1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

1435 các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của các nhtm cp vn 2023

78 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Yếu Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Hạnh
Người hướng dẫn PGS. TS. Lê Thị Tuyết Hoa
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tài Chính – Ngân Hàng
Thể loại Khóa Luận Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2021
Thành phố TP. HỒ CHÍ MINH
Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 141,81 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI (11)
    • 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI (11)
    • 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU (12)
      • 1.2.1 Mục tiêu tổng quát (13)
      • 1.2.2 Mục tiêu cụ thể (13)
    • 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU (13)
    • 1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU (13)
    • 1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (14)
    • 1.6 ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI (14)
    • 1.7 BỐ CỤC CỦA KHÓA LUẬN (14)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG HIỆU QUẢ KINH (15)
    • 2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (17)
      • 2.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại (17)
      • 2.1.2 Các hoạt động kinh doanh cơ bản của ngân hàng thương mại (18)
        • 2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn (18)
        • 2.1.2.2 Hoạt động sử dụng vốn (19)
    • 2.2 HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 22 (20)
      • 2.2.1 Khái niệm hiệu quả (21)
      • 2.2.2 Khái niệm hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại (0)
      • 2.2.3 Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM (0)
    • 2.3 CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM CÓ LIÊN QUAN (23)
      • 2.3.1 Các nghiên cứu trong nước (23)
      • 2.3.2 Các nghiên cứu nước ngoài (25)
      • 2.3.3 Khoảng trống nghiên cứu (31)
    • 2.4 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (33)
      • 2.4.1 Nhóm nhân tố nội tại của ngân hàng (33)
        • 2.4.1.1 Quy mô ngân hàng (33)
        • 2.4.1.2 Mức độ an toàn vốn (34)
        • 2.4.1.3 Hiệu quả chi phí quản lý (34)
        • 2.4.1.4 Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (35)
        • 2.4.1.5 Tỷ lệ thanh khoản (36)
      • 2.4.2 Nhóm nhân tố vĩ mô (37)
        • 2.4.2.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP (37)
        • 2.4.2.2 Tỷ lệ lạm phát (37)
  • CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 41 (15)
    • 3.1 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (0)
      • 3.1.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất (39)
      • 3.1.2 Giải thích các biến trong mô hình (39)
      • 3.1.3 Giả thuyết nghiên cứu (41)
        • 3.1.3.1 Quy mô ngân hàng (41)
        • 3.1.3.2 Tỷ lệ an toàn vốn (41)
        • 3.1.3.3 Hiệu quả quản lý chi phí (42)
        • 3.1.3.4 Tỷ lệ thanh khoản (42)
        • 3.1.3.5 Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (43)
        • 3.1.3.6 Tốc độ tăng trưởng kinh tế (44)
        • 3.1.3.7 Tỷ lệ lạm phát (44)
    • 3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (45)
      • 3.2.1 Quy trình nghiên cứu (45)
      • 3.2.2 Dữ liệu nghiên cứu (47)
      • 3.2.3 Phương pháp tính toán (48)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (15)
    • 4.1 PHÂN TÍCH THỐNG KÊ MÔ TẢ (0)
    • 4.2 PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN (54)
    • 4.3 KẾT QUẢ MÔ HÌNH HỒI QUY (54)
      • 4.3.1 Kết quả mô hình hồi quy với các mô hình (54)
      • 4.3.2 Kiểm định sự phù hợp của mô hình tác động cố định FEM và mô hình tác động ngẫu nhiên REM (55)
      • 4.3.3 Kết quả kiểm định khuyết tật của mô hình tác động ngẫu nhiên REM (56)
        • 4.3.3.1 Kiểm định hiện tượng phương sai thanh đổi (56)
        • 4.3.3.2 Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan (57)
        • 4.3.3.3 Khắc phục các khuyết tật mô hình tác động ngẫu nhiên REM (58)
    • 4.4 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (58)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH (65)
    • 5.1 KẾT LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (65)
    • 5.2 HÀM Ý CHÍNH SÁCH (66)
      • 5.2.1 Đối với nhân tố quy mô ngân hàng (0)
      • 5.2.2 Đối với nhân tố tỷ lệ an toàn vốn (0)
      • 5.2.3 Đối với nhân tố hiệu quả quản lý (67)
      • 5.2.4 Đối với nhân tố tỷ lệ thanh khoản (0)
      • 5.2.6 Đối với nhân tố tăng trưởng kinh tế và lạm phát (0)
    • 5.3 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI (70)
    • 5.4 HƯỚNG NGHIÊN CỨU MỚI (70)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................74 (72)
  • PHỤ LỤC................................................................................................................76 (74)

Nội dung

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trải qua quá trình hình thành và phát triển, hệ thống ngân hàng Việt Nam đóng vai trò là trung gian thanh toán cho các chủ thể kinh tế và là một kênh đáp ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế, góp phần không nhỏ vào mức tăng trưởng GDP hàng năm và công cuộc phát triển kinh tế xã hội của đất nước Không những vậy, hệ thống ngân hàng còn có sự gia tăng đáng kể về cả quy mô tài sản, mạng lưới giao dịch, sản phẩm dịch vụ, cũng như hệ thống công nghệ ngân hàng Song bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn có nhiều mặt còn tồn tại trong hệ thống ngân hàng như: nợ xấu tăng cao, thanh khoản của hệ thống chưa thực sự ổn định, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu chưa thực sự vững chắc, sức cạnh tranh chưa cao, năng lực quản trị và công nghệ yếu, cải cách diễn ra chậm và thiếu tính minh bạch Các ngân hàng không có khả năng cạnh tranh sẽ được thay thế bằng các ngân hàng có hiệu quả hơn, điều này cho thấy chỉ có các ngân hàng có hiệu quả kinh doanh cao, kinh doanh hiệu quả nhất mới có lợi thế về cạnh tranh Như vậy, HQKD trở thành một tiêu chí quan trọng để đánh giá sự tồn tại của một ngân hàng trong môi trường cạnh canh quốc tế ngày càng gia tăng và khốc liệt.

Thực tế cho thấy sau hơn 12 năm gia nhập WTO (Việt Nam gia nhập WTO vào ngày 11/01/2007), hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng đã có những biến động thăng trầm Điều này được thể hiện rõ qua cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, cụ thể chính là cuộc chạy đua lãi suất, làm cho lãi suất huy động có lúc lên đến 21% Đầu năm

2011, sự biến động tăng lãi suất giữa các ngân hàng càng trở nên gay gắt và chứa đựng nhiều nguy cơ – rủi ro Các ngân hàng đã xé rào trong việc huy động vốn, lãi suất huy động được thỏa thuận giữa người gửi và các ngân hàng, tùy theo mức gửi và thời gian gửi sẽ có mức lãi suất tương ứng, với mức lãi suất cao nhất lên đến 22%/năm Sau đó các ngân hàng cho vay với lãi suất cao ngất ngưỡng 25%/năm Cuối năm 2012, đầu 2013 thì nợ xấu gia tăng đột biến, tính thanh khoản của các ngân hàng rất thấp, có nguy cơ đỗ vỡ rất cao Trước tình hình đó, Chính phủ ra quyết định 254/QĐ-TTg

12 ngày 01/03/2012 về việc phê duyệt đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015 Xuất phát từ tầm quan trọng này cho thấy, việc đánh giá và nâng cao HQKD của các ngân hàng hiện nay rất là quan trọng, vì từ đó giúp các nhà quản lý thực hiện được việc cơ cấu lại hệ thống ngân hàng một cách có cơ sở, định hướng việc sáp nhập, hợp nhất cũng có căn cứ khoa học Thêm vào đó, với vai trò là tài chính trung gian quan trọng trong nền kinh tế, ngân hàng mang đặc thù là tổ chức kinh doanh

“tiền”, có độ rủi ro cao và mức độ ảnh hưởng lớn Thị trường và công chúng do vậy mà phản ứng rất nhạy cảm đối với bất kỳ khó khăn tiềm tàng nào phát sinh từ các yếu kém trong hoạt động của hệ thống ngân hàng Do đó, việc nâng cao HQKD là cần thiết, bởi nâng cao HQKD chính là thước đo cho sức khỏe tài chính của một ngân hàng Sức khỏe tài chính của một ngân hàng rất quan trọng, bởi một ngân hàng yếu kém không chỉ gây tổn thất cho chính ngân hàng đó, mà còn tạo nên những rủi ro nhất định mang tính dây chuyền cho các bên liên quan (như người lao động, trái chủ, các ngân hàng khác, nhà cung cấp, khách hàng và các nhà đầu tư tiềm năng) và ngược lại.

Qua đây có thể thấy, HQKD đảm bảo giúp hệ thống ngân hàng hoạt động bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm thiểu rủi ro và gia tăng niềm tin từ các bên liên quan Không những vậy, việc xem xét một cách tổng quát và xác định những nhân tố ảnh hưởng đến HQKD là hết sức cần thiết và có giá trị, bởi nó sẽ giúp hỗ trợ cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách và các nhà đầu tư trong việc ra quyết định. Qua đó, nó cũng là cơ sở để hoàn thiện một khung chính sách hợp lý trong quá trình quản lý hoạt động của các ngân hàng trong thời kỳ hội nhập Chính vì lẽ đó, để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, khóa luận hướng đến nghiên cứu đề tài: “Các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” nhằm đo lường mức độ tác động của các nhân tố và đưa ra các kiến nghị để nâng cao HQKD cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian sắp tới.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định các yếu tố và phân tích mức độ tác động của các yếu tố đến HQKD của các Ngân hàng TMCP Việt Nam Từ đó đưa ra các hàm ý chính sách nhằm gia tăng HQKD cho các Ngân hàng TMCP Việt Nam.

Thứ nhất: Xác định các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của các Ngân hàng TMCP Việt Nam.

Thứ hai: Đo lường mức độ tác động của các yếu tố đến hiệu quả kinh doanh của các Ngân hàng TMCP Việt Nam.

Thứ ba: Đề xuất một số hàm ý chính sách góp phần nâng cao HQKD của các Ngân hàng TMCP Việt Nam.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Thứ nhất: Các yếu tố nào đã tác động đến hiệu quả kinh doanh của các Ngân hàng

Thứ hai: Mức độ tác động của các yếu tố đến hiệu quả kinh doanh của các Ngân hàng TMCP Việt Nam như thế nào ?

Thứ ba: Các gợi ý chính sách và khuyến nghị nào được đề xuất nhằm nâng cao

HQKD của các Ngân hàng TMCP Việt Nam ?

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố tác động đến HQKD của các Ngân hàng

Phạm vi về không gian: Khóa luận lấy số liệu nghiên cứu của 22 NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam (trong tổng số 31 NHTM tại Việt Nam Lý do chọn 22 ngân hàng vì những ngân hàng này có đầy đủ số liệu qua các năm thuận lợi để tác giả tiến hành xử lý số liệu.

Phạm vi về thời gian: Thời gian nghiên cứu 6 năm và số liệu được lấy từ năm 2015 đến năm 2020.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong khóa luận là phương pháp định lượng: Thống kê mô tả: Xem xét các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đến tài, do đó, đề tài này sẽ thu thập số liệu từ báo cáo tài chính đã được đăng tải trên các thông tin đại chúng Sau khi thu thập số liệu hoàn chỉnh, khoá luận sẽ sử dụng thống kê mô tả để xem xét các yếu tố đặc trưng của biến phụ thuộc và các biến độc lập của mô hình hồi quy.

Nghiên cứu định lượng: Sau khi đã xem xét các đặc trưng của các biến giải thích và biến phụ thuộc nhằm để tìm ra mô hình nghiên cứu phù hợp, qua đó tác giả sử dụng mô hình FEM, REM và Pooled OLS để tìm ra mối quan hệ tương quan giữa các biến giải thích với biến phụ thuộc, xem yếu tố tác động mạnh yếu của các biến giải thích đối với biến phụ thuộc Tất cả số liệu thu thập được sử dụng chương trình STATA 14 xử lí và đưa ra kết quả của mô hình.

ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

Dựa vào phân tích định lượng, khóa luận xác định được tác động của các yếu tố đến hiệu quả kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn từ năm 2015 đến năm

2020 Từ đó có thể làm tham khảo cho các ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong việc nghiên cứu để tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh cho mình.

BỐ CỤC CỦA KHÓA LUẬN

Khóa luận bao gồm 5 chương có bố cục như sau:

Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu

Chương này sẽ trình bày tính cấp thiết và lý do chọn đề tài nghiên cứu, qua đó xác định mục tiêu nghiên cứu tổng quát và các mục tiêu nghiên cứu cụ thể, theo đó xác định các câu hỏi nghiên cứu tương ứng, phạm vi và đối tượng nghiên cứu Ngoài ra,chương 1 cũng sẽ trình bày ý nghĩa của đề tài, và kết thúc chương này sẽ trình bày bố cục tổng thể của đề tài.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG HIỆU QUẢ KINH

TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại là một tổ chức trung gian tài chính làm cầu nối giữ khu vực tiết kiệm với khu vực đầu tư của nền kinh tế hay nói cụ thể hơn thì ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ, nhận tiền gửi từ các tác nhân trong nền kinh tế, sau đó thực hiện các nghiệp vụ cho vay và đầu tư vào các tài sản có khả năng sinh lời khác, đồng thời thực hiện cung cấp đa dạng các danh mục dịch vụ tài chính, tín dụng, thanh toán cho các tác nhân trong nền kinh tế (Dờn, 2004) Như vậy, rõ ràng ngân hàng thương mại là một trong những tổ chức tài chính có vai trò quan trọng của nền kinh tế.

Với vài trò trung gian tài chính , ngân hàng thương mại thực hiện việc chuyển các khoản tiết kiệm (chủ yếu từ hộ gia đình) thành các khoản tín dụng cho các tổ chức kinh doanh và các tác nhân khác thực hiện các hoạt động đầu tư Đồng thời, ngân hàng thương mại là người cung cấp các khoản tín dụng cho người tiêu dùng với quy mô lớn nhất, là một trong những thành viên quan trong nhất của thị trường tín phiếu và trái phiếu do chính quyền trung ương và địa phương phát hành để tài trợ cho các chương trình công cộng Ngân hàng thương mại cũng là một trong những tổ chức cung cấp vốn lưu động, vốn trung hạn và dài hạn quan trọng cho các doanh nghiệp (Dờn, 2010).

Với vai trung gian trò thanh toán , ngân hàng thương mại thay mặt khách hàng thực hiện thanh toán cho việc mua hàng hóa và dịch vụ như bằng cách phát hành và bù trừ séc, cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử

Với vai trò người bảo lãnh , ngân hàng thương mại cam kết trả nợ cho khách hàng khi khách hàng mất khả năng thanh toán.

Với vai trò đại lý , các ngân hàng thương mại thay mặt khách hàng quản lý và bảo lãnh phát hành hoặc chuộc lại chứng khoán.

Cuối cùng với vai trò thực hiện chính sách , các ngân hàng thương mại còn là một kênh quan trọng để thực thi chính sách vĩ mô của chính phủ, góp phần điều tiết sự tăng trưởng kinh tế vào theo đuổi các mục tiêu xã hội.

2.1.2 Các hoạt động kinh doanh cơ bản của ngân hàng thương mại

Theo Dờn (2010) thì ngân hàng thương mại là loại hình tổ chức chuyên nghiệp trong lĩnh vực tạo lập và cung cấp các dịch vụ tài chính, tiền tệ cho công chúng cũng như thực hiện nhiều vai trò khác trong nền kinh tế Thành công trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực, khả năng cung cấp các dịch vụ cho công chúng theo giá cạnh tranh trên thị trường Mặt khác, hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng thương mại đó chính là hoạt động huy động vốn và luân chuyển nguồn vốn huy động này đến các chủ thể kinh tế thiếu vốn; tiến hành đầu tư vào các hạng mục khác để sinh lời hay còn được là sử dụng vốn bao gồm:

2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn

Là hoạt động mang tính chất tiền đề nhằm tạo lập nguồn vốn hoạt động của ngân hàng Bởi vậy, để đảm bảo nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh của mình, các ngân hàng thương mại có thể thực hiện các hoạt động huy động vốn từ:

Vốn chủ sở hữu : Đây là nguồn vốn khởi đầu và được bổ sung trong quá trình hoạt động Nguồn vốn này tuy chiếm tỷ trọng không lớn, thông thường khoảng 10% tổng số vốn, nhưng có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động của ngân hàng, cụ thể nó là điều kiện cho phép các ngân hàng có thể mở rộng mạng lưới kinh doanh, quy mô huy động, mua sắn tài sản cố định, góp vốn liên doanh, cấp vốn cho các công ty con và các hoạt động kinh doanh khác, đồng thời nó cũng là thước đo năng lực tài chính của mỗi ngân hàng và khả năng phòng vệ rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nguồn vốn chủ sở hữu gồm có vốn điều lệ, các quỹ của ngân hàng hình thành trong quá trình kinh doanh và các tài sản khác theo quy định của Nhà nước.

Tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi giao dịch : Trong đó tiền gửi tiết kiệm của dân cư chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng vốn huy động của ngân hàng thương mại Ngoài ra còn có các khoản tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp và các tổ chức xã hội, các khoản tiền gửi này có thể là các khoản phải trả đã xác định thời hạn chi hoặc các khoản tích lũy của doanh nghiệp Bên cạnh các khoản tiền gửi có kỳ hạn, ngân hàng thương mại còn huy động các khoản tiền gửi không kỳ hạn, đây là những khoản tiền mà người gửi có thể rút bất kỳ lúc nào Các khoản tiền gửi không kỳ hạn này có thể bao gồm tiền gửi thanh toán và tiền gửi để bảo đảm an toàn tài sản của khách hàng Điểm nổi bật của loại tiền gửi này đó là có chi phí huy động thấp nhưng biến động mạnh, tính chất vận động phức tạp và có nhiều rủi ro

Phát hành các giấy tờ có giá : Thông qua thị trường tài chính, hiện nay các ngân hàng thương mại có thể huy động vốn bằng cách phát hành các chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu, và các giấy tờ có giá khác với nhiều loại kỳ hạn, lãi suất khác nhau, có ghi danh hoặc không ghi danh nhằm đa dạng hóa các hình thức huy động vốn và đáp ứng nhu cầu nắm giữ các tài sản khác nhau của khách hàng, đồng thời thông qua các hoạt động này ngân hàng có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường.

Vay từ ngân hàng thương mại khác : Trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình nếu các ngân hàng thương mại nhận thấy nhu cầu vay vốn của khách hàng gia tăng mạnh hoặc ngân quỹ bị thiếu hụt do có nhiều dòng tiền rút ra, thì các ngân hàng thương mại có thể vay nợ tại các ngân hàng khác hoặc vay ngân hàng trung ương thông qua hình thức chiết khấu, tái chiết khấu các giấy tờ có giá, các hợp đồng tín dụng đã cấp cho khách hàng; hoặc vay của các tổ chức tài chính khác trên thị trường tiền tệ nhằm bổ sung cho thiếu hụt tạm thời về vốn.

2.1.2.2 Hoạt động sử dụng vốn

Chức năng thứ hai trong hoạt động luân chuyển tài sản của các ngân hàng thương mại là thực hiện các hoạt động tín dụng và đầu tư Đây là các hoạt động đem lại nguồn thu cho ngân hàng và bù đắp các chi phí trong hoạt động.

Hoạt động tín dụng : hiện nay vẫn là một trong những hoạt động cơ bản, truyền thống và đóng vai trò quan trọng nhất trong các hoạt động tạo ra thu nhập của ngân hàng thương mại (hoạt động này thường chiếm 60%-80% tài sản của ngân hàng) Mặc dù, hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu cho các NHTM, quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, tuy nhiên nó cũng chứa đựng nhiều rủi ro (rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro chính trị và rủi ro đạo đức) khi những rủi ro này xảy ra sẽ gây ảnh hưởng lớn đến ngân hàng vì phần lớn vốn của ngân hàng là được huy động từ nền kinh tế.

Hoạt động đầu tư : để đa dạng hóa việc sử dụng nguồn vốn, giảm rủi ro trong hoạt động, tăng thu nhập và hỗ trợ thanh khoản khi cần thiết, ngoài hoạt động tín dụng các ngân hàng thương mại còn thực hiện các hoạt đầu tư như: hoạt động đầu tư gián tiếp (các hoạt động đầu tư trên thị trường chứng khoán thông qua việc mua bán các chứng khoán do chính phủ, công ty phát hành), hoặc các hoạt động đầu tư trực tiếp (góp vốn vào các doanh nghiệp, các công ty tài chính )

Hoạt động khác : Cùng với sự phát triển kinh tế, các hoạt động cung cấp dịch vụ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc đa dạng hóa các hoạt động của ngân hàng,đồng thời cũng mang lại cho ngân hàng những khoản thu nhập không nhỏ Các hoạt động dịch vụ này bao gồm các hoạt động như dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, bảo lãnh,kinh doanh ngoại tệ, uỷ thác, đại lý, kinh doanh chứng khoán Ngoài ra, trước sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin, hiện nay các ngân hàng còn phát triển và cung cấp các dịch vụ mới như các dịch vụ thẻ, Internet Banking, Phonebanking cũng như phát triển mạnh các dịch vụ ngân hàng quốc tế.

HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 22

Theo Hoàng (2011) hiệu quả hoạt động của một tổ chức bao gồm hai phương diện: Thứ nhất là hiệu quả kinh tế nó phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực, vật lực của doanh nghiệp hay của xã hội để gặt hái được những kết quả cao nhất nhưng chi phí lại thấp nhất; Thứ hai là hiệu quả xã hội nó phản ảnh những lợi ích về mặt xã hội đạt được trong quá trình của hoạt động kinh doanh Đối với hai phương diện này thì hiệu quả kinh tế có tính quyết định.

Theo Minh (2004) thì "hiệu quả - efficiency" trong kinh tế được định nghĩa là

"mối tương quan giữa đầu vào các yếu tố khan hiếm với đầu ra hàng hóa và dịch vụ" và

"khái niệm hiệu quả được dùng để xem xét các tài nguyên được các thị trường phân phối tốt như thế nào" Như vậy, có thể hiểu hiệu quả là mức độ thành công mà các doanh nghiệp hoặc ngân hàng đạt được trong việc phân bổ các đầu vào có thể sử dụng và các đầu ra mà họ sản xuất, nhằm đáp ứng một mục tiêu nào đó Hiệu quả là “mối quan hệ tương quan giữa đầu vào các yếu tố khan hiếm và đầu ra hàng hóa, dịch vụ”.

2.2.1 Khái niệm hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại

Theo Breusch (1979) thì về bản chất ngân hàng thương mại cũng có thể được coi như một tập đoàn kinh doanh và hoạt động với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận với mức độ rủi ro cho phép Tuy nhiên, khả năng sinh lời là mục tiêu được các ngân hàng quan tâm hơn cả vì thu nhập cao sẽ giúp các ngân hàng có thể bảo toàn vốn, tăng khả năng mở rộng thị phần, thu hút vốn đầu tư và khả năng sinh lời cũng chính là yếu tố mà các NHTM đo lường cho HQKD của họ.

Theo Minh (2004) trong hoạt động của ngân hàng thương mại, theo lý thuyết hệ thống thì hiệu quả có thể được hiểu ở hai khía cạnh như sau: (1) Khả năng biến đổi các đầu vào thành các đầu ra hay khả năng sinh lời hoặc giảm thiếu chi phí để tăng khả năng cạnh tranh với các định chế tài chính khác (2) Xác suất hoạt động an toàn của ngân hàng Sự lành mạnh của hệ thống ngân hàng thương mại quan hệ chặt chẽ với sự ổn định và phát triển của nền kinh tế vì ngân hàng thương mại là tổ chức trung gian tài chính kết nối khu vực tiết kiệm với khu vực đầu tư của nền kinh tế Do đó sự biến động của nó sẽ ảnh hưởng rất mạnh đến các ngành kinh tế quốc dân khác.

Dựa trên các tóm tắt về khái niệm của hiệu quả thì phát triển khái niệm của hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại đó chính là mức độ hiệu quả của ngân hàng thương mại sử dụng các yếu tố đầu vào dựa trên việc sẽ trả chi phí cho các yếu tố này và sau đó thu được nguồn lợi từ các sản phẩm đầu ra của mình (Dờn, 2010) và theo Minh (2004) thì để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại có thể được chia làm hai nhóm đó là hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối.

2.2.2 Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM

Hiện nay có nhiều chỉ tiêu tài chính để đánh giá mức độ hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM, tuy nhiên theo Hoàng (2011) nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời thường được sử dụng một cách phổ biến để đo lường HQKD của NHTM.

Khả năng sinh lời được xem là một trong những chỉ tiêu phản ảnh tổng hợp tình hình kinh doanh cũng như khả năng tạo ra lợi nhuận và xem xét đến các yếu tố rủi ro đối với ngân hàng vì vậy thông qua chỉ tiêu này ngân hàng có thể đánh giá HQKD của mình một cách tổng quát Hai chỉ tiêu phổ biến để đo lường khả năng sinh lời là ROA, ROE để nghiên cứu.

• Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (ROA)

Tỷ lệ này được tính bằng tỷ số phần trăm của lợi nhuận sau thuế chia cho tổng tài sản bình quân của NHTM.

Chỉ tiêu này đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản của NHTM, nó thể hiện được hiệu quả quản lý cũng như ngân hàng đã sử dụng tài sản của mình để có thể tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận ROA càng cao thể hiện khả năng sinh lời của ngân hàng càng cao Nhưng có một số trường hợp ROA cao không hẳn từ việc NHTM khai thác hiệu quả sử dụng tài sản mà có thể do việc đầu tư thiếu hụt vào tài sản là cho giá trị tài sản

Tổng tài sản binh quấn x100 giảm xuống gây ra những ảnh hưởng đến hoạt động lâu dài sau này của ngân hàng.

• Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Chỉ tiêu này đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn chủ sở hữu Tỷ lệ này được tính bằng cách lấy lợi nhuận ròng chia cho vốn chủ sở hữu bình quân trong kì.

Von chủ sở hữu binh quằn

Chỉ tiêu này cho thấy quy mô lợi nhuận sau thuế được tạo ra từ mỗi đồng vốn đầu tư của các chủ sở hữu, từ đó phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của chủ sở hữu của ngân hàng hay lợi nhuận của các cổ đông được nhận được khi đầu tư vào ngân hàng Tỷ lệ này càng cao thì sức hấp dẫn cho các nhà đầu tư càng cao, vì nó chứng minh được việc ngân hàng sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông đầu tư Tuy nhiên, ROE càng cao không hẳn do ngân hàng đã sử dụng hiệu quả vốn chủ sở hữu mà do việc ngân hàng giảm tỷ trọng vốn chủ sở hữu và tăng tỷ trọng vốn vay khiến cho mẫu số của tỷ số ROE nó giảm xuống thì ROE sẽ tăng lên nhưng việc làm này sẽ khiến cho ngân hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro như rủi ro thanh toán, rủi ro vỡ nợ hay rủi ro phá sản cũng tăng theo nếu mất kiểm soát.

Trong nghiên cứu này, khóa luận chọn chỉ tiêu ROE để đại diện cho HQKD do nếu sử dụngROA để phân tích thì các tổ chức được thu thập số liệu phải có sự tương đồng về quy mô kinh doanh tại thời điểm lấy số liệu Mặt khác, đối với chỉ tiêu ROE sẽ có thể trực quan hơn việc các nhà đầu tư vào ngân hàng sẽ nhận được bao nhiêu đồng lời trên số vốn của mình bỏ ra.

CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM CÓ LIÊN QUAN

2.3.1 Các nghiên cứu trong nước Đình và Hạnh (2017) trong nghiên cứu về ảnh hưởng của đa dạng hóa thu nhập đến hiệu quả kinh doanh của các NHTM Việt Nam, nhóm tác giả đã tiến hành thu thập dữ liệu của 10 NHTM được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam từ 2007 – 2016 Nghiên cứu này nhóm tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và sử dụng phần mềm thống kê SPSS 23.0 để cho ra kết quả của mô hình hồi quy bình phương OLS Trong đó, ROA và ROE là biến phụ thuộc đại diện cho HQKD của NHTM và các biến đa dạng hóa thu nhập, quy mô ngân hàng, tỷ lệ giữa tiền gửi và nợ phải trả có tương quan dương với ROA, ROE Ngược lại, tỷ lệ

VCSH/tổng tài sản, sự tập trung tài sản của 3 ngân hàng lớn nhất, điểm Z của lĩnh vực ngân hàng có tương quan âm với ROA, ROE.

Theo Quốc và Thy (2020) trong nghiên cứu của mình về vấn đề hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Việt Nam khi có sự hiện diện của các NHTM có vốn đầu tư nước ngoài, trong công trình của mình nhóm tác giả đã tiến hành thu thập dữ liệu của 26 NHTM Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2009 – 2018 Nghiên cứu này sử dụng phương pháp định lượng và mô hình hồi quy theo phương pháp FGLS đã kết luận HQKD của các NHTM được đo lường qua chỉ tiêu ROE và các nhân tố số lượng ngân hàng nước ngoài, cổ phần của ngân hàng nước ngoài, nguồn vốn huy động từ khách hàng, dự phòng rủi ro cho vay có tương quan âm với HQKD của NHTM Việt Nam Ngược lại, thì các nhân tố mức độ an toàn vốn, tỷ lệ nợ cho vay trên tổng tài sản, thị trường cổ phiếu của ngân hàng có tương quan dương đến HQKD của NHTM Việt Nam.

Theo Hào và cộng sự (2020) trong nghiên cứu của mình về thu nhập ngoài lãi tác động đến HQKD của NHTM Việt Nam, nhóm tác giả đã thu thập số liệu của 23 NHTM niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam từ 2010 – 2018 Nghiên cứu này sử dụng phương pháp định lượng và kết quả của mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) để kết luận Trong đó, HQKD của NHTM Việt Nam nhóm tác giả sử dụng tiêu chí ROA, ROE để đo lường và các nhân tố nghiên cứu tác động đến ROA, ROE bao gồm nhóm thu nhập ngoài lãi (tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên thu nhập hoạt động, tỷ lệ phí và hoa hồng trên thu nhập hoạt động, tỷ lệ thu nhập từ ngoại hối trên thu nhập hoạt động, tỷ lệ thu nhập từ chứng khoán kinh doanh trên thu nhập hoạt động, tỷ lệ thu nhập từ đầu tư trên thu nhập hoạt động), quy mô ngân hàng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, hiệu quả quản lý chi phí của ngân hàng, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thu nhập ngoài lãi, quy mô ngân hàng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, có tương quan dương và hiệu quả chi phí có tương quan âm với ROA, ROE Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản không có tác động đến ROA, ROE.

Theo Tâm và cộng sự (2020) trong nghiên cứu của mình về tác động của hoạt động tái cấu trúc đến hiệu quả tài chính của NHTM Việt Nam, nhóm tác giả đã thu thập dữ liệu của 28 NHTM Việt Nam từ năm 2008 – 2018 Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và sử dụng phương pháp GMM để kết luận Trong nghiên cứu này để đo lường hiệu quả tài chính của các NHTM nhóm tác giả đã sử dụng chỉ tiêu ROA và ROE, trong đó các nhân được xác định để nghiên cứu tác động đến hiệu quả tài chính đó là tỷ lệ nợ, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ xấu, quy mô ngân hàng, tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP, tỷ lệ lạm phát và hoạt động tái cấu trúc theo hai giai đoạn là từ năm 2008 – 2011; từ năm 2012 –

2016 Kết quả cho thấy quy mô ngân hàng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (hệ số an toàn vốn), tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP có tương quan dương và tỷ lệ nợ; tỷ lệ nợ xấu; tỷ lệ lạm phát và hoạt động tái cấu trúc tương quan âm đến hiệu quả tài chính của NHTM Việt Nam.

2.3.2 Các nghiên cứu nước ngoài

Theo San và cộng sự (2013) trong nghiên cứu của mình về các nhân tố tác động đến lợi nhuận của các ngân hàng tại Malaysia giai đoạn 2003 – 2009, nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng và kết quả của mô hình tác động cố định FEM, mô hình tác động ngẫu nhiên REM để kết luận Nhóm tác giả đã sử dụng ba chỉ tiêu đo lường lợi nhuận của ngân hàng đó là ROA, ROE, NIM cùng với các biến độc lập để tạo ra mô hình nghiên cứu Trong ba biến giải thích trên thì ROA được xem là phù hợp nhất để lý giải về khả năng sinh lời của ngân hàng và trong đó tỷ lệ vốn chủ sở hữu/trên tổng tài sản, tính thanh khoản, quy mô ngân hàng có tương quan đồng biến với lợi nhuận Ngược lại thì tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, tỷ lệ chi phí trên tổng thu nhập lại có mối quan hệ nghịch biến với lợi nhuận, đồng thời các biến số thuộc yếu tố kinh tế vĩ mô như lạm phát , tốc độ tăng trưởng GDP không có ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng.

Theo Islam và Nishiyama (2016) trong nghiên cứu của mình về các nhân tố quyết định tỷ suất lợi nhuận ròng (NIM) của ngân hàng tại 04 quốc gia Nam Á (Băng- la-đét, Ấn Độ, Nê- pan và Pa-ki-xtan) Nghiên cứu định lượng này sử dụng dữ liệu bảng của 230 ngân hàng với phương pháp nghiên cứu là mô hình hồi quy tác động cố định (FEM) trong giai đoạn năm 1997-2012 Nghiên cứu chỉ ra rằng, tỷ lệ thanh khoản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, dự trữ bắt buộc và chi phí hoạt động trên tổng tỷ lệ tài sản ảnh hưởng tích cực đến tỷ suất lợi nhuận ròng Ngược lại, quy mô ngân hàng tương đối, mức độ tập trung của thị trường và tăng trưởng kinh tế ảnh hưởng ngược chiều với tỷ suất lợi nhuận ròng.

Theo Arjeta và Miranda (2018) trong nghiên cứu của mình về mối quan hệ giữa quản lý rủi ro và HQKD của các NHTM thuộc hiệp hội ngân hàng Albania, nhóm tác giả đã sử dụng dữ liệu của các NHTM thuộc hiệp hội này trong thời gian 7 năm từ 2008 – 2015, nghiên này sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và dùng phần mềm thống kê SPSS cùng kết quả mô hình hồi quy bình phương OLS để kết luận biến phụ thuộc đại diện cho HQKD của NHTM tạiAlbanian đó là ROE, ROA trong đó dự phòng rủi ro tín dụng có tương quan âm và hệ số an toàn vốn có tương quan dương với ROE, ROA.

Theo Eissa và cộng sự (2018) trong nghiên cứu của mình về các yếu tố vi mô và vĩ mô tác động đến khả năng sinh lời của các NHTM Ấn Độ, nhóm tác giả đã sử dụng dữ liệu của 69 NHTM tại Ấn Độ trong 10 năm từ năm 2008 – 2017, nghiên này đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và kết quả của mô hình hồi quy OLS, FEM, REM để kết luận các nhân tố tác động khả năng sinh lời Trong đó khả năng sinh lời được đo lường qua ROA, ROE, NIM và các biến độc lập bao gồm logarit tổng tài sản ngân hàng, hệ số an toàn vốn, tỷ lệ tài sản thanh khoản, tỷ lệ thanh khoản, tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản, tỷ lệ tài sản quản lý, hiệu quả hoạt động, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng, số lượng chi nhánh, tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP, tỷ lệ làm phát, tỷ giá hối đoái, lãi suất cho vay Trong đó logarit tổng tài sản, tỷ lệ tài sản thanh khoản, tỷ lệ tài sản quản lý có tương quan dương với ROA, ROE, NIM và ngược lại tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ làm phát, tỷ giá hối đoái, lãi suất cho vay có tương quan âm đến ROA, ROE, NIM Các biến còn lại không có ý nghĩa thống kê.

Theo Muhindi và Domnic (2018) trong nghiên cứu của mình về quy mô ngân hàng tác động đến hiệu quả tài chính của các NHTM tại Kenya, nhóm tác giả đã sử dụng số liệu thu thập của 42 NHTM tại Kenya trong giai đoạn từ 2012 – 2016 và sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng cùng với kết quả mô hình hồi quy OLS để kết luận Trong đó quy mô ngân hàng bao gồm các nhân tố quy mô tài sản, số lượng chi nhánh, vốn chủ sở hữu, giá trị sổ sách của các khoản cho vay có tương quan dương với hiệu quả tài chính của ngân hàng được đo lường thông qua ROA.

Theo Yalemselam (2019) trong nghiên cứu của mình về các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của các NHTM tại quốc gia Ethiopian, tác giả đã sử dụng số liệu thu thập của các NHTM tại quốc gia này trong 10 năm từ 2008 – 2017 và sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng cùng với kết quả mô hình hồi quy tác động cố định (FEM) để kết luận các nhân tố cũng như mức độ tác động của chúng đếnHQKD của các NHTM Trong đó, biến phụ thuộc đo lường cho HQKD của các NHTM đó là ROA và các biến mức độ an toàn vốn, quy mô ngân hàng có tương quan dương với HQKD của NHTM, ngược lại các nhân tố hiệu quả hoạt động, rủi ro thanh khoản, tỷ giá hối đoái có tương quan âm với HQKD của NHTM tại Ethiopian.

Theo Tadesse và Enyew (2019) trong nghiên cứu của mình về các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của các NHTM tại Ethiopian, tác giả đã sử dụng số liệu thu thập từ

18 NHTM từ quốc gia này từ năm 2007 – 2016 và sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng cùng với kết quả của mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên (REM) để kết luận các nhân tố tác động đến HQKD của các NHTM Trong đó, để đo lường HQKD của các NHTM nhóm tác giả sử dụng chỉ tiêu ROA và các nhân tố sau được nghiên cứu tác động của chúng đến ROA bao gồm quy mô ngân hàng, tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ dự phòng rủi ro, tỷ lệ đòn bẩy tài chính, tỷ lệ thanh khoản, tỷ lệ chi phí trên thu nhập, tỷ lệ sở hữu của ngân hàng, tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ cho vay Kết quả cho rằng tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ thanh khoản, tỷ lệ đòn bẩy tài chính, tỷ lệ sở hữu ngân hàng có tương quan dương với ROA Ngược lại, tỷ lệ dự phòng rủi ro, tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát và lãi suất cho vay có tương quan âm với ROA.

Theo Osama và Anwar (2020) trong nghiên cứu của mình về HQKD của NHTM tại Jordan giai đoạn từ 2005 – 2009, nhóm tác giả đã thu thập dữ liệu từ 21 NHTM tại Jordan từ

2008 – 2018 Nghiên cứu này sử dụng phương pháp định lượng, sử dụng kết quả của mô hình tác động ngẫu nhiên REM và mô hình tác động cố định FEM để kết luận kết quả nghiên cứu của mình Trong đó, HQKD của NHTM được nhóm tác giả đo lường thông qua tiêu chí ROA, ROE, các nhân tố tác động được xem xét đến đó là tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất cho vay, hiệu quả hoạt động, quy mô ngân hàng,hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả an toàn vốn, tỷ lệ thanh khoản, thu nhập ngoài lãi, tỷ lệ phủ sóng của ngân hàng trên thị trường.

MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN

Bảng 4.2: Ma trận tương quan của các biến độc lập

| ROE SIZE CEA ME LIQ LLR GDP CPI

Nguồn: Xử lý từ BCTC của các ngân hàng

Ma trận tương quan nhằm xác định sự tác động cũng như mức độ tác động của các biến độc lập theo từng cặp Điều này giúp ta thấy được các cặp biến độc lập nào có tương quan với nhau, tức là ảnh hưởng đến nhau trong mô hình hệ số tương quan giữa các biến có giá trị không cao, cao nhất là -0,4069, chuẩn so sánh theo Farrar và

Glauber (1967) là 0,8 vì vậy mô hình sẽ không có hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng.

KẾT QUẢ MÔ HÌNH HỒI QUY

4.3.1 Kết quả mô hình hồi quy với các mô hình

Tác giả đã tiến hành hồi quy dữ liệu bảng được thu thập với ba phương pháp ước lượng đó là Pooled OLS, REM và FEM để xác định mức độ ảnh hưởng của các biên độc lập đến biến phụ thuộc thông qua các hệ số ước lượng Kết quả hồi quy được tác giả tổng hợp vào bảng 4.3 cụ thể như sau:

Bảng 4.3: Tổng hợp kết quả hồi quy Pooled OLS, REM và FEM

Các nhân tố ảnh hưởng Mô hình Pooled OLS Mô hình FEM Mô hình REM

Nguồn: Kết quả tính toán từ STATA

4.3.2 Kiểm định sự phù hợp của mô hình tác động cố định FEM và mô hình tác động ngẫu nhiên REM Để tiến hành đo lường sự phù hợp giữa hai mô hình tác động cố định FEM và tác động ngẫu nhiên REM thì tác giả tiến hành kiểm định Hausman.

Bảng 4.4: Kết quả kiểm định sự phù hợp của mô hình FEM và REM

CPI -.2907217 -.286105 -.0046167 b = consistent under Ho and Ha; obtained from xtreg

B = inconsistent under Ha, efficient under Ho; obtained from xtreg Test: Ho: difference in coefficients not systematic chi2(7) = (b-B)'[(V_b-V_B)^(-1)](b-B)

Nguồn: Kết quả tính toán từ STATA

Tác giả đặt giả thuyết kiểm định:

Giả thuyết H0: Không có tương quan giữa các biến độc lập và phần dư có nghĩa là mô hình

Giả thuyết H1: Có tương quan giữa các biến các biến độc lập và phần dư có nghĩa là mô hình FEM phù hợp.

Theo kết quả kiểm định Hausman tại bảng 4.4 thì giá trị Prob>chi2 = 0,1863 lớn hơn 0.05 vì vậy chấp nhận giả thuyết giả thuyết H0, bác bỏ giả thuyết H1 điều này đồng nghĩa sẽ là mô hình REM là mô hình phù hợp nghiên cứu hơn và chọn mô hình nghiên cứu chính thức của nghiên cứu để thảo luận kết quả.

4.3.3 Kết quả kiểm định khuyết tật của mô hình tác động ngẫu nhiên REM

4.3.3.1 Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi

Bảng 4.5: Kết quả kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi

Lagrangian multiplie r te st for random effects

Nguồn: Kết quả tính toán từ STATA

Ta đặt cặp giả thuyết:

Giả thuyết H0: Mô hình tác động ngẫu nhiên REM không xảy ra phương sai thay đổi. Giả thuyết H1: Mô hình tác động ngẫu nhiên REM xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi.

Theo kết quả bảng 4.5 thì Prob>chi2 = 0,000 bé hơn 0,05 vì vậy ta bác bỏ giả thuyết H0 chấp nhận giả thuyết H1 điều này có nghĩa là xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi trong mô hình tác động ngẫu nhiên REM.

4.3.3.2 Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan

Bảng 4.6: Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan

Wooldridge test for autocorrelation in panel data H0: no first-order autocorrelation

Nguồn: Kết quả tính toán từ STATA

Ta đặt cặp giả thuyết:

Giả thuyết H0: Mô hình tác động ngẫu nhiên REM không xảy ra tự tương quan.

Giả thuyết H1: Mô hình tác động ngẫu nhiên REM xảy ra hiện tượng tự tương quan.

Theo kết quả bảng 4.6 thì Prob>chi2 = 0,1460 cao hơn 0.05 vì vậy ta bác bỏ giả thuyết H1 chấp nhận giả thuyết H0 điều này có nghĩa là không có xảy ra hiện tượng tự tương quan trong mô hình tác động ngẫu nhiên REM.

4.3.3.3 Khắc phục các khuyết tật mô hình tác động ngẫu nhiên REM

Sau các kiểm định bên trên thì mô hình tác động ngẫu nhiên REM đang bị các khuyết tật đó là phương sai thay đổi Vì vậy, tác giả tiến hành sử dụng phương pháp FGLS để khắc phụ các khuyết tật này để đưa ra kết quả cuối cùng của mô hình để tiến hành thảo luận và kết luận vấn đề nghiên cứu.

Bảng 4.7: Kết quả ước lượng mô hình REM sau khi khắc phục các khuyết tật mô hình

Hệ số hồi quy Sai số chuẩn Giá trị P-value

Nguồn: Kết quả tính toán từ STATA

Với biến phụ thuộc là ROE sau khi sử dụng GTLS để khắc phục hiện tượng tự tương quan và phương sai sai số thay đổi, mô hình có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 1% (doProb =0.0000) nên mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên REM với biến phụ thuộcROE được xây dựng là phù hợp.

THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Dựa trên kết quả bảng 4.7 ta thấy rằng mô hình REM với biến phụ thuộc làROE; sau khi đã khắc phục các khuyết tật mô hình thì kết quả cuối cùng cho thấy tất cả các biến SIZE; CEA; ME; LIQ; LLR; GDP; CPI có giá trị P-value thấp hơn 5% từ có ý nghĩa thống kê trong mô hình này Kết quả tổng hợp các nhân tố tác động đến HQKD của ngân hàng thương mại được liệt kê dưới bảng sau:

Bảng 4.8: Tóm tắt kết quả nghiên cứu và các biến độc lập của mô hình

Mô hình REM với biến phụ thuộc là ROE

Giả thuyết Kết quả Ảnh hưởng Ảnh hưởng Mức ý nghĩa

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Dựa trên kết quả Bảng 4.8 ta có thể lập được mô hình hồi quy như sau:

ROE = -0,5671 + 0,0629*SIZE+ β2*CEA+ β3*ME+ β4*LIQ+ β5*LLR+β6*GDP+ β7*CPISIZE it + 0,6977*SIZE+ β2*CEA+ β3*ME+ β4*LIQ+ β5*LLR+β6*GDP+ β7*CPICEA it – 0,0175*SIZE+ β2*CEA+ β3*ME+ β4*LIQ+ β5*LLR+β6*GDP+ β7*CPIME it + 0,1717*SIZE+ β2*CEA+ β3*ME+ β4*LIQ+ β5*LLR+β6*GDP+ β7*CPILIQ it - 2,6175*SIZE+ β2*CEA+ β3*ME+ β4*LIQ+ β5*LLR+β6*GDP+ β7*CPILLR it + 0,7481*SIZE+ β2*CEA+ β3*ME+ β4*LIQ+ β5*LLR+β6*GDP+ β7*CPIGDP t - 0,3915*SIZE+ β2*CEA+ β3*ME+ β4*LIQ+ β5*LLR+β6*GDP+ β7*CPICPI t (1)

Kết quả hồi quy và kiểm định cho thấy cả ba phương pháp ước lượng thông thường cho dữ liệu bảng bao gồm: Pooled OLS, REM và FEM đều không phù hợp đối với mô hình nghiên cứu của khóa luận do vi phạm các giả thuyết hồi quy như phương sai sai số thay đổi Để khắc phục các vi phạm này tác giả đã sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát khả thi GTLS, kết quả của mô hình hồi FGLS sẽ được sử dụng để thảo luận và phân tích các nhân tố tác động đến HQKD của ngân hàng thương mại Đối với mô hình hồi quy biến phụ thuộc là ROE thì hệ số xác định

R-squared là 45,42% có nghĩa là các biến độc lập có ý nghĩa thống kê trong mô hình giải thích được 45,42% sự biến thiên của ROE Trong cả hai mô hình hồi quy (1) thì các biến SIZE; CEA; ME; CPI; LIQ có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1%, còn lại hai biến LLR; GDP có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%.

Dựa vào mô hình (1) cùng với hệ số bê ta đại diện cho mức độ tác động của các nhân tố trong mô hình đến ROE ta có thể nhận xét như sau:

• Đối với quy mô ngân hàng (SIZE)

Nếu quy mô ngân hàng tăng 1 đơn vị thì tác động làm cho ROE tăng 0,0629 đơn vị, hệ số bê ta đều dương có nghĩa là quy mô ngân hàng có tương quan dương với HQKD của NHTMCP Việt Nam Điều này đồng nghĩa với việc quy mô ngân hàng càng lớn mạnh thì tác động tích cực làm gia tăng HQKD của NHTMCP Việt Nam NHTMCP Việt Nam có quy mô lớn thì điều kiện hoạt động ngày càng thuận lợi về gia tăng thị phần, địa bàn hoạt động hay danh tiếng tạo được lòng tin cho khách hàng nên gia tăng lợi nhuận dễ dàng hơn theo Đình và Hạnh (2017); Hào và cộng sự (2020); Tâm và cộng sự (2020); Eissa và cộng sự (2018); Muhindi và Domnic (2018) Kết quả này phù hợp với giả thuyết H1 đặt ra của mô hình nghiên cứu và nó cũng là kết quả của Osama và Anwar (2020) các ngân hàng thương mại sẽ tận dụng lợi thế về quy mô to lớn của mình để bành trường hình ảnh, sức ảnh hưởng, địa bàn hoạt động để có thêm nhiều cơ hội kinh doanh tạo ra được nhiều lợi nhuận hơn cho mình từ đó làm gia tăng HQKD NHTMCP Việt Nam Vì vậy, giả thuyết H1 được chấp nhận.

• Đối với tỷ lệ an toàn vốn (CEA)

Nếu tỷ lệ an toàn vốn tăng 1 đơn vị thì tác động làm cho ROE tăng 0,6977 đơn vị đơn vị, hệ số bê ta đều dương điều này có nghĩa là tỷ lệ an toàn vốn có tương quan dương với đối với HQKD của ngân hàng thương mại Điều này đồng nghĩa với việc tỷ lệ an toàn vốn càng được phát huy tốt sẽ làm gia tăng HQKD của NHTMCP Vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại càng được gia tăng thì ngân hàng giảm bớt được áp lực thanh toán các khoản chi phí thì gia tăng được HQKD của mình tốt hơn đây cũng chính là kết quả của nhóm các tác giả Quốc và Thy (2020); Hào và cộng sự (2020); Tâm và cộng sự (2020); San và cộng sự (2013); Islam và Nishiyama (2016); Arjeta và Miranda (2018); Yalemselam (2019); Tadesse và Enyew (2019) Vì vậy, giả thuyết H2 được chấp nhận.

• Đối với hiệu quả quản lý (ME)

Nếu hiệu quả quản lý cụ thể là chi phí quản lý tăng 1 đơn vị thì ROE giảm 0,0175 đơn vị Hệ số bê ta đều âm điều này có nghĩa là hiệu quả quản lý hay việc chi phí quản lý có tương quan âm với HQKD Điều này đồng nghĩa nếu việc quản lý chi phí làm không tốt sẽ làm giảm HQKD của NHTMCP Việt Nam Chi phí trong quá trình vận hành và quản lý luôn là khoản chi phí rất lớn của ngân hàng thương mại vì vậy nếu tiết kiệm được thì mới làm gia tăng HQKD ngược lại thì sẽ làm giảm HQKD của các NHTMCP Việt Nam Nhân tố này được đo lường bằng công thức tổng chi phí/tổng thu nhập nên ta thấy sự ngược chiều của hai nhân tố chi phí và thu nhập vì thế nếu ngân hàng thương mại tiết kiệm được càng nhiều chi phí thì HQKD mới được gia tăng theo Hào và cộng sự (2020); San và cộng sự (2013); Yalemselam

(2019) Vì vậy giả thuyết H3 được chấp nhận.

• Đối với tỷ lệ thanh khoản (LIQ)

Nếu tỷ lệ thanh khoản tăng 1 đơn vị thì ROE tăng 0,1717 đơn vị Hệ số bê ta đều dương điều này có nghĩa là tỷ lệ thanh khoản có tương quan dương với HQKD Điều này đồng nghĩa với việc tỷ lệ thanh khoản được duy trì tốt thì làm gia tăng HQKD của NHTMCP Việt Nam Thanh khoản ngân hàng tốt thì có thể ứng phó với các rủi ro bất ngờ ập đến đối với ngân hàng tạo ra lợi thế tốt cho HQKD của NHTMCP Việt Nam gia tăng và không bị đe dọa bởi những rủi ro không lường trước được, kết quả này tương đồng với nghiên cứu của San và cộng sự (2013); Islam và Nishiyama (2016); Eissa và cộng sự (2018); Tadesse và Enyew (2019); Osama và Anwar (2020) Vì vậy, giả thuyết H4 được chấp nhận.

• Đối với tỷ lệ dự phòng tín dụng (LLR)

Tỷ lệ dự phòng tín dụng tăng 1 đơn vị thì ROE giảm 2,6175 đơn vị, hệ số bê ta đều âm điều này có nghĩa là tỷ lệ dự phòng tín dụng có tương quan âm đến HQKD của NHTMCP Việt Nam Điều này đồng nghĩa với việc nếu tỷ lệ dự phòng tín dụng càng tăng thì HQKD của NHTMCP Việt Nam càng giảm Khi ngân hàng thương mại trích lập dự phòng tăng đồng nghĩa đây được xem là chi phí sẽ làm giảm đi lợi nhuận của ngân hàng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến HQKD của NHTMCP Việt Nam theo Quốc và Thy (2020); Arjeta và Miranda (2018); Chất lượng tín dụng hay chất lượng các khoản cho vay thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn nó tác động trực tiếp đến hoạt động của ngân hàng Tỷ lệ nợ quá hạn hay nợ xấu càng cao thì ngân hàng có nguy cơ đối diện với tổn thất càng cao và lợi nhuận của ngân hàng cũng từ đó mà giảm xuống, vì vậy để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra thì các ngân hàng thường trích lập dự phòng và tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng, chỉ số này càng cao thì chứng tỏ các khoản tín dụng của ngân hàng đang có chất lượng kém và khả năng thu hồi kém làm cho lợi nhuận ngân hàng thương mại giảm và HQKD suy giảm theo, đây cũng chính là kết quả của nhóm tác giả Eissa và cộng sự (2018); Tadesse và Enyew

(2019); San và cộng sự (2013) Vì vậy Vì vậy, giả thuyết H5 được chấp nhận.

• Đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP)

Nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng 1 đơn vị thì ROE tăng 0,7481 đơn vị, hệ số bê ta đều dương điều này có nghĩa là tốc độ tăng trưởng kinh tế tương quan dương đến HQKD củaNHTMCP Việt Nam Điều này đồng nghĩa với việc nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế càng tăng thì HQKD của NHTMCP Việt Nam càng tăng Môi trường kinh tế xã hội ngày càng phát triển thì các ngành nghề đều phát triển trong đó ngân hàng thương mại được xem là trung gian tài chính cũng sẽ là cơ sở phát triển tạo đòn bẩy cho các ngành khác từ đó HQKD của NHTMCP Việt Nam cũng được nâng cao theo Tâm và cộng sự (2020); Eissa và cộng sự (2018); Tadesse và Enyew (2019); Osama và Anwar (2020) Vì vậy, chấp nhận giả thuyết H6.

• Đối với tỷ lệ lạm phát (CPI)

Nếu tỷ lệ lạm phát tăng 1 đơn vị thì ROE giảm 0,3915 đơn vị, hệ số bê ta đều âm điều này có nghĩa là tỷ lệ lạm phát tương quan âm đến HQKD của NHTMCP Việt Nam Điều này đồng nghĩa với việc nếu tỷ lệ lạm phát càng tăng thì HQKD của NHTMCP Việt Nam càng giảm Môi trường kinh tế có lạm phát làm cho sức mua của đông tiền kém đi, giá cả của các nguyên liệu sản xuất tăng làm giá cả hàng hóa tăng vì vậy mà ảnh hưởng đến tiêu thụ nên làm cho việc trả nợ ngân hàng của khách hàng trở nên khó khăn, vì vậy mà HQKD của các NHTMCP Việt Nam giảm sút theo Tâm và cộng sự (2020); Eissa và cộng sự(2018); Tadesse và Enyew (2019); Osama và Anwar (2020) Vì vậy, chấp nhận giả thuyếtH7.

Trong chương này tác giả đã tiến hành sử dụng số liệu thứ cấp thu thập được trên báo cáo tài chính để chạy ra kết quả thông qua phần mềm STATA Từ đó đưa ra được các kết luận liên quan đến thống kê mô tả mẫu; kết quả mô hình hồi quy Pooled OLS; tác động cố định FEM; tác động ngẫu nhiên REM Đồng thời, dùng các kiểm định để lựa chọn mô hình phù hợp và khắc phục các khuyết tật của mô hình được chọn.

Tác giả đã tiến hành so sánh các kết quả mình đạt được với các nghiên cứu trước để đưa ra kết luận cho các giả thuyết và định hướng cho các hàm ý chính sách ở chương sau.

Ngày đăng: 28/08/2023, 22:06

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Tóm tắt những nghiên cứu liên quan Tác - 1435 các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của các nhtm cp vn 2023
Bảng 2.1 Tóm tắt những nghiên cứu liên quan Tác (Trang 29)
Bảng 3.1: Bảng mô tả biến phụ thuộc - 1435 các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của các nhtm cp vn 2023
Bảng 3.1 Bảng mô tả biến phụ thuộc (Trang 40)
Bảng 3.3: Mô tả các giả thuyết về mối tương quan giữa các nhân tố và hiệu quả HĐKD của NHTM Việt Nam - 1435 các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của các nhtm cp vn 2023
Bảng 3.3 Mô tả các giả thuyết về mối tương quan giữa các nhân tố và hiệu quả HĐKD của NHTM Việt Nam (Trang 45)
Hình 3.1: Quy trình thực hiện nghiên cứu - 1435 các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của các nhtm cp vn 2023
Hình 3.1 Quy trình thực hiện nghiên cứu (Trang 46)
Bảng 4.1: Bảng thống kê mô tả Tên - 1435 các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của các nhtm cp vn 2023
Bảng 4.1 Bảng thống kê mô tả Tên (Trang 53)
Bảng 4.2: Ma trận tương quan của các biến độc lập - 1435 các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của các nhtm cp vn 2023
Bảng 4.2 Ma trận tương quan của các biến độc lập (Trang 54)
Bảng 4.4: Kết quả kiểm định sự phù hợp của mô hình FEM và REM - 1435 các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của các nhtm cp vn 2023
Bảng 4.4 Kết quả kiểm định sự phù hợp của mô hình FEM và REM (Trang 56)
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan - 1435 các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của các nhtm cp vn 2023
Bảng 4.6 Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan (Trang 57)
Bảng 4.7: Kết quả ước lượng mô hình REM sau khi khắc phục các khuyết tật mô hình - 1435 các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của các nhtm cp vn 2023
Bảng 4.7 Kết quả ước lượng mô hình REM sau khi khắc phục các khuyết tật mô hình (Trang 58)
Bảng 4.8: Tóm tắt kết quả nghiên cứu và các biến độc lập của mô hình - 1435 các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của các nhtm cp vn 2023
Bảng 4.8 Tóm tắt kết quả nghiên cứu và các biến độc lập của mô hình (Trang 59)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w