hoa Kỳ

Một trong những vấn đề cốt lõi để xác định các biện pháp trừng phạt ở đây làphải xác định được biên độ bán phá giá Việc xác định này còn phụ thuộc vào cáchxác định Giá Thông thường, Giá Xuất khẩu, điều kiện thương mại có thông thườnghay không Biên độ bán phá giá càng lớn thì thuế chống bán phá giá doanh nghiệpxuất khẩu liên quan phải chịu càng cao đồng nghĩa với việc thiệt hại về kinh tế càngtăng ; thế nên hiểu rõ cách thức xác định biên độ này sẽ giúp ích rất nhiều cho cácdoanh nghiệp xuất khẩu trong việc phòng tránh hay giảm thiểu tối đa các tác độngtiêu cực mà kiện chống bán phá giá gây ra

Trong thực tiễn chống bán phá giá của Hoa Kỳ thì phương pháp Zeroing – quy

về không được sử dụng trong xác định biên độ bán phá giá gây rất nhiều tranh cãi.Theo phương pháp này tất cả các so sánh có mức độ phá giá âm đều cho phép quy

về 0 và tất yếu thì biên độ bán phá giá sẽ bị đẩy lên cao hơn hẳn so với biên độ thực

tế ; từ đó gây ra thiệt hại rất lớn về kinh tế cho tất cả các doanh nghiệp xuất khẩuliên quan Ví dụ như trong vụ kiện sản phẩm tôm của Việt Nam xuất khẩu vào thị

Trang 8

trường Hoa Kỳ, theo tính toán và đánh giá của các luật sư Hoa Kỳ đã tham gia tưvấn và hỗ trợ pháp lý cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam thì nếu BộThương mại Hoa Kỳ không áp dụng cách tính “quy về không”, có nghĩa là nếu họthực hiện phép tính bù trừ cho những so sánh có biên độ phá giá dương, thì kết quả

là các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam không bán phá giá, thậm chí biên độphá giá sẽ là -9% Nhưng do cách tính Zeroing, các doanh nghiệp xuất khẩu tômcủa ta đã phải chịu mức thuế chống bán phá giá từ 4,13 – 25,76% Như vậy, hàngnăm các doanh nghiệp của ta đã phải nộp hàng triệu đô la Mỹ tiền thuế chống bánphá giá này Qua ví dụ, phần nào chúng ta có thể thấy được những bất cập và tranhcãi liên quan tới khía cạnh pháp lý về việc áp dụng phương pháp này Và điều nàycòn càng được thấy rõ nét hơn trong các vụ kiện liên quan được kiện ra cơ quan giảiquyết tranh chấp của WTO mà điển hình là vụ WT-DS322 : Hoa Kỳ- Các biện phápliên quan tới Zeroing và Rà soát cuối kỳ Việt Nam với những kinh nghiệm từ thựctiễn cũng đã thành công trong vụ kiện tôm nước ấm đông lạnh - DS404 đã tạo ra sựkhích lệ cho chúng ta tự tin, chủ động sử dụng công cụ giải quyết tranh chấp trongkhuôn khổ WTO để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình mà không làm ảnh hưởngđến quan hệ ngoại giao với bên có tranh chấp Nhận thức được tầm quan trọng của

những vấn đề nêu trên, em đã quyết định chọn đề tài: “ Xác định biên độ bán phá

giá theo phương pháp Zeroing cho hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ và giải pháp cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam”.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích của khóa luận là trên cơ sở nghiên cứu cách xác định biên độ bánphá giá theo phương pháp Zeroing, ảnh hưởng của nó đến các doanh nghiệp xuấtkhẩu và những tranh luận liên quan tới phương pháp này trong trong khuôn khổWTO từ đó đề xuất một số giải pháp đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Nghiên cứu về cách xác định biên độ bán phá giá theo phương phápZeroing, làm rõ ảnh hưởng của nó tới biên độ bán phá giá được xác định và đối vớicác doanh nghiệp xuất khẩu liên quan

Trang 9

- Nghiên cứu thực tiễn áp dụng phương pháp Zeroing trong thực tế chốngbán phá giá tại Hoa Kỳ và các vụ kiện về chống bán phá giá trong khuôn khổ WTOliên quan đến phương pháp Zeroing.

- Rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp đối với các doanh nghiệpxuất khẩu Việt Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực tiễn áp dụng phương pháp Zeroingtrong tính toán biên độ bán phá giá cho hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ

- Phạm vi nghiên cứu : Khóa luận tập trung vào nghiên cứu thực tiễn áp dụngphương pháp Zeroing trong điều tra chống bán phá giá tại Hoa Kỳ, sự mâu thuẫngiữa tính toán biên độ theo phương pháp này với các quy định của WTO và nhữngảnh hưởng do áp dụng Zeroing tới các doanh nghiệp xuất khẩu

4 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu của Khóa luận tốt nghiệp này người viết đã

sử dụng các phương pháp như tìm hiểu về lý thuyết, phân tích tổng hợp, so sánh,phân tích tình huống, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn thông qua các tài liệu sưutầm như sách, tài liệu lí thuyết, các báo cáo của DSB, báo chí, các bài nghiên cứu,các chuyên đề đã thực hiện của thế giới và Việt Nam

5 Bố cục toàn khóa luận

Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chínhcủa Khóa Luận được chia thành 3 chương:

- Chương I : Cách xác định biên độ bán phá giá của Bộ Thương mại Hoa Kỳ

Trang 10

CHƯƠNG I CÁCH XÁC ĐỊNH BIÊN ĐỘ BÁN PHÁ GIÁ CỦA BỘ THƯƠNG MẠI HOA

KỲ VÀ PHƯƠNG PHÁP ZEROING

1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ

TẠI HOA KỲ

1.1.1 Khái niệm và các thuật ngữ liên quan

1.1.1.1 Khái niệm bán phá giá

Bán phá giá là hiện tượng hàng hóa nước ngoài được nhập khẩu vào thị trườngHoa Kỳ với giá thấp hơn giá bán tại thị trường nội địa nước xuất khẩu hoặc nướcthứ ba

Hành vi này thường làm giảm khả năng cạnh tranh về giá và thị phần của sảnphẩm nội địa; chính vì thế những biện pháp chống bán phá giá được Hoa Kỳ ápdụng như các “biện pháp trừng phạt” một chiều đối với nhà xuất khẩu có hành vithương mại không công bằng (chủ yếu là thuế chống phá giá) nếu hành vi phá giáđó gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất sản phẩm tươngtự tại Hoa Kỳ Điều đó đồng nghĩa với việc không phải mọi biên độ phá giá lớn hơn

0 đều bị áp thuế chống bán phá giá vì theo quy định của WTO mà Hoa Kỳ phải tuânthủ thì biên độ được xác định phải lớn hơn hoặc bằng 2% thì bán phá giá mới đượcxem là đáng kể và có thể bị áp thuế

1.1.1.2 Các thuật ngữ liên quan

a Biên độ bán phá giá

Biên độ bán phá giá là một con số tính theo tỷ lệ phần trăm thông qua việc sosánh về giá giữa Giá Thông thường và Giá Xuất khẩu; là căn cứ để xác định mứcthuế chống bán phá giá sẽ áp dụng cho đối tượng bị điều tra

b Sản phẩm tương tự ( SPTT)

Theo điều 2.6 trong Hiệp định về Chống bán phá giá (ADA) của WTO, “sảnphẩm tương tự” được hiểu là sản phẩm giống hệt, tức là sản phẩm có tất cả các đặctính giống với sản phẩm đang được xem xét, hoặc trong trường hợp không có sảnphẩm nào như vậy thì là sản phẩm khác mặc dù không giống ở mọi đặc tính nhưngcó nhiều đặc điểm gần giống với sản phẩm được xem xét Tuy nhiên sản phẩm

Trang 11

tương tự trong pháp luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ lại bao gồm cả sản phẩm bịđiều tra, sản phẩm nước ngoài tương tự với sản phẩm bị điều tra và sản phẩm nộiđịa tương tự với sản phẩm bị điều tra.

Sản phẩm bị điều tra (Subject merchandise): là những sản phẩm nhập khẩu bịkiện bán phá giá và là loại sản phẩm sẽ bị áp thuế chống bán phá giá nếu quyết địnhchống bán phá giá được ban hành

Sản phẩm nước ngoài tương tự với sản phẩm bị điều tra (Foreign likeproduct): là các sản phẩm sản xuất bởi các nhà sản xuất, xuất khẩu liên quan vàđược bán tại thị trường nước ngoài (nước xuất khẩu hoặc nước thứ ba) giống hệt,hoặc giống về những thành phần cơ bản với giá trị tương đương, hoặc giống về mụcđích sử dụng với sản phẩm bị điều tra, được sử dụng trong so sánh để xác định xemcó bán phá giá hay không

Sản phẩm nội địa tương tự với sản phẩm bị điều tra (Domestic like product) :

là các sản phẩm sản xuất tại Hoa Kỳ tương tự với sản phẩm bị điều tra, được sửdụng khi xác định ngành sản xuất nội địa có liên quan và xác định thiệt hại đối vớingành sản xuất đó

Thông thường, DOC và ITC sử dụng một quyết định giống nhau về SPTTtrong các điều tra của mình Tuy vậy, về mặt nguyên tắc, ITC và DOC có thể quyếtđịnh khác nhau về việc xác định thế nào là SPTT phục vụ cho quá trình điều tra củamình (ITC có thể xác định phạm vi rộng hơn về chủng loại, loại sản phẩm so vớiDOC hoặc có thể sử dụng hai hay nhiều loại SPTT trong nước tương ứng với sảnphẩm đang bị điều tra) Nếu sản phẩm nước ngoài tương tự không giống hệt với sảnphẩm bị điều tra thì DOC sẽ tiến hành những điều chỉnh để bù đắp những chênhlệch về giá giữa SPTT và sản phẩm bị điều tra

c Giá Thông thường( Giá TT )

Giá thông thường là giá bán sản phẩm tương tự tại thị trường nội địa nướcxuất khẩu; hoặc giá bán sản phẩm đó sang một nước thứ ba; hoặc giá thông thườngtính toán

d Giá Xuất khẩu ( Giá XK )

Giá xuất khẩu là giá bán sản phẩm bị điều tra sang Hoa Kỳ hoặc Giá xuất khẩutính toán

Trang 12

e Bán hàng trong điều kiện thương mại thông thường

Cũng giống như pháp luật chống bán phá giá của WTO, Hoa Kỳ không nêu rõthế nào là điều kiện thương mại thông thường mà nêu lên trường hợp có thể bị coi làkhông bán hàng trong điều kiện thương mại thông thường; cụ thể là trường hợp bánSPTT tại thị trường nội địa nước xuất khẩu, hoặc sang một nước thứ ba với mức giákhông đủ bù đắp chi phí sản xuất theo đơn vị sản phẩm (còn được gọi là bán hànglỗ) Tuy nhiên Hoa Kỳ còn quy định thêm ngoài trường hợp bán SPTT không đủ bùđắp chi phí sản xuất theo đơn vị sản phẩm, DOC có thể xác định thêm các trườnghợp bán hàng không theo điều kiện thương mại thông thường như bán hàng với tỷ lệlãi cao một cách bất bình thường, bán hàng mẫu…Quy định này gây ra rất nhiềukhó khăn đối với các nhà sản xuất, xuất khẩu là bị đơn trong các vụ kiện chống bánphá giá

f Nền kinh tế phi thị trường

Trong pháp luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ được quy định tại điểm 771Luật thuế quan 1930, một nước có nền kinh tế phi thị trường là nước có nền kinh tếvận hành không theo các nguyên tắc về chi phí và cấu trúc giá thông thường theocác tiêu chí cơ bản sau:

(i) Mức độ tự do chuyển đổi của đồng nội tệ ;

(ii) Mức độ mà tiền lương được xác định bằng việc tự do thương lượng giữangười lao động và người quản lý,

(iii) Mức độ cho phép các liên doanh hoặc đầu tư nước ngoài ,

(iv) Mức độ chính phủ sở hữu hoặc kiểm soát phương tiện sản xuất,

(v) Mức độ chính phủ kiểm soát đối với việc phân bổ các nguồn lực và đốivới các quyết định về sản lượng và giá cả của các doanh nghiệp, và(vi) Các yếu tố khác mà DOC cho là hợp lý

1.1.2 Phương pháp Zeroing ( Quy về không )

Hiểu một cách đơn giản, Zeroing được Hoa Kỳ sử dụng trong việc xác địnhbiên độ bán phá giá là một phương pháp tính theo đó tất cả các kết quả so sánh cómức độ phá âm sẽ được quy về không Điều này khiến các kết quả so sánh có mức

độ phá giá âm sẽ không thể bù trừ cho các so sánh có mức độ phá giá dương, vì vậybiên độ bán phá giá cuối cùng được tính toán sẽ bị đội lên so với biên độ phá giá

Trang 13

thực tế (điều này đồng nghĩa với việc thuế chống bán phá giá của doanh nghiệpcũng sẽ bị đội lên ) gây thiệt hại không nhỏ về kinh tế cho các doanh nghiệp xuấtkhẩu.

Điều 2.4.2 Hiệp định ADA (Hoa Kỳ phải tuân thủ) đã đưa ra 3 phương thức

so sánh mà cơ quan có thẩm quyền điều tra có thể sử dụng để tính toán biên độ bánphá giá Đó là các phương pháp: so sánh Giá Thông thường bình quân gia quyềnvới Giá thông thường bình quân gia quyền của (Weighted average normal value –

to – Weighted average of prices (W-W)), so sánh Giá Thông thường với Giá xuấtkhẩu của từng giao dịch (Transaction – to – Transaction (T-T)), và so sánh giữa GiáThông thường bình quân gia quyền của các giao dịch xuất khẩu với Giá Xuất khẩucủa từng giao dịch (Weighted average normal value –to– Transaction (W-T)) Vìvậy, việc áp dụng Zeroing trong điều tra chống bán phá giá của Hoa Kỳ được tiếnhành dưới hai hình thức là Zeroing mẫu (Model Zeroing) và Zeroing đơn giản(Simple Zeroing) Trong đó Zeroing mẫu là phương pháp được sử dụng trong cácđiều tra bán phá dựa trên cơ sở so sánh W-W, còn Zeroing đơn giản lại là sự so sánhcủa các giao dịch xuất khẩu đơn lẻ bao gồm W- T và T- T

Khi được áp dụng để tính toán biên độ bán phá giá cho các hàng hóa nhậpkhẩu vào Hoa Kỳ, với tính chất thiên vị, Zeroing không chỉ gây thiệt hại cho phía

bị kiện mà còn khuyến khích các doanh nghiệp Hoa Kỳ khởi kiện Vì vậy, hiểu rõcách thức áp dụng phương pháp này là việc làm cần thiết và sẽ được nói đến trongphần 1.2 dưới đây

1.1.3 Trình tự, thủ tục điều tra điều tra

Trong quá trình điều tra và ra quyết định ban hành những biện pháp phòng vệthương mại, các cơ quan có thẩm quyền trực tiếp tiến hành điều tra bao gồm BộThương mại Hoa Kỳ( DOC) và Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ ( ITC) Trongđó DOC chịu trách nhiệm điều tra, xem xét hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Hoa

Kỳ có bán phá giá hay không, xác định biên độ phá giá, ban hành các biện phápphòng vệ tạm thời, biện pháp phòng vệ chính thức cũng như tiến hành rà soát hànhchính hàng năm; ITC chịu trách nhiệm điều tra thiệt hại cùng với mối quan hệ nhânquả giữa thiệt hại và việc bán phá giá, đồng thời tham gia vào quá trình điều trathiệt hại trong các thủ tục rà soát lại do thay đổi hoàn cảnh và rà soát hoàng hôn

Trang 14

Một vụ kiện chống bán phá giá tại Hoa Kỳ được tiến hành qua rất nhiều cácgiai đoạn và tốn rất nhiều thời gian; tuy nhiên vụ việc cũng có thể chấm dứt ở bất cứgiai đoạn nào của cuộc điều tra

1.1.3.1 Nộp đơn kiện

Đơn kiện chống bán phá giá nộp đồng thời cho DOC và ITC có thể được đưa

ra bởi các nhà sản xuất sản phẩm tương tự nội địa, tổ thức công đoàn hoặc hiệp hộidoanh nghiệp; tuy nhiên một vụ điều tra chống bán phá giá cũng có thể được khởixướng mà không cần đơn kiện theo quyết định của DOC nhưng trường hợp này rấthiếm xảy ra

Một vụ kiện chống bán phá giá không chỉ đơn thuần là tranh chấp thương mạigiữa các doanh nghiệp có tên trong đơn kiện; đó là tranh chấp giữa toàn bộ ngànhsản xuất nội địa Hoa Kỳ với tất cả các nhà sản xuất, xuất khẩu mặt hàng có liênquan từ nước bị kiện Mặt khác, khi các biện pháp phòng vệ được áp dụng thì sẽ cóhiệu lực trong một khoảng thời gian khá dài sau đó; vì vậy các doanh nghiệp xuấtkhẩu và các Hiệp hội của chúng ta ngay khi có thông tin về khả năng bị kiện cần cócác biện pháp đối phó kịp thời để làm giảm thiểu tối đa mức độ thiệt hại đối vớichính các doanh nghiệp cũng như bản thân Hiệp hội

1.1.3.2 Khởi xướng điều tra

DOC sẽ tiến hành khởi xướng điều tra nếu đơn kiện thỏa mãn các điều kiệnquy định bao gồm tính đầy đủ và tư cách khởi kiện của nguyên đơn DOC có 20ngày kể từ ngày nhận được đơn kiện (có thể được gia hạn nhưng không quá 40ngày) để xem xét các vấn đề trên

Một đơn kiện được xem là đầy đủ thì nó buộc phải có những thông tin về danhtính của nguyên đơn, các mô tả về số lượng và giá trị SPTT do chủ thể nộp đơn sảnxuất ra, các mô tả đầy đủ về sản phẩm bị nghi là bán phá giá, tên nước xuất khẩu,tên của các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài được biết đến Mặt khác đơn kiệncũng phải chỉ ra Giá Thông thường, Giá Xuất khẩu và đồng thời chỉ rõ sự gia tăng

số lượng sản phẩm bị nghi là bán phá giá cùng với ảnh hưởng của việc này đến giáSPTT tại thị trường nội địa và ngành sản xuất nội địa Ngoài những điều kiện kểtrên, đơn kiện được đưa ra cần có các bằng chứng xác thực về việc bán phá giá, vềthiệt hại, về mối quan hệ giữa việc bán phá giá và thiệt hại nêu trên đi kèm Bên

Trang 15

cạnh tính đầy đủ của đơn kiện, để có đủ tư cách khởi kiện, tổng sản lượng sản xuấtSPTT của những nhà sản xuất ủng hộ điều tra phải chiếm tối thiểu 50% tổng lượngsản xuất của các nhà sản xuất đã bày tỏ quan điểm của mình về việc ủng hộ hayphản đối điều tra và các nhà sản xuất tán thành cuộc điều tra phải chiếm tối thiểu25% tổng sản lượng SPTT của ngành sản xuất trong nước

Cũng trong thời hạn này, DOC đồng thời sẽ quyết định lựa chọn các bị đơn bịđiều tra bắt buộc và danh sách các bị đơn tự nguyện; việc này có ảnh hưởng lớn tớicác doanh nghiệp xuất khẩu có liên quan vì nó sẽ quyết định mức thuế mà cácdoanh nghiệp này có thể sẽ phải chịu (thuế suất riêng hay thuế suất toàn quốc)

1.1.3.3 Điều tra sơ bộ về thiệt hại

ITC chỉ có 45 ngày kể từ ngày Đơn kiện được nộp cho việc đưa ra kết luận sơ

bộ về thiệt hại Để đưa ra được quyết định này, ITC sẽ lần lượt thực hiện việc gửibảng câu hỏi, tìm kiếm thông tin từ các nguồn khác, họp cán bộ điều tra và sau cuộchọp các bên có khoảng 1 tuần trình các bản lập luận để bổ sung thêm các lập luậncần thiết cùng những thông tin liên quan, tham vấn không chính thức với cán bộITC, trình báo cáo của các cán bộ ITC lên các Ủy viên ITC và đưa ra quyết định sơbộ

Nếu ITC đưa ra kết luận sơ bộ là không có thiệt hại hoặc lượng hàng hóa nhậpkhẩu liên quan không đáng kể thì vụ điều tra sẽ chấm dứt ngay lập tức còn ngượclại quá trình điều tra sẽ tiếp tục và bước sang thủ tục điều tra về phá giá

1.1.3.4 Điều tra về việc phá giá ( gồm điều tra sơ bộ và điều tra cuối cùng )

Trong giai đoạn đầu, DOC có 160 ngày (tối đa là 210 ngày) kể từ ngày nhậnđược đơn kiện để tiến hành điều tra thông qua việc gửi Bảng câu hỏi điều tra chi tiếttới các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài liên quan, sau đó trên cơ sở những Bảntrả lời các Bảng câu hỏi đó đưa ra kết luận sơ bộ của mình Khi đã tính toán đượcbiên độ bán phá giá, DOC sẽ đưa ra kết luận sơ bộ là có bán phá giá nếu biên độ nàylớn hơn hoặc bằng 2% và không có bán phá giá khi biên độ xác định nhỏ hơn 2%.Nếu kết luận sơ bộ về thiệt hại của ITC là khẳng định, vụ điều tra cũng vẫn tiếp tục

dù kết luận sơ bộ của DOC phủ định việc bán phá giá Khi vụ kiện vẫn được tiếptục do kết luận sơ bộ có thiệt hại, với kết luận có bán phá giá, DOC có thể ban hành

Trang 16

quyết định áp thuế chống bán phá giá tạm thời với mức thuế bằng biên độ được xácđịnh trong kết luận sơ bộ của cơ quan này.

Điều tra cuối cùng về phá giá của DOC sau khi đã tiến hành điều tra sơ bộchính là việc xác minh thực tế, tiếp nhận và phân tích các bản đệ trình, tổ chức cácphiên điều trần, thảo luận các lập luận và vụ việc thực tiễn để đi đến kết luận cuốicùng là có bán phá giá hay không Việc đưa ra kết luận cuối cùng này cần gấp rútthực hiện trong vòng 75 ngày sau ngày ban hành kết luận sơ bộ (có thể được gia hạnthêm 50 ngày) Nếu kết luận cuối cùng là có bán phá giá, vụ kiện sẽ được tiếp tụccho đến khi ITC đưa ra kết luận cuối cùng về thiệt hại; trong giai đoạn tiếp tục điềutra, mức thuế chống bán phá giá áp dụng sẽ là biên độ trong kết luận cuối cùng củaDOC Ngược lại, nếu kết luận cuối cùng là một kết luận phủ định việc bán phá giá,

vụ kiện sẽ chấm dứt hoàn toàn mà không phụ thuộc vào kết luận cuối cùng của ITC

1.1.3.5 Điều tra cuối cùng về thiệt hại

Thủ tục điều tra cuối cùng về thiệt hại bao gồm các hoạt động thu thập thôngtin về thiệt hại, đánh giá các thông tin thu thập đượcvà cuối cùng là các ủy viên ITC

bỏ phiếu để xác định xem có thiệt hại đáng kể hay không ITC có 6 thành viên, kếtquả bỏ phiếu theo đa số, trường hợp kết quả bằng nhau thì kết luận cuối cùng sẽ vẫn

là có thiệt hại Kết luận cuối cùng của ITC có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về thờiđiểm tính thuế vì nếu kết luận này khẳng định có thiệt hại thì thời điểm DOC đưa rakết luận cuối cùng có bán phá giá chính là thời điểm thuế chống bán phá giá chínhthức có hiệu lực, mặt khác, nếu kết luận này phủ định thiệt hại thì vụ việc chấm dứt,thuế đã thu sẽ phải hoàn lại

1.1.3.6 Rà soát hành chính hàng năm

Rà soát hành chính hàng năm là quá trình tính toán biên độ bán phá giá thực tếtrong năm để xác định mức thuế chính thức của năm đó Kết quả rà soát hành chínhsẽ là mức thuế chính thức cho năm liền trước năm rà soát và cũng là mức thuế tạmthời áp dụng cho năm liền sau năm rà soát Thủ tục rà soát trong giai đoạn này gầngiống với điều tra ban đầu về phá giá, chỉ điều tra về biên độ mà không điều tra vềthiệt hại Rà soát hành chính sẽ diễn ra hàng năm chỉ khi có yêu cầu của một bênliên quan (mà không tự động như trước đây) và cho đến khi hết 5 năm kể từ ngàylệnh thuế được áp dụng

Trang 17

1.1.3.7 Rà soát hoàng hôn

Rà soát hoàng hôn được DOC và ITC tiến hành tự động khi lệnh thuế chốngbán phá đã áp dụng được 5 năm để xem xét có tiếp tục lệnh áp thuế chống bán phágiá 5 năm nữa hay chấm dứt áp thuế Việc rà soát của mỗi cơ quan được tiến hànhđộc lập DOC tiến hành rà soát xem việc chấm dứt thuế có làm tiếp diễn hoặc táidiễn tình trạng bán phá giá không và nếu có thì biên độ sẽ là bao nhiêu, còn ITCtiến hành rà soát xem việc chấm dứt thuế có làm tiếp diễn hoặc tái diễn thiệt hạiđáng kể với ngành sản xuất nội địa Hoa Kỳ hay không Kết thúc cuộc rà soát, các

cơ quan này sẽ thông báo cho nhau kết quả điều tra của mình Quyết định dỡ bỏ cácbiện pháp chống bán phá giá sẽ được đưa ra nếu một trong hai cơ quan trên có kếtluận phủ định; ngược lại, nếu cả hai cơ quan này đều có kết luận cuối cùng là khẳngđịnh thì các biện pháp chống bán phá giá sẽ được tiếp tục duy trì thêm 5 năm nữa

1.2 XÁC ĐỊNH BIÊN ĐỘ PHÁ GIÁ CHO HÀNG HÓA NHẬP KHẨU VÀO

THỊ TRƯỜNG HOA KỲ THEO PHƯƠNG PHÁP ZEROING

1.2.1 Phương pháp tính biên độ bán phá giá cho nền kinh tế thị trường

Với X là biên độ bán phá giá, X này được xác định như sau : X = [( Giá Thông thường (Giá TT) – Giá Xuất khẩu(Giá XK)) / Giá Xuất khẩu] x 100%

Công thức này được áp dụng để tính toán biên độ phá giá riêng cho từng bịđơn chứ không phải toàn bộ các doanh nghiệp bị đơn (ở đây là các bị đơn bắt buộc).Theo đó, nếu X 2% thì mức độ bán phá giá bị xem là đáng kể và có thể bị ápthuế; ngược lại nếu X < 2% thì mức độ phá giá là không đáng kể và không thể bị ápthuế Công thức tính này cũng cho thấy muốn xác định được biên độ bán phá giácần phải nắm rõ cách xác định Giá TT, Giá XK và cách tính toán hiệu số giữa hailoại giá này

1.2.1.1 Xác định Giá Thông thường

Giá Thông thường có thể được xác định theo một trong 3 cách : Giá tại thịtrường nội địa, Giá bán sang nước thứ ba, hoặc Giá tính toán

Theo phương pháp Giá tại thị trường nội địa (hay còn gọi là phương pháp tínhtheo giá), Giá TT = Giá bán sản phẩm tương tự tại thị trường nước xuất khẩu

Trang 18

Cách tính này sẽ được ưu tiên áp dụng nếu việc dựa trên giá bán tại thị trường nướcxuất khẩu là phù hợp, cụ thể sản phẩm tương tự với sản phẩm bị điều tra phải đượcbán tại nước xuất khẩu trong điều kiện thương mại thông thường và SPTT đó đượcbán với số lượng đáng kể (không thấp hơn 5% số lượng sản phẩm đó bán tại nướcnhập khẩu).

Với cách tính Giá TT theo Giá bán sang nước thứ ba, Giá TT sẽ được xácđịnh bằng công thức : Giá TT = Giá bán của sản phẩm nước ngoài tương tự

sang một nước thứ ba (khác Hoa Kỳ) Cách này được áp dụng khi có đủ các điều

kiện là giá bán sang nước thứ ba đó có tính đại diện, số lượng SPTT bán tại thịtrường này không thấp hơn 5% lượng sản phẩm bán tại hoặc xuất sang Hoa Kỳ vàtình hình thị trường nước này là thích hợp cho việc so sánh

Phương pháp cuối cùng là phương pháp Giá tính toán (còn gọi là phươngpháp tính theo chi phí) Theo đó, Giá TT được xác định : Giá TT = chi phí sản

xuất + chi phí quản lý và chi phí chung + lợi nhuận Phương pháp này được áp

dụng khi giá bán tại thị trường nội địa nước xuất khẩu không thể sử dụng được (dogiá đó thấp hơn chi phí sản xuất và bán hàng), hoặc doanh nghiệp xuất khẩu khôngbán sản phẩm giống hệt hoặc tương tự với sản phẩm bị điều tra tại thị trường nội địacũng như thị trường nước thứ ba Việc tính Giá TT theo phương pháp Giá tính toánsẽ gây ra sự bất lợi cho các nhà xuất khẩu bị đơn trong các vụ kiện vì nó khiến việctính toán trở nên phức tạp, tốn nhiều thời gian, khó dự kiến kết quả và cũng thườnglàm cho biên độ phá giá cao hơn

Cách tính Giá TT theo Giá bán sang nước thứ ba hoặc Giá tính toán có thểđược lựa chọn áp dụng khi không đủ điều kiện áp dụng cách tính theo Giá tại thịtrường nội địa, tức là khi SPTT không được bán tại thị trường nước xuất khẩu, hoặclượng SPTT được bán tại thị trường nước xuất khẩu thấp hơn 5% so với lượng sảnphẩm nhập khẩu từ nước đó vào thị trường Hoa Kỳ (còn gọi là trường hợp việc bánSPTT tại thị trường nước xuất khẩu không phù hợp) Ngoài ra Giá TT cũng có thểđược xác định theo Giá bán sang nước thứ ba hoặc theo Giá tính toán nếu việc bánsản phẩm nước ngoài tương tự tại thị trường nước xuất khẩu ở trong “tình trạng thịtrường đặc biệt” không cho phép việc so sánh công bằng với Giá Xuất khẩu (baogồm cả tình trạng chính phủ can thiệp quá mức vào việc định giá sản phẩm nước

Trang 19

ngoài tương tự, hoặc khi có sự khác nhau về nhu cầu giữa thị trường Hoa Kỳ và thịtrường nước xuất khẩu).

Trước khi tính toán biên độ bán phá giá, DOC sẽ cần có một số điều chỉnh đốivới Giá TT mà mình đã xác định như các điểu chỉnh do có sự khác biệt về chủngloại giữa sản phẩm bị điều tra và sản phẩm nước ngoài tương tự, điều chỉnh do cósự khác biệt về điều kiện bán hàng, cấp độ bán hàng, điều chỉnh liên quan đến cáckhoản tín dụng và điều chỉnh do có sự khác biệt về số lượng hàng bán ra (DOC chỉthực hiện điều chỉnh này nếu bị đơn có thể chứng minh được sự khác biệt về sốlượng này có thể tạo ra sự chênh lệch giá) Tuy nhiên, cách thức điều chỉnh cụ thểnhững khác biệt kể trên lại không được quy định một cách cụ thể trong pháp luậtchống bán phá giá của Hoa Kỳ; điều này dẫn đến tính khó dự đoán và có thể có khảnăng tạo ra những kết quả bất lợi cho các bị đơn

Giá TT sau khi đã được điều chỉnh sẽ được công thêm các chi phí bao bì, đónggói và các chi phí khác có liên quan để hàng hóa được đặt trong tình trạng đóng góihoàn hảo sẵn sàng cho vẫn chuyển sang Hoa Kỳ Ngoài ra, DOC cũng sẽ trừ đi một

số các loại chi phí nếu chúng đã được gộp trong giá SPTT bán cho người mua tại thịtrường nội địa nước xuất khẩu liên quan như chi phí vận chuyển hàng hóa từ nơi tậpkết đến nơi giao hàng cho người mua, các loại thuế đánh vào SPTT hoặc các bộphận cấu thành đã được truy lĩnh hoặc miễn trừ, hay các chi phí bao gói để hàng hóađược đặt trong tình trạng đóng gói sẵn sàng cho việc vận chuyển đến nơi đến nơigiao hàng cho người mua (trên thị trường nội địa nước xuất khẩu hoặc người muacủa một nước thứ ba)

1.2.1.2 Xác định Giá Xuất khẩu

Giá XK được xác định là theo 2 cách là Giá Xuất khẩu chuẩn ( Export Price)hoặc Giá Xuất khẩu tính toán ( Contructed Export Price) Theo mục 772 Luật thuế

1930, Giá Xuất khẩu chuẩn được hiểu là giá bán của sản phẩm bị điều tra vào thịtrường Hoa Kỳ và Giá Xuất khẩu tính toán là giá bán sản nhập khẩu đó cho ngườimua độc lập đầu tiên tại nước nhập khẩu trước hoặc sau ngày nhập khẩu từ ngườisản xuất, xuất khẩu hoặc nhập khẩu có quan hệ phụ thuộc tại Hoa Kỳ

Để sử dụng Giá Xuất khẩu chuẩn trong tính toán biên độ bán phá giá thì phảiđáp ứng được điều kiện về có Giá Xuất khẩu (Dựa trên chứng từ mua bán) và Giá

Trang 20

Xuất khẩu đó có thể tin cậy được (người bán và người mua không có mối quan hệphụ thuộc) Mặt khác, một số trường hợp giá quy định trong hợp đồng ngoại thương

là giá không đáng tin cậy do người xuất khẩu và nhà nhập khẩu có mối quan hệ phụthuộc, do đó Giá XK trong tính toán biên độ bán phá giá sẽ được xác định là GiáXuất khẩu tính toán.Với cách tính này, DOC cần có những điều chỉnh đặc biệt bêncạnh việc điều chỉnh Giá XK về giá xuất xưởng đối với giá bán cho người mua độclập đầu tiên tại Hoa Kỳ Cụ thể, DOC trừ đi chi phí phụ thêm cho nhà nhập khẩuHoa Kỳ có quan hệ phụ thuộc, bao gồm cả chi phí bán hàng gián tiếp và lợi nhuậnphân chia cho nhà nhập khẩu Hoa Kỳ có quan hệ phụ thuộc

Cũng theo quy định của pháp luật Hoa Kỳ, Giá XK được sử dụng trong tínhtoán biên độ bán phá giá phải là giá xuất xưởng nên DOC sẽ phải tiến hành một sốcác điều chỉnh chung cho loại giá này Các điều chỉnh chung này bao gồm cáckhoản cộng thêm và các khoản phải trừ Trong đó, các khoản cộng thêm (nếu chưađược tính gộp vào Giá XK) là các chi phí bao bì, đóng gói và các chi phí khác liênquan để hàng hóa ở tình trạng đóng gói hoàn hảo sẵn sàng cho việc vận chuyển sangHoa Kỳ, thuế nhập khẩu do nước xuất khẩu đánh vào nguyên liệu nhập khẩu để sảnxuất hàng hóa nhưng đã được miễn trừ hoặc trả lại và thuế đối kháng mà Hoa Kỳ ápdụng đối với hàng hóa nếu có Các chi phí vận chuyển (bao gồm cước vận chuyểnnội hạt, thuê kho ở nước xuất khẩu, cước vận chuyển hàng đến Hoa Kỳ, cước vậnchuyển nội hạt ở Hoa Kỳ, phí môi giới…) để đưa hàng hóa liên quan từ nơi bốchàng tại nước xuất khẩu đến địa điểm giao hàng trên lãnh thổ Hoa Kỳ và thuế xuấtkhẩu hoặc các loại thuế, phí khác mà nước xuất khẩu đã đánh vào hàng hóa xuấtkhẩu sang Hoa Kỳ sẽ được tính là các khoản phải trừ nếu chúng đã được tính gộpvào Giá XK trước đó

1.2.1.3 Xác định biên độ bán phá giá cho doanh nghiệp theo phương pháp Zeroing

a Trường hợp áp dụng Zeroing mẫu để tính biên độ bán phá giá của doanh nghiệp

được tính toán trên cơ sở so sánh W- W

Trước tiên, các sản phẩm trong các giao dịch xuất khẩu bị điều tra có thể sosánh được sẽ được phân chia vào các “nhóm trung bình( averaging groups)” hoặccác “mẫu (models)” Một nhóm này sẽ bao gồm các sản phẩm giống hệt nhau hoặcgần như giống hệt nhau về tất cả các đặc tính vật lý

Trang 21

Sau đó việc xác định biên độ bán phá giá sẽ được tính toán theo 3 bước sau.Trước tiên DOC sẽ tính riêng Giá Thông thường bình quân gia quyền và Giá Xuấtkhẩu bình quân gia quyền cho từng mẫu (CONNUM) Sau khi đã có được các giá trịnêu trên, mức độ phá giá của mẫu (DM) được xác định theo công thức : DM = Giá Thông thường bình quân gia quyền - Giá Xuất khẩu bình quân gia quyền.

Giá thông thường bình quân gia quyền trong từng mẫu có thể lớn hơn, bằng hoặcthậm chí là nhỏ hơn Giá xuất khẩu bình quân gia quyền; vì thế DM cũng có thể lớnhơn, bằng hoặc nhỏ hơn 0

Biên độ phá giá chung cho các sản phẩm bị kiện của doanh nghiệp được DOCxác định theo công thức : Biên độ phá giá chung = ( Tổng mức độ phá giá của

các mẫu / Tổng giá trị tất cả các giao dịch xuất khẩu của các mẫu ) x 100%

Trong đó các mẫu có DM < 0 sẽ quy về 0 Điều này có nghĩa là giá trị của các giaodịch trong mẫu có DM < 0 vẫn được tính trong mẫu số Ví dụ 1.1 sau đây sẽ minhhọa rõ hơn về cách tính Zeroing mẫu này

Ví dụ 1.1 Cho bảng số liệu như sau :

Bảng 1.1 : Số liệu sử dụng cho ví dụ minh họa 1.1 *

Giá XK bình quân gia quyền

Tổng giá trị xuất khẩu

Giá TT bình quân gia quyền

Hiệu Giá

TT Giá XK( the

o đơn vị sản phẩm)

Mức độ phá giá của từng CONNUM

Trang 22

phẩm cụ thể được chia vào các CONNUM khác nhau) DOC đã xác định được Giá

TT và Giá XK (đã điều chỉnh) như số liệu bảng trên

- Trường hợp dùng phương pháp Zeroing :

b Xác định biên độ bán phá giá của doanh nghiệp trong trường hợp áp dụng

thường bình quân gia quyền – Giá Xuất khẩu.

Để tính biên độ phá giá chung cho doanh nghiệp, DOC cần phải xác địnhđược tổng mức độ phá giá chung và tổng giá trị các giao dịch xuất khẩu bị điều tra Công thức xác định biên độ phá giá chung là : Biên độ phá giá chung = (Tổng

mức độ phá giá / Tổng giá trị các giao dịch xuất khẩu) x 100% Cũng giống

như trong Zeroing mẫu, tổng mức độ phá giá trong công thức này được xác địnhtrên cơ sở cộng các mức độ phá giá (DM) trong từng giao dịch xuất khẩu đơn lẻ vớicác DM < 0 đều quy hết về 0

Trang 23

 Tính toán biên độ theo phương Zeroing đơn giản dựa trên cơ sở so sánh giaodịch với giao dịch (T - T) :

Đối với phương pháp so sánh T – T, quá trình tiến hành xác định biên độ bánphá giá theo phương pháp Zeroing hoàn toàn tương tự như đối với trường hợp sosánh W - T, tuy nhiên sự khác biệt giữa hai phương pháp này chính mức độ phá giá

DM trong phương pháp so sánh T - T là mức độ phá giá của từng giao dịch đượcxác định theo công thức DM = Giá thông thường – Giá xuất khẩu Sau đây là ví

dụ 1.2 nhằm minh họa cách tính Zeroing đơn giản

Tổng giá trị xuất khẩu

Giá TT

Hiệu số giữa Giá

TT và Giá XK

Hiệu số giữa Giá

XK với Giá TT bình quân gia quyền

Tổng hiệu số giữa Giá

TT với Giá XK

Tổng hiệu

số giữa giá TT bình quân gia quyền với Giá XK

Trang 24

DOC đã xác định được Giá thông thường bình quân gia quyền = 101,8 và Giá TTcùng với Giá XK (đã điều chỉnh) như bảng trên đây :

- Với Zeroing trong phương thức so sánh T- T, biên độ phá giá khi áp dụngZeroing của doanh nghiệp = (( 0+0+0+0+0+700) / 22.660) x 100% = 3,09%

Trong khi đó, nếu không áp dụng Zeroing thì biên độ phá giá thực của doanhnghiệp = (( -300 - 126 + 0 -100 -120 +700) / 22.660 ) x 100% = 0,24%

Vậy việc áp dụng Zeroing trong khiến mức thuế chống bán phá giá của doanhnghiệp tăng từ 0% lên đến 3,09% ( do 0,24% là biên độ phá giá tối thiều không bị

áp thuế)

- Theo phương thức W- T :

Biên độ phá giá = ((111,6+0+0+137,2 +0+270,2) / 22.660 )x 100% = 2,3%Nếu không áp dụng Zeroing W - T, biên độ phá giá thực tế bằng :

(( 111,6-146,52-272,1+137,2-45,6+270,2) / 22.660 ) x 100% = 0,24%

Vậy với phương thức Zeroing đơn giản, với một giao dịch xuất khẩu đơn lẻ tạimức giá thấp hơn giá thông thường doanh nghiệp vẫn có khả năng bị áp thuế chốngbán phá giá Điều này làm cho doanh nghiệp luôn có nguy cơ phải chịu thiệt hạikinh tế do bị áp dụng các biện pháp phòng vệ và cũng đồng thời cho thấy tính chất

“rào cản nhập khẩu” của pháp luật chống bán phá giá tại Hoa Kỳ

1.2.2 Phương pháp tính toán biên độ bán phá giá cho nền kinh tế phi thị trường

Vẫn cùng một công thức xác định X = [( Giá Thông thường (Giá TT) – Giá

Xuất khẩu(Giá XK)) / Giá Xuất khẩu] x 100% Nếu X 2% thì mức độ bán phá

giá bị xem là đáng kể và có thể bị áp thuế; ngược lại nếu X < 2% thì mức độ phá giá

là không đáng kể và không thể bị áp thuế

Về cơ bản việc xác định biên độ bán phá giá theo phương pháp Zeroing chohàng hóa được nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ từ một nền kinh tế phi thị trườngcũng phải tiến hành theo trình tự giống như đối trường hợp nền kinh tế thị trường.Tuy nhiên, khác với trường hợp trường hợp nền kinh tế thị trường, Giá TT của sảnphẩm bị điều tra trong trường hợp này sẽ được tính theo phương pháp tính toán GiáThông thường riêng (dựa trên giá trị thay thế); đồng thời để được xem xét trở thành

Bị đơn tự nguyện được hưởng thuế suất riêng thì doanh nghiệp bị đơn phải chứng

Trang 25

minh được sự độc lập về pháp lý cũng như thực tế của mình với Chính phủ Nhữngsự khác biệt này dẫn đến rất nhiều thiệt hại về kinh tế cho các doanh nghiệp bị đơn.

“Giá trị thay thế” trong tính toán Giá Thông thường là giá trị của các yếu tố sản xuấtđầu vào thực tế của nhà sản xuất tính theo giá trị tại thị trường một hoặc một sốnước thứ ba có nền kinh tế thị trường mà DOC cho là thích hợp; điều này làm chocác doanh nghiệp bị đơn trở nên bị động, không lường trước được kết quả và đồngthời thường làm cho Giá TT bị đội lên kéo theo thuế chống bán phá giá tăng

1.2.2.1 Những nhân tố sản xuất được tính đến khi xác định Giá TT

Để tính được Giá TT, doanh nghiệp bị đơn sẽ phải cung cấp đầy đủ cho DOCcác thông tin liên quan về nguyên liệu đầu vào, nhân công, năng lượng, sản phẩmphụ các chi phí vận hành/ duy trì tổ chức, chi phí kinh doanh và lợi nhuận để DOCcó thể tính toán được các giá trị nêu trên và cuối cùng tính ra Giá TT

Doanh nghiệp sẽ phải cung cấp cho cơ quan điều tra danh sách toàn bộ nguyênliệu được sử dụng để sản xuất sản phẩm bị điều tra bao gồm cả nguyên liệu đượcchế biến / xử lý trực tiếp, các nguyên liệu xúc tác, các nguyên liệu tham gia vào mộtphần và cả quá trình sản xuất và các nguyên liệu sử dụng làm bao bì đóng gói sảnphẩm Bên cạnh đó, cơ quan điều tra còn yêu cầu doanh nghiệp phân biệt rõ đâu lànguyên liệu đầu vào trực tiếp, gián tiếp; đồng thời yêu cầu các đơn vị này cung cấpnhững tài liệu về số lượng thực tế của mỗi thành phần đầu vào để sản xuất ra mộtđơn vị hàng hóa (bao gồm cả số lượng theo tính toán và số lượng sử dụng thực tế)cùng với các thông tin về khoảng cách địa lý giữa nhà cung cấp nguyên liệu và nhàmáy để phục vụ cho công tác tính toán của mình Dựa trên các thông tin do doanhnghiệp cung cấp, cán bộ điều tra sẽ xác định giá đầu vào và các chi phí vận chuyển.Trong đó : Chi phí vận chuyển = Khoảng cách x Giá vận chuyển thay thế ;

Giá đầu vào = Số lượng nguyên liệu đầu vào x ( Giá đầu vào thay thế + Chi phí vận chuyển ).

Ngoài nguyên liệu đầu vào sản xuất, các thông tin về nhân công, năng lượng,sản phẩm phụ hay các thông tin về chi phí duy trì/vận hành tổ chức, chi phí kinhdoanh và lợi nhuận đều là các nhân tố được tính đến khi DOC xác định Giá TT đốivới một nền kinh tế phi thị trường Các bị đơn phải khai báo về toàn bộ giờ công laođộng cần thiết để sản xuất ra sản phẩm bị điều tra và bằng chứng chứng minh như

Trang 26

bảng chấm công, bảng lương…Đồng thời các doanh nghiệp này cũng sẽ phải sửdụng các sổ sách và ghi chép của mình phục vụ cho việc DOC xác định tổng sốnăng lượng đã sử dụng để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm với công thức : Chi phí năng lượng = Số năng lượng sử dụng x Giá năng lượng thay thế Mặt khác,

khi có các sản phẩm phụ được sản xuất ra cùng với sản phẩm chính (bị điều tra) vàdoanh nghiệp có đủ dữ liệu về quá trình sản xuất đó thì doanh nghiệp cần phải chủđộng cung cấp kịp thời các thông tin này đến cơ quan điều tra để giá trị của sảnphẩm phụ có thể được trừ đi khỏi Giá TT Riêng đối với chi phí vận hành/duy trì tổchức, lợi nhuận, chi phí hành chính và chi phí chung, DOC thường sử dụng trực tiếpmức tài chính của nhà sản xuất sản phẩm liên quan ở nước thay thế và các mức tàichính này có thể gây ra ảnh hưởng lớn tới biên độ bán phá giá Chính vì vậy cácdoanh nghiệp bị đơn cần hết sức chú ý đến việc cung cấp đúng, đủ và chính xácnhững thông tin về các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất để cơ quan điều tra có thểxác định Giá TT một cách chính xác nhất đồng thời không đem lại những kết quảbất lợi cho doanh nghiệp

1.2.2.2 Lựa chọn nước thay thế

DOC lựa chọn nước thay thế theo tiêu chí nước thay thế phải là nước có nềnkinh tế thị trường, nước này phải ở mức độ phát triển tương ứng với nước xuất khẩuđang bị điều tra và có dữ liệu tốt để xác định các giá trị thay thế Nếu DOC khôngxác định được một nước thứ ba đáp ứng đủ các yêu cầu trên thì DOC sẽ xác địnhGiá TT dựa trên giá của một loại sản phẩm có thể so sánh được với sản phẩm bịđiều tra, được sản xuất tại một nước có nền kinh tế thị trường ở mức độ phát triểncó thể so sánh được với nước xuất khẩu liên quan và đang được bán tại các nướckhác kể cả Hoa Kỳ

Những giá trị thay thế từ nước thứ ba được phép sử dụng phải là các loại giátại thị trường nước thay thế đáp ứng được các yêu cầu về mức giá công khai( côngchúng có thể tiếp cận được), mang tính đại diện cho các mức giá cả trong giai đoạnđiều tra hoặc trong giai đoạn gần nhất, phải là giá cho sản phẩm cụ thể liên quan( không phải giá cho loại sản phẩm chung), không bao gồm thuế và tương đối trungbình cho các sản phẩm không được sử dụng để xuất khẩu ở nước đó

1.2.2.3 Xác định Giá TT và biên độ bán phá giá cho nền kinh tế phi thị trường

Trang 27

Giá TT này được tính cho từng CONNUM và sau đó biên độ bán phá giá củadoanh nghiệp sẽ bằng bình quân gia quyền biên độ phá giá tính cho từng CONNUMgiống như trong trường hợp nền kinh tế thị trường Công thức xác định Giá TT là :

Giá TT = Chi phí sản xuất + Chi phí hành chính và chi phí chung + Lợi nhuận + Chi phí đóng gói – Sản phẩm phụ đã bán.

Việt Nam cũng đã phải chấp nhận là nền kinh tế phi thị trường trong vòng 12năm cho đến hết năm 2018 kể từ ngày gia nhập WTO, vì vậy tuy Việt Nam có thểđàm phán song phương với từng quốc gia để được công nhận là nền kinh tế thịtrường song cho đến khi đạt được công nhận đó thì ít nhất trong thời gian tới cácdoanh nghiệp của ta cần phải chuẩn bị sẵn sàng để kháng kiện với tính chất là nềnkinh tế phi thị trường (NME)

Tóm lại, khi vướng phải một vụ kiện chống bán phá giá từ Hoa Kỳ, cácdoanh nghiệp Việt Nam cần hiểu rõ cách tính biên độ bán phá giá cho hàng hóa củamình nhập khẩu vào thị trường này Về cách xác định biên độ phá giá, các doanhnghiệp cần hết sức chú ý đến các quy tắc hay thông lệ được áp dụng trong quá trìnhtính toán đặc biệt là với phương pháp Zeroing Đây là việc làm hết sức cần thiết đểtránh những thiệt hại kinh tế do cách tính này Zeroing này gây ra và đồng thời cũnggiúp các doanh nghiệp này bảo vệ được những quyền lợi chính đáng của mình

CHƯƠNG II PHƯƠNG PHÁP ZEROING TRONG THỰC TIỄN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ

TẠI HOA KỲ

Trang 28

2.1 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUY TẮC ZEROING TRONG CÁC VỤ KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA HOA KỲ

2.1.1 Tổng quan về áp dụng quy tắc Zeroing của Hoa Kỳ

Như đã thấy, việc áp dụng Zeroing như một thông lệ vào tính toán biên độ phágiá chung của hầu hết các vụ việc, Bộ Thương mại Hoa Kỳ chỉ tính đến các so sánhcó mức độ phá giá có giá trị dương, các so sánh có giá trị âm sẽ tự động bị chuyển

về 0 Với phương pháp Zeroing này, biên độ phá giá chung được tính toán sẽ bị đẩylên cao hơn so với biên độ phá giá thực tế từ đó làm ra tăng mức thuế chống bánphá giá mà doanh nghiệp phải nộp

Ngoài những thiệt hại phải gánh chịu do mức thuế chống bán phá giá bị độilên, các doanh nghiệp xuất khẩu còn phải gánh chịu những thiệt hại kinh tế từ gánhnặng do phải kí quỹ liên tục; điều đó gây ra rất nhiều khó khăn trong hoạt động sảnxuất kinh doanh của các doanh nghiệp này Hải quan sẽ yêu cầu doanh nghiệp ( vềnguyên tắc là các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ) phải nộp “ ký quỹ” cho phần thuế tạmtính thường cao hơn thuế nhập khẩu thông thường bởi nó có dự tính cả thuế chốngbán phá giá; điều này sẽ ảnh hưởng đến vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh củangười phải ký quỹ Tuy nhiên các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ đã tìm cách chuyển rủi ronày sang cho các doanh nghiệp xuất khẩu bằng cách yêu cầu họ phải tự đóng khoảntiền đặt cọc này Những bất cập kể trên đã gây ra rất nhiều tranh cãi trong khuônkhổ WTO thông qua hàng loạt các vụ kiện lên Cơ quan giải quyết tranh chấp(DSB) của tổ chức này

Vấn đề Zeroing lần đầu tiên được đưa ra tranh luận trong cơ chế giải quyếttranh chấp DSB năm 1998 ( 3 năm sau khi cơ chế giải quyết tranh chấp trong khuônkhổ WTO được hình thành) trong vụ DS 141 do Ấn Độ khởi kiện EC và tiếp 2 nămsau đó trong vụ kiện DS219 EC lại tiếp tục bị Braxin khởi kiện về việc áp dụngZeroing đối với sản phẩm ống sắt đúc nhập khẩu từ nước này Trong cả hai vụ kiệnnêu trên, DSB đều đưa ra phán quyết rằng EC đã vi phạm điều 2.4.2 của Hiệp địnhADA khi áp dụng phương pháp Zeroing trong tính toán biên độ bán phá giá Vì thế

EC đã chấm dứt hoàn toàn việc áp dụng phương pháp Quy về không để thực thi các

phán quyết nêu trên; điều này cũng có nghĩa là Hoa Kỳ hiện là quốc gia duy nhất

Trang 29

trong số tất cả các thành viên của WTO còn đang áp dụng Zeroing trong điều tra chống bán phá giá mặc dù quốc gia này đã vướng phải rất nhiều vụ kiện

Phương pháp Zeroing được Hoa Kỳ áp dụng trong các vụ điều tra chống bánphá giá trước khi Hiệp định ADA được ban hành trong khuôn khổ WTO; tuy nhiênkể từ khi hiệp định này ra đời, Zeroing đã trở thành vấn đề gây nhiều tranh cãi Vớiviệc quy về không tất cả các so sánh có mức độ phá giá âm, biên độ bán phá giá mà

cơ quan điều tra xác định được sẽ luôn là một số dương; mặt khác Zeroing cũnglàm mức thuế chống bán phá giá bị đội lên cao và đã nhiều lần bị các thẩm phánDSB lên án Sau khi đã có các phán quyết vi phạm Hiệp định ADA của việc ápdụng phương pháp Zeroing đưa ra cho EC, ngày 13/09/2002, vấn đề Quy về khôngđã được Canada yêu cầu tham vấn theo điều 4.8 DSU với Hoa Kỳ liên quan đến kếtluận cuối cùng khẳng định của DOC ngày 21/03/2002(sửa đổi ngày 22/05/2002) vềphá giá trong cuộc điều tra bán phá giá gỗ xẻ mềm nhập khẩu từ Canada ( Cuộcđiều tra số A- 122-838) Phán quyết của DSB đưa ra cho vụ kiện này đã khẳng địnhviệc Hoa Kỳ áp dụng phương pháp Zeroing trong tính toán biên độ phá giá cho gỗ

xẻ mềm của Canada là vi phạm điều 2.4.2 của Hiệp định ADA Tiếp theo vụ việccủa Canada là hàng loạt các vụ kiện khác từ Mexico, EC, Nhật Bản, Argentina,Ecuador,Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc và cả Việt Nam

Trong số các quốc gia thành viên của WTO, Nhật Bản là quốc gia tích cựcnhất trong việc tham gia kêu gọi xóa bỏ hoàn toàn phương pháp Quy về không.Nước này nếu không phải là một nguyên đơn thì họ cũng luôn tham gia vào các vụkiện chống bán phá giá liên quan đến Zeroing lên DSB với tư cách là một bên thứ

ba Vụ kiện DS322 về việc Hoa Kỳ áp dụng phương pháp Zeroing trong quá trìnhđiều tra chống bán phá giá, rà soát hành chính, rà soát hoàng hôn, cũng như xácđịnh mức thuế chống bán phá giá cuối cùng đã cho thấy rõ ràng quan điểm của NhậtBản về vấn đề này Vụ kiện kéo dài 5 năm kể từ tháng 11 năm 2004 đến tháng 9năm 2009 mới kết thúc cho thấy nỗ lực rất lớn của Nhật Bản và qua khuyến nghịcủa DSB trong vụ việc này, Hoa Kỳ đã bị yêu cầu điều chỉnh những biện pháp củamình cho phù hợp với các nghĩa vụ của nước này theo Hiệp định ADA và GATT

1994

Trang 30

Cùng với Nhật Bản, EC cũng rất quan tâm đến vấn đề Zeroing vì họ cho rằngZeroing làm tăng tính bảo hộ ở nước áp dụng phương pháp này Nhằm bảo vệquyền lợi và lợi ích cho các doanh nghiệp xuất khẩu của mình thoát khỏi nhữngthiệt hại kinh tế gây ra do việc áp dụng Zeroing của Hoa Kỳ, năm 2003, EC đã khởikiện Hoa Kỳ lên DSB về pháp luật, quy định và phương pháp tính biên độ phá giá(Phương pháp Quy về không – Zeroing) trong vụ kiện DS 294; tiếp đó, năm 2006,

EC một lần nữa khởi kiện Hoa Kỳ vì việc tiếp tục áp dụng phương pháp Zeroingvới vụ kiện DS 350

Trên thực tế, Hoa Kỳ đã không thực thi đầy đủ những phán quyết của DSBtrong các vụ kiện của cả Nhật Bản và EC Tháng 2/2010, EU đã tuyên bố rằng EUsẽ tìm kiếm sự chấp thuận của WTO để áp thuế bổ sung đối với hàng nhập khẩu từHoa Kỳ lên tới 311 triệu USD Trước EU, Nhật Bản cũng đã tuyên bố từ tháng1/2008 rằng nước này sẽ tìm kiếm sự chấp thuận của WTO để đánh thuế trả đũahàng năm khoảng 248,5 triệu USD với hàng nhập khẩu Hoa Kỳ nhưng sau đó NhậtBản đã rút lại yêu cầu của mình (Trần Thị Quỳnh Trang, 2011, tr.57-58) Trướcnguy cơ bị Brussels và Tokyo tiến hành các biện pháp trả đũa do không thực thi đầy

đủ các phán quyết nêu trên, Hoa Kỳ đã phải ký thỏa thuận về việc bỏ cách tính thuếchống bán phá giá Zeroing đối với các sản phẩm thép và một số sản phẩm khác của

EU và Nhật Bản kể từ sau tháng 5/2010; cũng theo đó từ tháng 6/2012 sẽ không cònnhà xuất khẩu EU hay Nhật Bản nào bị áp dụng cách tính Quy về không trong tínhtoán biên độ bán phá giá (Như Mai, 2012)

Trước khi có thỏa thuận như đã nêu ở trên với EU và Nhật Bản, cùng vớinhững phán quyết mang tính pháp lý “ Zeroing là vi phạm” trong nhiều vụ kiệnkhác thì trên thực tế, từ tháng 2 – 2007, Hoa Kỳ đã chấm dứt sử dụng Zeroing trongđiều tra ban đầu của tất cả các vụ việc (VCCI –Phòng Thương mại và Công nghiệpViệt Nam – Hội đồng Tư vấn về các Biện pháp Phòng vệ Thương mại, 2010,tr.106) Tuy nhiên, dù có sự vi phạm Hiệp định ADA khi áp dụng Zeroing trongtính toán biên độ bán phá giá song lại không một điều khoản nào trong Hiệp địnhnày quy định cấm các thành viên của mình sử dụng Zeroing ; vậy nên Hoa Kỳ chưachấp nhận dỡ bỏ hoàn toàn phương pháp này trong các điều tra chống bán phá giá

mà nước này tiến hành Mãi đến tháng 12-2010, DOC mới có thông báo đề xuất

Trang 31

thay đổi phương pháp tính biên độ phá giá, không áp dụng phương pháp Quy vềkhông mà dự kiến sử dụng phương pháp tính bình quân Tuy nhiên, trên thực tế chođến nay DOC vẫn chưa thực hiện đề xuất này mặc dù đã kết thúc thời hạn nhận ýkiến đóng góp và DOC có thể ban hành quyết định bất cứ lúc nào Điều này làm choHoa Kỳ tiếp tục bị các nước thành viên khác của WTO phản đối

Hàn Quốc – quốc gia đang rất cố gắng để phản đối Zeroing trong tính toánbiên độ bán phá giá cũng đã tiến hành kiện lên WTO để phản đối Hoa Kỳ áp dụngZering cho hàng hóa xuất khẩu của mình từ tháng 11/2009 trong vụ DS 402 Thêmvào đó, quốc gia này một lần nữa yêu cầu thành lập Ban hội thẩm trong vụ kiện DS

420 vào tháng 9/2010 do Hoa Kỳ vẫn tiếp tục áp dụng phương pháp Quy về khônggây thiệt hại cho các doanh nghiệp xuất khẩu của họ nhưng Hàn Quốc cũng đã rútlại yêu cầu này để đưa ra một lịch trình giải quyết rút gọn mà theo đó vụ kiện hiệntại sẽ diễn ra “Hiện Hàn Quốc vẫn tiếp tục theo đuổi vụ kiện lên DSB về việc Hoa

Kỳ sử dụng Zeroing để tính toán trong các giai đoạn rà soát hành chính trước đâybất chấp thực tế là DOC đã công bố phán quyết cuối cùng là sẽ không còn sử dụngphương pháp Zeroing trong các giai đoạn rà soát hành chính trong tương lai giốngnhư giai đoạn rà soát trước đây mà Hàn Quốc bây giờ đang kiện Lý do phía HànQuốc đưa ra là phương pháp mới của DOC chỉ có hiệu lực trong tương lai màkhông ảnh hưởng đến việc sử dụng Zeroing trong những lần rà soát trước đó HànQuốc có quan điểm rằng phải hoàn trả thuế nếu mức thuế chống bán phá giá được

áp dụng và được thu nhiều hơn giai đoạn rà soát trước kia gây nên”(Ngọc Anh,2012)

Đối với Việt Nam, nhằm bảo vệ lợi ích cụ thể của các doanh nghiệp tôm ViệtNam trong rà soát hành chính trước nguy cơ DOC tiếp tục dùng các biện pháp nhưđã dùng trong giai đoạn rà soát hành chính lần 2 và 3 dẫn đến kết quả bất lợi trongđợt rà soát hành chính lần thứ 4, Việt Nam đã tiến hành vụ kiện DS404 vào tháng2/2010 Vụ kiện lựa chọn trúng và đúng vấn đề đã tạo ra thành công cho tôm đônglạnh xuất khẩu Việt Nam, Ban Hội thẩm ủng hộ lập luận của Việt Nam rằng việc sửdụng Zeroing để xác định biên độ phá giá của DOC trong các rà soát hành chínhlần 2 và 3 là vi phạm một số điều của Hiệp định ADA Việt Nam hiện cũng đangtiếp tục tiến hành kiện bổ sung vụ kiện tôm nước ấm đông lạnh lên Cơ quan Giải

Trang 32

quyết Tranh chấp của WTO với hy vọng có thể loại bỏ hoàn toàn thuế chống bánphá giá với con tôm nước ấm đông lạnh của mình

2.1.2 Các vụ kiện chống bán phá giá điển hình giữa Hoa Kỳ và Việt Nam liên quan đến quy tắc Zeroing

Như đã nêu trong Lời mở đầu, cho đến thời điểm này Việt Nam đã phải đốiđầu với 42 vụ kiện chống bán phá giá và 8 trong 18 vụ kiện kể từ khi Việt Nam gianhập WTO là đến từ Hoa Kỳ (quốc gia áp dụng Zeroing vào tính biên độ bán phágiá) Trong số những vụ kiện này, không thể không nhắc đến vụ kiện chống bán phágiá cá da trơn và vụ kiện tôm nước ấm đông lạnh vì đây là những vụ kiện chống bánphá giá đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực điển hình giữa Việt Nam và HoaKỳ

2.1.2.1 Vụ kiện chống bán phá giá cá da trơn nhập khẩu từ Việt Nam

Câu chuyện cá da trơn thực chất bắt đầu vào năm 2001, khi các nhà xuất khẩusản phẩm này của Việt Nam vướng vào vụ tranh chấp về nhãn hiệu và bị cấm sửdụng từ “ catfish” cho các sản phẩm cá của mình “ Cá da trơn Việt Nam, vốn rẻhơn giá thành cá da trơn tại khu vực Đông Nam Hoa Kỳ, sản lượng xuất khẩu mặthàng này đã tăng từ 0,6 triệu pao vào năm 1998 lên 26 triệu pao vào năm 2001.Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ với hiệu lực từ ngày 10/12/2001đã xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với cá da trơn Việt Nam có thể là một trong nhữngnguyên nhân của sự ra tăng đáng kể số lượng nhập khẩu cá vào Hoa Kỳ từ 1,25triệu pao vào năm 2000 tới 26 triệu pao vào năm 2001 Năm 2001, giá của cá sảnxuất tại Hoa Kỳ đã giảm xuống 50 xu một pao, tức là thấp hơn giá thành khoảng 15

xu và thấp hơn khoảng 300 xu so với giá cả vào năm 2000 Vào năm 2001, Hiệp hộichủ trại nuôi cá da trơn Hoa Kỳ ( CFA) đã tiêu tốn 500 nghìn USD để tấn công vào

cá da trơn của Việt Nam ” (Thái Bảo Anh, 2005, tr 11)

Chỉ sau 3 ngày vụ nhãn hiệu catfish kết thúc( 13/5/2003) , VASEP đã thôngbáo cho các thành viên của mình về khả năng sẽ xảy ra một kiện chống bán phá giáthông qua những phân tích dựa trên các thông tin báo chí quốc tế, bên thứ ba vàđộng đề nghị cung cấp các dịch vụ pháp lý trong kiện chống bán phá giá từ cáccông ty luật “ Trước đó báo Washington Post đã tiết lộ rằng : Hiệp hội cá da trơnHoa Kỳ đang thuê một công ty luật tại Washington để bắt đầu chuẩn bị cho một vụ

Trang 33

kiện chống bán phá giá dự tinh sẽ bắt đầu vào cuối năm ” ( Thái Bảo Anh, 2005,tr.14)

Sau hàng loạt những động thái trên, ngày 28/6/2002, CFA đã đệ đơn lên ITC

và DOC kiện một số doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá mặt hàng này vào Hoa Kỳvới mức đề xuất thuế chống bán phá giá cho trường hợp nếu Việt Nam được coi lànền kinh tế thị trường là 144% và ngược lại nếu Việt Nam là nền kinh tế phi thịtrường thì con số này sẽ là 190% (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam –Hội đồng Tư vấn về các Biện pháp Phòng vệ Thương mại, không năm xuất bản A).Ngày 3/7/2002, ITC bắt đầu tiến hành điều tra sơ bộ về thiệt hại Với kết luận sơ bộcủa cơ quan này ngày 6/8/2002 xác định ngành sản xuât SPTT của Hoa Kỳ bị đedọa gây ra thiệt hại vật chất do cá tra, cá basa nhập khẩu từ Việt Nam, DOC tiếp tụctiến hành các điều tra về việc bán phá giá DOC đã yêu cầu 53 doanh nghiệp ViệtNam chuẩn bị báo cáo về tình hình chế biến và doanh số xuất cá tra, basa sang Hoa

Kỳ

Đây là vụ kiện chống bán phá giá đầu tiên của Việt Nam với Hoa Kỳ, lại làquốc gia duy nhất có tên trong đơn kiện vì thế các doanh nghiệp bị đơn phía ViệtNam đã vấp phải không ít những khó khăn trong đó có việc trả lời Bảng câu hỏi dài,phức tạp và mang nhiều tính kỹ thuật Bên cạnh việc vừa phải thu thập thông tin,phối hợp với các luật sư của công ty luật White and Case để trả lời Bảng câu hỏi,các doanh nghiệp của Việt Nam lúc này vừa phải tìm hiểu các quy định trong điềutra chống bán phá giá Hoa Kỳ và đáp ứng các yêu cầu đó ngay lập tức; chính điềunày đã tạo ra áp lực rất lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu bị đơn

Một bất lợi khác của Việt Nam chính là việc phản đối không thành công Quyếtđịnh coi Việt Nam là nền kinh tế phi thị trường (8/11/2002) của DOC; tuy nhiên sauđó Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã chính thức đềnghị lựa chọn Bangladesh trong số năm quốc gia DOC đề xuất là nước thay thếtrong tính toán biến độ bán phá giá cho cá tra Việt Nam Ngày 27-28/01/2003, DOCcông bố kết quả sơ bộ về phá giá theo đó áp dụng mức thuế trừng phạt giao độngtrong khoảng 38- 64% mà cụ thể theo tài liệu Diễn biến vụ kiện cá tra – cá ba sacủa Mỹ đối với Việt Nam của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam :

Trang 34

- Các bị đơn bắt buộc: Agifish 61,88%, Cataco 41,06%, Nam Việt 53,96%,Vĩnh Hoàn 37,94%.

- Các doanh nghiệp là bị đơn tự nguyện (bao gồm Afiex, Cafatex, Công tyxuất nhập khẩu thủy sản Đà Nẵng, Mekonimex, QVD và Việt Hả) chịu mức thuế49,16%

- Mức thuế suất toàn quốc : 63,88%

VASEP đã phản đối quyết định nêu trên của DOC và nêu lên những điểm bấthợp lý trong phân tích của cơ quan này Sau khi có kết luận cuối cùng về thiệt hại làkhẳng định của ITC, 07/08/2003 DOC chính thức công bố áp dụng thuế chống bánphá giá với mức thuế sửa đổi đầu tháng 3/2003 như sau:

- Các bị đơn bắt buộc: Agifish 31,45%, Cataco 41,06%, Nam Việt 38,09%,Vĩnh Hoàn 37,94%

- Các doanh nghiệp là bị đơn tự nguyện (bao gồm Afiex, Cafatex, Công tyxuất nhập khẩu thủy sản Đà Nẵng, Mekonimex, QVD và Việt Hả) chịu mức thuế36,76%

- Mức thuế suất toàn quốc : 63,88%

Sau rà soát cuối kỳ năm năm vào năm 2008, DOC tiếp tục áp thuế chống bánphá giá cá tra, cá basa của Việt Nam thêm 5 năm nữa với mức thuế áp dụng vẫn từ36,84- 63,88% (Hội đồng Tư vấn các biện pháp Phòng vệ Thương mại Quốc tế (Hộiđồng TRC) – VCCI, 2011) “Trong đợt rà soát hành chính lần 6 của vụ kiện này,mức thuế chống bán phá giá chính thức cuối cùng đối với hầu hết các bị đơn đãgiảm một cách đáng kể (0,02$/kg, tương đương 0,52%) so với mức thuế sơ bộ rấtcao được công bố trước đó (4,22$/kg, tương đương 124%) do DOC tiếp tục sử dụngBangladesh thay vì sử dụng Philippines làm nước thay thế trong quá trình tính toánbiên độ phá giá” (Ban phòng vệ thương mại – Cục Quản lý cạnh tranh, 2012)

“Tháng 9/2011, DOC đã ra quyết định sơ bộ của đợt rà soát hành chính POR7với biên độ phá giá là 0,56$/kg (khoảng 15% – tăng 28 lần so với biên độ của đợt ràsoát hành chính 6 là 0,02$/kg) cho hầu hết các bị đơn” (Ban phòng vệ thương mại –Cục Quản lý cạnh tranh, 2012) Mức tăng thuế này là do DOC đã lấy dữ liệu thaythế từ cả Indonesia (giá nguyên liệu chính) và Bangladesh (chi phí khác) để tínhbiên độ phá giá, trong đó giá các nguyên liệu đầu vào của Indonesia cao hơn của

Trang 35

Bangladesh một cách đáng kể Việc sử dụng chi phí của hai nước để tham chiếutrong quá trình tính toán biên độ phá giá là rất hiếm khi xảy ra

Nhằm chủ động ứng phó với vụ việc nêu trên, đặc biệt là vấn đề nước thay thế

và giá trị thay thế, phía Việt Nam đã tiến hành các hoạt động vận động tích cực, phùhợp; cụ thể như: các cơ quan hữu quan Việt Nam đã cử Đoàn công tác sangBangladesh để tìm hiểu tình hình sản xuất thực tế của Bangladesh, thu thập dữ liệu

và lập luận làm căn cứ đối phó với các đợt rà soát hành chính tiếp theo của vụ kiện.Bên cạnh đó, nội dung đợt rà soát hành chính lần 7 cá tra, basa cũng đã được quantâm đề cập tại các cuộc tiếp xúc song phương các cấp với các cơ quan có liên quancủa Hoa Kỳ như Bộ Nông nghiệp, Cơ quan Đại diện Thương mại – USTR, BộNgoại giao để giải thích rõ hơn và giúp các cơ quan này hiểu đúng hơn tình hìnhhoạt động sản xuất cá tra, basa của các doanh nghiệp Việt Nam và tranh thủ tiếngnói ủng hộ của họ đối với Việt Nam góp phần làm DOC thay đổi quyết định sơ bộtheo hướng có lợi cho các doanh nghiệp

“Sau những nỗ lực từ phía Việt Nam, mức thuế chống bán phá giá cuối cùngcủa các công ty bị đơn thuộc đối tượng của giai đoạn rà soát hành chính 7 đã giảmmột cách đáng kể (0,03$/kg) so với mức thuế sơ bộ (0,56$/kg) được công bố trướcđó vào tháng 9 năm 2011” (Ban phòng vệ thương mại – Cục Quản lý cạnh tranh,2012) Ngay sau khi có kết quả Mỹ áp thuế chống bán phá giá cá tra lần 7 ở mứcthấp, khách hàng Mỹ đã mạnh dạn ký hợp đồng mua hàng Tuy nhiên, nhiều ý kiến

tỏ ra lo ngại tình trạng số lượng doanh nghiệp chào bán cá sang Mỹ tăng với giágiảm Ước tính lượng doanh nghiệp chào bán sản phẩm cá tra sang Mỹ hiện nay đãgấp đôi so với con số 18 của một vài năm trước(Sở Nông nghiệp & Phát triển Nôngthôn tỉnh Vĩnh Long,2012) Đây là tình trạng đáng báo động, vì mặt hàng này vẫnđang bị điều tra và áp thuế chống bán phá giá, đặc biệt trong các kỳ rà soát hànhchính lần 8 và 9 tiếp theo nếu như giá không giữ bằng hoặc cao hơn so với mức giácủa kỳ rà soát lần 7 vừa qua

Cũng trong vụ kiện này, Hoa Kỳ đã sử dụng biện pháp tính toán biên độ phágiá “Quy về không” trong cả điều tra gốc, rà soát hành chính cũng như rà soát cuối

kỳ gây nhiều bất lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam Thêm vào đó, Hoa

Kỳ sẽ vẫn còn tiếp tục áp dụng phương pháp thiếu tính công bằng này đối với cá da

Trang 36

trơn Việt Nam trong các đợt rà soát tiếp theo nên nếu muốn thoát khỏi vụ kiện, ViệtNam nên tiến hành kiện lên cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO sau khi đã rút

ra được những bài học kinh nghiệm từ những thắng lợi của vụ kiện DS404

2.1.2.2 Vụ kiện chống bán phá giá tôm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam

VASEP đã rút ra nhiều kinh nghiệm từ vụ cá da trơn và hiểu được tầm quantrọng của những cảnh báo sớm những vụ kiện chống bán phá giá vì thế mà VASEPđã phát triển, dù không chính thức, một cơ chế cảnh báo sớm gồm các yếu tố sau:theo dõi các hoạt động chuẩn bị kiện tụng của các nhà xuất khẩu tôm Hoa Kỳ, phântích tình hình của ngành tôm Hoa Kỳ và xu hướng nhập khẩu tôm vào thị trườngnày cũng như mối quan hệ với các công ty luật quốc tế và các công ty vận độnghành lang Cơ chế cảnh báo sớm này đã chứng tỏ được sự thành công của nó vớithực tế là các doanh nghiệp Việt Nam có gần hai năm để chuẩn bị cho vụ kiệnchống bán phá giá tôm Đến ngày 20/1/2003, Phó chủ tịch VASEP, ông Ngô PhướcHậu đã trả trả lời báo Lao động rằng VASEP đã sẵn sàng chuẩn bị cho một vụ kiệnchống bán phá giá nhằm vào tôm xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Vụ kiện thực sự bắt đầu khi Liên minh Tôm Miền Nam Mỹ (SSA) nộp đơnkiện chống bán phá giá đối với tôm đông lạnh nhập khẩu từ Brazil, Trung Quốc,Ecuador, Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam vào ngày 31/12/2003 để đối phó với thựctrạng “số lượng tôm nhập khẩu tăng đều trong giai đoạn 2001- 2003 ( từ 852 triệupao lên 1.066 triệu pao) và giá tôm giảm từ 3 USD xuống còn 1,85 USD một pao”( Thái Bảo Anh, 2005,tr.20) DOC yêu cầu tiến hành điều tra vụ việc chống bán phágiá tôm của Việt Nam đối với toàn bộ các dạng tôm xuất khẩu (bao gồm : tôm nước

ấm đóng hộp hoặc đông lạnh, được đánh bắt tự nhiên ( ngoài biển) hoặc nuôi trồng,còn đầu hay đã bỏ đầu, đã bóc vỏ hoặc chưa bóc vỏ, để vây hoặc bỏ vây, rút huyếthay chưa rút huyết, đã nấy chín hoặc chưa tinh chế, hoặc được chế biến kiểu khácdưới dạng đông lạnh hay đóng hộp) ngoại trừ tôm khô, tôm bột

Ngày 17/02/2004, ITC đưa ra kết luận sơ bộ trong đó nêu lên việc nhập khẩutôm từ Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ gây tổn hại nghiêm trọng cho ngành côngnghiệp nội địa Hoa Kỳ; vụ kiện bắt đầu vào giai đoạn điều tra Theo tài liệu tóm tắtdiễn biến vụ kiện tôm của Việt Nam tại Mỹ do Phòng Thương mại và Công nghiệpViệt Nam cung cấp, DOC tiến hành điều tra việc bán phá giá của 4 bị đơn bắt buộc

Trang 37

và 29 bị đơn tự nguyện và mức thuế chống bán phá giá theo kết luận sơ bộ của cơquan này đưa ra là từ 14,89- 93,13% Tuy nhiên mức thuế trong kết luận cuối cùngcủa DOC đã giảm đi rất nhiều xuống còn 4,13- 25,76%

Ngày 31/1/2005, ITC công bố phán quyết cuối cùng khẳng định việc nhậpkhẩu tôm từ Việt Nam đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp nội địanày của Hoa Kỳ Lệnh áp thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ có hiệu lực kể từngày 1/2/2004 và DOC cũng yêu cầu Cục Hải Quan Hoa Kỳ chính thức áp thuếchống bán phá giá theo Quyết Định Cuối Cùng của cơ quan này ngày 26/1/2005 đốivới các doanh nghiệp Việt Nam

Riêng về những thiệt hại do phương pháp tính toán Quy về không gây ra chocon tôm Việt Nam trong vụ kiện này tính ra là hàng triệu USD mỗi năm vì nhưchúng ta đã biết nếu không áp dụng Zeroing mẫu trong tính toán biên độ phá giá thìbiên độ này sẽ là -9% và chúng ta hoàn toàn không bị áp thuế chống bán phá giá;tuy nhiên với thông lệ tính toán Zeroing, biên độ phá giá đã bị đội lên một cáchđáng kinh ngạc là từ 4,13- 25,76%

Trong đợt rà soát hành chính 2 (04/2007) và rà soát hành chính 3 (04/2008),có khoảng 30 doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam đã đăng kí tham gia ràsoát; tuy nhiên DOC chỉ chọn 2 doanh nghiệp (Công ty Minh Phú và Camimex)trong rà soát hành chính 2 và 3 doanh nghiệp(Minh Phú, Camimex và PhươngNam) trong đợt rà soát hành chính 3 là những bị đơn bắt buộc dựa trên tiêu chí làdoanh nghiệp có lượng xuất khẩu lớn nhất Các doanh nghiệp này cũng đã bị DOC

áp dụng Zeroing đơn trong tính toán biên độ phá giá Theo quyết định cuối cùng củaDOC, biên độ phá giá của các doanh nghiệp bị đơn bắt buộc là không đáng kể Biên

độ này trong đợt rà soát 2 là : Minh Phú 0%, Camimex 0,01%; và trong đợt rà soát 3

là : Minh Phú 0,43%, Camimex 0,08%, Phương Nam 0,21%

Mức thuế đối với những bị đơn tự nguyện là 0% , song các doanh nghiệp bịđơn tự nguyện của Việt Nam trong cả 2 đợt rà soát này đều phải chịu mức thuế điềunhư trong tra ban đầu là 4,57% và mức thuế suất toàn quốc cũng vẫn giữ nguyên ởmức 25,67% (Hội đồng Tư vấn về Phòng vệ Thương mại – VCCI, 2011) Mặtkhác, trước khi có kết quả đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá lần 2 củaHoa Kỳ đối với tôm xuất khẩu của Việt Nam, thuế chống bán phá giá đối với phần

Trang 38

lớn các doanh nghiệp tôm Việt Nam có mức thấp hơn các đối thủ cạnh tranh chính

là Thái Lan và Ấn Độ Tuy nhiên, sau khi có mức thuế cho giai đoạn rà soát hànhchính 2 (tháng 2-2006 đến tháng 2-2007), mức thuế suất chống bán phá giá của cácdoanh nghiệp tôm Việt Nam là khá cao so với các nước khác cũng là bị đơn của vụkiện

Không chỉ chịu mức thuế cao, doanh nghiệp còn phải chịu mức ký quỹ rất lớncho cơ quan chức năng Hoa Kỳ trước khi đưa hàng vào nước này Do đó các doanhnghiệp Việt Nam ở vị thế cạnh tranh bất lợi hơn trước Thái Lan và Ấn Độ Việcphải chịu mức thuế chống bán phá giá cao, theo một lãnh đạo VASEP, do cách tínhcủa Bộ Thương mại Hoa Kỳ không hợp lý, cụ thể là cách tính Quy về 0 chỉ xem xétcác lô hàng có giá bán thấp hơn giá thị trường để tính thuế, trong khi những lô hàngcó giá bán cao hơn được tự động quy về 0 Đây chính là nội dung khiếu kiện cơ bảnnhất mà Việt Nam kiện Hoa Kỳ ra WTO ngày 1-2-2010 vì nó đặc biệt liên quan tới

cơ hội thoát hoàn toàn khỏi vụ kiện của các doanh nghiệp có kết luận 3 lần biên độphá giá thiểu

Việt Nam đã chính thức yêu cầu tham vấn với Hoa Kỳ liên quan đến các biệnpháp chống bán phá giá mà nước này áp dụng đối với sản phẩm tôm nước ấm đônglạnh (frozen warmwater shrimp) nhập khẩu từ Việt Nam Cụ thể Việt Nam yêu cầutham vấn về các cuộc rà soát đối với các nhà xuất khẩu mới, cũng như các quy địnhpháp luật, quy trình thủ tục hành chính của Hoa Kỳ về chống bán phá giá và phươngpháp gây tranh cãi Zeroing

Theo phán quyết của WTO đưa ra ngày 11-7-2011, phương pháp Quy về 0

mà phía Mỹ dùng để điều tra rà soát thuế chống bán phá giá đối với tôm Việt Namtrong các giai đoạn rà soát hành chính POR2 (từ 1-2-2006 đến 31-1-2007) và rà soátPOR3 (từ 1-2-2007 đến 31-1-2008) là vi phạm quy định của WTO ( cụ thể là tráivới điều 2.4 của Hiệp định ADA, điều 9.3 của Hiệp định ADA do áp dụng Zeroingđơn giản trong các đợt rà soát hành chính này, và điều VI : 2 của GATT 1994)

(WTO, 2011, WT/DS404/R : Untied States – Anti-Dumping measures on Certain

Shrimp from Viet Nam, page 86) Ban Hội thẩm cũng khuyến nghị phía Mỹ đưa ra

cách tính khác phù hợp với quy định của WTO Ban hội thẩm kết luận việc Mỹ sửdụng những dữ liệu có sẵn để tính thuế suất toàn quốc trong hai giai đoạn này là trái

Trang 39

với quy định của WTO Mức thuế suất toàn quốc mà các doanh nghiệp xuất khẩutôm phải chịu thường lớn hơn 25% thời gian qua đã ngăn cản hầu hết các doanhnghiệp tham gia xuất khẩu vào thị trường này.

Theo ông Trương Đình Hòe - tổng thư ký VASEP, phán quyết này của WTO

là thắng lợi của Việt Nam bởi phương pháp quy về 0 chính là khiếu kiện trọng tâmcủa Việt Nam trong vụ kiện này Việc sử dụng phương pháp này đã tạo ra biên độphá giá lớn cho sản phẩm, làm mức thuế bị đẩy lên cao, kéo theo đó là mức ký quỹhàng triệu USD gây bất lợi trong cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam “Phánquyết của WTO cũng tạo tiền đề để phía Mỹ bỏ thủ tục này trong các đợt xem xéttiếp theo Đây là cơ hội để các doanh nghiệp không bán phá giá có khả năng rútkhỏi vụ kiện Phán quyết của WTO sẽ tác động tích cực đến xuất khẩu tôm của ViệtNam sang thị trường Mỹ” - ông Hòe trả lời phỏng vấn Báo Tuổi Trẻ online

Cũng theo trả lời phỏng vấn Báo Tuổi Trẻ online của ông Lê Văn Quang tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn thủy sản Minh Phú, dù thắng tại WTOnhưng con đường rút hoàn toàn khỏi vụ kiện chống bán phá giá mà Hoa Kỳ đang ápdụng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam còn xa và gian nan Bởitheo quy định của Hoa Kỳ, doanh nghiệp có thể được thoát hoàn toàn khỏi vụ kiệnchống bán phá giá nếu ba lần rà soát liên tục có kết quả 0% Trong hai đợt xem xéttrước, các bị đơn bắt buộc của Việt Nam đã có mức thuế mức thuế chống bán phágiá là 0% nhưng trong giai đoạn 2008-2009 (rà soát hành chính 4) các bị đơn bắtbuộc chịu mức thuế suất trên 2% nên Việt Nam chưa thoát khỏi vụ kiện chống bánphá giá Mặt khác Phán quyết vừa qua của WTO quyết định việc tiếp tục sử dụngnhững biện pháp đang bị khiếu kiện không nằm trong phạm vi thảo luận của ban hộithẩm Đây là một điểm không có lợi cho Việt Nam, vì như vậy sẽ không thay đổiđược kết quả rà soát lần 4 trở về sau

-Một điểm bất lợi nữa của ngành tôm Việt Nam là đầu năm nay, cả Bộ Thươngmại và Ủy ban Thương mại quốc tế của Mỹ đều đã nhất trí tiếp tục áp thuế chốngbán phá giá đối với tôm đông lạnh từ Việt Nam thêm 5 năm Mới đây, phía Hoa Kỳđã đưa ra dự thảo luật trong đó quy định ngay cả đối với công ty có ba lần liên tiếpchịu mức thuế chống bán phá giá là 0% thì cũng không thể rút ra khỏi vụ kiện Nếudự luật này được thông qua thì Việt Nam không còn cách nào thoát khỏi vụ kiện

Trang 40

chống bán phá giá “Việt Nam chỉ còn một cơ hội cuối cùng là tiếp tục kiện bổ sung

Mỹ ra WTO về sử dụng cách tính quy về 0 tại đợt rà soát hành chính 4 Nếu chúng

ta thắng kiện trước khi dự luật trên có hiệu lực mới thoát hoàn toàn khỏi vụ kiệnchống bán phá giá” - ông Quang nhận định (Trần Mạnh, 2011)

Trước thắng lợi và cả những nguy cơ còn tồn tại đó, ngày 20/2/2012, ViệtNam đã chính thức yêu cầu tham vấn với Hoa Kỳ về vấn đề này thông qua Cơ quangiải quyết tranh chấp của WTO Tham vấn lần này tập trung vào các nội dung chínhbao gồm việc Hoa Kỳ thực hiện phán quyết của vụ kiện đã ra ngày 11/7/2011, việctriển khai sửa đổi luật của Hoa Kỳ liên quan đến cách tính biên độ chống bán phágiá, và trao đổi làm rõ việc thực hiện các thủ tục của Hoa Kỳ liên quan đến điều trachống bán phá giá đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam Kinh nghiệm thực

tế từ vụ kiện trước đó đã giúp Việt Nam tự tin, chủ động sử dụng công cụ giải quyếttranh chấp trong khuôn khổ WTO để bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của mìnhtrong thương mại quốc tế theo các quy định của WTO mà không làm ảnh hưởng đếnquan hệ ngoại giao giữa các bên tranh chấp và nếu vụ kiện này thắng lợi thì cácdoanh nghiệp xuất khẩu của chúng ta sẽ có thể thoát khỏi một vụ kiện chống bánphá giá và những thiệt hại kinh tế lớn do nó gây ra

2.2 TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC TÍNH BIÊN ĐỘ PHÁ GIÁ THEO PHƯƠNG PHÁP ZEROING TỚI CÁC NHÀ XUẤT KHẨU

2.2.1 Những tác động trực tiếp

Như chúng ta đã biết, bằng việc áp dụng phương pháp Zeroing vào tính toánbiên độ bán phá giá, các so sánh có mức độ phá giá âm sẽ bị tự động quy về 0 trongquá trình tính toán biên độ phá giá cho doanh nghiệp, các biên độ phá giá âm sẽkhông thể bù trừ cho các biên độ phá giá dương từ đó đẩy biên độ phá giá lên caohơn so với trường hợp không áp dụng phương pháp này Biên độ bán phá giá cànglớn thì thuế chống bán phá giá càng cao khiến các doanh nghiệp phải chịu tổn thấtcàng lớn

Theo quy định của WTO mà các thành viên phải tuân thủ, các cuộc điều tra sẽ

bị đình chỉ ngay lập tức nếu cơ quan điều tra xác định rằng biên độ phá giá khôngquá mức tối thiểu ( biên độ phá giá nhỏ hơn 2%); tuy nhiên, với việc áp dụngphương pháp Zeroing thì để làm được điều này không phải đơn giản Ví dụ đối với

Ngày đăng: 14/06/2014, 09:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Ngọc Anh, 2012, Hàn Quốc vẫn tiếp tục theo đổi vụ kiện quy về không (Zeroing) bất chấp phán quyết cuối cùng của Bộ Thương Mại Hoa Kỳ, nguồn Inside U.S Trade, truy cập 30/4/2012,&lt;http://qlct.gov.vn/Web/Content.aspx?distid=5464&amp;lang=vi-VN&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hàn Quốc vẫn tiếp tục theo đổi vụ kiện quy về không(Zeroing) bất chấp phán quyết cuối cùng của Bộ Thương Mại Hoa Kỳ
3. Ban Phòng vệ Thương mại – Cục Quản lý Cạnh tranh, 2012, Bộ Thương mại Hoa Kỳ thông báo kết quả cuối cùng đợt rà soát hành chính lần 7 (POR7) đối với mặt hàng cá pangasius (tra, basa) đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam, truy cập 1/5/2012,&lt; http://www.qlct.gov.vn/Web/Content.aspx?distid=5518&amp;lang=vi-VN&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Thương mạiHoa Kỳ thông báo kết quả cuối cùng đợt rà soát hành chính lần 7 (POR7) đốivới mặt hàng cá pangasius (tra, basa) đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam
4. Ban Xử lý chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ - Cục Quản lý cạnh tranh, 2008, Nhật Bản tiếp tục gây áp lực đối với vấn đề chống bán phá giá tại WTO, http://www.meti.go.jp/english/policy/external_economy/trade/wto/080530.html,truy cập 30/4/2012,&lt; http://www.qlct.gov.vn/Web/Content.aspx?distid=855&amp;lang=vi-VN&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhật Bản tiếp tục gây áp lực đối với vấn đề chống bán phá giá tại WTO
6. Như Mai, 2012, Mỹ thỏa thuận dỡ bỏ cách tính thuế “quy về không”, TTXVN/Vietnam, truy cập 1/5/2012,&lt;http://www.vpbs.com.vn/News/2012/2/7/182757.aspx&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: quy về không
7. Quỳnh Như, 2011, Tôm “thắng kiện”, cá tra cũng được lợi, truy cập 30/4/2012,&lt; vef.vn/2011-07-21-tom-thang-kien-ca-tra-cung-duoc-loi &gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tôm “thắng kiện”, cá tra cũng được lợi
8. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Hội đồng Tư vấn về các Biện pháp Phòng vệ Thương mại , không năm xuất bản A, Diễn biến vụ kiện Cá tra- Cá ba sa của Mỹ đối với Việt Nam, truy cập 1/5/2012,&lt;http://chongbanphagia.vn/files/Tom%20tat%20vu%20kien%20ca%20da%20tron.pdf&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Diễn biến vụ kiện Cá tra-Cá ba sa của Mỹ đối với Việt Nam
9. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Hội đồng Tư vấn về các Biện pháp Phòng vệ Thương mại, không năm xuất bản B, Diễn biến vụ kiện tôm của Việt Nam tại Mỹ, truy cập 1/5/2012,&lt;chongbanphagia.vn/files/Tom%20tat%20vu%20kien%20tom.pdf&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Diễn biến vụ kiện tôm củaViệt Nam tại Mỹ
11. Sở Nông nghiệp &amp; Phát triển Nông thôn tỉnh Vĩnh Long, 2012, Cá tra và điệp khúc rớt giá, truy cập 24/4/2012,&lt;http://www.nongnghiep.vinhlong.gov.vn/Default.aspx?tabid=36&amp;categoryid=37&amp;itemid=5271&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cá tra và điệpkhúc rớt giá
12. Trần Thị Quỳnh Trang, 2011, ‘ Phương pháp Quy về 0 (Zeroing) : Những vẫn đề đặt ra và giải pháp khắc phục đối với các vụ kiện chống bán phá giá từ Hoa Kỳ ’, Đại học Ngoại Thương Sách, tạp chí
Tiêu đề: ‘ Phương pháp Quy về 0 (Zeroing) : Những vẫnđề đặt ra và giải pháp khắc phục đối với các vụ kiện chống bán phá giá từ HoaKỳ ’
18. Tania Voon, 2007, ‘ The End of Zeroing? Reflections Following – The WTO Appellate Body’s Latest Missive ’, The University of Melbourne Sách, tạp chí
Tiêu đề: ‘ The End of Zeroing? Reflections Following – The WTOAppellate Body’s Latest Missive ’
20. WTO, 2006 A, WT/DS294/AB/R : United States – Laws, Regulations and Methodology for calculationg dumping margins (“Zeroing”) – AB-2006-2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: WT/DS294/AB/R : United States – Laws, Regulations andMethodology for calculationg dumping margins (“Zeroing
1. Thái Bảo Anh, 2005, Hợp phần II – Phân tích về một số bài học rút ra từ các vụ chống phá giá đối với cá da trơn và tôm Khác
5. Hội đồng Tư vấn các biện pháp phòng vệ thương mại quốc tế ( Hội đồng TRC) – VCCI, 2011, Thống kê các vụ kiện chống bán phá giá mà Việt Nam có liên quan (Tính đến tháng 12/2011) Khác
10. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam- Hội đồng Tư vấn về Phòng vệ Thương mại, 2011, Vụ giải quyết tranh chấp đầu tiên của Việt Nam tại WTO- Khác
13. Trung tâm Thương mại quốc tế - Hệ thống kinh doanh và thương mại đa phương, 2006, Hướng dẫn về các biện pháp phòng vệ thương mại tại Hoa Kỳ - Pháp luật, thực tiễn và thủ tục chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ, Bản dịch Khác
14. VCCI - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Hội đồng Tư vấn về các Biện pháp Phòng vệ Thương mại , 2010 , Cẩm nang Kháng kiện Chống bán phá giá và Chống trợ cấp tại Hoa Kỳ Khác
15. VCCI – Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 2011, Tranh chấp về chống bán phá giá trong WTO Khác
16. William, W. Nye 2008, Phương pháp ‘Zeroing’ trong thực thi luật chống bán phá của Hoa Kỳ, Bản dịch Khác
19. WTO, 2004, WT/DS264/AB/R : United States – Final dumping determination on Softwood Lumber from Canada – AB-2004-2 Khác
21. WTO, 2006 B, WT/DS264/AB/RW, United States- Final dumping determination on Softwood Lumber from Canada – Recourse to Article 21.5 of The DSU by Canada Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1 : Số liệu sử dụng cho ví dụ minh họa 1.1 * Số - Xác định biên độ bán phá giá theo phương pháp Zeroing cho hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ và giải pháp cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
Bảng 1.1 Số liệu sử dụng cho ví dụ minh họa 1.1 * Số (Trang 20)
Bảng 1.2 : Số liệu sử dụng cho ví dụ minh họa 1.2 ** - Xác định biên độ bán phá giá theo phương pháp Zeroing cho hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ và giải pháp cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
Bảng 1.2 Số liệu sử dụng cho ví dụ minh họa 1.2 ** (Trang 22)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w