1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

1286 Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Nhtm Cp Vn 2023.Docx

67 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam
Tác giả Vũ Đức Hải
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Văn Tiến
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 147,91 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU (11)
    • 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI (11)
    • 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI (11)
      • 2.1. Mục tiêu chung (11)
      • 2.2. Mục tiêu cụ thể (11)
    • 3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU (12)
    • 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU (12)
      • 4.1. Đối tượng nghiên cứu (12)
      • 4.2. Phạm vi nghiên cứu (12)
    • 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (12)
      • 5.1. Dữ liệu (12)
      • 5.2. Phương pháp thực hiện nghiên cứu (13)
    • 6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (13)
    • 7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI (13)
    • 8. BỐ CỤC DỰ KIẾN CỦA KHÓA LUẬN (14)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU (16)
    • 2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (16)
      • 2.1.1 Khái niệm Ngân hàng Thương mại (16)
      • 2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại (16)
    • 2.2 CHỈ TIÊU ĐO LƯỜNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (18)
      • 2.2.1 Tỷ suất lợi nhuận/ Tài sản có (ROA – Return On Assets) (18)
      • 2.2.2 Tỷ suất lợi nhuận/vốn (ROE – Return On Equity) (19)
      • 2.2.3 Tỷ lệ thu nhập lãi ròng cận biên (Net Interest Margin – NIM) (19)
      • 2.2.4 Chênh lệch lãi suất bình quân (19)
      • 2.2.5 Tỷ lệ tài sản sinh lời (21)
    • 2.4 CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC VỀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC NHTM (23)
      • 2.4.1 Các nghiên cứu thực nghiệm ở nước ngoài (23)
      • 2.4.2 Các nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam (25)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (14)
    • 3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU (29)
    • 3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (31)
    • 3.4 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (0)
  • CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN NGHIÊN CỨU (14)
    • 4.1.1 Tình của ROA (0)
    • 4.1.2 Tỷ lệ giữa chi phí hoạt động và tổng thu nhập hoạt động (38)
    • 4.1.3 Tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu và tổng tài sản (39)
    • 4.1.4 Tình hình quy mô ngân hàng (40)
    • 4.1.5 Tình hình tỷ lệ nợ xấu (NPL) (40)
    • 4.1.6 Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi khách hàng (LDR) (42)
    • 4.2 Phân tích mô tả thống kê và ma trận tương quan (42)
      • 4.2.1 Thống kê mô tả (0)
      • 4.2.2 Phân tích tương quan giữa các biến (44)
    • 4.3 Kết quả hồi quy và các kiểm định đối với mô hình (46)
      • 4.3.1 Kết quả hồi quy của mô hình (46)
    • 4.4 Kết quả của bài nghiên cứu (49)
  • CHƯƠNG 5: Kết luận và kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao kết quả hoạt động (52)
    • 5.1 Kết luận (52)
    • 5.2 Kiến nghị (52)
      • 5.2.1 Quản trị an toàn vốn (52)
      • 5.2.2 Nâng cao quản lý cơ cấu chi phí (53)
      • 5.2.3 Xây dựng chiến lược, mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả quản lý (53)
    • 5.3 Hạn chế của đề tài (54)

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023 VŨ ĐỨC HẢI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG[.]

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trong các nền kinh tế hiện đại ngày nay ngành ngân hàng đóng một vai trò hết sức quan trọng, then chốt trong việc ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế Vì vậy, các Ngân hàng Thương mại (NHTM) đóng vai trò dẫn dắt nền kinh tế đất nước, do đó thuật ngữ “NHTM” đã trở nên phổ biến và không còn xa lạ với tất cả mọi người Bản chất của NHTM được hiểu là Peter, S.Rose, (2004) cho rằng “NHTM là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán” Vì vậy, thông qua việc tìm hiểu và xác định các nhân tố nào có ảnh hưởng đến kết quả HĐKD sẽ hỗ trợ các NHTM tìm ra giải pháp để nâng cao kết quả HĐKD của ngân hàng Từ đó, việc phân tích, đánh giá kết quả HĐKD của các ngân hàng là quan trọng và ý nghĩa trong việc các nhà quản trị hoạch định các chính sách, cải thiện hệ thống tổ chức quản lí để vừa hạn chế, ngăn ngừa các rủi ro trong quá trình kinh doanh, vừa thu được lợi nhuận cao để mở rộng, phát triển các ngân hàng hoạt động kinh doanh một cách có hiệu quả hơn và đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế Xuất phát từ sự cần thiết thực tiễn và nhận thấy kết quả HĐKD của các ngân hàng thương mại có tác động tích cực đến sự phát triển của nền kinh tế Chính vì vậy,nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” là cần thiết thực trong giai đoạn hiện nay

MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

Khóa luận được thực hiện nhằm xác định các nhân tố tác động đến kết quả kinh doanh của các Ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn 2017–2021 để các Ngân hàng TMCP có những chính sách phù hợp nhằm nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh.

^ Tìm kiếm các yếu tố tác động đến kết quả hoạt động của các Ngân hàng thương

2 mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2017–2021.

^ Đo lường mức độ ảnh hưởng của nhân tố đến kết quả hoạt động của các Ngân hàng TMCP tại Việt Nam trong giai đoạn 2017–2021.

^ Đưa ra một số hàm ý quản trị quản trị nhằm nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

/ Các nhân tố nào ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam giai đoạn 2017–2021?

/ Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2017–2021?

^ Những khuyến nghị quản trị, giải pháp nào cần được đưa ra nhằm nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng TMCP Việt Nam?

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Các nhân tố tác động đến kết quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam.

Mẫu nghiên cứu bao gồm 27 Ngân hàng Thương mại Cổ phần (TMCP) tại Việt Nam, đều đã được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh (HSX), sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và sở giao dịch chứng khoán UpCom, và có báo cáo tài chính được kiểm toán minh bạch và đầy đủ số liệu để phục vụ cho nghiên cứu kết quả lợi nhuận của các Ngân hàng TMCP này.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Dữ liệu cho nghiên cứu này được tổng hợp từ báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của 27 Ngân hàng Thương mại Cổ phần (TMCP) tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2021 được xác minh qua các cơ quan Ngoài ra dữ liệu còn được thu nhập từ website của các Ngân hàng thương mại cổ phần được đưa vào nghiên cứu, từ FiinPro, Tổng cục thống kê, Bộ tài chính,…

5.2 Phương pháp thực hiện nghiên cứu

Các phương pháp thực hiện nghiên cứu định lượng bao gồm thống kê ,mô tả, phân tích sự tương quan và phương pháp hồi quy được sử dụng trong khóa luận.

Mô hình hồi quy các tác động cố định (Fixed Effects Model - FEM) và mô hình hồi quy các tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model - REM) được sử dụng để ước lượng chiều hướng tác động giữa các biến số trong phân tích đa biến Trong đó, FEM giả định rằng tất cả các nhóm đối tượng có tác động cố định không thay đổi qua thời gian, trong khi REM giả định rằng tác động của các đối tượng là ngẫu nhiên và phân phối đồng nhất.

Mô hình OLS (Ordinary Least Squares Regression - hồi quy bình phương thông thường nhỏ nhất) là một phương pháp phổ biến để ước lượng mô hình hồi quy đơn giản, trong đó tối thiểu hóa sai số bình phương giữa các giá trị dữ liệu quan sát và các giá trị dự đoán.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Nội dung của khóa luận bao gồm:

Hệ thống cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước về tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng TMCP tại Việt Nam giai đoạn 2017–2021.

Phân tích thực trạng, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng TMCP Việt Nam. Đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của cácNgân hàng TMCP Việt Nam trong thời gian tới.

ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

Bài luận này nhằm mục đích giải thích các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng Thương mại Cổ phần (TMCP) tại Việt Nam.

Mô hình đã được xây dựng và đưa ra kết quả có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn, từ đó có thể đưa ra các giải pháp và khuyến nghị cho các nhà quản lí trong ngành ngân hàng Việt Nam.

BỐ CỤC DỰ KIẾN CỦA KHÓA LUẬN

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài tiếp theo là :Mục Tiêu nghiên cứu sau đó câu hỏi nghiên cứu Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Phương pháp và nội dung nghiên cứu Đóng góp của đề tài.

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM VÀ CÁC BÀI NGHIÊN CỨU ĐI TRƯ

Các cơ sở lý thuyết về hoạt động kinh doanh ngân hàng, Các biến trong mô hình, tài liệu tham khảo trong và ngoài nước

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương này trình cách chọn lọc số liệu , quy trình nghiên cứu và xây dựng mô hình hồi quy

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trong chương này trình bày các kết quả phân tích dữ liệu: mô tả mẫu nghiên cứu, kết quả nghiên cứu phân tích tác động và mức độ ảnh hưởng của các nhân tổ trong mô hình Cuối cùng là thảo luận và đưa ra kết quả

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ Kiến nghị

Chỉ ra các kết luận kiến nghị cũng như các mặt hạn chế của bài luận và đóng góp gì cho nghiên cứu sau này.

Chương 1 đã trình bày khái quát về tình hình kinh tế của Việt Nam và các nghiên cứu trước đó về chủ đề này Từ đó, việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng là rất cần thiết.

Ngoài ra, chương này cũng giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu, bao gồm lý do chọn đề tài, mục tiêu, đối tượng, phạm vi, dữ liệu và phương pháp nghiên cứu Đồng thời, cũng trình bày ý nghĩa đóng góp của bài nghiên cứu

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.1.1 Khái niệm Ngân hàng Thương mại

Trong các nền kinh tế hiện đại ngày nay ngành ngân hàng đóng một vai trò hết sức quan trọng, then chốt trong việc ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế Vì vậy, các ngân hàng thương mại (NHTM) đóng vai trò dẫn dắt nền kinh tế đất nước, do đó thuật ngữ “NHTM” đã trở nên phổ biến và không còn xa lạ với tất cả mọi người Bản chất của NHTM được hiểu là: “NHTM là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán” (Peter S.Rose, 2004, tr 7).

Ngân hàng thương mại có phần mềm (NHTM) là một loại ngân hàng giao dịch trực tiếp với các loại hình doanh nghiệp, được nghiên cứu để tìm hiểu tác động của các yếu tố đến hoạt động kinh doanh của chúng, tổ chức đoàn thể xã hội và cá nhân, bằng việc huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi hoạt kỳ, tiền gửi định kỳ, tiền phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, đồng thời sử dụng vốn huy động được để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương tiện thanh toán và cung ứng các dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng là khách hàng trong nền kinh tế NHTM cũng là loại định chế tài chính trung gian quan trọng nhất của nền kinh tế thị trường Nhờ hệ thống tài chính trung gian này mà các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội được huy động, tập trung lại, đồng thời sử dụng số vốn đó để cấp tín dụng cho các tổ chức kinh tế, cá nhân để phát triển kinh tế xã hội (Nguyễn Đăng Dờn và ctg, 2012)

2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại

Kết quả hoạt động kinh doanh là khái niệm được sử dụng phổ biến trong hầu hết các lĩnh vực như kinh tế, xã hội, kỹ thuật tùy vào mỗi góc độ mà kết quả hoạt động kinh doanh được hiểu theo các định nghĩa khác nhau.

Farrell (1975) cho rằng “kết quả phản ánh mối quan hệ giữa các yếu tố đầu ra thu được so với các yếu tố đầu vào đã được sử dụng để tạo ra yếu tố đầu ra đó Theo đó, kết quả chi phí hay kết quả kinh tế bao gồm hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ Hiệu quả kỹ thuật thể hiện khả năng đơn vị có thể sản xuất tối đa bao nhiêu đầu ra với đầu vào cho trước” Hiệu quả phân bổ đánh giá khả năng đơn vị sản xuất sử dụng các đầu vào theo tỉ lệ tối ưu khi đã biết giá của chúng.

Theo Nguyễn Đăng Dờn và ctg (2012) “hoạt động của ngân hàng thương mại là hoạt động kinh doanh Để hoạt động kinh doanh, các ngân hàng thương mại phải có vốn, phải tự chủ về tài chính; đặc biệt hoạt động kinh doanh cần đạt đến mục tiêu tài chính cuối cùng là lợi nhuận, hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại cũng không nằm ngoài xu hướng đó” Theo quan điểm truyền thống hiệu quả kinh tế của một quá trình được định nghĩa: “nó biểu hiện mối quan hệ tương quan giữa kết quả thu được và toàn bộ chi phí bỏ ra để có kết quả đó, phản ánh được chất lượng của hoạt động kinh tế đó”.

Kết quả hoạt động kinh doanh theo McMahon (1995) cho rằng “như một chỉ số được tính toán dựa trên các số liệu kế toán Nó đánh giá kết quả quá trình tạo ra các giá trị tối đa cho các cổ đông” Khi nghiên cứu về kết quả hoạt động của ngân hàng các nhà nghiên cứu phân tích, các nhà quản lý các cổ đông sẽ quan tâm đến kết quả hoạt động kinh doanh vì: “Mặc dù ngân hàng là một doanh nghiệp, nên mục đích sau cùng là hướng tới lợi nhuận, tuy nhiên hoạt động của các ngân hàng có ý nghĩa to lớn đối với nền kinh tế, đặc biệt, hoạt động cho vay/cấp tín dụng không chỉ đơn thuần vì lợi nhuận của riêng ngân hàng mà là quan trọng hơn nó được xem là đòn bẩy phát triển kinh tế” “So với các nghành kinh doanh khác, kinh doanh ngân hàng có mức độ tập trung rất cao Đặc trưng này thể hiện ở tất cả các quốc gia trên thế giới, không loại trừ Việt Nam Một ngân hàng hoạt động yếu kém, khả năng thanh khoản thấp cũng có thể trở thành gánh nặng cho nhiều tổ chức kinh tế và dân chúng trên địa bàn…” (Bùi Diệu Anh và ctg, 2013).

Tóm lại, kết quả HĐKD của ngân hàng thương mại là hoạt động ngân hàng kinh doanh tiền tệ và các dịch vụ khác cua ngân hàng thương mại Mục đích cuối cùng của các ngân hàng là vì lợi nhuận, nghĩa là các ngân hàng hoạt động kết quả là các ngân hàng hoạt động sinh lời, ổn định, an toàn.

CHỈ TIÊU ĐO LƯỜNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Theo Nguyễn Đăng Dờn và cộng sự (2010) để đánh giá chất lượng kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM, các chuyên gia phân tích thường sử dụng chỉ tiêu suất sinh lợi trên tổng tài sản ROA – Return on assets, suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu ROE – Return on Equity, hiệu suất sử dụng tài sản, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên NIM – Net Interest Margin, chênh lệch lãi suất bình quân và tỉ lệ tài sản sinh lời, được mô tả như sau:

2.2.1 Tỷ suất lợi nhuận/ Tài sản có (ROA – Return On Assets)

Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản là tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận thuần (Lợi nhuận sau thuế - Lợi nhuận ròng) so với tổng tài sản Có trung bình của một ngân hàng

Tài sản có bình quân

ROA (Return on Assets) là chỉ số thể hiện tỉ lệ lợi nhuận ròng được sinh ra bởi một đồng tài sản Nó cho thấy chất lượng của quản lý tài sản trong ngân hàng thương mại Tài sản có sinh lời càng lớn, càng có điều kiện để gia tăng các khoản thu nhập, đây cũng là biện pháp để gia tăng lợi nhuận ngân hàng Các ngân hàng có cùng quy mô tài sản, ngân hàng nào có tỷ suất ROA cao, chứng tỏ ngân hàng có chính sách kinh doanh và đầu tư hiệu quả ROA càng lớn cho thấy công tác quản trị tài sản có tốt và ngược lại Nếu ROA > 0 thì ngân hàng tạo ra lãi, vì vậy ROA càng cao thì ngân hàng hoạt động càng hiệu quả và ngược lại ROA còn được gọi là chỉ số phản ánh khả năng sinh lợi kinh tế - để có thể so sánh với nhau giữa các ngân hàng trong cùng một lĩnh vực.

2.2.2 Tỷ suất lợi nhuận/vốn (ROE – Return On Equity)

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn là tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận ròng so với vốn tự có bình quân của một ngân hàng.

ROE = Vốn tự có bình quân Lợi nhuận ròngx100% (2.2)

Chỉ số ROE thể hiện mức độ hiệu quả của ngân hàng trong việc tạo ra lợi nhuận trên mỗi đơn vị vốn chủ sở hữu Nó cho thấy khả năng sử dụng vốn của ngân hàng để tăng lợi nhuận Chính vì vậy mà ROE còn được gọi là chỉ số phản ánh khả năng sinh lời tài chính ROE là chỉ tiêu được dùng để đánh giá suất sinh lời tài chính, hệ số càng lớn khả năng sinh lời tài chính càng lớn Chính vì lí do đó, ROE được sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh các ngân hàng thương mại.

2.2.3 Tỷ lệ thu nhập lãi ròng cận biên (Net Interest Margin – NIM)

Tỷ lệ này còn gọi là tỷ lệ lãi ròng biên tế và được xác định theo công thức sau:

Thu nhập lãi-Chi phí lãi Tổng tài sản có sinh lãi

Tỷ lệ này giúp nhà quản trị thấy được khả năng sinh lời và dự báo khả năng sinh lời trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại, qua đó có thể điều chỉnh, kiểm soát chặt chẽ các loại tài sản có sinh lời Có thể nói NIM là một thước đo quan trọng của lợi nhuận ngân hàng.

2.2.4 Chênh lệch lãi suất bình quân Đây là chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động trung gian tín dụng của ngân hàng thương mại, tức là đánh giá hiệu quả của hoạt động huy động vốn và cho vay trong ngân hàng thương mại Chỉ tiêu này có thể so sánh để đo lường mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng trên thị trường tiền tệ

Chênh lệch lãi suất bình quân Tổng thu nhập lãi Tổng chi phí lãi

Tài sản có sinh lãi Tổng nguồn vốn phải trả lãi (2.4)

2.2.5 Tỷ lệ tài sản sinh lời

Tỷ lệ này đánh giá mức độ sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập trong ngân hàng cao hay thấp Tỷ lệ này càng cao, chứng tỏ mức độ sử dụng tài sản có càng tốt, kết quả hoạt động kinh doanh cũng càng cao.

1Tổng tài sản sinh lãi

Tỷ lệ tài sản bình quân = (2.5)

2.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM

Một ngân hàng muốn tồn tại và phát triển thì điều kiện tiên quyết đó là hoạt động phải có hiệu quả Ngân hàng muốn muốn hoạt động hiệu quả lại phụ thuộc vào yếu tố khác nhau Bài nghiên cứu đề cập tới hai nhóm nhân tố đó là nhóm nhân tố khách quan bên ngoài ngân hàng và nhóm nhân tố chủ quan bên trong ngân hàng.

Các nhân tố chủ quan của bài nghiên cứu chủ yếu là các chỉ số nội tại của ngân hàng, bao gồm: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA), Quy mô (Size), Hệ số chi phí hoạt động (CIR), Tỷ lệ nợ xấu (NPL), Tỷ lệ an toàn vốn (CAR), Tỷ lệ lạm phát (CPI) và Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi khách hàng (LDR).

❖ Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)

ROA là một tỷ lệ được tính bằng cách chia thu nhập ròng cho tổng tài sản. Chỉ tiêu này đo lường lợi nhuận thu được trên mỗi đồng tài sản và phản ánh mức độ sử dụng tài sản của ngân hàng để tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng Nếu ROA > 0 thì ngân hàng tạo ra lãi, vì vậy ROA càng cao thì ngân hàng hoạt động càng hiệu quả và ngược lại.

❖ Quy mô ngân hàng (BIEZ)

SIZZ thể hiện quy mô của các Ngân hàng TMCP, biến quy mô ngân hàng được nhiều học giả lựa chọn để đưa vào mô hình nghiên cứu, được đo lường bằng cách lấy Logarit tự nhiên của tổng tài sản Biến quy mô được kì vọng là có tác động

ROA tích cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Một ngân hàng có quy mô lớn sẽ có được lợi thế kinh tế trong hoạt động kinh doanh, từ đó hiệu quả hoạt động của ngân hàng sẽ tốt hơn.

SIZE = Log (Tổng tài sản)

❖ Hệ số chi phí hoạt động (CIR)

CIR cho biết một đồng thu nhập tạo ra thì cần bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí hoạt hoạt động Chỉ tiêu này tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng TMCP Ngân hàng sử dụng nhiều chi phí hoạt động thì sẽ làm giảm hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng và ngược lại.

Chi phí hoạt động Thu nhập hoạt động NP

❖ Tỷ lệ nợ xấu (NPL)

Nợ xấu ngân hàng sẽ làm ảnh hưởng xấu đến rất nhiều chủ thể Đầu tiên là bản thân các ngân hàng và khách hàng đi vay Việc không thu hồi được nợ, bao gồm cả gốc, lãi và các khoản phí, sẽ dẫn đến thiệt hại nguồn vốn của các Ngân hàng Thương mại Trong khi đó, các ngân hàng này vẫn phải tiếp tục chi trả tiền lãi cho nguồn vốn hoạt động, khiến lợi nhuận giảm sút Nếu lợi nhuận không đủ để đáp ứng các chi phí này, các ngân hàng sẽ phải dùng tài nguyên vốn tự có để bù đắp thiệt hại. Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng đến quy mô hoạt động của các Ngân hàng Thương mại

❖ Tỷ lệ an toàn vốn (CAR)

CAR tính toán khả năng sinh lời trên một đồng vốn chủ sở hữu tăng thêm từ đó đo lường mức độ an toàn vốn của một ngân hàng CAR nằm trong khung phân tích CAMELS đại diện cho chữ C (Capital Adequancy) đồng thời cũng là một trong

CIR NPL = Tỷ lệ nợ xấu

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

Bước 1: Chọn lọc lý thuyết nền của các nghiên cứu đi trước

Bước 2: Xậy mô hình và phương pháp nghiên cứu phù hợp

Bước 3: Phân tích tác động của trách nhiệm xã hội đến kết quả hoạt động kinh doanh ngân

Bước 5: Phân tích kết quả hồi quy và bàn luận về kết quả nghiên cứu

Bước 6: Gợi ý các ý nghĩa quản trị về mặt chinh sách và hạn chế của đề tài

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu

Trước khi tiến hành nghiên cứu, tác giả đã tiến hành lược khảo lý thuyết nền của các nghiên cứu trước có liên quan Dựa trên các nghiên cứu đó, tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu đưa ra lựa chọn phù hợp về phương pháp nghiên cứu Sau đó, đặt giả thuyết kì vọng cho từng biến và thu thập dữ liệu, sử dụng phần mềm Excel để xử lý dữ liệu và phần mềm Stata 15 để phân tích.

Cụ thể, tác giả đã tiến hành thống kê mô tả các biến trong mô hình, kiểm định tự tương quan và phương sai sai số thay đổi Tiếp theo, đã chạy mô hình hồi quy và thực hiện các kiểm định để chọn ra mô hình phù hợp nhất Cuối cùng, dựa trên kết quả của mô hình nghiên cứu đã xây dựng, thảo luận và đưa ra kết luận.

3.2 NGUỒN DỮ LIỆU VÀ MẪU NGHIÊN CỨU

Dữ liệu cho nghiên cứu này được tổng hợp từ báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của 27 ngân hàng TMCP Việt Nam trong giai đoạn 2017–2021 đã được kiểm toán. Ngoài ra dữ liệu còn được thu nhập từ website của các NHTMCP được đưa vào nghiên cứu, từ FiinPro, Tổng cục thống kê, Bộ tài chính,…

Cơ sở việc lựa chọn mẫu 27 NHTMCP như sau:

Bao gồm các NHTMCP trên lãnh thổ Việt Nam ngoại trừ các NHLD, CNNHNN đang hoạt động ở Việt Nam.

Các số liệu về BCTC, Báo cáo thường niên được công bố công khai trên các website trong thời gian 2017–2021.

Cuối cùng, bài nghiên cứu thu được mẫu nghiên cứu bao gồm 28 Ngân hàngTMCP đang hoạt động kinh doanh từ năm 2017 đến năm 2021 tại Việt Nam

MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

8 BỐ CỤC DỰ KIẾN CỦA KHÓA LUẬN

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài tiếp theo là :Mục Tiêu nghiên cứu sau đó câu hỏi nghiên cứu Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Phương pháp và nội dung nghiên cứu Đóng góp của đề tài.

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM VÀ CÁC BÀI NGHIÊN CỨU ĐI TRƯ

Các cơ sở lý thuyết về hoạt động kinh doanh ngân hàng, Các biến trong mô hình, tài liệu tham khảo trong và ngoài nước

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương này trình cách chọn lọc số liệu , quy trình nghiên cứu và xây dựng mô hình hồi quy

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN NGHIÊN CỨU

Tỷ lệ giữa chi phí hoạt động và tổng thu nhập hoạt động

Đồ thị 4 2: Tình hình CIR

Nguồn: Xử lí qua phần mềm excel

Bảng 4.2 cho thấy rằng chỉ số chi phí hoạt động giảm đều trong giai đoạn2017-2021 Khi tỉ lệ này càng thấp, điều này cho thấy ngân hàng hoạt động càng hiệu quả vì chi phí để tạo ra một đồng doanh thu sẽ ít hơn.Nhìn vào biểu đồ cho thấy vào năm 2021 có tỉ lệ này thấp nhất là 38.96% vào năm 2021 Điều này có thể giải thích rằng, việc giãn cách xã hội kéo dài ở nhiều địa phương đã khiến cho các hoạt động trực tiếp truyền thống giảm và quá trình chuyển đổi số ngày càng được cải thiện giúp thay thế hoạt động của con người đã giúp các ngân hàng có thể cắt giảm một số chi phí như chi lương, chi phí văn phòng, bảo hiểm, các khoản phí (điện,nước,…).

Tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu và tổng tài sản

Đồ thị 4 3: Tình hình CAR

Nguồn: Xử lí qua phần mềm excel

Năm 2017-2018 có sự tăng trưởng mạnh từ 10.74% lên 11.54%.Việc biến động là do mức tăng của tổng tài sản cao hơn mức tăng của vốn chủ sở hữu, khi tổng tài sản của các ngân hàng tăng là do dư nợ cho vay tăng lên Hiện tại, tỉ lệ an toàn vốn CAR được quy định của NHNN ở mức 9% Vào năm 2016 các ngân hàng

CAR đều phait tăng vốn điều lệ, các nhà phân tích nhận định rằng việc nâng vốn điều lệ để đảm bảo yêu cầu tỉ lệ này.

Tình hình quy mô ngân hàng

Đồ thị 4 4: Tình hình SIZE

Nguồn: Xử lí qua phần mềm excel

Theo đồ thị 4.4 cho thấy quy mô tổng tài sản của các NHTMCP có xu hướng tăng liên tục trong khoảng thời gian nghiên cứu từ năm 2017 đến năm 2021 Với quy mô thấp nhất là vào năm 2017 và quy mô cao nhất là năm 2021 Điều này có thể giải thích rằng do NHNN yêu cầu tăng vốn dẫn đến tăng quy mô tài sản của các ngân hàng và bên cạnh đó các NHTM cũng mong muốn mở rộng quy mô kinh doanh đưa các ngân hàng đến khắp các miền của tổ quốc

Tình hình tỷ lệ nợ xấu (NPL)

Đồ thị 4 5: Tình hình NPL

Nguồn: Xử lí qua phần mềm excel

Theo đồ thị 4.4 cho tỷ lệ nợ xấu NPL của các Ngân hàng TMCP có xu hướng giảm trong khoảng thời gian nghiên cứu từ năm 2017-2021 Với quy mô cao nhất là vào năm 2017 và quy mô thấp nhất là năm 2021 Điều này chứng tỏ cho vay hiệu quả Hoạt động tín dụng đạt kết quả cao, tăng khả năng thanh khoản, tăng hạn sự phát triển của hoạt động tín dụng, tăng lực cạnh tranh của ngân hàng với nhau.

Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi khách hàng (LDR)

Nguồn: Xử lí qua phần mềm excel

Theo đồ thị 4.5 cho thấy quy mô tổng tài sản của các NHTMCP có xu hướng tăng từ 89.07% vào năm 2017 tăng đến 94.22% vào năm 2019 và giảm và sau đó giảm còn 92.31% vào năm 2020 và cao nhất là 98,12% vào năm 2021 Tỷ lệ này tăng cao vào năm 2021 chứng tỏ ngân hàng đã cho vay nhiều hơn, việc này phù hợp với tình hình kinh tế chính trị lúc bấy giờ khi đại dịch covid đã diễn ra hơn một năm Nền kinh tế bị trì trệ chuỗi cung ứng bị cắt đứt chính vì thể để phục hồi các doanh nghiệp cũng như các cá nhân đã phải vay ngân hàng để phục vụ các hoạt động tài chính

Phân tích mô tả thống kê và ma trận tương quan

Bài nghiên cứu đã sử dụng mô hình nghiên cứu và mô tả khái quát các biến được sử dụng trong bài luận bằng cách phân tích giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất của các biến.……Tất cả các biến trong bảng đều có mẫu là 135 cho thấy bộ dữ liệu không bị thiếu sót.

Bảng 4.7:Thống kê mô tả các biến trong mô hình

Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất

Nguồn: Xử lí qua phần mềm Stata17

Kết quả trong bảng 4.7 cho thấy rằng hiệu quả kinh doanh được đại diện bởi biến ROA có giá trị trung bình là ngụ ý rằng các NHTMCP được phân tích trong mẫu nghiên cứu tạo ra được 1,01% lợi nhuận sau thuế so với tổng tài sản mà các ngân hàng đang nắm giữ Mức lợi nhuận này tương đối thấp so với tiềm năng các ngân hàng nhưng vẫn cao hơn một số ngân hàng

Quy mô của ngân hàng được đại diện bởi biến SIZE có giá trị trung bình là 5.3 tỷ đồng và độ lệch chuẩn là 42.57%, cho thấy sự không đồng đều về quy mô giữa các ngân hàng thương mại, và điều này đòi hỏi các ngân hàng phải ngày càng mở rộng quy mô hoạt động để cạnh tranh trong thị trường Biên độ giao động từ giá trị nhỏ nhất 4.3 tỷ đồng tới giá trị lớn nhất 6.24 tỷ đồng, cho thấy sự khác biệt lớn về quy mô giữa các ngân hàng trong bộ dữ liệu.

Biến tỉ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập CIR có giá trị trung bình là 0.4725, cho thấy rằng các ngân hàng TMCP trong mẫu nghiên cứu, trung bình chiếm 47.25% chi phí hoạt động so với thu nhập mà các ngân hàng đạt được Độ lệch chuẩn là 24.2%, cho thấy sự khác biệt lớn về hiệu quả chi phí hoạt động của các ngân hàng trong giai đoạn nghiên cứu.

Biến tỉ lệ xấu có giá trị trung bình 1.7% cho thấy rằng các NGÂN HÀNG TMCP trong mẫu nghiên cứu nhìn chung đang có tỷ lệ nợ xấu ở mức chấp nhận được Độ lệch chuẩn là 1% cho thấy tỷ lệ xấu được các ngân hàng đảm bảo ở mức tốt nhât không gây ảnh hưởng tới lợi nhuận của ngân hàng

Biến CAR đại diện cho hệ số an toàn vốn có giá trị trung bình là 11.15% với độ lệch chuẩn

2.9%, cho thấy rằng hệ thống ngân hàng TMCP nhìn chung đã đạt yêu cầu quy định về tỷ lệ an toàn vốn của NHNN Biên độ nằm trong khoảng từ 8% đến 16.8%.

Biến tỷ lệ lạm phát CPI có giá trị trung bình là 2.9% Mức này nằm ở mức chấp nhận được và dao động từ giá trị lớn nhất là 3.54% tới giá trị bé nhất là 1.84% Việt Nam là một trong những nước đang phát triển kinh tế, nhưng chỉ số CPI lại có giá trị tương đương với các quốc gia phát triển.

Biến LDR đại diện tỷ lệ cho vay trên tiền gửi khách hàng có giá trị trung bình là 93.11% với độ lệch chuẩn 14.67% đã chỉ ra rằng hệ thống ngân hàng TMCP nhìn chung đã hoạt động một cách hiệu quả

4.2.2 Phân tích tương quan giữa các biến:

Xem xét mức độ tương quan giữa các cặp biến trong mô hình để xem xu hướng ảnh hưởng của các biến độc lập tác động như thế nào với biến phụ thuộc , bên cạnh đó xem xét vấn đề đa cộng tuyến để loại bỏ những biến không phù hợp Kết quả bảng 4.8 phân tích sự tương quan giữa các biến như sau

Bảng 4.8 Ma trận tương quan giữa hoạt động kinh doanh và các biến

ROA SIZE CIR NPL LDR CPI

Nguồn: Xử lí qua phần mềm Stata17

Theo kết quả nhận được ở bảng 4.8 cho thấy, vấn đề tương quan biến phụ thuộc ROA: cho thấy hầu hết các biến có tương quan dương với hiệu quả HĐKD được đo lường bởi ROA Các biến CIR, NPL, CPI có chỉ số tương quan âm lần lượt là -0.6255, -0.1260, - 0.2211 đúng với hoạt động kinh doanh đúng với những gì trong giả thuyết

Về vấn đề đa cộng tuyến, bảng ma trận hệ số tương quan tuyến tính ở bảng 4.8 cho thấy hệ số tương quan không lớn, không có cặp biến nào có giá trị tương quan lớn hơn 0.7. Để tăng tính vững chắc cho vấn đề này bài nghiên cứu đã sử dụng hệ số VIF để kiểm tra.Kết quả kiểm định đa cộng tuyến được trình bày trong bảng 4.9.

Bảng 4.9 Kiểm tra sự đa cộng tuyến

Giá trị trung bình VIF

Nguồn: Xử lí qua phần mềm Stata17

Nhìn vào bảng 4.9 có thể thấy hệ VIF lớn nhất có giá trị là 1.84 và nhỏ nhất có giá trị là 1.15, giá trị trung bình chỉ ở mức 1.38 nhỏ hơn 10, không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến trong các phương trình nghiên cứu.

Kết quả hồi quy và các kiểm định đối với mô hình

4.3.1 Kết quả hồi quy của mô hình

Sau khi thực hiện hồi quy mô hình với biến phụ thuộc ROA theo các phương pháp Pooled OLS, FEM, REM thu được kết quả như bảng 4.10, sau đó có thể thực hiện hồi quy khác sau khi thực hiện các kiểm định nhằm lựa chọn mô hình phù hợp.

Bảng 4.10 Kết quả hồi quy bằng phương pháp: Pooled OLS, FEM và REM

Tên biến Pooled OLS FEM REM

Hệ số β P-Value Hệ số β P-Value

Kiểm định lựa chọn mô hình

Nguồn: Xử lí qua phần mềm Stata17

Kết luận: Kết quả trong việc lựa chọn mô hình phù hợp Pooled OLS và FEM: Bài nghiên cứu so sánh giữa hai mô hình Pooled và tác động cố định FEM bằng kiểm định Likelihood chi tiết ở với giả thuyết đặt ra:

H0: mô hình Pooled hiệu quả hơn FEM H1: ngược lại, mô hình FEM hiệu quả hơn Kết quả kiểm định được thể hiện trong bảng…… phụ lục Từ kết quả cho thấy giá trị p.value (Prob>F = 0.0000 chi2=0.0013 Có hiện tượng phương saI thay đổi.

Tự tương quan Prob>F=0.0000 Có hiện tượng tư tương quan.

Nguồn: Xử lí qua phần mềm Stata17

Với kết quả của bảng 4.11 mô hình có những khuyết điểm như phương sai thay đổi và tự tương quan Vì vậy, để giải quyết vấn đề này, phương pháp GLS (Generalized Least Squares) sẽ được áp dụng để hồi quy lại mô hình Điều này giúp khắc phục các khuyết điểm của mô hình và đảm bảo tính chính xác của kết quả

Bảng 4.12:Kết quả hồi quy bằng phương pháp GLS

Nguồn: Xử lí qua phần mềm Stata17

Kết quả của bài nghiên cứu

ROAit =-.0244455it + 0042278SIZEit + -.0136826CIRit +.0468821CARit + 0129805 LDRit+ eit

SIZE: Quy mô ngân hàng

Hệ số hồi quy SIZE có ý nghĩa thống kê ở mức 1% Kết quả hồi quy này có ý nghĩa là quy mô ngân hàng có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả HĐKD Kết quả ngụ ý rằng khi NHTM tăng trưởng 1% tổng tài sản giúp ROA tăng 0.4 % tương đồng với Vu và Nam (2013); Linh và Trang (2019), bên cạnh việc các NHTM sẽ có lợi thế hơn về tính kinh tế nhờ quy mô và tính kinh tế nhờ phạm vi, thường đi liền với việc phát triển mạng lưới và sự phức tạp hơn trong cơ cấu tổ chức, qua đó, gặp phải sự phi hiệu quả trong quản lý, và thường trì trệ, hành chính hơn, do vậy, sự tăng trưởng quy mô của chúng không giúp tăng cường mạnh khả năng sinh lời (Berger và cộng sự, 1987; Eichengreen và Gibson, 2001) . Khi quy mô tài sản càng lớn, ngân hàng càng có nhiều khả năng mở rộng kinh doanh và đối phó với những biến động thị trường đặc biệt, như tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 đối với các ngành kinh tế năm 2021.

Tỷ lệ dư nợ trên tiền gửi khách hàng (LDR) tác động dương tại mức ý nghĩa 1% đến cả ROA, Lê Xuân Trường (2019) “Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tỷ lệ cho vay trên tiền gửi có tác động tích cực và đáng kể đến ROA của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam Tức là, khi tỷ lệ cho vay trên tiền gửi tăng, ROA cũng tăng Kết quả này cho thấy rằng các ngân hàng thương mại có thể tăng lợi nhuận bằng cách tăng tỷ lệ cho vay trên tiền gửi.”Tuy nhiên, tác giả cũng nhận thấy rằng việc tăng tỷ lệ cho vay trên tiền gửi cũng có thể mang lại những rủi ro cho ngân hàng, như sự mất cân đối giữa tài sản và nợ, hoặc sự giảm giá trị của tài sản cầm cố Do đó, các ngân hàng cần phải có chiến lược vay vốn hợp lý để đảm bảo tối đa lợi nhuận mà vẫn đảm bảo sự an toàn và ổn định của hoạt động kinh doanh.

Tỷ lệ chi phí hoạt động CIR đại diện cho sự phi hiệu quả quản lý chi phí của ngân hàng TMCP tác động âm mạnh nhất đến cả ROA mức ý nghĩa thống kê 1% Điều này cho thấy ngân hàng TMCP quản lý chi phí tốt sẽ đạt được khả năng sinh lời cao, hàm ý ủng hộ giả thuyết Hiệu quả-cấu trúc, theo đó các ngân hàng TPCP quản lý chi phí tốt sẽ đạt được hiệu quả hoạt động cao và giành được thị phần tốt hơn Kết quả này tương đồng với các kết quả của Athanasoglou và cộng sự (2006, 2008); Pasiouras và Kosmidou (2007); Liu và Wilson (2010); Goddard và cộng sự (2013); Khan và Hanif (2018); Khan và cộng sự (2018).

Tỷ lệ an toàn vốn CAR có ý nghĩa thống kê ở mức 1% Tương tự, nghiên cứu của Phạm Phát Tiến và Nguyễn Thị Kiều Ny (2019) về các nhân tố ảnh hưởng đến CAR của các NHTM ở Việt Nam giai đoạn 2013 - 2017 cũng cho kết quả tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có mối quan hệ cùng chiều với CAR.Tương quan cùng chiều này phù hợp với kết quả thực nghiệm của Yuanjuan và Shishun

Kết quả cho thấy, tỷ lệ nợ xấu (NPL) và lạm phát (CPI là không có ý nghĩa thống kê Kết quả này tương đồng với các kết quả của Bourke (1989); Sufian và Chong (2008); Obeidat và cộng sự (2013).

Trong chương 4, luận văn thể hiện kết quả phân tích định lượng dựa trên dữ liệu và phương pháp nghiên cứu đã được đề cập tại chương 3 Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa cácnhân tố nội tại ngân hàng, nhân tố kinh tế vĩ mô đến ROA Kết quả hồi quy cho thấy mối tương tác giữa các nhân tố đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP như sau: Mức độ an toàn vốn(CAR), Hệ số chi phí hoạt động (CIR), Quy mô ngân hàng (SIZE), Tỷ lệ dư nợ trên tiền gửi khách hàng(LDR) Tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ lạm phát dường như không có tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh ngân hàng TMCP Đây là cơ sở, căn cứ để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP ở chương sauH

Ngày đăng: 28/08/2023, 22:03

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Đồ thị 4. 1: Tình hình ROA - 1286 Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Nhtm Cp Vn 2023.Docx
th ị 4. 1: Tình hình ROA (Trang 37)
Đồ thị 4. 2: Tình hình CIR - 1286 Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Nhtm Cp Vn 2023.Docx
th ị 4. 2: Tình hình CIR (Trang 38)
Bảng 4.2 cho thấy rằng chỉ số chi phí hoạt động giảm đều trong giai đoạn 2017-2021. Khi tỉ lệ này càng thấp, điều này cho thấy ngân hàng hoạt động càng hiệu quả vì chi phí để tạo ra một đồng doanh thu sẽ ít hơn.Nhìn vào biểu đồ cho thấy vào năm 2021 có tỉ - 1286 Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Nhtm Cp Vn 2023.Docx
Bảng 4.2 cho thấy rằng chỉ số chi phí hoạt động giảm đều trong giai đoạn 2017-2021. Khi tỉ lệ này càng thấp, điều này cho thấy ngân hàng hoạt động càng hiệu quả vì chi phí để tạo ra một đồng doanh thu sẽ ít hơn.Nhìn vào biểu đồ cho thấy vào năm 2021 có tỉ (Trang 39)
Đồ thị 4. 4: Tình hình SIZE - 1286 Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Nhtm Cp Vn 2023.Docx
th ị 4. 4: Tình hình SIZE (Trang 40)
Đồ thị 4. 5: Tình hình NPL - 1286 Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Nhtm Cp Vn 2023.Docx
th ị 4. 5: Tình hình NPL (Trang 41)
Bảng 4.7:Thống kê mô tả các biến trong mô hình - 1286 Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Nhtm Cp Vn 2023.Docx
Bảng 4.7 Thống kê mô tả các biến trong mô hình (Trang 42)
Bảng 4.8 Ma trận tương quan giữa hoạt động kinh doanh và các biến - 1286 Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Nhtm Cp Vn 2023.Docx
Bảng 4.8 Ma trận tương quan giữa hoạt động kinh doanh và các biến (Trang 44)
Bảng 4.9 Kiểm tra sự đa cộng tuyến - 1286 Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Nhtm Cp Vn 2023.Docx
Bảng 4.9 Kiểm tra sự đa cộng tuyến (Trang 45)
Bảng 4.10 Kết quả hồi quy bằng phương pháp: Pooled OLS, FEM và REM Tên - 1286 Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Nhtm Cp Vn 2023.Docx
Bảng 4.10 Kết quả hồi quy bằng phương pháp: Pooled OLS, FEM và REM Tên (Trang 46)
Bảng 4.11 kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan của mô hình - 1286 Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Nhtm Cp Vn 2023.Docx
Bảng 4.11 kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan của mô hình (Trang 47)
Bảng 4.12:Kết quả hồi quy bằng phương pháp GLS - 1286 Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Nhtm Cp Vn 2023.Docx
Bảng 4.12 Kết quả hồi quy bằng phương pháp GLS (Trang 48)
Bảng mô tả các biến sử dụng trong mô hình  . sum ROA SIZE CIR NPL LDR CPI CAR - 1286 Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Nhtm Cp Vn 2023.Docx
Bảng m ô tả các biến sử dụng trong mô hình . sum ROA SIZE CIR NPL LDR CPI CAR (Trang 59)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w