1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

1389 Các Yếu Tố Tác Động Đến Ý Định Sử Dụng Ví Điện Tử Của Người Dân Vn 2023.Docx

82 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Yếu Tố Tác Động Đến Ý Định Sử Dụng Ví Điện Tử Của Người Dân Việt Nam
Tác giả Trương Nguyễn Thanh Trang
Người hướng dẫn TS. Hồ Công Hưởng
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng TP.Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tài Chính - Ngân Hàng
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2022
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 168,98 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI (10)
    • 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ (10)
    • 1.2. TÍNH CẤP THIẾT ĐỀ TÀI (11)
    • 1.3. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI (12)
      • 1.3.1. Mục tiêu tổng quát (12)
      • 1.3.2. Mục tiêu cụ thể (12)
    • 1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU (12)
    • 1.5. ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI NGHIÊN CỨU (13)
    • 1.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (13)
      • 1.6.1. Phương pháp thu nhậpdữ liệu (13)
      • 1.6.2. Phương pháp xử lý dữliệu (14)
    • 1.7. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (14)
    • 1.8. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI (14)
    • 1.9. BỐ CỤC KHÓA LUẬN (14)
  • CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ LƯỢC KHẢO CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN (16)
    • 2.1. CÁC LÝ THUYẾT (16)
      • 2.1.1. Thương mại điện tử (16)
      • 2.1.2. Ví điện tử (VĐT) (17)
      • 2.1.3. Ý định sử dụng (18)
    • 2.2. LƯỢC KHẢO CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN (18)
      • 2.2.1. Nghiên cứu ngoài nước (18)
      • 2.2.2. Nghiên cứu trong nước (19)
    • 2.3. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU (23)
      • 2.3.1. Giả thuyết nghiên cứu (24)
      • 2.3.2. Mô hình nghiên cứu (26)
  • CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (29)
    • 3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU (29)
    • 3.2. XÂY DỰNG THANG ĐO (30)
    • 3.3. THU NHẬP DỮ LIỆU (33)
      • 3.3.1. Thu nhập dữ liệu sơ cấp (33)
      • 3.3.2. Thu nhập dữ liệu thứ cấp (34)
  • CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (36)
    • 4.1. MÔ TẢ MẪU (36)
    • 4.2. KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH (37)
      • 4.2.1. Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach Alpha (37)
      • 4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA (40)
      • 4.2.3. Phân tích tương quan (44)
      • 4.2.4. Phân tích hồi quy (46)
    • 4.3. THẢO LUẬN (52)
  • CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ (56)
    • 5.1. KẾT LUẬN (56)
    • 5.2. KHUYẾN NGHỊ (56)
      • 5.2.1. Đối với nhân tố nhận thức tính hữu ích (56)
      • 5.2.2. Đối với nhân tố nhận thức tính dễ sử dụng (57)
      • 5.2.3. Đối với nhận thức ảnh hưởng xã hội (58)
      • 5.2.4. Đối với nhận thức tính ít rủi ro (58)
      • 5.2.5. Đối với nhận thức điều kiện thuận lợi (59)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................55 (62)
  • PHỤ LỤC ..............................................................................................................59 (66)

Nội dung

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH TRƯƠNG NGUYỄN THANH TRANG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ CỦA NG[.]

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong bối cảnh thương mại điện tử 4.0 đang phát triển mạnh mẽ hiện nay, thanh toán không dùng tiền mặt là xu hướng trên toàn thế giới, đặc biệt là các nước phát triển lựa chọn thay thế cho phương thức chi trả tiền mặt thông thường lúc trước.

Vì vậy ví điện tử đã nổi lên là một hình thức thanh toán mới mẻ với nhiều tiện lợi cho người dân Việt Nam Phương thức thanh toán này đã giúp cho người dùng linh hoạt hơn trong giao dịch nhằm đáp ứng đủ nhu cầu trao đổi trực tuyến cũng như giúp an toàn hơn cho việc chi trả với các tiêu chí nhanh gọn, chính xác.

Theo kết quả nghiên cứu của Kaspersky ở khu vực Châu Á, Philippines ghi nhận tỷ lệ người dùng ví điện tử cao nhất là 37%, Việt Nam (14%), Indonesia (13%) và Thái Lan (13%) Số lượng người dùng mua sắm trực tuyến ở độ tuổi 15 trở lên chiếm hơn 20% so với người dân Việt Nam, cao thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á chỉ sau Indonesia và Philippines Dự kiến 2023 tỷ trọng thanh toán điện tử ở Việt Nam sẽ đạt 23% Nhưng bên cạnh đó người dân Việt Nam không sử dụng nhiều ví điện tử do thói quen tiêu dùng vẫn thích phương thức thanh toán tiền mặt, một phần vì sự đa nghi với dịch vụ thanh toán trực tuyến (Appota, 2021).

Xu hướng chi tiêu của người dân Việt Nam hiện nay, theo thống kê với 54% dân số sử dụng mạng Internet ghi nhận được nhu cầu mua sắm quần áo (53%), tiếp theo là du lịch (48%) và hoạt động giải trí (46%) Đặc biệt là thế hệ trẻ thì đây là một thị trường màu mỡ cho các dịch vụ trong nền kinh tế kỹ thuật số, bên cạnh các giao dịch thực hiện qua Mobile Banking, Internet Banking, cà thẻ, quét QR code,… ví điện tử cũng là phương thức thanh toán khả thi và được nhiều người sử dụng nhất.Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, hiện trường Việt Nam có 43 ví điện tử và tổ chức trung gian thanh toán mà không phải ngân hàng được phép hoạt động Ngoài những thương hiệu quen thuộc như Momo, ZaloPay, ShopeePay (trước đây là AirPay), Moca (GrapPay), Payoo… thì thị trường ví điện tử đã phát triển hơn

1 0 với sự góp phần của các tập đoàn lớn như VinID (thuộc VinGroup), VNPT Pay (thuộc VNPT), MobiFone Pay (thuộc MobiFone), SmartPay, SenPay (thuộc FPT)…

Bài viết đi sâu phân tích thực trạng dùng ví điện tử của người dân Việt Nam nhằm đánh giá những thành công, hạn chế và qua đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển hình thức thanh toán trực tuyến ở Việt Nam trong thời gian tới.

TÍNH CẤP THIẾT ĐỀ TÀI

Hiện nay các công cuộc thương mại và dịch vụ ngân hàng ngày một lớn mạnh do sự phát triển cách mạng công nghệ ở các quốc gia và đồng thời do dịch bệnh Covid hoành hành trong năm 2019 – 2020 vừa qua đã thúc đẩy Chính phủ áp dụng các biện pháp nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt cho các dịch vụ như đóng tiền điện, nước, mạng nhằm giúp đẩy mạnh chuyển đổi số cũng như sự an toàn của người dân.

Tuy có nhiều sự nỗ lực từ phía Ngân hàng và các sàn thương mại điện tử nhưng thực tế cho thấy ở tỷ lệ dùng ví điện tử của người dân Việt Nam còn nhiều hạn chế Bên cạnh những thói quen thanh toán dùng tiền mặt ở nhiều nơi đã vào sâu tiềm thức người dân tạo cho họ cảm giác an toàn, tránh được các rủi ro như mất hàng, hay hư hỏng hàng trực tuyến hay lỗi vận chuyển gây nên.

Ngoài ra tâm lý e ngại của người dân khi tiếp xúc với công nghệ thanh toán mới, cũng như việc lộ thông tin và các khoảng chi phí sử dụng cho mục đích cá nhân nên việc triển khai cho thanh toán trực tuyến còn gặp khó khăn Trong khi thanh toán dùng tiền mặt chỉ mất vài giây ở mỗi giao dịch thì ví điện tử lại tốn nhiều thời gian hơn, vì phải khai báo xác thực mật mã ứng dụng, xác thực giao dịch và cần tỉ mỉ và chính xác tuyệt đối các thao tác.

Bên cạnh đó trình độ phát triển nền kinh tế tại nhiều nơi còn thấp Mặc dù tình hình chung nền thương mại điện tử ở Việt Nam đã phát triển và ổn định ở những năm gần đây khoảng 9%/ năm và đời sống người dân ngày càng phát triển Nhưng còn nhiều địa phương, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa

1 0 và miền núi thì các công nghệ thông tin và khoa học kỹ thuật còn hạn chế, có khoảng hơn 60% dân số Việt Nam chưa có tài khoản ngân hàng nên việc thanh toán điện tử còn mới mẻ và xa lạ. Đây là thực tế cần có biện pháp khắc phục nên tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng ví điện tử của người dân Việt Nam” nhằm khai thác những nhu cầu cần thiết của người dân, góp phần cải thiện dịch vụ ví điện tử của các nhà cung ứng và đồng thời phát triển ngành thương mại điện tử ởViệt Nam.

MỤC TIÊU ĐỀ TÀI

Mục tiêu chung của đề tài là xác định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mục đích sử dụng, từ đó thiết lập các yếu tố quan trọng có sức ảnh hưởng lớn đến quyết định sử dụng đến ví điện tử của người tiêu dùng nói riêng và người dân Việt Nam nói chung, đồng thời giúp cho các nhà cung ứng phát triển hơn ví điện tử ở Việt Nam.

1.3.3 Xác định các nhân tố tác động đến ý định sử dụng ví điện tử của người dân Việt Nam

1.3.4 Đánh giá mức độ của từng nhân tố đó ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử của người dân Việt Nam.

1.3.5 Đề xuất các biện pháp giúp cho nhà cung cấp cải thiện và phát triển các dịch vụ của ví điện tử hơn nhằm duy trì và thu hút các tầng lớp dân cư khác sử dụng.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

> Những nhân tố nào có thể tác động đến ý định sử dụng ví điện tử của người dân Việt Nam hiện nay?

> Mức độ tác động của từng nhân tố đến ý định sử dụng ví điện tử của người dân như thế nào?

> Cần có những giải pháp gì để cải thiện và phát triển các dịch vụ của ví điện tử

1 0 nhằm duy trì và thu hút các tầng lớp dân cư sử dụng?

ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI NGHIÊN CỨU

• Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố tác động đến ý định sử dụng ví điện tử của người dân Việt Nam.

• Thời gian nghiên cứu: từ tháng 10/2021 đến 01/2022.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để tổng hợp dữ liệu sơ khai từ việc thu thập mẫu khảo sát nhờ vào bảng câu hỏi khảo sát về đề tài nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định sử dụng của người dân Việt Nam đối với ví điện tử.

Phương pháp nghiên cứu được hình thành dựa trên các nền tảng các nghiên cứu trước đây có cùng đề tài và từ đó đưa ra lựa chọn về các giải thuyết Sau đó, khi đã hình thành ra các giả thuyết, tác giả sẽ lập bảng câu hỏi khảo sát rồi khảo sát theo hình thức ngẫu nhiên đối với người người dân Việt Nam về vấn đề ý định sử dụng ví điện tử.

1.6.1 Phương pháp thu nhập dữ liệu

1.6.1.1 Đối với dữ liệu thứ cấp Đề tài được sử dụng dữ liệu thứ cấp qua việc thu nhập được từ các nghiên cứu thực nghiệm, văn bản báo cáo, các nguồn tài liệu tham khảo tin cậy của các nước trong và ngoài nước được cập nhật ở giai đoạn 2020 – 2021 về quá trình phát triển của ví điện tử. Đề tài sử dụng dữ liệu thứ cấp được thu nhập tại thư viện Trường Đại học Ngân hàng, thông tin trên mạng Internet, các bài viết tham khảo, bài báo được đăng trên tạp chí khoa học và xã hội.

1.6.1.2 Đối với dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp của đề tài được thu nhập bằng khảo sát cấu trúc Bảng câu hỏi được soạn thảo thông qua tham khảo các thang đo từ tài liệu, các nghiên cứu từ các bài viết trên diễn đàn, kết hợp với tham khảo từ các chuyên gia Bảng câu hỏi được thiết kế tỉ mỉ và gửi tới đến các đối tượng khảo sát bằng công cụ trực tuyến và phương pháp

1.6.2 Phương pháp xử lý dữ liệu

Khi đã thu thập đủ mẫu khảo sát, đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng sử dụng SPSS 25 để tiến hành chuyển hóa dữ liệu thành các bước dưới để:

- Thống kê mô tả để mô tả mẫu.

- Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA dùng loại những biến đo lường không phù hợp và rút gọn một tập gồm nhiều biến đo lường phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến ít hơn.

- Kiểm định độ tin cậy thang đo bằng phương pháp Cronbach alpha.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Bài viết nghiên cứu về các yếu tố tác động lên trực tiếp hoặc gián tiếp đến ý định sử dụng ví điện tử của người dân Việt Nam ở những năm 2021 – 2022 Áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng được dựa trên mẫu câu hỏi và khảo sát trước đó, để tổng hợp các lý thuyết câu hỏi cần thiết và lập bảng câu hỏi khảo sát với người dân Việt Nam Từ đó cho thấy những yếu tố quan trọng có thể giúp cho ví điện tử tạiViệt Nam phát triển hơn và giúp cho những dân cư Việt Nam có thể bắt kịp thời đại công nghệ 4.0.

ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

Nghiên cứu này sẽ cung cấp một số điều thú vị về các yếu tố ảnh hưởng đến mục đích sử dụng ví điện tử, xác định được và đồng thời kiểm tra thực nghiệm các yếu tố chủ yếu đã thúc đẩy đến khách hàng hướng tới việc sử dụng dịch vụ ví điện tử.

Kết quả nghiên cứu này có thể cung cấp cho ngân hàng và các hoạch định chính sách một số thông tin hữu ích về các yếu tố tác động đến nhu cầu sử dụng ví điện tử của khách hàng.

BỐ CỤC KHÓA LUẬN

Ngoài lời mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục các tài liệu tham khảo, khóa luận sẽ gồm 5 chương sau:

Chương này trình bày lí do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đặt câu hỏi cho nghiên cứu, đối tượng phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa đề tài và bố cục của luận văn.

- Chương 2: Cơ sở lý thuyết và lược khảo các công trình nghiên cứu có liên quan Đưa ra các cơ sở lý luận về ví điện tử và các lý thuyết, khái niệm tổng quát về ví điện tử, mục đích hành vi tiêu dùng, một số lý thuyết quan trọng về các ứng dụng công nghệ tác động đến đời sống hiện nay.

- Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Trình bày quy trình nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu định lượng, phương pháp và mô hình nghiên cứu, xây dựng thang đo và thiết kế mẫu, thu nhập và xử lý dữ liệu.

- Chương 4: Kết quả nghiên cứu và kết luận

Dữ liệu sau khi khảo sát được thu nhập và thống kê chính xác, sau đó phân tích dữ liệu và trình bày kết quả.

- Chương 5: Kết luận và khuyến nghị

Tóm tắt và kết luận các kết quả nghiên cứu, nêu ra các hạn chế của nghiên cứu và đề xuất giải pháp và hướng nghiên cứu tiếp theo.

Trong chương 1 nêu tổng quan nghiên cứu đề tài bao gồm: lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, trong đó có mục tiêu tổng quát và cụ thể để có thể đưa ra các câu hỏi nghiên cứu và chọn ra yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến ý định sử dụng VĐT của người dân Việt Nam – là đối tượng nghiên cứu cụ thể trong bài Sau đó bài viết nghiên cứu dựa trên các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp để đưa ra các ý chính đóng góp mà đề tài nghiên cứu mang lại Bài viết đưa ra khung quy trình nghiên cứu và nêu ra phương pháp nghiên cứu như phương pháp thu nhập và xử lý dữ liệu theo SPSS 25 để đưa ra những kết quả chính xác và hợp lí nhất Cấu trúc đề tài gồm 5 chương và nội dung chính của bài nghiên cứu được trình bày từ chương 2 đến chương 5.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ LƯỢC KHẢO CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

CÁC LÝ THUYẾT

Thương mại điện tử (E – commerce) được xem là tập con của kinh doanh điện tử, chú trọng trong việc mua bán trực tuyến qua các công cụ điện tử và Internet, đáp ứng nhu cầu mua sắm của khách hàng ở công nghệ 4.0 hiện nay.

Sau đây là một số khái niệm thương mại điện tử được định nghĩa bởi các tổ chức uy tín trên thế giới:

Theo định nghĩa của Tổ chức Thương mại thế giới – WTO, “Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, các sản phẩm giao nhận và thông tin số hóa đều thông qua mạng Internet”.

Theo Ủy ban châu Âu: “Thương mại điện tử có thể định nghĩa chung là sự mua bán, trao đổi hàng hóa hay dịch vụ giữa các doanh nghiệp, gia đình, cá nhân hay tổ chức tư nhân bằng các giao dịch điện tử thông qua mạng Internet hay các mạng máy tính trung gian.”

Theo Ủy ban Thương mại điện tử của Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) định nghĩa: “Thương mại điện tử liên quan đến các giao dịch thương mại trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các nhóm mang tính điện tử chủ yếu thông qua hệ thống nền tảng dựa trên Internet” Bên cạnh đó các thông tin liên lạc có thể là email, Internet, Extranet… đều có thể được dùng hỗ trợ cho thương mại điện tử.

Tóm lại, thương mại điện tử được diễn ra trong môi trường kinh doanh điện tử giữa các nhóm hay cá nhân với nhau thông qua mạng Internet và các phương tiện công cụ điện tử Khi công nghệ bùng nổ và dịch bệnh hoàn hành thì thương mại điện tử có ảnh hưởng rất lớn đối với các NHTM Thương mại điện tử phát triển, kéo theo việc mua bán trực tuyến trở thành xu thế thì con người giao dịch qua Internet và thanh toán điện tử trở nên được ưa chuộng vì nó giúp cho mọi thứ trở nên thuận tiện và nhanh chóng Bên cạnh đó có thể giúp cho con người hạn chế tiếp xúc, an toàn hơn với tình hình dịch bệnh Covid – 19 Vì vậy để giúp người dân Việt Nam thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt thì thương mại điện tử góp phần quan trọng.

Ví điện tử là một thuật ngữ dùng trong giao dịch thương mại điện tử, được phát triển một dạng dịch vụ cho phép người dùng Internet lưu trữ và sử dụng thông tin trong mua bán Theo khoản 8 Điều 1 Nghị định 80/2016/NĐ – CP, dịch vụ điện tử là dịch vụ cung cấp cho khách hàng một tài khoản điện tử định danh do các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tạo nên trên vật mang tin như chip điện tử, máy tính, sim điện thoại di động… cho phép lưu trữ giữ một giá trị tiền tệ được đảm bảo bằng giá trị tiền gửi với số tiền được chuyển từ tài khoản thanh toán của khách hàng tại ngân hàng vào tài khoản đảm báo thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ điện tử theo tỷ lệ 1:1.

Nhưng gần đây thì VĐT được định nghĩa là tiền điện tử từ các tổ chức cung ứng trung gian thanh toán phát hành và định danh thông qua tài khoản thanh toán của khách hàng mở tại NHTM Ngoài ra VĐT còn được sử dụng dưới dạng dịch vụ có thể lưu trữ thông tin bảo mật của người dùng và sử dụng công nghệ mạng không dây để thực hiện giao dịch thay thế cho tiền mặt.

Theo Aransyah, M F., Roy, J., & Aprianti, Y (2020) cho rằng ví điện tử được định nghĩa là một phương tiện thanh toán dưới dạng điện tử, nơi giá trị tiền được lưu trữ trong một số phương tiện điện tử Trước tiên người dùng phải gửi tiền cho nhà cung ứng và tiết kiệm nó trên phương tiện điện tử trước khi sử dụng nó cho giao dịch. Khi được sử dụng, giá trị ví điện tử được lưu trong phương tiện sẽ giảm xuống và sau đó có thể được tăng thêm.

Ngoài ra, Upadhayaya, A (2012) cho biết ví điện tử là một ví kĩ thuật số cho phép người dùng tạo giao dịch thương mại điện tử nhanh chóng và an toàn VĐT có thể gửi và nhận thanh toán ở mọi nơi trên thế giới, hữu ích cho việc sử dụng thường xuyên người mua sắm trực tuyến.

Hiện nay, VĐT ngày càng phổ biến và phát triển Với lượng người dùng khá lớn, khách hàng có thể chuyển tiền dễ dàng với mức phí khá rẻ với vài bước trên VĐT cực kỳ tiện lợi và nhanh chóng Đồng thời có thể sử dụng tiền trong ví hoặc rút về tài khoản ngân hàng hoàn toàn miễn phí, giúp cho tiền mặt lưu thông hạn chế tình trạng lạm phát ở các quốc gia.

2.1.3 Ý định sử dụng Ý định là yếu tố được sử dụng để đánh giá khả năng hành vi của cá nhân, là dự định, kế hoạch gì đó được thực hiện trong tương lai Theo Ajzen (1991), ý định mang tính thúc đẩy và thể hiện nỗ lực của cá nhân sẵn sàng thực hiện một hành vi cụ thể.Hay theo nghiên cứu của Zhao & Othman (2010) định nghĩa rằng ý định là một quá trình hành động mà một cá nhân muốn đạt được Và kết quả nghiên cứu của Pena –Garcia (2020) chỉ ra rằng ý định hành vi sẽ có ảnh hưởng tích cực đến việc sử dụng công nghệ.

LƯỢC KHẢO CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

Nghiên cứu “Các yếu tố quyết định việc chấp nhận Ví điện tử của Gen Y” ở Ấn Độ của Trivedi (2016) bằng phương pháp nghiên cứu sử dụng mô hình TAM và kết quả cho rằng gen Y (những người sinh từ năm 1980) đã chấp nhận được ví điện tử công nghệ ở Ấn Độ Qua đó, tác giả cho rằng tính hữu ích và cách sử dụng dễ dàng của ví điện tử đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định sử dụng hệ thống thanh toán hiện đại của người dân.

Cũng như nghiên cứu “Sự chấp nhận ví điện tử ở Sabah: phân tích thực nghiệm” của Amin (2009) cũng áp dụng mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) trong bối cảnh phát triển của ví điện tử, bằng cách bổ sung kiến thức về ví điện tử, khả năng biểu đạt cảm nhận và độ tin cậy bên cạnh tính hữu ích và dễ sử dụng Từ đó, kết quả cho thấy những yếu tố về kiến thức, dễ sử dụng, sự hữu ích và tính biểu đạt được cảm nhận là những yếu tố quan trọng quyết định đến việc chấp nhận ví điện tử của người dân.

Swilley (2010) qua nghiên cứu “Sự từ chối công nghệ: trường hợp của ví điện tử” đã thực hiện hai nghiên cứu bằng cách sử dụng các mẫu khác nhau, ban đầu là 226 sinh viên được lấy mẫu và sau đó khảo sát trực tiếp được thực hiện qua một hội đồng tiêu dùng với 480 cuộc khảo sát để thu nhập dữ liệu và đánh giá sự khác biệt Kết quả cho thấy rằng ở yếu tố dễ sử dụng và hay hữu ích của ví điện tử không ảnh hưởng đáng kể đối với người tiêu dùng, mà là rủi ro về nhận thức sử dụng mới là đáng kể. Ngoài ra, yếu tố bảo mật và quyền riêng tư cá nhân được cho là có ảnh hưởng tiêu cực đến với ý định sử dụng của người dân đối với ví điện tử.

Nghiên cứu Mahran & Enaba (2013) cho thấy yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định sử dụng sản phẩm điện tử là kiểm soát hành vi được nhận thức và tính hữu ích được nhận thức, trong đó điều kiện thuận lợi ki sử dụng sản phẩm được quan tâm nhiều nhất Dữ liệu thực nghiêm được thu nhập thông qua một cuộc khảo sát trực tuyến với 490 mẫu từ sinh viên ở Ai Cập Kết quả nghiên cứu khác với kết quả nghiên cứu trước đó vì ảnh hưởng của nền văn hóa Ai Cập.

Theo Aji, H M., Berakon, I., & Md Husin, M (2020) đã nghiên cứu mục đích kiểm tra ý định sử dụng ví điện tử của người dân và so sánh hai nước Indonesia và Malaysia trong thời kỳ đại dịch Covid – 19 Họ nghiên cứu bằng cách sử dụng phân tích đa nhóm nhằm xác định các tác động trực tiếp và gián tiếp của các rủi ro trong nhận thức người dân Nghiên cứu này đã cho ra kết luận rằng sự rủi ro và tính hữu ích được nhận thức ở người dân ảnh hưởng trực tiếp đến ý định sử dụng ví điện tử trong thời gian bùng dịch Covid – 19, bên cạnh đó là sự hỗ trợ hoàn toàn được trung gian bởi tính hữu ích được nhận thức của Chính phủ đối với ý định sử dụng ví điện tử. Ngoài ra nghiên cứu còn tiết lộ sự khác biệt giữa Indonesia và Malaysia về ý định sử dụng ví điện tử và sự hỗ trợ của Chính phủ Tóm lại, nghiên cứu đã nhấn mạnh trong thời kỳ đại dịch có thể thúc đẩy ý định sử dụng ví điện tử của người dân.

Nguyễn Cường, Nguyễn Trang và Trần Thảo (2020) đã nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử Momo tại Việt Nam Phương pháp nghiên cứu là phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy tuyến tính Sau kết quả thu nhập của cỡ mẫu bao gồm 280 người sử dụng ví điện tử Momo cho thấy rằng có năm yếu tố quan trọng như sự hiệu quả, tính dễ sử dụng, tác động của xã hội và độ tin cậy được cảm nhận và giá cả giao dịch, ảnh hưởng tích cực đến quyết định sử dụng ví điện tử Momo của người tiêu dùng.

Và theo Bùi Nhất Vương nghiên cứu khám phá những yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng VĐT thông qua vai trò trung gian của thái độ người tiêu dùng đối với sử dụng sản phẩm Tác giả đã thu nhập dữ liệu từ 201 đáp viên có hiểu biết về các VĐT tại Việt Nam như Momo, ZaloPay, ViettelPay… và qua mô hình phương trình cấu trúc bình phương nhỏ nhất một phần (PLS – SEM), cho ra kết quả nhận thức uy tín, điều kiện thuận lợi, hiệu quả kỳ vọng và ảnh hưởng xã hội có ảnh hưởng tích cực đến ý định ý định sử dụng đến VĐT của người dân trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định hành vi và hành vi sử dụng ví điện tử của tuổi trẻ tại Việt Nam” của Hồ Trúc Vi, Phan Trọng Nhân, Lê Hoàng Việt Phương (2020) ở môi trường công nghệ đã thu nhập dữ liệu từ 200 đối tượng thông qua tích hợp UTAUT và mô hình TPR đối với thanh toán trực tuyến, cho thấy sự ảnh hưởng xã hội có tác động rất lớn đến ý định của những người trẻ tuổi về việc sử dụng ví điện thay vì sự an toàn và riêng tư Bên cạnh đó nghiên cứu đã đề xuất cách tiếp cận mới để đề xuất cách tiếp cận mới thông qua vai trò trung gian thái độ của khách hàng để dự đoán ý định sử dụng VĐT của người tiêu dùng.

Ngoài ra, Tô Anh Thơ và Trịnh Thị Hồng Minh (2021) đã nghiên cứu và tìm hiểu hành vi có ý định sử dụng ví điện tử ở Việt Nam với phương pháp mở rộng mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) với sự thích thú và tin tưởng là nền tảng lý thuyết cho nghiên cứu này Qua dữ liệu thu thập ở mô hình phương trình cấu trúc (SEM) từ

332 phiếu khảo sát cho thấy kết quả là các yếu tố như tính dễ sử dụng, tính hữu ích và sự thích thú có tác động tích cực đến ý định sử dụng ví Momo của người dân Việt Nam, trong khi sự tin tưởng lại không có tác dụng trực tiếp đến hành vi ấy.

Bảng 2.1 Tổng hợp các nghiên cứu trước Đề tài Tác giả Kết quả nghiên cứu

Trivedi (2016) Các yếu tố như tính dễ sử dụng và tính hữu ích được cho là quan trọng trong việc chấp nhận sử dụng ví điện tử giữa gen Y ở Ấn Độ Họ cần công nghệ mới giúp cho cuộc sống trở nên dễ dàng và đồng thời giao dịch được nhanh chóng Bên cạnh đó các yếu tố như lòng tin và sự tự tin có thể không ảnh hưởng nhiều đến ý định vì thế hệ này đã thích nghi và có sự hiểu biết nhất định.

The case of wallet phone

Kết quả cho thấy rủi ro được nhận thức là quan trọng Ngoài ra, sự bảo mật và quyền riêng tư cũng ảnh hưởng đến tiêu cực đến quyết định sử dụng ví điện tử Nhưng tính dễ sử dụng và tính hữu ích lại không ảnh hưởng đáng kể đến quyết định của người dân đối với sử dụng ví điện tử.

Exploring determinants influencing the intention to use mobile payment service: International

Kết quả nghiên cứu là kiểm soát hành vi được nhận thức và tính hữu ích được nhận thức là nhân tố quan trọng có ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng sản phẩm điện tử của người dân Ấn Độ, trong đó điều kiện thuận lợi ki sử dụng sản phẩm được quan tâm nhiều nhất

Covid – 19 and E-wallet usage intention: A multigroup analysis between Indonesia and

Nghiên cứu kết luận rằng sự rủi ro và tính hữu ích ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định sử dụng ví điện tử trong thời gian dịch bệnh Và đặc biệt Covid – 19 có thể thúc đẩy cho ý định sử dụng ví điện tử của người dân,

Nguyễn Cường, Nguyễn Trang và Trần Thảo (2020)

Nghiên cứu đưa ra 5 yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử Momo là: cảm nhận về sự hiểu quả sử dụng, độ tin cậy, tác động của xã hội, chi phí cảm nhận và tính dễ sử dụng.

Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử của người dân tại thành phố Cần Thơ: Ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính PLS – SEM.

GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

2.3.1.1 Nhận thức tính hữu ích

Theo Davis (1989) định nghĩa nhận thức tính hữu ích là mức độ mà một người tin rằng việc sử dụng một hệ thống sẽ nâng cao hiệu suất công việc của mình Các nghiên cứu trước đây như nghiên cứu về việc chấp nhận và sử dụng ví điện tử của Aji, H M., Berakon, I., & Md Husin, M (2020), Trivedi (2016) hay ở trong nước của

Tô Anh Thơ và Trịnh Thị Hồng Minh (2021) … đều cho thấy kết quả rằng tính hữu ích của sản phẩm và dịch vụ công nghệ có tác động tích cực đến quyết định sử dụng của người tiêu dùng.

Do đó, nghiên cứu đưa ra giả thuyết như sau:

Giả thuyết H1: nhận thức tính hữu ích có ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng VĐT của người dùng

2.3.1.2 Nhận thức tính dễ sử dụng

Nhận thức tính dễ sử dụng là mức độ mà cá nhân tin rằng sử dụng hệ thống đặc thù sẽ không cần nỗ lực (Davis, 1989) Và theo nghiên cứu của Davis và Warshaw (1992) cho rằng các hệ thống công nghệ đổi mới được xem xét nhiều về mặt thoải mái khi sử dụng và ít phức tạp hơn sẽ có nhiều khả năng được chấp nhận và sử dụng bởi người dùng.

Theo lý thuyết, tính dễ sử dụng được cho là khi người tiêu dùng cảm thấy ứng dụng VĐT không khó để hiểu, học hỏi và sử dụng Chính vì thế, tính dễ sử dụng được coi là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự chấp nhận và sử dụng công nghệ mới của người dùng Trong bối cảnh hiện nay đối với VĐT nhằm đa dạng hóa các khách hàng có trình độ học vấn và thu nhập ở các mức độ khác nhau, thì tính dễ sử dụng là điều cần thiết để có thể thiết lập ứng dụng có giao diện dễ nhìn, nội dung phù hợp, hữu ích các chức năng dịch vụ trong ứng dụng, câu lệnh rõ ràng và dễ hiểu Các nghiên cứu trước đây của Amin (2009), Nguyễn Cường và cộng sự (2020)

… đã nghiên cứu về ý định sử dụng VĐT cũng đã cho thấy rằng yếu tố dễ sử dụng có tác động tích cực đến ý định sử dụng VĐT của người dân Do đó, nghiên cứu đề xuất tính dễ sử dụng có ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng

VĐT của người dân Việt Nam.

Giả thuyết H2: nhận thức tính dễ sử dụng có ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng VĐT của người dùng

Theo mô hình lý thuyết UTAUT từ nghiên cứu của Venkatesh (2003), ảnh hưởng xã hội là mức độ một cá nhân cảm nhận từ những người xung quanh quang trọng với họ nên sử dụng hệ thống Những nhân tố có khả năng ảnh hưởng đến quyết định chấp nhận sử dụng công nghệ của người tiêu dùng là thành viên trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp (Sakira & Vasantha, 2019) Và theo Bagozzi & Dholakia (2002) cho rằng ngoài những đối tượng đó thì môi trường và cộng đồng trên trực tuyến tạo thuận lợi cho người tiêu dùng dễ tiếp xúc với sản phẩm công nghệ Ngoài ra, các nghiên cứu trước đây của Phan Trọng Nhân và cộng sự (2020), Nguyễn Cường và cộng sự

(2020) đều cho rằng các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến ý định sử dụng VĐT của người tiêu dùng Vì thế, nghiên cứu giả định tính ảnh hưởng xã hội có ảnh hưởng tích cực đến tiêu dùng đối với sử dụng VĐT của người tiêu dùng.

Giả thuyết H3: ảnh hưởng xã hội có ảnh hưởng đến ý định sử dụng VĐT của người dùng

2.3.1.4 Nhận thức ít rủi ro

Nhận thức rủi ro là nhận thức của người sử dụng về những khả năng có thể thiệt hại ảnh hưởng đến họ khi sử dụng VĐT Có khả năng người tiêu dùng sử dụng giao dịch điện tử có thể bị thiệt hại về tài chính hoặc mất thông tin cá nhân Baganzi & Lau (2017) cho rằng nhận thức đó đo lường niềm tin về sự không chắc chắn về những hậu quả tiêu cực có thể xảy ra Mong muốn của người tiêu dùng giảm thiểu rủi ro thay thế họ sẵn sàng tối đa hóa tiện ích và nhận thức rủi ro quyết định mạnh mẽ hành vi của họ (Bauer và cộng sự, 2005) Chính vì vậy, theo nghiên cứu của Chen

(2008) đã cho thấy giảm rủi ro có ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng hệ thống giao dịch điện tử của người tiêu dùng Bên cạnh đó đã có nhiều nghiên cứu trước đó chỉ rõ rằng nhận thức rủi ro có ảnh hưởng đến ý định sử dụng VĐT như Swilley

(2010), Phạm Thị Dung (2020) … do đó nghiên cứu đưa ra giả thuyết như sau:

Giả thuyết H4: nhận thức rủi ro có ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng VĐT của người dùng

2.3.1.5 Điều kiện thuận lợi Điều kiện thuận lợi được định nghĩa theo nghiên cứu của Venkatesh (2003) là mức độ cá nhân tin rằng cơ sở hạ tầng về kỹ thuật và tổ chức hỗ trợ họ sử dụng công nghệ Và Giao và cộng sự (2020) còn cho rằng điều kiện thuận lợi là tính khả dụng của nguồn tài nguyên như các loại tài liệu hay cơ sở hạ tầng công nghệ có thể hỗ trợ trong việc sử dụng công nghệ mới Ngoài ra nghiên cứu của Hossain (2017) và Yang

(2021) và đã chứng minh điều kiện thuận lợi có mối quan hệ tích cực đến ý định sử dụng VĐT của người tiêu dùng Các nghiên cứu trước cũng cho thấy điều kiện thuận lợi cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến ý định sử dụng VĐT như nghiên cứu của Bùi Nhất Vương (2021), Mahran & Enaba (2013) … Vì vậy giả thuyết năm được đưa ra

Giả thuyết H5: điều kiện thuận lợi có ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng VĐT của người dùng

Hiện nay có nhiều nghiên cứu thực hiện để tìm hiểu sự tác động các yếu tố đến ý định sử dụng ví điện tử Bài luận nghiên cứu các nhân tố tính hữu ích, tính dễ sử dụng, ảnh hưởng xã hội, tính ít rủi ro, tính điều kiện thuận lợi đến ý định sử dụng VĐT của người dân.

Mô hình lý thuyết về hợp nhất chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) được Venkatesh và cộng sự (2003) đề xuất sự kết hợp các yếu tố từ các mô hình khác nhau. Các dữ liệu sau khi được thu nhập được xử lý bằng phần mềm SPSS 20, sau đó phân tích đánh giá về độ tin cậy thang đo và đưa ra kết luận, nhận xét và kiến nghị phù hợp Áp dụng mô hình hồi quy có dạng:

Y = β 0 + β 1 HI + β 2 DSD + β 2 AHXH + β 2 IRR + β 2 DKTL + e

Trong đó: o Y là biến phụ thuộc (ý định sử dụng VĐT). o Nhận thức tính hữu ích (HI), tính dễ sử dụng (DSD), tính ít rủi ro (IRR), ảnh hưởng xã hội (AHXH), điều kiện thuận lợi (DKTL) là các biến độc lập. o Βi là các hệ số, i = 1, 2,… n. o e là phần dư mô hình

Hình 2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử thức tínhNhận hữu ích thức tính hưởng xã rủi ro hội

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 Ở chương 2, bài viết nêu rõ được các lý thuyết nền tảng về thương mại điện tử, cơ sở lý luận chung về dịch vụ VĐT và khái niệm về ý định sử dụng Bên cạnh đó đề xuất được mô hình nghiên cứu, tóm tắt phương pháp nghiên cứu và các kết quả của các nghiên cứu trước đây tham khảo được trong thời gian qua Sau đó, bài nghiên cứu đưa ra năm giả thuyết dựa trên các nghiên cứu trước đây để phân tích và tìm hiểu mức độ của các nhân tố đó đến ý định sử dụng ví điện tử.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

Cụ thể các bước trong mô hình như sau:

- Bước 1: dựa trên các nghiên cứu trước đây với mô hình UTAUT là mô hình cơ sở, nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử của người dân Việt Nam để từ đó xây dựng mô hình và đề xuất các giả thuyết nghiên cứu.

- Bước 2: thiết kế thang đo, bảng câu hỏi dựa trên các công trình nghiên cứu trước, thể hiện một cách đầy đủ nhất.

- Bước 3: khảo sát người dùng và giáo viên hướng dẫn am hiểu dịch vụ ví điện tử để tham khảo ý kiến bảng câu hỏi khảo sát, từ đó điều chỉnh cần thiết cho bảng câu hỏi và thiết kế thang đo hoàn chỉnh Từ đó có được bảng thang đo chính thức và bắt đầu khảo sát bảng câu hỏi.

- Bước 4: tiến hành khảo sát người tiêu dùng bằng hình thức tạo mẫu khảo sát trên Google Form và phát phiếu khảo sát thông qua các kênh mạng xã hội. Sau đó thu nhập dữ liệu, lọc ra những bảng khảo sát hợp lệ, nhập dữ liệu thu nhập được và chuẩn bị qua bước 5.

- Bước 5: phân tích dữ liệu sau khi được thu nhập bằng phần mềm Statiscal Package for Sciences (SPSS 20.0) Nghiên cứu sẽ thống kê mô tả mẫu quan sát, kiểm tra hệ số Cronbach’s Alpha và tương quan biến – tổng, kiểm tra các biến thích hợp và loại các biến có trọng số nhỏ.

- Bước 6: tiếp đó thực hiện kiểm định độ tin cậy của thang đo, phân tích các nhân tố giả thuyết để xác định các nhân tố đó có ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử Kiểm định phương trình hồi quy đa biến để kiểm tra độ thích hợp mô hình và giá trị liên hệ giả thuyết,

- Bước 7: kiểm định tương quan, hiện tượng đa cộng tuyến để đo lường mối quan hệ giữa các biến và phân tích hồi quy tuyến tính để xác định mức độ ảnh hưởng của các biến đến việc sử dụng ví điện tử của người dân.

XÂY DỰNG THANG ĐO

Thang đo là cách sắp xếp các thông tin nghiên cứu theo hệ thống con số hoặc chữ mà tỷ lệ giữa chúng đồng đẳng với trật tự cho những vấn đề nghiên cứu Hay còn gọi là công cụ để quy ước mức độ của đơn vị khảo sát theo các đặc trưng của nghiên cứu được xem xét Thang đo bao gồm: Thang đo định danh, thang đo thứ bậc, thang đo khoảng, thang đo tỷ lệ.

Theo các biến quan sát mà phù hợp và được kiểm duyệt với những nghiên cứu trước đây, tác giả đã xây dựng thang đo nháp để sử dụng cho nghiên cứu sơ bộ (phụ lục 2) Thang đo được xây dựng bao gồm 21 biến quan sát từ 5 biến độc lập đo lường: tính hữu ích (HI), tính dễ sử dụng (DSD), tính ảnh hưởng xã hội (AHXH), tính ít rủi ro (IRR), tính điều kiện thuận lợi (DKTL) và 1 biến phụ thuộc (ý định sử dụng (Y)).

Bảng 3.1 Các biến quan sát

Thang đo Mã hóa tên biến

HI1 Có thể thanh toán và chuyển tiền nhanh hơn khi dùng ví điện tử so với trước đây (khi thanh toán tiền mặt)

Aji, H M., Berakon, I., & Md Husin, M (2020), Trivedi (2016) hay ở trong nước của

Tô Anh Thơ và Trịnh Thị Hồng Minh (2021)

HI2 Tiết kiệm được rất nhiều thời gian HI3 Có thể thực hiện bất cứ khi nào và ở đâu HI4 Cải thiện hiệu suất trong việc thực hiện các giao dịch thanh toán khác (thanh toán tiền điện, nước…)

DSD1 Các thao tác sử dụng ví điện tử không tốn nhiều thời gian và công sức

Amin (2009), Nguyễn Cường và cộng sự (2020)… DSD2 Ví điện tử dễ dàng đáp ứng theo yêu cầu của mình DSD3 Sử dụng ví điện tử không đòi hỏi chuyên môn cao sự hiểu biết về điện tử

DSD4 Người dùng dễ dàng làm quen và thành thạo sử dụng ví điện tử

AHXH1 Sử dụng ví điện tử do những người thân quan trọng (gia đình, bạn bè…)

Phan Trọng Nhân và cộng sự (2020), Nguyễn Cường và cộng sự (2020)

AHXH2 Sử dụng ví điện tử do những người quen (thầy, cô giáo, lãnh đạo, đồng nghiệp…) AHXH3 Sử dụng ví điện tử do những người trên mạng xã hội AHXH4 Hầu hết do mọi người và nhiều nơi sử dụng ví điện tử nên phải sử dụng ví điện tử Ít rủi ro IRR1 Tất cả thông tin trên mạng đều được bảo mật an toàn

IRR2 Các giao dịch tài chính cá nhân (thanh toán tiền điện, nước, mua hàng online và dịch vụ online) đều được bảo mật

IRR3 Người khác không thể giả mạo thông tin liên quan đến giao dịch trên ví điện tử IRR4 Ví điện tử ít phát sinh lỗi khi thực hiện giao dịch Điều kiện thuận lợi

DKTL1 Tính đa năng của ví điện tử

(có tổng hợp thêm thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng)

(2021), Mahran & Enaba (2013)… DKTL2 Thuận lợi và an toàn (tránh những rủi ro đánh rớt, hao hụt tiền mặt…)

DKTL3 Quản lí chi tiêu một cách hợp lí và tiện lợi hơn DKTL4 Có nhiều khuyến mãi hấp dẫn

DKTL5 Hạn chế tiếp xúc với dịch bệnh Covid – 19 Ý định sử dụng

Y1 Tôi sẽ sử dụng ví điện tử khi có nhu cầu giao dịch thanh toán.

Lê Phan Thị Diệu Thảo và Nguyễn Minh Sáng (2012) Y2 Tôi sẽ giới thiệu cho gia đình, bạn bè và mọi người xung quanh sử dụng ví điện tử

Y3 Tôi sẽ tiếp tục sử dụng ví điện tử trong tương lai

THU NHẬP DỮ LIỆU

3.3.1 Thu nhập dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp được thu nhập qua hình thức khảo sát trực tuyến bằng việc phát phiếu khảo sát câu hỏi Với việc khảo sát trực tuyến, các dữ liệu được soạn theo bảng câu hỏi trên Google Form và được gửi qua các thiết bị điện tử liên kết mạng Internet và mạng xã hội Người tham gia khảo sát sẽ được ẩn danh thông tin, đồng thời sẽ có độ tin cậy cao vì đưa ra quan điểm cá nhân mà không bị tác động bởi đám đông Các câu trả lời được thiết kế theo hình thức bắt buộc phải hoàn thành mới có thể chuyển sang câu hỏi tiếp theo.

- Nội dung câu hỏi chính: 21 câu hỏi.

- Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố tác động đến ý định sử dụng ví điện tử của người dân Việt Nam.

- Bảng câu hỏi khảo sát được soạn trên Google Form và được gửi đến 280 cá nhân ngẫu nhiên mà tác giả có thể tiếp cận dưới sự hỗ trợ của bạn bè, người thân qua email và các mạng xã hội khác Những người tham gia sẽ trả lời theo thiết kế sẵn và sau khi thực hiện xong sẽ được thu nhập và xử lý.

Mô hình nghiên cứu này bao gồm 5 biến độc lập với 21 biến quan sát và một biến phụ thuộc với 3 biến quan sát Như vậy cỡ mẫu ước lượng tối thiểu là 105 mẫu Để đảm bảo cho quá trình nghiên cứu nên tác giả phát ra 280 mẫu.

Sau khi khảo sát nghiên cứu có được kết quả sau: o Số phiếu thu về: 266 phiếu. o Số phiếu hợp lệ: 250 phiếu. o Số phiếu không hợp lệ: 16 phiếu. o Số người sử dụng dịch vụ ví điện tử: 175 phiếu. o Số người không sử dụng dịch vụ ví điện tử: 75 phiếu.

3.3.2 Thu nhập dữ liệu thứ cấp

Nghiên cứu dựa trên các dữ liệu đã được công bố tin cậy ở các trang điện tử từ các NHTM Việt Nam và các công trình nghiên cứu trước đó ở trong và ngoài nước được ghi nhận trên các trang báo kinh tế hay tạp chí chuyên ngành Các dữ liệu thứ cấp chủ yếu nhằm củng cố các cơ sở lý luận về khái niệm ví điện tử đồng thời xác định các nhân tố tác động ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử của người dânViệt Nam.

Trong chương 3 là trình bày các giả thuyết nghiên cứu, mô hình nghiên cứu và các quy trình nghiên cứu Bài nghiên cứu xây dựng được thang đó với 5 biến độc lập và 21 biến quan sát, 3 biến phụ thuộc với 3 biến quan sát, sau đó thu nhập các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp với 250 phiếu với cách thức chọn mẫu thuận tiện có lợi cho việc nghiên cứu Bài nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để chạy số liệu cho thang đo và bảng câu hỏi,cách thức kiểm định thang đo bằng độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phương pháp EFA để tìm sự tương quan giữa các biến và xây dựng mô hình hồi quy.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

MÔ TẢ MẪU

Nghiên cứu này gồm có 21 thang đo cần có ít nhất 105 quan sát Để đạt được kích thước đó thì tác giả đã gửi 270 bảng câu hỏi bằng Google Form đến email của cá nhân đang sinh sống hoặc làm việc tại Thành phố Hồ Chi Minh, bên cạnh đó tác giả in phiếu khảo sát đến người thân và bạn bè xung quanh Trong vòng hai tuần, bài nghiên cứu đã thu về 266 bảng khảo sát (chiếm 98,52% tổng số phiếu khảo sát), tuy nhiên chỉ có 250 phiếu khảo sát hợp lệ.

Các thông tin các nhân trong bảng câu hỏi khảo sát bao gồm giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập trung bình tháng.

Bảng 4.1: Thống kê mẫu mô tả nghiên cứu theo các yếu tố

Phân loại Tần số Tần suất

Cao đẳng/ Trung cấp 52 20.8 Đại học 144 57.6

Thu nhập trung bình tháng Dưới 5 triệu VND 80 32.0

Nguồn tính toán thông qua SPSS

Theo như kết quả khảo sát ta có thể thấy: o Về giới tính: trong những người khảo sát có 141 người là nữ (chiếm 56.4%), còn lại

109 người là nam (chiếm 43.6%). o Về độ tuổi: những người từ 15 đến 24 tuổi là 86 người (chiếm 34.4%), trong đó những người có độ tuổi từ 25 đến 30 tuổi chiếm đa số (91 người, tương đương 36.4%), và trên 30 tuổi có 73 người (29.2%). o Về trình độ học vấn: có 37 người (chiếm 14.8%) là trung học phổ thông Trình độ cao đẳng/ trung cấp có 52 người (20.8%) Cao nhất là 144 người (57.6%) ở trình độ đại học, và sau đại học là 17 người (6.8%). o Về nghề nghiệp: mẫu quan sát này có nghề nghiệp đa dạng và phong phú Có 64 người (chiếm 25.6%) là học sinh – sinh viên, 26 người (10.4%) là những người trong nghề nghiệp kinh doanh và 52 người (20.8%) là công nhân viên chức Trong khảo sát, những người có nghề nghiệp nội trợ chiếm rất ít (chỉ có 20 người, chiếm 8%) và cao nhất là những nghề nghiệp khác là 88 người (35.2%). o Về thu nhập trung bình tháng: khảo sát cho thấy có nhiều nhất ở những người có thu nhập từ 5 triệu đến 10 triệu VND là 93 người (chiếm 37.2%), dưới 5 triệu VND có 80 người (32%) và 77 người (30.8%) có thu nhập hơn 10 triệu VND.

KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH

4.2.1 Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach Alpha

Phần này là kết quả xử lý thang đo các yếu tố nghiên cứu, các thang đo được xây dựng

5 mức độ từ rất không đồng ý đến rất đồng ý được biểu thị tương đương từ mức độ 1 đến mức độ 5 Sau khi thu nhập số liệu, tác giả kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha Các biến chuẩn bắt buộc phải có hệ số tin cậy

Cronbach’s Alpha ≥ 6 và tương quan biến tổng > 0,3.

Bảng 4.2: Tóm tắt kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loaị biến

Phương sai thang đo nếu loại biên

Cronbach alpha nếu loại biến Thang đo nhận thức tính hữu ích - Cronbach's Alpha = 0.788

Thang đo nhận thức tính dễ sử dụng - Cronbach's Alpha = 0.826

Thang đo nhận thức tính ảnh hưởng xã hội - Cronbach's Alpha = 0.789

Thang đo nhận thức ít rủi ro - Cronbach's Alpha = 0.799

Thang đo nhận thức về điều kiện thuận lợi - Cronbach's Alpha = 0.835

Thang đo ý định sử dụng - Cronbach's Alpha = 0.799

Nguồn từ tính toán thông qua SPSS

Nhận thức tính hữu ích (HI): Thang đo này được đo lường bởi bốn biến quan sát.

Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,788 > 0,6 đồng thời cả bốn biến quan sát có tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến của các biến quan sát đều nhỏ hơn Cronbach’s Alpha chung Do vậy, thang đo nhận thức tính hữu ích với các biến HI1, HI2, HI3, HI4 đáp ứng độ tin cậy.

Nhận thức tính dễ sử dụng (DSD): Thang đo này được đo lường bởi bốn biến quan sát Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,826 > 0,6 đồng thời cả bốn biến quan sát đều có tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến của các biến quan sát đều nhỏ hơn Cronbach’s Alpha chung Do vậy, thang đo DSD với các biến DSD1, DSD2, DSD3, DSD4 đạt yêu cầu.

Nhận thức ảnh hưởng xã hội (AHXH): Thang đo này được đo lường bởi bốn biến quan sát Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,789 > 0,6 đồng thời cả bốn biến quan sát đều có tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến của các biến quan sát đều nhỏ hơn Cronbach’s Alpha chung Do vậy, thang đo Nhận thức ảnh hưởng xã hội với các biến AHXH1, AHXH2, AHXH3, AHXH4 đạt yêu cầu.

Nhận thức tính ít rủi ro (IRR): Thang đo này được đo lường bởi bốn biến quan sát Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,799 > 0,6 đồng thời cả bốn biến quan sát đều có tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến của các biến quan sát đều nhỏ hơn

Cronbach’s Alpha chung Do vậy, thang đo Nhận thức tính rủi ro với các biến RR1, RR2, RR3, RR4 đạt yêu cầu.

Nhận thức về điều kiện thuận lợi (DKTL): Thang đo này được đo lường bởi năm biến quan sát Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,835

> 0,6 đồng thời cả năm biến quan sát đều có tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 và hệ sốCronbach’s Alpha nếu loại biến của các biến quan sát đều nhỏ hơn Cronbach’s Alpha chung Do vậy, thang đo Nhận thức phí giao dịch với các biến DKTL1, DKTL2, DKTL3, DKTL4, DKTL5 đạt yêu cầu. Ý định sử dụng (Y): Thang đo này được đo lường bởi ba biến quan sát Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,799 > 0,6 đồng thời cả ba biến quan sát đều có tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến của các biến quan sát đều nhỏ hơn Cronbach’s Alpha chung Do vậy, thang đo Ý định sử dụng đạt yêu cầu.

4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA

4.2.2.1 Phân tích nhân tố khám phá EFA biến độc lập

Tiến hành phân tích nhân tố khám phá đối với 21 biến độc lập ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử, kết quả phân tích nhân tố khám phá cho thấy hệ số KMO = 0,787 (0,5

1) Giá trị phương sai trích là 71.35% Điều này có nghĩa là nhân tố đại diện cho Ý định sử dụng của khách hàng giải thích đựợc 71.35% mức độ biến động của ba biến quan sát trong các thang đo Nhân tố đại diện cho Ý định sử dụng bao gồm ba biến quan sát Y1, Y2, Y3 và đặt tên cho nhân tố này là Y.

Bảng 4.6: Bảng ma trận hệ số tương quan

Nguồn từ tính toán thông qua SPSS

Kiểm định sự tương quan với hệ số Pearson để lượng hóa mức độ liên kết giữa các biến định lượng Bảng kết quả cho thấy kiểm định hệ số tương quan Pearson là một ma trận vuông gồm các hệ số tương quan Sự tương quan của một biến nào đó với chính nó sẽ có hệ số tương quan là 1 và đó chính là đường chéo của ma trận Mỗi biến trong ma trận sẽ xuất hiện hai lần với hệ số tương quan giống nhau và đối xứng nhau qua đường chéo của ma trận Ma trận này cho biết mức độ tương quan giữa biến phụ thuộc với từng biến độc lập cũng như mức độ tương quan giữa các biến độc lập với nhau.

Kết quả của kiểm định hệ số tương quan Pearson cho thấy Sig giữa từng biến độc lập

HI, DSD, RR, AHXH, DKTL với biến phụ thuộc Y đều nhỏ hơn 1% có nghĩa là có mối tương quan giữa biến biến phụ thuộc với từng biến độc lập Như vậy nhận thức tính hữu ích, nhận thức tính dễ sử dụng, nhận thức ít rủi ro, nhận thức ảnh hưởng xã hội, nhận thức về điều kiện thuận lợi đều có quan hệ tương quan tuyến tính với biến ý định sử dụng, vì vậy các biến này đều được đưa vào để tiến hành phân tích mô hình hồi quy.

Từ kết quả kiểm định hệ số tương quan Pearson ta nhận thấy giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc có mối tương quan tuyến tính chặt chẽ với nhau Tuy nhiên, chúng ta lại chưa thể khẳng định được giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc có quan hệ nhân quả với nhau hay không Do đó tiến hành bước tiếp theo là chạy hồi quy tuyến tính với mục tiêu cuối cùng là kiểm định các giả thuyết đặt ra và mức độ tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc để nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử của người dân.

Bảng 4.7: Kết quả phân tích hồi quy

Hệ số hồi quy chưa chuẩn hoá

Hệ số hồi quy đã chuẩn hóa t Sig.

Nguồn từ tính toán thông qua SPSS

THẢO LUẬN

Sau khi kiểm tra tất cả các giả định, nghiên cứu kết luận rằng chấp nhận mô hình hồi quy do không vi phạm bất kỳ giả định quan trọng nào trong hồi quy tuyến tính Do đó nghiên cứu rút ra một số kết quả như sau: sau khi kiểm tra, làm sạch và xử lý dữ liệu cho thấy các thang đo có độ tin cậy cao Với năm biến độc lập (HI, DSD, AHXH, IRR, DKTL) và một biến phù thuộc (Y) ban đầu không làm thay đổi quá trình phân tích

Y = 0,288 x HI + 0,222 x DSD + 0,162 x IRR + 0.212 x AHXH + 0.217 x DKTL

Dựa trên kết quả của mô hình hồi quy, có thể thấy các biến độc lập có ý nghĩa thống kê và đều có tác động đến biến phụ thuộc Trong đó các giá trị Pvalue của các biến độc lập (HI,

Nguồn từ tính toán thông qua SPSS Đồ thị cho thấy phần dư chuẩn hóa phân bổ tập trung xung quang đường tung độ 0

(giá trị trung bình của phần dư), nghĩa là phương sai của phần dư không đổi, do vậy giả định quan hệ tuyến tính không bị vi phạm.

DSD, AHXH, IRR, DKTL) đều có Sig = 0.000 < 0.01, do đó các biến đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và độ tin cậy 99%.

Hệ số HI = 0,288 chỉ ra rằng trong điều kiện khác các biến không đổi, HI có tác động tích cực và nhiều nhất đến Y và khi HI thay đổi 1 đơn vị, biến Y thay đổi 0,288 đơn vị Điều này cho thấy kết quả phù hợp với giả thuyết ban đầu cũng như có kết quả đúng với nghiên cứu tham khảo như Aji, H M., Berakon, I & Md Husin, M (2020), Trivedi (2016), Tô Anh Thơ và Trịnh Thị Hồng Minh (2021) … Do đó việc phát triển ví điện tử với nhiều sự hữu ích hay, đa dạng và phong phú để đáp ứng mọi nhu cầu giao dịch của khách hành và tính hữu ích luôn là yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử của người dân.

Hệ số DSD = 0,222 chỉ ra rằng trong điều kiện khác các biến không đổi, DSD có tác động tích cực đến Y, và DSD thay đổi 1 đơn vị thì Y thay đổi 0,222 đơn vị Điều này cho thấy nghiên cứu phù hợp với giả thuyết ban đầu được đưa ra và trùng với nghiên cứu tham khảo trước đó như Amin (2009), Nguyễn Cường và cộng sự (2020) … cho thấy trên thực tế người dùng sử dụng và thao tác ví điện tử một cách dễ dàng là một phần quan trọng trong việc sử dụng ví điện tử.

Hệ số AHXH = 0,162 chỉ ra rằng trong điều kiện không đổi, biến AHXH có tác động tích cực đến Y, và AHXH thay đổi 1 đơn vị thì Y thay đổi 0,162 đơn vị Chứng tỏ cho thấy kết quả nghiên cứu phù hợp với giả thuyết ban đầu cũng như kết quả nghiên cứu tham khảo của Nguyễn Cường, Nguyễn Trang và Trần Thảo (2020), Phan Trọng Nhân và cộng sự

(2020) … cho rằng ảnh hưởng xã hội có tác động mạnh nhất đến ý định sử dụng ví điện của người trẻ tuổi nhưng kết quả nghiên cứu này thì yếu tố này lại là có tác động ít nhất đến Y trong năm yếu tố.

Hệ số IRR = 0,212 chỉ ra rằng trong điều kiện khác các biến không đổi, IRR có tác động tích cực đến Y và IRR thay đổi 1 đơn vị thì Y thay đổi 0,212 đơn vị Vì vậy kết quả nghiên cứu phù hợp với giả thuyết ban đầu cũng như kết quả nghiên cứu của Swilley (2010), Phạm Thị Dung (2020) … cho ta thấy rằng người dùng cũng quan tâm rất nhiều về sự rủi ro khi sử dụng ví điện tử.

Hệ số DKTL = 0,217 chỉ ra rằng trong điều kiện khác các biến không đổi, DKTL có tác động tích cực đến Y và DKTL thay đổi 1 đơn vị thì Y thay đổi 0,217 đơn vị Điều đó chứng tỏ kết quả nghiên cứu phù hợp với giả thuyết ban đầu và cũng như phù hợp với kết quả nghiên cứu tham khảo trước đó như của Bùi Nhất Vương (2021), Mahran & Enaba (2013)

… cho thấy rằng điều kiện thuận lợi cũng là yếu tố không thể thiếu đối với ý định sử dụng ví điện tử của người dân.

Từ những phương pháp xử lý các dữ liệu tham khảo, nghiên cứu kết luận rằng mô hình hồi quy tuyến tính ở chương 3 được chấp nhận Bên cạnh đó nghiên cứu đưa ra rằng năm yếu tố là nhận thức tính hữu ích, nhận thức dễ sử dụng, nhận thức ảnh hưởng xã hội, nhận thức ít rủi ro và nhận thức điều kiện thuận lợi đều có sức ảnh hưởng quan trọng và có tác động tích cực đến ý định sử dụng ví điện tử của người dân Trong đó nhận thức tính hữu ích là ảnh hưởng nhiều nhất Từ những kết quả phân tích trong chương 4 là cơ sở cho việc đưa ra những giải pháp nhằm phát triển và nâng cao ví điện tử Những giải pháp này xuất phát từ việc phát huy ở điểm mạnh cũng như khắc phục được những điểm yếu khác để có thể giúp các nhà cung ứng có thể phát triển dịch vụ ví điện tử, đồng thời nâng cao chất lượng ví điện tử ở các vùng sâu, vùng xa nói riêng và cả nước nói riêng.

Ngày đăng: 28/08/2023, 22:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Nguyễn Thùy Dung, &amp; Nguyễn Bá Huân. (2018). “Tạp chí khoa học và công nghệ lâm nghiệp số 3”, Trường Đại học Lâm nghiệp, được truy cập tại: https://vnuf.edu.vn/documents/4400543/7920780/1.NguyenThuyDung%2CNguyenBaHuan.pdf Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí khoa học và côngnghệ lâm nghiệp số 3
Tác giả: Nguyễn Thùy Dung, &amp; Nguyễn Bá Huân
Năm: 2018
3. Phạm Thị Dung. (2020). Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đại học Ngân hàng TP.HCM: Luận văn thạc sĩ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tửtỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Tác giả: Phạm Thị Dung
Năm: 2020
4. Phùng Việt Hà (2021). Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng dịch vụ tài chính cá nhân của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí công thương. Được truy cập từ: https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/nghien-cuu-yeu-to-anh-huong-den-hanh-vi-nguoi-tieu-dung-dich-vu-tai-chinh-ca-nhan-cua-cac-ngan-hang-thuong-mai-viet-nam-80542.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chícông thương
Tác giả: Phùng Việt Hà
Năm: 2021
13. Bagozzi, R. P., &amp; Dholakia, U. M. (2002). Intertional social action in virtual communities. Journal of Interactive Marketing, 16(2), 2 – 21 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Interactive Marketing, 16(2)
Tác giả: Bagozzi, R. P., &amp; Dholakia, U. M
Năm: 2002
18. Davis, F. D., Bagozzi, R. P., &amp; Warshaw, P. R (1992). Extrinsic and intrinsic motivation to use computers in the workplace 1. Journal of applied social pyschology, 22(14), 1111 – 1132 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of applied socialpyschology
Tác giả: Davis, F. D., Bagozzi, R. P., &amp; Warshaw, P. R
Năm: 1992
21. Giao, H. N. K., Vuong, B. N., Tung, D. D., &amp; Quan, T. N. (2020). A model of factors influencing behavioral intention to use internet banking and the moderating role of anxiety: Evidence from Vietnam. WSEAS Transactions on Business and Economics, 17(1), 551 – 561 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Evidence from Vietnam. WSEAS Transactions onBusiness and Economi
Tác giả: Giao, H. N. K., Vuong, B. N., Tung, D. D., &amp; Quan, T. N
Năm: 2020
22. Hossain, M. A., Hasan, M. I., Chan, C., &amp; Ahamed, J. U. (2017). Predicting user acceptance and continuance behaviour towards location – based services:The moderating effect of facilitating conditions on behavioural intention and actual use. Autralian Journal of Information Systems, 21(6), 1 – 22 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Autralian Journal of Information Systems
Tác giả: Hossain, M. A., Hasan, M. I., Chan, C., &amp; Ahamed, J. U
Năm: 2017
23. Mahran, A., &amp; Enaba, H. (2013). Exploring determinants influencing the intention to use mobile payment service. International Journal of Customer Relationship Marketing and Management, 2(4), 17 – 37 Sách, tạp chí
Tiêu đề: International Journal of CustomerRelationship Marketing and Management
Tác giả: Mahran, A., &amp; Enaba, H
Năm: 2013
25. Pena – Garcia, N., Gil – Saura, I., Rodriguez – Orejuela, A., &amp; Siqueria – Junior, J. R. (2020). Purchase intention and purchase behavior online: A cross – cultural approach. Heliyon, 6(6), 1 – 11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Heliyon
Tác giả: Pena – Garcia, N., Gil – Saura, I., Rodriguez – Orejuela, A., &amp; Siqueria – Junior, J. R
Năm: 2020
31. Venkatesh, V., Morris, M. G., Davis, G. B., &amp; Davis, F. D. (2003). User acceptance of information tecchnology: Toward a unified view. MIS Quarterly, 27(3), 425 – 478 Sách, tạp chí
Tiêu đề: MIS Quarterly,27(3)
Tác giả: Venkatesh, V., Morris, M. G., Davis, G. B., &amp; Davis, F. D
Năm: 2003
33. Zhao, W., &amp; Othman, M. N. (2010). Predicting and explaning complaint intention and behavior of malaysian consumers: An appliciation of the planned behavior theory. Advances in International Marketing, 9(1), 229 – 252 Sách, tạp chí
Tiêu đề: An appliciation of the plannedbehavior theory. Advances in International Marketing
Tác giả: Zhao, W., &amp; Othman, M. N
Năm: 2010
1. Bùi Nhất Vương (2021). Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử của người dân tại thành phố Cần Thơ: Ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tínhPLS – SEM. Được truy cập từ:https://scholar.google.co.th/citations?view_op=view_citation&amp;hl=en&amp;user=eG6_y7oAAAAJ&amp;cstart=20&amp;pagesize=80&amp;citation_for_view=eG6_y7oAAAAJ:geHnlv5EZngC Link
5. Trần Hương (2021). Thanh toán điện tử, nền tảng để phát triển thương mại điện tử. Được truy cập từ: https://thoibaonganhang.vn/thanh-toan-dien-tu- nen-tang- de-phat-trien-thuong-mai-dien-tu-113875.htmlTIẾNG ANH Link
14. Bantwa, A., &amp; Padiya, J. (2018). Adoption of E-wallets: ApostDemontisation Study in Ahmedabad City. Được truy cập trang web:https://www.researchgate.net/profile/AshokBantwa/publication/345834929_Adoption_of_E- wallets_A_Post_Demonetisation_Study_in_Ahmedabad_City Link
19. Davis. (1989). What is Technology Acceptance Model (TAM). Được truy cập từ trang web: https://www.igiglobal.com/dictionary/extension- Link
6. Aji, H. M., Berakon, I., &amp; Md Husin, M. (2020). COVID - 19 and e- wallet usage intention: A multigroup analysis between Indonesia and Malaysia.Cogent Business &amp; Management, 7(1), 1804181 Khác
7. Ajzen, I. (1991). The theory of planned behavior. Organizational behavior and humandecision processes, 50 (2), 179 – 211 Khác
8. Amin, H. (2009). Mobile wallet acceptance in Sabah: an empirical analysis.Labuan Bulletin of International Business and Finance, 7, 33 Khác
9. APEC. (1999). E - commerce for digital content industry. Opportunities and obstacles in Viet Nam Khác
10. Aransyah, M. F., Roy, J., &amp; Aprianti, Y. (2020). Innovation resistance and perceive novelty on e-wallet services. PROCEEDING MICEB (Mulawarman International Conference On Economics and Business) (Vol. 2, pp. 115 – 122) Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử - 1389 Các Yếu Tố Tác Động Đến Ý Định Sử Dụng Ví Điện Tử Của Người Dân Vn 2023.Docx
Hình 2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử (Trang 27)
Bảng 3.1. Các biến quan sát - 1389 Các Yếu Tố Tác Động Đến Ý Định Sử Dụng Ví Điện Tử Của Người Dân Vn 2023.Docx
Bảng 3.1. Các biến quan sát (Trang 31)
Bảng 4.1: Thống kê mẫu mô tả nghiên cứu theo các yếu tố - 1389 Các Yếu Tố Tác Động Đến Ý Định Sử Dụng Ví Điện Tử Của Người Dân Vn 2023.Docx
Bảng 4.1 Thống kê mẫu mô tả nghiên cứu theo các yếu tố (Trang 36)
Bảng 4.2: Tóm tắt kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha Biến quan sát - 1389 Các Yếu Tố Tác Động Đến Ý Định Sử Dụng Ví Điện Tử Của Người Dân Vn 2023.Docx
Bảng 4.2 Tóm tắt kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha Biến quan sát (Trang 38)
Bảng 4.3: Kết quả phân tích phân tố khám phá biến độc lập lần thứ 1 - 1389 Các Yếu Tố Tác Động Đến Ý Định Sử Dụng Ví Điện Tử Của Người Dân Vn 2023.Docx
Bảng 4.3 Kết quả phân tích phân tố khám phá biến độc lập lần thứ 1 (Trang 41)
Bảng 4.4: Kết quả phân tích phân tố khám phá biến độc lập lần thứ 2 - 1389 Các Yếu Tố Tác Động Đến Ý Định Sử Dụng Ví Điện Tử Của Người Dân Vn 2023.Docx
Bảng 4.4 Kết quả phân tích phân tố khám phá biến độc lập lần thứ 2 (Trang 42)
Bảng 4.5: Kết quả phân tích phân tích nhân tố phụ thuộc - 1389 Các Yếu Tố Tác Động Đến Ý Định Sử Dụng Ví Điện Tử Của Người Dân Vn 2023.Docx
Bảng 4.5 Kết quả phân tích phân tích nhân tố phụ thuộc (Trang 43)
Bảng 4.6: Bảng ma trận hệ số tương quan - 1389 Các Yếu Tố Tác Động Đến Ý Định Sử Dụng Ví Điện Tử Của Người Dân Vn 2023.Docx
Bảng 4.6 Bảng ma trận hệ số tương quan (Trang 44)
Bảng 4.7: Kết quả phân tích hồi quy - 1389 Các Yếu Tố Tác Động Đến Ý Định Sử Dụng Ví Điện Tử Của Người Dân Vn 2023.Docx
Bảng 4.7 Kết quả phân tích hồi quy (Trang 46)
Bảng 4.9: Phân thích phương sai Mô hình - 1389 Các Yếu Tố Tác Động Đến Ý Định Sử Dụng Ví Điện Tử Của Người Dân Vn 2023.Docx
Bảng 4.9 Phân thích phương sai Mô hình (Trang 49)
Bảng 4.10. Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến - 1389 Các Yếu Tố Tác Động Đến Ý Định Sử Dụng Ví Điện Tử Của Người Dân Vn 2023.Docx
Bảng 4.10. Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến (Trang 49)
Hình 4.1. Biểu đồ Histogram - 1389 Các Yếu Tố Tác Động Đến Ý Định Sử Dụng Ví Điện Tử Của Người Dân Vn 2023.Docx
Hình 4.1. Biểu đồ Histogram (Trang 51)
Đồ thị cho thấy phần dư chuẩn hóa phân bổ tập trung xung quang đường tung độ 0 (giá trị trung bình của phần dư), nghĩa là phương sai của phần dư không đổi, do vậy giả định quan hệ tuyến tính không bị vi phạm. - 1389 Các Yếu Tố Tác Động Đến Ý Định Sử Dụng Ví Điện Tử Của Người Dân Vn 2023.Docx
th ị cho thấy phần dư chuẩn hóa phân bổ tập trung xung quang đường tung độ 0 (giá trị trung bình của phần dư), nghĩa là phương sai của phần dư không đổi, do vậy giả định quan hệ tuyến tính không bị vi phạm (Trang 52)
❖ PHỤ LỤC 2: BẢNG KHẢO SÁT - 1389 Các Yếu Tố Tác Động Đến Ý Định Sử Dụng Ví Điện Tử Của Người Dân Vn 2023.Docx
2 BẢNG KHẢO SÁT (Trang 68)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w