GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Đặt vấn đề
Ngân hàng được coi là huyết mạch của nền kinh tế, hoạt động ngân hàng bao trùm lên tất cả các hoạt động kinh tế - xã hội, đây là hoạt động trung gian gắn liền với sự vận động của toàn bộ nền kinh tế (Rose, 2004) Hệ thống ngân hàng mạnh góp phần đảm bảo sự ổn định tài chính của toàn nền kinh tế (Suffian, 2012) Trong các hoạt động kinh doanh của mỗi ngân hàng thì ba mục tiêu: an toàn, sinh lời và thanh khoản có mối quan hệ chặt chẽ với nhau mà quản trị ngân hàng đặt ra Trong đó, khả năng thanh khoản có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng thương mại, đặt biệt là sau khủng hoảng kinh tế, ngân hàng có đáp ứng được thanh khoản thì mới có thể đầu tư có hiệu quả nhằm tối đa hóa lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro và tránh được nguy cơ phá sản (Munteanu, 2012).
Tính cấp thiết của đề tài
Theo Diamond và Dybvig (1983), việc đảm bảo thanh khoản là cần thiết để phòng tránh các rủi ro về thanh khoản đối với các ngân hàng thương mại (NHTM). Nguyên nhân là do các khoản cho vay là tài sản kém thanh khoản cho nên việc rút tiền gửi đột ngột sẽ dẫn đến mất khả năng thanh toán, có thể khiến cho hệ thống tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung đối mặt với khủng hoảng thậm chí là phá sản Hậu quả nặng nề từ việc mất thanh khoản phải kể đến cuộc khủng hoảng từ việc cho vay dưới chuẩn của Mỹ xảy ra vào tháng 8 năm 2007 hay còn gọi là bong bóng bất động sản đã làm cho toàn bộ nền kinh tế Mỹ “tê liệt” và nền kinh tế các quốc gia khác cũng bị ảnh hưởng theo Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng (BSBC, 2004) chỉ ra rằng một trong những nguyên nhân gốc rễ của khủng hoảng là vấn đề thanh khoản, vấn đề mà phần lớn bị bỏ qua trong quá khứ Cuộc khủng hoảng chỉ ra rằng những ngân hàng dựa nhiều vào thị trường tiền tệ ngắn hạn tài trợ cho các tài sản hoạt động của họ có xu hướng bị vấn đề thanh khoản rất lớn.
Từ cuộc khủng hoảng trên, việc đảm bảo thanh khoản là vấn đề mà không chỉ ngân hàng nước ngoài quan tâm mà các ngân hàng trong nước cũng xem đây là vấn đề sống còn trong thời kỳ hiện nay Một trong những nhiệm vụ quan trọng mà các
2 nhà quản lý ngân hàng cần thực hiện là đảm bảo khả năng thanh khoản hợp lý cho ngân hàng Ngân hàng có khả năng thanh khoản tốt, hay nói cách khác là ngân hàng không gặp rủi ro thanh khoản là khi luôn có được nguồn vốn khả dụng với chi phí hợp lý vào đúng thời điểm mà ngân hàng cần Điều này có nghĩa là nếu ngân hàng không có đủ nguồn vốn cần thiết để đáp ứng mọi nhu cầu của thị trường sẽ có thể mất khả năng thanh khoản, mất uy tín và dẫn đến sự đổ vỡ của toàn hệ thống Từ trước đến nay có rất nhiều đề tài nghiên cứu liên quan đến khả năng thanh khoản, bao gồm các chủ đề về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản nói chung: Aspachs và cộng sự
(2005), Valla và Es-escorbiac (2006), Munteanu (2012), Vodová (2013), Moussa
(2015), Singh và Sharma (2016), Shah và cộng sự (2018), Al‐ Homaidi và cộng sự
(2019), Al-Qudah (2020) và ảnh hưởng của các yếu tố đến khả năng thanh khoản của ngân hàng với các đặc trưng riêng từng vùng miền như nghiên cứu của Vodová (2011) về thanh khoản ngân hàng tại Cộng hòa Séc Tuy có rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm về khả năng thanh khoản với nhiều hướng tiếp cận khác nhau, giải đáp những câu hỏi nghiên cứu riêng nhưng mục tiêu chung của các nghiên cứu đều hướng đến quản trị khả năng thanh khoản giúp cho ngân hàng nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo thanh khoản (Duttweiler, 2009) để tránh tình trạng kém thanh khoản dẫn đến sự đổ vỡ, sụp đổ (Bunda và Desquilbet, 2008) Và điều này cũng không ngoại lệ với nền kinh tế tại Việt Nam khi mà hệ thống ngân hàng đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính tiền tệ của cả nước.
Với sự cần thiết của thanh khoản, các NHTM tại Việt Nam không thể không coi trọng vấn đề này, do đó các nghiên cứu về khả năng thanh khoản cũng xuất hiện nhiều hơn Cụ thể như nghiên cứu của Vũ Thị Hồng (2015) với phạm vi nghiên cứu 37 ngân hàng tại Việt Nam; tuy không đề cập đến các yếu tố vĩ mô nhưng nghiên cứu này đánh giá mạnh hơn về sự ảnh hưởng của hoạt động tín dụng đến thanh khoản bao gồm nợ xấu, dự phòng rủi ro tín dụng và hoạt động cho vay trên huy động vốn ngắn hạn; có thể thấy chủ đề thanh khoản tại Việt Nam ngày càng được chú trọng và phân tích ảnh hưởng từ nhiều phương diện khác nhau Đỗ Hoài Linh và Lại Thị Thanh Loan (2018) cho rằng thanh khoản hệ thống các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2017 cơ bản được đảm bảo an toàn; trong giai đoạn nghiên cứu, tình
3 trạng khủng hoảng thanh khoản diện rộng không xảy ra nhưng có NHTM đôi lúc còn căng thẳng thanh khoản cũng như xuất hiện những khó khăn thanh khoản cục bộ đối với một số NHTM, có thể được nhận biết thông qua biến động lãi suất trên thị trường. Nhóm tác giả cùng chỉ ra rằng nguyên nhân gây nên tình trạng rủi ro thanh khoản của các NHTM trong thời gian này do nhiều yếu tố khách quan đến các yếu tố chủ quan của NHTM; yếu tố khách quan có thể kể đến là ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, điều kiện kinh tế vĩ mô trong nước; nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là các yếu tố chủ quan của hệ thống khi các NHTM không đáp ứng được các yêu cầu về đảm bảo an toàn thanh khoản của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa ra cũng như vấn đề về xử lý khủng hoảng thông tin liên quan đến uy tín, ảnh hưởng của Ban Lãnh đạo NHTM.
Từ các nghiên cứu thực nghiệm từ trước đến nay cũng như thực tế đã từng xảy ra, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của ngân hàng và dù cho ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp thì đều có thể gây ra những hậu quả không lường trước được Do đó, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài “Các yếu tố tác động đến khả năng thanh khoản của các Ngân hàng thương mại Việt Nam” với mong muốn xác định các yếu tố nào tác động đến khả năng thanh khoản của các NHTM Việt Nam và sự ảnh hưởng ấy diễn biến ra sao để có thể cho các ngân hàng tham khảo từ đó lựa chọn riêng cho bản thân NHTM cách quản trị rủi ro thanh khoản phù hợp với ngân hàng.
Mục tiêu của đề tài
Xác định các yếu tố và chiều hướng tác động của các yếu tố đến khả năng thanh khoản của các NHTM Việt Nam Từ đó đề xuất các khuyến nghị chính sách để nâng cao khả năng thanh khoản của các NHTM Việt Nam trong thời gian tới.
1.3.2 Mục tiêu cụ thể Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu này, đề tài đưa ra các mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau:
- Xác định và đo lường mức độ tác động của từng yếu tố đến khả năng thanh khoản của các NHTM Việt Nam.
- Đưa ra các khuyến nghị chính sách nhằm nâng cao khả năng thanh khoản của các NHTM Việt Nam.
Câu hỏi nghiên cứu
Với mục tiêu nghiên cứu được xác định như trên, tác giả đưa ra các câu hỏi nghiên cứu như sau:
- Những yếu tố nào và mức độ tác động của từng yếu tố đó đến khả năng thanh khoản của các NHTM Việt Nam?
- Các khuyến nghị chính sách nào được đưa ra nhằm nâng cao khả năng thanh khoản của các NHTM Việt Nam?
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.5.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố tác động đến khả năng thanh khoản của các NHTM Việt Nam.
Về thời gian Đề tài nghiên cứu các yếu tố tác động đến khả năng thanh khoản của các NHTM Việt Nam trong thời gian 11 năm, tính từ năm 2011 đến năm 2021 Trong giai đoạn nghiên cứu này, các NHTM Việt Nam có những phục hồi nhất định và góp phần đảm bảo sự ổn định tài chính sau khủng hoảng tài chính toàn cầu vào năm 2008, nhưng sau đó từ năm 2011, các NHTM Việt Nam bộc lộ nhiều yếu kém trong đó có khả năng thanh khoản nên đã thực hiện tái cơ cấu ngân hàng Vì vậy, giai đoạn nghiên cứu này cần thực hiện đề tài.
Về không gian Đề tài nghiên cứu cho 30 NHTM tại Việt Nam Các NHTM này có số liệu đầy đủ các NHTM không có số liệu đầy đủ được loại ra khỏi nghiên cứu Tổng tài sản của 30 NHTM này chiếm hơn 80% giá trị tổng tài sản của hệ thống NHTM nên có tính đại diện cao.
Về nội dung Đề tài tiếp cận và nghiên cứu các yếu tố tác động đến khả năng thanh khoản của các NHTM Việt Nam, theo đó đề tài tập trung nghiên cứu các yếu tố vi mô thuộc vềNHTM, các yếu tố vĩ mô và lựa chọn tỷ trọng tài sản thanh khoản trong tổng tài sản làm biến đại diện cho đối tượng nghiên cứu và thanh khoản của các NHTM.
Phương pháp nghiên cứu
Nhằm thực hiện mục tiêu đề ra và trả lời các câu hỏi nghiên cứu, luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng.
Phương pháp nghiên cứu định tính: Tác giả sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, đánh giá dựa vào cơ sở lý thuyết, tài liệu và các nghiên cứu trước về các yếu tố tác động đến khả năng thanh khoản của các NHTM từ đó đề xuất mô hình nghiên cứu các yếu tố động đến khả năng thanh khoản của các NHTM Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu định lượng: Tác giả phân tích hồi quy đa biến trên cơ sở dữ liệu bảng, dữ liệu thứ cấp phản ánh kinh tế vĩ mô được thu thập từ Ngân hàng Thế giới và Tổng cục Thống kê Việt Nam giai đoạn từ năm 2011 – 2021 Số liệu được xử lý qua phần mềm STATA 14.0 và đưa ra kết quả để đánh giá các yếu tố tác động đến khả năng thanh khoản của các NHTM Việt Nam. Để phân tích dữ liệu bảng, nghiên cứu sử dụng ba phương pháp ước lượng khác nhau bao gồm: Mô hình bình phương bé nhất Pooled OLS, mô hình tác động cố định FEM (Fix Effects Model) và mô hình tác động ngẫu nhiên REM (Random Effects Model) Để lựa chọn phương pháp hồi quy nào nào phù hợp nhất trong ba phương pháp nêu trên là kiểm định F-test và kiểm định Breusch-Pagan lagrangian (Breusch và Pagan, 1979) Kiểm định F-test để lựa chọn giữa mô hình Pooled OLS và mô hình FEM Kiểm định Breusch-Pagan lagrangian để lựa chọn mô hình Pooled OLS và mô hình REM Để lựa chọn mô hình FEM hay REM sử dụng kiểm định Hausman.
Sau khi lựa chọn mô hình phù hợp, sẽ tiến hành kiểm định hiện tượng tự tương quan và hiện tượng phương sai của sai số thay đổi, nếu có hiện tượng tượng tự tương quan và/ hoặc hiện tượng phương sai của sai số thay đổi thì nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (Feasible Generalized Least Squares - FGLS) để khắc phục hiện tượng tượng tự tương quan và/ hoặc hiện tượng phương sai của sai số thay đổi.
Tuy nhiên, mô hình định lượng dựa trên dữ liệu bảng có thể bị nội sinh do ảnh hưởng của biến trễ, các biến công cụ… nên tiếp theo luận văn thực hiện kiểm định nội sinh, nếu có và sử dụng phương pháp hồi quy mô ment tổng quát sai phân(Different Generalized Method of Moment - DMMM) từ đó đưa ra các kết luận về các
6 yếu tố tác động đến khả năng thanh khoản của các NHTM Việt Nam.
Đóng góp của đề tài nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp thông tin hữu ích nhằm giải thích tác động của các yếu tố đến khả năng thanh khoản của các NHTM Việt Nam; những kết luận, gợi ý và khuyến nghị của đề tài nghiên cứu sẽ giúp cho các nhà quản trị NHTM cũng như các chủ thể khác có liên quan lựa chọn quyết định phù hợp, phát huy những yếu tố ảnh hưởng tích cực và hạn chế các yếu tố ảnh hưởng tiêu cực nhằm duy trì và gia tăng khả năng thanh khoản của các NHTM Việt Nam. Đề tài nghiên cứu cũng kỳ vọng sẽ bổ sung bằng chứng thực nghiệm, qua đó góp phần kiểm chứng và khẳng định cơ sở lý thuyết và các yếu tố tác động đến khả năng thanh khoản của các NHTM Việt Nam.
Kết cấu khái quát của đề tài nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các yếu tố tác động đến khả năng thanh khoản của các NHTM tại Việt Nam ngoài phần mở đầu và kết luận thì luận văn được kết cấu thành 5 chương:
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Đây là chương tổng quan về đề tài nghiên cứu thể hiện tính cấp thiết của đề tài qua đó xác định mục tiêu nghiên cứu tổng quát, mục tiêu nghiên cứu cụ thể và câu hỏi nghiên cứu tương ứng, trình bày đối tượng và phạm vi nghiên cứu Ngoài ra, chương 1 cũng sẽ xác định ý nghĩa khoa học và đóng góp thực tiễn của đề tài và cuối chương sẽ trình bày kết cấu khái quát các chương của đề tài.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
Cơ sở lý thuyết về khả năng thanh khoản của ngân hàng thương mại
Theo Yeager và Seitz (1989) “Khả năng thanh khoản là khả năng đáp ứng mọi nhu cầu chính đáng về vốn như là nhu cầu rút tiền gửi của người gửi tiền hoặc giải ngân các khoản tín dụng đã cam kết với mức chi phí hợp lý Việc không thể thực hiện nghĩa vụ thanh toán một cách đầy đủ thì ngân hàng đó được xem là thiếu khả năng thanh khoản”.
Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (2008) định nghĩa “khả năng thanh khoản được định nghĩa là khả năng mà ngân hàng để có được nguồn tiền cần thiết để đáp ứng các nghĩa vụ khi đến hạn mà không phải chịu bất kỳ tổn thất đáng kể”.
Duttweiler (2010) cho rằng “Khả năng thanh khoản là thuật ngữ chuyên ngành nói về khả năng đáp ứng các nhu cầu về sử dụng vốn khả dụng phục vụ cho hoạt động kinh doanh tại mọi thời điểm như chi trả tiền gửi, cho vay, thanh toán, giao dịch vốn…”
Theo Trần Huy Hoàng (2011) thì “khả năng thanh khoản là khả năng tiếp cận các khoản tài sản hoặc nguồn vốn có thể dùng để chi trả với chi phi hợp lý ngay khi nhu cầu vốn phát sinh” “Một nguồn vốn được gọi là có khả năng thanh khoản cao khi chi phí huy động thấp và thời gian huy động nhanh; một tài sản được gọi là có khả năng thanh khoản cao khi chi phí chuyển hóa thành tiền thấp”.
Tóm lại, có thể hiểu khả năng thanh khoản là khả năng mà ngân hàng có thể thực hiện tất cả các nghĩa vụ thanh toán khi đến hạn.
2.1.2 Phương pháp đo lường khả năng thanh khoản của ngân hàng thương mại
2.1.2.1 Phương pháp cung cầu thanh khoản
Tại một thời điểm, trạng thái thanh khoản được tạo ra do chênh lệch giữa cung thanh khoản và cầu thanh khoản.
Các nguồn cung thanh khoản là các dòng tiền vào mà các NHTM có thể sử dụng được tại thời điểm hiện tại hoặc trong thời gian ngắn để đáp ứng các nghĩa vụ phải chi trả của mình Các nguồn cung thanh khoản có thể đến từ các nguồn như sau:
• Các loại tiền gửi tiết kiệm huy động được từ thị trường
• Các khoản hoàn trả tín dụng
• Doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ
• Dòng tiền từ các khoản vay
• Dòng tiền từ chuyển nhượng, thanh lý tài sản
• Phát hành cổ phiếu ra thị trường.
Cầu về thanh khoản thể hiện nhu cầu của dòng tiền đi ra khỏi NHTM nhằm đáp ứng các nghĩa vụ phải chi trả của ngân hàng Cầu thanh khoản có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân sau:
• Nhu cầu rút tiền gửi của khách hàng
• Giải ngân các khoản cho vay theo thỏa thuận
• Hoàn trả các khoản đi vay
• Thanh toán chi phí hoạt động và lãi huy động
Theo Trương Quang Thông (2012) thì trạng thái thanh khoản có 2 trạng thái: khả năng thanh khoản thặng dư và khả năng thanh khoản thiếu hụt.
∗ Khả năng thanh khoản thặng dư nghĩa là tổng cung thanh khoản lớn hơn tổng cầu thanh khoản Lúc này các NHTM đang ở trong tình trạng thanh khoản rất tốt Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc các NHTM đang phải đối mặt với việc nắm giữ nhiều tài sản thanh khoản Khi đó nhà quản lý phải đưa ra quyết định để sử dụng nguồn thanh khoản thừa này một cách hợp lý và đúng thời điểm để đầu tư kiếm lời trong thời gian chờ để đáp ứng nhu cầu thanh khoản cho tương lai.
∗ Khả năng thanh khoản thiếu hụt: Ngân hàng đang trong tình trạng thiếu vốn để hoạt động Khi ngân hàng không đủ vốn đáp ứng nhu cầu chi trả cho khách hàng, nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp, của nền kinh tế có thể gọi là thiếu vốn tuyệt đối, nghĩa là thiếu vốn đối với nhu cầu cho vay và đầu tư cho nền kinh tế Thiếu vốn tuyệt đối dễ mất những cơ hội đầu tư tốt có thể mang lại lợi nhuận cho ngân hàng, thậm chí có khả năng mất khách hàng khi họ phải đến ngân hàng khác để được đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn Từ việc mất khách hàng vay vốn sẽ kéo theo việc mất khách hàng tiền gửi, vì khi ngân hàng thiếu vốn sẽ làm giảm lòng tin người gửi tiền, khả năng huy động vốn của ngân hàng kém đi.
Khả năng thanh khoản cân bằng: Khi cung thanh khoản bằng với cầu thanh khoản thì tình trạng này được gọi là cân bằng thanh khoản Tuy nhiêu đây là tình trạng rất khó xảy ra trên thực tế.
2.1.2.2 Phương pháp khe hở tài trợ
Cách đo lường này bắt đầu với thực tế là: khả năng thanh khoản tăng khi tiền gửi tăng và cho vay giảm; và khả năng thanh khoản giảm khi tiền gửi giảm và cho vay tăng Bất cứ khi nào nguồn thanh khoản và sử dụng thanh khoản không bằng nhau, ngân hàng phải đối mặt với khe hở tài trợ (financing gap) Khe hở này được đo bằng độ chênh lệch giữa tổng nguồn vốn huy động trung bình và tổng dư nợ trung bình.
Khe hở tài trợ = Tổng dư nợ trung bình - Tổng nguồn vốn huy động trung bình Nếu khe hở này là dương thì ngân hàng buộc phải bù đắp bằng các khoản tiền mặt và các tài sản có khả năng thanh khoản hoặc vay nợ trên thị trường tiền tệ.
Một số tác giả như Shah và cộng sự (2018), Al‐Homaidi và cộng sự (2019), Al-
Qudah (2020) đã tập trung vào các tỷ số thanh khoản như sau:
Tỷ số này cung cấp một thông tin chung về khả năng thanh khoản của ngân hàng. Tức là trong tổng tài sản của ngân hàng tỷ trọng tài sản thanh khoản là bao nhiêu Tỷ số này cao tức là khả năng thanh khoản của ngân hàng rất tốt.
(Tiền gửi + Vồn huy động ngắn hạn)
Tỷ số thanh khoản L2 sử dụng tài sản thanh khoản để đo lường khả năng thanh khoản là rất tốt Tuy nhiên, tỷ lệ này tập trung vào mức độ nhạy cảm của ngân hàng khi lựa chọn các nguồn tài chính để tài trợ cho các hoạt động kinh doanh (bao gồm tiền gửi
L2 = của các hộ gia đình, doanh nghiệp và các tổ chức tài chính khác) Tỷ số này cũng giống L1, tức là tỷ số này cao cũng thể hiện thanh khoản của ngân hàng là tốt.
Khoản cho vay Tổng tải sản
Tỷ số này thể hiện tỷ lệ của các khoản cho vay trên tổng tài sản ngân hàng Do đó tỷ lệ này cao tức là khả năng thanh khoản của ngân hàng yếu.
Khoản cho vay (Tiền gửi + Nguồn von ngắn hạn)
Tỷ số này cũng giống L3, tức là nếu cao thì khả năng thanh khoản của ngân hàng yếu.
(Dunợcho vay — Tiền gửi của khách hàng)
Các nghiên cứu thực nghiệm
2.2.1 Các nghiên cứu thực nghiệm tại các quốc gia trên thế giới
Vodová (2011) nghiên cứu đã xác định các yếu tố quyết định tính thanh khoản của các NHTM của Cộng hòa Séc trong giai đoạn 2001 – 2009 Tác giả đã sử dụng phân tích hồi quy dữ liệu bảng cho bốn tỷ lệ thanh khoản là tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản; tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tiền gửi và vay ngắn hạn; tỷ lệ dự nợ trên tổng tài sản; tỷ lệ dư nợ trên tiền gửi và cho vay ngắn hạn Với ngoại lệ duy nhất là quy mô của ngân hàng, mối quan hệ của tất cả các yếu tố và tính thanh khoản của ngân hàng là nhất quán trong tất cả các mô hình ước tính Kết quả của các mô hình cho phép tác giả đưa ra kết luận như sau: Thanh khoản ngân hàng tăng khi mức độ an toàn vốn cao hơn, lãi suất trên khoản cho vay cao hơn, sự chia sẻ các khoản nợ xấu cao hơn trong giao dịch liên ngân hàng Ngược lại, khi khủng hoảng tài chính, tỷ lệ lạm phát cao hơn và tốc độ tăng trưởng GDP có tác động tiêu cực đến thanh khoản của ngân hàng.
Munteanu (2012) cũng nghiên cứu các yếu tố nội tại và vĩ mô tác động khả năng thanh khoản của 27 NHTM ở Romania trong giai đoạn 2002 – 2010 Tác giả cũng nhấn mạnh sự khác biệt giữa những năm trước khủng hoảng (2002 – 2007) và những năm khủng hoảng (2008 – 2010) Các yếu tố ảnh hưởng trong mô hình đề xuất là: yếu tố bên trong ngân hàng: tỷ lệ an toàn vốn, chất lượng tài sản, vốn liên ngân hàng, chi phí vốn, tỷ lệ chi phí/thu nhập và các yếu tố bên ngoài: lãi suất rủi ro tín dụng, tỷ lệ lạm phát, tăng trưởng GDP thực, tỷ lệ thất nghiệp Tác giả dùng mô hình hồi quy đa biến và kết quả cho thấy Z-score, có tác động cùng chiều còn sự suy giảm giá trị của các khoản vay có tác động ngược chiều đối với thanh khoản ngân hàng trong những năm khủng hoảng.
Vodová (2013) cũng nghiên cứu các yếu tố quyết định khả năng thanh khoản của các NHTM Hungary Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy, dữ liệu bảng giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2010 Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng thanh khoản của ngân hàng có tác động cùng chiều với vốn chủ sở hữu của ngân hàng, lãi suất cho vay và lợi nhuận ngân hàng, trong khi đó, quy mô của ngân hàng, thu nhập lãi cận biên, lãi suất điều hành chính sách tiền tệ và lãi suất liên ngân hàng lại tác động ngược chiều đến thanh khoản của ngân hàng Mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và thanh khoản thì chưa rõ ràng.
Moussa (2015) cho rằng khả năng thanh khoản là một biến số quan trọng đối với ngân hàng và là thành phần của hệ thống ngân hàng Vì thế tác giả đã nghiên cứu các yếu tố tác động đến khả năng thanh khoản, sử dụng một mẫu gồm 18 ngân hàng ở Tunisia trong giai đoạn từ năm 2000 – 2010 Tác giả đã ước tính hai thước đo về tính thanh khoản (tài sản thanh khoản / tổng tài sản (ALA); tổng dư nợ / tổng tiền gửi (CD)) Thông qua phương pháp GMM trên dữ liệu bảng tĩnh và phương pháp bảng động, tác giả đã nhận thấy rằng (hiệu quả tài chính, vốn / tổng tài sản, chi phí hoạt động / tổng tài sản, tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, biến trễ khả năng thanh khoản) có tác động đáng kể đến khả năng thanh khoản ngân hàng trong khi (quy mô, tổng cho vay / tổng tài sản, chi phí tài chính / tổng tín dụng, tổng tiền gửi / tổng tài sản) không có tác động đáng kể đến khả năng thanh khoản ngân hàng Cụ thể, ROE, biến trễ khả năng thanh khoản, vốn / tổng tài sản, GDP có tác động cùng chiều đến ALA, trong khi đó ROA, NIM, chi phí hoạt động / tổng tài sản, lạm phát có tác động ngược chiều đến ALA Trong mô hình thứ 2, biến trễ CD, ROA, ROE, tổng cho vay / tổng tài sản, lạm phát có tác động cùng chiều đến CD, trong khi đó
NIM, vốn / tổng tài sản, phí hoạt động / tổng tài sản, GDP có tác động ngược chiều đến CD.
Singh và Sharma (2016) nghiên cứu các yếu tố kinh tế vĩ mô và cụ thể của từng ngân hàng quyết định tính thanh khoản của các ngân hàng Ấn Độ Để khám phá mối liên quan, các tác giả thực hiện OLS, ước tính hiệu ứng cố định và ảnh hưởng ngẫu nhiên trên tập dữ liệu của 59 ngân hàng từ năm 2000 đến năm 2013 Các yếu tố cụ thể của ngân hàng đã nghiên cứu bao gồm quy mô ngân hàng, khả năng sinh lời, chi phí cấp vốn, an toàn vốn và tiền gửi GDP, lạm phát và thất nghiệp là những yếu tố kinh tế vĩ mô được xem xét Các tác giả cũng thực hiện phân tích xu hướng thanh khoản của các ngân hàng Ấn Độ dựa trên quyền sở hữu Các phát hiện cho thấy sở hữu ngân hàng ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các ngân hàng Dựa trên phân tích dữ liệu bảng, các tác giả đề xuất rằng các yếu tố kinh tế vĩ mô (ngoại trừ chi phí tài trợ) và kinh tế vĩ mô (ngoại trừ tỷ lệ thất nghiệp) ảnh hưởng đáng kể đến tính thanh khoản của ngân hàng Chúng bao gồm quy mô ngân hàng, tiền gửi, khả năng sinh lời, an toàn vốn, GDP và lạm phát Hơn nữa, quy mô ngân hàng và GDP được phát hiện có ảnh hưởng tiêu cực đến tính thanh khoản của ngân hàng Mặt khác, tiền gửi, khả năng sinh lời, an toàn vốn và lạm phát đã ảnh hưởng tích cực đến thanh khoản của ngân hàng Chi phí tài trợ và tỷ lệ thất nghiệp ảnh hưởng không đáng kể đến tính thanh khoản của ngân hàng Bài báo của các tác giả nêu bật những thông tin mới để nâng cao hiểu biết về tính thanh khoản ở các nền kinh tế mới nổi như Ấn Độ.
Milošević-Avdalović (2018) đã nghiên cứu các yếu tố bên trong ngân hàng ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các NHTM ở Serbia Dữ liệu nghiên cứu được tác giả thu thập của 23 NHTM từ năm 2008 đến năm 2013 sử dụng phân tích hồi quy chỉ ra rằng tính thanh khoản của các ngân hàng có tương quan thuận với tỷ lệ an toàn vốn và lãi suất, tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản, trong khi tồn tại mối quan hệ âm và có ý nghĩa thống kê giữa các chỉ số về tính thanh khoản và quy mô của ngân hàng (đo lường bằng tài sản ngân hàng), tỷ lệ chi phí so với thu nhập lãi vay và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Kết quả nghiên cứu là cơ sở để xác định các chiến lược và mô hình cải thiện hoạt động của các ngân hàng trên thị trường tài chính.
Shah và cộng sự (2018) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các NHTM hoạt động tại Pakistan, mẫu nghiên cứu là 23 NHTM trong giai đoạn 10 năm, từ năm 2007 đến năm 2016 Kết quả hồi quy được lựa chọn theo FEM và chỉ ra rằng vốn chủ sở hữu, chi phí của các nguồn tài trợ, quy mô NHTM và tăng trưởng kinh tế có ảnh hưởng cùng chiều đến thanh khoản; trong khi đó lượng tiền gửi của khách hàng có ảnh hưởng ngược chiều đến thanh khoản và khả năng sinh lời không đảm bảo mức ý nghĩa thống kê để giải thích cho thanh khoản.
Al‐Homaidi và cộng sự (2019) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các NHTM tại Ấn Độ, nghiên cứu này đã sử dụng nhiều phương pháp ước lượng như Pooled OLS, FEM, REM và kể cả GMM cho dữ liệu bảng được thu thập từ
37 NHTM niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Bombay trong giai đoạn 10 năm, từ năm 2008 đến năm 2017 Kết quả cuối cùng xác định được rằng quy mô NHTM, vốn chủ sở hữu, lượng tiền gửi của khách hàng, hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời của tài sản ảnh hưởng cùng chiều đến thanh khoản; trong khi đó chất lượng tài sản, quản lý tài sản, khả năng sinh lời vốn của chủ sở hữu và thu nhập lãi cận biên ảnh hưởng ngược chiều đến thanh khoản Đối với các yếu tố vĩ mô, lãi suất ảnh hưởng ngược chiều và tỷ giá hối đoái ảnh hưởng cùng chiều đến thanh khoản Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng khẳng định thu nhập ngoài lãi cận biên, tăng trưởng kinh tế và lạm phát không có ý nghĩa thống kê để giải thích cho thanh khoản của các NHTM niêm yết tại Ấn Độ.
Al-Qudah (2020) tìm hiểu tác động của kinh tế vĩ mô (tăng trưởng GDP thực (GDPG), tỷ lệ lạm phát (INF)) và các biến cụ thể của ngân hàng (khả năng sinh lời (ROA), an toàn vốn (CADEQ), nợ xấu (NPL), tăng trưởng tiền gửi (DEPG)) về thanh khoản (LIQ) của 13 NHTM Jordan niêm yết giai đoạn 2011 – 2018 Phân tích dữ liệu bảng điều khiển, bình phương bé nhất tổng hợp, mô hình hiệu ứng cố định và mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên, kiểm tra hệ số Lagrange và kiểm tra Hausman đã được sử dụng. Kết quả đầu ra của mô hình tác động ngẫu nhiên cho thấy, các biến số kinh tế vĩ mô có tác động đáng kể đến thanh khoản của các NHTM Jordan do lạm phát có tác động tích cực trong khi GDPG có tác động tiêu cực đến các LIQ ngân hàng Mặt khác, trong số các biến số cụ thể của ngân hàng, mức độ an toàn vốn và tăng trưởng tiền gửi có tác động tích cực đáng kể đến LIQ ngân hàng, trong khi NPL và SIZE có tác động tiêu cực đáng kể đến thanh khoản của các NHTM Jordan Nhưng ROA có tác động tiêu cực không đáng kể đến LIQ Kết quả nghiên cứu cho thấy các bộ phận củaNHTM cần phải quan tâm đến các biến số kinh tế và nội tại của ngân hàng để duy trì mức thanh khoản có thể chấp nhận được.
2.2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam Ở Việt Nam cũng có các nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản.
Vũ Thị Hồng (2015) nghiên cứu 37 NHTM Việt Nam với phương pháp nghiên cứu định lượng trong giai đoạn 2006 – 2011 Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, mô hình hồi quy, kiểm định Hausman-test tìm thấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ lợi nhuận có mối quan hệ cùng chiều với thanh khoản; ngược lại tỷ lệ cho vay trên huy động có mối quan hệ ngược chiều đến thanh khoản; trong khi các yếu tố tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng và quy mô ngân hàng không có ý nghĩa trong nghiên cứu với khả năng thanh khoản được đo lường bằng tài sản thanh khoản/tổng huy động ngắn hạn Như vậy, nghiên cứu chỉ sử dụng các yếu tố vi mô ngân hàng vào mô hình nghiên cứu, chưa xét đến các yếu tố vĩ mô Ngoài ra, bộ dữ liệu lấy trong thời gian là 6 năm (2006 – 2011) là khá ngắn cũng là một hạn chế của nghiên cứu trong khi giai đoạn nghiên cứu có rất nhiều biến động của nền kinh tế của nền kinh tế vĩ mô như nền kinh tế suy giảm mạnh, thất nghiệp tăng cao, lạm phát tăng đột biến do ảnh hưởng khủng hoảng tài chính toàn cầu cũng có thể là những yếu tố ảnh hưởng mạnh đến thanh khoản của các NHTM Việt Nam.
Nguyễn Thị Ngọc Diệp và Nguyễn Thanh Lâm (2016) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng thanh khoản của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2006 – 2013 bằng cách sử dụng mô hình hồi quy theo phương pháp bình phương bé nhất (OLS) Với bộ dữ liệu được thu thập từ các báo cáo tài chính của 32 NHTM Việt Nam, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng khả năng thanh khoản của ngân hàng bị ảnh hưởng bởi ba yếu tố chính (1) quy mô ngân hàng, (2) tỷ lệ tổng dư nợ cho vay / tổng tiền gửi từ khách hàng và (3) tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu ngân hàng / tổng tài sản có ngân hàng Cụ thể là quy mô ngân hàng có tác động cùng chiều, dư nợ cho vay trên tiền gửi và vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có tác động ngược chiều đến khả năng thanh khoản của NHTM Việt Nam Thông qua kết quả đạt được từ nghiên cứu, nhóm tác giả đề xuất một số khuyến nghị đối với các NHTM nhằm giúp các nhà quản lý ngân hàng sớm nhận diện các tác động tiêu cực của các yếu tố này và các khuyến nghị về mặt chính sách quản lý đối với NHNN.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Linh (2016) thu thập dữ liệu từ 19 NHTM tại Việt Nam giai đoạn 2007 – 2014 để tiến hành nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của NHTM tại Việt Nam Phương pháp hồi quy dữ liệu dạng bảng thông qua mô hình OLS gộp, mô hình tác động cố định (FEM), mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) và phương pháp FGLS được sử dụng trong nghiên cứu Kết quả thu thập được cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa các yếu tố: rủi ro tín dụng, lợi nhuận, vốn chủ sở hữu, thu nhập lãi cận biên với thanh khoản ngân hàng.
Nguyễn Thị Tuyết Nga (2019) đã sử dụng mô hình hồi quy Random-effects (REM) để nghiên cứu các yếu tố tác động đến thanh khoản tại 29 ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Việt Nam trong giai đoạn 2014 – 2018 (tương đương 145 quan sát) Kết quả nghiên cứu cho thấy, thanh khoản tại các NHTM Việt Nam bị tác động ngược chiều bởi các yếu tố sau: quy mô ngân hàng, tỷ lệ vốn, tỷ lệ lợi nhuận ROE, tốc độ tăng trưởng kinh tế Trong khi đó, tỷ lệ dự phòng tín dụng, khả năng thanh toán nhanh có tác động cùng chiều đến khả năng thanh khoản của NHTM Việt Nam Từ những kết quả đạt được trong nghiên cứu, tác giả đưa ra các gợi ý chính sách nhằm nâng cao khả năng thanh khoản cho các NHTM Việt Nam trong tương lai. Đặng Thị Quỳnh Anh và Trần Lê Anh Mai (2022) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của 15 NHTM có quy mô tài sản lớn tại Việt Nam trong giai đoạn từ 2009 – 2020 Các tác giả đã sử dụng các chỉ số L1, L2, L3 để đo lường khả năng thanh khoản của các NHTM và các mô hình hồi quy tác động cố định, tác động ngẫu nhiên Kết quả nghiên cứu cho thấy, các biến có tác động cùng chiều: ROE, lãi suất tiền gửi, lạm phát, GDP; các biến có tác động ngược chiều: quy mô, vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, cho vay trên huy động ngắn hạn, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng Từ đó, các tác giả đã đề xuất các giải pháp cho các nhà quản trị NHTM để tăng cường khả năng thanh khoản ngân hàng.
Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng thương mại
Tác giả Phạm vi nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Kết quả nghiên cứu
Các nghiên cứu tại các quốc gia trên thế giới
18 NHTM của Cộng hòa Séc trong giai đoạn
Phân tích hồi quy OLS dữ liệu bảng không cân bằng.
• Quy mô của ngân hàng: +
• Mức độ an toàn vốn, lãi suất trên khoản cho vay, sự chia sẻ các khoản nợ xấu trong giao dịch liên ngân hàng: +
• Khi khủng hoảng tài chính, tỷ lệ lạm phát cao hơn và tốc độ tăng trưởng GDP: -
27 NHTM ở Romania trong giai đoạn 2002 – 2010.
Mô hình hồi quy đa biến OLS.
• Sự suy giảm giá trị của các khoản vay: -
Giai đoạn trước khủng hoảng:
• Tỷ lệ an toàn vốn: +
• Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng: +
36 NHTM Hungary giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2010
Mô hình hồi quy đa biến OLS
• Vốn chủ sở hữu của ngân hàng, lãi suất cho vay và lợi nhuận ngân hàng: +
• Quy mô của ngân hàng, thu nhập lãi cận biên, lãi suất điều hành chính sách tiền tệ và lãi suất liên ngân hàng: -
18 ngân hàng ở Tunisia trong giai đoạn từ năm 2000 – 2010
Mô hình FEM, REM, GMM
• Quy mô, tổng cho vay/tổng tài sản, chi phí tài chính/tổng tín dụng, tổng tiền gửi/tổng tài sản: không có ý nghĩa thống kê.
• ROE, biến trễ khả năng thanh khoản, vốn/tổng tài sản, GDP: + có tác động cùng chiều đến ALA.
Tác giả Phạm vi nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Kết quả nghiên cứu
• ROA, NIM, chi phí hoạt động/tổng tài sản, lạm phát có tác động ngược chiều đến ALA.
• Trong mô hình thứ 2, biến trễ CD, ROA, ROE, tổng cho vay/tổng tài sản, lạm phát có tác động cùng chiều đến CD
• NIM, vốn/tổng tài sản, phí hoạt động/tổng tài sản, GDP có tác động ngược chiều đến CD.
59 ngân hàng Ấn Độ từ năm 2000 đến năm 2013.
Mô hình OLS, hiệu ứng cố định và ảnh hưởng ngẫu nhiên.
• Quy mô ngân hàng và GDP: -
• Tiền gửi, khả năng sinh lời, an toàn vốn và lạm phát: +
• Chi phí tài trợ và tỷ lệ thất nghiệp: không có ý nghĩa thống kê.
23 NHTM Serbia từ năm 2008 đến năm 2013.
Mô hình hồi quy OLS
• An toàn vốn và lãi suất, tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản: +
• Quy mô của ngân hàng (đo lường bằng tài sản ngân hàng), tỷ lệ chi phí so với thu nhập lãi vay và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu: -
23 NHTM tại Pakistan trong giai đoạn 10 năm, từ năm 2007 đến năm 2016.
• Vốn chủ sở hữu, chi phí của các nguồn tài trợ, quy mô NHTM và tăng trưởng kinh tế: +
• Lượng tiền gửi của khách hàng: -
• Khả năng sinh lời: không có ý nghĩa thống kê.
Al‐Homaidi và cộng sự
37 NHTM niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Bombay tại Ấn Độ trong giai
Pooled OLS, FEM, REM và GMM.
• Quy mô NHTM, vốn chủ sở hữu, lượng tiền gửi của khách hàng, hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời của tài sản: +
Tác giả Phạm vi nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Kết quả nghiên cứu đoạn 10 năm, từ năm 2008 đến năm 2017.
• Chất lượng tài sản, quản lý tài sản, khả năng sinh lời vốn của chủ sở hữu và thu nhập lãi cận biên : -
• Thu nhập ngoài lãi cận biên, tăng trưởng kinh tế và lạm phát không có ý nghĩa thống kê.
13 NHTM Jordan niêm yết giai đoạn 2011 – 2018
Mô hình bình phương bé nhất tổng hợp, mô hình hiệu ứng cố định và mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên
• Mức độ an toàn vốn và tăng trưởng tiền gửi: +
• ROA không có ý nghĩa thống kê.
Các nghiên cứu tại Việt Nam
37 NHTM Việt Nam với phương pháp nghiên cứu định lượng trong giai đoạn 2006 – 2011
Mô hình ảnh hưởng cố định (FEM)
• Tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ lợi nhuận: +
• Tỷ lệ cho vay trên huy động: -
• Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng và quy mô ngân hàng: không có ý nghĩa thống kê.
32 NHTM Việt Nam giai đoạn
Mô hình hồi quy theo phương pháp bình phương bé nhất (OLS)
• Dư nợ cho vay trên tiền gửi và vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản: -
19 NHTM tại Việt Nam giai đoạn 2007 – 2014
Mô hình OLS gộp, mô hình tác động cố định (FEM), mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) và phương pháp FGLS
• Rủi ro tín dụng, lợi nhuận, vốn chủ sở hữu, thu nhập lãi cận biên với thanh khoản ngân hàng: -
Tác giả Phạm vi nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Kết quả nghiên cứu
29 NHTM Việt Nam với dữ liệu bảng trong giai đoạn 2014 – 2018
Mô hình tác động ngẫu nhiên (REM)
• Quy mô ngân hàng, tỷ lệ vốn, tỷ lệ lợi nhuận ROE, tốc độ tăng trưởng kinh tế: -
• Tỷ lệ dự phòng tín dụng, khả năng thanh toán nhanh: + Đặng Thị
15 NHTM có quy mô tài sản lớn tại Việt Nam trong giai đoạn từ 2009 – 2020
Mô hình hồi quy tác động cố định, tác động ngẫu nhiên
• ROE, lãi suất tiền gửi, lạm phát, GDP: +
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết nghiên cứu
3.1.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Căn cứ mô hình nghiên cứu thực nghiệm của Al-Homadi và cộng sự (2019) và Al- Qudah (2020) bên cạnh đó, mô hình nghiên cứu còn đề xuất bổ sung biến Zscore để đánh giá tác động của biến này đến thanh khoản cho các trường hợp các NHTM Việt Nam theo nghiên cứu của Munteanu (2012); đánh giá tác động của giai đoạn đại dịch COVID 19 diễn ra đến khả năng thanh khoản của NHTM Như vậy, đề tài nghiên cứu này vừa đảm bảo tính kế thừa vừa đảm bảo tính mới trong nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các NHTM Việt Nam Theo những luận giải trên, đề tài nghiên cứu các yếu tố tác động đến thanh khoản của các NHTM Việt Nam với mô hình nghiên cứu như sau:
LIQ i,t = α + β 1 SIZE i,t + β 2 ETA i,t + β 3 LDR i,t + β 4 DTA i,t + β 5 NPL i,t + β 6 ROE i,t + β 7 COVID t + β 8 ZSCORE i,t + β 9 GDP t + β 10 INF t + ε i,t
LIQ: Khả năng thanh khoản
SIZE: Quy mô của ngân hàng
ETA: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản
LDR: Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi
DTA: Tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản
NPL: Tỷ lệ nợ xấu
ROE: Khả năng sinh lời của ngân hàng
COVID: giai đoạn dịch Covid 19
ZSCORE: Sự ổn định ngân hàng
GDP : Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế
INF: Tỷ lệ lạm phát β1: Hệ số chặn β i : Hệ số hồi quy i: đại diện cho các NHTM
(i=1, .,30) t: đại diện cho thời gian từ 2011 - 2021 ε: sai số ngẫu nhiên
Biến phụ thuộc là thanh khoản của các NHTM (LIQ), được đo lường bằng tỷ trọng tài sản thanh khoản trên tổng tài sản Cách đo lường này đã được các tác giả trên thế giới sử dụng trong nghiên cứu của mình: Shah và cộng sự (2018), Al‐ Homaidi và cộng sự (2019), Al-Qudah (2020), Munteanu (2012), Vodová (2011), Vodová (2013), Vũ Thị Hồng (2015), Nguyễn Thị Ngọc Diệp và Nguyễn Thanh Lâm (2016), Đặng Thị Quỳnh Anh và Trần Lê Anh Mai (2022), tài sản có tính thanh khoản cao bao gồm: tiền mặt, tiền gửi tại NHNN, tiền gửi tại các tổ chức tín dụng, đầu tư vào trái phiếu chính phủ Chỉ tiêu này mới phản ánh chính xác nhất tình trạng thanh khoản của các ngân hàng Nó cho thấy trong tổng tài sản mà ngân hàng có thì tài sản thanh khoản chiếm bao nhiêu phần trăm Tỷ số này cao tức là khả năng thanh khoản của ngân hàng càng tốt Tuy nhiên, giá trị cao của tỷ lệ này cũng có thể được hiểu là không hiệu quả Tài sản thanh khoản với thu nhập thấp hơn làm xuất hiện chi phí cơ hội cao cho ngân hàng.
Thứ nhất, quy mô NHTM (SIZE), được đo lường bởi logarit của tổng tài sản.
Quy mô, cơ cấu, chất lượng tài sản đem lại hiệu quả, ổn định cho hoạt động kinh doanh của NHTM (Vodová, 2011) sẽ quyết định đến sự tồn tại và phát triển của NHTM.NHTM có quy mô tài sản càng lớn, niềm tin của khách hàng với ngân hàng càng gia tăng Tuy nhiên, từ tài sản hiện có, NHTM không có kế hoạch sử dụng vốn hợp lý thì có thể dẫn đến rủi ro, trong đó có rủi ro thanh khoản (Singh và Sharma, 2016) Hầu hết tác giả trong nghiên cứu được khảo lược đã sử dụng chỉ tiêu này để đánh giá tác động đến khả năng thanh khoản của NHTM như: Vodová (2011), Vodová (2013), Moussa (2015),Singh và Sharma (2016), Shah và cộng sự (2018),
Al‐Homaidi và cộng sự (2019), Al-Qudah (2020), Vũ Thị Hồng (2015), Nguyễn Thị Ngọc Diệp và Nguyễn Thanh Lâm (2016), Nguyễn Thị Tuyết Nga (2019), Đặng Thị Quỳnh Anh và Trần Lê Anh Mai (2022).
Quy mồ ngân hàng = Ln(Tổng tài sản)
Thứ hai, vốn chủ sở hữu (ETA) của các NHTM, được đo lường bằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản Tỷ lệ này thể hiện tình trạng đủ vốn và sự an toàn, lành mạnh về tài chính của một ngân hàng Vốn chủ sở hữu đảm bảo cho kế hoạch hoạt động của NHTM Tỷ lệ này thấp chứng tỏ ngân hàng sử dụng đòn bẩy tài chính cao, điều này chứa đựng nhiều rủi ro và có thể làm lợi nhuận của ngân hàng giảm khi chi phí vay vốn cao Vodová (2013).
Tỷ lệ von chủ sở hữu trên tong tài sản (ETA) = —————;—Tổng tài sản
Thứ ba, tỷ lệ cho vay trên tiền gửi LDR, được tính bằng tổng dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi Tổng dư nợ cho vay bao gồm: Dư nợ cho vay đối với cá nhân, tổ chức (không bao gồm dư nợ cho vay tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác tại Việt Nam) và các khoản ủy thác cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác cho vay Tổng tiền gửi bao gồm: Tiền gửi của tổ chức (không bao gồm tiền gửi các loại của Kho bạc Nhà nước, nếu có), tiền gửi của cá nhân; trừ tiền ký quỹ, tiền gửi vốn chuyên dùng của khách hàng; Tiền gửi của ngân hàng mẹ ở nước ngoài, chi nhánh ở nước ngoài của ngân hàng mẹ; Tiền huy động từ phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu Tỷ lệ LDR là một chỉ số thể hiện sự đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh ngân hàng Theo quy định tại Thông tư 22/2019/TT-NHNN, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải duy trì tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi tối đa 85%.
Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi (LDR)
Thứ tư, tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản DTA.
Tiền gửi (DTA) có vai trò quyết định rất lớn đến khả năng thanh khoản của ngân hàng Nhu cầu thanh khoản có thể đến vào thời điểm không thuận tiện và buộc phải bán thanh lý các tài sản kém thanh khoản Al‐Homaidi và cộng sự (2019) Nghiên
Tiền gửi cứu của Shah và cộng sự (2018) chỉ ra rằng tiền gửi được đo lường bằng tỷ trọng tiền gửi trên tổng tài sản có một ảnh hưởng tiêu cực đến thanh khoản Tuy nhiên, các nghiên cứu khác tiết lộ rằng tiền gửi có ảnh hưởng tích cực và có ý nghĩa thống kê đến thanh khoản của ngân hàng; tức là khi tiền gửi không kỳ hạn tăng lên, ngân hàng nắm giữ nhiều tài sản thì thanh khoản cũng tăng (Munteanu, 2012; Vodová, 2013;
Tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản (DTA~)
Thứ năm, tỷ lệ nợ xấu NPL được đo lường bằng dư nợ nhóm 3, 4, 5 trên tổng dư nợ, nợ xấu tăng cao đồng nghĩa với việc khách hàng không có khả năng thanh toán đúng hạn cho ngân hàng và ngân hàng không có vốn để thanh toán cho các khoản tiền gửi đến hạn, gây ra khả năng thanh khoản giảm sút Vũ Thị Hồng (2015), Đặng Thị Quỳnh Anh và Trần Lê Anh Mai (2022) đã sử dụng tỷ lệ này trong nghiên cứu của mình.
Tỷ lệ nợ xấu (NPL) = -—; : -
Thứ sáu, khả năng sinh lời của ngân hàng ROE được tính bằng tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân Vì lợi nhuận sau thuế là số thời kỳ được lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh trong khi vốn chủ sở hữu là số thời điểm trên bảng cân đối kế toán nên vốn chủ sở hữu cần tính bình quân Khi NHTM theo đuổi mục tiêu sinh lời nhưng tập trung hơn vào hoạt động cho vay và kết quả là giảm tỷ trọng tài sản thanh khoản, làm giảm khả năng thanh khoản của ngân hàng (Vodová, 2013).
Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân
Thứ bảy, sự ổn định ngân hàng ZSCORE: được tính bằng công thức như sau:
Trong đó, ETA là tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, ROA là lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản, ∂ROA là độ lệch chuẩn của ROA Chỉ số Z-score được sử dụng để tính toán hành vi chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thông qua vốn hóa, lợi nhuận và biến động tài sản của họ; những sự biến động này là phù hợp để đánh giá khả năng
Tiền gửi Tổng tài sản
Tỷ lệ ROE ổn định tài chính của ngân hàng (Huỳnh Japan, 2020) Nghiên cứu của Munteanu (2012) đã sử dụng Zscore để đánh giá sự ổn định của ngân hàng có tác động như thế nào đến khả năng thanh khoản.
Thứ tám, giai đoạn dịch Covid 19 - COVID: là biến giả, COVID = 1 nếu năm nghiên cứu thuộc giai đoạn 2019 – 2021, COVID = 0 nếu năm nghiên cứu thuộc giai đoạn 2011 – 2018 Đề tài muốn đánh giá tại Việt Nam, thanh khoản của NHTM trong giai đoạn đại dịch như thế nào.
Thứ chín, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế GDP: tỷ lệ tăng trưởng kinh tế (GDP), tác giả thu thập từ nguồn dữ liệu của Ngân hàng Thế giới trong giai đoạn phân tích tương ứng. Trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng tốt, thu nhập dân cư được đảm bảo thì nguồn tiền lưu thông của các ngân hàng cũng ổn định Số vốn huy động của các ngân hàng ngày càng tăng và cơ hội đầu tư, cho vay của các ngân hàng được mở rộng do lòng tin của các nhà đầu tư tăng lên Điều này đảm bảo thanh khoản cho các ngân hàng thương mại Ngược lại, trong thời kỳ suy thoái, thu nhập dân cư biến động thì lòng tin vào đồng tiền của dân chúng bị giảm sút Khi đó, khả năng huy động vốn của ngân hàng không những bị giảm mà lượng tiền gửi của dân chúng còn có nguy cơ bị rút ra Các ngân hàng sẽ gặp khó khăn về khả năng thanh khoản Yếu tố tăng trưởng kinh tế được đo lường bởi tốc độ tăng trưởng GDP Vodová (2013), Moussa (2015) tìm thấy có mối tương quan dương.
Thứ mười, tỷ lệ lạm phát INF: lạm phát (INF) tác giả thu thập từ nguồn dữ liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam Khi nền kinh tế có lạm phát, việc hoàn trả các khoản vay bị ảnh hưởng và việc tiết kiệm được không khuyến khích vì đồng tiền ngày nay đáng giá hơn so với thời kỳ sau này Nhu cầu vay vốn trung, dài hạn của khách hàng lớn nên các ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung dài hạn. Điều này ảnh hưởng đến thanh khoản của các NHTM do hai yếu tố gây ra là kỳ hạn và tỷ giá Theo Vodová (2011), Moussa (2015), Singh và Sharma (2016), Al-Qudah (2020) tỷ lệ lạm phát là một yếu tố tác động đến thanh khoản của các NHTM.
Dựa trên lý thuyết nền và các nghiên cứu trước có liên quan, tác giả có các kỳ vọng về giả thuyết nghiên cứu như sau:
Kết quả nghiên cứu tác động của biến quy mô đến khả năng thanh khoản của các
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính: Tác giả sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, đánh giá dựa vào cơ sở lý thuyết, tài liệu và các nghiên cứu trước về các yếu tố tác động đến khả năng thanh khoản của các NHTM từ đó đề xuất mô hình nghiên cứu các yếu tố động đến khả năng thanh khoản của các NHTM Việt Nam. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp định lượng, hồi quy bằng phần mềm Stata 14.0 để kiểm định các giả thuyết trên Theo đó mô hình hồi quy với 01 biến phụ thuộc và 10 biến độc lập Tiếp theo, để kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến, tác giả sử dụng hệ số phóng đại phương sai (Variance Inflation Factor - VIF).
Sau đó sử dụng dữ liệu bảng kết hợp các quan sát nhiều đối tượng trong một giai đoạn thời gian nhất định, theo phương pháp hồi quy bình phương bé nhất có 3 dạng mô hình dành riêng cho dữ liệu bảng là mô hình hồi quy gộp (Pooled OLS), mô hình FEM và mô hình REM Để lựa chọn phương pháp hồi quy nào nào phù hợp nhất trong ba phương pháp nêu trên là kiểm định F-test và kiểm định Breusch-Pagan lagrangian Kiểm định F-test để lựa chọn giữa mô hình Pooled OLS và mô hình FEM Kiểm định Breusch-Pagan lagrangian để lựa chọn mô hình Pooled OLS và mô hình REM Để lựa chọn mô hình FEM hay REM sử dụng kiểm định Hausman.
Sau khi lựa chọn mô hình phù hợp, sẽ tiến hành kiểm định hiện tượng tự tương quan và hiện tượng phương sai của sai số thay đổi, nếu có hiện tượng tượng tự tương quan và/ hoặc hiện tượng phương sai của sai số thay đổi thì nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (Feasible Generalized Least Squares - FGLS) để khắc phục hiện tượng tượng tự tương quan và/ hoặc hiện tượng phương sai của sai số thay đổi và so sánh các kết quả từ các mô hình Sau đó, kiểm định hiện tượng nội sinh của mô hình Nếu mô hình bị nội sinh, đề tài sử dụng phương pháp mô men tổng quát sai phân (Different Generalized Method of Moment - DMMM) để có được ước lượng vững và hiệu quả Các bước thực hiện như sau:
• Bước 1: Xác định yếu tố nội tại của ngân hàng và các yếu tố vĩ mô tác động đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng.
• Bước 2: Mã hóa các biến quan sát.
• Bước 3: Thu thập và xử lý số liệu.
• Bước 4: Thống kê mô tả dữ liệu.
• Bước 5: Hồi quy mô hình Pooled OLS.
/ Xem xét tương quan của các biến.
/ Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến.
/ Kiểm định phương sai sai số thay đổi.
/ Kiểm định hiện tượng tự tương quan.
• Bước 6: Ước lượng mô hình FEM và mô hình REM.
• Bước 7: Kiểm định mô hình phù hợp.
/ Kiểm định F-test để lựa chọn mô hình Pooled OLS và FEM.
^ Kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình FEM và REM.
/ Kiểm định Breusch-Pagan lagrangian để lựa chọn mô hình Pooled OLS và
/ Kiểm định hiện tượng tự tương quan và phương sai của sai số thay đổi.
• Bước 8: Ước lượng mô hình bằng phương pháp FGLS trong trường hợp có hiện tượng tự tương quan và/ hoặc phương sai của sai số thay đổi trong mô hình.
• Bước 9: Kiểm tra tình trạng nội sinh của mô hình.
• Bước 10: Sử dụng mô hình GMM để khắc phục nội sinh đem lại kết quả ước lượng vững và hiệu quả nhất.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu và sự tương quan của các biến độc lập trong mô hình
4.1.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu
Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 30 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2021, có
330 quan sát trong dữ liệu bảng cân bằng Kết quả thống kê mô tả mẫu nghiên cứu này được tác giả tổng hợp lại và thể hiện ở bảng 4.1 sau đây:
Bảng 4.1: Kết quả thống kê mô tả mẫu nghiên cứu
Tên biến Số quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất
(Nguồn: Kết quả được xuất từ phần mềm STATA)
Biến thanh khoản LIQ có giá trị trung bình là 0.141, độ lệch chuẩn 0.076 đối với độ lệch chuẩn này thì giá trị giao động của LIQ là không có thay đổi nhiều qua các năm tại giai đoạn này Giá trị nhỏ nhất là 0.014 (Ngân hàng Bắc Á năm 2016), giá trị lớn nhất là 0.606 (Ngân hàng Đông Nam Á năm 2011) Theo kết quả thu thập được thì giá trị LIQ của Ngân hàng Bắc Á trong giai đoạn 2013 – 2016 có thanh khoản thấp nhất trong mẫu nghiên cứu.
Biến quy mô ngân hàng SIZE có giá trị trung bình là 32.494, độ lệch chuẩn thấp 1.176, Giá trị nhỏ nhất là 30.318 (Ngân hàng Sài Gòn Công Thương năm 2013), giá trị lớn nhất là 35.105 (Ngân hàng BIDV năm 2021) Số liệu từ bảng dữ liệu cho thấy các NHTM nhà nước như Ngân hàng BIDV, Ngân hàng Agribank hay Ngân hàng CTG có quy mô lớn nhất trong những năm gần đây Saigonbank có quy mô nhỏ nhất trong giai đoạn đầu của mẫu nghiên cứu từ năm 2011 – 2013 Việc NHTM Việt Nam gia tăng quy mô là tín hiệu tốt cho sự phát triển của ngành ngân hàng.
Biến tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản ETA có giá trị trung bình là 0.089 cho thấy vốn chủ sở hữu của ngân hàng chiếm tỷ trọng khá thấp trong tổng tài sản, độ lệch chuẩn của ETA giữa các NHTM trong mẫu nghiên cứu qua các năm cũng không quá cao: 0.038 ETA của SCB thấp nhất năm 2020 là 0.027, cao nhất là của Saigonbank năm 2013 là 0.238.
Biến tỷ lệ cho vay trên tiền gửi LDR có giá trị trung bình là 0.891 cho thấy các các NHTM Việt Nam đã thực hiện cho vay vượt quá tỷ lệ được phép theo luật định của NHNN: Thông tư 36/2014/TT-NHNN là tối đa 80%, theo Thông tư 22/2019/TT-NHNN tối đa ở mức 85%, độ lệch chuẩn của LDR giữa các NHTM trong mẫu nghiên cứu qua các năm cũng khá cao: 0.302 LDR của MSB thấp nhất năm 2014 là 0.372, cao nhất là của PVcombank năm 2011 là 5.101 cho thấy giai đoạn đầu trong mẫu nghiên cứu, hoạt động tín dụng của Pvcombank quá cao so với lượng tiền gửi huy động được.
Biến tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản DTA có giá trị trung bình là 0.765 cho thấy tiền gửi của ngân hàng huy động chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản, độ lệch chuẩn của DTA giữa các NHTM trong mẫu nghiên cứu qua các năm cũng không quá cao: 0.093 DTA của Pvcombank thấp nhất năm 2011 là 0.310, cao nhất là của Kienlong bank năm 2021 là 0.921. DTA theo thời gian có xu hướng càng gia tăng.
Biến tỷ lệ nợ xấu NPL có giá trị trung bình là 0.023, độ lệch chuẩn 0.014, cho thấy NPL là không có thay đổi nhiều qua các năm tại giai đoạn này Giá trị nhỏ nhất là 0.003 (Ngân hàng SCB 2015), giá trị lớn nhất là 0.088 (Ngân hàng SHB năm 2012) Theo kết quả thu thập được thì giá trị NPL lớn nhất xảy ra vào năm 2012 của SHB là năm cả NHTM có tăng trưởng tín dụng nóng và nợ xấu tăng cao, tỷ lệ nợ xấu qua các năm của ngân hàng không có giá trị đột biến do đây là tỷ lệ mà các ngân hàng luôn cố gắng giữ ở mức độ ổn định.
Biến lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE có giá trị trung bình là 0.086, độ lệch chuẩn là 0.084 đối với độ lệch chuẩn này thì mức độ chênh lệch qua các năm tại mỗi ngân hàng khá lớn cho thấy hiệu quả của các NHTM trong mẫu nghiên cứu có sự khác biệt.Giá trị nhỏ nhất là -0.820 (Ngân hàng TPB năm 2011), giá trị lớn nhất là 0.268 (Ngân hàngACB năm 2011) Khoảng cách về ROE của các ngân hàng trong giai đoạn này rất cao, nó thấy được sự cách biệt về hiệu quả của các ngân hàng lớn và ngân hàng nhỏ trong hệ thống ngân hàng qua quá trình hoạt động kinh doanh Cụ thể các ngân hàng lớn như VCB, BIDV,
CTG hay Agribank vẫn giữ được ROE của mình với mức tăng trưởng cao và đều đặn. Biến sự ổn định của ngân hàng ZSCORE có giá trị trung bình là 26.648, độ lệch chuẩn là 14.725 cho thấy mức độ ổn định của các NHTM cũng khá khác biệt ZSCORE nhỏ nhất là 0.616 của TPB năm 2011, lớn nhất là 80.199 của SCB năm 2011.
GDP có giá trị trung bình là 0.057, độ lệch chuẩn là 0.015 giá trị nhỏ nhất là 0.026 vào năm 2021 đối sánh với tình hình thực tế Việt Nam đây là năm xảy ra đại dịch Covid-19 làm cho tình hình kinh tế cả nước tuột dốc, sản xuất và tiêu thụ hàng hóa đình trệ làm cho GDP năm nay thấp nhất lịch sử trong giai đoạn 10 năm gần đây và giá trị lớn nhất là 0.071 vào năm 2014 trong giai đoạn kinh tế phục hồi.
INF có giá trị trung bình là 0.047, độ lệch chuẩn là 0.053 đối với tỷ lệ lạm phát độ lệch chuẩn thấp vì chính phủ luôn cố gắng duy trì làm phát ổn định để ổn định tình hình tiêu thụ và giá sản phẩm lưu thông Giá trị nhỏ nhất là -0.002 vào năm 2015 và giá trị lớn nhất là 0.187 vào năm 2011.
4.1.2 Sự tương quan của các biến độc lập
Bảng 4.2 trình bày sự tương quan của các biến trong mô hình nghiên cứu thông qua ma trận tương quan
Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan của các biến độc lập trong mô hình
LIQ SIZE ETA LDR DTA NPL ROE COVID ZSCORE GDP INF
(Nguồn: Kết quả được xuất từ phần mềm STATA)
Qua bảng ma trận tương quan ở trên ta thấy mối tương quan của các cặp biến: cao nhất là SIZE-ETA -62.4%, GDP-COVID -61.2% đều dưới 80% theo chuẩn so sánh theoFarrar và Glauber (1967) nên mô hình không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.
Kết quả mô hình hồi quy
Tác giả đã tiến hành hồi quy dữ liệu bảng được thu thập với ba phương pháp ước lượng đó là Pooled OLS, mô hình FEM và mô hình REM để xác định mức độ ảnh hưởng của 10 biến độc lập đến biến 01 phụ thuộc thông qua các hệ số ước lượng Kết quả chi tiết của việc phân tích hồi quy được trình bày dưới đây Kết quả hồi quy được tác giả tổng hợp vào bảng 4.3 cụ thể như sau:
Bảng 4.3: Tổng hợp kết quả hồi quy Pooled OLS, FEM và REM
Tên biến OLS FEM REM
Tên biến OLS FEM REM
***,** và * lần lượt chỉ ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 5% và 10%
(Nguồn: Kết quả được xuất từ phần mềm STATA)
Qua bảng kết quả hồi quy của ba mô hình thì mức độ giải thích của ba mô hình khá tốt khoảng 40%, để lựa chọn mô hình đem lại ước lượng vững và hiệu quả nhất, tác giả tiến hành kiểm định các mô hình.
Kết quả kiểm định mô hình Đầu tiên, tác giả sử dụng mô hình bình phương bé nhất (OLS), sau đó thực hiện kiểm định VIF để đánh giá hiện tượng đa cộng tuyến của mô hình OLS.
Bảng 4.4: Hệ số VIF của mô hình bình phương bé nhất OLS
ETA COVID SIZE DTA ROE GDP INF LDR NPL ZSCORE
(Nguồn: Kết quả được xuất từ phần mềm STATA)
Hệ số VIF có giá trị 1.68 Con số này khá thấp, cho thấy mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến.
Sau đó, tác giả thực hiện kiểm định White Thông qua kiểm định White, kết quả cho thấy p-value của mô hình OLS là 0.0000 < 5% (Bảng 4.5) nên mô hình OLS xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi.
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định White của mô hình OLS
imtest, white white*3 test for Ho: homoskedasticity against Ha: unrestricted heteroskedasticity chi2(64) = 121.02
Cameron & Trivedi’s decomposition of IM-test
(Nguồn: Kết quả được xuất từ phần mềm STATA)
Phương pháp ước lượng OLS với giả định không có sự khác biệt tỷ lệ nợ xấu các ngân hàng khác nhau, cũng như nợ xấu là không thay đổi theo thời gian; trong khi mô hình các yếu tố ảnh hưởng FEM loại bỏ được các yếu tố không quan sát, không đo lường được và không thay đổi theo thời gian nhưng có tác động lên khả năng thanh khoản của NHTM
Mô hình FEM xem xét tác động của các yếu tố đến LIQ Trên kết quả hồi quy của mô hình FEM có kết quả kiểm định Fisher để lựa chọn mô hình OLS hay FEM.
(Nguồn: Kết quả được xuất từ phần mềm STATA)
Bảng 4.6: Kết quả mô hình FEM
Q Coef std Err t p>|t| [95% Conf Interval]
SIZE ET A LD R DT A NP L RO E COVID
06068265 05013796 5942973 (íraction of variance due to u_i)
(Nguồn: Kết quả được xuất từ phần mềm STATA)
Kết quả kiểm định cho thấy p – value của cả mô hình FEM là 0.0000 nhỏ hơn
5% nên mô hình FEM được lựa chọn.
Tiếp theo, kiểm định Wald cho thấy mô hình FEM thể hiện ở bảng 4.7 sau đây:
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định Wald
Modiíied Wald test for groupwise heteroskedasticity in íixed eííect regression model
R-sq: within = 0.4281 between = 0.1119 overall = 0.1054 corr(u_i, xb) = -0.4294
Obs per group: min = 11 avg = 11.0 max = 11
5 0 Kết quả p – value là 0.0000 < 5% nên mô hình này bị phương sai thay đổi.
Tiếp đến là mô hình REM, xem xét các yếu tố không quan sát được, thay đổi theo thời gian và có tác động đến hiệu quả tài chính; chúng là các biến số ngẫu nhiên, không tương quan với các biến giải thích khác trong mô hình REM Kết quả mô hình REM thể hiện ở bảng 4.8 như sau:
Bảng 4.8: Kết quả mô hình REM
Q Coef std Err z p>|z| [95% Conf Interval]
03868362 05013796 37315061 (fraction of variance due to u_i)
(Nguồn: Kết quả được xuất từ phần mềm STATA)
Tác giả thực hiển kiểm định Breusch and Pagan Lagrangian để lựa chọn mô hình OLS hay REM. corr(u_i, X) =0 (assumed)
Number of obs = Number of groups = 330
30 obs per group • min = 11 avg = 11.0 max = 11
Bảng 4.9: Kết quả kiểm định Breusch and Pagan Lagrangian
Breusch and Pagan Lagrangian multiplier test for random effects
LIQ[STT,t] = Xb + u[STT] + e[STT,t]
Test: Var(u) = 0 chibar2(01) = 147.76 Prob > chibar2 = 0.0000
(Nguồn: Kết quả được xuất từ phần mềm STATA)
Kết quả p – value là 0.0000 < 5% nên lựa chọn REM.
Tiếp theo, kết quả thực hiện kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình FEM hay REM
Bảng 4.10: Kết quả kiểm định Hausman
F 0097188 0089281 0007908 0003253 b = consistent under Ho and Ha; obtained from xtreg
B = inconsistent under Ha, efficient under Ho; obtained from xtreg Test: Ho: difference in coefficients not systematic chi2(9) = (b-B)'[(V_b-V_B) A (-1)](b-B)
Prob>chi2 = 0.3434 (V_b-V_B is not positive definite)
(Nguồn: Kết quả được xuất từ phần mềm STATA)
Kết quả p – value là 0.3434 > 5% nên mô hình REM được chọn.
(Nguồn: Kết quả được xuất từ phần mềm STATA) Để đảm bảo điều kiện không có hiện tượng tự tương quan trong mô hình, tác giả tiến hành thực hiện kiểm định Wooldridge:
Bảng 4.11: Kết quả kiểm định Wooldridge
Wooldridge test for autocorrelation in panel data
HŨ: no first-order autocorrelation
(Nguồn: Kết quả được xuất từ phần mềm STATA)
Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan cho thấy hệ số P-value = 0.0000 thấp hơn 0.05 vì vậy có hiện tượng tự tương quan trong mô hình REM.
Qua các kết quả kiểm định trên, có thể thấy được mô hình REM có xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi và hiện tượng tự tương quan Và để khắc phục các khuyết tật này, tác giả sẽ sử dụng ước lượng theo phương pháp FGLS với kết quả kiểm định bằng phần mềm Stata được thể hiện Tác giả đã trích xuất và thể hiện lại kết quả như bảng 4.6 sau đây.
Bảng 4.12: Kết quả ước lượng mô hình bằng phương pháp FGLS
Coefficients: generalized least squares Panels: heteroskedastic with cross- sectional correlation
Correlation: common AR(1) coefficient for all panels (0.5632)
Estimated covariances = 465 Number of obs = 330
Estimated autocorrelations = 1 Number of groups = 30
Với biến phụ thuộc là LIQ sau khi sử dụng FGLS để khắc phục hiện tượng tự tương quan và phương sai sai số thay đổi, mô hình có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 1% (do
5 3 Prob = 0.0000) nên mô hình hồi quy được xây dựng là phù hợp.
Tuy nhiên, mô hình FGLS có khả năng bị nội sinh do tác động của biến trễ khả năng thanh khoản, vì vậy, tác giả thực hiện kiểm định nội sinh:
Bảng 4.13: Kết quả kiểm định Hausman về nội sinh của mô hình
E 0085962 0085962 -3.47e-18 b = consistent under Ho and Ha; obtained from ivreg
B = inconsistent under Ha, efficient under Ho; obtained from regress
Test: Ho: difference in coefficients not systematic chi2(10) = (b-B) ' [(V_b-V_B) A (-1)] (b-B)
= o.ũũ Prob>chi2 = l.ũũũũ (V_b-V_B is not positive deíinite)
(Nguồn: Kết quả được xuất từ phần mềm STATA)
Hệ số p-value = 1.000 > 5% nên mô hình bị nội sinh Để khắc phục hiện tượng nội sinh, tác giả sử dụng ước lượng mô hình GMM sai phân với biến trễ L.LIQ cho kết quả như sau:
Bảng 4.14: Kết quả mô hình GMM sai phân (Different GMM)
YEAR obs min avg max panel- data per group:
= 9 estimation Number of obs Number of groups = 30 = 270
LIC Coef s td Err z p>z [95% Conf Interval]
Warning: gmm two-3tep Standard errors are biased; robust Standard errors are recommended.
Standard: LD.LIQ D.SIZE D.ETA D.LDR D.DTA D.NPL D.ROE D.COVID
D.2SCORE D.GDP D INF Instruments for level equation
(Nguồn: Kết quả được xuất từ phần mềm STATA)
Tác giả thực hiện kiểm định sự ngoại sinh của các biến công cụ thông qua việc kiểm định tính thỏa hơn điều kiện xác định (overidentification).
Bảng 4.15: Kết quả kiểm định Sargan mô hình GMM sai phân (Different GMM)
Sargan test of overidentifying restrictions
HO: overidentifying restrictions are valid chi2(24) = 24.96463
(Nguồn: Kết quả được xuất từ phần mềm STATA)
Kết quả cho thấy P-value = 0.4077 >5% nên các biến công cụ là biến ngoại sinh.
Bảng 4.16: Kết quả kiểm định Arrellano-bond của mô hình GMM sai phân
Arellano-Bond test for zero autocorrelation in first-differenced errors Order z Prob > z
(Nguồn: Kết quả được xuất từ phần mềm STATA)
Kết quả cho thấy P-value = 0.6784 >5% nên mô hình không bị tự tương quan bậc2.
Thảo luận kết quả nghiên cứu
Kết quả của mô hình hồi quy DGMM được sử dụng để thảo luận và phân tích các yếu tố tác động đến khả năng thanh khoản của các NHTM Việt Nam như sau:
Bảng 4.17: Tóm tắt kết quả nghiên cứu mô hình DGMM
Giả thuyết Kết quả nghiên cứu
Kết quả tác động P-value Mức ý nghĩa
SIZE + + 0.034145 Có ý nghĩa thống kê
ETA + + 0.262627 Có ý nghĩa thống kê
0.000196 Không có ý nghĩa thống kê
ROE + + 0.001212 Có ý nghĩa thống kê
COVID + + 0.013725 Có ý nghĩa thống kê
ZSCORE + + 0.001549 Có ý nghĩa thống kê
0.000084 Không có ý nghĩa thống kê
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
• SIZE: Quy mô của ngân hàng
Biến SIZE có hệ số hồi quy 0.034145 với mức ý nghĩa thống kê 1% cho thấy quy mô của ngân hàng có tác động cùng chiều đến khả năng thanh khoản của các
NHTM Việt Nam Khi thiếu hụt thanh khoản, các ngân hàng có quy mô lớn có thể tìm
5 6 được nguồn vốn như trái phiếu chính phủ, giấy tờ có giá nắm giữ trong tay với tỷ lệ cao, để dễ dàng bù đắp sự thiếu hụt một cách nhanh hơn các ngân hàng nhỏ nên các ngân hàng nhỏ cần duy trì thanh khoản đầy đủ Điều này hàm ý rằng khi quy mô của ngân hàng tăng lên, thanh khoản của ngân hàng sẽ tăng Kết quả nghiên cứu này dựa trên cơ sở lý thuyết lợi tức dự tính, cho thấy các NHTM Việt Nam khi lựa chọn quy mô càng lớn thì có tác động làm thanh khoản tốt hơn, điều này phù hợp với nghiên cứu của các tác giả: Vodová (2011), Shah và cộng sự (2018), Al‐Homaidi và cộng sự (2019), Nguyễn Thị Ngọc Diệp và Nguyễn Thanh Lâm (2016).
• ETA: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản
Biến ETA có hệ số hồi quy 0.262627 với mức ý nghĩa 10% cho thấy tác động cùng chiều của vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản đến khả năng thanh khoản của các NHTM Việt Nam Kết quả này phù hợp với kỳ vọng của tác giả ở giả thuyết H2 và các tác giả như: Vodová (2011), Munteanu (2012), Vodová (2013) Kết quả này ủng hộ cho lý thuyết lợi tức dự tính, khi NHTM huy động vốn chủ sở hữu cao hơn, các ngân hàng này sẽ có uy tín và thanh khoản tốt hơn.
• LDR: Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi
Biến LDR có hệ số hồi quy -0.000807 với mức ý nghĩa 1% cho thấy tác động ngược chiều của LDR đến khả năng thanh khoản của các NHTM Việt Nam Kết quả này phù hợp với kỳ vọng của tác giả ở giả thuyết H3 và các tác giả như: Đặng Thị Quỳnh Anh và Trần Lê Anh Mai (2022) Kết quả này ủng hộ cho lý thuyết trung gian tài chính, khi NHTM thực hiện chức năng trung gian, với nghiệp vụ cho vay truyền thống quá mở rộng so với tiền gửi thì sẽ có tác động giảm khả năng thanh khoản của NHTM Việt Nam.
• DTA: Tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản
Biến DTA có hệ số hồi quy -0.000196 ngược với kỳ vọng của tác giả nhưng không có ý nghĩa thống kê.
• NPL: Tỷ lệ nợ xấu
Biến NPL có hệ số hồi quy -0.005205 với mức ý nghĩa 5% cho thấy tác động ngược chiều của NPL đến khả năng thanh khoản của các NHTM Việt Nam Kết quả này phù hợp với kỳ vọng của tác giả ở giả thuyết và các tác giả như: Al-Qudah (2020),Đặng Thị Quỳnh Anh và Trần Lê Anh Mai (2022) Kết quả này ủng hộ cho lý thuyết
5 7 cho vay thương mại và thanh khoản Tỷ lệ này càng cao cho thấy ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc quản lý chất lượng các khoản vay và đối mặt với rủi ro tín dụng, ngân hàng có khả năng mất vốn, suy giảm lợi nhuận và vì vậy tác động làm giảm thanh khoản.
• ROE: Khả năng sinh lời của ngân hàng
Biến ROE có hệ số hồi quy 0.001212 với mức ý nghĩa 10% cho thấy tác động cùng chiều của ROE đến khả năng thanh khoản của các NHTM Việt Nam Kết quả này phù hợp với kỳ vọng của tác giả ở giả thuyết và các tác giả như: Vodová (2013), Moussa (2015), Singh và Sharma (2016) Kết quả này ủng hộ cho lý thuyết lợi tức dự tính, khi NHTM có chỉ tiêu hiệu quả ROE cao và ổn định sẽ cho thấy khả năng điều hành kinh doanh kết hợp với vấn đề quản trị các rủi ro trong ngân hàng, bao gồm cả quản trị thanh khoản được điều hành tốt, có thể tăng dự trữ các tài sản thanh khoản dẫn đến tăng khả năng thanh khoản.
• COVID: giai đoạn dịch Covid-19
Trong giai đoạn Covid-19, thanh khoản của các NHTM Việt Nam vẫn tốt với hệ số hồi quy 0.013725 với mức ý nghĩa thống kê 1%, do giai đoạn diễn ra đại dịch Covid-
19 trong giai đoạn nghiên cứu còn khá ngắn và do độ trễ chính sách nên nhìn chung khả năng thanh khoản của các NHTM Việt Nam vẫn đảm bảo trong giai đoạn bùng dịch Kết quả này cũng như kỳ vọng ban đầu của các tác giả.
• ZSCORE: Sự ổn định ngân hàng
Chỉ số Z-score có hệ số hồi quy 0.001549 với mức ý nghĩa 1% cho thấy tác động cùng chiều của ZSCORE đến khả năng thanh khoản của các NHTM Việt Nam Kết quả này phù hợp với kỳ vọng của tác giả ở giả thuyết và các tác giả như: Munteanu (2012). Kết quả này ủng hộ cho lý thuyết lợi tức dự tính, khi NHTM dự kiến gia tăng tính ổn định thông qua vốn hóa, lợi nhuận và biến động tài sản của họ những sự biến động này có tác động tích cực đến khả năng thanh khoản của NHTM.
• GDP : Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế
Biến GDP có hệ số hồi quy -0.000084 nhưng không có ý nghĩa thống kê Kết quả này không đúng như kỳ vọng của tác giả trong giả thuyết nghiên cứu và kết quả nghiên cứu của Moussa (2015), Shah và cộng sự (2018), Đặng Thị Quỳnh Anh và Trần LêAnh Mai (2022).
• INF: Tỷ lệ lạm phát
Biến INF có hệ số hồi quy -0.006610 có ý nghĩa thống kê ở mức 1% cho thấy lạm phát có tác động ngược chiều đến khả năng thanh khoản của các NHTM Việt Nam. Nền kinh tế có lạm phát sẽ làm cho sức mua của đồng tiền giảm, giá cả hàng hóa tăng theo làm cho các chi phí sản xuất hàng hóa tăng theo ảnh hưởng đến việc lưu thông hàng bán hàng Khi lạm phát gia tăng, người dân có xu hướng rút tiền gửi ngân hàng để đầu tư vào các kênh khác để tránh rủi ro mất giá của đồng tiền, do đó ngân hàng cần một lượng lớn tiền mặt để đáp ứng nhu cầu này Kết quả này cũng ủng hộ cho lý thuyết trung gian tài chính và đúng với kỳ vọng của tác giả ở giả thuyết nghiên cứu.
Tóm lại, kết quả nghiên cứu của mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các NHTM Việt Nam đã làm rõ các biến DTA và GDP không có ý nghĩa thống kê Các biến có ý nghĩa thống kê và có tác động cùng chiều đến khả năng thanh khoản của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2021 là: SIZE, ETA,ROE, COVID, ZSCORE; biến LDR, NPL, INF có tác động ngược chiều Kết quả nghiên cứu này là cơ sở cho các hàm ý chính sách ở chương sau.
Trong chương này tác giả đã tiến hành xử lý số liệu thu thập được của 30 NHTM Việt Nam đại diện cho hệ thống NHTM Việt Nam từ năm 2011 – 2021 Thông qua việc thống kê mô tả mẫu nghiên cứu tác giả nắm được tình hình chung của mẫu và xem xét hiện tượng tương quan của các biến độc lập.