1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

1177 tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của các cty phi tài chính tại vn 2023

136 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác Động Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Công Ty Phi Tài Chính Tại Việt Nam
Tác giả Trần Anh Thư
Người hướng dẫn TS. Hồ Công Hưởng
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tài Chính - Ngân Hàng
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2021
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 136
Dung lượng 205,76 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU (12)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (12)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (13)
      • 1.2.1. Mục tiêu tổng quát (13)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (13)
    • 1.3. Đối tượng nghiên cứu (13)
    • 1.4. Phạm vi nghiên cứu (13)
    • 1.5. Phương pháp nghiên cứu (13)
    • 1.6. Đóng góp của đề tài (14)
    • 1.7. Bố cục bài nghiên cứu (14)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ CÁC LÝ THUYẾT VÀ LƯỢC KHẢO CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN (16)
    • 2.1. Cơ sở lý thuyết về cấu trúc vốn (16)
      • 2.1.1. Khái niệm về cấu trúc vốn (16)
      • 2.1.2. Chỉ tiêu phản ánh cấu trúc vốn (17)
    • 2.2. Cơ sở lý thuyết về hiệu quả hoạt động doanh nghiệp (18)
      • 2.2.1. Khái niệm hiệu quả họat động doanh nghiệp (18)
      • 2.2.2. Chỉ tiêu đo lường hiệu quả doanh nghiệp (18)
    • 2.3. Cơ sở lý thuyết về tác động của cấu trúc vốn đối với hiệu quả doanh nghiệp (20)
      • 2.3.1. Lý thuyết cấu trúc vốn của Modilligani và Miller (21)
      • 2.3.2. Lý thuyết đánh đổi tĩnh (21)
      • 2.3.3. Lý thuyết đánh đổi động (22)
      • 2.3.4. Lý thuyết phân hạng thứ tự (22)
      • 2.3.5. Lý thuyết xác định thời điểm thị trường (22)
    • 2.4. Lược khảo các công trình nghiên cứu liên quan (23)
      • 2.4.1. Nghiên cứu nước ngoài (23)
      • 2.4.2. Nghiên cứu trong nước (31)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (36)
    • 3.1. Mô hình nghiên cứu (36)
    • 3.2. Các biến trong mô hình (37)
      • 3.2.1. Biến phụ thuộc (37)
      • 3.2.2. Biến độc lập (38)
      • 3.2.3. Biến kiểm soát (38)
    • 3.3. Giả thuyết nghiên cứu (46)
    • 3.4. Mô tả dữ liệu (49)
    • 3.5. Phương pháp hồi quy (49)
      • 3.5.1. Hồi quygộp (Pooled OLS) (49)
      • 3.5.2. Hồi quybằng phương pháp FEM (49)
      • 3.5.3. Hồi quybằng phương pháp REM (50)
      • 3.5.4. Lựa chọn giữa các mô hình hồi quy Pooled OLS, FEM và REM (51)
    • 3.6. Quy trình thực hiện (51)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN (56)
    • 4.1. Phân tích thông kê mô tả (56)
    • 4.2. Phân tích tương quan (58)
    • 4.3. Kết quả hồi quy (59)
      • 4.3.1. Mô hình 1:Tác động của tỷ trọng tổng nợ trên tổng tài sản đối với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp (59)
      • 4.3.2. Mô hình 2:Tác động của tỷ trọng nợ ngắn hạn trên tổng tài sản lên hiệu quả hoạt động doanh nghiệp (60)
      • 4.3.3. Mô hình 3: Tác động của tỷ trọng nợ dài hạn trên tổng tài sản lên hiệu quả hoạt động doanh nghiệp (62)
    • 4.4. Kiểm định các khuyết tật của mô hình (63)
      • 4.4.1. Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi (0)
    • 4.5. Khắc phục khuyết tật mô hình bằng phương pháp GLS (65)
      • 4.5.1. Mô hình 1: Tác động của tỷ trọng nợ dài hạn trên tổng tài sản lên hiệu quả hoạt động doanh nghiệp (65)
      • 4.5.2. Mô hình 2: Tác động của tỷ trọng nợ ngắn hạn trên tổng tài sản lên hiệu quả hoạt động doanh nghiệp (67)
    • 4.6. Bàn luận kết quả nghiên cứu (70)
      • 4.6.1. Tỷ trọng tổng nợ trên tổng tài sản đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp .. 57 4.6.2. Tỷ trọng“nợ ngắn hạn trên tổng tài sản đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp” (70)
      • 4.6.3. Tỷ trọng nợ dài hạn trên tổng tài sản đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp 60 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH (72)
    • 5.1. Kết luận (75)
    • 5.2. Gợi ý chính sách (76)
    • 5.3. Hạn chế bài nghiên cứu (78)
    • 5.4. Hướng nghiên cứu tiếp theo (78)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 67 (80)

Nội dung

GIỚI THIỆU

Tính cấp thiết của đề tài

“Hiện nay, Việt Nam có mối quan hệ thương mại với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới Sự gia nhập vào nền kinh tế toàn cầu này mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam hơn, do đó thị trường đầu tư của Việt Nam khá hấp dẫn và thu hút được nhiều nhà đầu tư.

Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được thể hiện qua các chỉ số về lợi nhuận, về khả năng sinh lời, kết quả đạt được của doanh nghiệp từ giá trị sổ sách đến giá trị thị trường Vì vậy, cấu trúc vốn luôn là một quyết định quan trọng đối với công ty nhằm tối đa hóa hiệu quả kinh doanh và tình hình tài chính Việc tối ưu hóa cấu trúc vốn công ty, phân bổ nguồn vốn giữa nợ và vốn chủ sở hữu như thế nào để đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp luôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đối với ban quản trị công ty Để tạo nguồn vốn kinh doanh, doanh nghiệp huy động từ nhiều nguồn khác nhau, việc chọn lựa cấu trúc vốn như thế nào ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Xác định sử dụng bao nhiêu phần trăm nợ, bao nhiêu phần trăm vốn chủ sở hữu để ở đó chi phí sử dụng vốn là thấp nhất, rủi ro thấp nhất, giá trị doanh nghiệp cao nhất Tuy nhiên, linh hoạt thay đổi vốn cấu trúc phù hợp với nội dung tình hình tại doanh nghiệp cũng như biến động của bên ngoài môi trường là điều quan trọng cần phải xem xét để đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả bởi vì một hợp lý vốn cấu trúc, cũng không phải là bất biến trong một thời gian dài Để lựa chọn tối ưu cấu trúc vốn, các nhà quản trị doanh nghiệp cần phải nắm rõ cách thức xác định cấu trúc vốn cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn để từ đó có thể đưa ra những quyết định tài trợ đúng đắn nhất cho doanh nghiệp nhằm góp phần tăng giá trị cho doanh nghiệp Vì vậy, việc định hướng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam nghiên cứu và hoạch định một cấu trúc vốn tối ưu, linh hoạt, nhằm đáp ứng được nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, phù hợp với các đặc điểm của ngành, tránh được rủi ro của nền kinh tế trong nước cũng như những biến động kinh tế là cực kì quan trọng.

Xuất phát từ thực tiễn trên, khóa luận này nhằm xác định các nhân tố cấu thành nên cấu trúc vốn đã ảnh hưởng đến thành quả của các doanh nghiệp.

Mục tiêu nghiên cứu

Phân tích“tác động của cấu trúc vốn đối với hiệu quả hoạt động của các công ty phi tài chính tại Việt Nam giai đoạn 2016- 2020 nhằm đề xuất ra các giải pháp nâng cao hiệu quả, giá trị của doanh nghiệp.”

1.2.2 Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu tổng quát, đề tài xác định các mục tiêu cụ thể như sau:

- Phân tích mối quan“hệ thực nghiệm giữa cấu trúc vốn và hiệu quả doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên sàn giao dịch Chứng khoán tại Việt Nam.”

- Xác“định mức độ tác động của cấu trúc vốn lên hiệu quả hoạt động doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên sàn giao dịch Chứng khoán tại Việt Nam.”

- Đưa ra“một số đề xuất, khuyến nghị xây dựng cấu trúc vốn phù hợp đối với các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên sàn giao dịch Chứng khoán tại ViệtNam.”

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Tác động của cấu trúc vốn lên hiệu quả hoạt động của các công ty phi tài chính tại Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu

Bài“nghiên cứu từ 100 công ty phi tài chính được niêm yết trên Sàn giao dịchChứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Sàn giao dịch Hà Nội (HNX) trong thời gian từ 2016 đến 2020.”

Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng Các thông tin được thu thập từ báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của các công ty được niêm yết trên Sàn giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Sàn giao dịch Hà Nội (HNX) trong giai đoạn 2016 đến 2020.

Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy là Pooled OLS, mô hình hiệu ứng cố định Fixed Effect Model (FEM), mô hình hồi quy hiệu ứng ngẫu nhiên RandomEffect Model (REM) Từ mô hình phù hợp nhất được chọn sẽ tiến hành các kiểm định

3 sau: kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến, kiểm định phương sai thay đổi, kiểm định hiện tượng tự tương quan của mô hình Nếu mô hình bị khuyết tật sẽ tiến hành sửa chữa các khuyết tật đó bằng phương pháp bình phương bé nhất tổng quát (GLS).

“Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu này là dữ liệu dạng bảng (panel data) được thu thập chủ yếu từ các báo cáo tài chính đã được kiểm toán trong 5 năm từ năm 2016 đến năm 2020 của 100 doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (500 quan sát).”

Đóng góp của đề tài

Bài nghiên cứu tìm ra bằng chứng thực mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả doanh nghiệp Từ đó, có thể đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết ở Việt Nam.

Ngoài ra, nghiên cứu được thực hiện với mục đích giúp các doanh nghiệp niêm yết có cái nhìn sâu sắc, linh hoạt hơn khi xây dựng cấu trúc vốn bằng cách lựa chọn các quyết định tài trợ thích ứng với từng giai đoạn phát triển Cụ thể là doanh nghiệp có thể điều chỉnh sự kết hợp giữa nợ và vốn chủ sở hữu.

Bố cục bài nghiên cứu

Bố cục của bài nghiên cứu được chia thành 5 chương như sau:

Chương 2: Cơ sở các lý thuyết và lược khảo các công trình nghiên cứu liên quan

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận

Chương 5: Kết luận và gợi ý chính sách

Trong chương này tác giả đã giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu, trong đó trình bày về tính cấp thiết của đề tài, tình hình nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn Những định hướng nêu trên là cơ sở để tác giả trình bày luận văn này ở những chương tiếp theo.

CƠ SỞ CÁC LÝ THUYẾT VÀ LƯỢC KHẢO CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

Cơ sở lý thuyết về cấu trúc vốn

2.1.1 Khái niệm về cấu trúc vốn

“Hiện nay có khá nhiều quan điểm giải thích về cấu trúc vốn của doanh nghiệp.

Có thể liệt kê một số khái niệm của một số tác giả như sau:

Theo Abor (2005) thì “Cấu trúc vốn của doanh nghiệp thực chất là hỗn hợp giữa nhiều loại vốn khác nhau” Doanh“nghiệp có thể chọn cho họ một cấu trúc vốn với nhiều sự thay thế, kết hợp với việc sử dụng nhiều hay ít nợ, thuê tài chính, chứng quyền, phát hành trái phiếu chuyển đổi, kí kết hợp đồng kỳ hạn hoặc có thể phát hành các loại chứng khoán khác nhau Nghĩa là doanh nghiệp có vô số kết hợp với các loại chứng khoán phát hành riêng biệt để tìm ra một kết hợp cụ thể có thể tối đa hóa giá trị thị trường tổng thể của nó.”

Brounen và cộng sự (2006) cho rằng “Cấu trúc vốn của doanh nghiệp là nói đến nguồn vốn của một doanh nghiệp tài trợ cho số tài sản của nó và hỗn hợp vốn sở hữu và nợ” Cùng quan điểm đó Ahmad và các cộng sự (2012) cho rằng “Cấu trúc vốn là quan hệ tỷ trọng giữa nợ và vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp để tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh”.

Hasan et al., (2014) cho rằng “Cấu trúc vốn của doanh nghiệp là sự kết hợp giữa nợ dài hạn, nợ ngắn hạn, vốn cổ phần thường, vốn cổ phần ưu đãi và các nguồn vốn khác được dùng để tài trợ cho hoạt động điều hành và phát triển” Nói cách khác, cấu trúc vốn là sự kết hợp của nhiều loại nguồn vốn khác nhau mà doanh nghiệp dùng cho hoạt động kinh doanh.

Như vậy, cấu trúc vốn có thể được hiểu như là sự kết hợp của nợ ngắn hạn thường xuyên, nợ dài hạn, cổ phần ưu đãi và vốn cổ phần thường được sử dụng để tài trợ cho quyết định đầu tư của doanh nghiệp.

Cấu trúc vốn tối ưu là phương án mà theo đó doanh nghiệp sử dụng một hỗn hợp nợ và vốn cổ phần sao cho tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn, tối thiểu hóa rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận Cấu trúc vốn có thể được đo bằng nhiều cách khác nhau: Nợ dài hạn trên tổng số tài sản; Nợ ngắn hạn trên tổng số tài sản và Tổng nợ trên tổng tài sản.Ngoài ra, mỗi tỉ lệ nợ có thể được xác định bằng giá trị sổ sách hoặc giá trị thị trường để đo lường cấu trúc vốn Cụ thể, các tỉ lệ tổng nợ trên giá trị sổ sách của tổng tài sản được sử dụng chủ yếu hơn các tỉ lệ khác Từ đó cho thấy, với cách đo lường theo giá sổ sách và đo lường theo giá thị trường sẽ có thể cho những kết quả khác nhau, khiến cho doanh nghiệp có những hình dung khác nhau về cấu trúc vốn và sẽ cân nhắc hoạch định cấu trúc vốn theo giá hợp lý.”

2.1.2 Chỉ tiêu phản ánh cấu trúc vốn

“Việc đo lường cấu trúc vốn của một doanh nghiệp được thực hiện dựa trên thước đo bao gồm: Hệ số tổng nợ trên tổng tài sản, Hệ số nợ ngắn hạn trên tổng số tài sản, Hệ số nợ dài hạn trên tổng số tài sản.

❖ Hệ số tổng nợ trên tổng tài sản (DA):

DA= Tổng nợ / Tổng tài sản

Hệ số tổng nợ trên tổng tài sản: chỉ tiêu này cho thấy bao nhiêu phần trăm tài sản của công ty được tài trợ bằng vốn vay Hệ số này dùng để xác định khả năng đảm bảo trả nợ của doanh nghiệp Hệ số nợ càng thấp thì cá khoản nợ càng được đảm bảo hoàn trả trong trường hợp doanh nghiệp phá sản Ngược lại, nếu hệ số này càng cao thì doanh nghiệp càng dễ bị mất khả năng thanh toán.

❖ Hệ số nợ ngắn hạn trên tổng tài sản (SDA):

SDA= Tổng nợ ngắn hạn / Tổng tài sản

Hệ số nợ ngắn hạn trên tổng số tài sản: chỉ tiêu này phản ánh, trong tổng nợ vay của doanh nghiệp thì nợ ngắn hạn chiếm tỷ lệ bao nhiêu phần trăm trên tổng tài sản. Qua đó, thể hiện rõ về tình hình vay nợ và số nợ ngắn hạn dễ dẫn đến mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp là cao hay thấp Từ đó, phần nào đánh giá về tính bền vững tình hình tài chính trong doanh nghiệp.

❖ Hệ số nợ ngắn hạn trên tổng tài sản (LDA):

LDA= Tổng nợ dài hạn / Tổng tài sản

Hệ số nợ dài hạn trên tổng số tài sản: chỉ tiêu này phản ánh, trong tổng nợ vay của doanh nghiệp thì nợ dài hạn chiếm tỷ lệ bao nhiêu phần trăm trên tổng tài sản Vì thời hạn trả lâu hơn nợ ngắn hạn nên đây không phải là mối lo cho các doanh nghiệp như nợ ngắn hạn.”

Cơ sở lý thuyết về hiệu quả hoạt động doanh nghiệp

2.2.1 Khái niệm hiệu quả họat động doanh nghiệp

“Hiện nay“có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả hoạt động”doanh nghiệp. Nhà kinh tế học Adam Smith cho rằng: "Hiệu quả là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế, là doanh thu tiêu thụ hàng hoá".

Như vậy, hiệu quả được đồng nghĩa với chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh, có thể do tăng chi phí mở rộng sử dụng nguồn lực sản xuất Nếu cùng một kết quả có hai mức chi phí khác nhau thì theo quan điểm này doanh nghiệp cũng đạt hiệu quả Hay cũng có thể hiểu theo một cách khác: “Hiệu quả sản xuất kinh doanh là các chỉ tiêu tổng hợp, đánh giá sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh sự khai thác các nguồn lực một cách tốt nhất phục vụ các mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp”

“Trong nền kinh tế thị trường thì các doanh nghiệp phải cạnh tranh để tồn tại và phát triển Môi trường cạnh tranh này ngày càng gay gắt, trong cuộc cạnh tranh đó có nhiều doanh nghiệp trụ vững, phát triển sản xuất, nhưng không ít doanh nghiệp đã thua lỗ, giải thể, phá sản Để có thể trụ lại trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp luôn phải nâng cao chất lượng hàng hóa, giảm chi phí sản xuất, nâng cao uy tín… nhằm tới mục tiêu tối đa lợi nhuận Các doanh nghiệp phải có được lợi nhuận và đạt được lợi nhuận càng cao càng tốt Do vậy, đạt hiệu quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh luôn là vấn đề được quan tâm của doanh nghiệp và trở thành điều kiện sống còn để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường.””

2.2.2 Chỉ tiêu đo lường hiệu quả doanh nghiệp

Thông thường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ngành được phản ánh qua các chỉ số:

❖ Lợi nhuận sau thuế trên tổng vốn Chủ sở hữu bình quân (ROE):

ROE = Lợi nhuận sau thuế / Tổng vốn Chủ sở hữu bình quân

Chỉ số này cho biết bình quân một đồng vốn chủ sở hữu bỏ vào đầu tư thì sau quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, chủ sở hữu sẽ thu lại được bao nhiêu đồng lời Đây là một chỉ số được dùng rất phổ biến bởi tính đơn giản, dễ hiểu, dễ so sánh giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành kinh tế với quy mô khác nhau hoặc giữa các doanh nghiệp trong nhiều ngành kinh tế khác nhau hoặc giữa nhiều hoạt động đầu tư khác nhau như Tiền gửi tiết kiệm, Bất động sản, Chứng khoán, Vàng, Ngoại tệ, Dự án kinh doanh Chính vì vậy nó sẽ giúp nhà đầu tư đưa ra các quyết định tài trợ nhanh chóng.

❖ Lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản bình quân (ROA):

ROA = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản bình quân

Chỉ số này cho biết bình quân một đồng tài sản bỏ vào đầu tư thì sau quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp sẽthu lại bao nhiêu đồng lợi nhuận Đây là thước đo tránh được những bóp méo có thể có do các chiến lược tài chính của nhà quản trị doanh nghiệp tạo ra giống như chỉ số ROE Chỉ số ROA có tính đến số lượng tài sản được sử dụng để hỗ trợ các hoạt động kinh doanh Chỉ số này xác định công ty có thể tạo ra một tỷ suất lợi nhuận ròng đủ lớn trên những tài sản của mình.

❖ Hệ số thu nhập trên vốn sử dụng (ROCE):

ROCE = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay/ Vốn sử dụng

Chỉ số này thể hiện khả năng thu lợi nhuận của một doanh nghiệp dựa trên lượng vốn đã sử dụng Khả năng sinh lời trên vốn sử dụng (ROCE) là một thước đo khả năng tạo ra lợi nhuận của một doanh nghiệp từ vốn được sử dụng Vốn sử dụng được tính bằng vốn chủ sở hữu cộng với nợ dài hạn của một công ty (hoặc tổng nguồn vốn - Nợ ngắn hạn) Một doanh nghiệp nên cho thấy chỉ số ROCE cao hơn mức lãi suất đi vay, nếu không sự gia tăng vốn vay sẽ làm giảm thu nhập của cổ đông.

❖ Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS):

ROS = Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu

Chỉ số này cho biết cứ trong một đồng doanh thu và thu nhập thu được từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. Thông qua chỉ tiêu này, những người quan tâm đến doanh nghiệp nhận biết được hiệu quả của một đồng doanh thu thu được trong kỳ cao hay thấp Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng tốt Khả năng sinh lời trên doanh thu có thể được sử dụng như một công cụđể phân tích hiệu suất của một công ty và để so sánh hiệu suất giữa các công ty tương tự nhau Tỷ lệ này rất khác nhau đối với các ngành khác nhau nhưng lại rất hữu ích cho việc so sánh giữa các công ty khác nhau trong cùng một loại hình doanh nghiệp.

Tobin’s Q = (Giá trị vốn hóa thị trường + Giá trị sổ sách của nợ)/ Giá trị sổ sách của tổng nguồn vốn (tổng tài sản) của doanh nghiệp

Tobin’s Q là đại diện cho thước đo giá trị về mặt thị trường Tobin’s Q = (giá trị vốn hóa thị trường + giá trị sổ sách của nợ)/Giá trị sổ sách của tổng tài sản (Tobin,

1969), trong đó giá trị vốn hóa thị trường = giá đóng cửa của cổ phiếu x số lượng cổ phiếu đang lưu hành Tobin định nghĩa q là thị giá của một công ty trên chi phí thay thế vốn của công ty đó Trong đó, chi phí thay thế vốn là chi phí hiện hành tại thời điểm thẩm định giá để xây dựng, sản xuất hay chế tạo tài sản có công dụng (giá trị sử dụng) tương tự như tài sản thẩm định giá.

Nếu hệ số q cao, công ty sẽ đầu tư nhiều hơn vì việc huy động thêm vốn sẽ rẻ hơn do thị giá của công ty khá cao so với chi phí huy động thêm vốn Ngược lại, nếu hệ số q thấp, công ty sẽ không gia tăng đầu tư vì chi phí huy động thêm vốn khá đắt.

❖ Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên

NIM= (Thu nhập lãi – Chi phí lãi) / Tài sản sinh lãi

NIM thường được các chủ ngân hàng quan tâm theo dõi vì nó giúp cho ngân hàng dự báo trước khả năng sinh lãi của ngân hàng thông qua việc kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và việc tìm kiếm những nguồn vốn có chi phí thấp nhất.

NIM cũng được sử dụng để đo lường mức chênh lệch giữa thu từ lãi và chi phí trả lãi mà ngân hàng có thể đạt được thông qua việc kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và theo đuổi các nguồn vốn có chi phí thấp nhất.

Cơ sở lý thuyết về tác động của cấu trúc vốn đối với hiệu quả doanh nghiệp

Cấu trúc vốn trong doanh nghiệp được hiểu là tỷ trọng của nợ trong tổng nguồn vốn để tài trợ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Mục tiêu của cấu trúc vốn là tối ưu hóa giữa lợi ích của thuế mang lại bởi nợ và các yếu tố liên quan tăng lên trong chi phí kiệt quệ tài chính và chi phí phá sản.

Cấu trúc vốn liên quan đến việc đưa ra các quyết định quan trọng để tối đa hóa hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nâng cao giá trị của doanh nghiệp bởi các nhà quản trị; các quyết định này không chỉ quan trọng cho việc tối đa hóa giá trị doanh nghiệp mà còn tác động đến khả năng của doanh nghiệp trong việc đối mặt với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Hiện nay, có khá nhiều lý thuyết về cấu trúc vốn liên quan đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng luận văn này chỉ tập trung vào các lý thuyết nền tản sau đây:

2.3.1 Lý thuyết cấu trúc vốn của Modilligani và Miller Đây là nghiên cứu mở đầu cho các nghiên cứu về cấu trúc vốn hiện đại do Modiglani & Miller đưa ra năm 1958 với hai thị trường nghiên cứu là doanh nghiệp hoạt động trong môi trường có thuế và trong môi trường không thuế Lý thuyết Modilligani và Miller đã đưa ra các kết luận quan trọng về cấu trúc vốn của doanh nghiệp Đó là giá trị doanh nghiệp có vay nợ và không vay nợ là như nhau trong trường hợp không thuế, hay nói một cách khác về giá trị doanh nghiệp không bị ảnh hưởng bởi vốn cấu trúc trong môi trường không thuế Còn lại trong trường hợp có thuế thì giá trị doanh nghiệp không vay nợ thấp hơn giá trị doanh nghiệp có vay nợ do không được lợi ích của lá chắn thuế từ việc vay nợ đem lại.

Tuy nhiên, trong thực tế các nhà giả định lý thuyết Modilligani và Miller bao gồm thị trường hoàn hảo, không có chi phí kiệt quệ tài chính, không có chi phí giao dịch thì khó có thể xảy ra nên khả năng ứng dụng của lý thuyết Modilligani và Miller rất hạn chế.

2.3.2 Lý thuyết đánh đổi tĩnh

Miller và Modigliani (1963) đã xem xét đưa thuế thu nhập doanh nghiệp như một nhân tố làm cơ cấu vốn tác động đến giá trị doanh nghiệp Khi có thuế thu nhập doanh nghiệp thì việc sử dụng nợ sẽ làm tăng giá trị doanh nghiệp vì chi phí lãi vay là chi phí hợp lí được khấu trừ khi tính thuế, do đó một phần thu nhập của doanh nghiệp có sử dụng nợ được chuyển sang cho các nhà đầu tư Phần tiết kiệm thuế đó được gọi là lá chắn thuế từ nợ Chính vì vậy, Miller và Modigliani (1963) cho rằng các doanh nghiệp sử dụng nợ càng nhiều thì giá trị doanh nghiệp sẽ tăng Tuy nhiên khi sử dụng quá nhiều nợ doanh nghiệp sẽ phát sinh thêm chi phí như chi phí trong giai đoạn khó khăn tài chính và chi phí đại diện.

Trong khuôn khổ đánh đổi tĩnh, doanh nghiệp thiết lập một cấu trúc vốn mục tiêu tối ưu dựa cào sự đánh đổi lợi ích mà lá chắn thuế đem lại và các chi phí liên quan đến việc sử dụng nợ (chi phí khánh kiệt tài chính và chi phí đại diện) Lý thuyết đánh đổi tĩnh đã giải quyết được hạn chế của lý thuyết Modilligani và Miller về chi phí khánh kiệt tài chính và chi phí đại diện.

2.3.3 Lý thuyết đánh đổi động

Lý thuyết đánh đổi động được nghiên cứu bởi Fischer và cộng sự (1989) Cơ cấu vốn của doanh nghiệp trên thực tế không phải luôn trùng khớp với cơ cấu vốn tối ưu Doanh nghiệp xác định một biên độ dao động cho tỷ số nợ, quyết định tài trợ phụ thuộc vào mức tài trợ cận biên mà dự đoán trong giai đoạn tới Dần dần cơ cấu vốn của doanh nghiệp sẽ tiệm cận với cơ cấu vốn tối ưu.

Theo lý thuyết này, doanh nghiệp có lợi nhuận càng cao thì việc hưởng lợi từ lá chắn thuế càng lớn khi họ vay nợ càng nhiều Chính vì vậy doanh nghiệp nên hoạt động với đòn bẩy cao hơn để tận dụng ưu thế của lá chắn thuế Mặc dù chi phí kiệt quệ tài chính hoặc khả năng phá sản cũng sẽ cao hơn khi doanh nghiệp hoạt động với mức độ đòn bẩy cao, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chi phí phá sản có tồn tại nhưng nó chỉ chiếm một phần tương đối nhỏ so với lợi ích lá chắn thuế Vì vậy, lý thuyết giải thích về mối quan hệ cùng chiều giữa cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

2.3.4 Lý thuyết phân hạng thứ tự

Myers và Majluf (1984), nền tảng đầu tiên cho lý thuyết trật tự phân hạng là từ những nghiên cứu của Donaldson (1961) Trong nghiên cứu của họ thì cấu trúc vốn của doanh nghiệp phải đối diện với thông tin bất cân xứng và chi phí giao dịch Bởi vì các nhà quản lý có nhiều thông tin hơn những nhà đầu tư bên ngoài, đứng ở vị thế của những nhà đầu tư đang hiện hữu thì những nhà đầu tư mới yêu cầu một mức chiết khấu cao khi doanh nghiệp phát hành chứng khoán và điều này dẫn đến việc chi phí cho các nguồn tài trợ bên ngoài thì rất đắt đỏ Chính vì vậy, khi doanh nghiệp có nhu cầu về vốn, họ thường sử dụng nguồn tài trợ nội bộ (lợi nhuận giữ lại) đầu tiên, sau đó là chứng khoán nợ và phát hành cổ phần thường mới là lựa chọn cuối cùng.

Theo lý thuyết trật tự phân hạng, doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận cao có khuynh hướng sử dụng nguồn lợi nhuận giữ lại để tài trợ chon nhu cầu đầu tư Vì vậy, mối quan hệ sử dụng nợ và hiệu quả hoạt động là ngược chiều.

2.3.5 Lý thuyết xác định thời điểm thị trường

Nghiên cứu của Baker và Wurgler (2002) cho thấy một cái nhìn mới về vấn đề cấu trúc vốn Các tác giả cho rằng thật khó để giải thích sự lựa chọn tài trợ thông qua các lý thuyết truyền thống Thay vào đó, tác giả đề xuất lý thuyết định thời điểm thị trường, trong đó nói rằng cấu trúc vốn là kết quả tích lũy của những nỗ lực trong quá khứ để định thời điểm thị trường chứng khoán Các công ty đều chọn phát hành vốn cổ phần khi cổ phiếu của họ có giá trị thị trường cao hơn giá trị sổ sách và giá trị thị trường trong quá khứ Điều này nhằm khai thác những biến động tạm thời trong chi phí vốn cổ phần, làm giảm chi phí vốn cổ phần của công ty.

Mặt khác, các công ty sẽ tiến hành mua lại cổ phần trong trường hợp cổ phiếu của họ bị định giá thấp Khi cả thị trường nợ và thị trường cổ phiếu thuận lợi một cách bất thường, các nhà quản lý tăng vốn mặc dù hiện tại công ty không có nhu cầu tài trợ.Ngược lại, trong trường hợp cả hai thị trường không thuận lợi, các doanh nghiệp sẽ trì hoãn việc phát hành Điều này góp phần gia tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Lược khảo các công trình nghiên cứu liên quan

Đã có“nhiều nghiên cứu trước đây về những yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp tại nhiều quốc gia với các mô hình nghiên cứu khác nhau Đây là nguồn tham khảo phong phú và là cơ sở để tác giả có thể đề xuất mô hình nghiên cứu về tác động của cấu trúc vốn lên đến hiệu quả hoạt động của các công ty phi tài chính Việt Nam.”

❖ Cấu trúc vốn tác động thuận chiều đến hiệu quả hoạt động kinh doanh Nghiên cứu của Margaritis và Psillaki (2007)

Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu này điều tra mối quan hệ giữa hiệu quả doanh nghiệp và cơ cấu vốn của 12.240 doanh nghiệp ở New Zealand vào năm 2004. Tác giả xem xét cả tác động của đòn bẩy trên hoạt động doanh nghiệp cũng như các mối quan hệ nhân quả ngược lại.”

Kết quả nghiên cứu: Tác giả tìm thấy các bằng chứng về những dự đoán lý thuyết của Jensen và Meckling (1976) theo mô hình chi phí đại diện Tác giả cho thấy rằng tác động của đòn bẩy đến hiệu quả hoạt động là thuận chiều ở mức thấp và mức trung bình và ngược chiều ở các tỷ lệ đòn bẩy cao Ảnh hưởng của tài sản hữu hình và lợi nhuận lên đòn bẩy là thuận chiều Quy mô có ảnh hưởng ngược chiều đến đòn bẩy ở nửa dưới của phân phối đòn bẩy và tác động thuận chiều ở nửa trên của phân phối Hiệu quả của tài sản vô hình và tài sản khác được ước tính là ngược chiều.

Nội“dung nghiên cứu: “Nghiên cứu tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của 135 công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Tehran trong giai đoạn 2006 – 2010” Nghiên cứu này dựa trên năm ngành công nghiệp bao gồm các kim loại cơ bản, máy móc và thiết bị, thực phẩm và nước giải khát, phi kim loại và khoáng sản, vật liệu và hóa học.”

Kết“quả nghiên cứu: Nghiên cứu cho ra kết quả cấu trúc vốn có tác động thuận chiều lên ROA Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy các công ty thuộc những nhóm ngành công nghiệp khác nhau cũng có sự khác biệt về ROA Đây là nghiên cứu cần thiết cho các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp tại Tehran.”

Nghiên cứu của Zuraidah Ahmad và cộng sự (2012)

Nội dung nghiên cứu: “Nghiên cứu tác động của cấu trúc vốn đến hiệu suất của các công ty đại chúng chưa niêm yết tại Malaysia” “Mô hình nghiên cứu: Mẫu nghiên cứu gồm hai thành phần chính trong thị trường chứng khoán Malaysia là người tiêu dùng và các ngành công nghiệp Mẫu nghiên cứu gồm 58 doanh nghiệp trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2010 với tổng quan sát là 358 Các biến phụ thuộc bao gồm ROA và ROE và Cấu trúc vốn được đại diện bởi các khoản nợ ngắn hạn (STD), nợ dài hạn (LTD) và tổng nợ (TD) Các biến quan sát bao gồm: Quy mô tài sản, Tăng trưởng doanh thu và hiệu quả.”

Kết“quả nghiên cứu: Cho thấy rằng chỉ số nợ ngắn hạn và tổng số nợ có mối quan hệ thuận chiều với ROA, ROE trong khi tất cả các chỉ tiêu cơ cấu vốn đều có mối quan hệ đáng kể Các giá trị trễ cho các biến cấu trúc vốn cũng đã được thử nghiệm trong trường hợp ảnh hưởng đến hiệu suất của công ty về lâu dài Các phân tích với giá trị trễ cũng cho thấy rằng tổng nợ,nợ ngắn hạn và nợ dài hạn có mối quan hệ thuận chiều với hiệu suất.”

Nghiên cứu của Samuel Fosu (2013)

Nội dung nghiên cứu: “Cấu trúc vốn, cạnh tranh thị trường sản phẩm và hiệu suất công ty bằng chứng từ Nam Phi” Bài“báo này nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả của công ty, đặc biệt quan tâm đến mức độ cạnh tranh ngành Bài viết áp dụng áp dụng chỉ số đo lường cạnh tranh Boone cho mối quan hệ giữa hiệu quả và đòn bẩy Bài nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu bảng bao gồm 257 công ty Nam Phi trong giai đoạn 1998-2009 để xem xét ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến hiệu quả của công ty và xem xét mối quan hệ phụ thuộc vào mức độ cạnh tranh thị trường sản phẩm.”

Kết quả nghiên cứu: Cho thấy Tỷ trọng tổng nợ trên tổng tài sản có tác động cùng chiều và đáng kể đến hiệu quả của doanh nghiệp.

Nghiên cứu của Wan Shahzlinda Shah Bt Shahara và Wan Shahdila Shah

Nội dung nghiên cứu: “Tác động của đòn bẩy doanh nghiệp đến hiệu quả: Bằng chứng từ các công ty tuân thủ luật Shariah và không tuân thủ luật Shariah ở Malaysia” để xem xét tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả các công ty sản xuất ở Malaysia trong giai đoạn 2008-2012.

Kết quả“nghiên cứu: Chỉ ra rằng tỷ lệ nợ không ảnh hưởng đến hiệu quả của công ty tuân thủ luật Shariah dựa trên lợi nhuận của tài sản (ROA) và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) nhưng nợ ngắn hạn và nợ dài hạn sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của công ty tuân thủ luật Shariah trên giá trị số sách (MTBV) có mối quan hệ tiêu cực. Mặt khác, trong Công ty không tuân thủ luật Shariah cho thấy kết quả ngược lại; khi nợ đài hạn và tổng nợ có ảnh hưởng đến hiệu quả của doanh nghiệp không tuân thủ luật Shariah dựa trên ROE Trong khi, quy mô công ty cũng thể hiện mối quan hệ tích cực đối với hiệu quả của công ty không tuân thủ luật Shariah.”

Nội“dung nghiên cứu: Nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của 30 doanh nghiệp được chọn từ chỉ số FTSE-100 của sàn chứng khoán London trong 10 năm từ năm 2005 đến năm 2014 Nghiên cứu này sử dụng các chỉ tiêu đo lường cấu trúc vốn: Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu và tỷ số thanh toán lãi vay Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động doanh nghiệp: ROA, ROE, ROIC (tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư) Mô hình FEM và REM được sử dụng để tìm hiểu mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động.”

Kết quả nghiên cứu: Cho thấy cấu trúc vốn có ảnh hưởng thuận chiều đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong mẫu.

Nghiên cứu của Detthamrong và cộng sự (2017)

Nội dung“nghiên cứu: Đã dựa vào dữ liệu thu thập từ mẫu gồm 493 doanh nghiệp phi tài chính tại Thái Lan trong giai đoạn 2001 –2014 và sử dụng mô hình hồi quy OLS để tìm hiểu mối quan hệ giữa tỷ trọng tổng nợ trên tổng tài sản và hiệu quả hoạt động Biến tỷ trọng tổng nợ trên tổng tài sản được đo lường bởi Tổng nợ trên Tổng tài sản (TDTA), biến phụ thuộc là ROA, ROE.”

Kết quả nghiên cứu: Đã ủng hộ mối tương quan thuận chiều giữa Tỷ trọng tổng nợ trên tổng tài sản và hiệu quả hoạt động tại các doanh nghiệp này.

❖ Cấu trúc vốn tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động kinh doanh Nghiên cứu của Mustafa M Soumadi & Osama Suhail Hayajneh (2012) “Nội dung nghiên cứu: “Nghiên cứu ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến hiệu suất của các công ty đại chúng niêm yết trên thị trường chứng khoán Amman, Jordan” Mô hình nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng mô hình bình phương nhỏ nhất (OLS) để kiểm tra tác động của cơ cấu vốn đến hiệu suất Mẫu nghiên cứu gồm 76 doanh nghiệp (53 doanh nghiệp công nghiệp và 23 doanh nghiệp) trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2006, Các biến bao gồm hai biến phụ thuộc đó là ROE và Tobin’s Q, biến độc lập gồm Tỷ trọng tổng nợ trên tổng tài sản, Tài sản cố định, Quy mô công ty và Tốc độ tăng trưởng để giải thích lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu giữa các công ty tăng trưởng cao và các công ty tăng trưởng thấp.”

Kết“quả nghiên cứu: Cho thấy Tỷ trọng tổng nợ trên tổng tài sản tác động ngược chiều đến hiệu quả công ty Đồng thời thêm một phát hiện mới về tác động của

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Mô hình nghiên cứu

Trên cơ sở lý“luận và các nghiên cứu thực nghiệm trước đó về tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, tác giả tham khảo mô hình nghiên cứu của dựa trên các nghiên cứu của Mahfuzah và cộng sự (2012), Toraman và cộng sự (2013), kết hợp với phương pháp của Detthamrong và cộng sự (2017) để tìm ra tác động của cấu trúc vốn lên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.”

Mô hình 1: Tác động của tỷ trọng tổng nợ trên tổng tài sản đối với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Để kiểm tra giả thuyết, dự đoán tác động của tỷ trọng tổng nợ trên tổng tài sản lên hiệu quả doanh nghiệp, hồi quy phương trình: ROAi,t = β0 + β1DAi,t + β2Zi,t + ni + vt + ɛi,t (1)

Trong đó: ROAi,t: tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bình quân, đo lường hiệu quả doanh nghiệp i tại thời điểm t.

DAi,t đo lường Tỷ trọng tổng nợ trên tổng tài sản của doanh nghiệp i tại thời điểm t.

Z là một vectơ của biến kiểm soát doanh nghiệp bao gồm quy mô doanh nghiệp, tuổi doanh nghiệp, chi tiêu vốn, khả năng thanh toán hiện hành, tỷ số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách, tỷ số dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trên tổng tài sản, tỷ lệ tài sản cố định, thuế suất TNDN. ni là hiệu ứng cố định của công ty, vt là hiệu ứng cố định của thời gian.

Mô hình 2: Tác động của tỷ trọng nợ ngắn hạn trên tổng tài sản lên hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Để kiểm tra giả thuyết, dự đoán tác động của tỷ trọng nợ ngắn hạn trên tổng tài sản lên hiệu quả doanh nghiệp, hồi quy phương trình: ROAi,t = β0 + β1SDAi,t + β2Zi,t + ni + vt + ɛi,t (2)

Trong đó: ROAi,t: tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bình quân, đo lường hiệu quả doanh nghiệp i tại thời điểm t.

SDAi,t đo lường Tỷ trọng nợ ngắn hạn trên tổng tài sản của doanh nghiệp i tại thời điểm t.

Z là một vectơ của biến kiểm soát doanh nghiệp bao gồm quy mô doanh nghiệp, tuổi doanh nghiệp, chi tiêu vốn, khả năng thanh toán hiện hành, tỷ số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách, tỷ số dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trên tổng tài sản, tỷ lệ tài sản cố định, thuế suất TNDN. ni là hiệu ứng cố định của công ty, vt là hiệu ứng cố định của thời gian.

Mô hình 3: Tác động của tỷ trọng nợ dài hạn trên tổng tài sản lên hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Để kiểm tra giả thuyết, dự đoán tác động của tỷ trọng nợ dài trên tổng tài sản hạn lên hiệu quả doanh nghiệp, hồi quy phương trình: ROEi,t = β0 + β1LDAi,t + β2Zi,t + ni + vt + ɛi,t (3)

Trong đó: ROEi,t: tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu, đo lường hiệu quả doanh nghiệp i tại thời điểm t.

LDAi,t đo lường tỷ trọng nợ dài trên tổng tài sản của doanh nghiệp i tại thời điểm t.

Z là một vectơ của biến kiểm soát doanh nghiệp bao gồm quy mô doanh nghiệp, tuổi doanh nghiệp, chi tiêu vốn, khả năng thanh toán hiện hành, tỷ số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách, tỷ số dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trên tổng tài sản, tỷ lệ tài sản cố định, thuế suất TNDN. ni là hiệu ứng cố định của công ty, vt là hiệu ứng cố định của thời gian

Các biến trong mô hình

3.2.1 Biến phụ thuộc Đối với doanh nghiệp, khả“năng sinh lời là một chỉ tiêu tài chính phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình đầu tư sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và những giải pháp kỹ thuật, quản lý kinh tế tại doanh nghiệp.”

ROA có thể nói là thước đo cho toàn bộ khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng ROA là biến phụ thuộc, là chỉ số đại diện cho khả năng sinh lời của doanh nghiệp.”

Các bằng“chứng thực nghiệm của Sheikh và Wang (2013), Nasimi (2016),Detthamrong et al., (2017), Le và Phan (2017) nghiên cứu thành quả doanh nghiệp bằng tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bình quân (ROA) Bên cạnh đó, tỷ,suất,sinh,lợi trên tổng tài sản (ROA) được đo bằng tỷ lệ thu nhập sau thuế và lãi vay trên tổng,tài,sản bình quân, như một,thước,đo thay thế cho thành quả của công ty ROA chỉ ra hiệu quả trong việc sử dụng tổng tài sản của các doanh nghiệp.”

ROA - Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bình quân Được tính theo công thức: ROA = EAT / tổng tài sản bình quân

Chỉ“số ROA đo lường khả năng sinh lợi trên 100 đồng tài sản công ty Nếu tỷ số này lớn hơn 0, có nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi Tỷ số càng cao cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả Còn nếu tỷ số nhỏ hơn 0, thì doanh nghiệp làm ăn thua lỗ.”

3.2.2 Biến độc lập Để kiểm“tra giả thuyết đo lường Tỷ trọng tổng nợ trên tổng tài sản của doanh nghiệp bằng tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản Một số học giả Derayat,M (2012); Zuraidah Ahmad (2012); Khan A.G (2012): đã sử dụng biến này như một thước đo

Tỷ trọng tổng nợ trên tổng tài sản.”

DA - Tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản của doanh nghiệp Được tính theo công thức:

DA = tổng nợ / tổng tài sản

Tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản (SDA), tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản (LDA) dựa trên các nghiên cứu của Mahfuzah và cộng sự (2012); Derayat, M (2012) và Nasimi (2016).

SDA - Tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản Được tính theo công thức:

SDA= tổng nợ ngắn hạn / tổng tài sản

LDA - Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản Được tính theo công thức:

SDA= tổng nợ dài hạn / tổng tài sản

Biến kiểm soát là biến thể hiện mức độ giải thích của chúng như thế nào cho biến thiên của biến phụ thuộc. Để kiểm soát“các đặc điểm cụ thể có thể tác động đến Tỷ trọng tổng nợ trên tổng tài sản và hiệu quả doanh nghiệp cũng như giải quyết các mối lo ngại phát sinh từ các biến bị bỏ qua có thể tác động đến cả,đòn,bẩy,tài,chính,và,hiệu,quả,doanh nghiệp Dựa vào mô hình lược khảo từ các nghiên cứu trước của Derayat,M (2012);Zuraidah Ahmad (2012); Khan A.G (2012): Sheikh và Wang (2013), Lê Thị Phương

Vy và Phùng Đức Nam (2013), tác giả lựa chọn các biến kiểm soát đươc thêm vào mô hình gồm: quy,mô,doanh nghiệp,(LNTA), tuổi doanh nghiệp (LNFAGE), chi tiêu vốn (CAPEXTA), khả năng thanh toán hiện hành (CACL), giá trị thị trường trên giá trị sổ sách (MBV), tỷ số dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh trên tổng tài sản (NCFOTA), tỷ lệ tài sản cố định hữu hình (PPETA), thuế suất TNDN (ETR) và tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA).”

^ Quy mô doanh nghiệp (LNTA) được đo bằng logarit tự nhiên của tổng tài sản Các công ty càng lớn, đa dạng hơn thường,đối,mặt,với,rủi,ro,thấp,hơn Vì vậy, rủi ro phá sản sẽ thấp hơn đối với những công ty lớn hơn, trưởng thành hơn, theo lý thuyết đánh đổi dự đoán sẽ có nợ tương đối nhiều hơn Trong khi đó, theo lý thuyết trật tự phân hạng thì sẽ có mối quan hệ ngược chiều giữa quy mô doanh nghiệp và tỷ lệ sử dụng nợ trên tổng tài sản Cụ thể là các công ty lớn có sự thừa thãi về vốn và khả năng sinh lời cao hơn thường theo khuynh hướng sử dụng nguồn vốn tự có bên trong thay cho các khoản vay nên không cần vay nợ quá nhiều Bên cạnh đó, quy mô của công ty được cho là có mối quan hệ với hiệu quả hoạt động công ty, khi,quy,mô,doanh,nghiệp,càng,lớn thì công ty đó sẽ có thành quả,hoạt, động cao,hơn và ngược lại Điều này có thể được lý giải bởi các doanh nghiệp có quy mô lớn có có tiềm năng lớn với lực lượng lao động đạt trình độ kỹ thuật cao cùng với việc ứng dụng công nghệ hiện đại, đa dạng hóa trong sản phẩm nên gia tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Các bằng chứng thực nghiệm ủng hộ mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (Muritala, 2012; Salim và Yadav 2012; Soumadi và Hayajneh, 2012) Trong khi đó, quan hệ ngược chiều được tìm thấy ở nghiên cứu (Gunasekarage et al., 2007). s Tỷ lệ tài sản cố định (PPETA) được tính bằng tài sản cố định trên tổng tài sản Tài sản hữu hình thể hiện cho khả năng thế chấp của công ty trước các khoản vay Cụ thể, các tài sản hữu hình chẳng hạn như đất đai, nhà máy, máy móc và thiết bị có thể dễ cho người ngoài thẩm định giá hơn các tài sản vô hình như danh tiếng lúc mua lại Do đó có dự đoán mối tương quan đồng biến giữa Tỷ trọng tổng nợ trên tổng tài sản và tỷ lệ tài sản cố định Ngoài ra, TSCĐ là tư liệu lao động quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chúng tham gia vào việc tạo ra sản phẩm sản xuất Vậy nên tỷ lệ TSCĐ cao có thể gia tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (Sheikh và Wang,2013).

^ Thuế TNDN (ETR) được tính bằng số thuế phải nộp trên lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp Theo Modigliani và Miller, thuế suất là một phần cốt lõi để quyết định cấu trúc vốn của một công ty Cụ thể, khi doanh nghiệp đối mặt với mức thuế suất TNDN cao thì họ sẽ có khuynh hướng vay nợ để tận dụng lợi ích từ tấm chắn thuế Do đó, thuế suất doanh nghiệp sẽ có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ sử dụng nợ trên tổng tài sản Ngoài ra, với nghiên cứu của Zeitun và cộng sự (2007) chỉ ra có một mối tương,quan cùng chiều giữa thuế và thành quả,hoạt,động Khi một công ty phải nộp thuế TNDN nhiều thì chứng tỏ rằng doanh nghiệp đó có hiệu quả hoạt động tốt và ngược lại.

^ Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh trên tổng tài sản (NCFOTA): theo Keefe và Yaghoubi (2016) dòng tiền có mối tương quan ngược chiều đến Tỷ trọng tổng nợ trên tổng tài sản, nếu NCFOTA càng cao thì công ty có khả năng vay nợ ít hơn Bên cạnh đó, khi dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh trên tổng tài sản cao thì công ty đang có thành quả hoạt động tốt và ngược lại.

^ Giá trị thị trường trên giá trị sổ sách (MBV) là tỷ lệ giá trị thị trường của cổ phiếu phổ thông so với giá trị số sách của cổ phiếu phổ thông, để nắm bắt các cơ hội đầu tư của doanh nghiệp Khi chỉ số MBV ở mức cao, điều này chỉ ra rằng thị trường đang kỳ vọng về triển,vọng,kinh,doanh,của,công ty trong tương,lai rất tốt, vì thế có thể doanh nghiệp sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư mua cổ phiếu nên công ty không cần vay nợ nhiều và ngược lại Hơn nữa, tỷ số MBV cao cũng ám chỉ doanh nghiệp đang hoạt động tốt và ngược lại.

/ Chi tiêu vốn (CAPEXTA) được tính bằng chi tiêu vốn trên tổng tài sản trễ một kỳ, dùng để kiểm soát ảnh hưởng của đầu tư doanh nghiệp vào Tỷ trọng tổng nợ trên tổng tài sản và thành quả công ty Đầu tiên, khi doanh nghiệp có khoản chi phí đầu tư vào TSCĐ nhiều thì doanh nghiệp đó sẽ có xu hướng vay nợ nhiều để đáp ứng nhu cầu đầu tư và ngược lại Bên cạnh đó, số tiền chi ra này được dùng mục đích mua sắm tài sản cố định mới, sửa chữa tài sản cố định hiện có, hoặc nâng cấp hiệu suất hoạt động của tài sản cố định, vì thế sẽ gia tăng thành quả hoạt động của công ty và ngược lại.

^ Tuổi doanh nghiệp (LNFAGE) được tính bằng logarit tự nhiên của số năm kể từ khi doanh nghiệp được niêm yết Tuổi doanh nghiệp là nhân,tố ảnh hưởng đến tỷ lệ,nợ được sử dụng bởi công ty, cụ thể là đối với những công ty còn non trẻ, mới thành lập thì có khả năng vay,nợ,nhiều,hơn do chưa dồi dào về nguồn vốn và ngược lại đối với những công ty lâu năm sẽ có thể vay nợ ít hơn vì những doanh,nghiệp này có thể dùng lợi,nhuận,giữ,lại để tiếp tục tái đầu tư hoặc huy động vốn từ các nguồn khác. Tuổi doanh nghiệp có thể được sử dụng như một chỉ số về kinh nghiệm của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh của mình Các doanh nghiệp hoạt động lâu năm có được nhiều,kinh,nghiệm,trong,kinh,doanh, mạng lưới khách hàng rộng, có mạng lưới tổ chức, hệ thống quản,trị tốt dẫn đến hiệu quả hoạt động tốt hơn Tuy nhiên, những doanh nghiệp mới hoặc trẻ hơn có thể ít cứng nhắc hơn trong cơ cấu tổ chức và có ưu thế hơn, có sự đổi mới và ứng dụng công nghệ mới tiên tiến vạch ra những chiến lược kinh doanh hợp lý vẫn có nhiều cơ hội hơn so với doanh nghiệp lâu năm.

Bảng 3.1 Bảng tổng hợp định nghĩa và mô tả các biến

Loại biến Tên biến Ký hiệu Cách tính Bằng chứng thực nghiệm

Phụ thuộc Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bình quâ

ROA Lợi nhuận sau thuế và lãi vay trên tổng tài sản bình quân

Sheikh and Wang(2013) Độc lập Tỷ trọng tổng nợ trên tổng tài sản

DA Tổng nợ trên tổng tài sản

Zeitun và Tian (2007); Antwi và cộng sự (2012);

Tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản

SDA Tổng nợ ngắn hạn trên tổng tài sản

Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản

LDA Tổng nợ dài hạn trên tổng tài sản

Kiểm soát Quy mô doanh nghiệp

LNTA Logarit tự nhiên của tổng tài sản

LNFAGE Logarit tự nhiên số năm từ khi doanh nghiệp được niêm yết

Chi tiêu vốn CAPEXTA Tỷ lệ chi tiêu cho đầu tư trên tổng

Tỷ số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách

MBV Tỷ lệ giá trị thị trường của cổ phiếu phổ thông trên giá trị sổ sách của cổ phiếu phổ thông

Tỷ số dòng tiền thuần hoạt động kinh doanh trên tổng tài sản

Tỷ lệ dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh trên tổng tài sản

Tỷ lệ tài sản cố định

PPETA Tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản

Sheikh và Wang (2013); Le và Phan (2017)

Thuế suất thu nhập doanh nghiệp

TNDN phải nộp trên lợi nhuận

+ trước thuế của doanh nghiệp Trong đó: (+): quan hệ cùng chiều (-): quan hệ ngược chiều

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Hình 3.1 Tổng quát mối quan hệ giữa cấu trúc vốn đối với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp

Tỷ lệ"tổng nợ trên tổng tài sản"

Tỷ lệ"tổng nợ dài trên tổng tài sản"

^ Tỷ số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách s Tỷ số dòng tiền trên

Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp hạn tổng tài sản s Tỷ số tài sản cố định

^ Khả năng sinh lợi trên tài sản

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Giả thuyết nghiên cứu

“Hiệu quả hoạt động tài chính như tối đa hóa lợi nhuận, tối đa hóa lợi nhuận trên tài sản và tối đa hóa lợi ích của cổ đông là vấn đề cốt lõi của tính hiệu quả đối với doanh nghiệp Việc sử dụng nguồn vốn ngắn hạn hay dài hạn, hay nói cách khác là cấu trúc vốn, có vai trò quan trọng trong việc duy trì, phát triển hoạt động của doanh nghiệp Sự linh hoạt trong việc sử dụng cấu trúc vốn sẽ đem lại mức độ hiệu quả khác nhau đối với hoạt động của doanh nghiệp và điều đó tùy thuộc vào cách thức sử dụng của từng doanh nghiệp.”

Dựa trên cở sở lý thuyết đã nêu về cấu trúc vốn của các nhà kinh tế học trên thế giới, các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước đã lược khảo cùng với thực trạng của các công ty phi tài chính giai đoạn 2016 – 2020, tác giả đặt ra một số giả thuyết như sau:”

Cấu“trúc vốn với biến đại diện là tỷ số nợ (DA): một số nghiên cứu về lý thuyết cấu trúc vốn như lý thuyết cổ điển của Durand (1952) thì chi phí vốn của nợ thường “rẻ” hơn so với chi phí vốn của chủ sở hữu nên doanh nghiệp thường sử dụng nợ nhiều hơn để làm gia tăng giá trị doanh nghiệp Ngoài ra, theo lý thuyết M&M (1958, 1963) cũng cho thấy tỷ lệ nợ có mối quan hệ tích cực đến giá trị doanh nghiệp Ngoài ra, một số nghiên cứu thực nghiệm của các tác giả như: Derayat,M.

(2012), Samuel Fosu (2013), Zuraidah Ahmad và cộng sự (2012), cho kết quả DA tác động tích cực đến giá trị doanh nghiệp Nếu việc sử dụng vốn bằng cách vay nợ sẽ khiến các chủ nợ giám sát các hành vi một cách chặt chẽ và có hệ thống hơn thì các công ty có Tỷ trọng tổng nợ trên tổng tài sản cao hơn sẽ có nhiều khả năng đầu tư vào dự án tốt hơn như thông qua các quy trình sàng lọc đầu tư chặt chẽ và hoạt động tốt hơn so với các công ty có Tỷ trọng tổng nợ trên tổng tài sản thấp hơn Do đó, bài nghiên cứu đề,xuất,giả,thuyết sau:” H1: Tỷ trọng “ tổng nợ trên tổng tài sản có tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ”

Theo“lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn cho rằng có sự đánh đổi giữa lợi ích lá chắn thuế và chi phí trong giai đoạn khó khăn tài chính trong việc lựa chọn một tỷ lệ tài trợ bằng nợ Theo kết quả của các nghiên cứu trước đây, có nghiên cứu cho rằng nợ ngắn hạn có tác động ngược chiều đến ROA, ROE như nghiên cứu của Sheikh and Wang (2013), Toraman (2013), kết luận rằng tỷ trọng nợ ngắn hạn tác động ngược chiều đến

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

ROA Salim, M., & Yadav, R (2012), Sheikh và Wang (2013) và Nguyễn Văn Duy

(2014), kết quả nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản và ROE Nợ ngắn hạn nhiều sẽ gia tăng rủi ro về áp lực thanh khoản của doanh nghiệp làm chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn tăng, khả năng mất cân đối tài chính Từ đó tác giả đưa ra giả thuyết:”

H2: Tỷ trọng nợ ngắn hạn trên tổng tài sản tác động ngược chiều lên hiệu quả hoạt động kinh doanh ”

Kế thừa“những nghiên cứu của Durand (1952) và lý thuyết đánh đổi, đồng thời kết hợp các nghiên cứu của các tác giả như:“Tailab (2014) và Võ Minh Long

(2017) đã kết luận rằng tỷ trọng nợ dài hạn trên tổng tài sản tác động cùng chiều đến giá trị thị trường của doanh nghiệp Với đặc điểm tỷ số nợ dài hạn cũng từ một phần của tỷ số nợ nhưng khi sử dụng thì nợ dài hạn có tính ổn định cao hơn rất nhiều so với nợ ngắn hạn.” Từ đó tác giả đưa ra giả thuyết:”

H3: Tỷ trọng nợ dài hạn trên tổng tài sản có tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ”

Bảng 3.2 Tổng hợp giả thuyết nghiên cứu

Tên biến Dấu kì vọng B ằng chứng thực nghiệm

Samuel Fosu (2013); Zuraidah Ahmad và cộng sự (2012)

Sheikh và Wang (2013); Nguyễn Văn Duy (2014).

Mô tả dữ liệu

Dữ“liệu trong bài nghiên cứu được thu thập từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán và báo cáo thường niên của các doanh nghiệp phi tài chính được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) giai đoạn 2016 - 2020.”

Dữ liệu nghiên cứu được lựa chọn dựa trên các tiêu chí sau:

^ Các giá trị bị mất hay có sai sót trong dữ liệu kế toán và các giá trị bất thường như lớn quá hay nhỏ quá so với giá trị trung bình sẽ được loại bỏ.

^ Trong giai đoạn nghiên cứu, các công ty phải có dữ liệu liên tục.

^ Không lấy dữ liệu các doanh nghiệp thuộc ngành tài chính như ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm vì các ngành không thích hợp với mục tiêu nghiên cứu.

Phương pháp hồi quy

3.5.1 Hồi quy gộp (Pooled OLS)

Với phương pháp ước lượng hồi quy bảng, mô hình nghiên cứu có thể viết lại thành mô hình hồi quy gộp (pooled model) như sau:

Y it = β 0 + β ’ X it + ε it Trong đó Y it là biến phụ thuộc và X it là các biến giải thịc trong mô hình.

Mô hình hồi quy gộp chỉ đơn giản là phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất Đây là trường hợp đơn giản nhất Tuy nhiên, loại mô hình thường xuất hiện hiện tượng tự tương quan trong dữ liệu hay ràng buộc phần dư làm cho giá trị Durbin-Watson thấp (Baltagi 2005) hoặc bị phương sai thay đổi Do đó, mô hình hồi quy OLS ít được tin cậy trong nghiên cứu từ dữ liệu bảng Để khắc phục các khuyết điểm này, mô hình tác động cố định và mô hình tác động ngẫu nhiên được dùng thay thế.

3.5.2 Hồi quy bằng phương pháp FEM

Mô hình tác động cố định giả định rằng các đối tượng đang được dùng đo lường sẽ được cố định, cho nên sự khác biệt giữa các đối tượng sẽ được bỏ qua không cần chú ý tới Vì vậy, có thể nhìn vào phương sai của tất cả các đối tượng được gộp chung khi giả định rằng các đối tượng đó (và các phương sai của từng đối tượng) là giống hệt nhau.

Kết quả của một phân tích tác động cố định chỉ có thể hỗ trợ giải thích cho

3 9 nhóm được đo lường (đối tượng,v.v…) mà thực sự có – đối tượng thực tế đã xem xét.

Mô hình tác động cố định có ý nghĩa nếu hai điều kiện được đáp ứng: thứ nhất, tất cae các nghiên cứu được dùng trong phân tích đều có chức năng giống nhau; thứ hai, mục tiêu của phân tích là tính toán tác động chung cho những mẫu đã có dữ liệu được xác định sẵn, không phải dùng để tổng quát hóa cho toàn bộ cả một tổng thể lớn hơn.

3.5.3 Hồi quy bằng phương pháp REM

Mô hình tác động ngẫu nhiên giả định rằng những đo lường được sử dụng là một mẫu ngẫu nhiên được lấy từ một tổng thể lớn hơn và do đó sự khác biệt giữa những đối tượng có thể cho biết được kết quả đối tượng và tổng thể.

Tuy nhiên, phân tích tác động ngẫu nhiên cho phép suy luận điều gì đó về một tổng thể đã được lấy mẫu Nếu kích thước của mẫu trong mỗi đối tượng liên quan và sự khác nhau giữa các đối tượng đã đủ lớn, ta có thể dự doán được những tác động đối với một tổng thể, điều này rất quan trọng đối với nhiều nghiên cứu.

Khi nhà nghiên cứu thu thập dữ liệu từ một loạt các nghiên cứu đã được thực hiện bởi những nhà nghiên cứu độc lập, sẽ không chắc chắn tất cả các nghiên cứu đều có những chức năng tương đương Thông thường, các đối tượng nghiên cứu hoặc những can thiệp trong các nghiên cứu, bằng cách này hay cách khách sẽ ảnh hưởng đến kết quả, vì vậy không thể giả sử rằng có một ảnh hưởng chung Do đó, trong những trường hợp này mô hình tác động ngẫu nhiên sẽ tốt hơn so với mô hình tác động cố định.

Sự biến động giữa các quan sát dẫn đến khác biệt giữa mô hình tác động ngẫu nhiên và mô hình tác động cố định Trong mô hình tác động cố định, sự biến động giữa các quan sát có tương quan đến biến độc lập thì ngược lại, trong mô hình tác động ngẫu nhiên sự biến động giữa các quan sát được giả sử là ngẫu nhiên và không tương quan đến các biến giải thích Do đó, nếu biến độc lập chịu ảnh hưởng bởi sự khác biệt giữa các quan sát thì REM sẽ phù hợp hơn so với FEM.

Sau khi hồi quy bằng mô hình FEM và REM dùng kiểm định Hausman để

4 0 so sánh hai kỹ thuật hồi quy này.

3.5.4 Lựa chọn giữa các mô hình hồi quy Pooled OLS, FEM và REM Thông qua kiểm định F_test và Hausman test để lựa chọn mô hình phù hợp nhất Sau khi lựa chọn mô hình phù hợp sẽ tiến hành kiểm định các khuyết tật của mô hình như đa cộng tuyến, phương sai thay đổi và tự tương quan.

Theo Gujarati & Porter (2009), Baltagi (2005) và Greene (2013) chúng ta có thể thực hiện một số kiểm định lựa chọn cách tiếp cận phù hợp cho phân tích dữ liệu bảng theo sơ đồ sau:

Hình 3.2 Sơ đồ kiểm định lựa chọn giữa các mô hình hồi quy

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Quy trình thực hiện

❖ Phân tích thống kê mô tả

Phương pháp này được sử dụng để thống kê những đặc tính cơ bản của dữ liệu nhằm có cái nhìn tổng quát về mẫu nghiên cứu Thông qua mô tả, tóm tắt thống kê các biến độc lập và biến phụ thuộc của doanh nghiệp để thấy được giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất và bé nhất của từng biến nghiên cứu.

❖ Phân tích ma trận tương quan

Phân tích tương quan được sử dụng để xem xét mối quan hệ giữa các biến

4 1 phụ thuộc, biến độc lập và biến kiểm soát Kết quả phân tích tương quan có thể đánh giá được bước đầu các dự báo của mô hình Ngoài ra, trong trường hợp biến độc lập có tương quan cao thì đây là dấu hiệu của hiện tượng đa cộng tuyến, do đó đây là một cơ sở để kiểm tra đa cộng tuyến và điều chỉnh mô hình.

Trong khi phân tích tương quan kiểm tra có tồn tại mối tương quan giữa các biến hay không thì phân tích hồi quy được dùng để đo lường mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc Hệ số Prob (P-value) của kết quả phân tích hồi quy cho biết mức độ tác động của các biến độc lập lên từng biến phụ thuộc, các mức thống kê có ý nghĩa thường được sử dụng là 1%, 5% hoặc 10% Trong luận văn, tác giả chọn mức thống kê có ý nghĩa là 10%, tức là biến độc lập được xem là có ảnh hưởng mạnh đến biến phụ thuộc khi giá trị Prob của từng biến độc lập trong mô hình hồi quy nhỏ hơn 10% (P-value < 0.1), và ngược lại.

❖ Các kiểm định lựa chọn mô hình

Kiểm định F_test: là một kiểm định để lựa chọn phương pháp OLS và FEM, dựa trên giả định không có sự khác biệt giữa tung độ gốc theo đơn vị không gian Với giả thuyết:

H0: không có sự khác biệt giữa các đối tượng hoặc các thời điểm khác nhau.

H1: có sự khác biệt giữa các đối tượng hoặc các thời điểm khác nhau.

Nếu P-value 10 thì mức độ cộng tuyến được xem là cao, ngược lại hệ số VIF < 10 sẽ không có hiện tượng đa cộng tuyến.

Kiểm định phương sai thay đổi: Một trong các giả thuyết chủ yếu cho hồi quy bình phương bé nhất thông thường OLS là phương sai không thay đổi Nếu phương sai không phải là một hằng số thì được coi là phương sai thay đổi Để kiểm định phương sai thay đổi, tác giả sử dụng kiểm định White với giả thuyết:

H0: không có hiện tượng phương sai thay đổi

H1: có hiện tượng phương sai thay đổi.

Nếu giá trị P-value < 0.1 bác bỏ giả thuyết H0 và chấp nhận giả thuyết H1. Kiểm định tự tương quan: tác giả sử dụng kiểm định Wooldrige để kiểm định hiện tượng tự tương quan với giả thuyết:

H0: không có hiện tượng tự tương quan.

H1: có hiện tượng tự tương quan.

Nếu kết quả kiểm định cho giá trị P-value < 0.1 bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhập giả thuyết H1.

Cụ thể, quy trình thực hiện được tiến hành theo các bước dưới đây:

Bước 1 : Thống kê mô tả nhằm cung cấp bảng tổng hợp mô tả số liệu của các biến.

Bước 2 : Phân tích ma trận tương quan để đo lường mối quan hệ tuyến tính giữa các biến.

Bước 3 : Báo cáo kết quả hồi quy theo mô hình hồi quy Pooled OLS (hồi quy kết hợp tất cả các quan sát).

Bước 4 : Ước lượng hồi quy theo mô hình FEM (tác động cố định) và REM (tác động ngẫu nhiên).

Bước 5 : Thực hiện kiểm định F-test để lựa chọn giữa Pooled-OLS và FEM Giả thuyết: H0: không có hiệu ứng cố định

H1: có hiệu ứng cố định

Nếu P-value > alpha = 0.05: chấp nhận H0, do đó chọn mô hình Pooled-OLS P-value < alpha = 0.05: bác bỏ H0, do đó chọn mô hình FEM

Bước 6 : Kiểm định Hausman test để xem xét mô hình FEM hay REM phù hợp hơn.

Giả thuyết: H0: ước lượng hiệu ứng ngẫu nhiên là thích hợp

H1: ước lượng hiệu ứng ngẫu nhiên là không thích hợp

Khi giá trị P-value < alpha = 0.05: bác bỏ H0 Khi đó ước lượng hiệu ứng ngẫu nhiên (REM) là không thích hợp nên mô hình tác động cố định (FEM) sẽ được lựa chọn.

Ngược lại, nếu giá trị P-value > alpha =0.05 thì mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (REM) thích hợp hơn.

Bước 7 : Kiểm định các khuyết tật của mô hình như đa cộng tuyến, hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi.

Chương 3“đã trình bày dữ liệu nghiên cứu và cách thu thập dữ liệu nghiên cứu Các phương pháp phân tích dữ liệu và kiểm định phụ vụ cho việc nghiên cứu Chương 4 tiếp theo sẽ trình bày kết quả nghiên cứu với những phân tích và các kiểm định cần thiết.”

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

Phân tích thông kê mô tả

Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến trong mô hình

Variable Obs Mean Std Dev Min Max

Nguồn: Kết quả chạy từ phần mềm STATA 14

Biến đo lường“hiệu quả doanh nghiệp:” s Biến ROA có giá trị trung bình là 0.100124, trong đó giá trị lớn nhất là

0.3941057 và giá trị nhỏ nhất là 0.0033848 với độ lệch chuẩn là 0.0628645.

Các biến độc lập: s Biến tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản DA có giá trị trung bình là 0.4331787, trong đó giá trị lớn nhất là 0.8541884 và giá trị nhỏ nhất 0.045069 với độ lệch chuẩn là 0.1703892. s Biến tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản SDA có giá trị trung bình là

0.3602419 trong đó giá trị lớn nhất là 0.9901807 và giá trị nhỏ nhất là 0 với độ lệch chuẩn là 0.1856894.

^ Biến tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản LDA có giá trị trung bình là0.0729369 trong đó giá trị lớn nhất là 0.7432719 và giá trị nhỏ nhất là -0.6763341 với độ lệch chuẩn là 0.159705.

^ Biến LNTA có giá trị trung bình là 27.7182, trong đó giá trị lớn nhất là 32.2538 và giá trị nhỏ nhất là 24.64726 với độ lệch chuẩn là 1.735523.

^ Biến PPETA có giá trị trung bình là 0.2556247, trong đó giá trị lớn nhất là 0.8660069 và giá trị nhỏ nhất là 0.0118389 với độ lệch chuẩn là 0.1866721.

^ Biến ETR có giá trị trung bình là 0.1854463, trong đó giá trị lớn nhất là 0.3647724 và giá trị nhỏ nhất là 0.0205903 với độ lệch chuẩn là 0.0477438.

^ Biến NCFOTA có giá trị trung bình là 0.0961443, trong đó giá trị lớn nhất là 0.4239237 và giá trị nhỏ nhất là -0.1779521 với độ lệch chuẩn là 0.1057897.

^ Biến MBV có giá trị trung bình là 1.709399, trong đó giá trị lớn nhất là 8.136296 và giá,trị,nhỏ,nhất là 0.257675 với độ,lệch,chuẩn là 1.241435.

^ Biến CAPEXTA có giá trị trung bình là -0.072295, trong đó giá trị lớn nhất là 0.2136885 và giá,trị,nhỏ,nhất là -0.7677367 với độ,lệch,chuẩn là 0.1059436.

^ Biến LNFAGE có giá trị trung bình là 2.023679, trong đó giá trị lớn nhất là 2.944439 và giá,trị,nhỏ,nhất là 0 với độ,lệch,chuẩn là 0.4938469.

Phân tích tương quan

Bảng 4.2 Kiểm định tương quan giữa các biến trong mô hình

ROA DA SDA LDA LNTA PPET

A ETR NCFOTA MBV CAPEXTA LNFAGE

Nguồn: Kết quả chạy từ phần mềm STATA 14

Hệ số“tương quan thể hiện mức độ tương quan giữa các biến với nhau Mức độ đo lường từ -1 đến 1 Qua ma trận hệ số tương quan trên, ta thấy hầu như các biến độc lập có hệ số tương quan khá thấp, nhỏ hơn 0.5.

Tuy nhiên, có một cặp biến có hệ số tương quan khá cao trên 0.5 Cụ thể là biến MBV có hệ số tương quan là 0.5804 Biến này cần dùng kiểm định VIF để xem có hiện tượng đa cộng tuyến hay không sẽ được trình bày ở phần sau.”

Kết quả hồi quy

4.3.1 Mô hình 1: Tác động của tỷ trọng tổng nợ trên tổng tài sản đối với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.”

Bảng 4.3 Tác động của tỷ trọng tổng nợ trên tổng tài sản đối với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp

Tên biến Pooled OLS FEM REM

Hệ số β P-value Hệ số β P- value Hệ số β P-value

Kiểm định lựa chọn mô hình

Nguồn: Kết quả chạy từ phần mềm STATA 14

Kiểm định lựa chọn mô hình phù hợp:

Ta có Pro (F_statistic) = 0.000 < 0.05 nên ta bác bỏ H0, có nghĩa là mô hình có hiệu ứng cố định Vậy nên mô hình FEM sẽ phù hợp hơn so với Pooled OLS.

Từ kiểm định Hausman, ta có p-value = 0.000 10 sẽ có hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình.

Bảng 4.6 Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến của các mô hình

Variable Mô hình 1 Variable Mô hình 2 Variable Mô hình 3

VIF 1/VIF VIF 1/VIF VIF 1/VIF

Mean VIF 1.15 Mean VIF 1.14 Mean VIF 1.14

Nguồn: Kết quả chạy từ phần mềm STATA 14

Từ kết quả VIF, ta thấy hệ số VIF của cả ba mô hình đều bé hơn 10 (VIF

Ngày đăng: 28/08/2023, 21:59

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.2. Tổng hợp giả thuyết nghiên cứu - 1177 tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của các cty phi tài chính tại vn 2023
Bảng 3.2. Tổng hợp giả thuyết nghiên cứu (Trang 48)
Hình 3.2. Sơ đồ kiểm định lựa chọn giữa các mô hình hồi quy - 1177 tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của các cty phi tài chính tại vn 2023
Hình 3.2. Sơ đồ kiểm định lựa chọn giữa các mô hình hồi quy (Trang 51)
Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến trong mô hình - 1177 tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của các cty phi tài chính tại vn 2023
Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến trong mô hình (Trang 56)
Bảng 4.2. Kiểm định tương quan giữa các biến trong mô hình - 1177 tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của các cty phi tài chính tại vn 2023
Bảng 4.2. Kiểm định tương quan giữa các biến trong mô hình (Trang 58)
Bảng 4.3. Tác động của tỷ trọng tổng nợ trên tổng tài sản đối với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp - 1177 tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của các cty phi tài chính tại vn 2023
Bảng 4.3. Tác động của tỷ trọng tổng nợ trên tổng tài sản đối với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp (Trang 59)
Bảng 4.4. Tác động của tỷ trọng nợ ngắn hạn trên tổng tài sản lên hiệu quả hoạt động doanh nghiệp - 1177 tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của các cty phi tài chính tại vn 2023
Bảng 4.4. Tác động của tỷ trọng nợ ngắn hạn trên tổng tài sản lên hiệu quả hoạt động doanh nghiệp (Trang 60)
Bảng 4.5. Tác động của tỷ trọng nợ dài hạn trên tổng tài sản lên hiệu quả hoạt - 1177 tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của các cty phi tài chính tại vn 2023
Bảng 4.5. Tác động của tỷ trọng nợ dài hạn trên tổng tài sản lên hiệu quả hoạt (Trang 62)
Bảng 4.6. Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến của các mô hình - 1177 tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của các cty phi tài chính tại vn 2023
Bảng 4.6. Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến của các mô hình (Trang 64)
Bảng 4.9. Kết quả hồi quy GLS của mô hình 1 - 1177 tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của các cty phi tài chính tại vn 2023
Bảng 4.9. Kết quả hồi quy GLS của mô hình 1 (Trang 65)
Bảng 4.8. Kiểm định hiện tượng tự tương quan - 1177 tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của các cty phi tài chính tại vn 2023
Bảng 4.8. Kiểm định hiện tượng tự tương quan (Trang 65)
Bảng 4.11. Kết quả hồi quy GLS của mô hình 3 - 1177 tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của các cty phi tài chính tại vn 2023
Bảng 4.11. Kết quả hồi quy GLS của mô hình 3 (Trang 69)
Bảng 4.12. Kết quả nghiên cứu của các mô hình - 1177 tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của các cty phi tài chính tại vn 2023
Bảng 4.12. Kết quả nghiên cứu của các mô hình (Trang 70)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w