quan đến quy tắc Zeroing
Như đã nêu trong Lời mở đầu, cho đến thời điểm này Việt Nam đã phải đối đầu với 42 vụ kiện chống bán phá giá và 8 trong 18 vụ kiện kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO là đến từ Hoa Kỳ (quốc gia áp dụng Zeroing vào tính biên độ bán phá giá). Trong số những vụ kiện này, không thể không nhắc đến vụ kiện chống bán phá giá cá da trơn và vụ kiện tôm nước ấm đông lạnh vì đây là những vụ kiện chống bán phá giá đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực điển hình giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
2.1.2.1 Vụ kiện chống bán phá giá cá da trơn nhập khẩu từ Việt Nam
Câu chuyện cá da trơn thực chất bắt đầu vào năm 2001, khi các nhà xuất khẩu sản phẩm này của Việt Nam vướng vào vụ tranh chấp về nhãn hiệu và bị cấm sử dụng từ “ catfish” cho các sản phẩm cá của mình. “ Cá da trơn Việt Nam, vốn rẻ hơn giá thành cá da trơn tại khu vực Đông Nam Hoa Kỳ, sản lượng xuất khẩu mặt hàng này đã tăng từ 0,6 triệu pao vào năm 1998 lên 26 triệu pao vào năm 2001. Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ với hiệu lực từ ngày 10/12/2001 đã xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với cá da trơn Việt Nam có thể là một trong những nguyên nhân của sự ra tăng đáng kể số lượng nhập khẩu cá vào Hoa Kỳ từ 1,25 triệu pao vào năm 2000 tới 26 triệu pao vào năm 2001. Năm 2001, giá của cá sản xuất tại Hoa Kỳ đã giảm xuống 50 xu một pao, tức là thấp hơn giá thành khoảng 15 xu và thấp hơn khoảng 300 xu so với giá cả vào năm 2000. Vào năm 2001, Hiệp hội chủ trại nuôi cá da trơn Hoa Kỳ ( CFA) đã tiêu tốn 500 nghìn USD để tấn công vào cá da trơn của Việt Nam ” (Thái Bảo Anh, 2005, tr. 11).
Chỉ sau 3 ngày vụ nhãn hiệu catfish kết thúc( 13/5/2003) , VASEP đã thông báo cho các thành viên của mình về khả năng sẽ xảy ra một kiện chống bán phá giá thông qua những phân tích dựa trên các thông tin báo chí quốc tế, bên thứ ba và động đề nghị cung cấp các dịch vụ pháp lý trong kiện chống bán phá giá từ các công ty luật. “ Trước đó báo Washington Post đã tiết lộ rằng : Hiệp hội cá da trơn Hoa Kỳ đang thuê một công ty luật tại Washington để bắt đầu chuẩn bị cho một vụ
kiện chống bán phá giá dự tinh sẽ bắt đầu vào cuối năm ” ( Thái Bảo Anh, 2005, tr.14).
Sau hàng loạt những động thái trên, ngày 28/6/2002, CFA đã đệ đơn lên ITC và DOC kiện một số doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá mặt hàng này vào Hoa Kỳ với mức đề xuất thuế chống bán phá giá cho trường hợp nếu Việt Nam được coi là nền kinh tế thị trường là 144% và ngược lại nếu Việt Nam là nền kinh tế phi thị trường thì con số này sẽ là 190% (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – Hội đồng Tư vấn về các Biện pháp Phòng vệ Thương mại, không năm xuất bản A). Ngày 3/7/2002, ITC bắt đầu tiến hành điều tra sơ bộ về thiệt hại. Với kết luận sơ bộ của cơ quan này ngày 6/8/2002 xác định ngành sản xuât SPTT của Hoa Kỳ bị đe dọa gây ra thiệt hại vật chất do cá tra, cá basa nhập khẩu từ Việt Nam, DOC tiếp tục tiến hành các điều tra về việc bán phá giá. DOC đã yêu cầu 53 doanh nghiệp Việt Nam chuẩn bị báo cáo về tình hình chế biến và doanh số xuất cá tra, basa sang Hoa Kỳ.
Đây là vụ kiện chống bán phá giá đầu tiên của Việt Nam với Hoa Kỳ, lại là quốc gia duy nhất có tên trong đơn kiện vì thế các doanh nghiệp bị đơn phía Việt Nam đã vấp phải không ít những khó khăn trong đó có việc trả lời Bảng câu hỏi dài, phức tạp và mang nhiều tính kỹ thuật. Bên cạnh việc vừa phải thu thập thông tin, phối hợp với các luật sư của công ty luật White and Case để trả lời Bảng câu hỏi, các doanh nghiệp của Việt Nam lúc này vừa phải tìm hiểu các quy định trong điều tra chống bán phá giá Hoa Kỳ và đáp ứng các yêu cầu đó ngay lập tức; chính điều này đã tạo ra áp lực rất lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu bị đơn.
Một bất lợi khác của Việt Nam chính là việc phản đối không thành công Quyết định coi Việt Nam là nền kinh tế phi thị trường (8/11/2002) của DOC; tuy nhiên sau đó Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã chính thức đề nghị lựa chọn Bangladesh trong số năm quốc gia DOC đề xuất là nước thay thế trong tính toán biến độ bán phá giá cho cá tra Việt Nam. Ngày 27-28/01/2003, DOC công bố kết quả sơ bộ về phá giá theo đó áp dụng mức thuế trừng phạt giao động trong khoảng 38- 64% mà cụ thể theo tài liệu Diễn biến vụ kiện cá tra – cá ba sa của Mỹ đối với Việt Nam của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam :
- Các bị đơn bắt buộc: Agifish 61,88%, Cataco 41,06%, Nam Việt 53,96%, Vĩnh Hoàn 37,94%.
- Các doanh nghiệp là bị đơn tự nguyện (bao gồm Afiex, Cafatex, Công ty xuất nhập khẩu thủy sản Đà Nẵng, Mekonimex, QVD và Việt Hả) chịu mức thuế 49,16%.
- Mức thuế suất toàn quốc : 63,88%
VASEP đã phản đối quyết định nêu trên của DOC và nêu lên những điểm bất hợp lý trong phân tích của cơ quan này. Sau khi có kết luận cuối cùng về thiệt hại là khẳng định của ITC, 07/08/2003 DOC chính thức công bố áp dụng thuế chống bán phá giá với mức thuế sửa đổi đầu tháng 3/2003 như sau:
- Các bị đơn bắt buộc: Agifish 31,45%, Cataco 41,06%, Nam Việt 38,09%, Vĩnh Hoàn 37,94%.
- Các doanh nghiệp là bị đơn tự nguyện (bao gồm Afiex, Cafatex, Công ty xuất nhập khẩu thủy sản Đà Nẵng, Mekonimex, QVD và Việt Hả) chịu mức thuế 36,76%.
- Mức thuế suất toàn quốc : 63,88%.
Sau rà soát cuối kỳ năm năm vào năm 2008, DOC tiếp tục áp thuế chống bán phá giá cá tra, cá basa của Việt Nam thêm 5 năm nữa với mức thuế áp dụng vẫn từ 36,84- 63,88% (Hội đồng Tư vấn các biện pháp Phòng vệ Thương mại Quốc tế (Hội đồng TRC) – VCCI, 2011). “Trong đợt rà soát hành chính lần 6 của vụ kiện này, mức thuế chống bán phá giá chính thức cuối cùng đối với hầu hết các bị đơn đã giảm một cách đáng kể (0,02$/kg, tương đương 0,52%) so với mức thuế sơ bộ rất cao được công bố trước đó (4,22$/kg, tương đương 124%) do DOC tiếp tục sử dụng Bangladesh thay vì sử dụng Philippines làm nước thay thế trong quá trình tính toán biên độ phá giá” (Ban phòng vệ thương mại – Cục Quản lý cạnh tranh, 2012).
“Tháng 9/2011, DOC đã ra quyết định sơ bộ của đợt rà soát hành chính POR7 với biên độ phá giá là 0,56$/kg (khoảng 15% – tăng 28 lần so với biên độ của đợt rà soát hành chính 6 là 0,02$/kg) cho hầu hết các bị đơn” (Ban phòng vệ thương mại – Cục Quản lý cạnh tranh, 2012) . Mức tăng thuế này là do DOC đã lấy dữ liệu thay thế từ cả Indonesia (giá nguyên liệu chính) và Bangladesh (chi phí khác) để tính biên độ phá giá, trong đó giá các nguyên liệu đầu vào của Indonesia cao hơn của Bangladesh một cách đáng kể. Việc sử dụng chi phí của hai nước để tham chiếu trong quá trình tính toán biên độ phá giá là rất hiếm khi xảy ra.
Nhằm chủ động ứng phó với vụ việc nêu trên, đặc biệt là vấn đề nước thay thế và giá trị thay thế, phía Việt Nam đã tiến hành các hoạt động vận động tích cực, phù hợp; cụ thể như: các cơ quan hữu quan Việt Nam đã cử Đoàn công tác sang Bangladesh để tìm hiểu tình hình sản xuất thực tế của Bangladesh, thu thập dữ liệu và lập luận làm căn cứ đối phó với các đợt rà soát hành chính tiếp theo của vụ kiện. Bên cạnh đó, nội dung đợt rà soát hành chính lần 7 cá tra, basa cũng đã được quan tâm đề cập tại các cuộc tiếp xúc song phương các cấp với các cơ quan có liên quan của Hoa Kỳ như Bộ Nông nghiệp, Cơ quan Đại diện Thương mại – USTR, Bộ Ngoại giao để giải thích rõ hơn và giúp các cơ quan này hiểu đúng hơn tình hình hoạt động sản xuất cá tra, basa của các doanh nghiệp Việt Nam và tranh thủ tiếng nói ủng hộ của họ đối với Việt Nam góp phần làm DOC thay đổi quyết định sơ bộ theo hướng có lợi cho các doanh nghiệp.
“Sau những nỗ lực từ phía Việt Nam, mức thuế chống bán phá giá cuối cùng của các công ty bị đơn thuộc đối tượng của giai đoạn rà soát hành chính 7 đã giảm một cách đáng kể (0,03$/kg) so với mức thuế sơ bộ (0,56$/kg) được công bố trước đó vào tháng 9 năm 2011” (Ban phòng vệ thương mại – Cục Quản lý cạnh tranh, 2012). Ngay sau khi có kết quả Mỹ áp thuế chống bán phá giá cá tra lần 7 ở mức thấp, khách hàng Mỹ đã mạnh dạn ký hợp đồng mua hàng. Tuy nhiên, nhiều ý kiến tỏ ra lo ngại tình trạng số lượng doanh nghiệp chào bán cá sang Mỹ tăng với giá giảm. Ước tính lượng doanh nghiệp chào bán sản phẩm cá tra sang Mỹ hiện nay đã gấp đôi so với con số 18 của một vài năm trước(Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tỉnh Vĩnh Long,2012). Đây là tình trạng đáng báo động, vì mặt hàng này vẫn đang bị điều tra và áp thuế chống bán phá giá, đặc biệt trong các kỳ rà soát hành chính lần 8 và 9 tiếp theo nếu như giá không giữ bằng hoặc cao hơn so với mức giá của kỳ rà soát lần 7 vừa qua.
Cũng trong vụ kiện này, Hoa Kỳ đã sử dụng biện pháp tính toán biên độ phá giá “Quy về không” trong cả điều tra gốc, rà soát hành chính cũng như rà soát cuối kỳ gây nhiều bất lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Thêm vào đó, Hoa Kỳ sẽ vẫn còn tiếp tục áp dụng phương pháp thiếu tính công bằng này đối với cá da trơn Việt Nam trong các đợt rà soát tiếp theo nên nếu muốn thoát khỏi vụ kiện, Việt
Nam nên tiến hành kiện lên cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO sau khi đã rút ra được những bài học kinh nghiệm từ những thắng lợi của vụ kiện DS404.
2.1.2.2 Vụ kiện chống bán phá giá tôm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam
VASEP đã rút ra nhiều kinh nghiệm từ vụ cá da trơn và hiểu được tầm quan trọng của những cảnh báo sớm những vụ kiện chống bán phá giá vì thế mà VASEP đã phát triển, dù không chính thức, một cơ chế cảnh báo sớm gồm các yếu tố sau: theo dõi các hoạt động chuẩn bị kiện tụng của các nhà xuất khẩu tôm Hoa Kỳ, phân tích tình hình của ngành tôm Hoa Kỳ và xu hướng nhập khẩu tôm vào thị trường này cũng như mối quan hệ với các công ty luật quốc tế và các công ty vận động hành lang. Cơ chế cảnh báo sớm này đã chứng tỏ được sự thành công của nó với thực tế là các doanh nghiệp Việt Nam có gần hai năm để chuẩn bị cho vụ kiện chống bán phá giá tôm . Đến ngày 20/1/2003, Phó chủ tịch VASEP, ông Ngô Phước Hậu đã trả trả lời báo Lao động rằng VASEP đã sẵn sàng chuẩn bị cho một vụ kiện chống bán phá giá nhằm vào tôm xuất khẩu sang Hoa Kỳ .
Vụ kiện thực sự bắt đầu khi Liên minh Tôm Miền Nam Mỹ (SSA) nộp đơn kiện chống bán phá giá đối với tôm đông lạnh nhập khẩu từ Brazil, Trung Quốc, Ecuador, Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam vào ngày 31/12/2003 để đối phó với thực trạng “số lượng tôm nhập khẩu tăng đều trong giai đoạn 2001- 2003 ( từ 852 triệu pao lên 1.066 triệu pao) và giá tôm giảm từ 3 USD xuống còn 1,85 USD một pao” ( Thái Bảo Anh, 2005,tr.20). DOC yêu cầu tiến hành điều tra vụ việc chống bán phá giá tôm của Việt Nam đối với toàn bộ các dạng tôm xuất khẩu (bao gồm : tôm nước ấm đóng hộp hoặc đông lạnh, được đánh bắt tự nhiên ( ngoài biển) hoặc nuôi trồng, còn đầu hay đã bỏ đầu, đã bóc vỏ hoặc chưa bóc vỏ, để vây hoặc bỏ vây, rút huyết hay chưa rút huyết, đã nấy chín hoặc chưa tinh chế, hoặc được chế biến kiểu khác dưới dạng đông lạnh hay đóng hộp) ngoại trừ tôm khô, tôm bột.
Ngày 17/02/2004, ITC đưa ra kết luận sơ bộ trong đó nêu lên việc nhập khẩu tôm từ Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ gây tổn hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp nội địa Hoa Kỳ; vụ kiện bắt đầu vào giai đoạn điều tra. Theo tài liệu tóm tắt diễn biến vụ kiện tôm của Việt Nam tại Mỹ do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cung cấp, DOC tiến hành điều tra việc bán phá giá của 4 bị đơn bắt buộc và 29 bị đơn tự nguyện và mức thuế chống bán phá giá theo kết luận sơ bộ của cơ
quan này đưa ra là từ 14,89- 93,13% . Tuy nhiên mức thuế trong kết luận cuối cùng của DOC đã giảm đi rất nhiều xuống còn 4,13- 25,76% .
Ngày 31/1/2005, ITC công bố phán quyết cuối cùng khẳng định việc nhập khẩu tôm từ Việt Nam đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp nội địa này của Hoa Kỳ. Lệnh áp thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ có hiệu lực kể từ ngày 1/2/2004 và DOC cũng yêu cầu Cục Hải Quan Hoa Kỳ chính thức áp thuế chống bán phá giá theo Quyết Định Cuối Cùng của cơ quan này ngày 26/1/2005 đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
Riêng về những thiệt hại do phương pháp tính toán Quy về không gây ra cho con tôm Việt Nam trong vụ kiện này tính ra là hàng triệu USD mỗi năm vì như chúng ta đã biết nếu không áp dụng Zeroing mẫu trong tính toán biên độ phá giá thì biên độ này sẽ là -9% và chúng ta hoàn toàn không bị áp thuế chống bán phá giá; tuy nhiên với thông lệ tính toán Zeroing, biên độ phá giá đã bị đội lên một cách đáng kinh ngạc là từ 4,13- 25,76%.
Trong đợt rà soát hành chính 2 (04/2007) và rà soát hành chính 3 (04/2008), có khoảng 30 doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam đã đăng kí tham gia rà soát; tuy nhiên DOC chỉ chọn 2 doanh nghiệp (Công ty Minh Phú và Camimex) trong rà soát hành chính 2 và 3 doanh nghiệp(Minh Phú, Camimex và Phương Nam) trong đợt rà soát hành chính 3 là những bị đơn bắt buộc dựa trên tiêu chí là doanh nghiệp có lượng xuất khẩu lớn nhất. Các doanh nghiệp này cũng đã bị DOC áp dụng Zeroing đơn trong tính toán biên độ phá giá. Theo quyết định cuối cùng của DOC, biên độ phá giá của các doanh nghiệp bị đơn bắt buộc là không đáng kể. Biên độ này trong đợt rà soát 2 là : Minh Phú 0%, Camimex 0,01%; và trong đợt rà soát 3 là : Minh Phú 0,43%, Camimex 0,08%, Phương Nam 0,21%.
Mức thuế đối với những bị đơn tự nguyện là 0% , song các doanh nghiệp bị đơn tự nguyện của Việt Nam trong cả 2 đợt rà soát này đều phải chịu mức thuế điều như trong tra ban đầu là 4,57% và mức thuế suất toàn quốc cũng vẫn giữ nguyên ở mức 25,67% (Hội đồng Tư vấn về Phòng vệ Thương mại – VCCI, 2011). Mặt khác, trước khi có kết quả đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá lần 2 của Hoa Kỳ đối với tôm xuất khẩu của Việt Nam, thuế chống bán phá giá đối với phần lớn các doanh nghiệp tôm Việt Nam có mức thấp hơn các đối thủ cạnh tranh chính
là Thái Lan và Ấn Độ. Tuy nhiên, sau khi có mức thuế cho giai đoạn rà soát hành chính 2 (tháng 2-2006 đến tháng 2-2007), mức thuế suất chống bán phá giá của các doanh nghiệp tôm Việt Nam là khá cao so với các nước khác cũng là bị đơn của vụ kiện.
Không chỉ chịu mức thuế cao, doanh nghiệp còn phải chịu mức ký quỹ rất lớn cho cơ quan chức năng Hoa Kỳ trước khi đưa hàng vào nước này. Do đó các doanh