1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

1326 Phân Tích Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Nhập Ngoài Lãi Tại Các Nhtm Cp Vn 2023.Docx

110 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Nhập Ngoài Lãi Tại Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam
Tác giả Trịnh Hoàng Thiên Kim
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Hoàng Vĩnh Lộc
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tài Chính – Ngân Hàng
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 606,15 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU (13)
    • 1.1. Giới thiệu (13)
      • 1.1.1. Đặt vấn đề (13)
      • 1.1.2. Tính cấp thiết của nghiên cứu (14)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (17)
      • 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát (17)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (17)
    • 1.3. Câu hỏi nghiên cứu (18)
    • 1.4. Đối tượng nghiên cứu (18)
    • 1.5. Đóng góp của nghiên cứu (18)
    • 1.6. Kết cấu luận văn (19)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THU NHẬP NGOÀI LÃI (19)
    • 2.1. Các khái niệm (21)
      • 2.1.1. Khái niệm, đo lường thành phần và vai trò của TNNL (21)
    • 2.2. Các lý thuyết có liên quan đến TNNL (24)
      • 2.2.1. Lý thuyết về nguồn lực (24)
      • 2.2.2. Lý thuyết tài chính và đa dạng hoá thu nhập (25)
      • 2.2.3. Lý thuyết quyền lực thị trường (27)
    • 2.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan (27)
      • 2.3.1. Các nghiên cứu nước ngoài (27)
      • 2.3.2. Các nghiên cứu trong nước (30)
    • 2.4. Khoảng trống nghiên cứu (32)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (19)
    • 3.1. Mô hình nghiên cứu (37)
      • 3.1.1. Khái quát mô hình nghiên cứu (37)
      • 3.1.2. Giải thích và đo lường các biến trong nghiên cứu (38)
    • 3.2. Dữ liệu nghiên cứu (40)
      • 3.2.1. Mẫu nghiên cứu (40)
      • 3.2.2. Dữ liệu nghiên cứu (41)
      • 3.2.3. Công cụ để tiến hành nghiên cứu (41)
    • 3.3. Phương pháp nghiên cứu (41)
      • 3.3.1. Phương pháp nghiên cứu định tính (41)
      • 3.3.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng (41)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (19)
    • 4.1. Thống kê mô tả về dữ liệu nghiên cứu (47)
    • 4.2. Phân tích tương quan (56)
      • 4.2.1. Tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc (57)
      • 4.2.2. Tương quan giữa các biến giải thích với nhau (57)
    • 4.3. Phân tích hồi quy dữ liệu, kiểm định lựa chọn mô hình (57)
      • 4.3.1. Kết quả hồi quy dữ liệu (57)
      • 4.3.2. Lựa chọn mô hình phù hợp nhất cho phân tích tiếp theo (61)
      • 4.3.3. Kiểm định khoảng tin cậy (67)
    • 4.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu về mặt kỹ thuật (68)
    • 4.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu về mặt kinh tế (69)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ (20)
    • 5.1. Các điểm chính của nghiên cứu (74)
    • 5.2. Đề xuất các khuyến nghị (74)
      • 5.2.1. Đối với các nhà quản trị NHTM CP Việt Nam (74)
      • 5.2.2. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước (77)
    • 5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo (78)
      • 5.3.1. Hạn chế của đề tài (78)
      • 5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo (79)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................i (80)
  • PHỤ LỤC ....................................................................................................................vi (85)

Nội dung

Thành phố Hồ Chí Minh Năm 2023 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRỊNH HOÀNG THIÊN KIM PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU NHẬP NGOÀI[.]

GIỚI THIỆU

Giới thiệu

Trong nền kinh tế thị trường, cơ chế mở cửa thông thương của Việt Nam với các nước trên thế giới, đặc biệt trong giai đoạn nền kinh tế trong thời kỳ khôi phục như hiện nay, thì sự tồn tại và phát triển bền vững của các tổ chức tín dụng (TCTD) nói chung và các ngân hàng thương mại (NHTM) nói riêng, đặc biệt là các Ngân hàng thương mại cổ phần (NHTM CP) – chiếm thị phần lớn trong hệ thống NHTM tại Việt Nam, luôn đóng vai trò cực kỳ quan trọng và gắn liền với sự ổn định và phát triển của nền kinh tế Thật vậy, các NHTM CP đóng vai trò là nơi cung cấp, lưu thông vốn cho nền kinh tế thông qua nghiệp vụ huy động và cấp tín dụng; cầu nối giữa các doanh nghiệp và thị trường thông qua nghiệp vụ thanh toán; công cụ góp phần điều tiết kinh tế vĩ mô của Ngân hàng Nhà nước (NHNN); … Rõ ràng ngân hàng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong chu trình dẫn và luân chuyển vốn từ người tiết kiệm sang người vay với cơ hội đầu tư sinh lời hiệu quả, cũng như là kênh thanh toán trung gian đóng góp hết sức quan trọng trong nền kinh tế.

Bên cạnh các hoạt động trung gian tài chính và góp phần làm công cụ điều hành nền kinh tế thị trường nêu trên, thì mục tiêu cuối cùng của các NHTM CP cũng như các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường là lợi nhuận, và nó được xem là mục tiêu hết sức quan trọng để các NHTM CP có thể duy trì hoạt động, bổ sung vốn cho tái đầu tư và phát triển, cũng như lợi tức cho cổ đông của các NHTM CP Tuy nhiên, vì tính đặc thù liên quan chặt chẽ đến vấn đề tiền tệ, tín dụng nên các rủi ro tiềm ẩn như rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro nợ xấu, rủi ro hệ thống, luôn gắn liền với hoạt động chiếm tỉ trọng lớn trong hoạt động của NHTM CP là cấp tín dụng Do đó, việc đa dạng hóa nguồn thu nhập cho ngân hàng, tăng tỉ trọng và giá trị từ các nguồn thu ngoài hoạt động cấp tín dụng (thu nhập ngoài lãi) là việc rất đáng quan tâm Do vậy, việc nhìn nhận, đo lường, đánh giá các yếu tố tác động đến thu nhập ngoài lãi (TNNL) của cácNHTM CP là vấn đề hết sức cần thiết và quan trọng, góp phần đưa ra những gợi ý, báo cáo kịp thời để các cấp quản lý trong hệ thống các NHTM CP tại Việt Nam đưa ra những chính sách, đường lối và

2 phương án phù hợp để nâng cao khả năng sinh lời của từng đơn vị trong bối cảnh nền kinh tế đang chịu ảnh hưởng tiêu cực của bất ổn kinh tế - tài chính toàn cầu, cũng như sự hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với thế giới sẽ kéo theo sự gia tăng cạnh tranh từ các ngân hàng nước ngoài có nguồn tài chính mạnh mẽ cùng nền khoa học công nghệ hiện đại.

Ngoài ra, có thể thấy rằng với hầu hết các NHTM CP Việt Nam thì cấp tín dụng vẫn luôn là hoạt động kinh doanh có tầm quan trọng bậc nhất, mang tính quyết định đến lợi nhuận của ngân hàng Tuy nhiên, có thể thấy việc chủ động đa dạng nguồn thu của mình thông qua các dịch vụ phi tín dụng, ngoài nguồn thu từ lãi có thể kể đến như thu nhập từ hoạt động dịch vụ thanh toán, kinh doanh ngoại hối, vàng, kinh doanh chứng khoán, … trong giai đoạn gần đây, cũng đang được các NHTM CP chú trọng và đầu tư hết sức nghiêm túc và bài bản.

Bằng chứng trong giai đoạn nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, việc giãn cách xã hội đã đặt ra nhiều vấn đề cho các hoạt động truyền thống của ngân hàng, nên việc các ngân hàng chú trọng đến xây dựng các nền tảng trên website trên không gian mạng, ứng dụng trên thiết bị di động thông minh, tiện ích thông qua các dịch vụ online đã phần nào giúp các ngân hàng gia tăng nguồn TNNL qua việc cung cấp các dịch vụ thanh toán.

1.1.2 Tính cấp thiết của nghiên cứu

Về mặt thực tiễn, đối với các NHTM trên thế giới thì ngoài nguồn thu từ các hoạt động truyền thống hay còn gọi là nguồn thu từ lãi của các hoạt động tín dụng hay các hoạt động kinh doanh đầu tư vào các công cụ tài chính – tiền tệ khác, thì các NHTM còn có nguồn lợi nhuận từ hoạt động phi truyền thống hay còn gọi là nguồn TNNL như phí dịch vụ, hoa hồng, bảo hiểm, chứng khoán cũng đóng góp một phần hết sức quan trong Theo De Young và Rice (2004) thì TNNL đã chiếm hơn 40% thu nhập hoạt động trong ngành ngân hàng kể từ đầu những năm 2000 Bên cạnh đó, trong giai đoạn hiện này, ngành ngân hàng trên thế giới chứng kiến sự thay đổi đáng kể của công nghệ, môi trường cạnh tranh, nhu cầu của khách hàng hay chính sách tài chính của nhà nước Đây chính là những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển không ngừng của những sản phẩm dịch vụ phi truyền thống Có thể

3 thấy xu hướng hoạt động hiện nay của hệ thống NHTM trên thế giới là đẩy mạnh đa dạng hóa nguồn thu nhập Theo Joaquín Maudos (2017) thì giá trị trung bình của tỷ lệ TNNL/tổng thu nhập của hệ thống ngân hàng châu Âu là 34,1% ở giai đoạn 2002-2007 và là 32,4% ở giai đoạn 2008-2012 Không nằm ngoài sự ảnh hưởng và vận động không ngừng của nền kinh tế thế giới, từ các ngân hàng ở các nước phát triển trong việc điều chỉnh lại cơ cấu nguồn thu thông qua việc giảm tỷ trọng thu nhập từ hoạt động cấp tín dụng truyền thống, tăng tỷ trọng các nguồn TNNL như phí thanh toán, phí dịch vụ ủy thác, phí bảo lãnh, bảo hiểm,… thì tại Việt Nam hiện nay, xu hướng đa dạng hóa nguồn thu nhập, giảm phụ thuộc vào nguồn thu nhập từ lãi cho vay cũng đã được chú trọng và được Thủ Tướng nhấn mạnh và định hướng phát triển thông qua Quyết định số 254/QĐ- TTg ban hành vào ngày 01/03/2012 Tiếp đến là Quyết định số 986/QĐ- TTG ngày 08/08/2018 phê duyệt chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, với định hướng là tăng trưởng tỷ trọng TNNL tín dụng, đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, … và cho đến nay khi môi trường hoạt động ngày càng cạnh tranh, công nghệ ngày càng được đề cao và tác động mạnh đến hoạt động kinh doanh của các NHTM CP, thì xu hướng trên ngày càng được đề cao và cho thấy tầm ảnh hưởng của TNNL.

Trong cơ cấu thu nhập của các ngân hàng Việt Nam hiện nay, tỷ trọng TNNL trong tổng thu nhập chiếm trên 17,33% (nguồn tính toán của tác giả) và dự báo sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới Thực tế cho thấy, trong những năm gần đây, hoạt động kinh doanh giữa các ngân hàng bị cạnh tranh gay gắt, các ngân hàng không ngừng chạy đua điều chỉnh lãi suất và đa dạng hoá các sản phẩm tín dụng để thu hút và đáp ứng nhu cầu của khách hàng, từ đó mở rộng thị phần và gia tăng nguồn thu nhập từ lãi Tuy nhiên, với những diễn biến phức tạp từ tình hình kinh tế thế giới và trong nước như những năm qua đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các ngân hàng, gây ra các rủi ro của hoạt động tín dụng như tỷ lệ nợ xấu tăng cao, ngân hàng phải điều chỉnh lãi suất để hỗ trợ cho các doanh nghiệp, dẫn đến nguồn thu nhập từ lãi bị ảnh hưởng. Trong khi đó, với xu hướng về nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng ngày càng thay đổi và đa dạng, cùng với sự phát triển của ngân hàng số và các hoạt động phi tín dụng khác, nguồn TNNL ngày

4 càng có vai trò quan trọng và đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho các ngân hàng Hơn thế nữa, đây là các hoạt động ít rủi ro và có biên lợi nhuận cao nên các ngân hàng luôn đặt trọng tâm để khai thác và gia tăng nguồn TNNL Việc nghiên cứu các yếu tố tác động đến TNNL giúp các ngân hàng nhìn nhận được các vấn đề cốt lõi, từ đó phân bổ nguồn lực phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và dịch chuyển cơ cấu thu nhập.

Về mặt học thuật, việc đa dạng hóa thu nhập, gia tăng tỷ lệ TNNL có thể tạo ra nguồn thu nhập hoạt động ổn định hơn cho ngân hàng, từ đó cải thiện hiệu quả kinh doanh có điều chỉnh rủi ro theo De Young và Rice (2004) Ngoài ra, các tác nhân có ảnh hưởng đến việc đa dạng hoá thu nhập của khách hàng còn đến từ việc phát triển của công nghệ, các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, thay đổi thói quen của người dân,

… Chính điều này đã thúc đẩy các ngân hàng mở rộng phạm vi hoạt động và đa dạng hóa những sản phẩm dịch vụ mình cung cấp cho khách hàng theo Nguyễn Minh Sáng và Nguyễn Thị Thùy Trang (2018) Có thể thấy đa phần các nghiên cứu trong và ngoài nước về TNNL là về các yếu tố nội tại của ngân hàng như: vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, cho vay trên tổng tài sản, qui mô ngân hàng, tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản, … Tuy nhiên các kết luận và kết quả chiều tác động của các nghiên cứu chưa có sự thống nhất như thể hiện trong các nghiên cứu của Rogers và Sinkey Jr (1999), De Young và Rice

(2004), Shahimi và cộng sự (2006), Hakimi và cộng sự (2012), Nguyễn Minh Sáng và Nguyễn Thị Hạnh Hoa (2013), Damankah & cộng sự (2014), Nguyễn Thị Diễm Hiền và Nguyễn Hồng Hạt (2016), Trần Huy Hoàng và Nguyễn Hữu Huân (2016), Atellu

(2016), Hamdi và cộng sự (2017), Vũ Xuân Dũng và Đoàn Việt Hùng (2018) Bên cạnh đó, còn có các nghiên cứu kết hợp giữa các yếu tố vi mô và các yếu tố vĩ mô như tăng trưởng GDP và lạm phát của nền kinh tế Cụ thể, theo Hakimi và cộng sự (2012) cho thấy GDP có ảnh hưởng cùng chiều đến TNNL, nhưng theo De Young và Rice

(2004), Atellu (2016), Nguyễn Thị Diễm Hiền và Nguyễn Hồng Hạt (2016), Trần Huy Hoàng và Nguyễn Hữu Huân (2016) thì GDP lại có tác động ngược chiều đến TNNL. Ngoài ra, theo Nguyễn Thị Diễm Hiền và Nguyễn Hồng Hạt (2016) thì lạm phát có ảnh hưởng cùng chiều đến TNNL, tuy nhiên lại ngược lại trong nghiên cứu của Hakimi và cộng sự

(2012), Damankah & cộng sự (2014), Atellu (2016), Hamdi và cộng sự (2017), Trần

Huy Hoàng và Nguyễn Hữu Huân (2016).

Dưa trên những kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước trước đây, có thể nhận thấy, tuy đã có khá nhiều các nghiên cứu ngoài nước liên quan đến việc đánh giá các nhân tố tác động đến TNNL tại các ngân hàng, tuy nhiên các nghiên cứu này thường từ các nền kinh tế phát triển, vị trí địa lý, quy mô, tập quán và cơ chế quản lý khác biệt so với Việt Nam, bên cạnh đó cũng có một số các nghiên cứu trong nước đề cập đến đề tài này Tuy nhiên, vẫn còn có khá ít các nghiên cứu kết hợp các yếu tố vĩ mô và vi mô, các nghiên cứu thường tách biệt riêng các yếu tố nội tại của ngân hàng và các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế, mà ít chú trọng đến việc kết hợp các yếu tố trên vào một mô hình nghiên cứu, để đưa ra cái nhìn đa chiều hơn các yếu tố tác động đến TNNL Ngoài ra, cũng còn có nhiều tranh luận xung quanh tác động thuận hay ngược chiều của các yếu tố đến TNNL tại các NHTM CP Việt Nam Do vậy, cần có một bức tranh tổng quát để xác định, đo lường và đánh giá các yếu tố tác động đến TNNL của các NHTM trong giai đoạn hiện nay, để từ đó phần nào đưa ra các gợi ý, khuyến nghị hỗ trợ cho các nhà quản trị ngân hàng xây dựng chính sách phù hợp để nâng cao giá trị TNNL.

Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát

Nhận diện các yếu tố ảnh hưởng và đo lường mức độ tác động của các yếu tố đến TNNL của các NHTM CP Việt Nam Qua đó, kiến nghị các giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao TNNL cho các NHTM CP Việt Nam.

Thứ nhất, xác định và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến TNNL tại các NHTM CP Việt Nam.

Thứ ba, đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao giá trị TNNL tại các NHTM CP

Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được những mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn cần làm rõ các câu hỏi nghiên cứu sau:

Một là các yếu tố ảnh hưởng đến TNNL tại các NHTM CP Việt Nam theo chiều hướng và mức độ tác động như thế nào?

Hai là các giải pháp nhằm cải thiện và gia tăng TNNL tại các NHTM CP ViệtNam là gì?

Đối tượng nghiên cứu

Đối tương nghiên cứu: Luận văn này tập trung nghiên cứu tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến TNNL tại các NHTM CP Việt Nam giai đoạn 2012-2021.

Về không gian: 20 NHTM CP Việt Nam, trong đó có 3 NHTM CP có vốn sở hữu Nhà nước Việc lựa chọn mẫu nghiên cứu gồm các NHTM CP này sẽ mang tính đại diện cho hệ thống NHTM CP Việt Nam vì các NHTM CP này chiếm tỷ trọng chủ yếu trong toàn hệ thống (20/31 NHTM CP Việt Nam).

Về thời gian: từ năm 2012 đến năm 2021 Đây là giai đoạn có nhiều thay đổi trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng và sự ra đời của hàng loạt các chính sách vĩ mô có tác động đến TNNL tại các ngân hàng.

Dữ liệu được thu thập thừ Báo cáo tài chính (BCTC) đã kiểm toán, báo cáo thường niên của các NHTM CP Việt Nam, các báo cáo tổng kết của NHNN và các chỉ số vĩ mô thu thập từ Tổng cục thống kê Việt Nam, World Bank.

Đóng góp của nghiên cứu

Thông qua việc làm rõ những yếu tố tác động đến TNNL của các NHTM CP Việt Nam, nghiên cứu không chỉ phản ảnh thực trạng mà còn kiểm chứng lại các lý thuyết, nghiên cứu trước đây trong môi trường kinh tế ngoài nước cũng như trường hợp thực tế tại Việt Nam.

Ngoài ra, luận văn này được thực hiện nhằm tìm ra cách khắc phục nhược điểm của các nghiên cứu trước đó Trong đó là việc kết hợp các yếu tố vĩ mô nền kinh tế, yếu tố vi mô trong các ngân hàng, xác định chiều hướng tác động của các yếu tố lên TNNL.

Bên cạnh đó là sử dụng phương pháp hồi quy Bayes cho đề tài, có những ưu điểm hơn so với phương pháp tần suất truyền thống trước đây Từ đó cung cấp cái nhìn toàn diện hơn về các yếu tố tác động đến TNNL tại các NHTM CP Việt Nam.

Cuối cùng, tác giả mong muốn dựa trên căn cứ lý luận từ các nghiên cứu trước và kết hợp kết quả thực tiễn tại Việt Nam, để đưa ra những gợi ý, khuyến nghị cho các nhà quản trị ngân hàng nhìn nhận và xây dựng định hướng nhằm phát triển và tăng nguồn thu từ các sản phẩm, dịch vụ phi truyền thống.

Kết cấu luận văn

Cơ cấu của Luận án được cấu trúc thành 5 chương, tương ứng mỗi chương sẽ có phần giới thiệu và kết luận, bên cạnh đó còn có các phần mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ, hình ảnh, danh mục chữ viết tắt, tài liệu tham khảo và phụ lục Cụ thể như sau:

Chương này sẽ giới thiệu về đề tài và nêu ra sự cấp thiết của đề tài, đưa ra mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, cuối cùng là xác định điểm mới, ý nghĩa và đóng góp về mặt khoa học của bài nghiên cứu.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THU NHẬP NGOÀI LÃI

Các khái niệm

2.1.1 Khái niệm, đo lường thành phần và vai trò của TNNL

Mục tiêu cuối cùng của bất kỳ tổ chức kinh doanh nào trên thị trường đều hướng đến kết quả kinh doanh (đặc biệt quan tâm đến chỉ số doanh thu và lợi nhuận) và NHTM cũng không phải ngoại lệ Do vậy, cơ cấu hình thành nên doanh thu trong hoạt động kinh doanh cũng được các nhà quản trị ngân hàng hết sức quan tâm Nếu xét về yếu tố nguồn thu của ngân hàng, thì tổng doanh thu của ngân hàng thường được cấu thành từ thu nhập lãi thuần và TNNL.

Thu nhập lãi thuần: theo De Young và Rice (2004) thì thu nhập lãi thuần là nguồn doanh thu đến từ các hoạt động kinh doanh thuần tuý của ngân hàng thông qua hình thức huy động tiền gửi với lãi suất thấp và cho vay với lãi suất cao hơn Thu nhập từ lãi chính là nguồn thu quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu của các ngân hàng theo Nguyễn Thị Liên Hoa và Nguyễn Thị Kim Oanh (2018).

Bên cạnh đó, cũng theo De Young và Rice (2004) thì TNNL là các món thu nhập không trực tiếp đến từ các hoạt động cấp tín dụng, có thể bao gồm các phí dịch vụ trên tài khoản tiền gửi, thu nhập từ hoạt động sử dụng uy tín ngân hàng và phí dịch vụ khác. Theo Hoàng Ngọc Tiến và Võ Thị Hiền (2010) cho rằng TNNL là các khoản thu nhập từ hoạt động cung cấp dịch vụ; kinh doanh ngoại hối, vàng bạc, đá quí; kinh doanh chứng khoán và các hoạt động dịch vụ khác.

Tóm lại, TNNL có thể được nhìn nhận là các khoản doanh thu có được từ hoạt động kinh doanh phi tín dụng của các NHTM.

TNNL thường được đo lường bằng hai cách thông qua số tuyệt đối và số tương đối.

Dựa trên số tuyệt đối của TNNL sẽ đánh giá được giá trị, quy mô TNNL của mỗi ngân hàng :

TNNL = TNNL= Lãi/lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ + Lãi/lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng + Lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh +

Lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư + Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần. Dựa trên số tương đối thông thường sẽ có 2 cách thức đo lường:

Thứ nhất, dùng TNNL chia cho tổng thu nhập của ngân hàng Theo Hoàng Ngọc Tiến và Võ Thị Hiền (2010) thì tỷ trọng này sẽ phần nào phản ánh được sự đóng góp của TNNL vào tổng nguồn thu của ngân hàng, dù vậy tỷ lệ này có hạn chế là sẽ không có mang lại cái nhìn chính xác về diễn biến xu hướng của TNNL khi một trong hai thu nhập từ lãi và TNNL có xu hướng tăng trưởng nghịch chiều.

Thứ hai, theo nghiên cứu của De Young và Rice (2004) là sử dụng tỷ lệ TNNL trên tổng tài sản Tỷ lệ này thể hiện trung bình 1 đồng giá trị tài sản bình quân của ngân hàng sẽ tạo ra bao nhiêu đồng TNNL trong kỳ mà không phụ thuộc vào quy mô của từng ngân hàng Theo Nguyễn Minh Sáng và Nguyễn Thị Hạnh Hoa (2013) thì sử dụng các đo lường này sẽ phần nào có cái nhìn tổng quan hơn về xu hướng, vai trò, tỷ trọng của TNNL qua từng năm so với thu nhập từ lãi truyền thống của từng ngân hàng Đây cũng là phương pháp mà tác giả sử dụng để xác định và đo lường TNNL trong luận văn.

Mặc dù so với với thu nhập lãi thì tỷ trọng TNNL tại các NHTM hiện nay chiếm khá thấp, nhưng rõ ràng với sự phát triển của công nghệ, thì tầm ảnh hưởng và lợi ích của TNNL ngày càng được khẳng định, do đó việc tăng tỷ trọng các nguồn thu bền vững của các NHTM trên thế giới và Việt Nam, giảm thiểu các nguồn thu mang tính rủi ro cao, cũng sẽ là xu thế và mục tiêu hàng đầu của các NHTM trong thời gian sắp tới.

Có thể nhận thấy, việc đẩy mạnh, tăng cường nguồn thu từ phi tín dụng là phương án khả dĩ nhất để có thể thay đổi tỷ trọng doanh thu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng Tại các ngân hàng truyền thống, thu nhập phần lớn đến từ nghiệp vụ cấp tín dụng, doanh thu từ các dịch vụ khác chỉ chiếm một phần rất nhỏ Trong bối cảnh nền kinh tế đối mặt với nhiều thách thức, việc chỉ chú trọng đến nguồn thu từ hoạt động cấp tín dụng sẽ chứa đựng rất nhiều rủi ro làm ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng Do đó, việc các ngân hàng cần phải ưu tiên, chú trọng tăng trưởng thu nhập từ nguồn phi tín dụng sẽ phần nào giúp các ngân hàng cân đối hơn trong tỷ trọng thu nhập và an toàn trong hoạt động kinh doanh TNNL là khoản thu nhập của ngân hàng được hình thành từ chênh lệch giữa các khoản thu do cung ứng các sản phẩm dịch vụ khác ngoài hoạt động tín dụng, thực hiện hoạt động kinh doanh, đầu tư và chi phí bỏ ra để thực hiện các sản phẩm dịch vụ cũng như các hoạt động kinh doanh, đầu tư.

Bên cạnh đó, tỷ trọng TNNL phần nào đánh giá được mức độ phát triển, sức cạnh tranh và đa dạng sản phẩm, dịch vụ, cũng như cho thấy hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Phần nào đó sẽ giúp cho các ngân hàng chia sẻ rủi ro, đa dạng hoá nguồn thu trong hoạt động kinh doanh Việc các ngân hàng chú trọng vào phát triển TNNL như các dịch vụ thanh toán, sản phẩm thẻ, đầu tư, … sẽ giúp các ngân hàng tận dụng nguồn lực sẵn có từ cơ sở vật chất, cơ sở dữ liệu và bộ máy nhân sự của các ngân hàng,

… từ đó, gia tăng thêm nguồn thu cho ngân hàng, giảm chi phí và gia tăng lợi nhuận.

Mở rộng các hoạt động ngoài lãi còn giúp ngân hàng phân tán và giảm thiểu rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng Ngoài ra, có thể thấy việc đa dạng hóa thu nhập từ việc gia tăng nguồn thu ngoài lãi sẽ giúp tổng doanh thu của các ngân hàng bền vững và ổn định hơn, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Thật vậy, theo nghiên cứu của De Young và Rice (2004) trong một đề tài liên quan đến mối quan hệ giữa TNNL và hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng tại Mỹ đã đưa ra kết luận rằng tỷ lệ TNNL có tác động tích cự đến lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của các ngân hàng.

Trước tình hình kinh tế thế giới, ảnh hưởng bởi chiến tranh, dịch bệnh, rủi ro tín dụng có thể ảnh hưởng lớn đến việc tăng trưởng tín dụng, cũng như yêu cầu thực hiện các quy định về an toàn vốn Basel, sẽ gây áp lực lên các nhà quản trị ngân hàng trong việc định hướng và dịch chuyển cơ cấu thu nhập trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt chú trọng đến nguồn TNNL, để giúp ngân hàng đảm bảo nguồn thu an toàn hơn Thêm vào đó, trong bối cảnh phát triển kinh tế toàn cầu, các ngân hàng trong nước phần nào cũng sẽ có nhiều cơ hội trong việc hợp tác và tiếp thu các dịch vụ chất lượng từ các tổ chức tài chính trên thế giới, từ đây sẽ là cơ hội để phát triển các nghiệp vụ trong kinh doanh phí dịch vụ theo Gischer và Juttner (2003).

Do vậy, việc chú trọng đầu tư, chuyển hướng sang các hoạt động phi tín dụng là chìa khoá, là kim chỉ nam cho các ngân hàng tại Việt Nam để hướng đến việc thay đổi cơ cấu tổng doanh thu kinh doanh của các ngân hàng, góp phần quan trọng vào việc tăng trưởng thu nhập an toàn cho ngân hàng cũng như phát triển bền vững hoạt động tài chính trong giai đoạn mới.

Các lý thuyết có liên quan đến TNNL

2.2.1 Lý thuyết về nguồn lực

Quan điểm về nguồn lực là một trong những lý thuyết kinh tế nền tảng quan trọng, mà ở đó, phần lớn các doanh nghiệp nói chung, và ngân hàng nói riêng ứng dụng vào mô hình kinh doanh Theo Wernerfelt (1984) cho rằng các khái niệm truyền thống của chiến lược được phân tích định vị nguồn lực (điểm mạnh và điểm yếu) của doanh nghiệp; trong khi, hầu hết các công cụ kinh tế chính thống có xu hướng điều khiển thị trường Bên cạnh đó, theo Wernerfelt (1984) nhận định nguồn lực và sản phẩm của doanh nghiệp như “hai mặt của một đồng xu”, và theo quan điểm dựa trên nguồn lực doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào việc sở hữu nguồn lực khan hiếm của chính doanh nghiệp đó.

2.2.1.2 Tác động của lý thuyết nguồn lực

Tác động đến cạnh tranh trong ngân hàng

Như đã đề cập, học thuyết nguồn lực quan niệm rằng nguồn lực của tổ chức chính là nhân tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến lợi thế cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh, vì chính nguồn lực sẽ tạo nên chiến lực kinh doanh riêng cho từng doanh nghiệp, từ đó tạo ra các chiến lược riêng biệt và không dễ sao chép, tạo nên tính cạnh tranh cho từng tổ chức Do vậy, điểm trọng yếu của thuyết nguồn lực chính là việc nguồn lực là yếu tố tạo ra lợi thế cạnh tranh đối với từng tổ chức Thực tế ngân hàng cũng là một tổ chức kinh doanh nhưng với sản phẩm và dịch vụ đặc thù liên quan đến tiền tệ cũng sẽ chịu tác động mạnh mẽ từ lý thuyết nguồn lực Theo Joseph và Rajendran (1992) nhận định thì học thuyết nguồn lực có giá trị ảnh hưởng với hầu hết các tổ chức kinh tế, trong đó có ngành ngân hàng không phải là ngoại lệ Nguồn lực nội tại sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh cho ngân hàng thể hiện ở các góc nhìn sau:

Trước tiên, nguồn lực phải có giá trị thể hiện ở việc nguồn lực có thể đem lại giá trị cao ở tầm chiến lược và từ đó trở thành các lợi thế cạnh tranh cho ngân hàng so với các tổ chức khác cũng như tự hoàn thiện các điểm yếu khác Bên cạnh đó, theo Conner,

Abernethy và Falloon (1992); Mahoney và Pandian (1992) thì nguồn lực có giá trị sẽ đem lại lợi thế trong việc tối giản chi phí cho việc đầu tư tạo ra nguồn lực của ngân hàng so với chi phí mà ngân hàng thuê nguồn lực từ bên ngoài.

Tiếp đến, bên cạnh việc nguồn lực của ngân hàng sẽ tạo ra giá trị gia tăng cho tổ chức, mà nó còn mang tính độc đáo sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh cho ngân hàng Theo Peteraf (1993) thì nguồn lực quan trọng mà các ngân hàng nên chú trọng trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh chuyên biệt chính là nguồn lực tri thức, nguồn lực tổng hợp mang tính phức tạp từ các yếu tố xã hội hoặc nguồn lực mà quan hệ nhân quả Như vậy, nguồn lực được xây dựng dựa trên đội ngũ nhân sự, tri thức, kết hợp giữa các yếu tố xã hội và quan hệ nhân quả sẽ là lợi thế cạnh tranh ổn định, phát triển bền vững mà tổ chức khác có thể bắt chước.

Cuối cùng, nguồn lực phải có nền tảng vững vàng không thể thay thế, thể hiện ở việc nó sẽ không thể được thay thế bởi một nguồn lực nào đó có giá trị thấp hơn Theo Barney (1991) khi các ngân hàng đối thủ có thể phát hiện ra một nguồn lực thay thế nguồn lực hiện tại của ngân hàng, thì lúc này lợi thế cạnh tranh của ngân hàng sẽ chuyển thành lợi thế cạnh tranh của ngân hàng khác.

Tác động đến thu nhập ngân hàng

Theo các nghiên cứu của Baral (2005), Kouser và cộng sư (2011), Phan Thị Hằng Nga (2013) đều nhận định rằng nguồn lực tài chính có ảnh hưởng tích cực đến thu nhập của ngân hàng Do đó, khi ngân hàng sử dụng học thuyết nguồn lực vào trong hoạt động sẽ đem lại lợi ích cho tổ chức dựa trên việc đa dạng hoá nguồn lực vào hoạt động kinh doanh của các ngân hàng.

2.2.2 Lý thuyết tài chính và đa dạng hoá thu nhập

Theo Đoàn Việt Hùng (2020) khái quát thì lý thuyết về trung gian tài chính ngụ ý rằng các ngân hàng nếu cung cấp nhiều loại sản phẩm và dịch vụ hơn sẽ tạo ra nhiều nhu cầu hơn và sẽ kiếm được nhiều thu nhập hơn Theo Baele, De Jonghe và VanderVennet (2007) cho rằng, thông qua việc đa dạng hóa hoạt động, các ngân hàng có thể thu thập được nhiều thông tin hơn nên tạo điều kiện để bán chéo sản phẩm và phát triển các hoạt động khác hơn Bên cạnh việc chia sẻ thông tin, ngân hàng cũng có thể chia sẻ các yếu tố đầu vào như lao động và công nghệ cùng lúc cho nhiều hoạt động khác nhau nên được hưởng lợi ích về quy mô bằng cách hạ thấp chi phí hoạt động và tận dụng các chi phí cố định trong ngân hàng theo Kevin J Stiroh (2004).

2.2.2.2 Tác động của lý thuyết tài chính và đa dạng hoá thu nhập

Tác động của lý thuyết tài chính đến các ngân hàng là đa dạng hoá thu nhập và việc các ngân hàng gia tăng các nguồn thu từ việc kinh doanh nhiều hình thức dịch vụ khác nhau, tạo ra sự phong phú, đa dạng trong toàn bộ các dịch vụ tài chính mà ngân hàng đó có thể cung cấp cho tất cả các đối tượng khách hàng trong nền kinh tế Điều này đồng nghĩa với việc ngân hàng duy trì mô hình hoạt động đa năng, phục vụ các loại hình dịch vụ cho tất cả các đối tượng trong nền kinh tế không chỉ để tăng thu nhập cho ngân hàng mà còn làm giảm bớt rủi ro trong kinh doanh Theo Amediku (2012) cho thấy các nguồn thu nhập ngân hàng được đa dạng hóa gồm cả hoạt động lãi và phi lợi nhuận đều tác động tích cực đến hoạt động của ngân hàng Đa dạng hóa thu nhập trong lĩnh vực ngân hàng thường kéo theo sự tăng lên của chi phí cũng như gia tăng TNNL trong cơ cấu thu nhập hoạt động của một ngân hàng Kết quả là đa dạng hóa thu nhập làm cho Hội động quản trị của ngân hàng dưới góc độ sinh lời bị thay đổi Mặt khác, theo lý thuyết tài chính, đa dạng hóa thu nhập trong ngân hàng có thể làm gia tăng hiệu quả từ việc điều chỉnh rủi ro Kết quả nghiên cứu của Kevin J Stiroh và Rumble (2006) cũng cho thấy việc đa dạng hóa nguồn thu nhập khiến các NHTM Hoa Kỳ có sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận Theo Chiorazzo và cộng sự (2008) cũng tìm thấy kết quả này tại các ngân hàng châu Âu Tương tự, theo Saunders, Schmid và Walter (2016) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa thu nhập lãi và hiệu quả ngân hàng, để trả lời câu hỏi: Ngân hàng có phải tăng sự phụ thuộc vào thu nhập phi lãi không? Nghiên cứu phát hiện ra rằng tỷ lệ TNNL trên thu nhập lãi cao hơn có liên quan đến lợi nhuận cao hơn trong lĩnh vực ngân hàng và tuỳ theo các chế độ thị trường khác nhau Các ngân hàng có tỷ lệ thu nhập phi truyền thống cao hơn cũng được chứng minh là có rủi ro mất khả năng thanh toán thấp hơn và phục hồi nhanh hơn sau cuộc khủng hoảng 2007-2009 Ngoài ra, quy mô và chất lượng tài sản của ngân hàng cũng đóng vai trò quan trọng đối với hiệu quả ngân hàng.

2.2.3 Lý thuyết quyền lực thị trường

Theo Đoàn Việt Hùng (2020) nhận định thì quyền lực thị trường là năng lực của một doanh nghiệp hoặc một nhóm doanh nghiệp có khả năng tác động đến hành vi của các doanh nghiệp khác, hay là khả năng nhắm đến mục tiêu xác định một cách chủ động, mà không chịu sự ảnh hưởng, áp đặt, kiểm soát hay phải đáp ứng các điều kiện và đòi hỏi của các doanh nghiệp khác Bên cạnh đó, theo Lasswell (2017) thì quyền lực chính là việc "tham gia vào tiến trình ra quyết định" Nói cách khác, thì quyền lực thị trường thể hiện năng lực tương đối của một doanh nghiệp để thao túng giá của một mặt hàng trên thị trường bằng cách thao túng mức độ cung, cầu hoặc cả hai Khi doanh nghiệp có quy mô đủ lớn, sức ảnh hưởng mạnh đáng kể tên thị trường, có khả năng thao túng giá thị trường và từ đó kiểm soát tỷ suất lợi nhuận của nó, và có khả năng tăng trở ngại cho những người mới tham gia vào thị trường.

2.2.3.2 Tác động lý thuyết quyền lực thị trường đến ngân hàng

Các doanh nghiệp nói chung, các ngân hàng nói riêng trong nền kinh tế, nếu có quy mô, tính cạnh tranh và sức ảnh hưởng mạnh trên thị trường sẽ có tương quan tích cực đến mức thu nhập và lợi nhuận Có thể nhận thấy, khi các ngân hàng hoạt động trong tâm thế năm được quyền lực thị trường, thì các nhà quản lý không phải nỗ lực nhiều trong việc kiểm soát chi phí, không cần đặt ra các tiêu chí kiểm soát hiệu quả, ảnh hưởng đến việc chú trọng đến tối đa hoá lợi nhuận hoặc tối đa hóa giá trị doanh nghiệp Do đó, khi ngân hàng hưởng lợi nhiều từ lợi thế độc quyền, các nhà quản lý kém có thể tồn tại dù không làm việc hiệu quả, do đó hiệu quả hoạt động của các ngân hàng sẽ thấp hơn so với môi trường cạnh tranh cao hơn.

Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan

2.3.1 Các nghiên cứu nước ngoài

Trên thực tế, đề tài này đã được các nhiều chuyên gia trên thế giới đặt ra, và nghiên cứu từ những năm 90 của thế kỷ trước Đa phần các nghiên cứu đều chỉ ra các nhân tố vi mô nội tại của ngân hàng có ảnh hưởng đến TNNL có thể kể đến: tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản, …Tuy nhiên, do có sự khác nhau về qui mô nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu tại các vùng lãnh thổ, quốc gia nên kết quả của các nghiên cứu cho thấy sự ảnh hưởng của các yếu tố trên khác nhau về chiều tác động.

Trước hết, chúng ta có thể nhắc đến là nghiên cứu của Rogers (1998), nghiên cứu tập trung phân tích mối quan hệ giữa TNNL và hiệu quả hoạt động của các NHTM tại Hoa Kỳ Đề tài sử dụng phương pháp ước tính doanh thu, chi phí và lợi nhuận biên từ đó tác giả xác định nguồn gốc của lãi lỗ Kết quả nghiên cứu thể hiện mối quan hệ cùng chiều của TNNL và hiệu quả hoạt động của ngân hàng Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đề cập rằng tiết kiệm là nguồn gốc quan trọng của việc gia tăng lợi nhuận Cuối cùng, theo quan điểm tác giả thì bất kỳ nghiên cứu nào cũng cần nhắc đến TNNL nếu liên quan đến việc đánh giá hiệu quả hoạt động ngân hàng.

Tiếp đến, theo nghiên cứu của Rogers và Sinkey Jr (1999) thì nhìn nhận mối quan hệ giữa thu nhập từ phí dịch vụ và một số nhân tố cơ sở của ngân hàng Theo nghiên cứu này, các ngân hàng đẩy mạnh các hoạt động phi tín dụng, sẽ tác động ngược chiều đến tiền gửi và thu nhập lãi Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đưa ra kết luận ngân hàng lớn phải đối mặt với nhiều yếu tố cạnh tranh hơn, lợi ích thu từ hoạt động tín dụng nhỏ hơn và việc đa dạng hóa vào TNNL sẽ là góp phần tăng thêm lợi nhuận ròng cho ngân hàng Tóm lại, Rogers và Sinkey Jr (1999) đã nhận định rằng, quy mô ngân hàng lại có tương quan thuận với nguồn TNNL, còn tiền gửi và lợi nhuận từ thu nhập lãi ròng có tương quan nghịch chiều với TNNL.

Ngoài ra, theo De Young và Roland (2001) đề cập đến việc chuyển dịch cơ cấu khi giảm tỷ trọng các hoạt động cấp tín dụng truyền thống sang tăng các hoạt động dịch vụ sẽ giúp các ngân hàng gia tăng hiệu quả hoạt động Chi tiết hơn, thu nhập từ phí dịch vụ sẽ làm tăng trưởng doanh thu cho ngân hàng, nhưng việc gia tăng các nghiệp vụ bảo lãnh để thu phí cũng làm tăng các rủi ro cho ngân hàng Cuối cùng, các tác giả cũng kết luận rằng hoạt động cấp tín dụng, nhận tiền gửi vẫn sẽ là hoạt động trọng yếu của ngân hàng, nhưng TNNL sẽ ngày càng trở nên là hoạt động rất quan trọng đối với ngành ngân hàng.

Tiếp đến, theo nghiên cứu của De Young và Rice (2004) về các nhân tố ảnh hưởng đến TNNL của các ngân hàng tại Mỹ trong giai đoạn 1989 -2001, thông qua phương pháp định lượng Kết quả cho thấy rằng phân tích quy mô ngân hàng, sự tăng trưởng của nền kinh tế và phát triển công nghệ có liên quan mật thiết với sự tăng trưởng của 24 loại TNNL tại các ngân hàng trong hơn 20 năm, cụ thể quy mô ngân hàng, tổng tiền gửi trên tài sản và chi phí cho công nghệ có tác động tích cực lên TNNL ngân hàng Bên cạnh đó, tác giả cũng cho rằng sự gia tăng trong các loại TNNL có liên quan đến mức hiệu quả của hoạt động tài chính ngân hàng Nghiên cứu cho thấy, các ngân hàng có qui mô lớn được quản lý tốt, hoặc có vốn nước ngoài thường có nguồn TNNL tốt hơn, khi xét về hiệu quả kinh doanh và sự phát triển của công nghệ như các dịch vụ thanh toán, giao dịch ngoại tệ giúp tăng TNNL tại các ngân hàng.

Bên cạnh đó, nghiên cứu của Shahimi và cộng sự (2006) đề cập đến ảnh hưởng của các yếu tố như tiền gửi trên tổng tài sản, quy mô ngân hàng, lợi tức từ kinh doanh ngân hàng truyền thống và rủi ro tín dụng đến thu nhập từ phí dịch vụ Đề tài đã sử dụng phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính dựa trên số liệu trong giai đoạn từ năm

1994 đến năm 2004 của 21 ngân hàng tại Malaysia Thông qua nghiên cứu, các tác giả nhận định rằng có sự tác động thuận chiều giữa quy mô ngân hàng, tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản và tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản đối với tỷ lệ thu nhập từ phí dịch vụ.

Theo Hakimi và cộng sự (2012) nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến TNNL tại Tunisia, thông qua việc sử dụng phương pháp định lượng, tại 10 ngân hàng từ năm 1998 đến năm 2009 Kết quả của nghiên cứu thể hiện yếu tố công nghệ thông tin và truyền thông được đo lường thông qua chi phí cho công nghệ có tác động cùng chiều đến TNNL Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra rằng các yếu tố vi mô của ngân hàng khác như quy mô ngân hàng, tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản, cho vay trên tổng tài sản có tác động tích cực đến tăng trưởng TNNL, trong khi các yếu tố như thu nhập lãi cận biên, tỷ lệ vốn chủ sở hữu có tác động ngược chiều lên TNNL Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, tăng trưởng GDP sẽ là động lực để TNNL được cải thiện, ngược lại tỷ lệ lạm phát tăng sẽ khiến TNNL của các ngân hàng tại Tunisia bị giảm sút.

Trong nghiên cứu của Damankah & cộng sự (2014) về các nhân tố ảnh hưởng đến TNNL tại các NHTM thực hiện tại Ghana từ năm 2002 đến năm 2011, cho thấy rằng các NHTM tại Ghana đang có sự cấu trúc lại cơ cấu thu nhập từ truyền thống sang phi truyền thống Cụ thể, xu hướng các ngân hàng nhỏ ngày càng chú trọng hoạt động đem lại TNNL và đem lại nguồn thu tốt hơn so với các ngân hàng lớn Tác giả cũng nhận định rằng, thu nhập lãi, dự phòng rủi ro và tính thanh khoản ngân hàng có tác động cùng chiều, còn các yếu tố quy mô ngân hàng và tiền gửi khách hàng là các yếu tố có ảnh hưởng tiêu cực vào nguồn TNNL của ngân hàng.

Tiếp đến, theo Atellu (2016) nghiên cứu về các nhân tố tác động đến TNNL của NHTM tại Kenya trong giai đoạn 2003-2012 Thông qua phương pháp định lượng, nghiên cứu chỉ ra rằng các yếu tố như: quy mô ngân hàng, phát triển công nghệ, hiệu quả quản lý và các yếu tố kinh tế vĩ mô như tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP), lạm phát có tác động đến TNNL Cụ thể, các yếu tố vi mô có tác động cùng chiều với TNNL là quy mô ngân hàng, phát triển công nghệ và hiệu quả quản lý tài sản Trong khi đó, các yếu tố vĩ mô như lạm phát và tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội có chiều hướng tác động nghịch chiều đến TNNL.

Theo nghiên cứu của Hamdi và cộng sự (2017) về việc phân tích các yếu tố tác động đến TNNL, cũng như mối quan hệ giữa TNNL, mức độ rủi ro và khả năng sinh lời của NHTM tại Tunisia trong giai đoạn 2005-2012 Thông qua sử dụng phương pháp định lượng, phân tích mô hình, kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố có ảnh hưởng tích cực quan trọng đến TNNL của các ngân hàng như quy mô ngân hàng, ROA, ROE, yếu tố công nghệ cho dịch vụ thanh toán; trong khi đó các yếu tố như tỷ lệ cho vay trên tài sản, rủi ro tín dụng và lạm phát có tác động tiêu cực đến TNNL Tác giả cũng kết luận rằng, việc đa dạng hóa nguồn thu ngoài thu nhập lãi sẽ giúp tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

2.3.2 Các nghiên cứu trong nước

Các nghiên cứu có nội dung tương đối gần với đề tài có thể kể đến là của Phạm Anh Thủy (2013) liên quan đến việc nghiên cứu dịch vụ phi tín dụng tại các NHTM Việt Nam Thông qua phương pháp định tính, nghiên cứu chỉ ra thực trạng phát triển dịch vụ phi tín dụng về mặt chất lượng và quy mô của hoạt động phi tín dụng Từ đó chỉ ra được những điểm được và hạn chế để đưa ra các khuyến nghị nhằm phát triển dịch vụ phi tín dụng của các ngân hàng tại Việt Nam.

Tiếp đến, theo nghiên cứu của Nguyễn Minh Sáng và Nguyễn Thị Hạnh Hoa

(2013) về các yếu tố tác động đến TNNL của các NHTM Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2012 Thông qua phương pháp định lượng, nhận định rằng các yếu tố nội tại của ngân hàng như tiền gửi trên tổng tài sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản và lãi ròng trên tổng tài sản, có tác động cùng chiều với TNNL của ngân hàng.

Ngoài ra, Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2014) thực hiện nghiên cứu về sự đa dạng hóa thu nhập và các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam, trong giai đoạn 2007-2013 Nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp định lượng để phân tích tác động của các nhân tố, tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ đề cập đến đa dạng hóa thu nhập mà không đi sâu vào các yếu tố tác động đến TNNL.

Bên cạnh đó, theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Diễm Hiền và Nguyễn Hồng Hạt

(2016) về mối quan hệ giữa TNNL và hiệu quả tài chính của các NHTM Việt Nam từ năm 2006-2013 Tác giả cho rằng các yêu tố như tăng trưởng quy mô ngân hàng, gia tăng quy mô tổng tài sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có tác động thuận chiều đối với TNNL Mặt khác thì tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản có mối quan hệ ngược chiều với TNNL Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tỷ lệ tăng trưởng GDP có mối quan hệ ngược chiều với TNNL tại các NHTM, còn tỷ lệ lạm phát có quan hệ cùng chiều nhưng không có ý nghĩa thống kê.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Mô hình nghiên cứu

3.1.1 Khái quát mô hình nghiên cứu

Dựa trên mục tiêu nghiên cứu là phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến TNNL của các ngân hàng, cùng với việc tham khảo các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan. Tác giả nhận thấy rằng, mô hình TNNL (NII) được đề xuất bởi De Young & Rice

(2004), Damankah và cộng sự (2014) và Hakimi và cộng sự (2012) được khá nhiều tác giả áp dụng để phân tích và nghiên cứu liên quan đến TNNL tại các ngân hàng trên thế giới Các nghiên cứu này được thực hiện tại các nước có nền kinh tế đang phát triển - khá tương đồng với nền kinh tế Việt Nam Do đó, đây sẽ là mô hình chính mà tác giả sẽ sử dụng trong nghiên cứu.

Mô hình nghiên cứu của luận văn nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến TNNL bao gồm biến phụ thuộc là NII và các biến giải thích Các biến giải thích được dùng để giải thích cho biến phụ thuộc là các biến gồm có: biến tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng tài sản (EXP), biến tỷ lệ cho vay khách hàng trên tổng tài sản (LOAN); biến tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (EQT); biến tỷ lệ tiền gửi khách hàng của ngân hàng (DEP), biến quy mô ngân hàng (SIZE), biến thanh khoản (LIQ), biến tăng trưởng kinh tế (GDP) và biến lạm phát (INF) Từ đó đưa ra mô hình nghiên cứu của đề tài Để nghiên cứu các yếu tố tác động đến TNNL tại các NHTM CP Việt Nam, tác giả sử dụng các mô hình sau đây: Mô hình nghiên cứu:

NII it = β 0 + β 1 EXP it + β 2 LOAN it + β 3 EQT it + β 4 DEP it + β 5 SIZE it + β 6 LIQ it + + β 7 GDP t + β 8 INF t + à it

Trong đó: it là doanh nghiệp i tại thời điểm t.

NII là biến tỷ lệ TNNL trên tổng tài sản

EXP là biến tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng tài sản

LOAN là biến tỷ lệ cho vay khách hàng trên tổng tài sản.

EQT là biến tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản.

DEP là biến tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản

SIZE là biến quy mô ngân hàng

LIQ là biến thanh khoản

GDP là biến tăng trưởng kinh tế

INF là biến lạm phát

3.1.2 Giải thích và đo lường các biến trong nghiên cứu

Tỷ lệ TNNL (NII) được tính dựa vào tỷ lệ của TNNL so với tổng tài sản của các ngân hàng trong từng năm Nghiên cứu của De Young & Rice (2004) và Hakimi, A., Hamdi, H., & Djelassi, M (2012) đưa ra cùng cách tính Dữ liệu tính toán được lấy từ bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của các NHTM CP Việt Nam và được tính bằng công thức sau:

NII = TNNL / Tổng tài sản Trong đó : TNNL= Lãi/lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ + Lãi/lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng + Lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh + Lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư + Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần.

Thứ nhất là biến tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng tài sản (EXP), dựa theo các nghiên cứu của Hakimi & cộng sự (2012); Damankah & cộng sự (2014), Vũ Xuân Dũng và Đoàn Việt Hùng (2018), thì biến này được tính bằng cách lấy chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng chia cho tổng tài sản của ngân hàng EXP được tính theo năm bằng công thức sau:

EXP = Dự phòng rủi ro tín dụng / Tổng tài sảnTiếp đến là biến tỷ lệ cho vay khách hàng trên tổng tài sản (LOAN), dựa vào các nghiên cứu của Nguyễn Thị Diễm Hiền và Nguyễn Hồng Hạt (2016), De Young &Rice (2004), Hakimi và cộng sự (2012) thì biến này được tính bằng tỷ lệ giá trị cho vay khách hàng so với giá trị tổng tài sản của ngân hàng theo từng năm, được lấy từ bảng cân đối kế toán của các NHTM CP Việt Nam.

LOAN = Cho vay khách hàng / Tổng tài sản Thứ ba là biến tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (EQT), theo các nghiên cứu của Shahimi và cộng sự (2006), Nguyễn Minh Sáng và Nguyễn Thị Hạnh Hoa (2013), Nguyễn Thị Diễm Hiền và Nguyễn Hồng Hạt (2016) thì biến này được tính bằng tỷ lệ giá trị vốn chủ sở hữu so với giá trị tổng tài sản của ngân hàng Tỷ lệ này đánh giá mức phù hợp của vốn và được tính bằng công thức sau:

EQT = Vốn chủ sở hữu / Tổng tài sản Tiếp theo là biến tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản (DEP), dựa trên nghiên cứu của Nguyễn Minh Sáng và Nguyễn Thị Hạnh Hoa (2013), Vũ Xuân Dũng và Đoàn Việt Hùng (2018) thì biến DEP được tính bằng cách lấy tổng tiền gửi của khách hàng chia cho tổng tài sản DEP được tính theo năm bằng công thức sau:

DEP = Tiền gửi khách hàng/ Tổng tài sản Thứ năm là biến quy mô ngân hàng (SIZE), có nhiều cách khác nhau để đo lường quy mô ngân hàng như: dựa trên giá trị của tổng tài sản, doanh thu, hay giá trị thị trường, hoặc được dựa trên số lao động hiện tại Tuy nhiên, theo các nghiên cứa của Rogers và Sinkey Jr (1999), De Young và Rice (2004), Shahimi và cộng sự (2006), Hahm (2008), Hakimi và cộng sự (2012), Aslam và cộng sự (2015), Nguyễn Thị Diễm Hiền và Nguyễn Hồng Hạt (2016), Trần Huy Hoàng và Nguyễn Hữu Huân (2016) thường sử dụng cách đo lường quy mô ngân hàng dựa vào giá trị Logarit tự nhiên (Ln) của tổng tài sản của từng ngân hàng theo từng năm, giá trị tổng tài sản được lấy từ bảng cân đối kế toán của các NHTM CP Việt Nam.

SIZE = Ln (Tổng tài sản) Tiếp đến là biến thanh khoản (LIQ), dựa trên nghiên cứu của Hakimi & cộng sự

(2012), Damankah & cộng sự (2014), biến này được xác định bằng Logarit tự nhiên (Ln) của tiền mặt và tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác của ngân hàng.

LIQ = Ln (Tiền mặt + tiền gửi tại các tổ chức tín dụng + tiền gửi tại NHNN)Thứ bảy là biến tăng trưởng kinh tế (GDP), biến này được xác định bằng tăng trưởng giá trị GDP hàng năm của Việt Nam, được lấy từ Tổng cục thống kê.

Cuối cùng là biến lạm phát (INF), biến này được xác định bằng giá trị lạm phát hàng năm (CPI) của Việt Nam, được lấy từ cở sở dữ liệu của Tổng cục thống kê.

Dựa vào các nghiên cứu trước đây đã được đề cập như trên, tác giả đưa ra bảng tổng hợp mô tả các biến độc lập và dấu kỳ vọng của mô hình trong nghiên cứu như sau:

Bảng 3.1 Tổng hợp mô tả và dấu kì vọng các biến trong mô hình

Nhân tố Kí hiệu Dấu kỳ vọng

Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng tài sản EXP -

Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản LOAN -

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản EQT +

Tiền gửi khách hàng của ngân hàng DEP +

Quy mô ngân hàng SIZE +

Tăng trưởng kinh tế GDP +

Nguồn : tổng hợp của tác giả

Dữ liệu nghiên cứu

3.2.1 Mẫu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu “Phân tích các yếu tố tác động đến thu nhập ngoài lãi tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” dựa trên dữ liệu của 20 NHTM CP

Việt Nam trên tổng số 31 NHTM CP tại Việt Nam Các ngân hàng được lựa chọn vào mẫu nghiên cứu khi thỏa mãn các yêu cầu sau:

Thứ nhất, doanh nghiệp là các NHTM CP Việt Nam

Thứ hai là các ngân hàng vẫn còn hoạt động và không phải là các ngân hàng thuộc diện tái cơ cấu, bị NHNN mua lại.

Thứ ba là các ngân hàng có đầy đủ BCTC đã được kiểm toán độc lập, báo cáo kiểm toán của kiểm toán viên độc lập cho ý kiến chấp thuận tính hợp lý, tính trung thực theo nguyên tắc trọng yếu và được công bố thông tin cho công chúng trong giai đoạn2012-2021.

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp được thu thập từ BCTC từ năm 2012 đến năm 2021 của 20 NHTM CP Việt Nam đã được kiểm toán; dữ liệu vĩ mô thu thập từ NHNN, Tổng cục thống kê, World Bank đã được công bố trên các trang thông tin đại chúng.

3.2.3 Công cụ để tiến hành nghiên cứu

Kết quả của nghiên cứu “Phân tích các yếu tố tác động đến thu nhập ngoài lãi tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam”, được xác định dựa trên cơ sở dữ liệu bảng (Panel data) thông qua sự hỗ trợ của phần mềm Excel cũng như phần mềm phân tích hồi quy STATA 16.0.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Thống kê mô tả về dữ liệu nghiên cứu

Thống kê mô tả các biến số trong mô hình nghiên cứu của đề tài được trình bày trong Bảng 4.1, trình bày các tiêu chí, bao gồm các giá trị như: giá trị trung bình, giá trị về độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất và số quan sát của các biến số Kế tiếp, phần này sẽ phân tích tổng quan về mẫu dữ liệu nghiên cứu, đưa ra những nhận định căn bản về các số biến trong mô hình, kết hợp với mẫu dữ liệu thu thập được trên bảng Excel, phân tích về các giá trị đặc biệt xuất hiện trong bảng dữ liệu. Đầu tiên, trong phần này nghiên cứu sẽ thống kê mô tả dữ liệu các biến qua các năm để thấy rõ được một cách tổng quan.

Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến trong mô hình Biến số Quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất

Nguồn: tính toán của tác giả

Thông qua kết quả của bảng 4.1, có thể nhận ra rằng các NHTM CP Việt Nam có sự chênh lệch rất lớn được thể hiện qua giữa giá trị quan sát nhỏ nhất và quan sát lớn nhất Ngoài ra, thấy biến NII, có xuất hiện giá trị âm Cụ thể hơn khi lợi nhuận phần lớn của các NHTM CP đều đến từ nguồn thu chính là từ tín dụng, chưa kể, biến giải thích NII có thể thấy là rất nhỏ, kể cả giá trị nhỏ nhất và lớn nhất Kết quả trên là hoàn toàn hợp lý, vì trong một số giai đoạn nền kinh tế gặp những biến động đột biến, thì các khoản kinh doanh từ hoạt động dịch vụ, hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng, mua bán chứng khoán kinh doanh, mua bán chứng khoán đầu tư, thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần rất có thể sẽ bị lỗ, dẫn đến TNNL bị âm.

Thứ nhất là biến được giải thích NII của 20 NHTM CP Việt Nam ở bảng 4.1 có giá trị trung bình 0,004646 (0,46%), cho thấy được trung bình tỷ lệ TNNL trên tổng tài sản bình quân NHTM CP Việt Nam trong giai đoạn 2012-2021 là khá thấp Cụ thể, NII có giá trị lớn nhất là 0,021153 (2,12%) (NII của mã chứng khoán TCB năm 2017), giá trị nhỏ nhất là -0,00589 (-0,59%) (NII của mã chứng khoán ACB năm 2012) Bên cạnh đó, với độ lệch chuẩn là 0,003742 hay là 0,74%, điểu này cho thấy rằng sự biến động của TNNL tại các ngân hàng đang không đều.

Biểu đồ 4.1: Tỷ suất NII trung bình tại các NHTM CP Việt Nam giai đoạn

Nguồn: tính toán của tác giả

Từ đồ thị của hình 4.1, ta thấy NII trung bình tại các NHTM CP có sự biến động không đồng đều trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2015, khi xu hướng tăng trưởng không ổn định, tuy nhiên đến giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2021 tăng trưởng của NII trung bình tương đối mạnh và ổn định Cụ thể, tăng mạnh từ 2015 với giá trị trung bình là 0,28% lên đến 0,72% vào năm 2021 Từ năm 2019 đến 2021, NII có sự tăng trưởng ổn định khi tăng qua mỗi năm tăng giao động từ 0,1%.Thứ hai là biến giải thích EXP của 20 NHTM CP Việt Nam từ dữ liệu của bảng

4.1 có giá trị trung bình 0.007015 (0,7%), cho thấy rằng trung bình tỷ lệ dự phòng rủi ro trên tổng tài sản của các NHTM CP Việt Nam trong giai đoạn 2012- 2021 là khá thấp Cụ thể hơn, EXP có giá trị lớn nhất là 0,036287 (EXP của mã chứng khoán VPB năm 2019) và giá trị nhỏ nhất là 0,0000421 (EXP của mã chứng khoán KLB năm

2020), qua đó cho thấy tỷ lệ dự phòng rủi ro trên tổng tài sản của các ngân hàng là không đều Ngoài ra, với độ lệch chuẩn là 0,006033 (0,60%) của EXP cho thấy rằng, tỷ chi phí dự phòng trên tổng tài sản giữa các ngân hàng ít có sự biến động.

Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ EXP trung bình tại các ngân hàng thương mai cổ phần Việt

Nguồn: tính toán của tác giả

Từ đồ thị của hình 4.2, nhìn nhận một cách tổng quan, tỷ suất EXP trung bình của các NHTM CP Việt Nam giai đoạn 2012-2021 có xu hướng biến động tương đối không quá lớn, cụ thể hơn trong giai đoạn 2019 và 2021 thì tỷ suất EXP đang có chiều hướng đi lên tương đối ổn định từ 0,11% đến 0,12%.

Thứ ba là biến giải thích LOAN, thể hiện tỷ lệ cho vay khách hàng trên tổng tài sản của ngân hàng Từ dữ liệu từ bảng 4.1, với giá trị trung bình LOAN của các NHTM

CP Việt Nam là rất cao, 0,912185 (91.21%) Giá trị nhỏ nhất là 0,761619 (76,16%) (LOAN của mã chứng khoán SGB, năm 2013) và giá trị lớn nhất là

0,961772 (96,17%) (LOAN của mã chứng khoán BID, năm 2017), mức chênh lệch khá là khá lớn Điều này cho thấy thực tế rằng, tỷ lệ cho vay khách hàng là chỉ số quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng tài sản của các ngân hàng Bên cạnh đó, độ lệch chuẩn của LOAN là 0,037941 (3,79%) cho thấy biến này có sự biến động không quá lớn tại các ngân hàng.

Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ LOAN trung bình tại các NHTM CP Việt Nam giai đoạn 2012-

Nguồn: tính toán của tác giả

Từ đồ thị của hình 4.3, xét về mặt tổng thể, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản của các ngân hàng có xu hương tăng trưởng qua từng năm trong giai đoạn 2012 -2021, tuy nhiên đang có sự chững lại từ năm 2015, bởi các ngân hàng được thực hiện theo chỉ đạo của NHNN về việc điều hành tăng trưởng tín dụng song song với huy động vốn phù hợp để đảm bảo thanh khoản Bên cạnh đó, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản có đà giảm nhẹ tỷ trọng từ năm 2019 đến 2021 (khoảng 0,5-1%), điều này bị ảnh hưởng trực tiếp từ khi các doanh nghiệp đối mặt với nhiều khó khăn từ việc giảm đơn hàng từ nước ngoài, cũng như các lệnh giãn cách để đảm bảo sức khoẻ, tính mạng, dẫn đến việc hạn chế vay vốn tín dụng để đầu tư mở rộng, phục vụ sản xuất kinh doanh, cũng như nhu cầu vay vốn tiêu dùng của người dân giảm sút, khi thắt chặt chi tiêu và hạn chế đi lại. Thứ tư là biến giải thích EQT, thể hiện tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong cơ cấu tài sản của ngân hàng Từ dữ liệu từ bảng 4.1, với giá trị EQT bình quân của các NHTM

CP Việt Nam là khá thấp, 0,087815 (8,78%) Giá trị nhỏ nhất là 0,038228

(3,82%) (EQT của mã chứng khoán BID, năm 2017) và giá trị lớn nhất là 0,238381(23,84%) (EQT của mã chứng khoán SGB, năm 2013), mức chênh lệch khá lớn Tuy nhiên, độ lệch chuẩn của EQT là 0,037941 (3,79%), cho thấy độ biến động của tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản là không quá lớn Điều này là hợp lý khi phần lớn nguồn vốn để kinh doanh của ngân hàng là từ vốn nguồn tiền gửi tiết kiệm, phần vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thường dùng để tập trung đầu tư cơ sở vật chất, phát triển công nghệ và các tài sản dài hạn khác,… do đó ít có sự biến động mạnh.

Biểu đồ 4.4: Tỷ lệ EQT trung bình tại các NHTM CP Việt Nam giai đoạn 2012-

Nguồn: tính toán của tác giả

Từ đồ thị của hình 4.4, xét về mặt tổng thể giai đoạn giảm nguồn vốn chủ sỡ hữu của các NHTM CP Việt Nam chia làm 2 giai đoạn Giai đoạn 1 là từ năm 2012 đến năm 2017, giảm khoảng 0,05% Giai đoạn 2 là từ năm 2017 đến năm 2021, tăng nhẹ khoảng 0,01% Từ năm 2017 thì các ngân hàng có sự ổn định từ nguồn vốn chủ sỡ hữu, khi mà giai đoạn này NHNN đưa ra các quy định để tăng cường và đảm bảo an toàn vốn cho các NHTM CP, để các ngân hàng có thể hoạt động một cách an toàn và ổn định.

Thứ năm là biến giải thích DEP, thể hiện tỷ trọng tiền gửi trong cơ cấu tổng tài sản Từ dữ liệu từ bảng 4.1, với giá trị trung bình DEP của các NHTM CP Việt Nam là khá cao, 0,689458 (68,95%) Giá trị nhỏ nhất là 0,414081 (41,41%) (DEP của mã chứng khoán EIB, năm 2012) và giá trị lớn nhất là 0,893717 (89,37%) (DEP của mã chứng khoán STB, năm 2015), mức chênh lệch là khá lớn Bên cạnh đó, độ lệch chuẩn của DEP là 0,102987 (10,3%), cho thấy sự biến động là khá lớn Điều này hàm ý rằng, có sự phân hóa về khoản mục tiền gửi giữa các ngân hàng, khi mà khoản mục này phụ thuộc khá lớn vào chính sách lãi suất tiền gửi, chính sách khuyến kích huy động trong từng thời kì và uy tín của từng ngân hàng.

Biểu đồ 4.5: Tỷ lệ DEP trung bình tại các NHTM CP Việt Nam giai đoạn 2012-

Nguồn: tính toán của tác giả

Từ đồ thị của hình 4.5, xét về mặt tổng thể giai đoạn tăng mạnh tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản của các NHTM CP Việt Nam là từ năm 2012 đến năm 2015, tăng khoảng 3% Tiếp đến trong gia đoạn 2015-2020, tỷ lệ DEP có xu hướng ổn định xung quanh mức trung bình là 68% Điều này có thể cho thấy rằng, các ngân hàng đang có sự điều chỉnh tỷ trọng tiền gửi trên tổng tài sản ở mức ổn định, tránh sự tăng trưởng quá nóng, dẫn đến rủi ro về lãi suất, cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng (chi lãi ngoài) thông qua sự quản lý của NHNN.

Thứ sáu là biến giải thích SIZE, thể hiện quy mô ngân hàng của ngân hàng Từ dữ liệu từ bảng 4.1, với giá trị bình quân SIZE của các NHTM CP Việt Nam là 18,86, giá trị nhỏ nhất là 16,50 (SIZE của mã chứng khoán SGB, năm 2013) và giá trị lớn nhất là 21,29 (SIZE của mã chứng khoán BID, năm 2021), mức chênh lệch là không quá lớn giữa các ngân hàng Thêm vào đó, biến SIZE có độ lệch chuẩn là

Phân tích tương quan

Nghiên cứu được thực hiện dựa trên số liệu của 20 NHTM CP Việt Nam trong khoảng thời gian 10 năm (2012-2021) Dựa trên dữ liệu này, nghiên cứu xác định hệ số tương quan giữa các biến số, kết quả được trình bày tại bảng 4.2 như sau:

Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến

Các biến NII EXP LOAN EQT DEP SIZE LIQ GDP INF

Nguồn: tính toán của tác giả

4.2.1 Tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.

Kết quả từ Bảng 4.2 cho thấy, biến NII và các biến LOAN, EQT, DEP, SIZE, LIQ, GDP và INF có tương quan là thấp, cho thấy tỷ lệ TNNL và các biến giải thích là ít có sự tương quan với nhau.

4.2.2 Tương quan giữa các biến giải thích với nhau

Từ kết quả của Bảng 4.2 cho thấy, tương quan giữa các biến giải thích với nhau là khá thấp, tất cả các cặp hệ số tương quan đều nhỏ hơn 50%, trừ biến quy mô SIZE với tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản EQT; biến quy mô SIZE và biến thanh khoản LIQ là trên 50% Do các biến không có mối quan hệ tương quan mạnh nên không có biến nào cần loại khỏi mô hình.

Phân tích hồi quy dữ liệu, kiểm định lựa chọn mô hình

4.3.1 Kết quả hồi quy dữ liệu

Kết quả ước lượng Bayes

Mô hình 1: Hồi quy tuyến tính Bayes sử dụng tiên nghiệm mặc định: Tiên nghiệm cho tất cả các tham số có phân phối chuẩn normal (0,10.000), tiên nghiệm cho phương sai là tiên nghiệm phi thông tin igmma (0.01,0.01).

Kết quả ước lượng mô hình 1 được trình bày ở dưới:

Bảng 4.3: Kết quả ước lượng mô hình 1

Mean Std Dev MCSE Median Equal-tailted [95%

Cred Interval] EXP 0,01272 0,01710 0,00159 0,01319 -0,02335 0,04435 LOAN -0,00598 0,00983 0,00069 -0,0060 -0,02500 0,01325 EQT 0,04879 0,02479 0,00213 0,04936 0,0000001 0,09880 DEP -0,00126 0,00873 0,00041 -0,00111 -0,18900 0,01483 SIZE 0,00276 0,00182 0,00014 0,00269 -0,00064 0,00653 LIQ -0,00056 0,00163 0,00008 -0,00054 -0,00384 0,00253 GDP -0,03037 0,02559 0,00712 -0,02727 -0,07714 0,01011 INF -0,03523 0,03785 0,00361 -0,03605 -0,10692 0,04273 _CONS -0,03476 0,01719 0,0016 -0,03495 -0,06729 0,00122

Nguồn: tính toán của tác giả

Mô hình 2: Hồi quy tuyến tính Bayes sử dụng tiên nghiệm đa thức zellners: Tiên nghiệm cho tất cả các tham số là zellners, tiên nghiệm cho phương sai là igmma được Tác giả sử dụng ước lượng OLS để chọn ra giá trị bậc tự do, phương sai của tiên nghiệm Zellner’s g-prior các giá trị này sẽ được sử dụng để đưa vào một mô hình Bayes

Kết quả ước lượng OLS được trình bày ở bảng dưới:

Bảng 4.4: Kết quả ước lượng OLS

SS df MS Number of obs = 200

F (8,191) = 14,65 Prob > F = 0 R-square = 0,3802 Adj R-square = 0,3543 Root MSE = 0,00301

NII Coef Std Err t P>|t| [95% Conf Interval

Nguồn: tính toán của tác giả

Dựa theo kết quả ước lượng OLS tính được:

Chỉ số Dimension of distribution là 8

Bậc tự do: df = 199 -> df/2 = 99.5

Sử dụng các chỉ số của ước lượng OLS vào phân tích hồi quy mô hình 2 Kết quả ước lượng mô hình 2 được trình bày ở dưới:

Bảng 4.5: Kết quả ước lượng mô hình 2

Mean Std Dev MCSE Median Equal-tailted [95%

Cred Interval] EXP 0,01853 0,00454 0,00091 0,01860 0,00876 0,02705 LOAN -0,00547 0,00305 0,00022 -0,00539 -0,01163 0,00040 EQT 0,05007 0,00773 0,00051 0,05029 0,03495 0,06497 DEP -0,00122 0,00287 0,00021 -0,00115 -0,00689 0,00441 SIZE 0,00278 0,00057 0,00004 0,00276 0,00170 0,00386 LIQ -0,00055 0,00052 0,00003 -0,00052 -0,00157 0,00046 GDP -0,01645 0,01305 0,00267 -0,01655 -0,04060 0,00813 INF -0,03260 0,01085 0,00069 -0,03268 -0,05365 -0,01043 _CONS -0,03668 0,00523 0,00075 -0,03685 -0,04640 -0,02628 Sigma2 0,00011 0,000008 0,0000002 0,00001 0,00001 0,00001

Nguồn: tính toán của tác giả

Mô hình 3: Hồi quy tuyến tính Bayes sử dụng tiên nghiệm phân phối chuẩn thông tin: Tiên nghiệm cho tất cả các tham số là phân phối chuẩn normal (0,1), tiên nghiệm cho phương sai là tiên nghiệm phi thông tin igmma (0.01,0.01).

Kết quả ước lượng mô hình 3 được trình bày ở bảng dưới:

Bảng 4.6: Kết quả ước lượng mô hình 3

Mean Std Dev MCSE Median Equal-tailted [95%

Cred Interval] EXP -0,01049 0,00481 0,00093 -0,01070 -0,01923 -0,00098 LOAN -0,01023 0,00677 0,00112 -0,01038 -0,02304 0,00374 EQT 0,00245 0,00361 0,00084 0,00233 -0,00401 0,01039 DEP -0,01244 0,00673 0,00046 -0,01237 -0,02572 0,00103 SIZE 0,00341 0,00130 0,00020 0,00344 0,00078 0,00589 LIQ -0,00238 0,00134 0,00015 -0,00236 -0,00505 0,00022 GDP -0,06693 0,00580 0,00062 -0,06690 -0,07843 -0,05600 INF -0,06455 0,00679 0,00156 -0,06444 -0,07700 -0,05203 _CONS -0,00113 0,00518 0,00096 0,00108 -0,00856 0,01169

Nguồn: tính toán của tác giả

Mô hình 4: Hồi quy tuyến tính Bayes sử dụng tiên nghiệm phi thông tin: Tiên nghiệm cho tất cả các tham số là flat, tiên nghiệm cho phương sai là jeffreys.

Kết quả ước lượng mô hình 4 được trình bày ở dưới:

Bảng 4.7: Kết quả ước lượng mô hình 4

Mean Std Dev MCSE Median Equal-tailted [95%

Cred Interval]EXP 0,02793 0,00743 0,00161 0,02723 0,01435 0,04300LOAN -0,00540 0,00247 0,00014 -0,00544 -0,01007 -0,00031EQT 0,04690 0,00406 0,00052 0,04700 0,03809 0,05453DEP -0,00143 0,00217 0,00012 -0,00144 -0,00549 0,00279SIZE 0,00260 0,00050 0,00003 0,00259 0,00160 0,00359

Nguồn: tính toán của tác giả

Mô hình 5: Hồi quy tuyến tính Bayes sử dụng thuật toán Gibbs (Gibbs sampling):

Tiên nghiệm cho tất cả các tham số là phân phối chuẩn normal (0,10.000), tiên nghiệm cho phương sai là tiên nghiệm phi thông tin igamma (0.01,0.01).

Kết quả ước lượng mô hình 5 được trình bày ở dưới:

Bảng 4.8: Kết quả ước lượng mô hình 5

Mean Std Dev MCSE Median Equal-tailted [95%

Cred Interval] EXP 0,01891 0,15490 0,00152 0,02036 -0,02829 0,32182 LOAN -0,00558 0,00957 0,00009 -0,00569 -0,02449 0,01359 EQT 0,04918 0,02757 0,00028 0,04909 -0,00490 0,10363 DEP -0,00099 0,00922 0,00010 -0,00106 -0,01922 0,01694 SIZE 0,00266 0,00206 0,00002 0,00266 -0,00133 0,00669 LIQ -0,00051 0,00174 0,00002 -0,00049 -0,00392 0,00292 GDP -0,02487 0,04708 0,00047 -0,02527 -0,11706 0,06847 INF -0,03255 0,03742 0,00037 -0,03273 -0,10588 0,04043 _CONS -0,03472 0,01950 0,00020 0,03464 -0,07285 0,00351

Nguồn: tính toán của tác giả

4.3.2 Lựa chọn mô hình phù hợp nhất cho phân tích tiếp theo Để lựa chọn được mô hình phù hợp nhất với dữ liệu trong 5 mô hình trên, nhóm nghiên cứu sử dụng 2 kiểm định là kiểm định chuẩn thông tin Bayes và kiểm định mô hình Bayes:

Kiểm định tiêu chuẩn thông tin Bayes (Bayes factor test)

Bảng 4.9: Kết quả so sánh theo tiêu chuẩn thông tin Bayes

DIC Log (ML) Log (BF)

Nguồn: tính toán của tác giả

Mô hình phù hợp là mô hình có DIC nhỏ nhất, log (ML) lớn nhất và log (BF) lớn nhất Dựa vào kết quả kiểm định trên, ta thấy log (ML), log (BF) của mô hình 2 là lớn nhất và DIC của mô hình 2 là gần nhỏ nhất, do đó chọn mô hình 2 Để chắc chắn hơn về kết quả lựa chọn mô hình, nhóm nghiên cứu tiếp tục thực hiện thêm kiểm định mô hình Bayes.

Kiểm định mô hình Bayes (Bayes Model test)

Kết quả kiểm định mô hình Bayes được trình bày ở dưới:

Bảng 4.10: Kết quả so sánh theo kiểm định mô hình Bayes

Nguồn: tính toán của tác giả

Mô hình phù hợp là mô hình có P(M|y) lớn nhất Dựa vào kết quả kiểm định trên cho cho thấy P(M|y) – xác suất tồn tại các mô hình là như nhau Tuy nhiên Log(ML) của mô hình 2 vẫn đảm bảo lớn nhất.

Từ 2 phép so sánh trên tác giả thực hiện chọn mô hình 2 để tiếp tục suy diễn thống kê Vì nghiên cứu đang dùng thuật toán MCMC nên để tiến tới suy diễn thống kê thì phải kiểm tra tính hội tụ của mô hình đã lựa chọn.

Kiểm định hội tụ của chuỗi MCMC đối với mô hình 2

Sử dụng lại kết quả ước lượng mô hình 2 ở trên.

Bảng 4.11: Kết quả ước lượng mô hình 2

Bayesian linear regression MCMC iterations 12.500

Log marginal-likelihood = 845,96 Number of obs 200

Mean Std Dev MCSE Median Equal-tailted [95%

Cred Interval] EXP 0,01853 0,00454 0,00091 0,01860 0,00876 0,02705 LOAN -0,00547 0,00305 0,00022 -0,00539 -0,01163 0,00040 EQT 0,05007 0,00773 0,00051 0,05029 0,03495 0,06497 DEP -0,00122 0,00287 0,00021 -0,00115 -0,00689 0,00441 SIZE 0,00278 0,00057 0,00004 0,00276 0,00170 0,00386 LIQ -0,00055 0,00052 0,00003 -0,00052 -0,00157 0,00046 GDP -0,01645 0,01305 0,00267 -0,01655 -0,04060 0,00813 INF -0,03260 0,01085 0,00069 -0,03268 -0,05365 -0,01043 _CONS -0,03668 0,00523 0,00075 -0,03685 -0,04640 -0,02628

Nguồn: tính toán của tác giả

Quan sát bảng của mô hình 2:

- Sai số chuẩn MCSE của các biến độc lập đều < 0,1 => đạt

- Acceptance rate = 0.3654 (nằm trong khoản 0.1-0.5) => chấp nhận

Kiểm tra hội tụ của chuỗi MCMC (mặc định) qua biểu đồ vết:

Biểu đồ 4.10: Kết quả kiểm định chuỗi hội tụ MCMC thông qua biểu đồ vết

Nguồn: tính toán của tác giả

Quan sát biểu đồ trên, phân phối của các tham số chưa chuyển động nhanh về phía một hằng số, vẫn còn các chuyển động lệch so với xu hướng chung, chứng tỏ hội tụ của chuỗi MCMC cho các tham số chưa đạt yêu cầu.

Dựa vào kết quả từ biểu đồ trên cho thấy các tham số chưa hội tụ vì vậy nhóm nghiên cứu cho rằng với mẫu (MCMC sample size) mặc định 10,000 chưa đủ tin cậy, vẫn còn nghi vấn để kết luận suy diễn thống kê vì vậy ta tăng mẫu từ 10,000 lên 50,000, làm mỏng mẫu (thinning (3)) và khóa phương sai (block({sigma2})).

Kết quả ước lượng của mô hình 2 sau khi thực hiện các biện pháp hiệu chỉnh được trình bày ở bảng 4.12 :

Bảng 4.12: Kết quả ước lượng mô hình 2 (hiệu chỉnh)

Bayesian linear regression MCMC iterations 152.498

Log marginal-likelihood = 854,44 Number of obs 200

Mean Std Dev MCSE Median Equal-tailted

Nguồn: tính toán của tác giả

- Sai số chuẩn MCSE của các biến độc lập đều dưới mức 0,1 => đạt yêu cầu.

- Tỷ lệ chấp thuận (Acceptance rate) là 0,342 (thoả mức trong khoảng 0,1 đến 0,5) => đạt yêu cầu.

- Hiệu quả mẫu trung bình (Efficiency agv) là 0,078 đạt trên mức 0,01 => đạt yêu cầu.

Vì nghiên cứu đang dùng thuật toán MCMC nên để tiến tới suy diễn thống kê thì phải kiểm tra tính hội tụ của mô hình đã lựa chọn

Kiểm định hội tụ lại bằng thông qua biểu đồ vết

Kết quả kiểm định được thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 4.11: Kết quả kiểm định chuỗi hội tụ MCMC thông qua biểu đồ vết cho mô hình 2 (hiệu chỉnh)

Nguồn: tính toán của tác giả

Quan sát biểu đồ 4.11, phân phối của các tham số chuyển động nhanh về phía một hằng số chứng tỏ chuỗi MCMC hội tụ.

Kiểm định hội tụ thông qua biểu đồ tự tương quan

Kết quả kiểm định được thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 4.12: Kết quả kiểm định chuỗi hội tụ MCMC thông qua biểu đồ tự tương quan cho mô hình 2 (hiệu chỉnh)

Nguồn: tính toán của tác giả

Từ biểu đồ trên ta thấy, độ trễ của các biến mất rất nhanh sau khoảng dưới 10 nên chuỗi MCMC đều hội tụ.

Từ các kiểm định trên, tác giả kết luận rằng chuỗi MCMC của mô hình 2 (hiệu chỉnh) là hội tụ và có thể sử dụng kết quả ước lượng để suy diễn thống kê.

4.3.3 Kiểm định khoảng tin cậy

Sử dụng lại kết quả ước lượng mô hình 2 ở trên

Từ kết quả trên, cho ta thấy chuỗi MCMC hội tụ

Kiểm định xác suất các khoảng tin cậy

Kết quả kiểm định xác suất các khoảng tin cậy được trình bày ở bảng sau đây:

Bảng 4.13: Kết quả kiểm định xác suất khoảng tin cậy

Interval tests: MCMC sample size = 50.000 Prob 1: {NII: EXP} > 0

Nguồn: tính toán của tác giả

Như vậy, dựa kết quả ở Bảng 4.12 của mô hình 2 (hiệu chỉnh), mô hình nghiên cứu sẽ được viết lại dưới dạng phương trình toán học như sau:

0,01421*DEP +0,00269*SIZE – 0,00056*LIQ – 0,02834*GDP – 0,03240*INF + ui

Thảo luận kết quả nghiên cứu về mặt kỹ thuật

Dựa vào kết quả ước lượng ở bảng 4.12 và bảng 4.13, trên cơ sở đã chấp nhận các giá trị của MCSE, chỉ số Acceptance rate và Efficiency, tác giả đưa ra các kết luận sau: Với xác suất 95%, giá trị thực hệ số hồi quy của biến độc lập EXP (0,00668) thuộc khoảng tin cậy [(-0,0137); (0,0305) => Vậy biến EXP tác động dương và tác động yếu đến biến NII vì khoảng tin cậy chứa 0 Biến EXP tăng 1 đơn vị thì biến NII tăng 0,00668 đơn vị.

Với xác suất 95%, giá trị thực hệ số hồi quy của biến độc lập LOAN (- 0,00529) thuộc khoảng tin cậy [(-0,0104); (-0,00017)] => Vậy biến LOAN tác động âm và tác động mạnh đến biến NII vì khoảng tin cậy không chứa 0 Biến LOAN tăng 1 đơn vị thì biến NII giảm 0,00529 đơn vị.

Với xác suất 95%, giá trị thực hệ số hồi quy của biến độc lập EQT (0,04838) thuộc khoảng tin cậy [(0,0353); (0,0613)] => Vậy biến EQT tác động dương và tác động mạnh đến biến NII vì khoảng tin cậy không chứa 0 Biến EQT tăng 1 đơn vị thì biến NII tăng 0,04838 đơn vị.

Với xác suất 95%, giá trị thực hệ số hồi quy của biến độc lập DEP (-0,01421) thuộc khoảng tin cậy [(-0,0062); (0,0035)] => Vậy biến DEP tác động âm và tác động yếu đến biến NII vì khoảng tin cậy chứa 0 Biến DEP tăng 1 đơn vị thì biến NII giảm 0,01421 đơn vị.

Với xác suất 95%, giá trị thực hệ số hồi quy của biến độc lập SIZE (0,00269) thuộc khoảng tin cậy [(0,0017); (0,0037)] => Vậy biến SIZE tác động dương và tác động mạnh đến biến NII vì khoảng tin cậy không chứa 0 Biến SIZE tăng 1 đơn vị thì biến NII tăng 0,00269 đơn vị.

Với xác suất 95%, giá trị thực hệ số hồi quy của biến độc lập LIQ (-0,00056) thuộc khoảng tin cậy [(-0,0015); (0,0003)] => Vậy biến LIQ tác động âm và tác động yếu đến biến NII vì khoảng tin cậy chứa 0 Biến LIQ tăng 1 đơn vị thì biến NII giảm 0,00056 đơn vị.

Với xác suất 95%, giá trị thực hệ số hồi quy của biến độc lập GDP (-0,02834) thuộc khoảng tin cậy [(-0,0547); (-0,0043)] => Vậy biến GDP tác động âm và tác động mạnh đến biến NII vì khoảng tin cậy không chứa 0 Biến GDP tăng 1 đơn vị thì biến NII giảm 0,02834 đơn vị.

Với xác suất 95%, giá trị thực hệ số hồi quy của biến độc lập INF (-0,03240) thuộc khoảng tin cậy [(-0,0523); (-0,0125)] => Vậy biến INF tác động âm và tác động mạnh đến biến NII vì khoảng tin cậy không chứa 0 Biến INF tăng 1 đơn vị thì biến NII giảm 0,03240 đơn vị.

Với xác suất 95%, hệ số cố định _cons (-0.03389) thuộc khoảng tin cậy [(-0.0436); (-0.0238)]

Ngày đăng: 28/08/2023, 22:04

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến trong mô hình Biến - 1326 Phân Tích Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Nhập Ngoài Lãi Tại Các Nhtm Cp Vn 2023.Docx
Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến trong mô hình Biến (Trang 47)
Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến - 1326 Phân Tích Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Nhập Ngoài Lãi Tại Các Nhtm Cp Vn 2023.Docx
Bảng 4.2 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến (Trang 56)
Bảng 4.4: Kết quả ước lượng OLS - 1326 Phân Tích Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Nhập Ngoài Lãi Tại Các Nhtm Cp Vn 2023.Docx
Bảng 4.4 Kết quả ước lượng OLS (Trang 58)
Bảng 4.3: Kết quả ước lượng mô hình 1 - 1326 Phân Tích Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Nhập Ngoài Lãi Tại Các Nhtm Cp Vn 2023.Docx
Bảng 4.3 Kết quả ước lượng mô hình 1 (Trang 58)
Bảng 4.5: Kết quả ước lượng mô hình 2 - 1326 Phân Tích Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Nhập Ngoài Lãi Tại Các Nhtm Cp Vn 2023.Docx
Bảng 4.5 Kết quả ước lượng mô hình 2 (Trang 59)
Bảng 4.7: Kết quả ước lượng mô hình 4 - 1326 Phân Tích Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Nhập Ngoài Lãi Tại Các Nhtm Cp Vn 2023.Docx
Bảng 4.7 Kết quả ước lượng mô hình 4 (Trang 60)
Bảng 4.6: Kết quả ước lượng mô hình 3 - 1326 Phân Tích Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Nhập Ngoài Lãi Tại Các Nhtm Cp Vn 2023.Docx
Bảng 4.6 Kết quả ước lượng mô hình 3 (Trang 60)
Bảng 4.8: Kết quả ước lượng mô hình 5 - 1326 Phân Tích Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Nhập Ngoài Lãi Tại Các Nhtm Cp Vn 2023.Docx
Bảng 4.8 Kết quả ước lượng mô hình 5 (Trang 61)
Bảng 4.9: Kết quả so sánh theo tiêu chuẩn thông tin Bayes - 1326 Phân Tích Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Nhập Ngoài Lãi Tại Các Nhtm Cp Vn 2023.Docx
Bảng 4.9 Kết quả so sánh theo tiêu chuẩn thông tin Bayes (Trang 62)
Bảng 4.11: Kết quả ước lượng mô hình 2 - 1326 Phân Tích Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Nhập Ngoài Lãi Tại Các Nhtm Cp Vn 2023.Docx
Bảng 4.11 Kết quả ước lượng mô hình 2 (Trang 63)
Bảng 4.12: Kết quả ước lượng mô hình 2 (hiệu chỉnh) - 1326 Phân Tích Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Nhập Ngoài Lãi Tại Các Nhtm Cp Vn 2023.Docx
Bảng 4.12 Kết quả ước lượng mô hình 2 (hiệu chỉnh) (Trang 64)
Bảng 4.13: Kết quả kiểm định xác suất khoảng tin cậy - 1326 Phân Tích Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Nhập Ngoài Lãi Tại Các Nhtm Cp Vn 2023.Docx
Bảng 4.13 Kết quả kiểm định xác suất khoảng tin cậy (Trang 67)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w