NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ HUỲNH TRÂM TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO THANH KHOẢN ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC N[.]
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Lý do chọn đề tài
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, ngân hàng thương mại ngày càng hoàn thiện và trở thành định chế tài chính không thể thiếu để vận hành nền kinh tế Với vai trò là một trung gian tài chính trong sự phát triển kinh tế, các ngân hàng thương mại giúp vận hành dòng vốn đầu tư một cách có hiệu quả Cũng như các doanh nghiệp khác, NHTM hoạt động trên thị trường với mục tiêu đảm bảo hiệu quả kinh doanh Để làm được điều đó, ngoài việc tối đa hóa lợi nhuận thì cần phải hiểu được các loại rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải cũng như tác động của nó và cách kiểm soát những loại rủi ro đó Trong các loại rủi ro có thể xảy ra, rủi ro thanh khoản coi là một trong những mối quan tâm và thách thức lớn đối với các ngân hàng thương mại hiện đại (Comptroller of the Currency, 2001) Từ thực tế của cuộc khoảng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007-
2008, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng nguyên nhân của khủng hoảng là do yếu kém của hệ thống tài chính mà điểm chính là sự thiếu hụt thanh khoản của NHTM Nhiều NHTM mặc dù kinh doanh có lợi nhuận nhưng vẫn có thể đối mặt với những khó khăn trong việc quản lý tài sản và nguồn vốn hiệu quả nên dẫn đến khủng hoảng thanh khoản.
Do đó, thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản là một trong những yếu tố quyết định đến sự an toàn và hiệu quả hoạt động kinh doanh của bất kỳ ngân hàng thương mại nào.
Việc quản trị rủi ro thanh khoản đã trở thành vấn đề cấp thiết Tuy nhiên, so với vấn đề khác trong hoạt động của ngân hàng như rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, thì có lẽ rủi ro thanh khoản là đề tài ít được thảo luận trong các nghiên cứu, hoặc chỉ xoay quanh các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản mà chưa đánh mạnh vào vấn đề tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động ngân hàng.
Xuất phát từ những vấn đề trên, nghiên cứu chọn đề tài “ Tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam ” nhằm đánh giá tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong giai đoạn 2009 – 2019 Trên cơ sở đó,nghiên cứu đề xuất một số giải pháp để hạn chế rủi ro thanh khoản, nâng cao khả năng thanh khoản cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTMCP tại Việt Nam.
Mục tiêu nghiên cứu
• Mục tiêu chung: Đo lường tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động của NHTMCP Việt Nam.
Thứ nhất, xác định các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam.
Thứ hai, đo lường tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam.
Thứ ba, dựa vào kết quả nghiên cứu đề xuất các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản, từ đó nâng hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam.
Câu hỏi nghiên cứu
Nhằm thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, bài nghiên cứu cần trả lời những câu hỏi sau:
Thứ nhất, các yếu tố nào tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam?
Thứ hai, có hay không tác động của rủi ro thanh khoản và mức độ ảnh hưởng của nó đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam như thế nào?
Thứ ba, những biện pháp nào hạn chế rủi ro thanh khoản và nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam?
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận sử dụng mẫu dữ liệu bảng của 31 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong giai đoạn 2009-2019.
Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, phân tích, so sánh, nghiên cứu định lượng để phân tích Từ đó đo lường tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam bằng phần mềm Stata thông qua các dữ liệu thứ cấp thu thập từ BCTT (bảng cân đối kế toán, kết quả hoạt động kinh doanh) của các NHTMCP tại Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2019.
Đóng góp của nghiên cứu
Bài nghiên cứu đóng góp thêm vào những bằng chứng thực tiễn về tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP trên thị trường Việt Nam với khoảng thời gian được cập nhật từ năm 2009 đến năm 2019 dựa trên số liệu của 31NHTMCP Việt Nam Từ đó, đề xuất các biện pháp hạn chế rủi ro thanh khoản cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam hiện nay.
Kết cấu của khóa luận
Nội dung khóa luận bao gồm 5 chương và có bố cục như sau:
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu
Chương này nêu khái quát về lý do cũng như tính cấp thiết của đề tài Nghiên cứu đưa ra sơ lược về mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đóng góp nghiên cứu và kết cấu của nghiên cứu.
Chương 2: Tổng quan về cơ sở lý thuyết
Chương này trình bày tổng quan lý thuyết về các khái niệm liên quan đến thanh khoản, rủi ro thanh khoản, hiệu quả hoạt động, đồng thời khảo lượt các cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước liên quan đến đề tài Trên cơ sở đó, đề tài sẽ xây dựng mô hình đề xuất để phân tích sự tác động của rủi ro thanh khoản đối với hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam.
Chương 3: Mô hình và phương pháp nghiên cứu
Chương này xây dựng và mô tả mô hình nghiên cứu, giải thích các biến số và dữ liệu nghiên cứu và các nội dung liên quan đến các mô hình nghiên cứu Đồng thời, trình bày phương pháp nghiên cứu được sử dụng để phân tích trong khóa luận.
Chương 4: Phân tích và thảo luận kết quả nghiên cứu
Chương 4 trình bày khái quát về thực trạng hiệu quả hoạt động và rủi ro thanh khoản của các NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2009-2019 thông qua một số chỉ tiêu như ROA, ROE, NIM và LTD Bên cạnh đó, chương này trình bày phân tích thống kê mô tả, ma trận tương quan, phân tích hồi quy, kiểm định lựa chọn mô hình, kiểm định các giả thiết nghiên cứu và khắc phục các vi phạm, đồng thời thảo luận về kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận đóng góp nghiên cứu và khuyến nghị giải pháp
Dựa trên kết quả nghiên cứu đã phân tích ở chương 4, chương 5 trình bày về những đóng góp và hạn chế của đề tài Bên cạnh đó, đề xuất giải pháp để hạn chế rủi ro thanh khoản và hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.
Chương 1 đưa ra mục tiêu tổng quát của nghiên cứu là đo lường tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam, ngoài ra tác giả còn nêu lên những vấn đề cơ bản của toàn thể khóa luận, cụ thể như đưa ra được đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kết cấu nghiên cứu, đóng góp của nghiên cứu Trên cơ sở đó, chương 2 sẽ tiếp tục cung cấp các khái niệm, lý thuyết có liên quan cũng như cái nhìn tổng quát về đề tài nghiên cứu thông qua các nghiên cứu trước.
TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Khung lý thuyết làm cơ sở cho nghiên cứu
2.1.1 Thuyết ưa chuộng tính thanh khoản
Trong tác phẩm nổi tiếng "Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ", Keynes (1936) đã mô tả lý thuyết ưa chuộng tính thanh khoản nói rằng mọi người coi trọng tiền cho cả giao dịch và cho mục đích đầu cơ Lãi suất đầu tư càng hấp dẫn thì người ta càng ít giữ tiền mặt Lãi suất kém hấp dẫn thì có xu hướng giữ tiền mặt nhiều hơn Nói cách khác, lãi suất chính là cái giá để người ta hy sinh sự ưa chuộng tính thanh khoản của tiền mặt.
Phần thu nhập kiếm được nếu không đem tiêu dùng mà để đấy dưới dạng tiền mặt thì không sinh lời Muốn nó sinh lời thì phải đem đầu tư, chẳng hạn mua chứng khoán Giữ tiền mặt thì có cái lợi là tính tính thanh khoản cao Còn nếu mua chứng khoán thì lại được cái lợi là sinh lãi Những người lạc quan thì dự tính giá chứng khoán lên (lãi suất giảm) sẽ từ bỏ tiền mặt và mua chứng khoán Những người bi quan thì dự tính giá chứng khoán giảm (lãi suất tăng) sẽ bán chứng khoán đang giữ đi và nhận tiền mặt về Chứng khoán sẽ di chuyển từ tay người bi quan sang tay người lạc quan Giá chứng khoán rốt cục cùng bị quy định bởi cả những người lạc quan mua vào và những người bi quan bán ra Và lãi suất cũng bị quy định cùng bởi mức độ thích tiền mặt của hai loại người này.
2.1.2 Thuyết khả năng thay đổi tính thanh khoản
Lý thuyết khả năng thay đổi tính thanh khoản đã thay thế lý thuyết cho vay thương mại và được bổ sung bởi học thuyết về thu nhập dự kiến Lý thuyết này cho rằng các ngân hàng có thể tự bảo vệ mình một cách hiệu quả nhất trước việc rút tiền gửi ồ ạt của khách hàng bằng cách nắm giữ các công cụ tín dụng như một hình thức dự trữ thanh khoản Trong dự trữ thanh khoản này bao gồm là thương phiếu, chấp phiếu ngân hàng và quan trọng nhất là tín phiếu kho bạc Trong điều kiện bình thường, tất cả các công cụ này đều đáp ứng các thử nghiệm về tính thị trường và do thời hạn đáo hạn ngắn nên có tính chắc chắn về vốn (Moulton, 1915).
2.1.3 Thuyết về thu nhập dự kiến về tính thanh khoản
Lý thuyết này cho rằng thanh khoản của ngân hàng có thể được ước tính và đáp ứng nếu các khoản thanh toán theo lịch trình dựa trên thu nhập của người đi vay Nó nhấn mạnh rằng các ngân hàng nên gắn liền việc trả nợ với thu nhập thay vì dựa nhiều vào tài sản thế chấp Do đó, tính thanh khoản của ngân hàng có thể bị ảnh hưởng bởi hình thức đáo hạn của các khoản vay thông qua hình thức trả góp của khách hàng hơn là các khoản vay được đảm bảo bằng bất động sản (Prochnow, 1949).
Thanh khoản của Ngân hàng thương mại
Theo Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (2008) cho rằng “Thanh khoản là khả năng mà ngân hàng có thể tài trợ việc gia tăng của tài sản và đáp ứng các nghĩa vụ đến hạn mà không gây ra những khoản tổn thất không thể chấp nhận được” Vai trò cơ bản của ngân hàng trong việc chuyển hóa kỳ hạn của các khoản tiền gửi ngắn hạn sang các khoản cho vay dài hạn làm cho ngân hàng thường xuyên trong tình trạng dễ bị ảnh hưởng trước rủi ro thanh khoản, về bản chất thể chế đặc thù và cả đối với thị trường với tư cách là một tổng thể.
Theo Trương Quang Thông (2010), một tài sản có tính thanh khoản cao khi chi phí chuyển đổi tài sản ấy thành tiền mặt thấp và thời gian chuyển đổi nhanh Tương tự, nguồn vốn có tính thanh khoản cao khi chi phí huy động vốn thấp cùng với thời gian huy động nhanh.
Theo Anyanwu (1993) đã định nghĩa tính thanh khoản là khả năng một công ty chuyển tài sản của mình thành tiền mặt trong thời gian ngắn và không bị mất giá trị Hệ số khả năng thanh toán đóng một vai trò rất quan trọng trong mỗi doanh nghiệp bởi vì các ngân hàng thường hoạt động với nguồn vốn lớn được vay từ người gửi tiền dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn.
Olagunju và cộng sự (2012) giải thích rằng tính thanh khoản có nghĩa là khả năng ngân hàng đáp ứng các cam kết tài chính tại một mức giá hợp lý tại mọi thời điểm. Ngân hàng có tiền khi khách hàng cần để đáp ứng nhu cầu rút tiền của họ.
Tính thanh khoản của ngân hàng thương mại là khả năng thực hiện tất cả các nghĩa vụ hợp đồng khi chúng đến hạn Chúng có thể bao gồm các cam kết cho vay và đầu tư, rút tiền ký quỹ và các khoản nợ đến hạn thanh toán trong quá trình kinh doanh (Amengor, 2010).
Tóm lại, theo tác giả thuật ngữ thanh khoản về cơ bản là một kỹ thuật được sử dụng bởi một tổ chức để chuyển đổi tài sản của mình ở hiện tại thành tiền mặt Bất cứ khi nào một tổ chức cần để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của mình, nó sẽ chuyển tài sản hiện tại của mình thành tiền mặt để thanh toán các khoản nợ phải trả đến ngày đáo hạn.
2.2.2 Vai trò của thanh khoản đối với Ngân hàng thương mại
Thanh khoản và khả năng sinh lời là hai khía cạnh rất quan trọng và biểu thị rõ nhất sự sống còn của hoạt động kinh doanh ngân hàng Không một ngân hàng nào có thể tồn tại nếu không có thanh khoản Một ngân hàng không tạo ra lợi nhuận có thể bị coi là một ngân hàng yếu kém, nhưng một ngân hàng không có khả năng thanh khoản có thể sớm gặp phải sự sụp đổ và cuối cùng là phá sản Thế nên, quản lý thanh khoản đã trở thành một vấn đề quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của một tổ chức hoạt động kinh doanh (Bardia, 2007). Đứng trước vấn đề trên, theo tác giả, điều cần thiết là các ngân hàng phải duy trì mức độ thanh khoản thích hợp để không những đáp ứng nhu cầu của các khoản vay mới mà không cần phải thu hồi các khoản vay đang trong hạn hoặc thanh lý các khoản đầu tư có kỳ hạn mà còn đáp ứng nhu cầu rút tiền một cách kịp thời Tính thanh khoản không được thừa cũng không được thiếu Thanh khoản thừa cho thấy các khoản tiền nhàn rỗi tích lũy không mang lại lợi nhuận cho ngân hàng và thanh khoản thiếu không chỉ ảnh hưởng xấu đến mức độ tín nhiệm của ngân hàng mà còn làm gián đoạn quá trình hoạt động kinh doanh, phát triển và cản trở khả năng sinh lời của ngân hàng Như vậy, việc đáp ứng nhu cầu thanh khoản của khách hàng một cách thường xuyên và kịp thời là yêu cầu cấp thiết và quan trọng trong công tác quản lý của ngân hàng nhằm hạn chế rủi ro, nó liên quan đến sự tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng nói riêng và toàn bộ hệ thống ngân hàng nói chung.
Rủi ro thanh khoản
2.3.1 Khái niệm rủi ro thanh khoản
“Tổn thất (có thể dẫn đến sụp đổ) ngân hàng xảy ra khi nhiều người gửi tiền đồng thời cùng rút tiền gửi khỏi ngân hàng làm cho nhu cầu chi trả vượt quá khả năng hiện có Để thoát khỏi sụp đổ, ngân hàng phải huy động hoặc vay mượn các nguồn tiền mới với chi phí đắt đỏ, hoặc bán các tài sản hiện có với chi phí thấp (chịu thua lỗ) Điều này dẫn đến các tổn thất (có thể làm phá sản) cho ngân hàng Đó chính là rủi ro thanh khoản” (Phan Thị Thu Hà, 2013, trang 164).
“Rủi ro thanh khoản là khả năng ngân hàng không đáp ứng được các nghĩa vụ tài chính một cách tức thời hoặc phải huy động vốn bổ sung với chi phí cao hoặc phải bán tài sản với giá trị thấp” (Nguyễn Văn Tiến, 2010).
“Rủi ro thanh khoản là loại rủi ro khi ngân hàng không có khả năng cung ứng đầy đủ lượng tiền mặt cho nhu cầu thanh khoản tức thời hoặc cung ứng đủ thanh khoản nhưng với chi phí cao hoặc quá cao Nói cách khác, đây là loại rủi ro xuất hiện trong trường hợp ngân hàng thiếu khả năng chi trả do không thể chuyển đổi kịp thời các loại tài sản ra tiền mặt, hoặc không thể vay mượn để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh toán”(Nguyễn Đăng Dờn và các cộng sự, 2012, trang 193).
“Rủi ro thanh khoản là rủi ro phát sinh từ việc ngân hàng không có khả năng đáp ứng các nghĩa vụ của mình khi chúng đến hạn mà không phải chịu những tổn thất không thể chấp nhận được” (Comptroller of The Currency, 2001).
Nói một cách dễ hiểu hơn, theo quan điểm của tác giả, rủi ro thanh khoản có thể được hiểu là loại rủi ro phát sinh khi ngân hàng không đáp ứng được nghĩa vụ liên quan đến tiền cho khách hàng trong thời gian nhất định, điều đó có thể ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng cũng như niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng đó.
2.3.2 Nguyên nhân của rủi ro thanh khoản
Theo Chowdhury và Zaman (2018), rủi ro thanh khoản có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, nguyên nhân đầu tiên là do ngân hàng hoạt động kém hiệu quả trong việc đối phó với việc giảm nợ phải trả và tăng tài sản Một lý do khác là do mất cân đối giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra cũng như nhu cầu thanh khoản đột ngột từ các điều kiện dự phòng.
Rủi ro thanh khoản còn phát sinh do điều kiện kinh tế suy thoái, khiến nguồn lực tạo ra ít hơn Điều này làm tăng nhu cầu rút tiền của người gửi tiền, từ đó tạo ra rủi ro thanh khoản Điều này có thể gây ra sự thất bại của một ngân hàng nhất định hoặc thậm chí toàn bộ hệ thống ngân hàng do hiệu ứng lây lan (Diamond và Rajan, 2005).
Các nhà nghiên cứu trong quá khứ đã tập trung nghiên cứu rủi ro thanh khoản phát sinh từ phần nợ phải trả trong bảng cân đối kế toán của ngân hàng Đồng thời, người ta ít chú ý đến rủi ro phát sinh từ phía tài sản Rủi ro thanh khoản có thể phát sinh do sự cố hoặc sự chậm trễ trong dòng tiền từ bên vay hoặc chấm dứt sớm các dự án (Diamond và Rajan, 2005) Hơn nữa, rủi ro thanh khoản cũng có thể bắt nguồn từ chính bản chất của hoạt động ngân hàng, bao gồm các yếu tố bên ngoài như các yếu tố vĩ mô và các yếu tố bên trong như các chính sách tài chính và điều hành của ngân hàng (Ali, 2004) Một cuộc khủng hoảng thanh khoản nghiêm trọng có thể gây ra tình trạng phá sản ngân hàng(Goodhart, 2008), dẫn đến một cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng (Mishkin và cộng sự, 2006).
2.3.3 Đo lường rủi ro thanh khoản
2.3.3.1 Đo lường rủi ro thanh khoản thông qua tỷ lệ về khả năng chi trả
Theo Phan Thị Thu Hà (2013), các ngân hàng thương mại đánh giá rủi ro thanh khoản thông qua tỷ lệ về khả năng chi trả:
Tổng TS "Có" có thể thanh toán ngay
Tỷ lệ về khả năng chi trả =β
Tổng TS "Nợ" phải thanh toán ngay
+ Tài sản “Có” có thể thanh toán ngay, gồm có: Tiền mặt; vàng; tiền gửi tại NHNN; số chênh lệch lớn hơn giữa tiền gửi không kỳ hạn tại TCTD khác, và tiền gửi không kỳ hạn nhận của TCTD đó; tiền gửi có kỳ hạn tại TCTD khác đến hạn thanh toán; các loại chứng khoán do Chính phủ Việt Nam phát hành hoặc được Chính phủ Việt Nam bảo lãnh; các loại chứng khoán do TCTD hoạt động tại Việt Nam phát hành hoặc bảo lãnh; các loại chứng khoán do Chính phủ các nước thuộc khối OECD phát hành; các loại chứng khoán do các ngân hàng của các nước thuộc khối OECD phát hành; các hối phiếu của bộ chứng từ thanh toán hàng xuất khẩu đã được ngân hàng nước ngoài chấp nhận thanh toán, có thời hạn còn lại từ 1 tháng trở xuống: 100% số tiền ghi trên hối phiếu; 80% các khoản cho vay có bảo đảm, cho thuê tài chính, sẽ đến hạn thanh toán (gốc, lãi) trong thời gian một tháng; 75% các khoản cho vay không có bảo đảm, đến hạn thanh toán; các loại chứng khoán khác; các khoản khác đến hạn phải thu.
+ Tài sản “Nợ” phải thanh toán bao gồm: Số chênh lệch lớn hơn giữa tiền gửi nhận của TCTD khác và tiền gửi tại TCTD đó đến hạn thanh toán; 15% tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức (trừ tiền gửi của TCTD khác), cá nhân; giá trị các cam kết cho vay của TCTD đến hạn thực hiện; tất cả các tài sản “Nợ” khác sẽ đến hạn thanh toán.
2.3.3.2 Đo lường rủi ro thanh khoản thông qua trạng thái thanh khoản ròng
Theo Nguyễn Đăng Dờn (2012), các ngân hàng thương mại đo lường rủi ro thanh khoản thông qua trạng thái thanh khoản ròng:
NLP =β Tổng cung thanh khoản – Tổng cầu thanh khoản Cung thanh khoản là những tài sản có tính thanh khoản cao và các khoản vốn làm tăng khả năng chi trả của ngân hàng, gồm có: tiền mặt; tiền gửi tại NHNN; tiền gửi tại các TCTD; các giấy tờ có giá ngắn hạn; vay trên thị trường tiền tệ; tiền gửi đang đến; tín dụng được hoàn trả; lãi và dịch vụ phí đang thu; bán tài sản tài chính.
Cầu thanh khoản là nhu cầu vốn cho các mục đích hoạt động nghiệp vụ hằng ngày của ngân hàng, các khoản làm giảm dự trữ của ngân hàng, bao gồm các khoản: khách hàng rút tiền (vốn và lãi); cấp tín dụng cho khách hàng; hoàn trả các khoản vay đáo hạn; chi trả các khoản về hoạt động dịch vụ; chi lương, phụ cấp, thưởng cho công nhân viên; các khoản chi khác (nộp thuế, chi trả cổ tức, tiền phạt,…); thanh toán cổ tức bằng tiền.
+ Nếu NLP > 0 (Cung thanh khoản > Cầu thanh khoản): Khi trạng thái này xuất hiện, ngân hàng đang có trạng thái thừa thanh khoản (thặng dư thanh khoản), trong trường hợp này các nhà quản trị cần quyết định phải làm gì để có lợi nhất đối với số thừa thanh khoản này.
+ Nếu NLP =β 0: Trạng thái thanh khoản cân bằng, điều này khó xảy trong thực tế.
+Nếu NLP < 0 (Cung thanh khoản < Cầu thanh khoản): Ngân hàng đang trong trạng thái thiếu hụt thanh khoản Trong trường hợp này, cần áp dụng các biện pháp để bổ sung thanh khoản với chi phí hợp lý nhất và thời gian nhanh nhất có thể.
2.3.3.3 Đo lường rủi ro thanh khoản thông qua khe hở tài trợ
Theo Đặng Văn Dân (2015), phương pháp khe hở tài trợ là phương pháp thích hợp nhất trong đo lường rủi ro thanh khoản, chỉ số khe hở tài trợ phản ánh được cơ bản nhất khả năng thanh toán của ngân hàng Công thức tính khe hở tài trợ được thể hiện như sau:
Khe hở tài trợ =β Tổng dư nợ tín dụng trung bình – Tổng nguồn vốn huy động trung bình/Tổng tài sản
Hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thương mại
2.4.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động Ngân hàng thương mại
Trương Quang Thông (2011) cho rằng dưới góc độ kinh doanh của ngân hàng, hiệu quả hoạt động có thể được xem là kết quả về lợi nhuận do hoạt động kinh doanh của ngân hàng mang lại trong một khoảng thời gian nhất định.
Hiệu quả hoạt động của tổ chức có thể được đo lường bằng mục tiêu tài chính đạt được hoặc sự hài lòng của người lao động Theo cách tương tự như vậy, Venkatraman và cộng sự (1986) đã trích dẫn rằng hiệu quả hoạt động ngân hàng có thể được đánh giá bằng lợi tức đầu tư, tăng trưởng doanh số, lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh.
Green và cộng sự (2007) đã xác định rằng lợi tức đầu tư, doanh số và tăng trưởng thị trường và lợi nhuận là những yếu tố quan trọng đo lường hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Tóm lại, quan điểm về hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM rất đa dạng, các ngân hàng sẽ quan tâm đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các khía cạnh khác nhau mà phổ biến nhất là các NHTM tiếp cận đến khía cạnh kết quả của lợi nhuận, cũng như khả năng sinh lời của tại các NHTM này (Nguyễn Thu Hiếu, 2015).
2.4.2 Chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại
Shen và các cộng sự (2009) sử dụng tỷ suất sinh lời trên tài sản bình quân (ROA), tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) và tỷ suất lợi nhuận ròng (NIM) để đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng ROA phản ánh khả năng của ban lãnh đạo ngân hàng trong việc tạo ra lợi nhuận từ tài sản của ngân hàng ROE cho biết lợi nhuận của cổ đông trên vốn chủ sở hữu của họ NIM đo lường khoảng cách giữa số tiền ngân hàng trả cho người gửi tiết kiệm và số tiền ngân hàng nhận được từ người đi vay.
Tabari và cộng sự (2013) đã mô tả rằng khả năng sinh lời được đo lường bằng ba thước đo Đầu tiên trong nhóm các chỉ số phản ánh khả năng sinh lời là tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ROA Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản là tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận ròng (lợi nhuận sau thuế) so với tổng tài sản có trung bình của một ngân hàng:
Tài sản có bình quân Ý nghĩa của tỷ suất sinh lời trên tài sản có là cho biết một đồng tài sản có tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng, qua đó đánh giá chất lượng tài sản có trong ngân hàng.
Bên cạnh đó, còn có một hệ số được sử dụng khá phổ biến trong phân tích hiệu quả hoạt động của ngân hàng là tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) ROE là tỷ suất quan trọng nhất đối với các cổ đông và được xác định bởi công thức sau:
Vốn tự có bình quân
Cuối cùng là chỉ tiêu tỷ lệ thu nhập lãi cận biên NIM và được xác định với công thức sau:
Thu nhập lãi - Chi phí lãi
Tài sản có sinh lời
Tỷ lệ này giúp nhà quản trị thấy được khả năng sinh lời và dự báo khả năng sinh lời trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại, qua đó có thể điều chỉnh, kiểm soát chặt chẽ các loại tài sản có sinh lời, tìm kiếm những nguồn vốn có chi phí thấp, đồng thời có chính sách tăng giảm lãi suất một cách hợp lý.
2.4.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động ngân hàng
Theo Sufian và Chong (2008), hiệu quả hoạt động của ngân hàng bị tác động bởi các yếu tố bên trong và bên ngoài Các yếu tố bên trong bao gồm các biến đặc trưng của ngành ngân hàng như quy mô ngân hàng, vốn chủ sở hữu, tiền gửi, tiền mặt và các loại rủi ro (rủi ro tỷ giá, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản ), Các yếu tố bên ngoài phản ánh các biến môi trường dự kiến sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng bao gồm tỷ lệ lạm phát, tổng sản phẩm quốc nội, tỷ lệ tập trung của ngân hàng,
2.4.3.1 Các yếu tố bên trong
Arif và Anees (2012) đã thực hiện một nghiên cứu về ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản đối với lợi nhuận của các ngân hàng ở Pakistan Nghiên cứu cho thấy tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa thanh khoản, các khoản cho vay trả chậm, chênh lệch thanh khoản và khả năng sinh lời Trong một nghiên cứu tương tự được thực hiện bởi Ahmed và Ahmed (2012), tiến hành nghiên cứu trên 22 ngân hàng ở Pakistan trong giai đoạn2004-2009 Kết quả cho thấy lợi nhuận có mối tương quan cùng chiều với rủi ro thanh khoản.
Maaka (2013) nghiên cứu về mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và hiệu quả hoạt động tài chính của 33 ngân hàng thương mại tại Kenya trong giai đoạn 2008 đến
2012, kết quả cho thấy rủi ro thanh khoản đo lường bằng khe hở thanh khoản có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Ariffin (2012) phân tích mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và hiệu quả hoạt động tài chính của các ngân hàng Hồi giáo ở Malaysia trong giai đoạn 2006–2008. Nghiên cứu đo lường rủi ro thanh khoản bằng tỷ lệ tổng tài sản trên nợ phải trả Tác giả nhận thấy rằng, trong thời kỳ khủng hoảng, rủi ro thanh khoản và tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) có mối tương quan ngược chiều và rủi ro thanh khoản có thể làm giảm ROA và ROE.
DemirgucKunt và Huizinga (1999) nghiên cứu các yếu tố quyết định tỷ suất sinh lời của ngân hàng ở 80 quốc gia Kết quả thu được cho thấy rủi ro thanh khoản được đo lường bằng tỷ lệ vốn vay trên tổng tài sản có tác động ngược chiều với tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) và tác động cùng chiều với tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM).
Tại Iran, Tabari và cộng sự (2013) đã điều tra tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng Họ đã sử dụng một mẫu các ngân hàng thương mại trong giai đoạn 2003-2010 để nghiên cứu Kết quả chính cho thấy, bên cạnh tác động tiêu cực của rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản cũng ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Iran.
❖ Chỉ số trạng thái tiền mặt
Lược khảo các nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Nghiên cứu của Shen và cộng sự (2009) đã phân tích ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản (LRGAP) đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại, sử dụng tập dữ liệu bảng không cân bằng của 12 ngân hàng thương mại trong giai đoạn 1994-2006.Phương pháp phân tích hồi quy dữ liệu bảng, sử dụng công cụ ước lượng bình phương nhỏ nhất hai giai đoạn (2SLS) để ước tính rủi ro thanh khoản ngân hàng và mô hình nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng 3 biến phụ thuộc là NIM, ROA và ROE để đại diện cho hiệu quả hoạt động ngân hàng và các biến độc lập khác như: quy mô ngân hàng (SIZE), vốn chủ sở hữu (ETA), rủi ro tín dụng (LLPL), tỷ lệ tập trung của 3 ngân hàng (CON), tốc độ tăng trưởng (GDP), tỷ lệ lạm phát (INF) Kết quả của nghiên cứu là rủi ro thanh khoản có mối quan hệ tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng, rủi ro thanh khoản có thể làm giảm khả năng sinh lời của ngân hàng do chi phí sử dụng vốn cao.
Hakimi và Zaghdoudi (2017) đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản đối với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng ở Tunisia trong giai đoạn 1990-
2013 Bằng cách áp dụng phương pháp hồi quy tác động ngẫu nhiên, kết quả thực nghiệm cho thấy rủi ro thanh khoản (LIQR), khủng hoảng tài chính quốc tế (CRISIS) và lạm phát (INF) có mối tương quan nghịch và ý nghĩa thống kê đối với hiệu quả hoạt động của ngân hàng (NIM), cụ thể là sự gia tăng rủi ro thanh khoản dẫn đến việc giảm hiệu quả hoạt động của ngân hàng Ngoài ra, nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ số Herfindahl- Hirschman (IHH) tác động tích cực và có ý nghĩa thống kê với hiệu quả hoạt động của ngân hàng Tuy nhiên, ảnh hưởng của các yếu tố khác đối với hiệu quả hoạt động như như rủi ro tín dụng (CRDR), quy mô (SIZE) và tỷ lệ an toàn vốn (CAP), tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là không đáng kể.
Maaka (2013) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và hiệu quả hoạt động tài chính của các ngân hàng thương mại tại Kenya Dữ liệu nghiên cứu lấy từ bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của 33 ngân hàng thương mại tại Kenya trong giai đoạn 2008 – 2012 Trong đó PBT là lợi nhuận trước thuế được dùng làm biến phụ thuộc Các biến độc lập được sử dụng trong nghiên cứu như tiền gửi(Dep), tiền mặt (Cash), khe hở thanh khoản (Liq-Gap), nợ xấu (NPL), tỷ lệ đòn bẩy(LEV) Kết quả nghiên cứu cho thấy lợi nhuận ngân hàng thương mại ở Kenya bị ảnh hưởng tiêu cực do tăng khe hở thanh khoản và tỷ lệ đòn bẩy Rủi ro thanh khoản có thể được giảm nhẹ bằng cách dự trữ đủ lượng tiền mặt, nâng cao sơ sở tiền gửi, giảm khe hở thanh khoản và nợ xấu.
Ndoka và cộng sự (2017) nghiên cứu tác động của rủi ro thanh khoản đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại ở Albania trong giai đoạn 2005-2015 Để phân tích mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và khả năng sinh lời của các ngân hàng, dữ liệu dụng trong nghiên cứu là dữ liệu thứ cấp đã được thu thập từ 16 ngân hàng thương mại hoạt động tại Albania trong giai đoạn 2005-2015 Lợi nhuận trước thuế (PBT) được sử dụng làm chỉ số đo lường khả năng sinh lời của ngân hàng và khe hở tài trợ là chỉ số đo lường rủi ro thanh khoản (GAP) Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ tác động ngược chiều của rủi ro thanh khoản lên lợi nhuận Ngoài ra nghiên cứu còn tìm thấy rằng, yếu tố tiền mặt (CASH) có tác động ngược chiều với lợi nhuận và yếu tố tiền gửi (DEP) tác động cùng chiều với lợi nhuận.
Musiega và cộng sự (2017) nghiên cứu ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản đối với hiệu quả hoạt động của 44 ngân hàng thương mại ở Kenya trong 10 năm từ 2006 đến
2015 Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu là phương pháp phân tích thống kê mô tả, phân tích tương quan và mô hình tác động ngẫu nhiên và tác động cố định được sử dụng thông qua phần mềm E-views cho nghiên cứu Kết quả cho thấy rủi ro thanh khoản (LQ) được đo lường bằng tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản có mối quan hệ tích cực với hiệu quả hoạt động ngân hàng (ROA) và yếu tố quy mô ngân hàng (SZ) có tác động ngược chiều với hiệu quả hoạt động nhưng không đáng kể.
Rahman và Saeed (2015) nghiên cứu sự ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản đối với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng ở Malaysia giai đoạn 2005-2013 Nghiên cứu này sử dụng các chỉ số ROA và ROE làm 2 chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động và 3 chỉ số đo lường rủi ro thanh khoản là tỷ lệ cho vay trên vốn tiền gửi (LTD), tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản (LATA) và tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản (CAR) Kết quả cho thấy các ngân hàng Malaysia không cho vay quá mức, có mức tài sản thanh khoản hợp lý và tình trạng vốn tốt Tuy nhiên, kết quả hồi quy cho thấy không phải tất cả các chỉ số rủi ro thanh khoản đều ảnh hưởng đến hoạt động của các ngân hàng Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi (LTD) không ảnh hưởng đáng kể đến những thay đổi trong hoạt động của ngân hàng, tài sản thanh khoản trên tổng tài sản (LATA) đặt ra chi phí cơ hội cho ngân hàng trong khi tỷ lệ vốn trên tài sản (CAR) mang lại kết quả khác nhau với các biện pháp hoạt động Nhìn chung, kết quả hồi quy cho thấy tác động của rủi ro thanh khoản đối với hoạt động của các ngân hàng Malaysia là không rõ ràng và thay đổi theo các biện pháp hoạt động được sử dụng.
Badawi (2017) nghiên cứu sự ảnh hưởng của rủi ro tín dụng (NPL), rủi ro thanh khoản (LDR) và rủi ro thị trường (NIM) đến lợi nhuận (ROE) của các ngân hàng ngoại hối ở Indonesia Dữ liệu được lấy từ báo cáo tài chính của các ngân hàng ngoại hối niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Indonesia giai đoạn 2013-2015 Phương pháp phân tích dữ liệu bao gồm phân tích thống kê mô tả, kiểm định vi phạm các giả định hồi quy bao gồm kiểm định đa cộng tuyến, tự tương quan, phương sai sai số thay đổi và kiểm định tính chuẩn Kiểm định giả thuyết bao gồm kiểm định hệ số xác định được sử dụng để xác định mức đóng góp được tạo ra từ biến độc lập cho biến phụ thuộc Kiểm định tiếp theo là kiểm định thống kê F và kiểm định thống kê t Kết quả cho thấy biến nợ xấu (NPL), biến tỷ lệ khoản vay trên tiền gửi (LDR) không ảnh hưởng đáng kể đến biến ROE và biến NIM có tác động cùng chiều đến ROE.
Arif và Anees (2012) điều tra tác động của rủi ro thanh khoản đối với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng ở Pakistani Dữ liệu nghiên cứu được thu thâp từ bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của 22 ngân hàng Pakistan trong giai đoạn 2004-2009 Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích hồi quy để đánh giá tác động của rủi ro thanh khoản đối với khả năng sinh lời của ngân hàng Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng lợi lợi nhuận ngân hàng (profitability) có mối quan hệ tiêu cực với rủi ro thanh khoản được đo lường bởi khe hở thanh khoản (liquidity gap) và nợ xấu (NPLs). Ngoài ra, nghiên cứu phát hiện ra mối tương quan cùng chiều giữa lợi nhuận ngân hàng và tỷ lệ tiền gửi (Deposit), tiền mặt (Cash).
Chowdhury và Zaman (2018) phân tích ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản đối với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Hồi giáo trong giai đoạn 2012-2016 Trong nghiên cứu, ROA và ROE được sử dụng làm thước đo đo lường hiệu quả hoạt động ngân hàng, các yếu tố khác như tỷ lệ cho vay trên tiền gửi (loan to deposit ratio), tài sản có rủi ro thanh khoản trên tổng tài sản (liquidity risky asset to total asset), tỷ lệ vốn trên tổng tài sản (capital to total asset) được sử dụng làm các chỉ số đại diện cho rủi ro thanh khoản Phương pháp phân tích được sử dụng là phân tích hồi quy để tìm ra ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng Kết quả phân tích hồi quy cho thấy có mối quan hệ tiêu cực giữa hiệu quả hoạt động của ngân hàng và các chỉ số rủi ro thanh khoản.
Tại Việt Nam, Nguyễn Thanh Phong (2020) nghiên cứu tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2009-2019 Nghiên cứu sử dụng 2 biến ROA và ROE làm chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh doanh Rủi ro thanh khoản được đo lường bằng khe hở tài trợ của ngân hàng (FGAP) để làm biến nghiên cứu chính trong cả 2 mô hình Kết quả nghiên cứu cho thấy rủi ro thanh khoản có tác động cùng chiều và có ý nghĩa thống kê với hiệu quả kinh doanh ngân hàng Ngoài ra, các yếu tố khác có tác động và có ý nghĩa thống kê với hiệu quả hoạt động kinh doanh như như: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của năm trước (L.ROA), tỷ lệ vốn tự có trên tổng tài sản (ETA), tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng (NPL), tăng trưởng kinh tế (GDP), thất nghiệp (UEP) Chỉ có tỷ lệ lạm phát (INF) là không có ý nghĩa thống kê trong mô hình.
Bảng 2.1: Bảng tóm tắt các nghiên cứu liên quan
STT Tên tác giả và năm công bố
Tên đề tài Biến phụ thuộc Biến độc lập Chiều tác động
Rủi ro thanh khoản và hiệu quả hoạt động
Rủi ro thanh khoản và hiệu quả hoạt động ngân hàng: bằng chứng thực nghiệm tại các Ngân hàng ở Tunisian.
Mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại ở Kenya.
Bàn về rủi ro thanh khoản và hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng thương mại Việt Nam.
Rủi ro thanh khoản và hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng.
(2017) Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường đến lợi nhuận của ngân hàng.
Liquidity risk (LDR) / Credit risk
Shima (2016) Ảnh hưởng của quản trị rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Albanian trong giai đoạn 2005-2015.
Phân tích thực nghiệm về rủi ro thanh khoản và hiệu quả hoạt động ở các ngân hàng Malaysia.
Tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả của các ngân hàng thương mại ở Kenya.
(2018) Ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản đối với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Hồi giáo ở Banglades.
Liquid asset to total asset
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Tài liệu tổng quan lý thuyết về rủi ro thanh khoản, hiệu quả hoạt động ngân hàng và các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến đề tài đã được thảo luận chi tiết trong chương 2 Qua đó, cho thấy những nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động ngân hàng Đồng thời rút ra được sự tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động của NHTM.
Tổng quan lý thuyết trong chương này sẽ là cơ sở lý luận phục vụ cho việc đề xuất mô hình nghiên cứu và các giả thuyết cần kiểm định trong chương 3 Trên cơ sở đó, tác giả phân tích và đánh giá tác động rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam ở chương 4 Đồng thời cũng làm căn cứ để đưa các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản tác động đến hiệu quả hoạt động của NHTMCPViệt Nam ở chương 5.
MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Quy trình nghiên cứu
Nghiên cứu phân tích tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động của 31 NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2009-2019 được thực hiện theo quy trình sau:
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Bước 1: Nghiên cứu sẽ trình bày về các lý thuyết liên quan đến thanh khoản, rủi ro thanh khoản và hiệu quả hoạt động như các khái niệm, các chỉ tiêu đo lường, các nhân tố ảnh hưởng và các công trình nghiên cứu trước về tác động rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng.
Bước 2: Dựa vào cơ sở lý thuyết được đề cập ở bước 1, nghiên cứu đề xuất mô hình và phương pháp phân tích hồi quy (OLS, FEM, REM và GLS).
Bước 3: Sau khi phân tích mô hình hồi quy, nghiên cứu tiến hành kiểm định các giả định hồi quy, bao gồm các kiểm định lựa chọn mô hình (F-test, Hausman test) và kiểm định các vi phạm (Wooldridge test, Modified Wald test) Sau đó, dùng phương pháp phân tích GLS để khắc phục các vi phạm.
Bước 4: Ở bước này, nghiên cứu tiến hành phân tích và thảo luận về kết quả nghiên cứu.
Bước 5: Từ kết quả nghiên cứu, khóa luận chỉ ra một số hạn chế, từ đó đề xuất các giải pháp nhẳm hạn chế rủi ro thanh khoản và nâng cao hiệu quả hoạt động của cácNHTMCP Việt Nam và hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.
Giới thiệu mô hình nghiên cứu
Từ các nghiên cứu điển hình như: Shen và cộng sự (2009), Hakimi và Zaghdoudi (2017), Maaka (2013), Rahman và Saeed (2015), Ndoka và cộng sự (2017), Chowdhury và Zaman (2018), kết quả cho thấy hiệu quả hoạt động của ngân hàng đều bị tác động bởi 2 yếu tố, yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài Thêm vào đó, các nghiên cứu này còn cho thấy tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động như một yếu tố quan trọng của các nhân tố thuộc về nội bộ ngân hàng Căn cứ vào nghiên cứu của Arif và Anees (2012) Rahman và Saeed (2015), Musiega và cộng sự (2017), tác giả đã xây dựng mô hình tổng quát như sau:
PROFIT i,t =β P o + p i *FGAP i,t + p 2 *CAR i,t + P 3 *CASH i,t + p 4 *DEP i,t + P 5 *SIZE i,t +
PROFIT i,t là biến phụ thuộc, đại diện hiệu quả hoạt động của ngân hàng i tại thời điểm t, được đo lường bởi tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM), tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE).
FGAP i,t : rủi ro thanh khoản của ngân hàng i tại thời điểm t (đo lường bằng khe hở tài trợ).
CASH i,t, : chỉ số trạng thái tiền mặt của ngân hàng i tại thời điểm t
CAR i,t : tỷ lệ vốn chủ sở hữu của ngân hàng i tại thời điểm t
DEP i,t : tỷ lệ tiền gửi của ngân hàng i tại thời điểm t
SIZE i,t : quy mô của ngân hàng i tại thời điểm t
INF t : tỷ lệ lạm phát tại năm t
P 1, p 2 , p 3, p 4, p 5, p 6 lần lượt là hệ số của nhân tố FGAP, CAR, CASH, DEP, SIZE, INF. u i,t : sai số ngẫu nhiên
Mô hình với 3 biến phụ thuộc có thể được trình bày cụ thể như sau:
NIM i,t =p o + p i *FGAP i,t + p 2 *CAR i,t + p 3 *CASH i,t + p 4 *DEP i,t + P 5 *SIZE i,t
ROA i,t =P o + p i *FGAP i,t + P 2 *CAR i,t + p 3 *CASH i,t + P 4 *DEP i,t + P 5 *SIZE i,t
+ P 6 *INF t + U i,t (3.3) ROE i,t =P o + P i *FGAP i,t + P 2 *CAR i,t + p 3 *CASH i,t + p 4 *DEP i,t + p 5 *SIZE i,t +
Mô tả biến trong mô hình
Dưới đây là bảng giải thích và đo lường các biến trong mô hình:
Bảng 3.1: Mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu
Ký hiệu Tên biến Cách tính Nguồn số liệu
ROA Tỷ suất lợi nhuận trên trên tổng tài sản
Lợi nhuận sau thuế/ Total
ROE Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu BCTT
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên
Thu nhập lãi thuần/ Tổng tài sản BCTT
FGAP Khe hở tài trợ (Dư nợ tín dụng – Nguồn vốn huy động)/ Tổng tài sản BCTT
CAR Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản Vốn chủ sở hữu/ Tổng tài sản BCTT
CASH Chỉ số trạng thái tiền mặt Tiền mặt/Tổng tài sản BCTT
SIZE Quy mô ngân hàng Logarit tự nhiên tổng tài sản BCTT
Tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản Tổng tiền gửi/ Tổng tài sản BCTT
Tỷ lệ lạm phát hằng năm Thu thập từ TCTK, IMF WB, INF
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản: Tỷ lệ này cho thấy ngân hàng có lợi nhuận như thế nào so với tổng tài sản của nó và cách ban quản lý sử dụng hiệu quả tài sản của mình để tạo ra thu nhập (Alshatti, 2014).
Alzorqan (2014) cho rằng tỷ số này đo lường khả năng sinh lời mà ngân hàng đạt được bằng cách đầu tư tài sản của mình vào các hoạt động khác nhau và được tính bằng công thức như sau:
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu: Tỷ số này được sử dụng như một thước đo khả năng sinh lời của một công ty bằng cách cho biết doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu lợi nhuận với số tiền mà các cổ đông đã đầu tư (Alshatti, 2014).
Alzorqan (2014) cho rằng ROE là tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu được tính bằng cách chia thu nhập ròng (lợi nhuận ròng sau thuế) cho vốn chủ sở hữu (quyền tài sản), và điều này có nghĩa là tỷ lệ này đo lường mức độ hiệu quả quản lý trong việc sử dụng các quỹ ngân hàng và tạo ra lợi nhuận, có thể được thể hiện qua công thức:
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) =β × 100
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên NIM phản ánh chênh lệch giữa thu nhập lãi và chi phí lãi vay theo tỷ lệ phần trăm trên tổng tài sản Chính vì lý do này mà tác giả đã sử dụng NIM làm thước đo hiệu quả hoạt động như một số nghiên cứu của Ghos (2016), Doyran
Demirguc-Kunt và Huizinga (1999), Atasoy (2007), sử dụng tỷ suất lợi nhuận
Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) =β Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản × 100 ròng (NIM), được tính bằng tỷ số giữa chênh lệch giữa thu nhập lãi và chi phí lãi vay trên tổng tài sản, như một biến phụ thuộc bổ sung để đo lường hiệu quả hoạt động của ngân hàng NIM được thể hiện dưới dạng:
Thu nhập lãi - Chi phí lãi
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) =β × 100
Khe hở tài trợ là chênh lệnh giữa số dư bình quân của các khoản cho vay và số dư bình quân vốn huy động, chỉ số khe hở tài trợ phản ánh được cơ bản nhất về khả năng thanh khoản của ngân hàng (Đặng Văn Dân, 2015).
Ferrouhi (2014) định nghĩa khi hở kỳ hạn là chênh lệch giữa các khoản cho vay của ngân hàng và tiền gửi của khách hàng, và lấy chênh lệch tài chính này chia cho tổng tài sản Tỷ lệ này được biểu hiện như sau:
Cho vay ngân hàng-Tiền gửi khách hàng
Khe hở kỳ hạn (FGAPR) =β ×100
Trong hầu hết các tài liệu tài chính, tổng tài sản của các ngân hàng được sử dụng làm đại lượng cho quy mô ngân hàng Quy mô ngân hàng được biểu thị bằng logarit tự nhiên của tổng tài sản (Smirlock, 1985).
Quy mô ngân hàng được coi là yếu tố quan trọng quyết định đến khả năng sinh lời của ngân hàng Quy mô có tác động đến các hoạt động khác nhau của ngân hàng bao gồm cơ hội đầu tư, đa dạng hóa danh mục đầu tư, danh tiếng và khả năng tiếp cận vốn tự có (Zhang và cộng sự, 2008) Quy mô ngân hàng được đo lường như logarit tự nhiên của tổng tài sản.
Tiền gửi là nguồn vốn chính của ngân hàng và là nguồn vốn có chi phí thấp nhất.
Càng nhiều tiền gửi được chuyển thành tiền vay, thì tỷ suất lãi và lợi nhuận càng cao.
Biến DEP được sử dụng như một yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động ngân hàng trong một số nghiên cứu của Maaka (2013), Arif & Anees (2012).
Tỷ lệ tiền gửi là tỷ lệ giữa tổng tiền gửi trên tổng tài sản, là một chỉ tiêu thanh khoản nhưng được coi là một khoản nợ phải trả Tiền gửi là nguồn tài trợ chính của ngân hàng, do đó nó có tác động đến lợi nhuận của các ngân hàng (Gul và cộng sự,
2011) và được đo lường như sau:
Berger (1995) cho rằng các ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao có xu hướng kiếm được nhiều lợi nhuận hơn thông qua việc chuyển lợi thế an toàn vốn thành lợi nhuận Quy mô vốn cung cấp sự linh hoạt về tài chính cho ngân hàng và tổ chức tài chính, nó cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng về tỷ suất sinh lời trên tài sản, tỷ suất sinh lời trên vốn sử dụng và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu khi xét đến cơ cấu nguồn vốn.
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản được coi là một trong những tỷ lệ cơ bản cho sức mạnh tài chính của ngân hàng Dự kiến tỷ số này càng cao thì nhu cầu tài trợ bên ngoài càng giảm và khả năng sinh lời của ngân hàng càng cao Nó cho thấy khả năng của ngân hàng trong việc xử lý tổn thất và rủi ro với cổ đông Ayele (2012) khi nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng cũng sử dụng tỷ lệ vốn chủ sở hữu được đo lường như sau:
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu =β x 100
Về lý thuyết, nếu chỉ số trạng thái tiền mặt càng lớn thì ngân hàng càng có khả năng thanh khoản kịp thời để xử lý các nhu cầu tiền mặt Tuy nhiên, nếu chỉ tiêu này quá cao thì lại làm giảm lợi nhuận của ngân hàng Biến này cũng được sử dụng trong nghiên cứu của Almazari (2012), Arif & Anees (2012), Dezfouli và cộng sự (2014) để đánh giá tác động của nó với hiệu quả hoạt động ngân hàng và được tính với công thức sau:
Tiền mặt Chỉ số trạng thái tiền mặt =β x 100
Tỷ lệ đo lường tỷ lệ lạm phát chung hàng năm: Mức tăng chỉ số giá tiêu dùng(CPI) đối với tất cả hàng hóa và dịch vụ Lạm phát ảnh hưởng đến giá trị thực của chi phí và doanh thu Mối quan hệ giữa lạm phát và khả năng sinh lời có thể có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến khả năng sinh lời tùy thuộc vào việc nó được dự đoán trước hay không (Perry, 1992) Nếu dự đoán được tỷ lệ lạm phát, các ngân hàng có thể điều chỉnh lãi suất để tăng doanh thu cao hơn chi phí Ngược lại, nếu không lường trước được tỷ lệ lạm phát, ngân hàng không thể điều chỉnh lãi suất phù hợp khiến chi phí có thể tăng nhanh hơn doanh thu dẫn kết lợi nhuận giảm Nhưng hầu hết các nghiên cứu đều quan sát thấy tác động tích cực giữa lạm phát và khả năng sinh lời của ngân hàng((Molyneux và Thorton, (1992); Kosmidou, (2006)).
Gỉả thuyết các biến
Dựa trên những nghiên cứu thực nghiệm đã thảo luận, tác giả đã đề xuất các kỳ vọng dấu về sự tác động của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc trong mô hình như sau:
Bảng 3.2: Giả thuyết về kỳ vọng dấu nghiên cứu
Tên biến Dấu kỳ vọng
Khe hở tài trợ (FGAP) +
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (CAR) +
Chỉ số trạng thái tiền mặt +
Quy mô ngân hàng (SIZE) +
Tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản (DEP) +
Tỷ lệ lạm phát hằng năm +
(Nguồn: Tác giả tổng hợp) Giả thuyết 1: Rủi ro thanh khoản (FAGP) tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động của ngân hàng
Almazari (2014) nghiên cứu các yếu tố nội bộ ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng tại Saudi Arabia và Jordan Mục tiêu chính là so sánh lợi nhuận của các ngân hàng Saudi và Jordan Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 23 ngân hàng Ả Rập Xê Út và Jordan với 161 quan sát trong giai đoạn 2005-2011 Kết quả cho thấy có mối tương quan tích cực đáng kể giữa ROA của ngân hàng Ả Rập Xê Út và Jordan với rủi ro thanh khoản Tỷ lệ rủi ro thanh khoản (LQR) được đo lường bằng lượng tiền mặt và các khoản tương đương tiền chia cho tổng tài sản trong trường hợp này.
Dezfouli và cộng sự (2014) đã tiến hành nghiên cứu kiểm tra mối quan hệ giữa các biến rủi ro thanh khoản và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng ở Iran Với mô hình dữ liệu bảng thu thập từ 18 ngân hàng ở Iran trong giai đoạn 2005-2011 Mô hình sử dụng yếu tố tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) đại diện cho biến lợi nhuận làm biến phụ thuộc Và các biến độc lập được đề cập trong mô hình như tỷ lệ tiền mặt (CTA), tỷ lệ tiền gửi (DTA), tỷ lệ tiền gửi đầu tư so với tiền gửi biến động (IDTSD), nợ xấu (NPL), khe hở thanh khoản (LIQGAP), tỷ lệ vốn (CR), quy mô ngân hàng (BS), tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ lệ lạm phát (IR) Nghiên cứu tìm ra mối quan hệ cùng chiều giữa rủi ro thanh khoản (LIQGAP) và lợi nhuận ngân hàng Tình trạng thiếu hụt thanh khoản sẽ dẫn đến ngân hàng không có khả năng để thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình và kết quả là họ gặp phải nguy cơ mất khả năng thanh khoản và phá sản Mặt khác, thanh khoản dư thừa ở các ngân hàng đồng nghĩa với việc phân bổ các nguồn lực kém hiệu quả có thể dẫn đến việc giảm lợi nhuận của các ngân hàng.
Musiega và cộng sự (2017) nghiên cứu xem xét tác động của rủi ro thanh khoản đối với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Kenya Nghiên cứu này đặc biệt tập trung vào Ngân hàng thương mại ở Kenya trong giai đoạn 2006 đến 2015 Hiệu quả hoạt động tài chính của ngân hàng được đo lường bằng tỷ suất sinh lợi trên tài sản, rủi ro thanh khoản được đo bằng tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản Kết quả cho thấy rủi ro thanh khoản có tác động cùng chiều và đáng kể trong mối quan hệ với ROA.
Giả thuyết 2: Chỉ số trạng thái tiền mặt (CASH) tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động của ngân hàng
Almazari (2014) đã nghiên cứu các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng Mục tiêu chính là so sánh lợi nhuận của các ngân hàng Ả Rập Xê Út và Jordan bằng cách sử dụng các yếu tố bên trong để ước tính Dữ liệu nghiên cứu cần thiết được thu thập từ các nguồn dữ liệu thứ cấp Một mẫu gồm 23 ngân hàng Ả Rập Xê Út và Jordan đã được xem xét với 161 quan sát trong giai đoạn 2005-2011 Kết quả nghiên cứu phát hiện ra rằng rủi ro thanh khoản được đo lường bằng chỉ số trạng thái tiền mặt (lượng tiền mặt và các khoản tương đương tiền trên tổng tài sản) có mối quan hệ cùng chiều với lợi nhuận (ROA) của ngân hàng A Rập Xê Út và Jordan.
Arif và Anees (2012) đã tiến hành nghiên cứu tác động của rủi ro thanh khoản đối với hiệu quả kinh doanh của hệ thống ngân hàng Pakistan Dữ liệu được lấy từ bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của 22 ngân hàng Pakistan trong giai đoạn 2004-2009 Kết quả phân tích cho thấy, chỉ số tiền mặt có tác động cùng chiều và có ý nghĩa thống kê với khả năng sinh lời Điều này cho thấy, khi ngân hàng dự trữ đủ tiền mặt, làm giảm sự phụ thuộc của ngân hàng vào thị trường repo, điều này sẽ làm giảm chi phí liên quan đến việc đi vay qua đêm Kết quả là khi rủi ro thanh khoản giảm sẽ làm gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Giả thuyết 3: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu có tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động của ngân hàng
Rahman và Saeed (2015) tìm thấy một mối quan hệ tác động tích cực của tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng (cụ thể là ROA). Nghiên cứu tiến hành trên 21 ngân hàng thương mại ở Malaysia trong giai đoạn 2005- 2013.
Olalekan và Adeyinka (2013) tiến hành nghiên cứu sự ảnh hưởng của tỷ lệ vốn chủ sở hữu lên khả năng sinh lời các ngân hàng nhận tiền gửi trong và ngoài nước ở Nigeria trong giai đoạn 2006-2010 Kết quả nghiên cứu đã tìm ra một sự ảnh hưởng tích cực của tỷ lệ vốn chủ sở hữu đối với khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại ở Nigerian.
Giả thuyết 4: Quy mô ngân hàng có tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động của ngân hàng
Gul và cộng sự (2011) đã điều tra tác động của các yếu tố lên hiệu quả hoạt động ngân hàng Nghiên cứu tiến hành trên 15 ngân hàng hàng đầu của Pakistan trong giai đoạn 2005-2009 Bài báo này sử dụng phương pháp bình phương tối thiều tổng quát (Pooled OLS) để điều tra tác động của tài sản, khoản vay, vốn chủ sở hữu, tiền gửi, tăng trưởng kinh tế, lạm phát và vốn hóa thị trường đối với các chỉ số sinh lời chính, tức là tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ lệ thu nhập trên vốn sử dụng (ROCE) và tỷ suất lợi nhuận ròng (NIM) Kết quả của nghiên cứu cho thấy quy mô tài sản ngân hàng tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động ngân hàng (ROA).
Ayele (2012) nghiên cứu điều tra các yếu tố quyết định khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại tư nhân ở Ethiopia bằng cách sử dụng dữ liệu bảng của bảy ngân hàng thương mại tư nhân từ năm 2002 đến năm 2011 Nghiên cứu sử dụng ba thước đo khả năng sinh lời của ngân hàng: Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA), tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và tỷ suất lợi nhuận ròng (NIM) Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô ngân hàng có tác động cùng chiều với lợi nhuận của các ngân hàng thương mại tư nhân ở Ethiopia.
Giả thuyết 5: Tỷ lệ tiền gửi có tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động của ngân hàng
Gul và cộng sự (2011) nghiên cứu này các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng bằng cách sử dụng dữ liệu của 15 ngân hàng thương mại hàng đầu Pakistan trong giai đoạn 2005-2009 Bài báo này sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát (Pooled OLS) để điều tra tác động của tài sản, khoản vay, vốn chủ sở hữu, tiền gửi, tăng trưởng kinh tế, lạm phát và thị trường vốn hóa dựa trên các chỉ số sinh lời chính, tức là tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA), tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất lợi nhuận trên vốn sử dụng (ROCE) và tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) Các kết quả thực nghiệm cho thấy yếu tố tiền gửi tác động cùng chiều và có ý nghĩa thống kê với khả năng sinh lời của ngân hàng.
Giả thuyết 6: Tỷ lệ lạm phát hằng năm có tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động của ngân hàng
Theo Driver và Windram (2007) lạm phát ảnh hưởng đến hành vi định giá của các doanh nghiệp Ví dụ, nếu các ngân hàng kỳ vọng lạm phát sẽ cao hơn trong tương lai, họ tin rằng họ có thể tăng giá mà không làm giảm nhu cầu đối với sản lượng của mình Trong kịch bản này, với điều kiện lạm phát dự kiến bằng với lạm phát thực tế thì hoạt động kinh doanh sẽ không giảm và không ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của ngân hàng.
Abdullah, Parvez và Ayreen (2014) cho rằng lạm phát là một yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng Tỷ lệ lạm phát cao có liên quan đến lãi suất cho vay và thu nhập cao Ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động ngân hàng phụ thuộc vào việc lạm phát được dự đoán hay không Nếu lạm phát được dự đoán đầy đủ và lãi suất được điều chỉnh phù hợp, sẽ có tác động tích cực đến lợi nhuận Mặt khác, lạm phát tăng ngoài dự kiến gây ra khó khăn về dòng tiền cho người đi vay, có thể dẫn đến việc chấm dứt kế hoạch cho vay sớm và thua lỗ Các phát hiện về mối quan hệ tác động cùng chiều giữa lạm phát và lợi nhuận như các nghiên cứu của Wallich (1980),Tan và Floros (2012) cũng cho thấy tỷ lệ lạm phát cao dẫn đến lợi nhuận của ngân hàng cao hơn.
Phương pháp nghiên cứu
3.5.1 Phân tích thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả, mô tả đặc tính cơ bản của bộ dữ liệu thu thập nhằm có cái nhìn tổng quát về mẫu nghiên cứu Thống kê các biến độc lập và biến phụ thuộc của các NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn năm 2009 đến 2019 qua đó thấy được giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của từng biến trong mô hình cũng như kích thước mẫu.
3.5.2 Phân tích ma trận tương quan
Phân tích ma trận tương quan dùng để xem xét mối quan hệ giữa các biến độc lập với các biến phụ thuộc, cũng như mối tương quan giữa các biến độc lập với nhau. Kết quả ma trận tương quan bước đầu đánh giá được sơ bộ mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc Trong trường hợp các biến độc lập có tương quan với nhau rất cao, cụ thể trường hợp hệ số ma trận tương quan giữa các biến giải thích lớn hơn 0.8. Khi đó, mô hình có khả năng đa cộng tuyến cao.
3.5.3 Phương pháp phân tích hồi quy
Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích hồi quy dữ liệu bảng (panel data regression) để đánh giá tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Dữ liệu được thu thập từ 31 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam từ năm 2009 đến 2019.
Dữ liệu bảng là dạng dữ liệu kết hợp của dữ liệu chuỗi thời gian và dữ liệu dạng chéo Đây là dạng dữ liệu được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu, được kết hợp từ 2 loại dữ liệu khác nhau là dữ liệu chuỗi thời gian (Time series) và dữ liệu chéo (Cross - section data) Dữ liệu chuỗi thời gian là tập hợp các quan sát của một biến số được thu thập theo thời gian gắn liền với một tần suất quan sát cụ thể Dữ liệu chéo tập hợp thông tin của nhiều biến tại một thời điểm cụ thể.
Sự kết hợp này đã tạo ra rất nhiều thuận lợi đáng kể trong quá trình nghiên cứu, tiêu biểu nhất là trong việc phân tích mối liên hệ giữa các thành phần kinh tế theo thời gian hoặc là trong phân tích sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng nghiên cứu xác định.
Có hai kiểu cấu trúc dữ liệu bảng: Bảng cân bằng (Balanced) và Bảng không cân bằng (Unbalanced) Bảng cân bằng khi các đối tượng có đầy đủ các số liệu trong tất cả các năm quan sát, không bị mất số liệu trong bất cứ năm quan sát nào Bảng không cân bằng khi trong các năm quan sát của một hay nhiều đối tượng nào đó không có giá trị. Bảng không cân bằng là dạng thường gặp khi nghiên cứu dữ liệu bảng. Để ước lượng mô hình hồi quy dữ liệu bảng, chúng ta có thể ước lượng qua 4 cách phổ biến:
• Ước lượng bình phương tối thiểu dạng gộp (Pooled OLS)
• Ước lượng mô hình tác động cố định (Fixed effects model - FEM)
• Ước lượng mô hình tác động ngẫu nhiên (Ramdom effects model - REM)
• Ước lượng bình phương tối thiểu tổng quát (Generalized Least Square - GLS)
3.5.3.1 Mô hình bình phương tối thiểu dạng gộp – Pooled OLS
Theo Phạm Thị Tuyết Trinh (2016), phương pháp Pooled OLS được sử dụng với giả định không có sự khác biệt giữa các đơn vị chéo, theo đó, hằng số (α) được sử dụng) được sử dụng chung cho tất cả đơn vị chéo Giả định này chỉ đúng khi tất cả đơn vị chéo là đồng nhất (homorgeneous) và điều này hiếm xảy ra trong thực tế.
Y it =β α) được sử dụng + β 1 X it,1 + β 2 X it,2 + + β k X it,k + u it
- α) được sử dụng: hệ số chặn
- β 1 ,β 2 , β k : là hệ số ước lượng tác động của biến giải thích X it,k
Mô hình có thế được viết gọn như sau: Y it =β α) được sử dụng+ βX’ it + u it
Trong mô hình, các tham số ước lượng đều là tham số chung cho tất cả các đơn vị chéo Mô hình trên cho thấy biến Y it sẽ chịu tác động như thế nào của các biến X it,k mà không quan tâm đến đặc trưng riêng của từng đơn vị chéo Nói cách khác, mô hình không phản ánh được sự khác nhau của các đơn vị chéo trong mẫu nghiên cứu vì cả hai tham số ước lượng đều không thay đổi theo đơn vị chéo.
Mô hình có thể được ước lượng bằng phương pháp Pooled OLS Để các ước lượng của β bằng phương pháp Pooled OLS nhất quán và hiệu quả, cần có thêm 2 giả định: var (u it ) =β σ 2 cov (u it ,u is ) =β 0
Ngoài ra, phải lưu ý rằng:
- α) được sử dụng ở đây chính là hằng số chung cho tất cả đơn vị chéo và hằng số này không tương quan với X it,k để mô hình không vướng phải vấn đề biến bị bỏ sót.
- Sai số của mô hình cũng không tương quan với X it,k vì nếu không mô hình sẽ vướng phải vấn đề nội sinh:
- E (X it,k , u it ) =β 0 [X it,k là biến ngoại sinh]
3.5.3.2 Mô hình hồi quy tác động cố định – FEM
Theo Phạm Thị Tuyết Trinh (2016), mô hình phổ biến dùng dữ liệu bảng là mô hình tác động cố định (Fixed Effect Model – FEM) Khi các đơn vị chéo được quan sát không đồng nhất, FEM được sử dụng để phản ánh tác động của k biến giải thích X it,k đến biến phụ thuộc Y it có tính đến đặc trưng riêng của từng đơn vị chéo Theo đó, FEM giả định các hệ số hồi quy riêng phần giống nhau giữa các đơn vị chéo, nhưng các hệ số chặn hồi quy được phân biệt giữa các đơn vị chéo.
Y it =β α) được sử dụng i + β 1 X 1,it + β 2 X 2,it + + β k X k,it + u it
Mô hình trên là một hệ phương trình, được viết cụ thể như sau:
YN t =β α) được sử dụng N + β 1 X 1,Nt + β 2 X 2,Nt + + β k X k,Nt + u Nt
Hoặc được viết ngắn gọn như sau: Y it =β α) được sử dụng i + X’ k,it β k + u it
Các tham số ước lượng trong mô hình (*) có ý nghĩa như sau:
- Tham số β k chung cho tất cả các đơn vị chéo phản ánh tất cả các đơn vị chéo phản ánh các đơn vị chéo có tốc độ tăng giống nhau.
- Tham số α) được sử dụng i bao gồm hệ số chặn và biến bị bỏ sót của từng đơn vị chéo, được gọi là tham số đặc trưng của đối tượng, đồng thời cũng được gọi là thành phần tác động cố định Tác động cố định ở đây có nghĩa rằng α) được sử dụng i không thay đổi theo thời gian Sự xuất hiện của α) được sử dụngi giúp phản ánh sự không đồng nhất giữa các đơn vị chéo do tác động của các biến không thể quan sát được, nhờ đó, FEM giải quyết được vấn đề biến bị bỏ sót.
FEM có các giả định như sau:
- E (u it |X i , α) được sử dụng i ) =β 0 [trung bình bằng 0]
- var (u it |X i , a i ) =β var (u it ) =β ơ£ [phương sai không đổi cho tất cảt =β 1, ,T]
- cov (u it ,u is |X i , α) được sử dụng i ) =β 0 với t # s [các sai số ngẫu nhiên không tương quan với nhau]
- Với điều kiện của X i và α) được sử dụng i , u it là độc lập và nhất quán Do đó, sai số ngẫu nhiên theo phân phối chuẩn uit ~ N (0; ơ£).
3.5.3.3 Mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên – REM
Theo Phạm Thị Tuyết Trinh (2016), mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effect Model – REM) còn được gọi là mô hình các thành phần sai số (Error components model) Tương tự như FEM, REM có thể xác định được:
- Hệ số chặn khác nhau cho từng đơn vị chéo
- Tác động chung (không thay đổi theo đơn vị chéo) của các biến giải thích
Tuy nhiên, khác với FEM, trong REM, các hệ số chặn của từng đơn vị chéo được phát sinh từ:
- Một hệ số chặn chung α) được sử dụng không đổi theo đối tượng và thời gian
- Và một biến ngẫu nhiên ε i (không tương quan với X it,k ) là một thành phần của sai số thay đổi theo đối tượng nhưng không đổi theo thời gian (chính vì vậy mô hình còn được là mô hình các thành phần sai số) ε i đo lường độ lệch ngẫu nhiên (random deviation) giữa hệ số chặn của mỗi đối tượng và hệ số chặn chung α) được sử dụng Như vậy, FEM cho rằng các đơn vị chéo khác nhau ở hệ số chặn cố định, trong khi REM cho rằng các đơn vị chéo khác nhau ở sai số Mô hình REM được trình bày như sau:
Y it =β α) được sử dụng + β 1 X 1,it + β 2 X 2,it + + β k X k,it + ω it
- α) được sử dụng: Hệ số chặn chung của tất cả đơn vị chéo
- ω it : Sai số phức hợp (composite error term or error components)
- ε i trong thành phần của ωit phản ánh tác động đc trưng của từng đơn vị chéo và được gọi là thành phần tác động ngẫu nhiên (random effect).
- ν it : Hạng nhiễu không tương quan lẫn nhau giữa các đối tượng (còn gọi là tương quan chéo – cross correlation) và không tương quan chuỗi trong cùng đối tượng.
3.5.3.4 Mô hình bình phương tối thiều tổng quát – GLS
PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Thực trạng hoạt động của các NHTMCP Việt Nam
4.1.1 Thực trạng hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam
4.1.1.1 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ROA
Bảng 4.1: Tỷ lệ ROA của 31 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2009-2019 Đơn vị tính: %
(Nguồn: BCTT hằng năm của các NHTM và theo tính toán của tác giả) Năm9
2010, tỷ lệ ROA của SGB (4.75%) là cao nhất do lợi nhuận ròng đạt được trong năm rất cao và quy mô tổng tài tài tương đối nhỏ nên tỷ lệ ROA lớn Năm 2011, ROA của TPB (-5.51%) là thấp nhất do trong năm nay lợi nhuận ròng của TPB là thấp nhất so với các NHTM còn lại trong khi quy mô tài sản vẫn tăng.
Hình 4.1: Biểu đồ trung bình ROA của 31 NHTMCP Việt Nam 2009-2019
(Nguồn: BCTT hằng năm của các NHTM và theo tính toán của tác giả)
Nhìn vào biểu đồ 4.1, ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) của các
NHTMCP Việt Nam giảm liên tục trong giai đoạn 2009-2015 Hầu hết các ngân hàng đều có tỷ lệ ROA giảm khá mạnh trong năm 2012 và 2013, nhất là PGB (từ 1.25% (2012) giảm còn 0.15% (2013), EIB (từ 1.26% (2012) giảm còn 0.39% (2013), SGB (từ 2.00% (2012) giảm còn 1.18% (2013).
Nguyên nhân chủ yếu là do quy mô tổng tài sản tăng lên trong giai đoạn 2009- 2015 trong khi lợi nhuận ròng của các ngân hàng trong giai đoạn có xu hướng giảm do nền kinh tế có nhiều diễn biến bất ổn, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh thậm dẫn đến tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản thấp.
Giai đoạn 2014-2015, tỷ lệ ROA có xu hướng giảm chậm lại so với năm 2013 do quy mô tài sản giảm và lợi nhuận ròng của các ngân hàng trong giai đoạn trong giai đoạn này có dấu hiệu tăng trở lại, do đó tỷ lệ ROA cũng được cải thiện hơn.
4.1.1.2 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE
Bảng 4.2: Tỷ lệ ROE của 31 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2009-2019 Đơn vị tính: %
(Nguồn: BCTT hằng năm của các NHTM và theo tính toán của tác giả)
Bảng 4.2 cho thấy, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của ACB là cao nhất, đạt 26.82% năm 2011 do lợi nhuận ròng đạt được trong năm rất cao và vốn chủ sở hữu của ngân hàng tương đối nhỏ nên tỷ lệ ROE cao Năm 2011, chỉ số ROE của TPB (-82.0%) là thấp nhất do trong năm nay lợi nhuận ròng của TPB là thấp nhất so với các NHTM còn lại trong khi vốn chủ hữu vẫn tăng.
Hình 4.2: Biểu đồ trung bình ROE của 31 NHTMCP Việt Nam 2009-2019
(Nguồn: BCTT hằng năm của các NHTM và theo tính toán của tác giả)
Nhìn vào biểu đồ 4.2, ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của các NHTMCP Việt Nam giảm liên tục trong giai đoạn 2009-2015 Hầu hết các ngân hàng đều có tỷ lệ ROE giảm khá mạnh trong năm 2010 và 2011, nhất là TPB (từ 5.06% (2011) giảm còn - 82.00%% (2010), SGB (từ 22.61% (2011) giảm còn 9.2% (2010), MSB (từ 18.29% (2011) giảm còn 8.39% (2010).
Nguyên nhân chủ yếu là do ngân hàng tăng vốn chủ sở hữu lên trong giai đoạn 2009-
2015 trong khi lợi nhuận ròng của các ngân hàng trong giai đoạn có xu hướng giảm do nền kinh tế có nhiều diễn biến bất ổn, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh thậm dẫn đến tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu thấp.
Giai đoạn 2016-2019, tỷ lệ ROE có xu hướng tăng dần, mặc dù vốn chủ sở hữu tăng dần qua các năm nhưng mức tăng của lợi nhuận ròng cao hơn mức tăng của vốn chủ sở hữu quy do đó tỷ lệ ROE cũng được cải thiện hơn.
4.1.1.3 Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên NIM
Bảng 4.3: Tỷ lệ NIM của 31 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2009-2019 Đơn vị tính: %
ABB 2.60 3.18 4.51 3.73 2.18 2.20 2.56 2.45 2.58 2.27 2.42 ACB 1.67 2.03 2.35 3.90 2.63 2.65 2.92 2.95 2.97 3.15 3.16 BAB 2.15 1.64 2.38 2.03 2.46 1.91 1.71 1.76 1.81 1.75 1.82 BaoVietBank 2.25 2.10 2.78 2.99 2.87 1.58 1.54 1.79 1.80 1.13 1.20 BID 2.35 2.51 3.11 1.90 2.54 2.59 2.27 2.33 2.57 2.66 2.41 BVB 3.96 2.32 2.49 2.27 2.06 2.03 1.51 1.70 1.68 1.72 1.80 CTG 3.25 3.29 4.35 3.66 3.17 2.66 2.42 2.36 2.47 1.93 2.68 DAF 2.60 2.46 3.76 3.60 2.97 1.70
EIB 3.02 2.20 2.89 2.88 1.61 1.68 2.72 2.39 1.79 2.04 1.92 HDB 1.23 1.52 2.91 1.61 0.38 1.64 3.05 3.11 3.35 3.54 4.25 KLB 3.28 3.95 4.91 5.80 4.84 3.44 3.25 2.58 2.79 2.30 1.97 LPB 3.78 3.50 3.67 3.69 2.85 2.27 2.69 2.84 3.20 2.86 3.00 MBB 2.66 3.21 3.76 3.76 3.39 3.26 3.31 3.11 3.57 4.02 4.37 MSB 2.00 1.66 1.36 1.83 1.51 1.12 1.52 2.43 1.43 2.11 1.95 NAB 1.85 1.81 2.02 2.80 1.39 1.83 2.76 2.68 2.18 2.27 2.31 NVB 1.54 2.45 3.29 3.39 2.05 1.63 1.58 1.38 1.56 1.35 1.44 OCB 3.73 3.19 3.53 4.32 3.83 2.75 2.69 2.60 2.85 3.44 3.47 PGB 2.83 3.16 6.24 5.09 2.18 2.55 2.65 2.82 3.16 2.89 2.86
SCB 1.53 0.77 0.0 2.14 1.10 0.84 1.45 0.81 0.43 0.57 0.71 SGB 4.31 3.41 5.48 6.51 4.67 4.27 3.51 3.32 3.08 3.24 3.21 SHB 2.3 2.39 2.67 1.61 1.46 1.61 1.81 1.78 1.68 1.7 2.14 SSB 2.29 2.04 0.84 1.54 1.08 0.90 1.35 1.78 1.58 1.66 1.84 STB 2.21 2.55 4.13 4.27 4.11 3.46 2.26 1.21 1.43 1.88 2.02 TCB 2.70 2.12 2.93 2.84 2.73 3.28 3.75 3.46 3.32 3.47 3.72 TPB 2.0 1.02 -0.64 1.82 1.86 1.90 1.84 2.00 2.56 3.21 3.43
(Nguồn: BCTT hằng năm của các NHTM và theo tính toán của tác giả)
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên càng tăng thì hiệu quả ngân hàng ngày càng cao Nhìn vào bảng4.3 ta có thể thấy: Năm 2019, chỉ số NIM của VPB là cao nhất, đạt 8.13% Năm 2011, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của TPB (-0.64%) là thấp nhất.
Bên cạnh đó, một số ngân hàng có chỉ số này tương đối thấp như : PVcomBank (- 0.48% - năm 2014), PVcomBank (-0.07% - năm 2013), HDB (0.38% - năm 2013), SCB (0.57 – năm 2018)… Điều này chứng tỏ, các ngân hàng này trong quá trình hoạt động gặp nhiều khó khăn dẫn đến lợi nhuận mang lại không cao.
Hình 4.3: Biểu đồ trung bình NIM của 31 NHTMCP Việt Nam 2009-2019
(Nguồn: BCTT hằng năm của các NHTM và theo tính toán của tác giả)
Nhìn vào hình 4.3, ta có thể đánh giá tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của các NHTM qua các mốc giai đoạn sau:
Giai đoạn 2009-2012: ngân hàng có sự tăng trưởng vượt bậc về lợi nhuận Ở giai đoạn này hầu hết các ngân hàng đều có tỷ lệ NIM tăng khá mạnh trong năm 2010 và 2011, nhất là PGB (từ 3.16 (năm 2010) tăng lên 6.24% (năm 2011), SGB (tăng từ 3.41% (năm 2010) lên 5.48% (năm 2011), VIB (tăng từ 2.23% (năm 2010) lên 3.85% (năm
2011), STB (từ 2.55% (năm 2010) tăng lên 4.13% (năm 2011) Điều này cho thấy rằng ngân hàng hưởng được một khoảng lợi ích từ sự chênh lệch lãi suất trong quá trình huy động vốn
2.00% và đầu tư tín dụng.
Giai đoạn 2012-2014, tỷ lệ NIM của các NHTM có xu hướng giảm dần, nhất là năm
2012 và 2013 Cụ thể là PGB (giảm từ 5.09% (năm 2012) xuống còn 2.18% (năm 2013), VIB (giảm từ 4.6% (năm 2012) xuống còn 2.52% (năm 2013), SGB (giảm từ 6.51% (năm 2012) xuống còng 4.67% (năm 2013).
Giai đoạn 2014-2019, nhìn chung tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của các NHTM có sự cả thiện hơn, tỷ lệ này tăng dần qua các năm Năm 2014, tỷ lệ NIM bình quân của các ngân hàng là 2015% và tăng đến năm 2019, tỷ lệ này đạt 2.62% Điều này cho thấy, so với gia đoạn trước, hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam khá tốt trong giai đoạn sau.
4.1.2 Thực trạng rủi ro thanh khoản của của các NHTMCP Việt Nam
Bảng 4.4: Tỷ lệ dự nợ tín dụng so với nguồn vốn huy động của 31 NHTMCP Việt
Nam giai đoạn 2009-2019 Đơn vị tính: %
(Nguồn: BCTT hằng năm của các NHTM và theo tính toán của tác giả)
Chỉ số dư nợ cho vay so với nguồn vốn huy động là chỉ số tin cậy để đánh giá thực trạng rủi ro thanh khoản của các NHTMCP Việt Nam Việc sử dụng mối quan hệ giữa cho vay và tiền gửi như một thước đo về rủi ro thanh khoản dựa trên tiền đề cho rằng tín dụng là tài sản kém linh hoạt nhất trong số các tài sản sinh lời của ngân hàng Vì thế, khi tỷ lệ LDR tăng thì tính thanh khoản của ngân hàng giảm đi đồng nghĩa với rủi ro thanh khoản tăng lên một cách tương ứng, chỉ số này càng cao thì khả năng thanh khoản của ngân hàng càng thấp (Đặng Văn Dân, 2015).
Qua số liệu của bảng 4.4 ta thấy, ngân hàng BVB có tỷ lệ dư nợ cho vay so với nguồn vốn huy động là cao nhất với tỷ lệ là 131.84% (năm 2009), điều này cho thấy là trong năm trung bình hoạt động cho vay tăng trưởng mạnh hơn so với trung bình hoạt động huy động vốn Vì vậy, rủi ro thanh khoản của ngân hàng BVB cao hơn so với các ngân hàng còn lại Năm 2011, TPB có tỷ lệ dư nợ cho vay so với nguồn vốn huy động là thấp nhất (18.99%) so với các ngân hàng còn lại trong giai đoạn 2009-2019.
Hình 4.4: Biểu đồ trung bình LTD của 31 NHTMCP Việt Nam 2009-2019
(Nguồn: BCTT hằng năm của các NHTM và theo tính toán của tác giả)
Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu
Bảng 4.5: Kết quả thống kê mô tả
Biến Số quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất
(Nguồn: Kết quả chạy từ phần mềm Stata)
Qua bảng 4.5, ta thấy số quan sát là 328, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) có giá trị trung bình là 2.54%, giá trị lớn nhất 8.13%, giá trị nhỏ nhất là -0.64% với độ lệch chuẩn là 1.17% Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) có giá trị trung bình 0.77%, giá trị lớn nhất 4.75%, giá trị nhỏ nhất -5.51% với độ lệch chuẩn 0.72% Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) có giá trị trung bình bình 8.39%, giá trị lớn nhất là 26.82%, giá trị nhỏ nhất là -82% với độ lệch chuẩn là 8.21%.
Chỉ số khe hở tài trợ (FGAP) trung bình trong giai đoạn 2009-2019 là -8.88%, FGAP có giá trị lớn nhất là 34.1%, giá trị nhỏ nhất là -46.9% với độ lệch chuẩn 12.1%.
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (CAR) trung bình trong giai đoạn 2009- 2019 là 9.69%, CAR có giá trị lớn nhất là 33.24%, giá trị nhỏ nhất là 0% với độ lệch chuẩn 4.52%.
Chỉ số trạng thái tiền mặt (CASH) trung bình trong giai đoạn 2009-2019 là 1.4% với giá trị cao nhất là 12.92%, giá trị nhỏ nhất là 0.03%, độ lệch chuẩn 1.82%.
Quy mô ngân hàng (SIZE) có giá trung bình là 32.08, giá trị lớn nhất 34.94, giá trị nhỏ nhất 28.83 và độ lệch chuẩn 1.16.
Tỷ lệ tiển gửi trên tổng tài sản (DEP) trung bình trong giai đoạn 2009-2019 là 75.2% cho thấy rằng kênh đầu tư gửi tiền tại các ngân hàng vẫn còn được ưu chuộng, giá trị cao nhất là 90.72%, giá trị thấp nhất là 46.74% và độ lệch chuẩn là 8.91%.
Tỷ lệ lạm phát (INF) có giá trị trung bình là 6.12%, giá trị cao nhất là 18.7%, giá trị thấp nhất là 0.6% và độ lệch chuẩn là 4.77%.
Phân tích ma trận tự tương quan
Bảng 4.6 trình bày kết quả phân tích ma trận tương quan để biết được mối quan hệ tương quan giữa các biến phụ thuộc Ngoài ra phân tích ma trận tương quan còn cho chúng ta biết được sơ bộ mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc từ đó có thể đánh giá cơ bản về chiều tác động của biến độc lập đến biến phụ thuộc.
Bảng 4.6: Kết quả ma trận tương quan
Chỉ tiêu NIM ROA ROE FGA
P CAR CASH SIZE DEP INF
(Nguồn: Kết quả chạy từ phần mền Stata)
Nhìn vào bảng 4.2 cho thấy hệ số tương quan giữa các biến ở mức thấp từ -0,6964 đến 0,8368 Ta có thể kết luận sơ bộ rằng khe hở tài trợ (FGAP), tỷ lệ an toàn vốn (CAR), chỉ số trạng thái tiền mặt và tỷ lệ lạm phát (INF) có mối quan hệ tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động của Ngân hàng (NIM, ROA, ROE) Tuy nhiên tỷ lệ tiền gửi (DEP) lại có tác động ngược chiều với NIM, ROA, ROE, điều này cho thấy lượng tiền huy động tại các ngân hàng có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh Quy mô ngân hàng (SIZE) tác động mạnh với tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) hơn là tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) với hệ số tương quan lần lượt là +0.0048, +0.3416 và -0.0409.
Phân tích hồi quy
4.4.1 Kết quả hồi quy theo mô hình (1)
Bảng 4.7: Kết quả hồi quy theo NIM
Chỉ tiêu POOLED OLS FEM REM
(Nguồn: Kết quả chạy từ phần mềm Stata)
*, ** và *** có ý nghĩa thống kê lần lượt ở mức 1%, 5% và 10%
Dựa vào bảng 4.7 với phương pháp phân tích Pooled OLS ta thấy các biến đại diện cho rủi ro thanh khoản (FGAP, CASH) có tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động (NIM) tại mức ý nghĩa 1%, tức là khi biến FGAP, CASH lần lượt tăng 1% thì biến NIM tăng lần lượt là 2.61% và 16.1% Biến quy mô ngân hàng (SIZE) có mối quan hệ cùng chiều với NIM ở mức ý nghĩa 1%, khi biến SIZE tăng 1% thì biến NIM tăng 0.455% Biến tỷ lệ tiền gửi (DEP) có mối quan hệ cùng chiều với biến NIM tại mức ý nghĩa 5% tức là khi biến DEP tăng 5% thì biến NIM tăng 1.55% Biến tỷ lệ lạm phát (INF) cũng có tác động cùng chiều với biến NIM nhưng tại mức ý nghĩa 10%, khi biến INF tăng 10% thì biến NIM tăng 2.46% Biến CAR không có ý nghĩa thống kê trong mô hình NIM.
Với FEM, các biến FGAP, CASH và INF có mối quan hệ tác động cùng chiều vớiNIM tại mức ý nghĩa 1%, khi biến FGAP, CASH và INF lần lượt tăng 1% thì biến NIM tăng lần lượt là 2.46%, 14.1% và 3.29% Tương tự biến quy mô ngân hàng (SIZE) cũng có mối quan hệ cùng chiều với hiệu quả hoạt động (NIM) tại mức ý nghĩa 1% tức là khi biến SIZE tăng 1% thì biến NIM tăng 0.665% Biến DEP tác động cùng chiều với biến NIM tại mức ý nghĩa 10%, khi biến DEP tăng 10% thì biến NIM tăng 1.13% Biến chỉ số trạng thái tiền mặt
(CASH) không có ý nghĩa thống kê trong mô hình NIM.
Với REM, các biến FGAP, CAR, SIZE và INF có tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động (NIM) tại mức ý nghĩa 1%, tức là khi biến FGAP, CAR, SIZE và INF lần lượt tăng 1% thì biến NIM tăng lần lượt 2.58%, 14%, 0.574% và 2.91% Biến DEP cũng có mối quan hệ cùng chiều với NIM nhưng tại mức ý nghĩa 10%, khi biến DEP tăng 10% thì biến NIM tăng 1.28% Biến CASH không có ý nghĩa thống kê trong mô hình NIM.
4.4.1.2 Kiểm định lựa chọn mô hình phù hợp
Lựa chọn giữa Pooled OLS và FEM Để xem xét mô hình Pooled OLS hay FEM phù hợp hơn, ta sử dụng kiểm định F-test.
Bảng 4.8: Kết quả kiểm định F-test trong mô hình (1)
Mô hình Trị thống kê F Xác suất Prob Kết quả kiểm định
NIM 12.5 0.0000 Mô hình FEM phù hợp hơn Pooles OLS
(Nguồn: Kết quả chạy từ phần mềm Stata)
Bảng kết quả 4.8 cho thấy: đối với mô hình (1), biến phụ thuộc là NIM thì tác giả sử dụng kiểm định F-test để lựa chọn giữ mô hình Pooled OLS và mô hình FEM Kết quả cho thấy là F(30, 291) =β 12.5 với Prob > F =β 0.0000, với mức ý nghĩa 5% thì ta thấy F =β 0.0000 Chi2 =β 0.1061 Với mức ý nghĩa 5% với giả thuyết H o : Không có sự khác biệt mang tính hệ thống Kết quả kiểm địnhHausman cho kết quả Prob > α) được sử dụng nên ta chấp nhận giả thiết H 0 , điều này cho thấy mô hình
REM tốt hơn mô hình FEM Vì vậy, mô hình được chọn là mô hình tác động ngẫu nhiên REM.
4.4.1.3 Kiểm định đa cộng tuyến
Bảng 4.10 thể hiện bảng kết quả kiểm định đa cộng tuyến của 3 mô hình NIM, ROA và ROE theo phương pháp hệ số phóng đại phương sai VIF Kết quả như sau:
Bảng 4.10: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến
Biến VIF Hệ số 1/VIF
(Nguồn: Kết quả chạy từ phần mềm Stata)
Kết quả cho thấy: Ma trận tương quan giữa các biến cho thấy hệ số nhân tử phóng đại phương sai (VIF) của các biến độc lập trong mô hình đều nhỏ hơn 4 Một mức cộng tuyến theo nhiều nghiên cứu khoa học là được phép, vì sẽ không ảnh hưởng đến kết quả hồi quy Do đó, có thể kết luận rằng mức độ đa cộng tuyến giữa các biến độc lập không ảnh hưởng đến kết quả hồi quy trong các mô hình.
4.4.1.4 Kiểm định phương sai sai số thay đổi Để xem xét hiện tượng phương sai sai số thay đổi có tồn tại hay không, tác giả sử dụng kiểm định Modified Wald với giả thuyết H 0 : Không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi, giả thuyết H 1 : Có hiện tượng phương sai sai số thay đổi Kết quả kiểm định như sau:
Bảng 4.11: Kết quả kiểm định Modified Wald cho mô hình (1)
Modified Wald test for groupwise heteroskedasticity in fixed effect regression model
(Nguồn: Kết quả chạy từ phần mềm Stata)
Từ bảng 4.11, ta thấy chi2(31) =β 598.68 và Prob > Chi2 =β 0.0000 Với mức ý nghĩa 5%, kiểm định cho kết quả Prob < α) được sử dụng nên ta bác bỏ giả thuyết H 0 chấp nhận giả thuyết H 1 Vì vậy mô hình có hiện tượng phương sai sai số thay đổi.
4.4.1.5 Kiểm định tự tương quan Để xem xét hiện tượng tự tương quan trong mô hình tác giả sử dụng phương pháp Wooldridge Với giả thuyết H 0 : không có hiện tượng tự tương quan, giả thuyết H 1 : có hiện tượng tự tương quan Kết quả kiểm định như sau:
Bảng 4.12: Kết quả kiểm định Wooldridge cho mô hình (1)
Wooldridge test for autocorrelation in panel data
(Nguồn: Kết quả chạy từ phần mềm Stata)
Từ bảng 4.12, ta thấy F(1, 30) =β 55.341 và Prob > F =β 0.0000 Với mức ý nghĩa 5%, kiểm định Wooldridge cho kết quả Prob < α) được sử dụng nên bác bỏ giả thuyết H 0 chấp nhận giả thuyết
H 1 Vậy kết luận mô hình có hiện tượng tự tương quan.
4.4.2 Kết quả hồi quy theo mô hình (2)
Bảng 4.13: Kết quả hồi quy theo ROA
Chỉ tiêu POOLED OLS FEM REM
(Kết quả chạy tử phần mềm Stata)
*, ** và *** có ý nghĩa thống kê lần lượt ở mức 1%, 5% và 10%
Dựa vào bảng 4.13, với phương pháp Pooled OLS ta thấy biến FGAP và CAR có mối quan hệ tác động cùng chiều với biến ROA tại mức ý nghĩa 1%, tức là khi biến FGAP và CAR lần lượt tăng 1% thì biến ROA tăng lần lượt 1.18% và 9.24% Tương tự, biến CASH có mối quan hệ cùng chiều với ROA tại mức ý nghĩa 10%, khi biến CASH tăng 10% thì biến ROA tăng 3.78% Và cùng với 1 mức ý nghĩa 1%, biến SIZE và INF tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động (ROA), khi biến SIZE và INF lần lượt tăng 1% thì biến ROA tăng lần lượt 0.289% và 1.47% Biến DEP không có ý nghĩa thống kê trong mô hình.
Với FEM, biến FGAP, CAR, SIZE đều có tác động cùng chiều với biến ROA tại mức ý nghĩa 1%, tức là khi biến FGAP, CAR, SIZE lần lượt tăng 1% thì biến ROA cũng tăng lần lượt 1.88%, 7.24% và 0.277% Biến chỉ số tiền mặt (CASH) có mối quan hệ cùng chiều với hiệu quả hoạt động (ROA) ở mức ý nghĩa 10%, khi biến CASH tăng 10% thì biến ROA tăng 4.92% Các biến còn lại DEP và INF không có ý nghĩa thống kê trong mô hình.
Với REM, kết quả cho thấy biến đọc lập CASH có ý nghĩa thống kê với biến ROA với mức ý nghĩa 10%, khi biến CASH tăng 10% thì biến ROA tăng 4.15% Các biến FGAP, CAR và SIZE đều có tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động (ROA) tại cùng mức ý nghĩa 1%, tức là khi biến FGAP, CAR và SIZE tăng lần lượt 1% thì biến ROA tăng lần lượt 1.52%, 8.27% và 0.276% Các biến còn lại là DEP và INF không có ý nghĩa thống kê trong mô hình ROA.
4.4.2.2 Kiếm định lựa chọn mô hình phù hợp
Lựa chọn giữa Pooled OLS và FEM Để xem xét mô hình Pooled OLS hay FEM phù hợp hơn, ta sử dụng kiểm định F-test. Kết quả kiểm định như sau:
Bảng 4.14: Kết quả kiểm định F-test cho mô hình (2)
Mô hình Trị thống kê F Xác suất Prob Kết quả kiểm định
ROA 2.87 0.0000 Mô hình FEM phù hợp hơn Pooles OLS
(Nguồn: Kết quả chạy từ phần mềm Stata)
Bảng kết quả 4.14 cho thấy: đối với mô hình (2), biến phụ thuộc là ROA: Tác giả sử dụng kiểm định F-test để lựa chọn giữ mô hình Pooled OLS và mô hình FEM Kết quả cho thấy là F(30, 291) =β 2.87 với Prob > F =β 0.0000, với mức ý nghĩa 5% thì ta thấy F =β 0.0000