Vấn đề Zeroing trong vòng đàm phán Doha

Một phần của tài liệu Xác định biên độ bán phá giá theo phương pháp Zeroing cho hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ và giải pháp cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam (Trang 49 - 86)

Sửa đổi các quy định của Hiệp định ADA là một trong những nội dung đàm phán thuộc Chương trình nghị sự Vòng Doha về đàm phán các quy tắc của WTO (bao gồm các nội dung: Chống bán phá giá; Trợ cấp/các biện pháp đối kháng; Các hiệp định thương mại khu vực; và Trợ cấp thuỷ sản). Xung quanh vấn đề này đã tồn tại những sự khác biệt quan điểm đáng kể đối với nhiều vấn đề khác nhau; đặc biệt đáng chú ý nhất là vấn đề Zeroing và chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá. Nhiều nước thành viên, bao gồm cả FANs, muốn phương pháp Zeroing phải bị bãi bỏ. Hoa Kỳ, thành viên duy nhất của WTO vẫn còn áp dụng phương pháp này, muốn đấu tranh để tiếp tục Zeroing, đặc biệt sau khi Cơ quan Giải quyết Tranh chấp của WTO đã lên án việc áp dụng phương pháp này trong một số vụ việc cụ thể.

Các bên phản đối phương pháp zeroing cho rằng, việc áp dụng phương pháp này đã thổi phồng một cách không công bằng các biên độ phá giá, vì chỉ có những khác biệt về giá cả cho thấy có sự phá giá mới được xem xét, còn khi mức giá xuất khẩu thực tế cao hơn giá bán tại thị trường nội đia thì phía Hoa Kỳ lại phớt lờ “biên độ phá giá âm” và thay vì phải làm phép tính bù trừ, họ đã đưa về không. Tuy nhiên Hoa Kỳ cho biết họ không thể chấp thuận những thay đổi trong các quy tắc của Hiệp định Chống bán phá giá WTO tại các vòng đàm phán Doha trừ phi phương pháp Zeroing được phép áp dụng. “ Cuối tháng 11/2007, trong bản dự thảo đầu tiên về những dự kiến nội dung được sửa đổi của Hiệp định(TN/RL/W/213), Chủ tịch của Vòng đàm phán về Quy tắc đã đề xuất không áp dụng phương pháp Zeroing trong các cuộc điều tra ban đầu, nhưng được áp dụng trong quá trình rà soát các hành vi chống bán phá giá” (Ban Xử lý chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ - Cục Quản lý cạnh tranh, 2008). Dự thảo sửa đổi này đã làm đại đa số các nước thành viên WTO thực sự lo lắng. Lý do dễ thấy đó là sự hợp pháp hóa phương thức Quy về không - Zeroing có thể đã thổi phồng một cách quá đáng biên độ thuế chống bán phá giá. Vì vậy, vấn đề này đã gặp phải sự phản đối của nhiều quốc gia thành viên WTO, bao gồm EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và Mexico – những nước muốn loại bỏ đề xuất này. Tiếp sau đó, các phái đoàn Braixin, Chile,

Trung Quốc, Colombia, Costa-rica, Hồng Kông, Ấn Đô, Indonesia, Israel, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mexico, Nauy, Pakistan, Singapore, Nam Phi, Thụy Sỹ, Lãnh thổ hải quan của Đài Loan, Bành Hồ, Kim Môn và Mã Tổ, Thái Lan và Việt Nam đã đưa ra “Tuyên bố về Zeroing trong đàm phán chống bán phá giá” vào ngày 25/01/2008 và “Tuyên bố về Cấm Zeroing vào ngày 31/1/2008 (Trần Thị Quỳnh Trang, 2011, tr. 47).

“ Ngày 28/5/2008, Chủ tịch nhóm đàm phán về các quy tắc – ông Guillermo Valles Galmes đã đưa ra một Dự thảo sửa đổi mới (TN/RL/W/232) và tôi đánh giá cao nỗ lực của ông Valles trong việc thúc đẩy một cách mạnh mẽ tiến độ của các cuộc đàm phán về các quy tắc” ((Ban Xử lý chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ - Cục Quản lý cạnh tranh, 2008). Ở văn bản này, Ngài Chủ tịch đã nêu rõ vấn đề nổi bật nêu trên. Có rất nhiều phái đoàn đã phản đối việc áp dụng phương thức Zeroing trong khi chỉ có một phái đoàn duy nhất khăng khăng yêu cầu áp dụng phương thức này là Hoa Kỳ. Ngài Chủ tịch cũng đề cập đến kiến nghị của 20 nước thành viên bao gồm cả các nước phát triển và đang phát triển trong đó có Nhật Bản về việc nghiêm cấm áp dụng phương thức Quy về không trong tất cả các vụ việc (TN/RL/W/215). Tuy nhiên, Bản dự thảo này lại một lần nữa khiến các nước thành viên khác thất vọng vì chính bản thân nó lại không được sửa đổi. Nhật Bản đã tỏ rõ thất vọng về bản Dự thảo lần thứ hai này. Theo Nhật Bản, sẽ vẫn có một sự khác biệt lớn giữa tài liệu Dự thảo mới ngày 28/5 và Dự thảo sửa đổi sắp tới, dự thảo sắp tới này sẽ phản ánh một cách thỏa đáng thực trạng của các cuộc đàm phán và đối trọng giữa các nước thành viên. Cùng với Nhật Bản, ngày 29/5/2008, Ấn Độ đã biểu lộ sự thất vọng vì Dự thảo văn bản đàm phán đã không được sửa đổi để có thể phản ánh được những ý kiến chỉ trích việc áp dụng phương pháp Zeroing và những đề xuất khác liên quan đến quy định về trợ cấp thủy sản. Tuy nhiên,về phía Hoa Kỳ, họ cho biết họ vẫn không thể tưởng tượng về một thỏa thuận vòng đàm phán Doha mà không có cách tính Zeroing; thái độ này đã làm vòng đàm phán trở nên bế tắc.

Nhiều thành viên WTO đã kêu gọi cần có những đề xuất đàm phán sửa đổi về các quy tắc, tuy nhiên các quan chức của WTO lại lo ngại rằng một dự thảo sửa đổi mới về các quy tắc sẽ làm thu hẹp lại phạm vi các lĩnh vực đàm phán và có thể làm cho các Bộ trưởng khó tập trung vào việc đàm phán thương lượng trong những vấn

đề chủ chốt đối với mặt hàng công – nông ngiệp. Vì vậy, khó có thể sửa đổi những kiến nghị về quy tắc trong giai đoạn này vì tất cả các nước thành viên WTO vẫn chưa sẵn sàng để đưa ra những thỏa hiệp cần thiết.

Ngoài ra, Ấn Độ và Trung Quốc cũng liên kết với những nước phản đối phương pháp Zeroing để nhấn mạnh thông điệp rằng phương pháp này làm tăng tính bảo hộ ở những nước áp dụng nó. Trong đợt đàm phán quy tắc Doha kết thúc vào ngày 3/3/2010 Ấn Độ đã cho rằng Zeroing đã làm ảnh hưởng đến các biên độ phá giá và không nên cho phép áp dụng cho phép áp dụng trong bất kỳ giai đoạn nào của cuộc điều tra chống bán phá giá. Cũng trong đợt đàm phán này, các phái đoàn không thể hiện bất cứ sự thay đổi nào trong các lập trường về vấn đề này vấn đề này mặc dù các phái đoàn vẫn đang tiếp tục tham gia một cách tích cực trên tinh thần xây dựng.

Hoa Kỳ tiếp tục vẫn tỏ thái độ “thách thức” bằng cách đưa ra một quan điểm trái ngược, Washington khẳng định rằng họ vẫn muốn tiếp tục Zeroing tại tất cả các giai đoạn, bao gồm cả giai đoạn điều tra. Quan chức của Hoa Kỳ phê bình Cơ quan Phúc thẩm vì đã đưa ra các phán quyết chống lại phương pháp Zeroing vượt quá những gì có trong Hiệp định chống bán phá giá. Tuy nhiên, những bên phản đối Zeroing vẫn giữ một thái độ dứt khoát. Cùng với nhóm FANs, những bên phản đối này đã đề nghị đưa ra một điều khoản cấm phương pháp Zeroing vào hiệp định ADA của WTO.

Và cho tới thời điểm này, các bên vẫn kiên định với quan điểm của mình đặc biệt Hoa Kỳ luôn giữ quan điểm đối lập với các thành viên còn lại của WTO . Điều này đã làm cho đàm phán quy tắc rơi vào bế tắc và chưa thể đưa ra hiệp định Doha cuối cùng theo đúng dự định ban đầu.

CHƯƠNG III

GIẢI PHÁP CHO CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU VIỆT NAM KHI ĐỐI MẶT VỚI CÁC VỤ KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TỪ HOA KỲ CÓ SỬ

DỤNG ZEROING

3.1 NHỮNG BẤT CẬP TRONG KHIẾU KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TẠI HOA KỲ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN PHƯƠNG PHÁP ZEROING

3.1.1 Những bất cập từ phía các doanh nghiệp Việt Nam

Tính đến thời điểm này, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đã phải đối phó với trên 40 vụ kiện chống bán phá giá từ Columbia, EU, BaLan, Canada, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Peru, Ai Cập, Argentina, Ấn Độ, Braxin và cả Hoa Kỳ. Trong đó, số lượng các vụ kiện đến từ EU và Hoa Kỳ là lớn nhất. Qua đối phó với tám vụ kiện chống bán phá giá từ Hoa Kỳ, nhìn chung, nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam về kháng kiện chống bán phá giá tại quốc gia này cũng như về vấn đề Zeroing đã có nhiều cải thiện đáng kể, song vẫn còn không ít những hạn chế cần được khắc phục.

Mặc dù các doanh nghiệp đã có những tích lũy về kiến thức và kinh nghiệm đối với vấn đề chống bán phá giá tại Hoa Kỳ nhưng mới chỉ dừng ở mức hạn chế mà chưa đi vào tìm hiểu pháp luật và thực tiễn chống bán phá giá của quốc gia này. Như đã biết, Hoa Kỳ là nước có hệ thống luật pháp phức tạp và nhiều rào cản thương mại; một trong số đó phải kể đến là các biện pháp chống bán phá giá. Chính vì vậy, rất khó để kinh doanh hiệu quả trên thị trường khó tính này nếu không nắm được các kiến thức cần thiết về pháp luật chống bán phá giá. Thiếu kiến thức pháp luật thường làm cho doanh nghiệp bị động và lúng túng trước các vụ kiện xảy đến gây những tổn thất không đáng có cho doanh nghiệp.

Mặt khác, một bất cập nữa trong kháng kiện chống bán phá giá tại Hoa Kỳ mà các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam mắc phải chính là các doanh nghiệp xuất khẩu của ta chưa quan tâm đúng mức đến các diễn biến về điều tra chống bán phá giá tại nước này. Bất cập đã nêu khiến các doanh nghiệp không có đủ thông tin cần thiết để từ đó đưa ra những nhận định đúng đắn về khả năng có thể xảy ra các vụ

kiện chống bán phá giá. Chính điều này cũng làm cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đứng ở thế bị động và bất lợi trong các cuộc điều tra.

Bên cạnh đó, trong một số vụ kiện đối với hàng hóa Việt Nam tại Hoa Kỳ, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã chủ quan, không chủ động tích cực tham gia vào quá trình tố tụng bởi cho rằng doanh nghiệp không bị nêu tên trong đơn kiện hoặc không xuất sản phẩm liên quan đi Hoa Kỳ vào giai đoạn điều tra và do đó không cần quan tâm. Đây là một quan điểm hoàn toàn sai lầm. Với tính chất là tranh chấp giữa toàn bộ nghành sản xuất nội địa Hoa Kỳ với tất cả các nhà sản xuất, xuất khẩu mặt hàng có liên quan tại nước bị kiện, kết quả của cuộc điều tra sẽ áp dụng đối với tất cả các bị đơn này; vì vậy nếu các doanh nghiệp không chủ động bảo vệ quyền lợi và lợi ích của mình thì chắc chắn họ sẽ phải gánh chịu những thiệt hại kinh tế không nhỏ.

Khi đã vướng vào một vụ kiện chống bán phá giá cũng có nghĩa là các doanh nghiệp xuất khẩu bị đơn phải đối mặt với những chi phí rất lớn liên quan đến việc tham gia tranh tụng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu, nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ vì vấn đề vốn luôn là một bài toán cần được cân nhắc hết sức cẩn thận. Không có đủ kinh phí theo kiện có thể gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho phía các doanh nghiệp bị đơn mà đơn giản nhất chúng ta có thể thấy là không có đủ khả năng trả phí luật sư để họ biện hộ và bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp.

Một khía cạnh khác đến từ mức độ nhận diện thương hiệu các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam cũng khiến các doanh nghiệp xuất khẩu phải chịu nhiều thiệt hại kinh tế hơn khi vướng vào các vụ kiện chống bán phá giá liên quan đến phương pháp Zeroing. Hàng Việt Nam ít được người tiêu dùng Hoa Kỳ biết đến không phải do chất lượng hàng chúng ta không tốt mà chủ yếu là do chúng ta chưa xây dựng được thương hiệu hàng Việt Nam trong mắt người tiêu dùng nước này. Các khó khăn về vốn, về mức độ am hiểu hành vi tiêu dùng của khách hàng cũng như năng lực quản lý hệ thống phân phối đã khiến nhiều mặt hàng xuất khẩu Việt Nam phải bán sang Hoa Kỳ qua các trung gian thương mại dẫn đến các khách hàng Hoa Kỳ tiêu dùng hàng Việt Nam nhưng lại không hề biết đến cái tên của nhà xuất khẩu Việt Nam. Điều này khiến cho việc bán hàng trực tiếp vào Hoa Kỳ gặp nhiều trở

ngại, có thể dẫn đến thất bại cho nhà xuất khẩu. Đây cũng chính là lý do khiến các doanh nghiệp Việt Nam khó có thể tăng Giá XK và đồng thời cũng làm cho biên độ bán phá giá của hàng Việt Nam tăng lên nếu vướng phải một vụ kiện từ Hoa Kỳ.

Điều tra thực địa là hoạt động cơ bản của DOC để đảm bảo nguyên tắc về tính chính xác của các thông tin doanh nghiệp đưa ra; chính vì thế số lượng thông tin, tài liệu, chứng cứ về tài chính, kế toán phục vụ cho quá trình thẩm tra tại chỗ là rất lớn và phải được chuẩn bị xong một cách kỹ lưỡng trong một khoảng thời gian ngắn. Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn thiếu kinh nghiệm, kỹ năng làm việc với cán bộ thực địa nên trong một số trường hợp doanh nghiệp tuy đã hoàn thành rất tốt Bảng trả lời câu hỏi nhưng sau khi làm việc với các cán bộ điều tra thực tế thì biên độ phá giá cuối cùng lại bị tính cao hơn so với biên độ phá giá trong báo cáo sơ bộ của DOC.

Cuối cùng phải kể đến mức độ am hiểu về các quy định pháp luật của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO đặc biệt là pháp luật về chống bán phá giá (cụ thể là Hiệp định ADA) của các doanh nghiệp cũng vẫn còn nhiều hạn chế. Các doanh nghiệp cũng không thể tự mình tiến hành kiện Hoa Kỳ lên Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO để bảo vệ các lợi ích chính đáng của mình mà chỉ có thể làm được việc này thông qua sự hỗ trợ tích cực từ phía Chính phủ và các Hiệp hội. Một khi doanh nghiệp chưa hiểu sâu về Hiệp định ADA cũng như chưa có những kiến thức cần thiết về các hiệp định liên quan khác thì khó có thể có những lập luận sắc đáng nhằm bảo các quyền lợi hợp pháp của mình trong những vụ kiện chống bán phá giá nói chung và vụ kiện chống bán phá giá từ Hoa Kỳ nói riêng.

3.1.2 Những bất cập từ phía Hoa Kỳ

Theo trả lời phỏng vấn của ông Nguyễn Duy Khiên (từng có nhiều năm giữ chức Tham tán thương mại Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ) với báo điện tử Tin Kinh Tế, ông đã khẳng định Hoa Kỳ là một thị trường đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt khai thác. Ông dẫn chứng: Hoa kỳ là thị trường khổng lồ, đa dạng và có nhu cầu lớn đối với nhiều loại hàng hóa bởi đây là quốc gia đa chủng tộc, GDP trên đầu người cao, xếp thứ 10 trên thế giới (đạt 47.400 USD/người năm 2010) và đặc biệt người dân ở Hoa Kỳ có thói quen mua sắm, dịch vụ tài chính phát triển. Năm 2010, Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Hoa Kỳ đạt khoảng

2.329,6 tỷ USD, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm 2009. Đây thực sự là thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới. Ngoài ra, ông Duy Khiên cùng nhiều chuyên gia kinh tế còn khẳng định hàng hóa Việt Nam có nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ hơn các thị trường Nhật Bản và Tây Âu bởi người tiêu dùng Mỹ không quá khó tính như nhiều quốc gia khác. Nhờ vậy, số lượng mỗi đơn hàng thường lớn hơn.

Tuy nhiên , Hoa Kỳ được coi là quốc gia có hệ thống luật pháp phức tạp và nhiều rào cản kỹ thuật đối với thương mại. Liên tiếp trong những năm gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam thường gặp khó khăn về tiêu chuẩn lao động và môi trường khi xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ, hàng rào kỹ thuật và an toàn thực phẩm, đặc biệt là các vụ kiện chống bán phá giá và chống trợ giá. Chỉ tính riêng trong 2011

Một phần của tài liệu Xác định biên độ bán phá giá theo phương pháp Zeroing cho hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ và giải pháp cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam (Trang 49 - 86)