1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

1097 các nhân tố tác động đến lợi nhuận của nhtm cp vn khóa luận đại học chuyên ngành tcnh 2023

98 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Nhân Tố Tác Động Đến Lợi Nhuận Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam
Tác giả Trịnh Đức Trọng
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Như Quỳnh
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tài Chính Ngân Hàng
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2022
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 228 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU (12)
    • 1.1. Lý do chọn đề tài (12)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (13)
      • 1.2.1 Mục tiêu tổng quát (13)
      • 1.2.2 Mục tiên cụ thể (14)
    • 1.3. Câu hỏi nghiên cứu (14)
    • 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (14)
    • 1.5. Phương pháp nghiên cứu (15)
    • 1.6. Đóng góp của nghiên cứu (15)
    • 1.7. Cấu trúc của đề tài nghiên cứu (15)
  • CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGIÊN CỨU (17)
    • 2.1. Tổng quan về lợi nhuận của ngân hàng thương mại (17)
      • 2.1.1 Khái niệm lợi nhuận (17)
      • 2.1.2 Lợi nhuận của ngân hàng thương mại (17)
      • 2.1.3 Các chỉ tiêu xác định lợi nhuận (18)
    • 2.2. Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố tác động đến lợi nh (22)
      • 2.2.1 Các nghiên cứu nước ngoài (0)
      • 2.2.2 Các nghiên cứu trong nước (24)
    • 2.3. Các yếu tố tác động đến lợi nhuận NHTM (29)
      • 2.3.1 Các yếu tố bên trong ngân hàng (29)
      • 2.3.2 Các yếu tố bên ngoài ngân hàng (32)
  • CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (34)
    • 3.1.1 Dữ liệu nghiên cứu (34)
    • 3.1.2 Quy trình nghiên cứu (34)
    • 3.2 Mô hình nghiên cứu (37)
      • 3.2.1 Mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu (37)
      • 3.2.2 Mô hình nghiên cứu (45)
  • CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (48)
    • 4.1. Phân tích thống kê mô tả (48)
      • 4.1.1 Tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản (49)
      • 4.1.2 Qui mô ngân hàng (50)
      • 4.1.3 Vốn chủ sở hữu (51)
      • 4.1.4 Tính thanh khoản (52)
      • 4.1.5 Qui mô tín dụng (53)
      • 4.1.6 Rủi ro tín dụng (53)
      • 4.1.7 Chi phí hoạt động (54)
      • 4.1.8 Tốc độ tăng trưởng GDP (55)
    • 4.2. Phân tích tương quan (55)
    • 4.3. Phân tích hồi quy (57)
      • 4.3.1 Kết quả hồi quy (57)
      • 4.3.2 Lựa chọn mô hình (58)
    • 4.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu (60)
  • CHƯƠNG V: KẾT LUẬN (66)
    • 5.1. Kết luận (66)
    • 5.2. Một số hàm ý chính sách (66)
      • 5.2.1 Đối với các NHTM (67)
      • 5.2.2 Đối với cơ quan quản lí nhà nước (68)
    • 5.3. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU (69)
      • 5.3.1 Hạn chế của nghiên cứu (69)
      • 5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo (70)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................77 (72)

Nội dung

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Lý do chọn đề tài

Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất (Peter S.Rose, 2004, tr.7) Ngân hàng thương mại hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng để cấp tín dụng và thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán Với tư cách là tổ chức kinh doanh, hoạt động của ngân hàng thương mại dựa trên cơ sở chế độ hạch toán kinh tế, nhằm mục tiêu lợi nhuận Ngân hàng thương mại được pháp luật cho phép thực hiện rộng rãi các loại nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng, như: nhận tiền gửi có kì hạn, không kì hạn; thực hiện nghiệp vụ chiết khấu; dịch vụ thanh toán; huy động vốn bằng cách phát hành chứng chỉ nhận nợ

Hệ thống NHTM được xem là mạch máu của nền kinh tế quốc gia Chính vì vậy, hiệu quả hoạt động của NHTM luôn cần được chú trọng, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập hóa như hiện nay NHTM hoạt động tốt sẽ dẫn đến nền kinh tế phát triển thuận lợi Ngược lại, nếu hoạt động của NHTM yếu kém sẽ dẫn đến lượng tiền nhàn rỗi không được phân phối hiệu quả, nhu cầu huy động vốn sẽ không được đáp ứng tỉ lệ nợ xấu gia tăng,… ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế quốc gia.

Trong lĩnh vực ngân hàng, lợi nhuận luôn được xem là yếu tố quyết định tính sống còn của các ngân hàng, là mục tiêu then chốt để các ngân hàng khẳng định sự tồn tại và phát triển Một ngân hàng tăng trưởng lợi nhuận sẽ giúp cho tiềm lực ngân hàng cải thiện, hoạt động kinh doanh hiệu quả góp phần ổn định tài chính của một quốc gia.

Lợi nhuận là tiêu chí về khả năng sinh lời giúp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nó không chỉ là nguồn tài chính cần tích lũy để mở rộng sản xuất mà còn là nguồn tài chính đối với Nhà nước, tăng thu nhập quốc dân và khuyến khích người lao động gắn bó với công việc mình đang làm ( Tô Ngọc Hưng và Nguyễn Đức Trung, 2011).

Vì vậy việc phân tích và đo lường lợi nhuận để đánh giá hiểu quả hoạt động kinh doanh của NHTM, từ đó đề xuát các hàm ý chính sách nhằm gia tăng lợi nhuận của NHTM Việt Nam trong thời gian tới.

Theo báo cáo của ngân hàng nhà nước (NHNN), trong giai đoạn năm 2009-2015 tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của các NHTM giảm dần một cách nhanh chóng từ 1,27% xuống còn 0.38% sau cuộc khủng hoảng nền kinh tế năm 2008.Cho biết đến năm 2016, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản mới tăng nhẹ và bắt đầu có chuyển biến tích cực Trong giai đoạn 2017-2019 tỷ suất sinh lời tăng từ 0.61% lên 0.91%, mặc dù lợi nhuận của ngân hàng có xu hướng phát triển nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn do nền kinh tế chưa ổn định, sự cạnh tranh lẫn nhau giữa các ngân hàng Đến năm 2020, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản giảm xuống chỉ còn 0.78% Có thể thấy rằng, cho dù ngành ngân hàng có sự tăng trưởng tích cực nhưng vẫn chịu áp lực hỗ trợ các doanh nghiệp, giảm lãi và thực hiện theo chỉ thị của Ngân hàng Nhà nước Trong khi đó, trong lĩnh vực ngân hàng lợi nhuận luôn được xem là yếu tố quyết định tính sống còn của các ngân hàng, là mục tiêu then chốt để các ngân hàng khẳng định sự tồn tại và phát triển Một ngân hàng tăng trưởng lợi nhuận sẽ giúp cho tiềm lực ngân hàng cải thiện, hoạt động kinh doanh hiệu quả góp phần ổn định tài chính của một quốc gia.

Do đó, nhận thấy được tầm quan trọng của lợi nhuận đối với hoạt động của các NHTM cũng như việc tìm kiếm các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận là cần thiết Vì thế, đây là chính lý do tác giả chọn đề tài” Các nhân tố tác động đến lợi nhuận của Ngân hàngThương mại Cổ phần Việt Nam”cho khóa luận tốt nghiệp của mình, nhằm để xem xét các nhân tố tác động đến lợi nhuận của các NHTM Việt Nam Từ đó khóa luận đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm gia tăng lợi nhuận của các NHTM trong tương lai.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu chung tổng quát của đề tài là phân tích các nhân tố tác động đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam từ đó đề xuất các hàm ý chính sách nhằm gia tăng lợi nhuận của NHTM Việt Nam trong thời gian tới

1.2.2 Mục tiên cụ thể Để thực hiện được mục tiêu tổng quát trên, khóa luận nghiên cứu sẽ tập trung các mục tiêu cụ thể như sau khóa luận thực hiện các mục tiêu nghiên cứu cụ thể gồm:

Thứ nhất, xác định được các nhân tố tác động đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần.

Thứ hai, đo lường được mức độ ảnh hưởng và chiều hướng tác động của các nhân tố đó đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.

Thứ ba, đưa ra gợi ý, đề xuất nhằm gia tăng lợi nhuận của NHTM trong tương lai.

Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi 1: Các nhân tố nào tác động đến lợi nhuận của NHTM?

Câu hỏi 2: Mức độ và chiều hướng tác động của các nhân tố này đến lợi nhuận của các NHTM Việt Nam như thế nào?

Câu hỏi 3: Hàm ý chính sách nào được đề ra để gia tăng lợi nhuận của NHTM ViệtNam trong thời gian tới?

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là lợi nhuận của ngân hàng thương mại cổ phần và cá cnhân tố tác động đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần.

Về thời gian: từ năm 2007 đến năm 2020 Tác giả lựa chọn phạm vi nghiên cứu là giai đoạn từ 2007 – 2020 để tăng độ tin cậy cho bài nghiên cứu vì đây là giai đoạn kinh tế Việt Nam đang chuyển mình hồi phục sau cuộc khủng hoảng tài chính trên toàn thế giới và là giai đoạn mà khóa luận thu thập đủ dữ liệu và là giai đoạn đủ dài để phân tích tác động của các yếu tố đến lợi nhuận của NHTM

Về không gian: Nghiên cứu tiến hành lấy mẫu gồm 30 NHTM tại Việt Nam bao gồm các NHTM nhà nước và NHTM cổ phần Các ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam không được lựa chọn do không có thông tin về báo cáo tài chính riêng lẻ của các ngân hàng trên Do số liệu công bố một số năm của một số các ngân hàng bị hạn chế nên mô hình được xây dựng trên dữ liệu bảng không cân bằng.

Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để thực hiện phân tích dữ liệu bảng thu nhập được để tìm ra những mối quan hệ giữa các biến Rồi từ đó lý giải cũng như đưa ra những kiến nghị phù hợp với thực trạng tại Việt Nam.

Phương pháp định lượng : Thực hiện mô hình hồi quy đa biến với dữ liệu không cân bằng ( Unbalanced Panel Data) bằng cách sử dụng các mô hình dữ liệu bảng: Pooled OLS,FEM,REM và nhằm xem xét và phân tích tác động của các yếu tố đến lợi nhuận củaNHTMCP Việt Nam thông qua phần mềm Stata 13.

Đóng góp của nghiên cứu

Ý nghĩa thực khoa học: Đề tài cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận NHTM Nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho sinh viên có quan tâm đến vấn đề. Ý nghĩa thực tiễn: Nghiên cứu cung cấp bằng chứng thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của NHTM Từ đó đề xuất một số hàm ý chính sách để các NHTM gia tăng lợi nhuận trong thời gian tới.

Cấu trúc của đề tài nghiên cứu

Đề tài khoá luận nghiên cứu “Các nhân tố tác động đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” Được thực hiện theo 5 chương với bố cục như sau:

Chương này giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu bao gồm lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đóng góp mới của đề tài và bố cục của đề tài.

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Chương này đề tài sẽ tập trung giới thiệu về lợi nhuận của NHTM và các chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời của NHTM Đồng thời trình bày các dẫn chứng là các nghiên cức thực nghiệm về các yếu tố tác động đến lợi nhuận của NHTM

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương này sẽ tập trung giải thích nghiên cức, các bước nghiên cứu thực nghiệm và phương pháp ước lượng mô hình

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương này đề tài kết quả thống kê mô tả các biến, phân tích hệ số tương quan giữa các biến, thực hiện kiểm định để lựa chọn mô hình phù hợp và cuối cùng là thảo luận về kết quản nghiên cứu.

Chương này sẽ tóm tắt lại các vấn đề nghiên cứu và kết quả nghiên cứu của đề tài, những đề xuất giúp cho các NHTMCP Việt Nam gia tăng lợi nhuận Đồng thời, chương này cũng đưa ra những hạn chế mà đề tài chưa thực hiện được và hướng nghiên cứu mới tiếp theo của đề tài.

Trong chương này, tác giả đã trình bày cho người đọc có được các nhìn tổng quát về các vấn đề nghiên cứu cũng như đưa ra những vấn đề cơ bản nhất của nghiên cứu như lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa và hạn chế của việc nghiên cứu Bên cạnh đó, khóa luận cho đưa ra các phương pháp sơ lược cũng như cách thiết kế bố cục Khóa luận, từ đó làm cơ sở cho việc tiếp tục nghiên cứu các chương tiếp theo.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGIÊN CỨU

Tổng quan về lợi nhuận của ngân hàng thương mại

Ngày nay, lợi nhuận được hiểu theo nhiều định nghĩa khác nhau Theo Phạm Thị Hương (2015), lợi nhuận được xem là khoản thu nhập thuần túy của doanh nghiệp sau khi đã khấu trừ mọi chi phí Nói cách khác, lợi nhuận được xem là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi các giảm trừ, giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động và thuế.

Theo Samuelson P.(2002) , lợi nhuận được hiểu là chênh lệch giữa thu nhập và chi phí tạo ra thu nhập đó của một doanh nghiệp trong thời kỳ (thường là quý, nửa năm hoặc năm) Nếu kết quả chênh lệch âm là doanh nghiệp đó bị lỗ Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá kết quả kinh doanh.

Theo B Roberts (1998) lợi nhuận được xem là lợi ích tài chính có được khi doanh thu được tạo ra từ hoạt động kinh doanh lớn hơn chi phí và thuế được dùng cho việc duy trì hoạt động của cá nhân hay doanh nghiệp được đề cập Lợi nhuận được đo lường bằng cách lấy doanh thu trừ chi phí.

Qua các định nghĩa vừa nêu trên, có thể hiểu lợi nhuận là khoản thu nhập còn lại mà doanh nghiệp hay cá nhân có được sau khi lấy toàn bộ doanh thu thuần trừ đi chi phí trong quá trình kinh doanh và hoạt động Lợi nhuận dương chứng tỏ doanh nghiệp hay cá nhân có lời trong việc kinh doanh và đầu tư.

2.1.2 Lợi nhuận của ngân hàng thương mại

Lợi nhuận của NHTM xét theo nghĩa hẹp đó chính là chỉ tiêu tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Gia tăng lợi nhuận không những giúp ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, mà còn để gia tăng thu nhập cho các cổ đông, nâng cao phúc lợi và khen thưởng cho người lao động, ổn định nhân sự, ổn định tổ chức và nâng cao thương hiệu uy tín của ngân hàng (Nguyễn Đăng Dờn, 2012).

Theo Nguyễn Thị Ngọc Tú (2013): “Lợi nhuận của ngân hàng thương mại là khoản chênh lệch được xác định giữa tổng doanh thu phải thu trừ đi tổng các khoản chi tiêu phải trả lợi lý hợp lệ Một trong những mục tiêu quan trọng mà các NHTM hướng tới là tối đa hóa lợi nhuận Lợi nhuận NHTM là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả kinh doanh của NHTM, là nguồn tích lũy quan trọng, bổ sung vốn chủ sở hữu để thực hiện việc mở rộng hoạt kinh doanh”.

Theo Nguyễn Thanh Phong (2015): “Lợi nhuận NHTM là khoản chênh lệch được xác định giữa thu nhập và chi phí lợi tức cho vay và lợi tức nhận tiền gửi sau khi trừ đi những chi phí về nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng cộng với thu nhập từ nghiệp vụ ngân hàng khác”. Ý nghĩa về lợi nhuận NHTM rất đặt biệt, lợi nhuận không chỉ phản ánh hiệu quả hoạt động của từng NHTM riêng lẻ, mà hiệu quả hoạt động của cả hệ thống NHTM trong nền kinh tế Hoạt động của NHTM, không chỉ mang lại lợi nhuận cho nhân viên và các cổ đông của ngân hàng, rộng hơn nữa nó còn phải mang lợi ích cho khách hàng, cho nền kinh tế quốc gia (Nguyễn Đăng Dờn,2012).

2.1.3 Các chỉ tiêu xác định lợi nhuận

2.1.3.1 Các chỉ tiêu xác định lợi nhuận tuyệt đối

• Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT)

Tổng lợi nhuận trước thuế và lãi vay ( Earnings Before Interest and Taxes – EBIT) bao gồm lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính, lợi nhuận hoạt động tài chính trước lãi vay ( không tính chi phí lãi vay) và lợi nhuận khác.

Tổng lợi nhuận trước thuế và lãi vay phản ánh toàn bộ kết quả hoạt động của ngân hàng trong một thời kỳ và có thể sử dụng để đánh giá hiệu quả trong việc sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận chung cho nền kinh tế EBIT cao sẽ đảm bảo khả năng trả lãi vay tốt, khả năng đóng góp của ngân hàng vào nguồn thu ngân sách cao, khả năng mang lại lợi nhuận cho chủ sở hữu lớn ( Ngô Kim Phượng, 2018, trang 92)

• Tổng lợi nhuận trước thuế (EBT)

Tổng lợi nhuận trước thuế ( Earnings Before Taxes – EBT) phản ánh toàn bộ kết quả hoạt động của ngân hàng trong kỳ chưa trừ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp Tổng lợi nhuận trước thuế khác với tổng lợi nhuận trước thuế và lãi vay do tác động của chi phí lãi vay Chi phi lãi vay càng lớn sẽ làm cho EBT càng nhỏ hơn so với EBIT Do chi phí lãi vay là chi phí sử dụng vốn duy nhất được tính vào chi phí để xác định lợi nhuận, vì vậy khi ngân hàng sử dụng nợ vay càng nhiều thì chi phí lãi vay càng lớn nhưng điều này không có nghĩa là ngân hàng đã không tiết kiệm chi phí sử dụng và làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như làm giảm hiệu quả sử dụng vốn ( Ngô Kim Phượng, 2018, trang 93).

• Lợi nhuận sau thuế (EAT)

Lợi nhuận sau thuế (Earnings Afer Taxes – EAT) là phần chênh lệch giữa tổng lợi nhuận trước thuế với chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, đây là lợi nhuận cuối cùng thuộc về chủ sở hữu EAT khác với EBT bởi chi phí thuế TNDN, vì vậy EAT chịu tác động bởi chính sách thuế TNDN của Chính phủ trong từng thời kỳ (Ngô Kim Phượng, 2018, trang94).

EAT là chỉ tiêu đo lường kết quả kinh doanh của toàn ngân hàng đã tính đến ảnh hưởng của cơ cấu vốn và chính sách thuế TNDN, cho biết tổng giá trị lợi nhuận mà doanh nghiệp tạo ra được dành cho chủ sở hữu Như vậy, phân tích EAT không chỉ thấy rõ khả năng đóng góp vào kết quả kinh doanh chung của lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính, lợi nhuận hoạt động tài chính trước lãi vay và lợi nhuận khác, mà còn biết được ảnh hưởng của chi phí lãi vay phát sinh từ quyết định tài trời và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp từ những quy định trong chính sách của Chính phủ (Ngô Kim Phượng, 2018, trang 99).

2.1.3.2 Các chỉ tiêu xác định tỷ suất lợi nhuận

Do lợi nhuận tuyết đối của các doanh nghiệp phụ thuộc vào quy mô, hiệu quả của NHTM, do vây thông thường để đánh giá lợi nhuận của NHTM người ta thường sử dụng các chỉ tiêu tương đối để xem xét

• Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản đo lường hiệu quả hoạt động của một ngân hàng trong việc sử dụng tài sản (bao gồm các khoản cho vay và đầu tư) để tạo ra lợi nhuận sau thuế ROA cho biết được lợi nhuận ròng của ngân hàng từ một đồng đầu tư và tổng tài sản (The Bussiness of Banking,2010) Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản được tính bằng công thức:

Tổng tài sản bình quân

ROA là suất sinh lời trên tài sản của ngân hàng sau thuế, do đó ROA chịu ảnh hưởng bởi chính sách thuế thu nhập ngân hàng ROA không chịu ảnh hưởng của cơ cấu vốn Chỉ số ROA phản ánh hiệu quả hoạt động của ngân hàng, là cơ sở quan trọng để những người đi vay hoặc cho vay cân nhắc liệu xem ngân hàng có tạo ra mức sinh lời cao hơn chi phí sử dụng nợ không Bên cạnh đó, ROA cũng là cơ sở để chủ sở hữu

Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố tác động đến lợi nh

Bài nghiên cứu của Yuqi (2007) tìm hiểu các yếu tố nội tại và bên ngoài ngân hàng tác động đến lợi nhuận của NHTM sử dụng biến phụ thuộc là ROA Nghiên cứu khảo sát

123 ngân hàng tại Mỹ và 378 quan sát trong gian đoạn 1999-2006 Bài nghiên cứu sử dụng mô hình phân tích hồi quy với các biến bên trong ngân hàng bao gồm thanh khoản, rủi ro tín dụng, vốn chủ sở hữu và các biến bên ngoài ngân hàng bao gồm lạm phát, tăng trưởng GDP và lãi suất Kết quả của bài nghiên cứu chỉ ra tính thanh khoản có tác động tiêu cực lẫn tích cực đối với lợi nhuận ngân hàng Trong khi đó, rủi ro tín dụng càng cao làm cho lợi nhuận càng thấp và gia tăng vốn càng mạnh sẽ làm tăng lợi nhuận ngân hàng Ngoài ra, các yếu tố bên ngoài ngân hàng có tác động không đáng kể đối với mô hình của tác giả.

Adem & Deger (2011) thực hiện bài nghiên cứu với mục đích tìm ra các yếu tố đặc trưng của ngân hàng các biến bên trong có tác động đến lợi nhuận của ngân hàng tại Tukey trong giai đoạn 2002-2010 Lợi nhuận của ngân hàng được đo lường bởi hai chỉ số ROA và ROE, sử dụng dữ liệu bảng cân bằng Bài nghiên cứu thực hiện qua kiểm định FEM, REM cùng kiểm định Hausman để tìm ra mô hình phù hợp nhất, kết quả cho thấy qui mô tài sản và thu nhập ròng có tác động tích cực đến lợi nhuận của ngân hàng Tuy nhiên qui mô về danh mục tín dụng và các khoản cho vay liên quan có tác động mạnh và tiêu cực đến lợi nhuận của ngân hàng Xét về các yếu tố bên ngoài, chỉ có lãi suất là có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng Bài nghiên cứu còn đề xuất rằng các ngân hàng nên cải thiện lợi nhuận của họ bằng cách gia tăng qui mô của ngân hàng và thu nhập lãi ròng, giảm tỉ lệ tín dụng trên tổng tài sản. Thêm vào đó, lãi suất thực càng cao sẽ giúp gia tăng lợi nhuận của các ngân hàng.

Theo nghiên cứu của Gul & Zaman (2011) kiểm tra mối quan hệ giữa các yếu tố đặc trưng của ngân hàng và các tác động bên ngoài đến lợi nhuận của NHTM bằng cách sử dụng dữ liệu của 15 NHTM hàng đầu tại Pakistan trong giai đoạn 2005-2009 Trong bài nghiên cứu sử dụng kiểm định mô hình POLS để tìm ra sự ảnh hưởng của qui mô ngân hàng, qui mô tín dụng, rủi ro tín dụng, GDP, lạm phát và tỉ lệ vốn hóa thị trường đối với các biến phụ thuộc đại diện cho lợi nhuận ngân hàng, bao gồm cả ROA, ROE, ROCE và NIM Kết quả cho thấy các ngân hàng với nhiều vốn chủ sở hữu, tổng tài sản, các khoản cho vay, các khoản tiền huy động và các yếu tố bên ngoài ngân hàng như tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, vốn hóa thị trường chứng khoán sẽ có khả năng đạt được lợi nhuận cao hơn một cách an toàn và thuận lợi Để đạt được yêu cầu gia tăng lợi nhuận, bài nghiên cứu đã phát triển hai giả thuyết Giả thuyết 1 nói rằng các nhân tố bên trong có tác động tích cực đến lợi nhuận của ngân hàng Bên cạnh đó giả thuyết 2 cũng đưa ra rằng các yếu tố bên ngoài ngân hàng cũng có tác động đáng kể đến lợi nhuận của ngân hàng Kết quả chỉ ra rằng cả hai giả thuyết đều được chấp nhận về sự ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận của các ngân hàng Pakistan.

Petria và cộng sự (2015) nghiên cứu ảnh hưởng của 3 nhóm yếu tố: nội tại ngân hàng, yếu tố ngành và yếu tố vĩ mô đến lợi nhuận ngân hàng đối với 1098 ngân hàng từ 27 nước EU từ năm 2004 đến năm 2011 Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, hiệu quả quản trị, thu nhập đa dạng hóa, mức độ tập trung / cạnh tranh trong ngành và GDP có tác động đến lợi nhuận ngân hàng thể hiện trong cả hai biến ROAA và ROAE Có một phát hiện thú vị về tác động tích cực của cạnh tranh trong ngành ngân hàng đối với khả năng sinh lời Quy mô ngân hàng không ảnh hưởng đến ROAE và ảnh hưởng yếu đến ROAA.Trong điều kiện của Việt Nam, đã có một số nghiên cứu với nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau khi xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời

Khan và Jalil (2020) khám phá các yếu tố quyết định tỷ suất lợi nhuận (ROA) bằng cách sử dụng dữ liệu bảng từ năm 2003 đến năm 2017 của 46 NHTM ở Pakistan Kết quả thực nghiệm của các mô hình này chỉ ra rằng hoạt động chi phí, thuế lợi tức, rủi ro lãi suất,chỉ số Lerner, tiết kiệm quốc gia, cung tiền và tỷ giá hối phiếu tỉ lệ thuận với ROA Trong khi đó, quy mô hoạt động, rủi ro tín dụng và tỷ lệ lạm phát tỉ lệ nghịch đến ROA Hơn nữa, chi phí vận hành, thuế và nguồn cung tiền là các yếu tố chính ảnh hưởng đến ROA Hiệu quả quản lý và mức độ ngại rủi ro là những yếu tố không xác định đáng kể đến ROA.

Lestari, Chintia và Akbar (2021) xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ROA, dữ liệu được lấy từ 37 NHTM được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Indonesia (BEI) từ năm

2015 đến năm 2019 Bằng cách sử dụng phân tích hồi quy bội cùng với phương pháp GLS. Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng quy mô ngân hàng, tín dụng rủi ro, vốn tự có, tỷ lệ vốn vay trên tiền gửi, hiệu quả quản lý và tỷ lệ lạm phát có ảnh hưởng đến ROA, trong khi quy mô cho vay không ảnh hưởng đến ROA.

2.2.2 Các nghiên cứu trong nước

Tại Việt Nam, nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thanh Phong (2015) nghiên cứu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2009 đến 2014, sử dụng dữ liệu bảng và mô hình hồi quy với biến phụ thuộc là lợi nhuận (ROA) và các biến độc lập bao gồm quy mô ngân hàng, các khoản cho vay, quy mô vốn chủ sở hữu, rủi ro hoạt động tín dụng, tính thanh khoản, chi phí hoạt động, tăng trưởng kinh tế và lạm phát Tác giả đưa ra kết quả rằng các yếu tố bao gồm: Các khoản cho vay, rủi ro tín dụng, chỉ số thanh khoản và chi phí hoạt động có tác động tiêu cực lên lợi nhuận ngân hàng Tỷ lệ lạm phát có tác động đồng biến lên lợi nhuận ngân hàng Đồng thời, từ kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng quy mô ngân hàng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu và tăng trưởng kinh tế không thực sự ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Nguyễn, V.H (2008) nghiên cứu 32 ngân hàng thương mại Việt Nam theo ba nhóm: ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần và ngân hàng liên doanh từ

2001 đến 2005 Bằng cách sử dụng phương pháp phân tích hiệu quả cận biên, kết quả cho thấy rằng các ngân hàng nếu tiếp tục tăng quy mô sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động, đặc biệt là đối với các ngân hàng thương mại nhà nước Tuy nhiên, khi sử dụng mô hình kinh tế lượng Tobit, kết quả chỉ ra rằng hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại từ năm

2001 đến năm 2005 tăng lên do tổng tài sản tăng lên, trong khi tỷ lệ huy động trên vốn vay có mối tương quan âm với hiệu quả kỹ thuật, nghĩa là nếu ngân hàng sử dụng tốt nguồn vốn huy động, nó có thể tăng hiệu quả hoạt động của nó Kết quả tương tự đối với tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản và tỷ lệ thu nhập lãi trên tổng thu nhập Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có tác động tích cực đến hiệu quả kỹ thuật Cuối cùng, việc thay đổi môi trường vĩ mô cũng như thay đổi công nghệ theo thời gian có tương quan thuận với hiệu quả kinh doanh.

Trinh, Q.T.and Nguyen, V.S (2013) các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại (thông qua hệ số ROA, ROE) tại Việt Nam bằng cách sử dụng mô hình hồi quy Tobit dựa trên dữ liệu của 39 ngân hàng thương mại Việt Nam từ năm

2005 đến năm 2012 Nghiên cứu chỉ ra rằng tổng chi phí hoạt động trên doanh thu có tương quan nghịch với cả ROA và ROE Tỷ suất vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản càng cao thì tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản càng cao nhưng lại làm giảm tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu; Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản càng cao thì lợi nhuận càng cao, cho vay xấu càng cao và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại càng thấp.

Nguyên, T.T.H (2017), khả năng sinh lời là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá sự tồn tại và phát triển bền vững của ngân hàng Nghiên cứu này sử dụng phân tích hồi quy để xác định các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến ROA và ROE của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn 2006-2015 Kết quả cho thấy tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, dự phòng rủi ro tín dụng cho vay, chi phí lãi trên nợ phải trả và thu nhập ngoài lãi trên tài sản có tác động tích cực đến lợi nhuận của ngân hàng Trong khi đó, nợ xấu, tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập và quy mô hội đồng quản trị có tác động tiêu cực đến lợi nhuận Nghiên cứu cho thấy không có bằng chứng có ý nghĩa thống kê về tác động của các biến đại diện cho quản lý rủi ro thanh khoản, cấu trúc vốn, kiểm soát chi phí và quy mô đối với khả năng sinh lời của ngân hàng.

Các yếu tố tác động đến lợi nhuận NHTM

2.3.1 Các yếu tố bên trong ngân hàng

Theo Gul & Zaman (2011) cho rằng mô ngân hàng là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến lợi nhuận của NHTM Bài nghiên cứu chỉ ra ngân hàng với qui mô lớn có mạng lưới chi nhánh rộng sẽ dể dàng mở rộng các hoạt động nghiệp vụ như tạo điều kiện huy động vốn, tiếp cận khách hàng cho vay, phát triển và lắp đặt thêm trang bị công nghệ hiện đại giúp đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ.

Theo nghiên cứu của Adem & Deger (2011) sử dụng dữ liệu cân bằng thực hiện đo lường lợi nhuận của ngân hàng qua ROA và ROE, kết quả cho thấy qui mô của ngân hàng đều tác động tích cực đến 2 chỉ số trên Đồng thuận với kết quả trên, bài nghiên cứu của Nguyễn Trần Thịnh (2013) cũng đưa ra nhận xét lợi nhuận ngân hàng và qui mô ngân hàng có mối quan hệ đồng biến Khi gia tăng tài sản ngân hàng sẽ góp phần gia tăng khả năng sinh lời của ngân hàng.

Trái ngược lại với kết quả trên, theo nghiên cứu của Saira và ctg (2011) qui mô của ngân hàng có tác động nghịch chiều đến khả năng sinh lời của ngân hàng Bài nghiên cứu chỉ ra rằng những ngân hàng có qui mô càng lớn thì ROA của ngân hàng sẽ càng thấp Kết quả cũng đồng nhất với nghiên cứu của Bourke (1989) Lợi nhuận của ngân hàng sẽ không được gia tăng khi tổng tài sản càng lớn, việc đa dạng hóa qui mô dịch vụ không hợp lý sẽ dẫn đến các khoản chi phí mà ngân hàng phải gánh chịu mà không mang lại hiệu quả như chi phí quản lý, chi phí mở rộng mạng lưới chi nhánh, chi phí nhân viên.

Nhìn chung, để gia tăng lợi nhuận một cách hiệu quả, nhà quản trị cần phải lựa chọn qui mô của ngân hàng một cách hợp lý Qui mô của ngân hàng có thể cải thiện nguồn thu ngân hàng trong một giới hạn nhất định, tuy nhiên khi ngân hàng đạt đến một mức qui mô quá lớn, ngân hàng sẽ phát sinh nhiều vấn đề tiêu cực trong việc quản trị tốt ngân hàng.

Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn thuộc chủ sở hữu, thể hiện năng lực tài chính của ngân hàng, là niềm tin vào triển vọng phát triển và khả năng sinh lời vào số vốn đã đầu tư của ngân hàng Vốn chủ sở hữu cũng thể hiện quy mô và hiệu quả hoạt động của ngân hàng, tạo niềm tin cho người gửi tiền và thu hút tiền gửi, cung cấp nguồn lực tài chính cho sự tăng trưởng và phát triển (Berger, 1955) Ngân hàng với vốn chủ sở hữu cao sẽ làm giảm chi phí vốn, điều này góp phần làm tăng lợi nhuận của ngân hàng.

Theo bài nghiên cứu của Yuqi (2007) nhận định rằng một ngân hàng với với vị thể vốn chủ sở hữu cao có nhiều cơ hội để hoạt động hiệu quả và linh động hơn trong việc giải quyết những vấn đề tổn thất bất thường, hơn nữa là giúp gia tăng lợi nhuận, Kết quả cho thấy vốn chủ sở hữu ngân hàng có tác động tích cực đến lợi nhuận của ngân hàng với giá trị tương quan cao Phạm Thị Hằng Nga (2013) cũng cho kết quả đồng nhất như trên với tỉ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản đều tương quan cùng chiều với các chỉ số ROA, ROE của ngân hàng Tuy nhiên trong bài nghiên cứu của Nguyễn Thanh Phong (2015), khi phân tích tương quan tỉ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản lại không có ý nghĩa thống kê đối với biến phụ thuộc ROA.

Tính thanh khoản của NHTM được xem như khả năng tức thời để đáp ứng nhu cầu rút tiền gửi và giải ngân các khoản tín dụng đã cam kết Các hoạt động tạo ra nhu cầu thanh khoản bao gồm khách hàng rút các khoản tiền gửi, đề nghị vay vốn của khách hàng, thanh toán các khoản phải trả kahsc, chi phí cho quá trình tạo ra sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng, thanh toán cổ tức cho cổ đông Để đáp ứng những nhu cầu thanh toán cho khách hàng,buộc ngân hàng phải dự trữ các quỹ cũng nhưng các loại chứng khoán có thể dễ dàng bán được trên thị trường.

Các chính sách thanh khoản sẽ tác động trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng Việc thiếu hụt thanh khoản là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại trong hiệu quả kinh doanh (Weersainghe & Perera, 2013) Thông thường có một sự đánh đổi giữa tính thanh khoản và lợi nhuận của ngân hàng, càng nhiều nguồn vốn hơn được giữ lại sẽ đáp ứng nhu cầu thanh khoản dẫn đến lợi nhuận của ngân hàng ngày càng thấp và ngược lại.

Yuqi (2007) đã chỉ ra rằng tính thanh khoản có tác động cả tích cực và tiêu cực đối với khả năng sinh lời của ngân hàng Trong khi đó, theo nghiên cứu của Weersainghe & Perera (2013) ngân hàng với tính thanh khoản thấp lại có khả năng gia tăng lợi nhuận hơn.

Theo Gui & Zaman (2011), hoạt động cho vay là một trong những hoạt động chính giúp mang lại nguồn thu cho ngân hàng Ngân hàng sẽ huy động nguồn tiền nhàn rỗi và tận dụng lượng tiền đó thõa mãn nhu cầu vay vốn của khách hàng Chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay chính là nguồn thu nhập của ngân hàng.

Với xu hướng phát triển của kinh tế, nghiệp vụ cho vay ngày càng đa dạng và phong phú ở tất cả các lĩnh vực ngành nghề Vì vậy, để hoạt động cho vay của ngân hàng phải ngày càng mở rộng, ngân hàng cần phải quản lý chặt chẽ quy trình cho vay Bài nghiên cứu của Abreu & Mendes (2001) đã chỉ ra rằng với quy trình cho vay cẩn thận, qui mô tín dụng có ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận của ngân hàng Trái ngược kết quả trên, Nguyễn Việt Hùng (2008) cho rằng không phải ngân hàng cho vay càng nhiều thì hiệu quả lại càng cao Việc thực hiện các món cho vay có nhiều rủi ro, thì sẽ làm tăng chi phí hoạt động tín dụng và giảm thu từ chính những hoạt động này Trong khi đó, theo bài nghiên cứu của Weerasainghe & Perera (2013) lại đưa ý kiếm răng qui mô tín dụng không ảnh hưởng đến lợi nhuận của NHTM.

Rủi ro tín dụng là khả năng không chi trả được nợ của người đi vay đối với người cho vay khi đến hạn thanh toán (Nguyễn Thanh Phong, 2015) Có thể nhận thấy rằng, một trong những hoạt động chính của NHTM là hoạt động cho vay nên yếu tố rủi ro tín dụng là yếu tố đáng cân nhắc khi xét về mức độ ảnh hưởng đối với lợi nhuận.

Khi qui mô tín dụng ngày càng được mở rộng, đòi hỏi các ngân hàng phải có khả năng phân tích, đánh giá và quản lý rủi ro một cách hiệu quả Nếu ngân hàng chaaos nhận những khoản vay với rủi ro tín dụng cao thì ngân hàng có khả năng đối mật với tình trạng thiếu vốn, tính thanh khoản thấp Việc này có thể dẫn đến giảm lợi nhuận của ngân hàng hoặc nghiên trọng hơn là nguy cơ vỡ nợ, phá sản.

Thep Yuqi (2007) chỉ ra rằng mức rủi ro tín dụng càng cao sẽ dẫn đến việc giảm sút lợi nhuận Đồng thuận với quan điểm trên, bài nghiên cứu của Nguyễn Thanh Phong (2015) cũng đưa ra kết quả rủi ro tín dụng có tác động âm lên ROA Ngược lại, theo Weersainghe & Perera (2013) rủi ro tín dụng không có tương quan đối với lợi nhuận của ngân hàng.

Lợi nhuận của ngân hàng xác định bằng tổng doanh thu trừ tổng chi phí (Ngô Kim Phượng và cộng sự, 2021) Bên cạnh việc gia tăng nguồn thu nhập, một trong những yếu tố quan trọng cần được xem trọng là giảm thiểu tối đá các khoản chi phí của ngân hàng.Chi phí hoạt động của ngân hàng bao gồm: Chi nộp thuế và các khoản lệ phí, chi phí cho nhân viên, chi về tài sản, chi cho hoạt động quản lý, chi phí bảo hiểm tiền gửi của khách hàng, chi phí dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn khác và chi phí khác (Nguyễn Thanh Phong, 2015).

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Dữ liệu nghiên cứu

Dữ liệu được sử dụng phân tích mô hình hổi quy là dữ liệu bảng Các số liệu của ngân hàng được lấy từ báo cáo tài chính, báo cáo thường niên đã được kiểm toán của 30 ngân hàng (phụ lục danh mục ngân hàng) trong vòng 13 năm từ năm 2007 đến năm

2020 Do trong giai đoạn này, ngành ngân hàng có nhiều biến động từ cuộc khủng hoảng kinh tế, xác nhập hợp nhất các ngân hàng nên một số các ngân hàng chưa công bố đầy đủ thông tin, vì vậy dữ liệu của một số năm không thu thập được. Đối với các biến kinh tế bên ngoài ngân hàng, dữ liệu được thu thập từ website của IMF Worldbank, Tổng cục Thống kê NHNN Tất cả dữ liệu được thu thập vào thời điểm kết thúc năm tài chính của các ngân hàng.

Quy trình nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu là hồi quy dữ liệu bảng (panel data) Chi tiết quy trình thực hiện được mô tả ở sơ đồ như sau:

Sơ đồ 3.1 Sơ đồ quy trình nghiên cứu

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Các bước trong quy trình được thực hiện qua 5 bước sau:

Buớc 1: Thống kê mô tả dữ liệu

Thống kê mô tả được sử dụng nhằm mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu qua các cách thức khác nhau Qua thống kê mô tả này trình bày được giá trị trung bình của các biến thông qua tiêu chí giá trị trung bình, giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất, giá trị trung vị và sai số chuẩn giữa các giá trị Thông qua các tiêu chí được thống kê đó, ta có thể hiểu được các hiện tượng và đưa quyết định đúng đắn về chuỗi dữ liệu nghiên cứu.

Bước 2: Phân tích mối tương quan giữa các biến phụ thuộc và độc lập để phát hiện ra hiện tượng đa cộng tuyến Việc phân tích tương quan giữa các biến trong mô hình phải được tiên hành bằng cách thiêt lập ma trận hệ số tương quan giữa các biến và tìm ra những cặp có hệ số tương quan cao Khi hệ số này có giá trị từ 0.8 trở lên cho thấy các biến độc lập có đa cộng tuyến nghiêm trọng, dẫn đến có khả năng thể hiện chiều hướng tác động không chính xác, quy luật kinh tế không được phản ánh đúng. Bên canh đó việc kiểm định nhân tổ phóng đại phương sai cũng giúp cho mô hình phát hiện được hiện tượng đa cộng tuyến Khi phát hiện khuyết tật này trong mộ hình, vấn đề được xử lý bằng cách loại bỏ biến đa cộng tuyến hoặc thay thế bằng một hoặc một số biến khác và tiến hành kiểm tra lại bằng các hệ số tương quan cho đến khi hiện tượng đa cộng tuyến không còn xảy ra.

Bước 3: Kiểm định mô hình Pooled OLS, FEM và REM

Hồi quy dữ liệu bảng sử dụng ba phương pháp chính, đó là phương pháp Pooled OLS, phương pháp tác động cố định (FEM) và phương pháp tác động ngẫu nhiên (REM).

Phương pháp Pooled OLS thực chất là việc sử dụng dữ liệu bảng để phân tích bằng hình thức sử dụng tất cả các dữ liệu theo cách xếp chồng và không phân biệt từng đơn vị chéo riêng Đây là phương pháp thông thường và đơn giản nhất, tương tự như việc phân tích OLS bình thường, không kể đến kích thước không gian và thời gian của dữ liệu Mô hình này có một số nhược điểm, đó là nhận diện sai thể hiện ở Durbin – Waston (DW) và ràng buộc quá chặt về các đơn vị chéo, điều này khó xảy ra so với thực tế Vì thế, để khắc phục các nhược điểm trên, mô hình FEM và REM được sử dụng. Để thể hiện tác động đặc trưng của mỗi đơn vị chéo đến biến phụ thuộc nhằm cho tung độ gốc thay đổi đối với mỗi đơn vị nhưng hệ số độ dốc không thay đổi.

Phương pháp đó được gọi là phương pháp hồi quy theo mô hình tác động cố định (FEM), nghĩa là tung độ gốc có thể khác nhau giữa các đơn vị chéo nhưng không thay đổi theo thời gian. Điểm khác biệt giữa mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) và mô hình ảnh hưởng cố định (FEM) được thể hiện ở sự biến động giữa các đơn vị Nếu sự biến động giữa các đơn vị có tương quan đến biến độc lập trong mô hình ảnh hưởng cố định thì trong mô mình ảnh hưởng ngẫu nhiên sự biến động giữa các đơn vị được giả sử là ngẫu nhiên và không tương quan đến biến độc lập.

Chính vì vậy, nếu sự khách biệt giữa các đơn vị có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc thì REM sẽ thích hợp hơn so với FEM.

Bước 4: Khoá luận lần lượt chạy ra các mô hình hồi quy Pooled OLS, FEM, REM trên ứng dụng Stata đế cho ra kết quả về mức độ tác động của các nhân tố đến lợi nhuận của ngân hàng Duới sự hỗ trợ của kiểm định Hausman, khóa luận chọn ra được mô hình phù hợp nhất Sau đó, tiếp tục thực hiện kiểm định các khuyết tật của mô hình được lựa chọn để phát hiện hiện tượng tự tương quan (kiểm định Wooldrige) và phương sai sai số thay đổi (kiểm định nhân tử Lagrangian) của mô hình Nếu như mô hình có khuyết tật, khoá luận sẽ dùng các biện pháp khắc phục để tìm ra được mô hình tác động có độ tin cậy cao Mô hình dự kiến được sử dụng nếu có hiện tượng khuyêt tật là mô hinh GLS.

Buớc 5: Khoá luận sẽ thảo luận về kết quả mô hình và xem với mức ý nghĩa thống kê 5%, những nhân tổ nào tác động đên lợi nhuận và mức độ tác động đến lợi nhuận là bao nhiêu Chiều hướng tác động của các nhân tố này có phù hợp với giả thuyết đặt ra hay không, có hợp lý hay không Để từ đó, tác già gợi ý một số khuyến nghị để nhằm gia tăng lợi nhuận cho từng NHTM và cả hệ thống NHTM Việt Nam nói chung.

Mô hình nghiên cứu

3.2.1 Mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu

Biến phụ thuộc được lựa chọn là ROA Trong tài liệu, có ba thước đo lợi nhuận thay thế chính, đó là ROA, ROE và NIM Nghiên cứu này tác giả tiếp cận và phân tích lợi nhuận thông qua chỉ tiêu ROA vì tỷ lệ thu nhập lãi thuần cận biên (NIM) chỉ đo lường thu nhập lãi thuần, chưa tính đến các khoản thu nhập ngoài lãi của ngân hàng. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu khuyến nghị rằng ROA là tỷ số chính để đánh giá khả năng sinh lời của ngân hàng do ROA không bị bóp méo bởi hệ số vốn chủ sở hữu cao, trong khi ROE không tính đến rủi ro liên quan đến đòn bẩy tài chính và đòn bẩy tài chính cao đòn bẩy Sufian, (2011) Ví dụ, một số nghiên cứu đã sử dụng ROA để đo lường khả năng sinh lời (Pasiouras & Kosmidou, 2007); Athanasoglou và cộng sự, 2008 và Olweny & Shipho, 2011) Vì vậy, nghiên cứu này đã cố gắng đo lường lợi nhuận bằng cách sử dụng ROA như hầu hết các nhà nghiên cứu đã đề cập ở trên Như đã lưu ý trong Olweny & Shipho (2011), ROA được đo bằng lợi nhuận ròng chia cho tổng tài sản Theo như chương 2, ROA được tính theo công thức: ỉ ợ i nhu ậ nsau thu ế

Trong ba chỉ tiêu đại diện khả năng sinh lời như chương 2 đã nêu thì trong thực tế, khi làm các nghiên cứu thực nghiệm, rất nhiều các nghiên cứu thực nghiệm đã sử dụng ROA như Yuqi (2007), Ahmad (2014), Weersainghe & Perera (2013) làm chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời.

Khi nghiên cứu về lợi nhuận của ngân hàng, qui mô của ngân hàng luôn được coi là một nhân tố quan trọng tác động đến tỷ suất sinh lời Một số bài nghiên cứu cho rằng khi gia tăng tài sản, ngân hàng sẽ càng cải thiện về mặt khả năng sinh lời Theo nghiên cứu của Adem & Deger (2011) nhận định những ngân hàng lớn thường có xu hướng mang lại lợi nhuận cao hơn Đồng thuận với quan điểm trên, Weersainghe &

Perera (2013) cũng đưa ra nhận xét mối quan hệ thuận tích cực giữa qui mô và lợi nhuận của ngân hàng Nhưng trong một sô nghiên cứu khác thì ngược lại, Saira & Ctg

(2011) chỉ ra rằng qui mô ngân hàng có tác động ngược chiều đến khả năng sinh lời, nghĩa là ngân hàng với tổng tài sản lớn không đảm báo sẽ mang lại lợi nhuận cao Họ cho rằng mối quan hệ tương quan ngược chiều này là do qui mô kinh doanh quá lớn dẫn đến sự thiếu hụt trong việc quản lý các hoạt động ngân hàng một cách hiệu quả.

Tuy nhiên, trong bối cảnh tại Việt Nam nay hầu hết các ngân hàng với qui mô lớn đều là những ngân hàng có sự tin cậy và đảm bảo uy tín trên thị trường Với danh tiếng tốt và mức độ an toàn từ bản thân nội tại, các ngân hàng nhận được sự tin tưởng của người dân giúp dễ dàng huy động nguồn vốn giá rẻ từ cá nhân và cả trong thị trường thứ cấp Chính vì vậy, tác giả kỳ vọng mối quan hệ giữa qui mô ngân hàng và lợi nhuận là mối quan hệ nghịch biến.

Giả thuyết H1: Qui mô ngân hàng có tác động cùng chiều đến lợi nhuận của ngân hàng. Để đo lường biến qui mô ngân hàng, tác giả chọn giá trị tổng tài sản Tuy nhiên, do tổng tài sản là giá trị tuyệt đối để hạn chế các khuyết tật đối với mô hình về phương sai sai số thay đổi, tác giả sử dụng logarit tự nhiên của tổng tải sản.

SIZE = Logarit tự nhiên (Tổng tài sản) Như vậy, với giả thuyết HI là qui mô ngân hàng tác động cùng chiều đến lợi nhuận của ngân hàng, khoá luận kỳ vọng biên SIZE mang dâu (+) trong mô hình.

Vốn chủ sở hữu một vai trò quan trọng trong hoạt động của ngân hàng, ảnh hưởng đến các quyết định kinh doanh, phản ánh qui mô và hiệu quả hoạt động của ngân hàng đó Bài nghiên cứu của Yuqi (2007) đã tìm ra mối quan hệ đồng biến mang tính tích cực giữa tỷ lệ vốn chủ sở hữu và lợi nhuận của ngân hàng khi nghiên cứu các quan sát tại Anh Đồng thuận với nhận định trên, các nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng

(2008) và Syafri (2012) cũng cho kết quả tương tự Trong khi đó, bài nghiên cứu của

Nguyễn Thanh Phong (2015) đã loại tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản ra khỏi mô hình.

Tại Việt Nam, trong nỗ lực đảm bảo an tìan cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, NHNN đã có nhiều chính sách và quy định liên quan đến tỷ lệ vốn chủ sở hữu của các chủ sở hữu Tỷ lệ vốn hóa của ngân hàng càng cao, chi phí sử dụng vốn của ngân hàng càng giảm và nhờ vào đó lợi nhuận của ngân hàng ngày càng được cải thiện. Trong khóa luận, tác gỉa kỳ vọng mối quan hệ đồng biến giữa tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản và lợi nhuận của ngân hàng.

Giả thuyết H2: Vốn chủ sở hữu có tác động cùng chiều đến lợi nhuận của ngân hàng.

Tỷ lệ vốn chủ sờ hữu được đo lường băng công thức:

CAPITAL = (Vốn chủ sở hữu)/(Tổng tài sản)

Tỷ lệ này cho thấy vốn chủ sở hữu đang chiếm bao nhiêu phần trăm trên tổng tài sản của ngân hàng Vốn chủ sở hữu đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của ngân hàng, ảnh hường đến các quyêt định kinh doanh, phản ánh quy mô và hiệu quả hoạt động của chính ngân hàng đó, vì vậy ngân hàng cần quản trị tốt nguồn vốn này để tạo ra lợi nhuận kì vọng Tỷ lệ vốn của ngân hàng càng cao, chi phí sử dụng vốn của ngân hàng càng giảm, và từ đó lợi nhuận của ngân hàng theo đó sẽ tăng lên.Hơn thể nữa, việc gia tăng tỷ lệ vốn có thể mang lại các khoản thu nhập bất ngờ từ việc giảm chỉ phí đã dự đoán trước từ những nguy cơ về kinh tể (bao gổm cả về phá sản) Vì vậy, tác giả kỳ vọng biến CAPITAL mang dấu (+) trong mô hình.

Tính thanh khoản của ngân hàng là khả năng mà ngân hàng tức thời đáp ứng được nhu cầu rút tiền gửi và giải ngân các khoản tín dụng theo cảm kết Theo Yuqi

(2007) đã chỉ ra rằng tính thanh khoản cá tác động cùng và nghịch chiều đến lợi nhuận cảu ngân hàng Ngân hàng phải đánh đổi giữa tính thanh khoản với mức gia tăng lợi nhuận của ngân hàng Khi tỉ số tiền và các khoản tương đương tiền cao, ngân hàng đảm bảo được uy tín và tính thanh khoản ổn định Tuy nhiên, các ngân hàng cần phải tốn thêm một khoản chi phí để duy trì khả năng thanh khoản ở mức độ ổn dịnh Việc quản lý không hiệu quả cũng như tiền và các khoản tương đương tiền có mức độ sinh lời thấp hơn so với các loại tài sản khác cùng dẫn đến việc giảm khả năng sinh lời của ngân hàng Vì vậy, trong khóa luận tác giả kỳ vọng mối quan hệ nghịch chiều giữa tính thanh khoản với lợi nhuận của ngân hàng.

Giả thuyết H3: Tính thanh khoản có tác động ngược chiều đến lợi nhuận của ngân hàng.

Chỉ số thanh khoản được đo lường bảng công thức:

Tiền Vàcác khoản tương đương tiền

Tỷ lệ trên cho ta thấy phần trăm của tiền và các khoản tương đương tiền trong cơ cấu tổng tài sản Tiền và các khoản tương đương tiền có tính thanh khoản cao, cho nên nêu tỷ số càng cao thì mức độ thanh khoản của ngân hàng sẽ càng được đảm bảo, nguồn lợi ngân hàng thu được tăng lên Tuy nhiên, để duy trì khả năng thanh khoản ở mức độ ổn định các ngân hàng cần phải tốn thêm một khoản chi phí Nếu quản lý không hiệu quả khoản chi phí này sẽ làm lợi nhuận ngân hàng giảm Hơn nữa, các khoản tiền và tương đương tiền có mức độ sinh lời thấp hơn so với các loại tài sản khác Vì vậy biến LIQUITY được kỳ vọng mang dầu (-) trong mối quan hệ giữa tính thanh khoản và lợi nhuận của ngân hàng.

Trong bài nghiên cu của Abreu & Mendes (2001) đã tìm ra môi quan hệ đông biên giữa qui mô tín dụng với lợi nhuận của ngân hàng Trong khi Nguyền Việt Hùng

(2008) lại cho răng không phải ngân hàng nào cho vay nhiêu cũng mang lại hiệu quả tích cực.

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Phân tích thống kê mô tả

Kết quả thống kê mô tả của các nhân tố tác động đến lợi nhuận của NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2007-2020 được trình bày ở bảng sau:

Bảng 4.1 Bảng thống kê mô tả các biến

Giá trị nhỏ nhất Độ lệch chuẩn

Nguồn: tác giả tính toán tổng hợp

Sau đây, tác giả phân tích số liệu của từng biến số qua từng năm trong giai đoạn2009-2019:

Bảng 4.1 cho thấy ROA của các NHTM trong giai đoạn 2007-2020 có giá trị trung bình là 0.81% Giá trị nhỏ nhất là -5.51% thuộc về ngân hàng TPB năm 2011 và giá trị lớn nhất là 4.72% thuộc về ngân hàng SGB năm 2010 Độ lệch chuẩn của ROA là 0.0078 cho thấy giá trị độ lệch chuẩn không lớn, biên độ dao động dữ liệu ổn định qua các năm.

4.1.1 Tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản

Hình 4.1 Tỷ suất sinh lời trung bình của cá NHTM Việt Nam

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Bảng 4.1 cho thấy ROA của các NHTM trong giai đoạn 2007-2020 có giá trị trung bình là 0.84% Nhìn vào Hình 4.1 ta có thể thấy rõ, khả năng sinh lời của toàn hệ thống nói chung giảm mạnh từ năm 2007 đến năm 2015 từ mức cao nhất là 1.33% xuống còn 0.4% Sự khủng hoảng nền kinh tế năm 2008 đã có sự ảnh hưởng mạnh mẽ đến tỷ suất sinh lời của các ngân hàng Bên cạnh đó giai đoạn từ năm 2010-2012, hệ thống các NHTM một lần nữa phải lao đao trước những sự kiện ngoài ý muốn, các vụ kiện tụng, tăng trưởng tín dụng thấp kỷ lục, tỷ lệ nợ xấu gia tăng, dẫn đến lợi nhuận các ngân hàng suy giảm trầm trọng Từ năm 2013-2015, nhìn chung các ngân hàng đã có dấu hiệu phục hồi sau khủng hoảng kinh tế, tuy nhiên trước các thách thứ như rủi ro trong mảng tín dụng, tỷ lệ nợ xấu vẫn còn cao cũng như công tác quản lý hoạt động kinh doanh của ngân hàng chưa được cải thiện dẫn đến lợi nhuận của các ngân hàng giảm đi đáng kể Trong đó vào năm 2015, ROA của ngân hàng các mức thấp kỉ lục với 0.40% Sau đó, năm 2016 tỷ suất sinh lời của các ngân hàng bắt đầu được cải thiện trở lại Mặc dù ROA của các ngân hàng trong các năm 2016,2017,2018 thấp hơn giá trị trung bình 0.84%( lần lượt là 0.46%,0.62% và 0.80%) nhưng cũng cho thấy sự gia tăng lợi nhuận Đặc biệt trong năm 2019 và 2020, với tỷ suất sinh lời trung bình là 0.91% và 0.92% cao hơn giá trị trung bình thể hiện nổ lực vượt bậc của các NHTM trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động.

Hình 4.2 Qui mô tài sản của các ngân hàng trong năm 2007 và năm 2020

Nguồn: Tác giả tính toán tổng hợp

Qui mô tổng tài sản của các ngân hàng trong giai đoạn 2008-2020 trung bình khoảng 79,987 tỷ đồng Bảng 4.1 cho thấy qui mô của ngân hàng (SIZE) có giá trị

■ Y2007 trung bình là 13.93, giá trị lớn nhất của SIZE là 15.18 (năm 2020 của ngân hàng BIDV) và giá trị nhỏ nhất là 12.1(năm 2008 của ngân hàng VIETBANK) Độ lệch chuẩn là 0.54. Hình 4.2 thể hiện tổng tài sản của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam, ta có thể thấy qui mô ngân hàng tăng mạnh trong giai đoạn 2009-2020 Cụ thể, năm 2020 ngân hàng có qui mô tổng tài sản cao nhất là ngân hàng BIDV với 1,516,685 tỷ đồng, kế đến là ngân hàng CTG với 1,341,436 tỷ đồng và ngân hàng VCB với 1,326,230 tỷ đồng Bên cạnh đó, ngân hàng SGB có tổng tài sản thấp nhất với 23,942 tỷ đồng, kế đến là ngân hàng PGBANK với 36,153 tỷ đồng và KLB với 57,281 tỷ đồng Nhìn chung, các NHTMCP có vốn nhà nước vẫn đang dẫn đầu về qui mô tổng tài sản.

Hình 4.3 Tổng vốn chủ sở hữu của các ngân hàng năm 2020

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Chỉ số vốn chủ sở hữu có giá trị trung bình ở mức 10,06% và dao động từ giá trị nhỏ nhất là 2.69% thuộc về ngân hàng SCB vào năm 2008, đến giá trị lớn nhất là 80,83% thuộc về ngân hàng VIETBANK vào năm 2008, độ lệch chuẩn là 0.071, thấy giá trị độ lệch chuẩn không lớn, biên độ dao động dữ liệu ổn định qua các năm Việc qui định vốn điều lệ là nguyên nhân dẫn đến tăng trưởng vốn thay đổi của các NHTM, theo Khoản 1, Điều 5, Thông tư số 09/2010/TT-NHNN qui định các ngân hàng phải có vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định là 3000 tỷ VND và đến nay tất cả các NHTM đã đáp ứng được yêu cầu này Và theo như thông tin mới nhất việc Việt Nam hộp nhập với các nước trên thế giới sẽ có nguy cơ NHNN nâng cao mức vốn điều lệ tức phải tăng vốn chủ sở hữu lên Trước thử thách đó, các ngân hàng nhỏ và lớn không ngừng nổ lực lên kế hoạch xây dựng các chính sách, phương án tăng vốn chủ sở hữu sao cho năm sau phải cao hơn năm trước.

Trong năm 2019, tăng vốn chủ sở hữu được xem là những mục tiêu hàng đầu của hệ thống ngân hàng do lợi nhuận các ngân hàng tăng mạnh, gây sức ép tăng nguồn vốn nâng cao tỷ lệ an toàn vốn giúp hệ thống ngân hàng phát triển lành mạnh Theo thống kê của NHNN cho biết, tính đến cuối năm 2019, hầu như các ngân hàng đã vượt qua mức qui định rất lớn (VCB: 79,271 tỷ đồng, CTG: 74,306 tỷ đồng, BID: 72,636 tỷ đồng và TCB: 57,954 tỷ đồng) Tuy nhiên đối với các ngân hàng nhỏ thì đây vẫn là một thách thức lớn, chưa có kế hoạch cụ thể để nâng cao nguồn vốn của các ngân hàng theo nghị định của các cổ đông Điển hình như trong năm 2019, vốn chủ sở hữu các ngân hàng Vietcapital Bank, SGB, PGBank, ngân hàng Kiên Long vẫn dao động ở mức tỷ đồng.

Qua kết quả thống kê cho thấy, tỷ lệ tiền và các khoảng tương đương tiền trên tổng tài sản có giá trị trung bình là 28.92% Mức dao động từ giá trị nhỏ nhất là 5.96% (thuộc về ngân hàng OCB năm 2008) và lớn nhất là thuộc về ngân hàng SEABANK năm 2011 với 73.67%

Các vấn đề về thanh khoản của hệ thống các ngân hàng luôn được NHNN quan tâm triệt để và điều hành sát sao khi liên tục ban hành các thông tư liên quan đến việc quản lí thanh khoản và hạn chế rủi ro thanh khoản Nhìn chung, việc duy trì tính thanh khoản ở mức hợp lý của mỗi ngân hàng khác nhau nhưng vẫn khá ổn định và trong tầm kiểm soát.

Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản có giá trị trung bình là 93.21.% Giá trị dao động từ nhỏ nhất 37.18% (ngân hàng MSB năm 2014) và lớn nhất là 106,3% (ngân hàng PVCOMBANK năm 2010).

Trong giai đoạn 2008-2020, hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu cho các NHTM và không ngừng phát triển đổi mới, hoàn thiện và bổ sung. Nghiệp vụ tín dụng là một hoạt động không chỉ sôi động mà còn xảy ra những thăng trầm vì thế mà nó được xem như con dao hai lưỡi vừa giúp ngân hàng tạo lợi nhuận cao, nhưng cũng có thể xảy ra thua lỗ Bước qua nền kinh tế thị trường việc kiểm tra chất lượng tín dụng được xem là khâu mà các NHTM chú trọng và vào các thời điểm cuối năm hoạt động cho vay sẽ thường tăng trưởng mạnh vì đây là thời điểm mà các doanh nghiệp cũng như khách hàng cá nhân cần vốn để chuẩn bị cho việc sản xuất và nhu cầu tiêu dùng đón năm mới. Đến cuối năm 2019, hoạt động tín dụng tăng khoảng so với năm 2018 Trong đó, ngân hàng Agribank dẫn đầu trong hoạt động cho vay với 1,121,900 tỷ đồng (tăng 11.68% so với năm 2018) BIDV đứng vị trí thứ hai với tổng khoản cho vay là 1,081,550 tỷ đồng (tăng 13.56% so với năm 2018) Tiếp đến là ngân hàng CTG với qui mô cho vay là 1,228,542 tỷ đồng (tăng 6.39% so với năm 2018) Đây là ba NHTM đang dẫn đầu trong hoạt động tín dụng Bên cạnh đó, các ngân hàng còn lại với mức tăng trưởng tín dụng tuy chưa cao nhưng đều có sự chuyển biến tốt qua từng năm và có kế hoạch cụ thể để tiến đến mục tiêu gia tăng qui mô tín dụng.

Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng cho vay của các NHTM có giá trị trung bình là 0.323, dao động từ giá trị nhỏ nhất là -0.312(ngân hàng SEABANK năm 2008) và giá trị lớn nhất là 16.54 (ngân hàng VIETBANK năm 2009) Tín dụng là hoạt động chủ yếu của các NHTM Việt Nam, góp phần tạo nguồn thu nhập chính cho bản thân ngành và đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế nước nhà Như đã đề cập ở trên, năm 2019 qui mô tín dụng phát triển mạnh, tạo điều kiện cho các ngân hàng cải thiện lợi nhuận Tuy nhiên hoạt động tín dụng càng phát triển cũng đồng nghĩa với việc các ngân hàng phải trích lập một khoản chi phí để dự phòng, việc này cũng làm giảm lợi nhuận khi tỷ lệ trích lập quá cao.

Xét đến năm 2019, ngân hàng VCB có khoản dự phòng rủi ro tín dụng cao nhất trong 30 NHTM với 20,590 tỷ đồng, đồng thời với việc VCB cũng là ngân hàng dẫn đầu trong hoạt động cho vay Lý do cho việc trích lập khoản dự phòng này do ngân hàng phát triển quá mạnh mảng cho vay, để thận trọng trước khoản nợ xấu, ngân hàng đã trích ra một số tiền nhằm đảm bảo và nâng cao năng lực tài chính Theo báo Nhân Dân cho biết, tính đến cuối năm 2019 nợ xấu của ngân hàng ở mức 1.89% trên tổng dư nợ, hoàn thành mục tiêu dưới 2% mà NHNN đã đề ra Tương tự như VCB, theo như Hình 4.4 cho thấy các ngân hàng BIDV và CTG cũng trích lập khoản dự phòng rủi ro tín dụng khá cao (lần lượt là 19,698 tỷ đồng và 12,928 tỷ đồng)

Tổng chi phí hoạt động trên tổng tài sản có giá trị trung bình là 7.81%, độ lệch chuẩn là 0.022 Giá trị dao động từ 1.8% (thuộc về ngân hàng PVCOMBANK năm 2013) và lớn nhất là 16.19%( thuộc về ngân hàng TPBANK năm 2011).

Theo kết quả thống kê mô tả, ta có thể thấy được rằng chi phí hoạt động của các ngân hàng trong giai đoạn 2008-2020 hầu như phát sinh không quá cao Trong năm 2019, tỷ lệ chi phí trên tổng tài sản của các ngân hàng Agribank, BIDV, VCB và STB là cao hơn so với các ngân hàng còn lại Để giữ vững hay giảm tỷ lệ này trong những năm tiếp theo các ngân hàng cần phải có chính sách để kiểm soát chi phí hoạt động một cách chặt chẽ và hợp lý cùng với đó là kết hợp việc tăng tài sản.

4.1.8 Tốc độ tăng trưởng GDP

Theo như kết quả thống kế mô tả, trong giai đoạn 2008-2020 tốc động tăng trưởng kinh tế có giá trị trung bình là 5.93%, độ lệch chuẩn là 0.0106 Giá trị dao động từ nhỏ nhất là 2.9% vào năm 2020 và lớn nhất là 7.07% vào năm 2018 Sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, cơ cấu kinh tế có nhiều sự đổi thay thì đến năm 2019 với tốc độ tăng trưởng GDP như thế là mức phát triển ổn định Từ năm 2013 cho đến hiện nay,những nổ lực trong việc vượt qua những khó khăn trong nền kinh tế cùng với sự tác động của việc phục hồi kinh tế thế giới, chỉ số tăng trưởng GDP của Việt Nam ngày càng được cải thiện và đạt mức cao nhất là 7.07% vào năm 2018 Đến năm 2019, theoWorldbank GDP của Việt Nam có xu thế giảm nhẹ do hội nhập kinh tế sâu rộng, sự tác động nặng nề của đại dịch COVID-19 Tuy nhiên với khả năng chống chịu cùng với các biện pháp phòng chống và kiểm soát dịch tốt, tốc động tăng trưởng kinh tế năm 2019 vẫn đạt ngưỡng hơn 7%.

Phân tích tương quan

Để đánh giá mối tương quan giữa các biến trong mô hình, bài nghiên cứu sử dụng ma trận hệ số tương quan giữa các biến Kết quả ma trận tương quan giữa các biến theo phụ lục đính kèm cho thấy chỉ số tương quan lớn nhất là 0.7091, cho thấy có mối tương quan giữa các biến, nhưng không đáng kể.

Bảng 4.2 Ma trận hệ số tương quan

ROA SIZE CAPITAL LIQUITY LOAN CREDIT TETA GDP

Nguồn: Tác giả tính toán tổng hợp

Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến

Theo J Miles (2005) thước đo của đa cộng tuyến là hệ số phóng đại phương sai (VIF), được tính toán đơn giản là nghịch đảo của giá trị dung sai tolerance ở trên Ví dụ với dung sai là 0.75, VIF sẽ là 1/0.75 = 1.33 Do đó, các trường hợp đa cộng tuyến ở mức độ cao hơn được phản ánh trong các giá trị dung sai thấp hơn và giá trị VIF cao hơn.

Có một công thức là căn bậc 2 của VIF chính là mức độ sai số chuẩn standard error bị tăng lên do ảnh hưởng của đa cộng tuyến, mà khi sai số tiêu chuẩn tăng lên, nó làm cho khoảng tin cậy xung quanh các hệ số ước tính lớn hơn, do đó khó chứng minh rằng hệ số khác 0 đáng kể Do đó, đó là hệ số VIF cần nhỏ thì việc ước lượng hồi quy mới đáng tin cậy

Bảng 4.3 Nhân tử phóng đại phương sai của các biến

Nguồn: Tác giả tính toán tổng hợp Để xác định hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến có tồn tại hay không, nghiên cứu này thực hiện hiện tượng đa cộng tuyến thông qua hệ số phóng đại phương sai (Variance Inflation Factor – VIF) Kết quả kiểm định cho thấy, hệ số phóng đại phương sai của các biến nằm ở mức nhỏ Hệ số phóng đại phương sai cao nhất là 1.90|t| Coef Std.Er r P>|t| Coef Std.Er r P>|t|

Nguồn: Tác giả tính toán tổng hợp

Bảng 4.4 thể hiện kết quả hồi quy 3 mô hình Pooled OLS, FEM và REM Đối với mô hình Pooled OLS, các biến SIZE, CAPITAL tác động đến lợi nhuận ngân hàng với mức ý nghĩa 1% và biến LIQUITY có ý nghĩa 5% và các biến LOAN, CREDIT, TETA và GDP có ý nghĩa 10% Trong mô hình FEM, biến CAPITAL tác động đến lợi nhuận ngân hàng với mức ý nghĩa 1% còn các biến SIZE, LOAN và CREDIT tác động với mức ý nghĩa 5%, biến LIQUITY, TETA, GDP tác động đến lợi nhuận với mức ý nghĩa 10% Đối với mô hình REM, tác động đến tỷ suất lợi nhuận NHTM với mức ý nghĩa 1% gồm 2 biến là SIZE và CAPITAL Tuy nhiên, để xác định mức tác động của các biến độc lập như thế nào, khóa luận sẽ giới thiệu kiểm định phù hợp để lựa chọn mô hình phù hợp nhất Kết quả hồi quy mô hịnh Pooled OLS được hiển thị trong bảng 4.4 cho biết hệ số R-square là 16.28% nghĩa là các biến độc lập trong mô hình sẽ giải thích 16.28% sự thay đổi của biến phụ thuộc ROA Tương tự như vậy, các mô hình FEM và REM cho biết hệ số R-square lần lượt là 13.99% và 15.75% nghĩa các biến độc lập của 2 mô hình sẽ giải thích 13.99% cho sự thay đổi của biến phụ thuộc ROA của mô hình FEM và giải thích 15.75% cho sự thay đổi của biến phụ thuộc ROA của mô hình REM.

Tiến hành thao tác trên Stata, kiểm định F cho ra kết quả như sau:

Với Prob = 0.0000 < 0.05 cho thấy ta bác bỏ giả thuyết H0(H0: Fixed effect = 0).

Do vậy, mô hình REM hoặc FEM sẽ phù hợp hơn mô hình Pooled OLS.

Tiến hành thao tác trên Stata, kiểm định Hausman cho ra kết quả như sau: chi(2) = (b-B)’p[V_b-V_B)^(-1)](b-B) = 7.90

Với Prob= 0.3418 > 0.05 cho thấy ta chấp nhận giả thuyết H0 không có sự tương gian giữa các sai số đặc trưng của các đơn vị bảng và biến giải thích Do vậy, ước lượng REM là phù hợp hơn so với FEM. Để kiểm định các khuyết tật của mô hình REM, nghiên cứu tiến hành các kiểm định phương sai sai số thay đổi, tự tương quan Thông qua kiểm định của Breusch and Pagan – Kiểm định nhân tử Lagragian nhằm phát hiện ra phương sai sai số thay đổi Với sự hỗ trợ từ phần mềm Stata, ta được kết quả sau:

Kết quả kiểm định cho thấy p value = 0.0000

Ngày đăng: 28/08/2023, 21:57

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 3.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu - 1097 các nhân tố tác động đến lợi nhuận của nhtm cp vn khóa luận đại học chuyên ngành tcnh 2023
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu (Trang 35)
Bảng 4.1 Bảng thống kê mô tả các biến - 1097 các nhân tố tác động đến lợi nhuận của nhtm cp vn khóa luận đại học chuyên ngành tcnh 2023
Bảng 4.1 Bảng thống kê mô tả các biến (Trang 48)
Bảng 4.1 cho thấy ROA của các NHTM trong giai đoạn 2007-2020 có giá trị trung bình là 0.81% - 1097 các nhân tố tác động đến lợi nhuận của nhtm cp vn khóa luận đại học chuyên ngành tcnh 2023
Bảng 4.1 cho thấy ROA của các NHTM trong giai đoạn 2007-2020 có giá trị trung bình là 0.81% (Trang 49)
Hình 4.2 Qui mô tài sản của các ngân hàng trong năm 2007 và năm 2020 - 1097 các nhân tố tác động đến lợi nhuận của nhtm cp vn khóa luận đại học chuyên ngành tcnh 2023
Hình 4.2 Qui mô tài sản của các ngân hàng trong năm 2007 và năm 2020 (Trang 50)
Hình 4.2 thể hiện tổng tài sản của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam, ta có thể thấy qui mô ngân hàng tăng mạnh trong giai đoạn 2009-2020 - 1097 các nhân tố tác động đến lợi nhuận của nhtm cp vn khóa luận đại học chuyên ngành tcnh 2023
Hình 4.2 thể hiện tổng tài sản của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam, ta có thể thấy qui mô ngân hàng tăng mạnh trong giai đoạn 2009-2020 (Trang 51)
Bảng 4.2 Ma trận hệ số tương quan - 1097 các nhân tố tác động đến lợi nhuận của nhtm cp vn khóa luận đại học chuyên ngành tcnh 2023
Bảng 4.2 Ma trận hệ số tương quan (Trang 55)
Bảng 4.3 Nhân tử phóng đại phương sai của các biến - 1097 các nhân tố tác động đến lợi nhuận của nhtm cp vn khóa luận đại học chuyên ngành tcnh 2023
Bảng 4.3 Nhân tử phóng đại phương sai của các biến (Trang 56)
Bảng 4.4 Kết quả hồi quy Pooled OLS,FEM,REM của ROA - 1097 các nhân tố tác động đến lợi nhuận của nhtm cp vn khóa luận đại học chuyên ngành tcnh 2023
Bảng 4.4 Kết quả hồi quy Pooled OLS,FEM,REM của ROA (Trang 57)
Bảng 4.4 thể hiện kết quả hồi quy 3 mô hình Pooled OLS, FEM và REM. Đối với mô hình Pooled OLS, các biến SIZE, CAPITAL tác động đến lợi nhuận ngân hàng với mức ý nghĩa 1% và biến LIQUITY có ý nghĩa 5% và các biến LOAN, CREDIT, TETA và GDP có ý nghĩa 10% - 1097 các nhân tố tác động đến lợi nhuận của nhtm cp vn khóa luận đại học chuyên ngành tcnh 2023
Bảng 4.4 thể hiện kết quả hồi quy 3 mô hình Pooled OLS, FEM và REM. Đối với mô hình Pooled OLS, các biến SIZE, CAPITAL tác động đến lợi nhuận ngân hàng với mức ý nghĩa 1% và biến LIQUITY có ý nghĩa 5% và các biến LOAN, CREDIT, TETA và GDP có ý nghĩa 10% (Trang 58)
Bảng 4.6 Kết quả hồi quy của các yếu tố bên trong ngân hàng - 1097 các nhân tố tác động đến lợi nhuận của nhtm cp vn khóa luận đại học chuyên ngành tcnh 2023
Bảng 4.6 Kết quả hồi quy của các yếu tố bên trong ngân hàng (Trang 60)
PHỤ LỤC 3: BẢNG THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC BIẾN CỦA MÔ HÌNH - 1097 các nhân tố tác động đến lợi nhuận của nhtm cp vn khóa luận đại học chuyên ngành tcnh 2023
3 BẢNG THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC BIẾN CỦA MÔ HÌNH (Trang 91)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w